Chuyên đề Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây

LỜI MỞ ĐẦU Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức đã thu hút được khách hàng ngày càng nhiều đến mở tài khoản tiền gửi thanh toán, công tác thanh toán luôn đảm bảo kịp thời về vốn để đáp ứng nhu cầu chi trả thường xuyên của khách hàng Tính đến 31/12/2007 đạt:531.112triệu đồng, tăng 153.781 triệu so với đầu năm.tốc độ tăng trưởng 40,75%, nguồn vốn tăng vững chắc, đáp ứng được nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội của huyện Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt thực sự là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu được trong nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Với vai trò là trung gian thanh toán thì ngân hàng thực sự là cầu nối giữa các thành phần kinh tế và cá nhân trong thanh toán Song đối tượng thanh toán qua ngân hàng còn hẹp, chủ yếu là kinh tế quốc doanh, các cơ quan, đoàn thể nhà nước và một phần kinh tế ngoài quốc doanh.Hầu hết kinh tế ngoài quốc doanh chưa mở tài khoản tại ngân hàng và thanh toán qua ngân hàng, do vậy ngân hàng không thể huy động triệt để các nguồn nhàn rỗi trong nền kinh tế.Thủ tục thanh toán còn phức tạp chưa thuận tiện. Việc thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản tại ngân hàng khác hệ thống, khác địa phương còn phức tạp, chậm trễ, luân chuyển chứng từ phải qua nhiều Ngân hàng.Các thể thức thanh toán còn hạn chế, chưa đa dạng để phù hợp với nền kinh tế thị trường. Từ thực tế trên và trước yêu cầu đổi mới của hệ thống ngân hàng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì việc hoàn thiện và phát triển hơn nữa các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là một yêu cầu cấp thiết đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Từ luận điểm này tôi đã nghiên cứu đề tài : “Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây” Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương chính: Chương 1:Tổng quan chung về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Chương 2:Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây Chương 3:Giải pháp phát triển hoạt động TTKDTM tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây Tôi đã hết sức nghiên cứu, sưu tầm tài liệu nhưng do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế nên khó tránh thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo, cán bộ ngân hang để bài viết được hoàn thiên hơn Em xin chân thành cảm ơn cô Cao Ý Nhi cùng các thầy cô giáo khoa Ngân hang-tài chính và cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 3 1.1NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1.1Khái niệm 3 1.1.2Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 3 1.1.2.1Hoạt động huy động vốn 3 1.1.2.2 Hoạt động tín dụng 4 1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: 5 1.1.2.4 Các hoạt động khác 6 1.1.3 Các dịch vụ ngân hàng 7 1.2HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 10 1.2.1 Khái niệm 10 1.2.2 Đặc điểm 10 1.2.3 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 12 1.2.3.1 Thanh toán bằng séc 13 1.2.3.2 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi-chuyển tiền 17 1.2.3.3 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu 19 1.2.3.4 Thanh toán bằng thư tín dụng 22 1.2.3.5 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng. 24 1.2.3.6 Các dịch vụ thanh toán hiện đại khác 25 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DUNG TIỀN MẶT TẠI CÁC NGÂN HANG THƯƠNG MẠI 27 1.3.1 Môi trường kinh tế 27 1.3.2. Môi trường pháp lí 28 1.3.3. Khoa học công nghệ 28 1.3.4. Trình độ dân trí 29 1.3.5. Yếu tố tâm lí 29 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC TỈNH HÀ TÂY 30 2.1.TỔNG QUAN VỀ NHNO&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC TỈNH HÀ TÂY 30 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây 30 2.1.2.Hoạt động kinh doanh của chi nhánh 32 2.1.2.1. Nguồn vốn 32 2.1.2.2. Sử dụng vốn 34 2.1.2.3 Tình hình phát triển các dịch vụ mới, công tác hỗ trợ kinh doanh tại chi nhánh 35 2.1.2.5 Kết quả tài chính 38 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC 41 2.2.1 Tình hình áp dụng các hình thức TTKDTM 41 2.2.2 Kết quả đạt được 47 2.2.3 Hạn chế và nguyên nhân 50 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC 53 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI 53 3.1.1 Định hướng kinh doanh 53 3.1.2 Định hướng hoạt động TTKDTM 55 3.2 GIẢP PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI NHNO&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC 56 3.2.1 Đa dạng hoá các hình thức thanh toán không dung tiền mặt 56 3.2.2 Phát triển Marketing ngân hàng 59 3.2.4 Phát triển quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 61 3.2.5 Thực hiện cơ chế chính sách phù hợp 63 KẾT LUẬN 65

docx69 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu đồng STT Đơn vị Tổng thu Tổng chi 2005 2006 2007 2005 2006 2007 1 Ng.Cầu 12.035 38.743 43.556 7.611 29.980 37.527 2 C.Quế 12.110 22.431 28.414 8.435 15.553 23.501 3 S. đồng 5.500 9.504 12.030 3.718 6.706 9.603 4 Toàn CQ 39.409 60.003 71.755 25.822 34.222 54.009 (Nguồn: Phòng kế toán-ngân quĩ NHNo&PTNT huyện Hoài Đức) * Trong năm 2006 -Tổng thu nhập: 60.003 triệu đồng. Tăng 5.960 triệu so với năm 2005 trong đó thu lãi cho vay 56.592 triệu đồng chiếm 94,2% tổng thu. -Kết quả thu ngoài tín dụng: 2,78% trong tổng thu, giảm so với năm 2005 là: 0,44%. -Tổng chi: 34.222 triệu đồng, tăng 8.400 triệu so với năm 2005 trong đó trả lãi tiền gửi 21.666 triệu tăng 10.625 triệu đồng Trong đó: + Chi lãi tiền gửi: 21.666 triệu tăng 10.625 triệu so với năm 2005 chiếm 63,31% so với tổng chi. + Chi trả phí SDV dự án 204 triệu chiếm 0,60% so với tổng chi. + Chi lương: 1.889 triệu tăng 407 triệu so với năm 2005 chiếm 5,52% so với tổng chi (tăng lương CB, tăng lương V1, tăng V2 so với năm 2005. + Chi cho nhân viên: 475 triệu tăng 64 triệu so với năm 2005 chiếm 1,39% so với tổng chi (BHYT 16 triệu, BHXH 120 triệu, KPCĐ 22 triệu, ăn ca 224 triệu, chi trợ cấp khác 42 triệu, CTXH 17 triệu, TP BHLĐ 34 triệu) tăng 64 triệu ăn ca, các khoản trích tăng theo lương) + Chi kinh doanh ngoại tệ: 56 triệu tăng 10 triệu so với năm 2005, chiếm 0,16% so với tổng chi. + Chi khác: 2.002 triệu chiếm 5,85% so với tổng chi. + Chi về tài sản: 1.476 triệu, giảm 14 triệu so năm 2005, chiếm 4,3% so với tổng chi ( chi nội bảng 1.094 ngoại bảng 20% TSCĐ, CCLĐ=381 triệu đồng). Trong đó: - KHCB: 652 triệu tăng 290 triệu so năm 2005 - KHSCL: 134 triệu tăng 47 triệu so năm 2005 - SCTX TSCĐ: 136 triệu giảm 555 triệu so năm 2005 - Mua sắm CCLĐ: 172 triệu giảm 177 triệu so năm 2005 + Trích dự phòng rủi ro: 199 triệu chiếm 0,58%giảm 426 triệu so năm 2005. + Trích BH tiền gửi: 265 triệu chiếm 0,77 tăng 51 triệu so với năm 2005. +Chi nộp thuế: 18 triệu chiếm 0,55% +Chi BHTS: 9 triệu chiếm 0,03% Chi phí sử dụng vốn ngân hàng cấp trên: 7.496 triệu giảm 1.934 triệu so với năm 2005 chiếm 21,90% so với tổng chi (trong đó nội bảng 7.039 triệu ngoại bảng 457 triệu). Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào là 0,47% so với năm 2005 giảm 0,02%. - Quỹ tiền lương xác lập theo đơn giá là 4.666 triệu đồng. Hệ số lương làm ra 2,32 hệ số bình quân toàn tỉnh 1,53 hệ số vượt 1,32 hệ số theo quy định trong đó: Ngân hàng cấp 3 Ngãi Cầu đạt:3,09 hệ số, NH cấp 3 Cát quế 2,77 hệ số và NH cấp 3 Sơn đồng 1,76 hệ số, có 100% cán bộ tín dụng đạt trên 1,2 hệ số. Tuy nhiên trong năm 2006 vẫn còn những tồn tại: -Công tác huy động vốn tuy đạt kết quả cao song cần làm tốt hơn nữa nhất là việc tổ chức bàn chi trả chi trả đền bù giải phóng mặt bằng. -Công tác đầu tư tín dụng cần tăng cường đầu tư hơn nữa để phát triển cho vay các hộ nhỏ qua tổ nhóm. -Phát triển dịch vụ có đơn vị còn thiếu quan tâm nên kết quả tỷ lệ thu ngoài tín dụng đạt thấp, hoạt động của máy ATM đạt kết quả thấp. * Trong năm 2007 -Tổng thu 946+226: 71.753 triệu tăng 11.753 triệu so với năm 2006. Trong đó: -Thu lãi cho vay: 67.587 triệu tăng 10.995 triệu so với năm 2006 chiếm 94,19% so với tổng thu. -Thu dịch vụ: 932 triệu tăng 231 triệu so với năm 2006 chiếm 1,29% so với tổng thu. -Thu kinh doanh ngoại tệ: 133 triệu giảm 80 triệu so với năm 2006 chiếm 0,18% so với tổng thu. -Thu khác: 590 triệu tăng 428 triệu so với năm 2006 chiếm 0,82% so với tổng thu (thu bất thường 17 triệu, thu nợ rủi ro 573 triệu) -Thu lãi điều vốn: 2.509 triệu tăng 175 triệu so với năm 2006 chiếm 3,49% so với tổng thu. *Tổng chi 946+226: 54.009 triệu tăng 19.787 triệu so với năm 2006 Trong đó: -Chi lãi tiền gửi: 25.491 triệu tăng 3.825 triệu so với năm 2006 chiếm 47,19% so với tổng chi. -Chi lương: 2.645 triệu tăng 756 triệu so với năm 2006 chiếm 4,89% so với tổng chi (tăng lương CB, tăng lương V1, tăng V2 so với năm 2006) -Chi cho nhân viên:587 triệu tăng 112 triệu so với năm 2006 chiếm 1,08% so với tổng chi (BHYT 20tr, BHXH 151tr, KPCĐ 26tr, ăn ca 270tr, chi trợ cấp khác 23tr, CTXH 12tr, TP BHLĐ 85tr) - Chi kinh doanh ngoại tệ: 39 triệu giảm 17 triệu so với năm 2006 chiếm 0,07% so với tổng chi. - Chi phí thường xuyên khác: 2.607 triệu chiếm 4,83% so với tổng chi, -Chi về tài sản: 983 triệu giảm 493 triệu so với năm 2006 chiếm 1,82% so với tổng chi (ngoại bảng 20% TSCĐ, CCLĐ=412 triệu) Trong đó: +KHCB: 514 triệu giảm 138 triệu so với năm 2006 +KHSCL: 116 triệu giảm 18 triệu so với năm 2006 +SCTXTSCĐ: 247 triệu tăng 111 triệu so với năm 2006 +Mua sắm CCLĐ: 99 triệu giảm 73 triệu so với năm 2006 -Trích dự phòng rủi ro: 6.926 triệu chiếm 12,82% tăng 6.727 triệu so với năm 2006 -Trích BHTG: 478 triệu chiếm 0,88% tăng 213 triệu so với năm 2006 -Chi nộp thuế: 17 triệu chiếm 0,03% -Chi BHTS: 5 triệu chiếm 0,009% *Chi phí sử dụng vốn Ngân hàng cấp trên: 7.989 triệu tăng 493 triệu so với năm 2006 chiếm 14,79% so với tổng chi (nội bảng 7.638 triệu, ngoại bảng 351 triệu) *Lãi suất tính theo cơ cấu: -Lãi suất bình quân đầu vào: 0,70% tăng 0,016% so với năm 2006 -Lãi suất bình quân đầu ra: 1,158% giảm 0,008% so với năm 2006 -Chênh lệch lãi suất đầu ra-đầu vào: 0,458% giảm so với năm 2006 là 0,011% 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC 2.2.1 Tình hình áp dụng các hình thức TTKDTM Hiện nay NHNo&PTNT huyện Hoài Đức áp dụng cả 5 hình thức TTKDTM phổ biến:UNT, UNC, Séc, thẻ, thư tín dụng Mỗi hình thức thanh toán có ưu và nhược điểm riêng. Mức độ sử dụng các hình thức TTKDTM trong thanh toán khác nhau, tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của khách hàng và hợp đồng kinh tế được kí kết. Khách hàng sẽ chọn hình thức thanh toán thuận tiện, an toàn, nhanh chóng và mang lại lợi ích kinh tế cho mình. Căn cứ để lựa chọn hình thức thanh toán bao gồm Các quy định cụ thể của mỗi hình thức thanh toán Điều kiện sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị Mức độ tín nhiệm đối với bạn hàng Thói quen sử dụng các công cụ thanh toán Trình độ trang thiết bị của mỗi ngân hàng Độ an toàn và mức độ nhanh chóng của các phương tiện thanh toán TTKDTM còn gắn với sự phát triển của hệ thống tài chính-tín dụng, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Sự tồn tại và phát triển của hệ thống này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân mở tài khoản tiền gửi và thanh toán tiền hàng dịch vụ thông qua việc trích chuyển tài khoản trong hệ thống này. Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời là một đòi hỏi tất yấu khách quan của sản xuất và lưu thông hàng hoá, của các mối quan hệ kinh tế diễn ra thường xuyên và phức tạp. Nó đã đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hiện đại nói chung. Hoạt động TTKDTM đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong thanh toán. Ngân hàng đã tập trung cải tiến cho hoàn thiện hơn, song cho đến nay vẫn còn 1số hạn chế nhất định. Để đánh giá một cách rõ ràng hơn tình hình áp dụng các hình thức TTKDTM của chi nhánh, ta phân tích bảng số liệu sau: Tình hình TTKDTM ở NHNo&PTNT huyện Hoài Đức Đơn vị: Triệu đồng Hình thức Năm 2006 Năm 2007 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Séc 2.076.000 75,5% 2.724.279 75,6% UNC 192.732 7,01% 286.689 7,95% UNT 126.000 4,58% 189.000 5,24% Thẻ 9.427 0,34% 10.401 0,29% Thư tín dụng 345.012 12,57% 394.372 10,92% Tổng 2.749.171 100% 3.604.741 100% (Nguồn: Phòng kế toán-ngân quĩ NHNo&PTNT huyện Hoài Đức) Qua bảng số liệu ta thấy hình thức thanh toán bằng Séc chiếm tỉ trọng cao nhất trong tống các hình thức TTKDTM.Thanh toán bằng thẻ chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng vẫn ổn định qua 2 năm.Tỉ lệ thanh toán bằng thẻ chiếm tỷ trọng nhỏ là do địa điểm lắp đặt máy ATM còn ít. Thanh toán bằng Séc: Séc được dùng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ…hoặc để rút tiền mặt tại các chi nhánh ngân hàng. Tất cả các tác nhân mở tài khoản tại ngân hàng đều có quyền sử dụng Séc để thanh toán. Séc là một chứng từ thanh toán được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới, quy tắc sử dụng Séc được chuẩn hoá theo lụât. Chính phủ ban hành hai Nghị định về sec:Nghị định 30/CP ngày 9-5-1996 về Quy chế phát hành và sử dụng Séc và Nghị định 159/2003/NĐ ngày 10-12-2003 về cung ứng và sử dụng Séc, thay thế Nghị định 30/CP ngày 9-5-1996 của Chính phủ về phát hành và sử dụng Séc Doanh số thanh toán bằng Séc của năm 2007 tăng so với năm 2006 (648279 triệu đồng).Thanh toán bằng Séc chuyển khoản vẫn chiếm ưu thế.Séc chuyển khoản được sử dụng chủ yếu để thanh toán giữa hai đơn vị có tài khoản tại cùng ngân hàng hoặc ở 2 ngân hàng trên cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ. .Việc phát hành Séc chuyển khoản rất đơn giản nên với tư cách người mua họ rất thích thanh toán bằng Séc chuyển khoản Thủ tục thanh toán bằng Séc chuyển khoản dơn giản. Trong quá trình thanh toán, các chủ thể thanh toán không tín nhiệm nhau về khả năng chi trả, hoặc người chi trả có quyết định xử phạt của ngân hàng về việc không đảm bảo tiền trên tài khoản để thanh toán cho tờ Séc đã phát hành, người thụ hưởng có quyền yêu cầu người trả tiền sử dụng Séc bảo chi. Do đó thanh toán bằng Séc chuyển khoản thuận tiện cho người mua nhưng không khuyến khích người bán do không đảm bảo nhu cầu kịp thời và an toán vốn của họ Hiện nay tỉ lệ thanh toán bằng Séc bảo chi tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức vẫn còn chiếm tỉ lệ nhỏ hơn thanh toán bằng Séc chuyển khoản. Tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức Séc bảo chi được áp dụng nhiều nhất trong thanh toán giữa hai đơn vị cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ. Séc bảo chi thanh toán trong cùng hệ thống ngân hàng đều phải tính kí hiệu mật và thanh toán liên hàng được ghi có trước Thanh toán bằng Séc có nhiều hình thức để khách hàng lựa chọn và phương thức thanh toán tương đối thuận tiện, an toàn vì vậy đây là hình thức được khách hàng lựa chọn nhiều nhất Thanh toán bằng UNC:Thủ tục thanh toán bằng UNC cũng tương đối đơn giản, người mua chỉ cần viết bộ UNC gửi tới ngân hàng mình mở tài khoản. Chính vì đơn giản nên phương thức thanh toán này cũng được khách hang ưa chuộng năm 2006 chiếm tỷ trọng 7,01%, năm 2007 chiếm tỷ trọng 7,95%. Sau khi người mua viết bộ UNC gửi tới ngân hàng mình mở tài khoản ngân hàng sẽ tự động làm thủ tục thanh toán cho người bán, người bán không cần đến ngân hàng làm thủ tục như các hình thức khác. Vì thế hình thức thanh toán này thuận tiện cho cả người mua và người bán. UNC có phạm vi thanh toán rộng rãi có thể thanh toán bù trừ, thanh toán nội bộ, thanh toán qua NHNN, được áp dụng trong phạm vi cả nước cùng hệ thống hoặc khác hệ thống ngân hàng Mặt khác UNC được thực hiện trên mạng vi tính nên tốc độ thanh toán nhanh chỉ sau một 2 ngày thậm chí vài giờ người bán đã nhận được tiền vào tài khoản đảm bảo an toàn, chính xác, nên hình thức này cũng được khách hàng ưa chuộng Hình thức thanh toán bằng UNC đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua và bên bán có thể kiểm soát được số lượng cũng như chất lượng hàng hoá trước khi trả tiền. Phương thức thanh toán này thường được áp dụng thanh toán trong quan hệ bạn hàng tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau. Dùng trong mua bán hàng đổi hàng, thường xuyên, trao làm nhiều lần trong năm. Tuy nhiên trong quá trình thanh toán thì UNC cũng bộc lộ những hạn chế nhất định.Mức độ rủi ro còn cao đối với bên bán, nguồn vốn ứ đọng vì họ giao hàng trước nhận tiền sau, việc thu được tiền hay không phụ thuộc vào bên mua. Hình thức thanh toán này người mua không song phẳng, trung thực thì dễ xảy ra bên mua chiếm dụng vốn của bên bán làm cho bên bán không thu hồi được vốn để tái sản xuất gây trở ngại cho việc thực hiện kế hoạch. Điều này làm cho tốc độ thanh toán chậm lại, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.Tuy nhiên hình thức này vẫn được khách hàng ưa chuộng và sử dụng tương đối nhiều Thanh toán bằng UNT:Hình thức thanh toán này chiếm tỷ trọng nhỏ so với các hình thức thanh toán khác.Năm 2006 chiếm tỷ trọng 4,58% đến năm 2007 chiếm tỷ trọng 5,24%, tỷ trọng thanh toán đã tăng lên. Thực tế thì ở chi nhánh hình thức thanh toán này chỉ được áp dung đối với những khoản chi phí dịch vụ có tính chất định kì thường xuyên như tiền điện, tiền điện thoại…Do đặc điểm của những hoạt động này nên các khoản phát sinh đều đặn theo tháng nhưng doanh số không cao. Hình thức thanh toán bằng UNT phải luân chuyển chứng từ qua nhiều khâu. Thanh toán UNT giữa các khách hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì quá trình thanh toán đơn giản, nhanh chóng. Khách hàng chỉ cần nộp UNT theo mẫu in sẵn của NHNN kèm theo hoá đơn bán hàng, sau khi nhân viên kiểm tra tính hợp lệ của UNT và tài khoản của bên mua có đủ tiền để tiến hành ghi “nợ” vào tài khoản bên mua và ghi “có” vào tài khoản của bên bán. Nếu các khách hàng mở tài khoản ở 2 ngân hàng khác nhau thì bên bán phải chờ một thời gian để ngân hàng gửi UNT sang ngân hàng phục vụ người mua đòi tiền trước. Khi UNT quay lại ngân hàng phục vụ người bán mới chi “có” vào tài khoản của người bán. Trong hình thức thanh toán này người bán vẫn khống chế được quyền định đoạt hàng hoá trước khi thanh toán, tuy nhiên người bán còn mất quyền kiểm soát hàng hoá và không có một bảo lãnh hay cam kết chắc chắn nào rằng người mua sẽ thanh toán mặc dù họ chấp nhận trước đó. Ngay cả trường hợp thanh toán chậm thì người bán vẫn bị thiệt hại và gánh chịu mọi chi phí liên quan. Vì vậy hình thức UNT vãn còn phụ thuộc vào khả năng tài chính và thiện chí của người mua, thiếu bình đẳng trong quan hệ thanh toán. Vì còn nhiều mặt hạn chế và rủi ro đối với người bán nên hình thức này chưa được sử dụng nhiều, tỷ trọng còn cao. Thanh toán bằng thư tín dụng: Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng thường được dùng trong thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá. Hình thức này được đảm bảo an toàn an toàn nhất tài sản của khách hàng so với các hình thức thanh toán khác. Ngân hàng và các bên liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, không dựa trên hàng hoá hoặc dịch vụ. Ngân hàng phát hành có một khoảng thời gian hợp lí không quá 7 ngày làm việc sau khi nhận được chứng từ để kiểm tra chứng từ và xác định chứng từ phù hợp hay không phù hợp, nếu quá thời gian ngân hàng không có quyền thông báo sai sót. Thư tín dụng là loại văn bản thể hiện loại tín dụng do ngân hàng cung cấp cho người nhập khẩu và là sự cam kết trực tiếp của ngân hàng với nhà xuất khẩu. Trong trường hợp này từ “tín dụng” được hiểu theo nghĩa rộng là “tín nhiệm” chứ không hẳn là khoản tiền vay theo nghĩa thông thường.Mặc dù hình thức này khá phức tạp song L/C vẫn được khách hàng áp dụng nhiều trong thanh toán quốc tế tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoài Đức cụ thể năm 2006 chiếm tỷ trọng 12,57%, năm 2007 chiếm tỷ trọng 10,92%. Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng đứng vị trí thứ 2 sau hình thức thanh toán bằng Séc Thanh toán bằng thẻ: Năm 2005 chi nhánh NHNo&PTNT huyện mới bắt đầu trang bị máy ATM.Vì thế hình thức thanh toán bằng thẻ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng số các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác.Năm 2006 tỷ trọng thanh toán bằng thẻ chiếm 0,34%, năm 2007 chiếm tỷ trọng 0,29%. Để được sử dụng thẻ ngân hàng khách hàng phải thực hiện các thủ tục đăng kí sử dụng thẻ và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo qui định của ngân hàng phát hành thẻ. Sau khi được ngân hàng phát hành chấp thuận, khách hàng phải kí hợp đồng sử dụng thẻ với ngân hàng. Nếu mất thẻ người sử dụng thẻ phải thông báo ngay bằng văn bản cho ngân hàng phát hành thẻ để thông qua ngân hàng đại lí thanh toán báo cho cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ biết. Thẻ ngân hàng là hình thức thanh toán tiên tiến, có độ an toán cao, thanh toán nhanh, thuận tiện, văn minh, là loại phương tiện thanh toán dễ bảo quản, cất giữ mang theo. Thủ tục cấp thẻ dễ dàng, nếu phải kí quỹ được hưởng lãi suất tiền gửi không kì hạn. Có nhiều loại thẻ để khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.Hình thức này sẽ ngày càng được khách hàng ưa chuộng và sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. NHNo&PTNT huyện Hoài Đức sẽ cung cấp thêm nhiều máy ATM vào những năm tới để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. 2.2.2 Kết quả đạt được Chức năng thanh toán của tiền tệ đang phát triển với nhiều mô thức đa dạng, hiện đại và ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất, lưu thông hàng hoá và dịch vụ. Sự nhanh chóng, tiện ích, an toàn, hiệu quả trong thanh toán sẽ đẩy nhanh việc tập trung và phân phối các dòng vốn trong nền kinh tế xã hội, cung ứng vốn cho kinh tế phát triển. Ngược lại, sự chậm trễ, ách tắc không an toàn trong thanh toán sẽ là biểu hiện của sự trì trệ, kém phát triển của nền kinh tế. Đã đến lúc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ phải thông qua “màn hình thanh toán quốc gia" với những phương tiện, kỹ thuật công nghệ thanh toán hiện đại để tập trung, phản ánh đầy đủ, nhanh và thường xuyên nhất mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội. Công việc đó chỉ có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất là phải đưa công nghệ thông tin (CNTT) nói chung, công nghệ thanh toán nói riêng vào vận hành và tất yếu tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế sẽ phát triển; hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch, mua bán.Tổ chức thanh toán trong nền kinh tế là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành ngân hàng. Tổ chức thanh toán tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ cho nhà nước, cho các doanh nghiệp, mà còn giúp mọi khoản thanh toán tuân thủ theo qui trình của nó, đặc biệt là những khoản thanh toán sử dụng ngân sách quốc gia. Tình hình tiền gửi tại ngân hàng Đơn vị: 1triệu đồng 2005 Tỷ trọng 2006 Tỷ trọng 2007 Tỷ trọng Tiền gửi TT 36.403 13,17% 135.899 36,02% 50.390 9,49% Tiền gửi kỳ hạn 240.096 86,83% 241.430 63,98% 480.722 90,51% Tổng tiền gửi 276.499 100% 377.329 100% 531.112 100% (Nguồn: Phòng kế toán-ngân quĩ NHNo&PTNT huyện Hoài Đức) Nhìn vào số liệu trên thì tất cả các nguồn vốn ở các kì hạn đều tăng.Tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng tiền gửi năm 2006 giảm so với năm 2005, năm 2007 giảm so với năm 2006, mặc dù tổng tiền gửi thanh toán tăng.Tỷ trọng tiền gửi kì hạn chiếm 90,51% tổng tiền gửi.Tỷ trọng tiền gửi thanh toán năm 2007 giảm so cới năm 2006 và 2005 là do năm qua chi nhánh tập trung thu hút nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động cho vay đầu tư, mở rộng khách hàng, thị phần. Năm 2008 chi nhánh cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động TTKDTM để tăng tốc độ quay vòng vốn góp phần phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế Một nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh không thể thiếu một hệ thống thanh toán hiện đại. Để có thể phát triển được hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, một nền kinh tế phải có mức thu nhập bình quân của dân cư cao, hệ thống văn bản pháp lí đầy đủ, cơ sở hạ tầng công nghệ của các ngân hàng, các DN và tổ chức kinh tế phải mạnh; nguồn nhân lực về công nghệ thông tin trong các ngân hàng giỏi, dân trí cao và phải có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt. Các hình thức TTKDTM chủ yếu là: Séc, UNT, UNC, thẻ, thư tín dụng. Năm 2007 lượng khách hàng sử dụng thanh toán bằng thẻ tăng. Với đội ngũ thanh toán viên thành thạo nhiệt tình cùng với việc không ngừng trang bị phương tiện kĩ thuât trong hoạt động nghiệp vụ, doanh số thanh toán của ngân hàng ngày càng tăng đặc biệt là doanh số TTKDTM. Kết quả được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt Đơn vị: 1Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng TTKDTM 2.749.171 37,67% 3.604.741 37,99% TT bằng TM 4.548.956 62,33% 5.883.591 62,01% Tổng 7.298.127 9.488.332 (Nguồn: Phòng kế toán-ngân quĩ NHNo&PTNT huyện Hoài Đức) Doanh số TTKDTM được đề cập đánh giá sự phát triển hoạt động TTKDTM là số tuyệt đối, phản ánh tổng giá trị thanh tôảntng 1 kì (thường là 1 năm). Nếu doanh số TTKDTM thấp cho thấy hoạt động của TTKDTM của ngân hàng không phát triểnvà chỉ ra rằng ngân hàng có ít khả năng phát triển hoạt động TTKDTM và ngược lại. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rằng doanh số của hoạt động thanh toán không dung tiền mặt qua 2 năm chiếm tỷ trọng tương đối cao, doanh số tăng qua các năm theo số tuyệt đối. Theo đánh giá doanh số tăng dần và tăng mạnh vào cuối năm. Vì vào thời điểm này các hoạt động thanh toán diễn ra rất khẩn trương, khối lượng hang hoá trên thị trường tăng mạnh để phục vụ trong dịp tết. Đây cũng là thời điểm thanh toán công nợ giữa các doanh nghiệp, do vậy kéo theo sự tăng trưởng của TTKDTM. Tỷ trọng TTKDTM là chỉ tiêu quan trọng nhất khi xem xét sự phát triển hoạt động TTKDTM của ngân hàng. Chỉ tiêu phản ánh được khách hàng của ngân hàng thực hiện TTKDTM ở mức độ nào. Khi tỷ trọng thấp chứng tỏ khách hàng của ngân hàng ít sử dụng TTKDTM của ngân hàng. Do đó ngân hàng cần có những biện pháp để nâng cao tỷ trọng này. Khi tỷ trọng cao thì tổng số phí thu được sẽ lớn, lượng khách hàng tham gia lớn ngân hàng lại có điều kiện đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại để phát triển hệ thống TTKDTM lên một mức cao hơn nữa. Để đạt được kết quả này do chi nhánh luôn đổi mới phong cách phục vụ, triển khai kịp thời hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng làm giảm thời gian thanh toán một cách đáng kể. Các thông tin về khách hàng được lưu trữ trên máy vi tính, làm cho lượng chứng từ giấy mời giảm xuống và khi cần thiết thông tin về khách hàng, nhân viên ngân hàng chỉ cần mở máy ra là mọi thông tin được biết nhanh chóng và thuận tiện cho cả ngân hàng và khách hàng. Như vậy thông tin của khách hàng sẽ được giữ một cách bí mật, bảo đảm an toàn, tiện lợi, giảm thiểu thời gian làm việc của cả ngân hàng và khách hàng Ngoài việc đáp ứng yêu cầu TTKDTM, chi nhánh còn đáp ứng nhu cầu tiền mặt đầy đủ cho các đơn vị được thuận tiện dễ dàng, giúp cho khách hàng có thể chuyển hoá nhanh chóng chứng từ thanh toán bằng tiền mặt chuyển khoản và ngược lại. Từ đó giúp cho khách hàng thấy đượcTTKDTM có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tiết kiệm chi phí không cần thiết trong lưu thông. Hiện nay tại ngân hàng tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2006 là 62,33%, năm 2007 là 62,01%) tỷ trọng vẫn còn lớn trong tổng lượng tiền thanh toán Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt trong chi nhánh ngân hàng nói chung, trong các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nói riêng đã có bước tiến đáng ghi nhận. Một trong những đóng góp cho sự thành công đó và không thể thiếu được là, công nghệ thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã có bước phát triển khá nhanh với những trang thiết bị và công nghệ tiên tiến; hệ thống máy vi tính, các đường truyền thanh toán, hệ thống chuyển tiền và thanh toán tự động, tức thời, đã vận hành có hiệu quả, tăng nhanh tốc độ thanh toán. Tuy nhiên, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức trên 60% là vẫn còn cao. 2.2.3 Hạn chế và nguyên nhân - Đứng trước thách thức cần đưa thanh toán không dùng tiền mặt đến mỗi người dân, phải xét nguyên nhân chủ quan và khách quan là nền kinh tế Việt Nam đang chuyển từ nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, bao cấp, tập trung sang nền kinh tế thị trường; thanh toán trong dân cư với nhau phổ biến là bằng tiền mặt. Hiện nay, mọi sự tiếp cận với phương tiện thanh toán mới, công nghệ thanh toán mới đang ở mức ban đầu cả về tổ chức và thực hiện - Cơ sở hạ tầng công nghệ thanh toán đang trong giai đoạn hình thành cùng với việc vận dụng các kỹ thuật, qui trình CNTT, thanh toán hiện đại. Một vấn đề phức tạp rất cần có sự phối hợp đồng bộ trên nhiều phương diện: vốn, phương tiện thanh toán và kỹ thuật mới tiên tiến; lượng thời gian cần thiết, trình độ tổ chức vận hành, thực hiện v.v.. - Các khu công nghiệp, siêu thị tập trung chưa phát triển, đang trong giai đoạn qui hoạch và xây dựng, nên chưa có điều kiện thu hút tiêu dùng của dân cư, chưa sử dụng được các công nghệ thanh toán hiện đại tương thích. - Mặt khác thu nhập của dân cư nói chung còn ở mức thấp; nhu cầu thiết yếu dân cư vẫn mua ở chợ "tự do" là chủ yếu; thêm vào đó thói quen sử dụng tiền mặt, đơn giản, thuận tiện bao đời nay không dễ một sớm, một chiều thay đổi nhanh được; đồng thời muốn sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại lại cũng cần có sự hiểu biết nhất định. - Cơ chế, chính sách, môi trường và tổ chức quản lý thanh toán hiện đại trong điều kiện nền kinh tế ở Việt Nam nói chung và của chi nhánh NHNo&PTNT nói riêng , trước sự bùng nổ và phát triển thương mại điện tử, CNTT trên thế giới, thì còn khá nhiều bất cập, nhiều điều phải bàn và làm. - Một nguyên nhân khác được đưa ra là “thanh toán không dùng tiền mặt phụ thuộc vào tình hình phát triển của công cụ thanh toán..”. Thiết nghĩ rằng, việc tạo ra các công cụ thanh toán không phải là chuyện khó; thậm chí còn là một trong những loại việc có tính nghiệp vụ đơn thuần. Vấn đề ở đây chính là, các nhà chức trách ngành ngân hàng chưa nhận thức được một cách sâu sắc vai trò của tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền  kinh tế từ khi đổi mới kinh tế đến nay.  Chính vì vậy, trong một thời gian dài, bản thân ngành Ngân hàng đã không có một sự quan tâm đầy đủ đến lĩnh vực thanh toán. - Việc phát triển các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt rất chậm. Mặc dù các ngân hàng mở nhiều dịch vụ, nhưng những dịch vụ này chưa tác động tích cực đến thanh toán không dùng tiền mặt - Sự thiếu đồng bộ về hệ thống kỹ thuật là khó khăn khi các ngân hàng liên kết với nhau để cùng phát triển dịch vụ mới. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về thẻ cũng như công tác bảo mật thẻ còn thấp nên dễ bị kẻ gian lợi dụng lấy tiền từ tài khoản và từ thẻ. Thời gian qua có nhiều vụ kiện giữa người sử dụng thẻ với các ngân hàng trong việc mất tiền từ tài khoản của các chủ thẻ gây tâm lý lo ngại hoang mang trong dân chúng, dẫn tới nhiều khó khăn trong công tác phát triển thẻ của các ngân hàng. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1 Định hướng kinh doanh *Mục tiêu: -Thực hiện chấp hành tốt các văn bản chế độ, thể lệ qui trình nghiệp vụ trong hạch toán kế toán, quản lí tài chính, đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản. -Tập trung khai thác mọi nguồn vốn có khả năng huy động được trong dân cư và tổ chức king tế. -Tăng cường các hoạt động dịch vụ ngân hàng phấn đấu nguồn thu ngoài tín dụng tăng trưởng cao hơn năm trước. -Tham mưu giúp ban giám đốc thực hiện tốt công tác tài chính kết quả kinh doanh có lãi, tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. -Ổn định và nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên, phấn đấu làm ra đủ quỹ tiền lương, tiền thưởng theo qui định của NHNo Tỉnh và có quĩ dự phòng. Các chỉ tiêu cụ thể: -Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2008: 660 tỷ tăng 129 tỷ đồng, tốc độ tăng 24,29% -Tổng dư nợ đến 31/12/2008: 660 tỷ đồng tăng 90 tỷ, tốc độ tăng 15,78% -Nợ xấu đảm bảo mức cho phép -Phấn đấu đủ quỹ tiền lương, tiền thưởng theo quy định và có quỹ dự phòng. -Đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản, con người *Giảp pháp thực hiện -Hạch toán đầy đủ kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chấp hành nghiêm túc các chế độ, qui trình nghiệp vụ đảm bảo an toàn tài sản. Tăng cường kỉ cương kỉ luật trong quản trị điều hành, đặc biệt công tác chi tiêu tài chính đảm bảo phục vụ tích cực cho hoạt động kinh doanh, chống các hành vi tiêu cực, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả -Các đơn vị tự kiểm tra, chú trọng khâu kiểm tra, kiểm soát.Chấp hành tốt công tác thông tin báo cáo đặc biệt là báo cáo nhanh cung cấp cho NHNo Tỉnh, Ban giám đốc NH huyện. -Công tác điện toán tại các đơn vị cần được trú trọng phát huy hơn nữa đảm bảo khi có sự cố đơn thuần xảy ra phải xử lí được -Thực hiện tốt việc chấm điểm đến các đơn vị và từng cán bộ trong phòng -Thường xuyên tiếp cận, nghiên cứu thị trường, tâm lí khách hàng đưa ra hình thức khuyến mại phù hợp nhằm thu hút khách hàng, ổn định và phát triển nguòn vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn với các thành phần kinh tế - Quan tâm chăm sóc khách hàng nhằm tạo mối thiện cảm giữa đơn vị và NH, giữ vững và tuyên truyền sản phẩm dịch vụ mở rộng và đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại như: chuyển tiền điện tử, mua bán kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối, dịch vụ chuyển tiền W.U, dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ PRUDENTIAL... áp dụng công nghệ NH hiện đại vào trong các khâu thanh toán phấn đấu nguồn thu ngoài tín dụng có mức tăng trưởng cao hơn năm trước. - Thực hiện tốt cơ chế khoán tài chính, phân phối tiền lương theo kết quả làm ra - Thường xuyên nhắc nhở động viên đóng góp cho cán bộ về đạo đức tác phong giao dịch, văn hoá trong kinh doanh phát động hưởng ứng cácphong trào thi đua, động viên cán bộ nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao - Tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra, phát hiện chấn chỉnh kịp thời các sai sót nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh - Công tác vi tính cần được củng cố và nâng cao, gắn trách nhiệm công việc đến cán bộ sử dụng vi tính. Khai thác tốt chương trình, đảm bảo phục vụ chỉ đạo điều hành của lãnh đạo kịp thời, chính xác 3.1.2 Định hướng hoạt động TTKDTM TTKDTM không thể thiếu đối với nền kinh tế hiện đại. Sau nhiều năm phát triển chậm, thời gian gần đây việc thanh toán không dùng tiền mặt đã ngày càng phổ biến hơn và có mức phát triển nhanh chóng. Trong mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại cũng sẽ được đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại, theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức, bộ máy, các sản phẩm dịch vụ mới, tiếp tục xử lý nợ tồn đọng. Trong đó, yêu cầu các ngân hàng tích cực áp dụng công nghệ cao trong thanh toán với tốc độ chuyển khoản giữa 2 tài khoản chỉ vài giây. Các NHTM cũng chạy đua trong việc phát hành thẻ thanh toán và rất quan tâm phát triển mạng lưới tài khoản cá nhân. Cùng với hiện đại hóa ngân hàng và các tiện ích ngân hàng mới được ứng dụng.Thực hiện khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị phục vụ cho các giao dịch thanh toán hiện đại, tập trung chủ yếu cho dịch vụ thẻ và tạo điều kiện phát triển thanh toán qua internet, mobile, đồng thời tiếp cận nhanh chóng với công nghệ hiện đại trên thế giới. Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, kết nối các hệ thống máy tính ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất, nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, đảm bảo thẻ do một ngân hàng phát hành có thể sử dụng ở nhiều máy ATM và POS của các ngân hàng khác.Trên cơ sở những thành tích đã đạt được trong năm qua, cùng với dự báo chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2008 tiếp tục giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, hoạt động TTKDTM đạt mục tiêu phấn đấu năm 2008 như sau: Số lượng khách hang sử dụng các hình thức TTKDTM tăng 40% Tổng doanh số TTKDTM, thu từ dịch vụ thanh toán tăng 55% so với năm 2007 Hoàn thiện chương trình ngân hàng bán lẻ, thực hiện đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng Trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nhanh chóng khắc phục những vướng mắc hạn chế hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt để giảm thiểu sai sót trong thanh toán do lỗi của các bên không phân biệt khách hàng hay ngân hàng Tăng cường công tác tiếp thị khách hàng, tuyên truyền quảng cáo các hình thức TTKDTM đến quần chúng nhân dân Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để tiếp cận với các thiết bị máy móc hiện đại 3.2 GIẢP PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI NHNO&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC Để TTKDTM tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đ ức ngày càng được mở rộng hơn, phát triển hơn nhằm phục vụ tốt nhất, nhanh nhất, hiệu quả và an toàn các nhu cầu thanh toán và chuyển dịch vốn trong nền kinh tế, đáp ứng được các yêu cầu về quản lý kinh tế, quản lý nhà nước trong hoạt động ngân hàng, cũng như trong hoạt động kinh tế thì việc tổ chức tốt hệ thống thanh toán qua ngân hàng cần phải được củng cố và tăng cường hơn nữa. TTKDTM tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức,hoạt động này đem lại lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng. Song thực tế cho thấy hoạt động TTKDTM của ngân hàng còn nhiều điểm bát cập. Để có thể tăng doanh thu lợi nhuận,tăng hiệu quả hoạt động thanh toán NHNo&PTNT huyện Hoài Đức cần triển khai các giải pháp: 3.2.1 Đa dạng hoá các hình thức thanh toán không dung tiền mặt Có thực trạng nêu trên vì nền kinh tế nước ta về căn bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kinh tế huyện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn đang tiến nững bước đầu tiên trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu của ngân hàng nâng tổng TTKDTM thu từ dịch vụ thanh toán tăng 55% so với năm 2007. Để đạt được mục tiêu trên, việc đầu tiên là phải phát triển các công cụ tiện ích, mà trong đó trước hết là việc phát triển tài khoản cá nhân. Đây là cơ sở cho dịch vụ TTKDTM có cơ hội tiến hành được. Hiện nay số lượng tài khoản cá nhân được mở tại ngân hàng vẫn còn thấp. Điều này cho thấy một thực tế là thu nhập bình quân của số đông người dân còn ở mức thấp, số dư tiền gửi tài khoản thanh toán tại các chi nhánh của ngân hàng chỉ chiếm phần rất nhỏ so với số dư tiền gửi tiết kiêm Ngân hàng cần có nhiều sản phẩm dịch vụ hơn nữa để đáp ứng một cách kịp thời, đầy đủ, thuận tiện, hiệu quả, an toàn  nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phong phú và đa dạng của nền kinh tế, của mọi thành viên trong xã hội. Trước mắt, cần tiếp tục mở rộng và phát triển hơn nữa  các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt truyền thống như sec, chuyển khoản,...Về lâu dài, Nhà nước cần xem đây như là những hình thức thanh toán bắt buộc cần được Luật hoá để mọi thanh toán trong nền kinh tế, đặc biệt là việc thanh toán giữa các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu... phải đi vào khuôn khổ. Sự mất cân đối trong TTKDTM làm cho lợi nhuận, khách hàng đến với ngân hàng bị hạn chế. Đối với thanh toán bằng Séc, ngân hàng chủ yếu mới chỉ dùng Séc bào chi và Séc chuyển khoản.Tỷ trọng sử dụng Séc so với các hình thức thanh toán khác là tương đối lớn trong khi hình thức thanh toán bằng thẻ tương đối đơn giản và thuận tiện thì lại được sử dụng với tỷ trọng thấp. Ngân hàng cũng nên khuyến khích và marketing cho khách hàng về sự thuận tiện của thẻ. Trong 3 năm sử dụng máy ATM thì đã có 1 vài sự cố xảy ra.Việc nhầm lẫn trong thanh toán bằng thẻ cũng đã xảy ra, khách hàng còn kêu ca phàn nèn về việc máy ATM thường xuyên bị hỏng Để khắc phục nhược điểm này, NHNo&PTNT huyện Hoài Đức phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của các máy ATM, phải cẩn thận trong việc chi trả tiền.Khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển thì hệ thống thanh toán cũng phải được nâng cấp, trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại. tạo thêm thuận lợi trong giao dịch tiền tệ cho DN và dân chúng, khuyến khích người dân mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng. Vấn đề còn nổi cộm là các NH không thống nhất được với nhau trong việc phát hành thẻ thanh toán, mạnh ai nấy làm. Điều này sẽ khó cho cho các NH khi phát triển với quy mô lớn mạnh và hội nhập quốc tế. Các DN, đặc biệt là DN có vốn đầu tư nước ngoài, xem ATM là phương thức thanh toán lương cho người lao động hiệu quả và tiết kiệm nhất, khi số công nhân lên đến con số hàng trăm hay hàng ngàn người. ATM giúp tiết giảm chi phí lập sổ sách lương, bộ phận phát lương và hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển tiền hàng tháng chi trả lương cho người lao động. Trong khi đó, người lao động có phương tiện an toàn để cất giữ tiền và có thể lấy bất kỳ lúc nào cần. Hoạt động thanh toán bằng UNC, UNT cần phải qui định rõ thời hạn lập. Khi nộp UNC phải kèm theo hoá đơn nhập kho hàng hoá để ngân hàng kiểm soát. Chi nhánh nên áp dụng hình thức thanh toán UNC để thanh toán các khoản mang tính chất ổn định thường xuyên như nộp thuế, bảo hiểm… Tích cực thanh toán các khoản phải nộp bằng thẻ, Séc chuyển khoản…đa dạng hoá các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, số lượng tài khoản cá nhân tăng lên, mà số lượng giao dịch thông qua tài khoản vẫn còn khá hạn chế. Nhiều người mở tài khoản tại ngân hàng nhưng hầu như không sử dụng. Hầu hết số người dùng tài khoản chỉ để nhận lương, nếu công ty trả lương qua tài khoản tại ngân hàng. Thanh toán qua tài khoản hầu như mới dùng cho một số ít người có thanh toán thường xuyên, số lượng lớn. Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng phổ biến hơn do kinh tế phát triển và đời sống người dân tăng lên. Đây cũng là một đòi hỏi phát triển của ngành NH trên con đường hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Các hình thức thanh toán chứa nhiều hạn chế, đặc biệt trong khâu lập thủ tục thanh toán, ghi chép nên chưa được sử dụng rộng rãi Tình hình thanh toán không dùng tiền măt rõ ràng phụ thuộc vào tình hình phát triển của công cụ thanh toán, bao gồm cả việc phát triển dịch vụ đồng thời với việc phát triển cơ sở vật chất và công nghệ nền tảng, tiện dụng hoá dịch vụ… 3.2.2 Phát triển Marketing ngân hàng Hiện nay hoạt động Marketing ở chi nhánh vẫn còn rất nhiều hạn chế.Hiện tại thì chi nhánh chưa có phòng Marketinh độc lập chuyên nắm bắt nhu cầu thị trường làm cơ sở phát triển chính sách, giải páhp linh hoạt đáp ứng nhu cầu khách hàng và mục tiêu thương mại của chi nhánh. Ngân hàng cần lập ra một phòng Marketing để nhanh chóng tìm hiểu thị trường và đưa ra những hình thức quảng bá và khuyếch trương hình ảnh của ngân hàng là rất cần thiết trong xu thế cạnh tranh toàn cầu hoá Người dân nước ta vốn có tâm lí thích dùng tiền mặt nên hiện nay lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng còn chưa phổ biến. Để xoá được tâm lí đó cần phải có phòng marketing để giúp người dân hiểu biết hơn về các thuận lợi trong hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Khi mà thu nhập của người dân ngày càng cao thì nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hang càng cao.Làm thế nào để thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch và mở tài khoản là nhiệm vụ quan trọng của công tác tuyên truyền quảng cáo ở ngân hàng. Ngân hàng có thể tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên cung cấp cho khách hàng tiềm năng giá cả của chương trình bốc thăm, quay số trúng thưởng trên các số hiệu tài khoản của khách hàng nhằm tạo động lực vật chất để thu hút khách hàng Ai cũng biết thói quen thanh toán bằng toán bằng tiền mặt của người dân Việt Nam hiện nay đang là thách thức thực sự to lớn đối với mục tiêu giảm thiểu tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế. Việc thay đổi thói quen này thật không dễ. Trước hết với đối tượng có thu nhập khá, chủ yếu là thị dân, rất cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền song hành với việc đa dạng hoá, tiện ích hoá các công cụ thanh toán. Việc này trách nhiệm chính thuộc công tác tuyên truyền tiếp thị của ngân hàng. Đ ầu tư tạo dựng thiết bị công cụ như mạng, máy ATM, điểm POS, thẻ…sẽ kém hiệu quả nếu không kích hoạt được nhu cầu sử dụng các công cụ đó của các tầng lớp nhân dân Đối tượng thứ hai rất cần được vận động sử dụng công cụ TTKDTM là người ăn lương. Đặc biệt là việc phối hợp với các sở Lao động - thương binh và xã hội thực hiện việc chi trả tiền lương hưu qua thẻ thanh toán. Dịch vụ chi trả tiền lương qua thẻ còn được thực hiện đối với đối tượng là công nhân viên tại các khu công nghiệp, các công ty, nhưng chưa phổ biến. Riêng khối viên chức Nhà nước, điều kiện để trả lương qua thẻ rất dễ thực hiện, nhưng lại chưa thực hiện được như mong muốn, vì đa số viên chức Nhà nước lương thấp nên chưa sẵn sàng. Ngân hàng rất cần đa dạng hoá chức năng của thẻ thanh toán loại n ày, như thanh toán tiền điện, tiền nước, điện thoại…và cả chức năng tín dụng thấu chi, vay tiêu dùng… để tăng sức hấp dẫn của thẻ, kích hoạt nhu cầu sử dụng thẻ Đối tượng doanh nghiệp có vị trí rất quan trọng đối với mục tiêu giảm thiểu tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế quốc dân. Tại sao lại không thể là 100% các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau được thực hiện qua tài khoản tại ngân hàng thay vì phải vận chuyển hàng bao tải tiền mặt, vừa tốn kém, lại không an toàn. Và làm gương cho văn hoá TTKDTM phải là các chi tiêu từ ngân sách và các dịch vụ công. 3.2.3 Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp Cần có nhận thức đúng, sâu sắc, toàn diện về vai trò và tác dụng của TTKDTM trong mọi hoạt động kinh tế nói chung; trong hoạt động kinh doanh tiền tệ nói riêng Cần tổ chức các lớp học về hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán. Cử người tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên môn về thanh toán trong nước cũng như ngoài nước để tiếp cận với kiến thức hiện đại Bố trí các cán bộ vào các công việc thích hợp với khả năng của từng người nhằm phát huy thế mạnh của họ. Cần phải thường xuyên theo dõi sát sao tình hinh làm việc của cán bộ nhân viên Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác TTKDTM chưa thật đồng đều. Mặc dù ban lãnh đạo rất quan tâm đào tạo cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhưng không phải cán bộ nào cũng làm việc có hiệu quả như mong muốn. Trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, thiếu tính sang tạo trong công việc. Không ngừng nâng cao tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên ngân hàng. Phải có chế độ thưởng phạt phân minh, kiên quyết xử phạt các trường hợp vi phạm quy định gây tổn hại tới tài sản và uy tín của ngân hang. Ngân hàng còn nhiều tiêu cực trong việc tuyển chọn nhân viên. Ngân hàng cần phải tổ chức các kì thi tuyển vào ngân hàng hoàn toàn trung thực Ngành Ngân hàng cần thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn việc “tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán” như đã quy định trong Luật NHNN 1997. Trước mắt, cần làm cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đặc biệt là các cán bộ công nhân vi ên ngân hàng nhanh chóng nắm bắt và nhận thức đúng các quy định của luật pháp về thanh toán qua ngân hàng; đồng thời cần có các quy định thật chặt chẽ về việc sử dụng tiền  mặt trong thanh toán, nhằm trong một thời gian ngắn nhất có thể loại bỏ tình trạng không ít  doanh nghiệp thanh toán cho nhau chủ yếu bằng  tiền mặt như đã diễn ra trong thời gian qua 3.2.4 Phát triển quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng Thứ nhất, phát triển hệ thống TTKDTM phải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, công nghệ và hệ thống thanh toán. Các giải pháp xây dựng trong đề án không mang tính hành chính, áp đặt, gây tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội. Thứ hai, phát triển TTKDTM được đặt trong mối quan hệ cân bằng giữa lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của người sử dụng, đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán. Đặc biệt là những biện pháp hỗ trợ của nhà nước chỉ mang tính chất ngắn hạn, nhằm tạo ra bước đột phá ban đầu cho sự phát triển TTKDTM. Thứ ba, các giải pháp phát triển TTKDTM hướng tới việc sử dụng các biện pháp kinh tế là chủ yếu, nhằm huy động các nguồn lực của khu vực tư nhân. Nguồn lực của nhà nước chỉ được sử dụng trong trường hợp nguồn lực của tư nhân không đủ lớn; hoặc cho những dự án mang tính chiến lược lâu dài, nhằm hình thành nền tảng để thúc đẩy hoạt động thanh toán, đáp ứng sự phát triển chung của nền kinh tế. Ngân hàng thương mại cần phải nỗ lực trong quá trình phát triển cơ sỡ hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán của khách hàng, chú trọng phát triển đa dạng và phong phú các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ với những ứng dụng công nghệ tin học tiên tiến.Ngân hàng còn chủ động tiếp cận với các doanh nghiệp có đông nhân viên với mức thu nhập ổn định để thực hiện dịch vụ trả lương qua tài khoản ngân hàng Cần xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Chúng ta phải tận dụng cơ hội và thế mạnh của nước huyện, thừa hưởng những thành tựu của khoa học công nghệ, vì vậy cần tranh thủ huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại gồm trung tâm xử lý quốc gia và các trung tâm xử lý khu vực; trang bị máy móc hiện đại và đồng bộ, được quản lý, vận hành bởi đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trình độ cao, có thể xử lý mọi tình huống, đảm bảo cho hệ thống thanh toán hoạt động thông suốt, không bị ách tắc Triển khai và mở rộng việc vận hành hệ thống thanh toán giá trị cao và thấp; đồng thời tiếp tục mở rộng và hoàn chỉnh hệ thống thanh toán tập trung quốc gia; lập các trung tâm thanh toán bù trừ tự động; xây dựng kho dữ liệu tập trung và hệ thống thanh toán dự phòng để kịp thời xử lý sự cố; giảm thiểu rủi ro có thể xẩy ra trong thanh toán Hình thành và xây dựng kết nối các mạng, hệ thống thanh toán thích ứng với các với các phương tiện và hệ thống thanh toán. Trên cơ sở đó mở rộng đối tượng và phạm vi thanh toán, các yêu cầu thanh toán, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế xã hội; giảm chi phí, tăng hiệu quả thanh toán. Cải tiến thủ tục, quy trình thanh toán của phương tiện truyền thống, phát triển phương tiện thanh toán hiện đại. Khi công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng, quy trình tiếp nhận và xử lý chứng từ trong thanh toán và hạch toán kế toán cần được điều chỉnh cho phù hợp, thuận tiện khi thực hiện giao dịch một cửa. Tích cực đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị; lắp đặt hệ thống máy ATM trên toàn huyện, kết nối qua Trung tâm chuyển mạch tài chính cả nước, đảm bảo thẻ của các NHTM đều sử dụng được ở tất cả các máy ATM. Tích cực tuyên truyền lợi ích của thẻ tới mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận, để thẻ được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Hiện các giải pháp công nghệ mới đang được các ngân hàng xúc tiến mạnh mẽ.Chi nhánh cần hoàn thiện hệ thống máy móc, công nghệ tiên tiến cho lĩnh vực thanh toán. Xây dựng chương trình phần mềm cho việc xử lí nghiệp vụ thanh toán và bảo mật Tăng cường mở rộng ngân hang điện tử như: Banking Service, Home Banking, Telephone Banking. Với các dịch vụ này thì khách hàng sẽ không phải đến ngân hàng để giao dịch nhiều làn mà chỉ cần lên mạng hoặc dùng điện thoại sẽ truy cập được những thông tin cần thiết. Bằng cách này chi nhánh sẽ thu hút được nhiều khách hàng lớn đến với chi nhánh bởi những ưu điểm mà dịch vụ này mang lại. 3.2.5 Thực hiện cơ chế chính sách phù hợp Trước hết cần sớm xác định và thống nhất quan niệm để hoàn thiện, xây dựng cơ chế chính sách về tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống thanh toán trong toàn bộ nền kinh tế- xã hội; không chỉ dừng lại ở hệ thống thanh toán qua ngân hàng; sớm ban hành luật thanh toán để xử lý tổng thể phạm vi và đối tượng thanh toán; các chủ thể tham gia thanh toán, các hệ thống thanh toán; các kích thích mang tính đòn bẩy khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt; ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại, tập trung, tương thích, ngang tầm trong phạm vi cả nước, với trung tâm thanh toán quốc gia là Ngân hàng Trung ương. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, mang tính quyết định về định hướng chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán của huyện. Các văn bản pháp qui khác có liên quan đến thanh toán trong nền kinh tế chẳng hạn như: về thương mại điện tử; thương phiếu, hối phiếu…; cần được ban hành đồng bộ với cơ chế thanh toán hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập. Cần xây dựng cơ chế chính sách về thanh toán một cách đồng bộ, nhất quán, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện và CNTT. Ngân hàng Trung ương đóng vai trò quyết định trong việc ban hành cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi, thông thoáng cho quá trình sử dụng, phát triển các phương tiện thanh toán và hệ thống thanh toán; là người trực tiếp quản lý việc đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán thống nhất giữa các ngân hàng; tổ chức, quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống thanh toán liên ngân hàng. . Các khách hàng chủ yếu của chi nhánh là doanh nghiệp nên chi nhánh cần có chính sách để thu hút vốn với giá rẻ, đồng thời tăng khối lượng TTKDTM qua chi nhánh. Chi nhánh cần có chính sách ưu đãi đối với khách hàng có giao dịch lớn và thường xuyên như hạn chế các thủ tục giao dịch, điều chỉnh các thủ tục phí để thu hút và khuyến khích khách hàng. Đối với khách hàng truyền thống chi nhánh có thể thoả thuận với khách hàng về tỉ lệ thấu chi KẾT LUẬN Nước ta đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã và đang là một trong những nước có tỷ lệ tiền mặt được sử dụng trong thanh toán, chi trả các khoản mua bán hàng hoá-dịch vụ cao nhất thế giới.Vì vậy hoạt động TTKDTM được coi là khâu quan trọng trong hoạt động ngân hàng.Trong những năm gần đây thanh toán không dùng tiền mặt đã có những chuyển biến tích cực, tỷ trọng thanh toán KDTM trong tổng phương tiện thanh toán tăng Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng như: an toàn, thuận tiện, chính xác, nhanh chóng, làm tăng tốc độ quay vòng vốn, tăng khả năng kiểm soát quá trình lưu thông tiền tệ của ngân hàng. Song bên cạnh đó thì vẫn còn rất nhiều hạn chế như: thủ tục còn phức tạp, quyền lợi của các bên không đồng đều, công nghệ thông tin chưa được phát triển nhiều khi gây khó khăn cho người sử dụng…Do đó cần phải đổi mới và có giải pháp mở rộng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt NHNo&PTNT huyện Hoài Đức với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ công nhân viên cùng với sự lãnh đạo điều hành đúng đắn của ban giám đốc đã mang lại kết quả đáng kích lệ trong TTKDTM. Qua đó mang lại lợi ích cho khách hàng và nâng cao uy tín của ngân hàng. Trong những năm tới NHNo&PTNT huyện Hoài Đức đã đưa ra những định hướng để hệ thống TTKDTM tại ngân hàng ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Sinh viên Trần Thị Như Dung DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT NHTM: Ngân hàng thương mại TTKDTM: Thanh toán không dùng tiền mặt NHNo&PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn UNT: Uỷ nhiệm thu UNC: Uỷ nhiệm chi NH: Ngân hàng CBNV: Cán bộ nhân viên Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình ngân hàng thương mại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân NXB Thống kê 2.Quản trị ngân hàng thương mại GS.TS L ê V ăn T ư 3.Quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày 21/2/1994 của thống đốc NHNN 4.Thông tư 07/TT-NH ngày 27/12/1996 của thống đốc NHNN 5.Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của chính phủ 6.Tạp chí ngân hàng 7. Báo cáo tổng kết năm 2007; báo cáo kết quả kinh doanh 2005 -2007 Phòng Kế toán ngân quỹ NHN0PTNT Huyện Hoài Đức 8.Web: http:// www.sbv.gov.vn http:// www.vnn.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNH133.docx
Tài liệu liên quan