Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định dự án tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

Chúng ta biết rằng hệ thống chính sách của Nhà nước ảnh hưởng và chi phối tất cả các lĩnh vực xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá, tôn giáo, môi trường. Một sự thay đổi dù lớn hay nhỏ trong chính sách của Nhà nước ngay lập tức sẽ tác động đến toàn xã hội. Công tác thẩm định dự án đầu tư cũng không phải là ngoại lệ, nó luôn bị chi phối bởi các chính sách vĩ mô ở các mức độ khác nhau. Do vậy, để nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn không chỉ có lỗ lực của riêng Ngân hàng mà phải có sự trợ giúp đỡ phối hợp của các ngành các cơ quan hữu quan. Để thực hiện được điều này Nhà nước cần chú ý đến những vấn đề sau: - Chính phủ cần có những Nghị định nhằm đưa công tác kiểm toán phát huy hơn nữa vài trò của minh. Bên cạnh đó cũng phải có những chỉ thị cụ thể đối với Bộ tài chính nhằm làm cho các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước. - Hàng năm Chính phủ đều có những kế hoạch đầu tư phát triển cho từng vùng nhưng các dự án vẫn được các ngành thực hiện không đồng nhất : Có hiện tượng các dự án của ngành thì thừa các dự án của vùng thì thiếu. Chính những mâu thuẫn này làm cho công tác thẩm định tại các Ngân hàng trở nên khó khăn hơn. Bởi vì khi thẩm định phương diện thị trường thì nhu cầu những sản phẩm hàng hoá của vùng lại thiếu, nhưng xét trên toàn ngành thì tổng sản lượng lại thừa.

doc55 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định dự án tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Mặt khác, những ngày cuối tháng 12/2007 theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam , SGD đã động viên những khách hàng có điều kiện trả nợ trước hạn gần 100 tỷ đồng. • Xét theo kỳ hạn: Qua các năm qua, cơ cấu giữa cho vay ngắn hạn và TDH vẫn không có thay đổi đáng kể. Dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên dưới 70%) trong tổng dư nợ. Trong khi đó thì dư nợ TDH lại có xu hướng giảm. Chính điều này làm cho tỷ trọng dư nợ ngắn hạn càng cao trong tổng dư nợ. Năm 2007 Ngân hàng có một số khoản tín dụng sau: Tín dụng ngắn hạn: Trong năm 2007, SGD tiếp tục đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị có tình hình tài chính lành mạnh, sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh cao, sức tiêu thụ lớn. Qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh như: Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú, Công ty Cổ phần Dược Trung ương. Tín dụng TDH: SGD tích cực chủ động thẩm định những dự án đầu tư TDH khả thi của các đơn vị để đầu tư như: Dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất bê tông lạnh của Viện máy và Dụng cụ Công nghiệp 16 tỷ VND; Dự án của Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, đầu tư dây chuyền sản xuất đèn huỳnh quang với tổng số tiền đầu tư 17 tỷ VND; Dây chuyền kéo cáp đồng của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ điện Trần Phú 21 tỷ VND. • Xét theo đối tượng: Đã có sự chuyển dịch đáng kể về cơ cấu, dư nợ tín dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) năm 2005 chỉ chiếm có 40,27% thì đến năm 2007 đã chiếm đến 55,01% tổng dư nợ tương đương với 659 tỷ VND. Đồng thời thì tỷ trọng dư nợ ở các doanh nghiệp quốc doanh (DNQD) giảm từ 59,73% năm 2005 xuống còn 44,99% năm 2007. Tuy nhiên cùng với xu hướng giảm xuống của tổng dư nợ thì dư nợ của từng đối tượng cũng giảm nhanh qua các năm. Đến năm 2007 dư nợ ở các DNQD chỉ còn bằng 44% so với năm 2005. Dư nợ ở DNNQD năm 2007 giảm nhẹ hơn khi chỉ bằng 80% so với năm 2005. • Xét theo đảm bảo tiền vay: Trong hai năm 2005 và 2006 tình hình dư nợ có khả quan khi mà dư nợ có tài sản đảm bảo luôn nằm trên con số 50% tổng dư nợ. Nhưng đến năm 2007 con số này đã giảm xuống nghiêm trọng chỉ còn chiếm 31% tổng dư nợ. Tuy rằng trong những năm gần đây, Ngân hàng đã có những thay đổi quan trọng về nhận thức đối với đảm bảo tiền vay và an toàn tín dụng (theo kế hoạch thì dư nợ có tài sản đảm bảo năm 2007 chiếm 62% tổng dư nợ). c) Công tác bảo lãnh: Trong năm qua, SGD NHNo&PTNT VN tiếp tục phát triển và đa dạng hóa các nghiệp vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp như: Bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh mở L/C; bảo lãnh bảo hành… Các nhu cầu bảo lãnh của các doanh nghiệp, Ngân hàng đều giải quyết kịp thời nhanh chóng. Nhiều dự án được Ngân hàng bảo lãnh đã trúng thầu. Tiếp đó Ngân hàng cung cấp vốn kịp thời để thực hiện các dự án đã trúng thầu. Tổng dư bảo lãnh đến 31/12/2007 là 279 tỷ VND. d) Hoạt động thanh toán quôc tế và kinh doanh ngoại hối Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tại SGD ngày càng được mở rộng và phát triển, nâng cao năng lực phục vụ khách hàng. SGD đã làm tốt công tác dịch vụ về thanh toán quốc tế như: Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền kiều hối gồm chuyển tiền qua mạng Swift và chuyển tiền Western Union; Dịch vụ phát hành và thanh toán L/C, nhờ thu nhập khẩu… ; Các dịch vụ mua bán ngoại tệ. Nhờ vậy mà trong năm 2007, thu dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế và bảo lãnh đạt 4,4 tỷ VND (chiếm 41% trong tổng thu phí) và lãi kinh doanh ngoại tệ đạt 482 triệu VND. e) Công tác tiền tệ – kho quỹ. Công tác bảo đảm an toàn kho quỹ và giấy tờ có giá luôn được đặt lên hàng đầu. Phối hợp giữa lực lượng bảo vệ và công an để vận chuyển tiền an toàn. Trong năm qua hoạt động kho quỹ được đảm bảo an toàn, không để xảy ra mất mát, sai sót. Thu chi tiền mặt đảm bảo kịp thời, chính xác. Tài sản thế chấp được đảm bảo an toàn, khớp đúng. Năm 2007, tổng thu tiền mặt đạt: 7.645 tỷ VND và tổng chi tiền mặt đạt: 7.358 tỷ VND. Ngoài ra thu chi tiền mặt ngoại tệ với khối lượng lớn. Tổng thu chi tiền mặt ngoại tệ đạt: 68.299.795 USD và 11.017.857 EUR. Cán bộ SGD đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính liêm khiết nhiều lần trả tiền thừa cho khách hàng. Trong năm đã trả tiền thừa 229 món với tổng số tiền 517 triệu VND. f) Công tác kế toán – tài chính. Do áp dụng chương trình hiện đại hóa Ngân hàng nên các kênh thanh toán qua Ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Mặc dù lượng chứng từ thanh toán lớn và đường truyền liên tục bị lỗi nhưng SGD đã bố trí cán bộ hợp lý, cộng với sự cố gắng, nhiệt tình của cán bộ giao dịch nên việc thanh toán vẫn kịp thời, chính xác, không gây ách tắc cho khách hàng trong giao dịch. Trong năm 2007 doanh số thanh toán đạt 90.390 tỷ VND, trong đó doanh số thanh toán không dùng tiền mặt là 80.975 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 90%. Thu dịch vụ đạt 10.749 triệu VND, đạt 90% kế hoạch và bằng 131% so với năm 2006. g) Kết quả thu chi tài chính Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng thu nhập 270 280 468 Tổng chi phí 200 299 348 Lợi nhuận 70 -19 120 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm: 2005, 2006, 2007) Như vậy sau một năm thua lỗ (năm 2006) thì đến năm 2007 SGD bắt đầu lãi trở lại. Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là do tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập năm 2007 là 67% cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của tổng chi phí năm 2007 là 16%. II.Thực trạng tình hình thẩm định dự án đầu tư tại SGD NHNo & PTNT Việt Nam. 2.1. Tình hình chung Các dự án đầu tư thuộc diện quản lý và xem xét của SGD chủ yếu là trang bị lại kỹ thuật, mở rộng và cải tạo nên thời hạn đầu tư ngắn thường từ 3 năm trở đến năm 5, hình thức này giúp cho Ngân hàng có khả năng thu hồi vốn nhanh, tính chính xác của dự án đầu tư cao hơn và khả năng có thể xẩy ra rủi ro thấp. Theo cách này tốc độ tăng trưởng cho vay trung dài hạn tăng khá nhanh trong các năm qua. Hiện nay, việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của từng năm, dựa trên các báo cáo quyết toán năm do doanh nghiệp lập và gửi Ngân hàng. Phân tích tính khả thi của dự án đầu tư chủ yếu dựa trên các số liệu tính toán của luận chứng kinh tế kĩ thuật, kết hợp với việc thu thập đánh giá chính xác các thông tin đó của cán bộ thẩm định. Giai đoạn kiểm tra sau khi cho vay cũng được thực hiện chặt chẽ với những lần trực tiếp xuống cơ sở của cán bộ thẩm định. Trách nhiệm của khoản vay gắn liền với trách nhiệm của các cán bộ thẩm định nên việc kiểm tra, kiểm soát các món vay được các cán bộ thẩm định thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao. Khi phát hiện được doanh nghiệp nào sử dụng vốn vay sai mục đích. Ngân hàng đã kiên quyết xử lý dưới các hình thức sau: Trưng thu ngay số vốn đã phát ra, bắt hoàn trả bằng tiền từ những khoản thu khác, thanh lý tài sản, đồ dùng có giá trị hoặc thanh lý tài sản thế chấp, phạt không quan hệ tín dụng. SGD NHNo & PTNT Việt Nam có quan hệ giao dịch rộng rãi với nhiều doanh nghiệp và các cơ quan trong và ngoài ngành Ngân hàng nên nguồn thông tin tín dụng của Ngân hàng tương đối dồi dào. Với các nguồn thông tin này chất lượng công tác thẩm định tín dụng sẽ được nâng lên rất nhiều. Ngoài ra, Ngân hàng cũng rất chú trọng đến việc lấy thông tin trực tiếp từ khách hàng như : Phỏng vấn người xin vay, điều tra trực tiếp tại cơ sở … nên chất lượng của thẩm định được nâng lên rõ rệt. Với thời gian hoạt động tuy ngắn nhưng Ngân hàng đã tạo được uy tín tốt đối với khách hàng và các Ngân hàng bạn, các tổ chức tín dụng. Các tổ chức này đã mạnh dạn rót vốn cho các dự án thông qua việc thẩm định và dải ngân của Ngân hàng. Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định luôn chú trọng đến việc phân tích đánh giá mức độ tổng hợp vốn đầu tư, thời điểm rót vốn, tiến độ rót vốn của dự án để nguồn đầu tư được sử dụng có hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất. Công tác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ theo định kì đã giúp cho Ngân hàng nắm được những thông tin mang tính cập nhật về kế hoạch sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng để từ đó có những biện pháp theo dõi và có thể đưa ra những quyết định phù hợp. Về khả năng quản lý và khả năng sản xuất kinh doanh cũng đã được Ngân hàng chú ý tới, các khoản tín dụng lớn thường được phê duyệt đối với khách hàng có đủ năng lực và uy tín. Để hạn chế rủi ro Ngân hàng luôn luôn chú trọng đến nguyên tắc vốn vay phải có vật tư hàng hoá tương đương đảm bảo theo nghị định 178/199/NĐ - CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ. Những trường hợp khách hàng thế chấp bằng tài sản cố định và giấy tờ có giá trị đều được xem xét một cách chặt chẽ và chỉ khi chứng minh được tính hợp pháp và đúng đắn của nó thì Ngân hàng mới chấp nhận. Việc định kì hạn nợ Ngân hàng rất coi trọng, nó liên quan đến việc Ngân hàng quyết định lượng vay vốn. Vì nếu kì hạn nợ không đúng với chu kì sản xuất, thời điểm tiêu thụ sản phẩm thì sẽ dễ dẫn đến vốn vay sử dụng sai mục đích hoặc chưa trả được nợ đã phải ra hạn nợ. Còn nếu lượng vốn vay quá nhiều sẽ gây tình trạng thừa vốn còn vay ít quá thì không đủ điều kiện tiến hành sản xuất. Khi vốn vay rơi vào một số trường hợp nêu trên thì rất có thể dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng trong việc thu nợ. Nhờ nhận thức như vậy mà trong nhiều năm qua Ngân hàng đều đảm bảo đủ vốn cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh, chỉ có một số ít kì hạn nợ không đúng phải ra hạn nợ. Thực trạng trên đây của SGD NHNo & PTNT Việt Nam trong quá trình thẩm định các dự án đầu tư đã nêu bật những mặt mạnh mà Ngân hàng đã làm được trong những năm qua. Tuy nhiên trong công tác thẩm định này còn nhiều điều bất cập, đòi hỏi Ngân hàng phải tiếp tục đổi mới công nghệ để theo kịp với sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước và trên toàn thế giới. Để có những nhận xét cụ thể trong công tác thẩm định tại SGD NHNo & PTNT Việt Nam tôi xin trình bày kết qủa thẩm định một dự án cụ thể của SGD và qua đó sẽ đánh giá chất lượng thẩm định của công tác này. 2.2. Kết quả thẩm định dự án “ Đầu tư xây dựng nhà máy gạch ốp lát cao cấp từ đất sét nung ” A/ THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VAY VỐN: I/ Năng lực pháp lý: - Tư cách pháp nhân: Công ty Gốm xây dựng Hạ long là doanh nghiệp nhà nước- đơn vị thành của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng thuộc Tổng công ty 90. + QĐ thành lập số 081A ngày 24/3/1994 của Bộ xây dựng v/v thành lập doanh nghiệp nhà nước: Nhà máy gạch Hạ long trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp Thuỷ tinh và Gốm xây dựng- Bộ xây dựng. + QĐ số 482/BXD-TCLĐ ngày 30/7/1995 của Bộ trưởng Bộ xây dựng v/v đổi tên doanh nghiệp nhà nước (Đổi tên nhà máy gạch Hạ long thành công ty Gốm xây dựng Hạ long thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng). - Giấy phép kinh doanh số 104973 do Uỷ ban kế hoạch Tỉnh Quảng ninh cấp ngày 07/12/1997. Ngành nghề kinh doanh: Công nghiệp sản xuất gạch ngói. II/ Lịch sử phát triển, khả năng tài chính, khả năng quản lý của khách hàng: 1/ Lịch sử phát triển và tình hình hoạt động SXKD: - Ngày thành lập, quy mô vốn, tài sản: Công ty Gốm xây dựng Hạ long được thành lập ngày 24/3/1994 hiện đang quản lý 3 cơ sở sản xuất là Nhà máy gạch Tiêu Giao, Nhà máy gạch Giếng đáy và Xí nghiệp gạch Yên Hưng. Trong đó: + Nhà máy gạch Tiêu Giao được đầu tư đồng bộ dây chuyền thiết bị của Bungari, qua các giai đoạn đầu tư bổ sung, cải tạo hiện tại nhà máy đạt công suất 60 triệu viên gạch quy tiêu chuẩn (QTC)/năm với các sản phẩm gạch xây, gạch chống nóng, gạch trang trí và ngói lợp thông thường. + Xí nghiệp gạch Yên Hưng: Sản phẩm chủ yếu là gạch xây các loại, nung bằng lò đứng. + Nhà máy gạch Giếng Đáy do Ba Lan trang bị đồng bộ từ năm 1978 với dây chuyền chế biến tạo hình, lò sấy phòng và lò nung Hopman. Đến năm 1996 do máy móc thiết bị lạc hậu nên Nhà máy tạm ngừng sản xuất, các thiết bị còn lại như nhà xưởng, lò nung, hầm sấy cần được sửa chữa để đưa vào phục vụ dây chuyền sản xuất gạch ốp lát cao cấp bằng đất sét nung. Đến 30/9/2001 nguồn vốn kinh doanh của công ty là 9.881 triệu đồng. Trong đó: -> Vốn cố định: 8.066 triệu đồng Ngân sách cấp: 6.144 triệu đồng Vốn tự bổ sung: 1.922 triệu đồng -> Vốn lưu động: 1.815 triệu đồng (ngân sách cấp). - Số lượng lao động: Đến 30/9/2001 tổng số lao động của Công ty là 905 người. Trong đó lao động gián tiếp là 77, lao động trực tiếp là 828. - Các mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu, quy mô, số lượng, chất lượng: + Mặt hàng kinh doanh: Sản xuất gạch ngói các loại phục vụ xây dựng các công trìng công nghiệp và dân dụng. + Quy mô: Đvị: 1.000 viên Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng + ; - % so năm trước Số lượng + ;- % so năm trước Số lượng + ; - % so năm trước 1. Gạch R60 - 2 45.662 185% 35.522 78 % 36.491 103 % 2. Gạch R150 6V 4.693 99% 3.992 85 % 2.737 69 % 3. Gạch nem tách 395 23% 2.409 610 % 3.493 145 % 4. Gạch nát nền 813 100% 1.555 191 % 2.805 180 % 5. Ngói lợp 22V/m2 3.407 100% 4.846 142 % 6.907 143 % + Chất lượng: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng của ngành, đảm bảo tiêu thụ trên thị trường trong nước và đã xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Năm 2005 sản phẩm của công ty được bình chọn là 1 trong 10 mặt hàng đạt chất lượng cao. 2/ Số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính: Đơnvị: Triệu đồng Các chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả qua các năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I/ Tình hình SXKD - Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 20.175 23.318 18.642 - Doanh thu bán hàng nt 21.806 22.903 22.179 - Lợi nhuận ròng nt 6 6 501 II/ Tình hình tài chính 1/ Tài sản có: Triệu đồng 34.368 36.375 32.877 a. TSLĐ và ĐT ngắn hạn nt 12.137 14.203 11.866 + Tiền nt 21 5 137 + Nợ phải thu nt 4.050 4.188 4.438 Trong đó: nợ khó đòi nt 0 28 0 + Hàng tồn kho nt 5.503 8.458 5.570 + TSLĐ khác nt 2.563 1.552 1.721 b. TSCĐ và ĐT dài hạn nt 22.231 22.172 21.011 + Tài sản cố định nt 22.029 22.096 20.608 Trong đó: Nguyên giá nt 40.838 42.193 42.467 Khấu hao nt ( 18.809 ) ( 20.097 ) ( 21.859 ) + Chi phí XDCB d/dang nt 202 76 403 2/ TS nợ và nguồn nt 34.368 36.375 32.877 vốn chủ sở hữu a. Nợ phải trả nt 22.762 24.763 22.389 + Nợ ngắn hạn nt 11.329 14.258 12.486 + Nợ dài hạn nt 11.210 10.357 9.376 + Nợ khác nt 223 148 527 b. N/vốn chủ sở hữu nt 11.606 11.612 10.488 III/ Các chỉ tiêu K/tế + Tỷ suất lợi nhuận % 0,05 0,05 4,78 + Tỷ lệ T. toán nhanh % 36 29 37 + Hệ số tài trợ % 34 32 32 Nhận xét: - Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp 2 năm 2005,2006 đạt thấp (0,05 %) mới chỉ ở mức duy trì và bảo toàn được vốn. 9 tháng năm 2001 doanh nghiệp kinh doanh đã có lãi ( 4,78 % ), như vậy trong sản xuất kinh doanh đơn vị đã có xu hướng phát triển khả quan. - Tỷ lệ thanh toán nhanh của đơn vị đạt ở mức < 0,5 % điều đó sẽ khó khăn cho doanh nghiệp trong thanh toán nhanh 1 số khoản nợ đến hạn . - Hệ số tài trợ của đơn vị đạt theo tỷ lệ cho phép, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chiếm trên 30 % trên tổng tài sản nợ. Điều đó giúp cho đơn vị tự chủ về tài chính trong kinh doanh. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm ( 2005, 2006, 2007) đều có lãi. - Tình hình tài chính của đơn vị ổn định, quan hệ tín dụng với ngân hàng lành mạnh, không có nợ quá hạn, không có lãi treo. B/ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ I- Cơ sở pháp lý của dự án: - Luận chứng kinh tế kỹ thuật: Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy gạch ốp lát cao cấp từ đất sét nung do Công ty Tư vấn xây dựng và phát triển vật liệu xây dựng thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng lập. II- Sự cần thiết của dự án: Trong những năm gần đây hoà vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, ngành xây dựng nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Thị trường các sản phẩm vật liệu xây dựng đã hình thành và phát triển nhanh chóng trên địa bàn cả nước. Nằm trong sự phát triển chung đó các sản phẩm trang trí hoàn thiện công trình xây dựng cơ bản cũng có những chuyển biến lớn về số lượng, chất lượng và phong phú về mẫu mã, chủng loại trên thị trường. Các đơn vị sản xuất gạch từ đất sét nung trước đây chỉ sản xuất các sản phẩm gạch xây, gạch chống nóng thông thường và ngói các loại nay đã bắt đầu tập trung nghiên cứu đưa vào sản xuất các sản phẩm gạch ốp lát từ đất sét nung (gạch chẻ hay gạch nem tách). Các sản phẩm này hiện đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Ước tính sản lượng sản xuất và tiêu thụ hàng năm khoảng trên 20 triệu m2 ( giá bán trong nước loại sản phẩm này từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng/m2) , riêng Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 2000 đạt 10,8 triệu m2, năm 2006 dự kiến từ 15->16 triệu m2 và bước đầu xuất khẩu sang Australia. Hiện nay Công ty Gốm xây dựng Hạ Long đã và đang sản xuất loại sản phẩm trên bằng dây truyền sản suất lò nung Tuynel, chất lượng của sản phẩm chưa cao, để xuất khẩu được ra thị trường nước ngoài, ngoài việc lựa chọn kỹ sản phẩm sau khi nung, công ty còn phải thực hiện việc cắt gọt thủ công bán thành phẩm sau khi tạo hình, do chất lượng khâu gia công nguyên liệu và tạo hình chưa đạt yêu cầu mong muốn. Mặc dù hao phí nhân công lớn, nhưng tỷ lệ sản phẩm đạt để xuất khẩu còn thấp, thông thường khoảng 100 m2 mới chọn được 1 m2 cho xuất khẩu. Xuất phát từ yêu cầu trên, Công ty Gốm xây dựng Hạ Long thấy cần thiết phải mở rộng sản xuất, đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất gạch ốp lát từ đất sét nung với chất lượng cao ( Split Tile) vì nó có một tiềm năng rất lớn, ngoài việc tiêu thụ trong nước còn là mặt hàng xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Do đó, việc đầu tư một dây chuyền sản xuất sản phẩm gạch ốp lát từ đất sét nung với công nghệ và thiết bị tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt chất lượng châu Âu ở Việt Nam, nhất là ở miền Bắc là rất cần thiết. Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường, góp phần làm phong phú thêm về chủng loại sản phẩm gạch ốp lát trang trí cao cấp. III- Thẩm định phương diện thị trường: 1/ Tổng quan về quan hệ cung - cầu của sản phẩm: Hiện nay, ở nước ta duy nhất mới có 1 nhà máy đầu tư đồng bộ công nghệ và thiết bị châu Âu để sản xuất các sản phẩm gạch ốp lát từ đất sét nung (Split Tile) đạt được yêu cầu kỹ thuật cao là công ty TNHH Norco tại tỉnh Bình dương. Công ty TNHH Norco đi vào hoạt động từ tháng 10/2000, với công suất thiết kế 500.000 m2 sản phẩm/năm, hiện nay đang phát huy ở giai đoạn I là 300.000 m2 SP/năm. Do công suất nhỏ và sản phẩm sản xuất ra xuất khẩu tới 40% sang thị trường Australia nên việc mở rộng cung cấp cho thị trường trong nước còn hạn chế. Giá bán của công ty Norco hiện nay từ 85.000 đồng đến 110.000 đồng/1 m2 sản phẩm. Như vậy có thể thấy rằng gạch ốp lát từ đất sét nung với chất lượng cao (Split Tile) có một tiềm năng rất lớn, ngoài việc tiêu thụ trong nước còn là mặt hàng xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường, góp phần làm phong phú thêm về chủng loại sản phẩm gạch ốp lát trang trí cao cấp. 2/ Đối tượng, phương thức tiêu thụ sản phẩm: - Đối tượng tiêu thụ sản phẩm: chủ yếu là khách hàng trong nước và xuất khẩu 1 phần ra thị trường nước ngoài đã có của Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng như thị trường Nga, Nhật, Australia, Malaysia. - Phương thức tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm gạch ốp lát cao cấp là sản phẩm được sản xuất trên dây truyền thiết bị công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn châu Âu. Do đó công tác tiêu thụ sản phẩm được coi là khâu quan trọng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. Công ty Gốm xây dựng Hạ Long áp dụng nhiều phương thức tiêu thụ. 3/ Tình hình cạnh tranh trên thị trường: - Thế mạnh của sản phẩm sản xuất nêu trong dự án so với sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường: Với ưu thế về nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng tốt, sản phẩm gạch ốp lát cao cấp từ đất sét nung được sản suất trên dây trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, có cấu trúc bền với thời tiết, chịu mài mòn, đặc biệt có màu sắc tự nhiên và độ bền cơ học cao, tại thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất 1 nhà máy tại tỉnh Bình Dương là sản xuất loại sản phẩm trên do công ty TNHH Norco nắm giữ, chủ yếu là tiêu thụ tại thị trường Miền nam và xuất khẩu, công suất tối đa chỉ đạt 500.000 m2 sản phẩm năm, giá bán sản phẩm lại từ 85.000 - 110.000 đồng / m2 , Trong khi đó công suất thiết kế của nhà máy gạch ốp lát cao cấp từ đất sét nung sẽ đầu tư đạt 1.000.000 m2 / năm, giá bán lại chỉ có 55.000 m2 sản phẩm, chất lượng sản phẩm như nhau. Mặt khác nếu phân tích kỹ hơn về mối quan hệ của thị trường vật liệu xây dựng giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới trong giai đoạn tới cùng với việc cắt giảm, tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan và ra nhập vào khu vực tự do mậu dịch với các nước ASEAN và tổ chức mậu dịch thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm trên . IV- Phương diện kỹ thuật: 1/ Quy mô dự án: - Sản phẩm sản xuất tại nhà máy là các sản phẩm gạch ốp lát với các kích thước cơ bản sau: kích thước gạch chưa tách ( mm ) Kích thước gạch đã tách ( mm ) 200 x 200 x 45 200 x 200 x 13 250 x 250 x 45 250 x 250 x 13 300 x 300 x 55 300 x 300 x 15 400 x 400 x 55 400 x 400 x 15 Ngoài ra còn một số chủng loại gạch ốp lát có kích thước khác như: 240 x 60, 240 x 100, 240 x 117, 300 x 100, gạch bậc cầu thang. - Công suất dự kiến: Năm thứ nhất: phát huy 70% công suất thiết kế = 700.000 m2 Năm thứ hai: phát huy 90% công suất thiết kế = 900.000 m2 Năm thứ ba trở đi: phát huy 100% công suất thiết kế = 1.000.000 m2 Với công suất như trên sản phẩm có khả năng tiêu thụ ổn định trên thị trường trong và ngoài nước. - Lý do để chọn công nghệ: Công nghệ sản xuất gạch ốp lát bằng lò nung Tuynel là công nghệ mới, được lựa chọn bảo đảm tính hiện đại, có khả năng sản xuất các sản phẩm gạch ốp lát với nhiều mầu sắc và chủng loại khác nhau kể cả các sản phẩm có kích thước lớn. - Phương thức chuyển giao công nghệ: + Cung cấp các số liệu kỹ thuật về các thiết bị và một chu trình công nghệ tối ưu để nghiên cứu đưa ra mặt bằng tổng thể của nhà máy. + Cung cấp các bản vẽ thiết kế kỹ thuật và thông số chi tiết đối với những phần thiết bị tự cung cấp, chế tạo trong nước đảm bảo tính chính xác và đồng bộ của dây chuyền. + Cung cấp tất cả các văn bản hướng dẫn vận hành, sổ tay bảo dưỡng và các tài liệu khác theo yêu cầu của bên mua. + Đào tạo cán bộ, công nhân cho nhà máy tại nước ngoài. 2/ Nguyên, nhiên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác: - Nguồn nguyên liệu chủ yếu từ đất sét và Samốt. + Nguồn nguyên liệu đất sét công ty Gốm XD Hạ Long đang sử dụng rất thích hợp cho việc sản xuất các sản phẩm gạch ngói đất sét nung. Các mỏ sét này đã được nhà nước cấp giấy phép quản lý và khai thác, trữ lượng ước tính khoảng 1,2 triệu m3 trong đó lượng đất sét tốt có thể sử dụng cho sản xuất sau này khoảng 800.000 m3 - đáp ứng cho nhà máy hoạt động liên tục đến 30 năm. Ngoài ra còn có các mỏ sét trong tỉnh như mỏ sét Kim sen (Đông triều) có trữ lượng 3,5 triệu m3. + Nguồn Samốt được lấy từ các mảnh vỡ sản phẩm và các mảnh liên kết hai viên sản phẩm khi chẻ tách, phần còn lại sẽ thu mua các sản phẩm vỡ từ các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung khác trên địa bàn. */ Dự kiến nhu cầu khối lượng các nguyên liệu: Loại nguyên liệu Tỷ lệ phối liệu (%) Khối lượng ng.liệu sử dụng (tấn/ năm) Đất sét 75 33.296 Samốt 25 10.108 Cộng 100 43.404 - Nhiên liệu: để đảm bảo tính kinh tế của dự án, vừa ổn định về mặt chất lượng sản phẩm và tính đồng bộ của thiết bị đốt trong khâu sấy và nung sản phẩm thì toàn bộ hệ sấy phòng và lò nung Tuynel trong dây chuyền sẽ sử dụng nhiên liệu đốt là dầu DO. Theo dự tính lượng dầu DO cần thiết dùng trong 1 năm là 1.884 tấn. 3/ Địa điểm và kế hoạch triển khai dự án: - Lý do chọn địa điểm: Địa điểm xây dựng: tại mặt bằng nhà máy gạch Giếng đáy thuộc phường Giếng đáy- Thành phố Hạ Long do công ty Gốm xây dựng Hạ Long đang quản lý, sử dụng. Lý do chọn địa điểm: Sẵn có mặt bằng và cơ sở sản xuất cũ còn lại của nhà máy gạch Giếng đáy, rất thuận lợi về giao thông vận tải cũng như việc cung cấp điện, nước. Ngoài ra còn đảm bảo về mặt môi trường sinh thái. - Quy mô giải pháp kiến trúc: + Xây dựng mới các hạng mục: Nhà SX chính 4.968 m2; nhà làm việc 2 tầng 288 m2; kho nguyên liệu, kho thành phẩm, phòng thí nghiệm và xưởng cơ khí 4.968 m2; phòng điều hành, phòng điều khiển lò nung, sấy 64 m2; nhà đặt máy biến áp, máy phát điện; nhà đặt trạm cung cấp dầu; nhà đặt máy nén khí; nhà để xe 120 m2 đường nội bộ, móng và bệ máy các loại, hệ thống điện động lực chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, bể chứa và các công trình phụ trợ khác. + Cải tạo nhà làm việc 2 tầng, diện tích 300 m2 làm phòng thí nghiệm, xưởng cơ khí và kho vật tư; nhà thay ca cũ 400 m2 làm nhà ăn ca, nhà tắm và nhà vệ sinh cho công nhân. - Khả năng quản lý thi công của chủ đầu tư: sau khi dự án được phê duyệt Công ty sẽ tiến hành triển khai làm các thủ tục liên quan đến dự án đúng theo chế độ quy định, trong quá trình thi công xây lắp sẽ tính toán cụ thể và vạch ra tiến độ chi tiết phù hợp với việc cung cấp và nhập thiết bị từ nước ngoài. Lịch thi công: tiến độ thực hiện trong 11 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt dự án đầu tư. V- Thẩm định phương diện kinh tế - tài chính: 1/ Dự toán và nguồn vốn đầu tư: - Tổng vốn đầu tư của dự án : 79.634 triệu đồng - Trong đó: + Vốn đầu tư cố định: 75.996 triệu đồng + Vốn lưu động: 3.638 triệu đồng ( Vốn đầu tư dài hạn theo hạng mục đầu tư). Đơn vị: triệu đồng Cơ cấu đầu tư Số tiền Tỷ trọng % - Nhà cửa, vật kiến trúc 18.651 24,5 - Thiết bị công nghệ 42.210 55,5 - Thiết bị phụ trợ 2.755 3,6 - Chi phí khác 7.753 10,2 - Dự phòng 2.500 3,3 - Lãi vay NH trong thời gian xây dựng 2.127 2,9 Cộng 75.996 100 - Cân đối nguồn vốn đầu tư: + Vốn tự có + huy động: 7.996 triệu đồng Tỷ lệ: 11% + Vốn vay ngân hàng: 68.000 triệu đồng Tỷ lệ: 89% Đơn vị: Triệu đồng - Nhà cửa vật kiến trúc 18.651 - Thiết bị công nghệ 42.210 - Thiết bị phụ trợ 2.755 - Chi phí khác 2.257 - Lãi vay NH thời gian XD 2.127 Cộng 68.000 2/ Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn: Tính tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư, Doanh thu điểm hòa vốn: (biểu sốII). Năm Tỷ suất sinh lời/ Vốn đầu tư (% ) Doanh thu điểm Hòa vốn ( triệu đ) Thời gian hoà vốn ( tháng ) 1 ( 1,1) 36.979 12,6 2 9,0 35.598 8,8 3 9,3 34.936 7,7 4 10,4 33.254 7,2 5 11,1 31.802 6,9 6 11,8 30.347 6,6 7 14,3 25.218 5,5 8 14,9 23.766 5,2 9 19,9 13.388 2,9 10 19,9 13.388 2,9 + Nhận xét: Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư của dự án đạt tương đối cao, tốc độ của dự án trong những năm cuối đạt từ 14 - 19,9 %. Với điểm hoà vốn trên của dự án trong các năm, đảm bảo dự án kinh doanh có lãi. với điểm hòa vốn trên , thời gian hoà vốn của dự án rất cao, đặc biêt trong các năm cuối của đời dự án. - Tính NPV, IRR: NPV = 29.630 triệu => dự án trên có lãi IRR = 16 % = > lớn hơn lãi suất tiền vay ngân hàng tại thời điểm hiện nay, chứng tỏ dự án đầu tư sẽ có hiệu quả. - Thời gian hoàn vốn: - Thời gian hoàn vốn vay: = 68.000 = 6,99 năm 9.734 - Thời gian hoàn vốn đầu tư = 75.996 = 7,97 năm 9.538 Với chỉ số trên, sẽ thuận lợi cho việc thu hồi vốn đầu tư và vốn vay ngân hàng. - Độ nhạy của dự án : + IRR = 10% + NPV = 6.215 triệu đồng. Trường hợp tăng chi phí sản xuất lên 10%: IRR = 13% + NPV = 16.563 triệu đồng. Với 2 trường hợp trên dự án đều có lãi, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ lớn hơn lãi suất tiền vay ngân hàng. VI- Phương án cho vay, thu nợ: 1. Phương án cho vay: - Phương thức cho vay: theo dự án đầu tư - Hình thức phát tiền vay: Căn cứ hợp đồng tín dụng, các hợp đồng, chứng từ thanh toán khối lượng, hợp đồng mua bán máy móc thiết bị, biên bản nghiệm thu để phát tiền vay theo tiến độ thi công của dự án. 2. Phương án thu nợ: - Nguồn trả nợ hàng năm: (bảng tính kế hoạch hoàn vốn ) + Từ khấu hao: Trích 89 % nguồn KHCB + Lợi nhuận: Trích 25 - 30 % nguồn lợi nhuận thu đợc hàng năm - Thời gian cho vay: 95 tháng - Thời gian thu nợ: 84 tháng VII- Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay: Công ty Gốm xây dựng Hạ Long là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng. Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm (2005,2006 và 2007) đều có lãi, tình hình tài chính ổn định, quan hệ tín dụng với Ngân hàng tốt (không có nợ quá hạn, không có lãi treo). Căn cứ Nghị định số 178/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000, Thông tư 06/2001/TT-NHNN1 ngày 04/4/2001.Quyết định cho công ty Gốm xây dựng Hạ Long vay không có tài sản lảm đảm bảo. * Đánh giá chất lượng của dự án. Thông qua nghiên cứu dự án và tờ trình thẩm định cuả SGD em thấy Ngân hàng đánh giá dự án còn một số vấn đề, cụ thể ở những điểm sau: Thứ nhất : Thẩm định về sự cần thiết phải đầu tư: Căn cứ vào tờ trình thẩm định cảu Ngân hàng và dự án ta ước tính sản lượng gạch ốp lát tiêu thụ tại địa phương 20 - 21 triệu m2/ năm, trong đó gạch tiêu thụ của doanh nghiệp chiếm hơn 50%. Nếu đầu tư dây truyền mới này sản lượng của doanh nghiệp chỉ còn 1 triệu m2/ năm giảm gần 10 lần và giá bán lại tăng 2,5 lần so với sản phẩm cũ . Một câu hỏi được đặt ra là liệu với sản phẩm mới này của công ty có được thị trường chấp nhận hay không ? Theo dự án thì sản phẩm này được bán ở thị trường trong nước là chủ yếu, một phần là được xuất khẩu sang nước ngoài. Nhưng trên thì trường hiện nay có rất nhiều loại gạch ốp lát của công ty trong nước và nước ngoài sản xuất với nhiếu chất lượng khác nhau giá cả cũng khác nhau.Vậy với loại gạch này doanh nghiệp có trụ được trên thị trường hay không là câu hỏi đặt ra cần phải xét. Thứ 2: Thẩm định về phương diện tài chính. Trong bảng tình hình sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2005 ;2006; 2007 của công ty Ngân hàng thẩm định là doanh nghiệp làm ăn bảo toàn được vốn và có lãi. Nhưng theo em số liệu này cần phải xem xét đánh giá lại vì: - Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp qua 2 năm 2005, 2006 đều là 6 triệu trong khi đó số hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2006 tăng so với năm 2005 là 2.955 triệu đồng, đầu tư năm 2006 tăng so với năm 2005 là 2005 triệu đồng trong khi đó tỷ suất lợi nhuận của 2 năm này đều là 0.05%. - Nhưng đến năm 2007: tỷ suất lợi nhuận của công ty tăng lên 4,78% tăng gấp 95,6 % so với năm 2006, đầu tư trong năm giảm so với năm trước là 3.498 triệu đồng, lợi nhuận ròng lại tăng 501 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 83,5%. Đây là một con số đáng nghi ngờ. Vậy theo em Ngân hàng cần phải nên kiểm tra lại độ chính xác của của báo cáo tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngân hàng cần phải xem xét độ chính xác báo giá của dây truyền công nghệ sản xuất của doanh nghiệp có đúng và hợp lý không, hay doanh nghiệp khải man lên để vay Ngân hàng được nhiều tiền hơn. 2.3. Đánh giá về thực trạng thẩm định dự án tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam 2.3.1. Kết quả đạt được Trong những năm gần đây, công tác thẩm định dự án đầu tư được SGD NHNo & PTNT đặc biệt coi trọng và có những mặt nổi bật sau: Trong công tác thẩm định tín dụng, nhờ có nhận thức đúng đắn và quán triệt được phương châm “ mở rộng tín dụng đến đâu chắc đến đấy và phải có hiệu quả đến đó .” nên công tác thẩm định đã được coi trọng trong khi xét duyệt cho vay. Quy trình thẩm định của SGD NHNo & PTNT được coi là tương đối chặt chẽ và có tính khoa học. Các bước xét duyệt một món vay có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có tính bổ sung cho nhau. Chính nhờ vậy nên thực hiện đầy đủ các bước của quy trình thẩm định thì cán bộ thẩm định có thể kiểm tra đầy đủ các thông tin của dự án. Do công tác thẩm định tín dụng được tiến hành nghiêm túc cho nên đến năm 2006 và năm 2007 Ngân hàng luôn luôn đảm bảo được tỷ lệ nợ quá hạn < 5% trên tổng dư nợ. Đặc biệt là nợ quá hạn trong cho vay trung dài hạn giảm 1927 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 43,42% so với năm 2006 đây là một con số đáng tự hào của Ngân hàng. Vì có sự sắp xếp cán bộ hợp lý, phù hợp với khả năng và năng lực từng người nên những dự án đầu tư xin vay, cán bộ thẩm định đã đi sâu kiểm tra xem xét mọi phương diện của dự án, từ đó phân tích đánh giá kĩ lưỡng để đưa ra quyết định cuối cùng có đầu tư hay không. Xuất phát từ đây mà các cán bộ thẩm định ra kỳ hạn nợ rất sát với chu kì sản xuất đồng thời bám sát và kiểm tra đôn đốc thu nợ đạt kết quả tốt. Các cán bộ thẩm định đã dần dần xâm nhập vào thị trường bám sát các đơn vị kinh tế cơ sở, giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân * Xét về phía Ngân hàng Công tác thẩm định là một công tác phức tạp đòi hỏi sự hiểu biết rộng trong nhiều lĩnh vực. Vì vậy, đòi hỏi các cán bộ làm công tác này phải có một trình độ tổng hợp cao. Nhưng các cán bộ ở Ngân hàng mới phần nào đáp ứng được những yêu cầu trên vì họ chưa thích ứng được với một nền kinh tế sôi động, hiện đại và các dự án đầu tư ngày càng lớn, tính rủi ro ngày càng cao. Sự tiếp thu các công nghệ thẩm định tiên tiến, trình độ ngoại ngữ, vi tính các hiểu biết về đời sống kinh tế xã hội… còn hạn chế. Các thông tin trong nền kinh tế hiện nay luôn thay đổi mà công tác thẩm định đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên. Do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thường xuyên tự đổi mới và cập nhật những kiến thức này. Điều này hiện nay tại Ngân hàng còn được thực hiện một cách rất hạn chế. Chưa có quá trình bồi dưỡng thường xuyên của các cán bộ thẩm định cũng như chưa có sự hỗ trợ của phòng vi tính trong Ngân hàng. Các số liệu kinh tế tổng hợpC, các văn bản liên quan đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế – xã hội chưa được khai thác triệt để. * Về phía Ngân hàng Một số doanh nghiệp hiện nay làm ăn chưa có định hướng kế hoạch lâu dài, không coi trọng uy tín của chính mình họ sẵn sàng làm mọi chuyện để rút vốn của Ngân hàng. Bằng chứng thủ đoạn như lập dự án giả để lấy tiền hoạt động sai mục đích, đưa ra mức doanh thu quá cao làm tăng mức khả thi của dự án. Một số dự án vay vốn tại Ngân hàng chỉ là một phần, một mảng của dự án phát triển tổng thể của doanh nghiệp, có trường hợp doanh nghiệp vay vốn đầu tư một thiết bị lẻ trong dây chuyền sản xuất … . Như vậy, việc tính toán hiệu quả kinh tế của dự án rất khó khăn và thường là tính doanh thu, chi phí lợi nhuận chung của cả dây truyền, hoặc toàn doanh nghiệp. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn Ngành Ngân hàng tuy đã có những tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn còn những yếu kém trong cơ chế hoạt động, điều hành, cạnh tranh, công nghệ Ngân hàng còn lạc hậu. Trình độ, năng lực của các Ngân hàng thẩm định dự án chưa đạt yêu cầu, chưa đủ kinh nghiệm thẩm định những dự án lớn phức tạp. Bên cạnh đó quan hệ của các Ngân hàng thương mai chưa chặt chẽ, chưa có sự phối hợp, chưa có sự hỗ trợ lẫn nhau trong công tác thẩm định dự án đầu tư, thẩm định dự án ở từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Vai trò chỉ đạo trong hướng dẫn, hỗ trợ quản lý của Ngân hàng Nhà nước về thẩm định chưa tốt. Thông tin tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam về tình hình xu hướng phát triển trong các ngành kinh tế trong từng thời kỳ còn ít, chưa kịp thời nên Ngân hàng thiếu căn cứ thông tin và thẩm định. Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng Ngân hàng đầy đủ. Việc thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê chưa nghiêm túc, đại đa số các số liệu, quyết toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa được thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Số liệu phản ánh không chính xác thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính doanh nghiệp đặc biệt là khối kinh tế ngoài quốc doanh. Ngoài ra các cơ quan chịu trách nhiệm cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý Nhà nước đối với bất động sản chưa thực hiện kịp thời việc cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ đang sở hữu, hoặc sử dụng tài sản. Do đó trong việc thế chấp và thế chấp vay vốn. Ngân hàng khó khăn phức tạp nhiều khi bị ách tắc. Hiệu lực của các cơ quan hành pháp chưa đáp ứng yêu cầu tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế hợp đồng dân sự, phát mại tài sản, cầm cố, bảo lãnh, chưa bảo vệ được quyền lợi chính đáng của Ngân hàng. Việc tổng hợp thông tin, đánh giá xếp loại doanh nghiệp hiện có cơ quan nào chính thức thực hiện. Như ở Mỹ có 2 tổ chức đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp theo các chỉ số tài chính. Họ có thể sắp xếp thứ tự theo năng lực tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả … thứ tự sắp xếp gồm ba chữ cái hoa hoặc thường. Ví dụ AAA, AAB… Để các điều kiện đầu tư có thể căn cứ vào đó để bỏ vốn đầu tư của mình các doanh nghiệp cũng xếp hạng cao thì mức độ rủi ro đầu tư càng nhỏ. Định hướng phát triển kinh tế của ngành, từng địa phương, trong Tổng công ty chưa cụ thể, chưa khả thi hoặc chủ chương của các ngành hữu quan không thống nhất dẫn đến tình trạng khó khăn cho công tác thẩm định và quyết định cho vay ở chỗ, xét về mặt tài chính thì đạt nhưng xét về mặt kinh tế - xã hội thì không được có thể tại khu vực doanh nghiệp hoạt động thì thiếu sản phẩm đó nhưng trên bình diện chung thì là thừa và ngược lại ngoài ra những quy hoạch phát triển kinh tế không ổn định sẽ làm dự án ngừng hoạt động CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SGD NHNo & PTNT VIỆT NAM. I. Định hướng công tác thẩm định trung và dài hạn trong năm 2008. Ở nước ta hiện nay từ Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đến các Ngân hàng thương mại cổ phần đều đang đối mặt với những thách thức liên quan đến chất lượng của các khoản cho vay. SGD NHNo & PTNT Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức này và đang có gắng thực hiện tốt công tác thẩm định dự án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả cho vay và đã có những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường đang phát triển rất sôi động hiện nay thì mọi thứ luôn thay đổi và phát triển. Điều này phù hợp, thích hợp với hôm nay nhưng ngày mai nó đã trở nên lạc hậu không còn phù hợp nữa, đó là quy luật của sự phát triển và thay thế. Đứng trước những khó khăn và tồn taị trong công tác thẩm định nói chung và tại SGD NHNo & PTNT nói riêng , theo tôi cần phải có những biện pháp sau nhằm để nâng cao chất lượng cho vay đặc biệt là trong công tác thẩm định những món vay. Để thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng trong năm 2008 đặc biệt là trong công tác thẩm định dự án trung và dài hạn trước khi cho vay thì Ngân hàng đã đặt ra các mục tiêu phải thực hiện như sau: Tổng nguồn vốn tăng bình quân 10% so với năm 2007 ( bình quân đạt 130 tỷ đồng). Dư nợ bình quân đạt 95 tỷ đồng ( trong đó vốn vay trung và dài hạn chiếm 50%). Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện thể lệ chế độ nghiệp vụ của tất cả các chuyên đề theo quy định của ngành nhằm phát hiện, ngăn ngừa, khắc phục những tồn tại thiếu sót để hoạt động kinh doanh của chi nhánh tăng hiệu quả song phải đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản. II. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam. 2.1. Giải pháp về công tác thẩm định tài chính. Phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn : từ trước đến nay, mặt phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn chưa được coi trọng trong công tác thẩm định. Nhiều cán bộ tín dụng chỉ đánh giá qua loa hoặc chỉ nêu ra các con số mà chưa phân tích kỹ. Đây là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng. Như vậy một mảng khá quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay lại chưa được thực hiện nghiêm chỉnh. Để nâng cao chất lượng thẩm định, chi nhánh một mặt phải đặt ra yêu cầu đối với mỗi cán bộ thẩm định là trong nội dung tờ trình thẩm định cần phân tích kĩ năng lực tài chính của khách hàng vay vốn, mặt khác tổ chức bồi dưỡng nâng cao khả năng phân tích tài chính của cán bộ thẩm định. 2.2. Phân tích tài chính của dự án vay vốn Trong nội dung quy trình đã đưa ra các chỉ tiêu cơ bản để phân tích hiệu quả của dự án, song để việc phân tích dự án với thực tế, cán bộ thẩm định cần tham khảo giá thị trường cũng như các dự án khác tương tự để phân tích được toàn diện . 2.3. Giải pháp về thu thập , đánh giá chất lượng và xử lý thông tin Thông tin chính là cơ sở để cán bộ thẩm định tiến hành các bước phân tích, đánh giá, thẩm định dự án vay vốn. Thông tin đầy đủ, nhiều chiều với độ tin cậy cao có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả thẩm định. Để có được thông tin có chất lượng cao, cán bộ thẩm định cần thu thập, chọn lọc từ nhiều nguồn, song cần chú ý khai thác các nguồn sau: 2.4. Thông tin từ doanh nghiệp vay vốn. Trong quá trình hoàn tất hồ sơ, thủ tục xin vay, doanh nghiệp vay vốn có trách nhiệm cung cấp thông tin cần thiết cho Ngân hàng. Đó là: phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch vay vốn - trả nợ, các báo cáo tài chính thời điểm gần nhất, các giấy tờ khác có liên quan… và các thông tin khác mà Ngân hàng thu được qua phỏng vấn người vay. Đối với các báo cáo tài chính : thông thường cán bộ tín dụng căn cư vào báo cáo tài chính để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn, song rất khó xác định độ tin cậy của báo cáo tài chính đó. Hiện nay Bộ tài chính đã ban hành “ Quy chế kiểm toán nội bộ ” để làm căn cứ cho doanh nghiệp Nhà nước áp dụng tại doanh nghiệp nhưng việc thực hiện chưa mang tính bắt buộc. Còn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, việc kiểm tra các báo cáo tài chính lại còn khó hơn, công tác kế toán chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, chủ yếu là theo hình thức ghi sổ. Thông tin thu được thông qua phỏng vấn khách hàng vay vốn: nguồn thông tin này khá quan trọng, nếu biết cách khai thác và tận dụng nó, cán bộ thẩm định có thể thu được kết quả khả quan. Trước khi tiến hành phỏng vấn, cần xác định rõ mục đích nội dung phỏng vấn và cách thức tiến hành phỏng vấn. Công tác chuẩn bị này phải xác định một cách tỷ mỉ và kĩ lưỡng, điều quan trọng là không được xem nhẹ kết quả thu được qua phỏng vấn. 2.5. Thông tin thu thập từ các nguồn khác Ngoài các thông tin thu thập từ chính các doanh nghiệp vay vốn, Ngân hàng có thể khai thác nhiều nguồn thông tin khác : Thông tin từ các Ngân hàng có quan hệ giao dịch với khách hàng vay vốn; Thông tin từ các doanh nghiệp cung cấp và tiêu thụ; Từ các công ty kiểm toán; Từ trung tâm tín dụng hoặc trung tâm phòng ngừa rủi ro… Nguồn thông tin có rất nhiều, do yêu cầu lượng thông tin phải đầy đủ nhiều chiều nên Ngân hàng phải mất khá nhiều thời gian để thu thập. Để đảm bảo tính hiệu quả của việc cung cấp và thu thập thông tin, nên cải tiến hệ thống thông tin tín dụng cho phù hợp với yêu cầu của Ngân hàng, các doanh nghiệp cũng như với các đối tượng khác cần thông tin, mọi nguồn thông tin đều được tập trung ở trung tâm tín dụng. Trung tâm này sẽ cung cấp thông tin cho cả doanh nghiệp và Ngân hàng. Các chỉ tiêu số liệu thu thập và cung cấp thông tin cần được cải tiến theo hướng đa dạng hơn. Từ các thông tin thu thập được, trung tâm tiến hành phân tích xếp loại các doanh nghiệp các tổ chức tín dụng, căn cứ vào xếp loại này để cân nhắc quyết định cho vay. 2.6. Ứng dụng tin học trong phân tích thẩm định dự án Trong khi phân tích, thẩm định tính khả thi và hiệu quả của dự án, với một dự án có quy mô lớn, các dữ liệu đầu vào nhiều và phức tạp thì việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của dự án cũng như tính toán dòng thu - chi cũng chiếm một phần thời gian đáng kể của cán bộ thẩm định. Khi đưa vào nhiều chỉ tiêu của phương pháp thẩm định tiên tiến ( IRR, NPV, phân tích hòa vốn, phân tích độ nhạy…), phần tính toán rất nhiều mà sử dụng máy tính thông thường thì sẽ rất vất vả đối với cán bộ thẩm định. Như vậy, khi có nguồn thông tin đầu vào chính xác, ta có thể sử dụng các hàm tài chính trong Excel để tự động hoá các khâu tính toán các chỉ tiêu kinh tế. Với các yêu cầu bức thiết của hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, tương lai sẽ có các chương trình phần mềm dùng cho công tác thẩm định dự án, cán bộ thẩm định chỉ cần nhập dữ liệu đầu vào, chương trình máy tính sẽ tự động tính toán và in ra các bảng biểu phân tích tài chính. 2.7. Nâng cao trình độ cán bộ thẩm định Một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định là trình độ cán bộ công tác thẩm định. Mọi quyết định đúng sai của cán bộ lãnh đạo phụ thuộc khá nhiều vào đội ngũ cán bộ thừa hành, tác nghiệp. Để thực hiện tốt các nội dung trong quá trình thẩm định, các cán bộ thẩm định cần được trang bị các kiến thức sau: Ngân hàng cần tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định nâng cao trình độ và sâu sát thực tế, có thể mời các chuyên gia thuộc các lĩnh vực có liên quan về nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm trong Ngân hàng và với các Ngân hàng bạn, cung cấp các nguồn tài liệu tham khảo của các tác giả trong và ngoài nước … Trước mắt cần tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ thẩm định một cách cụ thể để có chính sách tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp sử dụng cán bộ hợp lý phù hợp với yếu cầu của công việc. Đưa chương trình tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng vào trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn ngành. III. Kiến nghị Ở nước ta hiện nay từ Ngân hàng quốc doanh lớn đên các Ngân hàng thương mại cổ phần đều phải đối mặt với những thách thức liên quan đến chất lượng của các khoản cho vay. SGD NHNo & PTNT Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức này và cũng cố gắng thực hiện tốt công tác thẩm định dự án nhằm nâng cao hiệu quả cho vay. Hiện đã có những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên mọi thứ luôn thay đổi và phát triển, điều phù hợp với hôm nay nhưng ngày mai đã trở lên lạc hậu không còn phù hợp nữa, đó là quy luật của sự phát triển và thay thế. Các giải pháp về nghiệp vụ nêu trên là những đề xuất đối với Ngân hàng, song để nâng cao chất lượng thẩm định, khác là hoàn thiện khâu kiểm tra trước trong quy trình nghiệp vụ cho vay cần có sự phối hợp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành có liên quan cùng với việc tạo dựng một môi trường kinh tế, pháp lý thuận lợi. 3.1. Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Trong quá trình thẩm định theo nội dung quy trình, cán bộ thẩm định gặp nhiều khó khăn do một số quy định của Ngân hàng Nhà nước và của NHNo, chưa thực sự tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định hoàn thiện nội dung quy trình thẩm định. Nên phê duyệt quyết định thành lập tổ thẩm định, quỹ thẩm định để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định. Các cán bộ tín dụng cần đánh giá kỹ hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp khi thẩm định dự án. 3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước cần từng bước thực thi chính sách lãi suất thị trường để cho các Ngân hàng thương mại có sự linh hoạt cho lĩnh vực đầu tư các dự án. Ngân hàng nhà nước là cơ quan điều hành, trực tiếp của các Ngân hàng thương mại thì nhất thiết phải có những hỗ trợ các Ngân hàng thương mại trong công tác thẩm định. Ngoài những cuộc hội thảo nhằm bàn bạc đúc rút ra những kinh nghiệm thẩm định tại các Ngân hàng thương mại nhất thiết phải tổ chức những khoá học thường niên cho các cán bộ thẩm định do các chuyên gia của WB, IMF hoặc của một số nước khác có ngành Ngân hàng phát triển để họ có thể nắm bắt được những tiến bộ, ứng dụng thành công vào công tác thẩm định của mình. 3.3. Kiến nghị với Nhà nước. Chúng ta biết rằng hệ thống chính sách của Nhà nước ảnh hưởng và chi phối tất cả các lĩnh vực xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá, tôn giáo, môi trường.. Một sự thay đổi dù lớn hay nhỏ trong chính sách của Nhà nước ngay lập tức sẽ tác động đến toàn xã hội. Công tác thẩm định dự án đầu tư cũng không phải là ngoại lệ, nó luôn bị chi phối bởi các chính sách vĩ mô ở các mức độ khác nhau. Do vậy, để nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn không chỉ có lỗ lực của riêng Ngân hàng mà phải có sự trợ giúp đỡ phối hợp của các ngành các cơ quan hữu quan. Để thực hiện được điều này Nhà nước cần chú ý đến những vấn đề sau: - Chính phủ cần có những Nghị định nhằm đưa công tác kiểm toán phát huy hơn nữa vài trò của minh. Bên cạnh đó cũng phải có những chỉ thị cụ thể đối với Bộ tài chính nhằm làm cho các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước. - Hàng năm Chính phủ đều có những kế hoạch đầu tư phát triển cho từng vùng nhưng các dự án vẫn được các ngành thực hiện không đồng nhất : Có hiện tượng các dự án của ngành thì thừa các dự án của vùng thì thiếu. Chính những mâu thuẫn này làm cho công tác thẩm định tại các Ngân hàng trở nên khó khăn hơn. Bởi vì khi thẩm định phương diện thị trường thì nhu cầu những sản phẩm hàng hoá của vùng lại thiếu, nhưng xét trên toàn ngành thì tổng sản lượng lại thừa. KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của nền kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Thương mại ngày càng đóng vai trò một “mắt xích” quan trọng trong tiến trình đi lên của đất nước. Đại diện cho vinh dự này của Ngân hàng Thương mại là họat động tín dụng, trong đó có hoạt động TDTDH, nó góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng đất nước trên con đường Công nhiệp hóa – Hiện đại hóa. Qua đây ta thấy việc nâng cao chất lượng TDTDH mang lại hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng nói chung và có ý nghĩa quyết định đến thành công của SGD NHNo&PTNT VN nói riêng trong chiến lược của mình. Qua quá trình thực tập tại SGD NHNo&PTNT VN, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo hướng dẫn và các cô chú, anh chị công tác trong SGD, em đã hoàn thành việc nghiên cứu đề tài: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN TẠI SGD NHNO&PTNT VN“ Do trình độ còn hạn chế, chuyên đề của em chắc chắn sẽ không tránh được sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để em có thể hiểu biết sâu hơn về đề tài mà em đã quan tâm. Và em cũng mong rằng chuyên đề của em sé góp một phần nào đó dù là rất nhỏ vào sự nghiệp đổi mới hiện đại hóa hoạt động Ngân hàng, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.,TS. Vũ Văn Hóa; PGS.,TS. Đinh Xuân Hạng – Giáo trình Lý thuyết Tiền tệ – Nhà xuất bản Tài chính – Hà Nội 2005 2. PGS.,TS. Nguyễn Thị Mùi – Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại – Nhà xuất bản tài chính – 2005 3. Peter S.Rose – Quản trị Ngân hàng Thương mại – Nhà xuất bản Tài chính – 2001 4. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của SGD NHNo & PTNT Việt Nam năm 2005, 2006, 2007 5. Các văn bản pháp luật của Nhà nước 6. Các Website: www.sbv.gov.vn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam www.mof.gov.vn : Bộ tài chính www.vneconomy.com.vn : Thời báo kinh tế Việt Nam 7. Một số tài liệu tham khảo khác NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG THỰC TẬP Hà Nội, ngày...... tháng....... năm 2008 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24969.doc