Có thể nói rằng ở đâu và bao giờ vốn tín dụng Ngân hàng cũng đóng một vai trò to lớn và có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt để thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo đường lối của Đảng thì nguồn vốn trung và dài hạn của Ngân hàng càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Qua quá trình tìm hiểu, Đề tài đã hoàn thành với những nội dung cơ bản sau:
-Tổng hợp và khái quát hóa được những vấn đề có tính lý luận về vốn và khả năng khai thác vốn của Ngân hàng Thương mại
- Phân tích thực tại công tác nguồn vốn qua đó nêu lên được những khó khăn, tồn tại trong việc huy động vốn.
- Dựa vào cơ sở lý luận và tình hình thực tế, nêu lên một số giải pháp khai thác nguồn vốn tại chi nhánh.
Với việc nghiên cứu đề tài tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Thương mại và cụ thể là Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội, em đã nhận thức được vai trò to lớn của huy động vốn của Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế.
80 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p tác về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đã thành lập thêm các chi nhánh trở thành một hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt:
Ngày 27/03/2000 thành lập Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà Nội.
Ngày 22/06/2001 thành lập Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt chi nhánh Chăm Pa Sak.
Ngày 23/04/2003 thành lập Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt chi nhánh TP Hồ Chí Minh.
Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh đã tạo điều kiện cho hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt tiếp cận sự phục vụ khách hàng trên địa bàn Chi hánh và địa bàn lân cận, là cầu nối trong thanh toán giữa hai nước, thông qua công tác chuyển đổi LAK/VND đã góp phần vào sự phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào.
Sự ra đời của chi nhánh đầu tiên của hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt, chi nhánh Hà Nội, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt nói riêng và quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa hai nước nói chung. Hoạt động theo phương châm thuận tiện, nhanh chóng, an toàn tuân thủ pháp luật, trong những năm qua chi nhánh Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ do Đảng và nhà nước của hai Chính phủ đề ra góp phần vào sự phát triển chung của hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt.
Ghi nhận những đóng góp vào sự phát triển và hợp tác giữa hai nước Lào - Việt, Nhà nước Lào đã trao tặng huân chương lao động hạng nhì cho hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lao - Viêt. Ngày 22/04/2004 Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt được Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải gửi thư chúc mừng nhân kỉ niệm 5 năm thành lập Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt.
2.1.2. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội.
Mô hình tổ chức của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà Nội được xây dựng theo mô hình hiện đại của Ngân hàng, theo hướng đổi mới tiên tiến, phù hợp với quy mô và đậc điển hoạt động của chi nhánh.
- Điều hành hoạt động chi nhánh Hà Nội có 01 Giám đốc chi nhánh.
- Giúp việc giám đốc chi nhánh có 01 Phó Giám đốc, hoạt động theo sự phân công ủy quyền của Giám đốc chi nhánh theo quy định.
- Các phòng ban của chi nhánh được phân theo chức năng và nhiệm vụ hoạt động tài chính của mỗi phòng ban bao gồm 04 phòng: phòng Tín dụng, phòng Kế hoạch Nguồn vốn và Kinh doanh Đối ngoại, phòng Kế toán - Tài chính, Văn phòng, phòng Kiểm tra Nội bộ.
2.1.2.1. Mô hình tổ chức
MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO- VIỆT
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
HĐQT NGÂN HÀNG LIÊN DOANH
LÀO - VIỆT
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI SỞ CHÍNH
CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI
CHI NHÁNH TẠI CHAMPAK
CHI NHÁNH TẠI TP.HCM
PHÒNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH
P.KẾ TOÁN TÀI CHÍNH-ĐT
P.KIỂM SOÁT NỘI BỘ
P.NGHIỆP VỤ BÁN LẺ
VĂN PHÒNG
SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC LÀO-VIỆT BANK, HÀ NỘI BRANCH TẠI THỜI ĐIỂM 31/12/2007
BAN GIÁM ĐỐC
(G Đ + 01 PG Đ)
Bộ phận kho quỹ
Phòng kế hoạch nguồn vốn và kinh doanh đối ngoại
07 cán bộ
(TP + 06 CB)
Phòng tín dụng
11 cán bộ (TP 1 hoặc 2 P.Phòng)
Phòng kế toán- Tài chính
16 cán bộ
(TP + 02 PP)
Bộ phận điện toán
Văn phòng
09 cán bộ
(Chánh văn phòng + 01P.VP)
Tổ kiểm tra nội bộ
02 cán bộ
(Tổ trưởng + 01 CB)
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban
Phòng tín dụng
Chức năng của phòng Tín dụng:
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây đựng Kế hoạch mở rộng và phát triển hoạy động tín dụng, bảo lãnh của Chi nhánh; xây dựng và triển khai chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, chính sách quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng; đồng thời đề xuất với Giám đốc các biện pháp trong chỉ đạo điều hành đối với lĩnh lực tín dụng, bảo lãnh nhằm hoàn thành các chương trình, mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về tín dụng, bảo lãnh, thẩm định và quản lý tín dụng của Chi nhánh.
Nhiệm vụ của phòng Tín dụng:
- Thiết lập duy trì mở rộng mối quan hệ với khách hàng; tiếp thị tất cả các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh; duy trì và nâng cao chất lượng nền khách hàng.
- Tiếp nhận và xử lý tất cả các hoạt động liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, bảo lãnh tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, quy chế, quy định, quy trình nội bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, phòng ngừa rủi ro.
- Thực hiện hoạch toán kế toán chi tiết về các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh của Chi nhánh.
- Thực hiện theo các quy định của pháp luật, các quy định nội bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt về đảm bảo cho vay trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh; tổ chức thực hiện định giá tài sản làm cơ sở trình Giám đốc ký Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, của bên thứ ba với khách hàng theo đúng quy định; quản lý và hoạch toán tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay vốn, bảo lãnh…
- Thực hiện công tác quản lý tín dụng, bảo lãnh từ khi phát sinh đến khi kết thúc, tất toán đóng hồ sơ gồm có: mở và quản lý tài khoản tiền vay của khách hàng, thực hiện quản lý, theo dõi thu nợ gốc, lãi, phí của khách hàng vay đầy đủ, chính xác theo quy định.
- Thực hiện phân loại nợ và đề xuất việc trích lập dự phòng rủi ro đối với hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
- Nghiên cứu, nắm bắt tình hình phát triển kinh tế trên điạ bàn, tìm kiếm khai thác những dự án khả thi để mở rộng tín dụng; xây dựng kế hoạch mở rộng khách hàng và thực hiện chính sách khách hàng một cách linh hoạt và có hiệu quả; cung cấp số lệu cho việc lập kế hoạch tín dụng chi tiết hàng năm của Chi nhánh .
- Thực hiện lưu trữ hồ sơ tín dụng, bảo lãnh theo quy định.
- Thực hiện các báo cáo thống kê và các báo cáo khác liên quan đến nghiệp vụ của Phòng theo quy định.
Phòng nguồn vốn và kinh doanh đối ngoại
+ Chức năng của phòng Nguồn vốn và Kinh doanh đối ngoại:
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng Kế hoạch kinh doanh, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh hàng quý, hàng năm của Chi nhánh; đồng thời đề xuất với Giám đốc các biện pháp trong chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh nhằm hoàn thành các chương trình, mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về kế hoạch, nguồn vốn, kinh doanh ngoại tệ và thnah toán quốc tế của Chi nhánh.
+ Nhiệm vụ của phòng Nguồn vốn và Kinh doanh đối ngoại:
Nghiệp vụ về kế hoạch tổng hợp:
- Tổ chưc thu thập tông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh để xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn, chính sách khách hàng tiền gửi, chính sách và kế hoạch phát triển dịch vụ, tiếp thị khách hàng…
- Lập thực hiện theo dõi kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh (5 năm, 3 năm, hàng năm), xây dựng chương trình công tác (năm, quý, tháng) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh; lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (tháng, quý, năm) của Chi nhánh; lập báo cáo nhanh; báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc, của nghành, của Cơ quan có thẩm quyền.
- Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh , trên cơ sở đó xây dựng giá cả sản phẩm dịch vụ. Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến an toàn hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
- Làm đầu mối tổng hợp, phân tích, báo cáo, đề xuất về các thông tin phản hồi của khách hàng.
- Làm thư kí trong cuộc họp giao ban định kì các cuộc họp khác do Giám đốc triệu tập.
-Là thư kí họp Hội đồng thi đua khen thưởng của Chi nhánh.
- Nghiên cứu làm cầu nối phối hợp với các Phòng, Tổ chức trong việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới (bao gồm cả các chương trình marketing, quản cáo, tiếp thị…) để mởi rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Nghiệp vụ về vốn:
- Tổ chức quản lý Tài sản Nợ, Tài sản Có bằng tiền trong kinh doanh nhằm khai thác nguồn vốn và sử dụng vốn của Chi nhánh bảo đảm tín dụng hoạt động linh hoạt, an toàn va đạt hiệu quả cao.
- Xây dựng triển khai thực hiện các chính sách, cơ chế huy động vốn và phát triển vốn; nghiên cứu, lựa chọn, ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mới về huy động vốn và phát triển nguồn vốn; nghiên cứu, lựa chọn, ứng dụng các sản phẩm mới về huy động vốn.
- Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc trong công tác huy động vốn.
- Thực hiện công tác nhận và đầu tư tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng.
- Thực hiện tính toán và duy trì mức dự trữ bắt buộc theo quy định.
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và các nghiệp vụ tài chính phát sinh.
Nghiệp vụ về kinh doanh ngoại tệ:
- Xác định tỷ giá giao gdịch hàng ngày trình Giám đốc ký duyệt làm cơ sở thực hiện.
- Xây dựng và phát triển chính sách kinh doanh ngoại tệ (chính sách tỷ giá, chính sách khách hàng…) trong từng thời kỳ xây dựng và áp dụng chính sách tỷ giá giữa VND và LAK của các đơn vị, cá nhân hai nước Việt Nam và Lào.
- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, đảm bảo đáp ứng đủ ngoại tệ để phục vụ nhu cầu của khách hàng, kinh doanh có lãi và hạn chế rủi ro.
- Lập, theo dõi và quản lý ngoại hối theo quy định.
Nghiệp vụ về thanh toán quốc tế:
- Thực hiện thanh toán quốc tế theo quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước, của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt, đáp ứng yêu cầu là cầu nối thanh toán giữa hai nước Việt Nam - Lao và nhu cầu thanh toán quốc tế của khách hàng, thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, tăng nguồn thu cho Chi nhánh.
- Nghiên cứu, triển khai các dịch vụ thanh toán quốc tế hiện đại như: làm đại lý chuyển tiền nhanh (Western Union), dịch vụ thẻ thanh toán, thẻ tín dụng quốc tế (VisaCard, MasterCard, CreditCard…).
- Làm đầu mối cung cấp các thông tin đối ngoại và quan hệ với các Ngân hàng đối tác ở trong nước và nước ngoài.
Thực hiện các báo cáo thống kê và các báo cáo khác liên quan đến nghiệp vụ của Phòng theo quy định.
Thực hiện các nhiêm vụ khác được Giám đốc giao.
Văn phòng
Chức năng của Văn phòng:
- Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức – cán bộ, công tác hành chính quản trị theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt, đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ cho cán bộ nhân viên của Chi nhánh; tham mưu trong việc xây dụng sửa chữa cơ sở vật chất cần thiết đảm bảo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh an toàn, hiệu quả.
- Trực tiếp tổ chức thực hiện công tác tổ chức – cán bộ, công tác hành chính quản trị của Chi nhánh.
Nhiệm vụ của văn phòng:
Nhiệm vụ về công tác tổ chức – cán bộ:
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc mở rộng, sắp xếp mô hình, tổ chức phù hợp với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong từng giai đoạn và theo định hướng phát triển của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt.
- Là đầu mối cho việc lập kế hoạch về nhân sự, tiền lương hàng năm của Chi nhánh.
- Tham mưu cho Giám đốc trong các mặt công tác: tuyển dụng cán bộ, nhân viên có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; bố trí, sắp xếp cán bộ đúng năng lực chuyên môn; quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ đảm bảo cho bộ máy hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
- Tham mưu, đề xuất với Giám đốc thực hiện các chính sách đối với người lao động như: ký hợp đồng lao động, nâng bậc lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật, ốm đau, thai sản, nghỉ phép, thôi việc, nghỉ hưu… phối hợp với phòng Kế toán - Điện toán trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế … cho cán bộ, nhân viên của Chi nhánh.
- Xây dựng và trình Giám đốc duyệt Kế hoạch đào tạo và đào tạo lại, các chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học … cho cán bộ, nhân viên nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động của Chi nhánh; theo dõi, quản lý công tác đào tạo hàng năm của Chi nhánh.
- Là thư kí Họp hộn đồng Kỷ luật của Chi nhánh được thành lập trong từng trường hợp cụ thể; là thư ký các cuộc họp do Giám đốc triệu tập liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương…
- Tổ chức lưu trữ và quản lý hồ sơ cán bộ đảm bảo tính bảo mật, khao học, đúng quy định; thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác tổ chức – cán bộ , đào tạo, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng …theo yêu cầu theo quy định của Hội Sở Chính và các cơ quan có thẩm quyền.
- Tổ chức, quản lý, theo dõi lao động (nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ con ốm, nghỉ việc riêng, đi học…); kiểm tra việc thực hiện giờ giấc lao động và các nộ quy lao động của cơ quan.
Nhiệm vụ về công tác hành chính quản trị:
- Là đầu mối trong việc lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa, quản lý tài sản, công cụ, phương tiện làm việc nhằm đảm bảo hoạt động của Chi nhánh theo nguyên tắc tiếp kiệm có hiệu quả.
- Là đầu mối cùn cấp cơ sở vật chất cho các Phòng, Tổ, Bộ phận thuộc Chi nhánh theo chủ trương được duyệt.
- Quản lý về mặt hiện vật đối với tài sản , công cụ và phương tiện làm việc của Chi nhánh.
- Tiếp nhận, theo dõi, phân phối, lưu trữ bảo quản tất cả các Công văn, tài liệu, văn bản của Chi nhánh kịp thời, chính xác theo đúng quy định.
- Quản lý và sử dụng con dấu pháp nhân an tòan, đúng quy định.
- Thực hiện công tác bảo vệ an ninh cho con người, tài sản của Chi nhánh và khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh.
- Đảm nhiệm công tác hậu cần, phân phối các ấn phẩm, báo chí, văn phòng phẩm phục vụ tốt hoạt động kinh doanh, nghiên cứu học tập… đến Ban Lãnh Đạo, các Phòng, Tổ, Bộ phận; phục vụ lễ tân, tiếp khách của Chi nhánh.
- Phối hợp với Phòng Kế Toán – Điện toán (Bộ phận Kho quỹ) thực hiện công tác vận chuyển tiền mặt an toàn.
Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác do Giám đốc giao.
Phòng kế toán – tài chính
Thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh bao gồm:
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản, vốn, quỹ của chi nhánh theo đúng quy định của nhà nước và ngân hàng.
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động tài chính của chi nhánh.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính thông qua công tác lập kế hoạch tài chính, tài sản của chi nhánh; theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động để phục vụ cho quản trị điều hành kinh doanh của lãnh đạo.
- Kiểm tra định kỳ và đột xuất công tác kế toán, quy trình luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, của báo cáo tài chính, đảm bảo an toàn tiền vốn của ngân hàng và khách hàng thông qua công tác hậu kiểm.
- Đầu mối quản lý toàn bộ số liệu, dữ liệu kế toán, bảo mật, cung cấp thông tin hoạt động của Ngân hàng, của khách hàng qua số liệu kế toán theo quy định và lập các báo cáo kế toán phục vụ quản trị điều hành của ban lãnh đạo.
Bộ phận điện toán:
- Trực tiếp quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chương trình phần mềm được áp dụng theo đúng quy định.
- Chịu trách nhiệm đề xuất, và thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo hệ thống tin học vận hành thông suốt trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu hoạt động của Ngân hàng, bảo mật thông tin, quản lý an toàn dữ liệu theo đúng quy định.
- Thực hiện lưu trữ, bảo quản, phục hồi dữ liệu và hệ thống chương trình phần mềm theo quy định.
Bộ phận kho quỹ
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ.
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quỹ; phát triển các giao dịch ngân quỹ; phối hợp chặt chẽ với phòng dịch vụ khách hàng thực hiện nhiệm vụ thu chi tại quầy, phục vụ thuận tiện, an toàn cho khách hàng đến giao dịch.
- Đề xuất, tham mưu với giám đốc chi nhánh về các biện pháp và thực hiện đúng quy trình quản lý về kho, quỹ, áp dụng các biện pháp và chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ, đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng và ngân hàng.
- Theo dõi, tổng hợp, lập và gửi các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định.
Tổ kiểm tra nội bộ
- Thực hiện giám sát hoạt động và kiểm tra trực tiếp tại đơn vị theo kế hoạch được duyệt.
- Kiểm tra việc chấp hành quy chế điều hành của giám đốc chi nhánh đối với các phòng, tổ của chi nhánh; thực hiện giám sát độc lập việc tuân thủ với các chuẩn mực kế toán và quy định của nhà nước, của ngân hàng trong quá trình lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của chi nhánh.
- Làm đầu mối phối hợp với cơ quan thanh tra, kiểm toán thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với chi nhánh theo quy định của pháp luật.
- Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ việc theo đúng quy định.
- Phát hiện những thoả thuận trái với pháp luật và trái với quy định của Ngân hàng trong quá trình ký kết hợp đồng. Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do Giám đốc chi nhánh ban hành. Tham gia ý kiến, phối hợp với các phòng theo chức năng, nhiệm vụ pháp chế- chế độ được giao.
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh
Lào – Việt chi nhánh Hà Nội
2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn
Trong thời gian qua Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội tuy mới thành lập và đi vào hoạt động nhưng đã phát huy được thế mạnh của mình trong công tác huy động vốn do đã tạn dụng được khả năng, vị thế của mình và đã đưa ra nhiều chiến lược khả thi trong công tác huy động nguồn ngắn và dài hạn. Chi nhánh Hà Nội đã đạt được quy mô và tốc độ tăng trưởng khá cao và dần đi vào ổn định.
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng vốn giai đoạn năm 2005-2007
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
(tỷ USD)
So với năm trước (%)
Số tiền
(tỷ USD)
So với năm trước (%)
Số tiền
(tỷ USD)
So với năm trước (%)
Vốn chủ sở hữu
3.750
35
3.750
0
4.300
14.667
Tổng nguồn vốn huy động
22.303
117
30.541
36.936
41.600
36.21
Tổng nguồn vốn
30.444
21
35.000
14.965
45.900
31.143
Nguồn PhòngKế hoạch nguồn vốn và Kinh doanh đối ngoại
Từ bảng trên cho ta thấy việc nguồn vốn huy động nói riêng và tổng nguồn vốn nói chung tăng trưởng qua các thời kỳ. Năm 2005 tổng nguồn vốn là 30,444 triệu USD (484,391 tỷ VNĐ), trong đó tổng huy động vốn đạt 355 tỷ VNĐ (22,303 triệu USD quy đổi), tốc độ tăng trởng vốn đạt 117% so với năm 2004 và chiếm 73% trên tổng nguồn vốn.
Năm 2006 tổng nguồn vốn của chi nhánh là 35,00 triệu USD quy đổi trong đó vốn chủ sở hữu là 3,75 triệu USD và tổng vốn huy động đạt 30,541 triệu USD, tốc độ tăng trưởng vốn năm 2006 so với năm 2005 là 36,936%. Năm 2007, tổng nguồn vốn của chi nhánh Hà Nội là 45,9 triệu USD tăng 31,134% so với năm 2006. Nguồn vốn huy động là 41,6 triệu USD quy đổi có tốc độ tăng trưởng vốn là 36,21%.
Như vậy, dựa vào tốc độ tăng trởng vốn của chi nhánh trong ba năm gần đây cho ta thấy việc huy động vốn tăng tưởng qua các năm. Tuy tốc độ tăng trưởng vốn có tăng nhưng lại tăng trưởng chậm dần nhưng chứng tỏ Chi nhánh đã có mở rộng được quy mô của vốn huy động đồng thời có sự thay đổi trong tỷ trọng của nguồn.
Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Bảng 2: Quy mô vốn huy động giai đoạn năm 2005-2007
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Vốn chủ SH (triệu USD)
3.750
3.750
4.368
Vốn huy động (triệu USD)
22.303
30.541
41.532
Vay VIDB (triệu USD)
4.022
-
-
Tổng nguồn vốn (triệu USD)
30.444
35.000
45.900
Tỉ trọng vốn huy động/tổng nguồn vốn (%)
73.26
87.26
90.48
Nguồn Phòng Kế hoạch nguồn vốn và kinh doanh đối ngoại
Biểu đồ1: Quy mô vốn huy động
Đơn vị: triệu USD
Nguồn Phòng Kế hoạch nguồn vốn và kinh doanh đối ngoại
Là chi nhánh hàng chiếm tầm quan trọng trong hệ thống các chi nhánh của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt, chi nhánh Hà Nội đã từng bước khẳng định vị trí quan trọng của mình bằng các hoạt động huy động vốn. Tỷ trọng này chiếm từ 70% đến 90% cao nhất là năm 2007 là 90,48%. Cho thấy việc huy động vốn của chi nhánh đã dần đi vào ổn định và phát triển. Nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ dân cư trong môi trường cạnh tranh quyết liệt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, Chi nhánh đã tiến hành xây dựng và thực hiện đồng bộ nhiều chương trình như: áp dụng mức lãi suất cạnh tranh, mở rộng các hình thức huy động, áp dụng chương trình khuyến mãi có hiệu quả, giao chỉ tiêu huy động cho từng cán bộ, nhân viên, tăng cường công tác marketing, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng… Đặc biệt, do làm tốt công tác thông tin, tiếp thị khách hàng nên mặc dù di chuyển trụ sở làm việc đến địa điểm mới song lượng khách hàng vẫn ổn định và lượng tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh vẫn đạt mức tăng trưởng cao
2.2.2. Cơ cấu vốn huy động
Theo đối tượng khách hàng
Bảng 3: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng
giai đoạn năm 2005-2007
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
(tỷ USD)
%
Số tiền
(tỷ USD)
%
Số tiền
(tỷ USD)
%
HĐ từ dân cư & tổ chức kinh tế
2.980
13.36
6.079
19.9
16.461
39.63
HĐ từ các tổ chức tín dụng
19.323
86.64
24.4631
80.1
25.071
60.37
Tổng huy động
22.303
30.541
41.532
Nguồn Phòng Kế hoạch nguồn vốn và kinh doanh đối ngoại
Trong những năm xây dụng và trưởng thành của chi nhánh đã đạt được nhiều bước chuyển biến mới trong công tác nói chung và trong huy động vốn nói riêng
Theo bảng trên ta thấy tổng huy động vốn năm 2005 đạt 355tỷ VNĐ (22,303 triệu USD). Vốn huy động tiền gửi là các tổ chức, các cá nhân đạt hơn 47 tỷ VNĐ (3 triệu USD) đã tăng 29% so với đầu năm và chiếm 13.4% so với
vốn huy động tại chỗ. Tổng tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức tín dụng lớn chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt gần 284 tỷ đồng chiếm 80% trên tổng huy động vốn.
Năm 2006, tính đến thời điểm 31/12 tổng vốn huy động đạt 30,5 triệu USD. Trong đó, vốn huy động từ khách hàng là tổ chức kinh tế, cá nhân bằng 19.9% so với 80,1% là vốn huy động của các tổ chức tín dụng thì chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng huy động vốn của Chi nhánh.
Nhưng sang đến năm 2007 thì vốn huy động từ các cá nhân và tổ chức kinh tế đã đạt 16,461 triệu USD chiếm 39,63% trên tổng nguồn vốn huy động cho thấy Ngân hàng đã khai thác được nguồn vốn nhàn rỗi lớn từ dân cư và tổ chức kinh tế giảm chi phí huy động vốn tận dụng được nguồn nhàn rỗi ổn định. Chứng tỏ Ngân hàng đã đổi mới công tác huy động chú trọng tới đối tượng là các cá nhân tổ chức với nguồn vốn ngắn hạn.
Biểu đồ 2: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: triệu USD
Huy động từ dân cư & tổ chức kinh tế
Huy động từ các tổ chức tín dụng
Nguồn Kế hoạch nguồn vốn và Kinh
doanh đối ngoại
Theo kỳ hạn
Bảng 4: Cơ cấu vốn theo kỳ hạn giai đoạn năm 2005-2007
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
(tỷ USD)
%
Số tiền
(tỷ USD)
%
Số tiền
(tỷ USD)
%
1
Tổng vốn huy động
22.303
30.445
41.396
2
Huy động không kỳ hạn
1.527
6.846
1.342
4.394
15.606
37.575
3
Huy động có kỳ hạn
18.301
82.056
25.417
83.225
22.473
54.11
3.1
Kỳ hạn < 12 tháng
17.826
97.405
23.151
91.085
16.450
73.199
3.2
Kỳ hạn > 12 tháng
0.475
2.665
2.266
8.15
6.023
26.801
Nguồn Phòng Kế hoạch nguồn vốn và Kinh doanh đối ngoại
Năm 2005, Tỷ lệ huy động vốn không kỳ hạn chiếm 6,846% trên tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 2007 là 37,575%. Ngược lại, tỷ lệ huy động vốn có kỳ hạn có xu hướng giảm chứng tỏ chi phí huy động vốn của Ngân hàng đang có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng đang dần phát huy hiệu quả và có những định hướng khai thác nguồn vốn rẻ trong dân cư bằng cách mở rộng các dịch vụ và tiện ích thỏa mãm tối đa nhu cầu của khách hàng. Trong huy động có kỳ hạn thì huy động có kỳ hạn 12 tháng đã tăng đáng kể dần dần đáp ứng và đảm bảo cho nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn của Chi nhánh Hà Nội.Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng đối với công tác huy động vốn tại Chi nhánh. Định hướng và phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới là một mặt nâng cao tỷ trọng huy động vốn tại chỗ đồng thời tham gia tích cực thị trường tiền tệ liên ngân hàng nhằm khai thác hiệu quả nguồn vốn này.
2.2.3. Chi phí vốn
Bảng 5: Tình hình thu lãi vay, đầu tư giai đoạn
năm 2005-2007
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh số cho vay, đầu tư (triệu USD)
25.5
28.4
36.6
Doanh số thu lãi vay, đầu tư (triệu USD)
2.38
2.8
3.46
Thu lãi vay bình quân (%)
9.33
9.859
9.454
Nguồn Phòng kế hoạch nguồn vốn và Kinh doanh đối ngoại
Ta thấy thu lãi vay bình quân tăng dần theo các năm, năm 2005 là 9,33% năm 2006 là 9,859% và năm 2006 là 9,454%. Tuy có tăng nhưng tốc độ tăng còn thấp chứng tỏ việc sử dụng vốn của Ngân hàng vẫn chưa đạt hiệu qủa cao.
Do thu lãi cho vay chỉ chiếm chưa đến 10% trên tổng cho vay đầu tư chứng tỏ các khoản cho vay không đem lại nhiều hiệu quả cho Ngân hàng.
2.2.4. Hệ số sử dụng vốn
Bảng 6: Hệ số sử dụng vốn huy động giai
năm 2005-2007
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Vốn huy động (triệu USD)
22.303
30.445
41.396
Cho vay, đầu tư (triệu USD)
25.5
28.4
36.6
Hệ số sử dụng vốn (lần)
1.143
0.928
0.884
Nguồn Phòng kế hoạch nguồn vốn và Kinh doanh đối ngoại
Hệ số sử dụng vốn của Ngân hàng cho thấy việc Ngân hàng cho vay bao nhiêu đồng trên một đồng huy động. Đây là hệ số phản ánh khả năng sử dụng vốn tronbg kỳ của Ngân hàng. Từ bảng trên cho thấy năm 2005 hê số sử dụng vốn của Chi nhánh là 1,143 lần (chiếm 114.3% so với vốn huy động) năm 2006 là 0,928 lần và năm 2007 là 0.884 lần, điều đó cho thấy tình trạng sử dụng vốn của Ngân hàng không được an toàn. Tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn nằm ở tỷ lệ cao. Điều này cho thấy sự không hợp lý trong công tác sử dụng vốn của Ngân hàng. Cho vay nhiều khiến Chi nhánh lâm vào tình trạng thiếu hụt dự trữ thanh toán không đảm bảo giới hạn an toàn.
Bảng 7: Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn giai đoạn năm 2005-2007
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Huy động vốn ngắn hạn
(triệu USD)
17.826
23.151
16.450
Cho vay, đầu tư ngắn hạn
(triệu USD)
17.8
19.2
24.8
Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn (lần)
0.99854
0.82933
1.5075
Nguồn Phòng kế hoạch nguồn vốn và Kinh doanh đối ngoại
Bảng 8: Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn giai đoạn
năm 2005-2007
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Huy động vốn trung & dài hạn (triệu USD)
0.475
2.266
6.023
Cho vay, đầu tư trung & dài hạn (triệu USD)
7.7
9.24
11.8
Hệ số sử dụng vốn trung & dài hạn (lần)
16.2105
4.0776
1.959
Nguồn Phòng kế hoạch nguồn vốn và Kinh doanh đối ngoại
Năm 2005 huy động vốn ngắn hạn là 17,826 triệu USD trong khi đó cho vay đầu tư ngắn hạn là 17,8 triệu USD. Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn năm 2005 là 0,99854 lần so với tổng huy động vốn ngắn hạn. Năm 2006 tổng huy động vốn ngắn hạn đạt 23,151 triệu USD quy đổi trong khi cho vay và đầu tư ngắn hạn là 19,2 triệu USD, hệ số sử dụng vốn ngắn hạn là 0,82933 lần. Và đến năm 2007 tổng huy động ngắn hạn là 16,450 triệu USD và sử dụng vốn ngắn hạn cho vay và đầu tư là 24,8 triệu USD hệ số sử dbgj vốn ngắn hạn là 1,5075 lần so với tổng huy động vốn ngắn hạn.
Bên cạnh đó, ngược lại việc sử dụng vốn ngắn hạn thì sử dụng vốn trung và dài hạn của Chi nhánh khá cao. Năm 2005 với tổng huy động vốn trung và dài hạn là 0,475 triệu USD trong khi đó cho vay đầu tư trung và dài hạn là 7,7 triệu USD, hệ số sử dụng vốn dài hạn của Chi nhánh là năm 2005: 16,2105 lần. Sang năm 2006, tổng huy động vốn tăng lên 2,266 triệu USD và cho vay đầu tư trung và dài hạn là 9,24 triệu USD hệ số sử dụng vốn là 4,0776 lần. Đến năm 2007, huy động vốn trung và dài hạn có tăng so với hai năm trước nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp trên tổng vốn huy động chỉ huy động được 6,032 triệu USD tuy việc sử dụng vốn cho vay và đầu tư có giảm nhưng vẫn cao hơn so với khả năng huy động vốn của Chi nhánh 11,08 triệu USD, hệ số sử dụng vốn tuy giảm nhiều so với hai năm trước là 1,959 lần, tuy nhiên vẫn ở mức cao.
Cho thấy những năm trước đây cho vay và đầu tư dài hạn cao và có xu hướng tăng đột biến trong những năm gần đây. Bên cạnh đó cho vay dầu tư dài hạn thì rất cao so với khả năng huy động nguồn vốn trung và dài hạn. Như vậy, khả năng sử dụng vốn của Chi nhánh không hiệu quả. Tình trạng cho vay và đầu tư vượt quá khả năng huy động. Dư nợ quá lớn tuy có giảm nhưng vẫn nằm trong khu vực nguy hiểm. Như vậy, Chi nhánh cần phải tích cực tìm kiếm thêm nguồn huy động để cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh.
Như vậy, nhìn chung việc sử dụng vốn của Chi nhánh có nhiều mặt không hợp lý. Tuy hệ số sử dụng vốn khá cao nhưng lại không an toàn, làm cho chi nhánh lâm vào tình trạng thiếu hụt dự trữ và tăng rủi ro trong thanh toán. Cho vay trung và dài hạn quá nhiều trong khi nguồn vốn huy động trung và dài hạn quá nhỏ không đáp ứng đủ nhu cầu cho sử dụng vốn cho vay và đầu tư trugn và dài hạn gây nên rủi ro trong kỳ hạn cho Chi nhánh.
2.3. Đánh giá chung hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội
2.3.1 Những thuận lợi trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội
Hoạt động Ngân hàng chuyển biến theo xu hướng tích cực dưới sự tác động của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thông qua sự điều hành một cách linh hoạt và thận trọng các công cụ trực tiếp và gián tiếp của chính sách tiền tệ.
Qua quá trình hoạt động, với sự cố gắng, duy trì và phát huy những thế mạnh riêng của mình Chi nhánh đã từng bước tạo ra uy tín và thế mạnh của mình nói chung và công tác huy động vốn nói riêng. Công tác huy động vốn của Ngân hàng trong những năm gần đây đã đạt được những hiệu quả cao:
- Quy mô vốn được mở rộng dần và đi vào tăng trưởng bền vững ổn định hơn
- Tính thanh khoản của nguồn huy động tăng
- Tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn chiếm từ 72% đến 93%
- Nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng lớn
- Nguồn huy động từ cá nhân và các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng
- Tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ lệ cao
Qua quá trình hoạt động, với sự cố gắng duy trì và phát huy những thế mạnh riêng có, cùng với sự nỗ lực tạo dụng uy tín và vị thế của mình, Chi nhánh tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hợp tác trên nhiều mặt từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
2.3.2. Những khó khăn trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội
Trong thời gian qua, mặc dù có nhiều cố gắng song Chi nhánh vẫn chưa phát huy hết thế mạnh của mình trong vai trò là cầu nối thanh toán, đại lý giải ngân cho các dự án của Chính phủ Việt Nam cho Lào, chưa đáp ứng được nhu cầu cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư giữa hai nước.
Khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Ngân hàng.
Khả năng huy động vốn tại chỗ còn nhiều hạn chế. Nguồn vốn tăng nhưng chậm và không ổn định. Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng lớn. Đây là nguồn vốn có tính thời điểm thời gian nhận gửi ngắn trước kia Chi nhánh cần có sự hỗ trợ của BIDV, tuy nhiên BIDV đã chuyển nguồn vốn vay thấu chi sang cơ chế tiền gửi liên Ngân ahngf với lãi suất thị trường, vay trả theo thời hạn quy định của hợp đồng. Chính vì vậy mà việc cân đối nguồn dự trữ thanh toán của Chi nhánh hiện đang gặp khó khăn.
Sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đặc biệt là khối các Ngân hàng Thương mại cổ phần như lãi suất huy động tăng cao, mở rộng mạng lưới các chi nhánh huy động, phòng giao dịch …Ngay trên tuyến phố nơi chi nhánh đóng trụ sở chỉ hơn 1Km mà đã có tới hơn 14 điểm giao dịch của các Ngân hàng Thương mại, cả Ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân hàng thương mai cổ phần.
Tài sản của Ngân hàng nhỏ so với các Ngân hàng khác nên việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dịch vụ gặp nhiều khó khăn.
Sự biến động phức tạp của thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ, đặc biệt là lãi suất tiền gửi liên Ngân hàng tăng đột biến trong những tháng cuối năm 2007 đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nói chung và Chi nhánh nói riêng.
Việc mở rộng nguồn huy động của Chi nhánh cũng gặp khó khăn do vừa thiếu cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu vừa không có mạng lưới.
Chương3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội
3.1. Định hướng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội.
Chỉ tiêu hoạt động trong năm 2008 và những năm tiếp theo:
Tổng tài sản đạt 49,2 triệu USD quy đổi
Huy động vốn tại chỗ đạt 18,3 triệu USD quy đổi.
Tổng dư nợ tín dụng đạt 40,9 triệu USD quy đổi.
Lợi nhuận trước thuế đạt 481 nghìn USD quy đổi.
Thu nhập ròng từ dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ đạt 242 nghìn USD quy đổi.
Tỷ lệ nợ xấu ≤ 12% / tổng dư nợ
Kế hoạch dài hạn của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2015 là “ Tiếp tục duy trì những phương thức huy động vốn truyền thống của Ngân hàng đồng thời đẩy nhanh việc áp dụng các sản phẩm mới về huy động vốn đa dạng, phong phú, hiện đại. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng vốn với nhịp độ cao và bền vững, duy trì và cân đối cơ cấu vốn, thời hạn, lãi suất, nhằm đưa Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội phát triển không ngừng trở thành một chi nhánh lớn mạnh cạnh tranh với các ngân hàng khác”.
Trên cơ sở định hướng chung của toàn hệ thống, công tác huy động vốn của chi nhánh cũng hướng tới một tầm cao nhằm tạo cơ cấu hợp lý và đảm bảo cho sự hoạt động ổn định và sự phát triển bền vững. Chi nhánh chủ trương xem khâu mở đường tạo ra nguồn vốn vững chắc, ngày càng tăng trưởng cả VNĐ và cả ngoại tệ. Đa dạng hóa hình thức huy động, biện pháp, các kênh huy động từ mọi nguồn lực xác định “ vốn trong nước quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng”. Không ngừng tăng tỷ trọng nguồn vốn thông qua huy động vốn dưới các hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và tiết kiệm có thời hạn dài. Mặt khác tiếp tục tăng trưởng nguồn tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, khai thác triệt để nguồn vốn nước ngoài nhất là làm tốt công tác giải ngân vốn cho các dự án viện trợ và hợp tác giữa Việt Nam và Lào để tiếp nhận ngày càng nhiều vốn từ ủy thác, tài trợ của các Chính phủ.
Trong thời gian tới, Chi nhánh vẫn xác định giải pháp chung cho việc huy động vốn của Ngân hàng là: lãi suất huy động và đa dạng hóa hình thức huy động vốn bên cạnh đó là nâng cao chất lượng dịch vụ. Chú trọng đến việc đa dạng hóa huy động vốn là trọng tâm của Chi nhánh trong thời gian tới. Ngân hàng đã và đang đa dạng hóa triển khai các sản phẩm tiết kiệm bằng các gói sản phẩm huy động đi cùng dịch vụ để đảm bảo lợi ích về kinh tế cũng như các tiện ích khác của khách hàng như các sản phẩm: tài khoản rút trước kỳ hạn, tài khoản đa năng, tài khoản bậc thang, rút gốc linh hoạt…nhằm nâng cao tiềm lực tài chính của Ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Định hướng nhìn chung rõ ràng, cái khó hiện nay là những bứoc đi hay các giải pháp cụ thể. Để có được các giải pháp hữu hiệu cần phải có sự nghiên cứu, hệ thống hóa các kinh nghiệm từ thực tiễn qua nhiều năm đổi mới, đặc biệt là trong công tác huy động vốn trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế diễn ra nhanh và mạnh trong những năm gần đây.
Định hướng và kế hoạch hoạt động:
Do việc thiếu hụt thiếu hụt vốn nhất là vốn trung và dài hạn của Ngân hàng đang là bài toán khó đặt ra cho Ngân hàng. Huy động vốn là vấn đề bắt buộc và là điều kiện tiên quyết trong hoạt động của Ngân hàng, nhưng trong thực tế không đơn giản như chúng ta nghĩ.
Trong những năm tới, Chi nhánh tiếp tục làm tốt công tác huy động vốn: Ban lãnh đạo Chi nhánh sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo, quán triệt đến toán thể cán bộ nhân viên Chi nhánh tíc cực tìm kiếm nguồn vốn huy động, phát huy tối đa thế mạnh nội lực, các sang kiến huy động vốn nhắm đẩy mạnh nguồn vốn huy động tiếp kiệm từ dân cư; đồng thời tìm kiếm các nguồn tiền gửi lớn từ các tổ chức kinh tế.
Bên cạnh đó, tiến hành đa dạng hóa các hình thức huy động vốn cũng tạo ra sự chủ động cho Chi nhánh vê nguồn vốn kinh doanh thong qua các hoạt động huy động vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Để phát huy nguồn lực kinh tế, Ngân hàng đưa ra được các giải pháp thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Trong đó giải pháp huy động nguồn vốn trung và dài hạn là hết sức quan trọng.
Ngoài công tác huy động vốn thì công tác sử dụng vốn của Chi nhánh cũng là nhân tố để Chi nhánh nâng cao hiệu quả huy động vốn. Chi nhánh áp dụng các biện pháp quyết liệt để thu nợ và lãi, đặc biêtk là các khoản nợ gốc và lãi nhóm 2 trở lên. Chấn chỉnh lại những tồn tại, khó khăn cần khắc phục, tích cực tiếp thị và tìm kiếm khách hàng với phương châm tăng trưởng, an toàn và hiệu quả. Thường xuyên theo dõi diến biến lãi suất của thị trường để đưa ra biểu suất phù hợp, linh hoạt và đảm bảo tính cạnh trannh. Thúc đẩy cho vay hiệu quả để thúc đẩy hoạt động huy động vốn hiệu quả vì đây là hai mặt của một quá trình.
Ngoài ra, song song với công tác huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả thì phải không ngừng mở rộng các danh mục các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng. Việc xác định trọng tâm hoạt động của Chi nhánh trong năm 2008 và các năm tiếp theo là đẩy mạnh va mở rộng các hoạt động dịch vụ Ngân hàng, phấn đấu nâng cao nguồn thu từ ác hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng đáng kể trên tổng thu nhập của Chi nhánh.
Do việc chay đua lãi suất hiện nay được thay thế bằng việc cạnh tranh mở rộng các daonh mục dịch vụ. Như vậy, hiện nay lãi suất chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của các Ngân hàng Thương mại, còn các dịch vụ của Ngân hàng cung cấp thì không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập mà còn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Đổi mới tác phong làm việc, tích cực nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Tiếp tục và nâng cao các sản phẩm dịch vụ hiện có của Chi nhánh, đặc biệt là dịch vụ thanh toán Việt – Lào: tích cực liên hệ, tiếp cận các dự án đầu tư, viện trợ giữa Việt Nam và Lào nhằm cung cấp các dịch vụ ủy thác giải ngân, thanh toán quốc tế và thu đổi ngoại tệ nhằm thu hút một lượng vốn đáng kể.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội.
Vận dụng cơ chế lãi suất linh hoạt
Lãi suất là công cụ huy động vốn để Ngân hàng huy động nguồn vốn nhàn rỗi có trong các tầng lớp dân cư, trong các daonh nghiệp và các tỏ chức tín dụng khác… nên công việc đưa ra một chính sách lãi suất hợp lý và cần thiết để vừa đẩy mạnh thu hút càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, vừa kích thích các đơn vị, các tổ chức kinh tế sử dụng vốn hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trước hết là đảm bảo các Ngân hàng kinh doanh có lãi. Nguyên tắc này phải được đặt lên hàng đầu. Khi nâng lãi suất huy động lên cao dẵn đến dinh doanh bị thua lỗ thì NHTM sẽ không tồn tại được. Do đó, Ngân hàng luôn giữ lãi suất cho vay bình quân lớn hơn lãi suất huy động vốn bình quân
Đảm bảo có lợi cho người gửi tiền. Trong giai đoạn hiện nay xét nhu cầu về vốn trung và dài hạn đang bức thiết đối với nền kinh tế, đòi hỏi các NHTM phải đưa ra một chính sách lãi suất hợp lý. Trong đó thể hiện rõ sự ưu đãi đối với các loại tiền gửi có kỳ hạn dài. Có như vậy mới tạo nên sự yên tâm và kích thích dân chúng gửi tiền vào Ngân hàng.
Đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp Nhà nước thuận lợi và có điều kiện phát triển. Ngoài ra việc điều chỉnh lãi suất huy động điều này phải diễn ra một cách ngẫu nhiên thông qua bàn tay vô hình của cơ chế thị trường. Điều nỳa có nghĩa là thực hiện việc điều chỉnh lãi suất huy động một các mềm dẻo, lâu dài, tự nhiên không mang tính cách áp đặt hành chính.
Đảm bảo tính pháp lý, nghĩa là tác động bằng công cụ nào cũng phải tuân theo đường lối chính sách của Đảng và của Nhà nước. Không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của mọi tổ chức, các nhân.
Đa dạng hóa hình thức huy động
Đa dạng hóa thời hạn huy động vốn
Điều kiện khinh doanh càng thuận lợi cả quy mô, phạm vi và tốc độ phát triển càng lớn, cùng với sự vận động chung cảu toàn bộ nền kinh tế, thời gian nhàn rỗi về vốn của các daonh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể, tư nhân… ngày càng đa dạng.
Nắm bắt được những thay đổi đó, nhiều Ngân hàng Thương mại đã và đang áp dụng nhiều hình thức huy động vốn có thời hạn đa dạng để thi hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội. Tuy nhiên các Ngân hàng cũng chỉ muốn dừng lại ở lĩnh vưch huy động vốn ngắn hạn… Nên chăng các Ngân hàng cần chú trọng chiến lược phát triển nguồn vốn trung và dài hạn để khai thác tối đa nguồn này.
Đa dạng hóa loại hình huy động vốn
Để tăng khả năng khai thác nguồn vốn huy động, trước hết phải nâng cao chất lượng tiền gửi không kỳ hạn. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với NHLD Lào –Việt chi nhánh Hà Nội. Bởi vì loại tiền gửi này thường có số dư lớn hơn đối với các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán thường xuyên qua Ngân hàng. Đây là cơ hội để Ngân hàng nắm bắt được nguồn vốn nhàn rỗi qua kênh thanh toán. Trong những năm gần đây chi nhánh đã bước đầu thành công trong việc thu hút lượng tiền gửi này của các tổ chức kinh tế. Đạt được điều đó nhờ vào chính sách huy đông đối với khách hàng khá hấp dẫn đặc biệt là việc nâng cao lãi suất huy động.
Bên cạnh đó, Ngân hàng căn cứ vào định hướng phát triển của nền kinh tế, khẩn trương xây dựng một chiến lược huy động vốn với thời hạn dài, trong đó điều kiện quan trọng là phải thiết kế và đưa vào thị trường các sản phẩm đầu tư tài chính tiền tệ ngắn, trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của dân cư.
Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ
Trong những năm qua do còn nhiều hạn chế nên tỷ trọng các khoản thu về dịch vụ trog tổng thu nhập của Ngân hàng còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Điều dễ nhận thấy là nếu chất lượng dịch vụ của Ngân hàng tốt và tiện ích thì tất yếu mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng sẽ trở nên than thiết hơn. Đây là cơ sở quan trọng để giúp Ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Do vậy đối với các Ngân hàng không phải ngừng đổi mới và hiện đại hóa các dịch vụ để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
Cải tiến và nâng cao chất lượng thanh toán bù trừ, đẩy mạnh việc mở rộng và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân, mở rộng sử dụng thẻ thanh toán, thẻ tín dụng và máy rút tiền… Thông qua các hoạt động dịch vụ, Ngân hàng trở thành người cung cấp thông tin, các phương tiện thanh toán và tư vấn đầu tư cho khách hàng. Xem đây là một vấn đề quan trọng và cấp thiết hiện nay, nhằm giúp khách hàng có đủ thông tin cần thiết để tự trả lời các câu hỏi của mình.
Các giải pháp khác
Lập các “quỹ bảo hiểm tiền gửi Ngân hàng” : khi nền kinh tế có lạm phát, tiền gửi sẽ giảm sức mua thì người gửi tiền có kỳ hạn càng dài càng thiệt thòi dẫn đến bị tổn thất về tài sản. Để bù đắp rủi ro trên cho khách hàng Ngân hàng đưa ra các “bảo hiểm tiền gửi” nhằm tạo ra sự yên tâm cho người gửi tiền.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo, tạo cơ hội cho khách hàng hiểu biết thêm về Ngân hàng.
Khuyến kích bằng lợi ích vật chất: thông thường vào các ngày lễ tết, Ngân hàng có một món quà nhỏ, lịch, bưu thiếp, chuc mùng khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, có quan hệ tín dụng truyền thống hay khách hàng vay vốn lớn. Đó là việc làm hữu ích song vẫn thiếu sót khi chưa quan tâm đến khách hàng gửi tiền. Vì vậy Ngân hàng cần áp dụng các biện pháp khuyến khích vật chất đối với các khách hàng gửi tiền thường xuyên với khối lượng lớn.
3.3. Kiến nghị:
Đối với cấp trên
Đối với Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt là một Ngân hàng mẹ, cần quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ kịp thời đối với các chi nhánh của mình, đặc biệt là các chi nhánh có nhiều khó khăn như Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt.
Do điều kiện hiện nay Chi nhánh Hà nội có các nghiệp vụ thanh toán đối ngoại thanh toán, kinh doanh ngoại tệ đã hoàn chỉnh nhưng chưa thực sự hiệu quả vì vậy Ngân hàng cấp trên mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ để đáp ứng kịp thời các yêu cầu khi chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ đó.
Ngoài ra Ngân hàng cấp trên nên thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng ứng xử trong giao tiếp với khách hàng, …Bởi đây là hành trang không thể thiếu đối với mỗi các bộ Ngân hàng trong cơ chế thị trường.
Bên cạnh đó đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, trước hết là hiện đại hóa hệ thống thanh toán trong pham vi toàn nghành.
Đối với nhà nước
Chúng ta có thể nhận thấy có một phần tiết kiệm trong nước được sử dụng cho đầu tư trực tiếp, còn lại nằm nhàn rỗi. Muốn khai thác hết tiêmg năng này và cần nâng cao sức cạnh tranh thu hút vôn trên thị trường quốc tế, Nhà nước cần phải ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, hoàn thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực Ngân hàng, củng cố loại hệ thống Ngân hàng Thương mại.
Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô:
Đây là tiền đề quan trọng số một để mở rộng huy động huy động vốn. Đối với VIệt Nam hiện nay thì những điều kiện quan trọng để tạo nên sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là ổn định chính trị, ổn định tiền tệ và có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn.
- Ổn định chính trị: Duy trì sự ổn định chính trị là điều kiện quan trọng thúc đẩy huy động vônd có hiệu quả. Một nền chính trị được kiến tạo vững chắc, có thiết kế hợp lý, được quần chúng nhân dân tin yêu và hoàn toàn ủng hộ thì những chính sách của Đảng của Nhà nước trong lĩnh vực huy động vốn sẽ dễ dàng.Ngược lại, sự bất ổn định về chính trị xã hội sẽ tạo nên những hoài nghi của dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước về chế độ, chính sách và làm cho họ e ngại trong khi bỏ vốn đầu tư.
- Ổn định tiền tệ: Khi long tin của dân chúng vào sự ổn định của đồng tiền Việt Nam được nâng cao thì công tác huy động vốn sẽ thuận lợi hơn. Người dân sẽ an tâm hơn khi gửi tiền với kỳ hạn dài vào các định chế tài chính trong nền kinh tế. Muốn vậy đòi hỏi Nhà nước cần duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, đảm bảo lãi suất thực “dương” cho người gửi tiền; có chính sách tỷ giá ổn định và linh hoạt, tránh các đột biến làm giảm sức mua của nội tệ.
- Có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn: Chính phủ cần có các chính sách ngoại giao, tiết kiệm và đầu tư một cách phù hợp, giảm bớt hệ thống quản lý hành chính cồng kềnh, tăng cường tính độc lập của NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia sao cho phù hợp và gắn liền với thực tiễn. Bên công nghệ đó, Nhà nước cũng cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là ở các doanh nghiệp Nhà nước bằng cách đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, tham ô, lãng phí, lãi giả lỗ thật,… làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân với chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Hoàn thiện môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý trong lĩnh vực Ngân hàng đã từng bước được hoàn thiện trong thời gian qua. Sự ra đời của luật Ngân hàng đã tạo điều kiện cho môi trường hoạt động kinh doanh của NHTM thuân lợi hơn, từng bước hòa nhập với các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó sự ra đời của “Bảo hiểm tiền gửi” đã củng cố thêm niềm tin của quần chúng vào hệ thống NHTM Việt Nam.
Tuy nhiên để khai thác hết tiềm năng vốn nhàn rỗi trong nước và ngoài nước, mở rộng huy động vốn qua NHTM thì Nhà nước cần nâng các quy định về quảng cáo, cạnh tranh thành luật để tạo ra “sân chơi” bình đẳng cho các NHTM.
Củng cố lại hệ thống Ngân hàng thương mại:
Để nâng cao chất lượng hoạt động và tiến tới hội nhập với NHTM trong khu vực và trên thế giới thì việc cải cách và củng cố lại hệ thống NHTM Việt Nam là rất cần thiết. Nhà nước cần củng cố theo hướng sau:
- Đối với NHTM quốc doanh: Nhà nước cần cấp đủ, bổ sung thêm vốn điều lệ để tăng năng lực tài chính cũng như tăng sức mạnh cạnh tranh để hòa nhập với xu thế chung của các NHTM trong khu vực; cần có sự tách bạch giữa cho vay chính sách và cho vay thương mại, trừ một số trường hợp nhất định (phải được Bộ Tài chính bảo lãnh); việc tái cấp vốn phải căn cứ vào thực trạng hoạt động của NHTM theo tiêu chuẩn quốc tế để có báo cáo chính xác với NHNN và Bộ tài chính.
- Đối với NHTM ngoài quốc doanh: Nhà nước cần có sự quản lý, thanh tra giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các NHTM này.
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng ở đâu và bao giờ vốn tín dụng Ngân hàng cũng đóng một vai trò to lớn và có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt để thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo đường lối của Đảng thì nguồn vốn trung và dài hạn của Ngân hàng càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Qua quá trình tìm hiểu, Đề tài đã hoàn thành với những nội dung cơ bản sau:
-Tổng hợp và khái quát hóa được những vấn đề có tính lý luận về vốn và khả năng khai thác vốn của Ngân hàng Thương mại
- Phân tích thực tại công tác nguồn vốn qua đó nêu lên được những khó khăn, tồn tại trong việc huy động vốn.
- Dựa vào cơ sở lý luận và tình hình thực tế, nêu lên một số giải pháp khai thác nguồn vốn tại chi nhánh.
Với việc nghiên cứu đề tài tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Thương mại và cụ thể là Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội, em đã nhận thức được vai trò to lớn của huy động vốn của Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế.
Với những thể hiện trong chuyên đề em hy vọng sẽ có ý nhiều thực tiễn đối với công tác huy đông vốn của hệ thống Ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn tại Chi nhánh Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, đây là một đề tài có phạm vi rộng, lại rất phức tạp, trong khi khả năng của bản than có hạn nên chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Vì vậy em rất mong được các thầy cô, ban giám đốc Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội giúp đỡ và góp ý để hoàn thiện với chất lượng tốt hơn.
Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thùy Dương cùng các thầy cô trong khoa, các anh chị, cô chú ở Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhanh Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Ngân hàng thương mại của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội. NXB ĐH Kinh tế Quốc dân Hà nội.
Kinh tế học của Samuelson.
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Luật các tổ chức tín dụng.
Tạp chí Kinh tế và Phát triển – Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà nội.
Thời báo Ngân hàng.
Tư liệu kỷ niệm 5 năm xây dựng và trưởng thành của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt, năm 2006.
Các nghiệp vụ của Ngân hàng Thương mại – Tác giả: Lê Văn Tư; NXB Thống kê, 1997.
Tạp chí Ngân hàng, năm 2004 – 2005 – 2006 – 2007.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10050.doc