Với màng lưới an toàn mà nhà máy thành lập có quy chế hoạt động là hàng ngày kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc cán bộ công nhân viên làm việc phải bảo đảm an toàn, hàng tháng xuống các phân xưởng để điều tra, thanh tra các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để báo cáo lên cấp trên và tìm ra các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa các tai nạn tái diễn tương tự, ảnh hưởng tới dây chuyền sản xuất. Và hàng tháng tự chấm điểm để đánh giá việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh công nghiệp trong nhà máy. Đề xuất những kiến nghị liên quan đến việc bảo đảm an toàn trong đơn vị với hội đồng an toàn nhà máy để có hướng giải quyết. Để làm tốt công tác thanh tra, điều tra, phân tích các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong nhà máy, đòi hỏi hệ thống màng lưới an toàn viên cần: tích cực, khẩn trương và kịp thời, đảm bảo tính khách quan, đảm bảo chính xác, công bằng Cụ thể:
-Thu thập chọn lọc thông tin về an toàn dưới các phân xưởng.
- Xem xét và đánh giá tình hình an toàn và vệ sinh lao động thường xuyên.
- Đề ra các giải pháp và thực hiện kịp thời, đề phòng các vụ tai nạn tương tự tái diễn.
- Thống nhất các người, tiêu biểu điều tra được trong thời gian qua để lập thành báo cáo gửi lên cấp trên xét duyệt.
Đặc biệt, tổ chức thanh tra, kiểm tra phải chú ý kiểm tra sự hiểu biết của cán bộ, công nhân nhà máy về việc thực hiện các quy trình quy phạm kỹ thuật an toàn, kiên quyết không để những người chưa được huấn luyện và sát hạch về kỹ thuật an toàn vào làm việc ở các bộ phận sản xuất.
Thông qua các đợt kiểm tra này, các đơn vị trong nhà máy đưa công tác kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động vào nề nếp thường xuyên theo chế độ đã quy định.
72 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óc sức khoẻ cho người lao động được nhà máy đặc biệt quan tâm, trạm y tế vẫn được duy trì hoạt động thường xuyên một tuần khám bệnh 3 ngày, chữa trị khám phụ khoa cho chị em phụ nữ, tại ca sản xuất có phòng y tế trực ca.
Năm 2000 nhà máy đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cám bộ công nhân viên được 1026 người , tổ chức khám bệnh phụ khoa cho công nhân nữ 694 người . Và đến năm 2001 nhà máy đã mời trung tâm y tế môi trường lao động Bộ Cong nghiệp về khám sức khoẻ cho 1156 người , trong đó nữ được khám phụ khoa là 695 người . Nói chung tình hình sức khoẻ của công nhân tại nhà máy khá tốt :
+ Loại 1 : 5,65%.
+ Loại 2 : 45,25%
+ Loại 3 : 33,20%
+ Loại 4 và 5 : 17,78%
Sau mỗi đợt khám bệnh định kỳ nhà máy có kế hoạch gửi CNVC được phát hiện bệnh đi điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa kịp thời. Đối với CNVC có sức khoẻ loại 4,5 được nhà máy tổ chức gửi đi điều dưỡng tại các trung tâm phục hồi sức khoẻ của trung tâm y tế Bộ công nghiệp theo hai đợt
+ 10 người được đi điều dưỡng tại Sầm son.
+ 10 người được diều dưỡng tại trung tâm phục hồi sức khoẻ của Bộ Y tế tại Hương Canh .
Về mặt bệnh tật , do đặc điểm sản xuất của nhà máy , môi trường sản xuất độc hại , số công nhân mắc bệnh thông thường theo thống kê năm 2001
+ Bệnh tai mũi họng : 559 người chiếm tỷ lệ 48,35 %
+ Bênh răng hàm mặt : 489 người chiếm tỷ lệ 42,3 %
+ Bệnh mắt : 195 người , chiếm tỷ lệ 16,8 %
Hàng năm Công đoàn Nhà máy tổ chức cho 100% CNVC được đi nghỉ mát từ 300.000 đến 500.000 đồng/người bằng nguồn quỹ phúc lợi.
1.3. Tình hình tai nạn và bệnh nghề nghiệp .
1.3.1. Tình hình tai nạn lao động :
Những năm gần đây các vụ tai nạn lao động hầu như không có , điều này rất dễ hiểu bởi công nhân lao động đã bớt được những thao tác thủ công do Nhà máy đã đầu tư dây chuyền công nghệ mới . Năm 1996 xảy ra một vụ tai nạn , nguyên nhân của sự việc này à công nhân sơ xuất trong quá trình vận hành thao tác đơn giản nhà máy đã chi trả cho vụ tai nạn lao động này 140 ngày công , thành tiền là 4.256.000 đồng . Đến năm 1999 xẩy ra một vụ tai nạn lao động do công nhân sơ ý trong quá trình bơm lốp xe tắc tơ kéo nguyên liệu cho sản xuất trong nhà máy, và đã gây thiệt hại cho nhà máy, nhà máy đã bỏ ra với số tiền 2.666.700 đồng chi phí cho khám và điều trị tại bệnh viện và trả 109 công hưởng lương theo chế độ quy định. Đối với những trường hợp tai nạn xảy ra đều được sơ cấp cứu tại chỗ sau đó đưa đi bệnh viện cấp cứu kịp thời. Khi xảy ra tai nạn đơn vị có người bị tai nạn lao động đã báo cáo kịp thời lập biên bản theo quy định hiện hành (nếu có tai nạn lao động xảy ra) nhà máy đều báo cáo với các cơ quan chức năng về các vụ tai nạn lao động đúng quy định của Nhà nước. Trong các năm gần đây, tình hình tai nạn lao động tại nhà máy giảm đi rất nhiều, do nhà máy luôn quan tâm tới công tác bảo hộ lao động và vệ sinh lao động.
Tóm lại, về tình hình tai nạn lao động trong 3 năm từ 1999 đến 2001 là giảm đi rất nhiều, năm 2001 không xảy ra một vụ tai nạn lao động nào. Chứng tỏ nhà máy đã quán triệt công tác bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn xuống các đơn vị sản xuất rất tốt. Vì vậy, về thiệt hại kinh tế do tai nạn lao động gây nên là không lớn, hàng năm chỉ chi cho các công tác bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
1.3.2. Tình hình bệnh nghề nghiệp tại nhà máy .
Đối với công nghệ sản xuất thuốc lá là thường phát sinh mộ số bệnh nghề nghiệp như bệnh nhiễm độc Nicotin và bệnh bụi phổi nghề nghiệp . Nhưng do vấn đề vệ sinh lao động rất được nhà máy quan tâm , chú trọng đồng thời hàng năm phòng y tế nhà máy đều khám định kỳ cho toàn thể cán bộ công nhân viên nhằm phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nghề nghiệp hoặc một số bệnh khác . Do đó , trong những năm qua nhà máy không có công nhân nào mắc bệnh nghề nghiệp .
1.4. Công tác phòng chống cháy nổ tại nhà máy :
Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) được nhà máy đặc biệt coi trọng , các phương án phòng chống cháy nổ được xây dựng, bổ sung hàng năm có sự phê duyệt của công an PC23.
Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và nghiệp dư của nhà máy đều được huấn luyện theo định kỳ hàng năm. Các phương tiện PCCC hàng năm đều được bổ sung, bảo quản và để ở nơi quy định như bình hạt MF4, bình khí CO2, bình hạt được treo ở các phân xưởng, kho tàng, những nơi dễ thấy để sử dụng kịp thời và được bảo quản cẩn thận, đảm bảo an toàn, khi kiểm tra thường xuyên, phát hiện không còn đủ điều kiện an toàn sử dụng nhà máy kịp thời cấp ngay. Trong những năm qua đã trang bị:
+ 25 bình chữa cháy FZ24.
+ 56 bình chữa cháy MT5 (CO2).
+ 5 bình chữa cháy (CPU) cho ôtô.
+ 41 bình CO2 (G56).
Đặc biệt nhà máy có hệ thống nước phục vụ cho công tác PCCC, một bể chứa nước riêng có dung tích 250m3, 10 họng nước, mỗi bộ phận có một bộ vòi chữa cháy hai lăng B, nhà máy có một máy bơm để phục vụ cho công tác phòng chống cháy.
Nhà máy hiện có 1 đội chữa cháy nghĩa vụ gồm 20 người có 14 tổ PCCC tại 12 đơn vị sản xuất chính với 163 người được thay thế bổ sung và huấn luyện hàng năm. Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp của nhà máy đều được huấn luyện theo định kỳ hàng năm , mỗi năm 1 lần Nhà máy mở lớp huấn luyện PCCC cho toàn bộ công nhân viên và các phương tiện PCCC được bổ sung hàng năm , được bảo quản và để đúng vị trí thích hợp .
Đồng thời để hưởng ứng tuần lễ Quốc gia an toàn - vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ , nhà máy đã tổ chức hội thao kỹ thuật PCCC cho các đơn vị trong nhà máy theo 2 môn :
+ Thể thao chữa cháy kết hợp với di chuyển tài sản .
+ Thể thao chữa cháy kết hợp cứu người bị nạn .
Năm 2000 - 2001 chi phí cho công tác phòng cháy chữa cháy là 25 triệu đồng và kế hoạch chi cho năm 2002 là 20 triệu đồng để mua sắm thiết bị phòng chống cháy nổ .
2. Về công tác kỹ thuật an toàn:
Kỹ thuật an toàn là công tác được nhà máy quan tâm ngay từ khi bắt đầu bước vào sản xuất, hệ thống máy móc, trang thiết bị trước khi đi vào sản xuất đều được quy định nội quy riêng, để tránh tai nạn rủi ro. Những máy móc thiết bị nào nguy hiểm đều có hệ thống trang bị riêng. Năm nào nhà máy cũng mở rộng hoặc cải tạo trong sản xuất đều chú trọng đến an toàn cho máy móc, thiết bị và an toàn vệ sinh lao động, hiện nay nhà máy đều có đầy đủ thiết bị che chắn tại các vị trí nguy hiểm, thiết bị chống nóng như lắp điều hoà nhiệt độ cho các phân xưởng bao mềm, phân xưởng bao cứng, phân xưởng Dunhil và các phòng ban làm việc trong nhà máy. Lắp hệ thống thông gió cho phân xưởng sợi, phân xưởng 4, phân xưởng cơ điện, hệ thống kho tàng được thường xuyên củng cố, tu bổ, để chống nóng, mốc, hệ thống chiếu sáng được trang bị đầy đủ, có máy phát điện nếu như thành phố mất điện, lắp điều hoà nhiệt độ cho hệ thống kho thành phẩm, kho vật tư… Nhà máy có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, có ao lắng trước khi ra hệ thống thoát nước của thành phố.
Đặc biệt trong năm 2001, nhà máy đã đầu tư cho máy móc, thiết bị sản xuất như: nhà máy đã mua 7 máy cuốn điếu, đóng bao (03IJ - 121; IJ23) với công suất 2.200 điếu/phút của Trung quốc, 01 máy cuốn đầu lọc MK8 - MAX8 với công suất 1.600 bao/phút của Anh, 01 máy cuốn điếu với công suất 2.400điếu/phút và dây chuyền cuốn điếu, đóng bao của Pháp, Đức có công suất 2.500bao/phút. Hệ thống máy móc thiết bị được cải tiến đã mang lại hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường làm việc, tiết kiệm được lao động, đặc biệt với hệ thống máy móc hiện đại này sẽ giúp cho người lao động tránh được những tai nạn rủi ro, tránh phải tiếp xúc với những công việc nguy hiểm dễ gây bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh việc đầu tư cho máy móc, thiết bị, nhà máy còn quan tâm cải thiện điều kiện làm việc của Nhà máy :Thực hiện chủ trương của nhà nước về công tác an toàn thực phẩm và phòng chống ô nhiễm môi trường trong những năm qua đã có những biện pháp đầu tư chiều sâu cho công tác môi trường như:
+ Tu sửa đường đi trong nội bộ nhà máy và hệ thống cống rãnh thoát nước ... trồng cây xanh , vườn hoa .
+ 100 % phân xưởng được trang bị hệ thống máy hút bụi , nền nhà được lau chùi hàng ngày , 3/4 diện tích nhà xưởng và 2/5 diện tích kho tàng có máy điều hoà không khí. Có hệ thống máy nén khí tổng về vệ sinh thiết bị hàng ngày .
+ Đầu tư xây dựng bể xử lý nước thải của nhà máy .
+Cải tạo dây chuyền vận chuyển sợi , giảm cường độ lao động cho công nhân phân xưởng sợi .
+ Để cải tạo và mở rộng kho vật tư cho phân xưởng bao mềm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật , đảm bảo gọn khi cấp phát và phòng chống cháy nổ , nhà máy đã đầu tư 141 triệu đồng .
+ Nhà máy nâng cấp trạm y tế , nhà nghỉ khang trang sạch sẽ rộng rãi thoáng mát tạo điều kiện tốt cho công nhân khám chữa bệnh .
+ Nhà máy đã đầu tư một số thiết bị mới như : Nhập thêm một số máy cuốn điếu với hệ thống hút bụi tốt hơn , đồng thời cải tạo ao bể xử lý bụi , khí thải , nước thải trước khi ra ngoài nhà máy .
* Về trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân :
Trong những năm qua, nhà máy bước vào quản lý theo cơ chế thị trường , vì thế nhà máy đã tổ chức may đo quần áo bảo hộ cho từng người , lo trang thiết bị , phương tiện bảo hộ cá nhân theo đúng quy định của nhà nước .
+ Mỗi năm nhà máy trang bị cho mỗi công nhân viên hai bộ quần áo mùa hè và hai bộ quần áo mùa đông được đặt may tại chỗ chọn màu theo từng bộ phận cấu thành , đảm bảo tiêu chuẩn gọn đẹp . Năm 2001 nhà máy đã chi cho việc may quần áo bảo hộ lao động 407 triệu đồng .
+ Nhà máy trang bị phòng hộ cá nhân hàng tháng hàng quý cho công nhân như : Xà phòng , khẩu trang , găng tay , dày , mũ ,ủng tuỳ theo yêu cầu của từng công việc và có sự kiểm tra . Thực tế Nhà máy đã chi cho việc trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động như sau : Bảng 3 : Chi phí cho bảo hộ cá nhân từ 1999- 2001
Năm
Số tiền
1999
2000
2001
67.167.000 đồng
39.132.000 đồng
76.350.000 đồng
Việc sử dụng và bảo quản phương tiện phòng hộ cá nhân của công nhân Nhà máy đều mang tính trách nhiệm cao .
3. Về vệ sinh lao động.
3.1. An toàn điện :
Nguồn cung cấp điện cho nhà máy là nguồn điện Quốc gia 6 KV . toàn nhà máy có 02 trạm biến áp bao gồm 01 máy 1000 KVA và 02 máy 564 KVA , điện được dùng cho sản xuất và sinh hoạt . Do trình độ cơ giới hoá và tự động hoá của nhà máy khá cao nên Nhà máy đã rất chú trọng đến vấn đề an toàn điện và nhà máy đã đưa ra các biệ pháp an toàn để tránh các sự cố về điện xảy ra trong quá tình sản xuất bao gồm các biện pháp sau :
+ Biện pháp tổ chức : Với biện pháp này yêu cầu công nhân phải có trình độ chuyên môn cao , sức khoẻ và thẻ an toàn viên . Nhà máy tổ chức làm việc 24/24 h với 3 ca do đó phải có quy phạm an toàn về điện , hướng dẫn cấp cứu khi tai nạn điện xảy ra . Đối với những công nhân thường xuyên tiếp xúc với điện Nhà máy đã trang bị cho họ đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết . Tại các phân xưởng sản xuất đều có tổ chức sửa chữa xơ điện để giám sát và giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn điện .
+ Biện háp kỹ thuật : Hệ thống các dây dẫn trong nhà máy đều được cách điện bằng vỏ nhựa , cao su Nhà máy đã lắp đặt những cơ cấu an toàn như cầu chì , cầu giao , aptomat , cắt tự động , .... để đề phòng khi có sự cố về điện xảy ra ngoài ra Nhà máy còn sử dụng những tín hiệu âm thanh màu sắc ,...
+ Toàn bộ hệ thống máy móc ở các phân xưởng của nhà máy đều được nối đất , nối không bảo vệ . Các tủ điện tại các phân xưởng đều có dây trung tính nguồn đưa về đến tủ , đặc bệt là với một số máy móc có công suất lớn dều được tăng cường biện pháp an toàn đó là lắp thêm máy cắt điện bảo vệ . Hệ thống điện trở nối đất trubg tính của các tủ điện , trạm điện đều đạt yêu cầu .
+ Nhà máy có hệ thống chống sét đúng theo tiêu chuẩn quy định cho các khu vực văn phòng , nhà xưởng ... điện trở nối đất của hệ thống chống sét được đo đạc kiểm tra theo định kỳ .
+ Hàng năm nhà máy đều kiểm tra về an toàn điện cho các máy móc thiết bị theo định kỳ do Viện khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động về đo thực hiện .
3.2. An toàn về nồi hơi – thiết bị áp lực :
Hiện nay Nhà máy sử dụng 02 lò OMNICAL của Đức công suất mỗi lò là 4670 kg/h , áp suất hơi là 11kg/ m3 .
Để đảm bảo an toàn về vấn đề này Nhà máy đã đưa ra các biện pháp sau :
+ Biện pháp tổ chức :
- Khi vận hành nồi hơi thiết bị áp lực thì phải tuân theo những quy định riêng của nó , công nhân vận hành thiết bị nồi hơi áp lực phải có chuyên môn , sức khoẻ và thẻ an toàn .
- Có các giải pháp an toàn trong đồ án thiết kế , những luận chứng kinh tế được xem xét và chấp nhận . Khi sử dụng phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng thiết bị áp lực . Hang năm nhà máy cso tổ chức huấn luyện và cấp chứng chỉ sau khi học xong cho công nhân .
+ Biện pháp kỹ thuật :
Vấn đề an toàn mà Nhà máy đã áp dụng được dựa trên nguyên nhân gây đổ vỡ của thiết bị do ứng suất của vật liệu bị suy giảm hay tăng quá mức cho phép .
- Luôn theo dõi các thông số của lò hơi khi làm việc .
- Tránh hiện tượng đóng cặn trong nồi hơi , do đó nước dùng phải là nước sạch , nước cấp cho lò phải được làm mềm hai cấp .
- Cứ hai năm nhà máy lại kiểm tra thiết bị lò hơi một lần và sáu năm thử áp suất một lần
- Ngoài ra nhà máy còn bố trí các phương tiện phòng cháy chữa cháy như bình khí , bình bọt... theo đúng quy định
2.3. Công tác vệ sinh lao động:
Công tác vệ sinh môi trường lao động, giảm thiểu các yếu tố độc hại luôn là vấn đề được nhà máy quan tâm, được thực hiện song hành cùng công tác an toàn lao động. Thật vậy trong những năm gần đây nhà máy đã thực hiện nhiều biện pháp cải tạo quy hoạch lại mặt bằng công nghệ, đổi mới công nghệ trang thiết bị, lắp đặt các hệ thống thông gió, thổi mát diều hoà nhằm cải thiện môi trường lao động, giảm thiểu tối đa các yếu tố độc hại xuống dưới tiêu chuẩn cho phép. Hàng năm nhà máy kết hợp với trung tâm y tế môi trường lao động đo đạc, đánh giá môi trường làm việc tại nhà máy.
- Thi hành điều 97 của Bộ luật lao động, điều 04 Nghị định 06/CP của thủ tướng Chính Phủ ngày 20/1/1996 và thông tư số 13 BYT/TT ngày 21/10/1996.
- Thực hiện nhiệm vụ của Bộ công nghiệp giao cho trung tâm y tế.
- Môi trường công nghệ tại Công văn số 819/CV- ngày 18/3/1996 về việc kiểm định môi trường lao động, an toàn vệ sinh lao động.
Trong ngày 6/3/2002 Trung tâm y tế – môi trường lao động công nghiệp, Bộ công nghiệp đã tiến hành đo đạc kiểm tra môi trường lao động tại nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Kết quả đo các chỉ số: vi khí hậu, ánh sáng , tiếng ồn, bụi , hơi khí độc tại các vị trí kỹ huật của viện y học lao động theo các bảng sau:
2.3.1 Các yếu tố vi khí hậu:
Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu tại các phân xưởng của nhà máy thuốc lá Thăng Long
Bảng 04:
Bảng đo các yếu tố vi khí hậu.
TT
Điểm đo
Nhiệt độ
( 8c )
Độ ẩm
( % )
Tốc độ gió
( m/s )
ánh sáng
( lux )
I
Phân xưởng sợi
19
55
0.3–0,4
1
2
3
4
5
Vị trí máy hấp chân không
Vị trí công nhân bỏ lá
Vị trí cắt ngọn
Khu máy ẩm lá gió nóng
Vị trí máy đánh lá
24,2
22,9
23,2
21
22
54
57
56,5
50
51,2
0,1–0,2
0,2–0,3
0,2–o,3
0,2–0.3
0,2–0,3
120
160
200
80
70
II
1
2
3
4
5
6
Phân xưởng bao cứng có điều hoà
Máy cuốn điếu C2
Máy cuốn điếu C1
Máy đóng bao B2
Máy đống tút T1 – T2
Dây chuyền máy đóng tút BDVILAND
Máy cuốn điếu CFVILAND
24,2
24,8
25,3
25,2
25,5
25,5
65,5
64,3
58
58,3
61,4
64,7
0,4-0,5
0,3-0,4
0,2-0,3
0,3-0,4
0,2-0,3
0,2-0,3
250
220
320
280
380
260
III
1
2
Phân xưởng Dunhill
Vị trí máy cuốn điếu
Dây chuyền máy cuốn điếu
-Đầu máy
-Giữa máy
-Cuối máy
25,3
25,6
26
25,7
62
60,8
59
53
0,1-0,2
0,1-0,2
0,1-0,2
0,2-0,3
260
210
300
280
IV
1
2
3
4
5
6
Phân xưởng bao mềm
Máy cuốn điếu số 8
Máy đóng bao Đông Đức số 1
Máy cuốn điếu số 6
Máy cuốn điếu số 7
Máy cuốn điếu số 3
Máy cuốn điếu số 1
24,8
25,2
30
29,6
29,5
29,3
51
52
40,7
40,6
41,7
43,6
0,1-0,2
0,1-0,2
0,1-0,2
0,1-0,2
0,2-0,3
0,2-0,3
210
240
200
280
260
420
V
1
2
3
Phân xưởng 4
Vị trí công nhân may
Vị trí công nhân dán túi nilon
Vị trí in bao catton
22,5
22,6
21,2
54
54
56
0,2-0,3
0,1-0,2
0,1-0,2
400
300
240
VI
1
2
3
Phân xưởng cơ điện
May KF-70
Máy bào ngang
Máy phay
21,1
21,1
20,8
54,6
53,3
52,7
0,1-0,2
0,1-0,2
0,2-0,3
110
220
150
VII
Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép 505 BYT- QĐ/1992
18-32
<80
0.2-0.5
<70
Nhận xét :
- Vi khí hậu do tiến hành đo trong điều kiện thời tiết mát mẻ và hàu hết các phân xưởng chính đều được lắp đặt hệ thống điều hoà không khí nên điều kiện vi khí hậu trong môi trường sản xuất và đêù đạt TCVS cho phép .(TCVS : tiêu chuẩn vệ sinh)
- ánh sáng : Đáp ứng được yêu cầu về chiếu sáng Công nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh .
2.3.2. Tiếng ồn:
Do đặc điểm dây chuyền sản xuất gắn liền với máy móc thiết bị nên tiếng ồn cũng là một vấn đề để nhà máy quan tâm khắc phục .
Bảng 05 :
Kết quả đo tiếng ồn của một số phân xưởng
TT
Địa điểm đo
Mức áp âm chung
(dBA)
Mức áp âm ở các giải tần ( Hz )
63
125
250
500
1000
2000
4000
8000
I
1
2
3
Phân xưởng sợi
Khumáycắt ngọn
Khu máy dịu lá
Khu làm ẩm
84
85
83
56
60
57
64
71
69
73
75
73
76
79
77
78
79
78
77
76
76
75
74
73
70
68
66
II
1
2
Phânxưởngbaocứng
Máy vấn điếu
Máy đóng bao
91
88
61
60
62
64
72
75
84
81
85
81
83
80
79
75
73
71
III
1
2
Phân xưởng Dunhill
Máy vấn điếu
Máy đóng bao
95
88
55
53
67
63
78
72
91
79
90
82
84
82
87
81
83
79
IV
1
2
Phânxưởngbaomềm
Khu máy cuốn điếu
Máy đóng bao
93
90
57
58
67
68
79
74
83
81
88
83
88
85
85
83
82
79
V
1
2
3
4
5
Phân xưởng cơ điện
Giữa xưởng
Máy mài
Máy cưa
Máy mài
Khu lò hơi
78
80
94
92
80
40
42
47
41
53
45
57
58
55
64
49
67
60
67
65
57
72
78
71
73
65
74
80
76
72
67
77
95
86
69
63
69
89
84
63
60
61
85
80
55
VI
TCVS cho phép 505 BYT - QĐ / 1992
90
103
96
91
88
85
83
81
80
Nhận xét:
Tại thời điểm đo đạc có 5 mẫu không đạt TCVS cho phép.
2.3.3. Hơi khí độc:
Các loại hơi khí độc phát sinh trong sản xuất được trình bày theo bảng sau:
Bảng 06:
Kết quả đo hơi khí độc tại một phân xưởng của nhà máy
TT
Điểm lấy mẫu
CO2%TT
Hơi khí độc mg/m3
CO
SO2
Xylen
Nicotin
I
1
2
3
4
5
6
7
8
Phân xưởng sợi
Bộ phận hấp sấy
Bộphậnđưanguyênvậtliệulên băng
Bộ phận tách cuộng lá
Máy đánh lá
Máy gia liệu
Máy làm ảm cuộng
Máy trương nở cuộng
Máy sấy sợi
0.07
0.06
0.06
0.06
0.06
0.06
0.07
0.08
0.1
0.175
II
1
2
3
4
PhÂn xưởng bao cứng
Máy cuốn điếu C1
Máy đóng bao ĐB
Máy đóng tút
Máy cuốn điếu C3
0.06
0.06
0.05
0.06
0.225
III
1
2
3
4
Phân xưởng bao mềm
Bộ phận cuốn điếu đầu lọc
Bộ phận đóng bao đàu lọc
Bộ phận đóng tút
Máy cuốn điêú không đầu lọc
0.07
0.06
0.06
0.05
0.378
IV
1
2
Phân xưởng Dunhill
Máy cuốn điếu
Máy đóng bbao
0.06
0.06
0.07
V
1
Phân xưởng cơ khí
Bộ lò hơi(giữa hai lò)
0.07
1.25
2.6
VI
1
Phẫn xưởng 4
Bộ phận in lưới
2306
VII
Kho nguyên liệu
0.135
VIII
TCVSchophép505/BYT-QĐ/1992
0.1
30
20
100
0.5
Nhận xét:
Tại thời điểm lấy mẫu nồng độ hơi khí độc ở các vị trí đều nằm trong TCVS cho phép
2.3.4. Bụi:
Bụi là ếu tố gây ô nhiễm môi trường ở nhà máy và là vấn đề luôn được sự quan tâm chú trọng của hà máy trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường lao động cho các công nhân. Bụi ở đây chủ yếu là bụi thuốc lá thường xuyên xuát hidện ở khu vực băng tải cắt ngọn(phân xưởng sợi), nơi đổ sợi và máy cuốn điếu. Kết quả đo nồng độ bụi tại một số phân xưởng Nhà máy.
Bảng 07:
Kết quả đo nồng độ bụi ở một số nơi trong
khu vực sản xuất.
TT
Điểm đo
Tỷ lệ SiO2 tự do trong bụi
Bụi trọng lượng (mg/m3)
Bụi hô hấp (mg/m3)
I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Phân xưởng sợi
Đầu băng tải vào liệu máycắt ngọn
Vào liệu máy cắt ngọn thuốclá nâu
Vị trí công nhân xé mốc
Giữa khu vực vào liệu
Băng tải rung sau làm ẩm lá
Khu vực băng tải saumáythêm liệu
Khu vực máy thái lá
Khu vực máy thái cuộng
Nhà thu bụi
-Giữa nhà
-Cuối nhà
1.88
2.83
2.48
1.15
0.58
0.45
0.39
0.31
7.36
2.61
II
1
2
3
Phân xưởng bao cứng
Máy cuốn điiêú C2
Máy cuốn điếu F2
Máy cuốn điếu C1
0.36
0.51
0.43
III
1
Phân xưởng Dunhill
Máy cuốn điếu
0.46
IV
1
2
3
4
Phân xưởng bao mềm
Máy cuốn điếu Hoàn Kiếm C1
Máy cuốn điếu Hoàn Kiếm C4
Máy cuốn điếu Điện Biên C6
Máy cuốn điếu cũ
0.41
0.38
0.55
0.58
V
1
Tổ mộc phòng hành chính
Máy cưa gỗ
40
3.48
0.85
VI
1
2
Tổ nồi hơi phân xưởng cơ điện
Của lò hơi cũ
Khu vực lò hơi mới
8.0
0.71
0.56
VII
1
Tổ bao bì phân xưởng 4
Máy cát phế liệu bìa cáy tông
0.58
VIII
TCVS cho phép 5059-1991
5-20
3.0
Nhận xét: Tại thời điểm lấymẫu ở hầu hết các vị trí sản xuât nồng độ bụi đều nằm trong gipứi hạn TCVS cho phép. Riêng vị trí giữa nhà thu bụi npồng độ bụi thuốc là vượt quá TCVS 2.4 lần.
2.3.5. Nước thải – chất thải rắn.
Nước thải của nhà máy được thống kê theo bảng sau:
Bảng 08 : Kết quả kiểm tra môi trường lao động
TT
Chỉ tiêu phân tich
Đ.vị
TCVS 505 BYT-QĐ/1992
Mẫu 1
1
Nhiệy độ
8C
40
23
2
PH
mg/l
5.5-9
6.5
3
BOD5
mg/l
50
4.8
4
COD
mg/l
100
16.2
5
Fe3
mg/l
5
0.85
6
Phốt pho tổng hợp
mg/l
6
2.3
7
Sunfua
mg/l
5.5
Kphđ
8
CN
mg/l
0.1
Kphđ
Kphđ : không phát hiện được
Nhận xét:
Tại thời điểm lấy mẫu các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong TCVS cho phép.
*Chất thải rắn : lượng rác thải nhà máy thải ra khoảng 1000m3/năm. Chất thải rắn có 3 loại chính:
- Xỉ than ở khu vực lò hơi: lượng xỉ ở đây khoảng 30-40 tấn/ tháng xỉ được thu hồi làm gạch.
- Các bụi giấy vụn, bìa hộp: các loại giấy vụn và rác thải được tập trung ở nhà máy, để xử lý rác thải nhà máy đã hợp đồng với công ty môi trường đô thị vận chuyển số rác thải trên ddếnbãi rqcs quy định của thành phố.
- Bụi thuốc lá: lượng bụi và cuộng thuốc lá được tập trung ở bãi rác, cho nông dân đến chở đi làm phân hoặc công ty vệ sinh môi trường đô thị đưa đến bãi rác quy định.
Ngoài ra Nhà máy còn luôn đảm bảo công tác vệ sinh, bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp. Bảo vệ môi trường và cây xanh là hết sức quan trọng để làm giảm bớt độc hại cho công nhân nhà máy, và bảo đảm môi trường xung quanh cho xã hội. Nhà máy đã có bể lọc nước thải rồi mới cho thoát ra cống nước chung của thành phố. Nhà máy đã cho nạo vét bể lọc để chống úng ngập trong nhà máy và bảo đảm vệ sinh.
Các chất thải cứng, rác, bụi công nghiệp (bụi cuộn), bìa, sỉ than được nhà máy quan tâm xử lý thường xuyên với cần thiết vệ sinh vận chuyển ra khỏi thành phố đến nơi quy định để xử lý. Năm qua nhà máy đã đầu tư trồng thêm hàng trăm cây xanh, tôn tạo lại vườn hoa, cây cảnh trong nhà máy. Chi phí bỏ ra cho vệ sinh nhà máy:
+ Số tiền dọn rác hàng năm trung bình : 260.000.000đồng.
+ Số tiền nạo vét cống rãnh : 4.000.000 đồng.
+ Số tiền mua cây xanh, cây cảnh : 15.000.000 đồng.
Công tác vệ sinh lao động được nhà máy đặc biệt quan tâm nên trong những năm qua tình hình về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của nhà máy giảm. Chỉ xảy ra một số vụ tai nạn lao động nhẹ do sự sơ suất của công nhân trong quá trình làm việc, còn về bệnh nghề nghiệp do được trang bị kỹ càng nên một số người chỉ mắc một số bệnh nhẹ như những bệnh ngoài da.
Chi phí mà nhà máy bỏ ra cho cấp cứu, điều trị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong những năm gần đây:
Năm 1999: 1.687.500 đồng.
Năm 2000: 3.996.500 đồng.
Năm 2001: 5.650.000 đồng.
4. Về công tác đào tạo và huấn luyện bảo hộ lao động cho người lao động trong nhà máy
4.1. Công tác huấn luyện
Để đảm bảo quyền lợi và thực hiện tốt công tác ATVSLĐ trong quá trình sản xuất, hàng năm nhà máy đều huấn luyện ATLĐ, VSLĐ, PCCN cho CBCNV có kiểm tra, ký sổ, theo dõi. 100% công nhân làm việc trong nhà máy đều được huấn luyện và cấp thẻ an toàn lao động. Đối với công nhân làm nghề nguy hiểm như điện, hàn hơi, hàn điện, vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực, nhà máy đều cử đi huấn luyện kỹ càng và được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ. Ngoài ra, nhà máy còn tổ chức mời các cơ quan chuyên ngành về huấn luyện cho màng lưới ATVSLĐ và công nhân viên chức nhà máy hàng năm.Cụ thể công tác tuyên truyền và giáo dục được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 09: Tình hình về công tác tuyên truyền, giáo dục
từ 1999 - 2001
Chỉ tiêu
Đ.vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Màng lưới CNVC
Người
1.230
1.236
1.221
Chi phí tuyên truyền, huấn luyện
đồng
11.232.000
13.320.500
70.000.000
Các nội dung huấn luyện được tập trung vào các thể chế, luật định về bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, thực tập sơ cứu phòng khi có tai nạn rủi ro xảy ra.
4.2. Công tác tuyên truyền giáo dục của nhà máy
Trong những năm qua các hình thức tuyên truyền của nhà máy đã và đang đi vào chiều sâu, những vị trí nguy hiểm đều có biển báo, biển cấm, các thiết bị máy móc đều có nội dung an toàn, quy trình vận hành, xử lý sự cố, ở những nơi thích hợp đều có tranh áp phích để nhắc nhở an toàn. Ngoài ra, nhà máy còn tổ chức tuyên truyền bằng các văn bản pháp qui, bộ luật lao động tới các bộ phận và được tuyên truyền thông qua các đài truyền thanh nhà máy, triển khai nghị quyết hàng tháng. Tổ chức Công đoàn triển khai nhiều đợt tuyên truyền nghiên cứu bộ luật lao động. Đặc biệt ở năm 1997 tổ chức hội thi an toàn vệ sinh giỏi từ cấp bộ phận đến nhà máy. Thông qua hội thi, nhà máy đã có 90% màng lưới an toàn vệ sinh đạt xuất sắc, 10% đạt loại khá, có 3 màng lưới dự thi cấp Quận đạt xuất sắc ATVSV tham gia thi toàn quốc đạt an toàn vệ sinh viên giỏi toàn quốc.
Nhà máy phát động phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Năm 1996, phòng kỹ thuật đã thiết kế, chế tạo, lắp đặt hệ thống cấp sợi tự động cho 8 máy cuốn ở phân xưởng bao mềm bằng hệ thống băng tải, kinh phí là 281.194.580 đồng. Và tiếp tục thiết kế chế tạo hệ thống cấp sợi tự động bằng sức gió ở 3 máy cuốn phân xưởng Bao cứng, góp phần cải thiện môi trường làm việc, tiết kiệm lao động, kinh phí đầu tư: 420.378.400 đồng.
Năm 1998, nhà máy chế tạo hệ thống phân ly sợi, cung cấp sợi tự động cho phân xưởng sợi đã giảm được bụi, độc hại cho công nhân, thay thế cho sợi thủ công và tận thu sợi trong quá trình sản xuất so với thiết bị nhập ngoại tiết kiệm được 200 (triệu đồng).
Năm 1999, nhà máy chế tạo thành công máy dán tem thuốc lá bao cứng phục vụ cho nhu cầu sản xuất của nhà máy và các nhà máy sản xuất thuốc điếu trong Tổng Công ty và được hội đồng sáng kiến đánh giá và được khen thưởng.
Bảng 10: Một số sáng kiến từ năm 1999-2001
TT
Chỉ tiêu
Đ.vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1
Số sáng kiến
Cái
51
29
31
2
Làm lợi
tr.đ
325
546
369
3
Tiền thưởng
tr.đ
13,925
50
27,4
4
Tiết kiệm
trđ..đ
445
2.100
2.100
Từ quan tâm tạo điều kiện trên và sự phát huy sáng kiến đầu tư thiết bị, nhà máy đảm bảo:
+ Mặt bằng vệ sinh sạch, gọn, an toàn cho người lao động.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, loại bỏ được một số bụi đáng kể trong sản xuất vì có cơ cấu rung, rũ, lọc bụi bằng khí nén.
+ Tạo vòng khép kín dây chuyền sản xuất công nghệ, tiết kiệm được sức lao động của công nhân.
5. Lập kế hoạch bảo hộ lao động
Về lập kế hoạch được cán bộ chuyên trách nhà máy lập danh sách những thiết bị kỹ thuật nào cần bổ sung, tu bổ, sửa chữa để đưa lên Ban giám đốc phê duyệt và triển khai. Cán bộ chuyên trách của nhà máy phải tiến hành lập kế hoạch bảo hộ lao động theo các nội dung sau:
- Thiết bị che chắn.
- Thiết bị bảo hiểm cá nhân.
- Hệ thống tín hiệu an toàn.
- Nhãn hiệu, ký hiệu, biển báo phòng ngừa những nơi nguy hiểm.
- Thiết bị điều khiển từ xa.
- Thiết bị an toàn đặc biệt.
5.2. Thiết bị vệ sinh công nghiệp gồm :
Các trang bị nhằm cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khoẻ, phòng nhiễm độc hoặc mắc bệnh nghề nghiệp. Các phương tiện làm mát, che mưa gió, chống nắng. Các phòng nghỉ, ăn, tắm, thay quần áo.
5.3. Tuyên truyền giáo dục về công tác bảo hộ lao động:
- Tổ chức huấn luyện.
- Tổ chức triển lãm, chiếu phim.
- Mua tranh ảnh, áp phích dãn nơi dễ thấy.
- Vẽ khẩu hiệu, tranh cổ động.
5.4. Trang bị phòng hộ lao động
Là những phương tiện trang bị cho công nhân sử dụng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong khi lao động sản xuất như: găng tay, ủng, khẩu trang, xà phòng, các trang bị phòng hộ đặc biệt.
5.5. Bồi dưỡng hiện vật:
Là lương thực, thực phẩm, kinh phí trả cho người lao động để chống độc hại, duy trì và phục hồi sức khoẻ bị hao tổn sau khi làm việc ở điều kiện sản xuất và môi trường có nhiều yếu tố độc hại.
Nhà máy xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm theo 5 chỉ tiêu chủ yếu trên với số kinh phí chi cho thực hiện và xây dựng công tác bảo hộ lao động là : 500 triệu đến 1 tỷ đồng. Dự tính chi cho năm 2001 là: 2.155.600.000 đồng.
Nhà máy căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của đơn vị, các tồn tại của năm kế hoạch trước kết hợp với nguyện vọng của người lao động và đề ra kế hoạch. Kế hoạch bảo hộ lao động được làm theo ba bước: bước sơ bộ hoặc dự thảo kế hoạch, bước thăm dò và hoàn chỉnh bổ sung, bước tổng hợp và trình duyệt. Và việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động đó là trách nhiệm của giám đốc nhà máy, có sự theo dõi giúp đỡ của cán bộ làm công tác chuyên trách về bảo hộ lao động. Luôn báo cáo việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động của nhà máy. Việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động luôn được nhà máy bảo đảm báo cáo khách quan, đầy đủ, chính xác và có đề xuất sáng tạo.
6. Công tác kiểm tra, thanh tra về bảo hộ lao động
Hệ thống thanh tra, kiểm tra của nhà máy kết hợp với thanh tra kiểm tra của Nhà nước, địa phương, kiểm tra tất cả các đơn vị và cá nhân lao động trong nhà máy về việc thực hiện các quy trình quy phạm về kỹ thuật an toàn và tiêu chuẩn vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Thanh tra, kiểm tra về việc thi hành các biện pháp về tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác bảo hộ lao động, thực hiện chế độ bảo hộ lao động.
Nhìn chung, qua các đợt thanh tra, kiểm tra nhà máy luôn được đánh giá cao về việc thực hiện công tác bảo hộ lao động và các chế độ bảo hộ lao động. Đã không có những vụ tai nạn hay bệnh nghề nghiệp nguy hiểm xảy ra với người lao động, chỉ có một số vụ tai nạn nhỏ xảy ra do sơ suất của người lao động.
7. Thống kê phân tích tai nạn lao động:
Nhà máy luôn cử bộ phận làm công tác điều tra, thống kê xuống các đơn vị thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra để từ đó phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng tránh và giúp cho việc chỉ đạo về tổ chức và nghiên cứu kỹ thuật để ngăn ngừa tai nạn lao động, giúp cho việc xác định mức độ hiệu quả của các biện pháp về tổ chức kỹ thuật đã áp dụng vào sản xuất tại các đơn vị để ngăn ngừa tai nạn lao động.
Về thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong nhà máy được báo cáo rất đầy đủ, trung thực, khách quan, sổ thống kê đều làm theo mẫu thống nhất do Nhà nước ban hành. Kể từ năm 1995 đến nay, nhà máy chỉ xảy ra 3 vụ tai nạn lao động do sơ suất nhỏ của công nhân trong sản xuất. Tình hình sản xuất trong nhà máy ổn định, năng suất lao động ngày càng tăng lên.
Phần thứ ba
một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá thăng long
I. Đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long
Thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ đã được ban lãnh đạo nhà máy quan tâm và có sự phối hợp chặt chẽ với Công đoàn trong việc phổ biến tuyên truyền huấn luyện về kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ. Các chế độ chính sách về Bảo hộ lao động được nhà máy thực hiện nghiêm túc và có sự giám sát thực hiện pháp luật lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, đã quán triệt được vị trí, vai trò, nội dung của công tác bảo hộ lao động.
Hội đồng bảo hộ lao động nhà máy đã thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị và bố trí cán bộ kỹ thuật chuyên trách làm công tác an toàn theo thông tư liên tịch số 14 cuả Bộ lao động TBXH - BYT - TLĐLĐViệt Nam, xây dựng chỉ tiêu thi đua, và có quy chế thưởng phạt rõ ràng.
- Công đoàn nhà máy cũng tích cực tham gia với chuyên môn thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với người lao động, kiểm tra giám sát đối với việc thực hiện công tác ATVSLĐ - PCCN và duy trì đẩy mạnh hoạt động ban an toàn công đoàn và màng lưới an toàn vệ sinh viên, phát động phong trào thi đua “xanh - sạch - đẹp” đảm bảo an toàn lao động vệ sinh lao động.
Công tác bảo hộ lao động đã được Đảng uỷ Nhà máy, Ban giám đốc, công đoàn nhà máy luôn quan tâm tạo mọi điều kiện, để đảm bảo cho mọi thiết bị sản xuất và con người. Thường xuyên giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho người lao động, coi công tác bảo hộ lao động là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, gắn liền với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chấp hành và thực hiện các tiêu chuẩn quy trình kỹ thuật an toàn - phòng chống cháy nổ, đầu tư thêm và đổi mới công nghệ sản xuất, do đó đã cải thiện điều kiện lao động và góp phần giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong sản xuất, tăng năng suất lao động. Đặc biệt, trong những năm qua đời sống công nhân lao động đều được nâng cao lẫn vật chất với tinh thần. Nhà máy ngày một phát triển. Cụ thể:
+ Năm 1996, được Bộ công an tặng bằng khen về thành tích phòng chống cháy nổ.
+ Năm 1997, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng bằng khen về phong trào “xanh - sạch - đẹp” đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
+ Năm 1998, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng cờ về phong trào “Xanh - sạch - đẹp” đảm bảo vệ sinh an toàn lao động.
+ Công an thành phố tặng bằng khen hai năm 1997 - 1998 về thực hiện chỉ thị 237/TTg của thủ tướng chính phủ về phòng chống cháy nổ.
+ Bộ công nghiệp tặng bằng khen về thực hiện công tác phòng chống cháy nổ (1996 - 1998).
- Qua các đợt khảo sát, đánh giá của đoàn kiểm tra thì trong những năm qua nhà máy đều thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
2. Tồn tại
Trong những năm qua, nhà máy đã đạt được nhiều thành tích vẻ vang, mang lại uy tín lớn cho nhà máy, tuy nhiên trong nhà máy vẫn còn một số điểm cần phải khắc phục:
-Nhà máy vẫn còn một số thiết bị công nghệ cũ , năng suất lao động không cao gây ra một số yếu tố không tốt ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động .
- Hầu hết các phân xưởng đều có điều kiện vi khí hậu tốt nhưng riêng khu vực lò hơi có nhiệt độ cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép .
- Tại một số công đoạn trong một số khu vực còn phát sinh nhiều bụi như :
+ Khu vực máy mài của phân xưởng bao mềm .
+ Khu vực máy cuốn điếu .
- Chưa xây dựng được chế độ phụ cấp màng lưới an toàn vệ sinh viên.
- Vẫn còn để xảy ra một số vụ tai nạn lao động nhỏ.
II . Phương hướng nhiệm vụ về công tác bảo hộ lao động của nhà máy trong thời gian tới .
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, tiếp tục đổi mới và nâng cao các chính sách, chế độ về công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp, nhà máy, để cho quá trình sản xuất kinh doanh luôn ổn định và phát triển. Để thực hiện được mục tiêu của Đảng và Nhà nước đối với các ngành, các cấp, các doanh nghiệp có sự nỗ lực cố gắng. Các nhà máy thuốc lá của Việt Nam nói chung và nhà máy thuốc lá Thăng Long nói riêng là ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp phục vụ cho nhu cầu con người.
Phương hướng nhiệm vụ về công tác bảo hộ lao động của nhà máy trong những năm tới:
- Đảm bảo duy trì đầy đủ các chế độ BHL cho CBCNV như chế độ bồi dưỡng ca ba, chế độ độc hại, chế độ cấp BHLĐ cá nhân, đảm bảo phù hợp với pháp lệnh BHLĐ của Nhà nước ban hành.
- Không ngừng cải thiện điều kiện làm việc cho CBCNV, đảm bảo trong môi trường thoáng mát, giảm bớt lượng bụi và tiếng ồn tại các khu vực sản xuất và trong toàn nhà máy.
- Tăng cường công tác giáo dục cho toàn thể CBCNV, nâng cao tự giác chấp hành quy định về nội quy, quy trình kĩ thuật an toàn và bảo hộ lao động.
- Thường xuyên duy trì công tác kiểm tra về kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ của các đơn vị trong toàn nhà máy. Tiếp tục rà soát lại toàn bộ hệ thống nội quy, quy chế, quy trình kỹ thuật an toàn, quy trình vận hành máy móc thiết bị cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo cho tất cả máy móc, thiết bị khi đưa vào sử dụng đều có nội quy an toàn.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ huấn luyên cho cán bộ quản lý, công nhân làm việc ở các vị trí nguy hiểm, công nhân công nghệ, công nhân mới vào.
- Tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục tồn tại và tích cực tham gia triển khai tốt phương hướng nhiệm vụ mà năm 2001 đã đề ra góp phần xây dựng nhà máy “Đẹp như công viên, sạch như bệnh viện”.
III . Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long.
Vì sức khoẻ và tính mạng của người lao động trong quá trình sản xuất mà nhà máy luôn phải quán triệt, thực hiện đầy đủ về công tác BHLĐ - ATVSLĐ - PCCN. Mục tiêu của nhà máy đặt ra: hàng năm giảm tỷ lệ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, trước những yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường tiêu thụ, không có gì là tuyệt đối hoàn hảo. Do vậy việc không ngừng tăng cường hoàn thiện công tác bảo hộ lao động là hết sức cần thiết. Các giải pháp hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôn trọng cơ chế, quy định của Nhà nước nhưng cũng phải phù hợp với đặc điểm của nhà máy với hiệu quả cao nhất.
Từ những kiến thức đã được học tập và nghiên cứu trên những cơ sở yêu cầu đặt ra cộng với kết quả tìm tòi, học hỏi tại đơn vị thực tập, em xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp về nâng cao công tác bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long.
1.Tăng cường tổ chức Công đoàn chỉ đạo quản lý nhà máy về công tác Bảo hộ lao động .
Công tác bảo hộ lao động là công tác hàng đầu, đặc biệt quan tâm, nó phục vụ trực tiếp cho sản xuất và không thể tách rời sản xuất. Chính bởi vậy, công tác bảo hộ lao động luôn được Nhà máy quan tâm và thực hiện theo chủ trương “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”.
Nghiên cứu công tác bảo hộ lao động là công việc phức tạp khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ quản lý của nhà máy. Để làm tốt công tác bảo hộ lao động thì nhà máy cần thành lập một biện pháp chuyên trách về công tác bảo hộ lao động để thường xuyên nghiên cứu, kiểm tra, thống kê về quá trình thực hiện công tác bảo hộ lao động. Những cán bộ nghiên cứu công tác bảo hộ lao động là những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có nhiều kinh nghiệm, có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về công tác bảo hộ lao động và có nhiệm vụ:
+ Thu thập, phân tích và xử lý thông tin về tình hình tai nạn, bệnh nghề nghiệp của cán bộ nhân viên trong nhà máy.
+ Căn cứ vào tình hình biến động về công tác bảo hộ lao động để đưa ra những biện pháp hợp lý, giúp người lao động luôn đảm bảo sức khoẻ và an toàn làm việc.
Tổ chức Công đoàn và bộ phận cán bộ quản lý nhà máy là người trực tiếp đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, và cũng là những người trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác bảo hộ lao động xuống các đơn vị, các cơ sở nên cần luôn tăng cường công tác lãnh đạo, cán bộ quản lý của nhà máy. Hiện nay, nhà máy đã thành lập được Hội đồng về công tác bảo hộ lao động nên việc thực hiện công tác bảo hộ lao động trong nhà máy luôn đầy đủ, kịp thời. Hội đồng bảo hộ lao động nhà máy đã căn cứ cvào hướng dẫn của thông tư liên tịch số 14/1998/BLĐTBXH - BYT - TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 để xây dựng kế hoạch thực hiện .
2. Biện pháp thường xuyên thực hiện tuyên truyền, giáo dục về công tác bảo hộ lao động:
Tuy truyền và giáo dục bảo hộ lao động là một yêu cầu cần thường xuyên đối với các doanh nghiệp. Với nhà máy thuốc lá Thăng Long thì công tác này phải được thực hiện thường xuyên và ngày càng phải đi vào chiều sâu. Hàng năm cần phải đào tạo, huấn luyện cho những công nhân mới được tuyển vào làm việc về kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động. Đối với công nhân công nghệ hàng năm phải được huấn luyện lại, có kiểm tra ký sổ theo dõi. Với những công nhân thay đổi nghề làm việc, khi làm nghề mới phải được huấn luyện và đào tạo lại. Đối với các công nhân làm nghề nguy hiểm: điện, hàn hơi, hàn điện, vận hành nồi hơi, thiết bị chịu áp lực… cần phải huấn luyện kỹ càng, có sát hạch kiểm tra cấp theo theo quy định của Nhà nước. Hàng năm nhà máy cần phải mở các lớp huấn luyện về công tác an toàn lao động cho toàn thể cán bộ công nhân viên.
Để có thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về công tác bảo hộ lao động nhà máy cần:
- Trang bị cho cán bộ nhân viên ở bộ phận công đoàn, nhất là nhân viên phụ trách về công tác tuyên truyền, giáo dục những kiến thức nhất định về lý thuyết tuyên truyền giáo dục.
- Quán triệt một cách sâu sắc những kiến thức cơ bản về tuyên truyền, giáo dục xuống các đơn vị sản xuất trong nhà máy.
- Tổ chức các lớp học, nghiên cứu về công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ công nhân viên nhà máy.
- Tổ chức các buổi nói chuyện, giao lưu, tìm hiểu mở các cuộc thi hiểu biết về công tác tuyên truyền, huấn luyện trong nhà máy.
- Phối hợp một cách đồng bộ với các chính sách của công tác bảo hộ lao động, đưa ra một hệ thống các biện pháp cụ thể về tuyên truyền, giáo dục đi liền với các chính sách, chế độ của công tác bảo hộ lao động.
- Kết hợp với các cơ quan chuyên ngành về tuyên truyền huấn luyện ngoài nhà máy, mời về giảng dạy cho cán bộ công nhân viên nhà máy.
- Tổ chức công đoàn triển khai nhiều đợt tuyên truyền nghiên cứu bộ luật lao động về an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân nhà máy. Tổ chức các cuộc thi về an toàn vệ sinh giỏi trong nhà máy.
Ước tính đến năm 2005 nhà máy sẽ mở một trung tâm giảng dạy công tác tuyên truyền, huấn luyện giáo dục cho cán bộ công nhân viên nhà máy.
3. Cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều kiện làm việc là yếu tố rất cần thiết cho quá trình sản xuất. Nó vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm của nhà máy, đồng thời bảo đảm an toàn, sức khoẻ cho doanh nghiệp lao động. Để bảo vệ người lao động khỏi bị tác động bởi các yếu tố nguy hiểm nảy sinh trong lao động thì nhà máy cần thực hiện một số biện pháp về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động sau:
* Trang bị thiết bị che chắn, thiết bị bảo hiểm ở phân xưởng Bao mềm và phân xưởng Bao cưng , đặc biệt là phân xương Dunhill, phòng ngừa để cách ly người lao động với vùng nguy hiểm, ngăn chặn tác động xấu do sự cố gây ra của quá trình sản xuất như quá tải, bộ phận chuyển động đã chuyển động quá vị trí giới hạn, nhiệt độ cao quá, thấp quá, cường độ dòng điện cao quá…
* Trang bị hệ thống tín hiệu, báo hiệu ở để nhắc nhở người lao động tránh những nơi nguy hiểm.
* Quy định khoảng cách an toàn giữa người lao động và phương tiện, thiết bị, máy móc.
* Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Ngoài các loại thiết bị và biện pháp bảo vệ: bao che, bảo hiểm tín hiệu, khoảng cách an toàn… nhằm ngăn ngừa chống ảnh hưởng xấu của các yếu tố nguy hiểm do sản xuất gây ra cho người lao động, thì trong nhiều trường hợp cụ thể nhà máy cần thực hiện một số biện pháp bảo vệ cá nhân cho từng người lao động.
- Trang bị bảo vệ mắt như kính bảo hộ
- Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp, khí độc, bụi…
- Trang bị bảo vệ cơ quan thính giác, ngăn ngừa tiếng ồn.
- Trang bị phương tiện bảo vệ đầu, dùng mũ bảo hiểm
- Trang bị phương tiện bảo vệ chân tay.
- Trang bị quần áo bảo hộ lao động.
* Phòng cháy chữa cháy: nhằm bảo đảm tài sản của nhà máy, tính mạng người lao động. Vì thế để phòng cháy chữa cháy tốt trong nhà máy cần thực hiện một số giải pháp: từ tuyên truyền giáo dục đến biện pháp kỹ thuật, biện pháp hành chính. Cần thực hiện ngay từ khi thiết kế thi công như lựa chọn vật liệu xây dựng, tường ngăn cháy, lối thoát nạn, hệ thống nước chữa cháy…
Ngoài những biện pháp trên về kỹ thuật an toàn trong sản xuất nhà máy cần phải thực hiện một số biện pháp vệ sinh lao động nhằm cải thiện môi trường làm việc của người lao động:
* Khắc phục điều kiện vi khí hậu xấu ở khu vực lò hơi như : cơ giới hoá, tự động hoá, lắp các hệ thống thông gió tự nhiên hay nhân tạo, lắp điều hoà nhiệt độ, giảm thiểu hơi khí độc tại các đơn vị sản xuất; trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân, xây dựng hệ thống chống lạnh, nắng, mưa.
* Chống bụi trong các phân xưởng sản xuất ở khu vực máy mài của phân xưởng Bao mềm và khu vực cuốn điếu, khu vực băng tải phối chế đặc biệt làm giảm phát sinh bụi đầu nguồn, phun nước làm giảm lượng bụi, xử lý băng thông gió cục bộ sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân.
* Chống tiếng ồn cá nhân cho những công nhân làm việc ở khu vực máy cuốn điếu và trang bị cho công nhân chống cay mắt do hương bạc hà tại khu vực phun hương, lắp ráp các thiết bị máy móc phải đảm bảo chất lượng, tôn trọng chế độ bảo dưỡng, áp dụng các biện pháp cách ly, triệt tiêu tiếng ồn.
* Có hệ thống chiếu sáng hợp lý: luôn bảo đảm tiêu chuẩn chiếu sáng chung và chiếu sáng cục bộ tại nơi làm việc cho người lao động theo từng công việc cụ thể.
* Hệ thống mặt bằng nhà xưởng, đường đi lại và vận chuyển phải hợp lý, luôn vệ sinh nơi làm việc cần bảo đảm không gian cần thiết cho người lao động, có hệ thống xử lý chất thải và nước thải, tổ chức nơi làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Để thực hiện tốt các biện pháp về cải thiện điều kiện làm việc thì nhà máy cần thành lập một biện pháp chuyên làm công tác thanh tra, kiểm tra về các điều kiện làm việc tại các đơn vị sản xuất, để từ đó có thể lập kế hoạch tạo cho quá trình làm việc luôn thuận lợi, điều kiện làm việc bảo đảm.
4. Biện pháp xây dựng, bổ sung hoàn thiện pháp luật về công tác Bảo hộ lao động
Công tác bảo hộ lao động là chính sách của Nhà nước, nó được quán triệt đến tất cả các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Vì thế, với nhà máy thuốc lá Thăng Long luôn phải thực hiện công tác bảo hộ lao động theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước.
Hàng năm, nhà máy cần cử cán bộ xuống các đơn vị sản xuất để kiểm tra, thanh tra về việc thực thi các quy trình, quy phạm về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động của công nhân sản xuất. Xem các đơn vị có thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn quy trình, quy phạm và các biện pháp an toàn mà nhà máy đã ban hành cho từng loại máy, từng vị trí làm nhiệm vụ cụ thể trong dây chuyền.
- Lãnh đạo nhà máy thực hiện các quy trình kỹ thuật an toàn đã có, bổ sung, hoàn chỉnh những quy định về các công việc chủ yếu trong ngành về kỹ thuật an toàn. Đi đôi với việc lãnh đạo thực hiện các quy định về an toàn lao động phải thực hiện các chế độ bảo hộ lao động hiện hành và ra sức cải thiện đời sống của công nhân viên chức, chú ý chế độ với nữ công nhân, chế độ bồi dưỡng độc hại, chế độ làm việc và nghỉ ngơi. Chấn chính việc tổ chức ăn, ở, kiểm tra, khám sức khoẻ và chữa bệnh cho công nhân.
- Các báo cáo, hồ sơ, sổ sách, quy trình và biện pháp làm việc an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ kiến nghị phải được thực hiện có hệ thống theo dõi từ hội đồng ATLĐ nhà máy xuống các đơn vị thực hiện theo phân cấp trách nhiệm cụ thể, thưởng phạt nghiêm minh.
- Nhà máy đã ban hành quy định về chế độ trách nhiệm về bảo hộ lao động và an toàn lao động từ CBCNV tới các phòng ban phân xưởng trong toàn nhà máy.
- Nhà máy đã ban hành, bổ sung tập nội quy quy trình ATLĐ, bản quy chế thưởng phạt về ATLĐ, VSLĐ trong toàn nhà máy để CBCNV thực hiện.
- Theo quy định của Nhà nước ban hành việc quản lý thiết bị, vật tư và các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm độc hại cần chấp hành đầy đủ như: phải cấp giấy chứng nhận vận hành nồi hơi đối với công nhân nồi hơi, vận hành cầu thang điện….
- Các phòng trang bị phương tiện cá nhân, phương tiện kỹ thuật PCCC, phương tiện cấp cứu y tế cần được quy định rõ ràng và cụ thể.
5. Biện pháp tăng cường hệ thống điều tra, thanh tra theo dõi tổng hợp, phân tích công tác bảo hộ lao động trong Nhà máy
Với màng lưới an toàn mà nhà máy thành lập có quy chế hoạt động là hàng ngày kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc cán bộ công nhân viên làm việc phải bảo đảm an toàn, hàng tháng xuống các phân xưởng để điều tra, thanh tra các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để báo cáo lên cấp trên và tìm ra các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa các tai nạn tái diễn tương tự, ảnh hưởng tới dây chuyền sản xuất. Và hàng tháng tự chấm điểm để đánh giá việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh công nghiệp trong nhà máy. Đề xuất những kiến nghị liên quan đến việc bảo đảm an toàn trong đơn vị với hội đồng an toàn nhà máy để có hướng giải quyết. Để làm tốt công tác thanh tra, điều tra, phân tích các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong nhà máy, đòi hỏi hệ thống màng lưới an toàn viên cần: tích cực, khẩn trương và kịp thời, đảm bảo tính khách quan, đảm bảo chính xác, công bằng… Cụ thể:
-Thu thập chọn lọc thông tin về an toàn dưới các phân xưởng.
- Xem xét và đánh giá tình hình an toàn và vệ sinh lao động thường xuyên.
- Đề ra các giải pháp và thực hiện kịp thời, đề phòng các vụ tai nạn tương tự tái diễn.
- Thống nhất các người, tiêu biểu điều tra được trong thời gian qua để lập thành báo cáo gửi lên cấp trên xét duyệt.
Đặc biệt, tổ chức thanh tra, kiểm tra phải chú ý kiểm tra sự hiểu biết của cán bộ, công nhân nhà máy về việc thực hiện các quy trình quy phạm kỹ thuật an toàn, kiên quyết không để những người chưa được huấn luyện và sát hạch về kỹ thuật an toàn vào làm việc ở các bộ phận sản xuất.
Thông qua các đợt kiểm tra này, các đơn vị trong nhà máy đưa công tác kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động vào nề nếp thường xuyên theo chế độ đã quy định.
kết luận
Để thành công trong hoạt động sản xuất sản phẩm không phải là bất cứ doanh nghiệp nào cũng đạt được mà nó đòi hỏi những nhận thức đúng đắn về nhu cầu thị trường tiêu thụ, về bản thân doanh nghiệp mình cũng như các đối thủ cạnh tranh. Nhận thức và nắm rõ những vấn đề này doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển, đứng vững trên thị trường.
Nhà máy thuốc lá Thăng Long đã nhận thức được tầm quan trọng cả người lao động trong quá trình sản xuất nên trong những năm qua nhà máy rất quan tâm tới sức khoẻ và an toàn của người lao động trong sản xuất, xuất phát từ quan điểm “con người là vốn quý nhất” nên công tác Bảo hộ lao động rất được chú trọng và quan tâm. Những thành tựu mà nhà máy đạt được hôm nay là nhờ có chính sách quản lý nhanh nhạy, không ngừng nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động trong nhà máy.
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất những sản phẩm thuốc điếu nên nhà máy cần cố gắng phát huy những thế mạnh sẵn có đồng thời phải luôn nhạy bén trước những thay đổi của thị trường để từng bước mở rộng và tiến tới chiếm lĩnh thị trường.
Mục lục
Trang
Lời mở đầu
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29085.doc