Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài gòn Thương tín Chi nhánh Hải Phòng

Qua việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài gòn Thương tín Chi nhánh Hải Phòng ta thấy hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng và chủ yếu của Ngân hàng đặc biệt là tín dụng cá nhân. Đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân không chỉ đơn giản là việc thực hiện đúng quy trình, chính sách tín dụng của Ngân hàng mà trong quá trình áp dụng đòi hỏi các Cán bộ tín dụng, nhân viên quan hệ khách hàng, giao dịch viên tín dụng phải có sự kết hợp chặt chẽ hỗ trợ nhau dưới sự chỉ đạo, tham mưu của ban lãnh đạo. Trên đây là những ý kiến đề xuất trong tổng thể những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài gòn Thương tín Chi nhánh Hải Phòng. Với kiến thức còn hạn chế nên bài viết còn nhiều sai sót, kính mong thầy cô và các bạn tham gia đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô giáo: PGS.TS. Phan Thu Hà cùng tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên Ngân hàng Sài Gòn thương tín Chi nhánh Hải Phòng đã quan tâm, giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

doc69 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài gòn Thương tín Chi nhánh Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp mà chi nhánh đã thực hiện tốt công tác cho vay trên địa bàn: Chi nhánh thực hiện tiếp thị khách hàng vay vốn thông qua việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thông qua các hợp đồng liên kết của STB với các đối tác như Trường Hải, Vinamilk… Chi nhánh tăng cường cho vay đối với các ngành nghề là thế mạnh của kinh tế Hải Phòng như: thép, vận tải, cho vay mua bất động sản phục vụ đời sống, cho vay dự án bất động sản… Chi nhánh tham gia một số hội thảo tín dụng, tham gia hội viên VCCI Hải Phòng và tăng cường tiếp xúc với các doanh nghiệp và cá nhân, các đối tượng tiềm năng sẽ là khách hàng vay vốn của chi nhánh Chi nhánh chủ động công tác đào tạo, tham luận, trao đổi kinh nghiệm đặc biệt với đối tượng cán bộ quan hệ khách hàng, nhân viên thẩm định nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Chi nhánh thực hiện cho vay phân tán đối với một số làng nghề tại khu vực ngoại thành Hải Phòng và đang xúc tiến cho vay tập trung những ngành nghề là thế mạnh phát triển của Hải Phòng hiện nay và trong những năm tới. Chi nhánh thường xuyên tìm cơ hội bán chéo một số sản phẩm với các công ty trực thuộc Sacombank và một số công ty, tập đoàn có hợp đồng liên kết với STB. - Thanh toán quốc tế Tổng doanh thu thanh toán quốc tế năm 2008 là 35032 ngàn USD, giảm 1438 ngàn USD tương đương 3.9% so với năm trước. Tổng thu nhập về thanh toán quốc tế là 1234 triệu đồng, tăng 65,6% so với năm trước bằng 80,49% kế hoạch năm 2008 Số dư bình quân ký quỹ L/C là 2330 ngàn USD, đạt 353,18% kế hoạch năm 2008, góp phần đáng kể vào số dư huy động bình quân của chi nhánh và kéo giảm lãi suất huy động vốn bình quân chung của toàn chi nhánh do lãi suất kí quỹ bằng 0. Trong khoảng 6 tháng cuối năm 2008 hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh bị ảnh hưởng trực tiếp hệ luỵ từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên tổng doanh số thanh toán quốc tế cả năm không bị giảm nhiều so với năm trước. Nguyên nhân khách quan: Khách hàng cũ đến với chi nhánh từ ban đầu nay chuyển dần các giao dịch của họ từ các ngân hàng khác về Sacombank và lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh ngày càng tăng lên. Đặc biệt do chi nhánh xúc tiến liên kết các công ty du học tìm kiếm khách hàng có thân nhân du học nên số lượng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ chuyển tiền du học tăng lên rõ rệt đem lại nguồn thu dịch vụ thanh toán quốc tế cá nhân đạt 151,38% kế hoạch năm 2008, gấp hơn 7 lần năm 2007. Nguyên nhân chủ quan: Đội ngũ nhân viên thanh toán quốc tế vững nghiệp vụ, nhiệt tình trong công việc nên Chi nhánh được nhiều khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, tạo được sự hài lòng và tin cậy cho khách hàng Các biện pháp cụ thể mà chi nhánh đã triển khai thực hiện có tác động tốt đến việc phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế năm 2008: Chi nhánh đã tiếp thị, giữ chân các khách hàng tiềm năng bằng các chính sách: giảm phí dịch vụ, chất lượng dịch vụ tốt, thời gian phục vụ nhanh, chú trọng công tác tư vấn để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Điểm đáng nghi nhận trong hoạt động thanh toán của năm 2008 là duy trì được một số khách hàng nhập khẩu lớn có nhu cầu ngoại tệ nhiều, vừa tăng cường được thu phí thanh toán quốc tế vừa tăng cường thu được nhiều lợi nhuận kinh doanh từ nghiệp vụ bán ngoại tệ cho số khách hàng này. Chi nhánh đã tiếp thị, giữ chân được khách hàng tiềm năng bằng cách ưu đãi phí dịch vụ thông qua việc triển khai các dịch vụ khuyến mại thanh toán quốc tế do hội sở chỉ đạo cùng với tăng cường đáng kể chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là hoạt động tư vấn thanh toán quốc tế miễn phí cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi của họ khiến khách hàng rất yên tâm khi giao dịch với chi nhánh. - Bảo lãnh Bảng 2: Thực hiện bảo lãnh Đơn vị: tỷ đồng Năm 2007 2008 Doanh số phát hành 3.373 7.4 Số dư BL 1.3 3.34 Nguồn: Ngân hàng Sài gòn Thương tín CN Hải Phòng Doanh số phát hành: 7.4 tỷ đồng tăng 119,39% so với năm 2007, trong đó bảo lãnh thanh toán: 4,5 tỷ, bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 2.6 tỷ; bảo lãnh dự thầu: 0,21 tỷ, bảo lãnh khác: 0,09 tỷ. Số dư bảo lãnh: 3,34 tỷ đồng tăng 156,82%, trong đó: bảo lãnh thanh toán: 2,9 tỷ, bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 0,35 tỷ, bảo lãnh khác: 0,09 tỷ. Phí bảo lãnh thu được: 93,9 triệu đồng. Như vậy hoạt động bảo lãnh của chi nhánh đã khởi sắc nhưng còn khá khiêm tốn cả vể doanh số cũng như số dư bảo lãnh. - Chuyển tiền trong nước Doanh số chuyển đi: Trong hệ thống: 1415 tỷ đồng. Ngoài hệ thống: 368 tỷ đồng. Doanh số nhận chuyển đến: Trong hệ thống: 1528 tỷ đồng. Ngoài hệ thống: 925 tỷ đồng. Thu phí dịch vụ: Thu nhập từ dịch vụ chuyển tiền trong nước là:644 triệu đồng. Mạng lưới của Sacombank ngày càng mở rộng cùng với sự liên kết ngân hàng bạn đã tạo điều kiện cho chi nhánh tăng nhanh cả về số lượng khách hàng chuyển tiền và cả về doanh số và phí chuyển tiền. Chi nhánh đã nổ lực trong việc khai thác lợi thế về mạng lưới hệ thống rộng khắp các tỉnh thành để đẩy mạnh dịch vụ chuyển tiền. Tuy nhiên do các yếu tố khách quan như hệ thống mạng chậm, đường truyền đứt…làm kéo dài thời gian phục vụ khách hàng, thời gian chuyển tiền lâu, nhất là trong trường hợp chi nhánh có nhiều giao dịch. Chi nhánh không ngừng tìm kiếm khách hàng mới có tiềm năng trên cơ sơ các khách hàng đang có, khai thác các khách hàng cũ, gia tăng doanh số chuyển tiền, bán chéo các sản phẩm… Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 Đơn vị: triệu đồng Thu nhập 46,162 Chi phí 42,765 Lợi nhuận chưa tính lãi ĐHV 3,397 Lãi ĐHV 14,012 Lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro 16,845 Lợi nhuận sau khi trích lập DPRR 15,941 Nguồn: Ngân hàng Sài gòn Thương tín CN Hải Phòng 2.2. Thực trạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài gòn Thương tín Chi nhánh Hải Phòng. 2.2.1.Quy trình, chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng là văn bản do HĐQT ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của Sacombank. Chính sách tín dụng đề ra các nguyên tắc và chuẩn mực làm cơ sở cho HĐ cấp tín dụng. Các nguyên tắc và chuẩn mực này phải được tuân thủ để giảm thiểu rủi ro trong tầm chấp nhận được. Chính sách tín dụng được xem như hiến pháp trong việc cấp tín dụng của Sacombank. * Cơ sở xây dựng, mục đích và áp dụng chính sách tín dụng. - Cơ sở xây dựng chính sách tín dụng (CSTD) : dựa trên chiến lược phát triển, mục tiêu quản lý rủi ro, quy định nội bộ của Sacombank và các quy định của pháp luật, của ngành ngân hàng. - Mục đích: Xác định các giới hạn phải tuân thủ trong cấp tín dụng để hạn chế tối thiểu rủi ro vốn có. Xác định các rủi ro tín dụng mà Ngân hàng chấp nhận/ không chấp nhận, tạo cân bằng giữa mục tiêu QLRR và phát triển tín dụng. Thống nhất cách thức đánh giá các khoản tín dụng và các vấn đề chung nhất trong cấp tín dụng, hạn chế việc vận dụng tuỳ tiện trong cấp tín dụng Đảm bảo HĐ tín dụng nằm trong khuôn khổ pháp luật và công khai cho khách hàng, hạn chế tiêu cực và tiết kiệm thời gian. Những nguyên tắc trong cấp tín dụng: Sacombank có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong HĐ cấp tín dụng, không một cá nhân, tổ chức nào được can thiệp trái pháp luật vào HĐ này Việc phân tích, quyết định cấp tín dụng phải dựa vào tình hình SXKD – tài chính - khả năng trả nợ, sau đó mới dựa vào TSĐB của KH. KH phải sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Nếu cho vay bằng ngoại tệ phải tuân thủ theo đúng quy định về quản lý ngoại hối. - Áp dụng CSTD: CSTD được cụ thể hoá thành quy chế, quy trình để áp dụng thực tế, mọi CBNV liên quan phải nắm và hiểu rõ CSTD. * Nội dung chính sách tín dụng a.Thị trưòng mục tiêu: Sacombank hướng hoạt động của mình đến phân khúc thị trường có một hoặc các đặc điểm như: NH đã hiểu rõ và có kinh nghiệm về đoạn thị trường này, có tiềm năng phát triển, nhu cầu phù hợp, sử dụng nhiều SPDV, chi phí cho vay – thu nợ thấp. - Đối tượng khách hàng của Sacombank: Gồm các DN vừa và nhỏ, đặc biệt là DN có hoạt động XNK, có khả năng cạnh tranh lâu dài, sử dụng nhiều SPDV. Các cá nhân có ĐKKD, chú trọng tiểu thương tại đô thị, khu TM tập trung Tầng lớp trung lưu tại đô thị, CBNV các ngành có thu nhập ổn định. Các sản phẩm tín dụng cá nhân cung ứng cho khách hàng bao gồm: Cho vay đầu tư, Cho vay mở rộng tỷ lệ đảm bảo (SXKD), Cho vay SXKD khác, Cho vay tín dụng Bảo tín tiêu dùng, CVTDBDS an cư, CVTD cầm cố STG STB, CVTD cấn trừ mua BĐS, CVTD CBNV( người thân), CVTD CBNV nhà nước, CVTD CB NV STB có TSĐB, CVTD CBNV STB, Công ty STB góp vốn, CVTD CBNV STB2, CVTD CMNL tài chính, CVTD du học, CVTD mua xe ô tô, CVTD ô tô – liên kết khác, CVTD sửa chữa BĐS, CVTD xây dựng BĐS, CV khác( vàng, chứng khoán…)… b.Điều kiện cấp tín dụng: - Sacombank cấp tín dụng cho các KH có: Có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Mục đích sử dụng vốn hợp pháp kèm phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả, có kế hoạch vay và trả nợ rõ ràng. Có khả năng tài chính đảm bảo hoàn trả nợ vay trong thời hạn cam kết Có TSĐB phù hợp, thực hiện các thủ tục đảm bảo tiền vay theo quy định của Sacombank và pháp luật Các quy định khác theo từng sản phẩm dịch vụ. - Không cấp, hạn chế cấp tín dụng: Sacombank không cấp tín dụng đối với các KH sau: KH cá nhân là “I” thành viên HĐQT, BKS, TGĐ, PTGĐ Sacom bank; “II”CBNV Sacombank thực hiện thẩm định, quyết định cấp tín dụng; “III” bố, mẹ, vợ hoặc chồng con của cá nhân tại mục “I”, “IV” cá nhân tại mục III bảo lãnh cấp tín dụng. KH trú đóng ngoài địa bàn xác định của chi nhánh, cư ngụ, SXKD tại địa bàn đi lại quá khó khăn. Kh cá nhân có 65< tuổi<18 KH hoạt động trong lĩnh vực có rủi ro cao, thiếu năng lực quản lý/ thị trường không chấp nhận. KH cung cấp thông tin không đầy đủ, không trung thực, giấu diếm, tránh né cung cấp thông tin. KH có kết quả SXKD lỗ liê tiếp trong 2 năm liền kề mà chưa có PA khắc phục khả thi. Có thông tin tiêu cực từ CIC/ Có biểu hiện tiêu cực trong giao dịch với Sacombank. KH đang bị truy tố hoặc các chế tài pháp luật khác. - Không cấp tín dụng đối với các mục đích: Mua sắm, thanh toán chi phí hình thành các TS mà phấp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi. Thanh toán chi phí, đáp ứng tài chính cho các giao dịch mà PL cấm Các HĐ gây tác động xấu đến môi trường mà PL cấm Tài trợ các GD mà Sacombank không đánh giá được rủi ro đầy đủ do thiếu thông tin Khoản vay có thể ảnh hưởng đến uy tín, thanh danh của Sacombank Khoản vay cho các HĐ xấu đến môi trường nhưng KH không có biện pháp bảo vệ môi trường. Khoản vay cho việc mua đi bán lại BĐS - Hạn chế cấp tín dụng: Không cấp tín dụng không có TSĐB và các điều kiện ưu đãi đối với các KH là: Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại Sacombank, thanh tra viên đang thanh tra tại Sacombank, kế toán trưởng Sacombank Cổ đông lớn của Sacombank ( nắm giữ 10% VLĐ/ 10% CP có quyền biểu quyết) DN có các đối tượng sau nắm giữ trên 10% VLĐ: “I” thành viên HĐQT, BKS, TGĐ, PTGĐ Sacombank. “II” CBNV Sacombank thực hiện thẩm định, quyết định tín dụng, “III” bố, mẹ, vợ, chồng, con của cá nhân tại mục “I” Tổng dư nợ vay của các KH này không vượt quá 5% vốn tự có của Sacombank Sacombank hạn chế cấp tín dụng bằng sự bảo lãnh của bên thứ 3,nhất là các trường hợp sau: Bên bảo lãnh và bên vay không có quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột; bên bảo lãnh là cá nhân có tuổi > 65. c.Tài sản đảm bảo - Các tài sản được chấp nhận làm TSĐB bao gồm: Bất động sản ( QSD đất, nhà xưởng, nhà), động sản(ô tô, MMTB, hàng hoá), giấy tờ có giá… Sau đây là tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm. - Các tài sản không được nhận làm tài sản đảm bảo: BĐS đang tranh chấp/ có yếu tố nước ngoài. BĐS có từ 5 đồng sở hữu trở lên Nhà và đất ở trong hẻm nhỏ hon 1 mét, rộng từ 1- 1,5 mét nhưng cách mặt đường chính >100m Đất lúa có diện tích < 500m2, đất thổ vườn, thổ màu có diện tích <120m2 đất nông nghiệp khác có DT < 300m2 MMTB đã sản xuất trước ngày thế chấp quá 5 năm/ quá chuyên dùng/ GTCL thấp. PTVT mà GTCL thấp/ quá chuyên dùng/ SX trứơc ngày thế chấp quá 5 năm( xe con). 8 năm( xe khách), 10 năm( xe tải, CD) Hàng hoá, NVL, thành phẩm, bán thành phẩm ứ đọng, chậm tiêu thụ, có nguy cơ giảm giá. Tỷ lệ cho vay/ GTTSĐB được căn cứ theo từng loại tài sản và được điều chỉnh phù hợp theo từng thời kỳ. Bảng 4: Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm. TT Loại tài sản bảo đảm Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa (%) 1 Số dư TKTG tại NH, thẻ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá do NHTMCP TT phát hành 100 (1) 2 Tín phiếu, trái phiếu do CP, NHNN phát hành 100 3 Bộ chứng từ L/C xuất khẩu được NH chấp nhận 95 4 Tín phiếu, trái phiếu do CQ tỉnh, thành phố phát hành được NH chấp nhận 90 5 Số dư TKTG tại các tổ chức tín dụng khác được NH chấp nhận 90 6 Hàng hóa 80 7 NVL, bán thành phẩm, thành phẩm 80 8 Nhà ở, nhà làm việc, nhà xưởng, kho tàng 70 9 Giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất 70 10 Phương tiện vận chuyển 70 11 Máy móc thiết bị 60 12 Vàng (2) 13 Ngoại tệ có thể chuyển đổi dễ dàng (2) 14 Cổ phiếu, trái phiếu của các Công ty được NH chấp nhận (3) Nguồn: NHSG TT Chi nhánh Hải Phòng Có khấu trừ tiền lãi cho vay Khi cho vay sẽ thỏa thuận với khách hàng về tỷ lệ cho vay và trường hợp giá thị trường của TSBĐ xuống đến mức nào đó thì NH được tự động thanh lý để thu hồi nợ dù chưa đến hạn trả nợ Do tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ sau khi được HĐ QT chấp thuận. Thẩm định TSĐB: BĐS, MMTB, PTVT: Giao cho KH quản lý, KH không đựơc mang nhượng, bán, cho… GTCG: NH lưu giữ, có phong toả đơn vị phát hành. d. Chấm điểm, xếp hạng khách tín dụng. - Mục đích: Để đảm bảo tính khách quan trong cấp tín dụng/ xác định mức thiệt hại dự kiến, lãi suất/ phí phù hợp/ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. - Cơ sở xếp hạng: số liệu, thông tin do NH thu thập và xác minh - Xếp hạng đối với KH đến giao dịch lần đầu và tái đánh giá hàng năm e. Mục đính, thời hạn, mức và lãi suất cho vay. - Mục đích vay vốn: Phù hợp, hợp pháp và căn cứ vào phương án, chứng từ khách hàng cung cấp. - Thời hạn vay: Dựa vào chu kỳ SXKD/ thu hồi vốn đầu tư/ khả năng trả nợ vay của KH, nguồn vốn của NH ( lưu ý đơn vị NN) - Mức cho vay: Dựa vào nhu cầu vay vốn theo PAKD, khả năng trả nợ vay của KH, tình hình SXKD – tài chính, TSĐB và nguồn vốn của NH - Lãi suất: Do NH ban hành từng thời kỳ. LS áp dụng đối với mỗi KH được xác định trên cơ sở: Chi phí khoản vay/ mức độ sử dụng SPDVNH/ thời gian giao dịch/ mức độ rủi ro của khoản vay, LS nợ quá hạn : 150% LS cho vay, NH có quy chế miễn giảm lãi suất riêng. f.Quyết định cấp tín dụng Mỗi cấp thẩm quyền được giao một hạn mức phán quyết cụ thể. Khi vượt hạn mức, phải trình lên cấp trên kèm theo đầy đủ thông tin cần thiết. Cấp TD theo nguyên tắc loại trừ KH/ món vay, phải lưu trữ thông tin KH bị từ chối. Việc cấp tín dụng phải tuân theo quy trình đã ban hành. Mọi hồ sơ cấp TD phải có ý kiến đề xuất, ý kiến tham mưu và ý kiến phán quyết độc lập. Thời gian giải quyết hồ sơ: Trong thẩm quyền CN tối đa 05 ngày, vượt thẩm quyền CN tối đa 7 ngày( ngắn hạn) và 18 ngày( trung dài hạn). g. Kiểm tra, giám sát sau cho vay. - Nội dung kiểm tra, giám sát: Tình hình sử dụng vốn vay, thực hiện PAKD, tài chính, trả nợ, TSĐB, thị trường và khả năng cạnh tranh… - Phương án kiểm tra giám sát: Gián tiếp, trực tiếp Thời gian kiểm tra: Lần đầu trong vòng 1 tháng đối với G/ N tiền mặt hoặc theo quy chế cho vay/ Định kỳ hàng tháng hoặc theo quy chế cho vay/ Đột xuất nếu có bất thường. - Xử lý khoản vay: Trong quá trình KTGS nếu phát hiện KH cung câp thông tin không trung thực/ sử dụng vốn vay sai mục đích/ TSĐB bị thay đổi, tẩu tán/ Không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ/ có biểu hiện bất thường trong SXKD thì CBQHKH/ NVTD phải lập tờ trình cấp thẩm quyền các biện pháp xử lý. Cấp có thẩm quyền xử lý căn cứ vào tờ trình để quyết định ngưng giải ngân / thu hồi nợ trước hạn/ chuyển NQH/ phát mại TSĐB/ khởi kiện. h.Thu hồi nợ. Theo HĐTD ban đầu/ nếu trả trước hạn thì phải trả phí tất toán trước hạn/ vay bằng ngoại tệ nào thì phải trả bằng ngoại tệ đó. Nếu KH không trả được nợ đúng hạn thì theo HĐTD vì nguyên nhân khách quan và có văn bản đề nghị thì NH có thể xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Việc xác minh, thẩm định việc cơ cấu thời hạn trả nợ được thực hiện như khi cho vay. Nếu KH không được NH cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì toàn bộ dư nợ được chuyển sang NQH. Việc quản lý thu hồi nợ theo quy chế riêng. i. Quản lý danh mục cho vay NH có lập danh mục co vay để phân tán rủi ro theo phương pháp giới hạn dư nợ đối với KH/ ngành nghề. Các giới hạn cấp tín dụng đối với KH: Dư nợ vay+ bao thanh toán/ 1KH <=15% VTC NH. Tổng số dư BL chưa TT /1KH <=15% VTCNH Dư nợ vay + bao thanh toán+ BL chưa TT + LC chưa TT / 1KH <= 25% VTCNH Dư nợ vay+ Bao TT / 1 nhóm KH liên quan <= 50% VTCNH Dư nợ vay+ bao thanh toán+ Bảo lãnh chưa thanh toán+ LC chưa thanh toán/ 1 nhóm KH liên quan <= 25% VTC NH Tổng số dư cấp tín dụng của 20 kh lớn nhất không vượt quá 20% số dư cấp TD của toàn NH. * Quy trình tín dụng Quy trình cấp tín dụng bao gồm 7 bước được mô tả qua lưu đồ quy trình như sau: Tiếp thị, thu thập hồ sơ và đề xuất nhu cầu Thẩm định Phê duyệt Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết Quản lý và thu hồi nợ Tất toán Lưu hồ sơ * Bước 1: Tiếp thị, thu thập hồ sơ và đề xuất nhu cầu. NVQHKH chịu TN chính( theo quy trình bán hang), sau khi tiếp thị thành công. Đối với khách hang cá nhân: Hồ sơ vay 500tr, NV QHKH lập tờ trình trình TP. DVKH có ý kiến chuyển Bp. TĐ thực hiện thẩm định và trình cấp phán quyết. Nhân viên quan hệ khách hàng là đầu mối liên hê giữa ngân hang và khách hang. * Bước 2: Thẩm định: Trong bước này nhân viên QHKH/ NVTD thẩm định các yếu tố của hồ sơ TD và đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt( thực hiện theo quy định thẩm định) * Bước 3: Phê duyệt Cấp có thẩm quyền phê duyệt theo HM phán quyết được giao( thực hiện theo quy trình phán quyết cấp tín dụng) * Bước 4: Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết Phân định rõ trách nhiệm cùa nhân viên thuộc bộ phận QLTD và các nhân viên thuộc phòng/ bộ phận khác trong CN, trong quá trình hoàn thiện hồ sơ cấp TD theo ý kiến phán quyết( theo quy trình hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết). Nhân viên kiểm soát tín dụng kiểm tra đầy đủ, phù hợp của hồ sơ vssay, tình hình thực hiện các điều kiện cấp tín dụng, lập HĐTD/ HĐ đảm bảo tiền vay/ HĐBL… Nhân viên HT công chứng/ chứng thực/ đăng ký GDBD và nhận hồ sơ TSĐB bản gốc từ KH. GDV.TD thực hiện hạch toán giải ngân trên hệ thống/ bảo lãnh/ thu phí. Bộ phận TTQT phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện chiết khấu BCT, bảo lãnh nhận hang, giao BCT. Sau đó thủ quỹ/ phụ quỹ thực hiện giải ngân. * Bước 5: Quản lý và thu hồi nợ Bộ phận quản lý tín dụng phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện quản lý thu hồi nợ theo quy chế quản lý và thu hồi nợ và các quy định khác có liên quan. Nhân viên quản lý nợ hàng ngày tạo sao kê KH đến hạn thanh toán vốn lãi trong 10 ngày tới, KH đã trễ/ quá hạn thanh toán chuyển nhân viên quan hệ khách hàng đôn đốc thu hồi nợ. Nhân viên quan hệ khách hang kiểm tra sau khi cấp TD, nếu phát sinh nợ quá hạn cần phối hợp với nhân viên thẩm định để kiểm tra. * Bước 6: Tất toán. Sau khi KH thanh toán tất cả các khoản nợ, nhân viên quan hệ khách hang, nhân viên kiểm soát tín dụng, giao dịch viên, nhân viên quản lý hồ sơ TSĐB thực hiện tất toán HSTD theo quy trình tất toán HSTD. * Bước 7: Lưu hồ sơ Các bộ phận liên quan lưu các hồ sơ phát sinh tại bộ phận của mình. Việc quản lý/ hoàn trả hồ sơ TSĐB của khách hang thực hiện theo quy trình quản lý hồ sơ TSĐB hiện hành. Bộ phận quản lý tín dụng lưu hồ sơ tất toán tại chi nhánh trong vòng 1 năm sau đó chuyển về kho lưu trữ theo quy định. 2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng * Tình hình tăng trưởng tín dụng và cơ cấu dư nợ -Tăng trưởng tín dụng: Trong những năm gần đây, tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế của Chi nhánh đã được cải thiện song vẫn chưa cao tuy đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Năm 2008, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 285,66 tăng 57,5% so với năm 2007. Ta có thể thấy rõ điều này trong bảng tổng kết dưới đây : Bảng 5: Tình hình tăng trưởng dư nợ bình quân các năm 2005-2007 Đơn vị (triệu VNĐ) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 Tổng dư nợ tín dụng 181.355 285.667 Số tiền tăng 104.312 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 57,5 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHSGTT Chi nhánh Hải Phòng) Mặc dù tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh năm 2008 tăng tương đối cao so với năm 2007 tuy nhiên dư nợ tín dụng của Ngân hàng vẫn còn thấp hơn các Ngân hàng khác trong cùng địa bàn tỉnh bởi nguyên nhân sau : Ÿ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Hải Phòng mới được thành lập năm 2006, sức cạnh tranh còn yếu. Đồng thời chúng ta lại chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 đặc biệt là sự sụp đổ hàng loạt của hệ thống Ngân hàng thế giới. ŸĐối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng được khuyến khích nhưng không tăng trưởng được nhiều vì những chính sách ưu tiên khuyến khích cho đối tượng này chưa rõ ràng, vẫn hoạt động theo khuôn mẫu cũ như các đối tượng khác. - Cơ cấu dư nợ: Bảng 6: Tình hình cho vay và dư nợ tín dụng tại NHSGTT CN Hải Phòng thời điểm 31/08/2009. Đơn vị: VNĐ Tiền vay Tỷ trọng(%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Công ty cổ phần khác 95,611,261,085.9 18.336 87,096,862,023 19.703 Công ty TNHH khác 184,316,482,005.34 35.348 150,758,902,767 34.104 Doanh nghiệp tư nhân 425,000,000 0.082 425,000,000 0.096 Hợp tác xã 795,000,000 0.152 676,558,699 0.153 Thành phần kinh tế cá thể 240,282,281,031 46.081 203,100,597,137 45.944 Tổng 521,430,024,122.24 100 4,420,579,206,26 100 Nguồn: Báo cáo tín dụng NHSGTT Chi nhánh Hải phòng Qua bảng số liệu về tình hình cho vay và dư nợ trên ta thấy dư nợ cho vay đến ngày 31/08/2009 là hơn 442 tỷ đồng, tăng gần 103 % so với đầu năm. Chi nhánh đã hoàn thành kế hoạch dư nợ đặt ra. Tuy nhiên dư nợ bình quân cho vay các loại tiền tệ đều chưa đạt nguyên nhân do chính sách kiểm soát tín dụng của NHNN và chủ trương hoạt động tín dụng của Sacombank trong thời gian này. Trong cơ cấu cho vay thì cho vay đối với các thành phần cá thể ( cho vay cá nhân) chiếm tỷ trọng lớn nhất :46,081% sau đó đến cho vay các công ty TNHH. Bảng 7: Tình hình cho vay và dư nợ tín dụng cá nhân tại NHSGTT CN Hải Phòng thời điểm 31/08/2009. Đơn vị: VND Loại hình cho vay Số tiền vay Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Cho vay đầu tư 1,058,883,000 0.441 1,040,003,000 0.512 Cho vay mở rộng tỷ lệ đảm bảo (SXKD) 300,000,000 0.125 300,000,000 0.148 Cho vay SXKD khác 54,381,052,000 22.632 45,199,110,358 22.255 Cho vay tín dụng Bảo tín tiêu dùng 470,000,000 0.196 467,500,000 0.230 CVTDBDS an cư 1,600,000,000 0.666 1,588,000,000 0.782 CVTD cầm cố STG STB 35,935,572,000 14.956 35,665,572,000 17.561 CVTD cấn trừ mua BĐS 3,000,000,000 1.249 2,809,206,401 1.383 CVTD CBNV( người thân) 1,450,000,000 0.603 1,253,260,000 0.617 CVTD CBNV nhà nước 7,090,000,000 2.951 4,908,854,600 2.417 CVTD CB NV STB có TSĐB 6,330,000,000 2.634 5,684,373,753 2.799 CVTD CBNV STB, Công ty STB góp vốn 1,060,000,000 0.441 728,730,000 0.359 CVTD CBNV STB2 200,000,000 0.083 200,000,000 0.098 CVTD CMNL tài chính 39,225,400,000 16.325 39,225,400,000 19.313 CVTD du học 2,100,000,000 0.874 2,100,000,000 1.034 CVTD khác 36,900,000,024 15.357 31,028,885,189 15.278 CVTD mua xe ô tô 34,265,400,000 14.260 25,086,293,836 12.352 CVTD ô tô – liên kết khác 360,000,000 0.150 319,600,000 0.157 CVTD sửa chữa BĐS 3,180,000,000 1.323 2,974,565,000 1.465 CVTD xây dựng BĐS 2,550,000,000 1.061 2,521,243,000 1.241 CV khác( vàng…) 8,825,974,007 3.673 0 0 Tổng 240,282,281,031 100 203,100,597,137 100 Nguồn: Báo cáo tín dụng NHSGTT Chi nhánh Hải phòng Ta thấy cho vay tín dụng cá nhân tại Chi nhánh Hải Phòng tương đối phát triển, trong cơ cấu các sản phẩm cho vay tín dụng cá nhân thì cho vay tiêu dùng chiếm một tỷ trọng lớn, đáng chú ý nhất là sự thành công trong việc triển khai hình thức cho vay chứng minh năng lực tài chính du học. Điều này đánh giá sự cố gắng lớn của ngân hàng trong việc tìm và khai thác khách hàng. Chi nhánh đã liên kết hàng loạt với các công ty tư vấn du học trên địa bàn thông qua các đầu mối tại mỗi công ty. Sản phẩm chứng minh năng lực tài chính du học đã đem lại cho Ngân hàng sự tăng trưởng cả về huy động vốn và cho vay. Có thời kỳ dư nợ sản phẩm này lên đến trên 30 tỷ đồng với hệ số an toàn tín dụng cao tuyệt đối (tức là hầu như không có rủi ro về vốn khi triển khai sản phẩm này cũng như không bị hạn chế bởi sự chỉ đạo kiểm soát tăng trưởng tín dụng của Hội sở). Điều này thể hiện sự nhanh nhạy, nắm bắt, nắm bắt cơ hội của ban lãnh đạo CN cũng như sự năng động của CBNV trong quá trình triển khai sản phẩm. Bên cạnh các sản phẩm có lợi thế, sản phẩm truyền thống NHSGTT CN Hải Phòng đã triển khai được hầu hết các sản phẩm của Sacombank như: cho vay bảo tín tiêu dùng, cho vay tiêu dùng bất động sản an cư… Đặc biệt trong năm 2009 này CN đã triển khai sản phẩm cho vay vàng đến hầu hết các tiệm vàng lớn tại thành phố Hải Phòng và các nhà đầu tư riêng lẻ khác. * Tình hình dư nợ quá hạn Theo QĐ 493/QĐ-NHNN quy định «  nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn ». Các khoản dư nợ được phân chia thành 5 loại : Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) : là những khoản nợ mà theo đánh giá của ngân hàng là có khả năng thu hồi lại nợ và những khoản nợ khác theo quy định. Nhóm 2 ( Nợ cần chú ý) : là những khỏan nợ quá hạn dưới 90 ngày và những khoản nợ khác theo quy định (tỷ lệ trích lập dự phòng là 5%) Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) : là những khoản nợ quá hạn tự 90 tới dưới 180 ngày và các khoản nợ khác theo quy định (tỷ lệ trích lập dự phòng là 20%). Nhóm 4 ( nợ nghi ngờ) : là những khoản nợ qúa hạn từ 181 đến 360 ngày và những khoản nợ khác theo quy định (tỷ lệ trích lập dự phòng là 50%). Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) : là những khoản nợ quá hạn trên 361 ngày và những khoản nợ khác theo quy định (tỷ lệ trích lập dự phòng lá 100%) Với nợ khoanh thì ngân hàng trích lập dự phòng theo khả năng của mình Cũng theo QĐ493 thì những khoản nợ nhóm 3,4,5 được gọi là nợ xấu. Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn Đơn vị (triệu VNĐ) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 Tổng số Tổng số 08/07 (%) Tổng DN bình quân 181.653 285.782 Tổng nợ quá hạn 42.506 40.609 26,7 Nợ nhóm 2 26.234 39.432 Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 5.346 1.177 22,01 Tỷ trọng nợ quá hạn (%) 23,4 14,2 Tỷ trọng nợ xấu (%) 2,9 0,41 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHSGTT Chi nhánh Hải Phòng năm 2007,2008) Năm 2007 là năm bộc lộ chất lượng tín dụng yếu kém tồn tại của năm trước để lại, cũng là năm đầu tiên thực hiện phân loại nợ, đòi hỏi các Chi nhánh hạch toán phân loại nợ theo đúng quy định gần chuẩn mực quốc tế làm minh bạch hoá các khoản nợ, do đó việc trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu trong năm rất lớn nên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Sang năm 2006, các khoản nợ xấu vẫn tiếp tục phát sinh vào các nhóm nợ cao, các khoản nợ cơ cấu lại hết thời gian phải chuyển quá hạn. Tuy nhiên chất lượng tín dụng đã được quản lý chặt chẽ, các khoản nợ nhóm 2, nợ xấu đã giảm lớn nên Chi nhánh đã được hoãn trích dự phòng rủi ro là 48.182 triệu đồng. Nợ xấu chiếm tỷ lệ 0.41%, thấp hơn rất nhiều so với năm 2007(2.9%). Để đạt được những tiến bộ vượt bậc trên không thể không kể đến hiệu quả của công tác thu nợ của Chi nhánh. Công tác thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro đạt kết quả rất cao, góp phần tăng cao lợi nhuận của Chi nhánh. Thực hiện chỉ đạo của Ban giám đốc, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã quan tâm và đề ra những giải pháp tích cực, cụ thể nhằm đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý như : thành lập ban thu hồi xử lý rủi ro, giao chỉ tiêu thu nợ xấu cho từng phòng đối với từng đơn vị nợ xấu, trên cơ sở đó giao cho từng cán bộ tín dụng phân tích từng đặc điểm của từng đơn vị, từng khoản vay để có những biện pháp thu hồi nợ kịp thời. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn quan tâm, chú trọng tiền lương, thi đua khen thưởng đối với cá nhân, tập thể đạt thành tích tốt trong công tác thu hồi nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro nên đã có những tâc động tích cực đến ý thức, trách nhiệm của cán bộ ngân hàng. * Thu nhập từ hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng vốn là hoạt động đem lại nguồn thu nhập lớn cho NHTM. Tuy nhiên, nhìn vào bảng tổng kết dưới đây ta có thể thấy, thu lãi từ hoạt động tín dụng có tăng trưởng nhưng không đáng kể và đóng góp rất nhỏ vào thu nhập chung của toàn Chi nhánh. Bảng 9: Thu nhập từ hoạt động tín dụng Đơn vị (triệu VND) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 Tổng số Tổng số 08/07(%) Tổng thu nhập 243.938 343.953 141 Thu từ hoạt động tín dụng 58.942 72.341 122,7 Tỷ trọng (%) 24,16 21,03 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHSGTT CN Hải Phòng năm 2007,2008) Nguyên nhân của tình trạng trên là do tăng trưởng dư nợ quá thấp, nguồn vốn huy động được của Chi nhánh thừa phải điều chuyển về NHCT VN điều hoà chung cho toàn hệ thống nên phần lớn lãi kinh doanh thu được tập trung vào điều hoà vốn chứ không phải do hoạt động tín dụng tạo ra. 2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài gòn Thương tín Chi nhánh Hải Phòng. Như vây, trải qua gần 3 năm đi vào hoạt động, hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể. Nó cho thấy sự nỗ lực và những thành công bước đầu trong hoạt động này của ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế : Chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được nên gây ra tình trạng dư thừa nguồn vốn huy động làm ảnh hưởng đến thu nhập của Chi nhánh. Đối tượng khách hàng là DNNQD, cho vay tiêu dùng được khuyến khích nhưng không tăng trưởng được nhiều Dư nợ không có tài sản đảm bảo vẫn ở mức cao Nguyên nhân : Các doanh nghiệp chủ yếu có nhu cầu vốn ngắn hạn trong thời gian ngắn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, các quy trình cho vay của ngân hàng lại phải trải qua nhiều bước từ nhận hồ sơ, thẩm định, quyết định, giải ngân,...Hơn thế, dù Chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức cho vay từng lần, từng món, theo hạn mức tín dụng, trả góp...nhưng doanh nghiệp muốn vay nhiều lần lại phải lặp đi lặp lại tất cả các thủ tục cần thiết, tốn nhiều thời gian và chi phí. Do vậy, ngân hàng không tạo được sự linh hoạt trong khả năng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp gây khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Chất lượng nhân sự của ngân hàng còn một số hạn chế : thiếu kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là những kinh nghiệm về thẩm định. Chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư và phương án cho vay vẫn chưa cao : chưa xây dựng được kênh thông tin độc lập làm cơ sở để đánh giá một cách toàn diện, khách quan. Hiện nay, khách hàng tại Chi nhánh chủ yếu vẫn là các DNNN hoặc là các Công ty cổ phần, TNHH NN nên muốn tăng trưởng tín dụng thì lại không đảm bảo được chất lượng tín dụng do thiếu tài sản đảm bảo. Chi nhánh chưa có điều kiện chú trọng đến công tác Marketing để quảng bá cho ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ của mình đến đông đảo khách hàng. Các hoạt động như nghiên cứu chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến hỗn hợp.. vẫn chưa được thực hiện. Chính sách ưu tiên, khuyến khích cho vay đối với DNNQD cũng như cho vay tiêu dùng chưa rõ ràng, vẫn hoạt động theo khuôn mẫu cũ như các đối tượng khác. CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển hoạt động cho vay của Ngân hàng Sài gòn thương tín chi nhánh Hải phòng. 3.1.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển tại Ngân hàng Sài gòn Thương tín Chi nhánh Hải Phòng. * Định hướng phát triển và kế hoạch kinh doanh năm 2010. - Định hướng phát triển. Coi trọng công tác chăm sóc KH lên hàng đầu, duy trì, chăm sóc, khai thác tối đa nhu cầu KH hiện có. Tận dụng thế mạnh của Sacombank bằng sự nhiệt tình, năng động phục vụ KH của CBNV, tăng cường tiếp thị những khách hàng tiềm năng, đặc biệt các đơn vị tổ chức kinh tế. Quảng bá về các sản phẩm huy động của Sacombank trên các phương tiện thông tin đại chúng: đài báo, truyền hình và đặc biệt là quảng cáo huy động, cho vay vàng thần tài SBJ. Tiếp tục duy trì cho vay tập trung tại các chợ: chợ Ga, chợ Tam Bạc, cho vay CBNV, cho vay SXKD, cho vay ô tô… chú trọng cho vay các đối tượng là nhà phân phối hàng tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp thương mại. Bên cạnh việc phát triển hoạt động kinh doanh, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ kịp thời phát hiện và khắc phục xử lý sai sót nếu có. Cố gắng thực hiện tốt ở cả ba khâu: Tiếp thị bán hàng- thẩm định cho vay – Chăm sóc quản lý, kiểm tra sau cho vay. - Kế hoạch kinh doanh Huy động vốn: 675942 triệu đồng. Sử dụng vốn: 487357 triệu đồng. - Kế hoạch tài chính: Thu dịch vụ: 4578 triệu đồng Lợi nhuận sau ĐHV: 14738 triệu đồng Lợi nhuận sau trích lập dự phòng rủi ro: 12344 triệu đồng. 3.1.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài gòn Thương tín Chi nhánh Hải Phòng. - Mục tiêu chung cho hoạt động tín dụng. Cho vay: 596 tỷ đồng Dư nợ 473 tỷ đồng - Mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài gòn Thương tín Chi nhánh Hải Phòng. Cho vay 278 tỷ đồng Dư nợ 223 tỷ đồng. - Phương hướng phát triển : Năm 2010, Ngân hàng SGTT Chi nhánh Hải Phòng phấn đấu tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp với kế hoạch đề ra : Tích cực tìm kiếm, tiếp cận khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, lựa chọn các dự án đầu tư, phương án kinh doanh có tính khả thi, hiệu qửa cao, nguồn trả nợ chắc chắn để xem xét cho vay, đảm bảo tăng trưởng đi đôi với chất lượng, an toàn và hiệu quả. Ngược lại, giảm thấp và tiến tới chấm dứt quan hệ tín dụng với các khách hàng kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Phấn đấu tăng trưởng dư nợ cho vay khu vực ngoài quốc doanh, tư nhân, cá thể có đủ năng lực và kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm truyền thống là đầu tư cho vay cần phải quan tâm phát triển nguồn vốn, khuyến khích các đơn vị vay vốn sử dụng trọn gói các dịch vụ khác của ngân hàng. Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng theo tiêu chuẩn quy định, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, năng lực phân tích thị trường. Cán bộ tín dụng phải chuyển sang tác nghiệp, nâng cao tinh thần tự nghiên cứu, có ý thức kỷ luật, tinh thần đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, chủ động theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản cho vay, thu nợ đầy đủ cả gốc lẫ lãi theo từng kỳ hạn theo hợp đồng vay vốn. Phấn đấu không để phát sinh nợ quá hạn mới cũng như nợ xấu nhóm 3,4,5. Tập trung quyết liệt thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện cơ chế khoán và động lực nhằm thu hồi nợ xấu đạt kết quả cao nhất. Chủ động cùng khách hàng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý về bảo đảm tiền vay để tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ của người vay, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi nợ, phấn đấu giảm tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo. 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài gòn Thương tín Chi nhánh Hải Phòng. Để nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài gòn Thương tín cần thực hiện tốt các giải pháp sau: 3.2.1. Hoàn chỉnh hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng Để nâng cao chất lượng tín dụng và từng bước chuẩn hoá công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế thì việc xây dựng và áp dụng một quy trình chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng khoa học đóng vai trò rất quan trọng. Việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng nhằm đảm bảo tính khách quan trong cấp tín dụng, xác định mức thiệt hại dự kiến từ đó áp dụng mức lãi suất, phí phù hợp và phân loại nơ, trích lập dự phòng rủi ro. Việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng cần dựa vào số liệu, thông tin do khách hàng cung cấp và những thông tin mà cán bộ Ngân hàng thu thập và xác minh. Việc xếp hạng cần đánh giá với khách hàng lần đầu và tái đánh giá hàng năm. Ngoài ra, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng cũng là một tiêu chí quan trọng trong việc cho điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Nhóm các chỉ tiêu ngân hàng thường xem xét là: tình hình phát sinh nợ quá hạn, số lần khách hàng gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số lần chậm trả lãi vay, mức độ hoạt động của tài khoản tiền gửi... Trong việc xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng, ngân hàng cần xét đến tính đặc thù và lợi thế của từng ngành kinh tế. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng cần phải tham khảo quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng của các Ngân hàng TMCP khác trong khu vực và quốc tế nhằm hoàn chỉnh hệ thống chấm điểm và xếp hạng của mình. 3.2.2. Xây dựng quy trình thẩm định và cho vay hợp lý Quy trình thẩm định và cho vay một cửa còn nhiều hạn chế. Sacombank đã khắc phục được những hạn chế đó, tuy nhiên điều này mới thực hiện ở Chi nhánh còn ở các phòng giao dịch vẫn còn tồn tại: đó là việc một cán bộ tín dụng kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ vừa tiếp xúc với khách hàng, vừa thẩm định và thu nợ. Đây là trách nhiệm nặng nề đối với cán bộ tín dụng nhưng cũng là cơ hội để một số ít cán bộ tín dụng thoái hoá, biến chất lợi dụng để móc ngoặc với khách hàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá nhân, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng Để hạn chế nhược điểm này cũng như nhằm hạn chế rủi ro, Chi nhánh và phòng giao dịch cần thực hiện nghiêm chỉnh việc tách quy trình cho vay làm 2 bộ phận: - Bộ phận quan hệ hệ khách hàng (front ofice): chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhưng không có trách nhiệm thẩm định và đề xuất đối với một khoản vay; thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay; - Bộ phận thẩm định và phê duyệt khoản vay : Thực hiện phân tích, đánh giá, định lượng rủi ro trước khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt đối với một khoản vay. Bên cạnh đó, cần chuẩn hoá phương pháp phân tích tín dụng theo hướng cho điểm tín dụng để xếp loại khách hàng hoặc sử dụng phương pháp các hệ thống chuyên gia, nghĩa là vận dụng nguyên tắc 5Cs trong thẩm định một khoản vay: + Character: lịch sử hình thành và phát triển của một doanh nghiệp hoặc lịch sử hành nghề đối với cá nhân ; lịch sử quan hệ tín dụng; + Capacity: Cơ cấu tài chính và chiến lược đầu tư của khách hàng đối với khoản vay; + Capital: Mức vốn tự có của khách hàng có đủ đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định hay không? Khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các nguồn vốn khác; + Collateral: Giá trị và tính thanh khoản (liquidity) của tài sản thế chấp; + Cycle or Conditions: Khả năng ứng phó của khách hàng trước các thách thức; cách phòng vệ; Việc phân tích để đánh giá khách hàng, khoản vay cần được thực hiện một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện và khắc phục sai sót. Đồng thời, là cơ sở để ban hành các chính sách tín dụng phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. 3.2.3. Đa dạng hóa danh mục sản phẩm Có đủ vốn vay nhưng để nguồn vốn đó lưu thông được cũng là một vấn đề không phải dễ đặc biệt trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM CP như hiện nay. Để thực hiện được việc lưu thông vốn thì Sacombank nói chung và NHSGTT CN Hải Phòng nới riêng cần phải đa dạng hóa các hình thức cho vay, như thế ngân hàng sẽ giảm được rủi ro TD, tạo được uy tín và thu hút được nhiều khách hàng để từ đó khách hàng có thể lựa chọn được một hình thức vay hợp lý, qua đó có cơ sở vững chắc để mở rộng TD. Vì dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng thấp trên tổng dư nợ do đó cần đổi mới cơ cấu đầu tư, tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn đối với các cá nhân vay để sản xuất kinh doanh để họ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh. Trong xu thế thị trường chứng khoán đang phát triển và ngày càng trở nên quen thuộc đối với từng người dân đặc biệt là người dân Hải Phòng thì việc mở rộng cho vay chứng khoán là cần thiết. Ngoài các hình thức tài trợ TD mà NH đã làm như cho vay bảo lãnh, cho vay theo dự án, cho vay thuê mua thì ngân hàng nên đa dạng những phương thức tài trợ, các hình thức cung ứng TD qua việc cho vay chiết khấu, cho vay cầm cố và bảo lãnh thương phiếu hay Nhịp độ phát triển kinh tế của nước ta hiện nay thì sự tin tưởng trong quan hệ kinh doanh càng phải được đề cao, uy tín luôn là vấn đề được xem trọng, nên TD thương mại cũng được mở rộng ra và thương phiếu đã ra đời khi phát sinh mối quan hệ này. Đó là các giấy tờ có giá ngắn hạn, chưa đến thời hạn thanh toán được đem chiết khấu hay cầm cố tại các ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu cần tiền đột xuất, làm việc này nghĩa là ngân hàng đã chấp nhận cho các khách hàng vay vốn với số tiền nhỏ hơn giá trị thương phiếu Bên cạnh việc đa dạng hoá các hình thức TD, thì việc phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng đặc biệt là khách hàng cá nhân là điều vô cùng cần thiết. Việc này tạo nên tiện ích cho khách hàng khi quan hệ với ngân hàng, giúp ngân hàng thu hút khách hàng đồng thời tạo mối liên hệ giữa ngân hàng và khách hàng 3.2.4. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát trước và sau khi cấp tín dụng. Ngân hàng nếu chỉ quan tâm đến việc mở rộng TD mà không tính đến chất lượng hoạt động của tín dụng thì quy mô TD sẽ bị hạn chế, do nếu chất lượng TD kém thì việc mở rộng cũng không cần thiết, điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín của ngân hàng. Vì thế để có cơ sở mở rộng TD vững chắc thì một trong những việc cần làm là nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng ở mức tương xứng với quy mô TD. Việc kiểm tra giám sát cần thực hiện cả trước, trong và sau khi cấp tín dụng. Việc kiểm tra trước khi cấp tín dụng nhằm đánh giá xem khách hàng có đủ điều kiện cấp tín dụng hay không, bao gồm: kiểm tra thông tin khách hàng, kiểm tra quy trình nghiệp vụ, việc thẩm định khách hàng đã tuần tự và đúng nguyên tắc hay chưa, kiểm tra các thủ tục giấy tờ có đầy đủ hay chính xác chưa, chỗ nào còn không hợp lý, sai sót nhằm ngăn chặn ngay những thiệt hại có thể phát sinh sau này. Kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân: đây là khi tiền vay đã được giải ngân, bộ phận kiểm soát tín dụng cũng như chính các cán bộ tín dụng sẽ giám sát việc sử dụng vốn vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích không, đây là quá trình cần bám sát nhất trong một khoản vay vì tình hình sử dụng khoản vay của khách hàng sẽ quyết định đến thời hạn và khả năng trả nợ của ngân hàng. Đồng thời qua quá trình này, khách hàng mới để lộ nhiều khuyết điểm nhất, ngân hàng cần kiểm tra tính chính xác những thông tin mà cá nhân đã nêu ra, nếu thấy có những sai phạm hay thông tin không sự thật thì ngân hàng phải xử lý theo quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật để bảo đảm vốn vay được sử dụng có hiệu quả. Giải quyết đựoc những vấn đề trên, ngân hàng sẽ phát hiện kịp thời khả năng rủi ro sẽ xảy ra nhằm có biện pháp đối phó thích hợp để giảm thiểu rủi ro TD. Đồng thời khi kết thúc một hợp đồng tín dụng công tác kiểm tra cần thực hiện một nghiêm túc để đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế để rút kinh nghiệm. 3.2.5.Củng cố và nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng ngân hàng. Con người luôn là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và trong hoạt động cho vay nói riêng, yếu tố này cũng không nằm ngoài quy luật đó. Toàn bộ những quyết định cho vay, tiến trình thực hiện cho vay, thu hồi nợ không có một máy móc hay một công cụ nào khác ngoài cán bộ TD đảm nhiệm. Vì vậy, kết quả hoạt động cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ TD. Trong thực tế, do tính chất phức tạp của kinh tế thị trường, sự khó khăn trong công tác cho vay thì đòi hỏi cán bộ TD có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn giỏi và cả những kiến thức khác một cách thường xuyên, để có được điều này trong quá trình tuyển chọn nhân viên cần tổ chức thi tuyển nhân viên đầu vào một cách công bằng, lựa chọn những người thực sự có năng lực, có trình độ, ưu tiên những người đã từng làm công tác TD. Đối với những cán bộ TD lâu năm phải có kinh nghiệm nắm bắt nhanh các chủ trương chính sách của Ngân hàng, biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chủ trương trong từng thời kỳ. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ thường xuyên, tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại, không ngừng trau dồi kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cũng như kiến thức kinh tế thị trường, đáp ứng tính cập nhập của những vấn đề kinh tế hiện đại. Nhưng khả năng của mỗi người có hạn nên không thể một lúc tiếp thu được tất cả các kiến thức tổng hợp nên ngân hàng cần có kế hoạch đào tạo từng bước mang tính chuyên sâu. Đối với những cán bộ quản lý kinh doanh thì không chỉ nâng cao trình độ nghiệp vụ TD mà cần nắm chắc tất cả các nghiệp vụ khác của ngân hàng, có khả năng phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế một cách tổng hợp, sắc bén, có kinh nghiệm thực tế từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, thêm vào đó công tác quản lý đòi hỏi cần có nghệ thuật quản lý, công tác tổ chức cán bộ cần có tính chuyên sâu trong công việc cụ thể và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình. Mọi nhân viên kinh doanh nghiêm túc thực hiện đúng theo đường lối, chủ trương của ngân hàng với một tinh thần trách nhiệm và đạt hiệu quả cao. Ngoài việc nâng cao trình độ của các cán bộ quản lý thì bộ phận cán bộ quan hệ khách hàng trực tiếp giao dịch với khách hàng cần được chú trọng một cách đặc biệt vì đây là những người có ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay. Đội ngũ này tham gia giao tiếp với khách hàng, thẩm định dự án đầu tư và đề xuất với cán bộ lãnh đạo ra các quyết định nhưng các quyết định này lại phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ TD này, do đó ngoài những tiêu chuẩn về nghiệp vụ chung đòi hỏi đội ngũ cán bộ này phải là người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tư tưởng lập trường vững vàng, không bị cám dỗ bởi những lợi ích cá nhân mà gây thiệt hại cho ngân hàng để những đánh giá, thẩm định của cán bộ TD mang tính khách quan, thẳng thắn. Là những người trực tiếp phụ trách các khoản vay nên các cán bộ TD phải sâu sát thực tế, có hiểu biết nhất định về pháp luật, thị trường, kỹ thuật, tinh tế trong việc kiểm tra, phát hiện những hành vi lừa đảo của khách hàng hoặc những biểu hiện thiếu trung thực bằng cách trắc nghiệm, thăm dò. Trước những khó khăn của các khách hàng, nếu có thể giúp được, cán bộ ngân hàng phải nhiệt tình , không ngại vất vả, kiên trì giúp đỡ hết mình, tạo mối quan hệ thiện cảm, lâu dài giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Ngân hàng cần có chế độ thưởng phạt xứng đáng đối với người làm công tác TD, gắn lợi ích của người làm TD với hiệu quả đầu tư TD nhằm nâng cao trách nhiệm và tinh thần hào hứng của cán bộ chuyên trách trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng TD cũng như nâng cao chất lượng TD. Quy chế thưởng phạt phải gắn liền với hiệu quả làm việc, đồng thời phải có quy định cụ thể và xử lý nghiêm minh đối với cán bộ để xảy ra thất thoát vốn, hoặc làm trái những quy tắc trong cho vay gây ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng, làm mất uy tín của ngân hàng. Ngân hàng cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, tổ chức các cuộc thi đua cán bộ có tay nghề giỏi nhằm khuyến khích không khí làm việc hiệu quả trong ngân hàng. Mỗi cán bộ tín dụng cần hiểu rõ:Chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, là cơ sở để đánh giá năng lực trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng ;năng lực quản lý của người lãnh đạo. Nâng cao chất lượng tín dụng và chất lượng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống là yêu cầu cấp thiết; là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện mục tiêu năm 2009 và chiến lược kinh doanh của ngành trong những năm tiếp theo.” C. KẾT LUẬN Qua việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài gòn Thương tín Chi nhánh Hải Phòng ta thấy hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng và chủ yếu của Ngân hàng đặc biệt là tín dụng cá nhân. Đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân không chỉ đơn giản là việc thực hiện đúng quy trình, chính sách tín dụng của Ngân hàng mà trong quá trình áp dụng đòi hỏi các Cán bộ tín dụng, nhân viên quan hệ khách hàng, giao dịch viên tín dụng… phải có sự kết hợp chặt chẽ hỗ trợ nhau dưới sự chỉ đạo, tham mưu của ban lãnh đạo. Trên đây là những ý kiến đề xuất trong tổng thể những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài gòn Thương tín Chi nhánh Hải Phòng. Với kiến thức còn hạn chế nên bài viết còn nhiều sai sót, kính mong thầy cô và các bạn tham gia đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô giáo: PGS.TS. Phan Thu Hà cùng tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên Ngân hàng Sài Gòn thương tín Chi nhánh Hải Phòng đã quan tâm, giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Ngân hàng Thương mại, TS Phan Thị Thu Hà - TS Nguyễn Thị Thu Thảo, NXB Thống kê Hà Nội - 2004 Giáo trình Ngân hàng Phát triển, TS Phan Thị Thu Hà, NXB Lao động - Xã hội 2005 Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, TS Lưu Thị Hương (chủ biên), NXB Thống kê 2003 Tạp chí Ngân hàng - Thị trường Tài chính năm 2004, 2005 Luật Các tổ chức tín dụng Báo cáo thường niên năm 2008 của Sacombank. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình huy động vốn và dư nợ vay. 22 Bảng 2: Thực hiện bảo lãnh 29 Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 30 Bảng 4: Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm. 36 Bảng 5: Tình hình tăng trưởng dư nợ bình quân các năm 2005-2007 43 Bảng 6: Tình hình cho vay và dư nợ tín dụng tại NHSGTT CN Hải Phòng thời điểm 31/08/2009. 44 Bảng 7: Tình hình cho vay và dư nợ tín dụng cá nhân tại NHSGTT CN Hải Phòng thời điểm 31/08/2009. 45 Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn 47 Bảng 9: Thu nhập từ hoạt động tín dụng 49

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26456.doc
Tài liệu liên quan