Có thể thấy trong các năm vừa qua doanh thu của công ty SBI tăng đều đặn nhưng lợi nhuận của công ty lại ở mức rất thấp, năm 2008 không tăng so với 2007. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty SBI cần có những biện pháp thiết thực nhằm giảm các chi phí kinh doanh, trong đó cần tập trung vào các chi phí: chi phí nhập khẩu rượu, chi phí lưu kho bảo quản rượu, chi phí bán hàng, chi phí tài chính.
- Chi phí nhập khẩu rượu: để giảm phi chí nhập khẩu rượu công ty cần thực hiện tốt việc ngiên cứu thị trường nhập khẩu rượu và thực hiện tốt quy trình nhập khẩu rượu. Thông qua việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu rượu, công ty SBI sẽ tìm được nhà cung cấp rượu vang phù hợp, với mức giá nhập khẩu hợp lý và các điều kiện nhập khẩu có lợi. Việc tổ chức công tác nhập khẩu cần giao cho các cán bộ nhân viên có chuyên môn và kinh nghiệm. Các công việc kiểm tra sản phẩm rượu vang nhập khẩu phải thực hiện kỹ lưỡng để kịp thời phát hiện hư hỏng, sai sót. Việc nhận hàng, bốc giỡ hàng, làm các thủ tục hải quan cần diễn ra khẩn trương nhằm giảm chi phí lưu kho rượu vang cũng như các chi phí về cầu cảng bến bãi.
- Chi phí lưu kho, vận chuyển rượu: Việc giảm chi phí lưu kho bảo quản thông qua việc lên kế hoạch nhập khẩu cũng như thúc đẩy tiêu thụ rượu. Số lượng rượu nhập về cần phải tính toán chính xác, tránh tình trạng nhập về quá nhiều không tiêu thụ hết làm tăng chi phí bảo quản, thuê kho. Việc lên kế hoạch vận chuyển hợp lý cũng rất quan trọng bởi vì các thị trường của công ty rải đều ra các tỉnh, đặc biệt có những thị trường ở xa như Đà Nẵng, Hồ Chí Minh Ngoài ra công ty SBI cũng cần xử lý kịp thời những đơn đặt hàng của khách hàng, cần có sự phối hợp tốt hơn giữa phòng kinh doanh và bộ phận kho để việc xuất hàng diễn ra nhanh tróng, chính xác hơn. Rất nhiều trường hợp, đặc biệt trong các dịp bán hàng cao điểm, phòng kinh doanh đã nhận được đơn đặt hàng của khách hàng nhưng bộ phận kho lại không xuất hàng theo yêu cầu vì không nhận được hóa đơn. Điều nay không những làm mất uy tín của công ty SBI với khách hàng mà còn ảnh hưởng tới kế việc vận chuyển của công ty.
- Chi phí quản lý, bán hàng: Công ty SBI cần tổ chức bộ máy lý, làm việc của mình theo hướng tinh giản, gọn nhẹ. Do việc kinh doanh rượu của công ty SBI mang tính chất thời vụ nên có nhiều vị trí làm việc công ty không cần ký hợp đồng dài hạn mà có thể thuê nhân công theo thời vụ như các nhân viên nhà kho, nhân viên vận chuyển Điều này sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó công ty SBI cần đào tạo những nhân viên bán hàng, nhân viên thị trường chuyên nghiệp, đẩy mạnh việc tiêu thụ rượu vang thông qua các chính sách bán hàng thích hợp.
69 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2242 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế - SBI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y SBI bao gồm Chile, Anh, Tây Ban Nha, New Zealand, Đức, Ý chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 5,5% mỗi năm.
2. Các chủng loại rượu vang nhập khẩu của công ty SBI.
Công ty là nhà phân phối rượu vang nhập khẩu độc quyền của nhiều hãng sản xuất rượu nổi tiếng trên thế giới như Cannadaigua, Robert Mondavi, Woodbrige, Simi, Franciscan, Veramonte, Banrock Station, Redman, E&E, Montanha… Hiện nay công ty nhập khẩu trên 50 chủng loại rượu khác nhau, trong đó phải đến các chủng loại rượu như Almaden , Inglenook (nhà cung cấp: Cannadaigua – Mỹ), Montanha (nhà cung cấp: A henriques – Bồ Đào Nha), Banrock ( nhà cung cấp: Hardy wine – Úc).
Bảng 2.2: Các chủng loại rượu vang nhập khẩu của công ty 2006-2008.
(Đơn vị: triệu đồng)
STT
Chủng loại
2006
2007
2008
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
1
Almaden
9.020,2
63,8
9.553,5
58,5
9.969,2
64,4
2
Inglennook
1.086,9
7,6
1.294,1
7,9
1.447,5
9,3
3
Montanha
1.087,8
7,7
1.567,2
9,6
0
0
4
Banrock
912,9
6,4
709,5
4,3
801
5,1
5
Dominga
0
0
1.151,1
7
1.203,7
7,7
6
Loại khác
2.013,1
14,5
2.030,3
12,7
2.036,6
13,5
7
Tổng
14.120,9
100
16.305,7
100
15.458
100
(Nguồn: phòng kinh doanh.)
Theo bảng trên có thể thấy chủng loại rượu Almaden chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim nghạch nhập khẩu của công ty, nó luôn duy trì ở mức từ 58,5% đến 64,4%. Tỷ trọng nhập khẩu tương ứng của mỗi chủng loại rượu Inglennook, Dominga, Banrock chiếm từ 4,3% đến 9,3 %. Riêng chủng loại Montanha, do lượng hàng tồn kho của mặt hàng này từ 2007 còn nhiều, mặt khác do tỷ suất lợi nhuận của loại này không cao so với các chủng loại rượu khác nên năm 2008 công ty không nhập về. Tỷ trọng nhập khẩu các chủng loại rượu khác của công ty như Tigress, Stowells, Nobilo, Baossa… luôn duy trì ở mức ổn định từ 12,7% đến 14,5%.
3. Công tác tổ chức hoạt động nhập khẩu rượu vang của công ty SBI.
3.1. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu và thị trường tiêu thụ rượu vang.
Do nhận thức được tầm quan trong của nghiên cứu thị trường nên công ty SBI tiến hành công việc này khá cẩn thận, cả đối với thị trường nhập khẩu rượu vang nước ngoài lẫn thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước:
* Thị trường nhập khẩu rượu vang nước ngoài.
Khi muốn tiếp cận với một thị trường nhập khẩu rượu vang mới, trước tiên công ty SBI sẽ tìm kiếm những thông tin cơ bản nhất về thị trường. Đó là những thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, môi trường văn hóa, pháp luật, tập quán kinh doanh, các điều kiện về thanh toánh, tín dụng, hệ thống ngân hàng, giao thông vận tải… của quốc gia mà công ty SBI có ý định nhập khẩu rượu vang.
Bên cạnh đó, công ty SBI còn phải tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan đến mặt hàng, chủng loại rượu vang mà công ty muốn nhập khẩu, như các thông tin về sự phát triển của ngành sản xuất rượu vang ở quốc gia đó, các hãng cung cấp rượu vang chính trên thị trường, thuế xuất nhập khẩu đối với rượu vang, các hình thức nhập khẩu rượu vang có thể thực hiện… Tiếp theo, công ty SBI sẽ phân tích, so sánh các nhà cung cấp rượu vang tiềm năng trên cơ sở các yếu tố về giá cả, số lượng cung ứng rượu vang có thể, điều kiện thanh toán, các điều kiện ưu đãi và ràng buộc để có thể lựa chọn ra nhà cung cấp rượu vang phù hợp nhất.
* Thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước.
Việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước sẽ giúp công ty SBI xác định chủng loại rượu vang, số lượng rượu vang cần nhập, đối tượng khách hàng và khu vực thị trường tiêu thụ rượu vang.
Công việc đầu tiên mà công ty SBI tiến hành khi nghiên cứu thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước đó là nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ rượu vang trên thị trường: cụ thể là về chủng loại rượu, mẫu mã, chất lượng, giá cả, mức tiêu thụ, các phân đoạn của thị trường, xu thế biến động của cầu rượu vang trong một khoảng thời gian nhất định. Những thông tin này được rút ra thông qua việc nghiên cứu doanh số tiêu thụ các loại rượu theo từng tháng, quý và thông qua các chương trình khảo sát thị trường cũng như người tiêu dùng của công ty SBI.
Tiếp theo, công ty SBI tiến hành ghiên cứu tình hình sản xuất, tiêu thụ loại rượu rượu vang mà công ty đang có dự định nhập khẩu trên thị trường nội địa. Công ty SBI sẽ tìm hiểu các thông tin về số lượng các doanh nghiệp trong nước đang sản xuất hoặc nhâp khẩu loại rượu này, khẳ năng cung ứng của họ, mức tiêu thụ, các khu vực tiêu thụ chính, và sản phẩm rượu vang này hiện đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống của nó. Từ đó công ty SBI có thể thấy đươc mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng như tiềm năng đối với việc kinh doanh loại rượu vang này. Ngoài ra, công ty SBI còn phải tìm hiểu về các chính sách của Nhà nước đối với việc nhập khẩu loại rượu vang này, cụ thể là về mức thuế nhập khẩu, các chính sách ưu đãi hay hạn chế nhập khẩu, các thủ tục xin giấy phép nhập khẩu đối các loại rượu vang.
3.2. Xác định mức giá nhập khẩu của mỗi loại rượu vang.
Mức giá nhâp khẩu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá bán và do đó việc xác định mức giá nhập khẩu là công việc hết sức quan trọng, ảnh hưởng tới lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của công ty SBI. Một mặt công ty SBI xem xét giá cả của loại rượu định nhập trên thị trường nội địa, dự đoán sự biến động của nó trong thời gian tới, mặt khác công ty xem xét các mức giá nhập khẩu của loại rượu này từ các nhà cung cấp nước ngoài tiềm năng, các chi phí nhập khẩu rượu kèm theo, qua đó có thế xác định được mức gía nhập khẩu rượu hợp lý cũng như đưa ra mức giá cạnh tranh trên thị trường nội địa, tránh được việc nhập khẩu rượu với giá quá cao, không tiêu thụ hiệu quả, lợi nhuận thấp.
Công ty SBI thường sử dụng đồng USD hoặc EUR để thanh toán với các nhà cung cấp rượu vang, tùy theo mức tỷ giá hối đoái tại thời điểm nhập khẩu rượu vang và theo yêu cầu của nhà cung cấp rượu vang. Phần lớn công ty SBI nhập khẩu rượu theo điều kiện giá CIF tại cảng Hải Phòng.
3.3. Lập kế hoạch, phương án kinh doanh nhập khẩu rượu vang.
Phương án kinh doanh được lập dựa trên các thông tin có được từ việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu và thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước.
Một phương án kinh doanh phải đề cập đến các vấn đề cơ bản sau:
- Hãng sản xuất và cung cấp rượu vang: Tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân, tình hình tài về tài chính, kinh doanh của hãng rượu vang này.
- Các thông tin về sản phẩm rượu vang của hãng: xuất xứ, tên, chủng loại, phẩm cách, số lượng của rượu.
- Thời gian tiến hành kinh doanh nhập khẩu rượu vang dự kiến.
- Các thông tin liên quan đến việc nhập khẩu rượu vang như: thời gian, địa điểm, phương thức, điều kiện nhập rượu vang.
- Ước tính hiệu quả kinh doanh sơ bộ: công ty SBI sẽ xác định các chi phí nhập khẩu rượu vang: giá nhập khẩu rượu, thuế nhập khẩu rượu, VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, các chi phí lưu kho, vận chuyển, lãi vay ngân hàng… Đưa ra giá bán dự kiến của từng loại rượu vang trên thị trường nội địa, từ đó xác định hiệu quả sơ bộ của phương án kinh doanh rượu vang này.
Phương án kinh doanh sẽ được gửi tới tất cả các bộ phận của công ty SBI để xem xét tính khả thi, sau đó sẽ trình lên giám đốc để xem xét và phê duyệt. Đây sẽ là cơ sở để các phòng ban, bộ phận, nhân viên trong công ty SBI hiểu hõ nhiệm vụ của mình, phối hợp với nhau tốt hơn nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh đã đề ra, đồng giúp cho công ty SBI hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, tiến hành kinh doanh nhập khẩu rượu vang một cách hiệu quả.
Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của việc nên kế hoạch kinh doanh nhập khẩu rượu vang nên công ty SBI tiến hành công việc này hết sức cẩn thận, yêu cầu tất cả các nhân viên đều phải tham gia xây dựng và đóng góp ý kiến.
3.4. Đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu rượu vang.
Việc tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng của công ty SBI về cơ bản không có nhiều khác biệt so với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu rượu vang khác. Tuy nhiên do quy mô công ty SBI là khá nhỏ lên các công việc về đàm phán và ký kết hợp đồng sẽ do giám đốc trực tiếp thực hiện (khác với công ty lớn là giám đốc thường ủy quyền cho trưởng phòng kinh doanh tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng).
Công ty SBI thường gửi đơn đặt hàng đến nhà cung cấp rượu vang nước ngoài, sau đó hai bên sẽ tiến hành thảo luận, thương lượng các điều kiện chung về mua bán, xuất nhập khẩu rượu vang và tiến hành ký hợp đồng. Công ty SBI thường tiến hành đàm phán gián tiếp thông qua thư tín, điện thoại, công ty chỉ tiến hành việc đàm phán trực tiếp đối với các nhà cung cấp rượu vang quan trọng, đơn đặt hàng với số lượng lớn, hoặc khi đối tác nước ngoài cử người sang chào hàng trực tiếp với công ty. Việc ký kết hợp đồng được thực dưới hình thức văn bản, công ty SBI và đối tác sẽ gặp mặt trực tiếp để ký kết, hoặc một trong hai bên soạn thảo sau đó gửi cho bên kia xem xét và ký kết.
3.5. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu rượu vang.
Hầu hết hàng nhập khẩu của công ty SBI được mua theo giá CIF và thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ (L/C), thường thì các hãng cung cấp rượu vang yêu cầu công ty SBI phải mở L/C.
III. THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU RƯỢU VANG CỦA CÔNG TY SBI.
1. Những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty SBI thời gian qua.
Công ty SBI đã tiến hành khá nhiều các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu rượu vang trong thời gian gần đây. Những nỗ lực của công ty SBI phần lớn tập trung vào các hoạt động bán hàng, hoạt động thúc đẩy tiêu thụ rượu vang và tìm kiếm các nhà cung cấp rượu vang mới. Cụ thể, công ty SBI đã thực hiện một số hoạt động sau:
- Mở rộng thị trường tiêu thụ rượu vang, thiết lập thêm các văn phòng làm chi nhánh đại diện tại một số tỉnh, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh, hiện tại thị trường tiêu thụ của công ty SBI về cơ bản được chia làm 6 nhóm thị trường khác nhau là: Khu vực Hà Nội; khu vực TP Hồ Chí Minh; hệ thống các nhà hàng và khách sạn (gọi tắt là Horeca); hệ thống các siêu thị lớn trên toàn quốc; các tỉnh lẻ trên toàn quốc được gộp thành 2 nhóm tỉnh lớn là nhóm tỉnh thứ nhất bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình trở ra Bắc, nhóm tỉnh thứ 2 bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình trở vào Nam.
- Thực hiện các hoạt động marketing, hỗ trợ tiêu thụ thích hợp với từng thị trường khác nhau:
+ Khu vực Hà Nội: Công ty có các chính sách hỗ trợ như thưởng cho khách hàng các đồ khuyến mại, vật phẩm, các sản phẩm tặng hàng uống thử. Ngoài ra, công ty còn treo biển tại nơi bán hàng của công ty và có chính sách hỗ trợ 35% giá cho các cửa hàng bán các mặt hàng cao cấp như Simi, Veramonte, Redman…, thưởng 5% khi giải quyết hàng tồn
+ Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: Đối với kênh bán buôn, tại thành phố có chính sách hỗ trợ quản lý, xây dựng khách hàng, đánh giá thực tế nhu cầu khách hàng, thúc đẩy bán hàng chuyển trực tiếp từ Hà Nội qua đại lý. Đối với hệ thống nhà hàng khách sạn, công ty tập trung vào việc xây dựng hình ảnh sản phẩm và quảng bá hình ảnh công ty.
+ Khu vực tỉnh lẻ trên toàn quốc: Có chính sách hỗ trợ bán theo giá bán buôn, kèm theo các vật phẩm khuyến mại, hỗ trợ 35% giá đối với các mặt hàng cao cấp, có tiền thưởng tạm ứng khi tham gia hoạt động bán hàng cho hệ thống Horeca, được trích 0,5% doanh số bán cho chi phí tiếp khách và quan hệ khách hàng.
+ Hệ thống Horeca: Có chính sách hỗ trợ bán hàng như giao hàng tận lơi, tặng cataloge, vật phẩm bán; tăng thưởng doanh số cho nhân viên khi khai thác các điểm bán lớn và khách sạn cao cấp.
+ Hệ thống các siêu thị lớn trên toàn quốc: Đối với các siêu thị lớn như BigC, Metro, có nhân viên bán hàng trực tiếp cũng như cộng tác viên để vận chuyển theo tính chất mùa vụ; có quà khuyến mại theo vụ. Đối với các siêu thị khác, hỗ trợ nhân viên bán hàng trực tiếp và các cộng tác viên thuộc tình hình nhằm vận chuyển kịp hàng hóa khi vào vụ chính, tăng cường các đợt khuyến mại, quà tặng, các phụ kiện.
- Tiến hành một số hoạt động quảng cáo, PR,… nhằm quảng bá hình ảnh, như tổ chức các buổi tiệc nhằm giới thiệu sản phẩm rượu vang của công ty, tư vấn cho khách hàng trên một số tạp chí nổi tiếng như: Tiếp Thị Gia Đình, Món Ngon. Ước tính chi phí cho các hoạt động này năm 2008 là 75 triệu. Ngoài ra, cũng trong năm 2008, công ty đã tổ chức một hội nghị khách hàng với chi phí lên tới 20.000$, tiệc thử rượu (chi phí 3000$), các hoạt động này đã góp phần nâng cao hình ảnh của công ty.
- Công ty cũng đã đăng ký quảng cáo trên bản tin thị trường với chi phí 10 triệu/lần, tham gia tài trợ cho một số chương trình của đài truyền hình Hà Nội và trung ương.
- Đầu tư mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu và phân phối của công ty như: máy tính, máy fax, điện thoại bàn…
- Đa dạng hóa danh mục sản phẩm rượu vang bằng cách tìm kiếm các nhà cung cấp mới, mở rộng chủng loại rượu nhập khẩu, để tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Nếu như khi mới thành lâp năm 2003, công ty chủ yếu nhập khẩu rượu vang từ Mỹ thì hiện nay thị trường nhập khẩu của công ty là 11 quốc gia, với khoảng 50 chủng loại rượu vang khác nhau.
2. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh doanh nhập khẩu rượu của công ty SBI thời gian qua.
2.1. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu.
LN = DT – CF và H1 = LN/CF
Trong đó:
LN: Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu.
DT: Doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu.
CF: Tổng chi phí bỏ ra thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu của công ty SBI thời gian qua thể hiện qua bảng sau đây:
Bảng 2.3: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu 2006-2008 (Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
Chi phí
Doanh thu
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận (%)
2006
12.139,28
12.151
11,72
0,096
2007
16.184,16
16.228,54
44,38
0,274
2008
23.110,77
23.133,76
22,99
0,099
`(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Theo bảng trên ta thấy, lợi nhuận của công ty SBI năm 2007 cao hơn năm 2006, tuy nhiên lợi nhuận năm 2008 lại giảm so với 2007. Tỷ suất lợi nhuận đạt mức cao nhất là 0,274 năm 2007, hai năm còn lại 2006 và 2008 có mức tỷ suất lợi nhuận tương đương nhau. Mức tỷ suất lợi nhuận của công ty SBI tương đối thấp so với các công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu tại Việt Nam.
2.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí.
H = (DT/CF).100%
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu theo chi phí
DT: Doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu.
CF: Tổng chi bỏ ra cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí cho biết doanh thu đạt được trên một đồng chí phí mà công ty đã bỏ ra.
Bảng 2.4: Hiệu quả kinh doanh theo chi phí 2006-2008
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
Chi phí
Doanh thu
HQKD theo chi phí
2006
12.139,28
12.151
100,09
2007
16.184,16
16.228,54
100,27
2008
23.110,77
23.133,76
100,1
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí của công ty SBI đạt mức cao nhất là 100,27 năm 2007, nó cho biêt cứ một đồng chi phí bỏ ra thì công ty thu về được 1,0027 đồng doanh thu, đây là mức chỉ tiêu hiệu quả chấp nhận được. Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh theo chi phí của công ty SBI năm 2008 lại giảm xuống mức khá thấp là 100,1.
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn.
SV = DT/VLĐ và SN = (VLĐ/DT).365
Trong đó:
SV: Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ.
SN: Số ngày luân chuyển của vốn lưu động.
DT: Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu.
VLĐ: Vốn lưu động bình quân.
Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng vốn 2006-2008
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu (triệu đồng)
VLĐ bình quân
(triệu đồng)
Số vòng quay của vốn (vòng/năm)
Thời gian luân chuyển vốn (ngày)
2006
12.151
5.283
2,3
158,7
2007
16.228,54
5.071,4
3,2
114,1
2008
23.133,76
6.804
3,4
107,35
(Nguồn: Phòng kế toán.)
Có thể thấy số vòng quay của vốn lưu động đều tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2007 tăng gần 40% so với năm 2006. Đây là một dấu hiệu tốt bởi vì số vòng quay của vống lưu động càng cao đồng nghĩa với sự ỳ trệ trong hoạt động kinh doanh của công ty SBI giảm xuống.
2.4. Hiệu quả sử dụng lao động.
NSLD = DT/LĐ
Trong đó:
NSLĐ: Năng suất lao động theo doanh thu
DT: Doanh thu đạt được.
LĐ: Tổng số lao động của công ty.
Bảng 2.6: Năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu
(triệu đồng)
Tổng số lao động
Năng suất lao động (triệu đồng)
2006
12.151
27
450
2007
16.228,54
32
507,14
2008
23.133,76
40
578,32
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Năng suât lao động của doanh nghiệp tăng đều đặn qua các năm, từ 12% đến 15%, điều đó chứng tỏ người lao động của công ty SBI đang hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Tuy nhiên mức năng suất lao động này là khá thấp so với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực cũng như trong những lĩnh vực khác. Do đó sử dụng lao động một cách hiệu quả vẫn là một bài toán đặt ra đối với công ty SBI.
2.5. Hiệu suất tiền lương.
Cho biết lợi nhuận thu được trên một đồng tiền lương mà công ty trả cho người lao động, hiệu suất càng cao tức là doanh nghiệp đang sử dụng lao động một cách hiệu quả.
HSL = LN/QL
Trong đó:
HSL: Hiệu suất tiền lương của doanh nghiệp.
LN: Lợi nhuận của doanh nghiệp.
QL: Quỹ lương của doanh nghiệp.
Bảng 2.7: Hiệu suất tiền lương giai đoạn 2006-2007
Chỉ tiêu
Năm
Tổng quỹ lương (triệu đồng)
Lợi nhuận
(triệu đồng)
Hiệu suất tiền lương
2006
972,37
11,72
0,012
2007
1.344,7
44,38
0,033
2008
1.542,95
22,99
0,0149
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Hiệu suất tiền lương của công ty SBI đạt mức cao nhất là 0,033 năm 2007, năm 2008 hiệu suất tiền lương của công ty SBI giảm so với năm 2007, nguyên nhân chính là vì lợi nhuận năm 2008 của công ty SBI bị giảm so với 2007.
IV. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP RƯỢU VANG CỦA CÔNG TY SBI THỜI GIAN QUA.
1. Mặt mạnh.
Có thể thấy rằng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đã được công ty SBI chú trọng và đầu tư khá nhiều trong thời gian qua. Điều đó được thể hiện qua việc công ty đã đầu tư khá nhiều công sức và chi phí cho các hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu rượu của mình, như đầu tư cho các hoạt động marketing, xúc tiến bán hàng, mở rộng thị trường, phát triển kênh phân phối…
Các hoạt động này đã mang lại cho công ty SBI những kết quả đáng ghi nhận. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty SBI tăng đều đặn qua các năm, với mức tăng trưởng khá cao và ổn định, từ 30% đến 35% mỗi năm. Công ty cũng đã thiết lập được một hệ thống phân phối tương đối rộng và hiệu quả, bao gồm nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là ở một số tỉnh phía Bắc, hiện nay công ty cũng đã thiết lập được văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Kim ngạch nhập khẩu rượu của công ty SBI trong nhiều năm gần đây được duy trì ở mức ổn định, đặc biệt các chủng loại rượu của công ty ngày càng đa dạng, với cơ cấu hợp lý hơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mối quan hệ với các nhà cung cấp và khách hàng ngày càng được củng cố và mở rộng.
2. Nhược điểm.
Thông qua việc nghiên cứu các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty SBI thời gian qua có thể thấy rằng các hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chưa thực sự phát huy hiệu quả. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh nhập khẩu của công ty SBI thời gian qua là khá thấp, đặc biệt là chỉ tiêu về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Trong các hoạt động kinh doanh của công ty SBI còn tồn tại khá nhiều vấn đề cần cải thiện, như chi phí kinh doanh của công ty còn ở mức khá cao, khả năng tìm kiếm khách hàng, khẳ năng sử dụng vốn còn thấp, việc nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch nhập khẩu chưa đạt hiệu quả cao… Đây chính là những vấn đề đặt ra cho công ty SBI trong thời gian tới trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu rượu của mình.
3. Nguyên nhân
Có thể thấy rằng công ty SBI đã không có cái nhìn nhất quán, không xây dựng được một chiến lược, chính sách hợp lý và cụ thể nhằm hướng các nỗ lực của cả công ty vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chưa được thực hiện một cách đồng bộ và bài bản. Công ty mới chỉ tập trung nỗ lực của mình vào các hoạt động nhằm tăng doanh thu như các hoạt động mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ… trong khi các hoạt động nhằm giảm chi phí kinh doanh lại chưa được công ty chú trọng. Điều này giải thích vì sao doanh thu của công ty tăng đều đặn 30%-35%/năm nhưng lợi nhuận thu được cũng như các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh khác của công ty lại không thực sự khẳ quan.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU RƯỢU VANG CỦA CÔNG TY SBI.
I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC KINH DOANH NHẬP KHẨU RƯỢU VANG TẠI VIỆT NAM.
1. Cơ hội.
Khác với các sản phẩm có hại cho sức khỏe không được khuyến khích như thuốc lá, ruợu cồn, rượu mạnh… rượu vang được coi là có lợi cho sức khỏe. Theo những nghiên cứu chính thức, những hợp chất có trong rượu vang như tannin, flavonoid, phenolic…có tác dụng chống lão hóa, ngăn ngừa các căn bệnh về tim mạch, đột quỵ, ung thư tuyến tiền liệt, tiểu đường… Và người ta đã đưa ra khuyến cáo rằng việc uống rượu vang đều đặn và vừa phải sẽ mang lại cho sức khỏe những lợi ích to lớn. Trước những tác dụng to lớn đó thì người tiêu dùng ngày càng có khuynh hướng gia tăng tiêu dùng các sản phẩm rượu vang thay vì các loại rượu cồn, rượu mạnh không có lợi cho sức khỏe.
Đối với thị trường Việt Nam, mặc dù không phải là thức uống truyền thống, tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, thì nhu cầu tiêu thụ rượu vang nói chung và rượu vang nhập khẩu nói riêng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Rượu vang không chỉ được mua để phục vụ cho nhu cầu thưởng thức mà còn để tặng quà, biếu sén nhân những ngày lễ tết. Văn hóa của người Việt Nam là hay tặng quà nhau bất cứ khi nào có thể, và các sản phẩm rượu vang ngoại nhập – vốn luôn được coi là những mặt hàng xa xỉ, sang trọng đã trở thành một thứ không thể thiếu trong những gói quà này.
Các sản phẩm rượu vang ngoại nhập ngày càng được ưa chuộng trên thị trường trong nước, nguyên nhân chính là vì các sản phẩm rượu ngoại có chất lượng đảm bảo, phong phú về chủng loại, mẫu mã, tuy nhiên cũng không thể không kể đến nguyên nhân khác đó là tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng trong nước.
Việc kinh doanh nhập khẩu rượu vang ở Việt Nam thời gian gần đây cũng gặp những thuận lợi cơ bản bắt nguồn từ việc lới lỏng chính sách nhập khẩu rượu vang của Nhà nước. Các doanh nghiệp được tự đứng ra nhập khẩu rượu thay vì phải thông qua một đầu mối trung gian của Nhà nước. Việc này đã tạo điều kiện cho sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu rượu vang. Theo nhiều chuyên gia đánh giá, thị trường kinh doanh rượu vang nhập khẩu ở Việt Nam sẽ còn rất phát triển trong nhiều năm tới.
2. Thách thức.
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối rượu vang trên thị trường Việt Nam đang trở lên gay gắt, đặc biệt từ khi có sự lới lỏng trong chính sách nhập khẩu rượu vang của Nhà nước. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này khi họ nhận thấy những cơ hội kinh doanh thuận lợi. Hàng năm có rất nhiều hãng rượu lớn trên thế giới về Việt Nam tìm kiếm người đại diện và làm đại lý cho họ. Có không ít cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc hợp tác với các nhà cung cấp nước ngoài.
Các sản phẩm rượu vang ngoại nhập hiện nay đang vấp phải sự cạnh tranh đáng kể từ các sản phẩm rượu vang được sản xuất trong nước. Các sản phẩm rượu vang trong nước ngày càng dành được ưa chuộng của khách hàng, có nhiều sản phẩm đã tạo dựng được thương hiệu uy tín như rượu vang Thăng Long, rượu vang Đà Lạt, rượu vang Eurovina… Ưu điểm của các sản phẩm rượu vang nội địa là giá rẻ hơn từ 2 đến 3 lần so với rượu vang ngoại nhập, hơn nữa chất lượng cũng ngày một cải thiện.
Khó khăn nữa phải kể đến đó sự quản lý thị trường yếu kém của các cơ quan Nhà nước dẫn đến tình trạng rượu vang giả và nhập lậu tràn lan không thể kiểm soát trên thị trường. Hiện nay, theo ước tính của của Chi cục quản lý thị trường thì có tới 70% rượu vang ngoại có mặt trên thị trường là rượu vang giả hoặc nhập lậu. Điều này đã và đang đăt ra thách thức rất lớn với những nhà kinh doanh nhập khẩu rượu vang tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây, do mức sống dần được nâng cao dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu tiêu thụ rượu vang, tuy nhiên rượu vang vẫn chưa thực sự phổ biến bên cạnh các thức uống truyền thống khác. Người tiêu dùng vẫn chủ yếu là những khách hàng có thu nhập cao, và rượu vang vẫn được mua để biếu sén nhiều hơn là thưởng thức.
II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU RƯỢU VANG CỦA CÔNG TY SBI THỜI GIAN TỚI.
1. Phương hướng.
Để phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới công ty SBI đưa ra hai định hướng chính, dựa trên hai loại thị trường là thị trường nhập khẩu rượu vang nước ngoài và thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước:
* Thị trường nhập khẩu rượu vang nước ngoài.
Tiếp tục giữ vững mối quan hệ với các nhà cung cấp hiện thời, đặc biệt là các nhà cung cấp lớn và những nhà cung cấp mà công ty đang làm đại lý độc quyền như các hãng Robert Mondavi, Woodbridge, Simi, Franciscan, Vermonte, Banrock Station, Redman, E&E, Montanha… Bên cạnh đó tích cực tìm kiếm thêm các nhà cung cấp mới, nhằm đa dạng hóa nguồn cung, cũng như đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, giảm bớt sự phục thuộc vào một số nhà cung cấp chính. Bên cạnh thị trường nhập khẩu rượu vang trọng tâm là thị trường Mỹ, cần khai thác thêm một số thị trường tiềm năng khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và đặc biệt là Pháp.
* Thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước.
Duy trì và củng cố mối quan hệ với các khách hàng quen thuộc, đặc biệt là đối với các đại lý lớn, hệ thống nhà hàng, khách sạn, siêu thị tại Hà Nội và một số tỉnh phía bắc; cần tích cực tìm kiếm thêm những khách hàng tiềm năng khác, đặc biệt là việc đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường phía Nam, từ đó từng bước chiếm lĩnh thị trường này. Củng cố và mở rộng hệ thống phân phối vốn có thành một hệ thống phân phối mạnh và hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh hệ thống bán buôn cho các đại lý, nhà hàng, siêu thị công ty sẽ mở thêm các điểm bán lẻ, trước tiên là ở địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Đây sẽ là một trong những ưu tiên đầu tư của công ty trong thời gian tới.
2. Mục tiêu.
2.1. Các mục tiêu chung.
Sau đây là những mục tiêu chung mang tính chiến lược của công ty SBI trong thời gian tới:
- Trở thành một công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối rượu.
- Đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tạo ra cơ cấu sản phẩm đa dạng và hợp lý.
- Xây dựng một hệ thống kênh phân phối vững mạnh, thiết lập các văn phòng đại diện ở các tỉnh thành khác ngoài 2 thành phố chính là Hà Nội và Hồ Chí Minh, xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường các tỉnh phía Nam.
- Xây dựng một hình ảnh ấn tượng về công ty trong mắt khách hàng bằng cách cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm chất lượng của những hãng rượu uy tín, đưa ra các biện pháp thúc đẩy bán hàng hợp lý nhằm thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tạo dựng hình ảnh là một công ty nhập khẩu và phân phối rượu vang số một Việt Nam.
- Xây dựng một đội ngũ nhân lực có trình độ, năng lực, có khẳ năng thích ứng cao để có thể đáp ứng những yêu cầu kinh doanh ngày càng đa dạng và phát triển của công ty.
2.2. Các mục tiêu cụ thể.
Công ty SBI sẽ phấn đấu hoàn thành các kế hoạch và chỉ tiêu kinh doanh đã đề ra cho năm 2009. Cụ thể:
- Chỉ tiêu về doanh thu kinh doanh nhập khẩu rượu vang : 32.000.000.000 đồng.
- Chỉ tiêu về nộp ngân sách Nhà nước: 4.300.000.000 đồng.
- Chỉ tiêu về lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu rượu vang: 1.000.000.000 đồng.
- Chỉ tiêu về thu nhập bình quân của người lao động: 5.000.000 đồng.
III. MỘT SỐ GIẢ PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU RƯỢU VANG CỦA CÔNG TY SBI.
1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường.
Các thông tin từ hoạt động nghiên cứu thị trường, bao gồm cả thị trường nhập khẩu rượu vang nước ngoài và thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước là cơ sở để công ty đề ra các kế hoạch và phương án kinh doanh, có thể nói việc nghiên cứu thị trường là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu của công ty. Việc thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường sẽ tác động trực tiếp tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Qua việc nghiên cứu hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty SBI có thể thấy công tác nghiên cứu thị trường của công ty SBI chưa thực sự mạng lại hiệu quả cao. Việc nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu thị trường là việc đầu tiên cần làm để công ty SBI có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình.
* Thị trường nhập khẩu rượu vang nước ngoài.
Từ trước đến nay, các thông tin về thị trường, các nhà cung cấp, các hãng rượu nước ngoài phần lớn được công ty SBI tìm kiếm trên mạng, tài liệu sách báo. Ưu điểm của nguồn thông tin này là chi phí rẻ và cập nhật nhưng nếu chỉ dựa vào đó là không đủ. Công ty SBI cần tổ chức những chuyến đi khảo sát thực tế để tìm hiểu và lấy thông tin về thị trường, qua đó sẽ có một cái nhìn thực tế và chính xác hơn. Mặc dù điều này sẽ làm tăng chi phí kinh doanh của công ty nhưng điều này là hoàn toàn cần thiết, nhất là với những thị trường, những hãng rượu mà công ty SBI chưa thiết lập được mối làm ăn từ lâu, bởi việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu rượu vang sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự đảm bảo, sự ổn định, chất lượng và giá cả của nguồn hàng.
Công ty SBI cần thiết lập một bộ phận riêng chuyên làm công tác nghiên cứu và dự báo về thị trường, bao gồm thị trường nhập khẩu nước ngoài và thị trường tiêu thụ trong nước. Bộ phận này không cần có quy mô lớn, chỉ khoảng ba đến bốn nhân viên được đào tạo bài bản, thông thạo về thị trường nhập khẩu và tiêu thụ rượu vang. Nhiệm vụ của họ là nghiên cứu để tìm ra nguồn hàng nhập khẩu với giá cả, chất lượng chủng loại tốt nhất, đồng thời phối hợp với các nhân viên kinh doanh phụ trách từng thị trường để xây dựng kế hoạch nhập khẩu hợp lý về số lượng, chủng loại rượu tương ứng cho từng thị trường.
Việc nghiên cứu thị trường nước ngoài cần phải được tiến hành một cách chi tiết và sâu sát hơn. Cần lắm bắt chính xác các thông tin về hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến việc kinh doanh rượu vang ở thị trường đó; bên cạnh đó là các thông tin cụ thể về uy tín, tình hình kinh doanh nội địa, khẳ năng sản xuất, cung ứng của từng hãng rượu vang; áp dụng các phương pháp nghiên cứu, thống kê hiện đại để tìm ra thị trường nhập khẩu rượu tối ưu. Các thông tin về thị trường nước ngoài phải đầy đủ và chính xác để có thể nhận biết một cách tổng quát về sự biến động của tình hình thị trường rượu vang thế giới và khu vực. Từ đó công ty SBI có thể đưa ra các quyết sách đúng đắn về số lượng, chủng loại rượu vang cần nhập và nhà cung cấp phù hợp.
* Thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước.
Đối với việc nghiên cứu thị trường trong nước, công ty SBI không chỉ nghiên cứu tình hình kinh doanh của các nhà nhập khẩu rượu vang khác mà còn phải chú ý đến các nhà sản xuất rượu vang trong nước. Các thông tin về đối thủ cạnh tranh khi nghiên cứu thị trường tiêu thụ trong nước mà công ty cần lắm được như:
- Số lượng các đối thủ cạnh tranh, khẳ năng sản xuất và cung ứng rượu vang của họ.
- Các thông tin về khẳ năng tài chính của đối thủ.
- Các thông tin về tình hình kinh doanh, tình hình tiêu thụ rượu vang, các chủng loại sản phẩm rượu vang của họ.
…
Việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước cần tăng cường về mặt định lượng, tính chính xác, cụ thể. Các thông tin về tình hình tiêu thụ rượu vang của từng thị trường phải được thu thập và thống kê thường xuyên theo từng tháng, từng quý để nắm bắt được tình hình và xu hướng tiêu thụ của từng thị trường. Đối với những thị trường trọng điểm như Hà Nội, Hồ Chí Minh cần cử những đại diện thương mại chuyên biệt với chức năng nghiên cứu và dự báo thường xuyên những thông tin về tình hình tiêu thụ rượu vang tại thị trường đó. Sau khi tiến hành nghiên cứu về thị trường trong nước cần đưa ra những thông tin chính xác về mẫu mã, chủng loại, giá bán của sản phẩm rượu vang cần cung ứng cho thị trường.
Cần tăng cường chi phí cho việc nghiên cứu thị trường trong nước, bao gồm các chi phí cho việc thu thập, xử lý số liệu, chi phí cho các nhân viên thị trường. Cần tiến hành thường xuyên các cuộc điều tra, khảo sát đối với từng thị trường, từng đối tượng tiêu dùng để nắm bắt được thị hiếu của họ.
2. Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu rượu vang của công ty.
Xuất nhập khẩu nói chung là một hoạt động hết sức phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải được đào tạo bài bản, có trình độ nghiệp vụ vững chắc mới có thể hoàn thành tốt, không mắc phải sai sót. Tại công ty SBI, hoạt động nhập khẩu rượu vang do phòng kinh doanh đảm nhận.
Các chủ trương chính sách về nhâp khẩu của Nhà nước là luôn thay đổi, do đó đòi hỏi những nhân viên làm công tác nhập khẩu của công ty SBI phải luôn theo dõi và lắm bắt kịp thời những thay đổi này. Mặt khác họ luôn phải trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn hoat động để không ngừng nâng cao khẳ năng của mình.
Trong các hoạt động nhập khẩu cần phải đặc biệt chú ý tới hoạt động đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu. Đàm phán và thương lượng tốt sẽ giúp công ty SBI có một hợp đồng nhập khẩu rượu tốt, với giá cả hàng hóa hợp lý, các điều kiện giao nhận, thanh toán thuận lợi. Ngược lại, nếu việc đàm phán, thương lượng và soạn thảo hợp đồng không được tiến hành cẩn thận, chu đáo sẽ mang lại hậu quả khôn lường. Các điều khoản trong hợp đồng cần phải quy định rõ ràng, chánh sự nhầm lẫn, tranh chấp về sau, đặc biệt đối với các điều khoản về phẩm chất, số lượng rượu vang, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, nguồn luật giải quyết tranh chấp… Chính vì vậy công ty SBI cần chú ý đến việc thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ cho các cán bộ nhân viên làm công tác giao dịch đàm phán. Họ phải là những người có kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương, đồng thời có kinh nghiệm trong việc làm ăn, giao dịch với các nhà cung cấp rượu vang nước ngoài. Trong quá trình đàm phán cần tuân thủ đầy đủ trình tự các bước đàm phán, vận dụng linh hoạt các chiến thuật đàm phán.
Đối với khâu thực hiện hợp đồng nhập khẩu rượu vang, cần theo dõi chặt chẽ khâu giao nhận hàng để kiểm tra chất lượng, số lượng chủng loại rượu vang có đúng như hợp đồng đã ký không, bởi vì các sản phẩm rượu vang đóng chai rất dễ bị vỡ, dễ bị biến chất trong quá trình vận chuyển. Nếu có sái sót, hư hỏng cần báo ngay cho nhà cung cấp rượu vang, yêu cầu khắc phục, bảo vệ quyền lợi chính đáng của công ty. Đông thời những công việc này cũng cần tiến hành một cách khẩn trương, nhằm giảm thời gian và chi phí. Khi mà hàng bị lưu tại cảng quá lâu không những công ty SBI mất thêm chi phí kho bãi, cầu cảng mà còn không kịp đáp ứng nhu cầu rượu vang của thị trường, mất uy tín với khách hàng.
3. Nâng cao hiệu quả việc xây dựng kế hoạch nhập khẩu rượu vang .
Việc xây dựng kế hoạch nhập khẩu rượu vang chính xác có ý nghĩa quan trọng tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Một kế hoạch nhập khẩu tốt phải được xây dựng trên cơ sở các thông tin đầy đủ và chính xác về thị trường nhập khẩu rượu vang nước ngoài và thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước. Trong thời gian vừa qua có thể thấy rằng việc xây dựng kế hoạch nhập khẩu của công ty SBI chưa thực sự tốt. Có những chủng loại rượu công ty SBI nhập về quá nhiều, không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Chẳng hạn như các chủng loại rượu vang của Pháp nhập về từ năm 2006 nhưng đến 2008 mới tiêu thụ hết, các sản phẩm rượu vang của Bồ Đào Nha nhập về năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa tiêu thụ hết. Điều này đã làm tăng chí phí lưu kho, bảo quản của công ty, đồng thời làm ứ đọng vốn, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Để nâng cao hiệu quả của việc lập kế hoạc kinh doanh nhập khẩu rượu, công ty SBI cần phải thực hiện công việc này một cách bài bản theo đúng những trình tự của quá trình lập kế hoạch kinh doanh, trong đó cần chú ý vào các bước sau:
- Trước tiên phải ghiên cứu, tìm hiểu những thông tin tổng quát nhất về thị trường, bao gồm cả thị trường nhập khẩu và thị trường tiêu thụ rượu vang. Đó là các thông tin về các hãng cung cấp rượu vang tiềm năng, khẳ năng cung cấp của từng hãng trên thị trường tiêu thụ. Dung lượng của thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước, các đối thủ cạnh tranh hiện có, quan hệ cung cầu trên thị trường… Đồng thời phải dự báo được sự biến động của thị trường rượu vang trong tương lai, từ đó xác định những cơ hội kinh doanh cũng như những thách thức, rủi ro kèm theo đối với công ty.
- Xác định năng lực thực tại của công ty: Công ty SBI cần xác định xem mình có đủ khả năng thực hiện công việc kinh doanh sắp tới một cách hiệu quả không, thông qua đánh giá các nguồn lực nội tại của công ty, như khẳ năng huy động và sử dụng vốn, mạng lưới bán hàng hiện có, trình độ nguồn nhân lực của công ty, các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh hiện có… đồng thời so sánh các chỉ số đó với các đối thủ cạnh tranh hiện tại để đưa ra quyết định sau cùng.
- Xác định chủng loại và số lượng rượu vang cần nhập, giá bán của mỗi loại rượu vang tương ứng với từng khu vực thị trường. Đây là nội dung quan trọng nhất của quá trình lập kế hoach nhập khẩu rượu. Việc xác định chủng loại và số lượng rượu vang cần nhập phải thông qua sự đánh giá chính xác về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, và khẳ năng tiêu thụ của họ. Công ty phải thường xuyên nghiên cứu doanh số tiêu thụ rượu ở từng thị trường theo từng tháng quý, các thông tin cần phải đa chiều, không chỉ các thông tin được cung cấp bởi các nhân viên kinh doanh, các nhân viên phụ trách ở từng thị trường mà còn từ các nhân viên thị trường chuyên biệt, các thông tin từ những cuộc khảo sát, thăm dò thị trường… Đặc biệt đối với các thị trường lớn và quan trọng như Hà Nội và Hồ Chí Minh công ty SBI cần đầu tư nhiều hơn cho công tác nghiên cứu và dự báo thị trường. Dựa vào những thông tin tổng hợp có được công ty SBI phải đưa ra những nhận định cụ thể như chủng loại rượu, giá bán tương ứng ở từng khu vực thị trường, khẳ năng tiêu thụ, những khách hàng chủ yếu ở từng khu vực, thời điểm kinh doanh thích hợp…
- Lựa chọn nhà cung cấp rượu vang để tiến hành nhập khẩu: Trên cơ sở số lượng và chủng loại rượu định nhập cũng như giá bán dự kiến ở thị trường trong nước, công ty SBI phải so sánh các nhà cung cấp rượu vang tiềm năng, chọn ra nhà cung cấp phù hợp nhất. Việc này có ý nghĩa quan trọng tới việc đảm bảo nguồn hàng ổn định cho công ty SBI.
4. Đẩy mạnh việc tiêu thụ rượu vang tại thị trường trong nước.
Việc đẩy mạnh tiêu thụ rượu vang tại thị trường trong nước có ý nghĩ quyết định tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Một mặt, nó giúp công ty SBI tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty, mặt khác nó giúp công ty thu hồi vốn nhanh, tăng tốc độ quay vòng của vốn qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn. Để thức hiện điều này công ty cần thực hiện một số giải pháp như sau:
- Mở rộng thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước: Hiện nay thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với doanh số bán hàng năm đạt từ 60% - 70% tổng doanh số bán của công ty, còn lại là các tỉnh khác như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Phòng, Thái Bình… Theo nhận định của các nhân viên thị trường của công ty thì doanh số bán tại các tỉnh như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hải Phòng… là chưa tương xứng với tiềm năng tiêu thụ tại các thị trường này. Mặt khác còn rất nhiều tỉnh thành trong cả nước công ty có thể khai thác được nhưng chưa thiết lập được sự hiện diện của mình. Thời gian tới công ty SBI cần đẩy mạnh việc tiêu thụ bằng cách mở thêm các đại lý bán hàng tại các tỉnh mới bên cạnh việc đẩy mạnh tiêu thụ tại các thị trường sẵn có. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, ngoài việc giúp công ty tăng doanh số bán nó còn giúp công ty thiết lập được hệ thống phân phối rộng lớn, chiếm lĩnh những thị trường tiềm năng trước các đối thủ cạnh tranh khác, đặt tiền đề cho sự phát triển mở rộng sau này của công ty.
- Tăng nhiều quyền hạn hơn cũng như phân trách nhiệm rõ hơn đối với các nhân viên phụ trách từng thị trường. Các nhân việc thị trường cần được chủ động nhiều hơn trong việc đưa ra những quyết sách về chính sách bán hàng, chính sách khuyến mãi, chính sách với khách hàng, chính sách mở rộng tại các thị trường mà mình phụ trách, vì họ, hơn ai hết là những người lắm rõ các đặc điểm của thị trường, là người trực tiếp làm việc với các đại lý, các khách hàng của công ty. Đối với các nhân viên phụ trách thị trường cần có chính sách lương thưởng hợp lý gắn với doanh số bán của thị trường mà họ phụ trách, như vậy họ sẽ có trách nhiệm nhiều hơn, tích cực hơn trong việc đẩy mạnh doanh số bán, tìm kiếm thêm khách hàng cho công ty. Bên cạnh đó cũng cần quy định rõ trách nhiệm của họ đối với thị trường đang phụ trách, thông qua các chỉ tiêu về doanh số bán, thị phần hàng năm, và đặc biệt là trách nhiệm đối với việc dự báo mức tiêu thụ rượu vang dự kiến so với mức tiêu thụ thực tế. Tránh tình trạng như nhiều năm vừa qua, các nhân viên phụ trách thị trường đã dự kiến mức tiêu thụ rượu vang không chính xác so với mức tiêu thụ thực tế, điều đó đã khiến công ty SBI nhập khẩu quá nhiều rượu vang so với mức cần thiết, làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Xây dựng chính sách giá bán hợp lý cho từng thị trường, từng nhóm khách hàng: Có thể thấy là công ty SBI chưa có một chính sách giá cả hợp lý, công ty đưa ra một mức giá duy nhất cho tất cả các thị trường và mọi đối tượng khách hàng. Điều này làm giảm sự cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty SBI cần đưa ra mức giá phù hợp với từng thị trường dựa trên đăc điểm riêng biệt của từng thị trường về cơ cấu, sức mua, mức độ cạnh tranh và mục tiêu, chiến lược của công ty trên thị trường đó.
- Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, các hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm tăng doanh số bán, nâng cao hình ảnh của công ty. Thời gian vừa qua công ty SBI đã dành chi phí khá nhiều cho các hoạt động này, chăng hạn như công ty đã có các chính sách hỗ trợ bán hàng tại hệ thống các siêu thị lớn, tham gia quảng cáo trên các tạp chí, các đài truyền hình địa phương và trung ương, năm 2008 công ty đã tổ chức một hội nghị khách hàng và tiệc thử rượu lên tới 23000$... Tuy nhiên các hoạt động này chưa diễn ra một cách bài bản, theo một chiến lược nhất quán nên chưa đem lại hiệu quả tương xứng với chi phí bỏ ra. Công ty cần giao cho một nhóm nhân viên chuyên biệt phụ trách về lĩnh vực này, trách nhiệm của họ là xây dựng một chiến lược marketing nhất quán cho công ty, đưa ra những chính sách bán hàng phù hợp với từng thị trường, từng nhóm đối tượng khách hàng… điều này sẽ giúp công tiêt kiệm chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing.
- Thiết lập hệ thống bán hàng trực tiếp của công ty đến người tiêu dùng cuối cùng: Hiện nay hình thức bán hàng chủ yếu của công ty chủ yếu là bán buôn cho các đại lý, nhà hàng, khách sạn, siêu thị lớn. Hoạt động bán lẻ của công ty gần như bỏ ngỏ. Thời gian tới, công ty cần chú trọng vào việc phát triển hệ thống bán lẻ, trước tiên là việc xây dựng các điểm bán lẻ tại hai thị trường chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sau đó sẽ mở rộng ra các tỉnh khác. Thị trường bán lẻ rượu vang tại Việt Nam là rât tiềm năng bởi hiện có rât ít doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Rượu vang phần lớn được cung cấp tới người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống các nhà hàng, khách sạn, siêu thị. Với ưu thế là nhà nhập khẩu trực tiếp, đại lý độc quyền của nhiều hãng rượu lớn, công ty hoàn toàn kiểm soát được chất lượng rượu vang, đồng thời có thể đưa ra danh mục sản phẩm đa dạng với một mức giá cạnh tranh so với nhà bán lẻ khác. Với những lợi thế đó công ty hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự thành công của việc xây dựng và phát triển hệ thống bán lẻ của mình.
5. Giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu rượu vang.
Có thể thấy trong các năm vừa qua doanh thu của công ty SBI tăng đều đặn nhưng lợi nhuận của công ty lại ở mức rất thấp, năm 2008 không tăng so với 2007. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty SBI cần có những biện pháp thiết thực nhằm giảm các chi phí kinh doanh, trong đó cần tập trung vào các chi phí: chi phí nhập khẩu rượu, chi phí lưu kho bảo quản rượu, chi phí bán hàng, chi phí tài chính.
- Chi phí nhập khẩu rượu: để giảm phi chí nhập khẩu rượu công ty cần thực hiện tốt việc ngiên cứu thị trường nhập khẩu rượu và thực hiện tốt quy trình nhập khẩu rượu. Thông qua việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu rượu, công ty SBI sẽ tìm được nhà cung cấp rượu vang phù hợp, với mức giá nhập khẩu hợp lý và các điều kiện nhập khẩu có lợi. Việc tổ chức công tác nhập khẩu cần giao cho các cán bộ nhân viên có chuyên môn và kinh nghiệm. Các công việc kiểm tra sản phẩm rượu vang nhập khẩu phải thực hiện kỹ lưỡng để kịp thời phát hiện hư hỏng, sai sót. Việc nhận hàng, bốc giỡ hàng, làm các thủ tục hải quan… cần diễn ra khẩn trương nhằm giảm chi phí lưu kho rượu vang cũng như các chi phí về cầu cảng bến bãi.
- Chi phí lưu kho, vận chuyển rượu: Việc giảm chi phí lưu kho bảo quản thông qua việc lên kế hoạch nhập khẩu cũng như thúc đẩy tiêu thụ rượu. Số lượng rượu nhập về cần phải tính toán chính xác, tránh tình trạng nhập về quá nhiều không tiêu thụ hết làm tăng chi phí bảo quản, thuê kho. Việc lên kế hoạch vận chuyển hợp lý cũng rất quan trọng bởi vì các thị trường của công ty rải đều ra các tỉnh, đặc biệt có những thị trường ở xa như Đà Nẵng, Hồ Chí Minh… Ngoài ra công ty SBI cũng cần xử lý kịp thời những đơn đặt hàng của khách hàng, cần có sự phối hợp tốt hơn giữa phòng kinh doanh và bộ phận kho để việc xuất hàng diễn ra nhanh tróng, chính xác hơn. Rất nhiều trường hợp, đặc biệt trong các dịp bán hàng cao điểm, phòng kinh doanh đã nhận được đơn đặt hàng của khách hàng nhưng bộ phận kho lại không xuất hàng theo yêu cầu vì không nhận được hóa đơn. Điều nay không những làm mất uy tín của công ty SBI với khách hàng mà còn ảnh hưởng tới kế việc vận chuyển của công ty.
- Chi phí quản lý, bán hàng: Công ty SBI cần tổ chức bộ máy lý, làm việc của mình theo hướng tinh giản, gọn nhẹ. Do việc kinh doanh rượu của công ty SBI mang tính chất thời vụ nên có nhiều vị trí làm việc công ty không cần ký hợp đồng dài hạn mà có thể thuê nhân công theo thời vụ như các nhân viên nhà kho, nhân viên vận chuyển… Điều này sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó công ty SBI cần đào tạo những nhân viên bán hàng, nhân viên thị trường chuyên nghiệp, đẩy mạnh việc tiêu thụ rượu vang thông qua các chính sách bán hàng thích hợp.
- Chi phí tài chính: Chi phí tài chính của công ty SBI chủ yếu là chi phí lãi vay ngân hàng. Công ty cần xây dựng mối liên hệ tốt với nhiều ngân hàng nhằm đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu. Kế hoạch vay vốn phải gắn với kế hoạch kinh doanh, kế hoạch nhập khẩu rượu vang theo từng giai đoạn của công ty. Công ty SBI cũng cần có những biện pháp tăng tốc độ luân chuyển vốn như giải quyết hàng tồn kho, mở các điểm bán hàng nhanh… Bên cạnh đó công ty SBI cần phải theo dõi thường xuyên xự biến động của tỷ giá hối đoái. Điều này sẽ giúp công ty SBI tính toán được những thời điểm nhập khẩu rượu vang thích hợp nhằm giảm chi phí nhập khẩu. Công ty SBI cần phải xây dựng những chính sách ngoại tệ hợp lý như duy trì một số vốn ngoại tệ phù hợp cho hoạt động nhập khẩu rượu vang, ký các hợp đồng ngoại hối với các ngân hàng mà công ty SBI đang mở tài khoản… nhằm đảm bảo luôn có đủ ngoại tệ đáp ứng cho các hoạt động nhập khẩu rượu vang của công ty.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt của nền kinh tế thị trường.
Trong thời gian thực tập tại công ty SBI, dựa trên những kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học tập, cùng với việc khảo sát và tìm hiểu các hoạt động kinh doanh của công ty, em đã hoàn thành đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu rượu của công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế - SBI” dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Tạ Văn Lợi.
Bài viết đã phân tích và chỉ ra những mặt mạnh cũng như những bất cập trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu của công ty SBI thời gian qua, đồng thời đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty như các giải pháp về đẩy mạnh tiêu thụ rượu vang, giảm chi phí nhập khẩu, nâng cao hiệu quả xây dựng kế hoạch nhập khẩu rượu vang…
Tuy nhiên, do sự hạn chế về mặt thời gian, kiến thức, số liệu nên còn khá nhiều vấn đề chưa được đề cập đến hoặc đã đề cập nhưng chưa thực sự sâu sát, đó là các vấn đề về quy trình nhập khẩu rượu vang, các hoạt động nghiên cứu thị trường, các vấn đề về nguồn nhân lực, hệ thống bán lẻ của công ty… Những vấn đề này sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.
Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để có thể hoàn thiện đề tài này.
Hà Nội, tháng 5/2009
Sinh viên
Bùi Xuân Vinh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCLĐ: công cụ lao động.
Công ty SBI: Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế.
Horeca: Hệ thống nhà hàng khách sạn.
STT: Số thứ tự
THHH: Trách nhiệm hữu hạn.
TT: Thị trường.
TSCĐ: tài sản cố định.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Hường PGS.TS, (2001), “ Giáo Trình Kinh Doanh Quốc Tế”, NXB Lao Động – Xã Hội.
2. Nguyễn Thị Hường PGS.TS, (2004), “ Giáo Trình Quản Trị Dự Án Và Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài”, NXB Thống Kê, tập 2.
3. Trần Chí Thành PGS.TS, (2000), “ Giáo Trình Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại Quốc Tế”, NXB Giáo Dục.
4. Tô Xuân Dân GS.PTS, (1999), “ Giáo Trình Kinh Tế Học Quốc Tế”, NXB Thống Kê.
5. Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế, “Điều lệ công ty”.
6. Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế, “Hệ thống văn bản năm 2008”.
7. Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế, “ Số liệu nhập khẩu và tiêu thụ rượu theo từng thị trường của công ty các năm 2006, 2007, 2008”.
8. Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế, “Báo cáo tài chính các năm 2006, 2007, 2008” .
9. Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế, “Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008”.
10. Website:
http:// www.itdwines.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21959.doc