Đất nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập với bao thách thức và cơ hội mới. Tham gia vào nền kinh tế toàn cầu đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp Việt Nam là phải nâng cao được khả năng cạnh tranh để có thể hội nhập sâu, vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Và để tồn tại và phát triển trong điều kiện mới các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng được một tiềm lực tài chính vững mạnh đồng thời phải sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực tài chính của mình.
Trên cơ sở những vấn đề chung về vốn và những điểm hạn chế tại Tổng công ty thép Việt Nam, sau khi tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại Tổng công ty, có thể nói bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn không ít những tồn tại và hạn chế đòi hỏi Tổng công ty thép Việt Nam phải cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề lớn, khó khăn cả về thực tiễn và lý luận. Song trong thời gian thực tập tại Tổng công ty, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo phòng tài chính kế toán và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn, em đã cố gắng kết hợp những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập và thực tiễn tổ chức, sử dụng vốn ở Tổng công ty; trên cơ sở đó mà mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần đẩy mạnh việc tổ chức và sử dụng vốn tại Tổng công ty.
Do trình độ lý luận và khả năng lĩnh hội thực tiễn còn nhiều hạn chế, chắc chắn chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ cô giáo và ban lãnh đạo Tổng công ty để đề tài nghiên cứu của em được hoành thiện hơn.
59 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức ăn chế biến từ thịt bò thì không thể bán được mặt hàng đó tại Ấn Độ.Do vậy, khi tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tìm hiểu các phong tục tập quán của mỗi thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới để có sự phân tích đánh giá đúng đắn nhất trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
- Môi trường khoa học – công nghệ
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ, yếu tố kỹ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, giảm thiểu lao động, từ đó giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ cao bao giờ cũng có ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI
TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu khái quát về Tổng công ty thép Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty thép Việt Nam
Tổng công ty thép Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 255/TTg ngày 29/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty thép Việt Nam thành lập là sự hợp nhất giữa Tổng công ty thép và Tổng công ty kim khí theo Quyết định số 344/TTg ngày 04/07/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty là một trong 17 Tổng công ty 91 được thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước quy định tại Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 1995. Mục tiêu của Tổng công ty là xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng.
Ngày 25/01/1996, Chính phủ có nghị định số 03/CP phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty thép Việt Nam, là một pháp nhân kinh doanh, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước.
Sau khi kiện toàn lại cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự chủ chốt theo mô hình tổ chức mới có Hội đồng quản trị, ngày 16/03/1996 Tổng công ty thép Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.
Tổng công ty thép Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Steel Corporation, viết tắt là VSC
Trụ sở chính đặt tại Số 91, Đường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.
HĐQT
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Cơ quan văn phòng Tổng công ty
CTy Gang thép Thái Nguyên
CTy thép Miền Nam
CTy thép Đà Nẵng
CTy thép tấm lá Phú Mỹ
CTy vật liệu chịu lửa Trúc Thôn
CTy cơ điện Luyện kim
CTy Kim khí Hà Nội
CTy Kim khí TP.Hồ Chí Minh
CTy Kim khí Miền Trung
CTy cổ phần kim khí Bắc Thái
Viện luyện kim đen
Trường đào tạo nghề cơ điện luyện kim
Khối nghiên cứu đào tạo
Khối lưu thông
Khối sản xuất
Sơ đồ tổ chức sản xuất của Tổng công ty thép Việt Nam
Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Tổng công ty thép Việt Nam đi đầu ngành công nghiệp về lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh tự đầu tư, Tổng công ty và công ty Thép Miền Nam, công ty Gang thép Thái Nguyên còn góp vốn liên doanh với các tập đoàn Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Singapore, Malaysia, và các tỉnh, doanh nghiệp trong nước thành lập 16 công ty liên doanh với tổng vốn đầu tư 722 tỷ đồng.
Qua hơn mười năm thành lập, Tổng công ty thép Việt Nam đã liên tục hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch. Đặc biệt là trong giai đoạn 2000- 2006, Tổng công ty đã đạt được những thành tựu :
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 đạt 5328,4 tỷ đồng, tăng 147% so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 7 năm đạt 16,53%;
Sản lượng thép cán năm 2006 đạt 1248 nghìn tấn, tăng 138% so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân 7 năm đạt 15,58%, góp phần cùng ngành Thép cả nước hoàn thành sớm 2 năm về chỉ tiêu sản lượng tháp cán (2,8 triệu tấn) do Đại hội Đảng IX đề ra.
Sản lượng phôi thép năm 2006 đạt 11649,2 tỷ đồng, tăng 82,32% so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,24%, trong đó doanh thu sản xuất công nghiệp đạt 10,792 tỷ đồng.
Kim ngạch nhập khẩu đạt 258,5 triệu USD, trong đó phôi thép đạt 289 nghìn tấn, thép tấm lá đạt 1665,4 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu thép thành phẩm đạt 42,8 triệu USD.
Tiêu thụ thép cán đạt 1,306 triệu tấn, bằng 100% kế hoạch; trong đó thép cán dài đạt 1,096 triệu tấn, bằng 100% kế hoạch; thép cán dẹt là 210 nghìn tấn, bằng 97,2% kế hoạch.
Nộp Ngân sách Nhà nước đạt 741,5 tỷ đồng, tăng 251,42% so với năm 2000.
Tổng số lao động bình quân trong năm 2006 là 12.859 người (tăng 779 người, giảm 3256 người so với năm 2005). Thu nhập bình quân của người lao động năm 2006 đạt 2,579 triệu đồng/người/tháng, tăng gấp 3 lần so với ngày đầu thành lập Tổng công ty năm 1995.
Trong những năm qua, các liên doanh với Tổng công ty đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế đất nước, sản lượng thép cán, ống thép, tôn mạ và lợi nhuận tăng trưởng đều qua các năm, góp phần vào sự tăng trưởng chung của ngành công nghiệp Thép Việt Nam.
Ngoài ra Tổng công ty đã chuyển 2 công ty thành viên và 10 bộ phận doanh nghiệp để thành lập 12 Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp với tổng số vốn điều lệ là 99,7 tỷ đồng. Đó là,
Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Hải Phòng
Công ty cổ phần Lưới thép Sài Gòn
Công ty cổ phần vận tải Gang thép Thái Nguyên
Công ty cổ phần Thép Thăng Long
Công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên
Công ty cổ phần Phương Nam
Công ty cổ phần sửa chữa ô tô gang thép
Công ty cổ phần Lưới thép Bình Tây
Công ty cổ phần Kim khí Bắc Thái
Công ty cổ phần đàu tư và xây dựng Miền Nam
Công ty cổ phần Kim khí Hải Phòng.
Cơ cấu chủng loại sản phẩm đã và đang được đa dạng hoá, bên cạnh phôi thép và thép cán (thép thanh, thép dây), Tổng công ty có thêm các sản phẩm mới như thép hình, thép lá, ống thép, vật liệu luyện kim và vật liệu xây dựng… Trình độ công nghệ sản xuất của một số nhà máy mới đạt mức tiên tiến trong khu vực và thế giới với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.
Tham gia đảm bảo cung cấp đủ thép xây dựng cho nền kinh tế và từng bước xuất khẩu sang một số nước trong khu vực, các thương hiệu TISCO (Công ty Gang thép Thái Nguyên), Thép chữ V (Công ty Thép Miền Nam), Thép “MT”, Thép “DN” đạt tiêu chuẩn chất lượng theo ISO 9001:2000, được người tiêu dùng tín nhiệm và được tặng huy chương vàng, các giải vàng tại các hội chợ triển lãm Hàng Việt Nam chất lượng cao.
2.1.2. Chức năng,nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng công ty thép Việt Nam
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Tổng công ty thép Việt Nam
Khai thác quặng sắt, than mỡ, nguyên liệu trợ dung phục vụ cho công nghệ luyện kim.
Sản xuất gang, thép và các kim loại, sản phẩm thép.
Kinh doanh kim khí, vật tư thứ phế liệu kim loại và vật tư tổng hợp khác
Thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp trang thiết bị công trình luyện kim và xây dựng dân dụng.
Đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ ngành công nghệ luyện kim, sản xuất kim loại, vật liệu xây dựng.
Hợp tác, xuất khẩu lao động.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ quan Tổng công ty thép Việt Nam bao gồm
Hội đồng quản trị Tổng công ty
Thành viên HĐQT Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. HĐQT Tổng công ty thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty theo quy định của Điều lệ Tổng công ty, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về hoạt động và phát triển của Tổng công ty theo chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao.
Ban kiểm soát Tổng công ty
Ban kiểm soát Tổng công ty do HĐQT Tổng công ty thành lập để giúp HĐQT kiểm tra, giám sát các hoạt động điều hành của Tổng giám đốc Tổng công ty, giám đốc các đơn vị thành viên Tổng công ty và bộ máy giúp việc của Tổng giám đốc theo nghị quyết, quyết định của HĐQT Tổng công ty .
Trong thành phần của Ban kiểm soát có thêm đại diện của Bộ Công nghiệp và Bộ Tài chính.
Tổng giám đốc Tổng công ty
Tổng giám đốc Tổng công ty là uỷ viên HĐQT do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty, có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT Tổng công ty . Hiện Tổng công ty có 3 phó Tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc. Các phó Tổng giám đốc do Tổng giám đốc đề nghị và chủ tịch HĐQT ra quyết định bổ nhiệm.
Bộ máy giúp việc
* Văn phòng: Tham mưu giúp lãnh đạo Tổng công ty theo dõi, phối hợp các mặt hoạt động của Tổng công ty ; công tác văn thư, lưu trữ, thi đua khen thưởng, bảo vệ, y tế, tự vệ phòng cháy, chữa cháy và quan hệ với các cơ quan thông tin đại chúng, đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên Tổng công ty.
* Phòng tổ chức lao động: Tham mưu giúp lãnh đạo Tổng công ty điều hành lĩnh vực tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, đổi mới và phát triển doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, thanh tra, bảo vệ chính trị nội bộ và hoạt động xuất nhập cảnh của Tổng công ty.
* Phòng tài chính kế toán: Tham mưu giúp lãnh đạo Tổng công ty quản lý điều hành lĩnh vực tài chính, kế toán của Tổng công ty.
* Phòng đầu tư phát triển: Tham mưu giúp lãnh đạo Tổng công ty quản lý điều hành lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản của Tổng công ty.
* Phòng kế hoạch kinh doanh: Tham mưu giúp lãnh đạo Tổng công ty quản lý điều hành lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong toàn Tổng công ty.
* Phòng kỹ thuật: Tham mưu giúp lãnh đạo Tổng công ty quản lý điều hành lĩnh vực kỹ thuật công nghệ luyện kim, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quản lý và khai thác mỏ nguyên liệu, nghiên cứu khoa học công nghệ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
* Phòng công nghệ thông tin: Tham mưu giúp lãnh đạo Tổng công ty khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý điều hành hoạt động của Tổng công ty
* Phòng thanh tra Tổng công ty: Tham mưu giúp lãnh đạo Tổng công ty triển khai công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo trong toàn Tổng công ty.
* Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài: Có chức năng tổ chức tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo và làm thủ tục đưa người lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty thép Việt Nam
2.2.1. Tình hình sử dụng vốn tại Tổng công ty thép Việt Nam
Bảng 1: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của VSC
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
14.033.737
13.787.342
Giá vốn hàng bán
13.260.472
13.198.068
LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
773.265
589.274
DT hoạt động tài chính
133.734
164.719
Chi phí hoạt động tài chính
Trong đó: Lãi vay
208.084
176.994
359.868
301.802
Chi phí bán hàng
168.703
125.592
Chi phí quản lý doanh nghiệp
327.398
300.015
LN thuần từ hoạt động kinh doanh
202.814
-31.482
Thu nhập khác
34.976
65.986
Chi phí khác
15.287
6.562
LN khác
19.688
59.424
Tổng LNTT
222.502
27.942
Thuế thu nhập doanh nghiệp
51.997
14.697
LNST
170.505
13.245
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán VSC)
Bảng 2: Kết cấu tài sản của VSC
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1. TSLĐ và ĐTNH
4.903.674
52,86
6.337.409
54
2. TSCĐ và ĐTDH
4.372.311
47,14
5.396.742
46
Tổng
9.275.985
100
11.734.151
100
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán VSC)
Về tổng vốn:
Dựa vào bảng 2 ta thấy, Tổng vốn của Tổng công ty năm 2006 so với năm 2005 tăng 2.458.167 triệu đồng với tỷ lệ tăng 26,5%. Điều này cho thấy vốn của Tổng công ty đã được bổ sung tương đối đầy đủ và cân đối giữa hai loại vốn. Cụ thể:
+) VLĐ tăng 1.433.735 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 29,24%.
+) VCĐ tăng 1.024.432 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 23,43%.
Như vậy quy mô VLĐ và VCĐ dều tăng nhưng với tốc độ tăng không bằng nhau. VLĐ tăng chủ yếu là do các khoản mục tiền và hàng tồn kho tăng. VCĐ tăng chủ yếu là do TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình tăng.
Xét về cơ cấu tỷ trọng VCĐ trong tổng vốn của Tổng công ty có chiều hướng giảm nhẹ từ 47,14% năm 2005 xuống còn 45,99% năm 2006, điều này cho thấy cơ cấu vốn của Tổng công ty như vậy vẫn chưa hợp lý vì lĩnh vực mà Tổng công ty kinh doanh là sản xuất thép đòi hỏi phải đầu tư một lượng lớn vào TSCĐ.
Trong năm 2006 Tổng công ty đã đầu tư một lượng tài sản cố định với giá trị lớn phục vụ cho hai dự án lớn của Tổng công ty là Dự án nâng cao sản lượng thép cán và phôi thép Nhà máy thép tấm lá Phú Mỹ; Dự án đầu tư, cải tạo Công ty thép Miền Nam.
Về nguồn vốn:
Nguồn vốn của Tổng công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là do sự tăng lên đáng kể của vốn vay. Vốn vay năm 2006 tăng 2.479.727 triệu đồng so với năm 2005, chiếm 81,48% tỷ trọng nguồn vốn. Điều này cho thấy một cơ cấu nguồn chưa thực sự hợp lý và sự bị động của Tổng công ty do để tỷ trọng nợ vay quá nhiều.
Bảng 3: Kết cấu nguồn vốn của VSC
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Nguồn vốn
9.275.984
100
11.734.151
100
1. VCSH
2.194.408
23,66
2.172.848
18,52
2. Nợ phải trả
7.081.576
76,34
9.561.303
81,48
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán VSC)
2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty thép Việt Nam
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Tính đến thời điểm 31/12/2006, VLĐ của Tổng công ty là 6.337.409 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 54,01% trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, tăng 29,24% so với cùng kỳ năm 2005.
Hàng tồn kho
Qua bảng 2 ta thấy trong 2 năm (2004,2005) Tổng công ty hầu như không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Trong cả hai năm tỷ trọng hàng tồn kho đều chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%). Lượng hàng tồn kho năm 2006 tăng mạnh so với năm 2005, số tăng tuyệt đối là 1.069.705 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 38,7%. Hàng tồn kho tăng là do hầu hết các khoản mục đều tăng nhưng tăng mạnh nhất là lượng thành phẩm tồn kho, số tăng là 513.763 triệu đồng, tốc độ tăng là 120,24%. Tuy thành phẩm tồn kho tăng nhanh như vậy nhưng do nó chiếm một tỷ trọng không lớn (đầu năm là 15,57%, cuối năm là 25,86%) trong tổng giá trị hàng tồn kho, nên so về giá trị tuyện đối vẫn nhỏ hơn giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn kho tăng lên trong kỳ. Tính đến 31/12/2006 giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn kho tăng 596.310 triệu đồng, với tốc độ tăng là 51,32%, làm cho tỷ trọng của nguyên vật liệu tồn kho tăng từ 42,34% năm 2005 lên 48,31% năm 2006. Hàng hoá tồn kho trong kỳ lại giảm 68.418 triệu đồng, tốc độ giảm là 15,16% đã làm cho tỷ trọng hàng tồn kho còn 10,5% (năm 2005 là 16,43%), chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 107.410 triệu tương ứng với tốc độ tăng là 24,93%.
Bảng 4: Kết cấu vốn lưu động của VSC
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tiền
280.809
5,87
296.412
6,08
418.972
6,61
Các khoản ĐTTC ngắn hạn
145.258
2,3
Các khoản phải thu
1.601.142
33,45
1.746.486
35,8
1.789.791
28,24
Hàng tồn kho
2.774.178
57,96
2.764.177
56,66
3.833.882
60,49
TSLĐ khác
130.388
2,72
71.208
1,46
149.822
2,36
Tổng
4.786.517
100
4.878.283
100
6.337.725
100
(Nguồn: phòng tài chính kế toán VSC)
Vòng quay hàng tồn kho của Tổng công ty năm 2005 là 4,8 và năm 2006 bằng 3,44 chứng tỏ chính sách Marketing của Tổng công ty chưa được tốt và cần phải thay đổi cho hợp lý hơn.
Bảng 5: Các hệ số về khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
2005
2006
Hệ số thanh toán ngắn hạn
1,3
1,1
Hệ số thanh toán nhanh
0,56
0,38
(Nguồn: tính toán từ số liệu của phòng TC-KT của VSC)
Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của VSC
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
1
VLĐ bình quân
4.478.585
6.285.696
2
DTT
14.033.737
13.787.342
3
LNTT
27.942
222.502
4=(2)/(1)
Số vòng quay VLĐ
3,13
2,19
5=360/(4)
Số ngày luân chuyển VLĐ
115,02
164,38
7=(3)/(1)
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
0,006
0,035
8=(1)/(2)
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
0,32
0,46
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán VSC)
Vốn bằng tiền
Qua số liệu của bảng kết cấu VLĐ ta thấy vốn bằng tiền của Tổng công ty năm 2005 so với năm 2004 khá ổn định, lượng tăng không đáng kể, tương đương 15.603 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 5,56%.
Trong khi đó vốn bằng tiền lại đột ngột tăng mạnh vào năm 2006,với tỷ lệ tăng là 41,35% tương ứng với 122.560 triệu đồng.
Hệ số thanh toán nhanh của vốn bằng tiền năm 2006 là 0,07 cho thấy khả năng thanh toán của Tổng công ty vẫn chưa được đảm bảo.
Các khoản phải thu
Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng VLĐ. Năm 2005 là 35,8%, năm 2006 là 28,24%, chứng tỏ trong năm vừa qua Tổng công ty đã giảm được một lượng đáng kể các khoản phải thu. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn ta thấy trong các khoản phải thu thì tỷ trọng các khoản phải thu của khách hàng là lớn nhất (cuối năm 2005 là 66,59%, đến cuối năm 2006 là 77,66%), một điều đáng lo ngại là trong các khoản phải thu của khách hàng, số nợ khó đòi là khá lớn (cuối năm 2005 là 99.548 triệu đồng), số nợ khó đòi này tập trung chủ yếu ở Công ty Kim khí Hà Nội và công ty kim khí Miền Trung. Vấn đề đặt ra trong việc quản lý vốn, đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng là phải được nâng cao hơn nữa.
Tổng công ty cần chú ý tới khoản mục này vì nó trực tiếp làm giảm vòng quay VLĐ và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trong khi doanh nghiệp đang thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất phải đi vay ngân hàng thì lại có một lượng lớn vốn nằm trong tay người mua hoặc ứ đọng mà doanh nghiệp lại không được hưởng một khoản lãi nào.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản lưu động khác
Trong năm 2006 Tổng công ty đã có một khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nhưng do vốn bị hạn chế nên tỷ trọng của nó còn thấp so với các khoản mục khác trong tổng VLĐ.
Mặt khác, qua bảng 5 (các hệ số về khả năng thanh toán) ta thấy:
Các hệ số về khả năng thanh toán của Tổng công ty năm 2006 đều giảm so với năm 2005. Điều này cho thấy đang chứa đựng một nguy cơ tiềm ẩn về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Tổng công ty. Hệ số thanh toán nhanh của Tổng công ty năm 2005 là 0,56 nhưng sang năm 2006 lại giảm xuống chỉ còn 0,38. Trong trường hợp Tổng công ty đang có các khoản phải thu lớn như hiện nay thì việc thu hồi được các khoản phải thu để trả các khoản nợ ngắn hạn là một điều dường như không thể. Nếu Tổng công ty không có các biện pháp tích cực trong quản lý và thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng thì Tổng công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, uy tín bị ảnh hưởng và nguy cơ rủi ro tài chính gia tăng…
Tóm lại, qua việc xem xét tình hình sử dụng VLĐ của Tổng công ty, ta thấy công tác quản lý và sử dụng VLĐ của Tổng công ty còn bộc lộ nhiều điểm tồn tại cần khắc phục, trong đó nổi cộm là vấn đề quản lý thu hồi công nợ. Vì các khoản vốn bị chiếm dụng này làm cho đồng vốn của công ty trở thành “đồng vốn chết” vì nó không có khả năng sinh lời.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Năm 2005 tỷ trọng VCĐ là 47,14% tương ứng với số tiền 4.372.310 triệu đồng, trong năm 2006 tỷ trọng giảm xuống còn 45,99% tương ứng với số tiền 5.396.742 triệu đồng.Tuy tỷ trọng VCĐ giảm về tỷ trọng nhưng về số tuyệt đối lại tăng khá cao, do Tổng công ty đang mở rộng đầu tư vào hai dự án lớn tại Công ty thép Miền Nam và Nhà máy thép tấm lá Phú Mỹ.
Xét về cơ cấu TSCĐ ở Tổng công ty cho thấy:
TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng rất lớn (năm 2005 là 96,59%, năm 2006 là 93,2%). Năm 2005 Tổng công ty đã bắt đấu sử dụng TSCĐ thuê tài chính để tăng vốn kinh doanh. Điều này thể hiện một sự đổi mới trong tư duy của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. TSCĐ vô hình cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể (năm 2005 là 3,41% năm 2006 tăng lên 6,62%).
TSCĐ hữu hình của Tổng công ty tập trung chủ yếu vào máy móc thiết bị. Nhóm này chiếm tỷ trọng cao, năm 2005 là 61,88% năm 2006 là 63,31%. Thiết bị dụng cụ quản lý chiếm một tỷ trọng nhỏ, không đáng kể.
Kết cấu TSCĐ như vậy là tương đối hợp lý vì máy móc thiết bị là thành phần quan trọng nhất trong quá trình sản xuất của Tổng công ty.
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của VSC
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
1
VCĐ bình quân
4.196.285
5.194.648
2
DTT
14.033.737
13.787.342
3
NG TSCĐ bình quân
2.298.459
2.553.119
4
LNTT
222.502
27.942
5
Số tiền KH luỹ kế
- 1.337.559
- 1.510.385
6
GT TSCĐ đang dùng
926.784
4.547.117
7
GT TSCĐ hiện có
1.229.760
5.287.345
8=(2)/(1)
Hiệu suất sử dụng VCĐ
3,34
2,65
9=(2)/(3)
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
6,11
5,4
10=(4)/(1)
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ
0,05
0,005
11=(5)/(3)
Hệ số hao mòn TSCĐ
0,58
0,59
12=(6)/(7)
Hệ số huy động TSCĐ
0,75
0,86
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán VSC)
Qua bảng trên ta thấy, VCĐ của Tổng công ty năm 2006 so với năm 2005 tăng 998.363 triệu với tỷ lệ tăng là 23,79%. VCĐ tăng nhưng doanh thu lại giảm 246.395 triệu đồng do Tổng công ty đang đầu tư vào hai dự án lớn.
Hệ số huy động TSCĐ tăng từ 0,75 năm 2005 lên 0,86 năm 2006 chứng tỏ năm qua Tổng công ty đã sử dụng VCĐ hiệu quả hơn.
Qua bảng 7 ta thấy, nguyên giá TSCĐ của Tổng công ty năm 2006 so với năm 2005 tăng 507.113 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 22,05%. TSCĐ tăng là do hầu hết các loại TSCĐ trong năm tăng, trong đó đặc biệt là TSCĐ vô hình tăng với tỷ lệ 136,99%, TSCĐ thuê tài chính năm 2006 có giảm nhẹ so với năm 2005 (số giảm là 412 triệu đồng).
Đối với TSCĐ hữu hình: hầu như các khoản mục đều tăng nhưng tăng mạnh nhất là nhóm máy móc thiết bị, sau đó là nhóm nhà cửa vật kiến trúc.
Hệ số hao mòn của toàn bộ TSCĐ năm 2005 là 0,58, năm 2006 là 0,59. TSCĐ hữu hình, hệ số hao mòn năm 2006 là 0,57. Nhìn chung năng lực sản xuất của Tổng công ty đang ở mức trung bình, thậm chí có nhóm TSCĐ năng lực sản xuất thấp như nhóm thiết bị dụng cụ quản lý,cuối năm hệ số hao mòn là 0,72 và hầu hết giá trị còn lại đều dưới 50%. Riêng có nhà cửa vật kiến trúc năng lực sản xuất có cao hơn nhưng mà cũng không vượt mức trung bình là mấy.
Hiệu quả sử dụng tổng vốn
Bảng 8: Hiệu quả sử dụng vốn của VSC
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
1
DTT
14.033.737
13.787.342
2
LNTT
222.502
27.942
3
LNST
170.505
13.245
4
Vốn bình quân
8.674.870
11.480.344
5
VCSH bình quân
2.194.408
2.172.848
6=(1)/(4)
Vòng quay tổng vốn
1,62
1,2
7=(2)/(4)
Hệ số doanh lợi
0,026
0,002
8=(3)/(5)
Hệ số sinh lời của VCSH
0,078
0,006
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán VSC)
Ngoài việc đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ và VCĐ, để khái quát hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách tương đối toàn diện chúng ta cần đi vào phân tích , đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp.
Qua số liệu ở bảng 8 ta thấy, chỉ có chỉ tiêu vốn bình quân năm 2006 là tăng so với năm 2005, còn các chỉ tiêu khác thì có xu hướng giảm, trong đó đáng chú ý là chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm mạnh. Tình hình này đã có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty, cụ thể như sau:
Vòng quay tổng vốn
Vòng quay tổng vốn năm 2006 có biểu hiện giảm so với năm 2005: năm 2005 vốn kinh doanh của Tổng công ty luân chuyển được 1,62 vòng, đến năm 2006 chỉ còn 1,2 vòng, tức là giảm 0,42 vòng so với năm 2005, tốc độ giảm là 25,93%. Nguyên nhân là do Tổng công ty đang đầu tư vào hai dự án lớn (Công ty thép Miền Nam và Công ty thép tấm lá Phú Mỹ), mức tăng của tổng vốn không tương ứng với mức tăng của doanh thu.
Hệ số sinh lời Vốn chủ sở hữu
Hệ số sinh lời VCSH của Tổng công ty trong năm 2006 cũng giảm so với năm 2005. Năm 2005, hệ số sinh lời VCSH của Tổng công ty là 7,8%, có nghĩa là 1 đồng VCSH sử dụng trong năm tạo ra 0,078 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng đến năm 2006, hệ số này giảm còn 0,6% do lợi nhuận sau thuế giảm mạnh (157.260 triệu đồng, tương úng với tỷ lệ giảm là 92,23%).
Quan những phân tích ở trên ta thấy, trong năm 2006 Tổng công ty đã không đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở 2 chỉ tiêu vòng quay tổng vốn và hệ số sinh lời của VCSH. Điều này cho thấy công tác quản lý và sử dụng vốn ở Tổng công ty còn chưa thực sự hiệu quả, đòi hỏi Tổng công ty cần phải chú ý hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới.
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty thép Việt Nam
2.3.1. Những thành tựu đạt được:
Trong năm 2006, thị trường thép thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Đặc biệt, Trung Quốc tiếp tục là nhân tố gây biến động lớn về giá.
Năm 2006, giá phôi thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam bình quân 391 USD/tấn, tăng 3,2% so với năm 2005; giá thép phế bình quân 264 USD/tấn, tăng 2,5% so với năm 2005.
Thị trường thép trong nước biến động phức tạp, ngành thép Việt Nam tiếp tục phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Thép xây dựng cạnh tranh quyết liệt, nguyên nhân do cung vượt cầu (công suất cán thép trên 6 triệu tấn/ năm trong khi nhu cầu xấp xỉ 3,4 triệu tấn/ năm). Năm 2006, giá thép xây dựng trên thị trường nội địa tăng bình quân khoảng 4 đến 5% so với năm 2005. Giá thép xây dựng bình quân của Tổng công ty là 7,7 triệu đồng/ tấn và của các công ty liên doanh với Tổng công ty bình quân 7,85 triệu đồng/ tấn.
Trước những thuận lợi và khó khăn, thách thức Tổng công ty thép Việt Nam đã không ngừng phát huy nội lực, quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng X, thêm vào đó là sự chỉ đạo, hỗ trợ có hiệu quả từ Chính phủ, Bộ Công nghiệp và các cơ quan quản lý cấp trên, Tổng công ty thép Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
* Tổng công ty đã sử dụng tài sản có hiệu quả, đảm bảo tài sản cỏ thể phát huy hết năng suất vào quá trình sản xuất. Trong năm 2006, để phục vụ cho hai dự án lớn nên Tổng công ty đã dùng một lượng vốn lớn đầu tư vào TSCĐ (trên 400 tỷ đồng). Tuy sự đầu tư này làm giảm lợi nhuận của Tổng công ty trong một thới gian ngắn, nhưng đây là một sự đầu tư hứa hẹn mang lại một nguồn thu nhập lớn hơn trong tương lai cho Tổng công ty thép Việt Nam.
* Tổng công ty đã tiến hành tính khấu hao TSCĐ với tỷ lệ hợp lý. Hệ số hao mòn năm 2005 là 0,6 năm 2006 là 0,55. Tổng công ty đã huy động TSCĐ một cách khá hiệu quả vào hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này thể hiện qua hệ số huy động TSCĐ: năm 2005 là 0,75 năm 2006 là 0,86 nên đã làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cho Tổng công ty.
* Về công tác phát triển vốn: Tổng công ty đã đầu tư vào các công ty con, các công ty liên doanh, liên kết, như: mở rộng quy mô sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II, thành lập Công ty Liên doanh khoáng sản và Luyện kim Việt Trung tại Lào Cai (liên doanh với Trung Quốc), dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), dự án Nhà máy thép cán nóng ESSAR-VN công suất 2 triệu tấn/năm (Tổng công ty đã cùng tập đoàn Cao su Việt Nam và ESSAR-VN thảo luận , thống nhất nội dung của hợp đồng liên doanh và điều lệ Công ty cổ phần).
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
+) Vốn bằng tiền
* Tổng công ty đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi bằng tiền. Tổng công ty đã chỉ đạo triển khai có hiệu quả chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giảm chi phí và giá thành tại các đơn vị thành viên. Kết quả năm 2006 , các khoản chi phí đều được cải thiện so với năm 2005.
* Tổng công ty đang xây dựng dự án để chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp và làm việc với các Ngân hàng để tài trợ vốn cho các dự án lớn của Tổng công ty giai đoạn 2007-2010. Trong giai đoạn mà thị trường chứng khoán đang phát triển mạnh mẽ thì việc phát hành trái phiếu là một kênh huy động vốn có hiệu quả cho doanh nghiệp và làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
+) Hàng tồn kho
* Công tác quản lý hàng tồn kho tại các đơn vị thuộc Tổng công ty về cơ bản là khá tốt. Thành phẩm tồn kho năm 2005 chiếm 15,57% năm 2006 là 25,86% trong tổng giá trị hàng tồn kho. Đây là mức có thể chấp nhận được đối với một doanh nghiệp sản xuất thép. Mặt khác, trong năm qua thị trường thép trong nước và thế giới có nhiều biến động bất lợi, điều này cũng ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị trong Tổng công ty.
Ngoài ra, Tổng công ty thép Việt Nam còn đạt được những thành tựu về các mặt hoạt động khác như:
Tổng công ty đã đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước và đa dạng hoá sở hữu tại Tổng công ty.
Tổng công ty đã hoàn thành đề án và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuyển Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh được tăng cường, góp phần đưa hoạt động của các đơn vị đi vào nề nếp hơn, chấn chỉnh kịp thời và ngăn ngừa các sai phạm.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện và ổn định. Đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày được các cấp chăm lo hơn. Tổng công ty cũng đã thực hiện tốt và giải quyết kịp thời chế độ, chính sách cho người lao động tại các đơn vị cổ phần hoá.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Nhìn chung trong năm qua, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp chưa đạt như yêu cầu. Tốc độ tăng trưởng thép cán tuy có cao hơn mức bình quân của ngành thép nhưng vẫn còn thấp. Tiến độ triển khai dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II Công ty Gang thép Thái Nguyên còn chậm, chủ đầu tư đang còn lúng túng trong việc tổ chức thực hiện.
Hiệu quả hoạt động của các đơn vị chưa cao, nhất là Công ty thép Miền nam và Công ty thép Tấm lấ Phú Mỹ lỗ lớn (Công ty thép Miền Nam lỗ trên 66,9 tỷ đồng, Công ty thép Tấm lá Phú Mỹ lỗ 31 tỷ đồng) làm ảnh hưởng đến kết quả chung của Tổng công ty và gây khó khăn cho hoạt động của năm sau.
Về vốn cố định
TSCĐ của Tổng công ty có giá trị rất lớn nhưng Tổng công ty lại không mua bảo hiểm cho TSCĐ để phòng tránh rủi ro, có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh của đơn vị, từ đó làm thâm hụt tới lợi nhuận của Tổng công ty.
Trong năm vừa qua, Tổng công ty đã đầu tư vào TSCĐ tương đối lớn nhằm thực hiện các dự án đã đề ra, nhưng do dự án đầu tư chưa tính hết các khả năng, dẫn đến không sát với thực tế (ví dụ như sự biến động về giá thép trong năm vừa qua là không thể lường trước được) nên lợi nhuận thu về không được như dự kiến.
Về vốn lưu động
+) Mặc dù năm 2006 Tổng công ty đã xử lý được 42.688 triệu đồng nợ phải thu khó đòi ( tăng 7835 triệu so với năm 2005) nhưng nhìn chung Tổng công ty chưa kiểm soát được chặt chẽ các khoản phải thu , đó là các khoản nợ phải thu khó đòi phát sinh do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, nhất là Công ty Gang thép Thái Nguyên.
Đến 31/12/2006 nợ khó đòi còn 73,9 tỷ đồng, tăng 23,2% so với đầu năm do việc phân loại tuổi nợ theo quy định mới tại Thông tư số 33/2005/TT-BTC.
Các khoản nợ đọng này làm cho vòng quay VLĐ của Tổng công ty bị giảm một cách đáng kể, làm giảm lợi nhuận , giảm sức cạnh tranh và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn . Tổng công ty đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi nhằm giảm thiệt hại cho Tổng công ty.
+) Xác định nhu cầu vốn lưu động
VLĐ của Tổng công ty tăng ở mức cao (năm 2006 tăng xấp xỉ 1800 tỷ đồng so với năm 2005). Tuy nhiên sự tăng lên này không đồng đều ở các khoản mục VLĐ. Điển hình là nguyên vật liệu tồn kho, phải thu khách hàng, tiền gửi ngân hàng và thành phẩm tồn kho (nguyên vật liệu tồn kho năm 2006 tăng xấp xỉ 1300 tỷ đồng so với năm 2005).
Nếu Tổng công ty không có sự tính toán hợp lý hơn thì sẽ gây ứ đọng vốn ở khâu sản xuất, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty. Đây không chỉ là tình trạng của riêng Tổng công ty thép Việt Nam mà còn khá phổ biến trong các ngành, các công ty khác. Song để có thể đứng vững và phát triển trong thời kỳ hội nhập thì Tổng công ty cần khắc phục tình trạng này để có nhiều cơ hội hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất phải kể đến làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty kém hiệu quả là do chi phí đầu vào cho sản xuất phôi thép, thép phế, điện, than tiếp tục tăng làm tăng giá thành sản xuất. Trong những năm đầu, các dự án đầu tư mới chưa phát huy được công suất, đồng thời chịu chi phí khấu hao và lãi vay tăng cao ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của Tổng công ty.
Do đặc điểm về ngành nghề kinh doanh đòi hỏi Tổng công ty cần phải có một lượng vốn lớn để đầu tư vào TSCĐ có giá trị nên thời gian thu hồi vốn chậm, làm tăng thời gian khấu hao TSCĐ do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hơn nữa, Tổng công ty đang tiến hành hạch toán chung cho tất cả các đơn vị thành viên nên việc đánh giá lỗ, lãi chỉ là ở mức tương đối (do các đơn vị thành viên bù trừ cho nhau).
Hiện nay Tổng công ty đang gấp rút hoàn thành đề án chuyển đổi Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo quyết định số 266,267/2006/QĐ-TTg ngày 23/11/2006 nên công việc của phòng Tài chính - Kế toán Tổng công ty cũng gặp nhiều khó khăn.
Tổng công ty là một trong số 17 Tổng công ty 91 nên ngay từ những ngày đầu thành lập, Tổng công ty đã nhận được nhiều sự ưu đãi từ Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan, do vậy Tổng công ty cũng bị động trong việc huy động vốn.
Ngoài ra việc sản xuất kinh doanh của Tổng công ty còn bị tác động bởi những nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh tế nói chung và sự bất ổn của thị trường Thép nói riêng. Vì vậy một môi trường kinh doanh thuận lợi không chỉ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp mới ra đời mà còn giúp cho các doanh nghiệp đang hoạt động hạn chế được những rủi ro và nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường trong nước cũng như thế giới.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới
3.1.1. Mục tiêu tổng quát năm 2007.
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Chính phủ đặt ra mục tiêu năm 2007 tăng trưởng GDP từ 8,2 – 8,5%, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp phấn đấu trên 17%, tạo điều kiện thúc đẩy nhu cầu và sản xuất thép trong nước.
Đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định, có tốc độ tăng trưởng cao. Tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thép cán; phấn đấu hoàn thành mục tiêu, kế hoạch năm 2007 đề ra.
Triển khai thành công việc chuyển đổi Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Công nghiệp.
Đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển các dự án mới, chuẩn bị cho phát triển dài hạn. Chủ động liên doanh với các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và tập đoàn Thép lớn trên thế giới để thực hiện các dự án đầu tư.
Tiếp tục đẩy mạnh mọi biện pháp giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Tập trung công tác thu hồi công nợ, nhất là công nợ khó đòi, nâng cao hiệu quả đồng vốn và làm lành mạnh tài chính doanh nghiệp.
Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuẩn bị cho các dự án mới và sự phát triển của Tổng công ty.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể năm 2007
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5554 tỷ đồng, tăng 4.2% so với năm 2006.
Tổng doanh thu đạt 12558.8 tỷ đồng, tăng 7.5% so với 2006.
Sản lượng thép cán đạt 1.33 triệu tấn, tăng 6.6% so với năm 2006, cụ thể: Sản lượng thép cán dài đạt 1.07 triệu tấn, tăng 3%; Sản lượng thép cán dẹt đạt 260 nghìn tấn, tăng 25%.
Sản lượng phôi thép 765 nghìn tấn, tăng 7.5% so với năm 2006.
Tiêu thụ thép cán 1.37 triệu tấn, tăng 5.1% so với năm 2006, cụ thể là: Sản lượng thép cán dài đạt 1.11 triệu tấn, tăng 1.5%; Sản lượng thép cán dẹt đạt 260 nghìn tấn, tăng 23.8%.
Tuyển sinh đào tạo nghề năm học 2006-2007 là: 1500 học sinh, cụ thể là: Hệ công nhân kỹ thuật dài hạn là 1100 học sinh và hệ đào tạo ngắn hạn là 400 học sinh.
Phấn đấu hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nộp ngân sách Nhà nước đúng và đủ theo quy định, ổn định việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động và thu nhập bình quân tối thiểu bằng mức Thoả ước Lao động tập thể đề ra.
3.1.3. Các nhiệm vụ nhằm hoàn thành công tác trọng tâm năm 2007.
Tiếp tục nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích thị trường thép thế giới và trong nước, đưa ra các dự báo ngắn hạn, dài hạn về biến động của thị trường.
Chỉ đạo các đơn vị sản xuất chủ động, chuẩn bị tốt nguyên nhiên liệu, vật tư cho sản xuất, tập trung sản xuất mạnh ngay từ đầu năm để nâng cao sản lượng thép cán và phôi thép. Phát huy tối đa công suất các dây chuyền thiết bị hiện đại, từng bước hạn chế tiến tới xoá bỏ các dây chuyền sản xuất cũ, lạc hậu.
Xây dựng và tổ chức thực hiện Quy định kinh doanh phù hợp với mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Phân định, chuyên môn hoá sản xuất các mặt hàng, quy cách sản phẩm để phát huy lợi thế tính năng thiết bị.
Tăng cường hoạt động Marketing, xúc tiến thương mại, phát triển hệ thống mạng lưới tiêu thụ. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm giảm sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa.
Tiếp tục chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa công ty mẹ, công ty con và công ty liên kết trong hoạt động kinh doanh thị trường nội địa, đẩy mạnh tiêu thụ để phát huy công suất cán thép, nhằm mở rộng và tăng thị phần thép xây dựng.
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch định mức tồn kho hợp lý cho từng đơn vị sản xuất và cho từng mặt hàng sản phẩm nhằm kiểm soát tốt tồn kho sản phẩm, tránh ứ đọng vốn.
Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu của Tổng công ty, nâng cao giá trị các thương hiệu sẵn có và phát triển thương hiệu mới. Hoàn thành khảo sát thị trường Trung Quốc để xuất khẩu quặng sắt đổi than mỡ, than cốc của dự án mỏ Quý Sa tại Lào Cai và tình hình vận chuyển than, quặng, phôi thép về Việt Nam.
Tiếp tục phối hợp tốt với các Bộ, ngành để tìm hiểu, nắm bắt các thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu lộ trình thực hiện các cam kết đa phương và song phương của Việt Nam, nhất là đối với ngành công nghiệp thép.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty thép Việt Nam
3.2.1. Giải pháp đối với Tổng công ty thép Việt Nam
- Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, xây dựng sản phẩm mới
Nhu cầu của thị trường ngày càng đa dạng và phức tạp. Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải đáp ứng ngày càng nhiều những nhu cầu đó của khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thương mại thế giới, đòi hỏi Tổng công ty phải không ngừng có những điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển của thị trường và tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng những sản phẩm mới chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, giá thành hạ.
Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, phải chi
Các khoản phải thu đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động của Tổng công ty. Điều này làm giảm vòng quay của vốn, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tổng công ty cần khắc phục tình trạng này bằng những quy định chặt chẽ hơn.
Tiếp tục duy trì và chỉ đạo thực hiện tốt chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện giảm chi phí quản lý, giảm chi phí sản xuất, vừa tăng hiệu quả sử dụng vốn, vừa tạo sức cạnh tranh về giá trên thị trường cho Tổng công ty.
Mở rộng thị trường tiêu thụ
Muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp phải chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ. Nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích thị trường trong nước và thế giới để có những dự báo kịp thời và chính xác phục vụ công tác điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên
Nhân tố con người bao giờ cũng là nhân tố quan trọng nhất, sức lao động là một yếu tố không thể thiếu của bất cứ quá trình sản xuất nào. Chất lượng của đội ngũ lao động ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Vì vậy, Tổng công ty cần chú ý xây dựng chính sách cụ thể nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy tối đa năng lực của mình phục vụ cho lợi ích chung của cả công ty.
Xác định quỹ lương gắn liền với hiệu quả sử dụng vốn và mức tăng trưởng hằng năm của các đơn vị trong Tổng công ty.
Trên cơ sở chỉ tiêu tỷ lệ doanh lợi trên tổng vốn do Tổng công ty giao, các đơn vị được phép tính quỹ lương theo tỷ lệ trên lãi gộp, tỷ lệ cao hay thấp do các đơn vị tự xác định căn cứ vào hiệu quả sử dụng vốn và kết quả sản xuất kinh doanh. Tổng công ty chỉ khống chế tiền lương tối thiểu, không khống chế tiền lương tối đa.
Sắp xếp tổ chức lại các đơn vị lưu thông, giảm cạnh tranh nội bộ, tăng cường công tác quản lý
Các đơn vị lưu thông của Tổng công ty có thế mạnh là có nguồn vốn lớn, lực lượng lao động quá “dồi dào’ nhưng lại hoạt động rời rạc, không liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và lưu thông nên thị trường ngày càng bị thu hẹp, khả năng cạnh tranh ra bên ngoài yếu đi, cạnh tranh giữa nội bộ ngành có chiều hướng tăng lên. Vì vậy cần phải sắp xếp tổ chức lại các đơn vị lưu thông phù hợp với quy mô, kết hợp với vùng lãnh thổ để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, kinh doanh đạt hiệu quả hơn.
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Lập kế hoạch và thực hiện tốt việc quản lý , sử dụng, bồi dưỡng, sửa chữa tài sản cố định
Để thực hiện điều này Tổng công ty cần chú ý giảm bớt những TSCĐ không sử dụng hoặc những tài sản kém chất lượng, thay vào đó là việc đầu tư vào những TSCĐ mới cho công suất cao hơn, sản phẩm đa dạng hơn. Sử dụng triệt để diện tích nhà xưởng, vật kiến trúc. TSCĐ đối với Tổng công ty thường là máy móc thiết bị có giá trị lớn, nếu Tổng công ty không có kế hoạch chi tiết trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý thì sẽ gây ra những tổn thất không nhỏ ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Đẩy mạnh việc thu hồi VCĐ
Tổng công ty cần tìm các biện pháp và mức khấu hao hợp lý để đẩy mạnh việc thu hồi VCĐ. Tổng công ty nên có những phương án phù hợp để tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị, nhanh chóng thu hồi vốn.
Tăng cường đổi mới TSCĐ
Muốn có những sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng thì vấn đề đổi mới TSCĐ là vấn đề mang tính cấp thiết đối với không chỉ riêng Tổng công ty Thép Việt Nam mà nó là vấn đề cần quan tâm của tất cả cá doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới.
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Tổng công ty cần xây dựng kế hoạch sử dụng vốn hợp lý hơn
Điều cốt lõi của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là xây dựng được một cơ cấu vốn hợp lý. Qua phân tích các số liệu thực tế ở trên cho thấy tuy vốn kinh doanh của Tổng công ty có biến động theo chiều hướng hợp lý nhưng cơ cấu tài chính vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, biểu hiện ở sự chênh lệch ngày một lớn giữa tỷ trọng vốn tự có và nợ phải trả.
Tổng công ty nên tính đến giải pháp cân đối lại cơ cấu nguồn vốn theo chiều hướng giảm bớt tỷ trọng nợ phải trả và tăng dần tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu.
Tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm
Trong năm 2006, Tổng công ty vẫn còn lượng hàng bán bị trả lại (trị giá gần 2 tỷ đồng), tuy giá trị nhỏ so với doanh thu của Tổng công ty nhưng nó thể hiện chất lượng sản phẩm vẫn chưa được đảm bảo hoàn toàn. Vì vậy, Tổng công ty cần có các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, như: từng bước thu hẹp sản xuất tại các cơ sở có thiết bị cũ, lạc hậu. kém hiệu quả, đồng thời tiếp tục phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, xây dựng định mức kỹ thuật tiên tiến kèm theo các giải pháp thực hành để giảm chi phí trong các khâu sản xuất một cách triệt để.
Để tăng thêm năng lực cạnh tranh của sản phẩm, Tổng công ty cần quản lý chặt chẽ chất lượng nguyên liệu đầu vào nhằm giảm bớt tiêu hao vật tư và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đối với các loại nguyên vật liệu, vật tư phục vụ cho sản phẩm mua ngoài đều phải xây dựng quy chế rõ ràng và tổ chức đấu thầu để đảm bảo giá cạnh tranh và chất lượng đầu tư. Thúc đẩy hơn nữa công tác đầu tư mở rộng năng lực sản xuất phôi thép, sản xuất ra các loại sản phẩm mới phục vụ nhu cầu trong nước, giảm xuất khẩu.
Nhanh chóng thu hồi các khoản nợ đọng
Để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ, ngoài các biện pháp mà một số đơn vị đã thực hiện như: thay đổi cơ chế bán hàng, các trường hợp trả chậm theo hình thức tín chấp đều được Tổng giám đốc công ty phê duyệt hoặc phần lớn có bảo lãnh của Ngân hàng, các hợp đồng kinh tế, các hoá đơn tài chính, biên bản xác nhận đối chiếu công nợ với khách hàng…đã được quan tâm thực hiện theo quy định. Bên cạnh đó, Tổng công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
+) Sắp xếp các khoản thu theo đối tượng và thời gian bị chiếm dụng để tiện theo dõi và có biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ.
+) Sử dụng các hình thức chiết khấu, giảm giá với tỷ lệ hợp lý đối với khách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán sớm tiền hàng.
+) Kiên quyết tính và thu hồi lãi suất bán hàng trả chậm để bù đắp lãi vay Ngân hàng.
Tiết kiệm các khoản chi phí
Trong thời gian qua, mặc dù Tổng công ty đã tiến hành các biện pháp nhằm tiết kiệm các khoản chi phí không thật cần thiết ( cụ thể Tổng công ty đã triển khai có hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí), thì Tổng công ty cần quan tâm tới việc giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để tăng lợi nhuận cho Tổng công ty.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Với Tổng công ty thép:
Đề nghị Nhà nước đầu tư, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho các dự án sản xuất thép (đường sắt, đường bộ, cảng biển, hệ thống cung cấp điện nước,…) và ưu đãi giá thuê đất , kéo dài thêm cơ chế giá điện đặc thù cho sản xuất thép theo lộ trình 2 năm.
Đề nghị Chính phủ ưu tiên hỗ trợ Tổng công ty vay vốn từ trái phiếu Chính phủ để thực hiện đầu tư các dự án trọng điểm của Tổng công ty và ngành thép giai đoạn 2007 – 2010.
Đề nghị các Bộ, ngành tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty và các đơn vị của Tổng công ty nhập khẩu thép phế liệu phục vụ cho sản xuất phôi thép trong nước, tạo sự chủ động cho Tổng công ty trong việc mua sắm nguyên liệu, nhất là trong điều kiện giá phôi thép thế giới đang tăng cao.
Đề nghị Nhà nước có chính sách kích cầu hợp lý để tăng tiêu thụ thép, có chính sách thuế và rào cản kỹ thuật hợp lý, tránh gây thiệt hại cho ngành Thép trong tiến trình hội nhập kinh tế .
Với các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh:
Cải cách thủ tục hành chính gọn nhẹ, thuận lợi hơn, giảm thời gian chờ đợi,… giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đăng ký thành lập cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tạo môi trường pháp lý phù hợp hơn giúp các doanh nghiệp bình đẳng hơn, cạnh tranh lành mạnh hơn, xoá bỏ tiêu cực trong kinh doanh. Các văn bản luật nên được nghiên cứu sửa đổi cho đồng bộ hơn, tránh chồng chéo nhau dễ gây ra hiện tượng lách luật.
3.3.2. Kiến nghị đối với các Ngân hàng thương mại
Ngày nay sản xuất kinh doanh mà chỉ dựa vào vốn tự có của chủ sở hữu thì vừa tốn kém vừa không hiệu quả. Do đó nguồn vốn vay từ các Ngân hàng thương mại là nguồn tài trợ đắc lực và hữu hiệu nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu các ngân hàng cho vay với lãi suất cao sẽ làm cho giá thành sản xuất của doanh nghiệp tăng lên, điều này sẽ ảnh hưởng tới khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng không bán được do giá cao gây thiệt hại cho doanh nghiệp, và khi đó doanh nghiệp cũng khó có thể hoàn trả tiền vay cho ngân hàng. Vì vậy các Ngân hàng thương mại nên tính toán một mức lãi suất hợp lý, vừa khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa giúp các Ngân hàng đạt được mục đích của mình. Ngoài ra các Ngân hàng cũng cần thông thoáng hơn trong việc quy định các điều kiện cho vay, vì nếu điều kiện cho vay khắt khe quá thì sẽ làm cho doanh nghiệp không vay được vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập với bao thách thức và cơ hội mới. Tham gia vào nền kinh tế toàn cầu đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp Việt Nam là phải nâng cao được khả năng cạnh tranh để có thể hội nhập sâu, vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Và để tồn tại và phát triển trong điều kiện mới các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng được một tiềm lực tài chính vững mạnh đồng thời phải sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực tài chính của mình.
Trên cơ sở những vấn đề chung về vốn và những điểm hạn chế tại Tổng công ty thép Việt Nam, sau khi tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại Tổng công ty, có thể nói bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn không ít những tồn tại và hạn chế đòi hỏi Tổng công ty thép Việt Nam phải cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề lớn, khó khăn cả về thực tiễn và lý luận. Song trong thời gian thực tập tại Tổng công ty, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo phòng tài chính kế toán và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn, em đã cố gắng kết hợp những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập và thực tiễn tổ chức, sử dụng vốn ở Tổng công ty; trên cơ sở đó mà mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần đẩy mạnh việc tổ chức và sử dụng vốn tại Tổng công ty.
Do trình độ lý luận và khả năng lĩnh hội thực tiễn còn nhiều hạn chế, chắc chắn chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ cô giáo và ban lãnh đạo Tổng công ty để đề tài nghiên cứu của em được hoành thiện hơn.
Hà Nội ngày 27 tháng 04 năm 2007.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS Lưu thị Hương, (2003) Giáo trình tài chính doanh nghiệp,NXB Thống kê.
TS Nguyễn Hữu Tài, (2002) Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê.
Bộ Tài chính, Thông tư số 62/1999/TT-BTC ngày 07/06/1999 Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản trong Doanh nghiệp Nhà Nước.
Bảng cân đối kế toán của Tổng công ty thép Việt Nam các năm 2004-2006
Một số luận văn của các khoá trước.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Nội dung
Trang
Bảng 1
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của VSC
29
Bảng 2
Kết cấu tài sản của VSC
30
Bảng 3
Kết cấu nguồn vốn của VSC
31
Bảng 4
Kết cấu vốn lưu động của VSC
32
Bảng 5
Các hệ số về khả năng thanh toán
33
Bảng 6
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của VSC
33
Bảng 7
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của VSC
36
Bảng 8
Hiệu quả sử dụng vốn của VSC
37
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
VCĐ
Vốn cố định
VLĐ
Vốn lưu động
VCSH
Vốn chủ sở hữu
TSCĐ
Tài sản cố định
TSLĐ
Tài sản lưu động
LNTT
Lợi nhuận trước thuế
LNST
Lợi nhuận sau thuế
DTT
Doanh thu thuần
GTCL
Giá trị còn lại
NG TSCĐ Đkỳ
Nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ
NG TSCĐ Ckỳ
Nguyên giá tài sản cố định cuối kỳ
VSC
Tổng công ty thép Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36650.doc