Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng

- Qua thời gian thực tập tại công ty em nhân thấy công ty đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, cũng vì lẽ đó em đưa ra một số kiến nghị đối với công ty như sau: + Về sản phẩm đã xuất hiện tình trạng bắt trước sản phẩm cùng loại trong và ngoài nước. Công ty cần tránh hiện tượng nay vì như vậy sẽ gây ra sự nhàm chán cho khách hàng, bên cạnh gìn giữ sản phẩm truyền thống công ty phải luôn sáng tạo về mẫu mã sản phẩm từ nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. + Đàm phán với đối tác đánh giá lại toàn bộ giá trị máy móc do phía đối tác đầu tư, hạn chế nhận sự viện trợ của đối tác. Vì như vậy khi cung cấp sản phẩm cho họ ta dễ bị khống chế về giá cả, không theo được giá trị thực tế của nó trên thị trường. + Nâng cao trình độ lao động, tác phong công nghiệp cho người lao động, giảm đến mức nhỏ nhất các khoản phải thu của công ty. + Tăng thêm chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

doc66 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các chính sánh kinh tế vĩ mô: chính sách thuế, chính sách tín dụng, bảo hộ một số sản phẩm, mặt hàng nhất định. Hạn chế một số mặt hàng ảnh hưởng đến đời sống sức khoẻ của con ngườu như: rượu, bia, thuốc lá. Các định hướng phát triển các nghành nghề đều làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN TRÚC TRE XUẤT KHẨU CAO BẰNG 2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng Đứng trước vai trò của nghành, tiềm năng của nghành, lợi ích kinh tế nghành lại. Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao bằng ra đời. Tiền thân của công ty là xí nghiệp chế biến trúc tre Cao Bằng. Với mục tiêu phát triển sản xuất, đa dạng hóa nghành nghề kinh doanh, năm 2002 xí nghiệp trúc tre xuất khẩu được UBND tỉnh CB ra quyết định đôỉ tên thành Công ty chế biến trúc tre xuất khẩu cao bằng. ngày 03/10/2003 công ty được UBND tỉnh chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty chế biến trúc tre xuất khẩu thành Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu cao bằng. Tên công ty: Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu cao bằng Tên giao dịch: CAO BANG BAM BOO PROCESSING JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: CAO BẰNG.BJC Địa chỉ trụ sở chính: Nà Cạn, phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Điện thoại: 0263852691 Vốn điều lệ của công ty: 3.573.000.000 đ Trong đó vốn nhà nước: 2.398.000.000 đ Vốn cổ đông: 1.175.000.000 đ Tổng số vốn: 6.176.000.000 đ Vốn cố định: 5.132.000.000 đ Vốn lưu động:1.044.000.000đ Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng là một pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, kinh doanh theo giấy phép đăng ký, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật. Hoạt động theo điều lệ Công cổ phần luật doanh nghiệp. - Nghành nghề kinh doanh Sản xuất kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm từ tre trúc, lâm sản khác, các loại vật tư, thiết bị phục vụ quá trình sản xuất Xây dựng các công trình thủy lợi, dân dụng, giao thông. Kinh doanh thương mại vật liệu xây dựng và hàng hóa phục vụ cho nhu cầu thiết yếu. Lâm sinh: trồng và phát triển vùng nguyên liệu trúc tre. Trong đó chủ yếu là sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm từ tre trúc như; chiếu trúc, tăm, xích đu, bàn uống cà phê, giá sách, lót cốc, lọ hoa…Đặc biệt chiếu trúc vàng của Cao Bằng do công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu sản xuất là một trong những sản phẩm không chỉ nổi tiếng ưa dùng trong nước mà còn là mặt hàng xuất sang thị trường các nước Đông Âu, từ đầu năm 1996 số lượng hàng xuất khẩu tăng 8-10%. Du khách đến Cao Bằng thường mua cho gia đình hoặc mua cho người thân những tấm chiếu trúc vàng đem về sử dụng với giá 150.000đ/ tấm. Sản phẩm này có sắc màu vàng riêng biệt, trong suốt quá trình sử dụng chiếu luôn thơm, giữ được màu, không bị thâm, mọt. chiếu được dệt trên dây truyền công nghệ Đài Loan, thanh chiếu nhỏ, dẹt, hình thức đẹp, khi sử dụng luôn tạo cho bạn cảm giác thoải mái, thoáng mát về mùa hè. Chiếu có nhiều loại, nhẹ và độ bền cao. Cơ cấu tổ chức. Phòng ban nghiệp vụ Phân xưởng. Tổ sản xuất Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc điều hành Đai hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần chế biến trúc xuất khẩu Cao Bằng được tổ chức theo cơ cấu phòng ban trực tuyến, mỗi bộ phận được giao một hoặc một số nhiệm vụ nhất định, mối quan hệ quyền hành được phân định với một cấp trên trực tuyến không thông qua khâu trung gian nào trong công ty. 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng 2.2.1. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng trong 3 năm: 2006, 2007, 2008 - Từ khi được cổ phần hoá đến nay Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng luôn ngày càng đa dạng hoá nghành nghề kinh doanh, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động sử dụng vốn và kiếm tìm thị trường. Dù trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty đã gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất trình độ nhân công, sự cạnh tranh gay gắt của thị trường nhưng toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty đã đồng sức đồng lòng vượt qua và đã đạt được một kết quả đáng khích lệ. Ta có thể thất rõ điều đó qua các phân tích như sau: Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2006, 2007, 2008 Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ(%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 1 Doanh thu 114.266.721.038 19.818.469.380 18.876.305.472 138,91 95,75 2 Giá vốn hàng bán 10.997.483.964 16.440.118.195 15.876.704.785 149,49 96,57 3 Lợi nhuận trước thuế 879.603.278 1.220.221.324 2.520.733. 138,72 206,58 4 Lợi nhuận sau thuế 633.314.360 878.559.354 1.814.928.047 138,72 206,58 Nguồn báo cáo tài chính tại CTCPCBTTXKCB Từ bảng số liệu trên ta có thể nói như sau: - Về doanh thu năm 2007 tăng 138,91% so với năm 2006. Năm 2008 giảm 842.163.910 nghìn đồng. Sự tăng của doanh thu biến thiên cùng chiều so với giá vốn hàng bán của công ty. Doanh thu năm 2007 đạt tốt nhất trong 3 năm, năm 2008 giảm so với năm 2007 nhưng lại tăng so với 2006. Đây là điều mà ban lãnh đạo công ty càn xem xét lại mục tiêu tăng trưởng của mình. Tuy nhiên doanh thu năm 2007 tăng cao nhưng lợi nhuận trước thuế lại không cao. Năm 2006: 879.203.278, năm 2007: 122.022.1324, năm 2008: .520.733.398. Lợi nhuận tăng đều qua cac năm, đây là dấu hiệu tốt của công ty. - Về tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 2007 tăng so với 2006 là 138,72%, năm 2008 so với 2007 là 206,58%.cho thây chi phi chế biến năm 2006, 2007, 2008 là cao.Nhưng đến 2008 đã có sự tăng trương về lợi nhuận, chứng tỏ doanh nghiệp đã có biện pháp đáng kể để cải thiện chi phí sản xuất của công ty thích hợp. Để thấy rỏ hơn tình hình tài chính của công ty chúng ta đi xem xét kỹ hơn tình hình tài chính của công ty. Bảng2.2. Tình hình tài chính của công ty trong 3 năm 2006, 2007, 2008 STt Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 07/06 Chênh lệch08/07 2006 2007 2008 Tuyệt đối tỷ lệ % tuyệt đối tỷ lệ% 1 Tổng tài sản 15.546.871.941 15.111.317.812 15.359.476.812 -435.554.210 -2,8 248.159.080 1,64 2 Tài sản lưu động 10.964.103.508 10.073.317.729 9.652.473.819 - - 3 Tại sản cố định 4.582.768.453 5.038.000.002 5.707.002.991 4 Tổng nguồn vốn 15.546.871.941 15.111.317.812 15.111.317.812 -435.554.210 -2,8 248.159.080 1,64 5 Nợ ngắn hạn 9.739.499.703 7.637.247.858 8.013.796.250 -2102251854 -3,5 376.548.392 4,93 6 Nợ dài hạn 254.600.000 1.244.068.308 1.941.202.312 998.468.308 0,01 697.134.004 -56,04 7 Vốn CSH 5.561.772.238 6.211.665.422 5.404.478.248 649.893.185 0,01 -807.187.174 -12,99 8 Tỷ suất tài trợ(7)/(1) 35,8% 41,106% 28,67% - - - 9 Tỷ suất đầu tư (3)/(1) - 33,34% 37,16% - - Nguồn báo cáo tài chính CTCPCBTTXKCB Ta có thể thấy được khái quát tình hình tài chính của công ty trong ba năm gần đây. - Tổng tài sản năm 2007 giảm -435.554.210 đồng so với năm 2006 và năm 2008 tăng 248.159.080 nghìn đồng so với năm -2007. tương ưng với tỷ lệ :năm 2007 giảm so với năm 2006 là -2,8% và năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1,64%; quy mô mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp c năm 2007 có sự sụt giảm mạnh về tổng tài sản của doanh nghiệp và năm 2008 có sự tăng trưởng trở lại nhưng tốc độ không lớn chỉ đạt 1,64%, Năm 2008 có sự tăng trưởng trở lại trong tổng nguồn vốn nhưng không có sự đột phá tức là năm 2008 không có sự biến động mạnh trong tài chính của công ty. - Về tỷ suất tài trợ, năm 2006 là 35,8% đến năm 2007 tăng lên 41,106%năm 2008 giảm chỉ còn có 28,57% điều này cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty là khá thấp và có sự biến động nhưng không lớn năm 2007 tỷ lên này tốt nhất với 41,106% và trong năm 2008 giảm xuống còn 28,67% - Về tỷ suất đầu tư, năm 2007 tài sản cố định chiếm tới 33,34% trong tổng tài sản và tỷ trọng này tăng lên 37,16% ở năm 2008. Tỷ lệ tài sản cố định trong tổng tài sản của công ty là gần bằng 10% trong 2 năm . tỷ trọng nợ phải trả trên tổng tài sản qua các năm, năm 2006,2007,2008 này là khá cao . Vốn hoạt động thuần = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Vốn hoạt động thuần năm 2007 của công ty là 2.436.069.862nghìn đồng; năm 2008 là 1.638.677.569 nghìn đồng.Năm 2007,2008 vốn hoạt động thuần của công ty là quá lớn làm giảm hiệu quả đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Bảng2.3: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng Đơnvị nghìn đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 1 Doanh Thu 14.266.721.038 19.818.469.388 18.976.305.472 2 Lợi nhuận trước thuế 879.603.278 1.220.221.324 2.520.733.398 3 Lợi nhuận sau thuế 633.314.360 878.599.354 1.814.928.047 4 Tổng tài sản 15.546.871.941 15.111.317.731 15.359.476.812 5 Vốn CSH 5.561.772.238 6.211.665.422 5.404.478.248 6 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 5.66% 8,07% 16,41% 7 Hệ số sinh lời doanh thu 4,44% 4,43% 9,56% 8 Hệ số sinh lời VCSH 11,39% 14,14% 33,58% Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCPCBTTXKCB Có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn qua các chỉ tiêu: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản, hệ số sinh lời doanh thu, hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu.. - Về hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Năm 2006 tỷ lệ này là 5,66% cứ một đồng tài sản đem lại 00,056 đồng doanh thu, năm 2007 tỷ lệ này là đến 8,07% cứ 1 đồng tài sản ở năm 2007 đem lại 0,087 đồng doanh thu, năm 2008 là 9,56% cứ 1 đồng tài sản đem lại 0,0956. Tỷ lệ này của công ty là tương đối thấp ,nó cho thấy tài sản của công ty đem lại doanh thu cho công ty là không cao ,mặc dù tỷ lệ này ở năm 2008 có được sự cải thiện nhưng không đáng kể. - Về Hệ số sinh lời doanh thu: vốn tăng qua các năm 2006, 2007,2008 từ 4,44%, 4,43%, 9,56% điều này cho thấy hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty có xu hướng thuận lợi, sự gia tăng này là do tổng tài sản của công ty có xu hướng giảm qua các năm còn lợi nhuận sau thuế của công ty vẩn tăng đều qua các năm 2006, 2007, 2008 - Về Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu: đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, trình độ quản lý và sử dụng vốn của công ty. Hệ số này cũng tăng qua các năm 2006là 11,39%, 2007 là 14,14%, năm2008 là 33,58% chỉ số này cũng tăng tương đối đều qua các năm tức là trình độ quản lý vốn chủ sở hữu của công ty là khá tốt . Đến 2008 tỷ số này tăng vọt 33.58% cứ 100 đồng vốn của chủ sở hữu đầu tư thì đem về 33,58đồng lợi nhuận, sự gia tăng này xuất phát từ sự gia tăng lợi nhuân của công ty . Vậy là hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tiến triển khá nhanh, dù chưa đều qua các năm. Nhưng đây cũng là một kết quả rất tốt. 2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng - Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn tại Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm2008 Tỷ lệ tăng giảm 2008/20007 Số tiền tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tăng giảm tuyệt đối tỷ lê(+-) vốn cố định 10.073.317.729 66,66% 9.652.473.819 62,84 -820843910 -4,2 vốn cố định 5.038.000.002 33,34 5.707.002.991 31,16 669002989 13,28 Tổng nguồn vốn 15.111.317.731 100% 15.359.476.812. 100% 248.159.080. 1,64 Nguồn báo cáo tài chính tại Công ty CPCBTTXKCB Ta thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2008 tăng so vớ năm 2007 là248.159.080 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ 1,64%. Điều này cho thất tuy công ty đã chú trọng mở rộng quy mô sản xuất nhưng tỷ lệ tăng vẫn chưa đáng kể. Về vốn lưu động: có sự sụt giảm của năm 2008 so với năm 2007 là420.843.901 tương ứng 4,2%. Do lượng tiền mặt giảm, nguyên vật liệu không đủ để sản xuất, vì vậy thành phẩm tồn kho giảm đi. sản phẩm dở dang cũng được tận dụng hết. Vốn cố định: năm 2008 tăng so với năm 2007 là 669.002.989 tương ứng 13,28%. Công ty giảm đầu tư vào vốn lưu động đê đầu tư tập chung vào vốn cố định, cơ sở vật chất.Vì máy móc thiết bị, nhà xưởng thời gian này đã xuống cấp, cần được đầi tư tu sửa them, cải tiến công nghệ mới đảm bảo sản xuất ra sản phẩmđáp ứng nhu cầu khách hang. Điều này là phù hợpvì qua mấy năm sản xuất máy móc thiết bị đã cũ kỹ và một phần lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu chế biếnnhứng sản phẩm mẫu mã mới. -Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Bảng 2.5:Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Chỉ tiêu Năm 2006 năm 5007 năm2008 Tỷ lệ tăng giảm% số tiền tỷ trọng số tiền ty trọn Số tiền tỷ trọng 06/05 07/06 I,Nợ phải trả 9.985.703 68,82 8.881.316.166 58,77 9.954.998.250 64,81 -11,05 12,09 1,Nợ ngắn hạn 9.739.499.703 62,25 7.673.247.858 50,54 8.013.796.250 52,17 -21,58 4,93 2,Nợ dài hạn 345.600.000 1,57 1.244.068.308 8,23 1.941.202.312 12,64 406,54 56,04 II,vốn CSH 5.661.772.238 36,18 6.230.001.565 41,23 5.404.478.248 35,19 10,04 13,25 1,vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.573.000.000 22,84 3.573.000.000 23,64 3.573.000.000 23,26 0 0 2,thặng dư vcp 93.575.400 0,6 316.270.922 2,09 200.112.312 1,3 237,99 -36,73 3,Quỹ đầu tư phát triển 539.398.860 3,45 1.135.748.940 7,52 634.826.753 4,13 110,56 -44,11 4, Quỹ dự phòng tài chính 90.000 0,0005 75.593.660 0,5 20.602.831 0,13 83892,9 -72,75 5,Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 476.251.700 3,04 1.111.051.900 7,35 66.375.776 0,34 133,29 -94,03 6,Lợi nhuận chưa phân phối 879.456.278 5,62 100.000.000 0,66 900.318.422 5,86 -88,63 800,32 7,Quỹ khen thưởng 100.000.000 0,64 8.336.143. 0,06 9.242.154 0,06 -91,66 10,87 8, Tổng nguồn vốn 15.646.871.941 100 15.111.317.731 100 15.359.476.812 100 -3,24 1,64 Nguồn báo cáo tài chính tại Công ty CPCBTTXKCB Nguồn vốn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc mở rộng và phát triển quy mô sản xuất. Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty đã thực hiện huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Từ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, lợi nhuận để lại…tạo nên một cơ cấu vốn tương đối ổn định cho công ty. + Cụ thể qua năm bảng 2.5. Tổng nguồn vốn ở năm 2006 là cao nhất 15.646.871.941 và thấp nhất ở năm 2007 là 15.111.317.731 giảm tương đối 3,42%. Đến năm 2008 tổng ngiồn vốn lại bắt đầu có sự gia tăng đến 15.359.476.812 tương ứng với 1,64% so với năm 2007. + Năm 2006 ngiồn vốn lớn bởi vì công ty đã sử dụng lượng vốn vay lớn 63,82%, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tới62,25%. Điều này không tốt cho sự hình thành tài chính của công ty, tạo nên một sự quá mạo hiểm. Vốn chủ sở hữu chiếm 36,18%, nguồn thặng dư vốn cổ phần chiếm 0,6%, quỹ khen thưởng chiếm 0,64%, chiếm rất ít. Vốn đầu tư của chủ sở hữu xhiếm 22,84%. + Cho đến năm 2007 nhận biết được sự mạo hiểm trong vốn vay cuả mình, công ty dã giam tỷ trọng vốn vay xuống còn 58,77%, tương ứng ty lệ giảm 11,05% để công ty yên tâm hơn trong sản xuất. Do đó tổng vốn của công ty cũng đã giảm xuống. Bên cạnh đó công ty đã tăng vốn chủ sở hữu lên41,11%, tương ứng tỷ lệ tăng 22,69% và tăng nguồn từ quỹ đầu tư phát triển1.135.748.940 tương ứng 7,52% và qỹt khác thuộc chủ sở hữu 1.111.051.900 tương ứng 7,35%. + Nhưng đến năm 2008 công ty đã tăng nhân công và nhu cầu về nguyên vật liệu nhiều mà vốn không đủ chi, vốn chủ sở hữu lại giảm từ 41,23% xuống còn 35,19% tương ứng tỷ lệ giảm 13,25%, vốn từ quỹ đầu tư phát truểm cũng giảm với tỷ lệ 41.11%, quỹ kác thuộc vốn chủ sở hữu giảm hơn 90% từ năm 2007 đến năm 2008. Do đó công ty đã tăng them nguồn vốn băng cách vay nợ. Vì vậy tổng nguồn vốn từ năm 2007 đến năm 2008 tăng 1,64%. Dù có sự thay đổi như vậy nhưng công ty vẫn giữ được đà tăng trưởng và phát triển ổn định. Tuy nhiên công ty cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề vay nợ, tránh vay nợ quá nhiều gây mạo hiểm cho công ty. Để có cái nhìn khái quát hơn về tònh hình nguồn vốn, xem xét chỉ tiêu về nợ, công ty có nguy cơ khánh tận tài chính hay không ta xem xét về hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu. Bảng 2.6. Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu tại công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng Chỉ tiêu ĐVT Năm tỷ lệ tăng giảm% 2006 2007 2008 07/06 08/07 1.Tổng Nợ Nghìn đồng 9.985.009.703 8.881.316.166 9.954.998.562 -11,15 12,09 Tổng vôn CSH Nghìn đồng 5.611.772.138 6.230.001.565 5.404.478.284 10,04 13,25 Tổng nguồn vốn Nghìn đồng 15.646.871.941 15.111.317.731 15.359.476.812 -3,42 1,64 Hệ số nợ(1)/(3) lần 0,63 0,59 0,56 6,35 10,17 Hệ số VCSH(2)/(3) lần 0,36 0,41 0,35 13,89 -14,63 Nguồn báo cáo tài chính tại Công ty CPCBTTXKCB - Hệ số nợ của công ty qua các năm như trên là tương đối cao,năm nào cũng trên 0,5 lần, năm 2008 lên tới 0,65% lần và vốn chủ sở hữu của công ty tương đối thấp. Tình hình tài chính cũng tương đối ổn định nhưng rủi ro vẫn có thể sảy ra. Nhưng nhìn theo một khía cạnh khác công ty sử dụng lượng vốn vay như vậy có thể tạo ra một khoản tiết kiệm thuế nhờ lãi vay, lam cho lợi nhuận sau thuế cao hơn nếu ta chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu. 2.2.3. Cơ cấu tài sản lưu động và tài sản cố định của công ty Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định, vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp có một ý nghĩa khá quan trọng trong khi đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp. Nó cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc trang thiết bị của công ty,qua đó tác động đến năng suất sản xuất chất lượng công trình ,hiệu quả của quá trình thi công công trình Bảng2.7:Cơ cấu tài sản cố định tại Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng Đơn vị tính:nghìn đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 số tiền tỷ trọng% số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng% 1 Máy móc thiết bị 1.543.711.125 20,17 2.222.571.685 25,98 2.579.120.515 29,33 2 Phương tiện vận tải 714.327.992 9,33 1.321.665.321 15,45 954.318.791 10,97 3 Nhà cửa kiến trúc 5.379.280.135 70,5 5.012.170.288 58,58 5.249.137.509 60,13 4 Tài sản cố định đang dùng 7.655.319.252 100 8.556.407.292 100 8.792.576.815 100 Nguồn báo cáo tài chính tại Công ty CPCBTTXKCB Tài sản cố định của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm,công ty đã chú trọng trong việc đầu tư vào cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình chế biến sản phẩm Trong đó tài sản cố định là nhà cửa kiến trúc phải đầu tư với một số tiền lớn nhất gồm: trụ sở công ty, nhà sản xuất, các thiết bị văn phòng. Dù rằng đầu tư vào tài sản này không sinh lời nhưng đây là mục tài sản không thể thiếu, một công ty chế biến như vậy không thể thiếu nhà xưởng và các thiết bị văn phòng. Về máy móc thiết bị cũng được chú trọng dần đều qua các năm, tăng từ 2,17% đến 25,98% và năm 2007 tăng đến 29,33%. Do thiết bị công ty nếu chỉ từ phía đối tác cung cấp thì khi ta bán sản phẩm sẽ dễ bị họ ép giá nên công ty đang cố gắng tạo cho mình sự tự chủ. Phương tiện vận tải từ năm 2007 đến năm 2008 giảm từ15,45% xuống 10,97%, nếu công ty đầu tư vào lĩnh vực này nhiều, không tận dụng hết sẽ tạo sự dư thừa, lãng phí. Bảng 2.8. Cơ cấu tài sản lưu động tại Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 So sánh 08/07 Số tiền (nghìn) Tỷ trọng % Số tiền(nghìn) Tỷ trọng % Số tiền (nghìn) Tỷ trọng % 1. Tiền 646.913.690 6,42 824.899.728 8,55 177.986.038 27,51 a.Tiền gửi ngân hàng 425.613.579 4,22 386.799.381 4,0 -38.814.198 -9,12 b.Tiền mặt tại quỹ 221.300.111 2,2 438.100.347 4,54 216.800.236 97,97 2.Các khoản phải thu 1.910.153.639 18,96 2.276.702.779 23,59 366.549.140 19,19 a.Phải thu khách hàng 1.333.053.639 13,23 1.892.523.091 19,6 559.469.452 41,99 b.Phải thu nội bộ 177.100.000 1,76 210.129.315 2,18 33.029.315 18,65 c.Các khoản phải thu khác 400.000.000 3,97 174.050.373 1,8 -22.949.627 -56,49 3.Hàng tồn kho 5.933.999.800 58,91 4.998.562.300 51,78 -935.437.500 -15,76 a.Nguyên liệu tồn kho 2.929.390.600 29,08 1.275.000.000 13,2 -1.654.390.600 56,48 b.Dự phòng giammr giá hàng tồn kho 10.000.000 0,09 10.000.000 0,1 0 0 c.CCDC trong kho 1.311.749.200 13,02 1.726.305.925 17,88 414.556.725 31,6 d.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 1.692.860.000 16,81 1.987.256.375 20,59 294.396.375 17,39 4.tài sản ngắn hạn khác 1.582.250.600 15,7 1.552.309.012 16,08 -29.941.588 -1,89 Tổng tài sản lưu động 10.073.317.729 100 9.652.473.819 100 -420.843.391 -4,18 Nguồn báo cáo tài chính tai CTCPCBTTXKCB Cơ cấu tài sản lưu động của công ty qua 2 năm được nêu ở bảng trên. Tư năm 2007 đến năm 2008 tổng tài sản lưu động giảm 420.843.391 tương ứng 4,18%. Sự sụt giảm này dần tới xu hướng cân bằng giữa tài sản lưu động và tài sản cố định của công ty. Để xem xét từng năm giảm cụ thể như thế nào ta xét từng hạng mục sau: - Về tiền: từ năm 2007 đến năm 2008 lại có sự gia tăng 177.986.038 tương ứng 27,51% trong khi đó tiêng gửi ngân hàng lại giảm 9,12%, tiền mặt tại quỹ lại tăng 97,97%. Cho thấy việc công ty giữ nhiều tiền mặt sẽ tạo nên một khoản”tiền chết” không sinh lời, thậm chí giá trị của nó còn bị giảm đi. Dù vậy khả năng thanh khoản sẽ cao và đảm bảo việc khách hàng hay nhân công, nguyên vật liệu cần chi trả. - Các khoản phải thu: từ năm 2007 đến năm 2008 tăng 366.549.140 tương ứng 19,19%. Dù là sự gia tăng không đáng kể nhưng cũng cho thấy rằng cả khách hàng và công nhân viên đều tăng số nợ, chưa trả cho công ty, làm cho công ty bị thiếu hụt trong nhu cầu dùng vào việc khác, làm ảnh hưởng đến vồng quay của vốn. Cần hạn chế số nợ này. - Hàng tồn kho: giảm từ năm 2007 đến năm 2008 là 935.437.500 tương ứng 15,76% chứng tỏ khả năng tiêu thụ của công ty ngày càng cao, sản phẩm sản xuất ra ngày càng đáp ứng nhu cầu khách hàng, nguyên vật liệu tồn kho giảm, tránh được sự ứ đọng lãng phí vốn. Và vì thế chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng tăng lên. 2.2.4. Tình hình đảm bảo nguyên vật liệu của công ty - Ta đã phân tích về nguồn vốn của công ty, cơ cấu tài sản lưu động và tài sản cố định của công ty, từ đó ta xem nguồn vốn như vậy đã bảo đảm cho các hoạt động của công ty hay chưa ta nghiên cứu bảng sau: Bảng 2.9. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCPCBTTXKCB STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 1 Vốn chủ sở hữu 6.230.001.565 5.404.478.248 2 Vay dài hạn 1.244.068.308 1.941.202.312 3 Vốn dài hạn 7.474.069.873 7.345.680.560 4 Tài sản dài hạn 5.038.000.000 5.707.002.991 5 Vốn lưu động thường xuyên 2.436.069.863 1.638.675.569 Nguồn báo cáo tài chính tại CTCPCBTTXKCB Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra công ty không thể thiếu tài sản bao gồm: tài sản lưu động và tài sản ngắn hạn, tài sản cố định và tài sản dài hạn, nguồn tài trợ của hai loại tài sản này là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Đánh giá về nguồn vốn của công ty năm 2007 là luôn được an toàn: Vốn chủ sở hữu dư sức để đầu tư vào tài sản dài hạn. Tuy vậy công ty đã thực hiện việc vay thêm vốn dài hạn, do đó đã tạo nên một sự dư thừa lãng phí và mất thêm một khoản chi phí lãi vay và các hoạt động đi vay. - Sang năm 2008 công ty giảm lượng vốn chủ sở hữu và vì vậy không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn.Do đó công ty vay thêm vốn dài hạn là hoàn toàn hợp lý, giúp đảm bảo nguồn vốn kinh doanh. - Từ đó vốn lưu động thường xuyên trong 2 năm của công ty luôn dương, năm 2007 laf2.436.096.863, năm 2008 là 1.638.675.569. Nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh luôn được đảm bảo cho quá trình chế biến diễn ra liên tục, không bị khủng hoảng về tài chính. Phần vốn lưu động thường xuyên này công ty có thể đem đầu tư vào tài sản ngắn hạn khác. Để phân tích rõ hơn về vốn lưu động thường xuyên ta có thể phân tích bảng số liệu sau: Bảng 2.10.Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Vốn ngắn hạn 9.739.499.703 7.673.247.858 8.013.796.250 2 Phải thu 1.866.407.361 1.910.153.639 2.276.702.779 3 Hàng tồn kho 6.568.682.300 5.933.999.800 4.998.562.300 4 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (2)+(3)-(1) -1.304.410.042 206.905.581 -738.531.171 Nguồn báo cáo tài chính tai CTCPCBTTXKCB Ta thấy nổi cộm lên là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của năm 2007, bị thiếu hụt mất 206.905.581. Từ thực tế đó năm 2008 công ty đã nhận vốn ngắn hạn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh với lượng dư thừa 738.531.171. Tóm lại lượng vốn bằng tiền của công ty tương đối ổn định, công ty cần tận dụng các biện pháp làm tăng hiệu quả sử dụng chúng, tránh để tình trạng nắm giữ quá nhiều tiền mặt làm giảm lợi nhuận của công ty. . Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng 2.3.1. Những thành tựu đạt được - Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty: Để nói về hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận công ty đem lại hay không ta nhìn chỉ tiêu tổng hợp về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: từ các số liệu đã nêu trên và phân tích cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tương đối cao, mức tăng trưởng kgas ổn định, góp phần vào ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước, giá trị của công ty ngày một tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện. Đặc biệt năm 2007 đến 2008 tăng nhanh. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 chỉ đạt 138,72% nhưng đến năm 2008 đã tăng đến 206,58%. Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Sử dụng vốn linh hoạt truước mọi tình thế, lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh với tinh thần cao, tăng cường đầu tư về trang thiết bị máy móc, mở rộng quy mô, sáng tạo về cả mẫu mã và chất lượng sản phẩm ngày càng đáp ứng được nhu cầu thị trường. -Đánh giá hiệu qur sử dụng vốn cố định: Bảng 2.11. Hiệu quả sử dụng vốn cố định STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07 1 Doanh thu thuần Nghìn đồng 13.646.390.238 19.866.993.700 16.963.804.472 45,6 -14,6 2 Lợi nhuận sau thuế Nghìn đồng 633.314.360 878.559.354 1.814.928.047 38,7 106,6 3 Tài sản cố định bình quân Nghìn đồng 6.050.335.752 8.105.863.272 8.674.492.054 33,97 7,02 4 Vốn cố định bình quân Nghìn đồng 3.207.437.076 4.810.384.221 5.372.501.497 49,9 11,7 5 Hiệu suất sử dụng vốn cố định (1:4) % 425 413 315 -2,8 -23,7 6 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (1:3) % 225 245 196 8,9 -20 7 Hàm lượng vốn cố định (4:1) % 24 24 32 0 33,33 8 Doanh lợi vốn cố định (2:4) % 20 18 34 -10 88,9 9 Sức sinh lờ tài sản cố định (2:3) % 10 11 21 10 90,9 Nguồn báo cáo tài chính tại CTCPCBTTXKCB Hiệu quả sử dụng vốn cố định như thế nào? Ta xem xét các chỉ tiêu: sức sinh lời tài sản cố định, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng vốn cố định, doanh lợi vốn cố định. - Sức sinh lời tài sản cố định năm 2006 đạt 10,tức là một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra được một đồng lợi nhuận, sức sinh lời nay tăng dần qua các năm: năm 2007 đạt 11 và năm 2008 đạt 21%. Từ năm 2008 đến năm 2008 đặt trên 90%, sức sinh lời ở đây có sự tăng vọt rất đáng khích lệ. - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định chưa cao, năm 2006 cứ một đòng nguyên giá tài sản cố định bình quân tạo ra được 2 đồng doanh thu thuần trong một năm. Tỷ lệ này tăng dần, đến năm 2007 tăng đến 8,9% và giảm kha mạnh trong năm 2008 (20%). Bởi vì tài sản cố định tăng dần qua 3 năm nhưng doanh thu thuần chỉ tăng 2006 đến 2007, khi bước vào giai đoạn 2008 lại giảm xuống tới 14,6%. Hiệu suất sử dụng vốn cố định có xu hướng giảm dần qua các năm 2006, 2007, 2008 vì vốn cố định bình quân tăng nhưng doanh thu thuần lại giảm xuống. Trong khi doanh lợi vốn cố định tăng mạnh, ở giai đoạn 2007 đến 2008 lên tới 88,9%. Vậy nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng ở năm 2008, dù có một số chỉ tiêu giảm nhưng không đáng kể. -Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Bảng 2.12. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phàn chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng Chỉ tiêu ĐVT Năm So Sánh 2006 2007 2008 07/06/08 08/07/08 1. Doanh thu thuần 1000đ 13.641.390.238 19.866.993.700 16.963.804.472 45,6 -14,6 2.Lợi nhuận 1000đ 633.314.360 878.559.354 1.814.928.047 38,7 106,6 3.Giá vốn hàng bán 1000đ 10.997.483.964 16.440.118.195 15.236.781.000 49,49 -7,32 4.Các khoản phai thu bình quân 10000đ 1.852.917.112 1.888.280.500 2.093.428.209 1,91 1,09 5.Hàng tồn kho bình quân 1000đ 6.329.654.684 6.251.341.050 5.466.281.050 -1,24 12,56 6.Vốn lưu động bình quân 1000đ 9.783.031.661 10.518.716.062 9.862.895.770 7,52 -6,23 7.Vòng quay khoản phải thu(1:4) Vòng 7,36 10,52 8,1 42,9 -23 8. Kỳ thu tiền bình quân (360:7) Ngày 48 34 44 -29,2 29,4 9.Số vòng quay hàng tồn kho (3:5) Vòng 1,7 2,6 2,8 52,9 7,7 10.Số ngày vồng quay hàng tồn kho (360:9) Ngày 211 138 128 -34,6 -7,2 11.Số vòng quay vốn lưu động (1:6) Vòng 1,4 1,9 1,7 35,7 -10,5 12.Kỳ luân chuyển vốn lưu động Ngày 257 189 212 -26,5 12,2 13.Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định (2:6) % 6,47 8,35 18,4 29,1 120,3 14.Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động(6:1) % 71,7 52,9 58,1 -26,2 9,8 Nguồn báo cáo tài chính tại CTCPCBTTXKCB Hiệu quả sử dụng vốn không chỉ thể hiện qua hiệu quả sử dụng vốn cố định mà còn thể hiện qua hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh vốn lưu động rất quan trọng và nhất là với công ty chế biến sản phẩm như vậy. Hiệu quả vốn lưu động được đánh giá qua các chỉ tiêu: tỷ suất sinh lời vốn lưu động, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động, số ngày quay vòng vốn lưu động.. - Vốn lưu động bình quân có xu hướng tăng từ năm 2006 đến 2007 với 7,52%, nhưng đến năm 2008 lại giảm xuống 6,23% so với năm 2007. năm 2007 vốn lưu động bình quân là 10.518.716.062, hệ số đảm nhiệm thấp nhất trong 3 năm (52,9%) cho thấy sức sản xuất năm 2007 là cao nhất, và tương đối cao ở năm 2008 (58,1%). Vì hệ số đảm nhiệm cho ta biết để có một đồng vốn doanh thu thuần thì phải bỏ qua bao nhiêu đồng vốn lưu động. Ở đây năm 2006 để có một đồng doanh thu thuần thì công ty phải bỏ qua gần một đồng vốn lưu động. Năm 2007,2008 sức sản xuất đạt cao hơn. - Về tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tăng và tăng nhanh trong giai đoạn 2007 đến 2008 là 120,3%. Cụ thể năm 2006 một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được 6 đồng doanh thu, năm 2007 một đồng vốn lưu ddoonngj bình quân tạo ra được 8 đồng doanh thu và năm 2008 tạo ra được 18 đồng doanh thu. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động rất cao. - Về số vòng quay và kỳ luân chuyển vốn lưu động: số vòng quay khá cao và thời gian của một vòng quay tương đối nhanh. Năm 2007 số vòng quay là 189 ngày. Vậy công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động là có hiệu quả. Nhìn chung công tác quản lý và sử dụng vốn của Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng rất khả quan, hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt khá cao, góp phần làm cho công ty càng thêm thế đứng vững trên thị trường, làm cho thương hiệu trúc tre Cao Bằng thêm lan rộng. 2.3.2.Một số hạn chế 2.3.2.1. Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng Qua phân tich trên ta thấy công ty đã đạt được nhiều thành tựu. Song bên cạnh đó hiển nhiên còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục: - Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định: + Mức vốn cố định công ty đã tăng đều qua các năm, nhưng hiệu suất sử dụng vốn cố định lại giảm xuống từ năm 2006 đến 2007 là 2,8%, năm 2008 xuống 23,7% đây là một điêu đang để công ty lưu tâm đi tìm nguyên nhân của nó từ đó có biện pháp khắc phục. + Những tài sản đã lạc hậu, công nghệ thấp kém công ty chưa đem thanh lý, qua thời gian giá trị của chúng bị giảm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. + Việc tính khấu hao từ tài sản cố định của công ty chưa tính đến trích khấu hao một số tài sản lớn được viện trợ. Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động: Dù trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng vốn lưu động chiếm nhiều hơn vốn cố định. Nhưng tỷ lệ này đã giảm qua các năm. Năm 2008 giảm 4,2% so với năm 2007. Sự sụt giảm này rất có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Số vòng quay của năm 2008 giảm so với 2007 là 10,5%, kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm26,5% của năm 2007 so với 2006. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm ở năm 2007, cho thấy sự tăng giảm của công ty rất bất ổn định. Bên cạnh đó các khoản phải thu của công ty co xu hướng tăng, món nợ mà công ty chưa thu được còn nhiều. 2.3.2.2. Hạn chế khác - Chất lượng mẫu má sản phẩm chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Thường xuyên sảy ra sự bắt trước mẫu mã sản phẩm. - Sản phẩm cung cấp ra thị trường còn ở tình trạng bấp bênh, chua cân bằng được cung cầu thị trường. - Quỹ phúc lợi, khen thưởng của công ty rất hạn hẹp vì vậy nếu đem chia theo tỷ lệ cống hiến của từng người rất nhỏ. - Điều kiện thực tế cán bộ công nhân viên hầu hết là công nhân nghèo, không cố vốn tích lũy, do vậy họ rất khó khăn có thể mua cổ phần kể cả cổ phần ưu đâĩ. 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan - Cung cấp thị trường nguyên liệu + Thị trường nguyên liệu hiện có của công ty, đó là tiềm năng sẵn có, mới chú trọng đến khai thác là chính, chinh sách tu bổ còn nhiều hạn chế. Vì vậy khả năng đáp ứng của vùng nguyên liệu chỉ đạt khoảng 65% công suất thiết kế. + Do địa hình chia cắt mạnh, cùng với đặc tính sinh trưởng của cây trúc, làm cho chi phí khai thác vận xuất cao dẫn đên làm tăng chi phí sản xuât. - Máy móc thiết bị. + Phần lớn maý móc thiết bị do phía đối tác đầu tư, đa phần máy móc thiết bị cũ, chi phí sửa chữa lớn + Trang bị máy móc thiếu đồng bộ về công suất trên dây truyền gây lãng phí nhân công. - Lao động + Nhìn chung lao động trong công ty có trình độ phổ thông là chủ yếu, chưa qua đào tao chính quy, đào tạo tại chỗ là chủ yếu. + Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao, ý thức kỷ luật lao động còn hạn chế dẫn đến năng suất chưa cao. -Vât tư phụ liệu:phần lớn do phía đối tác nhập khẩu, công ty khó kiểm soát được giá cả, công ty không trực tiếp kiểm soát chi phí tăng thêm dẫn đến giá thành công xưởng sản xuất bị đối tác chi phối, không chủ động được lượng dự trữ sản xuất, gây tình trang mất cân đối trong sản xuất, giảm khả năng đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường. 2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan Thị trường tiêu thụ + Thi trường quốc tế: nhiều khi chưa ổn định, luôn biến động, đôí tác chưa nhiều. + Thi trường nội địa: thói quen tiêu dùng trong nước chưa thức sự thay đổi, giá bán lẻ chưa hấp dẫn đôí với người có thu nhập thấp. Chưa chủ động về lượng hàng tiêu thụ. Kỹ năng thâm nhập thị trường còn nhiều hạn chế dẫn đến tốc độ mở rộng thị trường con ở mức chậm Thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng trong nước chưa thực sự thay đổi, giá bán lẻ chưa ở mức hấp dẫn nhất là đối với người có thu nhập thấp Chưa chủ động về thời gian giao hàng vì nhiều khi còn phụ thuộc vào phía đối tác. Sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trong và ngoài nước: khách hàng, nhất là khách hàng nước ngoài yêu cầu ngay càng cao về cả chất lượng mẫu mã sản phẩm Môi trường kinh tế luôn biến động: giá cả thị trường về sản phẩm chưa ổn định. CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN TRÚC TRE XUẤT KHẨU CAO BẰNG 3.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng Đã nhiều năm qua sản xuất kinh doanh mặc dù vẫn đứng vững trên thị trường nhưng thực chất doanh nghiệp sản xuất kinh doanh còn phụ thuộc vào phía đối tác hợp tác nước ngoài cả về máy móc thiết bị cũng như thị trường tiêu thụ. Mặc dù sản xuất có những bước tăng trưởng về sản lượng nhưng thực chất hiệu quả sản xuât chưa thực sự cao. Một phần do xu thế cạnh tranh của cơ chế thị trường, một phần do năng lực quản ly còn nhiều hạn chế, cùng với sự điều khiển bằng mọi cách từ phía đối tác nước ngoài. Để đảm bảo phát triển bền vững, một mặt mở rộng sản xuất kinh doanh, mặt khác không ngừng xúc thương mại mở rộng thị trường tiến tới chủ động thị trường tiêu thụ, chủ động toàn bộ các mặt. Do đó công ty cần: Một là:phát huy hơn nữa trí tuệ tập thể, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ quản lý và công nhân lao động, đồng thời phát huy mối đoàn kêt gắn bó vì mục tiêu phát triển công ty. Mặt khác phải tranh thủ sự tạo điều kiện giúp đỡ của UBNN tỉnh và các ban nghành hữu quan nhất là vấn đề huy động vốn cho đầu tư sản xuất, đầu tư thiết bị cho khâu hoàn thiện sản phẩm, quyết tâm tách khỏi sự phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. Hai là: tổ chưc quản lý lao động thât tốt, sắp xếp lao động và tổ chức lao động tối ưu để đạt được năng suất lao động cao nhất, duy trì chặt chẽ kỷ luật lao động, tiết kiệm nguyên liệu, giảm đến mức tối thiểu sản phẩm sai hỏng, giảm chi phí cá biệt đến mức thấp nhất, tiết kiệm chi phí trung gian để nâng cao khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ba là: thúc đẩy mạnh mẽ công tác maketing nhằm mở rộng và chiếm lĩnh vững chắc toàn bộ thi trường trong nước, nâng cao khả năng tiêu thụ, xây dựng chính sách giá cả hợp lý linh hoạt,thống nhất theo từng kênh phân phối. Tăng cường tìm kiếm khách hàng để bán buôn công nghiệp, xây dựng chiến lược quảng cáo sản phẩm. Bốn là: đàm phán lại với phía đối tác truyền thống để giành lại thế chủ động độc lập trong sản xuất kinh doanh. Nếu có chiều hướng tốt thì họ sẽ trở thành một khách hàng mua buôn (giá cả do hai bên cùng thỏa thuận) theo hướng cùng có lợi. Nếu không đi đến thống nhất thì nhất định thanh lý hợp đồng hợp tác sản xuất. Tất cả mọi đàm phán phải theo hướng chủ động độc lập trong sản xuất kinh doanh. Năm là: tăng cường khả năng cạnh tranh ở thị trường nguyên liệu,thu hút 100% nguyên liệu của nông dân sản xuất tại địa phương theo hướng có lợi cho nông dân qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trực tiếp, hoặc thông qua thương lái có uy tín, thu hẹp sự ép cấp ép giá của thương lái đối với nông dân, nhằm chủ động về lượng nguyên liệu cung ứng cho sản xuất và dự trữ hợp lý, giảm đến mức tối thiểu chi phí cho dự trữ nguyên liệu và bảo quản nguyên liệu ổn định sản xuất cả năm. Sáu là: xây dựng chi tiết, đảm bảo chính xác nhu cầu vốn, tăng cường khả năng quay vòng vốn, giảm chi phí lãi tiền vay, giảm chi phí bán hàng, hiện đại hóa công tác quản lý. Tích cực thu hút vốn cổ đông để tăng vốn điều lệ của công ty. Bảy là: phát triển vùng nguyên liệu theo hướng chuyên canh tập chung. Tám là: nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm. Chín là: bảo hộ sản nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng - Sau thời gian thực tập taị công ty, em đã nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn của công ty, nên đã tìm hiểu được những khó khăn thuận lợi, những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn sản xuất của công ty. Từ đó em đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của công ty như sau : 3.2.1. Các giải pháp cấp bách - Nâng cao chất lượng sản phẩm cải tiến mẫu mã: + Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, sản phẩm chưa có dấu hiệu kiểm tra nghiêm ngặt thì không được đem ra thị trường tiêu thụ. + Đaò tạo đội ngũ cán bộ khu chế xuất, đảm bảo sản phẩm đem ra thị trường tiêu thụ là sản phẩm bảo đảm chất lượng. + Cải tiến mẫu mã sản phẩm, nghiên cứu đưa sản phẩm vào sử dụng cho các nhu cầu khác nhau kể cả nhu cầu phục vụ du lịch. - Lao động: sắp xếp lại lao động: tổ chức lao động chặt chẽ, giải quyết đối với chế độ lao động dôi dư, chú trọng chất lượng nguồn nhân lực. Trong tổ chức sắp xếp lao động ưu tiên làm sao tăng năng suất lao động, từng bước nâng cao trình độ lao động, ý thức tác phong công nghiệp. Đồng thời nâng cao thu nhập người lao động để họ yên tâm gắn bó đóng góp cho công ty. - Tổ chức sản xuất: Xây dựng kế hoạch sản xuất năm, tháng trên cơ sở đó điều hành và tổ chức sản xuất hợp lý, đảm bảo chặt chẽ thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm Rà soát lại định mức tiêu hao nguyên liệu, tăng cường công tác giám sát tiết kiệm chi phí tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiêm chi phí sản xuât, giảm chi phí cá biệt cho từng đơn vị sản phẩm. + Đảm bảo dự trữ bán thành phẩm để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường - Chú trọng mở rộng thị trường: + Đẩy nhanh tốc độ thâm nhập thị trường, tìm kiếm khách hàng, xây dựng kênh bán buôn công nghiệp, chủ động mở rộng thị trường quốc tế mới, đồng thời tìm cách duy trì thị trường quốc tế truyền thống. + Tập chung khai thác mở rộng thị trường nội địa, xây dưng các kênh phân phối khác nhau cho từng thị trường ( bán buôn công nghiệp, đại lý độc quyền, đại lý bán lẻ, giá bán lẻ của từng vùng trong nước). Đối với từng kênh khác nhau sẽ có chính sahcs khác nhau nhằm thu hút khách hàng đẩy mạnh lượng tiêu thụ. + Đầu tư nghiên cứu dự báo về nhu cầu biến đổi của thị trường, nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng. + Đầu tư công tác quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút khách hàng + Xây dựng mối quan hệ bạn bè với các công ty thương mại chuyên nghành để thâm nhập vào thị trường quốc tế. + Tăng cường khả năng cạnh tranh về giá, nhất là giá bán buôn công nghiệp - Chú trọng phát triển vùng nguyên liệu: địa phương, xây dựng giá thu mua thống nhất cho từng loại nguyên liệu, xây dựng chính sách hợp lý, bảo quản dự trữ lưu kho đủ để sản xuất liên tục, tránh tình trạng dư thừa, lúc thiếu nguyên liệu, bảo đảm sản xuất ổn định. - Vật tư phụ liệu: Công cụ vật tư phải nhập ngoại, chủ động dự trữ, đảm bảo phục vụ sản xuất. Tìm kiếm khách hàng uy tín theo hướng nội địa hóa với chất lượng như nhau nhưng giá cạnh tranh. 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định - Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định về thời gian, về công suất quyết định đến phần lớn hiệu quả sử dụng vốn cố định. - Công ty tuy đầu tư vào tài sản cố định qua các năm tăng nhưng hiệu suất của công ty giảm dần. Do vậy công ty cần đưa ra biện pháp khắc phục hạn chế ngay tình trạng đó. Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tìm kiếm việc làm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có việc làm công ty mới có thể phát huy được năng lực của máy móc thiết bị. - Thanh lý tài sản không còn sử dụng: Có một số tài sản cố định đã lạc hậu công nghệ thấp kém không thích hợp cho việc sử dụng nữa công ty cần lên kế hoạch thanh lý càng sớm càng tốt, nếu để tài sản này lâu tại công ty giá trị của chúng ngày một giảm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. - Tiến hành việc trích khấu hao hợp lý: Việc trích khấu hao từ tài sản cố định, công ty đã chú trọng tới việc xác định khấu hao hàng năm của tài sản cố định. Toàn bộ tài sản cố định của công ty được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao trung bình, việc trích khấu hao này đã không phản ánh đúng mức độ sử dụng tài sản cố định. Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh cho những tài sản quan trọng, thời gian làm việc thực tế lớn và cường độ làm việc cao để có thể thu hồi vốn đầu tư nhanh và đảm bảo phản ánh đúng mức độ sử dụng của tài sản cố định. - Công ty cần chú ý trích khấu hao từ những tài sản được viện trợ, được đầu tư. Bởi phần tài sản này đã chiếm một tỷ trong tương đối trong toàn bộ tài sản của công ty. Nếu không sẽ không phản ánh đúng hiệu quả sử dụng vốn. 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Tránh sự sụt giảm về nguồn vốn lưu động: Hiện tại vốn lưu động của công ty có xu hương giảm, do đó công ty cần có biện pháp huy động từ nguồn vốn cổ phần hoặc phát hành trái phiếu, lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp với chi phí sử dụng vốn thấp nhất và hạn chế được rủi ro về tài chính, tạo cho công ty có một cơ cấu vốn linh hoạt tối ưu.... ,để tránh tình trang thiếu hụt vốn. Đảm bảo về vốn lưu động. Đầu tư vốn để thu mua nguyên vật liệu đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất. nguyên vật liệu mua trong nước cần lựa chọn nhà cung cấp có uy tín, nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời với giá cả phải chăng. Tránh để xảy ra tình trạng do thiếu vốn phải mua chịu bị ép giá và phải mua nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng. - Tổ chức tốt công tác thu hồi công nợ, tăng khả năng quay vòng vốn: Qua phân tích công tác quản lý các khoản phải thu của công ty cho thấy có một khoản vốn lớn nằm tồn đọng trong khâu thanh toán, các khoản phải thu tăng dần qua các năm (năm 2007 đến năm 2008 tăng 19,2%) công nợ phải thu của công ty ở mức cao .Do đó cần rút ngắn thời gian thu hồi nợ thì công ty sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, giúp công ty giảm nhiều khoản vay ngắn hạn. Cần có các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng vốn của xí nghiệp bị chiếm dụng quá nhiều làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tăng cường các biện pháp khuyến khích đối tác thanh toán tiền khi công trình được đưa vào bàn giao cho khách. Có như vậy công tác thu hồi tiền hàng của công ty sẽ nhanh chóng hơn tránh được tình trạng thanh toán chậm, dây dưa kéo dài. 3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng. 3.3.1. Đối với Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng - Qua thời gian thực tập tại công ty em nhân thấy công ty đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, cũng vì lẽ đó em đưa ra một số kiến nghị đối với công ty như sau: + Về sản phẩm đã xuất hiện tình trạng bắt trước sản phẩm cùng loại trong và ngoài nước. Công ty cần tránh hiện tượng nay vì như vậy sẽ gây ra sự nhàm chán cho khách hàng, bên cạnh gìn giữ sản phẩm truyền thống công ty phải luôn sáng tạo về mẫu mã sản phẩm từ nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. + Đàm phán với đối tác đánh giá lại toàn bộ giá trị máy móc do phía đối tác đầu tư, hạn chế nhận sự viện trợ của đối tác. Vì như vậy khi cung cấp sản phẩm cho họ ta dễ bị khống chế về giá cả, không theo được giá trị thực tế của nó trên thị trường. + Nâng cao trình độ lao động, tác phong công nghiệp cho người lao động, giảm đến mức nhỏ nhất các khoản phải thu của công ty. + Tăng thêm chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. 3.3.2. Đối với cơ quan cấp trên - Đối với nhà nước: ưu đãi giảm thuế theo quy dịnh trong nghị ddinhj64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của chính phủ. Tạo điều kiện cho công ty được vay ưu đãi đầu tư để đầu tư hoàn thiện thiết bị sản phẩm. Người lao động trong công ty còn quá nghèo vì vậy khả năng mua cổ phần thấp. Đề nghị nhà nước giải quyết cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để người lao động có điều kiện tham gia mua thêm cổ phần. Công ty có trách nhiệm bảo lãnh thu hồi từ tiền lương hàng tháng. KẾT LUẬN Đối với tất cả các doanh nghiệp, sử dụng vốn có hiệu quả luôn là vấn đề người ta tìm hiểu và nghiên cứu. Vận dụng quy luật sáng tạo của nền kinh tế thị trường để đạt được mục tiêu của mình trong kinh doanh luôn là vấn đề cấp bách. Trong thời gian nghiên cứu tai Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng và những kiến thức em đã được học ở trường với mục tiêu là làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất ? Tạo thế đứng vững của công ty trên thương trường em đã hoàn thành chuyên đề của mình. Chuyên đề phân tích tình hình hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của công ty trong thời gian qua, thấy rõ những mặt đã đạt được và hạn chế của công ty. Từ đó đưa ra giải pháp khắc phục. Nhằm tạo đà hơn nữa cho sự phát triển của công ty, góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh Cao Bằng nói riêng và cả nước ta trong xu thế hội nhập nói chung. Mặc dù vậy bài viết của em hẳn còn nhiều hạn chế. Do đó em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài viết của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn cô Th.s Nguyễn Thị Minh Huệ và toàn thể ban lãnh đạo Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng đã giúp em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này. Hà Nội ngày 30 thang 4 năm 2008 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, PGS-TS Lưu Thị Hương ( chủ biên) Giáo trình tài chính doanh nghiệp, PGS-TS Vũ Duy Hào- nha xuất bản đại hoc kinh tế quóc dân 2, Bảo toàn và phát triêt vốn - Nhà xuất bản thống kê 3, Thị trường vốn , cơ chế hoạt động và hình thành ở Việt Nam. 4, Quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường ĐHKTQD 5, Quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản -Bộ tài chính 6, Quản trị tài chính doanh nghiệp -Nguyển Hải Sản-nhà xuất bản tài chính MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2006, 2007, 2008 18 Bảng2.2. Tình hình tài chính của công ty trong 3 năm 2006, 2007, 2008 18 Bảng2.3: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng 18 Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn tại Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng 18 Bảng 2.5:Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty 18 Bảng 2.6. Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu tại công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng 18 Bảng2.7:Cơ cấu tài sản cố định tại Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng 18 Bảng 2.8. Cơ cấu tài sản lưu động tại Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng 18 Bảng 2.9. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCPCBTTXKCB 18 Bảng 2.10.Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng 18 Bảng 2.11. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 18 Bảng 2.12. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phàn chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng 18 ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Khoa Ngân Hàng Tài Chính CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN CAM ĐOAN Kính gửi: Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế quốc dân. Đồng kính gửi: Ban chủ nhiệm khoa Ngân Hàng Tài Chính Tên em là: Mông Lương Thụy Sinh viên lớp: Tài chính công KV17 Được sự cho phép của nhà trường và sự đồng thuận của Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng đã tạo điều kiện cho em thực tập tại Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng. Sau 15 tuần thực tập tại công ty em đã hoàn thành chuyên đề thực tập: “ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng.’’ Trong thời gian thực hiện chuyên đề thực tập em không sao chép bất cứ tài liệu nào ngoài phạm vi cho phép của nhà trường. Em xin cam đoan nội những nội dung trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu hình thức kỷ luật của nhà trường. Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2009. Sinh viên Mông Lương Thụy NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21839.doc
Tài liệu liên quan