Chuyên đề Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá

Lời nói đầu Công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước trong những năm qua bước đầu đã thu được một số kết quả to lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự phát triển và đi lên của đất nước. Hoà nhập tiến độ phát triển của nền kinh tế, ngành ngân hàng càng tỏ ra có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Hoạt động ngân hàng đã đạt được những thành tựu quan trọng như ổn định tiền tệ, kìm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế. Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII cũng đã định hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nêu cao quan điểm phát huy nội lực, tập trung tạo nguồn vốn, huy động và sử dụng tốt các nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn; phát huy vai trò của hệ thống tín dụng đối với nông nghiệp và nông thôn trong đó Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn giữ vai trò chủ lực. Thực hiện chủ trương trên của Ban chấp hành Trung ương Đảng,Thủ tướng chính phủ đã có quyết định 67/1999/QĐ-TTg về một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn; Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã phối hợp Trung ương hội Nông dân Việt Nam ký Nghị quyết liên tịch số 2308/NQLT-1999; với Trung ương hội phụ nữ Việt Nam ký Nghị quyết liên tịch số 02/NQLT-2000, nhằm phối hợp triển khai, tổ chức thực hiện chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Do đặc trưng của nền kinh tế là một thể chế kinh tế đan xen giữa kế hoạch và thị trường, nên đối tác của ngân hàng còn nhiều khó khăn và kinh doanh chưa ổn định. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang phục hồi và phát triển nhưng thực chất cạnh tranh ở môi trường pháp luật còn chưa đồng bộ. Hoạt động tín dụng của ngân hàng bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn hạn chế và tồn tại cần phải tiếp tục nghiên cứu và giải quyết nên việc nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả của ngân hàng thương mại về chất lượng tín dụng là hết sức cần thiết. Qua thực tiễn quan sát, thu thập và thống kê tại NHNo&PTNT Thanh Hoá em nhận thấy để đạt được hiệu quả khi cho vay, tránh được rủi ro, thúc đẩy kinh tế hộ ngày càng phát triển đi lên làm lợi cho xã hội, cho bản thân ngân hàng thì cần phải coi trọng công tác tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, khi hội nhập WTO thì người nông dân cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, vì thế cũng sẽ ảnh hưởng tới việc thu hồi nợ của ngân hàng.Do vậy đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá” được chọn làm đề tài viết chuyên đề tốt nghiệp. Bài viết của em gồm 3 phần: Chương 1: Những vấn đề chung về chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp Chương 2: Thực trạng về hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT Thanh Hoá. Chương 3: Giải pháp để tăng chất lượng cho vay hộ sản xuất nông nghiệp. Do thời gian thực tập ngắn, trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên dù có sự hướng dẫn của Tiến sĩ Đặng Ngọc Đức cùng các cô chú trong cơ quan nhưng em viết đề tài này vẫn không tránh khỏi khiếm khuyết. Vì thế em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Mục lục Lời mở đầu Chương 1: Những vấn đề chung về chất lượng cho vay hộ sản xuất nông nghiệp 1.1.Hộ sản xuất nông nghiệp tr3 1.1.1. Quan niện về hộ sản xuất nông nghiệp tr3 1.1.2. Phân loại hộ sản xuất tr3 1.1.3. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế tr4 1.1.4. ĐẶc điểm của hộ sản xuất nông nghiệp tr5 1.2. tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tr7 1.2.1. Vai trò tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển hộ sản xuất nông nghiệp tr7 1.2.2. Các loại hình cho vay tr10 1.2.3. Quy trình cho vay tr12 1.3. Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tr16 Chương 2:thực trạng về chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT Thanh Hoá 2.1.Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT Thanh Hoá tr30 2.1.1. Sự hình thành và phát triển tr30 2.1.2. Mạng lưới tổ chức tr31 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tr33 2.2. Thực trạng về chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT Thanh Hoá tr40 2.2.1. thực tế thực hiện quy trình cho vay tr40 2.2.2. Kết quả chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tr41 2.2.3. Những thành công đạt được về chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tr52 2.2.4. Những hạn chế và tồn tại tr52 Chương 3: Giải pháp để nâng cao chất lượnghoạt động cho vay hộ sản suất nông nghiệp 3.1. Định hướng tr57 3.2. Mục tiêu tr58 3.3. Các giải pháp tr58 3.4.Kiến nghị tr64

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỷ hải sản 4-Ngành CN,TTCN 5-Ngành TM dịch vụ 6- Ngành khác 308.788 48 61 387 56 308.236 308.788 145.560 3.073 12.847 4.924 44.950 97.434 4.233.927 321.457 25.208 734.355 62.470 3.090.437 4.233.927 1.892.241 50.200 272.148 67.456 615.823 1.336.059 316.068 25 36 407 82 315.520 316.068 149.928 4.347 11.256 6.994 45.712 97.831 4.944.008 250.791 24.366 1.041.351 82.206 3.545.294 4.944.008 2.094.841 75.378 241.119 210.427 893.350 1.428.938 710.081 (70.666) (842) 306.996 19.736 454.857 710.081 202.600 25.178 (31.029) 142.971 277.482 92.879 17% -22% -3% 42% 32% 15% 17% 11% 50% -11% 212% 45% 7% (Nguồn:phòng tín dụng NHNo&PTNT Thanh Hoá) Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy cho vay hộ sản xuất chiếm doanh số lớn nhất (3.545.294 triệu đồng năm 2006 tăng 15% so với năm 2005). Hoạt động cho vay đối với các công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn và tốc độ tăng trưởng cao. Đó là do chủ trương của NHNo&PTNT Thanh Hoá trong những năm gần đây là không những chú trọng vào hộ sản xuất mà còn chú trọng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngành nông nghiệp vẫn là lĩnh vực đầu tư chủ yếu của NHNo&PTNT Thanh Hoá với dư nợ năm là 2.094.841 triệu đồng chiếm 42,37% so với tổng dư nợ và tăng 11% so với năm 2005. Bảng 3: Phân loại nợ theo loại cho vay Chỉ tiêu Năm 2005 năm 2006 So sánh dư nợ DSCV DSTN Dư nợ DSCV DSTN Dư nợ (+,-) Số tiền tỷ lệ 1-Nội tệ *Ngắn hạn *TDHạn 2-Ngoại tệ *Ngắn hạn *TDHạn Tổng cộng 3-Dư nợ xấu *Nội tệ -Ngắn hạn -TDH *ngoại tệ 5.720.725 4.446.420 1.304.304 5.750.725 - - - 5.000.277 3.852.434 1.147.843 67.962 - 67.962 5.068.239 - 4.184.490 2.506.754 1.677.736 49.437 - 49.437 4.233.927 97.024 97.024 22.412 74.612 7.292.116 5.882.097 1.470.019 12.175 - 12.175 7.304.291 - 6.580.330 5.321.118 1.259.212 13.880 - 13.088 6.594.210 - 4.896.276 3.007.733 1.888.543 47.732 - 47.732 4.944.008 71.813 71.813 26.709 45.104 711.786 500.979 210.807 (1.705) - (1.705) 710.081 (25.211) (25.211) 4.297 (29.508) 17% 20% 13% -3% - -3% 16.7% 20,4% 19,2% -39,5% (nguồn: phòng tín dụng NHNo&PTNT Thanh Hoá) Theo bảng trên ta có thể thấy mức dư nợ năm 2006 của Ngân hàng tăng lên so với năm 2005 là 16,7% .Tuy nhiên lượng vay ngoại tệ giảm 3 %. Tỉ lệ nợ xấu giảm đi đáng kể, chứng tỏ chất lượng tín dụng tăng lên. Trong những năm hoạt động, chức năng kinh doanh tiền tệ của NHNo&PTNT Thanh Hoá ngày được hoàn thiện hơn và đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Ngân hàng luôn đảm bảo lợi nhuận năm sau hơn năm trước. Năng lực tài chính được nâng cao một cách vững chắc, tạo được sự phát triển đồng đều và thống nhất cao. Các mặt hoạt động của Ngân hàng cơ bản được thay đổi hẳn về chất phù hợp với thực tiễn kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Ngoài ra Ngân hàng luôn coi trọng vai trò lãnh đạo của Đảng. Từ năm 1996 tới nay luôn được coi là Đảng bộ trong sạch vững mạnh, được cấp uỷ, chính quyền đánh giá cao về thành tích góp phần đắc lực cho công cuộc CNH HĐN nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh nói riêng. Ngân hàng đã được tặng nhiều bằng khen của chủ tịch tỉnh, Thống đốc NHNN và nhiều phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước. 2.1.3.3.Chất lượng hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Thanh Hoá chủ yếu trên thị trường nông nghiệp nông thôn và nông dân, đối tượng đầu tư chủ yếu thường xuyên chịu tác động của môi trường tự nhiên, thời tiết, khí hậu chứa đựng nhiều rủi ro bất thường không báo trước được. Bên cạnh các yếu tố khách quan đó thì lĩnh vực đầu tư đối tượng đầu tư của NHNo còn phải chịu những tác động không nhỏ từ cơ chế chính sách, từ việc thực thi không đồng bộ thực thi lệch lác các cơ chế của Đảng và Nhà nước của các ngành trong từng thời kì cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT Thanh Hoá. Để hoạt động ngân hàng càng có hiệu quả, vừa đảm bảo tăng khối lượng hoạt động, vừa tăng chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt cho quá trình phát triển kinh tế, trong những năm qua NHNo&PTNT Thanh Hoá đã không ngừng thực hiện các biện pháp quản trị điều hành nâng cao chất lượng tín dụng trong từng thời kì để từ đó đề ra các giải pháp quản trị phù hợp, hiệu quả. Chính vì vậy mà chất lượng tín dụng ngày một nâng lên, tỉ lệ nợ quá hạn giảm, đặc biệt chất lượng tín dụng từ khu vực kinh tế hộ qua mỗi năm được nâng lên rất nhiều: Cuối năm 1990 toàn chi nhánh tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tới 39,6%( trong đó riêng hộ cá thể tỷ lệ nợ quá hạn 71,7%) đến năm 2005 nợ xấu chỉ còn 2,29%(hộ sản xuất chiếm 1,28%); năm 2006 nợ xấu có 1,45% 2.2.Thực trạng về chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá 2.2.1. Thực tế thực hiện quy trình tín dụng cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT Thanh Hoá Hồ sơ vay vốn và quy trình tín dụng của NHNo&PTNT Than Hoá thực hiện theo điều 15 và điều 16 trong quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam (QĐ 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 của chủ tịch HĐQT-NHNo&PTNT Việt Nam) Hồ sơ vay vốn ( xem phụ lục1) Quy trình xét duyệt cho vay: -Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định -Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định và trình giám đốc kí duyệt -Giám đốc NHNo&PTNT nơi cho vay căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định ( nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay -Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giả ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt) -Thời gian thẩm định cho vay: +Các dự án trong quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ ngày ngân hàng nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng, ngân hàng phải thông báo cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng. +Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung dài hạn kể từ khi ngân hàng nơi cho vay nhận được đầy dủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng, NHNo&PTNT tại nơi cho vay phải làm đầy đủ thủ tục trình lên ngân hàng cấp trên. Trong thời gian không quá 5 ngày đối với cho vay ngắn hạn, 15 ngày đối với cho vay trung dài hạn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình, ngân hàng cấp trên phải thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận -Sau khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay với các nội dung sau: +Kiểm tra mục đích sử dụng tiền vay +Kiểm tra lại hiệu quả của dự án, phương án +Kiểm tra hiện trạng tài sản đảm bảo tiền vay. Tuy nhiên ở hệ thống NHNo&PTNT Thanh Hoá vẫn có một số cán bộ tín dụng chủ quan không tiến hành việc tái thẩm định của dự án cho vay, biên bản tái thẩm định thường được gộp luôn vào bộ hồ sơ cho vay lúc đầu để tránh khi có đoàn kiểm tra của phòng tín dụng ngân hàng tỉnh về. Điều đó cũng có dẫn đến những rủi ro trong hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp. Do vậy NHNo&PTNT Thanh Hoá đã đẩy mạnh việc kiểm tra hồ sơ và tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng cho các cán bộ tín dụng của chi nhánh cấp 2, 3. 2.2.2.Kết quả chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT Thanh Hoá 2.2.2.1.Dư nợ của hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp. Chỉ tiêu 1990-2005 1990-1995 1996-2000 2000-2005 Cuối 2006 Tổng Dư nợ cuối kì (trđ) 4.233.928 513.484 1.271.978 4.233.925 4.944.008 Dnợ cuối kì HSXNN (trđ) 3.107.222 402.431 929.229 3.107.222 3.545.294 Tỷ trọng (%) 73,39 78,37 73,05 73,39 71,71 Số lượng HSXNN còn DN cuối kì 330.154 102.136 218.225 330.154 315.520 Tỉ suất đầu tư bình quân(trđ) 5,3 2,5 3,6 7,1 11,24 Trong 15 năm qua (1990-2005) NHNo&PTNT Thanh Hoá đã tổng dư nợ là 4.233.925 triệu đồng. Trong đó Dư nợ hộ sản xuất nông nghiệp là 3107222 triệu đồng bằng 73,39% so với tổng dư nợ cuối kì) với 330.154 hộ, tỉ suất đầu tư bình quân 5,3 triệu đồng. Ta có thể thấy rõ dư nợ của hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tăng nhanh qua từng thời kì. Số lượng khách hàng cũng tăng lên và tỷ suất đầu tư cũng tăng lên. Để đạt được điều đó NHNo&PTNT Thanh Hoá đã phải áp dụng các phương pháp như là tăng cường cho vay qua tổ tương trợ, lập tổ cho vay trực tiếp và tìm kiếm các dự án vùng nguyên liệu cho hộ sản xuất nông nghiệp như dự án vùng nguyên liệu mía, dứa, đay, cói…Tuy là tỷ suất đầu tư có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của hộ sản xuất, nên vẫn chưa hoàn toàn tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho HSXNN có thể sản xuất tốt. Do vậy vẫn có hộ sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên việc thu hồi nợ của ngân hàng sẽ không đúng theo hợp đồng tín dụng - Chất lượng của hoạt động cho vay hộ sản xuát nông nghiệp bị ảnh hưởng không tốt. Tình hình hoạt động tín dụng thời kì 1991-2005 của ngân hàng được thể hiện ở bảng số liệu sau Bảng 4:Hoạt động tín dụng giai đoạn 1991-2005 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thời kì 1991-1995 Thời kì 1996-2000 Thời kì 2000-2005 A- Huy động vốn ( Số dư cuối kì) 326.956 1.018.311 3.044.333 B-Cho vay 1.Tổng doanh số cho vay trong kì 2.112.160 5.174.394 17.159.536 2.Doanh số cho vay hộ sx trong kì 1.330.541 3.020.151 10.986.504 Trong đó DS cho vay HSX bình quân 1 năm 266.108 604.030 1.197.301 3.Tổng số lượt hộ vay trong kì 532.216 838.931 1.547.395 4.tỷ trọng DSCV hộ sx trên tổng DSCV 62,99 58,37 64,03 5.Tổng dư nợ cuối kì 513.484 1.271.978 4.233.925 5.1.Dư nợ ngắn hạn 408.640 563.414 2.506.750 5.2.Dư nợ trung dài hạn 104.844 708.564 1.727.175 6.Trong đó dư nợ Hộ sx 402.431 929.229 3.107.222 Dư nợ bình quân trong kỳ 80486 185846 621444 6.1.Dư nợ ngắn hạn 408.640 563.414 2.506.750 6.2.Dư nợ trung dài hạn 104.844 708.564 1.727.175 7. Số hộ còn dư nợ đến cuối kì 102.136 218.225 330.154 8.tỷ trọng dư nợ hộ sx trên tổng dư nợ 78,37 73,05 73,39 9. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%) 4,18 3,18 2,29 Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn hộ sx 3,93 3,00 1,28 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Thanh Hoá) Ta có thể thâý qua các thời kì tổng số lượt vay và dư nợ cho hộ sản xuất trong kì đã tăng lên rất nhanh. Dư nợ của hộ sản xuất nông nghiệp thời kì 2000-2005 tăng gấp 3,34 lần so với thời kì 1996-2000. Chứng tỏ NHNo&PTNT Thanh Hoá đã được người dân tín nhiệm và ngân hàng cũng thành công trong việc tăng dư nợ phục vụ nông nghiệp nông thôn. Khi ngân hàng bắt đầu tiến hành cho vay qua tổ vay vốn thì dư nợ cũng tăng rất nhanh. Chúng ta có thể theo dõi qua bảng số lượng sau: Bảng 5:Thực hiện tăng trưởng cho vay qua tổ NQLT năm 2006 TT Chỉ tiêu đv tính thực hiện 2005 kế hoạch 2006 thực hiện 2006 So 2005 So kế hoạch Lượng % Lượng % 1 DS vay Thành viên tv 114.879 152.546 37.667 32.8 Số tiền Tỷ 932,4 1.402,4 469,9 50,4 b/q lượt vay Trđ 8,1 9,2 1,1 13,4 Riêng vay mới Trđ 10,1 2,0 25,0 2 Dư nợ Số tổ tổ 8.697 6.978 -1.719 Thành viên tv 150.733 +15 190.594 39.861 26,4 17251 10 Số tiền tỷ 1.106,8 +30% 1.555,9 449,1 40,6 221,4 16,7 Trong đó NQH tỷ 6,4 8,8 2,4 %NQH % 0.57 <1% 0,57 0 0 -0,4 b/q dư nợ/hộ % 7,3 +20% 8,2 0,9 12% 2.1 Tổ 2308 số tổ tổ 5.852 4587 -1.265 -21,6 thành viên tv 98.628 +15% 124.012 25.384 25,7 10590 9,3 số tiền tỷ 725,9 +30% 993,5 267,6 36,9 122,4 14,1 Trong đó NQH tỷ 4,89 7,03 2,14 %NQH % 0,67 <1% 0,71 0,04 b/q dư nợ/hộ trđ 7,4 20% 8,0 0,6 8% -12% 2.2 Tổ 02 Số tổ tổ 2.845 2.391 -454 -15,9 thành viên tv 52.105 +15% 66.582 14.477 27,8 6.661 11,1 Số tiền tỷ 380,9 +30% 562,4 181,5 47,6 67,3 17,6 trong đó NQH tỷ 4,89 7,03 2,14 % NQH % 0,39 <1% 0,32 -0,07 -0,68 bq dư nợ/ hộ trđ 7,3 20% 8,4 1,1 15% -5% 3 Xếp loại tổ vv tổ loại A1 3% Tổ loại A2 57% Tổ loại B 34% Tổ loại C 6% (Nguồn:Phòng tín dụng NHNo&PTNT Thanh Hoá) Như vậy ta có thể thấy việc thực hiện cho vay qua tổ góp phần vào việc tăng dư nợ của ngân hàng. Riêng cho vay qua tổ năm 2005 chỉ có1.106,8 tỷ đồng nhưng đến 2006 tăng lên đạt dư nợ là 1.555,9 tăng 40,6% so với năm 2005. Bình quân dư nợ/hộ năm 2005 là 7,3 triệu đồng, năm 2006 là 8,2 triệu đồng. Như vậy trong việc đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất, NHNo&PTNT Thanh Hoá luôn bám sát các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh để xác định cơ cấu đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển, đặc biệt chú trọng tới việc đầu tư tín dụng nhằm khai thác hiệu quả các lợi thế của tỉnh, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Trong đó thành tích nổi bật đáng ghi nhận đó là phục vụ tốt quá trình phát triển của nông nghiệp và đổi mới diện mạo nông thôn, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh. Thực hiện các chủ trương của NHNo&PTNT Việt Nam và các dự án của tỉnh và trung ương, NHNo&PTNT Thanh Hoá đã đẩy mạnh việc cho vay hộ sản xuất nông nghiệp nói riêng và việc cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung 2.2.2.2.Tốc độ luân chuyển vốn Từ bảng 4 ta có thể tính được doanh số trả nợ thời kì 1996-2000 là 2.090.922 triệu;dư nợ bình cuối kì 1996-2000 là 929.229 triệu;vòng quay vốn tín dụng trong thời kì nay là 2,25 vòng. Doanh số trả nợ trong thời kì 2000-2005là 7.879.282 triệu đồng.Dư nợ cuối kì là 3.107.222 triệu đồng.Vậy vòng quay tín dụng trong kì 2000-2005 là gần 2,5 vòng. vòng quay thời kì này hơn thời kì kia không quá nhiều, chứng tỏ dư nợ trong kì không giảm nhiều để ứ đọng vốn, ngược lại với chỉ số như vậy thì việc quay vòng vốn của ngân hàng rất tốt;cho vay có hiệu quả. Dư nợ trong quý IV của 2006 là 214.382 triệu đồng(=cho vay-trả nợ).Vòng quay vốn tín dụng của kì này là 3,73 vòng. Số vòng quay như thế là một biểu hiện tốt vì nó phản ánh tốc độ luân chuyển vốn nhanh. Ta có thể lập bảng số liệu như sau: Chỉ tiêu 1996-2000 2000-20005 Quý IV năm 2006 Doanh số trả nợ 2.090.922 7.879.282 799.379 Dư nợ cuối kì 929.229 3.107.222 214.382 Vòng quay vốn tín dụng 2,25 2,5 3,73 2.2.2.3.Nợ quá hạn. Chỉ tiêu 1991-1995 1996-2000 2000-2005 2005-2006 Tổng doanh số 212.160 5.174.394 17.159.536 6.671.183 DSCV HSXNN 1.330.541 3.020.151 10.986.504 4.924.795 chiếm Tỷ trọng(%) 62,99 58,37 64,03 73,82 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng DN 4,18 3,18 2,29 1,43 Trong đó tỷ lệ NQH của HSXNN 3,93 3,00 1,28 0,92 Trong những năm 1991-1995 tỷ lệ nợ quá hạn rất cao 3,93%, chất lượng cho vay hộ sản xuất nông nghiệp còn thấp, vốn đầu tư chưa hiệu quả. Nhưng tới năm 1996-2000 tỉ lệ nợ quá hạn đã giảm đi đáng kể, chỉ còn 3%. Cho đến thời kì 2000-2005 thì tỉ lệ nợ xấu chỉ còn là 1,28%-mức tỉ lệ có thể chấp nhận được. Để đạt được kết quả như vậy là do năm 2000 NHNo&PTNT Thanh Hoá thực hiện nghị quyết liên tịch NQLT2308- bắt đầu việc cho vay gián tiếp qua tổ tương trợ. Năm 2005 thực hiện NQLT02, tiếp tục đẩy mạnh việc cho vay qua tổ nên năm 2006 dư nợ của hộ sản xuất lên tới 3.545.94 triệu đồng với 315.520 lượng khách hàng.Tỷ lệ nợ xấu chỉ còn hơn 0,92%. Việc cho vay hộ sản xuất nông nghiệp qua tổ nợ quá hạn năm 2005 và 2006 chỉ có 0,57%. Điều đó chứng tỏ hiệu quả của việc cho vay qua tổ. 2.2.3.Những thành công đạt được về chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp 2.2.3.1. Chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp thể hiện ở sự phát triển của các hộ sản xuất nông nghiệp và phát triển lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Thanh Hoá -vốn tín dụng ngân hàng thực sự là đòn bẩy kích thích các hộ tận dụng mọi tiềm năng về lao động, đất đai trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác tín dụng ngân hàng còn hỗ trợ, tạo điều kiện giúp các hộ sản xuất nông nghiệp mạnh dạn đầu tư chiều sâu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. sử dụng hiệu quả sức lao động nông nhàn trong nông thôn, tạo thêm công ăn việc làm, kích thích sáng tạo trong lao động, thúc đẩy cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao cho xã hội. thông qua hoạt động tín dụng trực tiếp hộ sản xuất, đầu tư tín dụng cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp phục vụ cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp, vốn tín dụng của NHNo&PTNT Thanh Hoá đã thực sự góp phần vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh nhà, sản lượng lương thực thực phẩm hàng năm tăng trưởng nhanh nhất là sản lượng lúa, hoa màu và các cây công nghiệp. Năm 2000 đạt 1,3 triệu tấn; năm 2006 đạt 1,49 triệu tấn. -Hoạt động cho vay hộ sản xuất đã phát huy hiệu quả rõ nét trong việc phát triển các vùng nguyên liệu theo chương trình của tỉnh: +Vùng nguyên liệu mía đường: Hàng năm có trên 15 ngàn hộ trồng mía vay vốn tại các ngân hàng nông nghiệp huyện, thị thuộc vùng mía nguyên liệu để đầu tư trồng mới, trồng lại và chi phí chăm sóc, thu hoạch mía với tổng doanh số cho vay trên 150 tỷ đồng. Số dư nợ bình quân hàng năm của chương trình mía đường gần 200 tỷ đồng mà trong đó chủ yếu là cho vay trực tiếp hộ nông dân trồng mía với điều kiện cho vay chủ yếu dựa vào hợp đồng trồng mía và tín chấp của các tổ chức chính trị xã hội ( hội nông dân, phụ nữ, hội cựu chiến binh…). +Các dự án sắn, dứa nguyên liệu đã được NHNo&PTNT Thanh Hoá quan tâm ngay từ những ngày đầu tiên triển khai dự án với nhiều phương thức chuyển tải vốn. Nhưng do hoạt động khảo sát và quy hoạch của tỉnh còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ: Nơi có nhiều quỹ đất thì không có đường giao thông, đi lại khó khăn nên mặc dù có những cố gắng trong nhiều năm, song vùng nguyên liệu sắn dứa phát triển không ổn định, hiệu quả đầu tư thấp. +Vùng nguyên liệu cói đay Nga Sơn, Hậu Lộc: Đây là laọi cây công nghiệp truyền thống của địa phương, nguồn cung cấp nguyên kiệu cho các làng nghề thủ công sản xuất hàng xuất khẩu. Nhiều năm liên tục củng cos và phát triển, ngân hàng đã trực tiếp cho vay 10ngàn hộ với doanh số hàng năm gần 100 tỷ đồng. Từ năm 1990 về trước, vùng nguyên liệu mía, cói đay thiếu ổn định, phát triển rất chậm thì nay đã có trên 30 ngàn ha mía; trên 5 ngàn ha cói, đay; trên 10 ngàn ha sắn đang từng bước đáp ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. -Thực hiện chủ trương của Tỉnh Đảng bộ về việc mở rộng diện tích trồng lúa lai năng suất cao, hàng năm NHNo&PTNT Thanh Hoá đã cho các hộ nông dân vay trên 50 tỷ đồng mua giống lúa lai, góp phần tích cực trong việc thực hiện chương trình chuyển đổi bộ giống năng suất cao của tỉnh -Thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ, nghị quyết 07 của tỉnh uỷ Thanh Hoá về chủ trương phát triển kinh tế trang trại. Trong những năm qua NHNo&PTNT Thanh Hoá đã chủ động chỉ đạo bám sát vùng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại ở từng vùng miền để đầu tư tín dụng cho mô hình kinh tế này. Theo điều tra kinh tế của tỉnh, đến cuối năm 2006 toàn tỉnh có 3.359 trang trại các loại thì NHNo&PTNT Thanh Hoá đã cho vay 1.554 trang trại với dư nợ cuối năm 2006 là 57.644 triệu đồng.(phụ lục 2). Kể từ khi triển khai đầu tư cho mô hình kinh tế này ( trước đây là hộ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn) NHNo&PTNT Thanh Hoá đã đầu tư doanh số trên 200 tỷ đồng, góp phần tạo công ăn việc làm cho trên 12 ngàn lao động và mở rộng sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp. -Chăn nuôi gia súc và đại gia súc là một trong những đối tượng đầu tư chủ yếu ở các huyện trung du và miền núi. Hàng năm NHNo&PTNT Thanh Hoá đã giành một tỷ lệ vốn trung dài hạn với doanh số đầu tư bình quân từ 35-40 tỷ đồng để đầu tư cho chương trình nâng cao tầm vóc đàn bò, phát triển đàn lợn và đàn gia súc.. Để đạt được những thành công đó trong năm 2005-2006 NHNo&PTNT Thanh Hoá đã có nhiều giải pháp tích cực trong chỉ đạo điều hành như: -Phối hợp với các cơ quan chức năng như UBND tỉnh Thanh Hoá, sở nông nghiệp. sở thuỷ sản,… để có những dự án vùng nguyên liệu cho hộ sản xuất nông nghiệp -Phối hợp với Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên tỉnh Thanh Hoá thành lập tổ tương trợ vay vốn -Thường xuyên khảo sát để nắm chắc các kế hoạch đầu tư và quy hoạch phát triển của tỉnh Thanh Hoá để xác định đối tượng cho vay. -Kí hợp đồng với các công ty cây, con giống và các công ty thu mua nông sản để có chương trình bao tiêu sản phẩm tạo điều kiện cho hộ sản xuất nông nghiệp. 2.2.3.2. Đối với NHNo&PTNT Thanh Hoá Như ở mục 2.2.2 ta đã thấy rõ NHNo&PTNT Thanh Hoá trong những năm 2005-2006 có dư nợ tăng lên nhanh. Dư nợ của hộ sản xuất nông nghiệp năm 2005 đạt 3.107.222 triệu đồng và năm 2006 đạt 3.545.294 triệu đồng. Vòng quay vốn tín dung cũng tăng từ 2,5 vòng(năm 2005) lên đến 3,73 vòng năm 2006. Điều đó chứng tỏ tốc độ luân chuyển của vốn rất nhanh. Đặc biệt tỉ lệ nợ quá hạn đã giảm đi rất nhanh: năm 1995 tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp là 3,93% nhưng tới năm 2006 chỉ cồn có 0,92%. Đạt được những thành công như vậy là do NHNo&PTNT Thanh Hoá đã có những giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt đọng cho vay hộ sản xuất nông nghiệp: -Thành lập tổ tương trợ cho vay vốn và thu nợ tại địa bàn cho vay. Như vậy việc cho vay,thu nợ sẽ được thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên giải pháp này cũng có hạn chế, vì có những tổ trưởng thiên vị cho người quen vay dẫn đến chất lượng cho vay không tốt. -Ngân hàng tổ chức lớp học về cách sử dụng vốn tốt và hạch toán kinh tế cho các hộ nông dân do các cán bộ tín dụng giảng dạy. Nhưng do tâm lý người dân ngại đi học, nên ngân hàng sẽ phát tiền học phí cho những người đi học. Vậy nên có nhiều người dân đi tham gia lớp học và biết cách sử dụng vốn vay ngân hàng tốt hơn, cho nên chất lượng vay cũng được tăng cao. Tuy nhiên giải pháp này không thể áp dụng lâu dài vì chi phí rất cao. -NHNo&PTNT Thanh Hoá đã đặt chỉ tiêu cho từng ngân hàng chi nhánh với mức tiền lương khác nhau, do vậy các cán bộ tín dụng cũng cẩn thận hơn trong việc thẩm định cho vay và tích cực thu hồi lãi và vốn. 2.2.4. Những hạn chế, tồn tại trong chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp 2.2.4.1. Những tồn tại, hạn chế. -Cho vay phát triển hộ sản xuất nông nghiệp tuy đã có sự tập trung đầu tư song mức độ đầu tư còn thấp so với như cầu. Dù đã được mở rộng về cả diện tích và quy mô nhưng bình quân 1 khoản vay còn thấp. Do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất nông nghiệp do đó cũng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của hộ. Địa bàn nông thôn Thanh Hoá rộng lớn, món vay nhỏ lẻ, chi phí hoạt động cao, khối lượng công việc nhiều dẫn đến quá tải cho công tác tín dụng, kế toán và lợi nhuận sẽ giảm đi NHNo&PTNT Thanh Hoá đã tích cực phối hợp với hội nông dân, hội phụ nữ để triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch 2308 và 02 để cho vay Hội nông dân thông qua tổ, nhóm để giảm tải công việc nhưng làm chưa hiệu quả. -Chất lượng tổ vay vốn sau củng cố chưa đồng đều, các yếu cầu cơ bản của tổ vay vốn ( trả nợ đúng hạn theo kế hoạch, lập quỹ tương trợ vay vốn, duy trì sinh hoạt) vẫn chưa đạt được; tiêu cực còn rải rác xảy ra ở một số huyện (Quảng Xương, Hoằng Hoá,…) -Mở rộng mức vay qua tổ đối với hộ có nhu cầu trên 10 triệu đến 20 triệu còn chậm; chưa thành lập được tổ vay vốn theo dự án -Ban chỉ đạo hoạt động còn hạn chế, chưa phát huy vai trò phối kết hợp tại địa phương. Chế độ giao ban tín dụng xã phổ biến còn chưa thành nề nếp. -Các quy định về nghiệp vụ thành lập tổ vay vốn về giao dịch với tổ tại xã, việc ghi chép sổ sách của tổ … chưa thực hiện đầy đủ theo yêu cầu đề ra. Vì những tồn tại và vướng mắc đó nên chất lượng của hoạt động cho vay hộ sản xuất còn chưa cao, chưa được như mong muốn của NHNo&PTNT Thanh Hoá. 2.2.4.2. Nguyên nhân. Là tỉnh có nhiều tiềm năng về sản xuất nông lâm ngư diêm nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản và phát triển kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng…Nhưng việc quy hoạch và thực hiện chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Ngoài vùng nguyên liệu mía đường ra, các vùng nguyên liệu mía đường ra, các vùng nguyên liệu khác như cà phê, dứa, cây quả,…tuy có quy hoạch tổng thể song việc chỉ đạo thiếu sâu sát, thiếu kiên quyết nên vẫn phát triển tự phát. Bên cạnh đó các cơ sở thu mua chế biến sản phẩm nông sản, lâm, hải sản phát triển chậm, sản xuất bấp bênh. Ngoài các công ty chế biến mía đường ra thì hầu hết các cơ sở chế biến hiện có trong tỉnh đều chưa thực hiện được việc thu mua sản phẩm theo quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Th ủ tướng chính phủ nên người sản xuất vẫn chưa an tâm bỏ vốn đầu tư, ngân hàng thiếu cơ sở để mở tín dụng, nên vẫn phải đầu tư cho các hộ sản xuất nhỏ lẻ để phát triển kinh tế gia đình là chủ yếu. -Đối với kinh tế trang trại: Nhu cầu vốn đầu tư rất lớn nhưng vốn Ngân hàng đầu tư chưa được nhiều, hầu hết mới chỉ cho vay trong phạm vi không phải đảm bảo bằng tài sản (đến 30 triệu) bởi vì có rất nhiều trang trại nhưng đa số trang trại hình thành tự phát chưa có quy hoạch để hình thành các vùng chuyên canh bố trí cơ cấu cây trồng nên sản phẩm sản xuất ra vẫn tiêu thụ chủ yếu trên thị trường tự do. Nhu cầu vốn thì lớn nhưng không đủ tài sản đảm bảo tiền vay, nhiều trang trại đất đấu thầu trả tiền hàng năm, nếu đất giao thì thực tế nhiều nơi chưa có khung giá chuẩn, giá trị tài sản trên đất chủ yếu là vườn công, hệ thống kênh mương, đê đập…do đó việc xác định giá để cho vay là hết sức khó khăn. -Do việc đổi điền thửa trong nông nghiệp nên đến nay vãn còn nhiều hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới. Việc UBND xã xác nhận đất hộ đang sử dụng không có tranh chấp đã tạo điều kiện cho hộ vay. Nhưng nhiều địa phương sẽ gặp khó khăn trong quá trình theo dõi xác nhận và ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn trong việc kiểm soát để dẫn đến chồng chéo vượt quá nhu cầu thực tế vì hiện nay trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng và quỹ đầu tư khác cũng tham gia cho vay. -Việc thực hiện công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo vẫn còn thiếu đồng bộ, trình tự thủ tục rườm rà phần nào đã làm nản lòng khách hàng, đặc biệt là đối với khách hàng là hộ nông dân, trình độ dân trí thấp. -Tổ chức thực hiện cho vay theo NQLT của một vài ngân hàng và huyện hội còn biểu hiện thiếu kiên quyết, bỏ bớt quy trình, chủ quan, lơi lỏng. Nhiều nơi còn nóng vội, ch ạy theo số lượng, chưa nâng cao chất lượng -Công tác tuyên truyền vận động thuyết phục một số nơi còn biểu hiện chưa coi trọng; thông tin về chính sách tín dụng Nhà nước, quy định cho vay qua tổ của ngân hàng chưa đến với hội viên, thành viên vay vốn. -Công tác tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ hội, tổ trưởng làm chậm. Chương 3: Giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp Bám sát định hướng và các mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh, NHNo&PTNT Thanh Hoá xây dựng các mục tiêu và giải pháp kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng hộ sản xuất nói riêng năm 2007 và giai đoạn 2006-2010 như sau: 3.1. Định hướng: Để thực hiện hướng đầu tư và chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do Chính phủ đề ra, đồng thời căn cứ định hướng của NHNo&PTNT việt Nam, NHNo&PTNT Thanh Hoá đưa ra định hướng: Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành, tăng cường quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm để thực hiện tốt vai trò chủ lực và chủ đạo trong hệ thống tín dụng nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng kinh doanh, giảm thiểu rủi ro tín dụng, đa dạng hoá và hiện đại hoá các hoạt động và dịch vụ ngân hàng. Tập trung làm công tác huy động vốn tốt, đặc biệt là tại địa bàn thành thị để đảm bảo có đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển KTXH trên địa bàn. Trong đầu tư tín dụng, tập trung đầu tư vốn cho thị trường nông nghiệp, nông thôn và nông dân, với khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất nông lâm ngư nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn và các đối tượng phát triển ngành nghề ở nông thôn. Đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế trang trại, các vùng cây con tập trung theo hướng chuyên canh. Chú trọng đầu tư khép kín từ sản xuất, chế biến tiêu thụ, xuất khẩu. Thị trường nông thôn chia thành 2 nhóm khách hàng: Nhóm hộ nghèo và các đối tượng chính sách do NHCSXH phục vụ; Nhóm hộ khá và có tiềm lực sản xuất hàng hoá NHNo thực hiện cho vay trực tiếp hoặc cho vay thông qua tổ nhóm của các tổ chức xã hội, phấn đấu nâng cao tỷ trọng đầu tư cho kinh tế hộ năm 2007 là 70-75%, năm 2010 là 80% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế. 3.2. Các mục tiêu -Tăng thành viên vay vốn qua tổ từ 15% trở lên -Tăng số dư nợ 30% trở lên -Nợ quá hạn dưới 1% -Tăng số dư nợ bình quân hộ 20% -Tổ hoạt động tốt đạt từ 85% trở lên; xoá tổ yếu kém 3.3. Các giải pháp Để nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo các chỉ tiêu đảm bảo hài hoà tất cả các chỉ tiêu chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất. Do vậy Ngân hàng phải kết hợp với đồng bộ các giải pháp cơ bản 3.3.1.Đẩy mạnh phương thức cho vay gián tiếp thông qua tổ ( tổ tương trợ). Hình thức cho vay này đã đem lại nhiều thành công trong việc cho vay hộ sản xuất nông nghiệp.Hoạt động của tổ tương trợ là nhằm giúp đỡ nhau giữa các thành viên và giải quyết tốt các vấn đề sau: Thứ nhất: Tổ là nơi sản xuất và đánh giá nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất đảm bảo công khai, chuẩn xác, kịp thời. Nhờ đó ngân hàng giải ngân nhanh mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng. Việc hình thành tổ tương trợ vay vốn có quy ước riêng luôn thực hiện vai trò kiểm tra đôn đốc, giám sát sử dụng vốn vay, trả nợ đúng hạn của hội vay vốn. Thứ hai: Tổ cũng là nơi để các hộ sản xuất nông nghiệp tương trợ lẫn nhau, không những về nhu cầu tín dụng mà còn về kiến thức kỹ thuật sản xuất, về nguyên liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Thứ ba: Cho vay qua tổ sẽ khắc phục được khớ khăn vầ tài sản thế chấp của hộ xin vay mà vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng. Bởi lý do tài sản thế chấp gần như không có khả năng phát mại do tập quán của người Việt Nam không muốn mua lại các tài sản này. Hình thức chuyển vốn tín dụng tới hộ sản xuất thông qua tổ tương trợ đem lại lợi ích cho cả hai phía là hộ vay vốn và ngân hàng. Đối với hộ gia đình có khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng mà không mất nhiều chi phí giao dịch đi lại. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì hiện nay số tiền vay của đa phần các hộ gia đình còn nhỏ nên người dân dễ nảy sinh tâm lý ngại đi vay ngân hàng mà vay mượn những người xung quanh gây tình trạng cho vay nặng lãi không có hiệu quả KTXH. Đối với ngân hàng, thông qua việc cho vay gián tiếp qua tổ này, việc cung cấp tín dụng được thực hiện tốt hơn hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo an toàn cho vốn vay. Kết quả thực hiện cho vay qua tổ của NHNo&PTNT Thanh Hoá đã cho thấy tỉ lệ nợ quá hạn hàng năm rất thấp dưới 1% và làm giảm áp lực quá tải đối với cán bộ tín dụng. Để chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao và cho vay qua tổ ngày càng có hiệu quả thì ngân hàng cần được thực hiện tốt một số vấn đề sau: + Ngân hàng phối hợp tốt với các tổ chức chính trị xã hội đặc biệt là Hội nông dân, Hội phụ nữ và Hội cựu chiến binh. Đây là các tổ chức chính trị thích hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. + Ngân hàng tổ chức các lớp bồi dưỡng cho nhóm trưởng kiến thức cơ bản về quản lý, về nghiệp vụ tín dụng… + Cần thiết lập kênh thông tin giữa chính quyền địa phương với ngân hàng, mà cụ thể là cán bộ tín dụng ở địa bàn đó cần chủ động cung cấp thông tin kịp thời về hoạt động của tổ như tình hình dư nợ, lãi nợ… 3.3.2. Áp dụng các biện pháp phân tích tài chính kĩ thuật trong quy trình tín dụng -Cán bộ tín dụng thường sử dụng kinh nghiệm truyền thống trong quy trình tín dụng, do đó chất lượng tín dụng không đảm bảo. Để giải quyết vấn đề này ngân hàng phải thực hiện các biện pháp sau: + Ngân hàng phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án hoặc phương thức SXKD của hộ xin vay vốn, thực hiện nghiêm túc quá trình thẩm định trước khi ra quyết định cho vay. Ngân hàng yêu cầu cán bộ tín dụng sử dụng các phương án phân tích về tài chính cũng như về kỹ thuật để thẩm định dự án. Cán bộ tín dụng phải thẩm định được khả năng sinh lời của dự án để từ đó ra quyết định cho vay hay không cho vay. + Đối với các món vay nhỏ cần áp dụng thủ tục riêng để thẩm định làm cho hoạt động phân tích trở nên đơn giản hơn. + Ngân hàng cải tiến thủ tục thẩm định món vay trung và dài hạn, soạn thảo các mô hình tài chính cho quá trình sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt… để giúp cán bộ tín dụng thẩm định món vay cả về phương diện kỹ thuật và tài chính. Ngân hàng cần triển khai các lớp đào tạo cán bộ tín dụng về vấn đề này nhằm nâng cao khả năng, trình độ thẩm định dự án của cán bộ tín dụng. + Khi quyết định thời hạn cho vay và định kỳ hạn nợ, ngân hàng yêu cầu cán bộ tín dụng phải sử dụng phương pháp phân tích dòng lưu chuyển tiền tệ và gắn với chu kì SXKD hơn là kinh nghiệm truyền thống. Đồng thời ngân hàng phải trợ giúp cán bộ tín dụng kiến thức về vấn đề này thông qua các khoá đào tạo. 3.3.3. Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn mới phát sinh - Chất lượng tín dụng cao còn thể hiện qua công tác thu nợ có hiệu quả. Vì vậy, ngân hàng cần một hệ thống thu nợ để nhắc nhở những khoản nợ đến hạn của khách hàng và đôn đốc họ trả nợ. Hoạt động của hệ thống này rất quan trọng vì chứng tỏ rằng ngân hàng có hiệu quả trong việc kiểm tra và quản lý tài sản vay, nghiêm khác trong hoạt động SXKD và muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Ngân hàng luôn duy trì tổ chức phân tích tình hình dư nợ đến từng xã, từng cán bộ và từng khách hàng. Qua việc phân tích rõ món vay có vấn đề, NQH theo mức độ khác nhau, xác định xã trọng điểm, khách hàng trọng điểm. Để xử lý những khoản NQH cần thực hiện các giải pháp sau: + Nợ quá hạn phải thu ngay: Là loại nợ quá hạn do định kỳ hạn nợ chưa sát với chu kỳ SXKD, do thu hoạch mùa vụ chậm, tiêu thụ sản phẩm và thanh toán chậm, do nguyên nhân khách quan như thiên tại, dịch bênh, mất mùa…thì cán bộ phải bám sát để theo dõi đôn đốc thu hồi nợ, cho phép khách hàng gia hạn nợ, giãn nợ. Khi khách hàng có đủ khả năng trả nợ phải thu ngay, thu đủ 100%. Tuy nhiên ngân hàng cần ngăn chặn việc gia hạn tuỳ tiện, nhiều lần để chạy theo chỉ tiêu đề ra khi nhận khoán, giấu giếm khuyết điểm. Cán bộn tín dụng phải xác định được các nguồn hoàn trả của hộ vay, nếu điều này không thể thực hiện được thì không được phép gia hạn. Đối với hộ vay có tài sản thế chấp khi gia hạn không đủ giá trị quy định thì phải yêu cầu có thêm tài sản thế chấp khác. + Đối với nợ quá hạn phải thu dần: Là loại nợ khách hàng thiếu khả năng thanh toán không đủ tiền trả ngay một lần, cán bộ tín dụng phải chia số nợ ra theo nhiều kỳ để khách hàng trả dần, mỗi lần ít nhất là 20% số nợ ghi trên khế ước. + Đối với nợ khó đòi: Có thể áp dụng biện pháp như xử lý tài sản thế chấp, thu hồi sản phẩm vào mùa vụ… 3.3.4. Đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng cho hộ sản xuất nông nghiệp Ngân hàng nên đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng để có được chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tốt như : Trực tiếp cho vay hộ có quy mô lớn mang tính hàng hoá; Đối với hộ nhỏ lẻ, nhu cầu vốn ít thì phối hợp với nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên và các tổ chức đoàn thể xã hội khác để cho vay qua tổ nhóm vay vốn. Đối với các nhà máy chế biến thì thực hiện việc cho vay doanh nghiệp chuyển tải vốn tới hộ sản xuất nông nghiệp hoặc cho vay trực tiếp hộ sản xuất nông nghiệp thông qua doanh nghiệp…các hình thức chuyển tải vốn tín dụng được vận dụng phù hợp với từng quy mô và mô hình kinh tế cụ thể nên đã mang lại hiệu quả cao. 3.3.5.Thực hiện cho vay có trọng điểm Ưu tiên bố trí vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả để tăng trưởng tín dụng cho vay kinh tế hộ theo cả hai hướng: tăng thêm số hộ vay và tăng thêm suất đầu tư trên một hộ Quan tâm đối tượng khách hàng là các hộ trang trại, các hộ trong vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây con, các vùng chuyên canh để mở rộng tín dụng theo hướng tập trung hơn. 3.3.6. Ngân hàng chủ động tìm các dự án và tư vấn cho khách hàng. Một nguyên nhân dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ là do khách hàng không biết sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và tiêu thụ ở đâu. Để giải quyết vấn đề này, ngân hàng cần thực hiện các giải pháp sau: + Chủ động phối hợp cùng các ngành chức năng tìm dự án SXKD, đầu tư khép kín (từ SX-Chế biến-Tiêu thụ sản phẩm) theo nội dung QĐ 80/2002/QĐ-TTg nhằm giúp cho hộ sản xuất yên tâm trong bao tiêu sản phẩm. Ngân hàng cần tư vấn giúp khách hàng lập dự án và tính toán khả năng sinh lời của dự án. + Phối hợp với các cơ quan khoa học, kỹ thuật để giúp tư vấn cho khách hàng về kỹ thuật sản xuất, về cung ứng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. + Cùng với việc tăng trưởng tín dụng cho hộ sản xuất nông nghiệp cần chú trọng mở rộng đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã làm nhiệm vụ cung ứng vật tư, phân bón, thu mua chế biến nông sản để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. 3.3.7. Các giải pháp bổ trợ - Thường xuyên thực hiện điều tra khảo sát nắm chắc quy hoạch phát triển kinh tế đến từng địa bàn huyện, thị, từng vùng kinh tế để xác định đối tượng và cơ cấu đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển. Thực hiện tốt điều tra phân loại khách hàng đã vay và chưa vay để có chính sách và loại hình tín dụng phù hợp với từng nhóm khách hàng, thông qua đó có cơ chế ưu đãi đối với khách hàng có tín nhiệm, rút dần quan hệ tín dụng với những hộ sản xuất kinh doanh không có hiệu quả,chây ỳ không chịu trả nợ. Tiếp tục duy trì việc đặt sổ đăng ký vay vốn tại các thôn bản để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ vay vốn trong việc đăng ký nhu cầu vay vốn ngân hàng. -Tạo lập và củng cố mối quan hệ gắn bó với cấp uỷ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể của địa phương để tranh thủ sự hỗ trợ tích cực đối với chi nhánh -Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kiến thức kinh tế, pháp luật cho nhân viên ngân hàng đặc biệt là các cán bộ tín dụng để họ có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức đảm đương tốt các công việc được giao. -Bố trí sử dụng nguồn nhân lực. Việc bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ giữ vị trí rất quan trọng trong quản lý ngân hàng. Một khi nguồn lực được sử dụng đúng đắn và hợp lý sẽ tạo điều kiện cho từng cán bộ phát huy hết năng lực của mình, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. Muốn làm tốt việc này, trước hết Ban lãnh đạo ngân hàng phải đánh gía chính xác trình độ năng lực mỗi người làm cơ sở bố trí đúng người, đúng việc.Mặt khác, cần lưu ý đến tinh thần, ý thức trách nhiệm của cán bộ đối với công việc được giao và tiếp thu những nguyện vọng, ý kiến phản hồi từ mỗi người để ra quyết định một cách chính xác 3.4.Kiến nghị 3.4.1. Đối với Nhà nước - Nhà nước phải có chính sách ưu tiên đối với hoạt động ngân hàng nông nghiệp vì vốn đầu tư của NHNo đã góp phần thúc đẩy việc sản xuất hàng hoá và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Do đặc thù hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp, chứa đựng nhiều rủi ro, vì vậy việc quan tâm của Nhà nước rất quan trọng để tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động tốt hơn. -Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật đất đai 2003 nhất là hộ SX trang trại, để tạo điều kiện cho hộ sản xuất kinh doanh có đủ hồ sơ pháp lý hợp lệ thế chấp khi vay vốn. Nhiều trường hợp vay vốn rất cấp thiết nhưng vì không có tài sản thế chấp nào khác ngoài nhà, đất nhưng lại chưa được cấp giấy phép sử dụng nên hồ sơ cho vay không hoàn chỉnh, ngân hàng vì tránh mọi rủi ro có thể xảy ra nên không thể cho quyết định cho vay được. Vì vậy đó là một khó khăn cho cả khách hàng lẫn ngân hàng. - Có chính sách cung ứng yếu tố đầu vào cho nông dân, tạo điều kiện sản xuất tốt thì người nông dân cũng sẽ sử dụng vốn vay tốt hơn, nhà nước cần có chính sách bao tiêu sản phẩm, có cơ chế pháp lý trong việc thực hiện QĐ số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về chính sách tiêu thụ hàng hoá thông qua hợp đồng vì hiện nay khi bà con nông dân sản xuất ra sản phẩm nhưng vấn đề tiêu thụ thông qua hợp đồng cũng đang rất phức tạp. Việc thu mua chậm trễ, thanh toán chậm trễ dẫn đến khó khăn cho họ và cho việc thu nợ của ngân hàng. - Chỉ đạo các ngành chức năng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, đầu tư đồng bộ, nâng cao chất lượng sản phẩm của ngành nông nghiệp, thực hiện liên kết theo mô hình 4 nhà ( nhà nước-Nhà khoa học-Nhà đầu tư-Nhà nông). Có như vậy sản phẩm của ngành nông nghiệp mới được nâng lên, đáp ứng vươn xa ra thị trường Thế giới trong tình hình đất nước ta đã hội nhập. 3.4.2. Đối với Ngân hàng nhà nước -Ban hành cơ chế cho vay, cơ chế đảm bảo tiền vay kịp thời khi nhà nước đã có những chính sách thay đổi để hoạt động của NHTM phù hợp các quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn. Tiêu chuẩn hoá các tiêu thức đánh giá chất lượng hoạt động cho vay. - Trong ngành nông nghiệp rất hay gặp rủi ro do thiên tai xảy ra. Trong những trường hợp như vậy, NHNN nên có biện pháp đề xuất với chính phủ một số chính sách giúp đỡ ngân hàng nông nghiệp để tránh gánh nặng chịu rủi ro một mình cho ngân hàng nông nghiệp. 3.4.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam - Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện giao đơn giá tiền lương theo vùng có phần ưu tiên cho các tỉnh, huyện miền núi, đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp cán bộ tín dụng tiêu cực, vi phạm chế độ, tư cách đạo đức kém. - Hiện nay NHNo&PTNT sẽ gặp kho khăn nhiều hơn vì Ngân hàng chính sách xã hội cũng được chỉ định cho vay hộ sản xuất. Do vậy NHNo&PTNT Việt Nam có chế độ ưu tiên về cơ chế tài chính đối với các NHNo tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao…,cần nghiên cứu và cải tiến cho phù hợp hơn về cơ chế cho vay qua tổ nhóm, cơ chế giải ngân, thu nợ mô hình tổ chức cho vay lưu động. Nói chung tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn của hộ sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh. - Thực hiện đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại cho các chi nhánh NHNo&PTNT cơ sở, đảm bảo có nhiều sản phẩm tiện ích phục vụ cho khách hàng nhằm đáp ứng với yêu cầu hội nhập của nền kinh tế đất nước. Kết luận Xét cả phương diện lý luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng và là những vấn đề bức xúc nhất trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT, bởi lẽ chất lượng tín dụng phản ánh rõ nét kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi chi nhánh. Chất lượng tín dụng tạo lập nguồn thu nhập lợi nhuận chủ yếu, chất lượng tín dụng thể hiện trình độ tay nghề của cán bộ ngân hàng và người quản lý, chất lượng tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp cũng nói lên môi trường kinh doanh, điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng miền, mỗi địa phương, tập quán lao động sản xuất, trình độ kinh doanh tiên tiến hay lạc hậu của khách hàng đối với ngân hàng, chất lượng tín dụng hộ sản xuất khẳng định sự tồn vong của NHNo&PTNT vì nông dân là bạn đồng hành và là khách hàng chủ yếu của NHNo&PTNT. Đây cũng là điều kiện để thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngân hàng hiện nay, đồng thời làm tiền đề để ngân hàng thương mại trong quá trình hội nhập khu vực cũng như trên thế giới. Từ khi xác định con đường tồn tại duy nhất và lâu dài để hoạt động kinh doanh là “nông nghiệp, nông thôn và nông dân” NHNo&PTNT Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Thông qua việc đầu tư từ đồng vốn tín dụng ngân hàng có nhiều tác động đến nếp nghĩ, việc làm đã thực hiện đổi mới tác phong, lề lối làm việc, sớm thích nghi với nền kinh tế thị trường của các hộ sản xuất trong nông nghiệp, do đó trong những năm qua NHNo&pTNT Thanh Hoá đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất, không ngừng tăng trưởng nguồn vốn để mở rộng cho vay kinh tế hộ, góp phần xoá đói giảm nghèo, để thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng bài viết không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo 1.Giáo trình ngân hàng thương mại-Trường ĐHKTQD 2.Quản trị ngân hàng thương mại-Peter Rose 3.Tài liệu hội nghị tổng kết 15 năm (1991-2005) cho vay hộ sản xuất nông nghiệp. Tổng kết việc thực hiện NQLT 2308, NQLT 02 năm 2005 của NHNO&PTNT Thanh Hoá. 4.Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2006,mục tiêu và giả pháp trọng tâm năm 2007 của NHNo&PTNT Thanh Hoá 5.Báo cáo kết quả chỉ đạo thực hiện NQLT 2308,02 năm 2006.Mục tiêu và định hướng năm 2007 của NHNo&PTNT Thanh Hoá 6.Cẩm nang tín dụng -NHNo&PTNT Việt Nam-2002 7. Đầu tư phát triển kinh tế hộ-Nhà xuất bản lao động Hà nội 2006. Chủ biên Đỗ Tất Ngọc 8.Nghị quyết trung ương IV ( khoá VIII) và vấn đề tín dụng nông nghiệp nông thôn- NXB Chính trị quốc gia. 9.Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng. phụ lục 1: Báo cáo cho vay hộ sản xuất quý VI năm 2006 Đơn vị:triệu VNĐ, hộ dân loại cho vay Dsố phát sinh trong kì báo cáo Dư nợ cuối kì Số khách hàng còn dư nợ Cho vay thu nợ tổng số phân theo thời gian Nợ quá hạn Nợ cơ cấu lại Nợ xấu ngắn hạn Trung, dài hạn nhóm 3 nhóm 4 nhóm 5 I.Cho vay thông thường 892112 698644 2365734 1553956 811778 58681 49050 13400 2110 0 181921 1.Chi phí trồng trọt 412254 330823 1494557 1038078 456479 32729 26528 5500 895 11765 117874 2.Chi phí nuôi trồng thuỷ sản 7704 9931 62492 45220 177272 7453 5236 3094 557 1700 4856 3.Chi phí đánh bắt hải sản 6469 4189 57243 26735 30508 743 150 314 20 88 4492 4.Chi phí sản xuất muối 6759 7571 3103 2117 986 0 0 327 5.Cho vay thu mua lương thực 35660 34111 22343 17928 4415 170 200 40 25 1107 6.Cho vay nhập khẩu phân bón 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7.Cho vay thu mua cà phê 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 8.Cho vay chế biến, bảo quản nông, lâm, hải sản 49473 46511 72134 58238 13896 2934 3443 391 0 155 4550 9.Cho vay phát triển ngành nghề nông thôn 373793 265508 653862 365640 28222 14652 12145 4601 638 3869 48715 II.Cho vay theo lãi suất ưu đãi 121649 100735 637583 318086 319387 10949 11735 2840 1011 887 72738 1.Chi phí trồng trọt chăn nuôi 110654 92654 568309 284610 283699 10104 10695 2695 937 810 58823 2.Chi phí nuôi trồng thuỷ sản 455 795 2981 2308 610 292 3.Chi phí đánh bắt hải sản 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4.Chi phí sản xuất muối 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5.Cho vay thu mua lương thực 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 6.Cho vay nhập khẩu phân bón 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7.Cho vay thu mua cà phê 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 8.Cho vay chế biến, bảo quản nông, lâm, hải sản 3900 3550 3850 2500 1240 0 0 0 0 0 307 9.Cho vay phát triển ngành nghề nông thôn 6640 3736 62506 28668 33838 845 1040 145 74 77 6551 Trong đó Cho vay kinh tế trang trại 11428 6250 57644 33996 23648 281 384 50 0 0 1554 Tổng 1013761 799379 3003317 1872042 1131165 69630 60785 16240 3121 887 254662 Phụ lục 2:Hồ sơ vay *Hồ sơ do khách hàng lập: Đối với hộ sản xuất nông lâm ngư nghiệp vay vốn không phải thực hiện đảm bảo bằng tài sản: +Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án vay vốn -Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ vay vốn phải có thêm: +Biên bản thành lập tổ vay vốn +Hợp đồng làm dịch vụ -Hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp, phải có thêm: Hơp đồng làm dịch vụ -Doanh nghiệp vay để chuyển tải vốn cho hộ gia đình, cá nhân cần có thêm: +Hợp đồng cung ứng vật tư, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán; +Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị ngân hàng cho vay. *Hồ sơ do ngân hàng lập: -Báo cáo thẩm định, tái thẩm định -Các loại thông báo: thông báo từ chối vay, thông báo nợ quá hạn -Sổ theo dõi cho vay-thu nợ ( dùng cho cán bộ tín dụng). *Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập: -Hợp đồng tín dụng -Sổ vay vốn -Giấy nhận nợ -Hợp đồng bảo đảm tiền vay; -Biên bản kiểm tra sau khi cho vay -Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng ( trường hợp nợ bị rủi ro). Mục lục Lời mở đầu Chương 1: Những vấn đề chung về chất lượng cho vay hộ sản xuất nông nghiệp 1.1.Hộ sản xuất nông nghiệp tr3 1.1.1. Quan niện về hộ sản xuất nông nghiệp tr3 1.1.2. Phân loại hộ sản xuất tr3 1.1.3. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế tr4 1.1.4. ĐẶc điểm của hộ sản xuất nông nghiệp tr5 1.2. tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tr7 1.2.1. Vai trò tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển hộ sản xuất nông nghiệp tr7 1.2.2. Các loại hình cho vay tr10 1.2.3. Quy trình cho vay tr12 1.3. Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tr16 Chương 2:thực trạng về chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT Thanh Hoá 2.1.Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT Thanh Hoá tr30 2.1.1. Sự hình thành và phát triển tr30 2.1.2. Mạng lưới tổ chức tr31 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tr33 2.2. Thực trạng về chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT Thanh Hoá tr40 2.2.1. thực tế thực hiện quy trình cho vay tr40 2.2.2. Kết quả chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tr41 2.2.3. Những thành công đạt được về chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tr52 2.2.4. Những hạn chế và tồn tại tr52 Chương 3: Giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ sản suất nông nghiệp 3.1. Định hướng tr57 3.2. Mục tiêu tr58 3.3. Các giải pháp tr58 3.4.Kiến nghị tr64

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCDCV Ho SX.doc
Tài liệu liên quan