Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt may Hà nội làm tốt nghiệp

Đội ngũ lao động (.) công ty là khá lớn, có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việc quản lý 1 số lượng lớn lao động như vậy thì công ty cần phải: -Xác định hợp lý chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, các nhân viên có liên quan đến quản lý và thực hiện chức năng sản phẩm. -Xây dựng các tiêu chuẩn cán bộ quản lý, căn cứ vào đây để đánh giá từng cán bộ có chế độ thưởng phạt công khai để phát huy hết tinh thần trách nhiệm của họ. Đối với công nhân sản xuất trực tiếp thì có qui định về bậc thợ, quy định về tổ chức bậc thi nâng bậc cho công nhân, khuyến khích họ không ngừng phấn đấu rèn luyện trong sản xuất để nâng cao tay nghề. -Đảm bảo các điều kiện làm việc một cách tốt nhất, trang thiết bị trong các phòng ban phải đầy đủ phục vụ cho công tác được thuận lợi, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất phải đầy đủ, an toàn trong sử dụng. Mặt khác quang cảnh môi trường phải luôn luôn được quan tâm cho sạch đẹp, trung tâm y tế phải định kì kiểm tra sức khoẻ cho công nhân để phát hiện và sử lý kịp thời bệnh trạng nếu có, có chế độ nghỉ giữa ca để lao động phục hồi lại phần sức khoẻ đã tiêu hao trong sản xuất, tránh tình trạng lao động mệt mỏi làm giảm năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

doc74 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt may Hà nội làm tốt nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nên mở nhiều đại lý bán hàng ở các tỉnh, vào nhiều dịp đặc biệt công ty có thể bán hàng khuyến mại, tặng quà hoặc tham gia tài trợ cho các hoạt động như: thể thao, trình diễn thời trang. Vừa qua trong đợt triển lãm hàng hoá chất lượng cao tại Việt Nam, sản phẩm của công ty đã được Bộ Công nghiệp trao bằng khen là một trong 10 sản phẩm của ngành dệt may đạt chất lượng cao. Để tăng cường công tác tiếp thị, công ty đã nhanh chóng thành lập phòng Marketing với chức năng và nhiệm vụ đúng tên gọi của nó. 8.Chủng loại nguyên liệu: Thực trạng ngành dệt may Việt Nam là nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài, công ty Dệt may Hà nội cũng không ngoài số đó, do đó tình hình sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu. Các nguyên vật liệu sử dụng chính của công ty bao gồm: Bông (cotton) với khối lượng nhập hàng năm là 4.000 tấn Sản phẩm PE (Polyeste) với khối lượng nhập hàng năm là : 7.000 tấn Ngoài ra còn có các nguyên vật liệu như hoá chất, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, các loại nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình in, thêu như chỉ thêu cao cấp, mực in. Tình hình nhập khẩu qua một số năm: + Năm 1996 kim ngạch nhập khẩu đạt: 8.751.824USD + Năm 1997 kim ngạch nhập khẩu đạt: 1.000.000 USD + Năm 1998 kim ngạch nhập khẩu đạt: 11.531.751 USD + Năm 1999 kim ngạch nhập khẩu đạt: 12.610.247 USD Như vậy từ năm 1996 đến năm 1999, kim ngạch xuất khẩu tăng lên có nghĩa là công ty hiện vẫn đang quan tâm đến nguyên vật liệu nước ngoài nhiều hơn. Lý do là các loại bông Việt Nam có chất lượng kém, chưa được tinh chế dẫn đến công ty gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên là giá bông nội địa rẻ hơn bông ngoại nhập, nhưng nếu xem xét kỹ hơn sẽ thấy thuận lợi trọng việc sản xuất và bán thành phẩm sợi khi sử dụng bông ngoại nhập lại lớn hơn rất nhiều so với bông nội địa. Song công ty vẫn quan tâm đến sử dụng nguyên vật liệu trong nước vì điều này giúp công ty giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên vật liệu bên ngoài, chi phí nguyên vật liệu sẽ giảm, công ty sẽ chủ động hơn trong việc sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. *Quản lý nguyên vật liệu: Hiện nay, nguyên vật liệu sản xuất chủ yếu là các loại bông cotton và xơ Pe chúng chiếm tỷ lệ khá cao trong giá thành sản phẩm (65-70%) cho nên vấn đề tiết kiệm và định mức tiêu hao bông xơ là rất cần thiết. Công ty đã sử dụng phương pháp kinh nghiệm và phương pháp khảo sát thực tế để xây dựng định mức tiêu hao vật tư theo các bước sau: -Khảo sát từng công đoạn: Bông, chải, ghép, thô, sợi con v.v... -Từ số liệu khảo sát kết hợp với các kết quả sản xuất kỳ trước và người làm công tác sẽ tạm giao định mức 1 tháng 1 lần, phân tích nguyên nhân tăng giảm so với định mức tạm được giao. -Xem xét lại định mức để rút kinh nghiệm và tìm biện pháp sửa chữa khắc phục kịp thời. Trong khi xây dựng định mức, cán bộ xây dựng thường chú ý tới công đoạn chải kỹ là công đoạn có lượng bông tiêu hao cao do sơị, chải nhiều nhất, để làm giảm đến mức tối thiểu lượng bông phế Biểu 6: tình hình thực hiện định mức bông xơ năm 1999 Đơn vị sản xuất Loại nguyên vật liệu Tỷ lệ (kg bông, xơ/kg sợi) So sánh bông sơ (kg) Định mức Thực hiện Nhà máy sợi I Xơ PE 1,018 1,0172 -2601,3 Bông chải kỹ 1,268 1,265 -2703,3 Bông chải thô 1,085 1,0824 -562,1 Nhà máy sợi II Bông cho sợi cotton 1,085 1,1023 6778 Bông cho chải kỹ sơ PE 1,268 1,12883 6034 Bông phế SX sợi OE cotton 1,018 1,10154 -5745 Bông hồi SX sợi OE Pecô 1,34 1,5429 1,0759 11 278 Nhà máy Sợi Vinh Xơ PE 1,02 1,0192 -1040.-,4 Bông chải kỹ 1,27 1,2745 37 Bông chải thô 1,088 1,0886 500,2 Nguồn: phòng sản xuất kinh doanh Qua biểu 6 ta thấy, nhà máy sợi 1 sử dụng bông xơ thấp hơn so với định mức. Để đạt được điều này là sự cố gắng nỗ lực của cán bộ phòng kỹ thuật đầu tư và anh chị em công nhân nhà máy đã tiết kiệm bông sợi vải dùng làm bông phế để sản xuất sợi đồng thời đủ sử dụng lại tơí mức có thể lượng bông hồi, bông xơ mua về đã được kiểm tra chất lượng và bảo quản tốt, xơ PE chạy trên máy chải bị vón két, tỷ lệ bông tiêu hao trên máy bông chải được giảm đến mức cho phép. Tại nhà máy sợi II do tỷ lệ bông rối trên máy cao nên tỷ lệ dùng bông tăng so với định mức. Bông sản xuất sợi OE tăng do F1 xấu, xử lý qua máy phân ly và Rolando tiêu hao cao. Quý I kiểm kê bán chế phẩm không chính xác, giữa bông và xơ lẫn sang nhau, vì vậy đủ chích trả lại 7 tấn xơ PE sang bông. Tại nhà máy Vinh: điện tăng nhiều do một máy lạnh hỏng sản xuất mặt hàng PE và sợi từ bông phế mới, dây chuyền biến động, năng xuất thấp. Biểu 7: Tình hình thực hiện định mức tiêu hao sợi vải năm 1999 nhà máy dệt nhuộm Công đoạn sản xuất Sản phẩm Nguyên Liệu Số lượng sản Xuất trong Kỳ (kg) Tỷ lệ sử dụng nguyên liệu (kg sơ/kg vải mộc) (kg vải/kg vải thành phẩm Số lượng nguyên liệu sử dụng sợi – vải mộc (kg) Tăng giảm so với định mức (kg) Ghi chú Định mức Thực hiện Định mức Thực hiện Vải Vải mộc Sợi buộc 1297314,5 1,010 1,010 1310287,65 1310226,60 -16,05 Vải kẻ mầu Sợi mầu 170139,5 1,015 0,982 172690,58 167016,0 -5674,58 Sợi mầu tồn kho Tẩy Nhuộm Vải thành phẩm Sợi mộc cotton 278009 1,060 1,059 294689,54 294482,8 -206,74 Vải tpcotton (có xé biên) Vải mộc Cotton 339860,3 1,030 1,029 733010,11 732416,5 -593,61 Vải TPT/C 65/35 Vải mộc CT 65/35 711660,3 1,030 1,029 733010,11 732416,5 -593,61 Vải TPT/C 65/35(có xé biên) Vải mộc CT 65/35 174370,1 1,060 1,056 184832,31 184202,4 -692,91 Nhà máy dệt Hà Đông Khăn bông Sợi cotton 20/1, 20/2 490892 1,10051 1,0978 540231,11 538877,8 -1353,31 Nguồn phòng sản xuất kinh doanh Sau khi đã có sợi thành phẩm, một phần sẽ trở lại thành sợi thành phẩm để bán cho khách hàng, còn phần khác sẽ trở thành bán thành phẩm để đưa sang nhà máy dệt nhuộm tiếp tục sản xuất tạo ra vải sản phẩm. Quá trình này việc thực hiện định mức tiêu hao sợi-vải cũng được quan tâm chú trọng. Công việc này giúp cho công ty sử dụng lượng sợi (để dệt) lượng vải để nhuộm lớn nhất cho phép sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (1kg vải mộc hoặc 1kg vải thành phẩm) trong điều kiện tổ chức và kỹ thuật định mức. Qua biểu 7 ta thấy công ty thực hiện tốt định mức cả về nguyên liệu sợi lẫn nguyên liệu vải (.) quá trình dệt tẩy, nhuộm. ở khâu dệt tình trạng số lượng sợi FE ngang, sợi FE dọc vượt định mức của những năm trước đã được khắc phục sự thiếu hụt khổ vải và thừa sợi ra ở 2 mép biên vải giảm đến mức cho phép. Trong công đoạn dệt vải kẻ mầu số lượng nguyên liệu sử dụng thấp hơn rất nhiều so với định mức lý do là dệt sợi mầu tồn kho nên số lượng sợi không chính xác so với vải dệt ra cho nên chênh lệch nhiều (-5674,58kg) trong khâu tẩy nhuộm tỷ lệ vải vụn giảm, chất lượng vải đã được nâng lên, lượng vải phế phẩm ở mức thấp. Tóm lại việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã được nâng lên giúp công ty tính toán chính xác được nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất từ đó có thể đưa ra được khối lượng nguyên vật liệu cần nhập để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Định mức nguyên vật liệu cũng đồng nghĩa với tiết kiệm nguyên vật liệu điều này sẽ giảm chi phí kinh doanh làm tăng lợi nhuận cũng có nghĩa công ty thực hiện tốt công tác quản lý nguyên vật liệu. +Tình hình máy móc thiết bị của công ty Máy móc mà công ty sử dụng có nguồn gốc từ nhiều quốc gia khác nhau. Với nhãn hiệu của Đức, Nga, Nhật, Italia, Trung Quốc, Bỉ. Thiết bị máy móc là 1 bộ phận hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp có ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Về mặt giá trị máy móc chiếm tỷ lệ cao 67% vốn cố định, vì vậy vấn đề sử dụng máy móc thiết bị (có hiệu quả) luôn được công ty quan tâm Biểu 7: Bảng chi tiêu thiết bị năm 1999 Chỉ tiêu Đơn vị Số kế hoạch Số thực hiện So sánh TH/KH ± % Giá trị tổng sản lượng Tr.đồng 422000 428000 6000 101,4 Số máy móc thiết bị hiện có Chiếc 1728 1634 -94 94,56 S/máy móc thiết bị đã lắp Chiếc 1652 1634 -18 98,91 Số máy móc thiết bị hoạt động Chiếc 1577 1493 -84 94,67 Số ngày làm việc của thiết bị Ngày/năm 305 296 -9 97,04 Số giờ làm việc của thiết bị Giờ/ngày 8 7,6 -0,4 95 Thời gian sử dụng có ít thiết bị Giờ/ngày 8 7,4 -0,6 92,5 Nguồn: phòng kỹ thuật đầu tư Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị về cả 3 mặt chỉ tiêu. Nếu chỉ riêng phần kế họach trong khi máy móc thiết bị hiện có 1728 chiếc thì máy móc thiết bị chỉ là 1652 chiếc có nghĩa là 151 chiếc không được đưa vào sử dụng (1728-1577) . Trong đó có 75 chiếc được lắp (168-1577). Nguyên nhân làm cho lượng máy móc tồn đọng là vì lạc hậu và hết thời gian khấu hao nên công ty có dự tính thanh lý và chuyển thành công cụ nhỏ; một số máy móc mới công ty mua về nhưng chưa có dự tính lắp đặt còn về phần thực hiện lượng máy móc hoạt động chỉ đạt 94,67% so với kế hoạch nghĩa là giảm lượng khá lớn. Tuy nhiên khi xét về số tương đối (liên hệ với quá trình sản xuất) thì thấy rằng công ty hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng có được kết quả như vậy phải nói đến sự cố gắng trong công tác quản lý và chất lượng lao động của toàn công ty. Để đánh giá được tình hình, sử dụng thời gian làm việc của thiết bị công ty đã sử dụng các phương pháp tính sau: Hệ số sử dụng thiết bị theo chế độ = ==0,921 = = = 0,974 Qua sự phân tích ở bảng trên ta thấy số ngày làm việc thực tế của thiết bị giảm so với chế độ là 9 ngày nguyên nhân là do quá trình sản xuất phát sinh ra trường hợp ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan: mất điện, thiên tai, sửa chữa lớn định kỳ... như vậy thực tế 296 ngày làm việc cũng là sự cố gắng lớn của công ty. Tuy nhiên, hệ số sử dụng thời gian làm việc thực tế cho 0,2(giờ/ngày) máy chạy không tải, đây là tổn thất lớn của công ty. Ví dụ: Nếu 968 máy tạo ra 400246 tr.đồng thì 1 máy tạo ra 413,47 tr.đồng hay 1,39 tr.đồng/ngày (413,47 tr.đồng/296 ngày) vậy 0,2giờ/ngày lãng phí là công ty tổn thất 1 lượng giá trị (1,39/76) x 0,2=36.579 đồng/ngày/maý Như vậy công ty cần phải tìm nguyên nhân gây tổn thất trên nguyên nhân chủ yếu do sự lãng phí thơì gian của công nhân, máy móc thiết bị hỏng đột ngột... +Tình hình tiền lương và lao động của công ty Để cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường thì doanh nghiệp phải đầy đủ 3 yếu tố: lao động, công cụ và đối tượng lao động. Lao động là 1(.) 3 yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất. Nếu thiếu 1 (.) 3 yếu tố này thì quá trình sản xuất sẽ không được tiếp tục. Để cho người lao động sống và làm việc thì doanh nghiệp phải có một phần bù đắp nào đó cho công sức mà họ bỏ ra. Phần bù đắp đó chính là tiền lương và tiền thưởng Tiền lương bao gồm lương chính và các khoản tiền thưởng trực tiếp theo năng suất lao động, chất lượng, vật tư tiết kiệm. Tổng hợp tất các khoản mà công ty phải trả cho cán bộ công nhân viên trong công ty là tổng quỹ lương phụ cấp có tính chất thường xuyên theo quy định. Tổng quỹ lương = tổng số công nhân x mức lương bình quân/1 công. Lực lượng lao động của công ty rất đông đảo, bao gồm nhiều loại lao động khác nhau, trình độ tay nghề khác nhau. Vì vậy để tính được quỹ lương ta phải phân biệt số lao động hiện có, chất lượng lao động định mức lao động. Qua đó ta thấy số lượng lao động năm 1999 tăng hơn 22 người so với năm 1998. Việc tăng lao động là do công ty có chính sách tuyển thêm người có trình độ 1 phần là do ngành dệt Việt nam đang trên đà phát triển khá mạnh số lượng việc làm tăng lên, quy mô lao động mở rộng tất nhiên số những người được tuyển tăng nhưng cũng có người xin thuyên chuyển, xin thôi việc, nghỉ việc vì hết tuổi lao động. Do đặc thù riêng của ngành may nên đòi hỏi lao động nữ và lao động trực tiếp lớn hơn so với lao động nam và lao động gián tiếp. Từ đó ta cũng thấy được đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ Đại học chiếm số lượng lớn hơn còn việc đội ngũ công nhân thì có bậc thợ cao. Đây là điều kiện để công ty đáp ứng được yêu cầu mới trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên công ty cần tạo điều kiện cho công nhân viên của mình có thêm cơ hội học tập và nghiên cứu để nâng cao hơn nữa kiến thức của bản thân. +Các hình thức trả lương Công ty trả lương cho người lao động theo 2 hình thức -Lương thời gian: Được áp dụng đối với công việc không thể xây dựng định mức lao động như cán bộ công nhân viên gián tiếp sản xuất. Mức lương tính được theo bảng chấm công của từng cá nhân -Lương sản phẩm: áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và có thể định mức lao động: mức lương được tính theo phiếu sản phẩm lương cá nhân. Mỗi cá nhân đều có 1 phiếu sản lượng riêng để theo dõi số lương và chất lượng sản phẩm của mình làm ra. Sau đó các phiếu này được tập chung theo phân xưởng. Hoặc mức lương được tính bằng cách tiến hành phân loại cho điểm sau đó hàng tháng công nhân trong tổ bình công chấm điểm (hình thức trả lương sản phẩm tập thể). Đối với công nhân đứng máy, sửa chữa theo ca phục vụ khác việc bình công cho điểm hàng ngày căn cứ vào tinh thần trách nhiệm, mức độ hoàn thành khối lượng và chất lượng công việc được giao trong ngày. Lương thời gian: Lương tháng bằng N x lương ngày +các khoản phụ cấp (N: số ngày công (.) tháng) +Lương sản phẩm: Lương tháng =+ tiền phụ cấp một công nhân SQ: Tổng quỹ tiền lương của tổ (.) tháng SF: Tổng số công nhân trong tổ *Phân phối tiền lương: Căn cứ vào nguồn lương của công ty theo kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong năm. Sau khi trừ đi 3 chi phí hàng tháng, công ty sẽ cân đối và xác định mức thưởng năm cho từng đơn vị theo khu vực sản xuất và phân phối tiền thưởng năm theo mức lương cấp bậc và những thành tích (.) VII.Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trong thời gian tới. 1.Nhận xét chung Trong quá trình xây dựng và trưởng thành công ty Dệt may Hà Nội đã được Nhà nước tặng thưởng nhiêù phần thưởng cao quý: 4 huân chương lao động hạng 3, 1 huân chương lao động hạng nhì, 1 huân chương lao động hạng nhất... Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả với mức giá trị tổng sản lượng hàng năm là 5% giá trị kim ngạch xuất khẩu luôn ở mức trên 10 tr USD/năm. Để đạt được những thành công như vậy, công ty đã không ngừng phấn đấu về mọi mặt -Về lao động: Lực lượng lao động đã sử dụng 1 cách tối đa giảm bớt những lao động dư thừa. Lao động của công ty được kiểm tra trong nghề thường xuyên nên chất lượng được nâng dần lên. Việc phân phối tiền lương, tiền thưởng làm tốt trên nguyên tắc làm nhiều hơn tốt hơn được phân phối nhiều hơn. Qua đó khuyến khích quá trình thi đua sản xuất và thực hiện sự công bằng trong sản xuất. -Về thiết bị máy móc: Công ty đã đầu tư để phát triển nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, trang bị máy móc hiện đại dây chuyền sản xuất tiên tiến giữ vững chất lượng các mặt hàng truyền thống như dệt nhuộm và tìm những mặt hàng mới mà thị trường có nhu cầu lớn. -Về tổ chức sản xuất: Công tác tổ chức chưa sản xuất được triển khai từng bước đến các nhà máy, sản xuất được tiến hành theo dây chuyền có sự chuyên môn hoá. Việc quản lý cơ sở vật chất máy móc thiết bị, tài sản cố định, vật tư rất chặt chẽ. Việc đầu tư cải tiến bổ sung và hiện đại hoá các thiết bị hiện có rất phù hợp đã nâng cao chất lượng, năng suất, khả năng sản xuất của thiết bị. Quản lý vật tư chặt chẽ khoa học đã đáp ứng tốt nhu cầu cung ứng vật tư cho sản xuất và tiết kiệm nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống xã hội. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động công ty còn có một số hạn chế nhất định như: -Trong việc cải tiến đổi mới máy móc thiết bị và thanh lý máy móc đã khấu hao hết công ty đã tiến hành nhưng còn chậm. -Công tác nghiên cứu thị trường trong những năm gần đây đã được thực hiện nhưng còn rất rời rạc, đặc biệt còn thiếu đội ngũ những người làm công tác thị trường có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Phòng thị trường đã được lập ra nhưng vẫn chỉ là mang tính chất hình thức. Sự phối hợp giữa phòng này với phòng ban chức năng khác trong công ty chưa được chặt chẽ và nhiêù khi có sự chồng chéo -Chưa phát huy hết tiềm năng phát triển của công ty: những tiềm năng về chất xám của các chuyên gia, vốn, cơ sở, vật chất kỹ thuật chưa tận dụng một cách tối đa. -Về chính sáchsản phẩm: Đây là chính sách cơ bản của Marketing Nix nhưng thực hiện còn mang tính chung chung, chưa cụ thể đối với từng loại sản phẩm, việc đa dạng hoá sản phẩm còn chậm, việc thiết kế mẫu mã mới tuy đã được triển khai nhưng gặp khó khăn do nhu cầu thị trường luôn có sự thay đổi mà chi phí cho vấn đề này là tương đối lớn. (Trên đây là một số những hạn chế mà công ty cần khắc phục kịp thời để tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả) 2.Đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là 1 phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp-hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra-vì kết quả đạt được và chi phí bỏ ra đều có thể tính toán bằng nhiều loại chỉ tiêu khác nhau do đó đánh giá chính xác hiệu quả của doanh nghiệp thì phải dùng một hệ thống chỉ tiêu vừa tổng hợp vưà chi tiết vì với mỗi chỉ tiêu thì ý nghĩa và nội dung đều khác nhau. Công thức chung để đánh giá hiệu quả kinh doanh là: Hiệu quả kinh doanh = Phản ánh sức sản xuất, sinh lợi của 1 đơn vị chi phí đầu vào để thu được bao nhiêu kết quả đầu ra, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn. Hoặc hiệu quả kinh doanh = Phản ánh sản suất hao phí cho một đơn vị kết quả Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu sau: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, giá trị tăng thêm, số nộp ngân sách Chi phí đầu vào: Tổng vốn, vốn cố định, vốn lưu động, lao động, tài sản cố định giá thành và các loại chi phí. 1.1.Hiệu quả sử dụng vốn: Công ty Dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực Dệt may. Nguồn vốn của công ty được huy động từ 3 nguồn khác nhau: vốn ngân sách cấp, vốn tự bổ xung và vốn vay trong đó vốn ngân sách cấp là chủ yếu. Qua biểu 1, ta thấy tổng vốn kinh doanh của công ty tăng dầu lên qua các năm 1998 tổng số vốn tăng1100 tr.đồng so với năm 1997 là so số vốn cố định tăng 90,89 tr.đồng (9%) và vốn lưu động giảm 7989 tr. đồng (13,4%). Năm 1999 tổng số vốn tăng 601 tr.đồng (0,37%) so với năm 1998 trong đó vốn cố định giảm 9108,4 tr.đồng (82l,29%) vốn lưu động tăng 9704,9 tr.đồng (18,84%) Tình hình trên cho thấy mặc dù vốn của công ty tăng nhưng cơ cấu vốn có sự biến động không đều năm 1997 tỷ trọng vốn cố định là 62,87% trong tổng số vốn năm 1998 là 68,1% năm 1999 là 62,2%. Do vậy công ty nên xem xét lại tình hình phân bổ để có điều chỉnh phù hợp trong thời gian tới Qua biểu 5 ta thấy: Năm 1997: Tổng doanh thu 375.799.000.000 VNĐ Năm 1998: Tổng doanh thu 379.898.000.000VNĐ Năm 1999: Tổng doanh thu 438.407.000.000 VNĐ a/ Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu này được tính theo công thức = Năm 1997 Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh == 2,34 Năm 1998 Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh = = 2,35 Năm 1999 Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh = = 2,71 Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh mang lai bao nhiêu đồng doanh thu và tốc độ quay vòng vốn. Như vậy, nếu năm 1998 một VNĐ được đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo 2,35 VNĐ doanh thu. Nghĩa là trong 2 năm 1998-1997 chỉ tiêu này chỉ tăng có 0,01 đồng, hiệu quả sản xuất kinh doanh có tăng nhưng không đáng kể. Sang năm 1999 chỉ tiêu này tăng 0,36 đồng so với năm 1998. Đây là dấu hiệu tốt tốc độ quay vòng vốn tăng, thể hiện công ty sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả. b/chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp đem lại bao nhiêu đồng doanh thu và được tính theo công thức: Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Năm 1997 Hiệu quả sử dụng vốn cố định = =3,73 Năm 1998 Hiệu quả sử dụng vốn cố định ==3,46 Năm 1999 Hiệu quả sử dụng vốn cố định = =4,35 Năm 1999 cứ 1 VNĐ vốn cố định công ty tạo ra 4,35 VNĐ doanh thu cao hơn 0,89 đồng so vơí năm 1998; những chỉ tiêu này của năm 1998 lại thấp hơn năm 1997, hiệu quả sử dụng vốn cố định chưa cao. Năm 1999, công ty đã đầu tư đổi nền thiết bị máy móc, nâng cấp nhà xưởng, đồng thời sản phẩm làm ra ngày một nhiều, lượng tiêu thụ càng tăng lên dần tới doanh số bán ra cao hơn sơ với năm trước. Vì vậy mà hiệu quả sử dụng vốn cố định trong năm 1999 mới cao như vậy. C/hiệu quả sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động và được tính theo công thức: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Năm 1997 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ==6,31 Năm 1998 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = =7,37 Năm 1999 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ==7,15 Như vậy, vòng quay vốn lưu động (.)một khi sản xuất kinh doanh là tương đối và ổn định. Tốc độ vòng quay của vốn lưu động năm1997 là 6,31 vòng, năm 1998 là 7,37 vòng, năm 1999 là 7,15 vòng. Mặc dù năm 1999 có giảm so với năm 1998 nhưng không nhiều, tuy nhiên công ty vẫn phải xem xét lại tình hình sử dụng vốn lưu động để sao cho có hiệu quả hơn nữa. Qua xem xét một số chỉ tiêu trên ta thấy vốn sản xuất kinh doanh của công ty là tương đối lớn, vốn cố định cũng lớn do công ty là doanh nghiệp sản xuất là chủ yếu cho nên thường xuyên có sự đầu tư vào máy móc thiết ị nhà xưởng và các cơ sở vật chất kỹ thuật khác. Đồng thời cũng từ những chỉ tiêu trên ta nhận thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh là ổn định trong các năm 1997, 1998, 1999 và có khả năng sẽ ngày càng có hiệu quả trong vài năm tới. Vấn đề sử dụng vốn luôn được công ty xem xét, tính toán kĩ lưỡng nhằm bảo toàn và phát triển vốn. Do vậy công ty đã đặt ra những nguyên tắc cơ bản sau để quản lý vốn có hiệu quả: + Sử dụng vốn đúng mục đích: Nghĩa là công ty sử dụng vốn chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, ngoài mục đích này ra công ty hạn chế sử dụng vốn cho các công việc khác. + Sử dụng vốn có hiệu quả: Vốn phải được phân bổ một cách hợp lý trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, ưu tiên cho việc phát triển các mặt hàng chủ lực. Bảo đảm việc sử dụng vốn sẽ đem lại hiệu quả tối đa, có thể tái đầu tư cho mở rộng sản xuất tạo công ăn việc làm cho người lao động và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên... + Sử dụng vốn hợp pháp: Công ty thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, luật pháp về kinh tế về lao động của nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, thanh toán kịp thời với người lao động. 1.2-Chỉ tiêu về năng suất lao động. Lao động là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất có vai trò quyết định và chủ động trong quá trình sản xuất. Nếu biết sử dụng tiết kiệm nguồn lao động sẵn có và đồng thời biết nâng cao năng suất lao động của mỗi người thì sẽ tăng được kết quả sản xuất và không phải mất thêm chi phí cho lao động sống. Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng phảm ánh số lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian hoặc lương thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động là nhân tố cơ bản ảnh hưởng lâu dài và không có giới hạn đến hiệu quả sản xuất. Mức năng suất lao động bình quân của công nhân nêu lên hiệu quả của người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm trong mỗi thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) và tính theo công thức: Năng suất lao động năm/1 lao động = Hoặc Năng suất lao động năm/1 lao động= Năm 1997: Năng suất lao động năm/1lao động= =76873208đ/người/năm Hoặc = = 69055310,5đ/người/năm Năm 1998: Năng suất lao động năm/1 lao động= =76919579,7đ/người/năm Hoặc: = 72568863 đ/người/năm Năm 1999: Năng suất L/động năm/1 lao động = = 81415255,8 đ/người/năm Hoặc = = 83394902 đ/người/năm Nếu tính năng suất lao động theo giá trị sản lượng hay theo doanh thu ta thấy chỉ tiêu này đều tăng quá mỗi năm. Năm 1999, một lao động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 81.415.255,8 đồng giá trị tổng sản lượng hay 83.394.902 đồng doanh thu. Như vậy trong năm 1999 một người lao động tạo ra giá trị tổng sản lượng (doanh thu) nhiều hơn so với năm 1998 điều đó có nghĩa công ty ngày càng đổi mới cơ cấu sản xuất, cơ cấu quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động yên tâm phấn đấu, nâng cao thành tích sản xuất, đem lại hiệu quả cho công ty. 1.3.Chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng sau một kỳ kinh doanh. Đối với bản thân các doanh nghiệp lợi nhuận là nguồn bổ xung vốn sản xuất để phát triển kinh doanh, mở rộng sản xuất là nguồn hình thành quỹ của doanh nghiệp, là điều kiện để thực hiện nghĩa vụ lợi nhuận và tổng vốn doanh thu tổng vốn sản xuất kinh doanh, vốn tự có của doanh nghiệp *Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu = x 100% Năm 1997: Lợi nhuận là: 3.946.000.000 VNĐ Tỷ suất này là : 1,05% Năm 1998: Lợi nhuận là: 4.205.000.000VND Tỷ suất này là: 1,1% tức là trong tổng số doanh thu được có 0,57 là lãi giảm 0,53% so với năm 1998. *Tỷ suất lãi/vốn = Năm 1997 tỷ suất này = 0,0246 phản ánh bình quân kỳ kinh doanh cứ 1 đ vốn mà doanh nghiệp sử dụng đã tạo ra 0,0246 đ lợi nhuận. Năm 1998 tỷ suất trên = 0,026 phản ánh bình quân trong kỳ cứ 1 đ vốn làm ra 0,026 đ lợi nhuận. Năm 1999 tỷ suất này = 0,0154 1đ vốn tạo ra 0,0154 đồng lợi nhuận. Như vậy khả năng sinh lợi của vốn là không cố định năm 1998 có tỷ lệ cao. Nhưng năm 1999 giảm mạnh 0,0106 đ lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. 1.4.Một số chỉ tiêu tài chính của công ty: Khi xem xét tình hình tài chính của công ty ta không thể không xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp vì khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại do vậy ta xem xét một số chỉ tiêu sau: Tỷ sô thanh toán ngắn hạn = = (lần) Tỷ số này cho thấy khả năng đáp ứng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh là cao hay thấp chỉ số này không phản ánh chính xác khả năng thanh toán, nếu hàng tồn kho là những hàng hoá khó bán thì doanh nghiệp khó chuyển chúng thành tiền mặt để trả nợ. Bởi vậy, cần quan tâm đến tỷ số thanh toán nhanh: Tỷ số thanh toán nhanh = Biểu 8: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 Tài sản lưu động Tr.đ 187.287,334 243.865,697 24.353,430 Hàng tồn kho bình quân Tr.đ 144.467,694 150.897,454 148.249,064 Nợ ngắn hạn Tr.đ 140.254.222 185.459,380 175.878,357 Tỷ suất thanh toán ngắn hạn 1,335 1,315 1,389 Tỷ suất thanh toán nhanh 0,343 0,438 0,546 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm Qua biểu 8 ta thấy, tài sản lưu động của công ty tăng lên cả về số lượng lẫn số tuyệt đối trong ba năm 1997,1998, 1999. Mặc dù 1VNĐ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,335 VND giá trị tài sản (1997), 1,315 VND (1998), 1,389 VND (1999) nhưng tỷ số thanh toán nhanh chỉ ra rằng có quá nhiều tài sản lưu động nằm dưới dạng hàng hoá tồn kho mà chủ yếu là thành phẩm. Do đó, công ty cần xem xét lại công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm và công tác lập kế hoạch sản xuất của mình. Khả năng đảm bảo 1 VNĐ nợ ngắn hạn chỉ có 0,343 VNĐ (1997) 0,438VNĐ (1998) 0,546 (1999).Giá trị tài liệu lưu động (sau khi trừ tồn kho) Tuy nhiên khi xem xét tổng quát trong ba năm thì ta thấy tỷ số này đang tăng dần lên chứng tỏ doanh nghiệp rất cố gắng trong việc giảm bớt lượng hàng tồn kho. Với tình hình này trong những năm tiếp theo khả năng thanh toán của công ty là tương đối khả quan. Phần III: một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. I.Mục tiêu trong thời gian tới. Công ty Dệt may Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước đó là mục tiêu trước hết là đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao. Đó là để bảo toàn và tăng vốn tạo đủ công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên, phát triển chiếm lĩnh thị trường dệt may trong nước (ở cả khu vực phía Bắc và phía Nam), đẩy nhanh xuất khẩu. Phấn đấu tăng mức doanh thu hàng năm là 8%, tối đa hoá lợi nhuận (đến năm 2000 dự tính tăng lợi nhuận lên con số 5 000 tr đồng) tăng sản lượng tiêu thụ trong nước về mặt hàng dệt kim lên 40%, sản phẩm khăn lều du lịch lên 10-15% tổng số sản phẩm tiêu thụ. Đối với sản phẩm sợi tiêu thụ trong nước lý do là chất lượng sợi chưa cao vì vậy trong những năm tới, công ty sẽ phấn đấu tăng chất lượng sợi lên cao hơn nữa để có thể nhanh chóng tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay, người tiêu dùng trong nước đã bắt đầu ưa thích các sản phẩm may mặc nội địa, đây là một thuận lợi cho công ty trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt kim, sản phẩm khăn, lều du lịch và tạo uy tín đối với bạn hàng trong nước. 1.Về phía công ty: + Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Đội ngũ lao động (.) công ty là khá lớn, có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việc quản lý 1 số lượng lớn lao động như vậy thì công ty cần phải: -Xác định hợp lý chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, các nhân viên có liên quan đến quản lý và thực hiện chức năng sản phẩm. -Xây dựng các tiêu chuẩn cán bộ quản lý, căn cứ vào đây để đánh giá từng cán bộ có chế độ thưởng phạt công khai để phát huy hết tinh thần trách nhiệm của họ. Đối với công nhân sản xuất trực tiếp thì có qui định về bậc thợ, quy định về tổ chức bậc thi nâng bậc cho công nhân, khuyến khích họ không ngừng phấn đấu rèn luyện trong sản xuất để nâng cao tay nghề. -Đảm bảo các điều kiện làm việc một cách tốt nhất, trang thiết bị trong các phòng ban phải đầy đủ phục vụ cho công tác được thuận lợi, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất phải đầy đủ, an toàn trong sử dụng. Mặt khác quang cảnh môi trường phải luôn luôn được quan tâm cho sạch đẹp, trung tâm y tế phải định kì kiểm tra sức khoẻ cho công nhân để phát hiện và sử lý kịp thời bệnh trạng nếu có, có chế độ nghỉ giữa ca để lao động phục hồi lại phần sức khoẻ đã tiêu hao trong sản xuất, tránh tình trạng lao động mệt mỏi làm giảm năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. -Tăng cường công tác định mức lao động để sử dụng lao động một cách có hiệu quả. -Nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động. Trình độ nhận thức của người lao động được đánh giá bằng trình độ học vấn, trình độ văn hoá, chuyên môn nghề nghiệp và kinh nghiệm mà họ tích luỹ được sau một thời gian làm việc. Công ty nên đặt ra các yêu cầu tuyển chọn lao động và cần thường xuyên tổ chức việc bồi dưỡng nâng cao dần về tay nghề, về kỹ thuật đối với người lao động. Đối với những người làm công tác quản lý, kỹ thuật công ty cần chú ý tạo điều kiện để họ học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến thông qua các buổi hội thảo, hội nghị khoa học có mời chuyên gia nước ngoài tham dự hoặc thông qua các tạp chí nước ngoài. Công ty cần chú trọng đến việc tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, kỹ thuật đi học để nâng cao trình độ hơn nữa. -Nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động sự quan tâm tới công việc tới công cụ lao động, ý thức trách nhiệm càng cao thì họ càng quan tâm gắn bó với công việc nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Để đảm bảo tăng cường ý thức trách nhiệm của người lao động, công ty nên có chế độ thưởng phạt công bằng trong quản lý thiết bị và sử dụng nguyên vật liệu. Bên cạnh đó công ty cũng nên quan tâm đến mặt tâm tư tình cảm của người lao động, tạo điều kiện thuận tiện cho họ trong công tác cũng như trong công việc gia đình với phần lớn lao động ở công ty là nữ. + Hoàn thiện cải tiến dây truyền sản xuất và đổi mới thiết bị công ty cần phải thanh lý những máy móc cũ đã khấu hao hết để mua mới bổ sung vào đó, tuy nhiên việc mua thiết bị mới phải đảm bảo các yêu cầu sau: -Phải phù hợp với dây truyền công nghệ sản xuất hiện có để đảm bảo tính liên tục cho sản xuất. -Hiện đại hơn một bước so với thiết bị hiện có. -Đảm bảo năng suất, chất lượng cao hơn thiết bị mà nó thay thế. -Đảm bảo được nguồn cung cấp vật tư và phụ tùng thay thế. -Công tác đầu tư phải xuất phát từ nhu cầu thị trường. Từ điều kiện sản xuất hiện có của công ty, bộ phận kỹ thuật công nghệ của công ty cần phải có sự thống kê phân tích các dây truyền sản xuất trong, 1 vài năm nhằm đưa ra một số dây truyền sản xuất phù hợp với nhiều loại sản phẩm khác nhau. Từ đó cộng với bộ phận nghiên cứu sử dụng gá lắp nhằm đưa ra một số dây chuyền thiết bị vừa phù hợp với nhiều loại sản phẩm, vừa đảm bảo được năng suất chất lượng sản phẩm, vừa nâng cao hệ số sử dụng thiết bị hiện có. Trong điều kiện sản xuất cảu nước ta hiện nay biện pháp này rất thích hợp, nó vừa rẻ, vừa linh hoạt thích nghi với nhiều loại sản phẩm khác nhau mà vẫn nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm, phương pháp này làm tăng tỷ trọng thiết bị hiện có và hiệu quả sử dụng chúng mà chưa nhất thiết phải đầu tư thiết bị bổ xung. -Hoàn thiện, cải tiến đổi mới thiết bị máy móc là điều cần thiết nhưng vấn đề đặt ra là nguồn vốn cho công tác này không dễ giải quyết. Để thực hiện được thì phải tạo được nguồn vốn có thể huy động bằng nhiều nguồn khác nhau. Vốn vay ngân hàng, vốn liên doanh liên kết, vốn do ngân sách bổ sung hoặc thực hiện cổ phần hoá. Trong điều kiện hiện nay thì liên doanh liên kết với nước ngoài là phù hợp nhất. Bên nước ngoài góp vốn liên doanh bằng hình thức đầu tư thiết bị, công nghệ mới và chịu trách nhiệm phần bao tiêu phần lớn sản phẩm làm ra. Trong thời hạn liên doanh ta còn tranh thủ học hỏi phương thức quản lý với quy trình công nghệ tiên tiến, điều đó sẽ mang lại cho ta những kiến thức mới về nhiều mặt. *Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường: Qua xem xét, nghiên cứu cho ta thấy cồng tác nghiên cứu dự báo thị trường của công ty đã được tiến hành song còn rất rời rạc hiệu quả chưa cao. Vì vậy để hạot động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì công ty cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường để từ đó có những đối sách thích hợp, xác lập chiến lược sản xuất kinh doanh đúng hướng và có hiệu quả. Để thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường thì cần phải: + Công ty nên hình thành một phòng Maketing độc lập, đồng thời phối hợp với các phòng ban khác trong công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. + Tổ chức tuyển chọn cho phòng thị trường, phải chọn những người được đào tạo về chuyên ngành Maketing hoặc là những người năng động kinh nghiệm trong công tác maketing. + Tiến hành thu thập thông tin, thường xuyên, duy trì và đào tạo các mối quan hệ công tác với các cơ quan thương mại trong nhà nước như Bộ Thương mại, phòng thương mại và công nghiệp Việt nam, đồng thời tạo quan hệ với các cơ quan cá nhân của ta ở nước ngoài (đối với thị trường nước ngoaì) để có được thông tin về khách hàng nước ngoài vê nhu cầu thị trường trong tương lai. Đối với thị trường trong nước để thu thập thông tin công ty có thể tiến hành qua các đại lý bán hàng, giới thiệu sản phẩm có hình thức theo dõi thống kê chủng loại mẫu mã kích cỡ sản phẩm tiêu thụ theo từng muà, từng tháng ở các khu vực khác nhau. Thu thập thông tin về chủng loại hàng đang bán buôn bán lẻ của các doanh nghiệp khác trên thị trường, nắm bắt giá cả, chất lượng các sản phẩm cùng loại. Tình hình tiêu thụ sản phẩm đó, thu thập thông tin về phương thức bán hàng, hình thức phục vụ khách, tổ chức hội nghị khách hàng lấy ý kiến họ. + Ra quyết định phù hợp từ việc thu thập thông tin: -Xem phát triển hay giảm bớt mặt hàng nào. -Quyết định biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm đi kèm với việc phát triển mặt hàng nào là chủ yếu -Định ra các chính sách giá cả linh hoạt trên từng thị trường, từng loại khách hàng. -Quyết định các hình thức phân phối, mở rộng mạng lưới tiêu thụ trực tiếp, mạng lưới đại lý hay lưu thông theo lượng nhu cầu để tránh tồn đọng. -Quyết định mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới + Thị trường miền Nam là khu vực thị trường tiềm năng. Do vậy công ty cần phải mở nhiều đại lý ở khu vực này. Ngoài ra công ty nên tiến hành mở thêm các đại lý ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung +Tổ chức triển khai tốt các hội chợ thời trang, các hội nghị chuyên đề về thị trường nội địa. + Tăng cường quảng cáo về công ty, về sản phẩm của công ty trên các phương tiện báo chí trung ương và địa phương, trên truyền hình và các tạp chí chuyên ngành dệt may, tổ chức các chiến dịch khuyến mại chào hàng để thu hút khách hàng hơn. *Hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất: Tổ chức sản xuất một cách hợp lý thì trước tiên vấn đề chuẩn bị cho sản xuất là khâu hết sức quan trọng, bao gồm các vấn đề về cung ứng nguyên vật liệu năng lượng, nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Vấn đề đầu tư vào cho quá trình sản xuất là một vấn đề khá bức thiết đối với ngành dệt may Việt Nam nói chung và đối với Công ty Dệt May Hà nội nói riêng. Nguyên liệu do nhà máy may phụ thuộc vào nhà máy dệt cung cấp và nhà máy dệt lại phụ thuộc vào nhà máy sợi. Đầu vào chủ yếu là bông (cotton) và sợi (polyste), hai nguồn nguyên liệu chính này lại chủ yếu nhập ngoại. Ngoài ra các nguyên liệu phụ khác như hoá chất, thuốc tẩy ... cũng phụ thuộc vào nước ngoài, không chủ động trong vấn đề đầu tư sẽ gây khó khăn trong sản xuất lúc thì thiếu việc, lúc thì giảm ca làm thêm giờ. Giải quyết hợp lý các yếu tố đầu vào là nâng cao hiệu quả sử dụng dùng các nguồn lực sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty. -Để hoàn thiện hơn công tác tổ chức sản xuất thì trước tiên vấn đề nguyên vật liệu phải đảm bảo cung cấp đồng bộ. Để hoàn thành công tác này công ty phải nắm thông tin đầy đủ chính xác về nhu cầu thị trường sản phẩm (số lượng, chất lương, mẫu mã) để sơ bộ có kế hoạch cung cấp cho sản xuất, từ đó xác định được kế hoạch tiêu chuẩn kỹ thuật để mua nguyên vật liệu, phụ liệu cung cấp cho quá trình sản xuất. Mua nguyên vật liệu cần đảm bảo sự đồng bộ cho từng loại sản phẩm, đảm bảo cung cấp đúng tiến độ sản xuất trong các hợp đồng gia công, việc đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu phụ cần được đưa vào hợp đồng khi ký kết với khách hàng và cần có kế hoạch triển khai sản xuất phù hợp với năng lực sản xuất để đảm bảo cho giao hàng đúng hạn, tránh làm thêm ca, thêm giờ tăng cường độ lao động của công nhân cũng như máy móc thiết bị. Sau khi đã có thông tin về nguyên vật liệu, phụ liệu thì bộ phận kế hoạch sản xuất cân đối, điều động nguyên liệu cho từng nhà máy để sản xuất. Sử dụng nguyên liệu phải hợp lý tiết kiệm, sử dụng đúng định mức tiêu hao cố gắng hạ thấp tiêu hao nguyên vật liệu chính cho một đơn vị sản phẩm ; điều này sẽ làm tăng được số lượng sản phẩm sản xuất ra trên cùng một lượng nguyên liệu đầu vào. Bố trí lao động hợp lý góp phần hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất tổ chức lao động khoa học, bố trí lại lực lượng lao động gián tiếp cho phù hợp trong các khâu như vệ sinh công nghiệp, phục vụ đổ sợi ... Bó trí công nhân đúng tiêu chuẩn nghề nghiệp và coi trọng công tác an toàn lao động. Lao động chính trong dây truyền sản xuất được bố trí giảm tốc độ thời gian di chuyển nhằm tiết kiệm tới đủ thời gian hao phí. Cân đối dây truyền hợp lý trong các nhà máy đảm bảo đồng bộ trong sản xuất; tránh tình trạng thừa thiếu trong sản xuất đảm bảo hoạt động sản xuất được liên tục hoàn thành kế hoạch được giao. *Hoàn thành chính sách sản phẩm và sản phẩm cạnh tranh. Ngày nay khi người tiêu dùng hiện đại mua một sản phẩm hiện đại, họ chú ý đến nhiều khía cạnh khác nhau của sản phẩm như: Giá trị sử dụng, thị hiếu, thẩm mỹ ... chỉ khi hình thành được chính sách sản phẩm mới có hướng đầu tư thiết kế ... từ đó có chính sách giá, phân phối, khuyếch trương mới phát huy một cách có hiệu quả. +Đối với sản phẩm sợi: theo xu thế hiện nay sợi sản xuất ra phục vụ chủ yếu ở thị trường miền Nam và nhu cầu sợi Feco tăng một cách ổn định. Trong một vài năm tới, quan điểm về một số chủng loại sản phẩm mà công ty sẽ sản xuất như sau: -Tổng năng suất sợi Peco để phục vụ thị trường miền Nam -Đảm bảo chất lượng sợi ổn định. -Nhu cầu sợi Cetton để dệt vải chất lượng cao tuy không nhiều nhưng ngày càng tăng nên công ty có định hướng chuyển sang sản xuất sợi Cetton có chỉ số cao. -Chỉ đa dạng hoá sản phẩm trong điều kiện kỹ thuật cho phép và phải đảm bảo sự hợp lý giữa quy mô sản xuất và lợi nhuận. -Những sản phẩm sợi phục vụ cho sản xuất các sản phẩm dệt kim, khăn bông tiêu dùng trong nước với mục đích tăng khả năng cạnh tranh về giá, chất lượng sợi không cần yêu cầu cao lắm. -Đối với việc xuất khẩu sợi công ty nên triển khai theo hướng liên doanh với nước ngoài vì hiện nay việc đầu tư cho một dây chuyền công nghệ sản xuất sợi lên tới hàng chục triệu USD mà vốn cuả công ty thì có hạn. Về vấn đề bao bì cho loại sản phẩm này công ty nên chia ra 2 loại: -Với khách hàng cần bao bì đẹp, bền công ty bao gói bằng bìa cetton 3 hoặc 5 lớp, thậm chí bằng thùng gỗ thông, khi thiết kế nên chú ý kích thước dài, rộng, cao với không gian của các phương tiện vận tải. Trọng lượng thùng cộng trọng lượng sợi nên dưới 50 kg/thùng. Với khách hàng chỉ cần bao gói đơn giản để giảm chi phí, công ty có thể sử dụng các vải đay dầy hoặc thưa, vải dệt ở dạng mộc để làm bao bì. Công ty in nhãn hiệu của mình lên bao bì và có dịch vụ đi kèm với những mặt hàng vừa có đặc tính kỹ thuật mà phía khách hàng chưa nắm vững đầy đủ, cần phải có cán bộ hướng dẫn. +Đối với sản phẩm dệt kim và khăn bông. -Với mục tiêu để xuất khẩu: Trong vài năm tổng sản xuất theo hợp đồng của các nhà buôn nước ngoài là chính và chủ yếu mẫu mã là do bên họ đưa ra công việc cung ứng nguyên liệu là mình phải tự làm. Yêu cầu đối với khâu sản xuất: .Đảm bảo đúng tiến độ thực hiện .Chất lượng sản phẩm sản xuất ra phù hợp với tiêu chuẩn ghi trong hợp đồng. Đối với sản phẩm dệt kim, chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào khâu hoàn thiện. Để nâng cao chất lượng không những nâng cao kỹ thuật may cho công nhân mà máy móc cũng nên được hiện đại hoá: thay thế thiết bị ở công đoạn nhuộm, nồi cao áp dùng để nhuộm đã cũ ký lạc hậu ... Việc mở rộng mặt hàng cao cấp là cần thiết, máy móc cho dệt may để đảm bảo được yêu cầu nhưng về phía nhà máy sợi thì khả năng cung ứng loại sợi có chất lượng tốt còn thấp. Công ty nên tiến hành nhập loại sợi có chất lượng cao từ nước ngoài. -Với mục tiêu phục vụ nội địa: thị trường trong nước có sức mua khá lớn sản phẩm đòi hỏi phải đa dạng, yêu cầu chất lượng không cao lắm, công ty nên căn cứ vào thông tin sau để sản xuất. +Sở thích theo từng mùa; xuân, hạ, thu, đông. +Số lượng người tiêu dùng ở nhiều độ tuổi khác nhau và chỉ số đo trung bình +Số lượng người ở độ tuổi nào có nhu cầu nhiều nhất đối với sản phẩm dệt kim +Sự khác nhau về thị hiếu, nhu cầu chủng loại hàng hoá giữa các khu vực thị trường. Công ty nên quan tâm tầng lớp thanh niên học sinh, sinh viên vì họ quan tâm nhiều hơn đến mẫu mã, tính thời trang, giá cả không cao. Công ty có thể tiến hành mở rộng chủng loại mặt hàng để phục vụ đối tượng thanh niên: các loại quần áo thể thao chất lượng không đòi hỏi cao nhưng mẫu mã phải luôn thay đổi cho kịp thị hiếu của thanh niên, mầu sắc đa dạng. Tăng số lượng áo phông với chất lượng, và giá bán trung bình, với các thiết bị in may, in lưới tạo ra sự đa dạng về mầu sắc và hình vẽ trên quần áo. Đối với quần áo trẻ em hiện nay công ty đã sản xuất nhưng số lượng không nhiều. Hiện nay nhu cầu về mặt hàng này khá lớn công ty nên sản xuất thêm, chú ý đến mẫu mã phong phú, mầu sắc đẹp tạo được sự khoẻ khoắn cho trẻ khi mặc. Riêng khăn bông công ty nên tiến hành mở rộng sản xuất các mặt hàng chất lượng cao dệt từ sản phảam cetton phục vụ cho khách hàng, khách sạn, người tiêu dùng. Đối với bao bì: nếu để phục vụ cho mục đích tiện lợi của khách hàng thì chỉ cần dùng bao nylon như hiện nay, còn nếu khách hàng có nhu cầu mua làm tặng phẩm thì bao bì bằng da được in ấn cẩn thận. Công ty nên dán nhãn hiệu có biểu tượng của công ty lên sản phẩm để tránh hàng giả mang mác của công ty, làm mất uy tín của công ty. 2.Về phía nhà nước: Hiện nay các doanh nghiệp đang hoạt động trong cơ chế thị trường đều dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Quản lý vĩ mô của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhằm tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành dệt may nói chung và Công ty Dệt May Hà Nội nói riêng. Nhà nước nên có những chính sách hợp lý, cụ thể là: -Các cơ quan ngoại giao thương mại của Việt Nam ở nước ngoài cần hỗ trợ doanh nghiệp trong nước những thông tin cụ thể về sản xuất, xuất nhập khẩu, thương nhân và chính sách xuất, nhập khẩu có liên quan đến ngành dệt may của nước sở tại để các doanh nghiệp trong nước tìm được thị trường tiêu thụ, lựa chọn những đối tác kinh doanh. Đồng thời cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập và tìm hiểu khả năng của các doanh nghiệp dệt may nước ta. -Chính phủ cần dành vốn ưu tiên cho ngành dệt để tập trung đầu tư đột phá vào công đoạn dệt, hoàn tất sản phẩm nguyên phụ liệu, bởi lĩnh vực này là khâu yếu cần có vốn đầu tư lớn và rủi ro nhiều hơn, hiệu quả trực tiếp chưa cao nhưng có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả ở sản phẩm may. Đồng thời, nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư để xây dựng phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế trong việc kiểm định chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm dệt may, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong giao thương quốc tế. -Thi hành một chính sách thuế hợp lý như giảm tối đa thuế nhập khẩu đối với vật tư thiết bị của ngành và trong nước chưa sản xuất được, áp dụng mã thuế nhập khẩu nhất quán đối với tố chất và vật liệu phụ ngành dệt, miễn thuế phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư vào ngành dệt; cho ngành dệt vay vốn đầu tư ưu đãi với lãi suất không quá 6%/năm và thời hạn trả từ 10-15 năm, vì đầu tư cho ngành dệt cần vốn lớn và khó hoàn trả dưới 10 năm; cải cách thủ tục hải quan nhằm giảm phiền hà cho doanh nghiệp. -Tăng cường quản lý thị trường và chống buôn lậu, bảo vệ sở hữu công nghiệp. Hiện nay tuy chính phủ đã nhiều biện pháp nhưng tác dụng còn rất hạn chế nên thị trường nội địa hàng ngoại vẫn tràn ngập từ vải đến quần áo cũ mới. Do vậy, nhà nước cần tăng cường bộ máy quản lý thị trường về cả 2 phương diện chống buôn lậu hàng nước ngoài và kiểm soát việc sản xuất hàng giả, nhà nhái nhãn hiệu cảu các doanh nghiệp có uy tín trên thị trường. -Nhà nước cũng cần quan tâm đầu tư phát triển các vùng trồng bông, có cơ số chế biến bông công nghiệp nghiên cứu sản xuất phụ liệu trong nước với công nghệ hiện đại. Có chính sách bảo hộ, khuyến khích trồng đay, dệt bao đay điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc hạ giá thành và nâng cao hiệu quả của ngành dệt may, Kết luận: Ngành may mặc là một trong những ngành sử dụng nhiều lực lượng lao động, được nhà nước khuyến khích phát triển. Thời gian qua, ngành may mặc đã có một số đóng góp nhất định trong việc giữ vững mức độ tăng trưởng cao của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành chỉ đứng sau dầu thô, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Hàng năm ngành cũng giải quyết hàng vạn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân. Sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới ngành may mặc đãd từng bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng ngày càng tạo được uy tín đối với thị trường may mặc trên thế giới. Trong khi vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ với các bạn hàng (SNG và Đông Âu). Chúng ta mở rộng dần sang một thị trường mới như EU, Canađa, Nhật Bản, ASEAN, Mỹ ... trong đó các thị trường không cần hạn ngạch rất được quan tâm hiện nay, nhất là Nhật Bản và Mỹ là hai thị trường đầy tiềm năng và triển vọng. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của ngành may mặc không được bao nhiêu bởi toàn ngành chỉ mới chú trọng gia công cho các bạn hàng nước ngoài, chênh lệch giữa giá trị xuất và nhập khẩu không đáng kể. Một số năm trở lại đây công ty chú ý tới việc sản xuất hàng xuất khẩu (mua nguyên liệu bán thành phẩm) đã mang lại lợi nhuận nhiều hơn. Công ty dệt may Hà Nội là một công ty lớn của ngành may Việt Nam. Trong những năm vừa qua công ty đã khảng định được mình thông qua việc gia tăng không ngừng. Giá trị tổng sản lượng năm 1999 là: 422 tỷ đồng với kim ngạch xuất khẩu hàng năm lên tới 135 triệu USD. Do gần đây được đầu tư với những dây truyền công nghệ hiện đại cùng với đội ngũ công nhân lành nghề nên sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao. Mục tiêu nâng cao hiệu quả luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với doanh nghiệp. Với tất cả những cố gắng của nhà nước và bản thân các doanh nghiệp ngành may, chúng ta có thể tin chắc rằng nhà may công nghiệp nói chung và công ty dệt may Hà Nội nói riêng sẽ không ngừng phát triển ngày càng vững mạnh để góp phần vào công cuộc phát triển đất nước. Mục lục Lời nói đầu Phần I cơ sở lý luận về hiệu qủa của sản xuất kinh doanh của công ty. I.Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh: 1.Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh: 2.Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh: II.Phương pháp đánh giá hiệu quả hành động sản xuất kinh doanh 1-Quan điểm cơ bản trong việc đánh giá trong việc sản xuất kinh doanh. III.Hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh III.Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh Phần II Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty dệt may Hà Nội. I.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Dệt May Hà Nội: 1.Khái quát về công ty Dệt May Hà Nội. 2.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty 3.Chức năng và nhiệm vụ, đặc điểm của công ty. II.Bộ máy quản lý tổ chức của công ty: 1.Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty: III.Dây chuyền kết cấu công nghệ và kết cấu sản xuất. IV.Quy mô và năng lực sản xuất của công ty: 1.Cơ cấu lao động và việc sử dụng lao động của công ty: 1.1-Lao động: 1.2.Tình hình máy móc thiết bị sản xuất tại công ty: 1.3-Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty. V.Một số chỉ tiêu chủ yếu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. VI. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.Đặc thù của ngành may 2.Thị trường 3.Chính trị và pháp luật 4.Chính sách sản phẩm 5-Chính sách giá cả: 6.Mạng lưới tiêu thụ hàng hoá: 7.Công tác hỗ trợ tiêu thụ: 8.Chủng loại nguyên liệu: VII.Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trong thời gian tới. 1.Nhận xét chung 1.1.Hiệu quả sử dụng vốn: 1.2-Chỉ tiêu về năng suất lao động. 1.3.Chỉ tiêu lợi nhuận. Phần III: một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. I.Mục tiêu trong thời gian tới. 1.Về phía công ty: 2.Về phía nhà nước: Kết luận:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0350.doc
Tài liệu liên quan