Công ty dệt 19/5 là một doanh nghiệp nhà nước, thành lập được gần 50 năm. Cho đến nay công ty đã đạt được những thành tựu lớn, song cũng gặp không ít khó khăn. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định luôn là bài toán khó mà ban lãnh đạo công ty đang tìm lời giải đáp. Đây là một đề tài khá phức tạp và do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu, năng lực phân tích, đánh giá nên em chưa đi sâu nghiên cứu tìm hiểu hết được tất cả hệ thống tài sản cố định của công ty. Nhưng trong thời gian thực tập tại công ty, em đã cố gắng hết sức để tìm hiểu về công ty và tìm ra những thuận lợi cũng như trở ngại mà công ty đang gặp phải. Trong giới hạn của chuyên đề này, em đã phân tích thực trạng tài sản cố định của công ty, phân tích những thành công mà công ty đã đạt được trong những năm qua, đối chiếu với những điều kiện và năng lực của công ty để tìm ra những tồn tại. Trên cơ sở phân tích những tồn tại, để đưa ra một số phương hướng, giải pháp, kiến nghị, khắc phục những tồn tại, nâng cao khả năng hoàn thiện những điều kiện của công ty đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, góp phần quyết định trong nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cảu công ty. Có thể những giải pháp này còn mang tính khái quát và còn nhiều thiếu sót. Song em vẫn mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của công ty trong những năm tới.
70 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty dệt 19/5 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
690
100,00
88.838
100,00
91.191
100,00
108.670
100,00
Nhà cửa vật kiến trúc
30.876
42,37
30.876
40,26
30.876
34,76
31.062
34,06
43.256
39,80
Máy móc thiết bị
39.768
54,58
41.089
53,58
45.875
51,64
47.964
52,60
53.170
48,93
Phương tiện vận tải
1.687
2,32
1.687
2,20
1.687
1,90
1.687
1,85
1.687
1,55
Máy móc thiết bị khác
536
0,74
549
0,72
573
0,64
651
0,71
730
0,67
TSCĐ thuê tài chính
0
0,00
2.489
3,25
9.827
11,06
9.827
10,78
9.827
9,04
II. TSCĐVH
0
0,00
0
0,00
0
0,00
0
0,00
0
0,00
III. Tổng TSCĐ
72.867
100,00
76.690
100,00
88.838
100,00
91.191
100,00
108.670
100,00
Nguồn: Phòng tài vụ
Từ bảng trên ta thấy, trong cơ cấu tài sản cố định của công ty thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất trên dưới 50% tổng tài sản cố định.
Về mặt giá trị tuyệt đối ta thấy, tài sản cố định của công ty tăng liên tục qua các năm chủ yếu là do công ty mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng thêm các nhà xưởng. trong vòng năm năm từ 2002 đến năm 2006 tài sản cố định của công ty đã tăng 49% từ 72.867 trđ năm 2002 lên tới 108.670 trđ năm 2006; trong đó tăng mạnh nhất là năm 2003 và năm 2006 lần lượt là 16% và 19%.
Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản cố định, cũng là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty. Trong những năm qua công ty đã luôn đầu tư mua sắm máy móc mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm. Vì thế giá trị máy móc thiết bị không ngừng tăng từ 39.768 trđ năm 2002 lên 53.170 trđ năm 2006 , bình quân mỗi năm tăng 6,8%( trong đó năm 2004 tăng nhanh nhất 12%, năm 2003 tăng ít nhất 3%).
Nhà cửa vật kiến trúc là nhân tố chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng tài sản cố định sau máy móc thiết bị. Trong những năm gần đây, do công ty đang đầu tư xây dựng thêm các nhà máy phân xưởng sản xuất tại khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam vì thế giá trị đầu tư vào nhà cửa vật kiến trúc có xu hướng ngày càng tăng. Từ năm 2002 đến 2004 giá trị này không đổi do đó tỷ trọng trong cơ cấu tài sản cố định có chiều hướng giảm xuống. Từ năm 2005 công ty bắt đầu xây dựng nhà máy mới thì cả giá trị tuyệt đối lẫn tương đối đều tăng lên trông thấy, đặc biệt là năm 2006 tăng 39% so với năm 2005 tương đương 12.194trđ.
Phương tiện vận tải; máy móc thiết bị khác chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ và không có nhiều thay đổi về mặt số tuyệt đối. chỉ có sự thay đổi về số tương đối do sự thay đổi của các nhân tố khác. Hơn nữa những nhân tố này không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty.
Đối với tài sản cố định thuê tài chính:chủ yếu là máy móc phục vụ cho nhà máy sợi và nhà máy dệt được công ty áp dụng chủ yếu từ năm 2004 và không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên đây là một hình thức có nhiều ưu điểm và đang được phổ biến rộng rãi. Trong một số năm tới có thể có nhiều thay đổi.
III. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp
Chỉ tiêu nguyên giá tài sản cố định bình quân(NGTSCĐBQ): liên tục tăng qua các năm do công ty thường xuyên đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng mới để mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mặc dù lượng lao động tăng lên qua các năm, nhưng mức trang bị tài sản cố định trên một lao động vẫn tăng liên tục, mức độ tăng ngày càng nhanh qua các năm.
Bảng số 2.10: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp
TT
Chỉ tiêu
Đvt
2002
2003
2004
2005
2006
1
GTSXCN
Trđ
54.400
61.600
73.800
100.300
130.600
2
Doanh thu
Trđ
75.000
76.000
92.000
137.000
160.000
3
Lợi nhuận trước thuế
Trđ
8.172
8.651
9.017
12.843
18.400
4
Nộp ngân sách
Trđ
2.560
2.984
3.248
3.589
4.368
5
Lợi nhuận sau thuế
Trđ
5.612
5.667
5.769
9.254
14.032
6
Nguyên giá TSCĐBQ
Trđ
72.867
74.779
82.764
90.015
99.931
7
Khấu hao
Trđ
17.371
27.056
24.569
28.097
34.399
8
Tổng lao động
người
693
671
740
780
803
9
Mức trang bị TSCĐ/LĐ
trđ/ng
105,15
111,44
111,84
115,403
124,45
Nguồn: Phòng tài vụ
Khấu hao qua các năm ngày càng tăng, tốc độ khấu hao tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng tài sản cố định ( trong khi tốc độ tăng tài sản cố định bình quân chỉ là 7,43%/năm thì tốc độ tăng của khấu hao lên tới 19,6% năm) điều này chứng tỏ máy móc thiết bị ngày càng cũ, chi phí cho khấu hao ngày một lớn; ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định và gây ảnh hưởng xấu đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Từ năm 2002 đến năm 2006 TSCĐBQ đã tăng 1,37 lần; giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu tăng lần lượt là 2,4 và 2,13 lần. Điều này chứng tỏ giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu do TSCĐBQ tạo ra ngày càng tăng. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với nỗ lực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Lợi nhuận sau thuế cũng ngày một tăng đặc biệt trong năm 2005 và 2006; lợi nhuận đã tăng trên 50%. Điều này có được là do trong những năm này công ty đã đầu tư công nghệ mới, đưa ra thị trường những mặt hàng mới. Đem lại hiệu quả tương đối tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
Nhóm chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của tài sản cố định
- Hdt =
Hsl =
Trong đó: Hdt là sức sản xuất của tài sản cố định tính theo doanh thu
Hsl là sức sản xuất của tài sản cố định tính theo sản lượng hoặc giá trị sản xuất công nghiệp
DT là doanh thu
TSCĐ là tài sản cố định bình quân
GTSXCN là giá trị sản xuất công nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng tài sản cố định tham gia vào sản xuất trong một năm thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc bao nhiêu đồng giá trị sản xuất công nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp đã khai thác hết năng lực sản xuất hiện có của tài sản cố định.
Bảng số 2.11: Nhóm chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của TSCĐ
TT
Chỉ tiêu
ĐVt
2002
2003
2004
2005
2006
1
GTSXCN
trđ
54.400
61.600
73.800
100.300
130.600
2
Doanh thu
trđ
75.000
76.000
92.000
137.000
160.000
3
TSCĐBQ
trđ
72.867
74.779
82.764
90.015
99.931
4
Hdt
1,0293
1,0163
1,1116
1,5220
1,6011
5
Hsl
0,7466
0,8238
0,8917
1,1143
1,3069
Nguồn: Phòng tài vụ
Ta thấy sức sản xuất của tài sản cố định trong quá trình sản xuất tăng qua các năm:
Năm 2002 cứ 1 đồng TSCĐ đưa vào sản xuất thì sẽ đem lại 1,0293đ doanh thu hoặc đem lại 0,7466 đ GTSXCN. Tương tự với các năm con số này lần lượt là 1,0163 và 0,8238 năm 2003; 1,1116 và 0,8917 năm 2004; 1,5220 và 1,1143 năm 2005; 1,6011 và 1,3069 năm 2006. Chỉ tiêu này nhìn chung tăng qua các năm điều này chứng tỏ tài sản cố định của công ty đang được sử dụng có hiệu quả . Tuy nhiên tốc độ tăng qua các năm là khác nhau. Năm 2003 tốc độ tăng của chỉ tiêu Hdt chỉ bằng 98,745 năm 2002; năm 2004 so với năm 2003 tăng 9,37% nhưng đến năm 2005 tốc độ này tăng tới 36,92% nhưng lại giảm mạnh ở năm 2006 chỉ còn 5,25. Tương tự đối với chỉ tiêu Hsl năm 2003 tăng so với năm 2002 là 10,34% nhưng năm 2004 lại giảm đi đôi chút còn 8,25% đến năm 2005 thì lại tăng mạnh lên 24,96% và con số này lại giảm ở năm 2006 xuống còn 17,29%. Điều này chứng tỏ sức sản xuất của tài sản cố định không ổn định, tăng giảm thất thường, đồng nghĩa với việc hiệu quả sử dụng tài sản cố định đang có xu hướng giảm xuống.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời và nộp ngân sách
Hln =
HNs =
Trong đó: Hln,Hns lần lượt là khả năng sinh lời của TSCĐ tính theo lợi nhuận và nộp ngân sách
LN:lợi nhuận của công ty
NNS: Nộp ngân sách nhà nước
TSCĐBQ: Tài sản cố định bình quân
Chỉ tiêu Hln cho biết cứ một đồng tài sản cố định tham gia vào sản xuất trong một năm tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuân.
Chỉ tiêu Hns cho biết cứ một đồng tài sản cố định tham gia vào sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng nộp vào ngân sách nhà nước.
Nhóm chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt, Hln và Hns càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao, mang lại nhiều lợi nhuận và ngân sách cho doanh nghiệp và nhà nước.
Bảng số 2.12: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của TSCĐ
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
2002
2003
2004
2005
2006
1
TSCĐBQ
trđ
72.867
74.779
82.764
90.015
99.931
2
Lợi nhuận sau thuế
trđ
2.560
2.984
3.248
3.589
4.368
3
Nộp ngân sách
trđ
5.612
5.667
5.769
9.254
14.032
4
Hln
0,0351
0,0399
0,0392
0,0399
0,0437
5
Hns
0,0770
0,0758
0,0697
0,1028
0,1404
Nguồn: phòng tài vụ
TSCĐ đầu tư vào sản xuất không đem lại hiệu quả cao, năm 2002 cứ 1 đồng TSCĐ đưa vào sản xuất kinh doanh thu được 0.0351đ lợi nhuận, năm 2003 là 0,0399 đồng, năm 2004 là 0,0392, năm 2005 là 0,0399 đến năm 2006 có nhích lên đôi chút là 0.0437 đồng. Mức hiệu quả này thấp và tăng quá chậm. Cũng trong những năm này, chỉ tiêu nộp ngân sách cũng khá cao, trong những năm 2002,2003,2004 chỉ tiêu này không có sự thay đổi mấy. Cứ một đồng TSCĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì góp vào ngân sách nhà nước khoảng xấp xỉ 0,07 – 0,08 đồng. Đến năm 2005 và 2006 thì con số này tăng khá cao lần lượt là 0,1028 và 0,1404.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức khấu hao
Kdt =
Kln =
Trong đó: Kdt mức khấu hao TSCĐ tính theo doanh thu
Kln là mức khấu hao TSCĐ tính theo lợi nhuận
DT là doanh thu
KH là khấu hao TSCĐ
LN là lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu mức khấu hao phản ánh 1 đồng chi phí khấu hao TSCĐ trong một năm tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận hoặc bao nhiêu đồng doanh thu.
Nhóm chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ chi phí chí khấu hao máy móc càng tăng, dẫn đến chi phí tài sản cố định càng lớn.
Bảng số 2.13: Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức khấu hao TSCĐ
TT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Doanh thu
75.000
76.000
92.000
137.000
160.000
2
Lợi nhuận
5.612
5.667
5.769
9.254
14.032
3
Khấu hao
17.371
27.056
24.569
28.097
34.399
4
Kdt
4,318
2,809
3,745
4,876
4,651
5
Kln
0,323
0,209
0,235
0,329
0,408
Nguồn: Phòng tài vụ
Ta thấy, cứ một đồng chi phí khấu hao trong kỳ sẽ tạo ra 4,318 đồng doanh thu năm 2002, đối với năm 2003 là 2,809 đồng, năm 2004 là 3,745 đồng, năm 2005 là 4,876 đồng và năm 2006 là 4,651 đồng. Mức khấu hao mà càng lớn thì chi phí khấu hao tài sản cố định càng nhiều điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, chi phí khấu hao của công ty tăng lên qua mỗi năm và tương đối lớn. Điều này chứng tỏ máy móc thiết bị của công ty đã tương đối cũ và lạc hậu gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh.
Một đồng chi phí khấu hao tạo ra 0,323 đồng lợi nhuận nămm 2003, trong khi đó năm 2004 là 0,209 đồng, năm 2004 là0,235 đồng; năm 2005 là 0,329 đồng và năm 2006 là 0,408 đồng. Con số này lớn hơn rất nhiều so với khả năng sinh lời của TSCĐBQ chỉ ở mức từ 0,035 đến 0,045. Điều này càng chứng tỏ máy móc thiết bị của công ty đã hao mòn hết và cần được sửa chữa và mua sắm mới.
Chi phí khấu hao tăng lên mỗi năm, tính trên một đồng doanh thu và lợi nhuận cũng tăng lên mỗi năm nhưng xét về mặt tổng thể điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng chi phí tài sản cố định, do đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh nói chung của công ty.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hàm lượng TSCĐ
Hàm lượng TSCĐ =
Suất hao phí TSCĐ =
Trong đó: TSCĐ là tài sản cố định bình quân trong kỳ
DT: doanh thu trong kỳ
LN là lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh, để tạo ra một đồng doanh thu hoặc một đồng lợi nhuận thì cần bao nhiêu đồng tài sản cố định.
Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, ít chi phí cố định hiệu quả sử dụng càng cao.
Bảng số 2.14: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hàm lượng TSCĐ
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
2002
2003
2004
2005
2006
1
Doanh thu
trđ
75.000
76.000
92.000
137.000
160.000
2
Lợi nhuận
trđ
5.612
5.667
5.769
9.254
14.032
3
TSCĐBQ
trđ
72.867
74.779
82.764
90.015
99.931
4
Hàm lượng TSCĐ
0,972
0,984
0,900
0,657
0,625
5
Suất hao phí TSCĐ
12,984
13,196
14,346
9,727
7,122
Nguồn: Phòng tài vụ
Từ bảng trên ta thấy để tạo ra một đồng doanh thu thì cần 0,972 đồng TSCĐ ở năm 2002 , đến năm 2003 thì phải cần tới 0,984 đồng TSCĐ, nhưng đến năm 2004 thì chỉ cần 0,9 đồng đặc biệt đến năm 2005 thì con số này giảm mạnh chỉ còn 0,657 đồng TSCĐ, đến năm 2006 thì tiếp tục giảm xuống tới còn 0,625. Đây là tín hiệu rất đáng mừng.
Bên cạnh đó, để tạo ra một đồng lợi nhuận sau thuế thì cần phài mất 12,984 đồng TSCĐ năm 2002, đây là con số khá cao và còn tiếp túc tăng ở năm 2003 và 2004 lần lượt là 13,196 và 14,346, Đây là điều không tốt, tuy nhiên đến năm 2005 và 2006 thì suất hao phí này lại giảm mạnh xuống chỉ còn 9,727đồng và 7,122 đồng .
Từ đó ta thấy suất hao phí TSCĐ của công ty là tương đối lớn điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ ở công ty chưa được tốt. Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây con số này đã được giảm xuống đáng kể và có xu hướng còn giảm nữa, điều này chứng tỏ công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI.
1. Kết quả đạt được
Trong những năm qua, tập thể cán bộ công nhân viên công ty dệt 19/5 Hà Nội đã nỗ lực hết mình không ngừng hoàn thiện tìm kiếm phương thức nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, để từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đưa công ty ngày một phát triển, và đã đạt được những thành công đáng kể:
Công ty đã đầu tư xây dựng nhiều dây truyền sản xuất các mặt hàng chất lượng cao với trang thiết bị khá hiện đạ và đồng bộ, áp dụng các phương thức bố trí máy móc và lao động tiên tiến góp phần không nhỏ trong việc cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty. Cụ thể:
- Năm 2005, đầu tư dây chuyền dệt vài chất lượng cao với 20 máy dệt picanol hiện tại nhất hiện nay của Bỉ tại khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam; với dây chuyền sản xuất này công ty đã cải thiện đáng kể chất lượng sản phẩm sợi, giảm đực chi phí cố định( do công tăng năng suất, giảm chi phí nhân công, tăng hiệu quả sử dụng máy móc..)
- Năm 2005 tiếp tục đầu tư dây chuyền may sản phẩm loại dệt thoi cho nhà máy may thêu với tử 2 đến 3 dây chuyền dự kiến đến năm 2009 sẽ đưa vào sử dụng
- Đầu tư dây chuyền kéo sợi coston chải thô công suất 3000 tấn/ năm được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đã chuẩn bị hoàn thành và tháng 7 năm 2007 sẽ được đưa vào sử dụng
- Đầu tư máy hồ mắc cho phân xưởng dệt và mua sắm các máy móc thiết bị mới cho các nhà máy và khu văn phòng phục vụ sản xuất và làm việc của cán bộ công nhân viên.Bên cạnh việc đầu tư mua sắm mới các dây chuyền sản xuất và xây dựng thêm các nhà xưởng sản xuất công ty còn đầu tư thêm các máy móc thiết bị cho phân xưởng dệt và sợi Hà Nội nhằm đồng bộ hoá máy móc thiết bị hiện có.
Dây chuyền công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại và đồng bộ, đã làm cho chất lượng của sản phẩm ngày được nâng cao. Nâng cao uy tín của công ty đối với khách hàng trong và ngoài nước. Năm 2002 công ty đã được tổ chức quốc tế QMS (Australia) đánh giá và cấp chứng chỉ ISO 9002 về hệ thống quản lý chất lượng.
Công ty đã tiến hành đào tạo đội ngũ công nhân viên đạt trình độ tay nghề cao để đảm bảo có thể vận hành và sửa chữa được máy móc thiết bị. Đặc biệt, là cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Chuyên môn nghiệp vụ cũng như tay nghề của cán bộ công nhân viên ngày được nâng cao. Trước những đòi hỏi khắt khe của thị trường, nhu cầu đa dạng của khách hàng buộc đội ngũ cán bộ công nhân viên phải không ngừng học hỏi nâng câo trình độ, giỏi về nghiệp vụ,đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Bên cạnh đó, việc sắp xếp lại cán bộ công nhân viên theo nguyên tắc đúng năng lực chuyên môn, đúng sở trường đồng thời tuyển dụng thêm đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ tay nghề cao đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong những năm qua. Đặc biệt trong hai năm 2005, 2006 làm giảm đáng kể suất hao phí TSCĐ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm qua.
2. Những tồn tại và nguyên nhân
Mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế đáng kể:
- Mặc dù trong năm năm gần đây công ty đã chú trọng vào đổi mới máy móc thiết bị, thay thế các máy móc thiết bị cũ nhưng số lượng này chiếm tỷ trọng rất nhỏ: 3 máy chải, 1 Máy thô, 20 máy dệt Picanol, 30 máy may, 12 máy thêu cùng một số máy móc có trình độ trung bình nhập từ Trung Quốc và một số nước Trung Đông so với hàng trăm, hàng nghìn máy móc thiết bị lạc hậu và tương đối lạc hậu của các nhà máy. Điều này là chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất của công ty, lượng máy móc thiết bị cũ lạc hậu còn quá nhiều là nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng như giá thành sản phẩm.
- Bên cạnh đó còn có rất nhiều những máy móc đã được khấu hao hết, có trình độ rất lạc hậu được mua sắm từ ngày đầu mới thành lập nhưng vẫn được đưa vào sử dụng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm và an toàn cho người lao động.
- Mặc dù công ty đã cố gắng đào tạo và tuyển dụng cán bộ công nhân kỹ thuật song vẫn chưa đáp ứng đựợc nhu cầu của sản xuất. Công ty có tới 4 nhà máy, 2 chi nhánh công ty được phân bố ở nhiều nơi mà phòng kỹ thuật của công ty chỉ có 10 người, Đồng chí phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật phải kiêm luôn trưởng phòng kỹ thuật gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, phân công công tác. Lượng công nhân có trình độ tay nghề cao cũng rất hạn chế. Điều đó gây khó khăn rất lớn cho công tác sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành các máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất khi có sự cố về kỹ thuật xảy ra.
- Ý thức của người lao động chưa thực sự tự giác, chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong việc bảo vệ máy móc thiết bị, tài sản chung của công ty. Đôi khi còn xảy ra tình trạng nếu không có người giám sát thì làm việc không tập trung, dẫn đến giảm năng suất lao động, giảm hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.
Xuất phát từ những hạn chế trên, việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị cũng như việc đào tạo lượng cán bộ công nhân kỹ thuật như thế nào nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là yêu cầu cấp bách đặt ra cho ban lãnh đạo công ty dệt 19/5 Hà Nội.
Nguyên nhân của những tồn tại trên
- Nguyên nhân khách quan
Công ty hoạt động trong ngành dệt may, một ngành có đặc thù là chi phí đầu tư cho máy móc thiết bị là rất lớn, nhưng hiệu quả vốn đầu tư lại không cao. Chi phí cho máy móc thiết bị quá lớn, chậm thu hồi vốn. Hơn thế nữa, nguồn vốn của công ty thì có hạn, thị trường tài chính ở Việt Nam chưa phát triển kịp so với nhu cầu của các doanh nghiệp. Vì thế, việc đầu tư đồng bộ máy móc thiết bị của công ty gặp rất nhiều khó khăn.
Công ty đặt trong địa bàn khu trung tâm thủ đô, có rất nhiều các doanh nghiệp đặc biệt, là các doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh có mức lương rất hấp dẫn. Vì vậy, việc thu hút được lực lượng cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu của sản xuất gặp rất nhiều khó khăn.
Hơn thế nữa, máy móc thiết bị của ngành dệt chủ yếu phải nhập từ nước ngoài với chi phí rất lớn, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ cho tiến trinh đồng bộ hoá và hiện đại hoá máy móc trang thiết bị của công ty. Cộng với việc cần phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong việc mua sắm máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài là điều không dễ đối với dệt 19/5 nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài khi nước ta hội nhập cũng gây nên áp lực không nhỏ cho công ty khi mà các ưu đãi của Nhà nước dần mất đi.
Thị trường thuê mua tài chính ở nước ta chưa phát triển, thị trường tài chính chưa thực sự là nhân tố tích cực giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn về vốn. Khó khăn lớn nhất và cố hữu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty dệt 19/5 Hà Nội nói riêng.
Ý thức của người lao động Việt Nam chưa được nâng cao vẫn chưa thật sự đi vào kinh tế thị trường. Mặc dù trong những năm gần đây có cải thiện đáng kể.
Nguyên nhân chủ quan
Việc bố trí sắp xếp lao động còn chưa được hợp lý, một số máy móc thiết bị chưa hoạt động hết công suất do chưa sử dụng hết chức năng của thiết bị.
Việc cung cấp nguyên vật liệu chưa đáp ứng được yêu cầu, của quá trình sản xuất do đặc thù ngành là nguyên vật liệu theo mùa vụ và lại nhập khẩu là chủ yếu nên thường xẩy ra tình trạng thiếu nguyên vật liệu để sản xuất.
Công ty còn thiếu lực lượng cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực mua sắm trang thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài. Dẫn đến việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị chưa đem lại hiệu quả cao.
Trình độ tay nghề của công nhân chưa thực sự đáp ứng với nhu cầu của công việc. Bên cạnh đó, chính sách thu hút cũng như giữ chân công nhân có trình độ cao đến với công ty chưa thực sự phát huy tác dụng. Thêm vào đó, sự tự giác của người lao động trong quá trình sản xuất còn chưa cao. Khi không có người giám sát thì làm việc không nhiệt tình, gây nên ảnh hưởng không tốt đối với hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng như hiệu qaủ của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
PHẦN III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂNCỦA CÔNG TY
1. Mục tiêu thực hiện
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng đổi mới máy móc thiết bị, nghiên cứu đưa vào sản xuất các sản phẩm mới có chất lượng cao. Phấn đấu trở thành một đơn vị sản xuất và cung cấp sản phẩm có uy tín trong ngành dệt, may, da giầy và là một nhà sản xuất quần áo chất lượng cao cung cấp cho thị trường Mỹ và EU.
- Phấn đấu đế năm 2010 đầu tư xong nhà máy liên hiệp sợi – dệt – nhuộm- may tại khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam.
Bảng số 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển trong những năm tới
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
2009
2010
1
Doanh thu
tỷ đồng
160
180
230
290
2
Lợi nhuận trước thuế
tỷ đồng
19,23
20,78
22,03
23,91
3
Tổng TSCĐ
tỷ đồng
128,8
163,76
193,76
235,76
Nguồn: phòng tài vụ
Ngoài những chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh công ty còn đề ra một số chỉ tiêu phong trào như giữ vững danh hiệu đơn vị quản lý giỏi của ngành công nghiệp, giữ vững danh hiệu Đảng bộ vững mạnh, phong trào đoàn, hội suất sắc ... và làm tốt công tác từ thiện cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước....
Bảng số 3.2: Kế hoạch đầu tư từ 2007 đến 2010
Tt
Dự án đầu tư
Thời gian thực hiện
Tổng vốn
Nguồn vốn
Địa điểm thực hiện
Tự có
Vay
1
Đầu tư dây chuyền may sản phẩm dệt kim
2007-2008 T6/2008 đưa vào SX
20 tỷ
4 tỷ
16 tỷ
KCN Đồng Văn Hà Nam
2
Đầu tư tiếp PX dệt chất lượng cao (40máy)
2009- 2010 T4/2010 đưa vào SX
45 tỷ
7
38 tỷ
KCN Đồng Văn Hà Nam
3
Xây nhà ở
2009-2010
50 tỷ
10
40tỷ
Thanh Liệt- TX
4
Trung tâm thương mại, VP cho thuê
2010 bắt đầu triển khai
60 tỷ
15
45tỷ
203 N.H.Tưởng
5
Tổng
175tỷ
36 tỷ
139tỷ
Nguồn: phòng kỹ thuật
2. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty dệt 19/5 Hà Nội.
Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng nhà máy liên hiệp dệt - sợi – nhuộm – may tại khu công nghiệp Đồng Văn để đưa vào sản xuấtn các sản phẩm chất lượng cao, phục vụ công tác cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho công ty và cung cấp ra thị trường.
Mua sắm máy móc thiết bị có công nghệ hiện đại nhằm thay thế các máy móc đã lạc hậu và khấu hao hết đồng thời đầu tư đồng bộ, khép kín dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó đầu tư có trọng điểm theo chiều sâu máy móc thiết bị sản xuất các sản phẩm chất lượng cao để xuất khẩu và nâng cao vị thế của sản phẩm trên thị trường.
Đào tạo nâng cao tay nghề của người lao động, tuyển dụng cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Tổ chức đội kỹ thuật chuyên nghiệp để bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành máy móc thiết bị.
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI
Kiến nghị ở tầm vi mô ( đối với doanh nghiệp)
1.1 Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị
Khẳng định vai trò quan trọng của nhân tố con người trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung là điều cần thiết. Nhưng nếu thuần tuý chỉ dựa vào sức người và lòng nhiệt tình thì chưa đủ. Với công nghệ máy móc, thiết bị lạc hậu thì công ty khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Vì vậy, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị là công việc có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phương thức thực hiện đổi mới máy móc thiết bị
- Đầu tư đổi mới hoàn toàn: Với tình trạng máy móc ở các nhà máy đã quá lạc hậu, công ty có thể nghiên cứu xây dựng đề án đổi mới máy móc đồng bộ cho những nhà máy có máy móc công nghệ đã quá cũ. Thay thế các dây chuyền công nghệ cũ bằng dây chuyền công nghệ mới hiện đại; thay thế việc điều khiển máy móc bằng con người sang điều khiển bằng điện tử. Tuy nhiên, để áp dụng hình thức này công ty cần phải có một lượng vốn rất lớn. Với tình hình công ty hiện nay, công ty chỉ có thể áp dụng phương thức này cho các nhà máy mới đang được xây dựng tại khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam.
.- Đầu tư đổi mới máy móc có trọng điểm: Nhìn vào thực trạng máy móc thiết bị đã quá lạc hậu hiện nay cảu công ty, việc đầu tư máymcó thiết bị là một yêu cầu khách quan. Tuy nhiên, do tiềm lực tài chính của công ty không cho phép đầu tư đổi mới hoàn toàn, đầu tư tràn lan mà phải đầu tư có tính trọng điểm theo hướng thay thế dần thiết bị cũ, lạc hậu, đồng bộ hoá day chuyền nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Ban lãnh đạo công ty cần chỉ đạo cho cán bộ kỹ thuật xem xét kiểm tra và đánh giá toàn bộ máy móc thiết bị về số lượng, chất lượng và khả năng thực tế của máy móc, rà soát các dây truyền sản xuất, từ đó phân loại xem máy móc thiết bị nào trong dây truyền sản xuất là kém nhất, bộ phận nào ảnh hưởng lớn nhất, quan trọng nhất đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ đó, xác định khu vực cần phải đầu tư ngay, bộ phận nào có thể chậm lại. Do hạn chế về vốn nên công ty cần phải đầu tư lần lượt theo thứ tự, bắt đầu từ khâu quan trọng, cần thiết tránh dầu tư tràn lan, vừa không có khả năng, vừa lãng phí và không mang lại hiệu quả.
- Đầu tư theo chiều sâu về công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm: Công ty nên đầu tư công nghệ vào nhà máy sợi vì chất lượng sợi ảnh hưởng đến chất lượng vải được sản xuất và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm quần áo của nhà máy may thêu.
Hiện nay công ty đã có một dây chuyền kéo sợi và se sợi, công ty nên đầu tư để nhập công nghệ lọc bông, sơ chế bông sau đó mới đưa vào cuộn bông như hiện nay. Đây là biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sợi, nâng cao độ mịn, độ bóng và giảm tỷ lệ rác trong sợi. Cần thay thế một số máy dệt đã quá lạc hậu. Chủ yếu là các máy dệt được nhập từ ngày đầu mới thành lập công ty. Bên cạnh đó, cần sớm hoàn thành công nghệ xử lý, tẩy nhuộm vải, đây là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm vải, công đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vải. Những năm qua việc tẩy, nhuộm vải chủ yếu phải thuê gia công ngoài, công việc này vừa tốn kém chi phí vận chuyển chi phí gia công, mất thời gian. Đầu tư công nghệ tẩy nhuộm vải là một việc làm rất cần thiết, vừa giảm chi phí vừa nâng cao chất lượng sản phẩm.
Dù đầu tư đổi mới hoàn toàn hay có trọng điểm thì cũng phải đảm bảo tính đồng bộ, tính khép kín của dây truyền sản xuất nhằm đảm bảo tính hiệu quả của thiết bị
Điều kiện thực hiện:
Để thực hiện được giải pháp này đòi hỏi một lượng vốn rất lớn để đầu tư máy móc thiết bị đồng thời tìm kiếm địa điểm thuận lợi để đặt nhà máy. Để có được nguồn vốn đáp ứng cho đổi mới công nghệ công ty cần:
Một là: Khai thác và lập nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ, cần tiến hành xác định được nhu cầu vốn đầu tư một cách chính xác. Muốn vậy công ty cần làm tốt công tác lập dự án đầu tư TSCĐ để khai thác lựa chọn nguồn vốn đảm bảo tính thích hợp và hiệu quả. Bên cạnh đó cần đa dạng hoá nguồn tài trợ để có điều kiện cân nhắc, lựa chọn cơ cấu các nguồn tài trợ hợp lý có lợi cho công ty. Tuy nhiên, những định hướng cơ bản cho việc đầu tư khai thác, tạo lập nguồn vốn này phải đảm bảo khả năng tự chủ trong hoạt động đầu tư, hạn chế và phân tán rủi ro.
Hai là tiến hành tổ chức tốt công tác đầu tư xây và mua sắm TSCĐ nhằm hạn chế tình trạng thiếu thông tin mua phải máy móc không đúng chất lượng, mua với giá quá cao gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả đầu tư.
Ba là cần tổ chức cán bộ đi tìm hiểu thị trường công nghệ để có chính sách mua sắm thiết bị hợp lý và chính xác.
Hiệu quả đạt được:
Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị sẽ đem lại cho công ty những lợi ích rất to lớn:
- Giúp công ty có cơ hội tiếp cận với những máy móc thiết bị hiện đại và tiên nhất trên thế giới. Đây chính là tiền đề cho doanh nghiệp cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Giảm được chi phí sản xuất như: chi phí thuê ngoài ra công, rút ngắn thời gian sản xuất( thời gian đi gia công vải)
- Hệ thống máy móc đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị…
Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị chính là biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Nâng cao hệ số thời gian làm việc của máy móc thiết bị
Phương thức tiến hành:
Mặc dù hiện nay công ty đã tiến hành sản xuất ba ca nhằn nâng cao hệ số làm việc của máy móc thiết bị. Tuy nhiên, việc thực hiện sản xuất ba ca vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Công ty cần tiến hành công tác bố trí máy móc thiết bị và ca làm việc hợp lý hơn.
Hiện nay mới chỉ có nhà máy sợi là được bố trí làm việc ba ca một ngày, công ty cần nghiên cứu bố trí chế độ làm việc ba ca cho các nhà máy khác nhằm giảm chi phí cố định, tận dụng hết công suất của máy móc, tiết kiệm nhiều chi phí khác…, Tuy nhiên, công ty cần phải có chính sách lương, thưởng và áp dụng các hình thức bồi dưỡng hợp lý cho người lao động nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.
Bên cạnh đó, việc bố trí lao động làm việc trong các ca cần được quan tâm đúng mức về cả cơ cấu và số lượng: mỗi ca cần đảm bảo số lượng công nhân phù hợp, có cán bộ phụ trách kỹ thuật nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục của máy móc; giao nhiệm vụ trực tiếp tới từng ca, từng tổ, từng công nhân…
Điều kiện thực hiện:
Để đảm bảo quá trình hoạt động liên tục của dây truyền thì cần làm tốt công tác tổ chức cung cấp nguyên vật liệu kịp thời, đúng chất lượng, số lượng, chủng loại; kế hoạch thu mua nguyên vật liệu hợp lý. Muốn vậy cần làm tốt công tác dự báo nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu; tích cực tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu tránh tình trạng độc quyền cung ứng để giảm thiểu độ rủi ro và sức ép từ phía nhà cung ứng.
Nâng cao ý thức tự giác của người lao động, tăng cường công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị một cách thường xuyên và có kế hoạch.
Có lực lượng cán bộ kỹ thuật cũng như cán bộ phụ trách từng ca có trình độ và trách nhiệm đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
Hiệu quả đạt được:
Nâng cao hệ số thời gian làm việc của máy móc thiết bị là biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty với chi phí khá thấp. Vừa tận dụng được tối đa công suất máy móc thiết bị, nâng cao được năng suất lao động cũng như giảm thiểu chi phí nhân công, chi phí điện nước, chi phí thuê náy nóc nhà xưởng….
1.3. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ trong quá trình sản xuất.
Phương thức thực hiện:
Thực hiện phân loại, phân cấp TSCĐ, tiến hành giao TSCĐ cho từng bộ phận, các nhân có trách nhiệm quản lý nhằm nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm của người lao động
Cán bộ kỹ thuật cần tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện qui trình công nghệ, thời gian làm việc của máy, phát huy tối đa công suất của tài sản, giảm bớt chi phí trên một đơn vị sản phẩm và chi phí chung.
Định kỳ cần tiến hành công tác kiểm kê, đánh giá để nắm vững tình hình TSCĐ để có kế hoạch sữa chữa, bảo dưỡng kịp thời tài sản hư hỏng, có biện pháp thay thế máy móc đã bị lạc hậu.
Điều kiện thực hiện:
Để thực hiện được biện pháp trên công ty cần xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ trình độ và có ý thức cao trong việc đôn đốc, nhắc nhở công nhân. Cũng như nắm chắc được tình hình tài sản cố định của công ty một cách chính xác cả về số lượng cũng như chất lượng.
Thường xuyên nâng cao ý thức tự giác của người lao động trong việc bảo vệ máy móc thiết bị cũng như nâng cao năng suất lao động.
Có chính sách tiền lương, thưởng cho công nhân làm việc tốt, khuyến khích công nhân tìm tòi, phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động. Từng tháng, quý có tổng kết khen thưởng cũng như phạt với những công nhân làm tốt cũng như vi phạm.
Hiệu quả đạt được:
Đây là biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị cũng như tăng năng suất lao động có hiệu quả và tốn chi phí rất thấp.
Đây là phương pháp giúp công ty dễ dàng trong công tác quản lý máy móc cũng như tài sản khác của công ty.
tạo điều kiện thuận lợi trong công tác lập kế hoạch sửa chữa cũng như mua sắm thiết bị….
1.4. Đào tạo, tuyển dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao.
Phương thức thực hiện:
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty còn khá khiêm tốn, trong khi đó công ty lại có địa bàn trải rộng ở nhiều nơi gây khó khăn rất lớn trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị.
Công ty cần phối kết hợp với các trung tâm giới thiệu việc làm của các báo có uy tín và các trường dạy nghề tại Hà Nội và các vùng lân cận để tìm nguồn và dự trữ nguồn lao động chất xám cũng như lao động phổ thông có chất lượng cao cho công ty. Công ty cần tổ chức bộ phận chịu trách nhiệm đào tạo theo định kỳ và đào tạo ngắn hạn hàng năm nhằm cung cấp lao động cho công ty và các đơn vị khác nếu cần.
Công ty cần tổ chức đội cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ chuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị cho toàn công ty, thay vì bố chí mỗi phân xưởng hay nhà máy một vài cán bộ kỹ thuật. Thực hiện được điều này vừa giảm được chi phí nhân công vừa thuận lợi trong công tác quản lý và bồi dưỡng nâng cao trình độ khi cần thiết.
Điều kiện thực hiện:
- thành lập bộ phận chuyên trách về tuyển dụng, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. Đồng thời lên kế hoạch hoạt động chi tiết trong từng thời kỳ cụ thể.
- Thường xuyên có mối liên hệ với các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề trong khu vực cũng như các trung tâm giới thiệu viẹc làm.
Hiệu quả đạt được:
Biện pháp này giải quyết được một trong những khó khăn cơ bản của doanh nghiệp thời điểm hiện tại. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ giúp doanh nghiệp.
- Đáp ứng được nhu cầu lao động hiện tại của doanh nghiệp, đặc biện là cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao.
- Giúp công ty sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động hiện có và góp phần nâng cao tay nghề lao động cho công nhân công ty. Với lượng lao động đủ về chất và lượng, máy móc thiết bị sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, công suất cũng như chức năng máy móc thiết bị sẽ được tận dụng tốt hơn.
Từ đó góp phần cải thiện đáng kể hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty.
1.5. Giảm chi phí cố định
Phương thức thực hiện:
Chi phí cố định là những chi phí sử dụng máy móc thiết bị, chi phí quản lý. Tăng một đơn vị sản phẩm sẽ làm cho chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm giảm. Công ty có thể tăng sản lượng tiêu thụ bằng cachs nâng cao hiệu quả sử dụng công suất thiết bị, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân để tăng năng suất lao động. Trong những năm gần đây đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh là một yêuc cầu tất yếu của công ty. Nhưng việc khai thác máy móc thiết bị lại chưa có hiệu quả ngay, công ty chưa phát huy hết công suất sử dụng các thiết bị này. Cần luôn có sự phối hợp kiểm tra của các đơn vị có liên quan về thực trạng, giá trị, chế độ làm việc của máy móc thiết bị để có biện pháp, kế hoạch sử dụng, sửa chữa hợp lý.
Các phòng ban cần phối hợp với phòng kỹ thuật trong công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản cố định.
Điều kiện thực hiện:
Tất cả các phòng ban trong công ty cần phải phối hợp, gúp đỡ nhau để giảm chi phí cố định:
- Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm lên kế hoạch thiết kế sơ đồ bố trí dây truyền sản xuất hợp lý, giảm chi phí vận chuyển, chi phí nhân công…
- Phòng kế hoạch thị trường nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng để đưa vào sản xuất các sản phẩm mới tận dụng hết công năng dây chuyền sản xuất cũng như kho tàng, bến bãi. Góp phần giảm tới mức thấp nhất chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả đạt được:
Giảm chi phí cố định là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định nói riêng và nâng cao hiệu quả sản xuất nói chung đối với công ty. Giảm chi phí cố định trên một sản phẩm góp phần giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường; năng lực cạnh tranh được nâng cao và sản phẩm của công ty ngày càng đến gần hơn với thị trường. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển của công ty.
1.6. Nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới
Phương thức thực hiện:
Phòng kỹ thuật phối hợp với phòng kế hoạch thị trường nghiên cứu thiết kế ra các sản phẩm mới có khả năng tận dụng hết công suất cũng như chức năng máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cần phải đưa ra được loại sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường; mang tính độc đáo và sáng tạo cao.
Điều kiện thực hiện:
Cán bộ kỹ thuật phải nắm rõ, có sự hiểu biết rõ về máy móc thiết bị, và dây truyền sản xuất hiện có cũng như qui trình sản xuất của công ty. Từ đó, tìm ra được khâu mạnh yếu của quá trình sản xuất; khả năng nào chưa được tận dụng để có đưa ra được những thiết kế khả thi.
Cán bộ phòng kế hoạch thị trường cần nghiên cứu kỹ nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng đặc biệt chú ý đến thị trường nước ngoài. Trên cơ sở những kế hoạch và chiến lược phát triển của công ty, kết hợp với thiết kế của phòng kỹ thuật đưa ra đực sản phẩm mới đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp và được thị trường chấp nhận.
Hiệu quả đạt được:
Làm được điều này không những tiết kiệm được chi phí máy móc mà công ty còn nâng cao được uy tín của công ty trên thị trường, mở rộng hơn nữa thị trường của công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh bằng các sản phẩm mới chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng. Đặc biệt, nghiên cứu sản phẩm phục vụ cho việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài một thị trường tiềm năng, mang lại lợi nhuận cao.
Đây là một biện pháp công ty cần khuyến khích thực hiện trong thời gian tới khi mà các công ty nước ngoài tràn vào Việt Nam thì những sản phẩm mới mang tính sáng tạo và có hàm lượng công nghệ cao sẽ là một lợi thế cạnh tranh rất hiệu quả.
1.7. Áp dụng hình thức thuê mua tài chính
Phương thức thực hiện:
Đây là hình thức khá phổ biến ở nước ngoài nhưng chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy: cho thuê máy móc thiết bị thông qua hình thức thuê mua đã mở ra một khả năng quan trọng để thu hút nguồn vốn trung và dài hạn. Hình thức thuê mua giúp doanh nghiệp tránh được những sai lầm khi tự đi vay, tự mua sắm trang thiết bị. Vì các công ty thuê mua, không chỉ đơn thuần thay thế tín dụng ngắn hạn mà còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp mua sắm, thuê thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật, bảo hành, bảo trì, tư vấn hợp lý hoá và hiện đại hoá trang thiết bị.
Điều kiện thực hiện:
Để thực hiện được biện pháp này công ty cần có sự hỗ trợ rất lớn từ hệ thống tín dụng trong nước cũng như ngoài nước:
- Cần có một thị trường tín dụng phát triển
- Có được hành lang pháp lý về thuê mua tài chính hiện đại và hợp lý.
- Có mối quan hệ mật thiết với các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
Hiệu quả đạt được:
Với các thuận lợi trên, tín dụng thuê mua là hình thức đắc lực giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn về vốn, về cán bộ kỹ thuật, cũng như giảm được đáng kể các chi phí cho mua sắm máy móc thiết bị, tìm hiểu thị trường công nghệ…
Thuê mua tài chính sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của công ty trong bối cảnh chung của các doanh nghiệp Việt Nam là khó khăn về mặt tài chính. Đồng thời cũng giải quyết luôn khâu tìm hiểu thị trường công nghệ, chi phsi bảo dưỡng sửa chữa và đặc biệt là chi phí tư vấn….
Ngoài ra, trong điều kiện nhà nước ta đang chủ trương đưa các nhà máy ra khỏi trung tâm thành phố, công ty cần có giải pháp đưa các nhà máy về các khu công nghiệp tập trung ở khu vực ngoại thành. Điều này vừa giúp cho quá trình sản xuất cảu công ty được thuận lợi, đỡ chi phí vận chuyển nguyên vật liệu giữa các nhà máy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý. Đặc biệt là giảm được nhiều chi phí sinh hoạt vì chi phí ở khu ngoại thành rẻ hơn so với nội thành như: chi phí điên, nước, giá nhân công
2. Kiến nghị ở tầm vĩ mô ( Với cơ quan cấp trên )
- Xây dựng chiến lược hàng dệt may Việt Nam, tạo mối quan hệ liên kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp dệt may để có sự hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong công nghệ sản xuất và tiêu dùng sản phẩm. Có sự phối hợp với các tổ chức kinh tế Việt Nam ở nước ngoài để môi giới khách hàng, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm, và tìm hiểu thị trường công nghệ nước ngoài.
- Hỗ trợ công ty về vốn, giúp công ty khắc phục tình trạng khó khăn về vốn, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại.
Đối với các đơn vị dêth hiện nay cần tập trung chiều sâu, đặc biệt đầu tư công nghệ, thiết bị dệt nhuộm hoàn tất. Đơn vị nào chưa hoàn tất công tác đầu tư theo chiều sâu, chưa đầu tư mở rộng, cần chỉ đạo và phân công để tránh đầu tư tập trung, hạn chế các khâu đầu tư thừa không phát huy được hiệu quả. Có chiến lược phát triển hợp lý thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán và thị trường thuê mua tài chính…
- Đối với nguồn nguyên liệu trong nước, tiến hành quy hoạch lại vùng bông, đầu tư trung tâm tinh chế phân loại bông với thiết bị hiện đại, đảm bảo bông sản xuất công nghiệp có chất lượng cao. Giao kế hoạch cho các đơn vị trong tổng công ty tiêu thụ hết bông đã chế biến. Thông tin thường kỳ về giá bông trên thế giới cho các doanh nghiệp, dự kiến biến động của giá, thống nhất nhập bông trong từng thời kỳ giữa tổng công ty và các đơn vị. Nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ nguyên vật liệu đảm bảo quá trình sản xuất liên tục của dây truyền sản xuât.
- Cấp lãnh đạo thành phố tiếp tục cho công ty được hưởng chính sách ưu đãi về đầu tư như: giảm thuế thu nhập, thuế nhập khẩu, thuê đất, hưỡng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, đồng thời cấp vốn lưu động cho công ty vượt qua khó khăn.
- Cần có chính sách phát triển các ngành phụ trợ như công nghiệp hoá chất, công nghiệp chế biến, khuyến khích trồng bông để hạn chế nhập các nguyên liệu đầu vào, hoá chất, phụ liệu với giá cao.
- Riêng sở công nghiệp Hà Nội, cần tạo điều kiện cho công ty có thể đăng tải thông tin trên tạp chí của sở Công Nghiệp để quảng cáo giới thiệu sản phẩm. đồng thời thường xuyên cung cấp thông tin cho công ty về thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới.
KẾT LUẬN
Công ty dệt 19/5 là một doanh nghiệp nhà nước, thành lập được gần 50 năm. Cho đến nay công ty đã đạt được những thành tựu lớn, song cũng gặp không ít khó khăn. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định luôn là bài toán khó mà ban lãnh đạo công ty đang tìm lời giải đáp. Đây là một đề tài khá phức tạp và do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu, năng lực phân tích, đánh giá nên em chưa đi sâu nghiên cứu tìm hiểu hết được tất cả hệ thống tài sản cố định của công ty. Nhưng trong thời gian thực tập tại công ty, em đã cố gắng hết sức để tìm hiểu về công ty và tìm ra những thuận lợi cũng như trở ngại mà công ty đang gặp phải. Trong giới hạn của chuyên đề này, em đã phân tích thực trạng tài sản cố định của công ty, phân tích những thành công mà công ty đã đạt được trong những năm qua, đối chiếu với những điều kiện và năng lực của công ty để tìm ra những tồn tại. Trên cơ sở phân tích những tồn tại, để đưa ra một số phương hướng, giải pháp, kiến nghị, khắc phục những tồn tại, nâng cao khả năng hoàn thiện những điều kiện của công ty đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, góp phần quyết định trong nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cảu công ty. Có thể những giải pháp này còn mang tính khái quát và còn nhiều thiếu sót. Song em vẫn mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của công ty trong những năm tới.
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty dệt 19/5 HN…………………24
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu sản xuất của công ty dệt 19/5 HN………………………………….26
Sơ đồ 1.3: Qui trình công nghệ may…………………………………………………..28
Bảng1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 4 năm gần đây…………….10
Bảng 1.2: Kết quả tiêu thụ một số mặt hàng chính của công ty trong 5 năm…………12
Bảng 1.3: Kết quả tiêu thụ vải từ năm 2002 – 2006…………………………………...12
Bảng 1.4: Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm may…………………………………...14
Bảng 2.1: Bảng qui cách sản phẩm vải………………………………………………..17
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của công ty dệt 19/5HN…………………………………..19
Bảng 2.3: Thực trạng sử dụng máy móc thiết bị tại nhà máy dệt HN…………………30
Bảng 2.4: Thực trạng sử dụng máy móc thiết bị tại nhà máy may thêu……………….31
Bảng 2.5:Thực trạng sử dụng máy móc thiết bị tại nhà máy sợi HNội………………..32
Bảng 2.6:Thực trạng sử dụng máy móc thiết bị tại nhà máy dệt Hà Nam…………….33
Bảng 2.7: Thực trạng sử dụng máy móc thiết bị khác………………………………...34
Bảng2.8: Tình hình sử dụng máy móc thuê tài chính…………………………………35
Bảng 2.9: Cơ cấu TSCĐ trong tổng TSCĐ……………………………………………36
Bảng 210: Chỉ tiêu phản ánh tổng hợp………………………………………………...38
Bảng 211: Nhóm chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của TSCĐ………………………….40
Bảng 2.12: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của TSCĐ…………………….41
Bảng 2.13: Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức khấu hao của TSCĐ……………………….43
Bảng 2.14: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hàm lượng của TSCĐ…………………………...44
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển những năm tới…………………………………...50
Bảng 3.2: Kế hoạch đầu tư từ 2007 – 2010……………………………………………51
MỤC LỤC
Lời mở đầu……………………………………………………………………………...1
Phần 1:Tổng quan về công ty dệt 19/5 HN……………………………………………..3
I. Giới thiệu chung về công ty dệt 19/5 Hà nội………………………………………...3
Tên công ty…………………………………………………………………..3
Địa chỉ giao dịch……………………………………………………………..3
Loại hình doanh nghiệp……………………………………………………...3
Ngành và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu……………………………………...3
II. Quá trình hình thành và phát triển của công ty……………………………………...4
Giai đoạn 1959 – 1964……………………………………………………….4
Giai đoạn 1965 – 1988……………………………………………………….5
Giai đoạn 1989 – 1999……………………………………………………….6
Giai đoạn 1999 đến nay……………………………………………………...8
III. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty dệt 19/5 Hà Nội trong những năm tới…………………………………………………………………...10
Kết quả sản xuất kinh doanh trong 4 năm gần đây…………………………10
Kết quả tiêu thụ hàng hoá…………………………………………………..11
Phần 2: Thực trạng sử dụng TSCĐ ở công ty dệt 19/5 HN…………………………...16
I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếun ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ ở công ty dệt 19/5 Hà Nội……………………………………………………………………..16
1. Đặc điểm về sản phẩm………………………………………………………16
2. Đặc điểm về thị trường………………………………………………………17
3. Đặc điểm về nhân sự………………………………………………………...19
4. Đặc diểm về bộ máy tổ chức quản lý………………………………………..20
5. Đặc điểm về công nghệ……………………………………………………...28
II. Tình hình TSCĐ tại công ty dệt 19/5 Hà Nội……………………………………...29
Tài sản cố định……………………………………………………………..29
Cơ cấu TSCĐ của công ty dệt 19/5 HN……………………………………36
III. Hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty dệt 19/5 HN………………………………...38
1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp………………………………………...38
2. Phân tich một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ………………...39
III. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty dệt 19/5 HN……………………....45
Kết quả đạt được……………………………………………………………45
Những tồn tại và nguyên nhân……………………………………………...46
Phần 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty dệt 19/5 HN trong những năm tới…………………………………………………………………………50
I. Định hướng phát triển của công ty…………………………………………………50
1. Mục tiêu phát triển………………………………………………………….50
2. Phương hướng phát triển……………………………………………………51
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty dệt 19/5 HN…………….52
Kiến nghị tầm vĩ mô………………………………………………………..52
Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị………………………………………......52
Nâng cao hệ số thời gian làm việc của máy móc thiết bị…………………..55
Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu qaủ TSCĐ trong quá trình sản xuất…………………………………………………………………………56
Đào tạo tuyển dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân tay nghề cao………………………………………………………………………….57
Giảm chi phí cố định……………………………………………………….58
Nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới…………………………………………59
Áp dụng hình thức thuê mua tài chính……………………………………..60
Kiến nghị tầm vĩ mô………………………………………………………..61
Kết luận………………………………………………………………………………..63
.DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
TSCĐ: tài sản cố định
HN: Hà Nội
GTSXCN: Giá trị sản xuất công nghiệp
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kinh tế và tổ chức trong doanh nghiệp. Trường đại học Kinh tế quốc dân, khoa quản trị kinh doanh. Chủ Biên: PGS.TS Phạm Hữu Huy.
Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Trường đại học kinh tế quốc dân, khoa quản trị kinh doanh.
Giáo trình thống kê doanh nghiệp. Trường đại học kinh tế quốc dân, khoa kế toán – kiểm toán.
Giáo trình phân tích tài chính. Trường đại học kinh tế quốc dân, khoa tài chính – ngân hàng.
Nguồn số liệu công ty dệt 19/5 Hà Nội
Các luận văn khoá trước trường đaik học kinh tế quốc dân.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Trong thời gian thực tập tại công ty từ ngày mùng 4 tháng 1 đến 27 tháng 4 năm 2007, sinh viên Bùi Thị Ninh luôn thực hiện tốt nội qui, cũng như qui định của công ty. Hăng hái, nhiệt tình trong công việc, có nhiều đóng góp cho công ty.
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2007
Thủ trưởng đơn vị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32155.doc