Theo lý thuyết . Hiệu quả kinh doanh của Công ty phụ thuộc rất lớn vào từng cán bộ kinh doanh . Cán bộ kinh doanh có năng lực, trình độ nghiệp vụ vững vàng thì kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty chắc chắn sẽ cao. Do đó, Công ty cần có biện pháp để phát triển cón người một cách toàn diện cả về số lượng và chất lượng cụ thể là:
Thực hiện phân phối công bằng theo kết quả lao động của từng bộ phận, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên xây dựng chế độ thưởng phạt, khuyến khích trả lương xứng đáng với kết quả lao động, do đó cán bộ công nhân viên an tâm gắn bó với Công ty, nỗ lực xây dựng Công ty .
Có chế độ tuyển dụng đội ngũ cán bộ và các chuyên viên, nghiệp vụ giỏi. Phát hiện và bồi dưỡng cán bộ kinh doanh, các bộ quản lý giỏi có năng
lực trong Công ty, bố trí họ vào đúng vị trí xứng đáng, nhờ đó họ có thể phát huy được lợi thế của mình và đem lại hiệu quả cho Công ty.
Công ty nên chú trọng vào việc nâng cao nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho các nhân viên phòng kinh doanh . Một vụ việc nhân viên kinh doanh của công ty có nghiệp vụ kém khi soạn hợp đồng nhập khẩu đã không chú ý tời điều khoản về chất lượng đã dấn tới hậu quả chất lương lô hàng 200 tấn Kali kém chất lượng do vậy doanh nghiệp lên chú trọng nâng cao trinh độ về nghiệp vụ ngoại thương và tài chính cho đội ngũ lao động cảu công ty . Trong năm 2005-2006 phòng tài chính không khớp sổ sách trong 2 năm nay không thể quyết toán phải đến khi thay kế toán trưởng là Anh Thọ thì phòng tài chính mới hoạt động có hiệu quả
Công ty lên kết hợp với các trường đại học như Kinh tế quốc dân tổ chức các khóa học nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và tài chính cho cán bộ quản lý doanh nghiệp . Chi phí học cua các cán bộ trong công ty sẽ do doanh nghiệp đứng ra thanh toán . Doanh nghiệp lên xây dựng một ban thi đua trong doanh nghiệp qua đó khen thưởng các thành viên trong công ty . Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt các cán bộ trong công ty nhăm nâng cao tinh thần đoàn kết cảu các cán bộ trong công ty .
Như vậy việc giảm chi phí nhân công qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như hoạt động của toàn bộ bộ máy công ty.
97 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ở Công ty TNHH Hoa Phong khi Việt Nam là thành viên của WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Công thức tính của các chỉ tiêu này nằm ở Chương I của chuyên đề
P1: Doanh lợi theo vốn nhập khẩu .
P2: Doanh lợi theo doanh số bán hàng nhập khẩu .
P3: Doanh lợi theo chi phí kinh doanh nhập khẩu .
Nhận xét . Theo bảng số liệu trên ta thấy P1 tăng cao nhất vào năm 2005 là 0,29% tức là 100 đồng vốn kinh doanh thu về 0,29 đồng con số này cho ta thấy hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp còn thấp . Chi phí cho hoạt động nhập còn quá cao do vậy lợi nhuận cua công ty thấp.P1 tăng thấp nhất vào năm 2006 là 0,027% tức là 100 đồng vốn kinh doanh thu về 0,027 đồng lợi nhập nhập khẩu . Qua chỉ tiêu này ta có thể biết được hiệu quả kinh doanh nhập khẩu qua các năm ta có thể biết được bỏ bao nhiêu đồng vốn ra và thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận . Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2005 hiệu quả của đồng vốn kinh doanh trên lĩnh vực nhập khẩu là cao nhất
P2 tăng đều qua các năm 2003-2005 doanh lợi theo doanh số bán trung bình là 0,236 % và tăng cao nhất vào năm 2005 là 0,26% như vậy cứ 100 đồng doanh thu nhập khẩu được 0,236 đồng lợi nhận nhập khẩu. P2 thấp nhất vào năm 2006 là 0,058% thức là 100 đồng doanh thu nhập khẩu thu được 0,058 đồng lợi nhận . Chỉ tiêu P2 năm 2006 giảm 20,2 %so với năm 2005.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Như vậy chi phí cho hoạt động nhập khẩu sẽ là Doanh thu- lợi nhận là 94.764 đồng quá cao do vậy hiệu quả hoạt động nhập khẩu ở công ty còn thấp, chi phí cho hoạt động nhập khẩu còn cao . Qua công thức trên cho ta biết năm 2005 trong 100 đồng doanh thu nhập khẩu có 0.26 đồng lợi nhuận nhập khẩu như vấy chi phí cho hoạt động nhập khẩu vào năm 2005 thấp hơn nhiều so với tổng doanh thu .
P3 tăng cao nhất vào năm 2003 là 0.32% tức là 100 đồng chi phí cho hoạt động nhập khẩu bỏ ra thu được 0,32 đồng lợi nhuận . P3 giảm trong năm 2004 là 0,23% tăng 0,28% năm 2005 và giảm thấp nhất vào năm 2006 là 0,059% là 100 đồng chi phí doanh nghiệp chỉ thu được 0,059 đồng và P3 năm 2006 giảm 18,4% so với năm 2003.Qua phân tích trên ta có thể thấy kết quả thu được trên 1 đồng chi phí là quá thấp do vậy hiệu quả kinh doanh của công ty không cao .
Qua cả ba chỉ tiêu trên ta có thể đánh giá được năm 2005 là năm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty là cao nhất . Như vậy hiệu quả kinh doanh nhập khẩu được đánh giá nhiều mặt. Năm 2006 tuy doanh thu cao hơn lợi nhuận cao hơn nhưng nhưng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu lại chưa băng năm 2005. Năm 2006 là năm hiệu quả kinh doanh của hoạt động NK thấp nhất chi phí cho các hoạt động kinh doanh là rất cao . Tỷ trọng lợi nhuận nhập khẩu trên một đồng vốn cũng như trên một đồng doanh thu nhập khẩu của năm 2006 là quá thấp chỉ chiếm P1 :0,027 ;P2 :0,58 :P3:0,59;
Qua cả ba chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh nhập khẩu qua các năm 2003-2006 ta có thể thấy doanh thu kinh doanh nhập khẩu tăng đều qua các năm nhưng hiệu quả kinh doanh lại rất thấp , Lợi nhuận chiếm một tỷ trọng nhỏ trên tổng doanh thu nhập khẩu . Doanh thu năm 2006 74.352.000.000 nhưng lại chỉ thu về được 42.937.000 hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty là quá thấp . Chi phí cho hoạt động nhập khẩu là quá cao doa vậy ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty . Yêu cầu cấp thiết đặt cho doanh nghiệp phải giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu và các toàn bộ các lĩnh vực kinh doanh khác của doanh nghiệp .
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời.
Bảng số 9: chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của công ty Hoa Phong 2003-2006
Đơn vị :Triệu đồng .
Stt
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
1
Doanh thu thuần
16.839
21.879
21.341
154.199
2
Tổng tải sản
9.456
12.569
18.307
156.690
3
Vốn chủ sở hữu
1.564
2.124
3.764
10.345
4
Lợi nhận sau thuế
26,690
35,028
49,722
64,966
5
Hệ số lợi nhận ròng
0,0016
0,0016
0,0023
0,00042
6
ROA
0.0028
0,0029
0,0027
0,00041
7
ROE
0,017
0,016
0,013
0.0063
Nguồn : Phòng Tài chính công ty Hoa Phong năm 2008
Qua hệ số lợi nhuận dòng tăng đều qua các 2003-2005 tuy vậy với với hệ số lợi nhuận dòng trung bình là 0.0018 đây là một con số hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không cao 1 đồng doanh thu thuần chỉ thu được 0,0018 đồng lợi nhận sau thuế . Như ta đã biết Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó. Hệ số này càng cao thì càng tốt vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy hiệu quả kinh doanh của công ty cao nhất trong năm 2005 với hệ số lợi nhận dòng là 0.0023 và hiệu quả kinh doanh thấp nhất vào năm 2003 với hệ số lợi nhuận dòng là 0.00042 một con số quá thấp . Điều này lại càng chững minh một điều rằng doanh thu cao chưa chắc hiệu quả kinh doanh cao . Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân 1 ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận cao hơn. Đây là một trong các biện pháp quan trọng đo lường khả năng tạo lợi nhuận của công ty năm nay so với các năm khác. Hệ số này có thể giúp cho chung ta so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các năm các kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
ROA là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty. Hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn hơn vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lợi từ chính nguồn tài sản hoạt động của công ty.
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy chỉ số ROA gần như bằng nhau trong năm 2003-2005 với ROA trung bình của các năm này là 0.0028 chỉ tiêu này cho ta thấy cứ một đồng tài sản sẽ sản sinh ra 0.0028 đồng lợi nhuận . Chỉ tiêu nảy rất quan trong khi công ty chuẩn bị phát hành cổ phiếu ra thị trường ROA thấp nhất trong năm 2006 là 0.00041 với chỉ số này rất khó để công ty nhận được sự đầu tư từ bên ngoài .
ROE cho biết một đồng vốn tự có tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu của công ty càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty, hơn nữa tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của công ty.
Chỉ số ROE tăng cao nhất năm 2003 với 0,017 và thấp nhất vào năm 2006 là 0,0063 mỗi một đồng vốn chủ sở hữu của công ty đem lại rất ít lợi nhận chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa cao . Điều này thể hiện chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp và của tất cả lĩnh vực kinh doanh còn quá cao qua đó làm giảm lợi nhuận kinh doanh của công ty .
Qua các chỉ tiêu sinh lời trên đây ta thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp con yếu kém . Hiệu quả kinh doanh còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp khi Việt Nam là thành viên của WTO.
2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu cụ thể .
Bảng số 10: So sánh chỉ tiêu đánh giá cụ thể
Stt
Chi tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
2006
1
Vốn lưu động bình quân
Triệu
8.456
10.598
15.475
125.426
2
Tổng doanh thu thuần
Triệu
16.839
21.879
21.341
154.199
3
Lợi nhận thuần(lãi gộp)
Triệu
736,962
1.317
1.471
3.184
4
Lợi nhận sau thuế
Triệu
26,690
35,028
49,722
64,966
2
Tổng số Lao Động
120
150
180
190
6
H1
1,99
2,06
1,38
1,23
7
H2
0,087
0,12
0,095
0,025
8
M
0,50
0,48
0,73
0,81
9
W
Triệu
140,325
145,86
118,56
811,57
10
p
nghìn VNĐ
222
233
276
342
Nguồn : phòng tài chính công ty Hoa Phong năm 2008
Trong đó
H1 : Sức sản xuất của vốn lưu động .
H2 : Sức sinh lợi của vốn .
M : Mức đảm nhiệm của vốn .
W : Năng xuất Lao động bình quân .
P : Mức sinh lợi bình quân của Lao Động
Phân tích các chỉ tiêu trên .
Qua chỉ tiêu H1 ta có thể thấy một đồng vốn lưu động đem lại hơn một đồng doanh thu . Chỉ tiêu H1 tăng cao nhất vảo năm 2004 1 đồng vốn lưu động =2,6 đồng doanh thu thuần và H1 thấp nhất vào năm 2006 chỉ đạt 1.23. Chỉ số này càng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lại càng cao . chỉ tiêu này thể hiện khả năng sinh sôi của nguồn vốn kinh doanh nhập khẩu . H1 càng cao thì hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh cảu doanh nghiệp càng cao . H1 còn thể hiện sự hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kinh doanh . H1 càng cao thể hiện tốc độ quay vòng vốn càng cao.
Qua chỉ tiêu H2 ta có thể biết đựợc một đồng vốn lưu động sản sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp . Qua bảng số 10 ta có thê thấy H2 cao nhất vào năm 2004 đạt 0,12 và thấp nhất vào năm 2006 là 0,025 . Khi kết hợp hai chỉ tiêu này ta có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách tối ưu nhất chính xác nhất . Qua phân tích thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cao nhất vào năm 2004 và thấp nhất 2006 . Chứng tỏ rằng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng thấp khi Việt Nam gia nhập WTO mặc dù tổng doanh thu của các lĩnh vực là luôn tăng .
Còn chỉ tiêu M thể hiện cho ta thấy mất bao nhiêu đồng vốn lưu động để đạt được một đồng doanh thu thuần . Trong năm 2006 chỉ tiêu M cao nhất với 0.81 đồng vốn lưu động để có được 1 đồng doanh thu . M thấp nhất vào năm 2004 đạt 0.48 . Chỉ tiêu M càng thấp bao nhiêu thì hiệu quả kinh doanh của công ty càng cao bấy nhiêu . Chỉ tiêu M cho ta thấy mức độ đảm nhiệm của đồng vốn lưu động ta cũng có thể biết được hiệu quả sử dụng vốn qua chỉ tiêu này . Chỉ số càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn cũng như mức độ đảm nhiệm của đồng vốn lại càng cao .
Chỉ số W giúp chúng ta biết được một lao động có thể làm được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu W cao nhất vào năm 2006 đạt 811,57 triệu và thấp nhất vào năm 2005 đạt 118,26 triệu đây không phải là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ đánh giá hiệu quả của bộ máy Lao động trong công ty . Qua chỉ tiêu này ta có thê đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý doanh nghiệp . Qua đó có những giải pháp nâng cao trình độ của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp
Chỉ số P cho ta biết được 1 lao động làm gia bao nhiêu lã xuất . chỉ số p cao nhất vào năm 2006 đạt 342.000 vnd và thấp nhất vào năm 2003. Qua phân tích trên ta có thê thấy 1 lao động lam ra một khối lượng doanh thu cao 2006 đạt 811,57 triệu mỗi năm nhưng lại lam ra lợi nhuận sau thuế rất thấp năm 2006 342.000 VNĐ . Chỉ tiêu này không đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy lao động của doanh nghiệp
Như ta đã phân tích ở trên không phải năm nào có tổng doanh thu cao nhất là năm đấy có hiệu quả kinh doanh cao nhất . ví dụ như năm 2006 doanh thu lên đến 156 tỷ tuy nhiên các chỉ số về H1 H2 và M lại thấp nhất .như vậy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải dựa vào rất nhiều yếu tố . Hiện nay doanh nghiệp đang chú trọng vào lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu do vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp là một vấn đề cấp thiết của doanh nghiệp hiện nay . Khi Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh nhập của công ty . Bên cạnh đó cũng đem lại rất nhiều thách thức cho doanh nghiệp.
III. Đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Hoa Phong.
Những mặt làm được và mặt hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ỏ công ty TNHH Hoa Phong
Mặt làm được
Trong những năm qua công ty Hoa Phong đã đạt được những kết quả cao trong kinh doanh . Ra tăng doanh thu doanh thu từ năm 2003-2007 tăng 329.302 triệu một con số thể hiện sự lỗ lực trong kinh doanh của doanh nghiệp .bên cạnh đó doanh nghiệp cũng mở rộng quy mô doanh nghiệp về cả chiều sâu cũng như chiều dọc . Số lượng lao động tăng theo các năm và chất lượng của đội ngũ lao động cũng được lâng lên một cách rõ rệt . Tỷ trọng trình độ đại học đã được nâng lên rõ rệt .
Công ty đã xây dựng các kế hoạch kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm qua . Việc ra đời phòng kế hoạch đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả và nhịp nhàng theo một lộ trình đã vạch sắn . Các phòng ban hoạt động nhịp nhàng và ăn khớp với nhau cở sở vật chất của công ty ngày càng được nâng cấp M2 nhà kho của công ty nên tới 5640 M2 hiện tại công ty có 5 oto phục cụ vận tải tại công ty. Các thiết bị phòng ban hiện đại giúp cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng và nhanh tróng.
Trong nhưng năm hoạt động của mình doanh nghiệp luốn góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo nâng cao đới sống của người Lao động trong tỉnh . Trong năm doanh nghiệp đã giải quyết 200 công ăn việc làm cho lao động của địa phương trong đó công việc thường xuyên theo tính mua vụ là 155 lao động và 45 lao động là biên chế của công ty . Mức lương thu nhập bình quân của công ty tăng đều qua các năm và năm 2007 lương trung bình trong doanh nghiệp là 250.000.000 VNĐ. Các chi phí cho các hạt động xà hội tăng đều qua các năm . Lộp thuế nhà nước đầy đủ góp phần phát triẻn nền kinh tế của khẩu của tỉnh Lào cai . Doanh nghiệp không những tạo công ăn việc làm cho lao động mà còn đầu tư vốn và kỹ thuật cho bà con nông dân và đứng ra thu mua đầu ra cho họ. Kể từ khi hoạt động Công ty đã nhận không ít các băng khen của trung ương cung như cảu tỉnh . Giám đốc Hoa là hội trưởng của các daonh nghiệp trẻ Lao cai.
Những mặt hạn chế
Hạn chế về trình độ quả lý . Ty Đã cố găng rất nhiều trong những năm qua trình độ quản lý của doanh nghiệp vần còn yếu nhiều lúc không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh cua doanh nghiệp , trong nhiều trường hợp để thất thoát trong quá trinh quản lý , mất cơ hội kinh doanh .
Trình độ của đội ngũ lao động chưa cao nhất là vần đề nghiệp vụ ngoại thương và tài chính cua công ty . Nhiêu khi chưa đáp ứng được tiến độ của hoạt động nhập khẩu . Trong Năm 2007 doanh thu cua nhập khẩu trên 300 tỷ . hoạt động nhập khẩu diễn ra thường xuyên với cường độ cao . Nếu doanh nghiệp không quản lý tốt rất rễ xẩy ra tình trạng thất thoát và nhầm lẫn trong kinh doanh .
Khi Việt Nam là thành viên ra nhập WTO đem lại cho công ty cơ hội kinh doanh kem theo những thách thức . Việt Nam gia nhập Wto sẽ có nhưng thay đổi về chính sách về thuế quan hay chính sách phát triển cho các ngành kinh tế điều này dán tới các doanh nghiệp không thể thích nghi một cách nhanh tróng trước thị trường kinh tế thay đổi công ty Hoa Phong cũng không phải là một ngoại lệ .
Hiện nay công ty đã có trong tay cơ sở hạ tầng tương đối tốt trong năm 2007 cơ sở hạ tầng của công ty đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh của công ty . Ty nhiên để nâng cao hiệu quả kinh doanh băng cách giạm chi phí hay tăng doanh thu doanh nghiệp đều cấn phải mở rộng và phát triển cơ sỏ hạ tầng của mình .
Công ty đang kinh doanh hầu hết băng nguồn vốn vay điều này không tốt với công ty . Công ty rễ giơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán , phải chị lãi xuất cho khoan vốn vay lớn . Gây áp lực về hiệu quả kinh doanh rất lớn .
Nguyên nhân .
Sự thay đổi môi trường kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO . Nên kinh tế Việt Nam có nhiều sáo chộn khi chở thành thanh viên của tổ chức WTO Việt Nam phải mở của thị trường kinh tế thay đổi chính sách kinh tế . đối sử giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài như nhau việc bảo trợ cho các doanh nghiệp trong nước tại một số ngành đã bị xoá bỏ hay giảm dần .
Môi trường pháp lý cũng bị thay đổi khi Việt Nam gia nhập WTO các chính sách về thuế quan hàng hóa xuất nhập khẩu gây ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp . Các chính sách thuế qua của cả trung quốc đối với các mặt xuất nhập khẩu cũng thay đổi khi Việt Nam là thành viên của WTO như trung quốc .
Doanh thu của doanh nghiệp tăng đều qua các năm trong năm 2007 doanh nghiệp 336 tỷ cho thấy hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty . Hoạt động nhập khẩu của công ty diễn ra liên tục với khối lượng lớn mật độ nhập khẩu của công ty là khá giầy . Nhập khẩu của công ty là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu chiếm hơn 90% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên Doanh thu nhập khập của doanh nghiệp rất cao nhưng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là chưa cao. Tỷ xuất lợi nhuận trên tổng doanh thu là khá thấp
Chi phí ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu , chi phí kinh doanh nhập của doanh nghiệp còn rất cao do vậy lợi nhuận đạt được là rất thấp. Chi phí về giá vốn hàng bán của doanh nghiệp rất cao do phải nhập khẩu qua các trung gian môi giới và do chính sách về thuế quan của Việt Nam và Trung Quốc thay đổi do vậy ành hưởng rất nhiều tới chi phí giá vốn hàng bán của doanh nghiệp như đầu năm 2007 thuê xuất khẩu các mặt hàng phân bón hóa chất của Trung Quốc tăng nên 30% làm cho doanh nghiệp nhập hàng với giá cao trong khi đó giá trong nước không tăng .
Chi phí vận tải tuy không ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, Doanh nghiệp có cơ sở vật chất khá tốt có thể đáp ứng nhưu cầu vận tải của doanh nghiệp tuy nhiên do giá cả xăng giầu tăng cũng ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu lam cho giá , cước vận chuyển tăng cả vận chuền đường sắt và đường bộ, tuy nhiên nếu không chọn phương thức vận chuyển hợp lý, quản lý đội xe vận tải của daonh nghiệp kho học sẽ dấn tới chi phí cho hoạt động vận tải công ty cao ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên cân nhắc các loại hình vận tải cho hoạt động nhập khẩu, tự mình thực hiện hoạt động vận tải hay thuê dich vụ vận tải của các công ty vận tải.
Chi phí Lãi vay là một trong những chi phí lớn nhất của doanh nghiệp hiện tại doanh nghiệp sử dụng đa phần vốn vay cho hoạt động kih doanh của mình do vậy chi phí lãi xuất cảu công ty cao, Bên cạnh đó các chính sách về lãi xuất của ngân hàng cũng ành hưởng rất lới tới chi phí lãi vay của doanh nghiệp . Chi phí lãi vay của doanh nghiệp tăng vọt do đợi tăng lãi xuất tiên vay của ngân hàng nhằm giảm thiệt hại do nâng lãi xuất tiền gửi để huy động tiền mặt cau ngân hàng, bên cạnh đó còn ảnh hưởng bởi khả năng xoay vòng vốn của doanh nghiệp ành hưởng đến tỷ lẹ vốn vay cua doanh nghiệp . Doanh nghiệp xoay vòng vốn càng nhanh bao nhiêu thì chi phí cho vốn vay càng thấp bấy nhiêu.
Chi phí nhân công của công ty cao do các đợt tăng lương của nhà nước cũng ảnh hưởng it nhiều tới chi phí nhân công của doanh nghiệp. Lạm phát tăng cao đồng tiền Việt Nam mất giá và đồng nhân dân tệ lên giá anh hưởng rất nhiều tới chi phí danh cho thanh toán của doanh nghiệp ngoại tệ thanh toán của doanh nghiệp đa phần là đồng nhân dân tệ.
Việt Nam gia nhập WTO vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển cung đồng thơi đặt ra cho daonh nghiệp những thách thức trong kinh doanh nhập khẩu. Hiện nay giá lương thực cao do vậy chi phí phân bón cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nên cao. Nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc là một bước đi đúng đắn cảu công ty . Khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO các chính sách của nước ta phải thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của WTO, tự do hóa thương mại không còn giảo cản các doanh nghiệp trong nước không còn được sực bảo hộ của nhà nước các doanh nghiệp bình đẳng với nhau tao nên một môi trường kinh doanh bình đẳng . Các công ty trong nước gặp phải sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài , các chính sách về kinh tế các chính sách về thuế quan luôn luôn thay đổi theo một quy trình đã địng sẵn do vậy sẽ lam cho danh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong công việc kinh doanh nhập khẩu của mình như đợi tăng thuế xuất khẩu của Trung Quốc hay tăng thuế nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam . Trung Quốc là một thành viên của WTO do vậy kinh doanh trên đoạn thị trường có nhiều cơ hội cho công ty . Trung Quốc là một nước có tốc độ phát triển nhành tróng trong những năm gần đấy Trung Quốc được ví như công sưởng của thế giới tuy nhiên kinh doanh trên đoạn thị trường này không phải không có rủi do .
Tóm lại Việt Nam gia nhập WTO là một bước ngoặt của nền kinh tế nối trung và doanh nghiệp Hoa Phong nói riếng, quy mô cua doanh nghiệp được mở rộng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, doanh thu của doanh nghiệp luôn tăng đời sông công nhân của doanh nghiệp luôn được nâng cao theo đà phát triển của công ty
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY HOA PHONG KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC CỦA WTO.
I. Thực trạng kinh doanh nhập khẩu ở công ty TNHH Hoa Phong.
Qua phần phân tích ở chương II ta có thể thấy rõ hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp đang hoạt động mạnh là một lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp trong năm 2007 kinh doanh nhập khẩu chiếm tới 96 % trên tổng doanh thu của cả doanh nghiệp . Doanh thu của hoạt động nhập khẩu tăng đều qua các năm từ năm 2003 cho tới năm 2007. Doanh thu của hoạt động nhập khẩu tăng khoảng 232,5 % mỗi năm đây là một con số thể hiện sự lỗ lực của toàn bộ đội ngũ lao động công ty . Doanh thu năm 2007 đạt tới 336.259.000.000 . Tuy nhiện doanh thu của hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp luôn đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu của tỉnh Lao Cai nhưng hiệu quả của hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp không cao Để đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp chúng ta đã dùng rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá các chỉ tiêu đó là “P1: Doanh lợi theo vốn nhập khẩu ; P2: Doanh lợi theo doanh số bán hàng nhập khẩu ; P3: Doanh lợi theo chi phí kinh doanh nhập khẩu “ Qua các chỉ tiêu này ta có thể thấy được hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại doanh nghiệp là tương đối thấp tỷ trọng của lợi nhuận nhập khẩu trên tông doanh thu nhập khẩu là quá thấp trong năm 2006 trong khi doanh thu đạt 74.352 triệu đồng nhưng lợi nhuận chỉ đạt được 42,937 triệu đồng qua thấp so với doanh thu tỷ trọng lợi nhuận trên tổng doanh thu nhập khẩu chỉ đạt 0,027% tức là 100 đồng doanh thu nhập khẩu chỉ đạt được 0,027 đồng lợi nhuận nhập khẩu mà thôi. Như vậy ta có thể thấy doanh thu cao nhưng lợi nhuận thấp qua đó ta có thể thấy chi phí cho hoạt động nhập khẩu tăng cao ảnh hưởng rất nhiều tới lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp . Ta có thể thấy chi phí cho các hoạt động kinh doanh của công ty là rất cao gồm có các loại chi phí vốn vay giá vốn hàng bán …...
Bảng số 11 : Chi phí của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2003-2006
Đơn vị :VNĐ
stt
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
1
Tổng doanh thu
16.878.152.634
21.879.215.474
25.361.355.517
156.343.128.000
2
Giá vốn hàng bán
16.132.059.704
20.561.525.714
19.870.243.199
151.104.461.419
3
Chi phí quản lý DN
399.855.468
572.538.187
545.874.916
992.885.149
4
Chi phí bán hàng LS tiền vay
302.051.205
773.894.480
1.093.696.476
1.874.637.766
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy chi phí cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn quá cao chi phí giá vốn hàng bán chiếm 95,6 % trên tổng doanh thu vào năm 2003 và 96,6% vào năm 2006 như vậy giá vốn hàng bán là quá cao do vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu trên thị trường . Bên cạnh đó chi phí vốn vay cung còn khá cao vì tỷ trọng vốn vay trên tổng số vốn của doanh nghiệp là rất cao vôn vay chiếm hơn 95% trên tổng số vốn của doanh nghiệp trong hai năm 2006 và 2007. Chi phí vốn vay của năm 2006 là 1.874.637.766 còn rất cao ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí quản lý của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất nhiều tới lợi nhuận của doanh nghiệp , bộ may quản lý ra tăng về số lượng lao động và phong ban trong công ty, nhân viên hành chính trong năm 2003 chỉ có 21 nhân viên và trong năm 2007 nên tới 45 nhân viên do vậy chi phí cho quản lý doanh nghiệp tăng cao .
Qua các phân tích trên ta có thể thấy hoạt động nhập khẩu diễn ra mạnh doanh thu tăng đều qua các năm , chiếm phần trăm cao trong cơ cấu lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2007 nhập khẩu chiếm đến 96% trên tổng doanh thu . Tuy doanh thu nhập khẩu tăng đều nhưng hiệu quả của hoạt động nhập khẩu không cao thể hiện ở chỗ doanh thu cao lợi nhuận lại thấp , chi phí cho các hoạt động kinh doanh và hoạt động nhập khẩu vẫn còn cao ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp .
II. Phương hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Hoa Phong .
Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Hoa Phong trong những năm sắp tới.
Trong nhưng năm sắp tới khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO sẽ đem lai thách thức cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường nước ngoài trong đó có cả doanh nghiệp Hoa Phong một doanh nghiệp luôn đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu của tỉnh Lao Cai . Nắm bắt được điều đó doanh nghiệp luôn tim mọi cách nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu và chú trong vào nhập khẩu về cả chiều rộng lẫn chiều sâu qua đó giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp khi Việt Nam là thành viên của WTO
Doanh nghiệp luôn cố gắng tăng doanh thu bằng cách mở rộng quy mộ của doanh nghiệp mở rông quy mô của doanh nghiệp cả về người và chất . Bộ máy quản lý doanh nghiệp luôn được bổ sung lực lượng lao động đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp năm 2003 là 21 người nhưng đã tăng lên tới 45 người với bốn phòng ban . Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp luôn được doanh nghiệp chú trọng nhằm đảm bảo tốt cho các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp . Tính đến thời điểm này doanh nghiệp Hoa Phong đã có 5640m2 nhà kho và 5 ôtô chuyển chở vận tải . Các thiết bị cho các phòng ban khá đầy đủ nhằm phục vụ quá trình hoạt động của bộ máy quản lý của doanh nghiệp , trong những năm sắp tới doanh nghiệp đang và sẽ cố gắng mở rộng quy mộ doanh nghiệp nâng cao và phát triển cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng.
Bên cạnh việc chú trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu theo chiều rộng mà công ty luôn chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu theo chiều sâu . Doanh nghiệp luôn tìm mọi cách giảm chí phí của hoạt động nhập khẩu . trong những năm sắp tới công ty chú trọng vào nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho đội ngũ lao động của công ty qua đó gián tiếp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn chú trọng vào việc giảm giá vốn hàng bán qua đó tăng cạnh tranh của các mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp .Qua bảng số 10 chi phí cho lãi vốn vay của doanh nghiệp còn rất cao trong những năm sắp tới doanh nghiệp sẽ cố găng giảm tỷ trọng vốn vay và tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp .Công ty không mở rộng quy mô của bộ máy quản lý của doanh nghiệp theo chiều ngang mà mở rộng theo chiều sâu nâng cao trình độ của đội ngũ lao động của doanh nghiệp.
Trong những năm sắp tới doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu theo hai hướng tăng doanh thu và giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu . Đây là việc rất khó như ta đã biết việc tăng doanh thu kèm theo đó là tăng chi phí . Lên việc muốn làm cả hai việc thật là khó nhưng công ty sẽ cố gắng vừa tăng doanh thu vừa giảm chi phí một cách hợp lý sao cho hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp tăng cao. Muốn làm được điều này phụ thuộc rất nhiều vao các yếu tố khác nhau.
Mục tiêu của doanh nghiệp trong những năm tới . Mục tiêu của doanh nghiệp về hoạt động nhập khẩu trong những năm sắp tới tăng doanh thu từ 336,259 tỷ lên 400 tỷ vào năm 2008 . Luôn đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu trong tỉnh , bên cạnh đó doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường nhập khẩu , mặt hàng nhập khẩu đáp ứng nhu cầu trong nước khi Việt Nam là thành viên của WTO . Trong những năm sắp tới doanh nghiệp sẽ nhập những mặt hàng có tinh chất kỹ thuật cao như đồ điện tử tin học … qua đó ra tăng số lượng mặt hàng nhập khẩu của công ty .
Mục tiêu của doanh nghiệp xây dựng được một đội ngũ lao động có trình độ và nghiệp vụ xuất nhập khẩu . Xây dựng được một quy trình nhập khẩu một cách hệ thống giảm thiểu chi phí về thời gian và vật chất cho doanh nghiệp qua đó thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp trong những năm sắp tới. Tìm kiếm được những bạn hàng cũng như thị trường xuất nhập khẩu mới cho doanh nghiệp , nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng trong nước qua đó thực hiện hoạt động nhập khẩu một cách hiệu quả .
III. Các biện phá nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu ở công ty Hoa Phong khi Việt Nam là thành viên của WTO.
Như chúng ta đã biết hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thường được so sánh bằng hai chỉ tiêu là doanh thu và chi phí để có được doanh thu . Doanh thu càng cao hơn chi phí bao nhiêu thì hiệu quả hoạt động nhập khẩu tăng cao bấy nhiêu . Do vậy doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu doanh nghiệp có hai cách nâng cao doanh thu và giảm chi phí một cách hài hòa sao cho tỷ lệ chi phí trên doanh thu càng thấp càng tốt.
Như chúng ta đã biết doanh thu luôn đi kèm với chi phí vậy việc vừa tăng doanh thu vừa giảm chỉ phí là không thể làm được tuy nhiên công ty lên vừa tăng doanh thu và giảm chi phí một cách hiệu quả không ảnh hưởng tới doanh thu qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty.
1. Nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu bằng cách tăng doanh thu nhập khẩu cua doanh nghiệp.
Tăng doanh thu là một trong những cách nâng cao hiệu quả hoạt đông nhập khẩu của doanh nghiệp. Muốn tăng doanh thu cần có nhiều yếu tố tăng về quy mô doanh nghiệp tăng quy mô thị trường, tăng cung về nguồn hàng . ta có thể thấy được doanh thu của doanh nghiệp về nhập khẩu tăng đều qua các năm tỷ trọng doanh thu nhập khẩu trên tổng doanh thu của doanh nghiệp cũng rất cao chiêm 96 % . doanh thu nhập khẩu năm 2007 đạt 336, 259 tỷ đây là một con số chứng tỏ sự phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp trong nhưng năm qua .
1.1. Mở rộng thị trường nhập khẩu của doanh nghiệp.
Đây là biện pháp nhằm nâng cao doanh thu của doanh nghiệp. hiện nay doanh nghiệp nhập khẩu phân bón và hóa chất chủ yếu tại thị trường Trung Quốc . Khi Việt Nam là thành viên tổ chức WTO cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường này là rất cao vì Trung Quốc cũng là thành viên của tổ chức WTO . Thị trường TQ là một thị trường lớn đầy tiềm năng . Việc nhập khẩu từ thị trường này thuận tiện cho doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng cung như vận chuyển hàng hóa nhập khẩu. tuy nhiên thị trường nay cũng có nhưng hạn chế các mặt hàng nhập khẩu từ thị trường này thường kém về chất lượng , không được người tiêu dùng đánh giá không cao , các sản phẩm xuất xứ từ thị trường Trung Quốc gắn liền với chất lượng kém do vậy các mặt hàng nhập khẩu từ đoạn thị trường này thường không được ưa chuộng.
Trong các năm 2003-2007 doanh nghiệp hầu như chỉ nhập các mặt hàng phân bón và hóa chất tại thị trường Trung Quốc . Trong những năm sắp tới doanh nghiệp muốn tăng mặt hàng nhập khẩu của công ty sang lĩnh vực công nghệ viễn thông và công nghiệp thông tin .
Mở rộng thị trường nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong kinh doanh . Số lượng các nhà cung ứng cũng cao hơn lam cho doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn trong kinh doanh nhập khẩu . Giúp cho doanh nghiệp khai thác lợi thế so sánh của các thị trường nước ngoài là khác nhau , Thị trương trung quốc hàng hóa có tính kỹ thật giá cả rẻ có sức cạnh tranh về giá rất tốt nhưng chất lượng lại thấp còn các sản phẩm ở các nước như thái lan hay Hàn Quốc , Đài Loan giá cả không thấp nhưng bù lại chất lượng sản phẩn lại tốt do vậy việc phân tích thị trường tiêu dùng trong nước sẽ cho ta biết được nên nhập khẩu hàng hóa từ thị trường nào đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước . Việc chênh lệch về giá giữa thị trường tạo điều kiện giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội để nhập khẩu và ra tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mình .
Tuy nhiên thị trường Trung Quốc vấn là thị trường vẫn là thị trường tiềm năng của công ty hiện nay cho các mặt hàng nhập khẩu phân bón và hóa chất của công ty . Trung Quốc là thành viên của WTO do vậy việc chọn thị trường Trung Quốc các doanh nghiệp Việt Nam được sự ưu đãi của chính sách thuế quan của chính phủ TQ theo chương trình và chính sách thuế quan của tổ chức WTO.
Bên cạnh việc mở rộng thị trường chúng ta cần phải nghiên cứu thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Nghiên cứu thị trường trong nước để nắm bắt được nhu cầu của thị trường xác định được mức giá hợp lý mà người mua có thể chấp nhận . Qua đó đưa ra những mức giá hợp lý giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nhập khẩu . Ngoài ra việc nghiên cứu thị trường còn giúp Công ty xác định được đâu là thị trường trọng điểm, đâu là thị trường mục tiêu để từ đó có chế độ ưu tiên thích hợp.
Với mảng hoạt động nhập khẩu của công ty. Công ty nên có một bộ phận chuyên trách trong việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu vì hiện nay nhu cầu trong nước có nhiều thay đổi khi Việt nam là thành viên của WTO hàng hóa nhập khẩu tràn vào thị trường Việt Nam do vậy việc nghiên cứu như vậy giúp Công ty hoạt động có hiệu quả hơn thích nghi với môi trường cạnh tranh cao hơn.
1.2. Tăng doanh thu bằng cách tăng nguồn cung ứng hàng hóa.
Các nguồn cung đầu vào cho hoạt động nhập khẩu của công ty hiện nay không đa dạng chủ yếu qua một công ty trung gian duy nhất đó là công ty Tín Hằng có chủ sở tại huyện Hà Khẩu tỉnh Vân Nam Trung quốc . Nguồn cung ứng đầu vào cho hoạt động nhập khẩu của công ty rất qua trọng liên qua đến chất lượng hàng hóa , số lượng và đảm bạo được tiến độ hay không . bên cạnh đó doanh nghiệp các nguồn cung cấp nguồn hàng còn ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán . Công ty có nhiều nguồn cung ứng hàng hóa công ty sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn về chất lượng , số lượng , và giá cả hàng hóa . Khi cung hàng hóa cao thì giá hàng hóa đó sẽ giảm do vậy công ty lên cố gắng thiết lập cho mình một hệ thống các nguồn cung cấp hàng hóa .
Hiện nay trên thị trường Trung Quốc có rất nhiều nguồn cung ứng hàng phân bón và hóa chất các nhà máy nay đặt ở Tứ Xuyên , Vân Nam …Công ty lên nhập khẩu trực tiếp với các nhà máy mà không phải qua trung gian qua đó không phải chia sẻ lợi nhuận giảm giá vốn hàng bán . Tham khảo giá cả của nhiều nguồn hàng qua đó nhập khẩu hàng hóa với giá cả hợp lý . Thiết lập mối quan hệ lâu dài với các đối tác nhằm tìm kiếm được nguồn hàng chất lượng , liên tục , giá cả hợp lý qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp .
Bên cạnh đó doanh nghiệp cố gắng tìm tòi các nguồn hàng mới ở các thị trương mới vì hiện nay thuế xuất khẩu các mặt hàng phân bón và hóa chất đang tăng cao tại Trung Quốc là 30% ,cuối năm 2007 do việc tăng giá xuất khẩu các mặt hàng phân đạm và hóa chất của Trung Quốc vì vậy đẩy giá mặt hàng nay lên cao do vậy việc tìm kiếm thị trường nhập khẩu mới cũng là yêu cầu cấp thiết cho doanh nghiệp hiện nay. Tóm lại các nguồn cung ứng hàng hóa cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng doanh thu và hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.
2. Nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu thông qua việc giảm chi phí hoạt động nhập khẩu.
Nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu bằng cách giảm chi phí là một trong những biện pháp mà doanh nghiệp nào cũng muốn tuy vậy giảm chi phí không phải là chuyện rễ . Giảm chi phí không hợp lý sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp . Doanh thu càng tăng luôn kéo theo chi phí để có được doanh thu cũng tăng theo do vậy việc giảm chi phí kinh doanh là một vấn đề rất quan trọng . Các doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch giảm chi phí hoạt động kinh doanh .
Chi phí cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp quá cao do vậy mặc dù doanh thu rất cao nhưng lợi nhuận lại rất thấp do vậy hiệu quả hoạt động nhập khẩu rất thấp , doanh thu cao chưa chắc hiệu quả kinh doanh đã cao. Doanh thu năm 2006 đạt 74.352 triệu VNĐ nhưng lợi nhuận chỉ đạt được 42,937 triệu đồng tỷ trọng lợi nhuận nhập khẩu trên tổng doanh thu nhập khẩu là 0,027% quá thấp cho một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu . Do vậy việc giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp là một vấn đề cấp thiết của doanh nghiệp .
Việc giảm chi phí hoạt động nhập khẩu phải đảm bạo tăng doanh thu và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Việc giảm chi phí phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đó là quy mô doanh nghiệp mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp , thị trường nhập khẩu của doanh nghiệp . Giảm chi phí luôn là đích đến của mọi doanh nghiệp . Mức độ giảm chi phí của doanh nghiệp thể hiện trình độ của đội ngũ lao động cũng như trình độ và khả năng điều hành và lãnh đạo của công ty . Chi phí càng thấp hiệu quả kinh doanh càng cao . Trong những năm sắp tới doanh nghiệp tăng doanh thu vậy việc giảm chi phí tỷ lệ với tốc độ tăng doanh thu càng thấp.
Qua bảng số 9 ta thấy được chi phí cho các hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp gồm có các chi phí sau “ Chi Phí vốn ; Chi phí vận chuyển ; chi phí lãi vay ; chi phí nhân công ; Chi phí khác” . Dưới đây là các giải pháp giảm chi phí hoạt động nhập khẩu cho doanh nghiệp .
2.1. Biện Pháp giảm chi phí vốn.
Vốn là một vấn đề mang tính cập rập của nhiều công ty hiện nay. Trên cơ sở vốn chủ sở hữu và vốn vay qua từng năm, Công ty sẽ hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Quản lí chặt chẽ về vốn sẽ giúp Công ty hoạt động có hiệu quả và không gây ra tình trạng thất thoát không rõ nguyên nhân.
Qua bảng số 5 ta thấy tổng vốn của doanh nghiệp tăng qua các năm nhưng tỷ lệ vốn chủ sở hữu quá thấp so với vốn vay trên tổng số vốn của công ty vốn vay chiếm tới 93,6 % trên tổng số vốn của doanh nghiệp và tỷ trọng vốn vay trung bình của các năm là 87,35 % điều này sẽ làm cho chi phí vốn cao ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Vốn là mạch máu nuôi sống doanh nghiệp nếu như nguồn vốn không được quản lý và điều tiết hợp lý sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của công ty . Chi phí vốn càng cao do vậy doanh nghiệp cần phải có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả . Công ty có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách ưu tiên cấp vốn cho những mặt hàng nhập khẩu hay những kĩnh vực kinh doanh đem lại lợi nhuận cao . Tăng vòng quay vốn lưu động cũng là giải pháp cần được chú trọng. Với số vốn lưu động hạn chế, Công ty càng đẩy mạnh vòng quay vốn lưu động càng nhiều thì càng có nhiều cơ hội thu lợi nhuận.Muốn vậy, phải tổ chức tốt quá trình kinh doanh từ khai thác nguồn hàng, nắm bắt nhu cầu thị trường hàng hoá nhanh chóng, thu hồi vốn ngay để chuẩn bị cho những vụ kinh doanh tiếp theo . Việc vốn vay chiếm một khối lượng lớn trên tổng vốn của doanh nghiệp dao vậy chi phí cho khoản vốn vay này là rất cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Qua nghiên cứu thực tế, một số doanh nghiệp tư nhân đã áp dụng biện pháp khai thác nguồn vốn rất có hiệu quả cho kinh doanh, qua đó giảm chi phí vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây.
Huy động nguồn vốn liên doanh liên kết qua đó tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu và giảm tỷ trọng vốn vay qua đó giảm chi phí vốn . Với một số thương vụ lớn, Công ty có thể kêu gọi các doanh nghiệp khác trong tỉnh, các tổ chức khác cùng góp vốn tham gia kinh doanh. Qua đó chia sẻ lợi nhuận , rủi ro , và giảm chi phí vốn vay.
Công ty có thể huy động vốn từ đội ngũ công nhân viên trong Công ty . Công ty nên tổ chức vay vốn của cán bộ công nhân viên trong công ty với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất tiền gửi Ngân hàng và thấp hơn lãi suất tiền vay. Đây là hình thức vay vốn hết sức sáng tạo, linh hoạt . Qua đó làm cho các nhân viên trong công ty càng thêm gắn bó và tâm huyết với công ty .
Hình thức huy động vốn chủ sở hữu nữa đó là lên sàn giao dịch đây là hình thức huy động vốn kinh doanh mới xuất hiện ở Việt Nam hiện nay . Tuy nhiên cách huy động vốn này cần rất nhiều điều kiện do vậy doanh nghiệp chưa thể đáp ứng được điều kiện để lên sàn giao dịch chứng khoán.
Vốn là yếu tố rất quan trọng đối với kinh doanh xuất nhập khẩu do vậy doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một hệ thống các ngồn cung ứng vốn ổn định .
2.2. Biện pháp giảm chi phí vận chuyển .
Chi phí vận chuyển là một trong những chi phí chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí . Đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu yếu tố vận chuyển là hết sức quan trọng vận chuyển giúp cho hàng hóa được lưu thông. Hiện nay doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng vận tải và nhà kho tương đối tốt với 5 chiếc ô tô phục vụ cho hoạt động vận tải hàng hóa trong doanh nghiệp . Tuy nhiên chi phí vận tải của hoạt động nhập khẩu của công ty còn khá cao do nhiên liệu xăng tăng giá do vậy chi phí cũng tăng cao , một phần chính sách nhập khẩu của doanh nghiệp hiện nay mua hàng nhập khẩu tại kho của các nhà máy và tư do vận chuyển về Việt Nam do vậy không tránh khỏi chi phí vận chuyển cao do không biết được chi phí vận chuyển của thị trường Trung Quốc … do vậy doanh nghiệp nên thuê các công ty dịch vụ vận chuyển các hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp tính toán xem chi phí mà doanh nghiệp tự mình tổ chức vận chuyển và cước vận chuyển phí dịch vụ cho các công ty chuyên làm dịch vụ vận chuyển có thế doanh nghiệp qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.
Với cơ sở vật chất đầy đủ giúp cho doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu vận tải của doanh nghiệp một cách triệt để tuy vậy để giảm chi phí vận chuyển và bốc xếp doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch hoạt động chính xác cho phòng vận tải của doanh nghiệp sao cho các hoạt động vận tải vận hành một cách trôi chảy qua đó giảm chi phí vận tải cho doanh nghiệp. doanh nghiệp nên dùng phương tiện vận chuyển hàng hóa bằng tầu hỏa.
2.3. Giảm chi phí lãi vay .
Chi phí lãi vay của doanh nghiệp cao ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp . Tỷ trọng vốn vay của doanh nghiệp cao do vậy chi phí lãi vay của doanh nghiệp cao. Trong thời gian gần đây chi phí lãi vay của ngân hàng nên cao do đầu năm 2008 các ngân hàng huy động tiền mặt với lãi xuất cao 12% một năm do vậy sau đợt tăng lãi xuất đầu vào. Ngân hàng tăng lãi xuất cho vay tiền nhằm ra tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Chi phí lãi vay của doanh nghiệp lên đến 1.874.637.766 vào năm 2006 ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp do vậy việc giảm chi phí lãi vay của doanh nghiệp là một vấn đề cấp thiết của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể giảm chi phí lãi vay bằng cách giảm ty trọng nguồn vốn vay cảu doanh nghiệp huy động vốn chủ sở hữu là tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng số vốn của doanh nghiệp. Tìm kiếm nhưng nguồn cung ứng vốn cho doanh nghiệp đều đặn . Hiện tại Việt Nam đang trong tình trạng lạm phát đồng tiền mất giá do vậy việc thanh toán của hoạt động kinh doanh nhập khẩu cảu doanh nghiệp. Công ty cần phải có những chính sách tài chính hợp lý nhằm giảm chi phí lãi xuất vốn vay của ngân hàng, sử dụng đồng tiền trong thanh toán một cách khéo léo qua đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty. Doanh nghiệp có thể huy động vốn trên thị trường tài chính nước ngoài qua đó lam tăng số lượng nguồn cung ứng vốn cảu doanh nghiệp . Công ty còn phải tập trung phân tích thông tin đưa ra các quyết định doanh ngoại hối chính xác vì kinh danh nhập khẩu cần rất nhiều ngoại tệ do vậy công ty cần phải xác định tỷ giá ngoại hối để thanh toán . Như vậy giảm chi phí thông qua giảm chi phí lãi suất vay sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm sắp tới .
Doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ với các hệ thống ngân hàng . đặc biệt là ngân hàng thương mại để huy động vốn, thúc đẩy hình thành thị trường vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp .
2.4. Giảm chi phí nhân công trong doanh nghiệp .
Qua bảng số 9 ta có thể thấy được chi phí nhân công của cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng . Chi phí cho quản lý doanh nghiệp trong năm 2006 là 992.885.149
Triệu VNĐ . Việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp có hai cách tinh giảm bộ máy quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy doanh nghiệp thông qua việc nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ lao động
Hiện nay doanh nghiệp có 4 phòng ban và 45 nhân viên hành chính do vậy chi phí cho quản lý doanh nghiệp là khá cao. Tuy nhiên trong nhưng năm sắp tới doanh nghiệp phát triển và tăng doanh thu do vậy không lên dùng biện pháp tinh giảm bộ máy quản lý mà phát triển bộ may theo chiều sâu nâng cao trình độ của đội ngũ lao động của công ty . Hiện nay doanh nghiệp có đội ngũ lao động trẻ đã gắn bó với doanh nghiệp khá lâu đã có kinh nghiệm trong công việc nhưng trình độ chưa cao tỷ lệ đại học của đội ngũ lao động ít do vậy phải nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp .
Theo lý thuyết . Hiệu quả kinh doanh của Công ty phụ thuộc rất lớn vào từng cán bộ kinh doanh . Cán bộ kinh doanh có năng lực, trình độ nghiệp vụ vững vàng thì kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty chắc chắn sẽ cao. Do đó, Công ty cần có biện pháp để phát triển cón người một cách toàn diện cả về số lượng và chất lượng cụ thể là:
Thực hiện phân phối công bằng theo kết quả lao động của từng bộ phận, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên xây dựng chế độ thưởng phạt, khuyến khích trả lương xứng đáng với kết quả lao động, do đó cán bộ công nhân viên an tâm gắn bó với Công ty, nỗ lực xây dựng Công ty .
Có chế độ tuyển dụng đội ngũ cán bộ và các chuyên viên, nghiệp vụ giỏi. Phát hiện và bồi dưỡng cán bộ kinh doanh, các bộ quản lý giỏi có năng
lực trong Công ty, bố trí họ vào đúng vị trí xứng đáng, nhờ đó họ có thể phát huy được lợi thế của mình và đem lại hiệu quả cho Công ty.
Công ty nên chú trọng vào việc nâng cao nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho các nhân viên phòng kinh doanh . Một vụ việc nhân viên kinh doanh của công ty có nghiệp vụ kém khi soạn hợp đồng nhập khẩu đã không chú ý tời điều khoản về chất lượng đã dấn tới hậu quả chất lương lô hàng 200 tấn Kali kém chất lượng do vậy doanh nghiệp lên chú trọng nâng cao trinh độ về nghiệp vụ ngoại thương và tài chính cho đội ngũ lao động cảu công ty . Trong năm 2005-2006 phòng tài chính không khớp sổ sách trong 2 năm nay không thể quyết toán phải đến khi thay kế toán trưởng là Anh Thọ thì phòng tài chính mới hoạt động có hiệu quả
Công ty lên kết hợp với các trường đại học như Kinh tế quốc dân tổ chức các khóa học nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và tài chính cho cán bộ quản lý doanh nghiệp . Chi phí học cua các cán bộ trong công ty sẽ do doanh nghiệp đứng ra thanh toán . Doanh nghiệp lên xây dựng một ban thi đua trong doanh nghiệp qua đó khen thưởng các thành viên trong công ty . Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt các cán bộ trong công ty nhăm nâng cao tinh thần đoàn kết cảu các cán bộ trong công ty ….
Như vậy việc giảm chi phí nhân công qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như hoạt động của toàn bộ bộ máy công ty.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên đây ta thấy hiệu quả hoạt động nhập khẩu và nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu là yêu cầu bức thiết hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp, nó là yếu tố quyết định để duy trì và củng cố giá trị của doanh nghiệp. Mà trong đó mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, trên cơ sở hữu hạn của nguồn lực sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đảm bảo hiệu quả và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là đòi hỏi khách quan của mọi doanh nghiệp khi Việt Nam là thành viên của WTO.
Trong những năm gần đây cơ chế thị trường luôn có sự biến đổi phức tạp, hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Hoa Phong đã có những bước phát triển nhẩy vọt . Hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp ngày càng đạt được những kết kết quả cao . Doanh thu năm sau cao hơn năm trước đời sống người lao động trong doanh nghiệp được nâng cao đáng kể.
Tuy nhiên do sự biến động thị trường và Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức WTO . Công ty không thể chánh khỏi những khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình. Hiệu quả hoạt động nhập khẩu chưa như mong muốn của công ty . Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động nhập khẩu đòi hỏi sự cố gắng ,lỗ lực của toàn thể ban giám đốc và cán bôn công nhân viên trong công ty.
Em lấy đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu ở công ty TNHH Hoa Phong khi Việt Nam là thành viên của WTO” là đối tượng nghiên cứu của mình . Trong chuyên đề này em đã đưa ra một sô biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu của công ty, qua đó giúp công ty có hướng phát triển tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS.Tạ Lợi và sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty TNHH Hoa phong trong quá trình thực hiện đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Trần Chí Thành (2004), “ Giáo trình quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu”, Nxb Thống kê, Hà nội.
2. Nguyễn Hữu Tiến biên dịch (2004), “Nhà quản trị hiệu quả”, Nxb thống kê , Hà Nội.
3. PGS.TS.Đỗ Đức Bình,PGS.TS.Nguyễn Thường Lạng (2004) , “Giáo trình Kinh tế quốc tế “ , Nxb Thống kê , Ha Nội .
4. PGS.TS.Đỗ Đức Bình (2002) , “ Giáo trình chính sách kinh tế đối ngoại” , Nxb Thống kê , Hà Nội.
5. PGS.TS.Nguyễn Thị Hường (2002) , “ Giáo trình kinh doanh quốc tế “, Nxb Thống kê , Hà Nội.
6. PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Thị Hào (2006), “ Quản trị tài chính doanh nghiệp” , Nxb Tài chính , Hà Nội.
Các website tham khảo.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng số 1: Doanh thu các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp 2003-2007. 36
Bảng số 2: Các mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu của doanh nghiệp. 37
Bảng số 3 : Bảng số liệu phân bố trang thiết bị cho các phòng ban của công ty. 38
Bảng số 4: Bảng số liệu về nguồn lực lao động của công ty . 39
Bảng số 5: Khái quát về nguồn vốn của doanh nghiệp . 40
Bảng số 6: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2004 tới năm 2007 41
Bảng số 7: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003-2006 42
Bảng số 8: Bảng các chỉ tiêu đánh giá kết quà kinh doanh nhập khẩu. 56
Bảng số 9: chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của công ty Hoa Phong 2003-2006 58
Bảng số 10: So sánh chỉ tiêu đánh giá cụ thể 60
Bảng số 11 : Chi phí của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2003-2006 69
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 : Bộ máy quả lý của doanh nghiệp . 31
Sơ đồ 2 : Tổng doanh thu của công ty Hoa Phong từ năm 2003-2007 44
Sơ đồ 3: Phần trăm của doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu. 45
Sơ đồ 4: Doanh thu của lĩnh vực xây dựng dân dụng . 46
Sơ đồ 5: Doanh thu của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ của công ty. 47
Sơ đồ 6: Cơ cấu của các lĩnh vực kinh doanh của công ty từ năm 2003-2007 48
Sơ đồ 7: Doanh thu của hoạt động nhập khẩu. 49
Sơ đồ 8: Phần trăm doanh thu nhập khẩu trên tổng doanh thu. 50
Sỏ đồ 9: Doanh thu cá mặt hàng nhập khẩu trong năm 2003-2007 . 51
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28488.doc