Chuyên đề ’Nâng cao hiệu qủa hoạt động thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

Trong 3 năm qua, việc quản lý thu thuế ở các doanh nghiệp tại Chi Cục thuế Đồng Hỷ đã có nhiều tích cực, Luật thuế GTGT đã đi vào đời sống và phát huy tác dụng tích cực trên các mặt của đời sống kinh tế như: Thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, mở rộng giao lưu hàng hoá, tạo tâm lý nhẹ nhàng cho người nộp thuế, hạn chế được tư tưởng khai man, trốn lậu thuế. Qua những số liệu thực tế, phong phú ở trên em đã tiến hành đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bên cạnh đó báo cáo cũng đã phân tích rõ thực trạng tình hình quản lý và thu thuế GTGT vào các khía cạnh sau: - Tình hình thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Tình hình thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh. - Tình hình quản lý, thu hồi nợ đọng thuế và hoàn thuế GTGT. - Tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ. Tuy nhiên, hoạt động quản lý và thu thuế GTGT trên địa bàn hiện còn không ít những hạn chế yếu kém như: Việc thực hiện quy trình quản lý thu thuế chưa tốt, sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong việc quản lý thu thuế GTGT chưa chặt chẽ, hiện tượng trốn thuế, lậu thuế vẫn còn nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cũng từ đó rút ra những kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại trong công tác và quản lý thu thuế GTGT ở tỉnh Thái Nguyên. Em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản để khắc phục những vẫn đề trên và phát huy hơn nữa vai trò của ngành thuế trong điều kiện mới khi cả nước và từng địa phương đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Các giải pháp cơ bản đó là: - Giải pháp nhằm tằng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế. - Giải pháp nhằm tăng cường quản lý căn cứ tính thuế giá trị gia tăng. - Giải pháp nhằm tăng cường công tác thu thuế giá trị gia tăng - Giải pháp nhằm tăng cường quản lý công tác hoàn thuế - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quyết toán. - Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật cho quản lý và thu thuế; - Củng cố bộ máy và đội ngũ cán bộ ngành thuế.

doc70 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề ’Nâng cao hiệu qủa hoạt động thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là tăng 455 triệu đồng. Qua những phân tích ở trên ta thấy: Tổng số thuế GTGT thu được theo loại hình doanh nghiệp luôn tăng từng năm sau cao hơn năm trước.Năm 2007 tổng số thuế thu được là 3.745 triệu đồng, tăng 15% so với năm 2006, tức là tăng 271 triệu đồng;năm 2008 có tổng số thuế thu được là 15.527 triệu đồng. Để đạt được kết quả trên là do sự tác động và hỗ trợ từ nhiều phía, cộng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân viên trong ngành thuế nói chung và Chi cục thuế Đồng Hỷ nói riêng. Chi cục thuế huyện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách mà UBND huyện giao cho. Chi cục thuế Đồng Hỷ đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành kế hoạch của huyện, đồng thời góp phần quan trọng vào việc thực hiện kế hoạch thu 5 năm (2001- 2005). Để thấy rõ được tình hình thực hiện kế hoạch thu của Chi cục thuế ta xét bảng sau: Bảng 07: Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế GTGT qua 3 năm 2006- 2008 ĐVT: Triệu đồng TT Loại DN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 TH KH TH/KH (%) TH KH TH/KH (%) TH KH TH/KH (%) 1 DNTN 1.020 935 109 1.258 1.115 102 1.145 1.225 110 2 CT TNHH 891 713 80 910 820 119 1.110 925 137 3 CT CP 568 362 44 612 425 118 650 540 117 4 HTX 760 512 134 820 685 118 895 702 91 Tổng 3.239 2522 110 3.600 3.045 108 3.800 3.392 103 (Nguồn: Phòng Tổng hợp dự toán, Chi cục thuế Đồng Hỷ) Qua bảng trên ta thấy: Tổng số thuế GTGT thu được từ các doanh nghiệp năm 2006 là 3.239 triệu đồng, so với kế hoạch được giao đạt 110%, vượt kế hoạch 10%.Trong đó: - DNTN thu được 1.020 triệu đồng đạt 109%, so với kế hoạch vượt 9%. - CT TNHH thu được 891 triệu đồng đạt 80% so với kế hoạch được giao. - CT CP thu được 568 triệu đồng, đạt 44% so với kế hoạch được giao. - HTX thu được 760 triệu đồng, đạt 134% so với kế hoạch được giao.. Năm 2007, tổng số thuế GTGT thu được từ các DN là 3600 triệu đồng đạt 108% so với kế hoạch được giao, vượt mức kế hoạch là 8% . Trong đó: - DNTN thu được 1.258 triệu đồng, vượt mức kế hoạch là 102%.. -CT TNHH thu được 910 triệu đồng, vượt mức kế hoạch là 119% - CT CP thu được 612 triệu đồng, vượt mức kế hoạch là 118% - HTX thu được 820 triệu đồng, vượt mức kế hoạch là 118%. Năm 2008, tổng số thuế GTGT thu được từ các DN là 3.800 triệu đồng đạt 103%, vượt 3% so với kế hoạch, Cụ thể: - DNTN thu được 1.145 triệu đồng, vượt mức kế hoạch là 110 triệu đồng. - CT TNHH thu được 1.110 triệu đồng, vượt mức kế hoạch là 137% - CT CP thu được 650 triệu đồng, vượt mức kế hoạch là 117 % so với kế hoạch được giao. - HTX thu được 895 triệu đồng, vượt mức kế hoạch 91%. Qua những phân tích ở trên ta thấy: Trong 3 năm, hầu hết các DN đều có số thu đạt so với kế hoạch đề ra. Tổng thu thuế GTGT của các DN năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2007 tổng thu là 3.600triệu đồng, tăng 15% so với năm 2006, ;năm 2008 có tổng số thuế thu được là 3.800 triệu đồng, tăng 21% so với năm 2007. Các doanh nghiệp luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2.4 Tình hình quản lý, thu hồi nợ đọng thuế, hoàn thuế GTGT trên địa bàn Đồng Hỷ Công tác kiểm tra chấp hành nghĩa vụ thuế với NSNN của Người nộp thuế luôn được chi cục chú trọng và thực hiện đúng quy định của luật Quản lí thuế .Trên cơ sơ phân tích tình hình chấp hành pháp luật thuế của từng Doanh nghiệp và phân loại và lựa chọn đúng những đối tượng có dấu hiệu khrai thiếu thuế ,gian lận thuế để yêu cầu giải trình,nếu không giải trình hợp Kết quả kiểm tra năm 2008 đã thực hiện kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế 11 đơn vị truy thu cho NSNN 42,6 triệu đồng và 0,2 hộ kinh doanh truy thu 5 triệu đồng. của từng đơn vị quản lý thuế;đã phân loại theo tình trạng nợ và làm tốt công tác quản lý thu nợ , giảm đáng kể số nợ đọng so với năm trước ,không con nợ kéo dài qua nhiều năm. bảng Trong công tác quản lý thu thuế, vấn đề nợ đọng thuế là một việc tồn tại ngoài ý muốn chủ quan, đây là một vấn đề rất phức tạp khó giải quyết tận gốc, để hạn chế và tiến tới xoá bỏ được tình trạng này đòi hỏi phải có biện pháp đồng bộ của các cấp các ngành. Để nghiên cứu tình hình nợ đọng ta đi nghiên cứu bảng 08 sau: Bảng 08: Tình hình nợ thuế GTGT năm 2006- 2008 ĐVT: Triệu đồng TT Loại DN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số nợ có khả năng thu Tỷ trọng Số nợ có khả năng thu Tỷ trọng Số nợ có khả năng thu Tỷ trọng 1 DNTN 31 35 40 25,9 52 23,3 2 CT TNHH 19 11 28 11 35 9,1 3 CT CP 12 1 20 0,6 30 4 HTX 25 53 30 62,5 40 67,6 Tổng 87 100 118 100 157 100 ( Nguồn: Phòng quản lý kê khai và kế toán thuế, Chi cục thuế Đồng Hỷ) Qua bảng trên ta thấy: Năm 2006, tổng số tiền thuế GTGT nợ đọng là 87 triệu đồng, trong đó DNTN có số tiền nợ là 31 triệu đồng, chiếm 35% trong tổng nợ; CT TNHH có số tiền nợ là 19 triệu đồng, chiếm 11% trong tổng nợ; CT CP có số tiền nợ là 12 triệu đồng, chiếm 1% trong tổng nợ; HTX có số tiền nợ là 25 triệu đồng, chiếm 53% trong tổng nợ. Năm 2007, tổng số tiền thuế GTGT nợ đọng là 118 triệu đồng, trong đó: DNTN có số tiền nợ là 40triệu đồng, chiếm 25,9% trong tổng nợ; CT TNHH có số tiền nợ là 28 triệu đồng, chiếm 11% trong tổng nợ; CT CP có số tiền nợ là 20 triệu đồng, chiếm 0,6% trong tổng nợ; HTX có số tiền nợ là 30triệu đồng, chiếm 62,5% trong tổng nợ. Năm 2008, tổng số tiền thuế GTGT nợ đọng là 157 triệu đồng, trong đó: DNTN có số tiền nợ là 52 triệu đồng, chiếm 23,3% trong tổng nợ; CT TNHH có số tiền nợ là 35 triệu đồng, chiếm 9,1% trong tổng nợ; CT CP có số tiền nợ là 30 triệu đồng, chiếm rất ít trong tổng nợ; HTXcó số tiền nợ là 40 triệu đồng, chiếm 67,6% trong tổng nợ. Trong 3 qua năm, khu vực NQD nợ thuế nhiều nhất. Nguyên nhân các doanh nghiệp NQD nợ lớn như vậy một phần là do số lượng doanh nghiệp NQD chiếm phần lớn, nhưng các doanh nghiệp này lại đang gặp khó khăn về vốn, mặt khác lại phân bố không tập trung, không được quy hoạch nên khó khăn cho việc quản lý thuế của cơ quan thuế. Thậm chí nhiều doanh nghiệp NQD nợ đến mức không có khả năng thanh toán làm ảnh hưởng đến thu NSNN. Trong khi đó DNNN cũng nợ nhiều nhưng có khả năng thanh toán. Hoàn thuế GTGT là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh số tiền thuế GTGT đầu vào đã trả khi mua hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế; tức là trong kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT được khấu trừ lớn hơn so với số thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Để nghiên vấn đề hoàn thuế GTGT ta xét bảng 09 sau: Bảng 09: Thống kê hoàn thuế GTGT qua 3 năm 2006- 2008 ĐVT: Triệu đồng TT Loại DN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu so sánh 2007/2006 2008/2007 Số đơn vị Số tiền Số đơn vị Số tiền Số đơn vị Số tiền + - % + - % 1 DNTN 20 40 28 50 32 60 +10 125% +10 120 2 CT TNHH 8 16 10 28 13 36 +12 175% +8 128,5% 3 CT CP 10 40 15 35 18 40 - 5 87,5% +5 114% 4 HTX 15 35 20 30 24 50 - 5 85,7% +20 1 66% Tổng 53 131 73 143 87 186 12 473,2% 43 528,5% (Nguồn: Phòng quản lý kê khai và kế toán thuế, chi cục thuế Đồng Hỷ) Qua bảng trên, ta thấy: Năm 2006, có tổng số 53 đơn vị được xét hoàn thuế GTGT với tổng số tiền là 131 triệu đồng. Trong đó: - DNTN có 20 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 40 triệu đồng. - CT TNHH có 8 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 16 triệu đồng. - CT CP có 10 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 40 triệu đồng. - HTX có 15 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 35 triệu đồng. Năm 2007 có tổng số 73 đơn vị được xét hoàn thuế GTGT với tổng số tiền là 143 triệu đồng. Trong đó: - DNTNcó 28đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 50 triệu đồng. - CT TNHH có 10 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 28 triệu đồng. - CT CP có 15đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 35 triệu đồng. - HTX có 20 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 30 triệu đồng. Năm 2008 có tổng số 87 đơn vị được xét hoàn thuế GTGT với tổng số tiền là 186triệu đồng. Trong đó: - DNTN có 32 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 60 triệu đồng. - CT TNHH có 13 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 36triệu đồng. - CT CP có 18 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 40triệu đồng. - HTX có 24 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 50 triệu đồng. Cũng qua bảng trên, ta thấy năm 2007tổng số tiền hoàn thuế là 143 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 131triệu đồng, tức là tăng 25%. Nguyên nhân là do hầu hết các khối DN đều có số tiền thuế được hoàn thuế tăng, cụ thuể: DNTN có tổng số tiền hoàn thuế là 50 triệu đồng tăng so với năm 2006. . Năm 2008, tổng số tiền hoàn thuế là 186 triệu đồng.Công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT, năm 2008 giải quyết hoàn thuế cho 4 đơn vị, trong đó kiểm tra trước hoàn thuế theo quy định 3 trường hợp. 2.5 Công tác quản lý việc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ 2.5.1. Chế độ sổ sách kế toán ở các doanh nghiệp Việc thực hiện sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ ở các doanh nghiệp đã có từ nhiều năm, cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp đều đã thực hiện việc mở sổ kế toán, thực hiện công tác kế toán theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiều doanh nghiệp còn áp dụng sai nguyên tắc hoặc vẫn có những doanh nghiệp còn khó khăn trong việc thực hiện chế độ kế toán do nhiều kế toán có trình độ chưa cao. Trong quá trình quản lý, cơ quan thuế đã kiểm tra, điều chỉnh và xử phạt các doanh nghiệp vi phạm chế độ kế toán, đồng thời hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán một cách tốt hơn, giải thích cho họ thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện chế độ kế toán. 2.5..2. Công tác quản lý hoá đơn, chứng từ đối với các doanh nghiệp Để thực thi Luật thuế đầy đủ, thống nhất nghiêm túc, công bằng và hợp lý, đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc mọi loại hình kinh tế trong toàn xã hội, thì việc quản lý sử dụng hoá đơn có ý nghĩa rất quan trọng. Mặt khác, quản lý hoá đơn. chứng từ đúng theo chế độ quy định có tác động tích cực nhằm góp phần thiết lập trật tự kỷ cương trong công tác quản lý tài chính và lành mạnh các quan hệ kinh tế xã hội, đảm bảo quyền lợi cho cả người kinh doanh và tiêu dùng. Xác định được tầm quan trọng như vậy, nên việc phát hành hoá đơn và kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với các doanh nghiệp trên được Chi cục thuế huyện Đồng Hỷ coi trọng và kiểm tra một cách nghiêm ngặt. Để thấy được tình hình sử dụng hoá đơn của các doanh nghiệp trong các năm qua ta xét bảng 10 sau: Bảng 10: Tổng hợp tình hình sử dụng hoá đơn qua 3 năm 2006- 2008 ĐVT: Hoá đơn Tổng số hoá đơn đã bán ra Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu so sánh 2007/2006 (%) 2008/2007 (%) Hoá đơn GTGT 1.053 1.196 2.130 113 178 Hoá đơn bán hàng thông thường 2. 250 3.987 4.123 177 103 (Nguồn: Phòng quản lý kê khai và kế toán thuế, chi cục thuế Đồng Hỷ) Qua bảng 10 ta thấy: Năm 2006, tổng số hoá đơn GTGT đã bán ra là 1.053 hoá đơn; tổng số hóa đơn bán hàng thông thường đã bán là 2.250 hoá đơn. Năm 2007, tổng số hoá đơn GTGT đã bán là 1.196 hoá đơn, tăng 113% so với năm 2006; tổng số hoá đơn bán hàng thông thường đã bán là 3.987 hoá đơn, cũng tăng 177% so với năm 2006.Năm 2008, tổng số hoá đơn GTGT đã bán là 2.130 hoá đơn, tăng 178% so với năm 2007; tổng số hoá đơn bán hàng thông thường đã bán là 4.123 hoá đơn, cũng tăng 103% so với năm 2007 2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại Trong năm 2008 Chi cục thuế đã lập kế hoạch thanh kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế 11 đơn vị truy thu cho NSNN 42,6 triệu đồng và 2 hộ kinh doanh truy thu 5 triệu đồng. Thực hiện thanh, kiểm tra các đội tại Chi cục thuế, nội dung thanh tra nội bộ ngành theo các nội dung: Chi xây dựng và sử dụng trụ sở làm việc, chi trang thiết bị và sử dụng phương tiện đi lại, chi trang bị và sử dụng thanh toán cước điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động, chi tiêu hội nghị, tiếp khách. Kết quả nhìn chung qua kiểm tra việc chi tiêu đã đảm bảo theo đúng chế độ, chấp hành tốt công tác chống lãng phí trên mọi lĩnh vực, thực hiện tiết kiệm. Trong năm 2006 đã thanh, kiểm tra tại cơ sở là 5 đơn vị trong đó: có 2 CT TNHH, 3 CT CP truy thu cho NSNN 15,6 triệu đồng.. - Công tác kiểm tra hoàn thuế: 87 đơn vị, trong đó: có 32 DNTN, 18 CT TNHH có 4 đơn vị sai thủ tục hoàn thuế, số thu hồi hoàn thuế GTGT: 40 triệu đồng. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo được giải quyết xử lý dứt điểm, rõ ràng ngay tại phòng tiếp dân và tại các Đẫi thuế. Trong năm đã tiếp nhận và giải quyết 12 đơn khiếu nại, không để tồn đọng. Ngay từ đầu năm 2006 Cục thuế đã lập kế hoạch thanh kiểm tra và chỉ đoạ các Đội lập kế hoạch thanh kiểm tra đối với các Doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể. Kết quả năm 2006 thanh tra ngành thuế đã thực hiện kiểm tra được 933 đối tượng nộp thuế với kết quả số truy thu phải nộp vào NSNN: Trong đó Phòng thanh tra Chi cục thuế đã kiểm tra được 20 doanh nghiệp với số thuế truy thu, xử phạt phải nộp vào NSNN là 12,5 triệu đồng. Năm 2008 Chi cục thuế đã thực hiện thanh, kiểm tra 87 đối tượng nộp thuế đạt 74% kế hoạch đề ra, trong đó có: 11 đơn vị, 2 hộ kinh doanh . Kết quả thanh, kiểm tra đã phát hiện thêm và xử phạt được triệu đồng, trong năm này đã thu nộp vào NSNN được 42,6 triệu đồng; thu hồi hoàn thuế 5 triệu đồng. Qua đây cho thấy việc chấp hành chính sách thuế của các đối tượng nộp thuế còn chưa tố, tình trạng trốn lậu thuế còn diễn ra ở các loại hình doanh nghiệp. Cũng trong năm, Chi cục thuế đã tiếp nhận 5 đơn thư khiếu nại, tố cáo, đã giảI quyết được 3 đơn. Công tác thanh tra, kiểm tra được giẩi quyết ngay từ đầu. 2.7 Tình hình quản lý thu thuế GTGT những tháng đầu năm 2009 Qua những năm triển khai thực hiện Luật thuế GTGT, các cơ sở kinh doanh đã thực hiện tương đối tốt việc nộp thuế. Năm 2007 là năm thứ hai thực hiện kế hoạch 5 năm (2006 – 2010), nhiệm vụ thu của ngành thuế nói chung và của Chi cục thuế nói riêng là rất khó khăn. Những tháng đầu năm 2008, tình hình kinh tế diễn biến hết sức phức tạp, tuy nhiên, Chi cục thuế cũng đã nỗ lực trong công tác quản lý thu và đạt kết quả tương đối khả quan, thể hiện qua bảng sau: Bảng 11: So sánh tình hình thu nộp thuế GTGT quý I năm 2007 và quý I năm 2008 ĐVT: Triệu đồng TT Loại DN Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2008/2007 + - % 1 DNTN 2.390 3.984 +1.594 166 2 CT TNHH 247 386 +139 156 3 CT CP 178 357 +179 200 4 HTX 1.955 2.924 +969 150 Tổng 4.770 7.651 +2881 160 (Nguồn: Phòng quản lý kê khai và kế toán thuế, chi cục thuế Đồng Hỷ) Qua bảng trên ta thấy: Nhìn chung, quý I năm 2008 tổng số thuế GTGT thu được tăng so với năm 2007 là 160%, tức là tăng 2881 triệu đồng. Có được kết quả như vậy là do hầu hết các loại hình doanh nghiệp đều có số thu tăng cao. DNTN có sốthuế thu được quý I năm 2008 là 3.984 triệu đồng tăng so với quý I năm 2007 là 166 %, tức là tăng 1.594 triệu đồng. CT TNHH có số thuế thu được quý I năm 2008 là 386 triệu đồng tăng so với quý I năm 2007 là 156 %, tức là tăng 139 triệu đồng. CT CP có số thu quý I năm 2008 là 357 triệu đồng, tăng so với quý I năm 2007 là 200%, tức là tăng 179 triệu đồng. HTX có số thuế thu được quý I năm 2008 là 2.924 triệu đồng tăng so với quý I năm 2007 là 150%, tức là tăng 969 triệu đồng. 3.Đánh giá về nâng cao hiệu quả hoạt động thu thuế GTGT trên địa bàn Đồng Hỷ 3.1 Những kết qủa đạt được Năm 2008 được Tỉnh giao nhiệm vụ thu NSNN là 19,468 tỷ đồng và HĐND-UBND huyện giao 23,1 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề đòi hỏi cán bộ công chức Chi cục thuế Đồng Hỷ phải khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu ngay từ đầu năm để đạt kết qủa cao nhất. Tổng thu nội địa đạt 31,66 tỷ đồng bằng 162,6% so với dự toán tỉnh giao,137,1% kế hoạch huyện giao và tăng 54% so với cùng kỳ năm trước. Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Đồng Hỷ, sự chỉ đạo sát sao của Cục thuế tỉnh và sự phối hợp của cấp uỷ đảng, UBND các xã, thị trấn. Sự nỗ lực, cố gắng của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân vượt qua khó khăn để phát triển sản xuất, kinh doanh đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với NSNN Đồng thời là sự nỗ lực của cán bộ công chức Chi cục thuế Đồng Hỷ đã đoàn kết thống nhất, có kỷ luật, kỷ cương, chủ động triển khai tốt các biện pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu, vượt qua mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN năm 2008 Đối với Chi cục thuế Đồng Hỷ: Chi cục thuế Đồng Hỷ là một trong những đơn vị được tỉnh giao cho dự toán thu tương đối lớn, song đơn vị không ngừng phấn đấu thực hiện dự toán và kết quả thu không những đạt kế hoạch mà còn đạt xa so với kế hoạch đặt ra. Tình hình thu ngân sách của đơn vị thực hiện một cách khá xuất sắc và số thu của năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2006 thu được 12.808 triệu đồng đạt 178 % so với kế hoạch. Năm 2007 thu được 12.445 triệu đồng đạt 124 % so với kế hoạch nhưng chỉ bằng 97% so với năm 2004, nguyên nhân do huyện đã thực hiện thông tư miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và một số doanh nghiệp đầu tư lớn chưa thu hồi vốn dẫn tới chậm thu, chậm nộp NSNN. Năm 2008 thu được 15.194 triệu đồng đạt 121 % so với kế hoạch, tăng 22% so với năm 2005. Năm 2006 là năm đầu tiên Thái Nguyên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Trong 6 tháng đầu năm, về cơ bản kinh tế vẫn duy trì nhịp độ phát triển, tăng trưởng kinh tế đạt khá ( 10,68%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường. Lĩnh vực văn hoá xã hội đạt nhiều tiến bộ. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tai nạn giao thông được kiềm chế. 3.2 Một số hạn chế Trong bối cảnh chung của tình hình kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều biến động bất lợi, kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ cũng phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức như thiên tai, dịch bệnh, giá cả tăng cao, lãi suất cho vay liên tục được điều chỉnh đã đẩy chi phí đầu vào tăng lên tác động mạnh đến hiệu qủa sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Công tác thu thuế GTGT chưa đồng đều, thiếu đồng bộ, thu thuế dàn trải, ý thức nộp thuế vẫn còn hạn chế Tuyên truyền cho người nộp thuế có ý thức tự nộp thuế vẫn còn yếu kém Địa bàn dân cư tập trung không đồng đều, do vậy thu thuế gặp khó khăn Nhiều thế mạnh phát triển kinh tế chưa được khai thác hết như tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá, do vậy làm giảm doanh thu của doanh nghiệp Nộp thuế chậm, chưa có ý thức cao trong nộp thuế Cán bộ thuế chưa giám sát việc nộp thuế nghiêm khắc, do vậy sảy ra tình trạng gian lận thuế Cán bộ thuế trình độ vẫn còn nhiều hạn chế, điều kiện đi lại khó khăn Với những hạn chế trên, cán bộ thuế vẫn luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao. 3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 3.3.1. Môi trường quản lý thuế chưa tạo điều kiện cho công tác quản lý thu Công tác quản lý thuế là công tác kinh tế - chính trị - xã hội tổng hợp liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý thuế đòi hỏi chính sách, chế độ và các biện pháp quản lý thuế phải đơn giản, minh bạch, công khai, dân chủ để nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội nhằm tuân thủ tự giác các nghĩa vụ về thuế. Song môi trường tác động đến cong tác quản lý thuế trong thời gian qua vẫn còn hạn chế thể hiện: - Nội dung các sắc thuế còn phức tạp, cơ chế quản lý thuế chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tục hành chính thuế còn rườm rà, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân nộp thuế. Chưa quy định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thuế. - Nhìn chung, trình độ hiểu biết về thuế ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên trong các cơ quan Nhà nước còn nhiều hạn chế chưa tạo được dư luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn khá nhiều trường hợp thờ ơ, khuyến khích, đồng tình. 3.3.2. Đối với cơ quan thuế Năng lực, trình độ quản lý thuế còn có những điều chưa đáp ứng so với yêu cầu quản lý thuế hiện đại, khoa học, cụ thể là: - Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế chưa được đặt đúng tầm và chưa phù hợp với thực trạng của nước ta là trình độ dân trí thấp, nhận thức trách nhiệm pháp luật chưa cao. Chất lượng kiểm tra còn hạn chế, chưa phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận trong việc tính thuế, kê khai thuế, gian lận trong hoàn thuế, miễn giảm thuế, nhất là trong hoàn thuế GTGT. Chức nănh và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn bị bó hẹp chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. - Việc tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế. - ứng dụng công nghệ tin học trong việc quản lý thuế còn ở mức thấp, mới tập trung chủ yếu vào công việc quản lý về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ. Đại bộ phận công việc quản lý thuế vẫn là thủ công, năng suất, hiệu quả quản lý thế còn thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý thuế của cơ quan thuế. - Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực chi về chính sách thuế còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu. 3.3. 3 Đối với người nộp thuế - Tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều khoản thu, sắc thuế, ở các địa phương trong cả nước, vừa làm thất thu cho Ngân sách nhà nước, vừa không bảo đảm công bằng xã hội. - Một số doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân kinh doanh cố ý tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp như kê khai khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT từ ngân sách Nhà nước. 1.4. Đối với các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức và chưa thực sự coi công tác thuế là nhiệm vụ của địa phương mình. Các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan ( như cơ quan địa chính, xây dựng, giao thông, công an, kiểm sát, ngân hàng, các cơ quan thông tin đại chúng…) ở từng nơi, từng lúc thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để thu đầy đủ, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN. Tình hình trên một phần do cơ quan thuế các cấp chưa chủ động; mặt khác các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân chưa nhận thức rõ, đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ thu ngân. Chương3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu thuế GTGT trên địa bàn Đồng Hỷ 3.1 Quan niệm chung về đổi mới công tác quản lý thu thuế 1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chung của đất nước Hoàn thiện, đổi mới công tác quản lý thu thuế trước hết phải phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới quản lý thu thuế. Những định hướng lớn của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định vừa là những chuẩn mực để đánh giá sự hoàn thiện và hợp lý của hệ thống thuế, đồng thời vừa là mục tiêu của việc sử dụng công cụ thuế Nhà nước. Những thành tựu to lớn đạt được trong công cuộc đổi mới đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng ta. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng, Nhà nước ta đã đưa ra định hướng và nhiệm vụ: "Tiếp tục cải cách thuế phù hợp với tình hình đất nước và các cam kết quốc tế, đơn giản hoá các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất. Nuôi dưỡng nguồn thu, hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế…". "Tiến hành cải cách thuế giai đoạn 3 theo hướng thu hẹp dần các mức thuế suất, giảm tỷ trọng thuế gián thu, cải tiến hình thức thu phí, lệ phí qua ngân sách; đổi mới phương thức thu thuế, đơn giản hoá thủ tục hành chính. Đảm bảo thu đúng, thu đủ vào ngân sách Nhà nước, chống thất thu và lạm thu. Cơ quan thuế thực hiện chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm". Từ đó cho thấy việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, bởi đó cũng chính là thực hiện nhiệm vụ, phát huy vai trò của Nhà nước trong việc định hướng, quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Những thành tựu kinh tế đạt được sau gần 20 năm đổi mới đã khẳng định con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã chọn là hoàn toàn đúng đắn. Ngày nay Đảng - Nhà nước đã và đang lãnh đạo nhân dân ta tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở rộng hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều mặt thuận lợi nhưng cũng còn không ít những khó khăn và thách thức, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân cần phải nỗ lực hơn nữa trên mọi lĩnh vực công tác để phát huy thuận lợi, hạn chế khó khăn, biến nguy cơ thành thời cơ, đưa đất nước vững bước đi lên CNXH. Trong tình hình đó, vai trò của ngành thuế ngày càng được khẳng định là công cụ quan trọng của Nhà nước. Đổi mới công tác quản lý thu thuế, khai thác triệt để các nguồn thu nhằm tăng thu cho ngân sách Nhà nước, song cũng phải đảm bảo tính hợp lý, tạo điều kiện kích thích sản xuất phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo công bằng xã hội… là cả một vấn đề lớn đặt ra cho cả nước nói chung và ngành thuế nói riêng. 2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý thu thuế Trong những năm qua để đảm bảo các yêu cầu đặt ra, Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiếp tục chỉ đạo việc đổi mới và hoàn thiện chính sách thuế trong giai đoạn mới theo tiến trình cải cách hệ thống thuế bước 3 bằng các chính sách và các bước đi thích hợp. Mục tiêu là tạo ra hệ thống chính sách thuế hoàn chỉnh, phù hợp đơn giản, rõ ràng, bộ máy tổ chức thu thuế gọn nhẹ đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay. Hoà cùng với mục tiêu chung của cả nước tỉnh Thái Nguyên cũng đặt ra mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới đó là: ổn định kinh tế xã hội, nhanh chóng đưa nền kinh tế của tỉnh thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, củng cố các ngành sản xuất phát huy thế mạnh, tạo thế phát triển vững mạnh, tăng nhanh khả năng tích luỹ và cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút vốn đầu tư … xây dựng tỉnh Thái Nguyên giàu mạnh, đảm bảo công bằng dân chủ, văn minh. Để góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà, nhiệm vụ đặt ra cho ngành thuế Thái Nguyên- Chi cục thuế Đồng hỷ không ngừng đổi mới toàn diện, nhất là công tác quản lý thuế, nhằm nâng cao hiệu quả công cụ thuế trong cơ chế thị trường. Đảm bảo thực hiện đúng các Luật thuế, Pháp lệnh thuế và các chính sách về thuế, góp phần tích cực cho việc tăng thu NSNN, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu qủa hoạt động thu thuế GTGT trên địa bàn Đồng Hỷ 3.2.1. Về cơ chế chính sách - Bộ tài chính khi ban hành mới một số sắc thuế và sửa đổi, bổ sung các sắc thuế nên triển khai một cách đồng bộ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đảm bảo được yêu cầu thu Ngân sách và tạo cơ sở cho cải cách quản lý thu thuế theo hướng tiên tiến, hiện đại. - Ngày 29 tháng 11 năm 2006, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật quản lý thuế nhằm thống nhất các quy định về quản lý thuế và các thủ tục về thuế, quy định quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật thuế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế. Tuy nhiên việc triển khai Luật này cần được Cục thuế triển khai đồng bộ, nhanh chóng nhưng phải đảm bảo được tính hiệu quả để Luật thuế được nhanh chóng đi vào đời sống và phát huy tác dụng tuyên truyền đối tượng nộp thuế nộp tiền vào NSNN. 3.2.2. Trách nhiệm của các doanh nghiệp trong ngành thuế Ngay từ đầu năm Cục thuế đã chủ động triển khai giao dự toán thu NSNN cho các đơn vị từ Văn Phòng Cục đến các Chi cục. Từ đó để các đơn vị xác định rõ nhiệm vụ của mình, phấn đấu thực hiện ngay từ tháng đầu, quý đầu. Kết thúc năm tất cả các đơn vị thu đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Để đạt được kết quả đó các đơn vị và từng cán bộ công nhân viên trong ngành thuế cần tích cực tham gia các chương trình tập huấn do Tổng Cục thuế, Cục thuế triển khai để trau dồi kiến thức pháp luật về thuế, tăng cường nghiệp vụ chuyên môn đặc biệt là trình độ về quản lý thu thuế để huy động tối đa các nguồn lực từ thuế vào NSNN 4. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 4.1. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế Đây là một trong những công tác trọng điểm, bởi nếu có thực hiện tốt công tác này thì các công tác khác như: tính thuế, thu thuế,… mới không gặp trở ngại, khó khăn. Trong thời gian qua cục thuế tỉnh đã thực hiện tương đối tốt công tác này nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác này vẫn còn một số tồn tại. Để quản lý tốt hơn ĐTNT đảm bảo không thất thu thuế GTGT từ khâu quản lý này, trước hết cần phải khẩn trương rà soát lại toàn bộ các doanh nghiệp, liên hệ thường xuyên với các ngành, các cấp có chức năng như thống kê để nắm đủ số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động, để từ đó lập danh bạ theo dõi, đảm bảo 100% số đơn vị kinh doanh vào diện quản lý. Đối với các doanh nghiệp mới phát sinh thì phải tích cực kiểm tra, phát hiện sự thay đổi ngành nghề kinh doanh, quy mô tăng giảm. Cán bộ thuế phải nắm rõ tâm tư, nguyện vọng, khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp để động viên, giải thích, giúp họ có quan điểm tích cực chấp hành luật thuế, hạn chế những thái độ, hành vi chống đối, gây khó khăn cho công tác quản lý. Cán bộ thuế bằng các việc làm cụ thể để từ đó tạo mối quan hệ giữa cán bộ thuế với ĐTNT, điều này sẽ giúp cán bộ thuế đôn đốc, thu nộp tiền thuế của các ĐTNT được dễ dàng, ngoài ra còn có thể được sự giúp đỡ nhiệt tình khi thu thập các thông tin về một số đối tượng có hành vi trốn thuế, hạn chế được tình trạng trốn thuế và lậu thuế. Cục thuế cũng cần có sự thống nhất với sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh. Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh nên cung cấp tình hình quản lý ĐKKD của các doanh nghiệp theo từng tháng, từng địa bàn để cục thuế có cơ sở nắm chắc được số doanh nghiệp ĐKKD từ đó suy ra lượng đối tượng phải đăng ký mã số thuế. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng đã ĐKKD nhưng chưa đăng ký thuế. Phối hợp với các cấp chính quyền ở địa phương để phát hiện những cơ sở kinh doanh có mở thêm các chi nhánh, cửa hàng. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý cùng chức năng như công an, quản lý thị trường, thanh tra để quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép kinh doanh. Chủ động tham mưu cho UBND, HĐND về việc kiểm tra chấp hành ĐKKD, đăng ký nộp thuế trên địa bàn. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, không chấp hành ĐKKD, đăng ký thuế theo quy định của pháp luật. Trong quản lý ĐTNT hiện nay, cán bộ thuế cần phải có biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho các doanh nghiệp mới ra kinh doanh và các doanh nghiệp nói chung hiểu rõ về luật thuế GTGT cũng như các luật thuế khác. Từ đó sẽ thuận lợi hơn trong công tác thu thuế, hạn chế được tình trạng thất thu thuế GTGT. 4.2. Giải pháp nhằm tăng cường quản lý căn cứ tính thuế GTGT Các giải pháp trong khâu này là rất khó khăn và phức tạp. Để tăng cường quản lý thuế GTGT về căn cứ tính thuế với loại hình này cần thực hiện các giải pháp như: Cần phân bổ cán bộ có năng lực, giỏi nghiệp vụ kế toán, hiểu biết sâu sắc về chính sách thuế GTGT, bởi đây là loại hình sản xuất có số lượng các doanh nghiệp lớn với số thuế phải nộp là lớn. Hơn nữa, họ luôn tìm cách trốn thuế, lậu thuế bằng những thủ đoạn rất tinh vi như lập giấy tờ, sổ sách kế toán giả…. Cần tăng cường công tác kiểm tra, đối chiếu hoạt động mua vào, bán ra để phát hiện những trường hợp khai man, ẩn lậu doanh thu tính thuế để trốn thuế. Xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định hiện hành của nhà nước. Cán bộ thuế phải chú trọng đến công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ hạch toán, kế toán tại các doanh nghiệp, đưa công tác này vào nề nếp. Các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ hoá đơn chứng từ khi mua, bán hàng hoá. Cán bộ thuế phải hiểu biết, nắm rõ thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kịp thời nắm bắt những hoạt động mới phát sinh tại đơn vị để đưa vào quản lý. Thực hiện phân loại doanh nghiệp để quản lý chặt chẽ căn cứ tính thuế theo chiều sâu. Có doanh nghiệp phải dựa vào định mức kinh tế kỹ thuật, có doanh nghiệp phải dựa vào tính chất hoạt động để đối chiếu, so sánh với số liệu ghi chép trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp, từ đó phản ánh chính xác kết quả hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó xác định căn cứ tính thuế chính xác. Chẳng hạn như trong một số lĩnh vực: - Đối với doanh nghiệp hoạt động xây lắp: quản lý các hợp đồng kinh tế của loại hình này gắn liền với giải trình của đơn vị về tiến độ thực hiện hợp đồng, biên bản nghiệm thu khối lượng công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành bàn giao, biên bản thanh lý hợp đồng. Yêu cầu đơn vị viết đầy đủ hoá đơn đối với khối lượng hoàn thành bàn giao để theo dõi quản lý chặt chẽ doanh thu và tính thuế GTGT đúng thời điểm. - Đối với hoạt động kinh doanh vận tải ngoài quốc doanh: các doanh nghiệp này phải tiến hành đăng ký số phương tiện tham gia kinh doanh; kiểm tra việc gắn doanh số kinh doanh với các chi phí kê khai đầu vào, tập trung là chi phí xăng dầu, chi phí sửa chữa thông qua các chứng từ và bảng kê để xác định đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và nghĩa vụ về thuế với nhà nước; kiểm tra đối chiếu hợp đồng kinh tế với chi phí và định mức tiêu hao nhiên liệu để xác định sát doanh thu của đơn vị, trên cơ sở đó xác định chính xác căn cứ tính thuế. - Đối với hoạt động chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản và xuất khẩu: phân loại cơ sở sản xuất có tổ chức thu mua nguyên liệu là nông sản của nông dân, lâm sản của người trực tiếp khai thác để tổ chức sản xuất khác với cơ sở gom mua sản phẩm đã qua chế biến về để bảo quản đóng gói. Hoặc một cơ sở có cả 2 hình thức trên thì phải tiến hành theo dõi và hạch toán riêng. - Đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu: kiểm tra việc ghi sổ, kiểm tra số lượng tiêu thụ mà cơ sở kê khai với cơ quan thuế, đối chiếu giữa sổ sách với hoá đơn bán hàng, kiểm tra đồng hồ lưu lượng,... để xác định hàng tiêu thụ…. - Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại và bán hàng đại lý: tăng cường công tác kiểm tra tờ khai để đối chiếu tổng giá trị hàng bán, so sánh giá bán và giá mua thông qua các hoá đơn. Kiên quyết xử lý các trường hợp hạ giá bán thấp hơn giá mua, hoặc giá bán không phù hợp với thị trường để tránh thuế GTGT. Kết hợp với kiểm tra, đối chiếu hoá đơn nơi doanh nghiệp khai thác nguồn hàng và so sánh với số liệu kê khai của doanh nghiệp,…; Tiến hành kiểm tra, điều tra đột xuất về căn cứ tính thuế, về hàng tồn kho đối chiếu với số liệu kê khai,… để xác định đúng căn cứ tính thuế. Thông qua công tác kiểm tra phát hiện vi phạm để có kế hoạch thanh tra chống thất thu thuế, có biện pháp xử lý kịp thời,….Đối với hoạt động bán hàng phải phân định rõ trường hợp đại lý bán đúng giá, trường hợp đại lý bán không đúng giá và các quy định về đại lý để quản lý thu đúng quy định. 4.3. Giải pháp nhằm tăng cường công tác thu thuế GTGT Để đảm bảo tiến độ thu nộp thuế và thu đủ, đòi hỏi trước hết là ý thức tự giác của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ quan thuế cũng cần hỗ trợ hướng dẫn đối tượng nộp thuế về thủ tục kê khai nộp thuế, phải gửi thông báo thuế đúng thời hạn. Phối hợp với ngân hàng, kho bạc để đưa các doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc chi tiêu qua tài khoản, hạn chế sử dụng tiền mặt. Thực hiện nối mạng với kho bạc để đối chiếu kịp thời số thuế phải nộp và đã nộp. Phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm các doanh nghiệp cố tình dây dưa, có số thuế nợ đọng lớn theo quy định của pháp luật như phạt nộp chậm, phạt hành chính, tịch thu giấy phép kinh doanh.Hoặc với trường hợp ĐTNT trốn thuế với số tiền lớn hay trong trường hợp vi phạm đã được nhắc nhở nhưng vẫn cố tình trái phạm thì không tiến hành phạt hành chính mà chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật để đề nghị khởi tố. 4.4. Giải pháp nhằm tăng cường quản lý công tác hoàn thuế. Tình trạng gây thất thoát NSNN qua hoàn thuế có nguyên nhân từ nhiều mặt. Để ngăn chặn tình trạng gian lận qua hoàn thuế, tăng cường quản lý thuế GTGT, thiết lập trật tự kỷ cương về công tác tài chính, cần triển khai một số giải pháp cơ bản như sau: - Việc tiếp nhận và giải quyết hoàn thuế phải thực hiện theo đúng quy định. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu hoàn thuế, cán bộ thuế phải hướng dẫn và kiểm tra cụ thể ngay từ khi đơn vị lập hồ sơ ban đầu, những trường hợp không đủ điều kiện, cán bộ thuế phải giải thích cho đơn vị hiểu để họ không lập hồ sơ xin hoàn nữa. - Tăng cường quản lý hoá đơn chứng từ, từng bước đưa việc thực hiện hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán vào nề nếp, kỷ cương. - Tăng cường công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT. Bởi hiện nay, việc hoàn thuế được tiến hành theo nguyên tắc “tiền hoàn hậu kiểm”. Phần lớn các doanh nghiệp chưa thực hiện cập nhật hoá đơn chứng từ. Vì vậy, cần phải tăng cường kiểm tra với các giải pháp hữu hiệu song song với việc đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong thực hiện kiểm tra, thanh tra. Có như vậy mới mong cơn sốt lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa không bùng phát. - Tăng cường hướng dẫn các doanh nghiệp ghi chép, sử dụng hoá đơn chứng từ theo đúng quy định cũng như những vấn đề liên quan đến công tác hoàn thuế. Đồng thời phối hợp liên ngành tài chính và ngân hàng để có biện pháp chống hoá đơn giả, xử lý thật nghiêm các đơn vị lập hồ sơ sai quy định, cố tình gian lận, trốn lậu thuế. - Mở các lớp tập huấn để nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ thuế. Bởi nếu trình độ của các cán bộ thuế được nâng cao thì việc kiểm tra, xem xét hồ sơ hoàn thuế sẽ được tiến hành nhanh và chính xác, đồng thời sẽ phát hiện được kẽ hở lợi dụng hoàn thuế của các doanh nghiệp. 4.5 Giải pháp nhằm tăng cường quản lý công tác hoàn thuế 4.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra Các DNNQD ngày càng phát triển, mở rộng đa dạng. Việc dấu doanh thu, trốn lậu thuế ngày càng trở lên tinh vi và nghiêm trọng. Vậy nên để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN thì công tác thanh tra, kiểm tra phải được tăng cường hơn nữa nhằm hạn chế thấp nhất về thất thu thuế. Dưới đây là một số giải pháp đối với công tác này: Lực lượng thanh tra phải đảm bảo là những cán bộ có phẩm chất trong sáng, có trình độ nghiệp vụ cao, chuyên sâu, có kinh nghiệm, hoạt động mang tính độc lập, có đầy đủ quyền hạn nhất định. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận, nợ đọng thuế lớn, tổ chức phối hợp với các cơ quan pháp luật kiểm tra thu hồi các khoản trốn lậu thuế, các khoản hoàn thuế GTGT sai vào NSNN. Bám sát phối hợp với các ngành, các địa phương, các phòng ban trong văn phòng cục, các chi cục thuế. Đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh chống gian lận thương mại, làm giả, bán hoá đơn, trốn thuế, lậu thuế. Công tác thanh tra phải chủ động lập kế hoạch phối hợp với cơ quan chuyên ngành như công an, quản lý thị trường cùng tiến hành tránh gây phiền phức cho ĐTNT. Trên cơ sở các quy trình nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra tập trung tập huấn các kỹ năng trong công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết đơn thư khiếu tố, giám định. Bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra ĐTNT, cần tiến hành kiểm tra trong nội bộ ngành thuế để ngăn chặn và phát hiện xử lý những trường hợp vi phạ 4.7 . Giải pháp củng cố bộ máy và đội ngũ cán bộ ngành thuế Đây là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong toàn bộ công cuộc cải cách thuế, để đảm bảo ngành thuế đủ sức gánh vác trách nhiệm nặng nề mà Đảng và Nhà nước đã giao cho. Yêu cầu đặt ra là: - Về tổ chức bộ máy ngành thuế: Hệ thống tổ chức bộ máy ngành thuế phải được tiếp tục củng cố, kiện toàn đảm bảo các điều kiện thực nhất, thông suốt từ Trung ương tới điạ phương, đảm bảo các điều kiện thực hiện có, hiệu quả nhiệm vụ của ngành. Bộ máy ngành thuế phải có đủ các bộ phận chức năng cần thiết để thực thi nhiệm vụ, đó phải là bộ máy hoạt động mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có quan hệ với các địa phương một cách chặt chẽ, có sự liên hệ gắn bó giữa các bộ phận. Song song với việc triển khai Luật thuế mới chúng ta phải chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế, quy chế hoạt động của bộ máy thuế các cấp. Sắp xếp quy định lại chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận từ các phòng của Văn phòng Cục đến các Tổ, Đội của Chi cục Thuế. - Nhà nước cần có văn bản quy định rõ ràng vị trí, chức năng, vai trò trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền địa phương trong công tác thuế. - Đối với đội ngũ cán bộ ngành thuế: Khẩn trương xây dựng và ban hành văn bản quy định rõ ràng nghĩa vụ, trách nhiệm, thẩm quyền và các hình thức kỷ luật đối với công chức ngành thuế. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, xây dựng lại đội ngũ cán bộ công chức thuế vừa có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, vừa giác ngộ về chính trị, có tinh thần trách nhiệm, thực hiện sự công tâm và có đạo đức khi thi hành công vụ. Tăng cường công tác thanh kiểm tra nội bộ ngành thuế để phát hiện biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt, kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, các sai phạm xảy ra như: Tham ô, lãng phí, thông đồng với đối tượng nộp thuế, mất dân chủ, đoàn kết…. Có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh, kịp thời, đúng chế độ đây là công việc không thể thiếu giúp cơ quan thuế các cấp thấy được những việc đã làm được, những việc cần phải khắc phục, từ đó có biện pháp tự chỉnh đốn hoạt động của mình góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ trong đơn vị. 4.8. Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật cho quản lý thu thuế Nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình trong việc cụ thể hoá chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành Tài chính nói chung và Tổng cục Thuế nói riêng đã đề ra chương trình hành động của ngành trong sự nghiệp hiện đại hoá công tác thuế. Tại hội nghị tổng kết công tác tin học ngành thuế lần thứ nhất đã đánh giá cao những kết quả mà công tác tin học của ngành thuế đã đạt được trong thời gian qua và khẳng định công tác tin học đã đóng góp tích cực vào thành tích tăng thu của toàn ngành thuế. Những năm qua ngành thuế thực hiện nhiệm vụ thu trong điều kiện biên chế cán bộ không tăng, nhưng khối lượng công việc tăng rất nhiều, nhưng toàn ngành vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu đó là do ngành thuế đã thực hiện tốt công tác ứng dụng công nghệ tin học vào khâu quản lý. Trong giai đoạn mới, để quản lý được số lượng đối tượng nộp thuế tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là khi ngành thuế thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Tổng cục Trưởng đã khẳng định: “ngành thuế không thể có cách nào khác là phải đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thu thuế”. Hiện nay, các thiết bị của ngành thuế được trang bị rất hiện đại, Cục thuế Thái Nguyên đã có Phòng xử lý dữ liệu, từ Văn phòng Cục thuế đến các Chi cục Thuế đều đã ứng dụng rộng rãi máy tính vào công tác quản lý của ngành. Hàng năm Cục thuế Thái Nguyên xác định nhu cầu trang thiết bị tin học để báo cáo Tổng cục Thuế cấp bổ sung phục vụ kịp thời cho công tác quản lý thu thuế 5. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động thu thuế GTGT trên địa bàn Đồng Hỷ Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại Bộ Tài chính đã đưa ra những nội dung đổi mới sau: Một là, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục, cơ quan quản lý thu và dưới nhiều hình thức thu để tuyên truyền, giáo dục các đối tượng nộp thuế hiểu biết đầy đủ các chính sách thuế, trách nhiệm pháp luật để nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Khuyến khích và phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tư vấn thuế, kế toán thuế. Cán bộ thuế phải tăng cường hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện tốt công tác kế toán, quản lý chặt chẽ hoá đơn chứng từ để hạch toán đúng kết quả kinh doanh và xác định đúng nghĩa vụ thuế với Nhà nước, mở rộng diện nộp thuế theo hình thức kê khai, thu hẹp dần phương pháp nộp thuế theo hình thức khoán. Đối với các đối tượng còn phải nộp thuế theo hình thức khoán cần hoàn thiện quy trình xác định mức khoán bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng giữa các hộ được khoán. Chống các hành vi tiêu cực trong việc xác định mức khoán đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán. Đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong việc tự tính, tự khai và tự nộp thuế vào ngân sách Nhà nước, đồng thời tăng cường trách nhiệm, quyền hạn kiểm tra, kiểm soát của tổ chức quản lý thu và cơ quan quản lý nhà nước trước, trong và sau khi nộp thuế để đảm bảo các luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh. Hai là, thường xuyên và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về thuế, kiểm tra sau thông quan nhằm ngăn nhừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về thuế. Trong công tác thanh tra phải phân loại các đối tượng để thanh tra theo cấp độ vi phạm: Đối với trường hợp chấp hành nghiêm chỉnh chính sách thuế chưa mắc sai phạm thì tối thiểu trong 5 năm phải kiểm tra 1 lần; Trường hợp đã có vi phạm nhưng không thường xuyên và không nghiêm trọng thì tối thiểu trong 2 năm phải kiểm tra 1 lần; Còn đối với trường hợp thường xuyên vi phạm thì tối thiểu trong 1 năm phải kiểm tra 1 lần. Phân loại các đối tượng nộp thuế như trên sẽ không gây phiền hà cho người nộp thuế mà ngược lại sẽ làm cho đối tượng nộp thuế chấp hành nghiêm chỉnh chính sách thuế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện và xử lý kịp thời vi phạm chính sách thuế. áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoá đơn, kiểm tra đối chiếu hoá đơn để việc thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao. Tăng cường quyền hạn cho cơ quan quản lý thu: quyền cưỡng chế, điều tra khởi tố các vụ vi phạm về thuế. Xây dựng và áp dụng các chế tài xử lý và cưỡng chế thuế đối với các hành vi gian lận, chây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế… Ba là, đẩy mạnh triển khai công nghệ tin học để đến năm 2010 tin học phải được áp dụng vào hầu hết các khâu quản lý thuế và quản lý đối tượng nộp thuế (đăng ký, cấp mã số thuế; theo dõi số liệu kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế) Bốn là, mở rộng uỷ nhiệm thu đối với một số loại thu cho Uỷ ban nhân dân xã, phường gắn với chi tiêu của chính quyền địa phương để chống thất thu và giảm chi phí quản lý thuế. Năm là, kiện toàn bộ máy cơ quan thuế các cấp chủ yếu theo chức năng quản lý thuế (tuyên truyền, cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; cưỡng chế thuế…) kết hợp với tổ chức quản lý theo đối tượng nộp thuế. Tổ chức lại cơ quan Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan theo hướng tập trung chỉ đạo có hiệu lực, hiệu quả toàn bộ hệ thống quản lý thu trong cả nước. Thực hiện tinh giảm biên chế đảm bảo số biên chế theo mức khoán, sử dụng kinh phí khoán hợp lý, tiết kiệm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý thuế. Nghiên cứu để ban hành Luật Quản lý thuế nhằm xác định rõ nhiệm vụ, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan thuế và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc hoàn thuế để quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao. KẾT LUẬN Trong 3 năm qua, việc quản lý thu thuế ở các doanh nghiệp tại Chi Cục thuế Đồng Hỷ đã có nhiều tích cực, Luật thuế GTGT đã đi vào đời sống và phát huy tác dụng tích cực trên các mặt của đời sống kinh tế như: Thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, mở rộng giao lưu hàng hoá, tạo tâm lý nhẹ nhàng cho người nộp thuế, hạn chế được tư tưởng khai man, trốn lậu thuế. Qua những số liệu thực tế, phong phú ở trên em đã tiến hành đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bên cạnh đó báo cáo cũng đã phân tích rõ thực trạng tình hình quản lý và thu thuế GTGT vào các khía cạnh sau: - Tình hình thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Tình hình thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh. - Tình hình quản lý, thu hồi nợ đọng thuế và hoàn thuế GTGT. - Tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ. Tuy nhiên, hoạt động quản lý và thu thuế GTGT trên địa bàn hiện còn không ít những hạn chế yếu kém như: Việc thực hiện quy trình quản lý thu thuế chưa tốt, sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong việc quản lý thu thuế GTGT chưa chặt chẽ, hiện tượng trốn thuế, lậu thuế vẫn còn nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cũng từ đó rút ra những kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại trong công tác và quản lý thu thuế GTGT ở tỉnh Thái Nguyên. Em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản để khắc phục những vẫn đề trên và phát huy hơn nữa vai trò của ngành thuế trong điều kiện mới khi cả nước và từng địa phương đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Các giải pháp cơ bản đó là: - Giải pháp nhằm tằng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế. - Giải pháp nhằm tăng cường quản lý căn cứ tính thuế giá trị gia tăng. - Giải pháp nhằm tăng cường công tác thu thuế giá trị gia tăng - Giải pháp nhằm tăng cường quản lý công tác hoàn thuế - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quyết toán. - Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật cho quản lý và thu thuế; - Củng cố bộ máy và đội ngũ cán bộ ngành thuế. Với trình độ và thời gian hạn chế, nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong sự đóng góp, chỉ dẫn của các thầy cô để có thêm lý luận cũng như thực tiễn được bổ ích. Em xin chân thành cảm ơn! Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình quản lý tài chính công. 2. Giáo trình Thuế Nhà nước- Trường Đại học Tài Chính kế toán Hà Nội. 4. Tạp chí Thuế Nhà nước- Các số năm 2004, 2005. 5. Thông tư số 120/2003/TT- BTC về hướng dẫn thi hành nghị định số 158/2003/NĐ- CP ngày 10/12/2003. 6. Thông tư số 84/2004/TT- BTC. 7. Thông tư số 32/2007/TT- BTC. 8. Luật quản lý Thuế 9. Tổng hợp kết quả thu NSNN các năm 2006, 2007, 2008 của Chi Cục thuế Đồng Hỷ MôC LôC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21825.doc
Tài liệu liên quan