MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÁNH HÒA BÌNH
1.1 Mô tả về ngân hàng Eximbank. 1
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 1
1.1.2 Quản trị điều hành và cơ cấu cổ đông 2
1.1.3 Lĩnh vực kinh doanh. 3
1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 4
1.1.5 Triển vọng và mục tiêu phát triển trong tương lai 8
1.1.5.1 Triển vọng 2009 8
1.1.5.2 Mục tiêu phát triển trong tương lai 9
1.2 Đôi nét về Eximbank - Chi nhánh Hòa Bình 11
1.2.1 Sơ lược về Eximbank chi nhánh Hòa Bình 11
1.2.2 Cơ cấu tổ chức 11
1.2.3 Caùc hoaït ñoäng nghieäp vuï chuû yeáu 12
1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian vừa qua. 13
1.2.5 Mục tiêu hoạt động trong thời gian tới. 15
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 16
2.1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng 16
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng. 16
2.1.1.2 Bản chất của tín dụng. 16
2.1.1.3 Chức năng của tín dụng 17
2.1.1.4 Vai trò của tin dụng 18
2.1.1.5 Phân loại tín dụng ngân hàng 20
2.1.2 Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 21
2.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 21
2.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng 21
2.1.2.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 22
2.1.2.4 Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra. 23
2.1.2.5 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 25
2.2 TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG. 23
2.2.1 Khái niệm, đặc điểm, đối tượng cho vay tiêu dùng 26
2.2.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng 26
2.2.1.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng 26
2.2.1.3 Đối tượng của cho vay tiêu dùng. 27
2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tín dụng tiêu dùng. 28
2.2.2.1 Môi trường vĩ mô 28
2.2.2.2 Môi trường vi mô 30
2.2.3 Phân loại cho vay tiêu dùng 32
2.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 31
2.3.1 Doanh số cho vay 35
2.3.2 Doanh số thu nợ 35
2.3.3 Dư nợ cho vay 35
2.3.4 Nợ quá hạn 35
2.3.5 Hệ số thu nợ 36
2.3.6 Tỷ lệ nợ quá hạn 36
2.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI EXIMBANK – CHI NHÁNH HÒA BÌNH 37
2.4.1 Chính sách tín dụng đối với cho vay tiêu dùng tại Eximbank – Hòa Bình 37
2.4.1.1 Cơ sở xây dựng chính sách 37
2.4.1.2 Một số quy định cụ thể của chính sách tín dụng đối với cho vay tiêu dùng. 37
2.4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 43
2.4.2.1 Phân tích tốc độ phát triển sản phẩm 43
2.4.2.1.1 Phân tích dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ cho vay 43
2.4.2.1.2 Phân tích dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng nguồn vốn 46
2.4.2.2 Phân tích cơ cấu trong cho vay tiêu dùng. 47
2.4.2.2.1 Phân tích cơ cấu theo thời hạn vay 47
2.4.2.2.2 Phân tích cơ cấu theo mục đích vay 48
2.4.2.3 Phân tích hiệu quả cho vay tiêu dùng 50
2.5 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG. 53
2.5.1 Mặt tích cực. 53
2.5.2 Những vấn đề còn tồn tại 54
2.5.2.1 Về phía ngân hàng 54
2.5.2.2 Về phía khách hàng 57
2.5.2.3 Hạn chế tồn tại do những nhân tố khách quan. 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG
3.1 Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng. 58
3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng 58
3.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng và
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác 58
3.2.2 Xếp loại khách hàng theo mức độ rủi ro 60
3.2.3 Cân đối cơ cấu tín dụng hợp lý. 60
3.2.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng. 61
3.2.4.1 Hoàn thiện quy trình tín dụng 61
3.2.4.2 Nhanh chóng ứng dụng hệ thống chấm điểm
khách hàng cá nhân trong cho vay tiêu dùng. 62
3.2.4.3 Linh hoạt trong các điều kiện, thủ tục cho vay. 63
3.2.4.4 Nâng cao hiệu quả và tăng cường công tác kiểm tra sau cho vay: 63
3.2.5. Sự kết hợp của nhiều phương thức cho vay. 64
3.2.6 Xây dựng cơ chế tín dụng phù hợp. 64
3.2.7 Giảm thiểu rủi ro qua hoạt động mua bảo hiểm. 65
3.2.8 Tăng nguồn vốn huy động, nhất là các nguồn vốn trung dài hạn. 65
3.2.8.1 Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi 65
3.2.8.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ tiền gửi 66
3.2.8.3 Chủ động các nguồn vốn ủy thác: 66
3.3 Các biện pháp khác 66
3.3.1 Đẩy mạnh, tăng cường hoạt động Marketing. 66
3.3.1.1 Xây dựng chiến lược khách hàng 66
3.3.1.2 Tăng cường các biện pháp, phương pháp quảng cáo về ngân hàng: 67
3.3.1.3 Tăng cường hoạt động PR, làm cho ngân hàng
trở nên gần gủi thân thiện với công chúng. 67
3.3.2 Phát triển phương thức cho vay hiện đại: cho vay qua internet,
tại nhà, qua điện thoại,.v.v. 67
3.3.3 Có chế độ tuyển dụng, đào tạo và lương thưởng hợp lí 68
3.3.3.4 Ứng dụng khoa học công nghệ vào ngân hàng. 69
3.4 Một số kiến nghị 69
3.4.1 Kiến nghị đối với chính phủ 69
3.4.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng minh bạch,
tránh sự chồng chéo 69
3.4.1.2 Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường
bảo hiểm tín dụng và thị trường chứng khoán. 69
3.4.1.3 Nên có chính sách bù lãi suất đối với khách hàng cá nhân: 70
3.4.1.4 Tăng cường chỉ đạo các biện pháp phối hợp hiệu quả
của các Bộ ngành có liên quan. 70
3.4.1.5 Quản lý, chỉ đạo chặt chẽ các cơ quan chức năng
trong việc khởi kiện và phát mãi tài sản. 70
3.4.1.6 Nâng cao năng lực của Ngân Hàng Nhà Nước về
điều hành chính sách tiền tệ 70
3.4.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 71
3.4.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng 71
3.4.2.2 Nâng cao năng lực của Ngân Hàng Nhà Nước
về thanh tra, giám sát ngân hàng. 71
3.4.2.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại. 71
3.4.2.4 Đẩy mạnh công tác phổ biến thông tin, tuyên truyền
về hội nhập kinh tế quốc tế 71
3.4.2.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng. 72
3.4.2.6 Cải thiện tính hiệu quả của các thông tin thống kê. 72
3.4.3 Kiến nghị đối với ngân hàng Eximbank. 72
3.4.3.1 Mở rộng quy mô cho vay tiêu dùng. 72
3.4.3.2 Mở rộng liên kết với các công ty bán lẻ, các công ty xây dựng,
các cơ quan, các trường học, bệnh viện. 72
3.4.3.3 Tăng cường thu thập thông tin. 73
LỜI KẾT.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu – chi nhánh Hòa Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1 Mô tả về ngân hàng Eximbank.
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
- Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Việt Nam Export Import Bank), là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
- Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH – GP cho phép ngân hàng hoạt động thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký l 50 tỷ đồng VN tương đương 12.5 triệu USD với tên mới là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Việt Nam Export Import Commercial Joint Stock Bank), gọi tắt là Eximbank. Với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Eximbank đã dần khẳng định được vị trí tiên phong trong ngành ngân hàng và trở thành ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu lớn nhất tại thời điểm hiện nay, đạt13.286 tỷ đồng. Tổng tài sản của Eximbank đạt 48.759 tỷ đồng và vốn điều lệ đạt 7.220 tỷ đồng vào cuối năm 2008. Hoạt động thế mạnh của ngân hàng là hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu. kinh doanh vàng và ngoại tệ. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với trụ sở chính đặt tại TP.HCM, tính đến cuối năm 2008, tổng số chi nhánh và phòng giao dịch của Eximbank là 110 (33 chi nhánh và 76 phòng giao dịch). Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 720 ngân hàng ở tại 65 quốc gia trên thế giới.
1.1.2 Quản trị điều hành và cơ cấu cổ đông
Quản trị và điều hành: Phòng
thanh toán quốc tế
SỞ GIAO DỊCH,CHI NHÁNH CÔNG TY TRỰC THUỘC
p.phân tích thông
tin
p.ngân hàng điện
tử
P. tín dụng
P.kinh doanh
p.huy động vốn
và dịch vụ TCCN
KHỐI
VP
KHỐI
QT NNL
KHỐI
GSHĐ
KHỐI
CNTT
KHỐI HT & PTKD
KHỐI
NQ & ĐTTC
KHỐI
KHDN
KHỐI
KHCN
CÁC HỘI ĐỒNG/
ỦY BAN
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC HỘI ĐỒNG/BAN
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
(Bộ phận kiểm soát)
VĂN PHÒNG
HĐQT
Phòng nhân sự
P.kỹ thuật
CNTT
Phòng kế toán
P.phân tích tín dụng
p.hỗ trợ & phát triển CN
P.kinh doanh vốn
p.phát triển sản phẩm &
khách
hàng
P.quản lý rủi ro
Phòng hành chính
P.hệ thống
CNTT
Phòng
Marketing
p.kinh doanh ngoại hối
P.tổng hợp
Turng tâm chuyển tiền nhanh WU
Trung tâm đào tạo
P.phát triển CNTT
p.kinh doanh vàng
Ban pháp chế
P.kỹ thuật thẻ
p.quản lý ngân quỹ
Bộ phận giá m sát & p.lý danh mục đầu tư
Call center
Bộ phận bao thanh toán
Cơ cấu cổ đông:
Biều đồ 1.1: Cơ cấu cổ đông
Nguồn: báo cáo thường niên
1.1.3 Lĩnh vực kinh doanh.
Qua 19 năm phát triển và hoạt động, ngân hàng đã phát triển các ngành nghề kinh doanh như sau:
- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư
- Nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn
- Chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc
- Thanh toán quốc tế, đầu tư chứng khoán
- Danh vụ thanh toán và phát hành thẻ nội địa, thẻ quốc tế Visa, Master Card, Visa Debit
- Dịch vụ ngân quỹ
- Dịch vụ tài chính trọn gói dành cho du học sinh
- Dịch vụ tu vấn tài chính
- Cung cấp dịch vụ ngân hàng khác…
1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả kinh doanh khả quan trong một năm khó khăn.
Eximbank đạt LNTT sau trích lập dự phoøng rủi ro cả năm 2008 là 987 tỷ đồng, đứng thứ 5 trong hệ thống các NHTM (sau VietinBank, VCB, ACB, TCB và STB). Nhờ nguồn thặng dư vốn từ việc phát hành cổ phiếu cho các cổ đông chiến lược lược nước ngoài là tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) và các quỹ đầu tư nước ngoài trong năm 2008, Eximbank đaõ tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư vào trái phiếu, tham gia trên thị trường liên ngân hàng và mở rộng kinh doanh vàng.
Cơ cấu thu nhập đa dạng, tận dụng được thế mạnh trong hoạt động kinh
doanh vàng và ngoại tệ:
Thu nhập laõi vẫn chiếm tỷ trọng lớn và ổn định trong cơ cấu tổng thu nhập – 67%. Đồng thời hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ cũng có sự tăng trưởng mạnh, gấp 3,5 lần so với năm 2007, và chiếm 32% tổng thu nhập thuần. Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và vàng trở thành nguồn bù đắp những sụt giảm và thua lỗ trong hoạt động đầu tư chứng khoán.
Thực hiện chính sách tín dụng thận trọng trong khi hoạt động huy động
vốn vẫn duy trì ở mức tốt:
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động từ dân cư là 35%, cao hơn trung bình ngành. Trong khi đó, do thực hiện chính sách tín dụng thận trọng, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2008 của Eximbank là 15%, thấp hơn so với mức bình quân 21% của toàn ngành. Tăng trưởng tín dụng tập trung chủ yếu trong 3 quyù đầu năm nên thu nhập laõi từ cho vay chỉ chiếm 44% trong tổng thu nhập laõi, giảm mạnh khi các năm nước tỷ lệ này là trên 70%.
Cho vay liên ngân hàng là hoạt động nổi bật trong nửa đầu năm 2008:
Với các khó khăn trong hoạt động tín dụng, Eximbank đã tận dụng cơ hội cho vay liên ngân hàng và thu nhập từ hoạt động này đã bù đắp cho sự sụt giảm thu nhập từ hoạt động tín dụng. Doanh thu từ tiền gửi và cho vay các TCTD khác tăng gấp 12 lần so với năm trước, chiếm 44% tổng thu nhập lãi và bằng thu nhập từ hoạt động cho vay.
Trong năm 2008, Eximbank đaõ tận dụng cơ hội trên thị trường trái phiếu khi mua vào khá nhiều vào trái phiếu với lợi tức trung bình từ 13 đến 15%, đồng thời giảm danh mục đầu tư cổ phiếu nắm giữ. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trái phiếu đã đóng góp đáng kể vào doanh thu của ngân hàng và bù đắp những sụt giảm trong giá trị danh mục cổ phiếu.
Bieåu ñoà1.2: Chaát löôïng thu nhaäp laõi
Nguoàn: baùo caùo thöôøng nieân vaø baûng coâng boá thoâng tin
Đầu tư tài chính:
Đến cuối năm 2008, các khoản đầu tư tài chính của Eximbank là 8.312 tỷ đồng, trong đó danh mục đầu tư trái phiếu chiếm tỷ trọng khá lớn, hơn 80% tổng vốn đầu tư, tăng khoảng 6.000 tỷ đồng so với cuối năm 2007. Coøn lại là phần góp vốn đầu tư dài hạn vào các ngân hàng và công ty khác. Việc cơ cấu danh mục cũng làm giảm tỷ lệ nắm giữ chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, nhất là đầu tư vào cổ phiếu. Do vậy, các rủi ro liên quan đến việc trích lập dự phoøng đầu tư tài chính trong năm 2009 sẽ giảm bớt.
Biểu đồ 1.3: Cô caáu lôïi nhuaän
Nguoàn: baùo caùo thöôøng nieân vaø baûng coâng boá thoâng tin
Cơ cấu tín dụng:
Eximbank vẫn tiếp tục tập trung thế mạnh của mình trên lĩnh vực tài trợ cho khối doanh nghiệp khi dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp tài trợ sản xuất kinh doanh và tài trợ xuất nhập khẩu chiếm 66% tổng dư nợ, còn dư nợ đối với khách hàng cá nhân chiếm 34% tổng dư nợ. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện đang gặp nhiều khó khăn sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, trong cho vay khách hàng cá nhân, dư nợ tín dụng bất động sản đến cuối năm 2008 là 3.559 tỷ đồng, chiếm 17% tổng dư nợ. Do tình hình đóng băng của thị trường bất động sản, điều này sẽ là một gánh nặng làm gia tăng nợ xấu đối với ngân hàng.
Biểu đồ 1.4: Dö nôï theo muïc ñích vay
(Nguoàn: baùo caùo thöôøng nieân)
Chất lượng tài sản.
Tăng trưởng tổng tài sản khá cao so với trung bình ngành, đạt 48.759 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2007. Trong 3 quyù đầu năm, Eximbank tích cực tham gia thị trường liên ngân hàng vì đây là kênh đem lại laïi suất cao và ổn định. Khi laõi suất bắt đầu xu hướng giảm, Eximbank đaõ cơ cấu lại tài sản trong quyù IV khi giảm nguồn tiền gửi tại kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng khác để đầu tư vào trái phiếu với lợi suất cao hơn. Đồng thời, tỷ lệ dư nợ/huy động vốn đaõ giảm coøn 68% so với mức 80% của năm 2007.
Biểu đồ 1.5: Huy ñoäng voán vaø cho vay
Nguồn: báo cáo thường niên
Quản trị rủi ro chặt chẽ khi nợ xấu có xu hướng gia tăng nhanh:
Đến cuối năm 2008, tổng nợ quá hạn từ nhóm 2 – 5 là 1.671 tỷ đồng, chiếm 7,89% tổng dư nợ, tăng gấp hơn 5 lần so với năm 2007. Trong đó, nợ xấu từ nhóm 3 – 5 là 996 tỷ đồng, chiếm 4,71% tổng dư nợ - cao hơn mức nợ quá hạn bình quân của toàn ngành ngân hàng là 3,5%. Việc nợ xấu gia tăng do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và tác động của thị trường bất động sản bị đóng băng là điều không thể tránh khỏi. Việc phân loại nợ quá hạn và nợ xấu ở mức cao so với bình quân của toàn ngành một phần thể hiện việc quản trị chất lượng tài sản của Eximbank khá hợp lyù và chặt chẽ.
Biểu đồ 1.6: Chaát löôïng tín duïng
Nguồn báo cáo thường niên và bảng công bố thông tin
Cuối năm 2008, Eximbank trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là 376 tỷ đồng, bằng 1,78% tổng dư nợ và bằng 38% nợ xấu.
Cùng với việc lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính khoảng 180 tỷ đồng, tổng mức trích dự phoøng rủi ro đo bằng 1/3 lợi nhuận của cả năm 2008.
Mạng lưới chi nhánh ít, độ bao phủ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn nên khả năng tiếp cận khách hàng còn chậm so với các ngân hàng khác như ACB, STB hay VCB. Đến cuối năm 2008, tổng số chi nhánh và phòng giao dịch của Eximbank là 110 (33 chi nhánh và 76 phòng giao dịch).
Rủi ro liên quan đến các công cụ phái sinh tiền tệ và các cam kết ngoại bảng sẽ là một yếu tố tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng do thị trường tài chính trong nước và quốc tế còn nhiều biến động. Do vậy, đây cũng là nhân tố tác động lớn đến kết quả kinh doanh trong năm của ngân hàng.
1.1.5 Triển vọng và mục tiêu phát triển trong tương lai
1.1.5.1 Triển vọng 2009:
Là ngân hàng tiên phong trong việc triển khai các gói tín dụng hỗ trợ lãi suất 4% và tài trợ xuất nhập khẩu:
Hoạt động tín dụng của EIB trong năm 2009 sẽ tiếp tục được triển khai để mang lợi nhuận trong năm 2009. Trong hơn 2 tháng đầu năm 2009 (đến ngày 13/3/2009), Eximbank đã giải ngân được hơn 2.700 tỷ đồng. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 35% và tăng trưởng huy động ở mức 30% sẽ giúp cho thu nhập từ hoạt động truyền thống của ngân hàng được cải thiện.
Với nguồn tiền mặt dồi dào và việc nắm giữ một lượng trái phiếu chính phủ lớn, Eximbank có thể chủ động trong hoạt động của mình và giải quyết những khó khăn về thanh khoản có thể gặp phải.
Vàng, ngoại tệ và trái phiếu tiếp tục là kênh đem lại nguồn doanh thu cho ngân hàng: Với kinh nghiệm trong nghiệp vụ kinh doanh vàng và ngoại tệ, hoạt động này sẽ tiếp tục là kênh đem lại lợi nhuận cho ngân hàng trong năm 2009, do thị trường vàng và ngoại tệ tiếp tục có nhiều biến động.
Bên cạnh đó, số dư đầu tư vào trái phiếu tại thời điểm 31/12/2008 là hơn 7.000 tỷ đồng với lãi suất bình quân khoảng 12%, lợi nhuận từ trái phiếu cũng sẽ đem lại nguồn doanh thu đáng kể cho ngân hàng trong năm 2009.
Mở rộng và củng cố cơ sở khách hàng:
Với nguồn vốn dồi dào và tiềm năng tài chính mạnh, Eximbank đang muốn mở rộng và củng cố cơ sở khách hàng thông qua việc nắm giữ cổ phần chi phối ở một số ngân hàng nhỏ.
1.1.5.2 Mục tiêu phát triển trong tương lai
· Định hướng phát triển
Định hướng chiến lược phát triển của ngân hàng là tiếp tục đẩy mạnh họat động tài trợ thương mại, phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và đẩy mạnh hoạt động đầu tư dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Trên cơ sở định hướng phát triển nêu trên, chiến lược phát triển tổng thể của ngân hàng đến năm 2010 là thực hiện chiến lược tập trung và khác biệt hóa trên các lĩnh vực ngân hàng tài trợ xuất nhập khẩu , ngân hàng bán lẻ, ngân hàng đầu tư.
· Mục tiêu phát triển
Kế hoạch sắp tới, ngân hàng tiếp tục theo đuổi mục tiêu” Phát triển nhanh – An toàn – Bền vững”.
Hướng tới hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 và đạt được mục tiêu đề ra, Ban Tổng Giám Đốc đã xây dựng một số giải pháp cụ thể và đồng bộ, bao gồm:
- Tận dụng lợi thế về vốn chủ sở hữu và sự hợp tác với các cổ đông chiến lược trong và ngoài nước để gia tăng thị phần, tiếp tục duy trì và đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển; xác định rõ thị trường mục tiêu; đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ; chú trọng chất lượng dịch vụ; tập trung phát triển tín dụng – dài hạn nhằm sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất.
- Xây dựng phương thức bán hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp theo quan điểm “ bán kèm sản phẩm”; đa dạng hóa hình thức cho vay và tăng cường quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng thông qua mở rộng hình thức cho vay không đảm bảo bằng tài sản trên cơ sở thận trọng lựa chọn có ưu tiên đối tượng khách hàng.
- Phát triển sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân theo hướng trọn gói, kết hợp với khối doanh nghiệp để bán chéo sản phẩm; phát triển mạnh mẽ các hình thức giao dịch từ xa qua Internet Banking, Mobile Banking, Phone Banking…; mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu đến các cá nhân có thu nhập thấp trung bình trở lên; phát triển sản phẩm mới theo định hướng chủ động phân nhóm khách hàng để khảo sát và thẩm định tốt nhất đặc điểm và nhu cầu riêng biệt của từng nhóm.
- Mở rộng thị trường thẻ với các sản phẩm mới như phát hành thẻ Chip, nâng cao tiện ích của thẻ ATM, thẻ trả trước, cổng thanh toán điện tử; phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ và số lượng máy ATM.
- Tiếp tục mở rộng và phát triển mạng lưới, phát triển thị phần; đa dạng hóa kênh phân phối( Chi nhánh/PGD, Internet Banking, Mobile Banking, Auto Banking, ATM, POS) tiến đến hình thành tập đoàn tài chính – ngân hàng, thành lập một số công ty và đơn vị trực thuộc( công ty quản lý quỹ, công ty tài chính, mua bán và sát nhập doanh nghiệp, kiều hối, trung tâm đào tạo, trung tâm thẻ).
- Triển khai các dự án, nâng cấp, mở rộng và đầu tư mới hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, đáp ứng được yêu cầu xử lý nhanh, an toàn hiệu quả trong toàn hệ thống. Đẩy mạnh công tác phát triển thương hiệu, hoàn thiện công tác chuẩn hóa hệ thống nhận diện thương hiệu, nâng cao hơn nữa giá trị và sự nhận biết thương hiệu của ngân hàng.
- Kiện toàn bộ máy tổ chức và tổ chức điều hành; tăng cưởng khả năng kiểm tra kiểm toán nội bộ; tiếp cận và từng bước chuẩn hóa các quy trình; thao tác nghiệp vụ; áp dụng các chuẩn mực kế toán và quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế; đảm bảo phát triển nhanh – hiệu quả nhưng an toàn – bền vững.
- Xây dựng chính sách giữ, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài; củng cố đội ngũ cán bộ tâm huyết có năng lực về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, gắn bó với sự phát triển của ngân hàng.
- Lập kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở vật chất tại trụ sở và các chi nhánh; triển khai xây dựng một số cao ốc văn phòng và trung tâm đào tạo ngân hàng.
Đây là những giải pháp trọng tâm làm cơ sở thực hiện thành công kế doạnh 2009; góp phẩn giữ vững và nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng trong giai đoạn phát triển và hội nhập.
1.2 Đôi nét về Eximbank - Chi nhánh Hòa Bình
1.2.1 Sơ lược về Eximbank chi nhánh Hòa Bình
Chi nhánh Hòa Bình là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam được thành lập vào ngày 10/04/2003 tại 461 An Dương Vương F3 Q5 và đã được thay đổi một lần vào ngày 5/9/2007. Đứng đầu chi nhánh là Giám Đốc Lâm Hòa Đạt.
Chi nhánh Eximbank Hòa Bình theo ủy quyền của Tổng Giám Đốc Eximbank được thực hiện các nghiệp vụ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức:
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng
Tín Dụng
Phòng
NQ-HC
Phòng
DV-KH
PGD
Kỳ Hòa
PGD Đồng Khánh
Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc.
- Đây là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh. Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cấp trên giao.
- Quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ luật… của cán bộ, công nhân viên của đơn vị.
- Đại diện chi nhánh ký kết hợp đồng với khách hàng.
- Nơi xét duyệt, thiết lập các chính sách và đề ra chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Xử lý hoặc kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lý các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm chế độ tiền tệ, tín dụng, thanh toán của chi nhánh.
Phòng giao dịch khách hàng
- Phòng giao dịch: đây là hình thức thu nhỏ của chi nhánh. Được sự ủy nhiệm của Giám đốc toàn quyền quyết định các nghiệp vụ phát sinh, đảm nhiệm hai nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn và cho vay trong phạm vi giao dịch của mình; hướng dẫn; cung cấp nghiệp vụ của Ngân hàng….báo cáo hoạt động cho ban Giám Đốc.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế toán giao dịch trực tiếp của khách hàng( công tác kế toán giao dịch) là hoạch toán, quản lý, theo dõi các loại tài khoản của khách hàng có giao dịch với chi nhánh, thực hiện các nghiệp vụ thu chi tài khoản theo đúng quy định do các văn bản pháp luật nhà nước, của ngành và các văn bản của Eximbank ban hành. Chấp hành đúng các quy định về quản lý ngoại hối của chính phủ Ngân Hàng Nhà Nước.
- Thực hiện mở việc rộng tài khoản cho tất cả các khách hàng có thể nhân hoặc pháp nhân hợp pháp theo quy định của pháp; thực hiện các giao dịch có liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng có tài khoản tại chi nhánh;thực hiện các nghiệp vụ thanh toán TT(telegraphic Transfer) cho người thụ hưởng ở nước ngoài theo lệnh của khách hàng giao dịch của Eximbank.
1.2.3 Caùc hoaït ñoäng nghieäp vuï chuû yeáu
· Huy động vốn
- Nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của tất cả các tổ
chức và dân cư trong tỉnh bằng VND và ngoại tệ.
- Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động khác theo qui định của NHCTVN.
· Nghiệp vụ cho vay
- Cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế để phục vụ sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ và tiêu dùng.
- Cho vay chiết khấu kỳ phiếu, thẻ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác theo qui
định của Ngân hàng Eximbank.
· Thực hiện nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.
· Thực hiện các nghiệp các nghiệp vụ về tư vấn, đại lý và các nghiệp vụ uỷ thác do Nhà nước giao.
· Các nghiệp vụ phát hành thẻ, kinh doanh ngoại tệ và kinh doanh vàng.
1.2.4 Keát quaû hoaït ñoäng trong thôøi gian vöøa qua.
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động của EIB – Hòa Bình ĐVT:triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2007/2006
2008/2007
+/-
%
+/-
%
Tổng nguồn vốn
310.000
931.127
978.647
621.750
200
47.520
5,1
Vốn huy động
226.000
679.722
713.433
453.722
201
33.711
4,95
Cho vay
302.000
917.090
957.000
615.127
204
39.873
4.3
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHEIB_HB
-Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng qua các năm. Cụ thể, Tổng nguồn vốn năm 2006 là 310.000 triệu đồng; năm 2007 đạt 931.127 triệu đồng tăng 621.750 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 200%; Đến năm 2008 đạt 978.647 triệu đồng tăng 47.520 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 5.1%.
Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua chi nhánh đã tăng cường hoạt động huy động vốn từ 226.000 triệu đồng năm 2006 tăng lên 679.722 triệu động năm 2007, đây là năm mà nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phát triển rất mạnh, đã tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng vốn huy động, ngoài ra cũng phải kể đến sự nổ lực của BGĐ và CBNV trong việc hoạch định những kế hoạch chiến lược, chiêu thức cạnh tranh đẩy mạnh huy động vốn cho ngân hàng. Năm 2008 tổng nguồn vốn của chi nhánh gần như được duy trì ổn định so với năm 2007,tăng nhẹ khoảng 47.520 triệu đồng tương đương 5,1%. Mặc dù tốc độ tăng không bằng năm 2007 nhưng đây cũng là một sự nổ lực rất lớn của chi nhánh vì năm 2008 được đánh giá là năm khó khăn co ngành ngân hàng và cả nền kinh tế nói chung.
Hoạt động cho vay của chi nhánh Hòa Bình tăng trưởng rất mạnh năm 2007 đạt 917.091 triệu đồng tăng 615.127 triệu đồng, tốc độ tăng 204% so với năm 2006, chi nhánh đã hoàn thành vượt mức kế hoạch năm hội sở giao 143%. Có được kết quả này ngoài việc do môi trường kinh doanh thuận lợi, chi nhánh có sự tăng trưởng vốn mạnh … đã tạo điều kiện đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế. Và còn phải kể đến sự đổi mới về nhiều mặt tại chi nhánh như:thái độ phục vụ khách hàng một cách nhiệt tình với khả năng xử lý hồ sơ nhanh, thủ tục giao dịch đơn giản. Chi nhánh đã tập trung đẩy mạnh công tác tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển các loại hình cho vay sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, tăng cường tiếp thị thu hút khách hàng.Năm 2008 tuy tốc độ tăng trưởng dư nợ không bằng năm 2007, so với năm 2007 chỉ tăng 39.873 triệu đồng đạt 957.000 triệu đồng, nhưng ta có thể thấy rằng tôc độ tăng trưởng tín dụng năm 2008 cao hơn tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn, cho thấy rằng EIB – Hòa Bình đã sử dụng vốn rất hiệu quả trong việc cấp tín dụng, mặc dù đây là năm khó khăn cho cả hệ thống ngân hàng và rất ít ngân hàng nào có sự tăng trưởng mạnh trong hoạt động tín dụng.
Kết quả kinh doanh:
Biểu đồ:1.7 Lợi nhuận của EIB - HB qua các năm.
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh EIB – HB.
Kết quả kinh doanh EIB – HB tăng trưởng rất khả quan qua các năm, năm 2007 đạt 11.423,48 triệu đồng tăng 6.418,48 triệu đồng, tốc độ tăng 128% so với năm 2006. Năm 2008 chi nhánh vẫn giữ được đà tăng trưởng lợi nhuận, đạt 17775,35 triệu đồng, trị giá tăng 6.351,87 triệu đồng ( tương đương 55,6%).
Thị trường hoạt động thuận lợi năm 2007 đã tạo điều kiện cho EIB – HB gia tăng lợi nhuận một cách ngoạn mục từ 5005 triệu đồng năm 2006 đến 11.423,48 triệu đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong lợi nhuận thu được đó là khoản thu từ lãi cho vay do trong năm 2007 hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh tăng rất mạnh. Trong năm 2008, ngân hàng vẫn giữ được mức tăng lợi nhuận mà ít có chi nhánh nào đạt được trước tiên phải nói đến việc nổ lực duy trì và tìm kiếm khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh với nhiều ngân hàng khác và tiếp theo đó là sự đón đầu xu hướng thị trường được định hướng từ ban lãnh đạo hội sở trong các hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ mang lại khoản thu nhập lớn khác ngoài khoản thu từ lãi cho vay từ hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.
Nhìn chung, kết quả hoạt động của chi nhánh trong thời gian qua mang lại lợi nhuận cao. Đạt được kết quả như vậy cho thấy trong thời gian qua hoạt động tín dụng của chi nhánh không những đã góp phần vào sự phát triển kinh tế thông qua việc cung ứng vốn đúng đối tượng mà còn tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng
1.2.5 Muïc tieâu hoaït ñoäng trong thôøi gian saép tôùi.
Chi nhánh Hòa Bình tiếp tục phát triển theo định hướng và mục tiêu đề ra là tập trung sức lực để phát triển mạnh các mảng dịch vụ ngân hàng hướng đến khách hàng là khách hàng mới đặc bệt chú trọng đến khách hàng cá nhân với những sản phẩm dịch vụ cho nhu cầu khách hàng này, đồng thời đẩy mạnh dich vụ thẻ trong năm 2008.
Tiếp tục thực hiện phương châm “phát triển-an toàn và hiệu quả”, trong năm 2009 chi nhánh EIB-HB tiếp tục thực hiện cấp dụng theo hướng có trọng điểm bằng các chương trình sau:
Chương trình tín dụng xây dựng nhà tiêu dùng.
Chương trình tín dụng mua sắm căn hộ cao cấp
Chương trình tín dụng mua sắm phương triện vận tải.
Chương trình tín dụng cấp hạn mức tiêu dùng….