Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại chi nhánh ngân hàng công thương khu công nghiệp bắc Hà Nội

Trong những tháng đầu năm 2009, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm ổn định lãi suất và tỷ giá, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế tiếp tục mở rộng có hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu giảm; cơ cấu tín dụng đang dần thay đổi theo nhu cầu của nền kinh tế; cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán được kiểm soát chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, vốn tín dụng có xu hướng giảm so với cùng kỳ các năm trước, có thể ảnh hưởng không thuận lợi đối với kiểm soát lạm phát trong năm nay và các năm tới; chất lượng tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực chưa cao; cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán có nguy cơ rủi ro, do thị trường chứng khoán đang điều chỉnh theo xu hướng giảm; việc thu thập thông tin từ thị trường để đánh giá, quản trị rủi ro còn bất cập. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán như sau: a. Tiếp tục thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp huy động vốn để mở rộng cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế trong năm 2009 và những năm tới; chú trọng điều chỉnh cơ cấu và kỳ hạn nguồn vốn huy động cho phù hợp với cơ cấu và kỳ hạn tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. b. Mở rộng tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế theo các yêu cầu sau đây: Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng những tháng đầu năm 2009, để có sự điều chỉnh thích hợp về quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng tín dụng, phù hợp với khả năng và cơ cấu vốn huy động, định hướng của Ngân hàng Nhà nước về tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế trong năm 2009 và các năm tới. c. Để góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển bền vững, đồng thời hạn chế rủi ro các khoản cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán, các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp về an toàn như sau: - Khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của tổ chức tín dụng.

doc80 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại chi nhánh ngân hàng công thương khu công nghiệp bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị Bảng 1.16: Chi phí thiết bị Tên hạng mục Dự toán trước thuế Thuế GTGT Dự toán cả thuế Máy bơm pít tông đồng bộ 190.476.190 x 2 9.523.810 x 2 400.000.000 Bơm dầu 15KW và 11KW 55.475.000 2.773.750 58.248.750 Quạt gió + van 39.325.000 1.966.250 41.291.250 Van thép và hàn áp lực 4.500.000 225.000 4.725.000 Động cơ giảm tốc 35.350.000 1.767.500 37.117.500 Động cơ,tời điện, palăng,quạt 72.000.000 3.600.000 75.600.000 Inox ( 17 tấn 1.360.000.000 136.000.000 1.496.000.000 Nồi hơi 200.000.000 200.000.000 Lọc tay áo 890.000.000 890.000.000 Lọc tay áo 220.000.000 220.000.000 Quạt hút 70.000.000 70.000.000 Quạt hút gió nóng 50.000.000 50.000.000 Quạt hút lọc 25.000.000 25.000.000 Quạt hút (2 cái) 44.000.000 44.000.000 Thiết bị Vico chế tạo gồm: +Băng tải đáy tháp +Băng tải phân phối liệu +Băng tải kép khâu đóng gói +Sàng rung +Công lắp đặt và phụ kiện 1.200.000.000 1.200.000.000 Máy đóng gói tự động nhập khẩu (8 cái x 32.000$) 4.134.400.000 4.134.400.000 Băng tải xích 300.000.000 300.000.000 Thiết bị tự động 1.213.659.000 1.213.659.000 Chi phí lắp đặt ký hợp đồng với xây lắp 2.445.000.000 2.445.000.000 Xe nâng 275.409.561 13.770.478 289.180.039 Giá, kệ hàng 2.000.000.000 2.000.000.000 Tổng 15.015.070.941 179.150.597 15.194.221.538 Chi phí cho ban quản lý Bảng 1.17: Chi phí ban quản lý Tên hạng mục Dự toán trước thuế Thuế GTGT Dự toán cả thuế Lương ban quản lý dự án 468.000.000 468.000.000 Lương Mr Khiêm 15.000.000 15.000.000 Lương Mr Toàn 9.000.000 9.000.000 Lương Mrs Dung 10.000.000 10.000.000 Tổng 502.000.000 502.000.000 3. Tổng vốn và tiến độ Nguyên vật liệu chính Bảng 1.18: Tổng vốn đầu tư Chỉ tiêu Đvt Số tiền Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng. Triệu đồng 964 Tiền xây dựng Triệu đồng 14.052 Máy móc thiết bị & chi phí lắp đặt Triệu đồng 15.194 Dự phòng chi 5% Triệu đồng 1.536 Chi cho ban quản lý dự án Triệu đồng 502 Tổng mức đầu tư dự án Triệu đồng 32.248 Bảng 1.19: TSCĐ của dự án TT Nội dung công việc T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 1 Hoàn chỉnh thiết kế 2 Xử lý nền móng 3 Xây tường rào 4 Đường chính ở giữa 5 Xây dựng nhà tháp sấy phần thô 6 Hoàn chỉnh nhà tháp sấy 7 Xây dựng kho nguyên liệu 8 Xây dựng kho thành phẩm 9 Xây dựng đường,cống thoát nước 10 Chế tạo thiết bị tĩnh 11 Đàm phán hợp đồng Thời gian nhập Thiết bị nhập ngoại 11 Thiết bị động Tìm kiếm nguồn Thời gian cải tạo Thời gian chuyển giao 12 Lắp đặt các thiết bị Lắp đặt tháp sấy 13 Xây lò đốt than 14 Lắp đường ống điện 15 Lắp đặt đường ống 16 Hoàn chỉnh công trình 17 Nghiệm thu chạy thử Bàn giao công trình Nếu thực hiện đúng tiến độ đề ra thì dự án sẽ chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2008. * Nguyên vật liệu chính Các nguyên liệu chính để sản xuất bột giặt bao gồm: Nguyên liệu chính, Bột màu, phụ gia, bột phụ trợ và dung môi: Bảng 1.20: Tham khảo định mức chi phí sản xuất cho 1 tấn sản phẩm: Chủng loại Đơn vị tính Số lượng Đơn giá trước thuế Tổng giá trị trước thuế (đồng) Dự kiến nguồn cung cấp LAS Kg 180 19.000 3.420.000 Việt nam Javen Kg 3 1.700 5.100 Việt nam NaOH Kg 22,5 6.200 139.500 Việt nam Sô đa Kg 30 4.000 120.000 Việt nam Sun phát Kg 600 2.000 1.200.000 Nhập khẩu STPP Kg 75 11.000 825.000 Nhập khẩu Silicat Kg 200 1.600 320.000 Việt nam Tinopal Kg 0,4 260.000 104.000 Nhập khẩu Aqualic Kg 3 13.000 39.000 Nhập khẩu Perborat Kg 2 15.000 30.000 Nhập khẩu TAED Kg 1 54.000 54.000 Nhập khẩu Enzyme 600E Kg 2 120.000 240.000 Nhập khẩu Hương liệu kg 6 160.000 960.000 Nhập khẩu Phô gia Kg 5 15.000 75.000 Việt nam Bao bì Cái 50 2000 100.000 Việt nam Tổng 7.631.600 * Nhu cầu điện nước Số giờ hoạt động lớn nhất trong năm: 8 giờ x 300 ngày x 2 ca =4800 giờ Tiêu hao điện năng: - Thiết bị chính & phụ trợ: 0,5 x 320 Kw x 4800 giờ = 768.000 Kw (hoạt động tối đa công suất theo thiết kế. Nhưng thực tế trong quá trình sản xuất chỉ hoạt động khoảng 50% công suất) - Tổng chi phí điện năng: 768.000 kw. x 1770 đ/kw = 1.359.360.000 đồng. - Quá trình sản xuất sử dụng nước làm dung môi và dùng nước cho sinh hoạt. Nước làm dung môi là 500lít/tấn ,nước cho công nhân sủ dụng là 100lít/người/ngày. 300 ngày x 60 người x 0,1 m3 x 6000đ/m3 = 10.800.000 đồng. 300 ngày x 166tấn x 0.5m3 x 6000đ/lít = 149.400.000 đồng. Ghi chú: Chỉ tính số công nhân mới tuyển dụng cho việc nâng công suất nhà máy * Tổng giá trị điện, nước là: 1.359.360.000 + (10.800.000+149.400.000) = 1.519.560.000 đồng Bảng 1.21: Nhu cầu về lao động STT Chức danh Số lượng Lương tháng (đồng/người) Lương 1 năm (đồng/người) 1 Kỹ thuật & KCS 6 3.000.000 216.000.000 2 Dịch vụ kỹ thuật 6 3.500.000 252.000.000 3 Thủ kho 3 2.500.000 90.000.000 4 Công nhân dây chuyền 40 2.500.000 1.200.000.000 5 Cơ điện sửa chữa 5 1.800.000 108.000.000 Tổng 1.866.000.000 III/ Nhu cầu về vốn lưu động Dự kiến số vốn lưu động cần cho hoạt động của dự án khi đi vào ổn định khoảng 50.000 triệu đồng/năm. Số vốn này là nguồn vốn vay ngắn hạn với vòng quay vốn lưu động là 2,4 vòng/năm. E. Phân tích hiệu quả tài chính của dự án I/ Nhu cầu về vốn và nguồn vốn 1/ Nhu cầu về vốn Tổng mức đầu tư của dự án là: 32.248 triệu đồng. Bảng 1.22: Nhu cầu về vốn Chỉ tiêu Đvt Số tiền Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng triệu đồng 964 Tiền xây dựng triệu đồng 14.052 Máy móc thiết bị & chi phí lắp đặt triệu đồng 15.194 Dự phòng chi 5% triệu đồng 1.536 Chi cho ban quản lý dự án triệu đồng 502 2/ Nguồn vốn đầu tư a/ Vốn cố định: Vốn vay : 12.000.000.000 đồng Vốn tự có và huy động: 20.248.000.000 đồng b/ Vốn lưu động (vòng quay vốn 2,4): Vốn vay : 100 % II/ Doanh thu Với mức giá bán bình quân tại thời điểm hiện tại cho các sản phẩm sản xuất của công ty thì doanh thu như sau: Bảng 1.23: Doanh thu của dự án trong năm 2008, 2009, 2010 Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 Tổng lượng sản xuất tấn 40.000 45.000 50.000 Giá bán trước thuế đồng/kg 10.000 12.500 15.000 Giá bán sau thuế đồng/kg 11.000 13.750 16.500 Doanh thu trước thuế tỷ đồng 400 562,5 750 Doanh thu sau thuế tỷ đồng 440 618,75 825 III/ Chi phí sản xuất kinh doanh Theo kế hoạch sản xuất thì đòi hỏi cần một số chi phí sản xuất kinh doanh chính cho sản phẩm bột giặt như sau: 1. Chi phí nguyên vật liệu chính Qua khảo sát giá cả nguyên vật liệu và giá bán sản phẩm trên thị trường tại thời điểm hiện nay cũng như kinh nghiệm của một số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự, chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 80% doanh thu. 2. Chi phí điện nước - Điện: Dự kiến công suất điện cho chạy máy sản xuất, thắp sáng và phục vụ cho các thiết bị điện dân dụng tại nhà máy khoảng: 768.000 kw. x 1770 đ/kw = 1.359.360.000 đồng. - Nước: Nhu cầu sử dụng nước nhiều. Dự kiến chi phí này bình quân khoảng: 300 ngày x 60 người x 0,1 m3 x 6000đ/m3 = 10.800.000 đồng. 300 ngày x 166tấn x 0.5m3 x 6000đ/lít = 149.400.000 đồng. - Tổng: = 160.200.000 đồng 3. Chi phí lương, BHXH, BHYT, chi phí quản lý Theo phương án sản xuất số cán bộ công nhân viên Công ty sẽ bổ sung để mở rộng sản xuất là 40 người. - Chi BHXH, BHYT bằng 19% lương cơ bản (Lương cơ bản bằng 30% lương thu nhập tháng) - Phí công đoàn bằng 2% quỹ lương - Chi phí quản lý: 10% quỹ lương 4. Chi phí bảo quản, sửa chữa thường xuyên thiết bị, nhà xưởng - Chi phí này hàng năm dự kiến chi khoảng 2% giá trị tài sản cố định. Giá trị TSCĐ của nhà máy 32.248.000.000đồng. - Vì vậy chi phí bảo quản, sửa chữa thường xuyên thiết bị, nhà xưởng mỗi năm khoảng: 645.000.000 đồng. 5. Chi phí khấu hao tài sản Căn cứ quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. TSCĐ của nhà máy sẽ được khấu hao như sau : - Trong 7 năm từ 2008 - 2014 đầu (đủ 12 tháng/năm) là 3.591 triệu đồng - Trong 5 năm từ 2015 - 2019 (đủ 12 tháng/năm) là 1.421 triệu đồng 6. Lãi vay ngân hàng - Vốn vay trung dài hạn của ngân hàng là : 9.500 triệu đồng để đầu tư TSCĐ với lãi suất 0,9%/ tháng (10,8% năm tức là = 0.9%*12 tháng). Công ty sẽ dự kiến vay ngân hàng trong thời gian 5 năm từ 2007 - 2011. (Năm đầu tiên sẽ chỉ trả lãi, 3 năm tiếp theo sẽ trả cả gốc + lãi) - Vốn vay ngắn hạn của ngân hàng : Sử dụng làm nguồn vốn lưu động với vòng quay 2,4 vòng, lãi suất 0,9%/ tháng. Công ty sẽ dự kiến vay ngân hàng trong thời gian 5 tháng/năm với số lượng như sau: (50.000 x 5)/12 = 20.834 triệu đồng Bảng 1.24: Lãi vay ngân hàng Đơn vị tính : Triệu đồng Khoản mục 2007 2008 2009 2010 Vốn vay dài - trung hạn 12,000.0 Vốn gốc vay đầu năm 12,000.0 12,000.0 9,000.0 5,000.0 Lãi suất vay 540.0 1,296.0 972.0 540.0 Trả lãi (A) 540.0 1,296.0 972.0 540.0 Trả gốc 0.0 3,000.0 4,000.0 5,000.0 Vốn gốc vay còn lại cuối kỳ 12,000.0 9,000.0 5,000.0 0.0 Nghĩa vụ trả nợ từng kỳ 540.0 4,296.0 4,972.0 5,540.0 Vốn vay ngắn hạn 20,834.0 20,834.0 20,834.0 20,834.0 Lãi suất vay (B) 2,250.1 2,250.1 2,250.1 Tổng lãi suất/năm (A + B) 540.0 3,546.1 3,222.1 2,790.1 Tổng nghĩa vụ trả nợ 21,374.0 27,380.1 28,056.1 28,624.1 7. Chi phí khác (Giới thiệu sản phẩm, tiếp khách, chi phí nhập khẩu, ......) chiếm khoảng 2% doanh thu. 8. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh a/ Chi phí biến đổi (Dựa trên cơ sở dữ liệu năm 2007) Bảng 1.25: Chi phí biến đổi Đơn vị tính : Triệu đồng Stt Khoản mục Tổng chi Chi phí cố định Chi phí biến đổi % Triệu đồng % Triệu đồng 1 Thiết bị sản xuất + Dự phòng 15,954 2 Chi phí xây dựng + lãi 9,258 3 Nguyên vật liệu sản xuất 360,000 0 0 100 360,000 4 Điện + nước 1,520 0 0 100 1,520 5 Lương 1866 70 1,306 30 560 6 BHXH+BHYT+Phí CĐ 144 70 101 30 43 7 Chi phí quản lý 663 50 331 50 331 8 Chi phí bảo dưỡng 645.00 30 193.5 70 451.5 9 Khấu hao TSCĐ 3591 100 3591 0 0 10 Phí nhơượng quyền (3%) 12705.88 0 0 100 12,706 11 Tiền thuê đất 32.6 32.6 32.6 32.6 32.6 12 Lãi vay ngân hàng TSCĐ 1296 100 1296 0 0 13 Lãi vay NH vốn lưu động 2,250.1 0 0 100 2,250.1 14 Chi phí khác(2% doanh thu) 9000 50 4,500 50 4,500 Tổng 393,713 11,351 382,394 b/ Chi phí sản xuất cho các năm như sau: Bảng 1.26: Chi phí sản xuất cho các năm Đơn vị tính : Triệu đồng Khoản mục 2008 2009 2010 2011 2012 Nguyên vật liệu 360,000 506,250 675,000 675,000 675,000 Điện 1,099 1,236 1,360 1,360 1,360 Lương 82 123 160 160 160 Nước 1,508 1,696 1866 1866 1866 Tiền thuê đất 32.6 32.6 32.6 32.6 32.6 BHXH+BHYT+Phí CĐ 116 131 144 144 144 Chi phí quản lý 452 509 560 560 560 Chi phí bảo dưỡng 645.0 645.0 645.0 645.0 645.0 Khấu hao TSCĐ 3591 3591 3591 3591 3591 Lãi vay ngân hàng 3546.1 3222.1 2790.1 2250.1 2250.1 Chi phí khác 9000 12656.25 16875 16875 16875 Tổng 380,072 530,092 703,023 702,483 702,483 IV/ Lợi nhuận Theo luật khuyến khích đầu tư trong nước Điều 36 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP, dự án đầu tư mở rộng sản xuất của Công ty được miễn thuế thu nhập 1 năm đầu, giảm 50% trong 2 năm tiếp theo. Bảng 1.27: Lợi nhuận qua các năm Đơn vị tính : Triệu đồng Khoản mục 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu trước thuế 400,000 562,500 750,000 750,000 750,000 Tổng chi phí 380,072 530,092 703,023 702,483 702,483 Lãi trước thuế 19,928 32,408 46,977 47,517 47,517 Thuế thu nhập 0 4,537 6,577 13,305 13,305 Lợi nhuận sau thuế 19,928 27,871 40,400 34,212 34,212 Lợi nhuận thu được sẽ tính phân phối theo thứ tự ưu tiên như sau : - Trả gốc vốn vay ngân hàng - Trích lập các quỹ đầu tư phát triển sản xuất, khen thưởng, phúc lợi, dự trữ theo quy định hiện hành - Trả lợi tức cho các cổ đông Bảng 1.28 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính NPV, IRR Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Lợi nhuận sau thuế 19,928 27,871 40,400 34,212 34,212 Khấu hao 3591 3,591 3,591 3,591 3,591 Lãi vay 3546.1 3222.1 2790.1 2250.1 2250.1 Vốn đầu tư -32.248 Dòng tiền -32.248 27,065 34,684 46,781 40,053 40,053 Tỷ suất chiết khấu 13 NPV 149.72 IRR 16.08% (Nguồn: Báo cáo đồng thẩm định của chi nhánh ngân hàng Công thương KCN Bắc Hà Nội) (Chú ý: NPV, IRR được dự tính trong 5 năm đầu hoạt động của dự án). V/ Thời gian thu hồi vốn Được biểu thị trong công thức : Trong đó: t : Thời gian hoàn vốn I : Tổng số vốn đầu tư Ft : Lợi nhuận ròng tại năm t Dt : Khấu hao hàng năm Thiết lập bảng tính như sau : Bảng 1.27: Thời gian thu hồi vốn Đơn vị tính : Triệu đồng Năm Lượng Doanh thu Ft Dt Cộng Cộng Sản phẩm Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Tích lũy 2008 40,000 400,000 19,928 3421.65 23,350 - 2009 45,000 562,500 27,871 3421.65 31,293 54,642 2010 50,000 750,000 40,400 3421.65 43,822 98,464 2011 50,000 750,000 34,212 3421.65 37,634 136,098 2012 50,000 750,000 34,212 3421.65 37,634 173,731 Thời gian thu hồi vốn sẽ là: 4 năm + (32.248 – 136.098)/((173.731 –136.098)/12) = 4 năm + (-33) tháng = 1 năm 3 tháng VI/ Điểm hoà vốn H Lượng sản xuất trong năm 2008: 40.000 tấn Giá bán TB cho 1 tấn sản phẩm (Giá bán trước thuế): 10 triệu đồng (A) Tổng chi phí cố định : 11.351 triệu đồng Chi phí biến đổi cho 40.000 tấn sản phẩm: 382.394 triệu đồng Chi phí biến đổi cho 1 tấn sản phẩm: 9,56 triệu đồng (B) H= Tổng chi phí cố định = 11.351 = 25.797,73 tấn (A-B) (10-9.56) Các chỉ tiêu kinh tế chính trong 3 năm đầu của dự án Tính theo hiện giá năm 2007, các chỉ tiêu kinh tế chính trong 3 năm đầu của dự án như sau (làm tròn số) Tổng doanh thu trước thuế 1.712. triệu đồng Tổng doanh thu sau thuế 1.883. triệu đồng Tổng thuế VAT 171. triệu đồng Tổng thuế thu nhập doanh nghiệp 11. triệu đồng Tổng lãi ròng 88.199 triệu đồng Thời gian hoàn vốn 1 năm 3 tháng Điểm hoà vốn 25.798 tấn F. Nhận xét Qua báo cáo thẩm định chung của chi nhánh ngân hàng Công thương KCN Bắc Hà Nội về dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giặt công suất 50.000 tấn/năm” qua đánh giá về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Vilaco nhận thấy dự án đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất bột giặt là một trong những dự án có tính khả thi cao: - Dự án sẽ thu hồi toàn bộ vốn nhanh kể từ khi đi vào hoạt động, hàng năm có đủ khả năng trả vốn vay và lãi suất tiền vay cho Ngân hàng. - Dự án thu hút được khoảng 60 lao động với thu nhập ổn định và nộp ngân sách cho thành phố. - Sản phẩm của nhà máy sẽ được cung cấp cho các Đối tác nước ngoài, các khu công nghiệp và người tiêu dùng trong và ngoài nước góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Đánh giá hoạt động thẩm định tài chính dự án vay vốn tại chi nhánh ngân hàng Công thương KCN Bắc Hà Nội Những kết quả đạt được Công tác thẩm định tài chính của chi nhánh đã đóng góp đáng kể vào công tác thẩm định dự án xin vay vốn của chi nhánh, mang lại hiệu quả cao đối với chi nhánh ngân hàng. Thông tin áp dụng cho hoạt động thẩm định Hiện nay thì tất cả các cán bộ làm công tác thẩm định đều được trang bị máy tính và bị kiến thức sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho hoạt động thẩm định tài chính. Mặt khác việc sử dụng máy tính giúp cán bộ thẩm định nhanh chóng thu thập được thông tin cần thiết từ trung tâm thông tin của chi nhánh cũng như ngân hàng Công thương Việt Nam và từ các đối tượng khác bạn hàng, các đối tác, các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia. Từ các cơ sở dữ liệu đó mà rút ngắn được khâu so sánh các chỉ tiêu số liệu trong thẩm định tài chính. Về nội dung và phương pháp thẩm định Chi nhánh tuân thủ các chỉ tiêu kế hoạch về thẩm định tài chính, công tác chấm điểm tín dụng. Đảm bảo hiệu quả kinh tế, phân tán rủi trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Về phương pháp thẩm định tài chính chi nhánh ngân hàng áp dụng ba phương pháp: So sánh đối chiếu, thẩm định theo trình tự và phương pháp dự báo, Các phương pháp này được chi nhánh ngân hàng áp dụng một cách linh hoạt phù hợp với từng dự án cay vốn khác nhau. Về cán bộ thẩm định Đối với cán bộ làm hoạt động thẩm định: Hiện nay cán bộ thẩm định tại chi nhánh có 12 cán bộ trong đó phần lớn là cán bộ trẻ vừa tốt nghiệp các trường đại học ra trường. Các cán bộ làm việc tại chi nhánh rất năng động, nhiệt tình trong công tác và với kiến thức vững chắc, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đây chính là đội ngũ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định dự án vay vốn của chi nhánh ngân hàng. Mặt khác những cán bộ lâu năm tại chi nhánh họ có kinh nghiệm, chuyên môn sâu, đảm bảo chất lượng thẩm định nhất là các dự án lớn. Cán bộ thẩm định luôn được cập nhật các hướng dẫn của Ngân hàng Công thuơng Việt Nam và của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Vì thế cán bộ thẩm định luôn được luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình thẩm định, có sự so sánh đối chiếu với các dự án khác nhau. Trong thẩm định tài chính dự án vay vốn việc xác định các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính như NPV, IRR là bặt buộc. Cán bộ thẩm định tại chi nhánh tuân thủ các chỉ tiêu kế hoạch về thẩm định tài chính, công tác chấm điểm tín dụng. Đảm bảo hiệu quả kinh tế, phân tán rủi trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Những mặt tồn tại Trong năm 2009 và các năm tiếp theo Ngân hàng Công thương hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần, cơ chế điều hành hoạt động kinh doanh hứa hẹn có nhiều yếu tố thuận lợi nhưng công tác tin dụng nói chung và công tác thẩm định tài chính các dự án nói riêng có nhiều khó khăn thách thức. Về nội dụng thẩm định tài chính Xem xét đánh giá các nội dung thẩm định tài chính còn sơ sài, chưa thực sự hiệu quả. Việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính khó khăn, thẩm định tổng vốn đầu tư cũng như cơ cấu tốc độ bỏ vốn đầu tư chi nhánh chấp nhận dự toán đầu tư của chủ đầu tư đưa ra. Khi xác định doanh thu, chi phí của dự án chưa thực sự chính xác, để xác định chi phí của dự án phải xác định được số lượng sản phẩm và chi phí. Đối với các dự án lớn thì xác định chi phí là một điều rất khó khăn vì nhưng thiết bị không không phải lúc nào cũng có sẳn trên thị trường nên việc xác định chi phí là không chính xác. Khi các doanh thu hay chi phí mà chi nhánh ngân hàng xác định không chính xác thì sẽ xác định các chỉ tiêu tài chính không chính xác do đó ảnh hưởng tới tính khả thi của dự án. Tính các chỉ tiêu tài chính chưa chính xác: Tại chi nhánh hầu hết thẩm định tài các dự án vay vốn thường xác định các chỉ tiêu NPV, IRR. Để xác định được hai chỉ tiêu này ngoài các yếu tố doanh thu, chi phí ra thì xác định tỷ suất chiết khấu là rất quan trọng. Các chỉ tiêu trên thường tính với tỷ suất chiết khấu không đổi, nhưng trên thực tế tỷ suất chiết khấu biến đổi theo thời gian. Do đó đối với các dự án vay vốn trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng thì tỷ suất chiết khấu ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới tính chính xác tính khả thi của dự án xin vay vốn. Về phương pháp thẩm định tài chính Việc áp dụng một phương pháp thẩm định trong thẩm định tài chính dự án vau vốn là không khả thi. Để xác định các chỉ tiêu tổng hợp như tổng vốn đâu tư xuất vốn đầu tư, các chỉ tiêu về nguyên vật liệu, sản xuất, nhân công thì thường áp dụng phương pháp so sánh giữa các dự án, các chỉ tiêu của dự án với các tiêu chuẩn định mức. Các chỉ tiêu tài chính chỉ dừng lại ở việc so sánh các chỉ tiêu giữa các năm chưa có sự so sách giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành. Mặt khác tuy có cơ sở dữ liệu về tín dụng nhưng không bao quát hết được về các sản phẩm dịch vụ do đó việc áp dụng phương pháp dự báo là rất cần thiết. Tuy nhiên công tác dự báo của chi nhánh ngân hàng là chưa thực sự hiệu quả vì chi nhánh ngân hàng thiếu nguồn lực để có thể đưa ra dự báo. Vì vậy phương pháp thẩm định ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả thẩm định tài chính. Hiện nay phương pháp phân tích rủi ro tại chi nhánh chưa được coi trọng do tính chất phức tạp của phương pháp này, do đó phương pháp phân tích rủi ro tại chi nhánh chỉ dừng lại ở phương pháp phân tích độ nhạy. Dựa trên các yếu tố tác động đến dòng tiền, cho các một hoặc nhiều yếu tố thay đổi rồi tính các chỉ tiêu tài chính xem có hiệu quả hay không. Nguồn thông tin Để có thể xin vay vốn tại chi nhánh ngân hàng thì các chủ đầu tư, các doanh nghiệp đưa ra các hồ sơ xin vay vốn. Các hồ sơ này được lập dựa trên các thông tin của doanh nghiệp. Những thông tin này đối với chi nhánh ngân hàng để kiểm tra so sánh độ chính xác của các thông tin này chi nhánh ngân hàng phải mất rất nhiều thời gian chi phí và các nguồn lực khác để có thể tiên hành thẩm định các thông tin. Mặt khác, nhiều khi các doanh nghiệp xin vay vốn không muốn công khai tình hình tài chính của đơn vị mình do đó các cán bộ thẩm định khó tiếp cận với nguồn thông tin đề từ đó đưa ra các kết luận chính xác về thẩm định dự án xin vay vốn đó. Ngoài ra nguồn tài liệu mà bộ phận thẩm định tiếp cận là báo cáo tài chính của đơn vị xin vay nhưng trên thực tế có một số đơn vị quyết toán muộn. Do đó độ chính xác của báo cáo tài chính không chính xác. Nguyên nhân trong công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn Nguyên nhân chủ quan Kinh nghiệm của cán bộ thẩm định Chi nhánh ngân hàng công thương do mới được thành lập và đi vào hoạt động không lâu, do đó bên cạnh những cán bộ có kinh nghiệm còn phần lớn cán bộ còn trẻ chưa có nhiều kinh nhiệm trong công tác thẩm định dự án. Mặt khác hoạt động thẩm định tài chính đòi hỏi cán bộ thẩm định cần có kiến thức rộng, tuy được học tập ở các trường đại học và đã được bồi dưỡng kiến thức về thẩm định dự án nhưng những cán bộ trẻ vẫn gặp phải những khó khăn trong đánh giá các dự án lớn, dự án mới. Hệ thống thông tin chưa đáp ứng yêu cầu Hệ thống thông tin cung cấp cho hoạt động thẩm định tài chính của chi nhánh đã có nhưng còn chưa đủ, thiếu tính cập nhật và chưa chính xác. Mặt khác hệ thống thông tin này chủ yếu từ ngân hàng Công thương Việt Nam hướng dẫn, do đó việc thu thập thông tin của chi nhánh còn hạn chế chưa thực sự chủ động thu thập thông tin, đánh giá lại các dự án đang và đã được thực hiện làm cơ sở cho việc thẩm định các dự án về sau. Ngoài ra đối với các dự án đã được thẩm định chi nhánh chưa tận dụng được hết các ưu điểm của hệ thống máy tín để lưu trữ hồ sơ. Vì thế nguồn thông tin cho thẩm định tài chính chưa được tận dụng hết. Nguyên nhân khách quan Từ môi trường vĩ mô Môi trường của dự án là môi trường hoạt động trong tương lai, vì vậy các yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội có ảnh hưởng rất dự án. Đặc biệt là môi trường kinh tế và pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm định tài chính dự án vay vốn tại chi nhánh ngân hàng. Nền kinh tế thế giới nói chung kinh tế nước ta nói riêng đang chịu nhiều biến động lớn, chứa đựng rui cao, do đó mà ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu tài chính của dự án vay vốn. Mặt khác môi trường pháp lý thường xuyên phải thay đổi so với sự phát triển của nền kinh tế. Ví dụ như đối với các dự án xây thì các đơn giá xây dựng, đơn giá nguyên vật liệu hay các luật về đất đai và giải phóng mặt bằng có tác động lớn đến quá trình thẩm định tài chính dự án vay vốn. Từ phía đơn vị xin vay vốn Các đơn vị đến vay vốn nhiều khi không muốn công khai hết về tình hình tài chính của mình do đó không thiếu các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình thẩm định Mặt khác tài liệu chủ yếu mà cán bộ thẩm định tiếp cận là hồ sơ xin vay vốn, các số liệu trong bản báo cáo khả thi của chủ đầu tư nhiều khi chưa đầy đủ nội dung, chưa nắm đầy đủ các thông tin về thị trường. Do đó đơn vị xin vay vốn cần hoàn thiện hơn nội dung cũng như tính xác thực của các chỉ só kinh tế trong hồ sơ xin vay vốn, điều này ảnh hưởng tới thời gian của hai bên. CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KCN BẮC HÀ NỘI Phương hướng mục tiêu đối với công tác thẩm định của chi nhánh ngân hàng Phương hướng, mục tiêu chung Việc xây dựng hệ thống ngân hàng hoàn chỉnh đang được chính phủ và ngân hàng nhà nước và các cơ quan quản lý hết sức quan tâm, tạo điều kiện để các ngân hàng cải cách nhanh phù hợp với bối cảnh thực tế của đất nước và từng bước hội nhập. Mục tiêu của chi nhánh ngân hàng Công thương KCN Bắc Hà Nội tiếp tục bám sát các chỉ tiêu chỉ đạo của Chính Phủ và NHNN, tích cực thực thi chính sách tiền tệ hỗ trọ vốn và dịch vụ tiết kiệm chi phí tối đa nhằm chia sẽ khó khăn với khách hàng sản xuất kinh doanh thông qua các chính sách lãi suất, phí, ưu tiên khách hàng xuất khẩu, sản xuất chế biến nông thủy sản, doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần đòn bẩy tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục tăng trưởng với các chỉ tiêu cơ bản: + Tổng dư nợ hàng năm tăng: 20- 25% + Nguồn vốn tăng hàng năm : 20- 25% + Chênh lệch thu chi hàng năm tăng 5% kế hoạch NHCT Việt Nam giao hàng năm + Nợ quá hạn dưới 5% Chi nhánh NHCT KCN Bắc Hà Nội hoạt động theo phương châm: + Hoàn thiện và phát triển bộ máy, bộ máy kinh doanh của ngân hàng. + Tăng trưởng mạnh về vốn, đầu tư cho vay, phát triển thị phần trên các nguyên tắc an toàn, hiệu quả bên vững. + Hiện đại hóa, minh bạch lành mạnh tài chính. + Tiêu chuẩn hóa các dịch vụ quản trị ngân hàng và quản trị nhân lực. + Nâng cao chất lượng các hoạt động từng lĩnh vực kinh doanh đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế. Củng cố bộ máy và phát triển thị phần trên địa bàn đang hoạt động, chú trọng các dự án lớn tập chung khảo sát thị trường và khách hàng, tìm kiếm đầu tư theo mô hình kinh tế mới tạo ra sản phẩm mới cho xã hội. Tiếp tục tăng cường các hoạt động quảng bá các sản phẩm của ngân hàng, giữ vững được khách hàng nhất là các khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng. Các hoạt động của ngân hàng phải thực sự có tính cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, cải tiến phong cách lề lối làm việc thuân lợi cho khách hàng. Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách phù hợp với tình hình mới . Hoàn thiện cơ chế tiền lương thực hiện trả lương theo thị trường dựa trên năng suất và hiệu quả công việc. Phân tích quy mô cơ cấu lao động hợp lý. Hiện đại hóa các nhiệm vụ trọng tâm: Tiến hành các dự án hiện đại hóa, chú trọng vấn đề phát triển sản phẩm tiên ích mới quản trị rủi ro, an ninh bảo mật. Đặc biệt quan tâm đến việc quản lý rủi ro tín dụng rủi ro tác nghiệp và thị trường, rủi ro thanh khoản… Tiến hành huy động vốn, tăng trưởng nguồn vốn theo hướng đa dạng hóa nguồn vốn. Chủ động tìm kiếm khách hàng có tiềm năng về vốn, cơ cấu lại kỳ hạn và lãi suất, tận dụng cơ hội thị trường để giảm chi phí huy động vốn, đảm bảo và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Phát triển các sản phẩm mới có sự hỗ trợ của các chương trình khuyến mãi có trọng điểm đồng thời tích cực quảng bá các sản phẩm tới các tầng lớp dân cư. Đổi mới cải tiến chất lượng dịch vụ thủ tục giao dịch và phong cách phục vụ nâng cao tinh thần tác phong trách nhiệm của các bộ phận giao dịch chuyên nghiệp và tạo ấn tượng với khách hàng. Tiếp cận khai thác mở rộng thị trường tín dụng nhằm vào các khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định phát triển sản xuất ổn định. Đối với hoạt động thẩm định Nâng cao chất lượng thẩm định dự án tại chi nhánh ngân hàng. Thực tế hiện nay trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế thị trường hiện nay việc mở rộng các việc tài trợ vốn cho dự án là rất cần thiết. Các ngân hàng thương mại đang lắm bắt được xu thế phát triển này, họ đã và đang phát triển các dịch vụ nhằm thu hút các doanh nghiệp, các cá nhân. Vì thế tăng trưởng tín dụng và việc nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng là một xu thế tất yếu. Vì việc nâng cao chất lượng thẩm định nói chung và thẩm định tài chính nói riêng sẽ nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng. Thẩm định tài chính phù hợp với các chủ trương chính sách của nhà nước, các Bộ các ngành liên quan. Tuân thủ các quy định về thẩm định của ngân hàng Công thương Việt Nam đồng thời phát huy lợi thế của chi nhánh ngân hàng. Chi nhánh ngân hàng phải củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, các phòng chức ban. Xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Thường xuyên tổ chức điều hành, kiểm tra, hướng dẫn công tác thẩm định tài chính tại chi nhánh ngân hàng. Phân tích xem xét cẩn thận các chỉ tiêu khoa học kỹ thuật, đánh giá giá thành sản phẩm của dự án. Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính tại chi nhánh NHCT KCN Bắc Hà Nội. Về công tác thu thập và xử lý thông tin Thông tin từ hệ thống thông tin của ngân hàng: Hiện nay hệ thống thông tin của các NHTM NN VN hiện nay đang còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa có hiệu quả (chưa đủ để chi nhánh ngân hàng có cơ sở phân tích đánh giá dự án một cánh chính xác nhất); mặt khác chưa đa dạng để cho nhiều đối tượng khách hàng với trình độ, điều kiện khác nhau khai thác thuận tiện, thông tin cho chi nhánh ngân hàng còn thiếu và chậm so diễn biến thị trường. Đối với việc tìm kiếm thông tin chi nhánh ngân hàng cần thiết lập một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ thu thập, phân tích, lưu trữ thông tin về khách hàng; năng động tìm kiếm các biện pháp xử lý, khai thác, sử dụng những thông tin đó một cách có hiệu quả nhất. Luôn cập nhật các chủ trưởng chính sách của Đảng và nhà nước. Như các quy định về đấu thầu, dự toán vốn đầu tư mà nó liên quan trực tiếp đến quá trình thẩm định tài chính dự án vay vốn, các quy định về bảo vệ môi trường các quy hoạch kế hoạch kiến trúc xây dựng, quy định về cách tính khấu hao, về tiền lương, các loại thuế, cũng như các ưu đãi đối với từng dự án. Thông tin từ phía khách hàng: Đối với nguồn thông tin mà doanh nghiệp xin vay vốn cung cấp, chi nhánh ngân hàng phải yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ như: hồ sơ xin vay vốn đầy, các báo cáo tài chính doanh nghiệp, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp trong những năm gần nhất và các hồ sơ cần thiết khác liên quan. Nếu chi nhánh ngân hàng nghi ngờ, thấy thiếu một loại hồ sơ nào đầy cần yêu cầu doanh nghiệp bổ xung những thông tin kịp thời. Ngoài ra đối với các cán bộ thẩm định có kinh nghiệm có thể trực tiếp phỏng vấn người đại diện trực tiếp của doanh nghiệp để có thể chất vấn các thông tin mà cán bộ thẩm định thấy không chính xác. Việc khảo sát trực tiếp tình hình của doanh nghiệp vay vốn là rất quan trọng như khảo sát về văn phòng, nhà xưởng, máy móc thiết bị…Đây là các thông tin cần thiết nhằm thẩm định có các thông tin có đúng như trong hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp không. Thông tin từ bên ngoài: Thực tế cho thấy các thông tin của chi nhánh ngân hàng là không đủ để tiến hành thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chinh dự án nói riêng. Vì thế tìm kiếm nguồn thông tin bên ngoài là rất cần thiết. Chi nhánh ngân hàng có thể tìm kiếm thông tin cho thẩm định dự án thông qua các khách hàng có quan hệ tín dụng hoặc có thể tham khảo các chuyên gia về giá cả, tình trạng máy móc thiết bị của dự án. Xây dựng mạng lưới ngân hàng vững mạnh, rộng khắp vừa có thể phục vụ thẩm định tài chính về nhu cầu vay vốn đa dạng của khách hàng vừa thiết lập một hệ thống thông tin thông suốt, tiết kiệm đáng kể các chi phí liên quan đến vấn đề thông tin. Về trang thiết bị của ngân hàng - Trong điều kiện nền kinh tế hiện đại, việc áp dụng công thông tin trong ngân hàng là một giải pháp quan trọng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Đối với hoạt động thẩm định tài chính việc sử dụng các trương trình Microsoft Office Excel để tính các chỉ tiêu tài chính của dự án. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đã có phần mềm này do đó việc tính toán, xét duyệt cac dự án lớn phức tạp, khối lượng công việc lớn trở nên nhanh hơn. - Một số giải pháp cần thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công nghệ và đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ thông tin: + Trang thiết bị hệ thống công nghệ hiện đại, đồng bộ + Thiết kế phần mềm nghiệp vụ hoàn thiện hơn + Đào tạo đội ngũ cán bộ sử dụng thành thạo các phần mềm áp dụng cho công tác thẩm định tài chính Về phương pháp và nội dung thẩm định tài chính dự án vay vốn. Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính là khâu quan trong nhất, để đảm bảo cho hoạt động cho vay. Thẩm định về vốn đầu tư - Việc tính toán vốn đầu tư là rất khó khăn phức tạp, một số ngân hàng thường không xác định kỹ chỉ số này. Hiện nay việc tính vốn đầu tư tại chi nhánh ngân hàng cũng chưa được chính xác. Tổng mức vốn đầu tư là tổng số tiền chi ra để thực hiện dự án, mà tính toán tổng vốn đầu tư gồm nhiều khoản như chi phí xây dựng, giải phóng mặt bằng…Các doanh nghiệp thường tính tổng mức vốn đầu tư thường thấp hơn so với thực tế do doanh nghiệp không lường hết được các rủi ro, các chi phí phát sinh trong quá trình dự án đi vào hoạt động. - Do vậy muốn tính chính xác tổng vốn đầu tư cán bộ thẩm định phải căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật của ngành, xem xét các dự án tương tự mà đã chi nhánh ngân hàng đã từng thực hiện trong thời gian gần nhất. Tham khảo các nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng. Đồng thời phải xem xét các yếu tố như lạm phát, tỷ giá. Thẩm định về tính toán doanh thu, chi phí xác thực nhất Để xác định doanh thu và chi phí của dự án chi nhánh ngân hàng cần quan tân đến nguồn cung cấp các khoản nguyên vật liệu và khả năng tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường. Khi tính chi phí của dự án vay vốn chi nhánh ngân hàng cần xem xét tất cả các chi phí có tể phát sinh đối với dự án như: chi phí tiền thuê đất, tiền giải phóng mặt bằng, chi phí trả lãi vay, đối với sản phẩm sản xuất ra thì phải so sánh với các sản phẩm tương tự trên thị trường, nếu là sản phẩm mới chưa có mặt trên thị trường thì nên hỏi ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm. Trong phương pháp tính khấu hao cán bộ thẩm định nên đối chiếu với các văn bản pháp luật hiện hành để đưa ra kết quả chính xác nhất. Muốn tính doanh thu của dự án chi nhánh cần đánh giá nhu cầu thị trường về sản phẩm dịch vụ của dự án, so sánh với các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường và trên địa bàn của dự án. Mặt khác cán bộ thẩm định cũng phải xe xét công nghệ áp dụng trong dự án, dự án có sử dụng công nghệ hiện đại không, nếu công nghệ cũ thì khi dự án hoạt động được một thời gian sẽ bị lạc hậu và cho ra các sản phẩm không chất lượng và không đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Khi đó dự án sẽ không khả thi và sẽ có khả năng không trả được nợ cho chi nhánh ngân hàng. Tính toán các chỉ số tài chính và mức lãi suất chiết khấu - Tính toán các chỉ số hiệu quả tài chính của dự án như NPV, IRR, B/C, thời gian hoàn vốn…là không thể thiếu được trong thẩm định tài chính dự án vay vốn tại chi nhánh. Tuy nhiên khi tính các chỉ số này cần chú ý đến giá trị thời gian của tiền, thông thường nên chuyển về cùng mặt bằng hiện tại để so sánh giữa các chỉ tiêu. - Xem xét tỷ số lợi ích trên chi phí ( B/C ) do đây là một chỉ tiêu quan trọng nhưng không thể thiếu trong công tác thẩm định tài chính tại chi nhánh ngân hàng. Phải tiến hành thẩm định giá cả của các phương tiện máy móc, các sản phẩm dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn giá chung của nhà nước quy định cũng như sự biến động của thị trường. Vì giá cả hay chi phí của các sản phẩm dịch vụ là rất quan trọng nên cán bộ thẩm định tại chi nhánh đặc biệt phải quan tâm đến vân đề này. - Tỷ suất chiết khấu thích hợp là cơ sở quan trọng để đánh giá tính khả thi của dự án và là cơ sở ra quyết định cho vay vốn đối với dự án. Một dự án có thể vay vốn từ nhiều nguồn vốn khác nhau do đó tỷ suất chiết khấu phải phản ánh được chi phí cơ hội của tất cả các nguồn vốn đó. Do đó sử dụng phương pháp đơn giản như phương pháp tính bình quan gia quyền. Về phân tích rủi ro đối với dự án - Sau khi xem xét kỹ các yếu tố doanh thu và chi phí sẽ tính dòng tiền và các chỉ số tài chính cán bộ thẩm định của chi nhánh cũng cần quan tâm đến phân tích rủi ro đối dự án. Thực tế cho thấy đối với sản lượng của dự án không phải phúc nào cũng đạt được như dự kiến nên doanh thu của dự án bị ảnh hưởng, đây cũng là một nhân tố mà cán bộ thẩm định cần kiểm tra. Như vậy cán bộ thẩm định phải nêu ra các khó khăn vướng mắc có thể cản trở kế hoạch triển khai dự án trên có sở đó xem xét tiến độ giải ngân nguồn vốn vay. Trên thực tế các doanh nghiệp đến vay vốn với các mục đích kinh doanh khác nhau do đó cán bộ thẩm định tài chính các phương pháp thẩm định tài chính đối với các dự án vay vốn là khác nhau. Các chỉ tiêu của dự án phải được so sánh cả về mặt thời gian. Các tiêu chuẩn, định mức để so sánh cần được tập hợp theo các lĩnh vực và liên tục cập nhật. Khi thẩm định tài chính dự án dự án xin vay vốn, để dự báo được chính xác đòi hỏi người thẩm định phải nắm được rất rõ các thông tin kinh tế vĩ mô cũng như nắm được các biến động của tình hình  kinh tế chính trị,  các chính sách kinh tế, luật pháp của Nhà nước và cũng như quốc tế. Về kỹ thuật thẩm định tài chính dự án khi thẩm định, cán bộ cần kết hợp xem xét, đối chiếu các thông tin trong hồ sơ do nhà đầu tư cung cấp với các thông tin từ các nguồn: quy hoạch phát triển đã được phê duyệt của Nhà nước, của địa phương, của ngành liên quan;  các quy định hiện hành của Nhà nước về đầu tư nước ngoài; quy định của chi nhánh ngân hàng về tín dụng; các tổ chức tín dụng mà chủ đầu tư đã có quan hệ; các dự án tương tự và khảo sát thực tế. Cán bộ thẩm định cần kết hợp giữa phân tích định lượng và phân tích định tính, kết hợp giữa các kỹ năng tính toán với các kiến thức về văn hóa, xã hội học, nhân khẩu học, marketing. Khi thẩm định phương diện tài chính của dự án, các kỹ thuật tính toán, xử lý số liệu, kỹ thuật sử dụng máy tính và so sánh là các kỹ thuật cơ bản cần vận dụng nhuần nhuyễn. Các chỉ tiêu tài chính phải tính đến sự biến động của giá cả các yếu tố đầu vào, sản phẩm đầu ra theo thị trường quốc tế. Đồng thời, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô có những điều chỉnh nhất định, lạm phát ở mức độ khá cao thì cán bộ thẩm định nên đưa yếu tố lạm phát vào tính toán để đảm bảo sự tin cậy của các chỉ tiêu tài chính. Xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định có năng lực Có thể nói nhân lực bao giờ cũng là khâu quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công hoạt động của một tổ chức. Trong với lĩnh vực ngân hàng thì yếu tố con người càng có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động, đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của người cán bộ ngân hàng. Đối với hoạt động thẩm định thì cán bộ làm công tác thẩm định là người xem xét đánh giá, ra quyết định cuối cùng đối với dự án xin vay vốn tại ngân hàng. Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án trước tiên ngân hàng phải nâng cao chất lượng của cán bộ thẩm định về các khía cạnh như: Cán bộ thẩm định phải có trình độ đại học trở lên, có kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, pháp luật, các kiến thức về các nghiệp vụ về ngân hàng tài chính, có kinh nghiêm thực tiễn trong hoạt động thẩm định tài chính. Để thẩm định được các dự án thì trước tiên họ phải tham gia vào các dự án quản lý tài chính một số dự án cụ thể. Do đó đối với cán bộ thẩm định làm công tác thẩm định tại chi nhánh ngân hàng có một số giải pháp như sau: Về mặt tuyển chọn nhân viên: Khâu đầu vào đối với tuyển chọn nhân viên là rất quan trọng, do đó để tuyển chọn nhân viên tín dụng cần tốt nghiệp đại học chính quy theo đúng chuyên ngành quy định, phải có kinh nghiệm…Sau khi tuyển dụng chi nhánh ngân hàng cần phải phổ biến mục tiêu, các quy định, phương hướng chung của chi nhánh để họ có thể nắm bắt được các yêu cầu của chi nhánh về thẩm định. Quản lý nhân sự: Xây dựng tổ kiểm tra giám sát tín dụng độc lập tại chi nhánh. Tăng cường hiệu quả của hoạt động của bộ máy kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện kịp thời ngăn ngừa các sai phạm trong hoạt động thẩm định. Từ đó giảm thiểu các rủi ro trong đối với các dự án vay vốn tại chi nhánh ngân hàng. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ thẩm định: Việc thường xuyên đào tạo bồi dưỡng kiến thức, trao đổi kiến thức giữa các cán bộ tại chi nhánh cũng như có các buổi họp bàn với các chi nhánh, ngân hàng khác là điều rất quan trọng. Mặt khác các kiến thức của cán bộ thẩm định học tập tại các trường đại học còn có nhiều hạn chế do đó việc cập nhật các kiến thức về chủ trương các chính sách của Đảng và nhà nước, các chiến lược phát triển của ngành của địa phương cũng như các kiến thức về thẩm định dự án đối với các dự án đặc biệt. Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao có đủ bản lĩnh và năng lực chuyên môn để hoàn thành tốt công việc được giao. - Đánh giá trình độ của cán bộ thẩm định: Trong công tác quản lý cán bộ thực hiện thường xuyên công tác quy hoạch đánh giá cán bộ làm công tác thẩm định phân công công việc phù hợp với năng lực trình độ của cán bộ thẩm định. Cần có các chính sách khen thưởng, kỷ luật: Đối với các cán bộ tín dụng giỏi nhiều kinh nghiệm, năng động, nhiệt tình và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đồng thời kỷ luật đối với các cán bộ có hành vi tiêu cực, vi phạm kỷ luật , không hoàn thành đúng nhiệm vụ được giao. Triển khai thực hiện nội quy lao động mới, cẩm nang văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng Công thương trong toàn hệ thống. Xây dựng phong cách văn hóa kinh doanh, lề lối làm việc kỷ cương, kỷ luật, xác định trách nhiệm của từng cán bộ trong công tác thẩm định. Đối với hoạt động quản lý của nhà nước. Hoạt động tín dụng hiện nay còn chịu sự điều chỉnh chi phối của nhiều luật, văn bản dưới luật chồng chéo, không rõ ràng. Hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng cần phải chấp nhận những rủi ro tín dụng thông thường phát sinh trong quá trình hoạt động bình thường theo cơ chế thị trường của Ngân hàng, để lại trách nhiệm quản trị rủi ro cho bản thân tổ chức tín dụng và vai trò giám sát cho Ngân hàng nhà nước. Việc xử lý tài sản thế chấp vẫn gặp nhiều khó khăn do các qui định chưa rõ ràng, thái độ làm việc chưa nghiêm túc của một số ban ngành.  Một số kiến nghị Đối với chi nhánh ngân hàng Đối với chi nhánh ngân hàng Công thương KCN Bắc Hà Nội phải xác định được chiến lược phát triển tín dụng tùy thuộc thị trường mục tiêu, khả năng, thế mạnh của chi nhánh. Từ đó xây dựng chính sách tín dụng khoa học, phù hợp các qui luật kinh tế thị trường, quy trình cụ thể, chi tiết để hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh theo hướng tăng trưởng bền vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả, ít rủi ro. Đưa ra chính sách cho vay đối với các khách hàng có quan hệ thân tín, quy trình cấp tín dụng thận trọng.  - Nâng cao năng lực cán bộ quản trị và tác nghiệp trong lĩnh vực tín dụng. Đưa ra chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc. Thường xuyên tổ chức và phối hợp với các NH nước ngoài các lớp học, tập huấn, đào tạo và đào tạo lại để cập nhật kiến thức NH thời kỳ kinh tế thị trường phát triển, tăng cường kỹ năng cho cán bộ quản trị và cán bộ tín dụng. - Đưa vào sử dụng mô hình, phần mềm hiện đại phục vụ việc phân tích mức độ rủi ro của khách hàng, định giá khoản vay, định giá tài sản thế chấp và quản trị danh mục cho vay. - Tổ chức lại mô hình tổ chức công tác thẩm định tài chính, quản trị rủi ro đảm bảo sự độc lập giữa các chức năng, phân tích và quản trị rủi ro trong công tác thẩm định. Định kỳ tổ chức đánh giá lại mức độ rủi ro của khoản vay, của tài sản thế chấp. - Tổ chức lại việc thu thập, lưu trữ và khai thác thông tin phục vụ việc ra quyết định đầu tư và cả việc giám sát sau khi cho vay.  Đối với ngân hàng nhà nước Trong những tháng đầu năm 2009, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm ổn định lãi suất và tỷ giá, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế tiếp tục mở rộng có hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu giảm; cơ cấu tín dụng đang dần thay đổi theo nhu cầu của nền kinh tế; cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán được kiểm soát chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, vốn tín dụng có xu hướng giảm so với cùng kỳ các năm trước, có thể ảnh hưởng không thuận lợi đối với kiểm soát lạm phát trong năm nay và các năm tới; chất lượng tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực chưa cao; cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán có nguy cơ rủi ro, do thị trường chứng khoán đang điều chỉnh theo xu hướng giảm; việc thu thập thông tin từ thị trường để đánh giá, quản trị rủi ro còn bất cập. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán như sau: a. Tiếp tục thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp huy động vốn để mở rộng cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế trong năm 2009 và những năm tới; chú trọng điều chỉnh cơ cấu và kỳ hạn nguồn vốn huy động cho phù hợp với cơ cấu và kỳ hạn tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. b. Mở rộng tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế theo các yêu cầu sau đây: Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng những tháng đầu năm 2009, để có sự điều chỉnh thích hợp về quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng tín dụng, phù hợp với khả năng và cơ cấu vốn huy động, định hướng của Ngân hàng Nhà nước về tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế trong năm 2009 và các năm tới. c. Để góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển bền vững, đồng thời hạn chế rủi ro các khoản cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán, các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp về an toàn như sau: - Khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của tổ chức tín dụng. - Thực hiện việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố chứng khoán theo đúng các quy định của pháp luật về cho vay, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể là: - Tăng cường kiểm soát và kiểm toán nội bộ đối với các khoản cho vay tiêu dùng, cho vay vốn để sản xuất, kinh doanh có bảo đảm bằng tài sản để phát hiện và xử lý kịp thời các khoản cho vay sử dụng vốn sai mục đích sang đầu tư, kinh doanh chứng khoán. - Thực hiện việc hạch toán, thống kê chi tiết, chính xác các khoản cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố chứng khoán, đáp ứng yêu cầu quản trị kinh doanh và rủi ro của tổ chức tín dụng, báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo đúng yêu cầu tại văn bản số 3224/NHNN-CSTT ngày 10 tháng 04 năm 2007 về tình hình cho vay đầu tư chứng khoán, cầm cố chứng khoán và dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đối với cơ chế chính sách của nhà nước. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách về ngân hàng. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và các văn bản pháp quy phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, trước hết là những hiệp định đã ký kết. Đồng thời, tiếp tục sửa đổi hai Luật về ngân hàng và các văn bản hướng dẫn kèm theo, tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây: - Nâng cao vị thế và tính độc lập, tự chủ của NHNN trong việc xây dựng, điều hành CSTT, nhằm tăng cường hiệu lực của các công cụ CSTT - Nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động ngân hàng. Để làm tốt việc này, cần khẩn trương tiến hành cải cách thanh tra ngân hàng theo hướng tập trung hoá, hình thành Tổng Cục Giám sát Ngân hàng có chi Cục ở một số khu vực, đồng thời thay đổi phương pháp tiếp cận, quy trình nghiệp vụ thanh tra giám sát - Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng và đối xử bình đẳng hơn giữa các loại hình TCTD - Nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý cho các mô hình TCTD mới, các tổ chức hỗ trợ hoạt động của các TCTD nhằm kiện toàn và phát triển hệ thống các TCTD, kể cả các tổ chức tài chính phi ngân hàng - Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường, tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách ra khỏi các NHTM, nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - Hoàn thiện các qui định về quản lý ngoại hối, các quy định về tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước theo lộ trình tự do hoá thương mại dịch vụ tài chính và mở cửa thị trường tài chính của các cam kết song phương và đa phương, đặc biệt là cam kết trong WTO/GATS - Cải cách hệ thống kế toán ngân hàng phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách và quy định về thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt nhằm mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt - Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định về các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng mới (quản lý tiền mặt, quản lý danh mục đầu tư, các dịch vụ uỷ thác, các sản phẩm phái sinh…). KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập ở chi nhánh ngân hàng Công thương KCN Bắc Hà Nội em đã thấy được tầm quan trọng của đánh giá hiệu quả đầu tư. Để giúp chi nhánh ngân hàng đưa ra các quyết định xho vay đúng đắn. Tuy nhiên quá trình thực tập và nghiên cứu ở chi nhánh em thấy chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại ngân hàng chưa thực sự hiệu quả, do đó đề tài của bài viết chuyên đề thực tập của êm đã nêu lên một số những hạn chế và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại chi nhánh ngân hàng. Trong thời gian thực tập và làm chuyên đề tốt nghiệp, em được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ và các anh chị trong chi nhánh ngân hàng cùng với sự hướng dẫn của cố giáo T.S Trần Mai Hương đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Chuyên đề của em không thể tránh khỏi những hạn chế. Để bài viết hoàn chỉnh hơn, em mong muốn được sự phê bình, góp ý của cán bộ ngân hàng và của thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Danh mục tài liệu tham khảo Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình Lập dự án đầu tư, NXB Thống Kê, 2005. Từ Quang Phương, Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2007. PGS.TS.Lưu Hương Giang, Thẩm định tài chính dự án, 2004. TS. Bùi Ngọc Toàn, Lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng, 2006. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch của chi nhánh ngân hàng công thương KCN Bắc Hà Nội các năm 2006, 2007, 2008. Chi nhánh Ngân hàng Công thương KCN Bắc Hà Nội, Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2008, phương hướng nhiệm công tác tín dụng năm 2009. Chi nhánh Ngân hàng Công thương KCN Bắc Hà Nội, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh năm 2009. Báo cáo “Đánh giá một đơn xin vay vốn có kỳ hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giặt 50.000 tấn/năm của công ty cổ phần Vilaco. Web của ngân hàng công thương:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21607.doc
Tài liệu liên quan