Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần thương mại miền núi Phú Thọ

Cùng với sự phát triển đi lên của Tỉnh nhà, cổ ty cổ phần thương mại Miền núi Phú Thọ tiền thân Công ty thương mại Miền núi Phú Thọ đang có những bước chuyển mìn lớn lao. Tuy nhiên, quá trình hội nhập và phát triển phù hợp nền kinh tế mà trong đó sự cạnh tranh đã trở nên quá khắc nghiệt đối với mỗi doanh nghiệp. Đứng trước thuận lợi và khó khăn đó doanh nghiệp nào tận dụng được tối đa nguồn lực và phát huy được tối đa các lợi thế của mình thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng và phát triển mạnh mẽ.

doc65 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần thương mại miền núi Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh của mình hàng năm công ty bỏ ra một số tiền lớn cử cán bộ cũng như công nhân viên đi học lớp nâng cao nghiệp vụ tay nghề. Việc cử cán bộ đi học mặt tích cực, vừa là mặt tiêu cực của doanh nghiệp ở chỗ: đã chú trọng về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để lao động có thể đáp ứng được những công việc hiện tại và trong tương lai, song lại gây tốn kém về chi phí và thời gian. Ảnh hưởng đến hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của Công ty nói chung và hiệu quả sử dụng vốn công ty nói riêng. Về chi phí khi cử cán bộ đi học công ty phải khoản tiển lớn cho các cán bộ đi học và họ vẫn được hưởng lương và hơn nữa việc lãng phí thời gian trong hoạt động sản xuất nói chung khi cử người đi học công ty phải sắp xếp lại chỗ làm ổn định lại công tác tổ chức. Điều này làm ảnh hưởng tới tiến độ hoạt động chung của công ty cũng như công tác sử dụng vốn cố định nói riêng. Việc thiếu cán bộ giỏi cũng ảnh hưởng tới việc sử dụng sao cho hiệu quả các nguồn lực của công ty trong đó có việc sử dụng vốn. Vì vậy trong thời gian tới công ty nên có những biện pháp thu hút những nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao từ bên ngoài, song với các biện pháp cử đi đào tạo dài ngày đối với những cán bộ chủ chốt chốt của công ty để nâng cao khả năng quản lý. 2.1.2.3. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh Qua bảng chi phí kinh doanh của các của công ty trong các lĩnh vực kinh doanh có khái quát tỷ trọng các lĩnh vực kinh doanh của công ty và những ảnh hưởng của nói tới hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. Bảng 2. 1: Tỷ trọng lĩnh vực kinh doanh Lĩnh vực KD TM D.vụ ăn uống KD khách sạn Kinh doanh khác Đại lý hàng hoá Khối lượng ( triệu đồng) 33,448 406 428 27,999 1,193 Tỷ trọng 52.70% 0.64% 0.67% 44.11% 1.88% Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính Hình 2. 2: Tỷ trọng các lĩnh vực kinh doanh năm 2006 Qua bảng 4 và biểu đồ 7 chúng ta có thể thấy ngay kinh doanh thương mại và kinh doanh khác chiếm tỷ trọng lớn trong lĩnh vực kinh doanh của công ty lần lượt là 52,7 % và 44,11 %. Các lĩnh vực khác dịch vụ ăn uống, kinh doanh khách sạn tỷ trọng chiếm tỷ rất nhỏ 3,19 %. Chính điều này ảnh hưởng tới cơ cấu sử dụng vốn của công ty nói chung và cơ cấu sử dụng vốn cố định nói riêng. Trong đó lĩnh vực kinh doanh thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong việc sử dụng nguồn vốn cố định của công ty cụ thể là giá trị sử dụng đất chiếm tỷ trọng rất lớn, ngoài ra là các phương tiện chuyên trở như xe chuyên dụng dùng đề chở hàng hóa từ các kho tới các cửa hàng và tới các đại lý, ngoài ra còn khá nhiều nhà kho dùng để dự trữ hàng hóa. Với đặc thù kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau vì vậy công tác lập kế hoạch sử dụng và điều động các tài sản cố định cho từng lĩnh vực kinh doanh là hết sức cần thiết, tuy nhiên công tác này còn chưa được chú trọng. Ngoài ra việc quản lý khối tài sản lớn mà trước đây thuộc quyền sở hữu của Nhà nước chưa được chú trọng lắm dẫn tới tình trạng hỏng hóc và những sai sót trong quản lý vẫn xảy ra. Tuy nhiên, sau cổ phần hóa công tác quản lý tài sản đã được chú trọng hơn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mỗi người lao động trong công ty. Hơn thế kế hoạch điều độ sản xuất hay kế hoạch sử dụng tài sản cố định của công ty sao cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng lĩnh vực tránh tình tràng nơi này cần thì không có, nơi này có thì không cần trong thời gian trước đây. 2.1.2.4. Đặc điểm về vốn. Chúng ta phân tích qua đặc điểm nguồn vốn của công ty Bảng 2. 2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2003 – 2006 Chỉ tiêu Năm2003 Năm2004 Năm2005 Năm2006 Trị số (đồng) Tỷ trọng Trị số (đồng) Tỷ trọng Trị số (đồng) Tỷ trọng Trị số (đồng) Tỷ trọng 1. Nguồn vốn CSH 26,008,111,565 54.24% 25,447,365,004 55.12% 25,627,194,483 53.25% 5,664,615,070 53.70% 2.Vốn vay 15,833,090,746 33.02% 16,921,886,105 36.66% 15,725,164,104 32.68% 3,278,778,087 31.08% - Vay ngân hàng 12,945,398,155 27.00% 13,710,963,775 29.70% 12,661,907,300 26.31% 2,992,636,487 28.37% - Vay các quỹ khác 1,435,232,204 2.99% 1,506,826,366 3.26% 1,422,739,488 2.96% 127,283,400 1.21% - Vay huy động 1,452,460,387 3.03% 1,704,095,964 3.69% 1,640,517,316 3.41% 158,858,200 1.51% - Nợ khác 6,106,797,689 12.74% 3,795,828,544 8.22% 6,770,641,413 14.07% 1,605,957,262 15.22% Tổng 47,948,000,000 100% 46,165,079,653 100% 48,123,000,000 100% 10,549,350,419 100% Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Nhận xét: Như vậy chúng ta có thể thấy rằng nguồn vốn của công ty tương đối ổn định ngoại trừ giai đoạn sau cổ phần hóa 2005 – 2006 tổng nguồn vốn của công ty giảm mạng từ trung bình 47,412,026,551 đ năm giai đoạn 2003 – 2005 xuống còn 10,549,350,419 đồng tương ứng với 77,75%. Điều này là do một phần sau khi cổ phần hóa do việc đánh giá lại giá trị tài sản của công ty đặc biệt là tài sản cố định đã làm giảm mạnh giá trị tài sản cố định của công ty, tuy nhiên đó mới là giá trị thực của công ty. Mặt khác sau cổ phần hóa công ty tiến hành cắt giảm một số chi nhánh tại Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai điều này cũng làm giảm đáng kể tài sản cố định của công ty. Tuy tổng nguồn vốn của công ty giảm mạng nhưng cơ cấu nguồn vốn của công ty là tương đối ổn định nguồn vốn chủ sở hữu vào khoảng 54% tổng nguồn vốn như vậy có thể nói nguồn vốn cố định của công ty là tương đối ổn định chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Tuy nhiên, cũng cho thấy một điều giá trị còn lại của tài sản cố định của công ty là thấp do tài sản của công ty phần lớn là những tài sản cũ từ những năm 90 phần lớn trong số đó đã khấu hao hết do đó cần biện pháp huy động vốn tăng giá trị hiện đại hóa cho tài sản cố định giúp tăng giá trị nguồn vốn của công ty. Đây mạnh công tác huy động vốn từ các nguồn bên ngoàu cũng như nội bộ công ty làm một biện pháp cần thiết nhằm tăng khả năng hiện đại hoá tài sản cố định cũng như có các dự án đầu tư lớn trong tương lai của công ty. 2.2. Thực trạng công tác sử dụng vốn cố định của Công ty 2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản của của công ty Dưới đây là bảng số liệu tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Thươmg mại miền núi Phú Thọ. Bảng 2. 3: Cơ cấu tài sản của công ty qua các năm Chỉ Tiêu 2003 2004 2005 2006 Trị số (1000đ) Tỷ trọng Trị số (1000đ) Tỷ trọng Trị số (1000đ) Tỷ trọng Trị số (1000đ) Tỷ trọng 1. TSCĐ và Đầu tư DH 24,765,168 51.7% 21,097,322 54.7% 24,558,870 51.0% 4,835,030 48.4% 2. TSLĐ 23,182,834 48.3% 17,484,687 45.3% 23,564,229 49.0% 5,156,707 51.6% Tổng TS 47,948,002 100% 38,582,009 100% 48,123,099 100% 9,991,737 100% Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Đánh giá khái quát chúng ta có thể thấy tình hình tài sản của công ty ở giải đoạn 2003 – 2006 này có sự biến động thất thường. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia sự biến động này thành 2 giai đoạn . Giai đoạn 1 từ 2003 – 2005 giai đoạn trước cố phần hóa công ty có nguồn tài sản lớn hàng năm đạt xấp xỉ 48 tỉ đồng chỉ riêng năm 2004 thì tổng tài tài sản của Công ty chỉ đạt 38,582,009 nghìn đồng việc giảm tổng tài sản của công ty này phần lớn là do giảm tài sản lưu động của công ty 24,57% kéo theo tổng tài sản của công ty giảm mạnh tói 19,53%. Giai đoạn 2 Công ty từ 2005 - 2006 giai đoạn này là giai đoạn sau cổ phần hóa tổng tài sản của công ty có sự thay đổi lớn, giảm mạnh từ chung bình giai đoạn trước là 44,884,370 nghìn đồng xuống còn 9,991,737 đồng giảm tới 77,74 % mặc dù vậy điều này mới phản ánh trung thực tình hình tài sản hiện có của công ty. Dưới đây là tình hình tài sản của công ty được thể hiện qua biêu đồ sau: Hình 2. 3: Tình hình biến động của TSCĐ giai đoạn 2003 -2006 Chúng ta có thể lý giải sự giảm của tổng tài sản của công ty là do hai lý do sau. Thứ nhất về tài sản cố định: Việc định giá lại tài sản sau khi cổ phần hóa là việc làm bắt buộc của các công ty cổ phần, việc này giúp cho cổ đông nhận rõ giá trị thực của công ty đó là việc làm cần thiết. Điều này làm giảm mạnh tài sản cố định của công ty do phần lớn thiết bị công ty do nhà nước trang bị cho thòi gian trước đã bị khấu hao gần hết phần nữa trước đây nó bị định giá sai giá trị của minh. Ngoài ra sau cổ phân hóa thì việc cát giảm chi nhánh diễn ra ở các địa điểm như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm lượng tài sản cố định của công ty một cách mạnh mẽ. Tính ra lượng tài sản cố định của công ty năm 2006 giảm so 2005 là 19,723,840 đồng vào khoảng 80%. Thứ hai về tài sản lưu động: sau cổ phần hóa thì một phần vì tình hình hoạt động của công ty chưa ổn định một phần vì công ty muốn thu hẹp phạm vi kinh doanh cho nên điều này làm cho lượng vốn lưu động của công ty cũng giảm khá mạnh sức giảm đạt 78%. Ngoài ra còn một số lượng vốn lưu động phải thu khách hàng đã không thực hiện được, lượng vốn mà chi nhánh cũ vay để kinh doanh cũng không đòi được… Tuy có sự biến động phức tạp trong cơ cấu tài sản của công ty nhưng chúng ta có thể nhận thấy cơ cấu tài sản cố đinh của công ty tương đối ổn định trong giai đoạn này. Chúng ta có thể thấy rõ điều nay qua biểu đồ cơ cấu tài sản của công ty dưới đây: Hình 2. 4: Cơ cấu TSCĐ qua các năm 2003 – 2006 2.2.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty cổ phần Thương Mại Phú Thọ 2.2.2.1. Tình hình tài sản cố định của công ty Dưới đây là những thống kế phán ánh tình hình tài sử dụng tài sản cố đinh của công ty cổ phần Thương mại Miền núi Phú Thọ Hình 2. 5: Biến động tài sản cố định Bảng 2. 4:Tình hình tăng giảm tài sản cố định giai đoạn 2003 – 2006 CHỈ TIÊU 2003 2004 2005 2006 Trị số (1000đ) Trị số (1000đ) (+/-) (1000 đ) Trị số (1000đ) (+/-) (1000 đ) Trị số (1000đ) (+/-) (1000 đ) Nguyên giá TSCĐ 26,345,923 22,443,960 -3,901,964 26,126,457 3,682,498 5,143,649 -20,982,809 Giá trị hao mòn -1,580,755 -1,346,638 234,118 -1,567,587 -220,950 -308,619 1,258,969 Giá trị còn lại 24,765,168 21,097,322 -3,667,846 24,558,870 3,461,548 4,835,030 -19,723,840 Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Qua biểu đồ biến động tài sản cố đinh của công ty và qua bảng về tình hình biến động tài sản của công ty chúng ta có thể thấy ngay sự phân chia rõ ràng 2 giai đoạn của công ty trước và sau cổ phần hóa. Trước cổ phần hóa công ty theo số liệu kế toán công ty có lượng tài sản lớn trung bình đạt 23,473,787 nghìn đồng, sau cổ phần hóa thì giá trị của nó giảm mạnh chỉ đạt 4,835,030 nghìn đồng giảm mạnh tới 85 %, điều này lý giải ở trên do công tác cổ phần hóa vấn đánh giá lại giá trị tài sản cố định, việc cắt giảm các chi nhánh. Ngoài những nguyên nhân trên chúng ta cần nói tới một nguyên nhân chủ quan nữa đó là giai đoạn trước công tác quản lý tài sản và đánh giá trị tài sản của công ty là không tốt, dẫn tới tình trạng tài sản cố định của công ty được định giá quá cao ảnh hưởng tới số liệu phản ảnh tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty. 2.2.2.2. Cơ cấu TSCĐ Bảng 2. 5: Biến động từng loai TSCĐ giai đoạn 2003 - 2006 Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Trị số ( 1000đ) Trị số ( 1000đ) (+/-) Trị số ( 1000đ) (+/-) Trị số ( 1000đ) (+/-) Nhà cửa &Vật kiến trúc 13,289,514 11,256,358 -15.3% 13,853,641 23.1% 1,865,428 -86.53% Máy móc thiết bị 5,768,925 5,422,790 -6.0% 5,097,422 -6.00% 1,742,918 -65.81% Phương tiện vận tải 2,654,832 2,495,542 -6.0% 3,229,841 29.4% 782,594 -75.77% Dụng cụ quản lý 3,051,897 1,922,632 -37.0% 2,377,966 23.6% 444,090 -81.32% Tổng TSCĐ 24,765,168 21,097,322 -14.8% 24,558,870 16.4% 4,835,030 -80.31% Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Nhận xét : Qua bảng trên ta thấy sự biến động tài sản cố định của công ty biến động tương đối phức tạp tuy nhiên nó vẫn chia rõ 2 giai đoan biến động trước sau cổ phần hóa. Ngoài ra tình hình tài sản cố định ta thấy sự biện động dụng cụ quản lý là cao nhất đây là do công tác mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý trong những năm gầy đây cũng như vậy ta có thể thấy sự tăng lên của phương tiện vận tải do mua thêm ôtô để phục vụ công tác chuyên chở va sửa chữa lớn. Còn lại tất các tài sản khác đều giảm do khấu hao và hỏng hóc trong quá trình hoạt động ít được công ty bảo dưỡng sửa chữa. Qua đây chúng ta có thể thấy công tác quản lý cũng như công tác lên kế hoạch sử dụng sao cho hiệu quả tài sản cố định của công ty chưa tốt. Chưa có kế hoạch sử dụng tài sản cũng như công tác nên kế hoạch sử dụng hiệu quả tài sản có định của công ty. 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng 2. 6: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu (1000đ) 219,127,456 187,582,772 235,738,235 128,613,324 Lọi nhuân sau thuế (1000đ) 263,512 200,649 219,936 110,016 GTrị TSCĐ (1000đ) 24,765,168 21,097,322 24,558,870 4,835,030 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 0.011 0.010 0.009 0.023 Sức sản xuất TSCĐ 8.848 8.891 9.599 26.600 Suất hao phí TSCĐ 93.981 105.145 111.664 43.948 Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn cố định: 1) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (HTSCĐ) CT: HTSCĐ (%) = ΠR / TSCĐG Trong đó: HTSCĐ : Hiệu suất sử dụng tài sản cố định ΠR : Lợi nhuận ròng của kỳ tính toán TSCĐG : Tổng giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ. - Chỉ tiêu này dùng để biết một đồng giá trị tài sản cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ đó đánh giá trình độ sử dụng tài sản cố định qua các năm và khả năng sinh lời của TSCĐ trong kinh doanh. Với chỉ số này chúng ta có thể thấy rằng hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là rất thấp trung bình trong giai đoạn này 1 đồng tài sản cố định mới tạo ra được 0,013 đồng lọi nhuận hay để có thể có được 13 đồng lợi nhuận công ty phải cần có 1000 đồng tài sản cố định một con số rất thấp đối với một doanh nghiệp, điều này còn tồi tệ hơn khi chúng ta so sánh với tổng doanh thu hàng năm mà công ty thu được từ hoạt động kinh doanh. Mặc dù vậy chỉ số này không ổn định giai đoạn 2003 -2004 chỉ số này là rất thấp các năm đạt sấp xỉ 0.010 đến năm 2006 chỉ số này được cải thiện đáng kể đạt 0,023 có nghĩa là gấp 2,3 lần giai đoạn trước. Điều này đạt được một phần là sau cổ phần hóa giá trị tài sản của công ty bị định giá lại và giảm đi rất nhiều một phần khác đó là do các biện pháp mà công ty áp dụng nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ví dụ việc đầu tư vào các tài sản có giá trị và có khả năng sinh lời lớn như việc xây dựng nhà sàn ở Bến Đá, một số nhà hàng cùng một số khác nữa. Tuy nhiên mà về khách qua mà nói chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định chưa phán ánh rõ được tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty đã thực sự có hiệu ủa hay chưa. Bởi lẽ nó dựa vào số liệu tài sản trên sổ sách kế toán trong khi giá trị thực của tài sản cố định của công ty không đạt được giá trị lớn đến vậy điều này ảnh hưởng tới hệ số này làm giảm trị số của nó. Mặt khác về khách quan mà nói các biện pháp làm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty áp dụng nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn. Có thể thấy rõ mặc dù doanh thu hàng năm rất cao nhưng hiệu suât sinh lời vẫn rất thấp. Hình 2. 6: Hiệu suất sử dụng TSCĐ qua các năm Qua biểu đồ cho ta thấy mặc dù hiệu suất sử sử dụng tài sản của công ty trong giai đoạn này của công ty là rất thấp, mặc dù vậy nó cũng đã có những tín hiệu tốt hơn vào năm 2006 khi hiêu suất sử dụng tài sản cố định của công ty tăng tới 2,3 lần so với các năm trước mặc dù về giá trị là không lớn. Điều này cho thấy là các biện pháp nâng cao hiệu quả cố định mà công ty áp dụng trong thời gian qua đã có tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản cố đinh Dưới đây bảng số liệu về tình hình sử dụng cũng như hiệu suất sử dụng các lọai tài sản cố định hiện có của công ty Bảng 2. 7: Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2003 - 2006 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 0.011 0.010 0.009 0.023 Nhà cửa &Vật kiến trúc 0.046 0.018 0.016 0.059 Máy móc thiết bị 0.046 0.037 0.043 0.063 Phương tiện vận tải 0.099 0.080 0.068 0.141 Dụng cụ quản lý 0.086 0.104 0.092 0.248 Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Đánh giá chung tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty. Qua bảng hiệu suất sử dụng tài sản cố định của từng loại tài sản cố định ta có thể thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của từng loại tài sản duy trì ổn định ở mức thấp trong đó cao nhất là dụng cụ quản lý trung bình 0,133 tiếp đến là phương tiên vận tải đạt trung bình hảng năm là 0,097 ;máy móc thiết bị đạt 0,047 và thấp nhất là nhà cửa & vật kiến trúc chỉ đạt trung bình 0,035. Tuy nhiên số liệu không đều mà nâng cao nhất ở năm 2006 làm giá trị trung bình tăng cao. 2) Suất hao phí tài sản cố định: là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định (= 1/ HTSCĐ) Chỉ tiêu này cho biết giá trị tài sản cố định cần thiết để tạo ra một đồng lãi Tương tự như hiệu suất sử dụng tài sản cố định suất hao phí cho chúng ta thấy doanh nghiệp hao phí bao nhiêu đồng tài sản cố định để tạo ra một đồng lợi nhuận, đó đều là khả năng sinh lời của tài sản cố định. Trong giai đoạn 2003 -2005 để tạo ra một đồng lợi nhuận công ty cần chi phí hết trung bình 104 đồng tài sản cố định và riêng giai đoạn 2005 – 2006 là 44 đồng tài sản cố định để tạo ra một đồng lợi nhuận. Sở dĩ chia 2 giai đoạn như vậy bởi vì đây là 2 giai đoạn trước và sau cổ phần hóa, để cho mọi người thấy được những thay đổi của công ty trong việc nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của mình và sự thật công ty đã cõ những thành công bước đâu điều đó được thể hiện qua hiệu suất sử dụng và suất hao phí tài sản cố định đều tăng khả qua. 3) Sức sản xuất của tài sản cố định (SVTSCĐ) SVTSCĐ = TR / TSCĐG Trong đó: SVTSCĐ : sức sản xuất của tài sản cố định TR : Tổng doanh thu kỳ tình toán Chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị tài sản cố định đem lại mấy đồng doanh thu. Trước tiên chúng ta có thể xem qua tình hình sử dụng tài sản cố định công ty qua việc tạo ra doanh thu những năm gần đây thông qua đồ thị thể hiện sức sản xuất của tài sản cố định dưới đây: Hình 2. 7: Sức sản xuất TSCĐ Chúng ta có thể nhận thấy ngay chỉ số sức sản xuất của công công ty đạt tương đối cao trung bình giai đoạn 2003 – 2006 trung bình đạt 9,113. Có nghĩa là một đồng tài sản cố định của công ty giai đoạn này tạo ra được 9,113 đồng doanh thu, còn giai đoạn 2005 – 2006 thì chỉ số tăng cao hơn gấp 2,9 lần đạt 26,600 tương đương một đồng tài sản cố định tài sản cố định đã tạo ra 26,600 đồng doanh thu. Chúng ta có thể thấy rõ hơn qua bảng sức sản từng loại tài sản dưới đây cũng tăng cao. Bảng 2. 8: Sức sản xuất của từng loại TSCĐ 2003 - 2006 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Sức sản xuất TSCĐ 8.848 8.891 9.599 26.600 Nhà cửa &Vật kiến trúc 16.489 16.665 17.016 68.946 Máy móc thiết bị 37.984 34.592 46.247 73.792 Phương tiện vận tải 82.539 75.167 72.988 164.342 Dụng cụ quản lý 71.800 97.566 99.134 289.611 Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính 2.3. Các biện pháp mà Công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định những năm gần đây. - Về công tác quản trị phân cấp rõ ràng hơn đối với từng bộ phận phòng ban trong việc chịu trách nhiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của toàn công ty - Thực hiện việc nên kế hoạch sử dụng tài sản cố định cũng phân bổ kế hoạch cho các lĩnh vực kinh doanh sao cho phù hợp trong từng thời gian tháng, quý , năm và các kế hoạch dài hạn hơn nữa. Công tác lập kế hoạch mua sắm các tài sản có giá trị cũng đã được công ty chú trọng hơn nhằm tránh lãng phí nguồn lực vốn không được dồi dào như trước, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Một công tác không kém phần quan trọng mà trước đây còn thiếu sót đó là công tác nên kế hoạch sử chửa đại tu các loại tài sản của công ty đã được chú trọng hơn trước rất nhiều. - Về lĩnh vực nguồn nhân lực: Công ty chú trọng hơn trong việc đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ nhằm hạn chế những sai sót làm ảnh hưởng tới giảm hiệu quả cũng như hỏng hóc mất mát tài sản cố định mặt khác nhằm sử dụng một cách có hiệu quả hơn các tài sản cố định có giá trị lớn, hiện đại mà công ty có kế hoạch mua săm. Đồng thời với đó là kế hoạch dài hạn nhằm tuyển dụng đội ngũ nhân viên có trình độ học vấn cao đáp ứng được những đòi hỏi phát triển của công ty trong tương lai cũng như việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. - Cuối cùng công tác lập kế hoạch đầu tư xây dụng mua sắm các loại tài sản cố định có giá trị đã được công ty nghiên cứu và đưa vào thực hiện như việc xây dựng khu nhà ăn ở Bến Đá vào một số nhà nghĩ ở một số nơi ngoài ra công ty đang có kế hoạch xây dựng những khách sạn nhỏ phục vụ nhu cầu khách du lịch ngày càng cao của khách du lịch ỏ các khu vực du lịch nổi tiếng như Đền Hùng, đền Mẫu Cơ hay khu suối nước nóng Thanh Thủy, Khu vườn Quốc gia Xuân Sơn… Ngoài ra có công tác nên kế hoạch mua săm thêm các xe chuyên dụng phục vu hoạt động vận chuyển của công ty như xetec chở xăng, xe đông lạnh, đang co dự án đâu tư xây dụng một số chạm xăng ở những khu vực có tuyến đường liên tỉnh chạy qua. 2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng hiệu sử dụng vốn cố định của công ty 2.4.1. Ưu điểm trong việc tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty - Điều chúng ta có thể thấy ngay khi áp dung các biện pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn đó là các chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty liên quan đến việc sử dụng vốn cố định của công ty đã được cải thiện điều đó được thể hiện ở những con số năm 2006 các chỉ số về hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng 2,3 lần, sức hao phí tài sản cố định tăng 2,9 lần mặc dù đó chí con số nhỏ tuy nhiên đó là dấu hiệu cho thấy các biện pháp mà công ty sử dụng nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định đã mang lại những hiệu quả. - Nhũng biện pháp mà công ty đang áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình đã giúp làm thay đổi cách làm việc vốn trì trệ trước đây của công ty đi vào tổ chức và hoạt động một cách khoa học hơn trước đây. - Không những thế nó còn giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi hơn ví dụ trong công tác được trang bị thêm xe tải giúp công tác chuyên chở tiến hành một cách thuận tiện và nhanh chóng hơn trước. Đồng thời với nó là các hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty đã được nâng lên một cách rõ rệt. Ngoài ra nó đem lại cho toàn thế cán bộ công nhân viên trong công ty một tình thần trách nhiệm cao hơn trong công việc bởi những đầu tư đúng mức của công ty trong hiện tại cũng như các kế hoạch dài hơi trong tương lai. 2.4.2. Những tồn tại trong việc sử dụng vốn cố định của công ty Hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn cố định của công ty là rất thấp ví dụ như hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty đạt rất thấp 1000 đồng tài sản cố định mới tạo ra được 13 đồng lơi nhuận trong bốn năm gần đây từ 2003 -2006 mặc dù năm 2003 có những tín hiệu tốt chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng lên 2.3 lần so vói quân 3 năm trước đó đạt 1000 đồng tài sản cố định tạo ra được 23 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên đó vẫn là con số rất thấp, chúng ta cần so sánh với sức hao phí tài sản cố định chúng ta thấy sự bất cập trong việc sử dụng vốn trong khi sức hao phí tài sản cố định đạt rất cao trung bình 4 năm gần đây là 13,485 tức là một đồng tài sản cố định tạo ra gần 14 đồng doanh thu. Đó những bất cập về mặt số liệu về mặt thực tế chúng ta có thể hệ thống tài sản cố định của công ty vừa yếu vừa thiếu. Hệ thống cửa hàng thương mại được xây dựng từ lâu ít được quan tâm sửa chữa dẫn xuống cấp ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, hệ thống xe chuyên cho cũ và thiếu máy móc thiết phục vụ hoạt động quản lý và sản xuất cũng rất cũ làm giảm hiệu xuất làm việc. Công ty chậm trong việc đổi mới những hoạt động trên. Tiếp đến công tác lập kế hoạch điều động sản xuất và kế hoạch phân phối nguồn vốn cố định của công ty chưa được chú trọng, tuy nhiên trong giai đoạn sau cổ phần hóa công tác này đã được công ty chú trọng hơn và ngày càng trở thành những nội dung quan trọng trong hoạt động quản trị của công ty. Nếu như trước đây công tác lập kế hoạch trong việc đầu tư nguồn lực về vốn cố định là rất thiếu và yếu. Không có những không nên kế hoạch tổ chức thực hiện cũng như kế hoạch thư hút nguồn vốn từ bên ngoài nhằm nâng cao giá trị của tài sản cố định cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng trong công tác sản xuất kinh doanh. 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên Do đặc thù là một Công ty Nhà nước cũ và là một công ty thương mại hoạt động trong lĩnh vực cung cấp hàng chính sách cho nhân dân các huyện Miền núi Tỉnh Phú Thọ do đó Công ty được rất nhiều ưu đãi của Nhà nước - Vê chủ quan: Chúng ta có thể nhận thấy tuy đã chuyển đổi từ công ty Nhà nước sang công ty cổ phần nhưng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty vẫn là những con người cũ trước đây được Nhà nước cho đại diện nguồn vốn chi phối. Chính vì vậy đường lối phát triển còn chậm. Thêm vào đó đội ngũ cán bộ chậm đổi thay đổi ít được đào tạo chuyên sâu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng sử dụng kém các nguồn lực nói chung và nguồn vốn cố định nói riêng. - Về khách quan: Sau khi cổ phần hóa việc định giá lại tài tài sản nói chung và tài sản cố định nói riêng cùng với nó là việc cắt giảm các chi nhánh của mình làm cho gia trị tài sản hiện có của công ty giảm xuống nhanh ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất khi nguồn vốn cố định của công ty giảm tới 80%. - Công ty hệ thống cửa hàng lớn được đặt ở những vị trí đẹp của các huyện, mặt bằng kinh doanh rộng rãi. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị kinh doanh rất thấp. Công ty có kế hoạch chuyển đổi sang hình thức kinh doanh khác cho các cửa hàng kinh doanh không hiệu quả như chuyển qua làm các đại lý xăng dầu, xây nhà nghỉ, nhà hàng …phát huy tiềm năng du lịch của các huyện. Mặc dù vậy các biệt pháp còn chậm chuyển đổi do tổ chức chưa thống nhất, công tác huy động vốn còn rất chậm… - Ta có thể nhận thấy ngay đó là cơ sở vật chất yếu kém của Công ty mặc dù địa bàn kinh doanh của công ty thuận lợi. Tuy nhiên, hệ thống cửa hàng kho bãi của công ty trong kinh doanh rất yếu kém. Các quầy hàng, kho bãi xuống cấp nghiêm trọng không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. - Cở sở kĩ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty còn thiếu thốn và yếu hơn. Ví dụ một trong những mặt hàng mà công ty kinh doanh cho các huyện Miền núi Phú Thọ là xăng dầu. Tuy nhiên, công ty không trang bị hệ thống xe téc chở xăng dầu giúp linh hoạt trong hoạt động và an toàn trong hoạt động chuyên chở trên địa bàn rộng,. Hệ thống trang thiết bị máy móc văn phòng đặc biệt thiếu chậm đổi mới làm giảm năng xuất làm việc và tiêu cực trong quá trình tính toán. Tiếp đến công tác huy động vốn chưa thực sự diễn ra một cách mạnh mẽ nhằm tăng nguồn vốn phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh của Công ty. Khi chuyển sang công ty cổ phần hoạt động theo cơ độc lập tự chủ công ty không còn được những ưu đãi như trước đây mà cấp ủy chính quyền Tỉnh dành cho nữa như điều kiện vay tín dụng ngân hàng, hay cấp phép đầu tư các dự án mới cản trở quả trình phát triển của doanh nghiệp. Từ tất cả những điều trên chúng ta có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty Cổ phần Thương mại Miền núi Phú Thọ là thấp, nếu không nói là rất thấp. Do đó cần có những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty hơn nữa CHƯƠNG III – GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI PHÚ THỌ 3.1. Dự báo các yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Cổ phần Thương mại Miền núi Phú Thọ. - Về môi trường bên ngoài: Trong thời gian tới các chính sách của Đảng và Nước cũng như của chính quyền địa phương đề những ưu đãi đới với doanh nghiệp ở vùng chậm phát triển, vùng biên giới hải đảo và vùng dân tộc đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp hàng chính sách cho đồng bào các dân tộc do đó công ty cần có những chính sách thích hợp trong sử dụng các nguồn tài nguyên của mình nhất là trong công tác sử dụng vốn cố định. Ngoài ra với chính sách chuyển dịch cơ cấu nhanh chóng của Tỉnh Nhà sang hướng đẩy mạnh các ngành công nghiệp dịch vụ công ty cần có những hướng đi trước đón đầu đặc biệt trong ngành phát triển dịch vụ du lịch khách sạn cũng như các hoạt động đi kèm vốn là thể mạnh trong địa bàn hoạt động của công ty cần cố những đầu tư thích đáng vào tài sản của công ty. Theo định hướng đến năm 2010 về phát triển hệ thống thương mại – dịch vụ của Tỉnh Phú Thọ. Trong đó Tỉnh đặc biệt chú trọng đến việc phát triển kinh tế thương mại – dịch vụ thị trường miền núi ở các xã khó khăn ( 31 xã đặc biệt khó khăn địa bàn chính của công ty). Theo đó hình thành một số trung tâm thương mạiTrung tâm thương mại - dịch vụ thị trấn Hạ Hoà (gắn với khu du lịch Đầm Ao Châu), thị trấn Đoan Hùng, thị trấn Đồng Xuân - Thanh Ba, thị trấn Phong Châu, thị trấn Lâm Thao, thị trấn Hưng Hoá - Tam Thanh, thị trấn La Phù - Tam Thanh, thị trấn Thanh Sơn, Xã Văn Miếu - Thanh Sơn, thị trấn Yên Lập, Đông Phú - Cẩm Khê, trung tâm Thương mại cụm xã Hiền Lương - Hạ Hoà, xã Xuân Đài - Thanh Sơn, xã Lương Sơn - Yên Lập, xã Phương Xá - Cẩm Khê. Đó thực sự là điều kiện thuận lọi do đó công ty cần có những chiến lược đầu tư thich hợp đón đầu sự phát triển của Tỉnh nhà. - Về môi trường bên trong: Một số kế hoạch đầu tư trong hiện tại của công ty vẫn tiếp tục được thực hiện như xây nhà sàn ở Bến Đá, xây nhà ăn, mua sắm thêm các phương tiện chuyên chở … cũng như các kế hoạch đầu tư trong tương lai như xây các trạm bán xăng đầu tư xây khách sạn nhà nghỉ… điều này ảnh hưởng lớn tới cơ cấu tài sản của công ty trong tương lai gần sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty do chưa thu được doanh thu từ nhũng hoạt động đâu tư này. Ngoài ra các chính sách trong tuyển dụng vào đào tạo thêm nguồn nhân lực có tay nghề cao đều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn cố định nói riêng của doanh nghiệp. Tuy nhiên những chính sách trong tương lai của công ty trong tương lai làm tăng doanh thu đặc biệt tối đa hoá lợi nhuận nhăm tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định tránh tình trạng như một số năm trước đây trong khi giá trị doanh thu trên tổng tài sản cố định thường đạt rất caonhưng giá trị của lợi nhuận trên tổng tài sản cố định là rất thấp trung bình 4 năm trước mới chỉ đạt 0,13. Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do trình độ quản lý kém của công ty nên đã xảy ra tình trạng thất thoát cũng như không minh bạch trong tài sản của công ty. . 3.2. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Thương mại Miền núi Phú Thọ năm 2006 – 2010 Một số chỉ đạo đối Công ty cổ phần Thương mại miền Núi Phú Thọ từ cơ quan chủ quản là Sở Thương mại và Du lịch Tỉnh Phú Thọ: - Kiến nghị với Công ty Cổ phần Thương mại miền núi Phú Thọ Công ty cần có kế hoạch chủ động trong thu hồi vốn nhất là trong vấn đề đòi nợ và vốn tồn đọng trong quá trình chuyển đổi như: hàng hóa, nợ khó đòi tại một số chi nhánh đã cắt giảm như Lào Cai. Cần có kế hoạch tính toán tới hiệu quả kinh doanh để từ những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình sử dụng vốn rút ra những quyết định kinh doanh một cách khoa học, tính khả thi cao. Quan tâm tới các khoản chi một cách thường xuyên, liên tục và đảm bảo tính minh bạch để tránh gây thất thoát, lãng phí về vốn và tài sản. Do tính chất của ngành nghề kinh doanh, nhất là trong nhiệm vụ kinh doanh, phân phối hàng chính sách có những đặc thù riêng nên cần có những biện pháp bảo hộ lao động cho các Cửa hàng, cán bộ công nhân viên thường xuyên tiếp xúc với dầu, phân bón hóa học… Công ty cần đầu tư, và có kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, loại trừ bớt những phương tiện vận chuyển đã quá cũ, kho bãi xuống cấp một cách nghiêm trọng để giảm chi phí sửa chữa bảo dưỡng hàng năm. Chi phí này rất tốn kém mà không hiệu quả. Để hoạt động kinh doanh thật sự hiệu quả, cần quan tâm nhiều hơn đến hệ thống kênh phân phối hàng hóa hiện tại của Công ty, nhất là việc mở rộng, nâng cấp hệ thống một cách đúng mức. Công ty nên có kế hoạch chuyển đổi sang hình thức kinh doanh khác cho các cửa hàng kinh doanh không hiệu quả như chuyển qua làm các đại lý xăng dầu, xây nhà nghỉ, nhà hàng…phát huy tiềm năng du lịch của các huyện. Cần xây dựng hệ thống quản lý tài chính một cách có hiệu quả, thông qua các khoản thu chi để nắm bắt về thực trạng, tác động và hoàn thiện công tác quản lý tài chính, có tính toán và thống kê hàng tháng, năm tránh tình trạng lãng phí, thất thoát. Để sử dụng tài sản cố định một cách hiệu quả thì nhân tố con người là đặc biệt quan trọng. Chính vì thế Công ty Cổ phần Thương mại miền núi Phú Thọ cần làm tốt việc quản trị nhân lực từ khâu tuyển mộ, tuyển chọn đến việc đào tạo và sử dụng nhân lực một cách tốt nhất. Có thể nói đây là giai đoạn khó khăn của công ty trong những năm đầu thực hiện chuyển đổi hình thức hoạt động, mặc dù có những khó khăn trước mắt tuy nhiên nhận thấy đây là hướng đi đúng giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn trong thời kì mở cửa hơn lúc nào hết của nền kinh tế đất nước cũng như nên kinh tế của Tinh Phú Thọ. Hiểu rõ được những khó khăn và thách thức cũng như cơ hội của mình. Toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Thương mại Miền Núi Phú Thọ đồng lòng xây dựng công ty phát triển ngày càng lớn mạnh. Vì lẽ đó công ty đề ra phương hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn sắp tới. Phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Thương mại miền núi Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010: Phối hợp chỉ đạo đơn vị tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn được vốn, quản lý chặt chẽ, thực hiện nghĩa vụ ngân sách đầy đủ, luôn tạo việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động, đời sống của công nhân viên chức – lao động dần được cải thiện và nâng cao. Tận dụng những ưu thế hiện tại để giữ vững thị phần, tiếp cận và khai thác thị trường một cách tốt nhất, củng cố và nâng cao mạng lưới phân phối trong các huyện một cách năng động và hoạt động có hiệu quả. Đầu tư vào dây chuyền sản xuất, chuyển đổi một cách căn bản và phù hợp với các loại hình kinh doanh để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu nhất của nhân dân miền núi. Giữ vững và phát triển cơ cấu, số lượng các mặt hàng chính sách mà tỉnh và huyện giao cho như: muối Iốt, dầu hỏa, phân bón hoá học… Bồi dưỡng nâng cao tư tưởng chính trị và nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ toàn công ty. Tạo ra môi trường văn hóa doanh nghiệp tốt và một cơ chế thông thoáng hơn cho các hoạt động kinh doanh. Cắt giảm các chi phí không cần thiết: như chi phí văn phòng, chi phí khấu hao tài sản, chi phí thuế đất… và các chi phí khác liên quan đến việc giải quyết các tồn đọng còn lại trước khi cổ phần. Xây dựng cho bằng được một nền tài chính của Công ty rõ ràng trong sạch, công khai minh bạch hoá, làm cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư và tạo dựng lòng tin, chữ tín đối với các tổ chức tài chính tín dụng, luôn đáp ứng yêu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua tiến trình cổ phần hoá Công ty sẽ huy động được nguồn vốn xã hội bao gồm: vốn của cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài doanh nghiệp để công ty tái đầu tư, đổi mới công nghệ để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.3. Mục tiêu của công ty Cổ phần Thương mại Miền Núi Phú Thọ Mặc dù năm 2006 một số chỉ tiêu kế hoạch của công không đạt được. Tuy nhiên tin tưởng vào đường lối và chiến lược củaminh khi chuyển đổi sang công ty cổ phần. Công ty cổ phần Thương mại Miền núi Phú Thọ bằng quyết tâm của toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý cũng như toàn bộ nhân viên trong công ty quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch năm 2007 và 2008. Dưới đây là một số chỉ tiêu kế hoạch mà công ty đề r cho 2 năm tiếp theo. Bảng 3. 1: Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2007 và năm 2008 TT Chỉ tiêu Đv tính 2007 2008 1 Tổng doanh thu Triệu đồng 99,000 109,000 - Kinh doanh thương mại " 88,000 96,800 - Dịch vụ ăn uống " 1,320 1,452 - Kinh doanh khách sạn " 1,320 1,552 - Kinh doanh khác " 7,260 7,986 - Đại lý hàng hoá " 1,100 1,210 2 Tổng chi phí Triệu đồng 98,560 108,476 - Giá vốn hàng hoá " 92,620 101,882 - Chi phí hàng hoá " 4,752 5,227 - Chi phí quản lý " 1,188 1,367 Trong đó: Thuế các loại (MB,Đ) " 103.40 113.74 3 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 440 484 4 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 316.50 348.48 5 Các khoản phải nộp ngân sách Triệu đồng 737 810.70 - Thuế VAT " 510.4 561.44 - Thuế thu nhập DN " 123.2 135.52 - Thuế khác " 103.4 113.74 6 Thu nhập bình quân Triệu đồng 1.1 1.2 7 Lao động Người 150 160 8 Vốn điều lệ Triệu đồng 6,160 6,776 9 Tỷ lệ cổ tức % 5.61 6.17 Nguồn: Phòng kế toán tài chính 3.4. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Cổ phần Thương Mại Miền núi Phú Thọ 3.4.1. Hoàn thiện bộ máy quản trị Để có được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động sử dụng sao cho hiệu quả nguồn vốn cố định của công ty thì trước hết bộ máy quản trị có vài trò quan trọng và trước hết trong các hoạt động. do bộ máy quản trị là nơi ra các quyết định trong việc đầu tư cũng như các chính sách sử dụng cũng như phân phối sao cho hợp lý các nguồn tài nguyên trong đó có tài sản cố định của công ty. Vì vậy, công ty trước hết và cần thiết nhất công ty cần có những biện pháp nhằm củng cố bộ máy quản trị để chúng trở thành một khối thống nhất bền vững bởi chỉ có đoàn kết thì doanh nghiệp mới có thể phát triển một cách nhanh chóng và bền vững được. Tiếp đó cần phân rõ quyền hạn và trách nhiệm cũng như sự tự chịu trách nhiệm trước những sai lầm do bộ phận và phòng ban đó gây ra đối với công tác sử dụng vốn của công ty. Trước đây khi còn hoạt động theo cơ chế là một doanh nghiệp Nhà nước nặng về xin cho trách nhiệm cũng như quyền hạn của cá nhân nói chung, bộ máy quản trị nói riêng là bị xem nhẹ chính điều này tạo ra thói quyen không tốt trong việc sử dụng tài sản cố định của công ty bởi lẽ yếu quyền hạn và trách nhiệm không gắn với nhau cùng với lợi ích của công ty và của các cá nhân. Sau cổ phần hóa điều này đang được cải thiện dần tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu do nhà nước lắm giữ còn lớn chiếm tới 40% do đó giảm hiệu quả của các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định do trách nhiệm và quyền hạn của các nhân không tách biệt rõ ràng. Vì vậy Nhà nước cần có những biện pháp giảm thiểu tác động của mình tới doanh nghiệp để cho nó phát triển một cách lành mạnh hơn gắn trách nhiệm với cá nhân rõ ràng hơn. Đầu tiên bộ máy quản trị cấp cao tức là ban giám đốc của doanh nghiệp cần làm tốt công tác lập kế hoạch và ra các quyết định đầu tư về tài sản cố định sao cho phù hợp với tình hình hoạt động cũng như khả năng nguồn vốn của công ty. Tiếp đến các phòng ban triển khai các kế hoạch của ban quản trị cấp trên. Cụ thể phòng tổ chức tài chính vạch ra các kế hoạch nhăm thực hiện việc sử dụng nguồn vốn cố định như kế hoạch huy động vốn, kế hoạch phân phối sử dụng tài sản cố định, kế hoạch mua sắm, kế hoạch sửa chữa. Phòng kinh doanh thu thập, phân tích và đề xuất những kiến nghị cho cấp trên trong công tác sử dụng vốn cố định trong tình hình hiện tại cũng như sự phát triển sau này. Phòng tài chính kế toán cần làm tốt công tác tổng kết và thu thập phần tích các số liệu về tình hình kinh doanh cũng như việc sử dụng tài sản cố định của toàn công ty để ban giám đốc có được những thông tin cần thiết trong việc ra kế hoạch, cũng như các chiến lược trong tương lai. Các cửa hàng triển khai công tác thực hiện kế hoạch của công ty đến từng cán bộ công nhân viên. Riêng đối với xí nghiệp sản xuất muối iốt xí nghiệp tự lập kế hoạch sao cho phù hợp tình hình thị trường sau đó đề xuất với tổng công ty để đưa ra quyết định sau cùng. 3.4.2. Nâng cao trình độ của người lao động Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó chính là trình độ tay nghề của người lao động. Bởi vì chính người lao động là những người trực tiếp sản xuất trên những trang thiết bị cũng như tài sản cố định của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc nâng cao trình độ người lao động tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, nâng cao tay nghề giúp người lao động sử dụng tốt các nguồn tài nguyên của công ty tránh lãng phí hỏng hóc ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của máy móc cũng như công tác lập kế hoạch của công ty về tài sản cố định. Nâng cao trình độ tay nghề người lao động còn làm cho họ có thể thích nghi tiếp cận ngay trang thiết bị hiện đại và tình thần trách nhiệm đối với tài sản mà họ được sử dụng từ đó có những sáng kiến cải tiến làm lợi cho công ty. Ngoài ra, chính người lao động cũng là một tài sản quý giá của doanh nghiệp chính vì vậy cần có những chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lí. Trước mắt để đáp ứng nhu cầu lao động tăng theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo kế hoạch đến năm 2007 doanh nghiệp cần có 150 lao hiện số lao động toàn công ty mới chỉ co 115 lao động chính vậy cần kế hoạch tuyển chọn gấp thêm 25 lao động mới để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải vì cần có đủ số lượng mà có thể tiếp nhận lao động có trình độ lao động thấp, cần có khâu tuyển chọn những lao động có khả năng có trình độ học vấn tương đối cao. Ngoài ra những cán bộ quản lý cần tuyển chọn những người có trình độ từ trên đại học trở lên ưu tiên những người có trình độ trên đại học và có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý.Song song với đó là thường xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển của công ty, đồng thời có kế hoạch cử các cán bộ có năng lực đi học các lớp nâng cao trình độ quản lý đặc biệt trình độ trên đại học nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Để nâng cao trình độ lao động của công ty từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty. Doanh nghiệp cần nhắm tới hai mục tiêu cơ bản thứ nhất là các công nhân có tay nghề lao động cao, thứ hai hướng tới nhũng người có trình độ học vấn cao đặc biệt những người có kinh nghiệp trong quản lý kinh doanh thương mại và quản lý cấp cao. 3.4.3. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch Sau yếu tố con người, thì công tác lập kế hoạch là công tác bắt buộc cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp bởi chỉ có lập kế hoạch một cách đầy đủ chi tiết doanh nghiệp mới có thể phản ứng tốt với những điều kiện thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh cũng những thay đổi đột xuất của các loại tài sản cố định như thiên tai địch hoạ. Chỉ có lập kế hoạch tốt thì doanh nghiệp mới sử dụng một cách hợp lý các nguồn vốn cũng như nguồn vốn cố định của doanh nghiệp ví dụ công tác lập kế hoạch sử dụng các loại tài sản, kế hoạch thay thế sửa chữa sao cho hợp lý mà không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít tới kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Các chiến lược đầu tư mua sắm một cách hợp đối với sự phát triển trong hiện tại cũng như tương lai của doanh nghiệp. Trước đây công tác lập kế hoạch điều động sử dụng sao cho hiệu quả các nguồn tài sản cố định của công ty là rất yếu. Gấn như không có kế hoạch dài hơi trong đầu tư mua sắm trang thiết bị sản xuất kinh doanh hiện đại phục vụ cho sản xuất kinh doanh, nhu cầu đến đây thì đề nghị cấp trên ( Nhà nước), cấp trên đồng ý và đầu tư. Kế hoạch sửa chữa không có hỏng hóc thì sửa chữa hoặc đề nghị cấp trên cấp cho. Tóm lại công tác lập kế hoạch trong việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định là rất yếu, cần hoàn thiện. Hiện nay là công ty cổ phần để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp thì điều trước tiên phải sử dụng sao cho hợp lý nguồn tài nguyên của doanh. Một trong các biện pháp đó là nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và công tác lập kế hoạch giữ vai trò then chốt cho sự thành công đó. Chính vì vậy để hoàn thiện khâu lập kế hoạch đối với việc sử dụng tài sản cố định sao cho có hiệu quả nhất. Trước hết chúng ta cần làm tốt khâu kiểm tra kiểm soát để lắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh của công của toàn bộ công ty đặc biệt tình hình biến động của tài sản cố định vì chỉ có lắm rõ được tình hình biến động của tài sản cố định của công ty chúng ta mới có các ké hoạch sửa chửa mua sắm cũng như đầu tư mới các tài sản cố định mới. Phải lắm bắt được nhu cầu cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp thì từ đó mới có chiến lược hay kế hoạch mua sắm sao cho hợp lý với tình hình của doanh nghiệp tránh tình trạng lãng phí dư thừa hay tình trạng thiếu. Tiếp theo cần hoạch định những chiến lược trong thời gian dài với những kế hoạch đầu tư dài hơi cũng như các kế hoạch trong thời gian ngắn như từng quý, năm nhằm hoạch định một cách chi tiết việc sử dụng tài sản của công ty. 3.5. Một số kiến nghị Kiến nghị với Nhà nước Nhà nước cần khoanh vùng các tỉnh, huyện các vùng đồng bào dân tộc miền núi, cũng như việc nghiên cứu lại từng vùng để điều chỉnh các mặt hàng chính sách, trợ giá, trợ cước một cách đúng và đủ nhất. Nhà nước cần tạo điều kiện để Công ty Cổ phần Thương mại miền núi Phú Thọ có thể vay vốn tín dụng hay tham gia vào các dự án đầu tư để có thêm được các cơ hội kinh doanh cho Công ty. Kiến nghị với nhà nước trong việc xiết chặt trong các chính sách trợ cước trợ gía nhằm để phân biệt rõ chính sách và kinh doanh, tránh trường hợp hàng miền núi không đến được tay nhân dân mà hàng năm Nhà nước lại phải bù lỗ một khoản chi phí không hề nhỏ. Hiện nay, tiền trợ giá trợ cước được tình theo năm vì vậy để cho hoạt động công ty thực sự hiệu quả Nhà nước nên xem xét điều chỉnh việc trợ cước trợ giá theo tháng hoặc theo quý để đảm bảo lượng vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Với 40 % vốn điều lệ của công ty do Nhà nước chiếm giữ và phần lớn trong số đó lằm trong đất đai trong khi nguồn vốn kinh doanh ít, ngoài ra hàng năm công ty phải trả lượng chi phí lớn cho việc sử dụng đất điều này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do lợi nhuận thu được từ các mảnh đất này thấp, thuế đất lại cao nguồn vốn kinh doanh đã ít lại bị chia sẻ cho việc trả thuế đất. Có những chính sách hỗ trợ về thuế đất cho Công ty Kiến nghị với các cấp chính quyền Tỉnh Tỉnh cần có những chính sách phát triển hơn nữa các vùng kinh tế khó khăn các huyện miền núi. Đồng thời có chính sách giúp đỡ các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực các huyện này đặc biệt những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp hàng hóa cũng như bán hàng hóa cho các đồng bào dân tộc cũng như dân cư thuộc khu vực này. Như các chính sách về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực kém phát triển của các huyện miền núi. Các chính sách trợ giúp về tín dụng như đề nghị với các ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại trên địa bàn của Tỉnh có những chính sách cho vay thông thoáng hơn như việc giảm lãi suất cho vay, thời gian hoàn trả vốn lâu hơn điều kiện bảo lãnh đơn giản hơn. Hơn nưa hiện nay vấn đề thuế đất tại Tỉnh rất cao trong khi Công ty cổ phần Thương Mại Miền núi Phú Thọ tiền thân là Công thân là công ty Thương mại Miền Núi Phú Thọ có rất nhiều đất đai do trước đây là công ty Nhà nước nên được ưu tiên về đất đai. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề đất đai trở thành một đề trở ngại đối với sự phát triển của doanh nghiệp bởi quỹ đất lớn khả năng sinh lời không nhiều trong khi thuế đất lại rất cao ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Vì vậy, kiến nghị với cấp Tỉnh cần có biện pháp giảm thuế đất cho doanh nghiệp tạo điều kiện phát triển. Kết luận Cùng với sự phát triển đi lên của Tỉnh nhà, cổ ty cổ phần thương mại Miền núi Phú Thọ tiền thân Công ty thương mại Miền núi Phú Thọ đang có những bước chuyển mìn lớn lao. Tuy nhiên, quá trình hội nhập và phát triển phù hợp nền kinh tế mà trong đó sự cạnh tranh đã trở nên quá khắc nghiệt đối với mỗi doanh nghiệp. Đứng trước thuận lợi và khó khăn đó doanh nghiệp nào tận dụng được tối đa nguồn lực và phát huy được tối đa các lợi thế của mình thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng và phát triển mạnh mẽ. Qua thời gian thực tập ở công ty Cổ phần Thương mại Miền núi Phú Thọ bằng những kiến thức đã được học và những em quan sát được trong suốt quá trình thực tập ở Công ty, em đã phân tích được một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty và nhận thấy tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty là chưa được hợp lý và chưa tận dụng được hết khả năng, cũng như sự lãng phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của bản thân nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của giảng viên G.S T.S Nguyễn Thành Độ cùng các cô chú trong công ty Cổ phần Thương Mại Miền Núi Phú Thọ đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Hà nội, ngày 25 tháng 4 năm 2007. Mục lục Danh sách bảng biểu Bảng 1. 1 Danh mục các mặt kinh doanh chủ yếu của công ty trong giai đoạn 2003 – 2006 cũng như các chỉ tiêu kế hoạch cũng như tình hình thực hiện của công ty 18 Bảng 1. 2: Tổng hợp tình hình doanh thu giai đoạn 2003- 2006 20 Bảng 1. 3: Tổng hợp tình hình lợi nhuận giai đoạn 2003 -2006 21 Bảng 2. 1: Tỷ trọng lĩnh vực kinh doanh 30 Bảng 2. 2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2003 – 2006 31 Bảng 2. 3: Cơ cấu tài sản của công ty qua các năm 33 Bảng 2. 4:Tình hình tăng giảm tài sản cố định giai đoạn 2003 – 2006 36 Bảng 2. 5: Biến động từng loai TSCĐ giai đoạn 2003 - 2006 37 Bảng 2. 6: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 38 Bảng 2. 7: Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2003 - 2006 40 Bảng 2. 8: Sức sản xuất của từng loại TSCĐ 2003 - 2006 43 Bảng 3. 1: Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2007 và năm 2008 53 Danh sách các hình Hình 1. 3: Tình hình biến động lao động 16 Hình 1. 4: Thu nhập bình quân 17 Hình 1. 5: Tổng hợp tình hình doanh thu giai đoạn 2003- 2006 20 Hình 1. 6: Cơ cấu doanh thu các mặt trong năm 2006 21 Hình 1. 7: Tổng hợp lợi nhuận qua các năm 2003 -2006 22 Hình 2. 1: Cơ cấu lao động của công ty theo trình độ 28 Hình 2. 2: Tỷ trọng các lĩnh vực kinh doanh năm 2006 30 Hình 2. 3: Tình hình biến động của TSCĐ giai đoạn 2003 -2006 34 Hình 2. 4: Cơ cấu TSCĐ qua các năm 2003 – 2006 35 Hình 2. 5: Biến động tài sản cố định 36 Hình 2. 6: Hiệu suất sử dụng TSCĐ qua các năm 40 Hình 2. 7: Sức sản xuất TSCĐ 42

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31890.doc
Tài liệu liên quan