Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và nền công nghiệp đang còn kém phát triển so với thế giới . Nhưng những năm gần đây thì kinh tế Việt Nam càng ngày càng phát triển tuy với quy mô còn hạn chế nhưng đó cũng là bước khởi đầu tốt cho nền kinh tế Việt Nam. Những khó khăn và thách thức cũng như cơ hội cho kinh tế phát triển là rất nhiều . Để kinh tế Việt Nam phát triển một cách thuận lợi thì nghành Ngân hàng có một vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển đó .Nên Ngân hàng đã có nhiều giải pháp trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng mà chủ chốt là nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng . Chất lượng thẩm định gắn liền với hiệu quả kinh doanh. Vì thế các NHTM và NHNo phải có một định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng .Ngân hàng nào làm tốt công tác này thì việc thu hồi nợ gốc, lãi dễ dàng thuận lợi,tỷ lệ nợ qua hạn ít Đối với nền kinh tế huyện Hương Khê thì vai trò của NHNo huyện rất lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Bộ mặt kinh tế của huyện ngày càng được thay đổi , đời sống của người dân được cải thiện và từng bước đi lên . Song để đứng vững trên nền kinh tế thị trường trong quá trình hội nhập hiện nay thì chất lượng thẩm định của Ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tạo những bước đi vững chắc và phát triển lâu dài .
Trải qua hơn 50 năm kể từ ngày thành lập đến nay,ngân hàng No&PTNT Huyện Hương khê ngày càng lớn mạnh và phát triển ,cạnh tranh và đứng vững trong cơ chế thị trường Đó là một thành quả đáng ghi nhận,nhìn lại chặng đường kể từ khi ngân hàng mới sơ khai cho đến nay biết bao lớp người ông người cha đi trước đã phải hy sinh xương máu và nước mắt đóng góp xây dựng quê hương ngay càng giàu đẹp .Ngân hàng No&PTNT Hương khê được như ngày hôm nay là nhờ công lao to lớn của các thế hệ đi trước .Đội ngũ cán bộ ngân hàng Hương khê đã thay đổi qua nhiều thời kỳ,lớp cán bộ này về hưu hoặc chuyển đi công tác ở huyện khác.Nhưng tất cả đều chung sức đồng lòng vượt qua mọi khó khăn thử thách vì sự nghiệp của ngành .
53 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Hương Khê - Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nội dung cần thiết của quá trình thẩm định khách hàng,là cơ sơ để quyết định cho vay hay không cho vay.Do đó chất lượng báo cáo thẩm định ngày càng được nâng cao .Nhưng bên cạnh đó còn nhiều nhược điểm :
-Trình độ năng lực của cán bộ thẩm định còn nhiều hạn chế nên để viết một báo cáo thẩm định còn lúng túng .Nội dung trong báo cáo không thống nhất,các nội dung còn lặp đi lặp lại nhiều lần.một số báo cáo thẩm định chưa toát được nội dung của quá trình thẩm định
2.6.Bước 6.Tái thẩm định
Căn cứ vào hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định của CBTD,trưởng phòng tín dụng tiến hành tái thẩm định nếu thấy cần thiết hoặc khoản vay bắt buộc phải tái thẩm định.
Trưởng phòng tín dụng có thể tái thẩm định trực tiếp hoặc gián tiếp
*Gián tiếp : Trưởng phòng tín dụng phải dựa vào bộ hồ sơ đã có,vào các định mức kinh tế kỷ thuật,dựa vào quy chế,chế độ quy định để tính toán lại các số liệu,dự liệu,các chỉ tiêu, đồng thời đối chiếu,so sánh với quy chế cho vay để xác định các điều kiện cần và đủ của khoản vay.Từ đó đưa ra các đề xuất,kết quả của việc tái thẩm định.
*Trực tiếp : Trưởng phòng tín dụng tiến hành kiểm tra thực tế tại khách hàng.Việc kiểm tra cũng phải căn cứ vào hồ sơ vay vốn do CBTD trình lên .Từ đó xem xét việc cung cấp thông tin của khách hàng và việc thu thập thông tin có trung thực không,kiểm tra và đánh giá lại giá trị TSĐB xem việc đánh giá TSĐB của CBTD đã chính xác chưa,mức cho vay đã phù hợp với mức quy định chưa.
Sau khi công việc tái thẩm định hoàn tất và kết quả tái thẩm định trùng với kết quả thẩm định của CBTD,Trưởng phòng tín dụng phải lập báo cáo tái thẩm ghi rõ các ý kiến của mình trên báo cáo tái thẩm định trình giám đốc .Nếu kết quả tái thẩm và thẩm định không khớp nhau,giá trị tài sản đảm bảo không đúng với kết quả của CBTD thì trưởng phòng tín dụng phải báo cáo bằng văn bản về lý do không cho vay của mình hoặc về mức cho vay theo giá trị TSĐB đã xác định lại .
Công tác tái thẩm định tại ngân hàng Hương khê đã phát hiện được một số khách hàng không đảm bảo các điều kiện vay vốn,cho vay vượt mức quy định so với tài sản đảm bảo,việc thu thập thông tin chưa chính xác.Nên kịp thời ngăn chặn việc đầu tư cho vay sai,cho vay vi phạm quy chế.Do đó hạn chế được rủi ro trong kinh doanh Nhưng còn có một số hạn chế như sau:
-Việc tái thẩm định chưa chặt chẽ,chưa thường xuyên còn đang uỷ thác cho cán bộ tín dụng,nhiều lúc việc tái thẩm định chủ yếu là đánh giá lại tài sản nhưng chưa đi sâu vào tính toán lại các số liệu của dự án xem dự án đã căn cứ vào các định mức kinh tế kỷ thuật chưa.Do đó hiệu quả của việc tái thẩm định chưa cao,dẫn đến một số khách hàng đầu tư vào dự án không có hiệu quả,không có khả năng trả nợ cho ngân hàng
2.7.Bước7.Phê duyệt cho vay
Các bước phê duyệt cho vay bao gồm :
Bước1.Sau khi nghiên cứu,thẩm định các điều kiện vay vốn,CBTD lập báo cáo thẩm định ghi ý kiến đề nghi xét duyệt cho vay của mình với nội dung:đồng ý cho vay ,phương thức cho vay,mức cho vay ,lãi suất ,thời hạn vay,hạn trả nợ cuối cùng,phân kỳ hạn nợ (đói với những khoản vay trung hạn) kèm hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng
Bước 2.Trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại hồ sơ,các yếu tố trên hồ sơ đã đầy đủ chính xác chưa,về thủ tục giấy tờ của bộ hồ sơ còn thiếu gì nữa không,sau đó ghi ý kiến của mình vào báo cáo thẩm định với nội dung :Đồng ý cho vay,phương thức cho vay,mức cho vay,lãi suất,thời hạn vay,hạn trả nợ cuối cùng,phân kỳ hạn trả nợ(đối với những khoản vay trung hạn) kèm hồ sơ vay vốn trình giám đốc phê duyệt
Bước 3.Căn cứ vào hồ sơ cho vay ,căn cứ vào báo cáo thẩm định và ý kiến đề xuất của CBTD,trưởng phòng tín dụng ,giám đốc sẽ phê duyệt khoản vay với các nội dung như :Đồng ý cho vay,phương thức cho vay,mức cho vay,lãi suất,thời hạn vay,hạn trả nợ cuối cùng của món vay,phân kỳ hạn trả nợ (đói với những khoản vay trung hạn )
3-Kết quả thẩm định trong giai đoạn 2005-2009
3.1.Số lượng khách hàng vay vốn tư nhân doanh nghiệp từ năm 2005-2009
Nhờ có chủ trương phát triển kinh tế của huyện tăng cường mở rộng các mô hình chăn nuôi như bò lai sin,chăn nuôi lợn siêu nạc có sự hỗ trợ lãi của huyện,phát triển các mô hình kinh tế trang trại như: trang trại trồng cam, bưởi, trồng các loại cây keo tràm,gió,trầm.Đồng thời nhờ sự gúp đỡ của chính quyền địa phương mà hoạt động của ngân hàng trong những năm qua phát triển và ổn định.Số lượng khách hàng vay vốn đến năm 2009 tăng lên vượt bậc.
BẢNG 12:SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG VAY VỐN 2005-2009
Đơn vị : Người
TT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
1
Tổng số khách hàng
3.361
4.117
5.746
6.842
8.250
2
Khách hàng doanh nghiệp
3
5
8
10
13
2
Khách hàng hộ SXKD
3.358
4.112
5.738
6.832
8.237
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số lượng khách hàng vay tăng liên tục năm sau cao hơn năm trước .Đến năm 2009 số khách hàng có dư nợ tăng so với năm 2005 là 4.889 người,tốc độ tăng 145%,chiếm 31.4% dân số trên địa bàn
3.2.Dư nợ các năm 2005-2009
NHNo&PTNT Huyện Hương Khê thực hiện với phương châm “đi vay để cho vay” vừa mở rộng đầu tư vừa gắn chặt chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh là hàng đầu. Bám sát định hướng tăng trưởng dư nợ của toàn ngành, các chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế địa phương.
Trong 5 năm qua với sự quyết tâm nỗ lực của toàn thể anh chị em cán bộ nhân viên bằng nhiều giải pháp tích cực, sáng tạo nên hoạt động cho vay của chi nhánh đã vượt qua được những khó khăn, giữ vững ổn định và tiếp tục phát triển cả về tốc độ tăng trưởng và chất lượng đầu tư. Kết quả hoạt động cho vay đáng được ghi nhận, đối tượng cho vay của ngân hàng Hương Khê chủ yếu là cho vay kinh tế hộ và theo phương thức cho vay từng lần.
Kết quả hoạt động cho vay được thể hiện qua biểu sau:
BẢNG 13.TỔNG HỢP DƯ NỢ QUA CÁC NĂM 2005-2009
Đơn vị: Triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng dư nợ
100.852
123.522
201.123
239.500
345.689
Cho vay ngắn hạn
57.175
58.103
95.818
137.653
146525
Cho vay trung hạn
43.677
65.419
105.305
101.847
199.164
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ của ngân hàng liên tục tăng trong các năm, trong đó cho vay kinh tế hộ là chủ yếu.
Đ
ể đạt được kết quả như vậy là trong những năm qua ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng mà còn mở rộng tín dụng, mở rộng đối tượng đầu tư, triển khai chính sách khách hàng theo đề án chiến lược kinh doanh đã được TW phê duyệt bên cạnh đó thực hiện việc giao khoán đến từng cán bộ tín dụng. Chính vì vậy mà dư nợ của ngân hàng luôn tăng trưởng trong những năm qua. Ngân hàng luôn tạo sự cân đối giữa cho vay trung, dài hạn và ngắn hạn thích ứng với nguồn vốn huy động tại địa phương và mục đích sử dụng vốn của khách hàng.
Việc cho vay hộ sản xuất đã được NHNo&PTNT Huyện Hương Khê mở rộng xuống từng thôn xã cho hàng ngàn hộ vay vốn để phát triển kinh tế, nhìn chung NHNo&PTNT Huyện Hương Khê nhờ chế độ ưu đãi về lãi xuất tiền vay cho người nông dân cùng với Quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện tháo gỡ những vướng mắc mà ngày càng mở rộng và phát triển với hiệu quả cao.
3.3.Chất lượng khách hàng
Hương khê là một huyện miền núi dân cư ở đây không phải là người bản xử mà là dân góp từ các huyện các tỉnh khác đổ về,sống xen kẻ đủ các thành phần: công chức có,buôn bán có,sản xuất có ...nên nhận thức cũng khác nhau,nhu cầu về cuộc sống cũng khác nhau.Việc đầu tư cho vay hết sức là phức tạp,đặc biêt là việc thu hồi nợ càng khó khăn hơn, nhất là các hộ kinh doanh buôn bán và hộ nông dân.Vì thế đòi hỏi cán bộ tín dụng vừa khôn khéo vừa phải nắm chắc nghiệp vụ năng động sáng tạo tìm hiểu và lựa chọn khách hàng đầu tư cho vay.Nhờ vậy trong mấy năm qua dư nợ ngân hàng nông nghiệp Hương Khê tăng trưởng mạnh nhưng nợ quá hạn vẫn đạt dưới tỷ lệ quy định (2,5%)
-Tỷ lệ nợ quá hạn
BẢNG 14: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HAN 2005-2009
Đơn vị tính :Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng dư nợ
100.852
123.522
201.123
239.500
345.689
Nợ trong hạn
98.959
121.394
199.446
237.136
339.884
Nợ quá hạn
1.893
2.128
1.677
2.364
5.805
4-Đánh giá chung về chất lượng thẩm định khách hàng của NHNo&PTNT Huyện Hương Khê
4.1.Ưu điểm
4.1.1Kết quả đầu tư vốn
Trong những năm qua hoạt động của ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực,góp phần tăng trưởng kinh tế huyện nhà,xoá đói giảm nghèo,ổn định và nâng cao đời sống nhân dân .Đặc biệt là nhờ đồng vốn đầu tư của ngân hàng mà nhiều mô hình về chăn nuôi và kinh tế trang trại ngày càng phát triển mạnh,sản lượng lương thực,hoa màu tăng cao.
+Về chăn nuôi :
Hương khê là một huyện miền núi có tiềm năng đất đai sẵn có để khai hoang phục hoá trồng cỏ phát triển chăn nuôi .Năm 2005 tổng đàn trâu bò trên địa bàn huyện mới chỉ có 32.932 con.Từ năm 2007 sẵn có chương trình phát triển chăn nuôi cộng thêm có đồng vốn đầu tư của ngân hàng mà các mô hình chăn nuôi phát triển mạnh.Đặc biệt năm 2009 chính phủ có chủ trương cho vay hộ trợ lãi suất phục vụ phát triển chăn nuôi,nhờ đó mà số lượng trâu bò lê đến 40.000 con tăng so với 2005 là 7.550 con
+Về sản xuất nông nghiệp:
Phát triển sản xuất nông nghiệp là một trong những chủ trương phát triển kinh tế của huyện Hương Khê.Xác định muốn tăng trưởng kinh tế trước hết phải tăng cường phát triển sản xuât nông nghiệp tạo cuộc sống ấm no ổn định cho nhân dân.Với chủ trương của nhà nước"cho vay phục vụ sản xuất đông xuân" và nhiều chương trình khác,ngân hàng tạo điều kiện cho các hộ nông nghiệp được vay vốn phat triển sản xuât.Do đó trong những năm qua sản lương thực,hoa màu trên địa bàn huyện tăng đáng kể: năm 2005 sản lương thực mới chỉ đạt 20.500 tấn,hoa màu(đâu,lạc) 5.750 tấn mà đến năm 2009 sản lương thực 2.252 tấn tăng so với năm 2005 là 2.752 tấn ,hoa màu 9.105 tấn tăng so với 2005 là 3.355 tấn .Cuộc sống của người dân tương đối ổn định,hộ nghèo giảm hẳn
+Về kinh tế vườn kinh tế trang trại:
Đầu năm 2005 huyện Hương Khê mới chỉ có 6 trang trại chủ yếu là trồng cây ăn quả,vốn đầu tư ít nên hiệu quả không cao.Cuối năm 2005 được ngân hàng đầu tư vốn nhiều trang trại mở rộng và phát triển .Lúc này số trang trại đã lên đến 20 trang trại,trong đó có 13 trang trại trồng cam,bưởi và ươm cây gió trầm,7 trang trại trồng câycao su.Đến năm 2009 thu nhập từ cây ăn quả và cây gió trầm đạt 36 tỷ đồng(trong đó thu từ cây bưởi Phúc Trạch đạt 9 tỷ đồng,cam các loại đạt 12 tỷ đồng) Các loại cây công nghiệp được mở rộng diện tích và phát triển tốt.Cây cao su có 2600 ha,đã khai thác gần 500 ha,sản lượng 240 tấn,doanh thu đạt 7 tỷ đồng.
4.1.2Chất lượng thẩm định
-Tỷ lệ nợ quá hạn,nợ khó đòi
Đặc biệt nhờ sự phấn đấu nỗ lực,nhiệt tình trong công tác, nắm vững các văn bản chế độ cũng như quy trình nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.
Nhất là bám sát các điều kiện vay vốn theo Quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002”V/v ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam” , chấp hành nghiêm túc quá trình thẩm định, tái thẩm định kỹ lưỡng các phương án sản xuất kinh doanh, đi sâu tìm hiểu khách hàng nếu có biến động tuỳ theo nguyên nhân thực tế để có biện pháp xử lý phù hợp, coi trọng công tác phân tích nợ theo mặt bằng dư nợ, xác định khả năng thu hồi và nguồn trả nợ, bên cạnh đó tăng cường công tác kiểm tra của các cấp lãnh đạo, kịp thời phát hiện những sai sót, chính vì thế mà chất lượng tín dụng NH ngày một được nâng cao, nợ quá hạn tuy cao nhưng vẫn dưới mức cho phép
- Kết quả thu lãi,thu gốc đến hạn,quá hạn .
Ngân hàng nông nghiệp Hương khê trong mấy năm qua đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương, thực hiện tốt công tác thu lãi thu hồi nợ đến hạn, quá hạn Đặc biệt dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc NHNo&PTNT Hương khê và
giám sát của NHNo&PTNT Hà tĩnh,đồng thời thực hiện chế độ khoản quản từng chỉ tiêu tới CBTD.Bên cạnh đó có sự giúp đỡ của các màng lưới hội phụ nữ,hội nông dân là các tổ trưởng các cộng tác viên tích cực trong hoạt động ngân hàng .Nên việc thu hồi nợ gốc lãi đạt kết tương đối cao .Kết quả thu lãi hàng tháng, quý đạt từ 85-90%,tích cực nợ quá hạn đến hạn tốt không có nợ khó đòi, không có khách hàng bỏ trốn khỏi địa phương
4.2.Hạn chế và nguyên nhân
4.2.1Hạn chế :
Công tác thẩm định và đầu tư vốn tại ngân hàng Hương Khê đã đem lại nhiều kết quả tốt những còn một số tồn tại sau:
-Một số mô hình trạng trại chưa phát huy được hiệu quả đồng vốn do đầu tư chưa đúng cách,chưa đúng kỷ thuật,chưa chọn dự án đầu tư nên hiệu quả chưa cao, doanh thu và lợi nhuận ít không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng
-Nhiều khách hàng sử dụng sai mục đích,mục đích xin vay không khớp với mục đích thực tế sử dụng,vay ké vay hộ,vay tiền về bản thân không sử dụng mà cho người khác vay lại,hoặc trong hồ sơ vay là mục đích kinh doanh nhưng lại sử dụng mục đích tiêu dùng như làm nhà,mua xe máy ,ô tô....Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và khó khăn trong công tác thu hồi nợ.
-Nhiều hồ sơ giấy tờ về tài sản đảm bảo chưa đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý ,giá trị tài sản đảm bảo chưa đúng với giá trị thực tế,cho vay sai cho vay vượt tài sản đảm bảo,một số tài sản như ô tô thời hạn sử dụng đã lâu nhưng CBTD thẩm định không đánh giá TSĐB theo giá trị ban đầu trừ giá trị khấu hao dần từng năm hoặc giá thị trường mà đánh giá theo giá trị nguyên giá hoặc đánh giá chừng không có sự tham mưu của chuyên viên kỷ thuật.
-Một số khách vay vốn có hiện tượng rượu chè cờ bạc,gia đình lục đục ly hôn nhau,hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn ,đông con,bản thân khách hàng ốm đau bệnh tật,có khách hàng quá tuổi lao động mà vẫn đầu tư cho vay
- Việc thu hồi nợ gốc đến hạn,quá hạn và thu lãi chưa triệt để.Một số xã còn để nợ quá hạn nhiều,lãi tồn động lớn.
- Một số khách hàng chây ỳ không chịu trả nợ trả lãi,có khách hàng 6 đến 9 tháng không nộp lãi
4.2.2.Nguyên nhân :
+ Qui trình thẩm định
Cán bộ tín dụng chưa thực hiện đúng quy trình thẩm định cho vay
-Công tác thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo của CBTD chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đi sâu tìm hiểu giá cả thị trường về tài sản đảm tại thời điểm thẩm định cho vay hoặc chưa theo khung giá qui định của UBND Tỉnh .Việc đánh giá tài sản còn theo cảm tính,đánh giá không đúng làm cho việc tính toán tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo sai.
- Việc nắm bắt thông tin khách hàng chưa kịp thời,chưa đầy đủ,chưa đi sâu sát tìm hiểu khách hàng,mới nắm bắt thông tin qua tổ trưởng phụ nữ,hội nông dân và khách hàng mà không qua tìm hiểu các tổ chưc đoàn thể khác hoặc tại chính quyền địa phương.CBTD mới chỉ thu thập thông tin nhưng chưa kiểm tra kiểm soát xác minh thông tin có chính xác không,tránh trường hợp tổ trưởng cùng khách hàng thông đồng cung cấp thông tin sai sự thật.
-Cán bộ tín dụng thẩm định về mục đích sử dụng vốn của khách hàng chưa kỹ càng cẩn thận còn thẩm định cho có,chưa kiểm tra xem mục đích xin vay của khách hàng báo có khớp đúng với mục đích sử dụng thực tế không
-Chưa thực hiện đúng quy định về 5 điều kiện vay vốn theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam
- Chưa đi sâu tìm hiểu khách hàng: về khả năng tài chính của khàng có đảm bảo khả năng trả nợ,hoàn cảnh gia đình,tình trạng sức khoẻ của khách hàng về khả năng lao động và độ tuổi lao động
- Cán bộ tín dụng chưa đi sâu đi sát tìm hiểu về mô hình dự án,sản phẩm do dự án mang lại có phù hợp thị hiếu tiêu dùng của người dân trên thị trường không,giá cả như thế nào ,mức độ tiêu thụ sản phẩm.Chưa tính toán đánh giá được kết quả của dự án mang lại lợi nhuận như thế nào,tính khả thi của dự án.Để từ đó đánh giá được khả năng trả nợ,thời hạn thu hồi vốn vay
- Công tác hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và xác nhận hồ sơ tại chính quyền địa phương chưa đảm bảo chặt chẽ như đơn đăng ký gia dịch đảm bảo (giấy đăng ký thế chấp) đang còn đăng ký tại UBND xã phường mà chưa qua phòng tài nguyên môi trường huyện.Do đó một số khách hàng còn xem thường việc trả nợ cố tình chây ỳ không trả nợ dẫn đến nợ quá hạn.Việc đăng ký thế chấp tại UBND xã không có cơ sở pháp lý để xử lý tài sản đảm bảo.Hồ sơ pháp lý còn thiếu nhiều loại giấy tờ theo quy định:giấy đăng ký kinh doanh,giấy tờ chứng minh mua xe,báo cáo tài chính đến ngày xin vay.. Đây là những giấy tờ một trong những cơ sở để kiểm tra việc thực thi dự án của khách hàng.
- Báo cáo thẩm định của của CBTD chưa đầy đủ chưa phản ánh được quy trình thẩm khách hàng nhất là phản ảnh về việc thẩm định 5 điều kiện vay vốn theo quy định của NHNo&PTNT Việt nam
- Công tác tái thẩm định chưa thực thường xuyên,do đó chưa kiểm soát được cán bộ tín đã thực hiện đúng quy trình thẩm định chưa.Việc tái thẩm định chủ yếu là đánh giá lại tài sản đảm bảo,chưa đi sâu tính toán dự án xem có khả thi có hiệu quả không.
- Chưa đi sâu điều tra đánh giá năng lực pháp luật,năng lực hành vi dân sự như điều tra tư cách khách hàng,kiểm tra xem giấy phép hành nghề đã hết hiệu lực chưa
+Cán bộ tín dụng thẩm định
- Một số cán bộ tín dụng chưa biết tính toán xem dự án,phương có khả thi có hiệu quả không,khả năng trả nợ của phương án dự án như thế nào.Chưa biết dựa vào định mức kinh tế kỷ thuật để kiểm tra số liệu trong dư án đã chính xác chưa.
- Chưa nắm vững quy trình nghiệp vụ cho vay,chưa nắm vững các văn bản chế độ của ngành quy định về việc cho vay và một số quy định về các loại giấy tờ tài sản đảm bảo
- Chưa có kinh nghiệm trong việc thu thập thông tin và kiểm tra xác minh thông tin.
- Chưa linh hoạt năng động sáng tạo, còn may móc trong việc thẩm định khách hàng,chỉ căn cứ vào các điều kiện vay vốn mà không xem về khả năng lao đông,độ tuổi lao động,năng lực kinh doanh của khách hàng
-CBTD chưa thực sự vừa là người đầu tư cho vay,vừa là người bạn hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn sao cho có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao nhất
- Trình độ viết báo cáo thẩm định của một số cán bộ tín dụng thẩm định còn nhiều yếu kém còn lúng túng trong việc viết báo cáo,nội dung báo cáo chưa đầy đủ chưa đáp ứng được yều cầu nhiệm vụ
-Cán bộ tín dụng chưa tích cực trong việc thu hồi nợ đến hạn quá hạn,thu lãi dẫn đến một số khách hàng chây ỳ trong việc trả nợ gốc lãi nhất là còn để lãi tồn động quá cao. Chưa tăng cuờng đi cơ sở kiểm tra giám sát vốn vay, kiểm tra sau khi cho vay xem khách hàng vay sử dụng vốn có đúng mục đích không để có biện pháp xử lý kịp thời
- Một số cán bộ tín dụng trẻ về trình độ tiếp thị công nghệ thông tin nhanh,nhưng chưa có kinh nghiệm trong thẩm định khách hàng,đánh giá khả năng tài chính và tư cách khách hàng,còn hời hời trong công tác thẩm định nên dẫn đến nợ quá hạn cao
- Chưa có tâm huyết với ngành, chưa yêu ngành yêu nghề,chưa chịu khó học tập nâng cao trình độ,nghiên cứu văn bản chế độ của ngành.
- Chưa có kỷ năng thẩm định điều tra về mục đích sử dụng vốn, chưa tinh thông trong nghiệp vụ thẩm định phỏng vấn khách hàng để biết được mục đích sử dụng vốn thực của khách hàng .
- Nghiệp vụ về viết hồ sơ và áp dụng từng loại hồ sơ đối từng loại vay còn non kém.Nên có một số hồ sơ còn sai giấy tờ quy định,hồ sơ tẩy xoá sữa chữa.
- Chưa phối hợp tốt với chính quyền địa phương,cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng(cơ quan nơi khách hàng làm việc ) trong công tác điều tra thu thập thông tin cũng như trong công tác thu hồi nợ đến hạn, quá hạn,thu lãi.
- Chưa tạo mối quan hệ tốt giữa màng lưới phụ nữ,hội nông dân và các tổ chức đoàn thể khác .Đây là kênh cung cấp thông tin quan trọng hỗ trợ tốt cho mọi hoạt động của ngân hàng từ công tác thẩm định đến thu hồi nợ.
-Cán bộ tín dụng chưa thực sự là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng,chưa nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của khách hàng như nhu cầu vốn,đầu tư gì,nuôi con gì cho có hiệu quả,chưa thực sự xem khách hàng là người bạn đồng hành trong hoạt động kinh doanh của mình .
+ Hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thẩm định
-Hệ thống thông tin tín dụng tại chi nhánh chưa phát huy được vai trò thu thập tổng hợp,cung cấp ,lưu trữ,phân tích xếp loại,dự báo,trao đổi ,khai thác và sử dụng thông tin đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của chi nhánh thông qua ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng .
-Hệ thống thông tin chưa thực sự làm đầu mối thực hiện chức năng quản lý và thu thập,phân phối ,cung cấp các sản phẩm thông tin tín dụng của NHNo tới các đơn vị ,bộ phận thuộc phạm vi quản lý của chi nhánh
- Công tác thông tin tuyên truyền của CBTD về chính sách của Đảng,pháp luật của nhà nước,các qui định về chế độ ,thể lệ cho vay của ngành chưa thường xuyên.Do đó nhiều người dân không hiểu khó khăn trong công tác thẩm định.
- Hê thống thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ,chưa hỗ trợ kịp thời người sử dụng thông tin tại ngân hàng giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình truy cập,khai thác các thông tin tín dụng.
-Chưa thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức phân phối kịp thời,đầy đủ,chính xác và an toàn sản phẩm thông tin tín dụng tới người sử dụng.
-Hệ thống thông tin chưa đủ mạnh để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng,việc xử lý và chia xẻ thông tin tín dụng trong nội bộ chi nhánh chưa thường xuyên.Nên chưa hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- Việc hoạt động của hệ thống thông tin chưa tốt nên dẫn đến cho vay sai,cho vay vi phạm quy chế dẫn đến nợ quá hạn làm cho công tác thu hồi nợ khó khăn
- Hệ thống thông tin chưa phát huy tác dụng giúp ban lãnh đạo ngân hàng có căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh,chiến lược quản lý rủi ro trong từng thời kỳ đối với từng nhóm khách hàng.
-Hệ thống thông tin chưa thu thập cung cấp đầy đủ các thông tin khách hàng như:
+)Đặc điểm của khách hàng: Thông tin pháp lý và quá trình phát triển của khách hàng;
+)Năng lực của khách hàng (tài chính,quản trị ,cạnh tranh,công nghê,nhân lực).Trong đó đặc biệt quan tâm vấn đề về vốn(vốn chủ sở hữu và cơ cấu sử dụng vốn),khả năng sinh lời và khả năng thanh toán của khách hàng ;
+)Môi trường kinh doanh và cạnh tranh của khách hàng:Các nhà cung cấp,khách hàng của khách hàng vay vốn
+)Thông tin liên quan đến khoản vay : bảo đảm tiền vay: nhu cầu tài trợ vốn của khách hàng
-Hệ thống thông tín chưa đảm bảo tính chính xác dân đến cho vay không đảm bảo an toan tăng nguy cơ rủi ro
- Hệ thống thông tin chưa đảm bảo tính bảo mật ,việc cập nhật thông tin chưa kịp thời,lưu trữ thông tin chưa có hệ thống
-Việc khai thác thông tin còn bó hẹp mới chỉ qua các tổ chức đoàn thể,chính quyền địa phương mà không qua các kênh thông tin khác
CHƯƠNG III :MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG TẠI NHNO&PTNT HƯƠNG KHÊ
1-Định hướng phát triển của Ngân hàng No&PTNT Hương Khê
1.1- Định hướng phát triển chung
Bước sang năm 2010 là một năm đầy khó khăn và thử thách đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp Hương khê.Lãi suất huy động nguồn vốn trên địa bàn tăng liên tục không ổn định ,trong lúc đó lãi suất cho vay tăng không đáng kể,chênh lêch đầu ra đầu vào quá thấp .Như vậy hoạt động tín dụng bị thu hẹp lại Bên cạnh đó còn có các đối thủ cạnh tranh là các ngân hàng thương mại nhảy vào.Để đảm bảo hoạt động kinh doanh tốt,nâng cao thu nhập cho người lao động.Do đó ngân hàng Hương Khê phải mở rộng các hoạt động kinh doanh khác là tăng cường các hoạt động dịch vụ như mở thẻ ATM chuyển lương qua tài khoản tới tận cơ quan trường học,đảm bảo 100% đơn vị nhận lương qua thẻ,vận động các gia đình có con em là học sinh, sinh viên học tại các trường đại học,cao đẳng ,trung học chuyên nghiệp mở thẻ.Để việc mở thẻ ATM hiệu quả ngân hàng nông nghiệp Hương khê không ngừng tuyên truyền về lợi ích thiết thực của mở thẻ.Đặc biệt việc mở thẻ phí không cao và mở tại ngân hàng nông nghiệp Hương khê chuyển nộp tiền vào tài khoản không mất phí rất thuận lợi cho con em học ở xa.Ngoài ra còn tăng cường dịch vụ bán bảo hiểm ô,tô xe máy.Muốn các hoạt động dịch vụ này có hiệu quả Ngân hàng Hương khê đã thực hiện chế độ khoán cho từng cán bộ nhân viên ngân hàng .Đồng thời hàng tháng có chấm điểm xếp loại các chỉ tiêu và khuyến khích khen thưởng những cán bộ nhân viên có thành tích cao trong hoạt động dịch vụ.
Để hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao , NHNo & PTNT huyện Hương Khê cần chấn chỉnh lại hoạt động của các tổ vay vốn , đưa hoạt động của tổ vay vốn vào nề nếp , đạt hiệu quả cao nhất . Mặt khác công tác thu nợ cần chú trọng nhiều hơn , công việc thu nợ đươc thực hiện hàng tháng , kỳ nhằm không để nợ quá hạn kéo dài . Bám sát định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương ; mở rộng cơ cấu đầu tư ,đối tượng đầu tư , phát huy thế mạnh của địa phương đầu tư vào các lĩnh vực : Cho vay kinh tế trang trại ,cho vay đời sống ,cho vay chăn nuôi , trồng cây ăn quả ,cho vay xuất khẩu lao động , hộ chuyển đổi xe công nông sang phương tiện khác , các doanh nghiệp vừa và nhỏ …Thu hút có ( có chọn lọc ) một số khách hàng hiện đang giao dịch tại các Ngân Hàng thương mại khác về giao dịch tại chi nhánh .
1.2.Định hướng nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng
Xác định chất lượng tín dụng đi đôi với hiệu quả của hoạt động kinh doanh.Muốn như vây cần nâng cao trình độ thẩm định của đội ngũ cán bộ tín dụng .
+Trước hết nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ tín dụng để nâng cao trí thức,nhận thức tiếp cận thông tin đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.Đó là đào tạo ,tạo điều kiện cho cho cán bộ đi học tập nâng cao trình độ học vấn,trình độ chuyên môn ,phấn đấu năm 2010 có 80% cán bộ có trình độ đại học .
+Nâng cao trình độ chất lượng thẩm định :
-Đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng tin thông nghiệp vụ có tư chất đạo đức tốt,liêm khiết chí công vô tư, năng động sáng tạo,làm việc đạt hiệu quả cao. Biết nhạy bén trong nắm bắt thông tin,linh hoạt trong xử lý các tình huống
-Tập huấn cho tất cả cán bộ tín dụng năm vững các chế độ văn bản của ngành,quy chế cho vay,cách tìm hiểu và tiếp cận thông tin có hiệu quả và chính xác,đảm bảo việc đầu tư vốn có hiệu quả .
- Việc đánh giá tài sản đảm bảo phải được đánh giá trên cơ sở giá thị trường hoặc theo khung giá quy định của nhà nước.Cán bộ tín dụng cần đi sâu sát thực tế đến tận hộ để xem xét và đánh giá cho chính xác,đồng thời phải tính toán xem phương án dự sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả không,đem lại lợi nhuận như thế nào.Cán bộ tín dụng vừa là người đầu tư vừa là người hướng dẫn khách hàng các định mức kinh tế kỷ thuật áp dụng vào dự án và hướng cho khách hàng sử dụng vốn và đầu tư dự án như thế nào cho có hiệu quả .
Muốn được như vậy đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có trình độ năng lực,có tâm huyết với ngành thật sự là cầu nối giữa khách hàng và ngân hàng
+ Giảm tỷ lệ nợ quá hạn,nợ xấu
Việc nâng cao chất lượng thẩm định cũng là một trong những biện pháp giảm tỷ lệ nợ quá ,nợ xấu.Muốn giảm nợ quá hạn nợ xấu,cán bộ tín dụng chuyên quản phải bám sát địa bàn,giám sát vốn vay,thực hiện kiểm tra trước trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp thu hồi ngay khi phát hiện sử dụng vốn sai mục đích,hoặc dự án không thực hiện,thực hiện không có hiệu quả.Đồng thời cán bộ tín dụng nắm vững dư nợ địa bàn mình phụ trách,nắm vững những khoản nợ đến hạn,quá hạn để có biện pháp thu hồi kịp thời .Phấn đấu năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn,nợ xấu giam xuống còn 0,9%/tổng dư nợ
1.3.Kế hoạch SXKD của ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Hương khê năm 2010
Để đảm hoạt động kinh doanh có hiệu quả,ngay từ đầu năm ban giám đốc Ngân hàng No&PTNT Huyện Hương Khê đã lập ra kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu và chiến lược kinh doanh năm 2010,thực hiện giao khoán cho từng cán bộ nhân viên trong đơn vị
*Kế hoạch thực hiện chỉ tiêu kinh doanh năm 2010
+Tổng nguồn vốn huy động dến 31/12/2010 là: 284.682 triệu đồng .
+Tổng dư nợ cho vay : 483.000 triệu đồng .
Dư nợ bình quân đầu người là 10 tỷ đồng
+Tỷ lệ nợ quá hạn đạt mức 0,9%
+Phát hành thẻ ATM : 2500 thẻ .
+Hoa hồng bảo hiểm : 216 triệu đồng
+Về tài chính phấn đấu : Bình quân người lao động 42 triệu đồng/năm và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách và các khoản đóng góp theo qui định của ngân hàng cấp trên Với tổng doanh thu 50.420triệu đồng,chi phí 43.250triệu đồng ,lợi nhuận 7.1770 triệu đồng.Hệ số tiền lương đạt 1.25 lần
*Chiến lược kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Huyện Hương Khê gắn liền với huy động vốn và sử dụng vốn.Đây là hai mặt không thể tách rời nhau,để có nguồn vốn tái tạo đầu tư,ngân hàng Hương khê đã đề ra các hình thức quảng bá trên thông tin đại chúng(qua kênh truyền hình tại địa phương),treo gián pa nô áp phích về các loại hình sản phẩm huy động vốn,tặng quà khuyến mãi cho khách hàng
Đối với các loại sản phẩm dịch vụ thực hiện giao khoán quản bằng cách tăng điểm dịch vụ,khuyến khích cộng thêm điểm và thưởng cho người có kết quả hoạt động dịch vụ cao
2- Các giải pháp
2. 1.Về qui trình thẩm định
-Cán bộ tín dụng thẩm định phải đảm bảo tuân thủ 5 điều vay vốn theo quy định của NHNo&PTNt Việt nam.
- Cán bộ tín dụng phải tăng cường đi thực tế dưới cơ sở,nắm bắt thông tin phải chính xác đầy đủ và kịp thời.Đồng thời phải kiểm tra và xác minh thông tin qua các tổ chức đoàn thể,qua chính quyền địa phương, cơ quan nơi khách hàng công tác,qua bạn bè hoặc qua thông tin khác .
- Công tác thẩm định đánh giá tài sản phải đảm bảo độ chính xác cao,phải trên cơ sở giá cả thị trường hoặc theo giá quy định của UBND tỉnh.
- Việc kiểm tra sử dụng vốn phải được tiến hành nghiêm túc và cẩn thận,mục đích trên hồ sơ xin vay phải khớp đúng với mục đích thực tế sử dụng.
- Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng là thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng,tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng,hoàn cảnh gia đình có khó khăn không,tình trạng sức khoẻ của khách hàng,phải quan tâm đến khả năng lao động,độ tuổi lao động.
-Cán bộ tín dụng phải đi sâu tìm hiểu về mô hình dự án,sản phẩm của dự án mang lại ,thị hiếu của người tiêu dùng,áp dụng các định mức kinh tế kỷ thuật để tính toán dự án xem dự án có khả thi hiệu quả hay không.
- Việc lập hồ sơ vay vốn phải đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý,đăng ký giao dịch đảm bảo tuyệt đối không được xác nhận tại chính quyền địa phương mà 100% đăng ký phải qua phòng tài nguyên môi trường huyện.
- Báo cáo thẩm định phải phản ánh đầy đủ quá trình thẩm định cũng như 5 điều kiện vay vốn của khách hàng,trong đó phải có nhận xét ,kết luận về khả năng pháp luật dân sự và khả năng hành vi dân sư,mục đích sử dụng vốn ,khả năng tài chính ,tài sản đảm bảo ,dư án phương án sản xuất kinh doanh có khả thi
-Phải thực hiện nghiêm túc công tác tái thẩm định,để kiểm tra kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng và việc thu thập thông tin của khách hàng có chính xác không ,đồng thời hạn chế rủi ro trong kinh doanh
-Việc thẩm định dự án của khách hàng xem có hiệu quả,có khả thi hay không thì cán bộ thẩm định phải điều tra đánh giá được phương án kinh doanh bằng những câu hỏi
+Kế hoạch kinh doanh như thế nào là phù hợp với người vay vốn?
*Khách hàng có phải là những người phù hợp với công việc kinh doanh?
* Họ tiến hành kinh doanh vì những lý do gì có hợp lý không ?
*Họ có kinh nghiệm kinh doanh này không?
*Họ có kinh nghiệm quản lý không?
*Liệu họ có đủ sức để bắt đầu công việc kinh doanh này không?
*Họ sẽ cần tất cả bao nhiêu tiền
*Họ đã chuẩn bị một bản báo cáo về tình trạng tài sản cũng như các khoản nợ của mình chưa?
*Họ có đủ tiền để trang trải những chi phí phát sinh tới khi công việc kinh doanh bắt đầu có lãi ?
*Họ có thể đưa bao nhiêu vốn vào kinh doanh?
*Họ đưa ra những bảo đảm gì cho khoản vay
+Khách hàng vay vốn đặt kế hoạch kinh doanh gì
*Họ bán những sản phẩm hoặc dịch vụ nào?
*Công việc kinh doanh mà họ dự định thực hiện thuộc ngành nào ?
+) Những xu hướng hiện tại của ngành này?
+)Tương lai của ngành này có lâu dài không?
+)Doanh số bán ra trung bình?
+)Mức lãi gộp ?
+)Các điều kiện bán chịu của nhà cung cấp?
+)Các điều kiện đưa ra của khách hàng mua?
+)Tình hình cạnh tranh trên thị trường?
+Nghiên cứu và xúc tiến thị trường
+)Qui mô?
+)Vị trí địa lý ?
+)Vòng đời của sản phẩm?
+)Tuổi tác,giới tính,mức thu nhập và khẩu vị của khách hàng?
*Họ đưa ra mức giá bán trên cơ sở nào ?
+)Tương tự như đối thủ cạnh tranh
+) Trên cơ sở chi phí
* Ai là đối thủ cạnh tranh của họ
*Những sản phẩm nào họ bán ra sẽ tốt hơn hoặc tạo sự khác biệt?
*Những thuận lợi cạnh tranh của họ là gì?
*Những bất lợi cạnh tranh của họ là gì ?
*Họ sẽ vượt qua những bất lợi này như thế nào ?
*Những gì sẽ ảnh hưởng thị trường của họ?
*Họ sẽ xử lý như thế nào đối với phản ứng của khách hàng ,phản ứng lại với xúc tiến bán hàng
+Kế hoạch tài chính
*Họ có cần bao nhiêu vốnđể đầu tư
+)Nhà xưởng và thiết bị
+) Các công cụ và may móc
+)Chi phí pháp luật
+)Phương tiện vận tải?
-Khi thẩm định dự án phải tiến hành phân tích dư án theo các nội dung :
*Xem xét đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của phương án SXKD
+)Mục tiêu đầu tư của phương án là gì ?
+) Khách hàng thưc sự cần thiết đầu tư chưa
+) Qui mô đầu tư như thế nào
+)Cơ cấu sản phẩm và dịch vụ ra sao
+)Phương án tiêu thụ sản phẩm như thế nào?
+)Qui mô vốn đầu tư là bao nhiêu?
+)Kế hoạch kinh doanh sẽ được thực hiện từ những nguồn gốc nào?
+)Thời gian dự kiến thực hiện dự án là bao lâu?
+)Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm,dịch vụ đầu ra của phương án
*.Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của phương án SXKD
+)Tình hình nhu cầu trên thị trường về sản phẩm,dịch vụ đầu ra của phương án như thế nào?
+)Sản phẩm của phương án có hình dạng ra sao?
+)Những đặc tính của nhu cầu sản phẩm ,dịch vụ đầu ra của phương án là gì ?
+)Tình hình sản xuất ,tiêu thụ các sản phẩm,dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định như thế nào?
+Tổng nhu cầu hiện tại về sản phẩm ,dịch vụ đầu ra của phương án là bao nhiêu(dự tính )
+Tổng nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm,dịch vụ đầu ra của phương án được dự tính là bao nhiêu?
- Về qui trình thẩm định tại ngân hàng Hương Khê cần đi sâu phân tích và thẩm định khách hàng như tìm hiểu về năng lực điều hành quản lý,năng lực quản lý sản xuất kinh doanh,mô hình tổchức ,bố trí lao động.Đặc biệt kiểm tra tình hình quan hệ với ngân hàng về mức độ tín nhiệm của khách hàng bao gồm quan hệ tín dụng và quan hệ tiền gửi,xem khách đã vay ở các ngân hàng thương mại khác không
- Khi kiểm tra thẩm định tài sản đảm bảo được tiến hành trên cơ sở 3 nguồn thông tin :
+Hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp : Đây là nguồn thông tin chủ yếu để xem xét đánh giá tình trạngvà giá trị tài sản đảm bảo nên thu thập được càng nhiều càng tốt.
+Khảo sát thực tế : Kết quả khảo sát thực tế nhằm khẳng định lại các thông tin thu thập từ khách hàng và phát hiện những vấn đề mới cần thẩm định tiếp
+Các nguồn khác (Chính quyền địa phương ,công an,toà án,cơ qua đăng ký giao dịch đảm bảo,các ngân hang khác,hàng xóm láng giềng,báo chí…)
Quá trình thẩm định tài sản đảm cán bộ thẩm định phải:
+ Kiểm tra xem khách hàng vay có xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữuquyền sử dụng tài sản tài sản làm đảm bảo không.Cần hết lưu ý các dấu hiệu sữa chữa,mâu thuẫn ,tính pháp lý của các loại giấy tờ uỷ quyền ,tính pháp lý trong trường hợp đồng sở hữu tài sản …
+Kiểm tra xem tài sản có tranh chấp không :cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng xác nhận bằng văn bản khẳng định tài sản hiện có không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.
+Kiểm tra xem tài sản được phép giao dịch
+Tài sản đó phải dễ chuyển nhượng nhằm mục đích dễ dàng xử lý tài sản khi khong thu hồi được nợ .
2. 2.Về đội ngũ cán bộ thẩm định
- Ngân hàng Hương khê sắp xếp lại đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ năng lực tinh thông trong nghiệp vụ ,linh hoạt trong thẩm định đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao,có khả năng giao tiếp và nắm bắt thông tin tốt,tiếp thu tốt công nghệ thông tin .
-Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cán bộ thẩm định nhất là trong công tác thẩm định khách hàng,tập huấn về qui trình nghiệp vụ cho vayvà các văn bản hướng dẫn về nội qui ,qui chế của ngành
-Hàng tháng,hàng quý tổ chức các họp trao đổi kinh nghiệm về công tác thẩm định ,rút ra các tồn tại để rút kinh nghiệm cho tháng ,quý sau,đảm bảo 100%cán bộ tín dụng tinh thông nghiệp vụ đạt hiệu quả cao trong công tác .
- Thường xuyên kiểm tra giám sát vốn vay để từ đó phát hiện những vi phạm để chấn chỉnh kịp thời,đồng thời phát hiện khách hàng nào có nguy cơ phá sản hoặc trốn trách nhiệm trả nợ,hoặc chây ỳ để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tập huấn cho cán bộ thẩm định cách tính toán dự án,viết báo cáo thẩm định với nội dung thống nhất phải phản ánh được quá trình thẩm định.
-Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ thẩm định đi học tập nâng cao trình độ học vấn ,cũng như trình độ chuyên môn để đạt hiệu quả cao trong công tác .
-Chọn những cán bộ có tâm huyết với ngành ,đạo đức phẩm chất tốt,liêm khiết,chí công vô tư, năng động sáng tạo làm việc đạt hiệu quả cao.
- Giao chỉ tiêu về thu hồi nợ quá hạn và thu lãi,đánh điểm cao các chỉ tiêu này để cán bộ tăng cường đi cơ sở bám sát địa bàn tích cực trong việc thu hồi nợ.
- Đối với cán bộ thẩm định ban giám đốc phải thực hiện đi báo việc về bao công nhằm giám sát mọi hoạt động của cán bộ tín dụng thẩm định
- Tập huấn cho đội ngũ cán bộ tín dụng về chương trình giao dịch trên máy đảm bảo 100% cán bộ thông thạo tất cả các nghiệp vụ.
- Ngân hàng tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định phối hợp tốt với chính quyền địa phương ,cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng (cơ quan nơi khách hàng làm việc) tạo mối liên hệ tốt giữa màng lưới phụ nữ,hội nông dân và các tổ chức đoàn thể khác trong công tác điều tra thu thập thông tin và thu hồi nợ .
-Cán bộ tín dụng phải là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng nắm bắt tâm tư nguyện vọng của khách hàng như nhu cầu vốn ,đầu tư gì và đầu tư như thế nào cho có hiệu quả.
- Hàng tháng,quí ban giám đốc phải tổ chức kiểm tra đánh giá lại công tác thẩm định của cán bộ thẩm định,để từ đó phát hiện những sai phạm có biện pháp xử lý kịp thời .
- Tăng cưòng công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ , mỗi cán bộ Ngân hàng làm việc với tinh thần trách nhiệm cao sẽ đẩy mạnh hiệu quả công việc . Đồng thời phát hiện và ngăn chặn các cán bộ cố ý làm sai với đường lối kinh doanh của Ngân hàng . Mặt khác cũng có chế độ khen thưởng với những cán bộ hoàn thành công việc với hiệu quả cao.
-Thường xuyên đào tạo và tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng để ngăn chặn hiện tưọng cho vay sai . Tạo cho cán bộ tín dụng có thể xử lí các nghiệp vụ một cách linh hoạt , hiểu sâu về kỷ thuật nghề nghiệp , có năng lực quản lý nguồn vốn vay hiệu quả .
2.3.Về xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho công tác thẩm định
Như ta đã biết hệ thống thông tin có mục đích ý nghĩa vô cùng quan trọng:
-Hình thành cơ sở dữ liệu tập trung về khách hàng để phục vụ cho quá trình cấp tín dụng,phân tích và quản lý tín dụng,quản lý rủi ro tín dụng thông qua việc tạo ra một cơ chế thu thập,tổng hợp,xử lý ,lưu trữ và chia sẻ thông tin tín dụng trong nội bộ hệ thống NHNo.Thông tin tín dụng đầy đủ và chính xác và có hệ thống về khách hang sẽ góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro lựa chọn nghịch do thiếu thông tin hay thông tin bất đối xứng về khách hàng và đối tượng đầu tư.Mục đích quan trọng của hệ thống thông tin là tìm kiếm và phát hiện sớm các khoản tín dụng có vấn đề và đánh giá đúng mức độ rủi ro của các khoản nợ,đồng thời tiên liệu trước khả năng một khoản tín dụng có thể chuyển sang nợ xấu .
- Tạo cơ sở nhằm thực hiện đầy đủ quy chế hoạt động thông tin tín dụng,chế độ thông tin,báo cáo và quy chế quản lý,cung cấp và khai thác,sử dụng thông tin tín dụng điện tử do NHNN ban hành.
- Giúp HĐQT và ban điều hành NHNo có căn cứ xây dựng chiến lược,chính sách tín dụng và chiến lược quản lý rủi ro trong từng thời kỳ đối với từng nhóm khách hàng.
*Giải pháp:
-Cần xây dưng một hệ thống thông tín đủ mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát huy được vai trò thu thập tổng hợp ,cung cấp ,lưu trữ ,phân tích ,xếp loại ,dự báo trao đổi ,khai thác và sử dụng thông tin đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng thông qua đó ngan ngưa và hạn chế rủi ro .
-Cần cải tiến, hoàn thiện các sản phẩm thông tin tín dụng mà mình đang cung cấp
- Đăng ký danh sách cán bộ trực tiếp khai thác và sử dụng để CIH cấp quyền truy cập thông tin khi cần thiết.
- Xây dựng một hệ thống thông tin làm đầu mối thực hiện chức năng quản lý và thu thập,phân phối cung cấp các sản phẩm thông tin tín dụng của chi nhánh tới các đơn vị các bộ phận thuộc phạm vi quản lý của chi nhánh .
- Cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm thu thập lưu trữ và cung cấp thông tin có liên qua đến khách hàng của mình để gửi trung tâm thông tin tín dụng tại chi nhánh của mình .
-Mọi thông tin của khách hàng phải được cập nhat thường xuyên và gửi về trung tâm thông tin tín dụng tại chi nhánh ,định kỳ 3 tháng một lần hoặc 6 tháng một lần CBTD cần phải thu thập,cập nhật các thông tin tín dụng về khách hàng .
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương,các tổ chức đoàn thể thu thập thông tin và xác minh thông tin đảm bảo độ chính xác cao.
- Xây dựng hệ thống thông tin cập nhật các văn bản chính sách,các quy định của nhà nước về chính sách tín dụng nhằm hạn chế những rủi trong kinh doanh
-Hệ thống thông tin phải cập nhật thường xuyên các thông tin có liên quan đến khách hàng vay vốn cung cấp kịp thời cho người sử dụng thông tin giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình truy cập ,khai thác các thông tin tín dụng .
-Xây dựng hệ thống thông tin thu thập cung cấp đầy đủ các thông tin:Đặc điểm khách hàng, năng lực của khách hàng,môi trường kinh doanh và cạnh tranh của khách hàng ,thông tin liên quan đến khoản vay .
- Xây dựng một hệ thống thông tin thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức phân phối kịp thời,đầy đủ ,chính xác và an toàn sản phẩm thụng tin với người sử dụng.
-Xây dụng hệ thống thông tin giúp ban lãnh đao ngân hàng có căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh,chiến lược quản lý rủi trong từng thời kỳ.
- để xây dựng hệ thông tin tín dụng cần thu thập được càng nhiều thông tin càng tốt có thể thu thập thông tin qua đối thủ cạnh tranh,qua báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng
- Thông tin phải được lưu dữ,bảo quản và sử dụng theo chế độ bảo mật như tài sản riêng của ngân hàng.Chỉ có bộ phận,cán bộ có trách nhiệm liên quan đến hoạt động tin dụng mới được truy cập khai thác thông tin.
- Mọi thông tin phải kiểm tra tính chính xác mới được lưu trữ,thông tin phải được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng phải hợp lệ đảm bảo tính nhất quán.
- Thông tin phải được thu thập ghi chép và xử lý kịp thời để phản ánh chính xác mức độ rủi ro và năng lực của khách hàng trong việc thực hiện các nghĩa vụ với ngân hàng,đồng thời giúp ngân hàng có điều chỉnh đúng
3.Một số kiến nghị đề xuất
3.1 .Kiến nghị với ngân hàng nông nghiệp trung ương
3. 1.1. Thủ tục hồ sơ cho vay đã chặt chẽ về pháp lý ,gọn.Nhưng về hồ sơ pháp lý thì có một số bất cập.Ví dụ cho vay doanh nghiệp đòi hỏi phải có báo cáo tài chính 3 năm hoặc 2 năm liền kê,trong khi đó có một số doanh nghiệp mới thành lập chưa hoạt động làm gì có báo cáo tài chính.Nên cần có biện pháp gì để tạo điều kiện thuận lợi cho CBTD trong công tác thẩm định và tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn.Nếu có dự án SXKD có hiệu quả có khả thi thì có thể căn cứ đó cho vay mà không cần báo cáo tài chính.
3.1.2.Cần quy định rõ ràng các giấy tờ của một bộ hồ sơ của từng loại hồ sơ cho vay để cán bộ tín dụng khi làm hồ sơ thiếu sót và nhầm lẫn
3. 2.Kiến nghị với ngân hàng nông nghiệp tỉnh
3.2.1 Cần tăng cường công tác kiểm tra,giám sát vốn vay,kiên quyết xử lý những cán bộ không tuân thủ quy trình nghiệp vụ cho vay, cố ý làm trái gây thiệt hại cho cơ quan ảnh hưởng đến uy tín của ngành.
3.2.2.Cần ra quy chế tăng trưởng tín dụng nhưng phải đảm bảo an toàn vốn ,có thưởng phạt nghiêm minh để răn đe tín dụng
3.3.Kiến nghi với ngân hàng nông huyện
- Tổ chức kiểm tra hoạt động tín dụng tại các địa bàn,ít nhất một năm hai lần để phát hiện những sai sót có biện pháp xử lý kịp thời
- Cần kiểm tra giám sát thường xuyên hoạt động tín dụng đảm bảo an toàn vốn và có hiệu quả
LỜI KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và nền công nghiệp đang còn kém phát triển so với thế giới . Nhưng những năm gần đây thì kinh tế Việt Nam càng ngày càng phát triển tuy với quy mô còn hạn chế nhưng đó cũng là bước khởi đầu tốt cho nền kinh tế Việt Nam. Những khó khăn và thách thức cũng như cơ hội cho kinh tế phát triển là rất nhiều . Để kinh tế Việt Nam phát triển một cách thuận lợi thì nghành Ngân hàng có một vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển đó .Nên Ngân hàng đã có nhiều giải pháp trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng mà chủ chốt là nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng . Chất lượng thẩm định gắn liền với hiệu quả kinh doanh. Vì thế các NHTM và NHNo phải có một định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng .Ngân hàng nào làm tốt công tác này thì việc thu hồi nợ gốc, lãi dễ dàng thuận lợi,tỷ lệ nợ qua hạn ít Đối với nền kinh tế huyện Hương Khê thì vai trò của NHNo huyện rất lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Bộ mặt kinh tế của huyện ngày càng được thay đổi , đời sống của người dân được cải thiện và từng bước đi lên . Song để đứng vững trên nền kinh tế thị trường trong quá trình hội nhập hiện nay thì chất lượng thẩm định của Ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tạo những bước đi vững chắc và phát triển lâu dài .
Trải qua hơn 50 năm kể từ ngày thành lập đến nay,ngân hàng No&PTNT Huyện Hương khê ngày càng lớn mạnh và phát triển ,cạnh tranh và đứng vững trong cơ chế thị trường Đó là một thành quả đáng ghi nhận,nhìn lại chặng đường kể từ khi ngân hàng mới sơ khai cho đến nay biết bao lớp người ông người cha đi trước đã phải hy sinh xương máu và nước mắt đóng góp xây dựng quê hương ngay càng giàu đẹp .Ngân hàng No&PTNT Hương khê được như ngày hôm nay là nhờ công lao to lớn của các thế hệ đi trước .Đội ngũ cán bộ ngân hàng Hương khê đã thay đổi qua nhiều thời kỳ,lớp cán bộ này về hưu hoặc chuyển đi công tác ở huyện khác.Nhưng tất cả đều chung sức đồng lòng vượt qua mọi khó khăn thử thách vì sự nghiệp của ngành .
Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Hương Khê trong những năm qua nói chung đã đầu tư toàn diện và có hiệu quả (ở cả đối tượng khách hàng trong địa bàn nhưng xa trung tâm Huyện) không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa kinh tế mà hiệu quả của nó không thể lượng hoá hết được vì nó còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.Để đạt dược kết quả như vậy ngân hàng Hương khê không ngừng thay đổi về mọi mặt và có tầm nhìn chiến lược: chiến lược về đội ngũ lao động ,chiến lược huy động vốn,chiến lược về đổi mới công nghệ thông tin,chiến lược về maketing quảng bá sản phẩm .Đồng thời nhờ sự lãnh đạo điều hành của ban giám đốc bố trí kín người kín việc nên đạt hiệu quả cao.Với phương châm lấy sản phẩm truyền thống (cấp tín dụng và huy động vốn ) làm nền tảng và cơ sở cho sự phát triển ,kết hợp giữa sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới tạo bước đi vững chắc cho một ngân hàng hiện đại .Đối với sản phẩm truyền thống cần phải được hoàn thiện đổi mới nâng cao chất lưọng ,bổ sung sản phẩm mới có chất lượng tiện ích cao ,đặc biệt là các sản phẩm địch vụ dưa trên nền tảng công nghệ thông tin .
Qua thời gian thực tập ở đây mặc dù thời gian còn ngắn ,kiến thức còn nhiều năng lực còn hạn chế,nên bản chuyên đề của em chưa còn nhiều thiếu sót chưa sâu sắc.Em mong thầy góp ý cho em để bản chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn và đạt kết quả tốt .Qua đây em xin bày tỏ lòng cảm ơn đối với thầy Tiến sỹ Trần Việt Lâm và các thầy cô giáo đã tận tình truyền thụ những kiến thức bổ ích,tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chương trình thực tập này.Đặc biệt là thầy Trần Việt Lâm đã giúp và hướng dẫn cho em hoàn thành chuyên đề thực tập.Một lần nữa em xin cảm ơn thầy và kính chúc thầy luôn mạnh khoẻ.
Người viết chuyên đề thực tập
Lê Huy Hoàng
MỤC LỤC
TrangCHƯƠNG I : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NO&PTNT 3
HUYỆN HƯƠNG KHÊ-HÀ TĨNH
1-Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng No&PTNT Hương khê 3
1.1.Lịch sử ra đời 3
1.2.Các giai đoạn phát triển 3
1. 3.Chức năng nhiệm vụ hiện nay 7 2. Các đặc điểm chủ yếu của Ngân hàng No&PTNT Hương Khê trong SXKD 7
2.1.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức 7
2.2.Đội ngũ lao động 9
2.3.Đặc điểm về tình hình tài chính của Ngân hàng No&PTNT Hương Khê: 11
2.4.Cơ sở vật chất của Ngân hàng No&PTNT Hương Khê:(2005-2009) 12
3- Kết quả hoạt động của NHNo&PTNT Hương khê giai đoạn 2005-2009 13
3.1.Kết quả khách hàng,thi trường 14
3.2Kết quả về doanh thu lợi nhuận 16
3. 3.Kết quả đóng góp ngân sách và thu nhập bình quân của người lao động 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH
KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NO&PTNT HUYỆN HƯƠNG KHÊ 18
1-Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định khách hàngcủa ngân hàng18
1.1Đặc điểm khách hàng 18
1.2.Đặc điểm thị trường 18
1.3.Chính sách của nhà nước 19
1.4.Thủ tục hồ sơ pháp lý theo quy định 20
2- Quy trình thẩm định khách hàng của ngân hàng 21
2.1.Bước1Thu thậpthông tin khách hàng 21
2.2.Bước 2.Thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng 22
2.3.Bước 3.Hướng dẫn khách hàng lập đơn xin vay và cùng khách hàng lập hồ vay vốn 24
2.4.Bước 4 Thẩm định dự án phương án SXKD của khách hàng 25
2.5.Bước 5.Lập báo cáo thẩm định 26
2.6.Bước 6.Tái thẩm định 26
2.7.Bước7.Phê duyệt cho vay 27
3-Kết quả thẩm định trong giai đoạn 2005-2009 28
3.1.Số lượng khách hàng vay vốn tư nhân doanh nghiệp từ năm 2005-2009 28
3.2.Dư nợ các năm 2005-2009 29
3.3.Chất lượng khách hàng 30
4-Đánh giá chung về chất lượng thẩm định khách hàng của NHNo&PTNT
Huyện Hương Khê 30
4.1.Ưu điểm 30
4.2.Hạn chế và nguyên nhân 32
CHƯƠNG III :MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 38
THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG TẠI NHNO&PTNT HƯƠNG KHÊ
1-Định hướng phát triển của Ngân hàng No&PTNT Hương Khê 38
1.1- Định hướng phát triển chung 38
1.2.Định hướng nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 39
1.3.Kế hoạch SXKD của ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Hương khê năm 2010 40
2- Các giải pháp 40
2. 1.Về qui trình thẩm định: 40
2. 2.Về đội ngũ cán bộ thẩm định: 44
2.3.Về xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho công tác thẩm định 46
3.Một số kiến nghị đề xuất 47
3.1 .Kiến nghị với ngân hàng nông nghiệp trung ương 47
3. 2.Kiến nghị với ngân hàng nông nghiệp tỉnh 48
3.3.Kiến nghi với ngân hàng nông huyện 48
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26046.doc