Vốn là một trong những nhân tố cần thiết đối với sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì vốn và các biện pháp thu hồi vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả sử dụng vốn ngày càng trở nên quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Công ty Dệt Kim Đông Xuân là một trong những ngành công nghiệp nhẹ của nền kinh tế trong những năm qua, Công ty đã cố gắng thực hiện tốt công tác hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vỗn, giải quyết được một lượng lớn công ăn việc làm và mang lại lợi ích cho những ngành kinh tế khác, tạo đà phát triển trong thời gian tới.
74 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH dệt kim Đông Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i định quản lý tài chính của nhà nước.
2.3.1.3.Phó tổng giám đốc TB - ĐT:
* Trách nhiệm: Giúp Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực công tác:
- Tổ chức thực hiện công tác đầu tư phát triển theo dự án đã được duyệt.
- Quản lý thiết bị, cơ sở hạ tầng nhà xưởng kho tàng.
- Công tác kỹ thuật an toàn, môi truờng lao động.
- Tuyển dụng lao động, đào tạo nâng bậc công nhân các ngành phục vụ công tác quản lý thiết bị (áp lực, điện, hơi, thiết bị công nghệ...).
* Quyền hạn:
- Phối hợp với Phó tổng giám khác và các giám đốc điều hành chỉ đạo, nghiên cứu đầu tư công nghệ, thiết bị mới và tổ chức triển khai thực hiện. Trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác đầu tư theo các quy định hiện hành.
- Chỉ đaọ việc khai thác sử dụng thiết bị đầu tư một cách đồng bộ và có hiệu quả
- Chỉ đạo xây dựng lịch xích và tổ chức thực hiện quản lý tu sửa thiết bị, gia công chế tạo cung ứng phụ tùng, sửa chữa nhà xưởng, phương tiện công cụ sản xuất.
- Chỉ đạo, quản lý công tác kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp, môi trường, phòng chống cháy nổ, bão lụt, công tác y tế, nhà trẻ, mẫu giáo.
- Chỉ đạo việc quản lý khu tập thể, nhà đất.
- Ký duyệt phiếu thu-chi, các chứng từ thanh toán ... theo quy định về tài chính, ký hợp đồng kinh tế khi được Tổng giám đốc ủy quyền
2.3.1.4.Giám đốc điều hànhcông nghệ
* Trách nhiệm: Giúp Phó tổng giám đốc trong các lĩnh vực công tác:
- Nghiên cứu công nghệ, thu thập thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành để phổ cập và vận dụng tại công ty.
- Tổ chức chỉ đạo triển khai thí nghiệm, sản xuất thử sản phẩm mới và mẫu chào hàng, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật nguyên liệu, vật tư và bán thành phẩm, thành phẩm.
- Quản lý công nghệ, nghiên cứu và khai thác có hiệu quả các thiết bị công ty hiện có.
- Chỉ đạo công tác đào tạo và tổ chức thi nâng cấp, nâng bậc hàng năm cho công nhân công nghệ trong diện và thi ra nghề cho công nhân mới.
- Phối hợp Giám đốc điều hành sản xuất, trực tiếp làm việc với các xí nghiệp để giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai sản xuất.
* Quyền hạn:
- Điều hành đội ngũ cán bộ kỹ thuật công nghệ trong toàn Công ty để phục vụ yêu cầu nghiên cứu, chế thử, áp dụng quy trình thao tác tiên tiến, hợp lý hoá, các giải pháp công nghệ trong sản xuất.
- Đề xuất chế độ quản lý, bố trí cán bộ kỹ thuật công nghệ các bộ phận, xí nghiệp.
- Đề xuất đầu tư trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, quản lý công nghệ, đổi mới công nghệ.
- Phối hợp cơ quan giám đốc Công ty để tiếp cận đầu tư, phát triển sản xuất, thực hiện nhiệm vụ kế hoạch hàng tháng, quý, năm.
2.3.1.5.Giám đốc điều hành sản xuất:
* Trách nhiệm:
- Thực hiện chỉ đạo của Tổng giám đốc đề điều hành sản xuất theo kế hoạch tháng, quý trên cơ sở nhiệm vụ hàng năm Tổng công ty giao.
- Chủ động tổ chức sản xuất và bố trí các điều kiện lao động, thiết bị, nguyên vật liệu để đảm bảo kế hoạch sản xuất và giao hàng.
* Quyền hạn:
- Trực tiếp làm việc với các Giám đốc xí nghiệp để giao nhiệm vụ sản xuất.
- Điều động lao động và huy động, điều chuyển thiết bị theo yêu cầu sản xuất.
- Xử lý các tình huống biến động để đảm bảo giao hàng theo hợp đồng đã cam kết.
- Ban hành, điều chỉnh định mức năng suất lao động theo yêu cầu thực tế.
- Phối hợp trong cơ quan Giám đốc công ty về các chủ trương, giải pháp chung, quan hệ trực tiếp với Công đoàn, Đoàn thanh niên và các phòng ban về những nội dung liên quan đến công tác điều hành sản xuất.
2.3.2.. Các phòng ban trực thuộc công ty:
2.3.2.1. Phòng Kỹ thuật :
- Nghiên cứu sản xuất mặt hàng mới và quản lý công nghệ - thiết bị trên cả dây chuyền sản xuất.
- Nghiên cứu và hướng dẫn triển khai sản xuất mặt hàng mới bao gồm dệt, xử lý hoàn tất, cắt may, bao gói.
- Ban hành và tham gia quản lý việc thực hiện qui trình công nghệ của toàn bộ dây chuyền sản xuất.
- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật các loại nguyên liệu vật tư cho sản xuất và tiêu chuẩn phân loại vải, sản phẩm.
- Xây dựng và theo dõi thực hiện định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư và phẩm cấp sản phẩm.
- Quản lý các thiết bị theo qui phạm của Nhà nước (điện, áp lực, thang vận).
- Quản lý thiết bị, máy móc của toàn dây chuyền sản xuất thông qua lập kế hoạch tu sửa và theo dõi tổng hợp thực hiện lịch xích tu sửa của các xí nghiệp.
- Đề xuất và tham gia lựa chọn thiết bị đầu tư và tổ chức lắp đặt thiết bị mới.
-Công tác an toàn,bảo hộ lao động.
- Tham gia đàm phán với khách hàng về phương diện kỹ thuật.
2.3.2.2. Phòng Nghiệp vụ:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và chiến lược phát triển nhiều năm đảm bảo sự tăng trưởng hiệu quả và bền vững.
- Giao kế hoạch hàng tuần,hàng tháng,năm cho từng xí nghiệp,tổ chức việc điều độ tác nghiệp trong toàn bộ dây chuyền sản xuất.
-Xây dựng giá thành kế hoạch,kiểm tra việc thực hiện các định mức sử dụng nguyên liệu vật tư phục vụ cho đàm phán ký kết hợp đồng.
-Tìm kiếm nguồn cung ứng vật tư có hiệu quả,tiếp nhận vật tư phụ liệu nhập khẩu.
-Tổ chức tiêu thụ sản phẩm trong ,ngoài nước duy trì việc mở rộng các hệ thông đại lý tiêu thụ trong nước.
-Quản lý lao động,xây dựng định mức tiền lương,theo dõi đề xuất các giải pháp tăng năng suất lao động.
-Tham mưu trong việc xây dựng và ban hành qui chế phân phối thu nhập trong toàn công ty.
- Thụ lý hồ sơ,giúp việc hội đồng kỷ luật công ty
-Thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ BHXH cho người lao động
-Công tác tuyển dụng,đào tạo,nâng lương hàng năm cho người lao động.
2.3.2.3. Phòng Quản lý chất lượng:
- Kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu, vật tư (sợi, chỉ) trước khi nhập kho.
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát toàn bộ dây chuyền theo tiêu chuẩn ISO và SA 8000
- Kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn kỹ thuật, phân loại sản phẩm qui trình công nghệ và vệ sinh công nghiệp ở các công đoạn của dây chuyền sản xuất và sản phẩm xuất xưởng.
- Nghiên cứu, đề xuất theo dõi thực hiện các biện pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.3.2.4. Phòng Tài chính-Kế toán:
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ,kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của công ty và nhu cầu đầu tư trong từng giai đoạn.
- Khai thác nguồn vay có lãi suất thấp.
-Thu thập,xử lý thông tin,số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Kiểm tra,giám sát các khoản thu,chi tài chính,các nghĩa vụ thu nộp,thanh toán nợ,kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản,phát hiện ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật về TCKT.
- Phân tích thông tin,số liệu kế toán,tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin,số liệu kế toán theo qui định của pháp luật.
- Cung cấp số liệu,phối hợp cùng các phòng chức năng trong việc xây dựng giá thành,định mức kinh tế kỹ thuật.
- Quản lý mạng thông tin,hỗ trợ hướng dẫn kỹ năng sử dụng máy tính toàn công ty.
- Thanh toán đủ và kịp thời thu nhập của người lao động.
- Hướng dẫn và tổng hợp kiểm kê theo định kỳ tháng,quí,năm
- Phối hợp cùng các phòng chức năng trong việc thanh lý,tiêu thụ,TS vật tư không có nhu cầu sử dụng để tăng doanh thu hàng năm,hiệu quả sử dụng vốn
2.3.2.5. Văn phòng công ty:
Chịu trách nhiệm thực hiện công tác hành chính của công ty:
- Thực hiện nhiệm vụ văn thư, in ấn văn bản, tài liệu phục vụ lễ tân, hội nghị, quản lý vệ sinh công nghiệp môi trường và lưu trữ công văn hồ sơ của công ty.
- Quản lý việc phục vụ nước uống, bồi dưỡng ca 3, độc hại theo qui định, quản lý khu tập thể của Công ty.
- Bảo vệ an toàn, an ninh trật tự trong sản xuất, giám sát xuất nhập vật tư hàng hoá và việc thực hiện kỷ luật lao động.
2.3.2.6. Đảng uỷ, Công đoàn, đoàn thanh niên:
Giáo dục công tác tư tưởng của quần chúng, phát động phong trào thi đua để đẩy mạnh sản xuất, thực hiện hoàn thành sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi mà công nhân viên được hưởng đồng thời duy trì nghĩa vụ của các thành viên.
Ngoài ra, Công ty còn có một số bộ phận khác như: y tế, nhà ăn, nhà trẻ ... để duy trì các hoạt động thường xuyên, góp phần phát triển sản xuất.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty được khái quát ở trang sau.
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty
2.4.1. Thực trạng về cơ cấu vốn và qúa trình huy động vốn của công ty
Để xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong những năm gần đây ta không thể không quan tâm đến cơ cấu vốn (tỷ trong từng bộ phận) và những tác động vai trò kinh tế của chúng để từ đó có cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý, sử dụng vốn của công ty để có phương pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệuquả sử dụng vốn ở công ty hiện nay. Vốn kinh doanh của công ty được chia thành vốn cố định (TSCĐ) và vốn lưu động (TSLĐ) được thể hiện qua bảng 2 dưới đây.
Cơ cấu vốn của công ty may
Đơn vị tính: đ
Năm
Chỉ tiêu
2006
2005
Số tiền
%
Số tiền
%
- Tổng vốn KD
193.010.942.640
100
185.873.844.434
100
- Tổng TSCĐ (thuần)
118.321.790.964
61,2
117.775.167.083
63,3
- Tổng TSLĐ
74.689.151.676
38,8
68.098.677.351
36,7
Nguồn:bỏo cỏo tài chớnh cụng ty năm 2005-2006
Qua số liệu trên ta thấy trong cả 2 năm tổng vốn cố định của công ty luôn chiếm trên 60% tổng vốn kinh doanh. Điều này nói lên rằng với đặc điểm là một công ty chuyên may gia công xuất khẩu nên TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên tỷ trọng vốn lưu động chiếm dưới 40% cũng không nhỏ vì đây là bộ phận có nhu cầu thường xuyên nên nó cũng đặt ra cho công ty nhiều điều cần giải quyết. Cụ thể tổng số vốn của công ty năm 2006 so với năm 2005 tăng 7.137.098.200 điều này thể hiện quy mô cơ sở vật chất của công ty có được đầu tư thêm. Tỷ lệ TSCĐ của công ty cũng tăng lên 2,1% do trong năm qua công ty đã mua sắm thêm máy móc thiết bị mới nhưng TSLĐ năm 2006 so với năm 2005 giảm đi 2,1%. Việc giảm lượng TSLĐ này do rất nhiều nguyên nhân. Việc tìm giải pháp để làm tăng hiệu quả sử dụng từng bộ phận vốn sẽ góp phần thúc đẩy tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng như giảm tỷ lệ vốn lưu động trong tổng vốn. Việc áp dụng đầy đủ hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đối với vốn cố định và vốn lưu động là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
TSLĐ của công ty trong 2 năm qua mặc dù chỉ chiếm dưới 40% nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty . Do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Cơ cấu TSLĐ được thể hiện qua bảng sau
Năm
Chỉ tiêu
2006
2005
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
- Tổng TSLĐ
74.689.151.676
100
68.098.677.351
100
1. Tiền mặt
6.362.697.110
8,5
7.750.425.188
11,4
2. Khoản phải thu
16.412.819.625
21,97
12.867.478.147
18,89
3. Dự trữ
49.669.126.450
66,5
43.023.649.438
63,17
4. TSLĐ khác
2.244.508.491
3,03
4.457.124.578
6,54
Nguồn:bỏo cỏo tài chớnh cụng ty năm 2005-2006
Qua số liệu bảng cho ta thấy:
Tiền mặt năm 2006 giảm đi so với năm 2005 cụ thể năm 2006 giảm so với năm 2005 là 1.387.728.088đ giảm 16,8%. Sở dĩ có sự giảm đi này là do công ty đã đầu tư nhiều vào vào việc mua sắm nâng cấp các máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Các khoản phải thu tăng lên qua 2 năm cụ thể năm 2006 tăng so với năm 2005 là 3.545.341.480đ tương ứng là tăng 27,55%. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tăng lên của khoản phải thu là do đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành dệt may đưa lại bởi vì sản phẩm dệt may sản xuất ra công ty bàn giao cho bên đặt hàng nhưng không phải cứ giao hàng là công ty được thanh toàn toàn bộ mà phần lớn chỉ được thanh toán một phần như đã thoả thuận trong hợp đồng. Phần còn lại phải chờ cho bên B tiêu thụ được sản phẩm mới thanh toán nốt phần còn lại. Hơn nữa trong cơ chế thị trường tình trạng chiếm dụng vốn của nhau giữa các doanh nghiệp diễn ra phổ biến do đó nếu công ty không chấp nhận điều này và không năng động thì công ty sẽ khó ký được những hợp đồng lớn.
Qua bảng ta thấy một điều đặc biệt là lượng dự trữ luôn chiếm 1 tỷ lệ cao trong tổng TSLĐ khoảng trên dưới 40% tổng TSLĐ mà lượng dữ trự này phần lớn là hàng tồn kho. Nguyên nhân chính của tình trạng này là trong thời gian này một số nguyên liệu công ty mua về nhưng lỗi thời không phù hợp với tình hình hiện nay và một số sản phẩm sản xuất sai quy cách và bị khách hàng trả lại.
Mặt khác ta thấy tài sản dự trự là lượng vốn lưu động cần thiết dự trữ để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và thường xuyên vì vậy việc xây dựng một lượng tài sản dự trữ hợp lý là điều kiện kiên quyết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bởi vì nếu dự trữ thừa sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn do đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn ngược lại nếu dự trữ quá nhỏ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hàng một cách bình thường.
Như vậy ta thấy trong 2 năm 2005 và năm 2006 tổng TSLĐ của công ty có sự thay đổi trong đó chủ yếu là sự tăng thêm của các khoản phải thu. Điều này chứng tỏ vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng khá lớn.
Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là sản phẩm của công ty chủ yếu là may gia công theo đơn đặt hàng chiếm tới 80% tổng sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp, còn lại 20% may theo phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm bởi vậy TSLĐ của công ty chủ yếu được hình thành nhằm hỗ trợ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và chiếm tỷ lệ thấp trong tổng vốn kinh doanh do đó muốn tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động chung ta có thể tăng doanh thu nghĩa là công ty phải ký được nhiều hợp đồng muốn thực hiện được điều này thì công ty phải ký được nhiều hợp đồng và thực hiện tốt công tác tìm hiểu nhu cầu của thị trường, cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác triệt để thị trường để nhằm tăng tổng doanh thu.
Trong những năm gần đây TSCĐ của công ty luôn chiếm trên 60% nhưng tài sản cố định của công ty chủ yếu là các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị và các phân xưởng sản xuất. Mặc dù vậy trong những năm gần đây TSCĐ của công ty luôn được đầu tư thêm đây là một điều rất đáng kích lệ vì chỉ có đầu tư máy móc thiết bị hiện đại thì công ty mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
2.4.2. Qúa trình huy động vốn của công ty.
Là một doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường nguồn vốn của công ty gồm có nguồn vốn do ngân sách cấp và nguồn vốn tự bổ xung. Hai nguồn vốn này không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục và không thể đáp ứng nhu cầu cho việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị được. Chính vì vậy công ty sẽ phải huy động vốn ở bên ngoài. Nguồn vốn tự huy động của công ty chủ yếu là nợ ngân hàng và nợ các nhà cung ứng. Trong hoạt động vay ngân hàng công ty chủ yếu vay ngắn hạn bổ xung vốn lưu động và vay dài hạn để đầu tư cho TSCĐ.
Cơ cấu nguồn vốn của công ty được thể hiện ở bảng sau.
Đơn vị tính: đ
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
Số tiền
%
Số tiền
%
I. Nợ phải trả
154.804.451.015
83,29
161.046.537.317
83,44
1. Nợ ngắn hạn
74.897.938.591
48,37
85.385.292.155
53,01
2. Nợ dài hạn
79.906.512.424
51,63
75.661.245.162
46,99
II. Vốn chủ sở hữu.
31.069.393.419
16,71
31.964.405.323
16,56
Tổng nguồn vốn
185.873.844.434
100
193.010.942.640
100
Nguồn:bỏo cỏo tài chớnh cụng ty năm 2005-2006
Qua bảng ta thấy lượng vốn vay của công ty luôn lớn hơn lượng vốn chủ sở hữu. Điều này phản ánh nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn. Mặt khác máy móc thiết bị công ty đều nhập từ nước ngoài nên công ty không thể trông chờ vào nguồn vốn tự bổ xung mà phải tìm mọi cách để huy động vốn từ bên ngoài cụ thể:
Năm 2005 hệ số nợ là 0,832
Năm 2006 hệ số nợ là 0,834
Như vậy năm 2006 hệ số nợ công ty đã lớn hơn hệ số nợ năm 2005 điều này chứng tỏ công ty năm 2006 vẫn tiếp tục vay nhièu hơn.
Hệ số nợ dài hạn năm 2005: 0,429
Hệ số nợ dài hạn năm 2006: 0,392
Hệ số nợ dài hạn phản ánh khả năng hoàn trả của công ty đối với các khoản vay dài hạn, đồng thời nó cũng phản ánh khả năng rủi ro về tài chính có thể xảy ra đối với các khoản vay có thời hạn sử dụng từ một năm trở lên. Hệ số nợ dài hạn của công ty năm 2006 đã giảm so với năm 2006 là 0.037 điều này chứng tỏ công ty đã tích cực đầu tư nhưng nguồn vốn lấy từ nguồn huy động từ vốn công ty đã bắt đầu tăng lên.
Qua bảng trên ta cũng thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm một tỷ lệ nhỏ điều này chứng tỏ nguồn vốn kinh doanh và đầu tư của công ty hầu hết là vốn đi vay.
2.4.3. Tình hình thanh toán của công ty.
Để thực hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, công ty Dệt Kim Đông Xuân cùng các doanh nghiệp nhà nước khác phải nộp thu sử dụng vốn ngân sách cho nhà nước theo Nghị định 22/HĐBT ra năm 1991, khoản thu sử dụng vốn ngân sách của công ty được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng theo Nghị định 59/CP của Chính phủ ra năm 1996 công ty phải trích từ lợi nhuận sau thuế để nộp thu sử dụng vốn ngân sách cho nhà nước. Việc thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước thể hiện qua bảng sau
Đơn vị tính: đ
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
Thuế TNDN
107.577.022
108.025.660
Thuế thu nhập cá nhân
3.136.846
3.149.562
Thuế nhà đất và tiền thuê đất
770.984.304
770.984.304
Tiền nhà khu tập thể phải nộp(60%)
315.064.160
315.064.160
Các loại thuế khác
7.938.538
7.938.538
Tổng
1.204.700.870
1.205.162.224
Nguồn:bỏo cỏo tài chớnh cụng ty năm 2005-2006
Như vậy hàng năm công ty đã nộp vào ngân sách một khoản khá lớn từ đó cho ta thấy quy mô làm an của công ty cũng rất rộng, chứng tỏ công ty là một công ty lớn. Cũng qua số liệu trên cho ta thấy số tiền thuế đất và thuê đất của công ty chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng luợng thuế phải nộ cho ta thấy công ty đã phải thuê mặt bằng sản xuất rất rộng lớn , nó rất phù hợp với một công ty may mặc luôn cân một nơi có nhà nhà xưởng sản xuất lớn.
2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở công ty
2.5.1.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định là một yêu cầu rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh vì vốn cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh.
Theo số liệu về cơ cấu vốn ở bảng 2 cho ta thấy TSCĐ các năm của công ty luôn chiếm trên 60% tổng vốn kinh doanh. Điều này nói lên rằng vai trò của tài sản cố định đối với kết quả kinh doanh của công ty là rất lớn. Nhưng thực tế TSCĐ của công ty may Dệt Kim Đông Xuân là đã cũ, lạc hậu, một số máy móc thiết bị đã khấu hao gần hết do đó năng suất bị giảm sút. Trong năm gân đây công ty cũng đẫ đầu tư thêm một phân xưởng sản xuất mới tại Hưng Yên, đây là phân sưởng lớn liên doanh với Nhật nên kì vọng là sẽ tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn trong tương lai.
Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ một cách chính xác là một trong những việc làm quan trọng và cần thiết để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Trên thực tế công ty đã dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
- Hệ số đảm nhiệm vốn cố định
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Đây là 3 chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, xem xét một cách khá chính xác tình hình sử dụng vốn cố định của công ty có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh như thế nào.
Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty năm
2005-2006
Đơn vị tính:1000 đ
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2006 so với 2005
Số tuyệt đối
Số tương đối
Doanh thu tiêu thụ
145.366.368
152.782.983
7.416.615
106,47
Vốn cố định bình quân
29.443.791
29.580.447
136.656
100,46
Lợi nhuận
952.618
1.081.443
128.825
113,52
1. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
4,93
5,16
0,23
104,6
2. Hệ số đảm nhiệm của VCĐ
0,2
0,19
-0,01
3.Tỷ suất lợi nhuận của VCĐ
0,03
0,036
0,006
Nguồn:bỏo cỏo tài chớnh cụng ty năm 2005-2006
Qua bảng trên ta thấy lợi doanh thu tiêu thụ của công ty năm 2006 so với năm 2005 tăng lên là 7.416.615 tức là tăng 5,1% và lợi nhuận của công ty cũng tăng 128.825 tức là tăng 13,52%. Trong khi đó vốn cố định bình quân tăng 136.656 tức là tăng 0,4% điều này chứng tỏ trong năm 2006 công ty đã sử dụng có hiệu quả TSCĐ bởi vì sự tăng lợi nhuận, doanh thu lớn hơn sự tăng của TSCĐ
* Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định (HVCĐ)
- Năm 2005
145.366.368
HVCĐ (05) =------------------ = 4,93
29.443.791
Điều này nói lên rằng trong năm 2005 đồng tiền vốn cố định tạo ra được 4,93 đồng doanh thu tiêu thụ
- Năm 2006
152.782.983
HVCĐ (06) = ------------------ = 5,16
29.580.447
Như vậy trong năm 2006 thì cứ 1 đồng tiền vốn cố định tạo ra được 5,16 đồng doanh thu tiêu thụ tăng 0,68 đồng so với năm 1999 nghĩa là vốn cố định được công ty sử dụng trong năm 2000 có hiệu quả hơn năm 1999.
* Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm của VCĐ.
29.443.791
- Năm 2005 hệ số đảm nhiệm VCĐ = ---------------- = 0,2 145.366.368
Nghĩa là trong năm 2005 để tạo ra 1 đồng doanh thu doanh nghiệp cần 0,2 đồng vốn cố định sang năm 2006 thì
29.580.447
Hệ số đảm nhiệm VCĐ = ---------------- = 0,19
152.782.983
Giảm 0,01 đồng tức là giảm 5% so với năm 2005
Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện cụ thể qua kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận.
* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của VCĐ.
952.618
- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (2005) = ---------------- = 0,03đ 29.443.791
Chỉ tiêu này phản ánh trong năm 2005, 1 đồng vốn cố định mang lại cho công ty 0,03 đồng lợi nhuận
Trong năm 2006
1.081.443
- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (2006) = ---------------- = 0,036
29.580.447
Ta thấy tỷ suất lợi nhuận VCĐ trong năm 2005 tăng so với năm 2006 là 0,006 đồng tương ứng là 20% tức là trong năm 2006 một đồng vốn cố định tạo ra 0,036 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên xét một cách tổng quát hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm sau cao hơn năm trước. Đây là dấu hiệu tốt cho công ty đạt được mục tiêu ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định của năm 2006 so với năm 2005 là do kết quả của việc đầu tư mới một số máy móc và trùng tu lại các máy móc cũ, Kết quả đầu tư này phát huy tác dụng chủ yếu vào năm 2006. Việc công ty chú trọng đến việc đổi mới và nâng cấp TSCĐ là kết quả của việc nhận thức được tầm quan trọng của khâu kỹ thuật đối với chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, bảo đảm cho sản phẩm của công ty đủ sức cạnh tranh ở thị trường trong và ngoài nước.
Việc sử dụng vốn cố định của công ty có hiệu quả biểu hiện ở việc tăng doanh thu tất nhiên để hiểu đúng hơn tình hình này chúng ta cần xét thêm chỉ tiêu về lượng vốn cố định tiết kiệm được.
Qua bảng trên ta thấy lượngVCĐ để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2006 giảm 0,01 đồng so với năm 2005 tức là giảm 0,5%, Nếu cùng với hệ số đảm nhiệm VCĐ như năm 2005 muốn tạo ra mức doanh thu tiêu thụ như năm 2000 thì cần 1 lượng vốn cố định là
VCĐ (2006) = 0,2 x 152.782.983.000 = 30.556.596.600đ
Nhưng thực tế VCĐ bình quân năm 2006 là : 29.580.447.000đ
Như vậy công ty đã tiết kiệm được 1 lượng VCĐ là
30.556.596.600 - 29.580.447.000 = 976.149.600đ
Mặc dù trong 2 năm qua VCĐ của công ty đã được đầu tư đáng kể song để đáp ứng được nhu cầu của thị trường về mặt hàng dệt may xuất khẩu, Về lâu dài công ty phải chú trọng đầu tư thích đáng để đổi mới TSCĐ nhằm không ngừng phát huy hiệu quả của chúng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.5.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động tham gia trực tiếp vào sự hình thành nên thực thể sản phẩm biểu hiện bằng giá trị nguyên vật liệu chính, phụ, tiền lương...... trong giá thành sản xuất tỷ lệ vốn lưu động lớn hơn nhiều so với vốn cố định, Vì thế việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Dệt Kim Đông Xuân ta áp dụng một số chỉ tiêu sau :
Số vòng quay VLĐ
Thời gian 1 vòng luân chuyển
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
Sức sản xuất của VLĐ
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty năm
2005-2006
Đơn vị tính: 1000đ
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
So sánh năm 2006 với 2005
Số tuyệt đối
Số tương đối
Doanh thu - thuế (doanh thu thuần)
145.366.368
152.782.983
7.416.615
106,47
Vốn lưu động bình quân
17.024.669
18.672.287
1.647.618
109,67
Lợi nhuận
952.618
1.081.443
128.825
113,52
- Số vòng quay VLĐ
8,53
8,18
- 0,35
- Thời gian 1 vòng luân chuyển
42,2
44
1,8
- Hệ số đảm nhiệm VLĐ
0,117
0,122
0,005
- Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
0,056
0,058
0.002
- Sức sản xuất của VLĐ
17.87
17.26
- 0,61
Nguồn:bỏo cỏo tài chớnh cụng ty năm 2005-2006
Qua số liệu bảng trên cho ta thấy.
* Số vòng quoay vốn lưu động:
145.366.368
- Trong năm 2005 =-------------------- = 8,53
17.024.669
Có nghĩa là 1 đồng vốn lưu động sử dụng trong năm 2005 đem lại cho công ty 8,53 doanh thu thuần
152.782.983
- Năm 2006 = ---------------------- = 8,18
18.672.287
Trong năm 2006 Công ty đạt 8,18 đồng doanh thu - thuế trên 1 đồng vốn lưu động bỏ ra.
Như vậy doanh thu - thuế trên 1 đồng VLĐ năm 2006 so với năm 2005 đã giảm đi 0,35 , Việc giảm này không phải là do giam doanh thu mà do việc sử dụng vốn lưu động đã tăng nhanh hơn việc tăng doanh thu, điều này có là do trong năm 2006 công ty đã bán nhiều thành phẩm cho khách hàng nhưng chưa được thanh toán ngay.
* Về tỷ suất lợi nhuận của VLĐ hay sức sinh lời trong năm 2005
952.618
Tỷ suất của VLĐ(05) = --------------------- = 0,056
17.024.669
Nghĩa là trong năm 2005 1 đồng vốn lưu động đem lại cho Công ty 0,056 đồng lợi nhuận.
* Trong năm 2006 tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động là:
1.081.443
= ----------------------- = 0,058
18.672.287
So với năm 2005 thi năm 2006 đã tăng 0,002 tuy lượng tăng này còn nhỏ nhưng do công ty sử dụng vốn lưu động lớn thì lượng lợi nhuận tạo ra là rất đáng kể.
Qua hai chỉ tiêu vừa nêu ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng lên trong năm 2006, Nhưng để đánh giá tốc độ luân chuyển của VLĐ ta phải xét thêm 1 số chỉ tiêu sau:
* Thời gian của một vòng luân chuyển:
Tốc độ luân chuyển của VLĐ tăng cũng có nghĩa là thời gian của 1 vòng luân chuyển VLĐ giảm, để thuận tiện cho việc tính toán, người ta tính thời gian của 1 năm phân tích bằng 1 năm thương mại là 360 ngày.
Theo số liệu ở bảng trên cho thấy thời gian của 1 vòng luân chuyển VLĐ năm 2005 là 42,2 ngày nhưng đầu năm 2006 thời gian cần thiết để VLĐ quay được 1 vòng là 44 ngày đã tăng 1,8 ngày so với năm 2006, Như vậy nếu căn cứ vào VLĐ quay được nhiều vòng hơn trong 1 năm tức là VLĐ được sử dụng hiệu quả hơn, triệt để hơn thì năm 2006 có tốc độ quoay vòng vốn chậm hơn năm 2005 nên năm 2006 việc sử dụng VLĐ của công ty là không hiệu quả bằng năm 2005.
Ngoài chỉ tiêu 1 vòng quay của vốn lưu động đã nêu trên, để đánh giá đúng hiệu quả và mức độ tiết kiệm VLĐ Công ty còn dùng chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm của VLĐ.
Năm 2006 để tạo ra một đồng doanh thu thuần Công ty chỉ phải sử dụng 0,122 đồng VLĐ trong khi đó trong năm 2005 sử dụng 0,117đ, Như vậy lượng vốn cho Công ty tăng 0,005đ. Dựa theo hệ số đảm nhiệm VLĐ như năm 2005, trong năm 2006 để đạt được mức doanh thu thuần là152.782.983.000đ lượng vốn lưu động cần thiết là :
0,117x152.782.983.000 = 17.875.609.010đ
Trong khi đó trên thực tế trog năm 2006 lương vốn lưu động cần thiết là 18.672.287.000đ. vậy lượng VLĐ mà Công ty cần phảI bổ sung là:
18.672.287.000 - 17.875.609.010 = 796.677.990 đ
Qua đây ta thấy rằng hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2006 so với năm 2005 đã giảm đó là hệ quả của việc số tiền khách hàng nợ chưa trả khi mua hàng đồng thời công ty đã phảI đầu tư nhiều vao TSCĐ.
2.5.3. Đánh giá một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty
2.5.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán của công ty
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của Công ty
Đơn vị tính :1000 đ
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
Tiền mặt
7.750.425
6.362.697
Khoản phải thu
12.867.478
16.412.819
VLĐ bình quân
17.024.669
18.672.287
- Nợ ngắn hạn
74.897.938
85.385.292
- Khả năng thanh toán hiện hành .
0.227
0,218
- Khả năng thanh toán nhanh .
0,275
0,266
Nguồn:bỏo cỏo tài chớnh cụng ty năm 2005-2006
Qua bảng ta thấy:
Tỷ lệ thanh toán hiện hành của công ty năm 2006 thấp hơn so với năm 2005 trong khi tổng VLĐ tăng, Qua bảng trên cho ta thấy lượng vốn lưu động bình quân luôn nhỏ hơn khoản đi vay nên ta thấy khả năng thanh toán của công ty luôn < 1, điều này là dấu hiệu không tốt vì khả năng thanh toán nợ của công ty sẽ có vấn đề, mặt khác khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng không ổn đểu <1 lượng ( tiền mặt + khoản phải thu) < ( nợ ngắn hạn) nên chỉ số thanh toán nhanh là không tốt. Điều này có là do trong năm 2006 vốn đi vay của công ty vay là nhiều để đầu tư vào TSCĐ nhất là việc xây dựng một cơ sở sản xuất tại Khoái Châu – Hưng Yên, mặt khác trong năm 2006 việc nợ đọng của khách hàng là khá nhiều rất nhiều khoản phải thu .hoản phải thu của khách hàng lên đến 7.382.385.612đ hầu hết là các khách hàng truyền thống nên việc chưa thể đưa vào khoản doanh thu được.
2.5.3.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động của công ty :
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty. nguồn vốn của công ty được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như TSLĐ, TSCĐ. Do đó, công ty không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả của từng bộ phận cấu thành vốn, Kết quả đánh giá của công ty Dệt Kim Đông Xuân được thể hiện qua bảng sau :
Bảng chỉ tiêu về tình hình hoạt động của Công ty.
Đơn vị tính: 1000 đ
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
1. Doanh thu tiêu thụ
145.366.368
152.782.983
2. Tiền mặt
7.750.425
6.362.697
3. Dự trữ
43.023.649
49.669.126
4. Các khoản phải thu
12.867.478
16.412.819
5. Tổng tài sản hiện có
185.873.844
193.010.942
-Vòng quay tiền mặt
18,75
24,01
- Vòng quay dự trữ
3,37
3,07
- Kỳ thu tiền bình quân
31,86
38,67
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
0,78
0,79
Nguồn:bỏo cỏo tài chớnh cụng ty năm 2005-2006
Qua bảng trên ta thấy vòng quay tiền mặt
Doanh thu tiêu thụ
=
Tiền mặt và chứng khoán dễ chuyển nhượng
Với năm 2005 thì = 18,75/năm, năm 2006 là 24,01/năm điều đó có nghĩa là đã tăng 5,26 vòng, điều đó có nghĩa là năm 2006 công ty đã quoay vòng vônd lưu động nhiều hơn năm 2005, Trong khi đó kì thu tiền bình quân của công ty là:
Các khoản phải thu
= x 360
Doanh thu tiêu thụ
Năm 2005 là: 31,86 còn năm 2006 là 38,87 đã tăng 7,01, Điều đó chứng tỏ công ty thu được tiền nhanh hơn trong khi doanh thu tiêu thụ vẫn tăng nhanh. có nghĩa là thị trường tiêu thụ được mở rộng, hiệu quả kinh doanh cũng tăng lên hay nói cách khác công ty đã ký được nhiều đơn đặt hàng .
Hiệu suất sử dụng tài sản cũng tăng nhưng không đá kể
Doanh thu tiêu thụ
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Tổng tài sản
Năm 2005 là 0,78 , năm 2006 là 0,79 tăng 0,01 việc tăng này tuy là nhỏ nhưng nó cũng cho thấy khả năng công ty vẫn sử dụng tốt các tài sản để kinh doanh.
2.5.3.3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng tiêu thụ :
Ngoài các nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của công ty. chúng ta không thể không đề cập tới nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lãi. Nó phản ánh tổng hợp hiệu quả kinh doanh và hiệu quả quản lý vốn của công ty .
Chỉ tiêu đánh giá về khả năng sinh lãi của vốn sản xuất năm
2005- 2006
Đơn vị tính : 1000 đ
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
So sánh năm
2005- 2006
Chênh lệch
%
1. Doanh thu
145.366.368
152.782.983
7.416.615
106,47
2. Lợi nhuận
952.618
1.081.443
128.825
113,52
3. Tổng tài sản hiên có
185.873.844
193.010.942
7.137.098
103,8
4. Chỉ số doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
0,0065
0,007
0,005
5. Tỷ lệ doanh lợi trên VSX ( = 2:3 )
0,005
0,0056
0,0006
Nguồn:bỏo cỏo tài chớnh cụng ty năm 2005-2006
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy chỉ số doanh lợi tiêu thụ
( = Lợi nhuận sau thuế )
Doanh lợi tiêu thụ
Năm 2005 là : 0,0065
Nam 2006 là : 0,007 Như vậy năm 2006 đã tăng 0,005 qua đó ta thấy lợi nhuận sau thuế cho một đồng dónh thu của năm 06 đã tăng lên, Đây là tín hiệu tốt khi tăng lợi nhuận trên một đồng doanh thu nó sẽ giúp công ty tăng lợi nhuận trong tuơng lai.
Tỉ lệ doanh lợi vốn
( = Lợi nhuận trước thuế + lãi hoặc lợi nhuận sau thuế )
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một số đồng vốn đầu tư, chỉ tiêu này còn gọi là chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn. Qua bảng số liệu cho ta thấy chỉ tiêu của năm 2006 cũng đã tăng so với năm 2005 điều nằ chứng tỏ khả năng về sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp đã tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Đây là tín hiệu tốt để các nhà đầu tư yên tâm khi bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Nhìn chung với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, mức sống của người dân tăng lên, đó chính là thị trường để Công ty khai thác. Bởi vậy chắc chắn trong tương lai gần, khi mà năng suất của máy móc được khai thác hết thì hiệu quả hoạtđộng của công ty sẽ đạt đươc như kế hoạch đề ra .
Chương III
Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty DệT KIM ĐÔNG XUÂN
3.1. Phương hướng phát triển của Công ty từ nay đến năm 2010
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn.
3.1.1.1. Thuận lợi
- Tình hình chính trị, kinh tế trong nước tiếp tục được củng cố. ổn định và phát triển. Hệ thống pháp luật ngày càng được hoà thiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư và hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, Hơn nữa nước ta có nguồn lao động dồi dào. giá nhân công dẻ sẽ rất thuận lợi cho việc thu hút các đơn vị đặt hàng từ nước ngoài và góp phần quan trọng để tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá nước ta trên thị trường trong nước và thế giới.
- Mặt khác ngành dệt may xuất nhập khẩu vốn là ngành vừa giải quyết được rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động, Hơn nữa nó lại ngành chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới sự nghiệp phát triển của ngành dệt may. những lý do này tạo điều kiện thuận lợi về mặt chỉ đạo điều hành việc đổi mới cơ chế chính sách và giao quyền tự chủ cho Công ty.
- Về phần mình mấy năm qua Công ty đã cố gắng xây dựng và phát triển, bước đầu đã có những kinh nghiệm trong công tác điều hành và quản lý, huy động nguồn vốn, mở rộng được thị trường, đầu tư một số thiết bị hiẹn đại, chăm lo tới đời sống cán bộ công nhân viên.
3.1.1.2. Khó khăn
Do có sự cạnh tranh gay gắt ở thị trường trong nước và quốc tế đòi hỏi Công ty muốn cạnh tranh được trên thị trường thì phải đầu tư. nâng cấp thiết bị máy móc hiện đại.
Để làm được điều đó Công ty cần phải huy động được một lượng vốn lớn trong khi đó việc huy động các nguồn vốn trong nước đang gặp khó khăn trong khi đó vốn vay chủ yếu là vay ngắn hạn do đó doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán và hoàn nợ.
Doanh nghiệp chưa mở rộng tìm hiểu cho mình được lượng khách hàng cần thiết trong khu vực cho sản phẩm của mình. Đó là sự lãng phí rất lớn.
3.1.2. Những phương hướng phát triển của Công ty từ nay đến năm 2010.
Công ty dự kiến trong những năm tới sẽ đầu tư mua sắm thay thế những thiết bị hiện đại giúp cho 3 phân xưởng đều có năng xuất lao động đạt 100%, Mở rộng hình thức sản xuất kinh doanh, phát triển mở rộng cả thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt chú ý đến việc mở rộng hình thức sản xuất kinh doanh theo mua nguyên liện bán thành phẩm, phát triển rộng sang thị trường các nước phát triển như Đức, Pháp, Mỹ...
Thực hiện kế hoạch dến cuối năm 2008 sẽ là công ty cổ phần để đa dạng hoá các kênh huy động vốn của công ty, Ngoài ra công ty còn thực hiên kế hoạch xây dựng hoàn thiên một phân sưởng lớn tại Hưng Yên
3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Dệt Kim Đông Xuân
3.2.1. Về phía Công ty
3.2.1.1. áp dụng chính sách tín dụng thương mại nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá tăng doanh thu.
Chấm dứt thời kỳ các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh, Có địa chỉ thu mua đầu vào, số lượng mãu mã do Nhà nước quy định và chỉ định địa chỉ tiêu thụ. tức là các doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của Nhà nước. Ngược lại trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp có điều kiện phát huy hết khả năng sáng tạo và linh hoạt của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh tức là doanh nghiệp phải tự mình tìm kiếm nguồn đầu vào, tìm kiếm thị trường cho đầu ra của mình.
Đứng trước nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm may mặc ngày càng tăng và đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng nhiều, Công ty Dệt Kim Đông Xuân phải thông qua việc tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Công ty có thể đưa những sản phẩm có chất lượng, mẫu mã hợp thời trang để trên cơ sở đó xác định số lượng tiêu thụ. nguyên vật liệu cần bao nhiêu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đây cũng là cơ sở để xác định lượng vốn kinh doanh phù hợp.
Những năm vừa qua, sản phẩm của Công ty may gia công chiếm tới 80%, còn mang theo hình thức mua nguyên vật liệu bán thành phẩm chỉ chiếm khoảng 20%, Do đó, lượng vốn lưu động của Công ty chỉ chiếm khoảng dưới 40% tổng vốn kinh doanh.
Hơn nữa, do hiện nay Việt Nam gia nhập ASEAN và Mỹ đã bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, sản phẩm của Công ty phải nhanh chóng chuyển từ nền sản xuất gia công buôn bán thương mại về thành phẩm, Công ty nên tổ chức đặt cơ quan đại diện, cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ lớn. Đẩy mạnh hoạt động mốt để sớm chuyển ngành hàng xuất khẩu theo FOB và sớm hội nhập vào thị trường thế giới.
3.2.1.2. Đa dạng hoá cá kênh huy động vốn.
- Thực hiện tái đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh từ lợi nhuận để lại.
- Lập kế hoạch về khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn các TSCĐ để xin duyệt và xin cấp kinh phí. để vay ưu đãi hoặc xin được sử dụng các quỹ khấu hao vào tái đầu tư.
- Thực hiện vay ngân hàng hàng tháng để bổ sung vốn lưu động, Nhưng với đặc điểm từ trước đến nay Công ty chủ yếu sản xuất theo hình thức gia công nên vốn lưu động không cần nhiều và việc vay ngân hàng lại chủ yếu là vay dài hạn để đầu tư mới hoặc sửa chữa cho TSCĐ.
- Thực hiện kế hoạch đến cuối năm 2008 sẽ cổ phần hoá xong sẽ đa dạng hoá kênh huy động vốn.
- Hợp tác liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước, Hiện nay, Công ty thực hiện gọi vốn theo hình thức này nhưng trong tương lai Công ty có thể gọi vốn ở các đối tác trong và ngoài nước theo hình thức hợp đồng kinh doanh.
Đây là hình thức gọi vốn có khả năng đem lại nhiều triển vọng cho sự phát triển mở rộng quy mô kinh doanh và thị trường tiêu thụ cho Công ty trong thời gian tới.
- áp dụng hình thức tín dụng thu mua, Đây là hình thức đầu tư mới thích hợp cho những doanh nghiệp thiếu vốn nhưng có nhu cầu đổi mới công nghệ.
3.2.1.3. Xử lý nợ đọng
Như chúng ta đã biết. do đặc thù kinh doanh nên tôn tại lớn nhất của Công ty là giải quyết những khoản nợ đọng và hàng tồn kho chưa tiêu thụ được, Chính những yếu điểm này đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty.
Hiện nay khách hàng của Công ty phần lớn là người nước ngoài, chính vì vậy mà việc quản lý những khoản nợ đọng đòi hỏi rất chặt chẽ nhưng lại không làm ảnh hưởng tới uy tín của Công ty.
Mặt khác ta thấy
- Năm 2005 khoản phải thu của Công ty là 12.867.478.147đ chiếm 18,89% tổng TSLĐ.
- Năm 2006 khoản phải thu của Công ty là 16.412.819.625đ chiếm 21,97% tổng TSLĐ.
Như vậy số khoản phải thu ngày càng tăng lên trong khi Công ty ngày càng có nhu cầu về vốn để đầu tư, để giải quyết vấn đề này công ty cần thực hiện những công việc sau:
- Thống kê lại trường hợp nợ của khách hàng để nhằm phân biệt xem khoản thu đó có đòi được hay không và tìm nguyên nhân dẫn tới nợ đọng.
- Ngay từ khi ký hợp đồng với khách hàng Công ty phải nắm bắt được các thông tin chủ yếu về khách hàng như khả năng thanh toán của khách hàng đồng thời Công ty cần phải thoả thuận hình thức thanh toán trước với khách hàng và thời hạn thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng.
- Công ty phải kết hợp chặt chẽ với các cơ quan pháp luật để xứr lý các đối tượng thanh toán nợ chậm.
3.2.1.4. Phát triển các phương thức bán hàng:
Để SP tới được với người tiêu dùng, Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc đa dạng các phương thức tiêu thụ.
Có thể khái quát các phương thức tiêu thụ của Công ty bằng sơ đồ
Công ty Dệt kim Đông Xuân
Thị trường
nội địa
Lực lượng bán hàng của Công ty
Người mua
trung gian
Nhà
nhập khẩu
Đại lý
Người tiêu dùng
Sơ đồ 27: Các phương thức tiêu thụ của Công ty Dệt kim Đông Xuân
Thị trường
xuất khẩu
Cửa hàng thời trang
Cửa hàng giới thiệu SP
Hiệu quả của các phương thức bán hàng nội địa được thể hiện qua bảng số liệu về doanh thu tiêu thụ TP trong 3 năm trở lại như sau:
(Đơn vị: trđ) (nguồn báo cáo hoạt động công ty năm 2005)
Năm
Phương thức
2003
2004
2005
Bán tại công ty
15.703
15863
15986
Cửa hàng GTSP
3.426
5053
4936
Cửa hàng TT
930
455
365
Đại lý
2.634
2732
2434
Tổng cộng
22.693
24103
23721
Doanh thu tiêu thụ từ việc bán trực tiếp tại công ty luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu tiêu thụ nội địa. Đây thực sự là một phương thức bán hàng có hiệu quả mà trong những năm tới Công ty cần tiếp tục khai thác, phát triển với các chính sách giá cả, chính sách giảm giá đối với những khách hàng quen thuộc.
3.2.1.5. Nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu đem lại phần lớn doanh thu tiêu thụ cho Công ty. Với chất lượng SP luôn được đảm bảo, tạo được uy tín với khách hàng, đến nay, SP của Công ty đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Với các thị trường xuất khẩu chính của Công ty là Nhật Bản, và Mỹ trong đó thị trường Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu quan trọng của Công ty (chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu của các khách hàng chính).
Bên cạnh việc giữ vững quan hệ với các thị trường truyền thống, Công ty nên có kế hoạch nghiên cứu thâm nhập vào các thị trường mới, đi trước các đối thủ cạnh tranh. Đây là một trong những biện pháp có hiệu quả trong quá trình phát triển tiêu thụ SP.
3.2.1.6. Phát triển thị trường nội địa:
Trước tình hình thị trường xuất khẩu có nhiều biến động, sự cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn như Trung Quốc, ấn Độ, Indonesia...ngày càng gay gắt, đồng thời do quy chế hạn ngạch xuất khẩu các hàng dệt may trong các thị trường xuất khẩu lớn của Việt nam. Do vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong đó có Công ty Dệt kim Đông Xuân đã bắt đầu chú trọng hơn vào thị trường trong nước. Mặc dù trong những năm gần đây, doanh thu từ thị trường nội địa đã tăng lên nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty. Hệ thống cửa hàng giới thiệu SP, hệ thống đại lý chủ yếu chỉ tập trung ở miền Bắc. Vì vậy, Công ty đã chưa đầu tư đúng mức cho việc phát triển thị trường ở miền Nam là một thị trường có sức mua lớn. Công ty nên đẩy mạnh việc mở các cửa hàng, đại lý tại đây cùng với việc cải tiến các SP cho phù hợp với đặc điểm khí hậu và thị hiếu tiêu dùng của người miền Nam. Với những cửa hàng giới thiệu SP lớn, được trưng bày đẹp mắt, SP đa dạng sẽ tạo cho người tiêu dùng ấn tượng tốt và biết đến nhãn hiệu của Công ty.
3.2.1.7. Thực hiện đa dạng hoá SP
SP dệt kim vừa là SP thiết yếu nhưng cũng là SP mang tính thời trang, vì vậy việc thực hiện đa dạng hoá phải đặc biệt chú ý tới việc nâng cao tính thẩm mỹ của SP bên cạnh chất lượng SP. Xem xét các mặt hàng hiện nay của Công ty ta thấy các SP để xuất khẩu cũng tương đối đa dạng song nhiều mẫu mã thiết kế đã cũ. Các SP trong nước thì chưa nhiều và kiểu dáng còn đơn giản, ít có thay đổi. Căn cứ vào năng lực sản xuất hiện có, Công ty có thể lên kế hoạch phát triển những SP mới bằng việc đầu tư thêm thiết bị dệt. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá SP, Công ty cần tổ chức hệ thống thông tin lưu trữ về kiểu mẫu một cách khoa học và hệ thống giúp cho việc nghiên cứu, sáng tạo mẫu mốt được dễ dàng.
Ngoài các biện pháp trên, Công ty nên tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng của SP, hạ giá thành SP bằng việc đầu tư máy móc hiện đại và nâng cao năng suất lao động của cán bộ, công nhân viên toàn Công ty.
3.2.2. Về phía Nhà nước.
Thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, ngành công nghiệp dệt may đã gặp không ít những khó khăn như về thị trường tiêu thụ, vốn, công nghệ...vì vậy để thích ứng được với cơ chế mới các doanh nghiệp dệt may đã có những thay đổi căn bản từ nhận thức đến hành động, chuyển mạnh từ lề lối làm việc thụ động, ỷ lại sang phương thức làm việc chủ động, năng động, giám nghĩ, giám làm và đã đạt được những thành công nhất định. Đặc biệt từ khi Nhà nước ký hiệp định hàng dệt may với các nước EU năm 1993 và mở rộng thị trường sang các nước công nghiệp phát triển, hàng dệt may của ta đã chiếm lĩnh được lòng tin của khách hàng ở các nước EU. Nhật Bản, các nước Bắc Âu và Bắc Mỹ...do vậy kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây có mức tăng trưởng bình quân 30%/năm.
Thế nhưng thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam trước khi bước sang thiên niên kỷ mới là không nhỏ hiện tại năng lực sản xuất của ngành còn nhỏ bé, kém xa các nước trong khu vực về quy mô, năng xuất, chất lượng sản phẩm. Hơn nữa việc Việt Nam gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam á - ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA, tham gia diễn đàn Châu á, Thái Bình Dương APEC và gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đồng thời mới đây Việt Nam còn được kết nạp vào hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc,đó là những cơ hội và thách thức to lớn đối với các ngành kinh tế của Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng.
Để tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam hội nhập vào thị trường thế giới và thích ứng được với tiến trình tự do hoá thương mại thì Nhà nước cần có sự quan tâm một cách thích đáng đối với sự nghiệp phát triển của ngành dệt may bằng cách.
- Ngành dệt may phải được ưu tiên phát triển và phải được coi là một trong những ngành kinh tế trọng điểm trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
- Phát triển ngành công nghiệp dệt may theo hướng hiện đại hoá, đa dạng hoá về sản phẩm và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
- Phát triển ngành công nghiệp dệt may theo hình thức đa dạng hoá hình thức sở hữu và tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước nhất là các doanh nghiệp may.
- Phát triển ngành công nghiệp dệt may phải gắn bó với sự phát triển của ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế khác có liên quan.
- Nhà nước và Công ty tiếp tục mở rộng thị trường chính phủ và các cơ quan quản lý tích cực đấu tranh giành nhiều quyền hạn ngách đối với nước nhập khẩu và không chế nhập khẩu hàng dệt may bằng hạn ngạch.
- Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để các nhà sản xuất Việt Nam tiếp cận với thị trường nước ngoài để nhằm nắm bắt được thị hiếu cũng như là học tập kinh nghiệm sản xuất của các nước tiên tiến
3.2.3. Về phía ngành dệt may Việt Nam:
- Các doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường để xác định sản phẩm mũi nhọn, đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có, đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến nhằm tăng cả số lượng và chất lượng sản phẩm thì mới có khả năng hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả, phải có thông tin dữ liệu để tính toán, xây dựng và triển khai các dự án đầu tư khả thi, sản phẩm làm ra phải có thị trường tiêu thụ, phải thu hồi được vốn và trả được nợ.
- Hướng cho các đơn vị dệt là phải đầu tư theo chiều sâu, hình thành một số cụm sản xuất dệt, in nhuộm, hoàn tất các công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng được vải may mặc..
- Về lĩnh vực may mặc ngành phải tập trung vào khâu sáng tạo mốt để làm ra những sản phẩm với nhãn hiệu của mình, tăng tỷ trọng hàng mua đứt bán đoạn. Những sản phẩm đã có uy tín phải đầu tư theo hướng chuyên môn hoá, tăng thiết bị chuuyên dụng nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
- Cần có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp may để tạo lập các kênh phân phối trên thị trường chủ yếu bằng cách lập các chi nhánh, văn phòng đại diện tại các nước như Mỹ, Nhật Bản, EU...để phân phối sản phẩm của mình tới người tiêu dùng quốc tế. ở trong nước cần hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm như siêu thị, cửa hàng lớn để đảm bảo cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng, thuận tiện đáng tin cậy.
Nếu doanh nghiệp làm tốt điều này thì ngành dệt may sẽ càng nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh, làm tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô hoạt động và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
Kết Luận
Vốn là một trong những nhân tố cần thiết đối với sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì vốn và các biện pháp thu hồi vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả sử dụng vốn ngày càng trở nên quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Công ty Dệt Kim Đông Xuân là một trong những ngành công nghiệp nhẹ của nền kinh tế trong những năm qua, Công ty đã cố gắng thực hiện tốt công tác hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vỗn, giải quyết được một lượng lớn công ăn việc làm và mang lại lợi ích cho những ngành kinh tế khác, tạo đà phát triển trong thời gian tới.
Bên cạnh những thành tựu mà Công ty đạt được còn một số vấn đề tồn tại cần giải quyết.
Việc nâng cao hiệu quả hoạt động và sử dụng vốn được coi là nhiệm vụ hàng đầu của Công ty trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Th.S Nguyễn Lệ Thuý cùng với cán bộ phòng kế toán thống kê Công ty Dệt Kim Đông Xuân đã giúp em hoàn thành đề tài này .
TàI LIệU THAM KHảO
1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS. Lưu Thị Hương (NXB Thống kê)
2. Quản trị tài chính
Tác giả: TS. Nguyễn Thanh Liêm (NXB Thống kê 2007)
3. Quản trị tài chính Công ty lý thuyết và ứng dụng
Tác giả: ThS. Đinh Thế Hiển (NXB Thống kê 2007)
4. Quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ
Tác giả: PGS. Trần Đình Ty (NXB lao động 2002)
5. Tài chính công ty
Tác giả: TS Nguyễn Minh Kiều NXB thống kê
6. Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp
Tác giả: TS Nguyễn Hưu Tài NXB thống kê
7. Quản trị tài chính căn bản
Tác giả: TS Nguyễn Quang Thu NXB thống kê
8 Một số trang web
www.vietnamnet.com.
www.vnexpress.com.
www.vinatex.com.
www.sggp.org
www.voanew.com
vietbao.vn
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33256.doc