Tổng công ty Than Việt Nam hàng năm cần cấp thêm kinh phí cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty
Cần mở thêm những trường đào tạo công nhân kỹ thuật với đội ngũ giảng viên có trình độ, trang thiết bị học tập và giảng dạy đầy đủ, hiện đại. Và đầu tư thêm cơ sở vật chất kỹ thuật và giáo trình giảng dạy đồng thời có biện pháp bồi dưỡng hợp lý kịp thời cho giáo viên tại các trường như là trường cao đẳng kỹ thuật mỏ Quảng Ninh, trường đào tạo nghề mỏ Hồng Cẩm
Tăng cường các lớp bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng hơn nữa đến chất lượng đào tạo và phát triển, tránh tình trạng chạy theo số lượng, thành tích.
48 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty Vật liệu nổ công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười làm công việc đào tạo phải có chuyên môn sâu, có kinh nghiệm đặc biệt là người có tâm huyết muốn truyền thụ kiến thức cho người khác
Các phương pháp đào tạo ngoài công việc
Mở các lớp cạnh doanh nghiệp
Gửi đi học tại trường chính quy
Đào tạo thông qua các bài giảng, hội nghị, cuộc thảo luận
Đào tạo theo kiểu chương trình hoá
Đào tạo từ xa
Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm
Đào tạo theo kiểu mô hình hoá hành vi
Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ
Tiến trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển là một tiến trình diễn ra liên tục, không bao giờ dứt. Tuỳ từng thời điểm, doanh nghiệp và bối cảnh điều kiện cụ thể mà tổ chức có trình tự xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức của mình cho hợp lý nhất.
Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định mục tiêu đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo
Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo
Dự tính chi phí đào tạo
Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Đánh giá chương trình đào tạo
Các phương pháp đo lường hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đánh giá kết quả dự tính của chương trình đạt tới đâu phải thông qua việc xác định mức độ đạt được mục tiêu của tổ chức. Sau đó tiến hành thu thập thông tin về kết quả học tập của các học viên để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức chương trình đào tạo để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện chương trình đào tạo lần sau đạt kết quả tốt hơn.
Phương pháp phân tích thực nghiệm
Với phương pháp phân tích thực nghiệm ta chọn hai nhóm để làm thực nghiệm sau đó ghi lại kết quả thực hiện công việc của hai nhóm trước đào tạo và sau khi áp dụng chương trình đào tạo. Trong hai nhóm thì có một nhóm tham gia quá trình đào tạo, còn nhóm kia vẫn thực hiện công việc bình thường. Khi kết thúc chương trình đào tạ, ghi lại kết quả thực hiện về cả số lượng và chất lượng giữa hai nhóm nhằm phân tích so sánh kết quả thực hiện công việc giữa nhóm đã được đào tạo và nhóm chưa được đào tạo và so sánh với chi phí đào tạo đã bỏ ra. Công tác phân tích so sánh này cho phép xác định được mức độ hiệu quả của chương trình đào tạo.
Phương pháp đánh giá những thay đổi kiến thức của học viên thu được
Những thay đổi của người học viên sau khoá đào tạo có thể là thuộc rất nhiều mặt nhưng đánh giá hiệu quả đào tạo ta xem xét sự that đổi tựu chung vào các tiêu thức sau
Phản ứng: Đầu tiên cần phải đánh giá phản ứng của học viên đối với chương trình đào tạo, người học có thích ứng với chương trình học hay không. Về nội dung khoá học, hình thức khoá học, phương pháp đào tạo và thời gian khoá học có phù hợp với thực tế công việc của họ đặt ra hay không? Về chi phí tiền bạc và thời gian mà doanh nghiệp và cá nhân người lao động đã bỏ ra có được đền đáp xứng đáng hay không?
Học thuộc: Những người lao động trong tổ chức khi được tham dự các khoá học phải được kiểm tra để xác định những người được đào tạo đã nắm vững các nguyên tắc, hiểu biết, kỹ năng về các vấn đề theo yêu cầu của khoá đào tạo hay chưa.
Hành vi: Nghiên cứu hành vi trong thực hiện công việc của người lao động sau khoá đào có những thay đổi gì theo chiều hướng tích cực.
Mục tiêu: Đây là vấn đề cơ bản nhất, bởi kết quả của học viên có đạt được mục tiêu đào tạo hay không phải thể hiện bởi năng suất lao động, chất lượng làm việc tăng. Mặc cho học viên có đầy đủ những thay đổi như ưa thích khoá học, nắm vững hơn các vấn đề lý thuyết và cả kỹ năng theo yêu cầu đồng thời cũng thay đổi hành vi trong thực hiện công việc nhưng kết cục học viên vẫn không đạt được mục tiêu của đào tạo. Do vậy đạt được mục tiêu đào tạo tức là đạt được hiệu quả đào tạo.
Đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua việc lượng hoá hiệu quả tài chính
Nhận thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một hình thức đầu tư trong vô số các hình thức đầu tư giống như khi đầu tư vào các việc cải tiến, nâng cao trình độ trang thiết bị và mở rộng sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính đến hiệu quả của việc đầu tư đó. Do vậy khi thực hiện các chương trình đào tạo buộc các doanh nghiệp phải đánh giá và tính hiệu quả đào tạo về mặt định lượng thông qua việc phân tích và so sánh tổng chi phí và tổng lợi ích do đào tạo mang lại
Xác định tổng chi phí cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và tổng lợi ích mang lai từ việc thực hiện các chương trình đào tạo
Chi phí bên trong (a): Là chi phí cho các phương tiện vật chất, kỹ thuật cơ bản như xây dựng trường sở, trang bị kỹ thuật, nguyên vật liệu, tài liệu sử dụng trong quá trình giảng dạy cộng với chi phí cho đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác đào tạo và phát triển .
Chi phí cơ hội (b): Bao gồm chi phí cơ hội của doanh nghiệp và chi phí cơ hội của người học viên
Chi phí bên ngoài (c): Tiền chi phí cho việc đi lại, ăn ở học bổng (nếu có) cho học viên, tiền trả cho các tổ chức, cá nhân mà doanh nghiệp thuê đào tạo.
Tổng chi phí đào tạo: K = a + b + c
Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo thông qua đánh giá hiệu quả tài chính của chương trình đào tạo thông thường sử dụng các tiêu thức
Thời gian thu hồi chi phí đào tạo Td
Giá trị hiện tại thuần: NPV
Hệ số hoàn vốn nội bộ: IRR
Các doanh nghiệp sẽ so sánh chỉ số hoàn vốn nội bộ trong đào tạo với chỉ số hoàn vốn nội bộ của doanh nghiệp để có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi đào tạo và phát triển có hiệu quả hay không. Các doanh nghiệp chỉ nên đào tạo khi IRR trong đào tạo cao hơn IRR trong các hình thức đầu tư khác. Song trên thực tế các doanh nghiệp thường rất dễ xác định tổng chi phí trong đào tạo nhưng lại không xác định được hoặc rất khó xác định lợi ích bằng tiền do đào tạo mang lại, đặc biệt là các khoá đào tạo và nâng cao năng lực quản trị. Và đây chính là lí do khiến một số doanh nghiệp ngần ngại trong việc đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty.
Các biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Cần xây dựng một chương chương trình “Bồi dưỡng và đào tạo lại” đội ngũ lao động trong tổ chức một cách xuyên suốt và nhất quán. Có như vậy thì đào tạo mới có được vị trí đúng đắn như bản thân nó vốn có.
Hình thành lên một hệ thống mạng lưới các loại hình đào tạo.
Doanh nghiệp cần có một số vị trí có thể thay thế phiên nhau làm việc và đi đào tạo, bồi dưỡng nhưng vẫn đảm bảo việc thực hiện công việc trong tổ chức
Với mỗi doanh nghiệp cần có quỹ đào tạo và phát triển ổn định và thường xuyên được mở rộng phục vụ cho công tác đào tạo và phát triển. Trước hết là cho việc biên soạn, in ấn các nội dung tài liệu học tập và giảng dạy, trang bị các phương tiện giảng dạy như vi tính, máy chiếu, các phương tiện nghe nhìn hỗ trợ giảng dạy và học tập khác.
Doanh nghiệp lên mở rộng sự liên kết hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức khác trong cùng lĩnh vực để thực hiện việc bồi dưỡng và đào tạo lại những cán bộ lao động chủ chốt trong tổ chức
Xây dựng một hệ thống nội dung chương trình và phương pháp đào tạo và phát triển lại phù hợp cho từng loại hình lao động, đặc biệt là loại hình lao động trong lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao.
Doanh nghiệp thực hiện tổ chức có kế hoạch và chương trình hành động để bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức được thực hiện hàng năm cũng như kế hoạch trong dài hạn.
Chương II: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty VLNCN
Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty VLNCN
Giới thiệu chung về công ty VLNCN
Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH 1thành viên VLNCN
Tên viết tắt: Công ty VLNCN
Tên giao dịch quốc tế: Industrial Explosion Material Limited Company
Tên viết tắt tiếng Anh: IEMCO
Trụ sở chính: Ngõ 1 – Phan Đình Giót – Phương Liệt - Thanh Xuân – Hà Nội
Tên tài khoản giao dịch: 710A – 00088 Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm Hà Nội
Tổng số vốn điều lệ: 36.646.634.829 đồng
Mã số thuế: 01001010721
Điện thoại: 048642778
Fax: 048642777
Website: www.Micco.com.vn
Email: Micco@hn.vnn.vn
Quá trình hình thành và phát triển
a. Quá trình hình thành
Ngành hoá chất mỏ ra đời đúng vào thời kỳ đất nước chống chiến tranh phá hoại đế quốc Mỹ. Được thành lập ngày 20/12/1956, công ty VLNCN ban đầu gọi tên là Tổng kho II thuộc công ty vật tư trực thuộc Bộ công nghiệp. Thời gian đầu, cơ sở vật chất của kho II chỉ là kho chứa vật liệu nổ đặt tại Hữu Lũng- Lạng Sơn với nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận hàng VLNCN từ các nước của Liên Xô cũ, Trung Quốc và một số nước Đông Âu sau đó chuyển giao hàng tới địa chỉ quy định của Bộ công nghiệp. Những năm tiếp theo được bổ sung thêm một số kho ở Đông Triều, Hòn Gai, Cẩm Phả, Ninh Bình, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong ngành than và một số ngành kinh tế quốc dân trong cả nước.
Từ một đơn vị thuộc Bộ công nghiệp nặng trực tiếp quản lý, dần dần cùng với nhịp độ sản xuất và phát triển mở rộng, hoá chất mỏ công nghiệp không chỉ phục vụ cho riêng ngành than mà còn cho cả ngành điện và một số ngành khác có nhu cầu được cấp phép sử dụng vật liệu nổ. Đến 7/11/1995 Bộ trưởng Bộ điện và than có quyết định số 49/ĐT- QTKT về việc chuyển Tổng kho II thành xí nghiệp Hoá chất mỏ trực thuộc công ty vật tư. Quyết định số 3641/QT-TCCB ngày 7/12/1976 của Bộ trưởng Bộ điện và than quy định địa điểm đặt trụ sở của xí nghiệp Hoá chất mỏ tại Đồi Tây thuộc hợp tác xã nông nghiệp Hướng Trung – Hương Sơn - Lạng Giang Hà Bắc.
Đến trước 1994 Xí nghiệp Hoá chất mỏ chuyển địa điểm về thị xã Bắc Ninh và Xí nghiệp trực thuộc công ty COALIMEX, xí nghiệp có các chi nhánh:
Chi nhánh hoá chất mỏ Quảng Ninh
Chi nhánh hoá chất mỏ Ninh Bình
Chi nhánh hoá chất mỏ Đà Nẵng
Chi nhánh hoá chất mỏ Bà Rịa – Vũng Tàu
Đến cuối năm 1994 Xí nghiệp có tổng số 920 cán bộ công nhân viên, với 7 phòng ban, 6 đơn vị trực thuộc. Xí nghiệp có một hệ thống trang thiết bị và phương tiện vận tải gôm tàu phà sông biển trọng tải 400 tấn, một số xà lan, hàng chục ô tô vận tải và hệ thống kho chứa đặt tại các chi nhánh Hoá chất mỏ để phục vụ sản xuất kinh doanh, vận chuyển và cung ứng.
Năm 1994, năm cuối cùng ngành Hoá chất mỏ hoạt động theo mô hình tổ chức xí nghiệp. Nhờ có sự trang bị khá đầy đủ mà Xí nghiệp Hoá chất mỏ đã sản xuất được 3.350 tấn và cung ứng được 7.100 tấn thuốc nổ. Thu nhập bình quân của công nhân trong dây chuyền chính đạt xấp xỉ 500.000 đồng/ người/ tháng và các bộ phận khác xấp xỉ 300.000 đồng/người/tháng. Trong đó có một bộ phận nhỏ cán bộ công nhân viên không đủ việc làm, nghỉ đóng bảo hiểm. Xí nghiệp khi này là một đơn vị hạch toán phụ thuộc nên gặp phải nhiều khó khăn thử thách.
Ngày 23/9/1995 Văn phòng Chính Phủ có công văn số 44/VPCP thông báo ý kiến của Thủ Tướng Chính Phủ chính thức cho phép Bộ Năng Lượng ( nay là Bộ Công Nghiệp) tổ chức lại ngành Hoá chất mỏ. Trên cơ sở đó 01/04/1995 Bộ trưởng Bộ Năng Lượng có quyết định số 210NL/TCCB – LĐ thành lập lại doanh nghiệp nhà nước- công ty Hoá chất mỏ - doanh nghiệp hạch toán độc lập, là một đơn vị thành viên của Tổng công ty than Việt Nam.
Từ năm 1995- 2003 công ty đã có 9 phòng ban thuộc bộ máy điều hành 10 xí nghiệp, 1 trung tâm vật liệu nổ, 8 chi nhánh phân bố trong cả nước.
Tuy nhiên, ngày 29/04/2003 theo quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 77/2003/QĐ- TTG Công ty Hoá chất mỏ chuyển thành Công ty TNHH 1 thành viên VLNCN- đơn vị trực thuộc công ty than Việt Nam.
Công ty TNHH 1 thành viên VLNCN có con dấu riêng được mở tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, hoạt động theo Điều lệ của công ty và luật doanh nghiệp.
b. Quá trình phát triển
Ngày đầu Công ty đi vào sản xuất kinh doanh với muôn vàn khó khăn.Trước hết là nơi làm việc từ công ty đến xí nghiệp đều phải làm việc ở các dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp, lại thường xuyên bị ngập úng sâu sau những trận mưa lớn. Các phương tiện phục vụ chỉ huy, điều hành như ô tô, điện thoại, máy fax, máy photocoppy còn thiếu. Do vậy cùng một lúc Công ty phải lo củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị mà khả năng tài chính còn hạn hẹp nên vốn sản xuất kinh doanh đã thiếu càng thiếu thêm.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt của Công ty được Tổng công ty than Việt Nam điều từ các đơn vị khác nhau của ngành than về. Số cán bộ này có trình độ và có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, song số đông này chưa có kinh nghiệm quản lý vật liệu nổ. Đội ngũ cán bộ của các xí nghiệp trực thuộc công ty đều trưởng thành lên từ thực tiễn quản lý thuốc nổ, họ có bề dày kinh nghiệm về quản lý sản xuất, cung ứng vật liệu nổ. Song họ chỉ quen với công tác quản lý kho và cấp chi nhánh nên chưa quen với công tác quản lý kho và cấp chi nhánh nên chưa quen với công tác quản lý kinh doanh theo đúng chức năng, nhiệm vụ quy định với cấp xí nghiệp. Hơn nữa đại bộ phận chỉ có trình độ trung cấp, số có trình độ đại học ít, một số chỉ có trình độ sơ cấp, tuổi đời đã cao. Vì vậy khi được Tổng công ty giao cho nhiệm vụ quản lý theo phân cấp xí nghiệp thì họ rất lúng túng và có những hạn chế nhất định. Nhìn chung thời kỳ này đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty vừa thiếu lại vừa yếu đó là khó khăn lớn mà công ty cần giải quyết bằng cách vừa sử dụng vừa tích cực đào tạo lại, bổ sung thêm kiến thức để từng người, từng bộ phận vươn lên đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao hoạt động của công ty trong cơ chế thị trường. Các đơn vị trực thuộc của công ty nằm khắp các địa bàn trong cả nước tử Quảng Ninh, Hoà Bình …đến Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu…nên công tác chỉ huy điều hành gặp không ít khó khăn, đôi khi thiếu kịp thời. Chi phí cho việc đi lại công tác tốn kém đã được công ty từng bước khắc phục vấn đề này và ngày một trưởng thành .
c. Thành tựu đạt được của Công ty VLNCN
Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, ngành VLNCN được Nhà nước khen tặng những phần thưởng cao quý
Huân chương Lao Động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba
Huân chương Chiến công
Huân chương Độc lập và thư khen của Tổng Bí Thư Đỗ Mười (năm 1996)
Đơn vị anh hùng Lao Động và thư khen của Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu (2000)
Giải thưởng Nhà nước năm 2000
Giải Nhất giải thưởng VIFOTECH 1998
Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2003
Huân chương độc lập Hạng Nhì năm 2004 và nhiều huân, huy chương các loại khác
Một số đặc điểm của công ty VLNCN ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty
Tổ chức quản lý của công ty VLNCN theo chế độ một thủ trưởng-giám đốc công ty – trong quá trình tổ chức, sắp xếp, quản lý lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh. Mỗi phòng ban đều có trưởng phòng hoặc ban chịu sự lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về việc tổ chức quản lý công việc chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban mình do giám đốc quy định. Mỗi phòng ban có phó phòng hoặc phó ban giúp việc cho trưởng phòng-ban và chịu trách nhiệm những phần việc trưởng phòng- ban giao cho. Trong những trường hợp trưởng phòng đi vắng thì phó phòng chịu trách nhiệm thay thế điều hành các công việc của phòng ban mình.
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý công ty VLNCN( trang bên)
Nhìn vào sơ đồ cho thấy cơ cấu tổ chức của công ty VLNCN được xây dựng theo kiểu trực tuyến- chức năng. Đây là kiểu cơ cấu hiện nay đang được áp dụng ở hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam bởi cơ cấu này làm tăng hiệu quả hoạt động quản lý, cho phép giám đốc là người ra quyết định, các phòng ban có trách nhiệm hoàn tất các nhiệm vụ được giao và là người chịu trách nhiệm trước giám đốc chính là các trưởng phòng ban. Do vậy phát huy được tính độc lập, sáng tạo của cán bộ công nhân viên- đồng thời làm cho cán bộ công nhân viên phải có trách nhiệm hơn đối với công việc được giao..
b. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy quản lý công ty
Công ty VLNCN là đơn vị duy nhất được Chính Phủ và Bộ công nghiệp giao chuyên về quản lý đảm bảo cung ứng vật liệu nổ công nghiệp cho cả nước. Công ty sản xuất kinh doanh và hoạt động theo điều lệ công ty và luật doanh nghiệp, chịu sự quản lý của Tổng công ty than Việt Nam.
Với 27 đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn cả nước, công ty vật liệu nổ công nghiệp được Nhà nước giao nhiệm vụ:
Sản xuất, sử dụng, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp
Xuất khẩu, nhập khẩuVLNCN, nguyên liệu, hoá chất để sản xuất VLNCN
Bảo quản, đóng gói, cung ứng VLNCN
Sản xuất: Dây điện, bao bì đóng gói thuốc nổ, giấy sinh hoạt, vật liệu xây dựng
Dịch vụ: Khoan đất đá, nổ mìn cho khách hàng có nhu cầu
Nhập khẩu vật tư thiết bị và nguyên liệu may mặc, cung ứng xăng dầu và vật tư thiết bị
Vận tải đường bộ, sông, biển, quá cảnh, các hoạt động cảng vụ và đại lý vận tải biển; sửa chữa phương tiện vận tải, xây lắp dân dụng
Thiết kế mỏ, tổ chức thi công xây dựng và khai thác mỏ
May hàng bảo hộ lao động, hàng may mặc xuất khẩu
Dịch vụ ăn nghỉ
Với chức năng được giao, công ty vật liệu nổ công nghiệp có 1 trung tâm nghiên cứu VLNCN được cấp chứng chỉ công nhận phòng thí nghiệm VLNCN cấp quốc gia( tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, Vilas-055) là trung tâm thử nghiệm, chứng nhận VLNCN cấp quốc gia và khu vực
Là đơn vị duy nhất được Nhà nước giao nhiệm vụ dự trữ quốc gia về VLNCN
Chức năng nhiệm vụ của bộ máy điều hành
Hội đồng quản trị: HĐQT công ty có 3 thành viên do chủ sở hữu công ty (HĐQT Tổng công ty Than Việt Nam) bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, trong đó có một thành viên là Giám đốc Công ty. Hoạt động của HĐQT công ty được quy định rất cụ thể trong quy chế hoạt động của HĐQT Công ty vật liệu nổ công nghiệp do Tổng công ty Than Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 617/QĐ- HĐQT ngày 14/7/2003.
Giám đốc công ty: Là đại diện pháp nhân của công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo chế độ 1 thủ trưởng và chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo đúng pháp luật. Giám đốc công ty do HĐQT của tổng công ty than Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm
Giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo các mặt công tác
Công tác sản xuất kinh doanh
Công tác tổ chức cán bộ
Công tác tài chính, thống kê, kế toán
Công tác kiểm toán thanh tra
Công tác đối ngoại
Công tác thương mại: Xuất, nhập khẩu, vận tải hàng hoá, vật liệu nổ công nghiệp quá cảnh
Công tác đầu tư và hợp tác liên doanh sản xuất và kinh doanh với nước ngoài
Quan hệ với các đoàn thể trong công ty
Chủ tịch hội đồng kỉ luật công ty
Chủ tịch hội đồng lương công ty
Chủ tịch hội đồng giá công ty
Chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng công ty
Trực tiếp chỉ đạo phòng tổ chức cán bộ, phòng kiểm toán nội bộ- thanh tra, phòng thống kê - kế toán tài chính, phòng thương mại
Sinh hoạt hành chính tại phòng tổ chức cán bộ
_Phó giám đốc là người giúp giám đốc công ty điều hành một hoặc một sô lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công của giám đốc. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền thực hiện
Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp giám đốc công ty chỉ đạo các mặt công tác như sản xuất thuốc nổ, công tác nghiên cứu thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp, công tác dịch vụ khoan nổ mìn, công tác định mức vật tư thiết bị… Trực tiếp chỉ đạo phòng an toàn và phòng thiết kế đầu tư.
Phó giám đốc kỹ thuật nổ mìn: giúp giám đốc công ty chỉ đạo công tác như: công tác kỹ thuật công nghệ, trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật công nghệ
Phó giám đốc hành chính: Giúp giám đốc công ty chỉ đạo các mặt công tác an toàn, bảo vệ, tự vệ , quản trị đời sống tuyên truyền thi đua khen thưởng và công tác tổng hợp pháp chế… và thực hiện một sô nhiệm vụ khác được giám đốc công ty phân công và uỷ quyền. Trực tiếp chỉ đạo phòng bảo vệ, văn phòng/
Phó giám đốc sản xuất: giúp giám đốc công ty chỉ đạo các mặt như: công tác thị trường tiêu thụ VLNCN và dịch vụ, thường trực giao ban chỉ huy sản xuất, công tác dự trữ quốc gia VLNCN, công tác kinh doanh đa ngành. Trực tiếp chỉ đạo phòng kế hoạch chỉ huy sản xuất, phòng lao động tiền lương.
Kế toán trưởng: giúp giám đốc công ty chỉ đạo và thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê, tài chính của công ty. Kế toán trưởng thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ kế toán trưởng.
Trực tiếp quản lý và sinh hoạt hành chính tại phòng thống kê kế toán tài chính.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Văn phòng: Có chức năng tham mưu giúp việc cho HĐQT, giám đốc công ty về các mặt công tác tổng hợp, tuyên truyền, thi đua, khen thưởng, hành chính, đối ngoại, pháp chế, quản trị đời sống, đầu tư, sửa chữa tài sản trong cơ quan công ty và hệ thống tin học, thông tin quản trị mạng toàn công ty, công tác văn hoá, thể thao.
Phòng quản trị: Là một bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức bộ máy chung của cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho HĐQT, giám đốc công ty các mặt sau:
Công tác quản trị đời sống
Công tác bảo vệ - quân sự cơ quan công ty
Công tác đầu tư, sửa chữa tài sản thuộc cơ quan công ty và hệ thống tin học, thông tin quản trị mạng toàn công ty
Công tác văn hoá thể thao
Trực tiếp quản lý các bộ phận: Ngành ăn, nhà khách, tổ xe, tổ xe, tổ bảo vệ, câu lạc bộ văn hoá thể thao.
Phòng tổng hợp - pháp chế: Tham mưu giúp giám đốc, HĐQT đồng thời thực hiện công tác
Công tác tổng hợp
Công tác tuyên truyền – thi đua – khen thưởng
Công tác hành chính
Công tác đối ngoại
Công tác pháp chế
Phòng tổ chức cán bộ: Là một bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp việc HĐQT công ty thống nhất quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ các mặt công tác
Công tác tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý
Công tác tổ chức cán bộ
Công tác đào tạo cán bộ, nâng lương
Công tác kỷ luật
Phòng lao động tiền lương: Có chức năng, nhiệm vụ giúp giám đốc công ty và HDDQT về các mặt sau:
Công tác đinh mức lao động
Công tác lao động tiền lương, tiền thưởng
Công tác đào tạo, nâng bậc công nhân kỹ thuật
Công tác chế độ, chính sách đối với người lao động
Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ người lao động
Công tác quản lý các nguồn quỹ do công nhân viên chức đóng góp
Phòng kế hoạch và chỉ huy sản xuất: Là một bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức bộ máy chung của công ty, có chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp cho HĐQT và giám đốc công ty các mặt sau
Quản lý và tổ chức thực hiện công tác kế hoạch toàn công ty
Công tác thị trường và ký kết hợp đồng kinh tế
Công tác điều hành và chỉ huy sản xuất
Công tác dự trữ quốc gia VLNCN
Phòng thiết kế đầu tư:
Quản lý và tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng
Thiết kế công trình xây dựng và khai thác mỏ
Phòng kỹ thuật công nghệ: Tham mưu giúp việc về các mặt sau
Kỹ thuật công nghệ sản xuất về VLNCN
Kỹ thuật khoan, nổ mìn
Kỹ thuật cơ điện vận tải
Công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất
Kỹ thuật xây dựng
Công tác sửa chữa tài sản
Công tác kỹ thuật khác
Phòng an toàn -bảo vệ: tham mưu giúp việc cho hội đồng quản trị, giám đốc công ty về các mặt công tác:
Công tác an toàn bảo hộ lao động
Công tác phòng chống cháy nổ
Công tác phòng chống mưa bão
Công tác bảo vệ-an ninh chính trị nội bộ
Công tác huấn luyện quân sự
Phòng thương mại: Chức năng nhiệm vụ tham mưu cho hội đồng quản trị, giám đốc công ty các mặt công tác sau
Kinh doanh xuất nhập khẩu VLNCN, nguyên liệu để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, vật tư thiết bị, nguyên liệu may mặc
Kinh doanh đa ngành
Phòng thống kê-kế toán tài chính: Chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho hội đồng quản trị, giám đốc công ty các mặt công tác sau:
Công tác kế toán-thống kê theo pháp lệnh kế toán-thống kê và điều lệ tổ chức kế toán nhà nước và các nghị định, thông tư hướng dẫn của Bộ , ngành tại từng thời điểm
Công tác quản lý tài chính toàn công ty
Công tác quản lý hệ thống giá trong toàn công ty
Phòng kiểm toán nội bô-thanh tra
Công tác kiểm toán nội bộ:xem xét tính đúng đắn, hợp lý, hợp lệ của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính định kỳ, hàng năm, tín hiệu của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và các đơn vị trực thuộc
Công tác thanh tra: Kiểm tra tính tuân thủ nguyên tắc trong việc chấp hành các chế độ chính sách của nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của hội đồng quản trị; các quy chế hoạt động cũng như các quy định của hệ thống kiểm toán nội bộ
Xem xét giải quyết các đơn thư khiếu tố, giám sát việc thực hiện tính dân chủ trong phạm vi trách nhiệm giám đốc công ty giao cho.
Đặc điểm về trang thiết bị và kỹ thuật công nghệ của công ty VLNCN
Đặc điểm về nguyên liệu sản xuất thuốc nổ công nghiệp
Một sự khác biệt rất lớn với các công ty, doanh nghiệp khác đó là công ty VLNCN chuyên sản xuất kinh doanh hàng vật liệu nổ - một loại hàng hoá vật tư dễ cháy, nổ và gây độc hại làm suy giảm sức khoẻ con người và làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý an toàn xã hội. Vì vậy, nó ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý lao động bởi một đặc thù là nguyên liệu công ty dùng để sản xuất thuốc nổ công nghiệp đều phải có đủ chứng chỉ chất lượng rõ ràng và phải đạt tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước. Ví dụ như nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc nổ Zecno phải đạt được các yêu cầu sau: có dạng mảnh, hạt tương đối đồng đều không bị vỡ vụn khi nhào trộn, có màu vàng sáng.
Đặc điểm máy móc thiết bị, cơ sở vật chất của công ty
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty phục vụ cho sản xuất kinh doanh VLNCN là hệ thống các phương tiện, công cụ như xưởng sản xuất, kho tàng bảo quản… Đặc biệt Công ty có hai cơ sở sản xuất, phối chế công nghiệp đặt tại xí nghiệp VLNCN Quảng Ninh và xí nghiệp VLNCN Bà Rịa- Vũng Tàu, hai cơ sở này đã sản xuất được bốn thuốc nổ đó là ANFO cả thường và chịu nước, thuốc nổ AH1 và ZCENÔ.
Nói chung cơ sở vật chất trang thiết bị của công ty tương đối hiện đại, đồng bộ và khép kín đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn lao động và kỹ thuật do Nhà nước ban hành. Do đó chỉ tính riêng hai dây chuyền sản xuất thuốc nổ ANFO mỗi năm đã góp phần tiết kiệm cho ngành Than là 20 tỉ đồng.
3. Đặc điểm về lực lượng lao động của công ty VLNCN
Lực lượng lao động là yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành bại của một tổ chức. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, trong những năm qua công ty vật liệu nổ công nghiệp luôn luôn quan tâm lưu ý vấn đề này. Và kết quả là chất lượng lao động của công ty đã ngày càng được nâng cao.
Bảng cơ cấu lao động của công ty VLNCN theo trình độ và giới tính
Năm
Tổng số
ĐH,CĐ
Trung cấp
2001
Tổng số
1788
306
148
Số nữ
403
86
60
2002
Tổng số
1975
380
145
Số nữ
468
103
83
2003
Tổng số
2039
402
154
Số nữ
486
104
90
2004
Tổng số
2470
480
184
Số nữ
515
125
107
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ
Qua bảng phân bố lao động về trình độ đào tạo ta nhận thấy tỉ lệ cán bộ công nhân viên được đã qua đào tạo ngày một tăng lên. Năm 2001 mới chỉ có 306 người có trình độ ĐH,CĐ nhưng đến 2004 con số đó lên đến 480 người. Điều này chứng tỏ công ty rất chú ý đến đào tạo nâng cao kiến thức cho người lao động. Bên cạnh đó số người có trình độ trung cấp cũng được tăng lên qua các năm, nhưng số lao động có trình độ trung cấp tăng nhỏ hơn số lao động có trình độ CĐ,CĐ.
Công ty có nhiều bộ phận khác nhau, việc sản xuất thuốc nổ cần lực lượng lao động có sức khẻo, có kỹ năng, kinh nghiệm nên việc phân công lao động phải hợp lý và tiến hành kiểm tra đánh giá thường xuyên
Cùng với việc mở rộng quy mô, hàng năm số cán bộ công nhân viên của công ty đều được bổ sung thêm để đảm bảo đáp ứng đủ nhiệm vụ được giao.
31/12/2001 có tổng số là 1787 người
31/12/2002 có tổng số là 1850 người
31/12/2003 có tổng số là 2081 người
31/12/2004 có tổng số là 2470 người
31/12/2005 có tổng số là 2794 người
4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty VLNCN từ ngày đầu thành lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn song cán bộ công nhân viên đã ra sức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đến nay công ty đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tạo dựng được năng lực cơ sở sản xuất mới, không những đảm bảo đủ cung ứng vật liệu nổ công nghiệp cho nền kinh tế mà còn có thể làm thêm rất nhiều việc khác, hệ thống kho tàng, bến cảng, nhà xưởng, nơi làm việc…được nâng cấp và đầu tư mới, sản xuất ngày một phát triển, đời sống tinh thần và thu nhập của người lao động ngày càng tăng. Công ty đã đạt mức tăng trưởng khá ổn định, đánh dấu bước đi lên, phát triển, trưởng thành toàn diện và vững chắc thể hiện qua bảng số liệu sau
Bảng chỉ tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của công ty
tt
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1
Cung ứng VLNCN
tấn
16.268
21.700
30.689
20.000
66.377
2
Sản xuất thuốc nổ
tấn
7.612
10.019
14.000
20.500
23.500
35.690
3
Doanh thu
-Cung ứng
-Sản xuất khác
-Thuốc nổ
tỉ đồng
442
326
50
66
518
332
88
98
677
476
95
106
907
618
135
154
1.233
551
183
498
4
Tổng số CBCNV
người
1.646
1.787
1.855
2.081
2.470
2.794
5
Thu nhập bq
ngàn đồng
1.266
2.100
2.600
2.923
3.700
3.877
6
Quỹ lương
triệu đồng
24.926
45.190
62.900
73.000
141.957
7
Lợi nhuận
triệu đồng
1.125
4.283
5.000
15.600
20.000
16.500
Nguồn: Phòng Thống kê-kế toán tài chính
Qua bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua đạt kết quả đáng mừng, sản lượng cung ứng thuốc nổ, sản xuất vật liệu nổ, doanh thu đã tăng mạnh…Đặc biệt là thu nhập bình quân của người lao động đã tăng lên đáng nể từ 1.266.000 năm 2000 lên 3.877.000 năm 2005 tăng hơn 3 lần trong 5 năm. Điều đó chứng tỏ công ty có nhiều tiềm năng lớn nên được khai thác, sử dụng hợp lý và đúng mức cả về tài nguyên và con người đã góp phần cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên, khuyến khích họ tích cực cống hiến vì sự ổn định và phát triển bền vững của công ty.
5. Đặc điểm về tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm
Cùng với sự phát trển chung của ngành công nghiệp trong cả nước cũng như thế giới, mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng vị thế cho mình trên thị trường nhằm chiếm lĩnh thị trường để có được vị thế cạnh tranh thuận lợi nhất. Công ty VLNCN nhận thức rõ vấn đề này đã xây dựng cho mình mục tiêu chiến lược mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Hiện nay, công ty VLNCN là đơn vị duy có ưu thế hơn hẳn ngành của quân đội bởi sự phát triển lâu năm của ngành. Đến nay, công ty đã không ngừng mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, các nước đã nhận hàng xuất khẩu từ công ty ngày càng nhiều như Mỹ, Anh, Pháp, Nga…Do đó mà ngày càng đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao theo đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty cũng không ngừng có những bước tiến đáng nể.
6. Những yếu tố thực tế đã ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty VLNCN
Thuận lợi:
Công ty có nhiều xí nghiệp, chi nhánh, trung tâm và văn phòng đại diện nằm rải rác khắp nơi trong cả nước nên rất thuận lợi trong việc cung ứng cho các đơn vị và đáp ứng được nhu cầu trong nước tốt hơn.
Công ty vật liệu nổ công nghiệp được Nhà nước và Tổng công ty Than Việt Nam giao độc quyền sản xuất và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp trong cả nước.
Tổ chức sản xuất được củng cố và phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng. Công ty là đơn vị đầu tiên trong ngành than áp dụng điều hành chỉ huy sản xuất trên hệ thống nối mạng vi tính từ Công ty đến các đơn vị thành viên trong cả nước.
Công ty có một hệ thống trang thiết bị máy móc khá hiện đại và đồng bộ
Và cũng giống như bất kỳ doanh nghiệp nào khác, công ty vật liệu nổ công nghiệp cũng có những thuận lợi chung là:
Do nhà nước mở rộng sự hợp tác với nước ngoài nên đã tạo điều kiện cho công ty thu hút vốn đầu tư để cải tạo, nâng cấp trang thiết bị.
Công ty được hưởng sự ưu đãi đối với các nước đang phát triển về thuế, sự hỗ trợ của các tổ chức..
Cạnh tranh được giải quyết công bằng và bình đẳng trong đàm phán
Có nhiều đối tác hơn trong sản xuất kinh doanh nhờ đa dạng hoá, đa phương hóa.
Khó khăn
Do sự quản lý không chặt chẽ của Nhà nước nên dẫn đến tình trạng vật liệu nổ Trung Quốc tràn vào thị trường nước ta bằng nhiều con đường khác nhau, do vậy công ty gặp không ít trở ngại trong việc tiêu thụ sản phẩm
Chi phí sản xuất kinh doanh cao dẫn tới giá thành sản phẩm cao
Hệ thống các xí nghiệp thành viên nằm rải rác khắp các nơi trong cả nước nên khó khăn trong việc quản lý
Công ty có quy mô sản xuất hạn chế và các loại hình kinh doanh phát triển nhưng vốn ngân sách lại rất hạn chế
_ Đội ngũ lao động có trình độ còn thấp và thiếu sự đồng đều
Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty VLNCN
Quan điểm của lãnh đạo công ty về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra là đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, công ty VLNCN có một số quan điểm, định hướng về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Thống nhất quan điểm xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển trong toàn thể công ty đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước của đất nước và của Tập đoàn Than Việt Nam
Công ty nghiêm chỉnh thực hiện quyết định 874/TTg ngày 20/11/1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức nhà nước
Thực tế thực hiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty VLNCN
2.1 Xác định nhu cầu đào tạo của công ty
Hàng năm công ty VLNCN dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch hoá nguồn nhân lực, tình hình lực lượng lao động của năm đó để xác định nhu cầu đào tạo của công ty. Từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm có được lực lượng lao động có đủ kiến thức kỹ năng trình độ lành nghề đáp ứng mục tiêu của tổ chức.
Năm nào cũng vậy, cứ vào đầu năm cán bộ phòng lao động tiền lương phối kết hợp cùng phòng tổ chức cán bộ cấp công ty và cấp đơn vị để xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong năm đó của công ty.
· Nhu cầu đào tạo của công ty xuất phát từ các yêu cầu, nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh năm đó, thời kỳ đó
·Nhu cầu đào tạo căn cứ vào quy định của Bộ công nghiệp đối với người lao động trong ngành VLNCN.
·Căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ kế cận
·Theo nhu cầu đào tạo thi nâng bậc
·Theo nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ chuyên môn quản lý
·Nguồn kinh phí cho công tác đào tạo và phát triển hiện có của công ty
2.2 Xác định mục tiêu đào tạo
Công ty xác định mục tiêu đào tạo khác nhau với mỗi loại đối tượng nghề khác nhau một cách tương ứng
Mục tiêu đào tạo đối với người lao động sản xuất trực tiếp
Mục tiêu đào tạo cán bộ chỉ huy sản xuất thuốc nổ
Mục tiêu đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn
Mục tiêu đào tạo cán bộ kế cận
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng bậc
2.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo cũng là một khâu hết sức quan trọng trong tiến trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bởi một sự lựa chọn lầm đối tượng sẽ làm giảm hiệu quả của công tác này. Do vậy công ty xác định rõ nhu cầu đào tạo của từng đơn vị, xí nghiệp và công ty. Sau đó phân bổ chỉ tiêu được đào tạo đến từng đơn vị, quy định rõ cho từng cấp đào tạo.
Công tác tuyển chọn đối tượng đào tạo do một hội đồng tuyển chọn do Giám đốc công ty làm chủ tịch hộ đồng tiến hành lựa chọn. Đối tượng lựa chọn có thể là cán bộ công nhân viên đang làm việc tại công ty hoặc con em họ. Hội đồng sẽ xem xét yêu cầu, đòi hỏi của công việc để có sự bố trí sắp xếp người lao động đúng vị trí và kịp thời đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời cũng đảm bảo lựa chọn và tiến cử đúng người theo tiêu chuẩn.
2.4 Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo
Xây dựng chương trình đào tạo
Trong công ty có một bộ phận cán bộ trực tiếp đảm nhận việc thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực. Bởi vậy hàng năm việc xây dựng chương trình đào tạo được thực hiện bởi những người cán bộ này và dựa trên nhu cầu thực tế mà hai phòng lao động tiền lương và tổ chức cán bộ đã chủ động lập lên kế hoạch đào tạo cho người cán bộ công nhân viên. Phòng lao động tiền lương trực tiếp lập và thực hiện chương trình đào tạo đối với công nhân viên còn đối với các hình thức đào tạo cho cán bộ trong công ty do phòng tổ chức cán bộ đảm nhiệm.
Nội dung của chương trình đào tạo nói chung bao gồm:
Số lượng đào tạo là bao nhiêu, cụ thể ở từng ngành nghề, từng chuyên môn nghiệp vụ thuộc từng đơn vị, xí nghiệp trung tâm
Phương pháp đào tạo: Có các phương pháp đào tạo áp dụng cho từng đối tượng đào tạo
Thời gian và địa điểm thực hiện đào tạo
Lựa chọn giáo viên như thế nào
Phương tiện dùng trong khoá đào tạo
Cán bộ trực tiếp đảm nhận, cán bộ tiếp quản giúp đỡ
Mức chi phí cho khoá đào tạo, chương trình đào tạo cụ thể ra sao, chi phí cho đào tạo được trích từ nguồn quỹ nào
Hội đồng thẩm định đánh giá kết quả đào tạo
Các phương pháp đào tạo và phát triển tại công ty
Lựa chọn phương pháp đào tạo cũng là một khâu hết sức quan trọng trong tiến trình đào tạo vì vậy các nhà quản lý, các cán bộ làm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải suy ngẫm trả lời cho được câu hỏi lên chọn phương pháp nào, phương pháp nào là hợp lý nhất để đáp ứng được các yêu cầu về mặt số lượng, chất lượng, thời gian cũng như chi phí đào tạo. Thực tế công ty VLNCN thường áp dụng một số phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sau
Phương pháp đào tạo
Đối tượng áp dụng
Địa điểm áp dụng
CBQL
CNSX
Tại nơi làm việc
Khác nơi làm việc
1. Dạy kèm
X
X
2. Đào tạo học nghề
X
X
3. Dự hội thảo
X
X
4. Luân chuyển công việc
X
X
X
5. Gửi đi các trường chính quy
X
X
X
Nguồn: Báo cáo đào tạo và phát triển hàng năm của công ty VLNCN
Nhận xét
2.5 Phân tích cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn kinh phí đảm bảo công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty.
Công ty có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật khá đầy đủ và hiện đại, đặc biệt công ty có hai cơ sở sản xuất phối chế thuốc nổ công nghiệp đặt tại xí nghiệp VLNCN Bà Rịa- Vũng Tàu. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty như xuởng sản xuất, kho, phương tiện bảo vệ… tương ứng với chức năng nhiệm vụ, qui mô kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của quy phạm an toàn, sử dụng bảo quản tốt. Tận dụng cơ sở vật chất vốn có của mình, công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo công nhân kỹ thuật tại đơn vị như xí nghiệp VLNCN Quảng Ninh, xí nghiệp VLNCN Bà Rịa- Vũng Tàu
Nguồn kinh phí cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty được hình thành từ ba nguồn chủ yếu sau
Nguồn 1: Do Tổng công ty Than Việt Nam cấp trong đó có một phần bằng tiền và một phần cấp dưới các hình thức mở các lớp học cho cán bộ lãnh đạo của công ty trực thuộc.
Nguồn 2: Công ty VLNCN bỏ ra. Nguồn này được trích từ quỹ đào tạo và phát triển hàng năm công ty trích 2% lợi nhuận vào nguồn quỹ
Nguồn 3: Người lao động tự bỏ tiền ra đi học. Xuất phát từ nhu cầu học tập nhằm nâng cao năng lực bản thân, trình độ lành nghề người lao động mong muốn theo học để tạo ra cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cho bản thân sẽ tự chịu chi phí khi tham gia khoá học.
Tình hình sử dụng nguồn quỹ đào tạo và phát triển tại công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Từ trên hỗ trợ
triệu đồng
Từ lợi nhuận của công ty
triệu đồng
Từ nguồn khác
triệu đồng
Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo và phát triển hàng năm của công ty
Nhận xét
2.6 Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Với hình thức đào tạo gửi đến các trường chính quy thì công ty lựa chọn các trường có uy tín đã có sự liên hệ từ rất lâu. Nhưng riêng với một số ngành đào tạo mang tính chất đặc trưng của công ty VLNCN như nghề lặn nổ mìn dưới nước thì không có cơ hội lựa chọn đối tác đào tạo bởi chỉ có duy nhất trường kỹ thuật nghiệp vụ Thăng Long là đào tạo nghề này mặc dù chi phí rất cao 18 triệu đồng/người/ khoá
Còn với hình thức đào tạo tại chỗ công ty sẽ lựa chọn cán bộ quản lý và kỹ thuật có kinh nghiệm, có chuyên môn trình độ tay nghề cao đã có kinh nghiệm tham gia các lớp nghiệp vụ sư phạm do Tổng công ty Than Việt Nam tổ chức, họ chính là những giáo viên kiêm chức.
2.7 Tình hình tổ chức và quản lý công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty
Công ty tổ chức cho người lao động được đi học, nhưng trong quá trình đào tạo đó người lao động vẫn được hưởng mọi chế độ như người lao động đang làm việc. Do vậy người lao động phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ học tập của mình. Đây là một biện pháp công ty giúp người lao động khi họ tham gia các khoá đào tạo ngoài công ty. Với những người đạt kết quả cao trong các khoá học, công ty có hình thức khen thưởng, động viên, khuyến khích bằng các hình thức như tăng lương, thưởng, đề bạt… Mức thưởng cho cá nhân là 300000 đến 500000 đồng/ học viên. Và đối với người tự giác học tập có khả năng sáng tạo lớn công ty sẽ tạo mọi điều kiện về thời gian và hỗ trợ một phần kinh phí để khuyến khích họ phát huy năng lực bản thân được tốt nhất.
Đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty VLNCN
1. Căn cứ đánh giá hiệu quả đào tạo
Đối với công nhân được đào tạo theo kiểu kèm cặp ngay tại công ty thì căn cứ đánh giá kết quả đào tạo bằng việc công ty tổ chức các cuộc thi sát hạch cả về lý thuyết, thực hành sau mỗi khoá đào tạo. Công ty cũng đánh giá thái độ tinh thần, hành vi của người lao động có biến đổi trong quá trình thực hiện công việc hay không? Đây là một công tác đánh giá hiệu quả đào tạo công nhân kỹ thuật khá tốt bởi sự thực hiện chặt chẽ của cuộc thi sát hạch và sự biến đổi tích cực trong thực hiện công việc.
Bên cạnh đó thì cán bộ nhân viên được gửi đi đào tạo ở các trường chính quy, công ty sẽ căn cứ vào bảng điểm kết quả đào tạo cả khoá học để qua đó thẩm định năng lực trình độ chuyên môn của họ sau khoá đào tạo. Song việc đánh giá này còn mang tính hình thức chưa phản ánh đúng thực chất hiệu quả đào tạo. Thật vậy, nếu kết quả của người học viên cao trình độ của họ được nâng lên nhiều nhưng quá trình thực hiện công việc trong công ty lại không tốt thì hiệu quả đào tạo vẫn không được phản ánh chân thực, khách quan, chính xác.
2. Đánh giá hiệu quả cụ thể của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty VLNCN .
2.1. Đánh giá thông qua số lượng đào tạo
Số lượng lao động được đào tạo trong công ty ngày một tăng. Minh chứng cho vấn đề này thể hiện trong bảng số liệu sau
Bảng: Tình hình đào tạo cán bộ công nhân viên tại công ty VLNCN
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số lượng người được đào tạo
người
725
776
691
618
608
Số lượt người được đào tạo
lượt người
943
1011
1040
1043
1065
Tỷ lệ đạt yêu cầu
%
100
100
100
100
100
Tỷ lệ đạt khả giỏi
%
38,2
54,6
60,2
62,4
68,3
Tổng chi phí cho đào tạo
Tr.đ
898,794
915,681
1103,64
1220,225
1295,053
Chi phí đào tạo bình quân/người
Tr.đ
1,24
1,18
1,59
1,97
2,13
Nhìn chung số lượt người được qua đào tạo của công ty ngày một tăng lên, điều này cho thấy công ty đã chú trọng ngày càng nhiều đến công tác này. Đó là điều đáng mừng bởi thông qua đào tạo và phát triển thì trình độ của cán bộ công nhân viên được nâng lên. Dễ dàng nhận thức nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng được nâng lên là yếu tố quyết định sự thắng lợi những mục tiêu của tổ chức.
Tuy nguồn kinh phí cho đào tạo và phát triển còn có phần hạn chế song công ty đã tận dụng được nguồn lực sẵn có để thực hiện đào tạo thắng lợi xây dựng đội ngũ lao động có trình độ, kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công việc và việc mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2 Đánh giá thông qua chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của công ty ngày càng được hoàn thiện thông qua chỉ số những người đạt tỷ lệ khá giỏi ngày một nhiều. Năm 2005 con số này đã lên tới 68,3%, cho thấy công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty đạt được những bước tiến đáng kể.
Báo cáo thực hiện đào tạo, bồi dưỡng và kèm cặp nâng bậc công nhân kỹ thuật năm 2005
Stt
Lớp, nghề, đối tượng tham gia học tập
Bậc thợ được nâng
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
Số lượng người học
Chi phí đào tạo ( 1000 đồng)
Công ty cấp
Nguồn khác
Tổng số
Báo cáo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật ngành VLNCN
Nghề đào tạo, bồi dưỡng
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng cộng
Quản lí VLNCN
86
17
63
50
50
110
57
433
CNKT sản xuất thuốc nổ
69
76
33
31
51
50
310
CNKT khoan nổ mìn
74
96
41
43
45
54
60
50
463
CB chỉ huy khoan nổ mìn
26
15
21
62
Nổ mìn dưới nước
19
3
22
Bồi dưỡng thủ kho VLNCN
16
27
26
24
19
51
163
Đào tạo mới thủ kho VLNCN
25
25
Nhận xét:
Bảng: Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả đạt được của đào tạo và phát triển
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
NSLĐ bình quân 1 lao động
Ngđ/ng
260150
298460
403126
492723
Thu nhập bình quân đầu người
Ngđ/ng
2600
2923
3700
3877
Tỷ lệ tăng năng suất lao động
%
+14,73
+35,06
+22,2
Tỷ lệ tăng thu nhập
%
+12,42
+26,58
+4,78
2.3 Đánh giá thông qua ý kiến của cán bộ công nhân viên tham gia đào tạo
Bảng: Ý kiến của cán bộ, nhân viên qua đào tạo của công ty VLNCN
Ý kiến về kiến thức, kỹ năng thu được sau đào tạo, bồi dưỡng
Số người trả lời (%)
Rất hữu ích
48
Hữu ích và tương đối thiết thực cho công việc
37
Không hữu ích bởi không phục vụ cho công việc
4
Không có ý kiến trả lời
11
Tổng cộng
100
Nhận xét
Bảng: Ý kiến của một số cán bộ quản lý trực tiếp cán bộ, công nhân viên đã qua đào tạo của công ty VLNCN
Ý kiến về trình độ lành nghề, kỹ năng làm việc của cán bộ công nhân viên
Số người trả lời(%)
Được nâng lên nhiều
54
Có nâng lên nhưng không đáng kể
25
Không thay đổi
5
Không có ý kiến trả lời
16
Tổng cộng
100
Nhận xét:Chương III: Một số phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty VLNCN
Định hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Phương hướng phát triển chung của công ty
Chiến lược sản xuất kinh doanh trong dài hạn
Đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu về VLNCN cho các tổ chức, đơn vị được cấp phép sử dụng VLNCN để đưa sản xuất VLNCN lên 20.000 đến 25.000 tấn/năm, cung ứng VLNCN lên 45.000 đến 50.000 tấn/năm
Chủ động sản xuất các loại nổ, đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu thị trường
Tổ chức mạng lưới cung ứng toàn quốc
Từng bước thay đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật về VLN, sử dụng vốn có hiệu quả nhất, thực hiện kinh doanh có lãi
Đảm bảo 100% công nhân có việc làm, có thu nhập ngày càng tăng năm sau nhiều hơn năm trước
Thực hiện định mức, khoán phí chặt chẽ ở tất cả các công việc
Đảm bảo tính an toàn trong sản xuất kinh doanh
Nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên
Thực hiện đầy đủ, đúng thời gian, đúng nghĩa vụ đối với Nhà nước
Đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, nâng cao trình độ và khả năng quản lý điều hành của cán bộ quản lý, đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ cán bộ công nhân viên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện lao động và phúc lợi ngày càng cao để người lao động gắn bó thực sự với doanh nghiệp.
Sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý, tăng cường công tác quản lý cán bộ, trong đó tập trung nhận xét đánh giá cán bộ đảm bảo đúng quy trình, nguyên tắc tập thể, công khai, dân chủ để các bộ phát huy tối đa năng lực công tác và tăng cường đoàn kết nội bộ.
Phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch hành động của công ty năm 2006 với các chỉ tiêu sau:
+ Cung ứng thuốc nổ: 695.500 tấn+ Sản xuất thuốc nổ: 374.500 tấn
+Tổng doanh thu trên:1284 tỷ đồng
+Sản xuất kinh doanh hiệu quả và có lãi:32 tỷ đồng
2. Chiến lược, mục tiêu của công ty về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Công ty thống nhất quản lý công tác đào tạo và bồi dưỡng trong toàn công ty. Thực hiện phân cấp quản lý nói chung và công tác đào tạo nói riêng.
Có chiến lược tập trung xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong toàn công ty để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá mà Đảng, Nhà nước đã đề ra và sự nghiệp hiện đại hoá của Tổng Than Việt Nam đã đề ra.
Mục tiêu chung của công ty là “ Phát triển nhanh, vững chắc, an toàn và hiệu quả mọi lĩnh vực, ngày càng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty”. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra công ty tích cực mọi mặt trong đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty đã xây dựng những kế hoạch cho mình.
Bảng: Báo cáo kế hoạch công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ năm 2006
Nội dung
Số người
Kinh phí (nghìn đồng)
Công ty
Tập đoàn
Khác
Tổng số
Đào tạo cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ
Đào tạo sau đại học và đại học
Sau đại học
3
18000
0
0
18000
Đại học
44
99000
0
0
99000
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
Trung tâm PT nguồn NLQL TVN
45
12000
0
0
12000
Nơi khác
44
30000
0
0
30000
Tổng số
159000
Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty VLNCN
Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng và bố trí lao động
Thực hiện kế hoạch hoá nguồn nhân lực
Tăng cường công tác phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc
Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển
Hoàn thiện tổ chức thực hiện đào tạo
Thực hiện đánh giá toàn diện các khoá đào tạo
Tạo động lực cho người được đào tạo và giáo viên kiêm chức
Mở rộng các hình thức đào tạo và phát triển
Mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đào tạo phát triển
Xây dựng hệ thống đánh giá kết quả đào tạo và phát triển chi tiết và chính xác
Kiến nghị
Đối với công ty VLNCN
Công ty cần ổn định và thường xuyên mở rộng nguồn quỹ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty cần bổ sung thêm những người có kinh nghiệm nhiều năm và chuyên viên được đào tạo về chuyên ngành kinh tế lao động và quản trị nhân lực.
Đối với cơ quan cấp trên
Tổng công ty Than Việt Nam hàng năm cần cấp thêm kinh phí cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty
Cần mở thêm những trường đào tạo công nhân kỹ thuật với đội ngũ giảng viên có trình độ, trang thiết bị học tập và giảng dạy đầy đủ, hiện đại. Và đầu tư thêm cơ sở vật chất kỹ thuật và giáo trình giảng dạy đồng thời có biện pháp bồi dưỡng hợp lý kịp thời cho giáo viên tại các trường như là trường cao đẳng kỹ thuật mỏ Quảng Ninh, trường đào tạo nghề mỏ Hồng Cẩm…
Tăng cường các lớp bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng hơn nữa đến chất lượng đào tạo và phát triển, tránh tình trạng chạy theo số lượng, thành tích.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32605.doc