Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đông Hà Nội

Thanh toán quốc tế theo phương thức L/C không phải là nghiệp vụ mới đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, nhưng vẫn là nghiệp vụ tương đối phức tạp. Nhưng do, tính ưu việc của phương thức này và nhu cầu thanh toán hàng xuất nhập khẩu giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, phương thức L/C ngay được sử dụng một cách phổ biến và chiếm ưu thế hơn hẳn. Tuy TTQT theo phương thức L/C không phải là thế mạnh nổi bật của NHNo&PTNT Đông Hà Nội, nhưng cũng như các ngân hàng thương mại khác NHNo&PTNT Đông Hà Nội đang nỗ lực phát triển và hoàn thiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng; cũng như đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Chuyên đề đã nêu lên được: lý thuyết cơ bản nhất về L/C, các vấn để liên quan đến TTQT theo phương thức L/C; có cái nhìn tổng quan nhất về TTQT theo phương thức L/C. Chuyên đề cũng nêu lên được: các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C của ngân hàng thương mại. Dựa trên cơ sở lý thuyết, và các số liệu của NHNo&PTNT Đông Hà Nội, chuyên để đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C theo các chỉ tiêu đã nêu. Từ đó đánh giá kết quả, hạn chế , nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động TTQT theo phương thức L/C của chi nhánh Đông Hà Nội. Và đưa ra các biệm pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội.

doc81 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đông Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện trong L/C, vì vậy dẫn đến sửa chữa L/C nhiều lần, một mặt làm châm quá trình thanh toán đồng thời còn làm tăng chi phí. Khách hàng còn kém về các trình tự trong thanh toán L/C, dẫn tới mắc những lỗi: điền sai quy cách, khi làm L/C không biết phải làm những thủ tực gì, khi chững từ có sai xót cũng không biết phải sửa chữa như thế nào… Nhân tố từ phía ngân hàng. - Chính sách marketing, chinh sách khách hàng của ngân hàng: Chính sách khách hàng hợp lý, được quan tâm đúng mức sẽ tạo ra hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, và TTQT: giúp ngân hàng giữ khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới, tăng cường vị thế, uy tín, thương hiệu… - Uy tín và tiềm lực tài chính của ngân hàng: ngân hàng có uy tín và tiềm lực tài chính mạnh sẽ dễ dàng tạo lòng tin với khách hàng, thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Thư tín dụng là một cam kết của ngân hàng đối với khách hàng, do đó uy tín và tiềm lực tài chính của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp tời hiệu quả hoạt động thanh toán theo L/C. Một L/C do một ngân hàng uy tín phát hành, sẽ dễ dàng được chấp nhận, không đồi hỏi sự xác nhận của ngân hàng thứ hai, vì vậy sẽ giảm được chi phí cho nhà xuất nhập khẩu. - Quy trình thanh toán của ngân hàng: là toàn bộ trình từ thực hiện được ngân hàng lập ra. Quy trình chuẩn hoá, thống nhất, linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng. Các điều khoản quy định phải chặt chẽ, hợp lý, mới giảm thiểu những rủi ro xảy ra. - Công nghệ ngân hàng: hoạt động ngân hàng luôn đòi hỏi phải nhanh chóng, chính xác, tiện lợi, vì vậy sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là rất quan trọng. Công nghệ ngân hàng liên quan đến toàn bộ có sở vật chất và mạng lưới truyền thông. Nếu hệ thông công nghệ hiện đại sẽ giúp cho việc thanh toán được chôi chảy, nhanh chóng, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí - Trình độ cán bộ của ngân hàng: nhân tố con người, đặc biệt là các cán bộ - nhân viên thanh toán có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động TTQT, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán L/C - một nghiệp vụ thanh toán khá phức tạp. Chính vì vậy, đòi hỏi các nhân viên thanh toán phải có kiến thức sâu rộng về TTQT, đảm bảo nghiệp vụ được thực hiện một cách nhanh chóng, an toàn, tránh những rủi ro có thể xảy ra CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHO&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI 2.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI 3 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY. Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội mới đi vào hoạt động từ tháng 7/2003 với nhiều khó khăn khi thành lập như hạn chế về nhân lực và cơ sở vật chất. Nhờ xác định chiến lược kinh doanh phù hợp hiện nay Chi nhánh Đông Hà Nội đã bắt đầu ổn định và thương hiệu của Chi nhánh đã được nhiều khách hàng tin tưởng tìm đến. Bên cạnh đó đã tiếp cận và quan hệ được với những khách hàng có uy tín trên địa bàn để đầu tư tín dụng như công ty XNK Tổng hợp, công ty Kim khí Hà Nội, công ty Thiết bị phụ tùng Hà Nội, Công ty TNHH Long Giang, Công ty XNK tạp phẩm, Công ty IC Việt Nam, Công ty TNHH XNK Liên Thành… và một số tổ chức tín dụng có nguồn vốn lớn như Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triển, công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện, Bảo hiểm Prudential. Trụ sở chi nhánh đặt tại 23B Quang Trung – Hoàn Kiếm – Hà Nội; đây là địa điểm rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Nhưng đây cũng là khu vực tập trung rất nhiều các ngân hàng: ngân hàng công thương, ngoại thương, BIDV, Nga - Việt … đây cũng là những đối thủ cạnh tranh của chi nhánh. Mặt khác với điều kiện trang thiết bị công nghệ mới, hiện đại, quy mô giao dịch lớn tạo một tâm lý tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Nguồn nhân lực của chi nhánh phần lớn là các cán bộ trẻ, khá năng động, nhiệt tình và nhạy bén. Nhưng do các cán bộ này được điều chuyển từ các đơn vị khác nhau và tuyển dụng mới nên trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm không đồng bộ. Với những thuận lợi và khó khăn như trên, cùng với sự nỗ lực của toàn thể chi nhánh, tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng. 2.1.1. Hoạt động huy động vốn. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng không ngừng được mở rộng, chất lượng hoạt động của ngân hàng cũng được nâng cao nhờ hệ thống công nghệ mới, hệ thống cán bộ nhân viên được đào tạo liên tục, trình độ chuyên môn giỏi. Nhờ đó, hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Đông Hà nội ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Bảng 2.1: Tổng nguồn huy động tại Chi nhánh Đông Hà Nội từ 2004 – 2006: Đơn vị: Tỷ đồng CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 TỔNG NGUỒN 1513 1681 2346 1-Phân theo đồng tièn Nội tệ 1379 1450 2144 Ngoại tệ 134 231 202 2-Phân theo thời gian Không kỳ hạn 93 219 209 Có kỳ hạn < 12 tháng 1164 1105 670 Có kỳ hạn > 12 tháng 256 357 1467 3-Phân theo t/p kinh tế TCTD 864 516 640 TCKT 492 989 1075 Dân cư 157 176 631 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2006 của chi nhánh Đông Hà Nội) Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động từ 2004 - 2006 Tổng nguồn huy động tại chi nhánh liên tục tăng trong những năm qua, từ con số khiêm tốn qua 5 tháng đầu đi vào hoạt động trong năm 2003 là 591.9 tỷ đồng, vốn huy động của ngân hàng đã tăng xấp xỉ 4 lần, đạt 2346 tỷ đồng năm 2006. Nguồn vốn tăng trưởng cao qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Dựa vào bảng số liệu về tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm ta nhận thấy: năm 2004 tổng nguồn tăng thểm 921.1 tỷ đồng so với năm 2003 (tức là tăng 155.64% so với năm 2003), năm 2005 tăng 168 tỷ đồng so vơí 2004 (tương đương tăng 11,1% so với năm 2004, chi nhánh đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 30% đặt ra vào năm 2005), và năm 2006 tăng 665 tỷ đồng so với năm 2005 ( tương đương tăng 40% so với năm 2005 và vượt kế hoạch 14%) Để có nguồn vốn tăng trưởng cao như vậy qua các năm, chi nhánh đã rất nỗ lực, và áp dụng nhiều biệm pháp, như đa dạng các thể thức tiết kiệm (tiết kiệm bậc thàng luỹ tiến theo số tiền gửi, theo thời gian gửi, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng..), tăng cường quảng cáo, tiếp thị…Chi nhánh còn đưa ra được mức lãi suất khá cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng. Mặt khác, công tác phát triển khách hàng được đặc biết quan tâm. Từ người dân đến gửi tiền tiết kiệm cho đến nhứng khách hàng lớn là các tổ chức được chăm sóc chu đáo. Bằng các chính sách ưu đãi, trên cơ sở 2 bên cùng có lợi. 2.1.2. Hoạt động sử dụng vốn Một ngân hàng có nhiều nghiệp vụ tham gia vào hoạt động sử dụng vốn, nhưng nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng, nền tảng cho sự phát triển của một ngân hàng thương mại. Do đó khi nghiên cứu hoạt động sử dụng vốn của NHNo&PTNT Đông Hà nội, chúng ta chủ yếu đi sâu vào tổng dư nợ và chất lượng tín dụng tại ngân hàng Bảng 2.2: Tổng dư nợ qua các năm 2004 – 2006 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2004 2005 2006 TỔNG DƯ NƠ 700 833 1021 Nội tệ 625 732 883 Ngoại tệ 75 101 138 1-Phân theo thời gian Ngắn hạn 457 490 551 Trung và dài hạn 243 343 323 2-Phân theo t/p kinh tế DNNN 211 158 171 DNQD 423 617 796 Hộ, cá thể 66 58 54 3-Nợ quá hạn 4,83 25,8 303,1 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2006 của chi nhánh Đông Hà Nội) Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ qua các năm 2004 - 2006 Cùng với sự phát triển chung của toàn hệ thống, dư nợ tín dụng của chi nhánh liên tuc tăng qua các năm, tổng dư nợ năm 2006 tăng gấp 3,4 lần so với năm đầu tiên 2003. Dư nợ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước: năm 2004 tổng dư nợ tăng thêm 400,215 tỷ đồng so với năm 2003 tức là tăng 133,5% so với năm 2003, tính đến 31/12/2004 chi nhánh đã hoàn thành vượt kế hoạch 10%. Năm 2005 tăng 133 tỷ đồng so với năm 2004, tức là tăng 19% so với năm 2004, hoàn thành vươt kế hoạch 10%. Năm 2006 tăng 188 tỷ đồng so với năm 2005 tức là tăng 19%, hoàn thành vượt kế hoạch 4%; năm 2006 tăng 22,57% và hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch được giao. Nhìn chung, công tác tín dụng các năm qua của chi nhánh đã thu được nhiều kết quả với sự tăng trưởng cao, đạt tốc độ trung bình 23% và hoàn thành kế hoạch được giao. Để có được kết quả đó, chi nhánh đã có định hướng rõ ràng trong đầu tư tín dụng, có chính sách đầu tư đúng hướng, theo đó chi nhánh chủ trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kiên quyết chi cho vay các dự án có hiệu quả. 2.1.3. Kết quả kinh doanh. Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Đông Hà Nội qua các năm §¬n vÞ: tû ®ång. Năm 2004 2005 2006 Tổng doanh thu 70,034 180,9 251,2 Tổng chi phí 62,404 160,5 229 Chênh lệch thu chi 7,63 20,4 22.2 Tăng so với năm trước 480,67% 167,36% 8,82% (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2004 – 2006 của NHNo&PTNT Đông Hà Nội) Biều đồ 2.3: Chênh lệch thu chi của NHNo&PTNT Đông Hà Nội Với sự cố gắng hết mình của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh, tổng doanh thu qua các năm đã có sự tăng trưởng vượt bậc từ 15,029 tỷ đồng năm 2003 lên 251,2 tỷ đồng năm 2006, cao gấp 16,7 lần so với 05 tháng đầu đi vào hoạt động. Nguồn thu không ngừng tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước là một tín hiệu đáng mừng đối với toàn chi nhánh. Mức tăng thêm năm 2004 là 366% so với năm 2003, năm 2005 là 158,3% so với năm 2004, năm 2006 là 38,86% so với năm 2005. Trong cơ cấu tổng doanh thu hàng năm, chiếm tỷ trọng cao nhất và không ngừng tăng về quy mô là nguồn thu từ hoạt động tín dụng. Năm 2005 thu từ tín dụng chiếm 95% tổng thu, năm 2006 chiếm 98,5% tổng thu. Thu từ hoạt động khác chiếm tỷ trọng nhỏ do trong hai năm đầu điều kiện về địa điểm chưa ổn định, công nghệ đang trong giai đoạn đầu tư nên gầy nhiều hạn chế. Kết quả trên cho thấy hoạt động dịch vụ của chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế, cần được quan tâm chú ý hơn trong những năm tới. Quy mô tổng chi cũng gia tăng qua từng năm thể hiện các khoản chi phí mà ngân hàng phải thanh toán cho khách hàng cũng như các khoản chi để duy trì hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trong cơ cấu tổng chi, chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm là các khoản chi trả lãi cho khách hàng: Năm 2004 là 45,273 triệu đồng tương đương với 73% tổng chi, năm 2005 là 134,1 tỷ đồng chiếm 83,55% tổng chi, năm 2006 là 194,8 tỷ đồng chiếm 85% tổng chi. Điều này cho thấy chi nhánh rất quan tâm tới công tác huy động vốn để làm cơ sở mở rộng các hoạt động cho vay và đầu tư. Cũng trong cơ cấu tổng chi, các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, thue địa điểm và mua săm trang thiết bị chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các ngân hàng trong hệ thống, đặc biệt trong 2 năm đầu. Nguyên nhân do chi nhánh mới thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu, mà quy mô kinh doanh ngày được mở rộng làm tăng các khoản chi. Thực hiện theo chủ trương từng bứoc hiện đại hoá ngân hàng, chắc chắn trong thời gian tới chi nhánh sẽ chú trọng đầu tư hơn Chênh lêch thu – chi của ngân hàng tăng dần qua các năm thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đạt mức cao nhất 22,2 tỷ đồng trong năm 2006, xấp xỉ 17 lần so với năm 2003. Tuy mới thành lập chưa lâu và còn có nhiều hạn chế nhưng đã có những thành tích bước đầu khả quan, đóng góp vào thành công chung của cả chi nhánh. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNo&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI. 2.2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán quôc tế của NHNo&PTNT Đông Hà Nội. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế đối với chi nhánh còn khá mới mẻ. Đây là nghiệp vụ đặc biệt đòi hỏi ngoài trình độ nghiệp vụ còn phải có trang thiết bị, công nghệ hiện đại. Do vậy, sau khi chi nhánh đi vào hoạt động không lâu, phòng TTQT đã triển khai hàng loạt biệm pháp để vừa xây dựng quy trình nghiệp vụ, vừa lập nhiều dự án đặt mua trang thiết bị phụ vụ cho hoạt động TTQT tại chi nhánh. Cho đến nay, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, nối mạng Swift, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ đã được đưa vào sử dụng. Doanh số hoạt động thanh toán quốc tể còn nhỏ so với các đơn vị bạn nhưng qua thời gian hơn 4 năm hoạt động, nhờ có sự cố gắng hết mình của Ban lãnh đạo chi nhánh, các cán bộ phòng TTQT và sự hỗ trợ của NHNo&PTNT Việt Nam, doanh số đã tăng lên đáng kể. Từ con số khiêm tốn ban đầu chỉ là 5894 nghin USD năm 2003, đến hết năm 2006 doanh số toàn chi nhánh đã tăng lên đáng kể đạt 40.328,25 nghìn USD (tăng gấp 6,84 lần). Nhưng trong quá trình từ năm 2004 – 2006 do có sự thay đổi về quy trình, và điều kiện trong TTQT nên trong giai đoạn này, doanh số TTQT có sự biên động. Bảng 2.4: Hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Đông Hà Nội Đơn vị: ngàn USD Ngoại tệ khác quy đổi USD Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 số món Trị giá Số món Trị giá Số món Trị giá L/C xuất khẩu 6 224.18 1 33.7 - Nhờ thu xuất khẩu 4 79.88 - - T/T xuất khẩu - - - 38 1,364.00 L/C nhập khẩu 525 39,433.17 512 21,954.14 572 32,596.86 Nhờ thu nhập khẩu 38 1,924.72 31 943.75 22 271.71 T/T nhập khẩu 231 7,597.32 253 9,321.95 278 5,584.60 Biên mậu - 11 232.25 18 551.08 Tổng phí thu được 124.694 92.89 117.35 Tổng doanh số XK 254.00 33.70 1,364.00 Tổng doanh số NK 44,397.00 32,452.09 38,964.25 Tổng doanh số XNK 44,651.00 32,485.79 40,328.25 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2004 – 2006 của NHNo&PTNT Đông Hà Nội) Biểu đồ 2.4: Tổng doanh số xuất nhập khẩu qua các năm 2004 - 2006 Qua bảng số liệu kết quả hoạt động TTQT trên ta nhận thấy: Doanh số TTQT năm 2005 giảm nhiều so với năm 2004, giảm 12.165,21 ngàn USD tức là giảm 37% so với năm 2005. Nguyên nhân của sự giảm sút lớn này là do sang năm 2005, NHNo&PTNT có sự thay đổi về quy chế ký quỹ trong TTQT theo phương thức L/C. Trước năm 2005, khi khách hàng thực hiên TTQT theo phương thức L/C tại ngân hàng chỉ phải ký quỹ 1 số phần % theo quy định của ngân hàng / giá trị L/C, phần còn lại khách hàng có thể thế chấp bằng hàng hoá, hay ngân hàng thực hiện ký hậu vận đơn, hay chỉ đơn giản là tín chấp với ngân hàng. Nhưng theo phương thức như vậy, về lý thuyết, ngân hàng sẽ chịu nhiều rủi ro, nếu như số hàng hoá đó kém phẩm chất, và khách hàng không thực hiện thanh toán phần còn lại đối vớí ngân hàng. Vì vậy sang năm 2005, NHNo&PTNT áp dụng, số tiền còn lại, sau khi ký quỹ đó, được đưa vào hạn mức tín dụng cho khách hàng. Tức là, khách hàng sẽ ký quỹ 1 số % theo quy định của ngân hàng như trước, phần còn lại, coi như ngân hàng cho khách hàng vay. Vấn đề đặt ra là, không phải bất cứ khách hàng nào cũng có thể dễ dàng xây dựng hạn mức tín dụng. Và việc xây dựng hạn mức tín dụng này, cũng làm cho quy trình thủ tục thực hiện TTQT theo phương thức L/C này kéo dài, phức tạp. Chính vì vậy mà doanh số TTQT năm 2005 giảm mạnh 37% so với năm 2004. Đây là sự tổn tất, và khó khăn cho chi nhánh. Nhưng đây cũng là biện pháp để đảm bảo sự an toàn cho chi nhánh. Nhưng đến năm 2006 ta lại thấy, doanh số TTQT lại tăng 7.842,46 ngàn USD tức là tăng 19 % so với năm 2005. Cho thấy, quá trình hoạt động TTQT ngày càng chuyên nghiệp hơn, với những bước đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, các giao dịch thanh toán được thực hiện thông suốt, nhanh chóng và chính xác. Về phát triển một số dịch vụ khác tại chi nhánh còn nhiều hạn chế. Do nhiều nguyên nhân như mới thành lập, cơ sở vật chất trình độ công nghệ còn đang trong giai đoạn đầu tư, nâng cấp. Tuy nhiên chi nhánh cũng đã triển khai được một số các dịch vụ: dịch vụ chuyển tiền nhanh Westesn Union, nối mạng Swift, thanh toán điện tử, bảo lãnh… 2.2.2. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C đánh giá qua các chỉ tiêu. 2.2.2.1. Các chỉ tiêu tài chính Doanh số TTQT theo phương thức L/C. Bảng 2.5: Doanh số TTQT theo phương thức L/C. Đơn vị: ngàn USD Ngoại tệ khác quy đổi USD Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 DS DS Tăng giảm DS Tăng giảm L/C xuất khẩu 224,18 33,7 -190,48 -84,97% - - - L/C nhập khẩu 39.433,17 31.954,14 -17.479,03 -44,33% 32.596,86 10.642,72 48,48% Tổng 39.657,34 21.987,84 -12.165,21 -37% 32.596,86 7.842,46 19% (Nguồn: báo cáo tài chính 2004 – 2006 của NHNo&PTNT Đông Hà Nội) ` Nhận thấy tổng doanh số xuất nhập khẩu theo phương thức L/C từ năm 2004 – 2006 có sự biến động. Năm 2005 tổng doanh số xuất nhập khẩu theo phương thức L/C giảm mạnh, nhưng sang năm 2006 đã khôi phục và tăng lên. Năm 2005 tổng doanh số xuất nhập khẩu theo phương thức phương thức L/C giảm 12.165,21 ngàn USD, tương đương với giảm 37% so với năm 2004. Nguyên nhân do sự thay đổi quy chế ký quỹ trong TTQT theo phương thức L/C (đã trình bày ở trên). Nhưng sang năm 2006 doanh số đã tăng 7.842,45 ngàn USD tương đương với 19% so với năm 2005. Tuy doanh số chưa vượt qua được doanh số so với năm 2004, nhưng đây cũng thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của chi nhánh. Biểu đồ 2.5: Tổng doanh số XNK theo L/C của NHNo&PTNT Đông Hà Nội Ngoài ra, ta nhận thấy doanh số L/C xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng doanh số xuất nhập khẩu L/C. Nói cách khác, TTQT theo phương thức L/C ở NHNo&PTNT Đông Hà Nội chủ yếu là L/C nhập, còn L/C xuất hầu như rất ít, thậm chí năm 2006 không có nghiệp vụ L/C xuất nào. Nguyên nhân không chỉ do thực trạng nhập siêu chung của nền kinh tế. Nhìn lại bảng 2.4 ta thấy năm 2006 nghiệp vụ thanh toán theo hình thức TTR (telegraphic transfer - chuyền tiền bằng điện) cho xuất khẩu là 1364ngàn USD. Trong khi đó L/C nhập lại chiếm doanh số rất lớn. Thực trạng này xảy ra là do phía doanh nghiệp Việt Nam thường dễ dãi chấp nhận yêu cầu của phía đối tác nước ngoài. Khi doanh nghiệp Việt Nam nhập hàng, phía nước ngoài luôn yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải mở L/C để đảm bảo nhận được tiền hàng, tăng khả năng an toàn cho họ, vì vậy mà thanh toán hàng nhập khẩu chủ yếu là theo hình thức L/C. Nhưng, khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá, một số doanh nghiệp tin tưởng phía đối tác, sẵn sang chấp nhận phương thức nhờ thu hoặc TTR sau khi giao hàng. Có doanh nghiệp không muồn sử dụng phương thức L/C vì phí dịch vụ phát sinh cao hơn các phương thức khác. Hoặc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lâu năm, với các khách hàng có uy tín, đã quan hệ mua – bán nhiều, họ cũng tin tưởng khách hàng, chuyển sang phương thức khác để tiết kiệm chi phí. Chỉ tiêu về doanh thu thu từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C Bảng 2.6: Phí thu được từ hoat động TTQT của NHNo&PTNT Đông Hà Nội Đơn vị: ngàn USD CHỈ TIÊU năm 2004 2005 2006 Tăng giảm Tăng giảm Tổng phí thu được 124.694 92.89 -31.8 117.35 24.46 Tổng doanh số XNK 4,651.00 32,485.79 40,328.25 Tổng phí thu/ doanh số.(%) 0.2793 0.2859 0.2910 (Nguồn: báo cáo tài chính 2004 -2006 NHNo&PTNT Đông Hà Nội) Biểu đồ 2.6: Phí thu được từ hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Đông Hà Nội Thông qua bảng, ta thấy rằng: ro tổng doanh số xuất nhập khẩu giai đoạn 2004 – 2006 có sự biến động, nên tổng phí thu được cũng biến động. Tổng phí thu được năm 2005 giảm so với năm 2004 là 31,8 ngàn USD tương ứng với 25,51 %; năm 2006 tổng phí thu được tăng so với năm 2005 là 24,46 ngàn USD tương đương với 26.33%. Nhận thấy, tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng doanh số; đồng thờ xét trên chỉ tiêu phí thu được / doanh số, thì tăng. Điều đó cho thấy: phí thu được trên một đơn vị doanh số tăng lên. Nguyên nhân, là có sự thay đổi về biểu phí của NHNo&PTNT. Mặt khác, ta nhìn vào bảng 2.4, ta thấy rằng số món thanh toán năm 2006 tăng cao hơn so với số món thanh toán năm 2004, nhưng trị giá thanh toán năm 2006 vẫn thấp hơn trị giá thanh toán năm 2004; điều đó chứng tỏ, các món thanh toán trong năm 2006 tăng, nhưng giá trị các món lại thấp hơn năm 2004. Đó cũng là nguyên nhân làm tốc độ về doanh thu lớn hơn tốc độ về doanh số. Vì phí thu từ mỗi món thanh toán theo L/C gồm các loại phí cố định (phí thông báo, phí sửa đổi…) và phí tính trên cơ sở % của giá trị thanh toán (phí thanh toán …) Chi phí do rủi ro phát sinh mà ngân hàng phải bồi thường. Tính tới thời điểm hết năm 2006, tại chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội phát sinh rủi ro vể thanh toán theo phương thức L/C. Một phần vì các nghiệp vụ phát sinh mới chỉ là các nghiệp vụ đơn giản: L/C trả ngay, L/C trả chậm… một mặt là do sự cố gắng, nỗ lực của các cán bộ thanh toán của chi nhánh. 2.2.2.2. Các chỉ tiêu phi tài chính Số món thanh toán theo phương thức L/C qua ngân hàng. Bảng 2.7: Số món thanh toán theo phương thức L/C qua NHNo&PTNT Đông Hà Nội Năm Số món 2004 2005 2006 L/C xuất 6 1 - L/C nhập 525 512 573 (Nguồn báo cáo kết quả TTQT và kinh doanh ngoại hối của NHNo&PTNT Đông Hà Nội 2004 - 2006) Biểu đồ 2.7: Số món thanh toán L/C nhập qua NHNo&PTNT Đông Hà Nội Chúng ta nhận thấy, số món thanh toán bằng L/C qua ngân hàng cũng có sự biến động. Năm 2006 số món đã tăng nhanh, cao hơn hẳn so với năm 2004. Nguyên nhân là do chính sách thay đổi dẫn tới số món thanh toán năm 2005 giảm, nhưng sang năm 2006, do có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, nêu chi nhánh đã thu hút được thêm các doanh nghiệp nhập khẩu vừa và nhỏ khác đến với chi nhánh. Về quan hệ ngân hàng đại lý: NHNo&PTNT luôn chú trọng công tác mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng. Năm 1996, số lượng các ngân hàng đại lý mới chỉ dừng lại ở 485 ngân hàng, đến năm 2000 đã lên tới 675 ngân hàng và đến 2004 là 900 ngân hàng ở hơn 110 nước trên thế giới. Đến năm 2005 là 954 ngân hàng và năm 2006 là 1012 ngân hàng. Biểu đồ 2.8: Quan hệ ngân hàng đại lý của NHNo&PTNT Số vụ tranh chấp trong thanh toán theo phương thức L/C Tính tới thời điểm cuối năm 2006, tại chi nhánh NHNo&PTNT đông Hà Nội chưa có vụ tranh chấp nào về thanh toán theo phương thức L/C. 2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 2.3.1. Kết quả đạt được. Với nền tảng mạng lưới ngân hàng đại lý là hơn 1012 ngân hàng, ở 110 nước trên thế giới của NHNo&PTNT, tuy mới đi vào hoạt động được hơn 4 năm nhưng hoạt động TTQT của chi nhánh Đông Hà Nội luôn được đảm bảo giao dịch thuận tiên, đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, vì vậy mà hoạt động TTQT không ngừng phát triển về nhiều mặt, góp phần vào sự phát triển chung của toàn chi nhánh. Hoạt động TTQT theo phương thức L/C những năm qua đạt được những kết quả khả quan so với vị thế là một chi nhánh mới đi vào hoạt động, lại năm ở vị trí có rất nhiều ngân hàng khác phải cạnh tranh. Doanh số thanh toán tăng, điều đó chứng tỏ hiệu quả TTQT theo phương thức L/C những năm qua được nâng lên đáng kể. Hoạt động TTQT theo phương thức L/C không chỉ tăng về doanh số mà ngày càng được cải thiện về chất lượng, thể hiện qua kỹ thuật nghiệp vụ phức tạp của L/C được xử lý ngày càng nhanh chóng, chính xác. Các hoạt động hỗ trộ hoạt động TTQT theo phương thức L/C trong những năm qua cũng đạt được kết quả tốt. Với sự tăng trưởng của các sản phẩm, dịch vụ liên quan như: cho vay hỗ trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán séc, hối phiếu… các nghiệp vụ này góp phần tạo ra sự thay đổi cả chiều rộng và chiều sâu trong quan hệ với khách hàng trong nước và quốc tê. Trong tình hình kinh doanh ngoại tệ có nhiều biến động từ 2004 -2006, nhưng bộ phận kinh doanh ngoại tệ & thanh toán quốc tế của chi nhánh vẫn đảm bảo đáp ứng kịp thời các nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán cho khách hàng cũng như chi nhánh trực thuộc. Để đảm bảo lợi ích cho khách hàng mà không ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của chi nhánh, phòng KDNT&TTQT đã nghiên cứu trình lãnh đạo cho phép áp dụng đưa phí mua bán nội bộ đối với dịch vụ USD vào dịch vụ phí. Như vậy khách hàng chỉ phải chịu mức phí mua bán thấm và nhu cầu ngoại tệ vẫn được đáp ứng Hoạt động TTQT của chi nhánh luôn đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, cũng như các quy tắc, tập quán và thông lệ quốc tế. Tính cho đến hiện nay, chi nhánh chưa gặp vụ tranh chấp nào về TTQT. Trước tình hình NHNo&PTNT Việt Nam có quy định mới thay đổi căn bản về nghiệp vụ (quy định về quy trình TTQT số 1998/NHNo&PTNT), chi nhánh đã kịp thời có chương trình tập huấn cho cán bộ làm thanh toán quốc tế trực tiếp tại hội sở, các chi nhánh trực thuộc cũng như các phòng ban liên quan. Trên cớ sở quy định mới của NHNo&PTNT Việt Nam, phòng cũng đã tiến hành những văn bản hướng dẫn chi tiết về nghiệp vụ nhằm đảm bảo hoạt động TTQT của chi nhánh được tiến hành thông suốt, chính xác và hiệu quả. 2.3.2. Hạn chế Doanh số hoạt động và phí thu được từ hoạt động TTQT của chi nhánh còn thấp Tuy trong năm 2006, doanh số hoạt động và phí thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh nói chung có tăng trưởng so với năm 2005, nhưng so với năm 2004 vẫn còn kém. Số món thanh toán tăng nhanh, nhưng phí thu được năm 2006 vẫn thấp hơn so với năm 2004. Số lượng khách hàng còn ít. Số lượng khách hàng của chi nhánh, tính tới thời điểm cuối năm 2006 là khoảng 200 khách hàng, trong đó chỉ có khoảng 50 khách hàng là khách hàng thường xuyên của chi nhánh: công ty XNK Tổng hợp, công ty Kim khí Hà Nội, công ty Thiết bị phụ tùng Hà Nội, Công ty TNHH Long Giang, Công ty XNK tạp phẩm, Công ty IC Việt Nam, Công ty TNHH XNK Liên Thành … Các khách hàng của chi nhánh chiếm phần lớn là các công ty nhà nước. Các công ty nhỏ và vừa thường là khách hàng không thường xuyên. Mất cân đối giữa thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu Nhìn qua biểu đồ sau, chúng ta sẽ nhận thấy sự mất cân đối rõ nét giữa thanh toán hàng nhập khẩu và xuất khẩu ở chi nhánh: Biểu đồ 2.9: Tổng doanh số nhập khẩu, xuất khẩu của NHNo&PTNT Đông Hà nôi Các khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu rất ít, hầu như không đáng kể, thậm chí cả năm 2006 không có món thanh toán xuất khẩu nào. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng về nguồn vốn ngoại tệ dành cho TTQT, mất cân đối về nguồn ngoại tệ, việc cân đối ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng nhập khẩu chủ yếu dựa vào nguồn mua từ Sở Quản Lý Kinh doanh vốn và ngoại tệ, hạn chế tính chủ động trong việc thanh toán, đồng thời chi nhánh phải chịu thêm chi phí để trả phí mua bán nội bộ 2.3.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội. 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan. - Biến động thị trưởng: Khoảng thời gian 2004 – 2006, thị trưởng hàng hoá có nhiều biến động, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của khách hàng, dẫn tới ảnh hưởng tới lượng giao dịch TTQT tại chi nhánh: Năm 2004: giá các nguyên liệu chủ chủ chốt biến động mạnh như dầu thô, sắt thép, giá vàng, ngoại tệ…Năm 2005: giá dầu diễn biến khó lường, cùng với lãi suất tiền tệ tăng mạnh: đồng USD trong vòng 1 năm liên tiếp tăng 8 lần từ 2,25% lên 4,25%, đồng EURO sau 2 năm duy trì đến tháng 15 tăng thêm 0,25% lên 2,25%.... Năm 2006: Thị trường thép biến động, giá thép trong nước giảm, cung vượt cầu, do đó doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu thép, dẫn tới các giao dịch thanh toán cho nhập khẩu thép của doanh nghiệp như công ty Minh Việt, Tân Hồng Ngọc v.v… cũng giảm mạnh. Thị trường ngoại hối biến động mạnh, tại những tời điểm giá USD tăng, phi mua bán nội bộ đối với nguồn mua từ Sở Quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ cao cũng hạn chế giao dịch thanh toán hàng nhập khẩu của khách hàng tại các chi nhánh. - Chính sách thương mại chưa ổn định: gây khó khăn cho các ngân hàng. Có những mặt hàng năm nay cho phép nhập khẩu nhưng năm sau lại không cho phép nhập khẩu, ví dụ như gia cầm, thuế nhập khẩu cũng thay đổi liên tục dẫn tới giá cả hàng hoá biến động, làm cho ngân hàng cũng như doanh nghiệp xuất nhập khẩu rơi vào tình trạng khó khăn do khó chủ động trong việc hoạch định kế hoạch xuất nhập khẩu. Định hướng kế hoạch nhập khẩu của Chính Phủ là vấn đề quan trọng, mang tính quyết định với chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất cũng như hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu. - Quy định của NHNo&PTNT Việt Nam: Theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, mọi khách hàng không có hạn mức tín dụng tại chi nhánh đề phải ký quỹ 100% trị giá khi mở L/C nhập khẩu. Như vậy, với các hàng mới đến giao dịch lần đầu với chi nhánh, yêu cầu mở L/C đều phải nôpj để tiền vào tài khoản. Đây là yếu tố bất lợi cho Chi nhánh trong việc khuyến khích khách hàng chuyển giao dịch từ chi nhánh khác hoặc ngân hàng khác sang chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà NỘi. Nguyên nhân từ phía khách hàng: Việc thiếu thông tin và thiếu các mối quan hệ với các đối tác nước ngoài làm cho các doanh nghiệp không lựa chọn các đối tác tốt, có tín nhiệm trong quan hệ thương mại quốc tế. Hiểu biết của cán bộ giao dịch của doanh nghiệp về các quy tắc, thông lệ quốc tế đối với thanh toán xuất nhập khẩu còn hạn chế, do đó việc kết hợp với ngân hàng trong giao dịch đôi lúc còn khó khăn. Năng lực tài chính của một số doanh nghiệp yếu, vốn tự có thấp, năng lực quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp rất hạn chế, trị giá tài sản dùng đảm bảo cho món vay thấp. 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan: - Chưa xây dựng các điều kiên cạnh tranh hơn các điều kiện doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang hưởng: Với vị thế là một chi nhánh đóng tại trung tâm là nơi tập trung nhiều ngân hàng lớn kể cả nước ngoài và trong nước làm cho các chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc tiêp thị khách hàng do không thể đưa ra các điều kiện cạnh tranh hơn các điều kiện mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang hưởng ở các ngân hàng thương mại khác như: hiện nay, NHNo&PTNT Đông Hà Nội vẫn chưa có chính sách giảm phí đối với các khách hàng truyền thống của ngân hàng như các ngân hàng khác, mà tất cả các khách hàng của NHNo&PTNT Đông Hà Nội đểu áp dụng một biểu phí theo quy định. Đây là nguyên nhân chính làm hạn chế sự phát triển sự phát triển nghiệp vụ TTQT tại chi nhánh. - Chưa đa dạng hoá các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động thanh toán theo phương thức L/C: Hiện này các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C ở chi nhánh rất ít: mới áp dụng được cho vay ký quỹ, bảo lãnh. Còn các hình thức như: chiết khấu bộ chứng từ, cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở…chi nhánh vẫn chưa thực hiện áp dụng được. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho doanh số L/C xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất ít không đáng kể. Đó là việc hiện nay, chi nhánh chưa có hình thức: chiết khấu bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu. Trong khi đó, hình thức này đã được áp dụng tại ngân hàng ngoại thương khá lâu. Còn hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu như cho vay dựa trên bộ hồ sơ L/C để giúp nhà xuất khẩu sản xuất hàng, thì được áp dụng không phổ biến và rất ít. Mới đây, chi nhánh mới chỉ thực hiện được 1 vụ cho khách hàng. - Trình độ nghiệp vụ của cán bộ chưa cao: Việc đào tạo nghiệp vụ tại chi nhánh hiện nay chủ yếu dựa trên cơ sở tự đào tạo, các chương trình đào tạo về nghiệp vụ của NHNo&PTNT Việt Nam cũng chưa bao quát đầy đủ, do đó so với các ngân hàng thương mại khác thì hoạt động này của chi nhánh còn rất non trẻ và hầu hết các cán bộ làm nghiệp đề phải vừa học, vừa làm, vừa nghiên cứu để triển khai nghiệp vụ mới, kinh nghiệp để xử lý những vẫn đề phức tạp hoặc những tranh chấp trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ còn chưa nhiều. Kiến thức về thương mại quốc tế, và các thông lệ quốc tế trong ngoại thương còn thiếu. - Vấn đề trang bị kỹ thuật và công nghệ ngân hàng: Mặc dù đến nay, chi nhánh được đầu tư công nghệ ngân hàng khá hiện đại, nhưng so với yêu cầu hiện đại hoá ngân hàng ngày này thì chưa đáp ứng được yêu. Các công việc thông kê, quản lý hồ sơ khách hàng, lưu tài liệu, quản lý dữ liệu tập trung của khách hàng, từng mặt hàng còn dựa vào thủ công, sổ sách phức tạp. Ngoài việc soạn điện SWIFT thì các công đoạn giao dịch hầu hết đều quản lý thủ công. Điều này gây không ít khó khăn cho chi nhánh trong việc quản lý, cũng như phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác, và chuyên nghiệp - Sự phối kết hợp giữa các bộ phận trong toàn chi nhánh còn chưa tốt, dẫn đến những chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng chưa cao. Các phòng ban chưa có ý thức tiếp thị cho khách hàng về tổng thể các loại hình dịch vụ ngân hàng cho khách hàng mà chỉ đơn lẻ cho bộ phận. Chương 3 Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 3.1. Định hướng phát triển hoạt động TTQT và KDNT tại chi nhánh Với triết lý kinh doanh của NHNo&PTNT là “Agribank mang phồn vinh đến với khách hàng”, mục tiêu của NHNo&PTNT vẫn là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam và phấn đấu đến cuối năm 2010 trở thành một tập đoàn tài chính – ngân hàng tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế. Bám sát mục tiêu và nhiệm vụ của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh đã đề ra mục tiêu nhiệm vụ cho những năm tiếp theo: Hoạt động kinh doanh đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững. Trong đó, cần thực hiện 4 nhiệm vụ trong tâm: + Khẳng định vị thế của chi nhánh bằng cách chiếm lĩnh thị trường, tăng cường thị phần. + Ồn định bộ máy tổ chức + Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng đi đôi với việc đạo tạo đội ngũ cán bộ có trình độ tương xứng với công nghệ mới + Tăng cường nguồn vố và sử dụng vốn theo hướng ổn định bền vững và tiết kiệm, cơ cấu hợp lý. Để góp phần vào mục tiêu chung của chi nhánh hoạt động TTQT cũng không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động, mở rộng hình thức, nhằm ngày càng đạt được yêu cầu thoả mãn của khách hàng.Chi nhánh đã đặt ra những mục tiêu định hướng phát triển cho giai đoạn tiếp theo: Cải tiến nâng cao năng lực điều hành hoạt động TTQT tại chi nhánh, đảm bảo thực hiện tốt chiến lược đưa hoạt động TTQT thành một trong những hoạt động trọng tâm của chi nhánh, tận dụng được ưu thế về địa điểm, đảm bảo hoạt động TTQT và KDNT của chi nhánh được thông suốt, hiệu quả. Đảm bảo thực hiện tốt, nhanh chóng, chính xác các dịch vụ TTQT và kinh doanh ngoại tệ phục vụ khách hàng để duy trì vàphát triển hoạt động TTQT của khách hàng truyền thống tại chi nhánh, nâng cao vị thế của chi nhánh trong đánh giá của khách hàng. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ TTQT, các hình thức kinh doanh ngoại tệ như nghiệp vụ hoán đổi (SWAP), mua bán kỳ hạn … tìm kiếm nguồn cung ứng ngoại tệ mới từ các tổ chức và doanh nghiệp. Triển khai công tác tiếp thị khách hàng, tìm kiếm các khách hàng mới, đặc biệt là các doanh nghiệp có doanh số xuất nhập khẩu lớn, đặc biệt với các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm giảm bớt sự mất cân đối giữa nghiệp vụ nhập khẩu và xuất khẩu, thu hút nguồn ngoại tệ về chi nhánh. Kết hợp với các bộ phận khác để có chính sách marketing đồng bộ thu hút các khách hàng mới, có uy tín Xây dựng chính sách ưu đãi cho các khách hàng có nguồn ngoại tệ lớn bán cho ngân hàng như về lãi suất, phí dịch vụ … Phát triển số lượng bàn đại lý thu đổi ngoại tệ, xây dựng chính sách ưu đãi đối với các đại lý có khả năng cung ứng ngoại tệ với số lượng lớn. Nâng cao trình độ chuyên môn, bằng việc thường xuyên tổ chức đào tào các chuyên đề về TTQT và Kinh doanh ngoại tệ cho các cán bộ TTQT nói riêng và toàn thể cán bộ chi nhánh nói chung để đảm bảo sự phối kết hợp trong việc phụ vụ khách hàng. 3.2. Một số biệm pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C 3.2.1. Khẩn trương hoàn chỉnh bản chuẩn mực hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 2000 Hiện nay, chi nhánh đang nhanh chóng xây dựng bản chuẩn mực hệ thống chỉ tiêu chất lượng ISO 2000. Vì chất lượng dịch vụ có vai trò quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế. Việc chi nhánh đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 2000 này la một bước phát triển, vi vậy cần nhanh chóng hoàn thành để áp dụng. Nội dung bản ISO 2000 cơ bản gồm các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng ở tất cả các mặt: tín dụng, huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế … Trong đó thanh toán quốc tế bao gồm: doanh số thanh toán quốc tế , doanh thu, số lượng các vụ tranh chấp, rủi ro xảy ra, … Để thực hiện vấn đề này thì yếu tố có tính chất quyết định là yếu tố lãnh đạo. Lãnh đạo chi nhánh cần thiết lập phương hướng, mục tiêu, hoạt động, xem xét nhu cầu của khách hàng để đặt ra chương trình hành động. Lãnh đạo phải hiểu sâu sắc về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, từ đó khai thác lợi thế Marketing để biến chất lượng thành lợi nhuận, đồng thời thực hiện tốt việc đánh giá thực trạng và thực hiện đầy đủ các bước để áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng này. Trong khi đó đợi hoàn chỉnh bản chuẩn mực quốc tế ISO 9000, chi nhánh cần đảm bảo thực hiện tốt, nhanh chóng, chính xác các dịch vụ TTQT theo phương thức L/C phục vụ khách hàng để duy trì và phát triển hoạt động TTQT của các khách hàng truyền thống tại chi nhánh, nâng cao vị thế của chi nhánh trong đánh giá của khách hàng 3.2.2. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Hiện nay, chi nhánh mới chỉ áp dụng sử dụng giới hạn một số các hình thức L/C quen thuộc như: L/C trả ngay, L/C trả chậm, L/C xác nhận. Trong khi đó xu thế giao thương quốc tế đã và đang ngày càng mở rộng trên nhiều hình thái, đòi hỏi cần áp dụng nhiều loại L/C khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: L/C chuyển nhượng, L/C giáp lưng, L/C đối ứng … Do đó, đa dạng hoá các loại hình L/C sẽ giúp chi nhánh mở rộng thị trường dịch vụ TTQT theo phương thức L/C, từ đó nâng cao được hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp là trung gian mua bán hàng hoá có thể sử dụng L/C chuyển nhượng hoặc L/C giáp lưng. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết hợp đồng. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá chia làm nhiều lần có thể áp dụng L/C tuần hoàn, đây là phương thức giúp khách hàng tránh được tình trạng ứ đọng vốn và giảm được chi phí và thủ tục không chỉ cho khách hàng mà cả đối với ngân hàng. Đối với doanh nghiệp nhập hàng hoá với khối lượng lớn mà đối tác yêu cầu có tiền đặt cọc, chi nhánh có thể đưa ra loại hình L/C dự phòng, đây là hình thức không chỉ đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận được hàng hoá mà đồng thời còn được bồi hoàn toàn bộ số tiền đặt cọc cũng như chi phí liên quan nếu nhà xuất khẩu không thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Đối với doanh nghiệp nhập nguyên liệu về gia công rồi xuất sản phẩm đã gia công từ nguyên liệu đó cho chính nhà cung cấp nguyên liệu ,thì hình thức L/C đối ứng, sẽ đảm bảo nhất cho đơn vị gia công. Trong trường hợp này, L/C đối ứng đem lại thuận lợi hơn hẳn so với việc sử dung 2 L/C không huỷ ngang, không chỉ về quy trình mà còn đảm bảo rằng bên đối tác không những cung cấp nguyên liệu mà còn phải đồng ý nhập lại sản phẩm đã gia công. 3.2.3. Mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và các hình thức hỗ trợ Để có thể thu hút khách hàng thanh toán xuất khẩu, cũng như nhập khẩu nhiều hơn nữa, chi nhánh nên có nhiều biện pháp hỗ trợ hoạt động ngoại thương hơn nữa. Hiên nay, ngân hàng cũng đã có những hình thức tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu, nhưng chưa được phát triển và áp dụng rộng rãi. Một mặt là do các nghiệp vụ này còn khá phức tạp, đối với một chi nhánh mới đi vào hoạt động 4 năm, đội ngũ nhân viên thanh toán quốc tế còn yếu. Các hình thức mà chi nhánh nên nhanh chóng áp dụng và triển khai: - Chiết khấu chứng từ: đây là hình thức rất có lợi và hỗ trợ cho nhà nhập khẩu rất nhiều, vì nó giúp nhà nhập khẩu nhanh chóng vay vòng vốn. So với hình thức cho vay để thực hiện hàng xuất khẩu thì hình thức này mang tính rủi ro thấp hơn vì ngân hàng được đảm bảo hàng đã được giao đúng và đủ số lưọng, chất lượng đến người mua. Nhưng để có thể thực hiện được nghiệp vụ này, thanh toán viên phải xác định được đâu là bộ chứng từ có chất lượng và đảm bảo an toàn. Chi nhánh có thể áp dụng 2 hình thức là chiết khấu truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi. - Cho vay thực hịên hàng xuất khẩu theo L/C đã mở: đây cũng là một hình thức hỗ trợ nhà xuất khấu. Nhưng so với hình thức chiết khấu thì rủi ro với ngân hàng hơn. Hiện nay, chi nhánh cũng đã áp dụng hình thức này, nhưng còn khá dè dắt. Vì để áp dụng hình thức này, chi nhánh phải tiến hành thẩm định khách hàng, xem khách hàng có đủ khả năng, và uy tín không? Theo hình thức này thì chi nhánh sẽ tài trờ vố lưu động trong giai đoạn sản xuất hàng hoá để chuần bị giao hàng dựa trên L/C đã mở. Chi nhánh có thể tài trợ tối đa là 70% giá trị lô hang xuất khẩu. Đây là một hình thức tín dụng quan trọng, vì hầu hết các doanh nghiệp để thiếu nguồn vốn đẻ mở rộng sản xuất, thực hiện hợp đồng nên không thể thực hiện các hợp đồng có giá trị lớn. Để phát triển hoạt động này chi nhánh cần đầy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại tệ, huy động vốn, tín dụng và thẩm định dự án. - Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu: Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp sau khi nhập hàng về, chưa thể có ngày lượng vốn lớn để thanh toán ngay cho ngân hàng; trong khi đó hàng nhập về có khả năng tiêu thụ lớn và nhanh chóng, hoặc hàng nhập về là nguyên liệu để sản xuất. Vì vậy, đồi với các doanh nghiệp này, chi nhánh có thể tiếp tục cho khách hàng vay, hoặc ra hạn thanh toán khi mà khách hàng này lập được phương thức sản xuất, tiêu thụ lô hang nhập khẩu có tính khả thi và khả năng thanh toán khi đến thời điểm thanh toán. 3.2.4. Phát triển dịch vụ tư vấn khách hàng Thực tế hiện nay, các nhà xuất nhập khẩu còn thiếu kinh nghiệm trong thương lượng ký hợp đồng ngoại thương, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, nhỏ, mới bước vào lĩnh vực thương mại quốc tế; thiếu trình độ chuyên môn về TTQT, trình độ ngoại ngữ kém, trình độ am hiểu điều kiện thương mại quốc tế, cũng như luật lệ quốc tế còn yếu; chính vì vậy mà thường dẫn tới kết quả phát sinh tranh chấp kiện tụng, kinh doanh kém hiệu quả. Vì vậy mà công tác tư vẫn của ngân hàng rất quan trọng. Ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng những điều khoản cần ràng buộc trong hợp đồng, lựa chọn các điều kiện thanh toán cho phù hợp với từng phương thức thanh toán, các điều kiện thương mại quốc tế, kiến thức về pháp luật liên quan … Khi đó ngân hàng không chỉ tạo được niềm tin với khách hàng, mà sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng, sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, quy trình thanh toán L/C của NHNo&PTNT đã được chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực tế song vẫn còn rưởm rà và phức tạp. Điều này gây khó khăn cho khách hàng khi thực hiện, nhất là đối với khách hàng mới, còn thiếu kinh nghiệm. Trong khi mọi hướng dẫn cho khách hàng đều do thanh toán viên thực hiện một cách vắn tắt. Điều này khiến cho sai sót dễ nảy sinh, tạo lãng phí lớn về thời gian và chi phí đối với khách hàng và ngân hàng. Chính vì vậy, khi bộ phận tư vẫn được hình thành và hoạt động chuyên biệt, sẽ giúp khách hàng có thể thực hiện thủ tục nhanh chóng, chính xác. Để có thể phát triển dịch vụ này phục vụ khách hàng, NHNo&PTNT Đông Hà Nội, cần tách riêng một bộ phận chuyên trách giải quyết các vướng mắc về TTQT cho khách hàng, cũng như thực hiện tư vẫn cho khách hàng. Ngân hàng có thể nối một đường dây điện thoại “nóng” ở bộ phận này, bất cứ thời gian nào trong giờ hành chính, khách hàng có thể gọi điện tới. Nhân viên ở bộ phận chuyên trách này phải có kiến thức vững chắc về TTQT cũng như long nhiệt tình với nghề. 3.2.5. Mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng đại lý Trong quá trình xử lý nghiệp vụ TTQT tại ngân hàng, hệ thống các ngân hàng đại lý có đóng góp tích cực trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT rất nhiều. Thông qua quan hệ đại lý chi nhánh đã thiết lập mối quan hệ tài khoản Nostro, hợp tác trong việc cung cấp thông tin về tài chính và khách hàng nước ngoài, hỗ trợ các dịch vụ trong quá trình thực hiện TTQT, … Chính vi vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán, bên cạnh việc duy trì mối quan hệ tốt với ngân hàng có quan hệ truyền thống, lâu đời, NHNo&PTNT cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc phát triển và mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới. Cần có sự kết gắn công tác quan hệ đại lý với quan hệ khách hàng: Với các nhà xuất nhập khẩu nước ngoài là đối tác của khách hàng của ngân hàng, khi ngân hàng không có thông tin gì về nhà nhập khẩu đó, ngân hàng cần phải có sự liên lạc, liên hệ với ngân hàng đại lý. Ngân hàng đại lý có thông tin về nhà xuất nhập khẩu đó, sẽ cung cấp cho ngân hàng, thậm chí có thể phân tích thực lực của nhà xuất nhập khẩu, từ đó ngân hàng có cơ sở vững chắc, đảm bảo thanh toán an toàn, tránh rủi ro có thể xảy ra. Thường xuyên phân tich, xem xét, kiểm tra và đánh giá mối quan hệ giữa NHNo&PTNT và ngân hàng đại lý trên các mặt giao dịch, thanh toán để xếp hạng uy tín, lựa chọn ngân hàng thanh toán có có hiệu quả nhất. Chủ động tìm kiếm ngân hàng đại lý ở những thị trường mới, thị trường Việt Nam mới có quan hệ thương mại. Khi thực hiện quan hệ đại lý cần chú ý xem xét chọn lọc các nhân tố: quy mô, tầm vóc và uy tín của ngân hàng dự tín có quan hệ đại lý như thế nào? Thị trường nơi có ngân hàng đại lý dự tín đặt quan hệ đại lý ra sao? Thông thường, ngân hàng đại lý phải là ngân hàng có quy mô, hoạt động mạnh, có uy tín lớn trên thị trường quốc tế và thị trường nơi muốn đặt quan hệ đại lý phải có tiềm năng phát triển kinh tế trong hiện tại và tương lai và phải có lượng khách hàng tham gia thường xuyên trong mua bán quốc tế. 3.2.6. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các thanh toán viên. Để có thể phát triển dịch vụ tư vẫn khách hàng, đa dạng hoá các loại hình L/C, cũng như mở rộng hình thức hỗ trợ tín dụng xuất nhập khẩu, thì thanh toán viên TTQT cũng như các nhân viên của ngân hàng phải có kiến thức và trình độ chuyên môn cao, vững chắc. Đồng thời cũng đảm bảo chất lượng thanh toán được đảm bảo chính xác, nhanh chóng. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ các thanh toán viên cũng như cán bộ chi nhánh về TTQT là rất quan trọng. Để làm được điều này, chi nhánh có thể: Thường xuyên tổ chức đào tạo các chuyên đề về TTQT và kinh doanh ngoại tệ cho cán bộ nhân viên. Điều này giúp thanh toán viên trau dồi kiến thức, học hỏi những chuyển biến, thay đổi trong hoạt động ngoại thương. Việc theo dõi đánh giá kiểm tra trình độ nghiệp vụ của từng thành viên phải được tiến hành thường xuyên. Đảm bảo các cán bộ được bố trí cho phù hợp với năng lực chuyên môn. 3.2.7. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. Hoạt động thanh toán quốc tế đòi hỏi cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại. Vì công nghệ, cơ sở vật chất ảnh hưởng tời thời gian thanh toán, chi phí thanh toán. Qua đó còn gián tiếp làm tăng hoặc giảm uy tín, hình ảnh của ngân hàng trong thanh toán quốc tế. Hiện nay ngoài việc soạn điện SWIFT, thì tất cả các giao dịch khác đều phải làm thủ công. Vì vậy, chi nhánh cần nhanh đẩy mạnh tăng cường cơ sở vất chất ký thuật hiện đại. Như: việc lưu các chứng từ, báo cáo, công văn… đều lưu bằng giấy, vì vậy mỗi lần cần đến, nhân viên ngân hàng phải ra soát, mất rất nhiều thời gian. Chi nhánh có thể thực hiện việc lưu các chứng từ đó theo file điện tử, như vậy, mỗi lần cần, hay liên quan đến, có thể tìm kiếm một cách dễ dàng, mà rất chuyên nghiệp. Mặc khác, do công nghệ ngân hàng còn kém, việc quản lý hồ sơ khách hàng, quản lý dữ liệu tập trung từng khách hàng, từng mặt hang, thống kế… chi nhánh hầu như chưa quản lý được. Vì vậy, chi nhánh cần có phần mềm công nghệ quản lý dữ liệu của từng khách hàng, mặt hang, hô sơ khách hàng… Nếu việc quản lý này được thực hiện, sẽ giúp ngân hàng theo dõi, đánh giá đúng đẵn thực lực tài chính của khách hàng, hạn chế rủi ro xảy ra. 3.2.8. Kết hợp chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hoạt động thanh toán. Hoạt động kinh doanh có mối liênh hệ chặt chễ với hoạt động thanh toán. Hoạt động kinh doanh là tiền đê cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển nhất là hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Khi nguồn ngoại tệ đồi dào sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu và ngược lại khi nguồn ngoại tệ không đủ lớn ngân hàng sẽ phải thu hệp hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng. Tuy nhiên, trong hoạt động của mình chi nhánh Đông Hà Nội không được phép dự trữ nguồn ngoại tệ với số lượng lớn. Nguồn ngoại tệ này được cân đối ở một lượng cần thiét để đáp ứng nhu cầu thanh toán của chi nhánh. Khi cần tài trợ cho những khoản thanh toán lớn, chi nhánh bắt buộc phải mua thêm ngoại tệ để thanh toán. Hoạt động này làm hạn chế rất lớn đến hoạt động thanh toán của chi nhánh, cũng như làm tăng thêm chi phí. Do vậy, chi nhánh nên đa dạng hoá các hoạt động huy động ngoại tệ, ngoài việc mở rộng các bàn thu đổi ngoại tệ, khuyến khích lượng kiều hối hàng năm, như hiện này chi nhánh vẫn làm; chi nhánh có thể phát triển hoạt động SWAP, Option, forward… để tránh hiện tượng: lúc thì dư thưa ngoại hối, lúc thì rất thiếu. KẾT LUẬN Thanh toán quốc tế theo phương thức L/C không phải là nghiệp vụ mới đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, nhưng vẫn là nghiệp vụ tương đối phức tạp. Nhưng do, tính ưu việc của phương thức này và nhu cầu thanh toán hàng xuất nhập khẩu giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, phương thức L/C ngay được sử dụng một cách phổ biến và chiếm ưu thế hơn hẳn. Tuy TTQT theo phương thức L/C không phải là thế mạnh nổi bật của NHNo&PTNT Đông Hà Nội, nhưng cũng như các ngân hàng thương mại khác NHNo&PTNT Đông Hà Nội đang nỗ lực phát triển và hoàn thiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng; cũng như đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Chuyên đề đã nêu lên được: lý thuyết cơ bản nhất về L/C, các vấn để liên quan đến TTQT theo phương thức L/C; có cái nhìn tổng quan nhất về TTQT theo phương thức L/C. Chuyên đề cũng nêu lên được: các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C của ngân hàng thương mại. Dựa trên cơ sở lý thuyết, và các số liệu của NHNo&PTNT Đông Hà Nội, chuyên để đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C theo các chỉ tiêu đã nêu. Từ đó đánh giá kết quả, hạn chế , nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động TTQT theo phương thức L/C của chi nhánh Đông Hà Nội. Và đưa ra các biệm pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. GS - TS Lê Văn Tư, 2005, Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, nhà xuất bản thống kê. 2. TS. Trâm Thị Xuân Hương (Chủ biên), 2006, Thanh toán quốc tế, nhà xuất bản thống kê. 3. PGS – TS Nguyễn Thị Thu Thảo (chủ biên), 2006, Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, nhà xuất bản Lao động – xã hội. 4. PGS – TS Nguyễn Văn Tiến, 2004, Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, nhà xuất bán thống kê. 5. Nguyễn Trọng Thuỳ, 2006, Toàn tập UCP – Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, nhà xuất bản thống kê. 6. “Nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại”, tạp chí Phát triển kinh tế - thành phố Hồ Chí Minh - Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, số 138, tr 35 – 36 7. Báo cáo tài chính thường niên 2004 – 2006 của NHNo&PTNT Đông Hà Nội. 8. Một số luận văn khoá trước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36744.doc
Tài liệu liên quan