Cổ phần hoá DNNN được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù đã được triển khai từ năm 1992 song nhiệm vụ cổ phần hoá trong những năm tiếp theo vẫn còn rất nặng nề. Tư vấn cổ phần hoá của các CTCK là một trong những hoạt động đã và đang góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá DNNN.
Có thể nói, tư vấn cổ phần hoá là hoạt động được các CTCK chú trọng phát triển. Đây là một trong những hoạt động mang lại doanh thu cao cho các CTCK nhưng đồng thời cũng là hoạt động chịu sự cạnh tranh gay gắt nhất. Đứng trước sự cạnh tranh đó, các CTCK phải tìm cho mình một chiến lược phát triển. Mặc dù các CTCK đã có nhiều cố gắng song chất lượng tư vấn cổ phần hoá vẫn chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu của các doanh nghiệp cổ phần hoá, đặc biệt là dịch vụ tư vấn hậu cổ phần hoá. Công ty chứng khoán Thăng Long là một trong những CTCK hàng đầu Việt Nam, đã triển khai nghiệp vụ này từ rất sớm. Xác định chiến lược phát triển lấy chất lượng dịch vụ là hàng đầu, trong những năm qua, Thăng Long đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu với các doanh nghiệp cổ phần hoá.
87 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của công ty chứng khoán Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ phần: Sau cổ phần hoá, các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Do đó, phương pháp quản trị doanh nghiệp có nhiều sự thay đổi . Việc thực hiện công khai và minh bạch thông tin . đối xử công bằng với các cổ đông là một trong những yêu cầu của công ty cổ phần .Với các doanh nghiệp khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần thì việc công bố thông tin thưong xuyên la công việc khó khăn . Công ty chứng khoán với tính chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn sẽ tư vấn công ty cổ phần thực hiện công việc đó .
- Tư vấn tài chinh doanh nghiệp sau cổ phần hoá: Khác với các doanh nghiệp nhà nước có một cơ cấu tài chính thụ động, việc huy động, phân phối nguồn vốn trở thành công ty cổ phần, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội mới tiếp cận nguồn vốn mới và đa dạng hơn: Vay vốn ngân hàng, phát hanh trái phiếu doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu, … song vấn đề đặt ra là doanh nghiệp nên huy động những nguồn vốn nào và xác định cơ cấu tài chinh hợp lý. Công ty chứng khoán với ưu thế la một tổ chức chuyên nghiệp và dày kinh nghiệm trên thị trường tài chính sẽ dễ dàng giúp doanh nghiệp xây dưng cơ cấu tài chính trong những năm đầu khi cổ phần hoá.
- Tư vấn niêm yết: Sau cổ phần hoá nếu doanh nghiệp có nhu cầu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung thi công ty chứng khoán sẽ hỗ trợ doanh nghiệp những thủ tục cần thực hiện để niêm yết và xây dựng phương án niêm yết.
- Tư vấn phát hanh ra công chúng, phát hanh thêm: Tổ chức tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn phưong thức phát hành va tư vấn về thủ tục phát hành.
2.5. Sơ lược về công ty vận tải Biển Bắc trước và sau khi cổ phần hoá
2.5.1. Tình hình chung của doanh nghiệp
Tên gọi doanh nghiệp : CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN BẮC
Tên giao dịch Tiếng Anh : NORTHERN SHIPPING COMPANY
Tên viết tắt bằng tiếng Anh : NOSCO
Địa chỉ : 278 phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa,
tp. Hà Nội
Điện thoại : (84.4) 8515805, 8516706 Fax: (84.4) 5113347
Email : NOSCO@fpt.vn
Biểu tượng của Công ty :
Công ty có c¸c c¸c ®¬n vÞ trùc thuéc h¹ch to¸n phô thuéc nh sau:
Trung tâm XNK CKD.
Trung tâm XNK Đông Phong.
Trung tâm dịch vụ và xuất khẩu lao động.
Trung tâm du lịch Hàng Hải.
Chi nhánh Hải Phòng.
Chi nhánh Quảng Ninh.
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
2.5.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Vận tải Biển Bắc tiền thân là Công ty Vận tải Thuỷ Bắc, một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục đường sông Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 1108/ QĐ/ TCCB-LĐ ngày 03/6/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Ngày 30/7/1997, tại Quyết định số 598/TTg, Thủ tướng Chính phủ chuyển Công ty Vận tải Thuỷ Bắc vào làm thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. Ngày 01/4/2004, tại Quyết định số 219/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty Vận tải Thuỷ Bắc được đổi tên thành Công ty Vận tải Biển Bắc trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
Trong quá trình hoạt động, Công ty Vận tải Biển Bắc thực hiện mô hình SXKD đa ngành nghề, trong đó vận tải biển là nhiệm vụ sản xuất chính và xuất khẩu lao động là mũi nhọn.
2.5.1.2.Ngành nghề kinh doanh
Vận tải hàng hoá đường sông, đường biển.
Cung ứng vật tư phụ tùng, thiết bị chuyên ngành vận tải thuỷ.
Đại lý dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác.
Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị, phụ tùng ngành đường sông.
Sửa chữa, sản xuất, lắp đặt các loại phương tiện, thiết bị công trình giao thông đường thuỷ.
Khai thác, sản xuất, kinh doanh cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu xây dựng.
Vận tải hành khách bằng đường sông và ven biển.
Đại lý và môi giới hàng hải phục vụ ngành giao thông vận tải.
Cung ứng lao động cho nước ngoài.
Kinh doanh dịch vụ du lịch.
Kinh doanh lữ hành quốc tế.
Dịch vụ, kinh doanh nhà khách.
Đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm có thời hạn ở nước ngoài.
Vận tải hành khách bằng đường bộ.
2.5.1.3 Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu
a. Vận tải sông, khách:
NOSCO có bề dày kinh nghiệm hàng chục năm chuyên chở hàng bằng đường sông, 5 đoàn tàu sông với tổng trọng tải 4.000 T chuyên chở than điện, xi măng, clinker cho các Nhà máy điện, Công ty Xi măng,… với doanh thu trung bình trên 1tỷ/đoàn/ năm là một con số rất cao trong lĩnh vực vận tải sông. Tuy nhiên, do đặc điểm của loại hình vận tải sông giá cước thấp trong khi các chi phí nhiên liệu, bến bãi, …. đều tăng nên kết quả kinh doanh chủ yếu là cân bằng.
b. Dịch vụ, đại lý hàng hải:
NOSCO cung cấp dịch vụ cho các loại tàu ra vào các cảng biển chính Việt Nam bao gồm thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh cho tàu và thuyền viên, thủ tục giao nhận hàng tại cảng, thu xếp bốc dỡ hàng hóa, giải quyết khiếu nại, thu xếp cứu hộ ….
c. Xuất khẩu lao động:
NOSCO bắt đầu tham gia hoạt động xuất khẩu lao động được khoảng gần 8 năm. Những năm gần đây, kết quả SXKD của Trung tâm đã bắt đầu cân bằng. Thị trường xuất khẩu lao động chính của Công ty là Đài Loan, Síp, Malaysia và bắt đầu vào Cộng hoà Séc làm việc trong các nhà máy cơ khí, điện tử, dệt may, đánh cá, giúp việc gia đình….
d. Xuất nhập khẩu thiết bị, phụ tùng máy thuỷ:
Trong những năm qua, NOSCO làm đại lý chính thức cung cấp phụ tùng, thiết bị máy của hãng Đông Phong và Duy Phương cho các tàu biển, tàu sông trên toàn quốc.
e. Du lịch lữ hành:
Hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của Công ty dần chiếm được lòng tin và sự hài lòng của khách du lịch trong và ngoài nước với phương châm lấy chất lượng phục vụ là thước đo hiệu quả.
g. Vận tải đường biển:
Tiền thân từ vận tải đường sông, NOSCO tham gia hoạt động trong ngành vận tải đường biển tại Việt Nam mới được hơn 13 năm. NOSCO hiện đang quản lý một đội tàu với tổng năng lực chuyên chở 30.000 DWT chủ yếu vận tải biển Quốc tế, trong đó tàu có trọng tải lớn nhất mới 7.000 DWT.
2.5.1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty trước khi cổ phần hoá
Tổng giám đốc
Phòng
Vận tải biển
Ban VT sông, khách
Phòng kỹ thuật vận tư
Phòng PC-TV
Phòng TCCB-LĐ
Ban Kinh tế ĐT-ĐN
Phòng TC-KT
Các tàu biển, sông, khách
Trung tâm TM XNK CKD
Trung tâm XNK Đông Phong
Trung tâm Dịch vụ & XKLĐ
Trung tâm Du lịch Hàng hải
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh Quảng Ninh
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
Xí nghiệp SCCK & VLXD
Văn phòng TGĐ
2.5.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm trước khi cổ phần hoá
2.5.2.1. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh 03 năm trước cổ phần hóa:
a. Thuận lợi:
Công ty Vận tải Biển Bắc có truyền thống đoàn kết khắc phục khó khăn để vươn lên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Công ty. Công đoàn Công ty và các tổ chức phụ nữ, dân quân tự vệ, hưu trí đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền động viên toàn thể CB CNV nỗ lực thi đua hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Công ty luôn nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ tận tình, có hiệu quả của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam, đặc biệt là của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Quận uỷ, Uỷ ban nhân dân quận Đống Đa và các cơ quan quản lý cùng những đơn vị SXKD khác.
Việc xác định và tổ chức thực hiện mô hình SXKD đa ngành nghề lấy vận tải biển làm nhiệm vụ sản xuất chính, xuất khẩu lao động là mũi nhọn của lãnh đạo Công ty là đúng đắn, phù hợp với khả năng, trình độ và hoàn cảnh thực tế của Công ty.
b. Khó khăn:
Nguồn vốn của Công ty hầu hết là vốn vay, vốn Nhà nước tại Công ty rất thấp khoảng 05 tỷ đồng đã hạn chế phần nào đến khả năng đầu tư phát triển và khả năng cạnh tranh của Công ty.
Vận tải biển là nhiệm vụ SXKD chính của Công ty. Tuy nhiên phương tiện vận tải là đội tàu của Công ty hiện tuổi đã cao (tuổi trung bình đã gần 20 tuổi) nên phải dừng để sửa chữa, các chi phí tiêu hao nhiên liệu, vật tư phụ tùng nhiều hơn, trong khi giá cước lại thấp đi do tàu già. Đồng thời, sự cạnh tranh trên thị trường vận tải biển quốc tế và khu vực ngày càng gay gắt cũng đã ảnh hưởng đến quá trình khai thác tàu biển của Công ty vì đội tàu của Công ty còn ít, tải trọng thấp, khả năng mở rộng thị trường khai thác và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.
Từ giữa năm 2005, giá cước vận tải biển trong khu vực và quốc tế đột ngột giảm mạnh trong khi giá nhiên liệu vẫn tiếp tục tăng cao đã làm giảm hiệu quả khai thác đội tàu biển của Công ty vì giá nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành vận tải biển. Trong lúc đó, giá mua tàu trong khu vực và trên thế giới lại tăng lên đáng kể đã ảnh hưởng xấu đến kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu biển của Công ty.
Do những khó khăn khách quan như dịch cúm gia cầm, thiên tai, bến bãi đỗ tàu,… phía Trung Quốc đã đóng cửa khẩu hạn chế khách du lịch qua cửa khẩu Móng Cái đã làm ngưng trệ kinh doanh vận tải hành khách bằng đội tàu cao tốc của Công ty và đội tàu của các công ty khác khai thác trên vịnh Hạ Long và tuyến Hải Phòng- Móng Cái. Trước tình hình đó, Công ty đã phải quyết định tạm ngừng khai thác tàu khách để giảm bớt thua lỗ.
Sự cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu lao động trong nước cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến công việc xuất khẩu lao động của Công ty. Việc các nước tiếp nhận lao động thay đổi phương thức tiếp nhận để hạn chế lao động bỏ trốn cũng đã gây nên những khó khăn nhất định làm chậm tiến trình đưa lao động đi, vừa làm giảm số lượng đưa đi vừa giảm hiệu quả kinh doanh. Trước tình hình này, Công ty phải chú trọng nâng cao chất lương tuyển dụng, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động để ổn định, giữ vững thị trường.
2.5.2.2 Tình hình lao động tại thời điểm cổ phần hóa
Tình hình lao động thời điểm 31/12/2006:
Số lượng : 343 người
Nam : 297 người
Nữ : 46 người
Loại Hợp đồng lao động ( HĐLĐ ) :
Không thuộc diện ký HĐLĐ : 06 người
HĐLĐ không xác định thời hạn : 199 người
HĐLĐ 1 năm : 36 người
HĐLĐ 3 năm : 102 người
Trình độ đào tạo :
Trên đại học : 2 người
Đại học : 116 người
Cao đẳng : 13 người
Trung cấp : 146 người
Sơ cấp : 56 người
Khác : 10 người
2.5.2.3. Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa
Giá trị Doanh nghiệp tại thời điểm ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Công ty Vận tải Biển Bắc thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam để cổ phần hoá như sau:
Giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hoá: 159.029.428.295 đồng (Một trăm năm mươi chín tỷ, không trăm hai mươi chín triệu, bốn trăm hai mươi tám nghìn, hai trăm chín mươi lăm đồng )
Trong đó:
Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại Doanh nghiệp: 15.084.460.741 đồng (Mười lăm tỷ, không trăm tám mươi tư triệu, bốn trăm sáu mươi ngàn, bảy trăm bốn mươi mốt đồng).
2.5.2.4 Tài sản chủ yếu của doanh nghiệp
Tổng giá trị tài sản của Công ty tại thời điểm xác định giá trị Doanh nghiệp - (31 tháng 3 năm 2006) theo đánh giá lại: 164.224.602.354 đồng.
Trong đó:
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn : 110.996.625.927 đồng
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn : 46.205.413.881 đồng.
Gía trị lợi thế kinh doanh : 1.827.388.487 đồng.
Gía trị quyền sử dụng đất : 0 đồng.
Tài sản không cần dùng : 5.195.174.059 đồng.
(Nguồn: Phương án cổ phần hoá Công ty Vận tải Biển Bắc)
2.5.2.5. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước khi cổ phần hóa
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 4: Thực trạng đội tàu Công ty vận tải biển Bắc tính đến 31/12/2006:
TT
Tên tàu
Trọng tải
Năm đóng
Nơi đóng
Ngày đăng ký
GT
NT
CV
I
Tàu sông
1
Đoàn TB-01
800 T
1987
VN
9/1997
150
2
Đoàn TB-02
800 T
1996
VN
12/1996
180
3
Đoàn TB-03
800 T
1998
VN
12/1998
192
4
Đoàn TB-04
800 T
1998
VN
12/1998
192
5
Đoàn TB-05
800 T
2000
VN
11/2000
192
II
Tàu biển
1
Thiền Quang
6.130 T
1986
Nhật
11/1999
4.096
2.212
2.800
2
Quốc Tử Giám
7.015 T
1985
Nhật
4/2001
5.512
2.223
3.000
3
Long Biên
6.846 T
1989
Nhật
2/2002
5.506
2.273
3.300
4
Ngọc Hà
3.760 T
2004
VN
2/2004
2.498
1.462
2.000
5
Ngọc Sơn
6.500 T
2004
VN
8/2006
4.095
2.448
3.600
III
Tàu khách
1
Thuỷ Bắc-Lim Băng
108 ghế
1991
Malaysia
6/1996
1.600
2
Thuỷ Bắc-Fu Ling
149 ghế
1997
Trung Quốc
4/2001
2.720
3
Thuỷ Bắc-Standrich
101 ghế
1994
Trung Quốc
4/2001
2.372
Các chỉ tiêu về tài chính:
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2003 – 2006
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1. Doanh thu
97.670.714.499
148.971.804.732
156.075.890.298
155.917.416.364
- DT thuần về bán hàng và cung cấp DV
96.373.332.989
148.394.044.106
155.167.213.866
135.046.969.558
- DT từ hoạt động tài chính
104.526.305
467.494.252
101.404.985
247.061.399
- DT thu nhập khác
1.192.855.205
110.266.374
807.271.447
20.623.385.407
2. Chi phí
96.987.123.695
147.416.827.710
150.084.648.478
170.685.315.154
3. Vốn nh à n ư ớc
5.688.687.354
5.766.083.703
5.960.455.831
7.030.540.762
4. Lợi nhuận trước thuế
683.590.804
1.554.977.022
5.991.241.820
6.102.548.016
5. Lợi nhuận sau thuế
592.533.690
1.360.604.894
4.985.931.079
4.393.834.572
6. Số lao động (người)
307
352
361
343
7. TN bq người/tháng
2.209.395
3.184.020
4.729.080
4.494.527
8. Các khoản nộp NS
2.087.126.417
5.607.191.777
3.884.728.420
6.681.386.835
10. Các khoản phải trả
162.383.406.096
169.062.789.697
143.821.386.396
242.741.127.831
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Vận tải Biển Bắc 2003 – 2006)
Bảng 6: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản từ năm 2003 – 2006
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm
2005
N ăm
2006
1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn
1.1 Cơ cấu tài sản
TSCĐ/Tổng tài sản (%)
74%
72%
68%
84%
TSLĐ/Tổng tài sản (%)
26%
28%
30%
12%
1.2 Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
96%
96%
92%
90%
Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn
4%
4%
8%
10%
2. Khả năng thanh toán
2.1 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (%)
85%
62%
67%
64%
2.2 Khả năng thanh toán nhanh (%)
49%
35%
42%
41%
3. Tỷ suất sinh lời
3.1 Tỷ suất sinh lời/Doanh thu
TSLN trước thuế/Doanh thu (%)
1%
1%
4%
1%
TSLN sau thuế/Doanh thu (%)
1%
1%
3%
1%
3.2 Tỷ suất lợi nhuận/Tổng TS
TSLN trước thuế/Tổng tài sản (%)
0%
1%
4%
1%
TSLN sau thuế/Tổng tài sản (%)
0%
1%
3%
1%
3.3 Tỷ suất LN sau thuế/Nguồn vốn kinh doanh (%)
1%
1,3%
5,3%
3%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Vận tải Biển Bắc 2003 – 2006)
2.5.3. Phương án hoạt động của công ty sau khi chuyển sang hình thức cổ phần
2.5.3.1. Tên, ngành nghề kinh doanh, sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Tên công ty cổ phần
Tên đầy đủ của Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC
Tên tiếng Anh : NORTHERN SHIPPING JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : NOSCO
Trụ sở chính : 278 phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, tp. Hà Nội
Điện thoại : 04.8515805 Fax: 04.8514377
Email : NOSCO@fpt.vn
Biểu tượng của Công ty :
2.5.3.2. Ngành nghề kinh doanh
Vận tải hàng hoá, xăng dầu, công-ten-nơ bằng đường sông, đường biển và đường bộ.
Vận tải hành khách bằng đường sông, đường bộ, đường biển.
Vận tải đa phương thức trong nước và Quốc tế.
Logistic.
Thuê tàu, cho thuê tàu, đại lý vận tải, dịch vụ công-ten-nơ, kho bãi, dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác.
Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị, hàng hoá ngành Giao thông Vận tải và mua bán tàu biển.
Kinh doanh kho bãi và thu gom hàng hoá.
Cung ứng lao động Việt Nam đi nước ngoài.
Đào tạo, giáo dục, định hướng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài và đào tạo nghề cho người lao động Việt Nam.
Kinh doanh du lịch.
Kinh doanh lữ hành quốc tế.
Cung ứng, cho thuê thuyền viên tàu biển cho đội tàu trong và ngoài nước.
Sửa chữa tàu biển, tàu sông và các phương tiện đường thuỷ, đường bộ.
Sửa chữa các trang thiết bị đường thuỷ, đường bộ và ngành Hàng hải.
Xây dựng các công trình giao thông, kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà văn phòng, nhà ở, nhà hàng, khách sạn cho khách Việt Nam và khách nước ngoài.
2.5.3.3. Sơ đồ Công ty sau khi cổ phần hoá
2.5.3.4.Vốn điều lệ: 40.000.000.000 đồng, trong đó:
Cổ đông Nhà nước : 20.400.000.000 đồng (51 % vốn điều lệ)
Cổ đông là CBCNV : 4.101.000.000 đồng (10,25 % vốn điều lệ)
Cổ đông chiến lược : 3.200.000.000 đồng (8 % vốn điều lệ)
- Cổ đông khác : 12.299.000.000 đồng (30,75% vốn điều lệ)
2.5.4.1 Cơ hội và thách thức
a. Cơ hội
Các yếu tố vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng khá, các hoạt động XNK diễn ra sôi động
Trên bình diện vĩ mô, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với một mức khá cao và ổn định. Nằm trong xu thế chung đó, các hoạt động giao thương xuất nhập khẩu cũng đạt mức tăng trưởng cao. Theo thống kê, tỷ trọng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm chừng 80% toàn bộ lượng hàng xuất nhập khẩu. Do vậy, ngành kinh doanh vận tải biển và các dịch vụ phụ trợ như địa lí hàng hải, môi giới hàng hải, kho bãi và giao nhận ... có tiềm năng phát triển lớn.
Triển vọng tích cực của thị trường vốn Việt Nam
Việc chuyển đổi mô hình từ công ty Nhà nước sang công ty cổ phần của NOSCO diễn ra trong giai đoạn thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển rất nhanh. Đây là cơ hội vàng giúp Công ty khẳng định mình, nâng cao tính tự chủ và sáng tạo trong kinh doanh, để từ đó không ngừng gia tăng giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường. Hơn nữa, NOSCO có thể tham gia đầu tư tài chính vào các dự án hoặc các công ty có tiềm năng như một hình thức đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh.
Các yếu tố nội tại
Sự thay đổi hình thức hoạt động
Việc chuyển đổi hình thức hoạt động sang công ty cổ phần sẽ tạo được cho công ty tính tự chủ trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh, tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.và tạo nên động lực phát triển cho Công ty khi những người lao động là chủ sở hữu từ đó phát huy tính làm chủ của người lao động.
Sự hỗ trợ tích cực của các cổ đông chiến lược
Chuyển sang mô hình công ty cổ phần, NOSCO sẽ nhận được sự hỗ trợ từ cổ đông chiến lược là Công ty Cổ phần Bảo Minh Sài Gòn. NOSCO sẽ tiếp cận được nguồn vốn vay với chi phí hợp lý hơn. Điều này quan trọng khi Công ty cần phải đầu tư nhiều hạng mục lớn trong tương lai như mua (đóng mới) tàu vận tải…
Thách thức
Các yếu tố vĩ mô
Khả năng cạnh tranh kém của đội tàu Việt Nam
Có thể nói ngành vận tải biển trong nước hiện nay đang “thua trên sân nhà” với một thị phần khiêm tốn là 15%. Tình trạng yếu kém này là do đội tàu Việt Nam của chúng ta có trọng tải nhỏ. Tính đến tháng 4/2005, tổng tải trọng của đội tàu Việt Nam là 3.194.911 tấn xếp thứ 60/150 nước trên thế giới, xếp thứ 4/10 nước trong khu vực ASEAN. Độ tuổi bình quân của đội tàu tương đối cao, trên 15 năm. Các tàu chuyên dụng chở các mặt hàng đặc biệt như hàng đông lạnh, hàng lâm sản, hoá chất, gas hoá lỏng LPG, dầu thô chưa đáp ứng được yêu cầu vận chuyển với khối lượng lớn. Chi phí vận hành, bảo hiểm và sửa chữa cao trong khi chất lượng dịch vụ ngày càng giảm. Trong tương lai, khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào các công ước hàng hải quốc tế và bảo vệ môi trường, nếu đội tàu không đựơc đầu tư nâng năng lực vận chuyển và trẻ hoá, nguy cơ bị đẩy ra khỏi thị trường hàng hải quốc tế là không tránh khỏi.
Thị trường dịch vụ hàng hải, đại lý môi giới tàu biển, giao nhận hàng hoá.... cạnh tranh ngày càng cao:
Trên cả nước có khoảng 200 doanh nghiệp làm dịch vụ hàng hải, trong đó có khoảng 100 doanh nghiệp nhà nước còn lại là doanh nghiệp tư nhân, hoạt động chủ yếu tại các trung tâm kinh tế và cảng biển lớn như Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Vũng Tàu.
Về thị trường giao nhận hàng hoá và tiếp vận, hiện nay trên cả nước có hơn 500 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 20 công ty liên doanh nước ngoài.
Số lượng các doanh nghiệp gia nhập ngày càng tăng trong khi tốc độ phát triển của thị trường chỉ có một mức độ nhất định.
Các yếu tố nội tại
Trong giai đoạn vừa qua, Công ty chưa được năng động và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến thị phần bị suy giảm đáng kể.
Số cán bộ công nhân viên nhiều tuổi chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nhân viên nghiệp vụ kế cận chưa được thực hiện đúng mức.
2.5.4.2. Phương án đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực SXKD:
Về vận tải biển: Tích cực đầu tư phát triển đội tàu, cụ thể là: Đầu tư tàu hàng khô có trọng tải từ 18.000 DWT - 30.000 DWT, có khả năng đi biển xa để mở thêm vùng tuyến hoạt động; Đầu tư tàu dầu trọng tải khoảng 15.000 T đến 20.000 T vào năm 2007- 2008 tiến tới đầu tư tàu chở Công ten nơ là những phương tiện thị trường khu vực và quốc tế đang cần, có khả năng khai thác và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên những phương tiện này đòi hỏi tiền vốn lớn, trình độ kỹ thuật, khai thác, điều hành và nhất là trình độ sử dụng, vận hành tàu của thuyền viên phải chuyên nghiệp đủ đáp ứng yêu cầu chuyên môn cao.
Đầu tư đổi mới phương thức xuất khẩu lao động và dịch vụ du lịch lữ hành, chú trọng đầu tư về nguồn nhân lực để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, lấy chất lượng làm khâu đột phá. Đào tạo, đào tạo lại, bổ sung những người có tâm huyết, có năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm để quản lý, khai thác những lĩnh vực này.
Mở mang thêm những ngành nghề có vốn đầu tư thấp nhưng có hiệu quả kinh tế cao như dịch vụ mua bán tàu biển mà trước mắt là mua tàu cho Công ty, kinh doanh nhà khách…
2.5.4.3.Các giải pháp tổ chức thực hiện:
Tiếp tục duy trì và phát triển mô hình SXKD đa ngành nghề có quy mô rộng hơn, loại hình SXKD phù hợp với nhu cầu của thị trường như dịch vụ mua bán tàu biển mà trước mắt là thực hiện mua tàu cho Công ty, đầu tư khai thác tàu dầu tiến tới tham gia vận chuyển Công ten nơ,… .
Sắp xếp mô hình tổ chức Công ty theo hướng hiện đại, chất lượng, gọn nhẹ đáp ứng được yêu cầu quản lý và mục tiêu của công ty cổ phần là đảm bảo nâng cao lợi nhuận. Mô hình tổ chức phải mang tính chuyên môn hoá cao, phù hợp với các loại hình SXKD của Công ty và phải linh hoạt, thích ứng kịp thời với sự phát triển thị trường, phát huy cao độ tính tự chủ, phẩm chất, năng lực, trình độ của từng người và từng bộ phận trong Công ty.
Đổi mới, mở rộng ngành nghề SXKD song song với đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng lực SXKD; Kịp thời bổ sung những ngành nghề mà thị trường có nhu cầu, có hiệu quả kinh tế cao như đầu tư tầu hàng khô có tải trọng lớn có khả năng khai thác trên những tuyến quốc tế xa, đầu tư vận chuyển tàu dầu, tàu Công ten nơ…; Tiếp tục củng cố, hoàn thiện những ngành nghề đã có, đặc biệt là xuất khẩu lao động, phải mở được thị trường mới ngoài những thị trường truyền thống, phải mở rộng ngành nghề xuất khẩu có công nghệ cao ngoài xuất khẩu lao động giúp việc hay lao động phổ thông có thu nhập thấp; Mạnh dạn tổ chức, cơ cấu lại khai thác kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành hàng hải, phải đổi mới khâu tiếp thị khách hàng lấy chất lượng phục vụ làm mục tiêu phát triển trên cơ sở đầu tư đổi mới nguồn nhân lực có tinh thần sáng tạo, có quan hệ rộng rãi và nhất là phải có chuyên môn cùng với sự nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao.
Thường xuyên đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, đạo đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực hiện có; Xây dựng các chính sách phù hợp thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu phát triển, đặc biệt là có chính sách thoả đáng, dài hạn để củng cố, thu hút, đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Công ty không để xảy ra tình trạng thiếu hụt những sỹ quan, thuyền viên có chuyên môn cao, năng lực tốt, có tâm huyết với nghề nghiệp cho đội tàu biển hiện có và sẽ có.
Tăng cường hợp tác, củng cố quan hệ với những khách hàng truyền thống, mở rộng quan hệ với những khách hàng mới trên cơ sở hợp tác cùng có lợi phù hợp với luật pháp Nhà nước và thông lệ quốc tế. Trên cơ sở này, quảng bá truyền thống tốt đẹp, chất lượng dịch vụ cao và những lợi thế của Công ty ra các ban hàng, không ngừng nâng cao uy tín của Công ty trên thương trường, củng cố vị thế của Công ty.
Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đầu tư tầu biển vào thời điểm thích hợp, giá thành hạ, khả năng khai thác ổn định. Chú trọng chuẩn bị các điều kiện thiết yếu về tài chính, nguồn vốn, về nguồn nhân lực, thuyền viên, về tổ chức điều hành khai thác, nguồn hàng, bến bãi, về lực lượng kỹ thuật và các điều kiện khác để năm 2008 thực hiện đầu tư khai thác tàu dầu đảm bảo có hiệu quả ngay từ ban đầu.
Sắp xếp, củng cố, đổi mới và mở rộng các chi nhánh, trung tâm, văn phòng đại diện theo tinh thần nâng cao tính tự chủ trong SXKD của các đơn vị. Các chi nhánh, trung tâm, văn phòng đại diện tự chịu trách nhiệm cao hơn về hiệu quả SXKD và lợi nhuận thu được, lấy lợi nhuận làm tiêu chuẩn chính đánh giá kết quả hoạt động và thành tích của các đơn vị này.
2.5.4.4. Dự kiến kết quả thực hiện các chỉ tiêu SXKD 3 năm sau cổ phần
Bảng 7: Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2007 – 2009
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
1
Vốn điều lệ
Tr.đ
40.000
40.000
40.000
- Cổ phần Nhà nước (51%)
20.400
20.400
20.400
- Các cổ đông khác (49%)
19.600
19.600
19.600
2
Tổng doanh thu
Tr.đ
158.458
201.920
212.020
3
Tổng chi phí
Tr.đ
153.018
195.800
205.400
4
Lợi nhuận trước thuế
Tr.đ
5.440
6.120
6.620
5
Thuế TNDN
Tr.đ
0
0
927
6
Lợi nhuận sau thuế
Tr.đ
5.440
6.120
5.693
- Ưu đãi thuế TNDN
Tr.đ
1.523
1.714
927
7
Tỷ lệ LN sau thuế/vốn điều lệ
%
13,6
15,3
14,2
8
Trích lập các quỹ
Tr.đ
2.424
2.727
2.881
- Quỹ dự phòng tài chính
Tr.đ
196
220
238
- Quỹ khen thưởng/phúc lợi
Tr.đ
313
353
381
- Quỹ đầu tư phát triển
Tr.đ
1.915
2.154
2.261
9
Lợi nhuận chia cổ tức
Tr.đ
3.016
3.393
3.739
10
Tỷ lệ chia cổ tức
%
7,5
8,5
9,3
11
Lao động
Người
305
325
350
12
Thu nhập BQ đầu người
Tr.đ
4,20
4,30
4,50
2.6. Đánh giá công tác tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại công ty chứng khoán Thăng Long
2.6.1. Kết quả đạt được
Doanh thu từ hoạt động tư vấn của Công ty chứng khoán Thăng Long cao tăng đều và ổn định qua các năm.
Biểu đồ doanh thu tư vấn từ năm 2002 đến 2006
Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm của TSC
Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy, hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán Thăng Long phát triển rất tốt và ổn định. Trong những năm đầu khi mới thành lập thì số lượng khách hàng còn ít nhưng doanh thu của hoạt động tư vấn cũng chiếm được 25% tổng doanh thu của Công ty. Từ những năm 2004, 2004 do Chính phủ có nhiều chủ trương đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nên hoạt động tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của công ty đã phát triển khá mạnh mẽ, đã ký kết được nhiều các hợp đồng lớn. Năm 2006 là năm khởi sắc trong hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán Thăng Long với nhiều hợp đồng tư vấn cho các khách hàng lớn như: Công Trình Ngầm, Công Ty Biển Bắc, …
Sản phẩm tư vấn cổ phần hoá công ty luôn được đánh giá cao. Uy tín của Công ty đã được khẳng định trên thị trường về dịch vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành đặc biệt là tư vấn cổ phần hoá. Mỗi hợp đồng tư vấn do công ty chứng khoán Thăng Long thực hiện đều đem lại được sự hài lòng cho khách hàng. Những công ty do công ty chứng khoán Thăng Long tư vấn cổ phần hoá đều phát triển rất tốt và ổn định.
Khách hàng của Thăng Long đều là những khách hàng lớn. Công ty chứng khoán Thăng Long đặt mục tiêu là chú trọng về chất lượng tư vấn do đó tất cả những khách hàng được Thăng Long tuyển chọn đều là những doanh nghiệp có khả năng phát triển và có nhu cầu cổ phần hoá thực sự. Khách hành của Công ty chứng khoán Thăng Long không chỉ nằm hẹp ở trong một ngành mà đa dạng nhiều ngành nghề, các doanh nghiệp này đều có vốn điều lệ lớn, số lượng cổ phần bán ra bên ngoài nhiều.
Quy trình tư vấn cổ phần hoá đang dần được hoàn thiện và phát triển đúng quy cách.
Qua thời gian hoạt động thì Thăng Long đã tiến hành được nhiều hợp đồng tư vấn và có rất nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ này, từ đó công ty dễ dàng thực hiện quy trình xây dựng tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Phí tư vấn của Công ty chứng khoán Thăng Long khá cao. Phí tư vấn của công ty từ 0,2 – 0,5% đây là một phí tư vấn khá cao so với các công ty chứng khoán khác trên thị trường bởi vì chất lượng phục vụ mà Thăng Long đưa lại tương đối cao cho nên đã đem lại một doanh thu khá lớn.
2.6.2. Hạn chế
2.6.2.1. Hoạt động tư vấn cổ phần hoá chưa phát triển thể hiện ở chất lượng tư vấn chưa cao
Hoạt động tư vấn cổ phần hoá đòi hỏi những người thực hiện phải có một trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm . Do thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ cho nên Công ty chứng khoán Thăng Long cũng như các công ty chứng khoán khác trên thị trường đều chưa thể đáp ứng được yêu cầu trên. Quá trình thực hiện có sự góp ý của doanh nghiệp điều đó làm giảm chất lượng tư vấn. Hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán Thăng Long chủ yếu tập trung về mặt thủ tục pháp lý, chuyển doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, còn việc hậu cổ phần hoá thì chưa được quan tâm nhiều.
2.6.2.2. Số lượng khách hàng của Thăng Long còn ít
Do mục tiêu hướng tới chất lượng tốt cho nên số lượng khách hàng của Công ty chứng khoán Thăng Long chưa nhiều. Tính tới nay thì số lượng khách hàng đến công ty chứng khoán Thăng Long tư vấn cổ phần hoá mới chỉ là một con số hơn 50 doanh nghiệp số lượng hợp đồng tư vấn hơi ít như vậy cũng ảnh hưởng đến doanh thu tư vấn của công ty. Ngoài ra, dựa vào các danh sách hợp đồng đã tư vấn của Thăng Long cho thấy các khách hàng chủ yếu là những doanh nghiệp thuộc ngành vận tải và dịch vụ còn chưa đa dạng và phong phú điều này xuất phát là do chính sách của công ty
2.6.2.3. Doanh thu từ hoạt động tư vấn chưa thực sự cao
Trong những năm gần đây doanh thu từ hoạt động tư vấn của Thăng Long đã gia tăng nhưng so với các hoạt động như môi giới và các nghiệp vụ tự doanh thì doanh thu tư vấn cổ phần hoá chưa thực sự cao. Doanh thu tư vấn mới chiếm khoảng 25 – 30% tổng doanh thu của Công ty.
2.6.3. Nguyên Nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trên nhưng ta có thể nói chung là bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
2.6.3.1. Nguyên nhân chủ quan
a. Việc tìm kiếm khách hàng còn chưa chủ động
Khách hàng của Thăng Long chủ yếu là ngành Thương mại và Dịch vụ cho nên số lượng khách hàng còn hạn chế cũng một phần do công ty chưa chịu quan tâm tới việc tìm kiếm khách hàng, đa dạng hoá đối tượng dịch vụ. Ngoài ra công ty còn chưa thực sự muốn kiếm tìm những khách hàng mới bởi vậy cho nên số khách hàng của Thăng Long so với các công ty chứng khoán nổi tiếng khác vẫn còn ít ỏi.
b. Năng lực tài chính của Công ty
Hiện nay vốn Điều lệ của Công ty chứng khoán Thăng Long đã tăng đáng kể là 120 tỷ nhưng vẫn còn khá khiêm tốn cho nên việc đầu tư cho hoạt động tư vấn vẫn còn chưa được nhiều.
c. Đội ngũ nhân lực
Đội ngũ chuyên viên tư vấn của Công ty chứng khoán Thăng Long hiện nay mặc dù đã có tuyển chọn thêm nhiều nhân viên mới trong thời gian vừa qua nhưng muốn tư vấn cổ phần hoá cho tốt thì nhân viên cần có cả năng lực và kinh nghiệm lâu năm. Bởi vậy, điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng tư vấn cổ phần hoá của Công ty chứng khoán Thăng Long.
2.6.3.2. Nguyên nhân khách quan
a. Sự non trẻ của thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động được 7 năm đã góp phần rất lớn vào công cuộc huy động vốn cho nền kinh tế Việt Nam. Song vẫn còn tồn tại rất nhiều điều bất cập, điều đó được thể hiện qua quy mô thị trường nhỏ, khối lượng giao dịch không ca. Thị trường chứng khoán là môi trường hoạt động của các công ty chứng khoán cho nên bất kỳ sự thay đổi nào của thị trường chứng khoán tác động đến các công ty chứng khoán như trong thời gian vừa qua thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có sự ổn định, lên xuống thất thường. Điều đó cũng gây khó khăn không nhỏ cho các Công ty chứng khoán. Do hoạt động của thị trường trong thời gian vừa qua không ổn định cho nên các hoạt động cũng chưa đi sâu vào nghiên cứu nghiệp vụ bởi vậy chất lượng dịch vụ chưa cao gây cho khách hàng mất niềm tin với thị trường chứng khoán. Doanh thu của các công ty chứng khoán cũng vì thế mà không tăng cao. Thị trường tài chính Việt Nam còn sơ khai, thông tin trên thị trường còn chưa hoàn thiện nên việc xác định giá trị doanh nghiệp còn chưa chính xác do đó cổ phần hoá gặp nhiều khó khăn .
b. Cổ phần hoá mặc dù đã được thúc đẩy mạnh mẽ song tiến trình cổ phần hoá diễn ra còn chậm
Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều doanh nghiệp nhà nước có khó khăn vê tài chính, lợi nhuận thấp, thậm chí thua lỗ, nợ phải trả lớn, thợ phải thu khó đòi, hoặc không đủ hồ sơ, nhiều tài sản vật chất kém phẩm chất, lạc hậu về kỹ thuật, sản phẩm có chất lượng không cao cho nên chưa hấp dẫn các nhà đầu tư khi triển khai thực hiện cổ phần hoá. Ngoài ra, các tổng công ty không muốn cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên vì sợ vai trò điều hành của công ty sẽ giảm đi. Những điều trên đã ảnh hưởng lớn đến tiến trình cổ phần hoá và hoạt động cổ phần hoá của công ty chứng khoán.
c. Hệ thống pháp lý chưa đầy đủ và còn nhiều bất cập trong quá trình thực hiện
Hệ thống pháp lý là cơ sở cho mọi hoạt động tham gia thị trường, các quy định về pháp lý đòi hỏi và phải đồng bộ và chặt chẽ nhằm đảm bảo quá trình cổ phần hoá diễn ra theo đúng lộ trình. Để thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, chính phủ đã liên tục thay đổi văn bản quy định về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Từ Nghị định 64/ 2002 / NĐ-CP của Chính phủ ban hành từ năm 2002 sau hai năm Chính phủ ban hành Nghị định 187/ 2004/ NĐ -CP thay thế cho Nghị định trên và hướng dẫn thực hiện theo thông tư 126/2004/TT- BTC. Sự thay đổi liên tục đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cổ phần hoá. Các công ty chứng khoán phải thay đổi quy trình của mình phù hợp với Nghị định mới ban hành. Và việc chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần cũng chịu sự ảnh hưởng của 2 bộ luật khác nhau là Luật Doanh nghiệp nhà nước va Luật Doanh nghiệp. Sự thay đổi trên cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vì hai luật này có nhiều điểm khác nhau.
Khâu định giá doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Khâu định giá doanh nghiệp chiếm 30% tổng thời gian, trong đó khúc mắc trong vấn đề xử lý tài chính gây không ít khó khăn trong việc định giá dẫn tới kéo dài thời gian cổ phần hoá. Các quy định về xử lý nợ tồn đọng, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, kiểm kê tài sản, mức giá khởi điểm của cổ phần…khi thực hiện còn nhiều vướng mắc trong quá trình cổ phần hoá. Theo Nghị định 187/204/ NĐ – CP và hướng dẫn thực hiện tại Thông tư 126/2004/TT – BTC về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần có hai phương pháp định giá doanh nghiệp là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Việc định giá theo hai phương pháp trên chủ yếu dựa vào giá trị sổ sách và các giá trị ước tính, do đó khó chính xác và không bám sát thị trường.
Việc định giá là công việc quan trọng nhất trong quá trình cổ phần hoá, kết quả đánh giá doanh nghiệp có tác dụng trực tiếp đến hiệu quả của việc cổ phần hoá tác động đến những công đoạn khác của cổ phần hoá, như bán cổ phần lần đầu, giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
d. Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường tư vấn cổ phần hoá
Với gần 60 công ty chứng khoán đang hoạt động trên thị trường, tất cả các công ty đều triển khai thực hiện dịch vụ tư vấn cổ phần hoá thì sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển các công ty phải lựa chọn cho mình một chiến lược riêng như: tăng số lượng khách hàng, hay tăng chất lượng phục vụ, giảm phí tư vấn,…Thăng Long chọn chiến lược, tập trung tăng số lượng, chất lượng khách hàng. Đây là một chiến lược tốt vì nó sẽ làm tăng thị phần của Công ty chứng khoán Thăng Long trên thị trường.
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG
3.1. Định hướng phát triển của Công ty chứng khoán Thăng Long
3.1.1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Thăng Long
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001, căn cứ Nghị định số 48/1998/ NĐ – CP ngày 17 tháng 7 năm 1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán, xét đề nghị của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước tại tờ trình số 06/TTR – UBCK ngày 30/5/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 tại Quyết định số 163/2003/QĐ – TTg ngày 5/8/2003.
Theo đó “TTCK Việt Nam phải được phát triển đồng bộ cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn chung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người đầu tư, từng bước nâng cao cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế”.
3.1.2. Định hướng phát triển cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ
Nhằm mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết TW 9 Đại hội đảng lần thứ IX đã quán triệt sâu sắc và đẩy mạnh việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, Coi đó là khâu then chốt trong việc cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới cơ chế quản lý, và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc này, Chính phủ ban hành nghị định 126/2004/NĐ –CP của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần sau đó là Nghị định 187/ 2004/ NĐ – CP ban hành kèm thông tư 126/2004/TT - BTC của Bộ tài chính và Quyết định 155/2004/QĐ – TTg ngày 17/3/2005 của Thủ tướng chính phủ về đẩy nhanh vững chắc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Một vấn đề nổi bật của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và vấn đề hậu cổ phần hoá. Các tổ chức tư vấn cổ phần hoá như các công ty chứng khoán có vai trò rất quan trọng trong việc tư vấn giải quyết các vấn đề hậu cổ phần hoá.
3.1.3. Định hướng phát triên của Công ty chứng khoán Thăng Long
Với mục tiêu trở thành Công ty chứng khoán hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam công ty Chứng khoán Thăng Long đã đề ra những mục tiêu cụ thể cho con đường phát triển của Công ty mình.
Thăng Long vẫn duy trì các điềm mạnh như: hoạt động môi giới, hoạt động tự doanh, hoạt động tư vấn, chất lượng phục vụ khách hàng tốt. Trong những năm tới Thăng Long quyết tâm sẽ chiếm được một thị phần lớn trên thị trường, ngoài những điểm mạnh trên thì Thăng Long cũng chú trọng quan tâm đến những nghiệp vụ khác. Những hoạt động vừa triển khai là quản lý danh mục đầu tư và bảo lãnh phát hành của Công ty chứng khoán Thăng Long đều được ban lãnh đạo Công ty thúc đẩy hoạt động.
Tư vấn cổ phần hoá nằm trong hoạt động tư vấn doanh nghiệp vẫn được xác định là thế mạnh của Thăng Long với đội ngũ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Cho nên Công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước từ năm 2006 – 2010.
Trong những năm tới Thăng Long tiếp tục theo đuổi mục tiêu chất lượng của các hợp đồng tư vấn tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán Thăng Long.
3.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn
Quy trình cổ phần hoá có ảnh hưởng lớn đến dịch vụ tư vấn cổ phần hoá cho nên qua hơn 5 năm triển khai nhiệm vụ tư vấn cổ phần hoá Thăng Long đã xây dựng nội dung quy trình tư vấn cổ phần hoá dựa trên các văn bản pháp quy về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Nghị định 187/2004/NĐ – CP của Chính Phủ, Thông tư 126/2004/TT – BTC của Bộ tài chính. Nhưng đến nay thì Thăng Long vẫn chưa xây dựng được một quy trình tư vấn cụ thể hoàn thiện. Khi tư vấn cho một doanh nghiệp thì công ty phải xây dựng một quy trình tư vấn riêng như thế tốn thời gian và công thức. Từ kinh nghiệm đó cho thấy cần phải có một quy trình tư vấn cụ thể và hoàn thiện để có thể áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá nhằm hoàn thiện từng bước quy trình tư vấn cổ phần hoá diễn ra theo đúng trình tự pháp luật, nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp cổ phần hoá. Việc định giá giá trị doanh nghiệp cần phải làm một cách chính xác vì điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Công việc tư vấn hậu cổ phần hoá rất quan trọng đối với quy trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Đến nay thì nhìn chung các công ty chứng khoán đều chưa làm công việc tư vấn hậu cổ phần hoá một cách đúng nghĩa và đầy đủ thủ tục. Các công ty chứng khoán mới dừng ở việc chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý và đảm bảo quy trình cổ phần hoá diễn ra theo đúng trình tự pháp luật. Do đó, sản phẩm tư vấn chưa đem lại hiệu quả đích thực và sự hài lòng của khách hàng. Thăng Long cần triển khai công tác nghiên cứu để thực hiện tốt hoạt động tư vấn hậu cổ phần hoá và tư vấn quản trị công ty vì hình thức quản trị công ty cổ phần khác rất nhiều so với quản trị doanh nghiệp nhà nước. Tư vấn hậu cổ phần hoá sẽ là vũ khí cạnh tranh rất tốt cho công ty chứng khoán Thăng Long khi triển khai nghiệp vụ tư vấn cổ phần hoá để làm được hoạt động này thì đòi hỏi phải có một đội ngũ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu thị trường.
3.2.2. Nâng cao năng lực tài chính của Công ty
Các doanh nghiệp Nhà nước khi tìm Công ty chứng khoán giúp đỡ mình trong công việc tư vấn cổ phần hoá cũng một phần nhìn vào năng lực tài chính của công ty.Hiện nay so với các công ty chứng khoán lớn trên thị trường thì vốn điều lệ của công ty chứng khoán Thăng Long vẫn còn hơi thấp mặc dù đã qua nhiều lần tăng vốn điều lệ . Do đó cần có những biện pháp để tăng vốn điều lệ.
Ngoài ra công ty còn nên đầu tư về tài chính hơn nữa trong hoạt động tư vấn cổ phần hoá. So với các hoạt động khác trong công ty thì hoạt động tư vấn cổ phần hoá tốn khá nhiều chi phí thời gian cũng như nhân lực.
3.2.3. Phát triển nghiệp vụ bổ trợ cho hoạt động tư vấn cổ phần hoá
Trong một công ty chứng khoán thì các nghiệp vụ đều có liên quan chặt chẽ với nhau, bởi vậy nghiệp vụ tư vấn cổ phần hoá cũng không ngoại lệ cần có mối quan hệ với các nghiệp vụ khác như phân tích đầu tư, từ đó tư vấn cổ phần hoá mà công ty có thể tư vấn thêm cho khách hàng thông tin một cách chính xác về thị trường, từ tư vấn cổ phần công ty cũng có thể cung cấp thêm cho khách hàng tư vấn niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do đó, việc phát triển đồng đều các nghiệp vụ có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán.
3.2.4. Nâng cao năng lực tư vấn của đội ngũ chuyên viên
Hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các công ty chứng khoán khác và từ các tổ chức có chức năng thực hiện nghiệp vụ này như công ty kiểm toán, các tổ chức dịnh giá doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, các CTCK phải có một chiến lược phát triển riêng. Công ty chứng khoán Thăng Long với định hướng phát triển là chất lượng tư vấn là mục tiêu hàng đầu cần có biện pháp nhằm tăng cường năng lực tư vấn.
Tư vấn là sản phẩm của chất xám do đó chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quyết định tới thành công của hoạt động tư vấn. Thăng Long có lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, do yêu cầu chất lượng ngày càng cao từ phía khách hàng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh đặc biệt tài chính là lĩnh vực luôn chuyển động và biến đổi không ngừng nên các chuyên viên tư vấn phải liên tục nâng cao về kiến trúc tư vấn, về khả năng thuyết phục khách hàng. Công ty phải có chương trình đào tạo liên tục và chuyên sâu cho cán bộ tư vấn bằng các chương trình đào tạo.
Công ty cần phải tăng số lượng của chuyên viên tư vấn, do đó công ty cần chú trọng tuyển thêm nhân viên có kinh nghiệm và am hiểu thị trường cho hoạt động tư vấn. Ngoài ra, kết hợp với việc tuyển nhân viên mới tốt nghiệp các trường Đại học kinh tế, và có chiến lược đào tạo để họ thu thập thêm những kinh nghiệm thực tiễn. Trong năm 2007 Thăng Long tuyển thêm một chuyên viên mới có kinh nghiệm lâu năm và 7 sinh viên mới của ra trường.
3.3. Kiến nghị
Hoạt động tư vấn cổ phần hoá có vai trò quan trọng tới quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Để quá trình cổ phần hoá DNNN diễn ra một cách nhanh chóng và bền vững, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tư vấn cổ phần hoá của CTCK, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
Chính phủ là cơ quan lập pháp, thông qua các văn bản pháp luật để cụ thể hoá mọi đường lối chủ trương của Đảng. Quán triệt và thực hiện nghị q uyết Trung ương 3, Nghị quyết trung ương 9 của Đại hội IX của Đảng, Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp luật có chính sách toàn diện và phù hợp, kịp thời giải quyết các vấn đề trong việc cổ phần hoá DNNN. Mới đây nhất, Nghị quyết 187/2004/NĐ – Cp ngày 25 tháng 11 năm 2004 thay thế cho Nghị định 64/2004/NĐ – CP ngày 9 tháng 6 năm 2004, trong đó có nhiều đổi mới đã kịp thời tháo gỡ nhiều thắc mắc cho doanh nghiệp và các tổ chức tư vấn cổ phần hoá, thúc đẩy quá trình cổ phần hoá DNNN. Việc thúc đẩy quá trình cổ phần hoá DNN là môi trường cho hoạt động tư vấn cổ phần hoá phát triển do đó những tác động tích cực từ phía Chính phủ và các ban ngành liên quan sẽ tạo điều kiện hoạt động tư vấn cổ phần hoá CTCK phát triển.
Hoàn thiện hơn nữa các văn bản pháp luật về cổ phần hoá. Hiện nay, văn bản pháp luật cao nhất điều chỉnh hoạt động cổ phần hoá là Nghị định 187/2004/NĐ – CP của Chính Phủ, trong đó không nêu rõ vai trò của các tổ chức tư vấn cổ phần hoá. Có thể nói hoạt động tư vấn cổ phần hoá là hoạt động mà CTCK tốn kém về chi phí và chịu rủi ro, đặc biệt là rủi ro uy tín nếu kết quả cổ phần hoá không thành công hoặc những khiếu nại tố cáo trong quá trình đấu giá cổ phần. Do đó, cần có văn bản qui định cụ thể quyền và nghĩa vụ của tổ chức tư vấn là cơ sở cho các CTCK tiến hành hoạt động của mình. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động tư vấn cổ phần hoá sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ từ đó mà nâng cao hiệu quả tư vấn.
Xây dựng cơ chế khuyến khích tổ chức tư vấn thực hiện trọn vẹn quy trình từ tư vấn định giá doanh nghiệp, lập phương án cổ phần hoá, bán đấu giá cổ phần và niêm yết, đăng ký giao dịch trên các TTGDCK để đảm bảo quá trình cổ phần hoá gắn với niêm yết và quá trình cổ phần hoá diễn ra thông suốt, liên tục, tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức bỏ ra.
Cần đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc cổ phần DNNN. Cổ phần hoá DNNN là công việc tốn kém, phức tạp và khó khăn do đó mỗi khâu trong tư vấn cổ phần hoá cần được tiến hành chặt chẽ, cẩn trọng và đúng quy trình. Song thủ tục hành chính của chúng ta còn quá rườm rà, kéo dài thời gian cổ phần hoá. Trong quá trình tiến hành cổ phần, thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá, quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn của Ban chỉ đạo cổ phần hoá, phê duyệt phương án cổ phần hoá và đăng ký kinh doanh mới công ty cổ phần. Thực tế mỗi hợp đồng tư vấn CTCK chỉ cần thực hiện trong 2 tháng đôi khi do thời gian hoàn thành tủ tục hành chính nên các hợp đồng thường kéo dài hơn từ 1 đến 2 tháng. Do đó, cần có các quyết định trong việc rút ngắn thời gian và đơn giản hoá về thủ tục.
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện Luật chứng khoán trình Quốc hội thông qua, văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh mọi hoạt động của các chủ thể trên thị trường chứng khoán nhằm đưa hoạt động chứng khoán vào khuôn khổ, tạo tâm lý và lòng tin cho nhà đầu tư.
KẾT LUẬN
Cổ phần hoá DNNN được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù đã được triển khai từ năm 1992 song nhiệm vụ cổ phần hoá trong những năm tiếp theo vẫn còn rất nặng nề. Tư vấn cổ phần hoá của các CTCK là một trong những hoạt động đã và đang góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá DNNN.
Có thể nói, tư vấn cổ phần hoá là hoạt động được các CTCK chú trọng phát triển. Đây là một trong những hoạt động mang lại doanh thu cao cho các CTCK nhưng đồng thời cũng là hoạt động chịu sự cạnh tranh gay gắt nhất. Đứng trước sự cạnh tranh đó, các CTCK phải tìm cho mình một chiến lược phát triển. Mặc dù các CTCK đã có nhiều cố gắng song chất lượng tư vấn cổ phần hoá vẫn chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu của các doanh nghiệp cổ phần hoá, đặc biệt là dịch vụ tư vấn hậu cổ phần hoá. Công ty chứng khoán Thăng Long là một trong những CTCK hàng đầu Việt Nam, đã triển khai nghiệp vụ này từ rất sớm. Xác định chiến lược phát triển lấy chất lượng dịch vụ là hàng đầu, trong những năm qua, Thăng Long đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu với các doanh nghiệp cổ phần hoá.
Cổ phần hoá chỉ diễn ra trong một vài năm nữa nhưng hoạt động tư vấn cổ phần hoá vẫn là tiềm năng lớn, mang lại lợi nhuận cho các CTCK.
Trên cơ sở những kiến thức lý thuyết thu được trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường và những vấn đề thực tiễn trong quá trình thực tập tại công ty chứng khoán Thăng Long, đề tài “Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá tại Công ty Chứng khoán Thăng Long” đã đề cập đến những vấn đề sau:
- Lý luận về hoạt động tư vấn cổ phần hoá của CTCK
- Thực trạng hoạt động tư vấn cổ phần hoá của CTCK Thăng Long
- Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá tại CTCK Thăng Long.
Tư vấn cổ phần hoá là vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu và kiến thức sâu rộng trong khi trình độ còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô giáo, cán bộ nhân viên Công ty và các bạn đề đề tài được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, ĐHKTQD, NXB Tài chính, 2002.
2. Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Thống kê, 2002.
3. Tạp chí chứng khoán Việt Nam
4. Tạp chí Đầu tư chứng khoán
5. Thị trường chứng khoán tại Việt Nam, PGS. TS. Lê Văn Tề chủ biên, NXB Thống Kê, 2005
6. Thời báo kinh tế Việt Nam
7. Trang Web: www.thanglongsc.com.vn
8. Văn bản luật:
- Nghị định 48/ 1998/ NĐ – CP
- Nghị định 144/ 2003/ NĐ – CP
- Nghị định 64/2002/NĐ - CP
- Nghị định 187/2004/NĐ – CP
- Thông tư 126/ 2004/ TT – BTC
- Luật doanh nghiệp 2003.
9. Một số tài liệu khác.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Doanh thu từ năm 2002-2006 29
Bảng 2 : Cơ cấu doanh thu năm 2005 29
30
Bảng 3 : Cơ cấu doanh thu năm 2006 30
Bảng 4: Thực trạng đội tàu Công ty vận tải biển Bắc tính đến 31/12/2006: 55
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2003 – 2006 56
Bảng 6: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản từ năm 2003 – 2006 57
Bảng 7: Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2007 – 2009 58
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32146.doc