Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên, liên tục thì vấn đề đầu tiên là Công ty phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, Công ty phải luôn tiến hành dự đoán, xác định được nhu cầu vốn kinh doanh cần thiết, tối thiểu; trên cơ sở đó, tìm kiếm nguồn tài trợ hợp lý, vừa đảm bảo huy động đủ vốn, vừa phát huy được tính độc lập, tự chủ về tài chính của Công ty, vừa giảm thiểu được các rủi ro trong thanh toán.
Xuất phát từ thực tế của Công ty trong thời gian qua, cho thấy, Công ty đã làm rất tốt công tác này. Trải qua nhiều năm, cơ cấu tài trợ của Công ty luôn ổn định, hệ số vốn chủ sở hữu trên 60%, trong đó chủ yếu là nguồn lợi nhuận tái đầu tư, nguồn vốn khấu hao.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là Công ty chưa sử dụng, khai thác tối đa các kênh huy động vốn. Đó chính là các khoản nợ dài hạn. Đây là kênh huy động vốn khá quan trọng, có nhiều ưu điểm: là nguồn vốn dài hạn, thời gian hoàn trả lâu, giúp doanh nghiệp có thể tránh được các rủi ro trong thanh toán. Do đó, Công ty hoàn toàn có thể sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho tài sản cố định bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, góp phần làm tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
71 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48.04
7,414,053
47.81
593,674
8.70
(0.23)
3.Người mua trả tiền trước
2,638
0.02
3,629
0.02
991
37.57
0.00
4.Thuế và các khoản phải nộp NSNN
82,697
0.58
848,488
5.47
765,791
926.02
4.89
5.Phải trả công nhân viên
802,432
5.65
461,845
2.98
(340,587)
(42.44)
(2.67)
6.Phải trả, phải nộp khác
2,490,555
17.54
3,779,501
24.37
1,288,946
51.75
6.83
II. Nợ dài hạn
-
-
-
-
-
-
-
III. Nợ khác
691,386
4.64
389,846
2.45
(301,540)
(43.61)
(2.19)
1. Chi phí phải trả
690,666
99.90
389,726
99.97
(300,940)
(43.57)
0.07
2. Nhận ký quỹ ngắn hạn
720
0.10
120
0.03
(600)
(83.33)
(0.07)
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006
Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội.
+ Trước hết, ta nhận thấy trong cơ cấu Nợ phải trả của Công ty không có các khoản Nợ dài hạn, chỉ bao gồm: Nợ ngắn hạn và Nợ khác.
Năm 2006 so với năm 2005:
Nợ ngắn hạn tăng 1.308.815 với tỷ lệ tăng 9,22%
Nợ khác giảm 301.540 với tỷ lệ giảm 43,61%
Như vậy, nợ phải trả tăng xuất phát từ việc doanh nghiệp tăng cường huy động các khoản nợ ngắn hạn và do đó, đã làm tỷ trọng các khoản nợ ngắn hạn trong năm 2006 tăng 2,19% tức là chiếm 97,55% trong tổng nợ phải trả.
+ Vay ngắn hạn giảm 1.000.000 với tỷ lệ giảm 25% cho thấy trong năm, doanh nghiệp đã hoàn tất việc thanh toán khoản vay 4.000.000 và vay thêm 3.000.000. Điều đó thể hiện Công ty đã thực hiện rất tốt nghĩa vụ thanh toán đối với ngân hàng, cũng như tiếp tục duy trì được các khoản vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn đã giảm xuống 8,83%; thay vào đó, Công ty tập trung vào việc tăng cường các khoản phải trả người bán.
+ Các khoản phải trả người bán tăng 593.674 với tỷ lệ tăng 8,70%, trong đó chủ yếu là gia tăng các khoản phải trả người bán về hàng hoá. Rõ ràng, đây là một biểu hiện rất tốt về mối quan hệ giữa Công ty với các nhà cung cấp, đặc biệt là mối quan hệ trong thanh toán. Và với sự gia tăng các khoản vốn chiếm dụng này, Công ty đã tài trợ được 47,81% nhu cầu nợ ngắn hạn, góp phần giảm chi phí sử dụng vốn, là tiền đề quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
+ Cùng với đó là sự gia tăng mạnh mẽ của thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước, tăng 765.791 với tỷ lệ tăng 926,02%. Tuy khoản mục này không chiếm tỷ trọng cao nhưng nó rất quan trọng vì đây là nguồn vốn “mượn” được từ Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp không phải trả khoản chi phí nào. Cụ thể là Công ty đã xin hoãn nộp các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Tuy đang có nhu cầu vốn cao nhưng doanh nghiệp đã rất chú trọng tới việc thanh toán tiền lương cho công nhân viên. Điều đó thể hiện ở khoản mục phải trả công nhân viên đã giảm 340.587, với tỷ lệ giảm 42,44%, làm tỷ trọng của khoản mục này giảm 2,67%. Nó thể hiện sự linh hoạt của Công ty trong công tác huy động vốn cũng như hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh - đảm bảo thanh toán đủ lương.
+ Việc gia tăng các khoản vay ngắn hạn xuất phát từ nguyên nhân chính là việc gia tăng các khoản phải trả, phải nộp khác: Tăng 1.288.946 với tỷ lệ tăng là 51,75%. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu Nợ ngắn hạn.
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty bao gồm chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh và các quĩ. Để tìm hiểu sâu hơn, ta đi phân tích diễn biến nguồn vốn của Công ty, qua bảng số 4: Diễn biến nguồn vốn chủ sở hữu
Bảng số 4: DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Đvt: 1000đ
chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
2006/2005
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Tăng, giảm (%)
Vốn chủ sở hữu
30,693,780
100.00
32,386,902
1,693,122
5.52
I. Vốn, quỹ
30,582,003
99.64
32,642,238
-
1.Vốn kinh doanh
19,644,666
64.24
26,691,440
81.77
7,046,774
35.87
17.53
1.1. Vốn điều lệ
15,650,000
79.67
15,650,000
58.63
-
-
(21.03)
1.2. Vốn tự bổ xung
3,994,666
20.33
11,041,440
41.37
7,046,774
176.40
21.03
2.Quỹ đầu tư phát triển
7,265,265
23.76
721,395
2.21
(6,543,870)
(90.07)
(21.55)
3.Quỹ dự phòng
757,257
2.48
859,998
2.63
102,741
13.57
0.16
4.Lợi nhuận chưa phân phối
2,914,815
9.53
4,369,405
13.39
1,454,590
49.90
3.85
II.Quỹ khác
111,777
0.36
(255,336)
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006
Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội.
Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng chủ yếu do sự gia tăng của nguồn vốn kinh doanh, trong đó phải kể tới sự gia tăng của nguồn vốn tự bổ sung: tăng 7.046.774 với tỷ lệ tăng 176,40%. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, về khả năng độc lập, tự chủ về tài chính cũng như về hiệu quả của công tác tổ chức sử dụng vốn.
Như vậy, qua việc xem xét diễn biến vốn kinh doanh và nguồn vốn của Công ty, ta có thể đưa ra những nhận xét bước đầu như sau:
Quy mô vốn kinh doanh của Công ty năm 2006 so với 2005 tăng ở cả vốn lưu động và vốn cố định, trong đó, vốn cố định vẫn chiếm tỷ trọng cao, thể hiện chính sách của Công ty: luôn nỗ lực không ngừng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh (ở hai lĩnh vực chính là thương mại và vận tải), luôn chú trọng đầu tư, cải tiến, đổi mới, nâng cao trang thiết bị máy móc, phương tiện vận tải... đáp ứng nhu cầu thị trường. Chưa nói tới hiệu quả sử dụng vốn, ta vẫn có thể thấy đây là một chiến lược đầu tư, phát triển hợp lý.
Về huy động vốn, ta có thể thấy khả năng độc lập, tự chủ về tài chính của Công ty, sự linh hoạt trong công tác huy đông vốn, sự uy tín trong quan hệ thanh toán với các nhà cung cấp vốn...
Đây là những tiền đề rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
Nếu vốn là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến sự hình thành, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thì hiệu quả sử dụng vốn lại là một vấn đề hết sức quan trọng. Việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm.
Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động
Bảng số 5: Diễn biến vốn lưu động của Công ty năm 2005-2006.
Bảng số 5: DIỄN BIẾN VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2005-2006
Đvt: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2006/2005
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Tăng, giảm (%)
Tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn
16.605.462
100.00
19,949,411
(3.343.949)
(20,14)
1. Vốn bằng tiền
5,171,002
31,14
7,972,772
39.96
2,801,770
54.18
8,82
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
-
-
-
-
-
-
-
3. Các khoản phải thu
8,916,542
53,70
9,533,175
47.79
616,633
6.92
(5,91)
4. Hàng tồn kho
2,089,976
12,59
1,745,196
8.75
(344,780)
(16.50)
3,84
5. Tài sản lưu động khác
427,942
2,57
698,268
3.50
270,326
63.17
8,93
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006
Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội.
Qua bảng số 5, ta thấy, so với năm 2005, trong năm 2006, vốn lưu động đã tăng 3.343.949 với tỷ lệ tăng 20,14%, trong đó:
- Vốn bằng tiền tăng 2.801.770 với tỷ lệ tăng 54,18%
- Các khoản phải thu tăng 616.633 với tỷ lệ tăng 6,91%
- Hàng tồn kho giảm 344.780 với tỷ lệ giảm 16,5%
- Tài sản lưu động khác tăng 270.326 với tỷ lệ tăng 63,17%
Như vậy, vốn lưu động của Công ty tăng chủ yếu do doanh nghiệp dự trữ tiền, các khoản phải thu và các khoản tạm ứng.
Một trong những nội dung kinh doanh chính của Công ty là kinh doanh buôn bán các loại xăng dầu và sản phẩm hoá dầu ở 2 lĩnh vực bán buôn và bán lẻ.
+ Vốn bằng tiền
Một trong những nội dung kinh doanh chính của Công ty là kinh doanh buôn bán các loại xăng dầu và sản phẩm hoá dầu ở hai lĩnh vực bán buôn và bán lẻ. Do đó, vốn bằng tiền trong vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn là hoàn toàn hợp lý. với sự gia tăng về mặt số lượng, tỷ trọng vốn bằng tiền cũng tăng 8,82%
Bảng số 5.1: Diến biến vốn bằng tiền
Bảng số 5.1: DIỄN BIẾN VỐN BẰNG TIỀN
Đvt: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2006/2005
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Vốn bằng tiền
5,171,002
100.00
7,972,772
2,801,770
54.18
1. Tiền mặt
305,855
5.91
447,838
5.62
141,983
46.42
2. Tiền gửi ngân hàng
1,865,147
36.07
7,524,934
94.38
5,659,787
303.45
3. Tiền đang chuyển
3,000,000
58.02
-
-
(3,000,000)
(100.00)
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006
Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội.
Như vậy, vốn bằng tiền tăng lên xuất phát từ việc doanh nghiệp tăng dự trữ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Và vấn đề đáng nói là trong năm 2006, doanh nghiệp khong có các khoản tiền đang chuyển. Đây là dấu hiệu tốt vì rõ ràng, khoản tiền này đã được đưa về Công ty, nhanh chóng tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc tăng các khoản vốn bằng tiền, như đã nói, xuất phát từ các nhu cầu thanh toán của Công ty, giúp Công ty có sự chủ động trong thanh toán, giao dịch buôn bán, cũng như dự phòng các trường hợp, nhu cầu vốn bất thường.
+ Các khoản phải thu
Là một trong những khoản chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn lưu động. Việc quản lý, sử dụng các khoản phải thu có một ý nghĩa rất quan trọng.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc tồn tại các khoản phải thu, đặc biệt là phải thu khách hàng là một nhu cầu tất yếu. Nhưng nó cũng tồn tại rất nhiều rủi ro, đặc biệt là về các khoản phải thu khó đòi. Do vậy, để phân tích việc quản lý, sử dụng các khoản phải thu của Công ty, ta xem xét bảng số 5.2: Tình hình quản lý và sử dụng các khoản phải thu.
Bảng số 5.2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN THU
Đvt: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2006/2005
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Tăng, giảm (%)
Các khoản phải thu
8,916,542
100.00
9,533,175
616,633
6.92
1. Phải thu khách hàng
6,084,432
68.24
6,013,292
63.08
(71,140)
(1.17)
(5.16)
2. Trả trước người bán
879,615
9.86
1,441,112
15.12
561,497
63.83
5.25
3. Thuế GTGT được khấu trừ
273,816
3.07
173,608
1.82
(100,208)
(36.60)
(1.25)
4. Phải thu nội bộ
-
-
-
-
-
-
5. Phải thu khác
1,678,679
18.83
1,905,163
19.98
226,484
13.49
1.16
6. Dự phòng phải thu khó đòi
-
-
-
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006
Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội.
Như vậy, khoản phải thu tăng chủ yếu ở khoản mục: trả trước người bán và phải thu khác.
Phải thu khách hàng giảm một lượng không đáng kể 71.140 với tỷ lệ giảm 1,17%. Sự sụt giảm này làm tỷ trọng các khoản phải thu của khách hàng giảm 5,16% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.
Trả trước người bán tăng 516.497 với tỷ lệ tăng 63,83%, đẩy tỷ trọng của khoản mục này tăng lên 5,25%. Trong đó, Công ty dành ra 1.441.112 để trả trước cho người nhận thầu về mua. Đây là điều rất hợp lý, nhưng cũng là một khoản vốn lớn bị chiếm dụng. Do vậy, Công ty cần chú trọng theo dõi tiến độ việc thi công gói thầu cả về chất lượng và thời gian nhằm nhanh chóng đưa vào sử dụng.
Góp phần vào sự gia tăng của các khoản phải thu là sự gia tăng của các khoản mục phải thu khác, tăng 226.484 với tỷ lệ tăng 13,49% nâng tỷ trọng của khoản mục này lên 19,98% - cao thứ hai trong các khoản phải thu.
Và Công ty không hề có khoản dự phòng phải thu khó đòi.
+ Hàng tồn kho
Đây là khoản mục giảm duy nhất trong chi tiêu vốn lưu động, giảm 344.782 với tỷ lệ giảm 16,50%. Với một Công ty thương mại, sự sụt giảm của hàng tồn kho sẽ đem lại 2 khả năng: 1- thu hẹp quy mô kinh doanh; 2- tình hình tiêu thụ tốt.
Bảng số 5.3: Tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho
Bảng số 5.3: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HÀNG TỒN KHO
Đvt: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2006/2005
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Tăng, giảm (%)
Hàng tồn kho
2,089,976
100.00
1,745,194
(344,782)
(16.50)
1. Nguyên vật liệu tồn kho
307,034
14.69
429,167
24.59
122,133
39.78
9.90
2. Công cụ dụng cụ trong kho
38,893
1.86
33,221
1.90
(5,672)
(14.58)
0.04
3. Hàng hóa
1,753,860
83.92
1,292,617
74.07
(461,243)
(26.30)
(9.85)
4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(9,811.00)
(0.47)
(9,811.00)
(0.56)
-
-
(0.09)
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006
Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội.
Như vậy, nguyên nhân chính làm sụt giảm lượng hàng tồn kho la sụt giảm lượng hàng hoá tồn kho. Đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục hàng tồn kho. So với năm 2005, năm 2006, lượng hàng hoá tồn kho giảm 461.243 với tỷ lệ giảm 26,30%; làm tỷ trọng của khoản mục này giảm 9,85%.
Hàng hóa trong kho bao gồm: xăng dầu, dầu mỡ nhờn và khí ga. Nhưng do khí ga, xăng dầu là hàng hoá dễ tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội nên đến cuối năm không còn hàng tồn kho. Hàng hoá tồn kho chỉ là dầu mỡ nhờn, cũng là một mặt hàng mà giá cả đang rất biến động. Do đó, cùng với việc dự trữ mặt hàng này, Công ty đã phải trích ra một khoản dự phòng giảm giá. Vì vậy, việc Công ty cắt giảm lượng dự trữ dầu mớ nhờn là hoàn toàn hợp lý.
+ Tài sản lưu động khác
Là chỉ tiêu có tỷ lệ tăng cao nhất trong vốn lưu động, tăng 270.326 với tỷ lệ tăng 63,17%, trong đó tăng ở cả khoản tạm ứng và chi phí trả trước. Phần lớn các khoản tạm ứng trong Công ty là tạm ứng cho lái xe chở hàng. Còn các khoản chi phí trả trước bao gồm: trả trước về bảo hiểm và trả trước về công cụ, thiết bị văn phòng.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Qua việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động ở trên, ta đã phần nào đánh giá được hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác hơn, ta đi vào phân tích và tính toán một số chỉ tiêu tài chính sau:
Bảng số 6: Một số chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
BẢNG SỐ 6: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH PHẢN ÁNH HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
Đvt:1000đ
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2006
2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ %
1. Doanh thu thuần
1000đ
197,649,055
192,413,070
(5,235,985)
(2.65)
2. Giá vốn hàng bán
1000đ
190,790,501
181,525,615
(9,264,886)
(4.86)
3. Lợi nhuận sau thuế
1000đ
2,914,815
4,369,405
1,454,590
49.90
4. VLĐ bình quân
1000đ
15,832,677
18,277,437
2,444,760
15.44
5. Nợ phải thu bình quân
1000đ
7,891,178
9,224,858
1,333,680
16.90
6. Hàng tồn kho bình quân
1000đ
1,651,764
1,917,586
265,822
16.09
7. Vòng quay HTK=(2)/(6)
vòng
115.50
95.00
(20.50)
(17.75)
Số ngày 1 vòng quay HTK
ngày
3.00
4.00
1.00
33.33
8.Vòng quay NPT=(1)/(5)
vòng
25.00
21.00
(4.00)
(16.00)
Kỳ thu tiền trung bình
ngày
14.00
17.00
3.00
21.43
9. Vòng quay VLĐ=(1)/(4)
vòng
12.50
10.50
(2.00)
(16.00)
Số ngày 1 vòng quay VLĐ
ngày
29.00
34.00
5.00
17.24
10. Doanh lợi VLĐ=(3)/(4)
%
18.41
23.91
5.50
29.88
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006
Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội.
Trước hết, một điều dễ nhận thấy là ngoại trừ chỉ tiêu doanh lợi vốn lưu động; các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động đều giảm.
+ Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho: Với sự gia tăng của hàng tồn kho, cùng với sự giảm sút của giá vốn hàng bán đã làm cho số vòng quay của hàng tồn kho giảm 20,5 vòng; còn số ngày trong chu kỳ vòng quay của hàng tồn kho tăng lên 1 ngày.
+ Tốc độ luân chuyển nợ phải thu: Như trên, nợ phải thu tăng 16,0%; trong khi đó, doanh thu giảm 2,65%. Do vậy, vòng quay nợ phải thu giảm 4 vòng, kéo theo kỳ thu tiền tăng lên 3 ngày. Nguyên nhân chính là do các khoản nợ phải thu tăng lên, đã làm cho công tác thu hồi nợ trở nên phức tạp hơn.
+ Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: trong năm, vốn lưu động bình quân tăng lên 15,44% đã làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm 2 vòng, Theo đó, số ngày trong chu kỳ luân chuyển tăng 5 ngày (17,24%).
Như vậy, nguyên nhân chính làm tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng là sự gia tăng mạnh mẽ của vốn lưu động ở cả hai khoản mục: nợ phải thu và hàng tồn kho. Điều này là hoàn toàn hợp lý.
+ Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: Sự gia tăng ở chỉ tiêu doanh lợi vốn lưu động là tín hiệu tốt thể hiện một cách khá rõ nét hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. So với năm 2005, năm 2006, chỉ tiêu này tăng 5,5 lần với tốc độ tăng lên tới 29,88%.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm, nguyên nhân chính là chỉ tiêu vốn lưu động tăng. Đây là một điều hợp lý. Quan trọng là mức doanh lợi vốn lưu động đã tăng lên, thể hiện hướng đầu tư đúng đắn của Công ty cũng như việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động.
Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn cố định
Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định
Để xem xét, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty, ta đi nghiên cứu bảng số liệu sau.
Bảng số 7: Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định
BẢNG SỐ 7: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH
Đvt:1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Tăng, giảm
Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn
28,117,315
28,334,853
217,538
0.77
1. Tài sản cố định
12,639,323
44.95
19,572,351
69.08
6,933,028
54.85
24.12
1.1. Tài sản cố định hữu hình
12,639,323
100.00
19,572,351
100.00
6,933,028
54.85
-
Nguyên giá
39,840,737
-
49,700,785
-
9,860,048
24.75
-
Giá trị hao mòn luỹ kế
(27,201,414)
-
(30,128,434)
-
(2,927,020)
10.76
-
2. Đầu tư tài chính dài hạn
8,722,000
31.02
8,722,000
30.78
-
-
(0.24)
2.1. Góp vốn liên doanh
8,722,000
100.00
8,722,000
100.00
-
-
-
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
6,724,052
23.91
2,922
0.01
(6,721,130)
(99.96)
(23.90)
3.1. Mua sắm tài sản cố đinh
5,173,513
76.94
2,922
100.00
(5,170,591)
(99.94)
23.06
3.2. Xây dựng cơ bản dở dang
1,550,539
23.06
-
-
(1,550,539)
(100.00)
(23.06)
3.3. Sửa chữa lớn tài sản cố đinh
-
-
-
-
-
4. Ký quỹ, ký cược dài hạn
31,940
0.11
37,580
0.13
5,640
17.66
0.02
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006
Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội.
+ Tài sản cố định: Điều dễ nhận thấy là tài sản cố định của Công ty chỉ có tài sản cố định hữu hình. Đây là một thuận lợi lớn trong công tác quản lý tài sản.
Về nguyên giá: Nguyên giá của các tài sản cố định hữu hình tăng 9.860.048 với tỷ lệ tăng 24,75%.
Về giá trị hao mòn luỹ kế: Giá trị khấu hao của các tài sản cố định hữu hình tăng 2.927.020 với tỷ lệ tăng 10,76%.
Bảng số 7.1: Tình hình tăng, giảm tài sản cố định của Công ty
BẢNG SỐ 7.1: TÌNH HÌNH TĂNG, GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY
Đvt:1000đ
Chỉ tiêu
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
Thiết bị, dụng cụ quản lý
Tổng
I. Nguyên giá
1. Số dư đầu năm
4,053,156
48,481
34,843,845
458,876
2. Số tăng trong kỳ
1,831,684
162,005
8,983,908
Mua mới
35,000
8,983,908
Xây dựng mới
1,831,684
127,005
-
3.Số giảm trong kỳ
1,117,550
Thanh lý
1,117,550
4. Số dư cuối kỳ
5,884,840
646,866
42,710,203
458,876
49,700,785
II. Giá trị hao mòn
1. Số dư đầu năm
1,615,002
236,302
25,102,227
247,883
2. Số tăng trong kỳ
203,305
81,109
3,696,174
63,982
3. Số giảm trong kỳ
1,117,550
4. Số dư cuối kỳ
1,818,307
317,411
27,680,851
311,865
30,128,434
III. Giá trị còn lại
4,066,533
329,456
15,029,351
147,010
579,322,483
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006
Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội.
Ta thấy, phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản cố định của Công ty. Trong năm 2006, Công ty đã mua thêm 27 xe vận tải hàng hoá mới; nâng số đầu xe của Công ty lên tới 169 xe.
Tính tới thời điểm cuối năm 2006, có 12 xe vận tải đã được khấu hao hết và được Công ty tiến hành thanh lý, còn lại phần lớn xe được mua vào năm 2003. Những xe này có thời gian sử dụng là 6 năm. Vì thế, việc Công ty mua thêm 27 xe vận tải nữa là cần thiết, nhưng rõ ràng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu đổi mới. Công ty cần tiếp tục đầu tư để mua thêm phương tiện vận tải. Để đảm bảo công xuất hoạt động của xe, Công ty giao nhiệm vụ cho phòng Quản lý kỹ thuật: một mặt, luôn tiến hành theo dõi công xuất hoạt động của các xe, loại xe trên từng luồng vận chuyển; mặt khác, tiến hành nâng cấp, bảo dưỡng các loại xe theo định kỳ, tiến hành sửa chữa nếu xe bị hư hỏng. Đồng thời, giao trách nhiệm trực tiếp cho các lái xe trong việc bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng xe do mình trực tiếp sử dụng.
Nhà cửa, kho tàng, bến bãi chiếm tỷ trọng thứ 2 trong tài sản cố định. Tuy nhiên, phần lớn các tài sản này được xây dựng từ rất lâu rồi nên đã xuống cấp. Công ty đã đầu tư hơn 1,8 tỷ để xây dựng mới.
Ngoài ra, Công ty mua thêm một số máy móc, thiết bị như máy phát điện... nhằm đáp ứng nhu cầu về điện của Công ty.
Như vây, tình đến thời điểm này, phần lớn tài sản cố định của Công ty vẫn đang ở trong tình trạng sử dụng tốt. Việc khấu hao và thanh lý các tài sản cố định đã hết thời gian sử dụng được quản lý rất chặt chẽ, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, tăng nhanh vòng quay vốn.
+ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Trong khi tài sản cố định tăng lên một lượng rất lớn thì chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm sút một lượng tương ứng: 6.721.130 với tốc độ giảm 99,96%. Như vây, phần lớn các tài sản cố định đã được đưa vào sử dụng, bao gồm: tài sản cố định được mua mới và nhà cửa được xây dựng mới; góp phần nâng cao trình độ trang thiết bị - kỹ thuật của Công ty.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Cũng như vốn lưu động, để đánh giá một cách toàn diện về tình hình tổ chức sử dụng vốn cố định của Công ty, ta đi phân tích một số chi tiết tài chính.
Bảng sô 7.2: Một số chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định
BẢNG SỐ 7.2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH PHẢN ÁNH HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH
Đvt:1000đ
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2006
2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ %
1. Doanh thu thuần
1000đ
197,649,055
192,413,070
(5,235,985)
(2.65)
2. Lợi nhuận sau thuế
1000đ
2,914,815
4,369,405
1,454,590
49.90
3. Vốn cố định bình quân
1000đ
19,279,567
28,226,084
8,946,517
46.40
4.Hiệu suất sử dụng VCĐ=(1)/(3)
vòng
10.25
6.82
(3.43)
(33.51)
5.Hàm lượng VCĐ=(3)/(1)
%
9.75
14.67
4.92
50.39
6. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ=(2)/(3)
%
15.12
15.48
0.36
2.39
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006
Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội.
Ta thấy, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định tăng, các chỉ tiêu còn lại đều giảm.
+ Hiệu xuất sử dụng vốn cố định
So với năm 2005, năm 2006: chỉ tiêu này giảm 3,43 với tỷ lệ giảm 33,51%; nghĩa là thay vì cứ một đôngc vốn cố định tạo ra 10,25 đồng doanh thu thuần như trong năm 2005, năm 2006 cứ một đồng vốn cố định chỉ tạo ra 6,82 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân chính là do năm 2006, vốn cố định bình quân tăng 46,40%.
+ Hàm lượng vốn cố định
Ngược lại với chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này lại tăng 4,92% với tỷ lệ tăng 50,39%. Nếu trong năm 2005, để tạo một đồng doanh thu thuần cần 0,0975 đồng vốn cố định thì trong năm 2006, phải cần 0,1467 đồng.
+ Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Là chỉ tiêu có mức tăng không đáng kể, nhưng lại là một dấu hiệu quan trọng, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. Năm 2006, 1 đồng vốn cố định bình quân tạo ra được 0,1548 đồng lợi nhuận ròng, tăng so với năm 2005 là 0,0036 đồng.
Như vậy, cùng với việc phân tích tình hình quản lý sử dụng vốn cố định của Công ty, cũng như xem xét sự biến động của các chỉ tiêu tài chính ta thấy:
Một trong những nội dung kinh doanh rất quan trọng là vận tải hàng hoá nên vốn cố định của Công ty chủ yếu tài trợ cho đầu tư, mua sắm các phương tiện vận tải. Đây là hướng đầu tư rất hợp lý. Đồng thời, các tài sản này có thời gian sử dụng ngắn nên đòi hỏi Công ty phải thường xuyên đổi mới cũng như tăng cường hơn nữa bảo toàn và phát triển vốn.
Tuy tỷ xuất lợi nhuận vốn cố định tăng nhưng hiệu suất sử dụng vốn cố định lại giảm. Điều này phản ánh công tác quản lý và sử dụng vốn cố định còn chưa hiệu quả. Việc đầu tư của tài sản cố định chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Doanh thu chưa thay đổi phù hợp với mức tăng của vốn cố định. Nhưng ta cũng cần phải thấy là lĩnh vực kinh doanh của Công ty đang là một lĩnh vực có nhiều biến động lớn, doanh thu của Công ty không chỉ có doanh thu từ vận tải hàng hoá mà còn doanh thu từ buôn bán xăng dầu. Do đó, ta chưa thể khẳng định một cách hoàn toàn rằng hiệu quả sử dụng vốn cố định sụt giảm. Nó chỉ đặt ra yêu cầu Công ty cần chú ý quản lý tốt hơn.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Ở phần này, chúng ta sẽ xem xét tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của toàn Công ty. Bảng số 8: Một số chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh toàn Công ty
BẢNG SỐ 8: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH PHẢN ÁNH HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TOÀN CÔNG TY
Đvt:1000đ
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2006
2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ %
1. Doanh thu thuần
1000đ
197,649,055
192,413,070
(5,235,985)
(2.65)
2. Tổng lợi nhuận trước thuế
1000đ
3,389,320
5,479,230
2,089,910
61.66
3. Lợi nhuận sau thuế
1000đ
2,914,815
4,369,405
1,454,590
49.90
4. VKD bình quân
1000đ
35,112,244
46,503,521
11,391,277
32.44
5. Vốn chủ sở hữu bình quân
1000đ
24,609,013
31,109,796
6,500,783
26.42
6. Vòng quay VKD=(1)/(4)
vòng
5.63
4.14
(1.49)
(26.50)
7. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
%
-
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế =(2)/(1)
%
1.71
2.85
1.13
66.06
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế=(3)/(1)
%
1.47
2.27
0.80
53.98
8. Tỷ suất lợi nhuận VKD
%
-
-
-
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD=(2)/(4)
%
9.65
11.78
2.13
22.06
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD=(3)/(4)
%
8.30
9.40
1.09
13.18
9. Tỷ suất lợi nhuận VCSH=(3)/(5)
%
11.84
14.05
2.20
18.58
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006
Báo cáo tổng kết năm 2006 của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội.
Như vậy, mặc dù doanh tu giảm nhưng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2006 vẫn tăng cao, cụ thể:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu:
+ Nếu xét tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thì chỉ tiêu này tăng 1,13% với tỷ lệ tăng 66,06%. Nghĩ là: trong 1 đồng doanh thu, năm 2005 có 0,0171 đồng lợi nhuận trước thuế, năm 2006 – có 0,0285 đồng lợi nhuận trước thuế.
+ Nếu xét tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thì chỉ tiêu này tăng 0,8% với tỷ lệ tăng 53,98%.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
+ Nếu xét tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh thì chỉ tiêu này tăng 2,13% với tỷ lệ tăng 22,06%
+ Nếu xét tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh thì chỉ tiêu này tăng 1,09% với tỷ lệ tăng 13,18%, cụ thể: năm 2005 là 8,3%, nghĩa là cứ 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,083 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2006 là 9,40%, nghĩa là cứ 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,094 đồng lợi nhuận sau thuế.
Rõ ràng, tỷ suất sinh lời của vốn đã tăng. Và điều đó thể hiện được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Đây là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng, có một ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Chỉ tiêu này đã tăng 2,20% với tỷ lệ tăng 18,58%.
+ Năm 2005 là 11,84%: bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,1184 đồng lợi nhuận.
+ Năm 2006 là 14,05%: bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,1405 đồng lợi nhuận.
Như vậy, sự đầu tư, mở rộng quy mô vốn của Công ty trong những năm gần đây đã làm giảm tốc độ luân chuyển vốn. Nhưng không có nghĩa vì thế mà làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, bởi vì các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn đều tăng và tăng cao. Đặc biệt là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Điều này chỉ có thể giải thích là do thị trường xăng dầu là một trong những thị trường đầy biến động hiện nay. Và thị trường xăng dầu trong nước ngày càng liên quan chặt chẽ tới thị trường xăng dầu thế giới vốn đầy biến động.
Cùng với hoạt động thương mại thì vận tải cũng là một nội dung kinh doanh chính của Công ty. Và chi phí cho hoạt động này lại chủ yếu là nhiên liệu – xăng dầu. Do đó, toàn Công ty đã chủ trương đề ra chính sách sử dụng tiết kiệm, góp phần làm gia tăng lợi nhuận.
Tốc độ luân chuyển vốn có thể không tăng nhưng hiệu quả sử dụng vốn vẫn tăng, đó là đặc trưng cơ bản của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY .
Những kết quả đạt được
Trong những năm gần đây, trong bối cảnh nền kinh tế Viêt Nam trên đà hội nhập thế giới mở ra nhiều cơ hội mới nhưng cũng còn rất nhiều khó khăn thách thức, Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội đã có nhiều cố gắng vươn lên trong hoạt động kinh doanh thương mại và đạt được một số thành tựu nhất định trong hoạt động thương mại và vận tải. Sau những khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi, hiện nay, Công ty đã đi vào hoạt động ổn định và ngày càng phát triển, thể hiện ở mức doanh thu, lợi nhuận đạt được năm sau luôn cao hơn năm trước. Cùng với sự phát triển chung của doanh nghiệp, công tác tổ chức sử dụng vốn đã đạt được những thành quả quan trọng., quy mô vốn kinh doanh của Công ty luôn năm sau cao hơn năm trước, cả ở vốn lưu đồng và vốn cố định. Cho thấy Công ty đã có một chiến lược đầu tư, phát triển hợp lý. Công ty có khả năng độc lập, tự chủ về tài chính, linh hoạt trong công tác huy động vốn, có uy tín trong quan hệ thanh toán với các nhà cung cấp vốn...
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Ban giám đốc Công ty luôn quan tâm, coi trọng vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Sự phát triển lành mạnh và bền vững của Công ty trong thời gian qua phần nào phản ánh hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Cụ thể:
- Hoạt động kinh doanh của Công ty rất hiệu quả, có sự tăng trưởng nhanh và mạnh, thể hiện ở sự gia tăng mạnh mẽ của lợi nhuận sau thuế;
- Không ngừng nâng cao quy mô vốn và ngày càng đa dạng hoá phương thức huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau.
- Khả năng độc lập về tài chính, chủ động trong công tác huy động vốn; tránh được những rủi ro trong thanh toán.
Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác tổ chức sử dụng vốn kinh doanh của Công ty còn tồn tại một số vấn đề sau:
Kênh huy động vốn của Công ty chưa đa dạng, phong phú, thể hiện ở việc Công ty chưa huy động vốn từ nguồn nợ dài hạn. Điều này sẽ tạo ra nguy cơ trong quan hệ thanh toán nếu Công ty sử dụng không hiệu quả nguồn vốn ngắn hạn, cũng như hoạt động kinh doanh không thuận lợi
Sự giảm sút của doanh thu mặc dù chủ yếu xuất phát từ biến động của thị trường nhưng Công ty cũng cần phải xem xét lại các kế hoạch kinh doanh nhằm gia tăng tốc độ luân chuyển vốn.
Chương III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI PETROLIMEX HÀ NỘI.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
Nói đến kinh doanh là nói đến lợi nhuận. Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội cũng như bất kỳ các doanh nghiệp khác, luôn quan tâm và coi mục tiêu hàng đầu của mình là lợi nhuận. Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh doanh thu, mở rộng thị phần, nâng cao sức cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, mở rộng quy mô kinh doanh... Tất cả đều hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.
Trong năm qua, tuy doanh thu của Công ty bị giảm sút, nhưng nhờ khai thác tốt công suất hoạt động của máy móc, của các phương tiện vận tải, nhờ đó tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm nên lợi nhuận của Công ty vẫn gia tăng. Vì vậy, nếu Công ty vừa có thể tăng được doanh thu, vừa có thể tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm thì chắc chắn lợi nhuận của Công ty còn tăng cao hơn nữa. Do đó, đây chính là mục tiêu hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh doanh của Công ty trong những năm tới.
Bên cạnh đó, kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh, đổi mới máy móc thiết bị, mua sắm thêm phương tiện các loại xe vận tải hiện đại vẫn được Công ty tiếp tục duy trì, thực hiện như một mục tiêu lâu dài và ổn định.
Ngoài ra, trong công tác quản lý, Công ty cũng đề ra mục tiêu cụ thể là trong những năm tới, ban lãnh đạo cong ty cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm, tổ chức tốt bộ máy quản lý để có thể khai thác tốt hơn các tiềm lực, thế mạnh của Công ty, đưa Công ty ngày cành tiến lên, tăng trưởng và phát triển vững mạnh.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI PETROLIMEX HÀ NỘI.
Trên cơ sở phân tích thực trạng về tình hình tổ chức quản lý, sử dụng vốn của Công ty, kết hợp với những kiến thức đã học được, em xin đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty trong thời gian tới như sau:
Tổ chức kinh doanh năng động, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch
Tổ chức khai thác, thu thập thông tin, đánh giá phân tích thị trường, phân loại khách hàng, dự báo những biến động về tăng giảm nhu cầu để có chính sách bán hàng phù hợp, vừa giữ được khách hàng, vừa kinh doanh có hiệu quả. Công ty càn có biện pháp tiếp cận sớm với các nhu cầu mới đang hình thành, đặc biệt là các công trình, các dự án lớn trên địa bàn hoạt động, để tiến hành xúc tiến sớm các quan hệ tiếp thị, các hợp đồng mua bán, cũng như vận tải xăng dầu.
Tổ chức tốt việc bán hàng ở cả 4 khâu: bán buôn, bán qua đại lý bao tiêu, bán tái xuất và bán lẻ. Hiện nay, trong khâu bán lẻ của Công ty mới chỉ có 2 cửa hàng. Do vậy Công ty nên nâng cấp, mở rộng quy mô các cửa hàng bán lẻ, xây dựng mới hoặc thuê thêm các địa điểm... để mở rộng thị trường, tăng doanh thu.
Quản lý, khai thác tốt các phương tiện vận tải. Bên cạnh nguồn hàng từ chính Công ty, nên chủ động tìm kiếm, ký kết hợp đồng với Tổng Công ty, Công ty xăng dầu khu vực I và với các khách hàng khác... để mở rộng quy mô vận tải và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tổ chức nghiên cứu, xây dựng các phương án kinh doanh để có thể chủ động triển khai thực hiện khi co snhững thay đổi từ phía các cơ quan quản lý cấp trên. cụ thể: Công ty cần tổ chức đánh giá tác động của các yếu tố khách quan tới tình hình kinh doanh của Công ty, từ đó, chủ động đưa ra một số giải pháp kinh doanh cho từng chu kỳ, từng thời điểm cụ thể để linh hoạt đối phó, tránh gây tác động xấu tới hoạt động kinh doanh.
Sử dụng tiết kiệm chi phí kinh doanh
Mặc dù trong năm qua, Công ty đã thực hiện rất tốt kế hoạch này, nhưng để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn, Công ty cần tiếp tục duy trì và sử dụng tiết kiệm hơn chi phí kinh doanh.
Xuất phát từ nguyên nhân chính là hàng hóa - xăng dầu là mặt hàng dễ bị hao hụt, mất mát trong quá trình bảo quản, vận chuyển. Công ty cần giảm chi phí bảo quản, hao hụt hàng hoá trong kinh doanh thông qua áp dụng các loại máy móc, thiết bị bảo quản tiên tiến; thường xuyên kiểm tra số lượng, chất lượng hàng nhập xuất để hạn chế hao hụt mất mát; không ngừng hoàn thiện định mức hao hụt, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kĩ thuật bảo quản của cán bộ kho; thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất trong bảo quản hàng hoá.
Giảm thiểu chi phí bảo dưỡng, sửa chữa xe bằng cách nâng cao trách nhiệm, ý thức của các lái xe; hoàn thiện định mức tiêu hao nhiên liệu trên từng luồng vận chuyển; theo dõi chặt chẽ công xuất hoạt động của từng xe; phân phối lựa chọn tuyến đường, phương tiện vận tải phù hợp.
Nhanh chóng đổi mới, nâng cấp các đầu xe, góp phần nâng cao năng suất hoạt động, giảm thiểu các chi phí nhiên liệu.
Đảm bảo an toàn về vốn kinh doanh
Trong kinh doanh, rủi ro là điều không tránh khỏi, nhất là với Công ty kinh doanh xăng dầu thì rủi ro bất thường, mang tính bất khả kháng như thiên tai, cháy nổ lại rất cao, gây thiệt hại lớn về tài sản. Do vậy, Công ty cần có giải pháp đảm bảo an toàn về vốn.
Công ty cần tiến hành mua bảo hiểm tài sản để đề phòng xảy ra rủi ro, gây mất mát về tài sản.
Với các khoản công nợ khó đòi, không thu hồi được hay giảm giá hàng tồn kho, Công ty phải trích lập dự phòng để bảo toàn vốn.
Những rủi ro mất vốn do nguyên nhân chủ quan, Công ty cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng người để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh quy chế quản lý tài hình; tăng cường công tác kiểm tra quản lý, hạch toán tài chính; sớm phát hiện; ngăn chặn kịp thời các sai phạm để không xảy ra các tiêu cực làm thất thoát tài sản của Công ty.
Tăng cường áp dụng các biện pháp trách nhiệm vật chất với người lao động để nâng cao trách nhiệm của các cá nhân trong vấn đề bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.
Tổ chức huy động vốn kinh doanh hợp lý, tạo sự chủ động và an toàn trong kinh doanh
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên, liên tục thì vấn đề đầu tiên là Công ty phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, Công ty phải luôn tiến hành dự đoán, xác định được nhu cầu vốn kinh doanh cần thiết, tối thiểu; trên cơ sở đó, tìm kiếm nguồn tài trợ hợp lý, vừa đảm bảo huy động đủ vốn, vừa phát huy được tính độc lập, tự chủ về tài chính của Công ty, vừa giảm thiểu được các rủi ro trong thanh toán.
Xuất phát từ thực tế của Công ty trong thời gian qua, cho thấy, Công ty đã làm rất tốt công tác này. Trải qua nhiều năm, cơ cấu tài trợ của Công ty luôn ổn định, hệ số vốn chủ sở hữu trên 60%, trong đó chủ yếu là nguồn lợi nhuận tái đầu tư, nguồn vốn khấu hao...
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là Công ty chưa sử dụng, khai thác tối đa các kênh huy động vốn. Đó chính là các khoản nợ dài hạn. Đây là kênh huy động vốn khá quan trọng, có nhiều ưu điểm: là nguồn vốn dài hạn, thời gian hoàn trả lâu, giúp doanh nghiệp có thể tránh được các rủi ro trong thanh toán. Do đó, Công ty hoàn toàn có thể sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho tài sản cố định bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, góp phần làm tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, hiện nay phương tiện vận tải là tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản cố định. Các loại xe này có thời gian sử dụng là 6 năm, nên yêu cầu phải thường xuyên mua mới là điều tất yếu. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường về vận tải hàng hoá ngày cành cao, đòi hỏi Công ty phải không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh. Vì vậy, chắc chắn nhu cầu vốn của Công ty trong những năm tới là rất lớn. Việc huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu là cần thiết nhưng chắc chắn sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu đó. Và lúc này, Công ty cần huy động thêm từ nguồn vốn dài hạn khác, đó chính là nợ dài hạn.
Là một Công ty cổ phần, Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội còn có một ưu thế rất lớn so với các doanh nghiệp khác là khả năng huy động vốn từ việc phát hành thêm cổ phiếu. Bằng giải pháp này, Công ty vừa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho kinh doanh, vừa tăng vốn chủ sở hữu. Và với tình hình tài chính hiện nay, cổ phiếu của Công ty hoàn toàn có đủ tiểm năng để có thể được niêm yết trên thị trường chứng khoán, tạo ra kênh huy động vốn rộng rãi, mà lại rất phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế. Do đó, Công ty nên đề ra kế hoạch để có thể đưa cổ phiếu của mình lên niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Bên cạnh kinh doanh vận tải, việc buôn bán xăng dầu sẽ giúp Công ty khai thác tốt các khoản vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp. Nguồn vốn này sẽ giúp Công ty tài trợ cho Nợ phải thu, giảm thiểu tình trạnh ứ đọng vốn trong khách hàng. Vì vậy, Công ty cần phải giữ mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để tận dụng khai thác tối đa nguồn vốn này.
Bố trí cơ cấu vốn kinh doanh một cách hợp lý
Cơ cấu vốn kinh doanh thể hiện thành phần và tỷ trọng của các loại vốn trong tổng vốn kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Bố trí cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp Công ty phát huy, khai thác tốt hiệu quả sử dụng vốn. Đặc biệt, Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội là Công ty kinh doanh ở nhiều lĩnh vực thì việc bố trí một cơ cấu vốn hợp lý là rất phức tạp và khó khăn.
Xét theo tỷ trọng doanh thu thì hai lĩnh vực kinh doanh thương mại và kinh doanh vận tải mạng lại mức doanh thu cao và xấp xỉ nganh nhau. Do vậy, việc phân bổ vốn trước tiên phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho hai lĩnh vực đó.
Hiện nay, tỷ trọng vốn lưu động và tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh tại Công ty không cách biệt là mấy. Nhưng cần phải thấy rằng tốc độ luân chuyển vốn lưu động thường nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ luân chuyển vốn cố định. Trong khi đó, nhu cầu vốn cố định là rất lớn. Do vậy, Công ty nên xem xét, điều chỉnh lại cơ cấu vốn, giảm tỷ trọng vốn lưu động và tăng tỷ trọng vốn cố định, góp phần giảm tình trạng căng thẳng về vốn, thúc đẩy vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn.
Sử dụng hiệu quả vốn lưu động.
Tại Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội, bộ phận vốn lưu động và vốn cố định đều chiếm tỷ trọng ngang nhau. Do đó, Công ty cần quan tâm, chú trọng như nhau đến cả hai bộ phận này. Vốn lưu động có đặc điểm thời gian luân chuyển nhanh, nên việc gia tăng được tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
* Vốn bằng tiền:
Điều quan trọng là doanh nghiệp cần xác định đúng đắn nhu cầu vốn bằng tiền tối thiểu. Việc xác định quá cao không chỉ gây ra ứ đọng vốn mà còn phát sinh các hành vi gian lận, sử dụng vốn Công ty vào việc riêng; nếu xác định quá thấp, sẽ không đảm bảo nhu cầu thanh toán của Công ty. Vì vậy, nếu số dư tiền mặt cao hơn mức cần thiết, Công ty cần nhanh chóng đưa ra các phương án đầu tư ngắn hạn để đưa tiền vào kinh doanh, gia tăng mức sinh lời của vốn.
Việc định kỳ tiến hành kiểm kê tiền mặt cũng rất cần thiết giúp Công ty đánh gía được nhu cầu vốn, đồng thời tránh hiện tượng vốn bị thất thoát hoặc không được sử dụng đúng mục đích kinh doanh.
* Nợ phải thu
Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc cấp tín dụng cho khách hàng nhằm tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ, mở rộng thị trường, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận là điều cần thiết. Nhưng việc cấp tín dụng cho khách hàng cũng sẽ mang lại cho Công ty nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro trong thanh toán khi mà đến hạn, khách hàng vẫn chưa trả nợ, dây dưa kéo dài hoặc không thu hồi được nợ.
Với Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực thì số lượng cũng như đặc điểm của khách hàng là rất lớn và rất đa dạng. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho Công ty trong công tác thu hồi nợ. Để quản lý và sử dụng tốt hơn vốn nợ phải thu Công ty nên xem xét và thực hiện một số giải pháp sau:
Đánh giá, phân loại khách hàng trên cơ sở khả năng, uy tín trong thanh toán cũng như mối quan hệ làm ăn để bố trí, áp dụng mức tín dụng hợp lý. Đặc biệt, với những khách hàng giao dịch, mua bán xăng dầu thì Công ty chỉ nên cấp tín dụng thương mại trong thời gian ngắn vì xăng dầu là một mặt hàng thiết yếu với đời sống xã hội, dễ tiêu thụ, thường có doanh thu bằng tiền mặt luôn.
Ghi sổ đối chiếu hàng ngày, theo dõi chặt chẽ các khoản nợ; lập kế hoạch cụ thể về việc thu hồi nợ của từng khách hàng.
Định kỳ, Công ty cần tổ chức, đánh giá phân loại nợ; với những khoản nợ quá hạn cần tìm hiểu nguyên nhân để nhanh chóng có biện pháp thu hồi vốn.
Trong các hợp đồng kinh tế, Công ty cần phải quy định rõ các điều kiện gắn với tín dụng thương mại như: thời hạn thanh toán, mức phạt do trả chậm, tỷ lệ chiết khấu thanh toán mà khách hàng được hưởng nếu thanh toán trước hạn.
Với các khoản nợ tạm ứng, Công ty cần phải đẩy nhanh tiến độ thu hồi, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tạm ứng như: tạm ứng về tiền xăng dầu của lái xe, tạm ứng tiền công tác...
Nếu xuất hiện các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có dấu hiệu không đòi được thì Công ty cần lập quỹ dự phòng để bảo toàn vốn, tránh gây biến động xấu tới tình hình tài chính của Công ty.
* Hàng tồn kho
Là một nguồn vốn cũng rất quan trọng trong Công ty. Hiện nay, mặt hàng xăng dầu, mỡ, nhớt là những mặt hàng đang rất biến động. Do đó, nếu Công ty dự trữ quá nhiều sẽ không chỉ gây ứ đọng vốn mà rủi ro cũng rất cao. Nhưng nếu thấp, sẽ không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. Vì vậy, Công ty chỉ nên tính toán, dự trữ ở mức tối thiểu đảm bảo việc kinh doanh diễn ra bình thường, giảm mức dự trữ giảm giá hàng tồn kho.
Đây cũng là mặt hàng dễ bị hao hụt. Do vậy, Công ty cần quản lý chặt chẽ, kiểm kê thường xuyên, tránh hàng bị gian lận, quy định tỷ lệ hao hụt rõ ràng.
Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý.
Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức trích khấu hao hợp lý. Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Nhưng ta thấy, tài sản cố định của Công ty chủ yếu là phương tiện vận tải, có thời gian sử dụng 6 năm. Do đó, nhu cầu đổi mới liên tục là tất yếu. Đòi hỏi tốc độ thu hồi vốn phải nhanh hơn các tài sản khác. Vì vậy, Công ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, theo đó, có thể tăng tốc độ khấu hao ở những năm đầu để tài trợ, mua xe mới. Điều này sẽ dễ dàng hơn so với việc Công ty sau 6 năm mới mua xe mới toàn bộ, vì giá các loại xe chuyên dụng này không phải thấp.
Việc áp dụng phương pháp khấu hao này chắc chắn sẽ đẩy giá thành cao nếu như hao mòn thực tế không lớn. Tuy nhiên, nếu Công ty đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác, sử dụng công suất tối đa của xe ở những năm đầu thì sẽ làm mức trích khấu hao phù hợp với hao mòn thực tế, sẽ không làm tăng giá thành.
Song song với việc trích lập mức hao mòn hợp lý, Công ty cũng cần thường xuyên duy tu, bảo dưỡng xe, góp phần duy trì công suất hoạt động của xe; tránh để xe bị hư hỏng không sử dụng được trước khi hết hạn. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lái xe trong quá trình vận tải.
Tổ chức tốt công tác phân tích tài chính.
Đây là yêu cầu riêng đặt ra với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp, là một giải pháp quan trọng nhằm tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh nói chung, tình hình tài chính nói riêng.
Trong những năm qua Công ty đã làm khá tốt công tác hạch toán kế toán nhưng công tác phân tích tài chính thì chưa thực sự được chú trọng. Việc phân tích mới chỉ dừng lại ở việc tính toán, đánh giá, so sánh một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng. Do vậy, Công ty cần nâng cao hơn nữa vai trò của công tác này, tổ chức tốt việc đánh giá tình hình tài chính.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp luôn phải đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt, vì vậy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh phải là nhiệm vụ thường xuyên và mục tiêu lâu dài của các doanh nghiệp.
Qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về vốn kinh doanh, đi sau phân tích từng khoản mục vốn lưu động, vốn cố định đã cho thấy rõ hơn về tình hình sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội. Đồng thời, cũng qua đó để tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong Công ty. Với mong muốn được góp một vài ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội, qua các phân tích đánh giá dựa trên thực tế hoạt động tại Công ty, em hy vọng những giải pháp và kiến nghị của mình sẽ hữu ích cho sự ổn định và phát triển của Công ty. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, đòi hỏi sự cố gắng, quan tâm thường xuyên của cả tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty chứ không phải chỉ ở một bộ phận chức năng hay một cá nhân nào.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội, được sự giúp đỡ và hướng dẫn của Thầy giáo TS Đàm Văn Huệ, Ban lãnh đạo Công ty, cán bộ nhân viên phòng Tài chính Kế toán đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập nay. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ quý báu mà mọi người đã dành cho em.
Tuy nhiên, do trình độ và khả năng còn hạn chế, những vấn đề được đề cập chắc chắn còn chưa đầy đủ và còn sai sót. Em hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô cùng tập thể cán bộ nhân viên trong Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội để chuyên đề được hoàn thiện với chất lượng cao hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: Quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường Đại học TCKT – NXB Tài chính - năm 1990.
2. Giáo trình: Tài chính học - Trường Đại học TCKT
– NXB Tài chính – năm 1997.
3. Phân tích Tài chính doanh nghiêp – NXB Tài chính – năm 1997.
4. Doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế thị trường ở Việt Nam
– NXB Chính trị Quốc gia –năm 1997
5. Giáo trình: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
- Trường Đại học KTQD – NXB Giáo dục – năm 1998.
6. Giáo trình : Quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường Đại học KTQD – NXB Thống kê – năm 1999.
7. Giáo trình: Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ - Trường Đại học KTQD – NXB Thống kê - năm 2002.
8. Giáo trình: Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính
- Trường Đại học KTQD – NXB Tài chính – năm 2000.
9. Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp
10. Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội – năm 2005, 2006.
11. Báo cáo tổng kết năm 2006.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28610.doc