Có thể nói để chất lượng công tác thẩm định được nâng cao thì phải kể đến vai trò quan trọng của chủ đầu tư. Nó thể hiện ở năng lực cũng như hiểu biết của chủ đầu tư về công tác thẩm định. Nếu chủ đầu tư nghiêm túc trong quá trình lập dự án thì quá trình thẩm định sẽ tiến hành dễ dàng hơn. Sự hợp tác lành mạnh của chủ đầu tư với ngân hàng sẽ giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro từ phía khách hàng vay. Nó đảm bảo hài hòa quyền lợi của chủ đầu tư và ngân hàng.
Trình độ chuyên môn của người lập dự án cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định. Trình độ của người lập dự án mà cao thì thông tin sẽ chính xác và đáng tin cậy cho chất lượng dự án ngày càng được nâng cao. Vì vậy chủ đầu tư cần cung cấp cho ngân hàng những số liệu chính xác một cách chính xác và nhanh chóng nhất thông qua hệ thống kế toán rõ ràng và được công nhờ một công ty kiểm toán tin cậy. Đồng thời đề ra kế hoạch kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn theo định hướng phát triển của Chính phủ. Thường xuyên liên hệ với ngân hàng để cung cấp các thông tin như thay đổi về kế hoạch kinh doanh, nhân sự rồi các thông tin về vốn hoạt động, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
97 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiệp
Số CIF
Tổng Công ty điện lực VN
2000053058
Tổng Công ty dầu khí VN
2000053056
Tổng công ty Thương mại Hà nội
2000053054
Công ty xăng dầu hàng không
300012174
Công ty điện lực Hà Nội
200012658
Như vậy có thể nói trong những năm qua chi nhánh đã thực hiện khá tốt công tác phân tích đánh giá, phân loại khách hàng nắm bắt thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính năng lực quản lý điều hành của khách hàng...Giữ vững và từng bước tăng thị phần đối với từng khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ các khoản vay.
Chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể qua các năm. Năm 2003 doanh số thu nợ của chi nhánh đạt 1462 tỷ đồng tăng mạnh so với năm 2002 là do thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng 24 tỷ đồng. Trong năm 2004 một mặt chi nhánh đã thẩm định cho vay chính xác và kỹ càng mặt khác tiếp tục thu hồi 6,838 tỷ đồng nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ đạt 0.29%(còn 4.383 tỷ đồng nợ quá hạn chưa thu hồi). Năm 2005 chất lượng tín dụng được nâng lên cao hơn nữa không một khoản vay nào bị chuyển nợ quá hạn. Chi nhánh đã thu hồi 3.998 tỷ đồng nợ tồn đọng. Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ bằng 0 tỷ trọng nợ nhóm 3 đến nhóm 5 là 3% (49.5/ 1649).
Trong năm 2006 chi nhánh đã quản lý chặt chẽ nợ nhóm hai và nợ xấu. Đến 31/12/2006 nợ nhóm hai của chi nhánh là 34.084 triệu đồng giảm so với kế hoạch được giao là 1.916 triệu đồng chỉ còn duy nhất hai đơn vị là công ty cầu 12 và công ty cổ phần đá mài Đông Đô là hai đơn vị trong lĩnh vực giao thông và xây dựng cơ bản. Nợ xấu tính đến ngày 31/12/2006 là 198 triệu đồng giảm so với kế hoạch được giao là 19.802 triệu đồng. Chi nhánh đã thu hồi được 3077 triệu đồng nợ tồn đọng đã được xử lý rủi ro.
- Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Hiện đại hoá là xu hướng phát triển tất yếu của hệ thống ngân hàng đáp ứng nhu cầu hội nhập. Trước tình hình đó chi nhánh NHCT Chương Dương đã không ngừng đổi mới phong cách giao dịch tận tình chu đáo đảm bảo thanh toán kịp thời chính xác, khối lượng thanh toán qua các năm luôn ổn định và tăng trưởng đều qua các năm thể hiện:
Bảng 5: Hoạt động ngoại hối qua các năm 2004-2006
Đơn vị
2004
2005
2006
Kinh doanh ngoại tê
Doanh số mua bán
triệu USD
62.7
68.6
70.3
Doanh sô mua bán
triệu JPY
581
872
926
Doanh số mua bán
triệu EUR
6
5
7
Lợi nhuận
triệu VNĐ
496
638
576
Thanh toán quốc tế
L/C
triệu USD
41.305
58.34
63.35
Nhờ thu
triệu USD
4.9
4.4
5.3
Chuyển tiền
triệu USD
63.8
67.509
70.253
Phí dịch vụ
VNĐ
2560
4882
6871
( nguồn báo cáo thường niên)
Ta thấy lợi nhuận thu được từ hoạt động đối ngoại là rất khả quan.Tổng phí dịch vụ năm 2006 thu được là 6871 triệu đồng tăng so với kế hoạch là 671 triệu đồng tương đương tăng 10%. Lãi kinh doanh ngoại tệ đạt 576 triệu đồng
- Hoạt động kế toán tài chính
+ Chi nhánh luôn chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, đảm bảo tính trung thực, hợplệ, hợp pháp của chứng từ. Thực hiện tốt công tác bảo mật trong quản lý Password theo đúng quy định của NHCT VN các giao dịch được xử lý chính xác, nhanh chóng, an toàn không để xảy ra sai sót nhầm lẫn. Kết quả trong năm 2006, Chi nhánh đạt lợi nhuận 45,953 tỷ đồng.
+ Về công tác quản lý tài chính: Trên cơ sở kế hoạch của NHCT VN giao chi nhánh đã xây dựng kế hoạch tài chính cả năm theo dõi sát quá trình thực hiện kế hoạch; tận thu, kiểm soát chặt chẽ cá khoản thu chi bảo đảm theo đúng quy chế, chế độ tài chính; tiết kiệm trong chi tiêu nhưng vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh; tính toán đầy đủ kịp thời các khoản thuế, lợi nhuận, thực hiện chi trả tiền lương, nộp bảo hiểm ytế, bảo hiểm xã hội, trích lập dự phòng rủi ro, bảo hiểm tiền gửi đúng chế độ
+ Chất lượng công tác thanh toán bù trừ, điện tử và thanh toán liên ngân hàng tại chi nhánh ngày càng cao, các chứng từ thanh toán điện tử đi, đến đều được thanh toán chính xác kịp thời.
+Công tác thông tin điện toán: Năm 2006 chi nhánh thực hiện thành công và triển khai có hiệu quả hệ thống ngân hàng tích hợp và trực tuyến theo chương trình INCAS, cải tạo nâng cấp hệ thống mạng nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo và hỗ trợ kỹ thuật cho toàn hệ thống máy tính cũng như các quỹ tiết kiệm, đảm bảo cho thanh toán quốc tế cũng như thanh toán điện tử được an toàn hiệu quả...
- Hoạt động tiền tệ kho quỹ
Bảng 6: Tổng thu chi tiền mặt
Hoạt động tiền tệ kho quỹ
Đơn vị
2004
2005
2006
Tổng thu chi tiền mặt
Triệu đồng
1993
2216
2564
Bội thu tiền mặt
Triệu đông
257
326
389
Ngàn USD
14128
13918
15469
(nguồn báo cáo thường niên)
Trong năm 2006 bộ phận tiền tệ kho quỹ có nhiều tiến bộ, đội ngũ cán bộ cũng có những bước chuyển mình trong công tác phục vụ khách hàng với thái độ nhiệt tình chu đáo, chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình thu chi tiền mặt đảm bảo thanh toán nhanh, thu đủ, chính xác kịp thời. Công tác điều hoà tiền mặt cũng luôn được chú trọng, đảm bảo đúng mức tồn quỹ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ, nhưng vẫn đáp ứng khả năng chi trả kịp thời cho khách hàng mà không hề để đọng vốn. Đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản tiền bạc trong kho và trên đường vận chuyển.
- Các hoạt động khác
Ngoài những hoạt động trên các hoạt động như công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, công tác tổ chức hành chính : gồm công tác đào tạo, công tác quản lý lao động tiền lương, công tác hành chính cũng được chi nhánh thực hiện tương đối tốt.
- Kết quả kinh doanh
Nằm trên địa bàn Long Biên, một quận rộng lớn và phức tạp với mật độ dân cư đông đúc, khối lượng khách hàng hạn chế, chủ yếu là các khu công nghiệp, khu chế xuất nên sự lựa chọn tìm kiếm và giữ khách hàng rất khó khăn. Với sự cố gắng quyết tâm và đoàn kết nhất trí cao của tập thể CBCNV, chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương đã hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao:
Bảng 7: Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Chương Dương
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Xử lý thu hồi nợ đọng (tỷ đồng)
6.838
3998
3077
Tỷ lệ nợ cơ cấu lại từ nhóm 2- 5 (%)
4
3
2.09
Tổng thu nhập (triệu đồng)
207337
242800
350585
Tổng chi phí (triệu đồng)
186016
205377
304632
Trích lập dự phòng rủi ro (tỷ đồng)
38.445
32.696
28.736
Lợi nhuận
21.321
37.423
45.953
(nguồn phòng tổng hợp tiếp thị)
2.2. Thực trạng chất lượng TĐTCDA trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Chương Dương
2.2.1. Quy trình TĐTCDA
Theo tờ trình thẩm định và hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng của phòng khách hàng lớn NHCT Chương Dương thẩm định dự án cho vay trung và dài hạn như sau:
- Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án
- Thẩm định về thị trường:
+ Thẩm định thị trường tiêu thụ
+ Thẩm định thị trường tiêu thụ có tính đến các yếu tố cạnh tranh.
+ Về tiếp thị, khuyến thị
- Thẩm định tình hình tài chính của dự án.
+ Về nhu cầu vốn
+ Nguồn vốn đầu tư và kế hoạch trả nợ của dự án
+ Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án: NPV, IRR, Chỉ số doanh lợi, Thời gian hoàn vốn, phân tích độ nhạy...
- Thẩm định yếu tố công nghệ và môi trường.
- Xem xét khả năng tổ chức quản lý
- Xem xét hiệu quả về mặt kinh tế xã hội
2.2.2. Nội dung TĐTCDA
Về nhu cầu vốn: Tổng mức vốn được duyệt được chia ra
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
+ Chi phí xây lắp, nhà xưởng
+ Giá trị thiết bị, phương tiện vận tải
+ Chi phí khác
- Vốn lưu động ròng
- Vốn dự phòng
Về nguồn vốn đầu tư để thực hiện dự án:
- Vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia dự án
- Vốn vay ngân hàng công thương
+ Cơ sở xác định
+ Số tiền vay
+ Mục đích vay vốn
+Thời hạn vay vốn
Vốn huy động khác
Kế hoạch trả nợ của dự án
Tổng mức cho vay, trong đó:
+ Vay ngân hàng công thương
+ Vay ngân hàng khác
Cụ thể:
+ Số tiền vay
+ Lãi suất vay
+ Thời gian vay
+ Thời gian ân hạn
+ Kỳ hạn
Vòng đời của dự án
Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án:
Cơ sở tính toán:
+ Căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu và các yếu tố chi phí khác (khấu hao, lãi vay, thuế suất, chi phí quản lý...); Căn cứ vào thực tế sản xuất của khách hàng trong kỳ trước hoặc định mức của nhà sản xuất thiết bị, công nghệ (đối với dây chuyền mới).
+ Đánh giá công suất thực hiện, khả năng tiêu thụ khối lượng sản phẩm nêu ra trong phương án/ dự án SXKD, trên cơ sở các số liệu lịch sử của khách hàng, kết quả thẩm định về thị trường đầu vào, đầu ra, khả năng cạnh tranh của sản phẩm...
+ Giá của các yếu tố đầu vào, giá bán sản phẩm; so sánh với giá thị trường, giá khách hàng đã, đang thực hiện, các yếu tố tác động.
Yêu cầu:
+ Sau khi thẩm định các cơ sở tính toán, CBTD phải xác định được hiệu quả dự án/phương án và đánh giá khả năng trả nợ
+ Đối với dự án đầu tư phải tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án: NPV, IRR, điểm hoà vốn, khả năng hoàn trả nợ vay, dòng tiền của dự án, phân tích độ nhạy và viễn cảnh của dự án thông qua các nhân tố tác động đến dự án và đánh giá độ rủi ro của dự án. Ngoài ra có thể phân tích đánh giá được dòng tiền của khách hàng để đánh giá khả năng trả nợ hàng năm.
Xác định giá trị hiện tại ròng của dự án NPV
+ Công thức:
NPV = -CF0 + CF1/(1+k) + CF2/(1+k)2 + ... + CFn/(1+k)n
Trong đó:
CF0 là vốn bỏ ra ban đầu, giả định vốn đầu tư bỏ ra một lần, vào năm thứ nhất của dự án.
CFn: Dòng tiền xuất hiện năm thứ n của dự án.
N: số năm thực hiện dự án
K: Lãi suất chiết khấu, giả định không đổi qua các năm.
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (Internal rate of return – IRR)
+ Khái niệm: IRR của một dự án được định nghĩa la lãi suất chiết khấu làm cho NPV của dự án bằng 0. Đó chính là lãi suất chiết khấu thoã mãn đẳng thức sau:
+ Công thức
∑ CFt/(1+i)t = ∑ CFt/ (1 + IRR)t
Trong đó có thể ước tính IRR theo công thức:
IRR = NPV1(i2 – i1)/ (NPV1 – NPV2)
Trong đó: i1, i2 là lãi suất chiết khấu bất kỳ và i1<i2
NPV1, NPV2 là NPV tương ứng với lãi suất chiết khấu i1 và i2
Thời gian hoàn vốn (Payback period – PP)
+ Khái niệm: Phương pháp thời gian hoàn vốn cho biết khoảng thời gian cần thiết để những khoản thu nhập tăng thêm được tạo ra từ dự án hoàn trả vốn đầu tư ban đầu
+ Công thức:
PP = n +số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi
Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn
Trong đó: n là năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư.
Điểm hoà vốn (BP)
+ Khái niệm: Điểm hoà vốn là mức sản lượng mà tại đó nhà đầu tư thu hồi đủ vốn đầu tư.
+ Công thức: Căn cứ vào chi phí cố định, chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm, người ta xác định mức sản lượng hoà vốn như sau:
Qhv = FC/(P – AVC)
Trong đó: Qhv : Sản lượng hoà vốn
FC : Tổng chi phí cố định – là chi phí không thay đổi khi sản lượng sản xuất thay đổi.
AVC: Chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản xuất, AVC thay đổi khi sản lượng sản xuất thay đổi.
P: Giá bán
Chỉ số lợi nhuận (Profit index – PI)
+ Khái niệm: Phương pháp PI đo lường giá trị hiện tại của những khoản thu nhập chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.
+ Công thức:
PI = ∑CFt/(1+k)t
CF0
Xác định độ nhạy của dự án những biến động vốn tài chính của dự án khi một nhân tố liên quan như giảm giá bán, tăng chi phí sản xuất, biến động tỷ giá, lãi suất tiền vay tăng...khi đó các chỉ tiêu NPV, IRR cũng biến đổi.
Qua ví dụ minh hoạ cụ thể về thẩm định một dự án ở chi nhánh ngân hàng công thương chi nhánh Chương Dương chúng ta sẽ hiểu rõ thêm về công tác thẩm định dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại.
2.2.3. Ví dụ minh hoạ về dự án đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất khí công nghiệp (giai đoạn III)
A. Khái quát về dự án đầu tư đổi mới công nghệ mở rộng quy mô khí công nghiệp (giai đoạn III)
`- Tên dự án: Dự án đầu tư và đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất khí công nghiệp giai đoạn III.
- Địa điểm thực hiện: Thanh Am - Đức Giang – Long Biên – Hà nội
- Chủ đầu tư:Công ty cổ phần khí công nghiệp.
- Mục tiêu đầu tư: Nâng cao năng lực sản xuất khí công nghiệp.
- Công suất đầu tư: 1000 m3 /h
- Giải pháp công nghệ: Thiết bị đồng bộ nhập mới 100% giá trị thiết bị nhập.
- Tổng vốn đầu tư: 41 362 361 000 VNĐ
Trong đó: + Nhà xưởng: 3 000 000 000 VNĐ
+ Thiết bị máy móc: 37 062 361 000 VNĐ
+ Vốn lưu động: 1 300 000 000 VNĐ
- Nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn tự có: 15 051 000 000 VNĐ
+ Vốn vay ngân hàng: 26 311 000 000 VNĐ
Bảng 8 :Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án
Đơn vị: Ngàn đồng
Năm
Việc làm DA tạo ra
TN của cổ đông
Tổng TN lao động
TN bq của lao động
Đóng góp cho NSNN
Thuế VAT
Thuế TNDN
Thuế đất
1
105
465140
621000
6088
0
15000
2
115
136490
1036035
10157
116509
101509
15000
3
115
284976
1463490
14348
289048
274048
15000
4
115
1922525
1890945
18539
669873
654873
15000
5
115
2885315
2101050
20599
893777
878777
15000
6
115
2389735
2143071
21011
1838979
1823979
15000
7
115
2600368
2185932
21431
1955998
1940998
15000
8
115
2656358
2229651
21859
1987103
1972103
15000
9
115
3785856
2274244
22297
2118253
2103253
15000
10
115
3808425
2319729
22742
2130792
2115792
15000
(Nguồn phòng khách hàng I – NHCT CD)
- Thời gian hoàn vốn đầu tư: 6,5 năm
- Thời gian trả nợ: 6 năm 3 tháng.
B. Thẩm định dự án “Đầu tư đổi mới công nghệ mở rộng quy mô sản xuất khí Công nghiệp (giai đoạn III)
* Cơ sở pháp lý của dự án: Dự án cho vay theo quyết định số 1540/CV – NHCT 5 về dự án đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất khí công nghiệp...
Xét tờ trình số 09/ CV/NHCT Chương Dương ngày 24/03/2005.
Biên bản họp Hội đồng tín dụng NHCT ngày 11/04/2005 và đề xuất của phòng khách hàng I .
Các hồ sơ nhận thầu mời thầu
Tóm lại dự án có đầy đủ cơ sở pháp lý.
* Sự cần thiết của dự án: Hiện tại và trong thời gian tới, thị trường khí công nghiệp của công ty sẽ tăng mạnh do nhu cầu sử dụng khí công nghiệp của khách hàng truyền thống mỗi năm tăng 25%, và 1 số khách hàng lớn có nhu cầu, sủ dụng khí công nghiệp lâu dài đã ký hợp đồng dài hạn với công ty nhưng hiện tại khả năng cung cấp của công ty không đáp ứng đủ, mặt khác nhu cầu sủ dụng oxy; nitơ lỏng ngày 1 tăng cho nên việc đầu tư thiết bị sản xuất khí công nghiệp 1000 m3 /h là hết sức cần thiết.
Ngành khí công nghiệp là 1 ngành chuyên sản xuất các loại khí khách nhau mà nguyên liệu chủ yếu là không khí, đất đèn.
Khí công nghiệp bao gồm các sản phẩm: oxy, nitơ, hyđrô, argon, heli, dioxytcacbon, axetylen...có pham vi ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp xây dựng cơ bản, hầm mỏ, hàng không, hàng hải, chế biến bảo quản rau quả, thực phẩm, chế biến dược liệu, ytế, hoá dầu, công nghiệp luyện kim, hoá dầu, xử lý môi trường, xử lý nước...
Trên thế giới ngành khí công nghiệp được phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp cơ bản công nghệ kỹ thuật cao. Sự phát triển của ngành khí công nghiệp có liên quan chặt chẽ với sự phát triển chặt chẽ vói sự phát triển đa dạng trên mọi phương diện của ngành công nghiệp, khoa học và ứng dụng công nghệ, các ngành kinh tế quốc dân khác. Trong nhiều lĩnh vực sản xuất việc sử dụng và ứng dụng khí công nghiệp vào sản xuất không những đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn nâng cao được hiệu quả sản xuất rất lớn. Đầu tư xây dựng và phát triển ngành khí công nghiệp vào sản xuất không những đảm bảo mà còn nâng cao được chất lượng sản phẩm, mà còn nâng cao được hiệu quả sản xuất rất lớn. Đầu tư xây dựng và phát triển ngành khí công nghiệp là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ngành công nghiệp sản xuất vật chất khác phát triển. Khí công nghiệp trong công nghiệp được coi là như gạo đối với con người.
Nền kinh tế xã hội mà đặc biệt là ngành công nghiệp càng phát triển, nhu cầu sử dụng khí công nghiệp càng lớn. Ngoài các loại khí oxy, nitơ, Acetylene và các loại khí như Argon, Helium, Hyđro, các hỗn hợp khí có chất lượng cao cũng rất cần thiết phục vụ cho các ngành sản xuất. Do đó quan tâm đến vấn đề phát triển ngành khí công nghiệp hiện đại sẽ là nguồn động lực cho đầu tư, chuyển giao công nghệ hiện đại của các ngành sản xuất vào Việt Nam.
* Thẩm định thị trường: Công ty có thị trường tiêu thụ rộng, ổn định và lâu dài. Khả năng cạnh tranh rộng lớn và có chiến lược marketing rộng lớn và bền vững. Do ở vị trí giao thông thuận lợi nên hàng hoá luân chuyển dễ dàng.
* Thẩm định tổng mức vốn đầu tư:
- Tổng mức đầu tư: Theo quyết định số 22/99 ngày 3/5/99 do Bộ công nghiệp phê duyệt tổng mức đầu tư của dự án là : 41 362 361 000 VNĐ.
Trong đó + Nhà xưởng: 3000 000 000 VNĐ
+ Thiết bị máy móc: 37 062 361 000 VNĐ
- Tổng vốn đầu tư: 41 362 361 000 VNĐ
+ Vốn tự có: 15 051 361 000 VNĐ
+ Vốn vay ngân hàng: 26 311 000 000 VNĐ
* Thẩm định tính khả thi và hiệu quả tài chính của dự án:
- Hiệu quả tài chính của dự án: Dự án đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao. Doanh thu tạo ra không những bù đắp đủ chi phí mà còn tạo ra lợi nhuận cao.
- Xác định các chỉ tiêu tài chính dự án NPV, IRR
+ NPV = 13 864 796 000 VNĐ>0
+ IRR = 19% > lãi suất vay ngân hàng là 10,2%
+ Thời gian hoàn vốn đầu tư: 6,5 năm
+ Độ nhạy của dự án: Nếu lãi suất chiết khấu tăng lên 1% (10,2% + 1% = 11,2 %) thì NPV = 11 812 774 000 VNĐ, giảm 15% (Dự án có NPV dương đầu tư được).
Bảng 9: Phân tích độ nhạy: Đơn vị: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Thay đổi
NPV
IRR
PA gốc
-
13 864 798
19%
PA 2
Tăng lãi suất chiết khấu 1%
11 812 774
18,3%
PA 3
Tăng tiền điện và lương lên 5%
11 954 588
18,5%
(Nguồn: Tờ trình thẩm định dự án “Dự án đầu tư và đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất khí công nghiệp giai đoạn III”)
Bảng 10: Hiệu quả của dự án đầu tư
Đơn vị: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm1
Năm2
Năm3
Năm4
Năm5
Năm6
Năm7
Năm8
Năm9
Năm10
KHCB
1180639
2976753
4767557
4867557
4867557
4967557
4967557
5067557
5022557
2256352
Lãi ròng
1694525
671061
1368538
3747459
4322042
4525972
4860002
4831411
4831411
6858924
Lãi vay VCĐ
1332915
2379567
1950171
1622776
1155130
763985
296339
102000
102000
102000
Giá trị còn lại
420713
Dòng tiền của dự án
-37154282
6027381
8086266
10237792
10344729
10257514
10123898
10000968
9978921
9637989
NPV
13864798
IRR
19%
(nguån phßng kh¸ch hµng I – Chi nh¸nh NHCT Ch¬ng D¬ng)
Bảng11: Dự trù lãi lỗ
Đơn vị: Ngàn đồng
Diễn giải
Năm1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Năm 10
Tổng DT
9170000
13896000
19454400
25012800
27792000
27851347
27914949
27982863
28055145
28131851
Tông CF
7305341
13170964
17496918
20335137
21515018
21337135
20982814
20939638
20543526
20575451
LN gộp
1864659
725066
1957482
4677663
6276982
6514212
6932136
7043226
7511619
7556399
Lỗ năm trước chuyển sang
0
0
0
0
0
0
0
0
0
LN chịu thuế
1864659
725066
1987482
467663
6276982
6514212
6932136
7043226
7511619
756399
Thuế TNDN
0
101509
274048
654873
8787777
1823979
1940998
1972101
2103253
2115792
LN ròng
1864659
623557
1683435
4022790
5398204
4690232
4991138
5071122
5408365
5440608
+ Trích lập các quỹ
559398
187067
505030
1206837
1619461
1407070
1497341
1521337
1622510
1632182
Quỹ đầu tư phát triển
186466
62356
168343
402279
539820
469023
499114
507112
540837
544061
Quỹ dự trữ bắt buộc
93233
31178
84172
201140
269910
234512
249557
253556
270418
272030
Quỹ khen thưởng phúc lợi
279699
93534
252515
603419
809731
703535
748671
760668
811255
816091
+ Chia cổ cho cổ đông
465140
136490
284976
1922525
2885315
2389735
2600368
2656358
3785856
3808425
Tỷ lệ cổ tức/vốn huy động
3,38%
0,99%
2,07%
13,98%
20,98%
17,38%
18,91%
19,32%
27,53%
27,69%
Các tỷ lệ tài chính
LN ròng/ DT
20,33%
4,49%
8,65%
16,08%
19,42%
16,84%
17,88%
18,26%
19,28%
19,34%
LN ròng/ tổng vốn
4,51%
1,51%
4,07%
9,73%
13,05%
11,34%
12,07%
12,26%
13,08%
13,15%
DT/ tổng vốn
22,17%
33,6%
47,03%
60,47%
67,19%
67,34%
67,65%
67,65%
67,83%
68,01%
(nguån phßng kh¸ch hµng I – Chi nh¸nh NHCT Ch¬ng D¬ng)
Bảng 12: Dự trù lưu chuyển tiền tệ:
Đơn vị: ngàn đồng
Diễn giải
Năm1
Năm2
Năm3
Năm4
Năm5
Năm6
Năm7
Năm8
Năm9
Năm10
- Dòng tiền ròng
49232361
13896000
19454400
25012800
27792000
27851347
27914949
27982863
28055145
28131851
Số dự TM hiệncó
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
DT
9170000
13896000
19454400
25012800
27792000
27851347
27914949
27982863
28055145
28131851
Huy động vốn
13751361
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Khoản vay NH đtư mới
26311000
0
0
0
0
0
0
0
0
0
- Dòng tiền ròng
46366143
14412564
17478443
20972488
22626274
23043592
23056290
22694219
18965543
1884007
Tăng tài sản cố định
40062361
0
0
0
0
0
0
0
0
0
CF hoạt động
6303782
10552341
13445682
16183901
17363782
17085899
16731578
16588402
16237290
16349215
Thuế TN
101509
274048
654873
878777
1823979
1940998
1972103
2103253
2115792
Trả gốc tiền vay
3758714
3758714
4133714
4383714
4133714
4383714
4166714
625000
375000
Số dư đkỳ
0
2866218
2349654
4325610
8365923
13531649
18339403
23198063
28486707
37576309
Dòng tiền tăng/giảm trong kỳ
2866218
-516564
1975957
4040312
5165726
4807754
4858660
5288644
9089602
9291844
Số dư cuối kỳ
2866218
2349654
4325610
8365923
13531649
18339403
23198063
28486707
37576309
46868152
(nguån phßng kh¸ch hµng I – Chi nh¸nh NHCT Ch¬ng D¬ng)
Bảng 13: Điểm hoà vốn
Đơn vị: Ngàn đồng
Diễn giải
Năm1
Năm2
Năm3
Năm4
Năm5
Năm6
Năm7
Năm8
Năm9
Năm10
Tổng DT
9170000
13896000
19454400
25012800
27792000
27851347
27914949
27982863
28055145
28131851
Tổng CF
7305341
13170934
17496918
20335137
21515018
21337135
20982814
20939638
20543526
20575451
Định phí
3279331
6910634
8638898
9088397
9071418
8884800
8521263
8468382
8062071
8083295
Biến phí
4026010
6260300
8858020
11246740
12443600
12452335
12461551
12471255
12481455
12492156
DT hoà vốn
5845942
12576472
15860565
16513531
16426002
16069450
15392771
15276919
14523377
14539801
Mức hoạt động hv(DThv/Tổng DT)
63,75%
90,5%
81,53%
66,02%
59,1%
57,7%
55,14%
54,59%
51,77%
51,68%
(nguån phßng kh¸ch hµng I – Chi nh¸nh NHCT Ch¬ng D¬ng)
Khả năng trả nợ: Dự án có nguồn trả nợ ổn định, vững chắc được cân đối theo tỷ lệ vốn đầu tư từ nguồn khấu hao TSCĐ và lợi nhuận để lại.
- Phương án cho vay thu nợ:
+ Phương án cho vay: Cho vay theo dự án đầu tư
+ Số tiền cho vay: 26 311 000 000 VNĐ
+ Thời gian cho vay 7 năm
+ Thời gian thu nợ: 6 năm 3 tháng
+ Thời gian ân hạn: 9 tháng
+ Lãi suất cho vay: Bằng lãi suất huy động 12 tháng
Khả năng hoàn vốn của dự án: nguồn trả nợ từ KH cơ bản trích được hàng năm và từ lợi nhuận thu được.
Bảng 14: Tính trả nợ vay: đơn vị: ngàn đồng
Khoản mục
Năm2
Năm3
Năm4
Năm5
Năm6
Năm7
Năm8
Năm9
Trả gốc
3758714
3758714
3758714
3758714
3758714
3758714
3758714
3758714
KH
2618593
2865286
2865286
2865286
2865286
2865286
2865286
2865286
LN
30000
893428
893428
893428
893428
893428
893428
893428
nguồn#
840121
-
-
-
-
-
-
-
(Nguồn báo cáo thẩm định dự án của phòng khách hàng I- NHCT CD)
Bảng 15: Khả năng hoàn trả vốn vay: Nợ gốc vay được trả từ các nguồn: Khấu hao cơ bản, Lợi nhuận sau thuế, nguồn khác.
Đơn vị: ngàn đồng
STT
KM
Năm1
Năm2
Năm3
Năm4
Năm5
Năm6
Năm7
1
Trả gốc
1052440
4209760
4209760
4209760
4209760
4209760
4209760
2
Trả lãi
661985
2379567
1950171
1520776
1091380
661985
232589
3
KH
895402
2976000
3581607
3581607
3581607
3581607
3581607
4
LN
157038
500000
628153
628153
628153
628153
628153
5
nguồn#
733760
(Nguồn phòng khách hàng I – NHCT Chương Dương)
- Tiền nợ gốc trả khi đến hạn theo từng kỳ hạn ghi trên hợp đồng tín dụng
- Trả lãi vào ngày 25 hàng tháng từ nguồn thu bán hàng
- Thời hạn vay vốn là 7 năm.
Bảng 16: Thời gian hoà vốn
Đơn vị: ngàn đồng
Diễn giải
Năm1
Năm2
Năm3
Năm4
Năm5
Năm6
Năm7
Năm8
Năm9
Năm10
Đầu tư trong năm
41262361
0
Vốn đầu tư tích gộp
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
Hiện giá vốn đầu tư
41362361
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Hiện giá vốn đầu tư tích gộp
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
41362361
Khấu hao (A)
1001559
2618593
4051236
4151236
4151236
4251236
4251236
4351236
4306236
4226236
Khấu hao (B)
1864659
623557
1683435
4022790
5398204
4690232
4991138
5071122
5408365
5440608
(A)+(B)
2866218
3242150
5734671
8174026
9549441
8941469
9242374
9422359
9714602
9666844
(A)+(B) tích gộp
2866218
6108368
11843039
20017065
29566506
38507975
47750348
57172707
66887309
76554152
Số tiền còn phải hoàn vốn
38496143
35253993
29519322
21345296
11795855
2854386
-6387987
-15810346
-22524948
-35191791
Hiện giá (A)+(B)
2866218
3242150
5194448
6706530
7096933
6019114
5635574
5204095
4860058
4380585
Hiện giá (A)+(B) tích gộp
2866218
3242150
8436598
15143129
22240062
28259176
33894750
39098844
43958903
48339488
(nguồn phòng khách hàng I – NHCT Chương Dương)
C. Kiến nghị của cán bộ tín dụng
- Ý kiến đề xuất:
+ Đề nghị duyệt cho vay
+ Phương thức cho vay: cho vay theo dự án đầu tư
+ Số tiền cho vay cao nhất: 26 311 000 000
+ Thời hạn cho vay: 7 năm
+ Thời hạn duy trì khoản vay: 7 năm
+ Lãi suất cho vay 0.85%/ tháng tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng (có điều chỉnh)
+ Cách thức trả nợ gốc và lãi tiền vay: Trả nợ gốc khi đến hạn theo từng kỳ hạn nợ ghi trên HĐTD, trả lãi vào ngày 25 hàng tháng từ nguồn thu bán hàng
2.3. Đánh giá chất lượng TĐTCDA của chi nhánh NHCT Chương Dương
2.3.1. Những kết quả đạt được
Có thể nói rằng công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính nói riêng của chi nhánh NHCT Chương Dương đã ngày càng được nâng cao và hoàn thiện về chất lượng.
- Công tác thẩm định tài chính dự án đã hiệu quả hơn với tính đầy đủ, độ chính xác cao hơn khoa học hơn do vậy đưa đến kết quả chính xác hơn so với sự thiếu chính xác và thiếu sót trước đây.
- Nhờ chất lượng thẩm định tài chính dự án tốt nên các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được tính toán chính xác làm cơ sở cho ngân hàng đưa ra những quyết định cho vay đúng đắn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng đồng thời hạn chế sự tổn thất của ngân hàng khi đưa ra quyết định không cho vay.
- Công tác thẩm định đã hoàn thiện cả về mặt thời gian, đã đạt yêu cầu mà hệ thống NHCT đưa ra. Đồng thời chi phí thẩm định cũng giảm do công nghệ của ngân hàng ngày càng tiến bộ, cán bộ thẩm định thì chuyên môn ngày càng cao, máy móc thiết bị tiên tiến.
Có được những thành quả không nhỏ đó là nhờ sự đóng góp của nhiều yếu tố trong đó có những yếu tố khách quan và chủ quan nhưng chủ quan là chính:
- Đội ngũ cán bộ quản lý đã nhận thức đúng ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án nên họ đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định đồng thời họ cũng quan tâm đến công tác thẩm định giúp họ nâng cao được trình độ năng lực chuyên môn. Như tạo cơ hội học tập đào tạo cán bộ thẩm định do NHCT tổ chức...Ngoài ra do việc phân công, giao dự án cho cán bộ tín dụng làm việc phù hợp với khả năng của mình góp phần nâng cao hiệu quả.
- Phải kể đến sự nổ lực của cán bộ thẩm định, luôn nỗ lực học tập phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện tốt quy trình thẩm định, đạo đức phẩm chất nghề nghiệp tốt vì vậy kết quả thẩm định tài chính dự án thường đáng tin cậy.
- Thông tin phục vụ thẩm định ngày càng đẩy đủ chính xác
- Một dự án vừa được thẩm định vừa được tái thẩm định lại nên độ tin cậy và chính xác cao.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác thẩm định tài chính dự án ở chi nhánh NHCT Chương Dương vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục.
- Có những dự án chất lượng thẩm định tài chính dự án còn thấp các yếu tố dự đoán còn thiếu chính xác, thiếu khoa học tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính còn ko chính xác. Các cán bộ tín dụng chỉ dựa vào thông tin mà khách hàng cung cấp mà không tính đến các yếu tố khách quan bên ngoài. Một số cán bộ còn chưa nghiêm túc trong sạch trình độ chuyên môn thấp.
Ví dụ trong việc tính hệ số chiết khấu, tính thuế hay tổng mức đầu tư không đầy đư ở ví dụ minh hoạ mà chúng ta đang phân tích.
- Thời gian thẩm định còn kéo dài gây nhiều khó khăn cho khách hàng,
- Nhiều dự án vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng
Ví dụ ở dự án này thì rủi ro mà ngân hàng gặp phải là rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng do nhu cầu sản phẩm thay đổi, rủi ro do cạnh tranh với các công ty mới, rủi ro từ chi phí do giá cả thay đổi, rủi ro từ sản xuất và quản lý. Rủi ro hoàn vốn vay
Nguyên nhân:
- Trình độ năng lực của cán bộ tín dụng còn kém, không đồng đều chưa có nhiều kinh nghiệm. Trình độ tin học còn yếu dẫn đến việc tính toán các chỉ tiêu không chính xác. Số lượng cán bộ thẩm định giỏi thiếu trầm trọng.
- Cán bộ quản lý chưa thật quan tâm đến công tác thẩm định tài chính dự án vì vậy chưa tạo điều kiện để công tác thẩm định tài chính dự án đạt kết quả cao.
- Nội dung quy trình thẩm định tài chính dự án được tiến hành chưa thật đầy đủ. Các chỉ tiêu tính toán chưa chính xác còn sai nhiều
Trong dự án mà chúng ta đang nghiên cứu chưa tính toán đến chỉ số doanh lợi mới chỉ tính đến NPV, IRR và thời gian hoàn vốn. Các chỉ tiêu NPV, IRR cùng chưa chính xác, tính hệ số ck sai, số lao động không đúng vói thực tế của dự án. Thẩm định tổng vốn đầu tư còn thiếu sót không đúng như trong lý thuyết.
Về thẩm định độ nhaỵ còn chung chung không phản ánh được sự thay đồi của các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chíh dự án.
Trong dự án chỉ giả định lãi suất chiết khấu tăng lên 1%, tiền điện tiền lương tăng lên 5% khi phân tích độ nhạy.
- Nguồn thông tin chưa đầy đủ, chưa chính xác một số nguồn thông tin không được thẩm định lại.
- Sức ép về thời gian do cấp trên đề ra.
- Thiết bị công nghệ còn chưa thật cập nhật.
- Các văn bản quy định hướng dẫn về công tác TĐTCDA còn thiếu sót chưa cụ thể và không đồng bộ.
- Sự gắn bó liên kết giữa ngân hàng và các cơ quan khác để lấy thông tin về khách hàng còn lỏng lẻo nên thông tin từ khách hàng sẽ không đầy đủ.
- Môi trường kinh tế, pháp luật chưa ổn định
- Sự kém năng lực và trình độ hiểu biết của khách hàng vay vốn lập dự án sai nhiều gây khó khăn cho cán bộ thẩm định.
Như vậy ta có thể thấy rằng công tác thẩm định ở Chi nhánh NHCT Chương Dương còn nhiều bất cập. Để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án buộc ngân hàng phải tìm ra các giải pháp để phát huy các mặt tích cực và đẩy lùi các mặt tiêu cực.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng TĐTCDA trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Chương Dương
3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới
3.1.1. Định hướng cho hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh NHCT Chương Dương nói riêng. NHCT Chương Dương đã xác định một số định hướng cho mình như sau:
- Tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý điều chỉnh cơ cấu hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng.
- Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của từng khoản vay Chi nhánh đã cơ cấu lại dư nợ cho vay theo hướng chuyển đổi nợ có khả năng sinh lời thấp thành nợ lành mạnh có khả năng sinh lời cao.
- Chi nhánh cũng đã tiến hành phân tích sàng lọc những khách hàng kinh doanh kém hiệu quả, tài chính yếu, công nợ phải thu lớn và khoá thu hồi nợ, có dấu hiệu xấu ảnh hưởng đến việc trả nợ như công ty CP Thạch bàn, công ty cầu 14.
-Chi nhánh cũng chủ động tiếp thị, mở rộng đối tượng khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả cho vay những ngành hàng có khả năng cạnh tranh, lợi thế so sánh trong nền kinh tế, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng...
-Chi nhánh đã chỉ đạo phối hợp chặt chẽ các phòng khách hàng với phòng tài trợ thương mại, kế toán thanh toán để đảm bảo cung cấp sản phẩm dịch vụ trọn gói từ cho vay, bảo lãnh đến thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền đảm bảo tận thu các loại phí dịch vụ.
-Tiến hành rà soát, yêu cầu doanh nghiệp huy động các tài sản hiện có để thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay.
Trên cơ sở định hướng cho hoạt động cho vay của chi nhánh trong thời gian tới, NHCT CD đã đưa ra định hướng phát triển công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng trong hoạt động cho vay của mình.
3.1.2. Định hướng trong cho công tác TĐTCDA trong hoạt động cho vay .
- Công tác thẩm định phải tiến hành kịp thời nhanh chóng theo yêu cầu của hệ thống nhưng chất lượng vẫn cao.
- Kết quả thẩm định phải tính toán chính xác để làm căn cứ ra quyết định cho vay.
- Nâng cao chất lượng cán bộ mở các lớp đào tạo, cử cán bộ đi họ để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Chất lượng thẩm định tài chính dự án phải đặt lên hàng đầu góp phần làm cho ngân hàng có những quyết định cho vay đúng đắn, đặc biệt là cho vay theo dự án đem lại nguồn thu nhập to lớn cho ngân hàng. Giảm thiểu được các loại nợ xấu do ngân hàng không có khả năng trả nợ. Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh mà NH đã đề ra như sau:
Bàng 17: Kế hoạch kinh doanh năm 2007
Chỉ tiêu
Đơn vị
thực hiện
31/12/2006
Kế hoạch 31/12/2007
(+), (-) so thực hiện 31/12/2006
Dư nợ cho vay nền kinh tế 31/12/2007
-VNĐ
-Ngoại tệ quy VNĐ
tỷ đồng
tỷ đồng
tỷ đồng
1.663
1.399
264
1.896
1.610
286
233
211
22
Cơ cấu dư nợ 31/12/2007
-Cho vay KCBĐ=TS(tối đa)
-Cho vay DNNN(tối đa
% ∑ DN
% ∑ DN
69
65
64
58
-5
-5
Nợ nhóm 2
Triêu đồng
34.084
30.000
-4.084
Nợ xấu:
Trong đó: - Nợ nhóm 3
- Nợ nhóm 4
- Nợ nhóm 5
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
198
0
0
198
178
178
-20
0
0
-20
Thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro ngoại bảng
triệu đồng
3.077
25.016
21.939
Thu hồi các khoản nợ đã được CP cấp nguồn
triệu đồng
1.032
0
-1.032
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng TĐTCDA trong hoạt động cho vay tại chi nhánh trong thời gian tới
3.2.1. Hoàn thiện công tác TĐTCDA
- Do thẩm định tài chính dự án được tiến hành theo nhiều giai đoạn tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án. Do đó công tác này phải được tổ chức quản lý một cách khoa học hiệu quả hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, có kiểm tra giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm đối với tinh thần thiếu trách nhiệm hoặc hiệu quả làm việc thấp. Đồng thời có những chính sách khen thưởng, ưu đãi hợp lý với những cán bộ tận tuỵ với công việc.
- Phải bổ sung về số lượng dồng thời tăng cường đào tạo tập huấn luyện đội ngũ cán bộ thẩm định vừa yếu vừa ít của phòng kinh doanh. Phải bố trí cán bộ thẩm định đúng người đúng việc đúng với chuyên môn sẽ phát huy được khả năng và đảm bảo nguyên tắc hiệu quả và an toàn tín dụng.
3.2.2. Hoàn thiện nội dung, phương pháp quy trình TĐTCDA
Quá trình thẩm định gồm nhiều giai đoạn, ảnh hưởng lẫn nhau và tác động đến nhau một cách chặt chẽ do đó kết quả thực hiện từng giai đoạn phải phù hợp với nhau để đảm bảo tính khả thi cho toàn bộ dự án. Do đó chất lượng của thẩm định tài chính dự án giữ một vai trò rất quan trọng. Cần phải thực hiện đầy đủ, chính xác nội dung và phương pháp quy trình thẩm định tài chính dự án.
Tuỳ thuộc vào từng dự án theo từng lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề mà chúng ta có cách phân loại phân nhóm phù hợp đưa ra những nội dung, phương pháp quy trình phù hợp, không cứng nhắc khuôn mẫu. Song vẫn đảm bảo các nội dung cơ bản: Xác định tổng mức đầu tư, nguồn vốn và sự đảm bảo nguồn vốn, thẩm định doanh thu chi phí và dòng tiền ròng, thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án, phân tích rủi ro dự án.
- Phải xác định chính xác tổng mức vốn đầu tư: Ngân hàng tiến hành thẩm định tổng mức vốn đầu tư cần thẩm định đầy đủ các nội dung: như thẩm định vốn cố định đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lưu động ban đầu và vốn dự phòng. Nhiều khách hàng không có hoặc không đủ vốn tự có để vay ngân hàng họ đã gian lận khai khống lên đẩy mức vốn đầu tư lên trên mức nhu cầu thực tế để trình vay ngân hàng. Nếu ngân hàng không thẩm định cụ thể không phát hiện ra thì rất rủi ro cho ngân hàng.
+ Đối với dự án xây lắp: Khi tính toán thường được tính dựa trên cơ sở khối lượng xây dựng phải thực hiện và đơn giá xây lắp tổng hợp.
+ Vốn thiết bị phải được tính toán chính xác vì nó là căn cứ cho việc tính khấu hao thiết bị sau này. Nó chiếm đến 60 – 70% tổng mức vốn đầu tư.
+ Chúng ta phải quan tâm đến vốn lưu động vì nó được hồi lại vào năm cuối của dự án.
+ Để hạn chế rủi ro cho dự án thì vốn dự phòng cũng đóng vai trò quan trọng. Vốn dự phòng phải đảm bảo một mức hợp lý chiếm 5 – 10% giá mua tài sản cố định.
+ Ngân hàng cũng cần phải tiến hành xác định tiến độ giải ngân cho dự án giúp quá trình điều hành quản lý vốn của ngân hàng hiệu quả hơn. Qua đó đánh giá được hiệu quả của từng đồng vốn bỏ ra. Vừa hiệu quả tránh làng phí.
- Phải xác định đầy đủ chính xác nguồn vốn và sự đảm bảo nguồn vốn cho dự án. Xác định rõ giá trị vốn tự có của doanhh nghiệp tránh trường hợp đánh giá sai giá trị vốn tự có dẫn đến ngân hàng cho vay 100% nhu cầu vốn đầu tư. Phân tích tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm liên tiếp gần nhất.
- Thẩm định chính xác doanh thu chi phí và lợi nhuận dòng tiền ròng của dự án. Đây là cơ sở để có thể tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính đúng đắn chính xác như NPV, IRR...Khâu này khá khó vì phải thẩm định về thị trường đầu vào đầu ra và cả yếu tố về thị trường. Mặt khác hiện nay việc ban hành luật thuế, hay các quy định về doanh thu chi phí và lợi nhuận còn nhiều bất cập chưa thống nhất, còn nhiều thay đổi nên ngân hàng phải luôn cập nhật các văn bản hiện hành để có những thay đổi cho phù hợp Đối với chi phí sản xuất phải căn cứ vào giá thành sản phẩm. Đi sâu kiểm tra đầy đủ các yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm, kiểm tra các định mức sản xuất, mức tiêu hao năng lượng.
Việc tính khấu hao cũng phải hợp lý đảm bảo tổng mức khấu hao phải bằng nguyên giá tài sản cố định.
- Lựa chọn và xác định chính xác các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án phù hợp với từng dự án cụ thể. Có những dự án với vòng đời dài mức độ rủi ro tiềm ẩn rất cao, khó xác định cho kỳ tương lai, người ta mới sử dụng các chỉ tiêu NPV, IRR...Còn các dự án vòng đời ngắn mới sử dụng các chỉ tiêu PI và thời gian hoàn vốn cho đơn giản đỡ mất công sức và tiết kiệm chi phí.
- Việc xác định tỷ lệ chiết khấu cũng rất quan trọng nó liên quan đến tính khả thi của dự án. Việc lấy lãi suất chiết khấu theo lãi suất ngân hàng hay theo chi phí vốn bình quân. Song lấy lãi suất chiết khấu phải dựa vào WACC vì với hai nguồn vốn là vốn tự có và vốn vay.
- Chú trọng việc phân tích rủi ro của dự án. Hiện nay việc phân tích rủi ro dự án được tiến hành qua loa sơ sài và thiếu tính chính xác để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án thì phải coi trọng việc phân tích rủi ro dự án. Phân tích độ nhạy phải chỉ rõ những yếu tố có thể thay đổi và ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của dự án phân tích quy luật biến đổi đưa ra các tình huống thay đổi các yếu tố đó thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án sẽ thay đổi như thế nào.
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực
Như ta đã biết con người là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Các yếu tố như trình độ chuyên môn, hiểu biết và phẩm chất đạo đức của cán bộ thẩm định là một trong những nguyên nhân hạn chế việc nâng cao chất lượng thẩm định.
- Cần phải đào tạo bồi dưỡng huấn luyện đội ngũ cán bộ tín dụng thông qua các lớp chuyên đề, các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ tín dụng.
- Nâng cao tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phẩm chât đạo đức của cán bộ tín dụng,
- Có chế độ kỷ luật cũng như ưu đãi khen thưởng hợp lý đối với cán bộ để kích thích năng lực sức sáng tạo của cán bộ.
3.2.4. Nâng cao chất lượng của công tác thu thập và xử lý thông tin
Thẩm định tài chính dự án được tiến hành trên cơ sở phân tích các thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án. Đó là thông tin trong nước và quốc tế, thông tin về kỹ thuật, quy hoạch và phát triển kinh tế của Nhà nước..Vì vậy các thông tin này cần được thu thập một cách đầy đủ và chính xác.
- Nguồn thẩm tin trình duyệt lên phải được thẩm định kỹ càng, ngoài ra một số thông tin còn phải tái thẩm định.
- Lấy thông tin từ nhiều nguồn như thông tin về doanh nghiệp của trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc từ các bạn hàng của doanh nghiệp, từ các cơ quan quản lý...Từ đó thẩm định lại tính chính xác trong các hợp đồng đầu vào, tình hình tài chính của DN.
- Cập nhật các nguồn thông tin do Nhà nước và các ban ngành liên quan ban hành như các văn bản pháp luật, các quy định, tiêu chuẩn, thông tư, chỉ thị. Như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, luật thuế, luật đất đai,...các văn bản như các quy chế quản lý đầu tư xây dựng, các quy chế quản lý tài chính. Các số liệu thống kê về nhân khẩu học và số liệu về yếu tố kinh tế vĩ mô như thu nhập bq, xuất nhập khẩu, tốc độ GDP, chỉ số giá cả, chỉ số lạm phát...
Trong bối cảnh gia nhập WTO chi nhánh cũng cần phải đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến. Tiếp cận với hệ thống công nghệ thông tin của thế giới đưa vào thẩm định tài chính dự án sẽ cho kết quả chính xác đóng góp tích cực vào công tác thẩm định tài chính dự án. Muốn vậy ngân hàng phải từng bước đổi mới về cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ tin học, về hiểu biết công nghệ thông tin cho cán bộ tín dụng, áp dụng công nghệ thông tin trong thẩm định tài chính dự án.
3.2.5. Hoàn thiện về cơ sơ vật chất trang thiết bị
Đây là nhân tố ảnh hưởng tời thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định tài chính dự án. Với trang thiết bị công nghệ hiện đại, việc thu thập và xử lý thông tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng chính xác, các cơ hội đầu tư được nắm bắt kịp thời.
3.2.6. Xây dựng môi trường làm việc theo hướng HĐH cho nhân viên
- Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay để đạt hiệu quả cao và nâng cao uy tín của mình ngân hàng phải xây dựng một môi trường làm việc thông thoáng, hiện đại, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên phát huy hết khả năng và sức sáng tạo của mình. Có những chính sách ưu đãi, thưởng phạt hợp lý để kích thích tinh thần trách nhiệm của nhân viên. Có hộp thư góp ý, buổi nói chuyện thảo luận giữa các nhân viên để trao đổi kinh nghiêm,...Cho nhân viên tiếp xúc với các công nghệ hiện đại để họ cập nhập được nhiều thông tin trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để đưa ngân hàng phát triển đi lên.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước, các bộ ngành liên quan
Nhà nước sớm ban hành các văn bản hướng dẫn về thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính nói riêng. Đồng thời nhà nước cũng cần tạo một môi trường kinh tế xã hội chính trị ổn định thông qua việc ban hành các bộ luật mới như Luật chống phá giá, chống độc quyền, luật thuế, luật đầu tư, luật doanh nghiệp…Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước cần tạo môi trường đầu tư an toàn, bình đẳng và hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt chính phủ cần hoàn thiện hơn nữa các văn bản quy định liên quan đến cho vay theo dự án của ngân hàng thương mại để thật thống nhất không mâu thuẫn và chồng chéo lẫn nhau trong quá trình thực hiện.
Các bộ ngành như bộ xây dựng, bộ công nghiệp, bộ tàì chính cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư, xây dựng, tài chính, tín dụng, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, ổn định tránh chồng chéo để nhà đầu tư tiếp cận được các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư Nhà nước.
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước
Đóng vai trò là cơ quan quản lý cao nhất đối với các ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước cần tăng cường vai trò trong việc hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ thẩm định, và nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên, trợ giúp thông tin và kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại. Đồng thời tạo mối liên hệ với các ngân hàng thương mại để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm.
Ví dụ như NHNN tổ chức các lớp đào taọ, hội thảo ngắn ngày cho cán bộ trong ngành, các buổi nói chuyện tổng kết năm để tăng cường hiểu biết hợp tác giữa các bộ phận thẩm định, tín dụng của ngân hàng thương mại.
NHNN cũng phải ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về toàn bộ các vấn đề có liên quan đến thẩm định dự án nói riêng và thẩm định tài chính dự án nói chung để làm có thể làm cơ sở cho các NHTM đưa ra các quyết định cho vay đúng đắn đem lại thu nhập cho ngân hàng và hạn chế các rủi ro mà ngân hàng gặp phải.
NHNN cũng phải tăng cường hỗ trợ về công nghệ, từng bước đưa các công nghệ tiên tiến hiện đại trên thế giới vào các NHTM để họ từng bước tiếp cận và ứng dụng. Nhằm đa dạng hóa phương pháp và cách thức thu thập thông tin sao cho kịp thời cập nhật và chính xác. Thông tin phải được thu thập từ nhiều phía để đảm bảo nguồn thông tin đầy đủ chính xác về khách hàng. Về tổ chức cơ cấu bộ máy làm việc cũng phải khoa học hơn, đảm bảo thống nhất trên cả nước. Từng bước hạn chế những ngân hàng làm ăn kém hiệu quả. Góp phần hiện đại hóa và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng – tài chính theo kịp với tiến trình hội nhập với thế giới hiện nay.
3.3.3. Kiến nghị với NHCT Việt Nam
NHCT cần tích cực quan tâm hơn nữa đến chỉ đạo và hướng dẫn nhằm giúp đỡ chi nhánh NHCT Chương Dương có đủ điều kiện nâng cao hoạt động của mình và công tác thẩm định. Đưa ra một quy trình thẩm định dự án chuẩn và thống nhất, xây dựng các định mức, tiêu chí phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án.
NHCT cũng cần tổ chức các lớp huấn luyện nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng một cách thường xuyên và có chất lượng để giúp chi nhánh nâng cao năng lực trong thẩm định tài chính dự án nói riêng và thẩm định dự án nói riêng. Đồng thời thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các buổi trao đổi về nghiệp vụ và kinh nghiệm giữa các chi nhánh để cán bộ tín dụng có cơ hội học hỏi nhau trong thực tế, trao đổi thông tin…NHCT cũng cần hỗ trợ thông tin và công nghệ cho Chi nhánh nhằm giúp chi nhánh ngày càng phát triển đi lên. Đưa ra những nhận xét đánh giá thỏa đáng và những bài học kinh nghiệm khi kết thúc dự án để từ đó chi nhánh sẽ có những sự thay đổi hợp lý hơn linh hoạt hơn trong khi xây dựng quy trình và nội dung thẩm định.
3.3.4. Kiến nghị với chủ đầu tư
Có thể nói để chất lượng công tác thẩm định được nâng cao thì phải kể đến vai trò quan trọng của chủ đầu tư. Nó thể hiện ở năng lực cũng như hiểu biết của chủ đầu tư về công tác thẩm định. Nếu chủ đầu tư nghiêm túc trong quá trình lập dự án thì quá trình thẩm định sẽ tiến hành dễ dàng hơn. Sự hợp tác lành mạnh của chủ đầu tư với ngân hàng sẽ giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro từ phía khách hàng vay. Nó đảm bảo hài hòa quyền lợi của chủ đầu tư và ngân hàng.
Trình độ chuyên môn của người lập dự án cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định. Trình độ của người lập dự án mà cao thì thông tin sẽ chính xác và đáng tin cậy cho chất lượng dự án ngày càng được nâng cao. Vì vậy chủ đầu tư cần cung cấp cho ngân hàng những số liệu chính xác một cách chính xác và nhanh chóng nhất thông qua hệ thống kế toán rõ ràng và được công nhờ một công ty kiểm toán tin cậy. Đồng thời đề ra kế hoạch kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn theo định hướng phát triển của Chính phủ. Thường xuyên liên hệ với ngân hàng để cung cấp các thông tin như thay đổi về kế hoạch kinh doanh, nhân sự rồi các thông tin về vốn hoạt động, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN
Nhìn chung hoạt động của chi nhánh NHCT Chương Dương trong những năm trở lại đây đạt hiệu quả cao, với tốc độ tăng trưởng đều qua các năm chi nhánh dần dần khẳng định được vị thế vững chắc của mình trên thị trường không chỉ với các sản phẩm mới, nhiều tiện ích cho khách hàng được liên tục tung ra trên thị trường mà còn bởi uy tín được tạo ra từ lòng nhiệt huyết, sự nhiệt tình của CBCNV của ngân hàng, với một văn hoá kinh doanh mang tới sự thân thiện đầy tin cậy cho khách hàng. Tất cả những điều đó để hướng tới hoàn thành sự mệnh của chi nhánh cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ cho khách hàng, đa dạng có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm mục đích thoã mãn khách hàng, lợi ích và phát triển cho nhân viên và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng; Đạt được tầm nhìn đến năm 2010 góp phần đưa NHCT VN: xây dựng chủ lực hiện đại, có kỹ thuật công nghệ cao kinh doanh đa năng, đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Trong đó có thể nói công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng của NHCT Chương Dương đã đạt chất lượng rất cao. Đó là cơ sở đưa đến những thành quả không nhỏ cho ngân hàng.
Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi, chuyên đề “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại NHCT Chương Dương” đã sử dụng phương pháp thích hợp và hoàn thành được những nội dung chủ yếu:
Phần thứ nhất hệ thống lại lý luận chung về thẩm định tài chính dự án, từ đó đưa ra những khái niệm và một số chỉ tiêu về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay của NHTM.
Phần thứ hai đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại NHCT Chương Dương, từ đó rút ra những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động này.
Phần thứ ba đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay đặc biệt là cho vay theo dự án.
Qua chuyên đề này em hi vọng rằng những giải pháp đưa ra sẽ được NHCT Chương Dương xem xét, áp dụng để nâng cao chất lượng công tác TĐTCDA trong hoạt động cho vay, góp phần mở rộng hoạt động tín dụng theo hướng an toàn hiệu quả.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình tài chính doanh nghiệp, PGS – TS Lưu Thị Hương chủ biên – NXB giáo dục
Giáo trình “Ngân hàng thương mại và quản trị và nghiệp vụ”,TS. Phan Thị Thu Hà – TS. Nguyễn Thị Thu Thảo chủ biên – NXB Thống kê – 2002
“Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính” của Federic S.Mínhkin NXB khoa học và kỹ thuật.
Giáo trình thẩm định tài chính dự án, chủ biên: PGS – TS Lưu Thị Hương chủ biên – NXB Tài Chính.
Giáo trình ngân hàng phát triển – TS Phan Thị Thu Hà chủ biên – NXB Lao Động – Xã hội.
Tài liệu hướng dẫn cán bộ tín dụng của ngân hàng công thương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0334.doc