LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngân hàng là trung gian về tài chính cho các hoạt động đời sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thông qua việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và của dân cư, sau đó dùng nguồn tiền huy động được đó đem cho vay đối với những doanh nghiệp đang cần vốn để kinh doanh. Mặt khác, ngân hàng giúp cho đồng tiền của người dân được sinh sôi nảy nở, giúp cho luồng tiền chu chuyển nhiều hơn tạo nên một nền kinh tế đa dạng và phát triển.
Huy động vốn là vấn đề then chốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng nào huy động vốn được càng nhiều thì hoạt động kinh doanh của họ đạt hiệu quả càng cao. Chính vì vậy mà các ngân hàng luôn chú trọng nâng cao khả năng huy động vốn của mình. Khi mà sự cạnh tranh giành giật thị phần ngày càng diễn ra quyết liệt giữa các ngân hàng thì các ngân hàng luôn có những biện pháp khác nhau nhằm chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh gay gắt này.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội, mặc dù thành lập chưa được lâu, nhưng hiện nay Chi nhánh đã trở thành một trong các ngân hàng có khả năng huy động vốn cao trên địa bàn hoạt động. Có được điều này là sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo, sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ CBCNV trong toàn Chi nhánh.
Sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội, em có cơ hội được tìm hiểu quá trình hoạt động của công tác Huy động vốn, chính vì vậy em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho hoạt động Huy động vốn của Chi nhánh đạt hiệu quả cao hơn. Do đó em lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội”.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo ThS Nguyễn Đình Trung đã hướng dẫn chỉ bảo em tận tình, và các cô chú anh chị tại Phòng Tín dụng và phòng nguồn vốn của Chi nhánh, đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện bài viết.
Bài viết là sự nỗ lực tìm tòi của bản thân cá nhân, song do năng lực còn nhiều hạn chế, nên không tránh khỏ những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của mọi người để bài viết được hoàn chỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. 3
1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. 5
1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. 8
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh. 8
1.3.2. Các sản phẩm dịch vụ Chi nhánh cung cấp. 9
1.3.3. Tình hình tổ chức cán bộ trong Chi nhánh. 11
1.3.4. Khách hàng. 12
1.3.5. Màng lưới các Chi nhánh và Phòng giao dịch. 12
1.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. 14
1.4.1. Nhân tố bên trong. 14
1.4.1.1.Trình độ quản trị. 14
1.4.1.2.Vốn chủ sở hữu. 15
1.4.1.3.Hình thức huy động. 16
1.4.1.4.Trang thiết bị công nghệ. 16
1.4.1.5.Tính chuyên nghiệp trình độ của Cán bộ công nhân viên. 17
1.4.1.6.Uy tín của chi nhánh. 18
1.4.2. Nhân tố bên ngoài. 19
1.4.2.1.Môi trường kinh tế chính trị xã hội. 19
1.4.2.2.Lãi suất. 19
1.4.2.3.Sự đa dạng của các dịch vụ cung cấp. 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI 21
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm qua. 21
2.1.1. Về lợi nhuận. 21
2.1.2.Về tình hình kế toán tài chính. 22
2.1.3. Công tác kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế. 22
2.1.4. Các lĩnh vực công tác khác. 23
2.2.Các hình thức đẩy cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. 25
2.2.1. Lãi suất tiền gửi. 25
2.2.2. Chính sách khách hàng của Chi nhánh. 27
2.2.3. Sự đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ. 27
2.2.4. Đổi mới kỹ thuật công nghệ. 28
2.2.5. Sắp xếp đổi mới ngân hàng. 29
2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. 29
2.3.1. Những kết quả Chi nhánh đã đạt được trong động huy động vốn 29
2.1.1. Theo kỳ hạn. 31
2.1.2. Theo tính chất nguồn huy động. 33
2.1.3. Theo loại tiền. 35
2.3.2. Hạn chế. 35
2.3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh. 36
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NÔI 38
3.1.Định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. 38
3.1.1. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam. 38
3.1.1.1. Mục tiêu phấn đấu trong 10 năm (từ 2001 – 2010). 38
3.1.1.2. Chiến lược phát triển. 39
3.1.2. Định hướng hoạt động huy động vốn Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội trong năm 2008 40
3.2. Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh. 41
3.2.1. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, Marketing ngân hàng. 41
3.2.2. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn. 42
3.2.3. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn. 44
3.2.4. Mở rộng màng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn. 45
3.2.5. Thực hiện chính sách khách hàng hợp lý. 45
3.2.6. Đào tạo và phát triển đội ngũ Cán bộ công nhân viên. 47
3.2.7. Đầu tư nâng cao cơ sở vật chất của Chi nhánh. 49
3.3. Kiến nghị. 50
3.3.1. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam. 50
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 50
KẾT LUẬN 52
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc độ tăng là 33%. Trong đó thu lãi cho vay là 691.702 triệu đồng, chiếm 94% tổng thu; thu dịch vụ là 18.899 triệu đồng, chiếm 2,6% tổng thu, bằng 12,2% thu nhập ròng.
Tổng chi năm 2007 là 634.409 triệu đồng, tăng 172.779 triệu đồng, tăng so với năm trước là 37%. Trong đó chi trả lãi huy động vốn là 550.659 triệu đồng, chiếm 87% tổng chi.
Chênh lệch thu chi thực tế là 103.684 triệu đồng, tăng 9.125 triệu đồng so với năm trước, vượt 63% kế hoạch giao. Trong năm Chi nhánh đã trích đủ dự phòng rủi ro theo kế hoạch của Trụ sở chính là 57.806 triệu đồng.
Hệ số lương là 2,26.
2.1.3. Công tác kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế.
Chi nhánh Nam Hà Nội luôn chú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ thanh toán quốc tế, không xảy ra trường hợp sơ xuất đáng tiếc nào. Doanh số hoạt động tiếp tục tăng trưởng, thu phí dịch vụ tăng trưởng, thu phí dịch vụ tăng 44% so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 3: Hoạt động thanh toán quốc tế trong năm 2005 - 2007 (ĐVT: 1000 USD)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
SM
Số tiền
SM
Số tiền
SM
Số tiền
1
Thanh toán hàng nhập
1.063
68.819
1.078
103.447
1.437
147.997
2
Thanh toán hàng xuất
523
48.231
591
59.099
553
92.967
3
Mua ngoại tệ
98.764
107.263
154.273
4
Bán ngoại tệ
101.142
109.404
154.287
5
Thu dịch vụ
187
209
300
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm2005- 2007)
2.1.4. Các lĩnh vực công tác khác.
- Công tác phát triển sản phẩm mới: Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, Chi nhánh Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: Bảo lãnh; thanh toán quốc tế; Đại lý Western Union; thanh toán điện tử; thẻ ATM; Ngân hàng đầu mối; ngân hàng phục vụ dự án… Bên cạnh đó còn phát triển một số sản phẩm dịch vụ mới như:
+ Hỗ trợ nghiệp vụ quản lý tài chính tập trung của Trung tâm chuyển tiền Bưu điện. Với dịch vụ này đã thu hút toàn bộ nguồn vốn không kỳ hạn phục vụ nhu cầu chuyển tiền của ngành Bưu điện về hệ thống NHNo với số dư thường xuyên 300-500 tỷ đồng và hàng chục ngàn cuộc thanh toán chuyển tiền hàng tháng.
+ Dịch vụ thu hộ học phí của một số trường đại học: Dịch vụ này hiện nay đang miễn phí hoàn toàn, có tác dụng thu hút một phần tiền nhàn rỗi của các trường đại học.
+ Dịch vụ trả tiền lương qua thẻ ATM: đây là dịch vụ mang tính quảng bá thương hiệu nhiều hơn.
- Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ luôn được duy trì và ngày càng đi sâu vào chất lượng. Trong năm 2007, đã thực hiện được 93 cuộc kiểm tra, trong đó có 02 cuộc kiểm tra về công tác chỉ đạo điều hành và 91 cuộc kiểm tra hoạ động kinh doanh. Kết quả kiểm tra theo chuyên đề của Chi nhánh năm 2007 là 164.649 chứng từ kế toán với số tiền 38.018.047 triệu đồng; 2525 hồ sơ tín dụng với số tiền là 4.577.089 triệu đồng và 1.179 hồ sơ thanh toán quốc tế với số tiền 55.943 nghìn USD. Ngoài các đợt kiểm tra theo chuyên đề Chi nhánh còn tổ chức thành lập các đoàn kiểm tra theo đề cương kiểm tra của NHNo&PTNT Việt Nam. Năm 2007, Chi nhánh chưa phát sinh đơn thư phản ánh nào.
- Công tác tổ chức: Thực hiện đúng các quy định vè bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng kỷ luật, tuyển dụng. Năm 2007 biên chế thêm 20 cán bộ , đưa tổng số CBCNV Chi nhánh lên 150 người,, không có ai bị kỷ luật, không có đơn thư khiếu nạo. Ngoài ra thực hiện theo quy định của Trụ sở chính, Phòng Thẩm định của Chi nhánh đã chấm dứt hoạt động từ ngày 15/07/2007.
- Công tác phát triển màng lưới: Năm 2007, Chi nhánh thành lập thêm 2 PGD trực thuộc Chi nhánh cấp II, chuyển trụ sở cho 2 Chi nhánh cấp II. Đến nay Chi nhánh có 1 Hội sở, 8 phòng nghiệp vụ, 3 Chi nhánh cấp II và 4 Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh cấp I.
-Công tác đào tạo: Ngoài các buổi tập huấn đột xuất, trong năm 2007 Chi nhánh còn tổ chức nhiều buổi tập huấn do Trụ sở chính tổ chức, tham gia liên kết đào tạo với các đơn vị trong cơ sở đào tạo khu vực tổ chức. Về hiện đại hoá ngân hàng, từ ngày 10/12/2007 Chi nhánh đã tiến hành chuyển đổi chương trình giao dịch từ Ngân hàng bán lẻ sang chương trình IPCAS từ Hội sở đến các Phòng giao dịch.
- Công tác thi đua: Đã triển khai các phong trào thi đua do TW và Chi nhánh tự phát động. Tổ chức đăng ký thi đua ngay từ đầu năm để tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn Chi nhánh. Chi nhánh đã đạt được Cờ thi đua xuất sắc của UBND TP Hà Nội trao tặng; là một trong số ít đơn vị vinh dự nhận CUP Thăng Long 2007; Huân chương lao động hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng; … Ngoài ra, Giám đốc Chi nhánh còn được công nhận là Giám đóc doanh nghiệp giỏ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2.2. Các hình thức đẩy cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
2.2.1. Lãi suất tiền gửi.
Lãi suất được xem chính là giá cả của tiền tệ. Khi một cá nhân hay một tổ chức gửi tiền vào một ngân hàng, họ sẽ lựa chọn ngân hàng nào có lãi suất hấp dẫn nhất để gửi, hay nói chính xác hơn là họ sẽ thu được nhiều nhất từ ngân hàng với khoản tiền họ gửi. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì trong nền kinh tế thị trường, những lĩnh vực có lợi nhuận cao sẽ thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên lãi suất huy động càng cao sẽ làm cho lãi suất cho vay sẽ cao. Chính vì vậy, các ngân hàng cần phải tính toán để đưa ra mức lãi suất huy động và cho vay hợp lý, một mặt có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, mặt khác giúp cho hoạt động kinh doanh trong ngân hàng ngày càng hiệu quả.
Trong thời gian qua, do chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng cao, thị trường bất động sản chỉ trong vài tháng đã tăng chóng mặt, trong khi thị trường chứng khoán diễn biến trồi sụt thất thường và đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ… Tất cả những điều đó buộc các nhà quản lý phải đưa ra những chính sách tiền tệ hợp lý. Thị trường tiền tệ ở Việt Nam nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử, vốn đồng VNĐ khan hiếm, trên các ngân hàng hầu như chỉ có người đi vay mà không có người gủi tiền. Điều đó làm cho các NHTM liên tục điều chỉnh lãi suất nhằm có thể thu hút khách hàng gửi tiền. Tháng 2 năm 2008, SEA BANK công bố lãi suất mới được coi như quả bom dội vào cuộc cạnh tranh tăng lãi suất trên thị trường với mứuc kỷ lục là 12%/năm; ngay sau đó SHB đua ra chương trình siêu lãi suất với mức lãi suất cao nhất lên đến 12,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng, rồi NHTM CP Sài Gòn đưa ra mức lãi suất cao hơn với mức lãi suất 13,5%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng…
Trước tình hình đó, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội một mặt tăng cường giám sát quản lý chặt chẽ các hoạt động trong Chi nhánh, mặt khác thực hiện nghiêm túc chủ trương của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam. Theo đó tỉ lệ dự trữ trong Chi nhánh tăng từ 10% lên 11%, lãi suất tiền gửi cũng thay đổi theo tình hình chung thị trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh.
Lãi suất tiền gửi VNĐ:( %/tháng)
Bảng 4: Lãi suất tiền gửi VNĐ của một số ngân hàng
Kỳ hạn
AGRIBANK
VIETCOMBANK
SEABANK
VPBANK
Không kỳ hạn
0.2
0.25
0.3
0.3
1 tháng
1
1.0
1.0
1.0
3 tháng
1
1.0
1.0
1.0
6 tháng
1
0.95
1.0
1.0
9 tháng
0.78
0.95
1.0
1.0
12 tháng
0.8
0.95
1.0
1.0
(Nguồn: Website của Agribank; vietcombank; SeABank và VPBank).
Lãi suất tiền gửi bằng USD: (%/năm)
Bảng 5: Lãi suất tiền gửi USD của một số ngân hàng
Kỳ hạn
AGRIBANK
VIETCOMBANK
SEABANK
VPBANK
Không kỳ hạn
1.25
1.25
1.5
1.8
1 tháng
4.2
4.2
6.0
6.0
3 tháng
4.5
4.5
6.5
6.2
6 tháng
4.7
4.55
6.75
6.5
9 tháng
4.75
4.55
6.75
7.0
12 tháng
5.8
4.65
6.75
6.5
2.2.2. Chính sách khách hàng của Chi nhánh.
Khách hàng là nhân tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Bởi khách hàng chính là người sử dụng các sản phẩm dịch vụ của doanh nhgiệp từ đó tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao, việc chiếm lĩnh thị phần trên thị trường luôn được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Họ luôn cố gắng phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Là một Chi nhánh lớn trong hệ thống và trên địa bàn, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội luôn chú trọng đến việc giữ mối quan hệ tốt đối với khách hàng truyền thống, mặt khác tích cực phát triển khách mới. Chi nhánh luôn quan tâm đúng mức đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, xây dựng và thực hiện tốt thoe chính sách khách hàng của ngân hàng. Chi nhánh đã phân tích kỹ lưỡng, thu thập đầy đủ thông tin về đặc điểm của từng loại khách hàng trong quá trình họ sử dụng các sản phảm dịch vụ ngân hàng, sự hiểu biết của họ về các sản phẩm này. Từ những thông tin thu thập được, Chi nhánh tiến hành phân chia khách hàng theo từng nhóm, qua đó cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các nhóm khách hàng.
2.2.3. Sự đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ.
Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng được chia làm 2 loại là Dịch vụ cơ bản và dịch vụ ngoại vi:
- Dịch vụ cơ bản: Là dịch vụ chính đối với mỗi ngân hàng, bao gồm 3 nghiệp vụ cơ bản: Nghiệp vụ huy động vốn, Nghiệp vụ sử dụng vốn và Nghiệp vụ thanh toán.
- Dịch vụ ngoại vi: Là những dịch vụ mang tính bổ trợ, bổ sung làm tăng thêm giá trị dịch vụ cơ bản và tạo ra sự khác biệt giũa các ngân hàng. Dịch vụ ngoại vi bao gồm các dịch vụ như tư vấn khách hàng, dịch vụ thông tin theo yêu cầu, dịch vụ két… Ngày nay bên cạnh sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ở các dịch vụ cơ bản, thì dịch vụ ngoại vi cũng được các ngân hàng quan tâm chú ý trong việc tạo ra lợi thế kinh doanh so với đối thủ của mình.
Đối với nghiệp vụ huy động vốn, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội luôn cố gắng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có thể tự do lựa chọn gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình như: Tiết kiệm không kỳ hạn; Tiết kiệm ngắn, trung và dài hạn; Phát hành các laoi giấy tờ có giá như Chứng chỉ, trái phiếu, kỳ phiếu; Mở tài khoản cung cấp các loại thẻ; Đại lý Western Union; Các dịch vụ bảo lãnh;.. Đặc biệt là dịch vụ Ngân hàng đầu mối tiếp nhận và quản lý các dự án nước ngoài, ngân hàng đầu mối thanh toán; Giao dịch online với các khách hàng lớn; Internet Banking…
2.2.4. Đổi mới kỹ thuật công nghệ.
Triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại giao đoạn 2006 – 2010 của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã quan tâm đặc biệt đến phát triển công nghệ thông tin ứngdụng trong lĩnh vực nghiệp vụ ngân hàng, theo đó ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị công nghệ tiên tiến nhất. Đến tháng 12/2007 số máy ATM của Chi nhánh là 15 máy; hoà thiện các hệ thống chuyển tiền điện tử; các ứng dụng về bảo mật hệ thống và bảo mật đường truyền thông; tham gia hệ thống chuyển tiền quốc tế SWIFT; ứng dụng hệ điều hành UNIX; cơ sở dữ liệu Oracle; xử lý giao dịch tức thời trên mạng máy vi tính; thanh toán bù trừ điện tử; chuyển tiền điện tử; thanh toán liên ngân hàng; thanh toán giám sát từ xa; phòng ngừa rủi ro,… đó là những bước tiến dài trên con đường ứng dụng công nghệ thông tin của Chi nhánh vào trong nghiệp vụ ngân hàng. Đặc biệt hiện nay Chi nhánh đã áp dụng Hệ thống Thanh toán và Kế toán khách hàng (IPCAS). Đây là một hệ thống mở, có thể mở rộng và tích hợp với các hệ thống ứng dụng nghiệp vụ khác. IPCAS gồm có các phân hệ có khả năng củ lý toàn bộ và cải tiến một số nghiệp vụ NHTM. Vì được xây dựng theo mô hình tập trung nên có khả năng xử lý đa hệ, duy trì kế toán đồ và duy trì dấu vết kiểm toán theo đúng chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
2.2.5. Sắp xếp đổi mới ngân hàng.
Từ năm 2006 đến ay, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội luôn là đơn vị xuất sắc thực hiện Đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn Đô thị loại I giai đoạn I. Chi nhánh tiếp tục thực hiện tốt các mục tiêu định hướng của Trụ sở chính, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, phát triển kinh doanh đa năng, luôn coi trọng hiệu quả đầu tư, nâng cao năng lực tài chính…Chi nhánh luôn quan tâm đến ợi ích của toàn hệ thống, thể hiện cụ thể là hiện nay Chi nhánh đang triển khai các dịch vụ mang hiệu quả cho cả hệ thống như: Ngân hàng phục vụ dự án Hạ tầng cơ sở nông thôn; Dự án Giao thông nông thôn I; Dịch vụ hỗ trợ tài chính tập trung của Trung tâm chuyển tiền Bưu điện… tạo ra hang ngàn tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn, hàng chục ngàn cuộc thanh toán chuyển tiền trong một tháng… Tuy nhiên tính chỉ đạo thống nhất, sức mạnh hệ thống chưa được phát huy hết do còn một số Chi nhánh không thực hiện chủ trương miễn giảm phí chuyển tiền, chậm hạch toán, báo Có cho khách hàng, không cung cấp sao kê đầy đủ… Bên cạnh đó còn một số lĩnh vực chưa thể hiện vai trò tập trung, thống nhất của Trụ sở chính như: việc thương thảo ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ, thu hút nguồn vốn cho các doanh nghiệp có màng lưới toàn quốc… nhằm nâng cao vị thế của NHNo&PTNT Việt Nam và tránh sự cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ hệ thống.
2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
2.3.1. Những kết quả Chi nhánh đã đạt được trong động huy động vốn.
Trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực không ngừng, tổng nguồn vốn của Chi nhánh liên tục tăng cao. Mặc dù là một Chi nhánh mới được thành lập chưa lâu, nhưng hiện nay Chi nhánh là một trong năm Chi nhánh có nguồn vốn lớn nhất trong hệ thống NHNo. Tình hình HĐV cụ thể như sau:
Bảng 6: Tổng nguồn vốn của Chi nhánh từ năm 2003 - 2007
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng nguồn vốn
2550
3784
4439
7953
8320
NV huy động tại ĐP
2116
3351
4008
5767
6134
Huy động trái phiếu TW
434
433
431
2186
2186
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2003 - 2007)
Biểu đồ một số chỉ tiêu về nguồn vốn
Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2003 Tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 2550 tỷ đồng, tăng so với đầu năm là là 1415 tỷ đồng với tốc độ tăng 224%, đạt 185 % kế hoạch đề ra. Năm 2004, tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 3784 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm 2003 là 1234 tỷ đồng, với tốc độ tăng là 48,4%, cao hơn so với mức tăng trưởng chung của toàn NHNo (23,5%) và bình quân của các NHTm trên địa bàn.
Năm2005 là năm Chi nhánh thay đổi về cơ chế điều hành kinh doanh, là năm thực sự triệt để chủ trương giảm mạnh tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tuy nhiên Chi nhánh vẫn hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản của NHTW giao, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức độ cao. Tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 4439 tỷ đồng, tăng 655 tỷ đồng so với năm trước, tốc độ tăng là 17,3%, vươn lên vị trí thứ 8 các NHNo co nguồn vốn cao nhất. Đặc biệt, mức vốn huy động bình quân trên một cán bộ đạt 37 tỷ đồng/người, được xếp vào 1 trong 5 NHNo có số bình quân vốn trên đầu cán bộ cao nhất của hệ thống.
Năm 2006 là năm thắng lợi vượt bậc của Chi nhánh cả về tốc dộ tăng trưởng, quy mô và cơ cấu nguồn vốn. Tổng nguồn vốn đạt 7953 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 3514 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 79%, vượt 5% so với kế hoạch Trụ sở chính giao cho. Đây là năm có tốc độ tăng cao nhất, số lượng tăng nhiều nhất kể từ khi Chi nhánh được thành lập.
Năm 2007 tiếp tục là năm mà Chi nhánh Nam Hà Nội hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Tổng nguồn vốn đạt 8320 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2006, vượt 24% so với kế hoạch đề ra.
Theo kỳ hạn.
Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng nguồn vốn
2550
3784
4439
7953
8320
TG KHH
422
720
906
1189
1238
TG có KH < 12 tháng
640
1445
1364
1489
1591
TG có KH > 12 tháng
1488
1619
2169
5275
5491
Tỷ trọng vốn trung dài hạn
75%
62%
69%
81%
81%
Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
Năm 2003, so với thời điểm đầu năm thì tất cả các loại nguồn vốn ở các kỳ hạn đều tăng. Trong đó nguồn vốn KHH tăng cả về giá trị tuyệt đối và cả tỷ trọng với tốc độ tăng gấp 2 lần, tập trung chủ yếu vào TG KHH của các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng. Do vậy, chất lượng nguồn vốn có chiều hướng tăng lên do lãi suất bình quân đầu vào giảm.
Năm 2004, nguồn vốn KHH chiếm tỷ trọng là 19%; nguồn vốn có KH dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 38%, là nguồn tăng nhanh nhất trong năm (hơn gấp 2 lần); nguồn vốn có KH trên 12 tháng chiếm tỷ trọng 43% nhưng có tốc độ tăng chậm lại, điều đó phản ánh sự phát triển chưa ổn định của nền kinh tế xã hội.
Năm 2005, nguồn vốn KKH đạt 906 tỷ đồng, tăng 186 tỷ đồng so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng là 26%; Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 1364 tỷ đồng giảm 81 tỷ đồng; Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng 550 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 34%, chiếm tỷ trọng 49% tổng nguồn vốn.Như vậy cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh đã có thay đổi đáng kể, nguồn vốn trung và dài hạn tăng nhanh.
Năm 2006, nguồn vốn đều tăng ở tất cả các kỳ hạn. Trong đó đáng chú ý là nguốn vốn từ tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng, tăng 3106 tỷ đồng, tốc độ tăng là 243% so với năm 2005. Tỷ trọng vốn trung và dài hạn chiếm 81% trong tổng nguồn vốn.Qua đó có thể thây cơ cấu nguồn vốn Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã thay đổi theo chiều hướng ổn định hơn.
Năm 2007, cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh thay đổi không đáng kể so với năm 2006, nguồn vốn trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn (chiếm tỷ trọng 81%, không thay đổi so với năm 2006).
Theo tính chất nguồn huy động.
Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn huy động
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng nguồn vốn
2550
3784
4439
7953
8320
Tiền gửi dân cư
955
1121
1389
4226
4183
Tiền gửi Tổ chức kinh tế
765
1439
2498
2903
3565
Tiền gửi Tổ chức tín dụng
830
1224
552
824
572
(Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 - 2007)
Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn huy động
Năm 2003, tính chất nguồn vốn của Chi nhánh có những xu hướng biến động mạnh mẽ theo chiều hướng khá tích cực. Tỷ trọng tiền gửi dân cư đã tăng lên và đưa dần vào thế ổn định. Bên cạnh đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng đã tăng dần lên cùng với tiền gửi của dân cư đã chiếm một tỷ trọng khá ưu thế trong cơ cấu nguồn của Chi nhánh. Đạt đươc kết quả là do sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, các phòng chức năng và toàn thể CBCNV của Chi nhánh.
Năm 2004 tiền gửi của các thành phần đều tăng, trong đó tiền gửi cảu tổ chức dân cư đạt 1121 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 30% tổng nguồn, so với kế hoạch mà TW giao là 40% tổng nguồn thì tỷ trọng nguồn vốn dân cư của Chi nhánh chưa đạt yêu cầu. Nguồn vốn từ TG TCTD đầu năm có xu hướng giảm,nhưng do chỉ đạo của Tổng Giám đốc để giải quyết khó khăn nên Chi nhánh đã tích cực huy động vốn từ các TCTD, do đó cuối năm đạt 1224 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng32%.
Năm 2005, nguồn vốn từ TG TCKT có sự tăng rất cao (tăng 1059tỷ đồng), tốc dộ tăng là 74%. Đó là kết quả của tăng cương huy động nguồn vốn của các tổ chức kinh tế có nguồn vốn lớn như Quỹ hỗ trợ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tập đoàn Tài chính tàu thuỷ, Khối Bưu chính viễn thông và các Dự án đầu tư có vốn nước ngoài. Nguồn vốn này tăng nhanh tuy nhiên tính chất ổn định không cao.
Năm 2006, trong khi nguồn vốn huy động tư dân cư có sự tăng nhanh vượt mức kế hoạch mà TSC giao cho, nguồn vốn của TCKT cũng có xu hướng tăng tuy nhiên tỷ trọng có xu hướng giảm so với năm trước, thì nguồn vốn huy động từ TG TCTD giảm cả về tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Qua đó có thể thấy tính chất ổn định cao hơn so với năm trước, điều đó dẫn đến mặt bằng lãi suất đầu vào cũng cao hơn năm trước.
Năm 2007, thực hiện chủ trưong của Trụ sở chính về việc giảm dần TG của các TCTD, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã nghiêm chỉnh chấp hành. Đến ngày 31/12/2007 TG TCTD là 572 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7% tỏng nguồn và giảm 252 tỷ đồng so với năm 2006. TG TCKT có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2006 mặc dù trong năm 2007 TSC có chủ trưong giảm TG Tổ chức tài chính, công ty chứng khoàn và Công ty Bảo hiểm. Đến ngày 31/12/2007 TG TCKT là 3565 tỷ đồng, tăng 662 tỷ đồng với tốc độ tăng 23% so với năm 2006. Tiền gửi dân cư có xu hướng giảm so với năm trước. Năm 2007 tiền gửi dân cư đạt 4183 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50% tổng nguồn và bằng 99% năm 2006. Nguyên nhân là do sự phát triển của TTCK nên việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư gặp nhiều khó khăn.
Theo loại tiền.
Bảng 9: Tổng nguồn vốn theo loại tiền huy động
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng nguồn vốn
2550
3784
4439
7953
8320
Nguồn vốn nội tệ
2107
3061
3600
7373
7748
Nguồn vốn ngoại tệ
443
723
839
580
572
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh từ năm 2003 – 2007)
Nguồn vốn nội tệ tăng nhanh qua mỗi năm. Nếu như năm 2003, nguồn vốn nội tệ mới đạt 2107 tỷ đồng thì đến năm 2007 là 7748 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần. Trong khi đó, nguồn vốn ngoại tệ sau một thời gian tăng thì trong năm 2006 và 2007 có sự giảm rõ ràng. Nguyên nhân là do chủ trương của TSC là giảm nguồn tiền gủi từ các TCTD, chính vì vậy làm cho nguồn ngoại tệ giảm nhanh chóng.
2.3.2. Hạn chế.
Công tác HĐV còn có lúc không chủ động, chưa có biện pháp thiết thực để đấy nhanh tốc độ tiền gửi của dân cư, tỷ trọng vốn tổ chức tín dụng trong những năm trước còn cao, trong khi tiền gửi của các tổ chức dân cư chưa tương xứng với vị thế của Chi nhánh. Qua đó Chi nhánh cần tăng cường hạot động Marketing, quảng cáo tại các địa bàn dân cư để thu hút sự quan tâm của người dân.
Lãi suất tiền gửi của Chi nhánh không thật sự hấp dẫn đối với người dân so với các NHTM cổ phần trên địa bàn khác. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi vì Chi nhánh thuộc NHTM Nhà nước nên cơ chế chính sách không được thông thoáng như các NHTM Cổ phần. Mặt khác các NHTM có lãi suất cao vì mức độ rủi ro tại các ngân hàng này coa hơn so với hệ thống các NHTM Nhà nước. Đây là một điều thuận lợi để Chi nhánh khai thác và phát huy nhằm nâng cao khả năng HĐV.
Cơ sở vật chất của mạng lưới giao dịch chưa tương xứng với tên tuổi của Chi nhánh, nhiều phòng giao dịch còn phải đi thuê, không có điều kiện xây dựng kho tiền, cải tạo khang trang, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạtt động HĐV của Chi nhánh
2.3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh.
Một là: Đất nước phải đối mặt với thiên tai hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh. Bên cạnh đó là giá xăng dầu, giá vàng đều tăng kỷ lục, đẩy giá cả của các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống của nhân dân tăng cao, giá nguyên vật liệu đầu vào cho các doanh nghiệp cũng lên…Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất trong những năm vừa qua. Tất cả những điều đó gây nên khó khăn đối với đời sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sự khó khăn này làm cho nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và tại các doanh nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng.
Hai là : Cục Dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất cơ bản lên mức hiện tại là 5,25%, lãi suất trên thị trường tiền tệ quốc tế và thị trường trong nước liên tục tăng cao. Các NHTM cổ phần đưa ra nhiều sản phẩm mới với hình thức huy động hết sức đa dạng, hấp dẫn. Lãi suất huy động ngày càng được các NHTM cổ phần đẩy lên cao, điều này gây khó khăn đối với NHTM Nhà nước như Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội, bởi vì các NHTM Cổ phần rất có tiềm lực về tài chính, bên cạnh đó không chịu nhiều sự ràng buộc về chính sách của nhà nước như các NHTM Nhà nước. Chính vì điều đó làm cho tình hình cạnh tranh giữa các NHTM trong và ngoài quốc doanh với nhau hết sức căng thẳng.
Ba là: Chính phủ phê duyệt lộ trình và chỉ đạo các Bộ, Ngành, Tổng Công ty đẩy mạnh tiến trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, đã thu hút vốn từ dân cư khi họ tập trung nguồn tiền để mua cổ phiếu của các doanh nghiệp. Chính điều đó làm hạn chế dòng tiền gửi vào ngân hàng. Việc mở rộng đầu tư tín dụng trong giai đoạn chuyển đổi, sắp xếp lại DNNN cũng khó khăn và phức tạp hơn, dẽ xảy ra rủi ro hơn.
Bốn là: Sự bùng nổ của Thị trường Chứng khoán đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và của mọi người dân. Nguồn tiền nhàn rỗi thay vì trước đây gửi vào các ngân hàng để thu lãi, thì hiện nay được đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp. Nhiều nhà đầu tư còn rút tiền gửi từ ngân hàng để đầu tư chứng khoán. Chính điều này làm luồng tiền gửi vào ngân hàng ngày càng bị giảm sút.
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NÔI
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
3.1.1. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam.
3.1.1.1. Mục tiêu phấn đấu trong 10 năm (từ 2001 – 2010).
- Tăng trưởng dư nợ bình quân là 16%/năm (đến cuối năm 2005 là 84 000 tỷ đồng, đến cuối năm 2010 đạt 176 tỷ đồng. Dư nợ cho vay trung, dài hạn bình quân từ 14%-16%/năm (đến cuối năm 2005 đạt 33000 tỷ đồng, đến cuối năm 2010 đạt 70000 tỷ đồng). Mức tăng trưởng cho vay chiếm 94% - 96% tổng tài sản có.
- Tăng vốn tự có đảm bảo an toàn vốn 8%/năm. Năm 2005, vốn tự có là 500 triệu USD, đến năm 2010 đạt 1 tỷ USD.
- Tăng nguồn vốn để đảm bảo nguồn vốn cho vay, an toàn chi trả và đầu tư khác, cân đối nguồn vốn cho vây trung, dài hạn. Tổng nguồn vốn năm 2010 đạt 250000-260000 tỷ đồng.
- Tăng nhân viên kết hợp với mở rộng sản phẩm dịch vụ, hệ thống hỗ trợ bình quân TSC/1nhân viên xấp xỉ 6 tỷ đồng, số lượng nhân viên đến năm 2010 đạt 30000 nhân viên, bố trí 15000 cán bộ tín dụng, bình quân 1 cán bộ tín dụng đạt 12000 tỷ đồng.
- Tăng mạng lưới phù hợp với quy mô phát triển cạnh tranh và hội nhập
- Cân đối thu chi hoạt động trên tổng thu nhập, đảm bảo khả năng sinh lời đạt trên 14%.
- Doanh thu từ hoạt động cho vay chiếm từ 60% - 70%, từ dịch vụ và các hạot động khác chiếm từ 30% - 40%.
- Có hệ thống quản lý, giám sát nội bộ và khách hàng để đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn < 4% theo thời điểm.
- Thu nhập của người lao động phải tăng phù hợp theo quy mô phát triển để cạnh tranh với thu nhập khu vực tư nhân, trong đó lãnh đạo NHNo Việt Nam xác định rõ các yếu tố quyết định sự thành công, đó là: phải có quy mô đủ lớn; chính sách nhân sự đồng bộ; có định hướng thị trường khách hàng, sản phẩm mang tính vĩ mô và nền tài chính trong sạch, mạnh mẽ để tăng cường khả năng cạnh tranh.
3.1.1.2. Chiến lược phát triển.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, NHNo&PTNT Việt Nam đã xác định các chiến lược cụ thể:
Về định hướng cho vay:
- Tập trung thị trường nông nghiệp nông thôn với khách hàng là hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia các chường trình phát triển kinh tế như nuôi trồng thuỷ hải sản, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi và các thành phần kinh tế ngành nghề nông thôn.
- NHNo&PTNT Việt Nam nhận làm dịch vụ 100% (nguồn vốn uỷ thác).
- Đối với khách hàng, NHNo&PTNT Việt Nam đầu tư đảm bảo hiệu quả, thực hiện đảm bảo tiền vay bằng tài sản thế chấp, cầm cố và cân đối được vốn nội, ngoại tệ... Tỷ trọng đầu tư ngắn hạn 60%, trung hạn 40%. Tổng dư nợ khác có tỷ trọng đầu tư khu vực doanh nghiệp từ 30% -35%; khu vực tư nhân cá thể từ 65% - 70%.
- Đối với quy mô tài chính: tập trung đầu tư, đổi mới thiết bị quy mô vừa và nhỏ cho các doanh nghiệp hộ kinh tế trang trại, ưu tiên cho doanh nghiệp tiêu thụ (chế biến, xuất khẩu) sản phẩm nông nghiệp. Quy mô cho thuê tài chính đến năm 2010 đạt 2o tỷ đồng.
Đối với hoạt động huy động vốn:
- Tập trung HĐv ngắn hạn, trung hạn và dài hạn khu vực dân cư; vốnngắn hạn đối với khu vưc doanh nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ đúng cam kết để thu hút, tăng nhanh nguồn vốn uỷ thác đầu tư trong, ngoài nước, tham gia khai thác các thị trường vốn.
Về các sản phẩm:
Mở nhanh các sản phẩm thanh toán, sản phẩm tiền gửi, sản phẩm tín dụng, từng bước mở sản phẩm dịch vụ ATM, thẻ thanh toán, bảo hiểm dịch vụ qua mạng ở những nơi cần thiết và có hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2010, thực hiện đủ 39 sản phẩm theo ngân hàng quốc tế.
Về định hướng cạnh tranh:
- Khu vực thành thị và địa bàn trọng điểm có sự cạnh tranh quyết liệt của các TCTD, phi tín dụng, biểu hiện rõ nét sự hội nhập của ngân hàng, bởi sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh.
- Đối với địa bàn nông thôn được phân ra làm 2 vùng là cùng có giao thông thuận lợi có sự cạnh tranh của các NHTM trong nước; và vùng nông thôn vùng sâu vùng xa.
3.1.2. Định hướng hoạt động huy động vốn Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội trong năm 2008
Mục tiêu phát triển lâu dài của Chi nhánh NHNo%PTNT Nam Hà Nội là “…xây dựng ngân hàng thành một chi nhánh NHTM lớn, chủ lực, hiện đại, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lành mạnh về tài chính, có kỹ thuật công nghệ cao, đa dạng về sản phẩm dịch vụ, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam, đủ sức cạnh tranh trong nước và chủ động hội nhập quốc tế…”
Trên cơ sở đó, cùng với định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam, cùng với tình hình hiện tại Chi nhánh đã xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh cho năm 2008 như sau:
Công tác huy động vốn:
- Phấn đấu tổng nguồn vốn cuối năm đạt 9300 tỷ đồng. Tỏng đó nguồn vốn huy động tại địa phương là 7114 try đồng, tăng 16% so với năm 2007.
- Tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm 30%/ tổng nguồn huy động tại địa phương.
- Từng bước cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định và hiệu quả.
Để đạt được những mục tiêu trên, Chi nhánh chủ động đưa ra những giải pháp chính sau: Thực hiện chủ trương từng bước giảm triệt để nguồn tiền gửi TCTD nhằm tăng tính ổn định của nguồn vốn; Duy trì mối quan hệ với các khách hàng lớn, tìm kiếm thêm khách hàng và các dự án mới; Củng cố màng lưới hiện có, đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư; Dùng cơ chế thi đua khen thưởng khuyến khích CBCNV trong toàn Chi nhánh thu hút được nguồn vốn hiệu quả.
Công tác tín dụng:
- Phấn đấu đạt mức dư nợ tại địa phương cuối năm 2400 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với năm 2007.
- Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn: chiếm 60% tổng dư nợ.
- Tỷ lệ nợ xấu: tối đa 2% tổng dư nợ.
Công tác tài chính:
- Phấn đấu quỹ thu nhập cuối năm đạt mức 114 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2007 (đủ quỹ thu nhập chi lương và thưởng theo quy định).
- Tỷ lệ thu ngoài tín dụng trên 10%.
- Tỷ lệ chi khác: 2% tổng chi.
3.2. Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh.
3.2.1. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, Marketing ngân hàng.
Nghiên cứu thị trường là hoạt động cần được tiến hành thường xuyên đối với tất cả các doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra chính sách cho phù hợp. Các yếu tố cơ bản thuộc về thị trường bao gồm: khách hàng, lãi suất, tỷ lệ lạm phát, sự cạnh tranh của các ngân hàng… Hoạt động của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn sự tác động của thị trường, nhất là đối với hoạt động huy động vốn. Nghiên cứu thị trường giúp cho Ban Giám đốc của chi nhánh có những điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình trên thị trường, tiến hành phân loại khách hàng để thực hiện chính sách khách hàng hợp lý, nghiên cứu sự cạnh tranh của các đối thủ để quyết định đưa ra sản phẩm mới đảm bảo tính hấp dẫn.. Nghiên cứu thị trường nhằm làm sáng tỏ nhu cầu hiện tại và tiềm năng tương lai của thị trường, trên cơ sở đó xây dựng mục tiêu ngằn hạn, dài hạn, đưa ra chính sách Marketing dài hạn để phát triển mở rộng các hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu thị trường có thể được thục hiện thông qua các cuộc tiếp xúc với khách hàng, thông qua các buổi hội thảo, hội nghị…từ đó nắm bắt thông tin thị trường.
Hiện tại Chi nhánh vừa thành lập phòng Marketing trong cơ cấu tổ chức của mình. Là phòng mới hoạt động nhưng công việc trước mắt rất vất vả, nặng nề bao gồm các công việc như quảng bá thương hiệu, đa dạng hoá các hình thức quảng cáo, khuyến mãi, tập trung vào từng sản phẩm dịch vụ, từng đối tượng khác nhau, nghiên cứu và phát triển thị trường… Chính vì vậy một mặt Chi nhánh cần có sự đầu tư thích đáng về kinh phí tài trợ cho hoạt động Marketing, mặt khác tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao nghiêp vụ Marketing trong ngân hàng cho các CBCNV trong phòng. Không những thế, Chi nhánh cần xác định rõ việc nâng cao hình ảnh của Chi nhánh không chỉ là nhiệm vụ của mình phòng Marketing mà còn là nhiệm vụ chung của tất cả các phòng ban, các Phòng giao dịch, các CBCNV trong toàn Chi nhánh.
Hoạt động Marketing bao gồm: quảng bá thương hiệu, tiếp thị trực tiếp đến khách hàng, đa dạng các hình thức quảng cáo, khuyến mại, tập trung vào từng sản phẩm dịch vụ, từng đối tượng khách hàng khác nhau…
3.2.2. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn.
Hoạt động HĐV gắn liền với chính sách lãi suất, khách hàng khi quyết định gửi tiền vào một ngân hàng nào đó thường quan tâm đến mức lãi suất họ nhận được là bao nhiêu và cách thức trả lãi của ngân hàng như thế nào. Tuy nhiên để tăng nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, ngân hàng không thể tăng lãi suất một cách tuỳ tiện bởi vì mức lãi suất này ảnh hưởng đến chi phí đầu vào, quyết định mức lãi suất đầu ra và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Do đó chi nhánh một mặt bám sát các chủ trương của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam về các chính sách tiền tệ và lãi suất, mặt khác cần phải xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý vừa đảm bảo hấp dẫn khách hàng vừa mang lại hiệu quả kinh doanh tốt cho Ngân hàng mình.
Hiện nay vấn đề lãi suất đang là vấn đề nóng bỏng trên thị trường tiền tệ tài chính, nó được tự do hoá, hình thành trên cơ sở cung cầu về vốn kinh doanh trên thị trường. Đây là một thuận lợi cơ bản đảm bảo sự tự chủ trong kinh doanh của các ngân hàng. Các ngân hàng tuỳ thuộc vào mục đích, khả năng của mình có thể áp dụng chiến lược cạnh tranh của mình bằng giá cả mà không bị khống chế bởi NHNN như trong thời gian trước. Tuy nhiên các NHTM cần chú ý rằng, việc cạnh tranh với nhau thông qua đẩy lãi suất lên cao là một chiến lược tốn kém và sẽ đẩy giá hị trường lên cao. Do đó cạnh tranh về chất lượng trên cơ sở một chính sách lãi suất hợp lý là xu thế cạnh tranh lâu dài.
Trước tình hình các NHTM cạnh tranh với nhau bằng lãi suất, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Do đó chi nhánh cần tập trung thực hiện theo các hướng sau:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ bên cạnh việc áp dụng một chính sách lãi suất mềm dẻo, bám sát các diễn biến của thị trường và có tính cạnh tranh ở mức độ hợp lý.
- Để thu hút được khách hàng gửi tiền vào, Chi nhánh cần chú ý khi quy định mức lãi suất đó là: lãi suất kỳ hạn ngắn thấp hơn so với lãi suất kỳ hạn dài, đồng thời quy định thêm nếu khách hàng gửi càng nhiều tiền sẽ được hưởng thêm một mức lãi suất nhất định nào đó. Chẳng hạn như đối với Ngân hàng ngoài quốc doanh VPBANK, đối với khoản tiền gửi không kỳ hạn dưới 100 triệu lãi suất là 0,3%/tháng; nếu gửi từ 100 -500 triệu lãi suất là 0,31/tháng; từ 500 triệu trở lên lãi suất là 0,32%/tháng.
- Đối với khách hàng truyền thống có quan hệ lâu năm, có số tiền gửi lớn, Chi nhánh cần có những ưu đãi về mức lãi suất thích hợp để củng cố mối quan hệ và qua đó mở rộng hơn nữa mối quan hệ đối với khách hàng mới.
- Hiện nay, do sự biến động về lãi suất nên khách hàng có xu hướng gửi tiền theo kỳ hạn ngắn hạn vào các ngân hàng có tên tuổi nhằm tránh những rủi ro do thị trường tài chính tạo ra. Chính vì vậy, với lợi thế của mình, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội cần chú ý nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, thủ tục gửi rút tiền thuận lợi đồng thời nâng lãi suất tiền gửi ngắn hạn nhằm thu hút được khách hàng đến với Chi nhánh nhiều nhất.
3.2.3. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn.
Hiện nay Chi nhánh đã áp dụng các hình thức HĐV tương đối phù hợp với nhu cầu của thị trường nhưng vẫn chưa tương xứng với vị thế hiện tại của Chi nhánh. Do đó Chi nhánh cần mở rộng thêm các hình thức HĐV mới nhằm thu hút được ngày càng nhiều hơn, gia tăng nguồn vốn tại chỗ theo hướng sau:
- Tiếp tục duy trì và phát triển các hình thức HĐV hiện có đang được triển khai.
- Mở rộng thêm kỳ hạn HĐV thực hiện kỳ hạn linh hoạt hơn, chẳng hạn có thể đưa ra kỳ hạn theo ý muốn của khách hàng như theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng, và tương ứng với mỗi kỳ hạn đó là mức lãi suất phù hợp vì trên thưuc tế, lượng tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cá nhân không khớp với thời hạn của Chi nhánh đang áp dụng.Nếu thực hiện chính sách này, khách hàng khi gửi tiền vào Chi nhánh sẽ cảm thấy thuận tiện và thoải mái vì tiền của họ vừa sinh lời, vừa đảm bảo an toàn, vừa có thể rút ra theo đúng kế hoạch chi tiêu của mình.
- Áp dụng hình thức kết hợp hạn mức tín dụng với tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. Với hình thức này khách hàng có thể sử dụng khoản tiền này của mình thế chấp vay vốn khi cần thiết và số vốn khách hàng muốn vay phụ thuộc vào só dư trên tìa khoản tiết kiệm của họ. Hình thức này rất thuận lợi cho cả khách hàng và cả ngân hàng
- Đưa ra chương trình khách hàng thân thiên đối với hình thức khi khách hàng gửi một số tiền nhất định sẽ được tặng một số điểm và tích luỹ dần đến một mức quy định sẽ được đổi phiếu mua hàng tại một siêu thị hoặc một thẻ điện thoại, thẻ ATM tương đương với số tiền nào đó.
- Thực hiện hình thức gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt. Theo hình thức này, khi khách hàng gửi tiền với kỳ hạn đã ấn định trước nhưng nếu họ có nhu cầu rút trước hạn thì vẫn được hưởng lãi suát tương ứng với kỳ hạn tại thời điểm rút tiền thay vì hưởng lãi suất không kỳ hạn. Tuy nhiên ngân hàng có thể đưa ra mức lãi suất cho phù hợp vừa đảm bảo có lợi cho ngân hàng vừa hấp dẫn khách hàng. Mức lãi suất này có thể thất hơn mức lãi suất tiết kiêmh thông thường nhưng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn.
3.2.4. Mở rộng màng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn.
Hiện nay màng lưới Chi nhánh có 15 Chi nhánh cấp II và các Phòng giao dịch, tập trung chủ yếu xung quanh Hội sở. Hầu hết các chi nhánh đều có kết quả kinh doanh tốt, tự trang trải chi phí và có lãi. Các nhiệm vụ mà Hội sở giao cho các chi nhánh đều hoàn thành vượt mức kế hoạch (trừ PGD số 4 ở Triệu Quốc Đạt – Hoàn Kiếm). Tuy nhiên hệ thống các chi nhánh cấp II và Phòng giao dịch cũng đã bộc lộ tính thiếu quy hoạch, thiếu sự tập trung chỉ đạo, có cư sở sập sệ, quá gần cơ sở của đơn vị NHNo khác hoặc di chuyển nhiều lần hoặc kinh doanh không hiệu quả …Chi nhánh cần cho kiểm tra sắp xếp lại, cho sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm, cũng như xây dựng quy hoạch tiêu chuẩn cho tương lai. Qua đó đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng, công nghệ, đào tạo nâng cao nghiệp vụ đội ngũ CBCNV tại các Chi nhánh, tăng cường quảng cáo tại các khu vực dân cư mà các Chi nhánh cấp II và Phòng giao dịch đóng trên địa bàn. Mặt khác, Chi nhánh cần tính toán hợp lý để mở rộng thêm màng lưới các Chi nhánh và các Phòng giao dịch nhằm tìm kiếm khách hàng trên thị trường.
3.2.5. Thực hiện chính sách khách hàng hợp lý.
Có được sự tin tưởng, lòng tin từ khách hàng là điều không hề đơn giản đối với mỗi Chi nhánh. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc đạt được điều trên dường như là không thể không thực hiện đối với Chi nhánh nếu như muốn tồn tại và phát triển. Các tiêu chuẩn trên chỉ giúp cho các Chi nhánh gây được ấn tưọng ban đầu đối với khách hàng; độ thoả dụng về lợi ích kinh tế mới là yếu tố chủ yếu mang tính quyết định đối với sự lựa chọn của khách hàng. Chi nhánh cần phải cân nhắc trước những quyết định của mình về việc tăng cường lợi ích kinh tế cho khách hàng vì nó liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh, mặc dù những sự ra tăng chi phí trước mắt này có thể tạo cho Chi nhánh những lợi ích trong tương lai.
Hiện nay nguồn vốn huy động của Chi nhánh đang có xu hướng biến đổi về cơ cấu, tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế đang có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Vì vậy chính sách khách hàng của Chi nhánh cần được coi trọng. Để có thể tăng hiệu quả huy động vốn, xin đề xuất một số giải pháp sau:
- Tiến hành phân loại khách hàng để có chính sách đối sử hợp lý.
- Đối với khách hàng hiện tại, Chi nhánh cần tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần đẩy mạnh thu hút khách hàng mới theo hướng tập trung vào nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân có nhu cầu sử dụng các dịch vụ bán lẻ.
- Đối với các khách hàng có giao dịch thường xuyên, duy trì số dư tiền gửi lớn, có uy tín đối với Chi nhánh nên thực hiện lãi suất ưu đãi về mức lãi suất, ưu đãi trong cung ứng dịch vụ.
- Đối với khách hàng là các doanh nghiệp, Chi nhánh nên tiến hành phân tích đánh giá theo định kỳ về quy mô hoạt động, khả năng phát triển… để có chính sách ưu đãi về lãi suất, giá cả dịch vụ, cung cấp tín dụng tương xứng, điều này có tác dụng củng cố mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và Chi nhánh, đảm bảo đôi bên cùng có lợi.
- Đối với khách hàng là cá nhân, Chi nhánh cũng cần có những quan tâm đúng mức để thu hút nguồn tiền gửi này, tăng quy mô vốn trung và dài hạn. Hình thức ưu đãi áp dụng có thể là tính điểm theo món tiền gửi và tích luỹ điểm đổi quà tặng, điều này rất hấp dẫn đối với khách hàng.
- Tổ chức gặp mặt khách hàng để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, những đóng góp xây dựng của khách hàng giúp cho Chi nhánh nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. Điều này nên làm hàng năm. Trong trường hợp Chi nhánh đưa ra những dịch vụ mới cũng nên tổ chức giới thiệu để khách hàng biết và có nhu cầu sử dụng. Hình thức này một mặt thu hút thêm khách hàng, mặt khác góp phần quản bá thương hiệu của Chi nhánh.
3.2.6. Đào tạo và phát triển đội ngũ Cán bộ công nhân viên.
Trong bất kì trường hợp nào, yếu tố nhân lực vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng đến hoạt động của một tổ chức. Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh rất nhạy cảm, sự thành công của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào trình độ đội ngũ CBCNV. Hiện nay, các NHTM nước ta đang thực hiện quá trình hiện đại hoá, phát triển các nghiệp vụ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khi mà nền kinh tế nước nhà đã gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Để hiện đại hoá, các NHTM đã và đang tiến hành cơ cấu lại ngân hàng, đưa công nghệ tin học ngân hàng vào tất cả các khâu, các nghiệp cụ trong quá trình hoạt động kinh doanh, phát triển các sản phẩm mới… đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác, NHTM là một ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động đa năng với nhiều nghiệp vụ và đối tượng đào tạo khác nhau, đòi hỏi chuyên môn hoá cao, lại rất nhạy cảm với các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, do đó công tác đào tạo bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho đội ngũ CBCNV cần phải tiến hành thường xuyên, vừa đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh doanh hiện nay, vừa chuẩn bị nguồn nhân lực phát triển NHTM trong tương lai.
Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội có đội ngũ CBCNV trẻ chiếm tỷ lệ khá đông, do đó vấn đề kinh nghiệm thực tế của số nhân viên này còn hạn chế. Chi nhánh cần có hướng đào tạo phù hợp đồng thời quán triệt cho họ nhận thức được tầm quan trọng về khả năng đóng góp của mình vào sự thành công của Chi nhánh. Để bòi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, Chi nhánh nên thực hiện theo các nội dung sau:
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho CBCNV thông qua các khoá đào tạo ngắn hạn, đào tạo chuyên sâu do NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam tổ chức. Thông qua chương trình đào tạo, trang bị những hiểu biết sâu về nghiệp vụ cụ thể, với đối tượng khách hàng có những đặc thù tổ chức sản xuất kinh doanh cụ thể, có như vậy nhân viên mới có điều kiện nâng cao kỹ năng, kỹ xảo và trình độ nghề nghiệp, từ đó có điều kiện nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh.
- Hỗ trợ kinh phí và tạo thuận lợi về mặt thời gian để cán bộ, nhân viên được tham gia các chương trình tự đào tạo phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ nhận thức và phát triển khả năng của họ. Chi nhánh cần có cơ chế rõ ràng về tiền lương, tiền thưởng trong kinh doanh khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi CBCNV học hỏi nâng cao trình độ, năng lực công tác. Đây là một trong những điểu kiện quan trọng để nâng cao năng suất lao động, chất lượng công tác và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
- Thường xuyên bồi dưỡng cho CBCNV các kiến thức về các lĩnh vực có liên quan đến khách hàng và hoạt động ngân hàng như: phương pháp nghiên cứu, phân tích tài chính dự án; hoạt động kinh doanh của các ngành kinh tế; lĩnh vực thị trường, lĩnh vực marketing, lĩnh vực khoa học công nghệ, lĩnh vực kinh tế xã hội tại địa phương… từ đó ứng dụng trong quá trình làm việc góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động ngân hàng và tư vấn cho khách hàng khi cần thiết.
-Tổ chức tập huấn các văn bản chế độ mới của Chính phủ liên quan đến ngân hàng, của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam để mỗi người hiểu đúng tinh thần và nội dung của các văn bản, chế độ mới ban hành.
- Tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề về những lĩnh vực chuyên môn cụ thể, qua đó giúp cho từng CBCNV trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Đồng thời phát động phong trào thi đua, tổ chức các cuộc thi cán bộ giỏi để từng người tự nâng cao năng lực của mình.
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp, trình độ vi tính ngoại ngữ … để có thể sử dụng tốt các phương tiện hiện đại và giao tiếp với khách hàng, tạo phong cách giao dịch ngày càng văn minh, lịch sự và giao tiếp chu đáo với khách hàng. Điều này rất quan trọng bởi vì khách hàng chỉ tìm đến ngân hàng nào mà ở đó người ta tin tưởng và mong muốn nhận được sự chỉ dẫn am tường về tài chính, thái độ cư xử nhã nhặn và tác phong lịch sự của nhân viên. Vì vậy cần thiết phải rèn luyện kỹ năng của nhân viên ngân hàng cự trung thực, độ tin cậy, tính cẩn thận và tinh thần sẵn sàng tiếp thu những ý tưởng mới trong quá trình đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Chi nhánh cần có chính sách tuyển dụng và sử dụng nhân sự hợp lý, tiến hành lựa chọn và phân hạng nhân lực, chức danh, áp dụng chế độ tiền lương và chế độ khen thưởng phù hợp với khả năng đóng góp của từng CBCNV… nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ CBCNV.
3.2.7. Đầu tư nâng cao cơ sở vật chất của Chi nhánh.
Để hiện đại hoá hoạt động ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế, Chi nhánh cần ứng dụng các công nghệ mới, trang thiết bị thêm máy móc hiện đại, nâng cấp các chương trình cài đặt, xác lập hệ thống thông tin nội bộ, vị trí nơi giao dịch cần phải khang trang, lịch sự tạo nên tâm lý và thu hút khách hàng.
Củng cố chấn chỉnh và cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, đảm bảo phục vụ có hiệu quả chương trình CNH-HĐH đất nước, nâng cao khả năng cạnh tranh cả năng lực tài chính, trình độ công nghệ và năng lực quản lý của toàn hệ thống ngang tầm khu vực.
Tích cực xây dựng mô hình ngân hàng hiện đại, chủ động tham gia và kiểm soát quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính tiền tệ trên thế giới, tranh thủ sự hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật của các nước, tổ chức quốc tế để từng bước đưa hoạt động của Chi nhánh đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững.
Hoàn thành xây dựng chi tiết chiến lược lớn như: chiến lược về sản phẩm ngân hàng và ứng dụng công nghệ, chiến lược về nguồn nhân lực cũng như xác định chiến lược tổng thể.
3.3. Kiến nghị.
3.3.1. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam.
Đối với NHNo&PTNT Việt Nam, để tăng cường hoạt động HĐV tại các Chi nhánh thì cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo hoạt động của các Chi nhánh, đồng thời thực hiện một số việc cụ thể sau đây:
- Xây dựng kế hoạch ngắn và dài hạn một cách cụ thể đối với hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động HĐV nói riêng của toàn hệ thống. Qua đó các chi nhánh có thể chủ động trong việc triển khai công tác kinh doanh của mình.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để các Chi nhánh có thể nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Việc đàu tư xây dựng nâng cấp phần mềm quản lý phù hợp với đặc thù ngành ngân hàng đang là vấn đề bức xúc hiện nay đối với nhiều Chi nhánh.
- Tăng cường nhân sự cho các Chi nhánh do tốc độ tăng trưởng trong các hoạt động kinh doanh cộng với sự gia tăng các nhiệm vụ của Chi nhánh đối với hệ thống, khối lượng công việc mà Chi nhánh phải giải quyết ngày càng có nhiều và trở nên quá tải đối với đội ngũ CBCNV. Việc tăng cường nhân sự đi đôi với nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBCNV là điều hết sức cấp thiết.
Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước..
NHNN là cơ quan quản lý điều hành hệ thống NHTM, đinh hướng hạot động cho các NHTM trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đồng thời có tầm quan trọng đối vơis hoạt động HĐV của các NHTM. Trong thời gian tới, NHNN cần tiếp tục thực hiện một số nội dung sau nhằm hỗ trợ cho các NHTM:
- Tiếp tục kiềm chế lạm phát ở mức độ nhất định, ổn định giá trị đồng nội tệ. Điều này có tác dụng thu hút tiền gửi của dân cư vào ngân hàng, tránh việc tích trữ vàng, ngoại tệ và đầu tư vào hoạt động bất động sản; mặt khác có tác dụng giảm áp lực tăng lãi suất. Khi đó Ngân hàng vừa thu hút được tiền nhàn rỗi trong dânc ư, vừa có thể cho vay. Nếu tăng lãi suất để huy động vốn thì cácc ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay, vần đề này sẽ ngày càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp thiếu vốn, xảy ra tình trạng các ngân hàng thừa vốn trong khi các doanh nghiệp rất cần vốn nhưng không thể vay vì lãi suất quá cao.
- Tiếp tục điều hành linh hoạt các mức lãi suất chính thức (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản, lãi suất thị trường mở), trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường và phù hợp với việc điều hành chính sách tiền tệ.
- Tạo chuẩn mực chung trong hệ thống ngân hàng như hệ thống điện tử, hệ thống thanh toán..làm cơ sở pháp lý đinh hướng cho các ngân hàng hoạt động. Ban hành quy chế phát hành và sử dụng các phương tiện thanh toán điẹn tử như: thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… nhằm giúp cho các NHTM nhanh chóng triển khai các dịch vụ có hiệu quả.
- Mở rộng quyền tự chủ cho các ngân hàng, cho phép các NHTM đươc phép thực hiện việc mua bán các loại giấy tờ có giá. Đồng thời đẩy mạnh phát triển nghiệp vụ thị trường mở trên cơ sở mở rộng các loại hàng hoá giao dịch trên thị trường nhằm tạo điều kiện cho các NHTM có quy mô vốn có thể tham gia nghiệp cụ thị trường mở.
- Hỗ trợ về mặt tài chính cho các NHTM trong việc đổi mới công nghệ ngân hàng thông qua hình thức cho vay ưu đãi đồng thời tăng thêm vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian hoạt động, tính từ ngày thành lập đến nay, trải qua 7 năm họat động, với sự nỗ lực không ngừng của Ban Giám đốc cũng như của toàn thể CBCNV, Chi nhánh đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Để hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng phát triển và vị thế của Chi nhánh ngày càng cao đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ Chi nhánh cũng như một chiến lược phát triển hợp lý của Ban lãnh đạo Chi nhánh.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH03.docx