Chuyên đề Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định

Xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn,chương trình xoá đói giảm nghèo đóng vai trò quan trọng và là một đòi hỏi bức xúc trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước.Tín dụng đối với người nghèo là một trong những yếu tố vật chất thúc đẩy nhanh quá trình giảm đói nghèo. Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động của PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ, qua nghiên cứu, luận giải tính tất yếu còn tồn tại một bộ phận người dân sống trong cảnh nghèo đói, cần có chính sách hỗ trợ người nghèo mà trong đó hiệu quả tín dụng cho người nghèo là một vấn đề quan trọng. Thực hiện mục tiêu đề tài nghiên cứu, chuyên đề đã hoàn thành các nội dung sau: Phân tích những vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo.Khái quát những nguyên tắc, nội dung cơ bản của cơ chế tín dụng đối với người nghèo, nghiên cứu và đề xuất cơ chế tín dụng thích hợp đối với người nghèo. Phần thực trạng thông qua số liệu phân tích các năm (từ năm 2007 đến năm 2009) đã đưa ra được những nhận xét xác thực, phù hợp với thực tế hoạt động của NHCSXH. Việc thu thập, sưu tầm những thông tin, số liệu, các văn bản, chính sách đang có hiệu lực thi hành cũng như việc tập trung nghiên cứu được thực hiện nghiêm túc, đặc biệt về lí luận, từ đó đã đưa ra được những mặt mạnh, những mặt còn tồn tại hạn chế và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với người nghèo để từ đó đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo. Kết quả nghiên cứu sẽ là tư liệu có ích để NHCSXH xây dựng các cơ chế chính sách cho hoạt động của NHCSXH theo hướng ổn định và bền vững. Hoàn thành chuyên đề này em mong muốn đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào lĩnh vực nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đây là một vấn đề còn rất phức tạp, liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều các Bộ, ngành, đoàn thể. mà khả năng về nhận thức, lý luận và thực tế của bản thân còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy, những nội dung thể hiện trong bài viết chắc chắn còn phải bổ sung nên em rất mong muốn nhận được nhiều sự đóng góp quý báu của cơ quan, các đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này để có thể tiếp tục tu chỉnh và hoàn thiện. Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề,em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Th.S Nguyễn Thị Ngọc Diệp, các thầy cô giáo Khoa Ngân hàng - Tài chính, Giám đốc PGD và các anh chị của PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

doc62 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2692 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hợp chặt chẽ với Phòng nội vụ &TBXH, với các cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương nhanh chóng hoàn thành hồ sơ thủ tục vay vốn, thẩm định và giải ngân kịp thời khi có Quyết định cho vay của cấp có thẩm quyền không để tồn đọng vốn. Đến ngày 31/12/2009 PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã có dư nợ là 5.244 triệu đồng với 672 khách hàng và 204 dự án. * Cho vay xuất khẩu lao động: Để thực hiện nhiệm vụ này, PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã tiến hành tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo trong các cuộc họp giao ban tổ trưởng về chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Đến ngày 31/12/2009 PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã có dư nợ là 492 triệu đồng với 57 lao động. * Cho vay Chương trình NS&VSMT: Thực hiện Quyết định 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn số 1411/NHCS-KHNV ngày 03/8/2004 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc cho vay chương trình NS&VSMTNT, được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương các xã, sự nhiệt tình ủng hộ của nhân dân PGD đã cùng các tổ chức đoàn thể nhận uỷ thác thành lập được 133 tổ trên 18 xã, dư nợ 5.497 triệu đồng, 1.601 hộ vay, 328 công trình nước sạch và 293 công trình vệ sinh. * Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: Ngày 19/9/2006 Tổng giám đốc NHCSXH đã có công văn hướng dẫn số: 2162/NHCS -TD về nghiệp vụ cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Với nguồn vốn được phân bổ PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã uỷ thác qua HND cho vay thí điểm trên 2 xã Giao Hải và Giao Tiến với số tiền là 100 triệu đồng với 58 hộ gia đình có học sinh, sinh viên được vay vốn. 2.3. Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại huyện Giao thuỷ: 2.3.1. Thực trạng cho vay đối với hộ nghèo: 2.3.1.1. Cơ chế tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH: a- Mục đích cho vay: NHCSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và ổn định xã hội. b- Đối tượng áp dụng: Sở giao dịch, các chi nhánh, đơn vị thuộc hệ thống NHCSXH và tổ chức nhận uỷ thác cho vay của NHCSXH (gọi tắt là bên cho vay). Khách hàng vay vốn là hộ nghèo. c-Nguyên tắc cho vay: Hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Sử dụng vốn đúng mục đích xin vay. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. d- Điều kiện vay vốn: Bên cho vay xem xét và quyết định cho vay khi hộ nghèo có đủ các điều kiện sau: Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay. Có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trấn) sở tại theo chuẩn nghèo do Bộ lao động - Thương binh và xã hội công bố từng thời kỳ. Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ bình xét, lập danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã. Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với bên cho vay, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ ngân hàng. e- Sử dụng vốn vay: Đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: + Mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, gia cầm…phục vụ cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi. + Mua sắm các công cụ nhỏ như: cày, bừa, cuốc, thuổng, bình phun thuốc trừ sâu… + Các chi phí thanh toán cung ứng lao động như: thuê làm đất, bơm nước, dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật… + Đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động thủ công, máy móc nhỏ… + Chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ, hải sản như: đào đắp ao hồ, mua sắm các phương tiện ngư lưới cụ… + Góp vốn thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện. Cho vay làm mới, sửa chữa nhà ở: + Cho vay làm mới nhà ở thực hiện theo từng chương trình, dự án của Chính phủ. + Cho vay sửa chữa nhà ở: NHCSXH chỉ cho vay đối với hộ nghèo sửa chữa lại nhà ở bị hư hại, dột nát. Vốn vay chủ yếu sử dụng vào việc mua nguyên vật liệu xây dựng, chi trả tiền công lao động phải thuê ngoài. Cho vay điện sinh hoạt: Chi phí lắp đặt đường dây dẫn điện từ mạng chung của thôn, xã tới hộ vay như: cột, dây dẫn, các thiết bị thắp sáng… Cho vay góp vốn xây dựng thuỷ điện nhỏ, các dự án điện dùng sức gió, năng lượng mặt trời; máy phát điện cho một nhóm hộ gia đình ở nơi chưa có điện lưới quốc gia. Cho vay nước sạch: Góp vốn xây dựng dự án cung ứng nước sạch tới từng hộ. Những nơi chưa có dự án tổng thể phát triển nước sạch thì cho vay làm giếng khơi, giếng khoan, bể lọc, chứa nước… Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập: Các chi phí cho học tập như: học phí, mua sắm các thiết bị phục vụ học tập (sách, vở, bút mực…) của con em hộ nghèo đang theo học tại các trường phổ thông. g-Loại cho vay và thời hạn cho vay: Loại cho vay: + Cho vay ngắn hạn là khoản cho vay đến 12 tháng. + Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Thời hạn cho vay: + Mục đích sử dụng vốn vay. + Chu kỳ sản xuất, kinh doanh (đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ). + Khả năng trả nợ của hộ vay. + Nguồn vốn cho vay của NHCSXH. h-Lãi suất cho vay: Hiện nay, lãi suất cho vay của NHCSXH đối với hộ nghèo từ 01/01/2006 là 0,65%/tháng. Riêng người nghèo ở vùng III và các xã đặc biệt khó khăn là 0,6%/tháng. Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác. i- Phương thức cho vay: Bên cho vay áp dụng phương thức cho vay từng lần. k- Mức cho vay: Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với hộ nghèo do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định và công bố từng thời kỳ. Hiện nay, mức dư nợ cho vay tối đa Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với hộ nghèo là 10 triệu đồng. Riêng một số đối tượng như chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản…mức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo là 15 triệu đồng. * Những hộ nghèo không được vay vốn NHCSXH: Hộ nghèo không còn sức lao động, hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn. Những hộ này được ngân sách Nhà nước trợ cấp. Những hộ mắc các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động, hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án. 2.3.1.2. Cho vay đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ: * Nguồn vốn: Tổng hợp nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn qua các năm 2007 đến 2009 như sau: Biểu số 04: Cơ cấu nguồn vốn của PGD NHCSXH qua các năm 2007-2009 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng - Vốn Trung ương 25.738 100% 28.884 98% 34.184 100% -Vốn địa phương 600 2% - Vốn khác Tổng cộng: 25.738 100% 29.484 100% 34.184 100% (Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội) Theo bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn của PGD NHCSXH tăng 8.446 triệu đồng so với thời điểm 31/12/2009 (tăng gấp 1,33 lần), đạt 33%. Sau hơn 06 năm thành lập NHCSXH đã thực hiện được việc tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách có nguồn gốc từ ngân sách vào một đầu mối, bước đầu tạo lập được nguồn lực tài chính bảo đảm cho việc thực hiện các kênh tín dụng chính sách không bị gián đoạn, các nguồn vốn được khai thác đa dạng hơn và đã có tốc độ gia tăng đáng kể. * Hoạt động cho vay: Trong hơn 06 năm PGD NHCSXH Giao Thuỷ đã cho vay hộ nghèo với tổng doanh số là 35.829 triệu đồng; doanh số thu nợ là 25.764 triệu đồng. Tính đến 31/12/2009, số dư nợ là 34.196 triệu đồng; số hộ nghèo có dư nợ là 9.766 hộ, bình quân một hộ nghèo được vay là 3,5 triệu đồng. Số liệu chi tiết qua các năm như sau: Biểu số 05: Cho vay hộ nghèo của PGD NHCSXH từ năm 2007-2009 Đơn vị tính : triệu đồng, hộ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Doanh số cho vay trong năm 1.930 15.330 18.569 2. Doanh số thu nợ trong năm 150 11.809 13.805 3. Dư nợ Trong đó: Nợ quá hạn 25.738 106 29.485 20 34.196 12 4. Số hộ dư nợ 8.903 9.329 9.766 5. Dư nợ bình quân 1 hộ (tr. đ) 2,9 3,2 3,5 6. Số hộ thoát ngưỡng nghèo 256 365 481 (Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội) Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ cho vay hộ nghèo năm 2009 tăng so với năm 2007 là 8.458 triệu đồng (tỷ lệ tăng 33%). Dư nợ hộ nghèo năm 2008 tăng so với năm 2007 là 3.747 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 14,6 %); năm 2009 so với năm 2008 là 4.711 triệu đồng (tăng 16%). Hiệu quả hoạt động tín dụng ngày một tốt hơn, đã có 1.102 hộ vay vốn thoát nghèo. Nợ quá hạn giảm dần, từ 0,41% nợ xấu (bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh) khi kiểm kê đối chiếu thực tế sau khi nhận bàn giao xuống còn 0,053% năm 2009. Mạng lới giao dịch của NHCSXH đã về tận xã, thị trấn; số hộ nghèo còn dư nợ tăng từ 8.903 khách hàng (năm 2007 do Ngân hàng Phục vụ người nghèo cho vay) lên 9.766 khách hàng (năm 2009 của NHCSXH cho vay). Mức dư nợ bình quân một hộ nghèo cũng được nâng lên, từ 2,9 triệu đồng (năm 2007) lên 3,5 triệu đồng (năm 2009). Việc cho vay hộ nghèo của PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ, ngoài hiệu quả về kinh tế, những kết quả đạt được của NHCSXH còn góp phần củng cố nền chính trị, xã hội ổn định, nhân dân tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Ngay sau ngày Thủ tướng Chính phủ công bố quyết định thành lập, NHCSXH được nhân dân và UBND các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội hồ hởi đón nhận. Các tổ chức chính trị nhận uỷ thác cho vay của NHCSXH bao gồm: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh. Kết quả nhận uỷ thác cho vay cụ thể như sau: Biểu số 06: Kết quả uỷ thác cho vay hộ nghèo đến 31/12/2009 Đơn vị quản lý Số hộ còn dư nợ (hộ) Dư nợ đến 31/12/09 (triệu đồng) Số tổ TK&VV (tổ) Tỷ trọng (%) 1. Hội Phụ nữ 3.027 9.768 100 28,6 2. Hội Nông dân 6.185 22.255 313 65 3. Hội Cựu chiến binh 554 2.173 27 6,4 Tổng cộng: 9.766 34.196 440 100 (Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội) Đến 31/12/2009 PGD NHCSXH đã thực hiện uỷ thác cho vay từng phần cho các tổ chức xã hội với tổng dư nợ là 34.296 triệu đồng, chiếm 75,3% tổng dư nợ của tất cả các chương trình cho vay, trong đó cho vay hộ nghèo là 34.196 triệu đồng, chiếm 75%. Các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác cho vay đã xây dựng và quản lý 602 Tổ Tiết kiệm và Vay vốn. Hội Nông dân có số dư nợ nhận uỷ thác cao nhất trong 3 tổ chức đạt 22.355 triệu đồng, chiếm 65,2% trong tổng dư nợ nhận uỷ thác. Người nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn làm ăn, tổ chức chính trị có thêm điều kiện tập hợp, giúp đỡ đoàn viên, hội viên. Chính quyền các cấp sử dụng NHCSXH như một trong những công cụ kinh tế quan trọng của Nhà nước thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích mọi người vươn lên làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo. 2.3.2. Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo: * Số lượng hộ nghèo giảm: Sau hơn 6 năm thực hiện Nghị định 78/2002 của Chính phủ và thực hiện các văn bản liên tịch giữa NHCSXH và các hội đoàn thể về việc uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã tạo ra một luồng sinh khí mới trong nông nghiệp nông thôn. Nhờ nguồn vốn của NHCSXH nhiều hộ đã phát huy nội lực tự vươn lên xoá đói giảm nghèo, vì vậy hộ nghèo của huyện Giao Thuỷ ngày càng giảm. Cụ thể hộ nghèo của các xã, thị trấn năm 2009 đã giảm như sau: Biểu số 07: Tỷ lệ hộ nghèo giảm năm 2009: STT Xã (T.T) Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) Số hộ nghèo giảm Số hộ nghèo còn Tỷ lệ (%) 1 Giao Thiện 2.317 341 14,72 21 320 13,81 2 Giao Thanh 1.654 248 14,99 15 233 14,09 3 Giao An 2.592 264 10,19 24 240 9,26 4 Giao Hương 1.854 250 13,48 17 233 12,57 5 Giao Lạc 2.385 313 13,12 23 290 12,16 6 Hồng Thuận 4.153 480 11,56 35 445 10,71 7 Giao Xuân 2.418 361 14,93 23 338 13,98 8 Bình Hoà 2.223 311 13,99 20 291 13,09 9 Giao Hà 2.395 322 13,44 23 299 12,48 10 Giao Hải 1.800 208 11,56 16 192 10,67 11 Giao Long 2.378 396 16,65 33 363 15,26 12 Giao Nhân 2.018 314 15.56 18 296 14,67 13 Giao Châu 2.060 296 14,37 19 277 13,45 14 Giao Yến 2.123 297 13,99 19 278 13,09 15 Bạch Long 2.165 309 14,27 20 289 13,35 16 Giao Phong 2.071 209 10,09 19 190 9,17 17 T.T Quất Lâm 2.281 239 10,48 21 218 9,56 18 Giao Thịnh 3.080 438 14,22 28 410 13,31 19 Giao Tân 2.256 272 12,06 23 249 11,04 20 Giao Tiến 4.886 210 4,29 26 184 3,76 21 Hoành Sơn 2.512 300 11,94 23 277 11,03 22 T.T Ngô Đồng 1.685 187 11,09 15 172 10,21 Tổng cộng: 53.306 6.565 12,32 481 6.084 11,41 (Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội) * Nợ quá hạn giảm: Nhờ sự phối kết hợp chặt chẽ giữa PGD NHCSXH, các Hội đoàn thể và các cấp uỷ đảng chính quyền địa phương. Vì vậy chất lượng tín dụng của PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đạt kết quả cao, không có nợ quá hạn phát sinh mà các khoản nợ quá hạn bàn giao từ Ngân hàng No&PTNT ngày càng giảm đáng kể. Cụ thể tình hình nợ xấu (bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh) qua các năm như sau: Biểu số 08: Tổng hợp nợ xấu qua các năm 2007 - 2009 Năm Dư nợ (triệu đồng) Quá hạn (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Năm 2007 25.738 106 0,41 Năm 2008 29.485 20 0,067 Năm 2009 34196 12 0,053 (Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội) Nợ quá hạn phát sinh do nhiều nguyên nhân, ngoài nguyên nhân khách quan như: thiên tai, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh, cây trồng, vật nuôi… còn có nguyên nhân chủ quan từ bản thân người nghèo, nguyên nhân từ cơ chế chính sách và quản lý điều hành. Song để đạt được những kết quả trên PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã phối hợp với các cấp uỷ chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội đưa ra các giải pháp xử lý thích hợp. Cụ thể như: - Đối với nợ quá hạn do không đủ vốn để sản xuất kinh doanh do số tiền vay quá nhỏ mà sử dụng vào chi tiêu nếu người vay có khả năng tổ chức sản xuất, chi nhánh tiếp tục cho vay bổ sung với mức đủ để mua trang thiết bị, con vật nuôi, với việc kiểm tra thường xuyên, đa số các hộ vay này sau khi được vay bổ sung đã sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả trả nợ gốc và lãi đúng hạn. - Thực hiện kiểm tra đối chiếu 100% đến từng hộ vay. Đối với các hộ do thời gian dài số tiền lãi lớn, PGD tổ chức thu gốc và lãi tương ứng, sau khi thu hồi nếu các hộ có nhu cầu vay lại mà còn thuộc diện hộ nghèo được PGD tiếp tục cho vay. - Đối với số hộ do đi làm ăn xa, cố tình chây ỳ PGD phối hợp với UBND xã, thị trấn thành lập các tổ thu nợ mà thành phần gồm chính quyền, công an, các hội đoàn thể và Ngân hàng, bên cạnh việc đôn đốc động viên người vay trả nợ, một số trường hợp chây ỳ PGD đã xử lý kiên quyết để thu hồi nợ triệt để. - Đối với nợ quá hạn, nợ khoanh do thiên tai, dịch bệnh chưa được xử lý PGD đã kiểm tra và xử lý theo đúng quy định của ngành, lập hồ sơ đề nghị khoanh nợ, cho vay bổ sung và động viên người trả góp hàng tháng để giảm nợ. Ngoài các giải pháp xử lý tồn tại trên trong quá trình thực hiện triển khai cho vay hộ nghèo, PGD đã thực hiện tốt việc giao dịch tại các điểm giao dịch xã, thị trấn theo lịch. Số hộ có nợ quá hạn được niêm yết ở bảng thông báo tại điểm giao dịch, hàng tháng cán bộ tín dụng đều sao kê chi tiết các hộ quá hạn của từng tổ chức hội để phối hợp đôn đốc trả nợ đồng thời làm việc với UBND cấp xã, thị trấn đưa chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH vào một trong những nội dung họp giao ban hàng tháng và là chỉ tiêu thi đua của từng cấp hội. Đối với tổ chức hội đoàn thể nào có nợ quá hạn cao sẽ không được UBND cấp xã, thị trấn phân bổ vốn và không được xếp loại thi đua. Việc làm nay đã tạo ra một phong trào thi đua giảm nợ quá hạn ở từng tổ chức hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nông thôn được cải thiện, song còn tăng trưởng chậm. Vì vậy hàng năm Nhà nước vẫn phảI trích một phần ngân sách để nông dân, nền kinh tế địa phương đang gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được một số thành tựu kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, bộ mặt nông thôn đã từng bước khởi sắc. Ngành sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện góp phần vào nguồn thu ngân sách, bước đầu đã cung cấp một lượng nông, thuỷ sản phẩm hàng hoá xuất khẩu. 2.3.3. Đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo: * Hiệu quả về kinh tế : Sau hơn 6 năm hoạt động PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã tập trung được các chương trình tín dụng chính sách có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước theo mục tiêu xoá đói giảm nghèo về một đầu mối và quản lý thống nhất theo chủ trương chính sách của Chính phủ. Sáu năm qua kênh tín dụng chính sách dư nợ tăng 1,33 lần so với năm 2004 là thời điểm bàn giao khi thành lập NHCSXH. Hoạt động cho vay hộ nghèo đã dựa vào các tổ chức chính trị - xã hội theo phương thức uỷ thác từng phần. Một mặt các tổ chức chính trị - xã hội có màng lưới rộng lớn đến tận địa bàn thôn, xóm, xã các cán bộ tổ chức hội sống gần dân, hiểu dân, có kinh nghịêm trong công tác quần chúng. Việc thực hiện uỷ thác qua các tổ chức hội đã tận dụng được bộ máy cán bộ, tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý xã hội, tạo điều kiện cho ngân hàng và các tổ chức chính trị - xã hội lồng ghép có hiệu quả chương trình tín dụng và các chương trình văn hoá - xã hội đạt kết quả cao hơn. Qua thanh tra, kiểm tra của nhiều đoàn thuộc các ngành, các cấp và của nội bộ NHCSXH đã cho thấy vốn của NHCSXH đã trực tiếp đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, vốn vay được sử dụng đúng theo mục đích xin vay, đã và đang phát huy hiệu quả kinh tế. Một số xã đã lồng ghép với các chương trình kinh tế xã hội khác như : khuyến nông, khuyến diêm, khuyến ngư...nên vốn vay đã phát huy hiệu quả thiết thực. * Hiệu quả về mặt xã hội: Hoạt động của PGD NHCSXH Giao Thuỷ đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, phát huy tiềm lực đất đai, ngành nghề, tạo điều kiện sản xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi và tình trạng bán lúa non, bán cầm cố ruộng đất ở nông thôn, đời sống dân nghèo được cải thiện góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội đất nước. Sau hơn 6 năm hoạt động vốn của NHCSXH đã góp phần giúp cho nhiều hộ vay vốn thoát khỏi ngưỡng đói nghèo theo chuẩn mực của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và nhiều hộ nghèo khác đang trên đà vươn lên thoát khỏi đói nghèo trong vài chu kỳ sản xuất tới. Thực hiện kênh tín dụng đối với hộ nghèo đã thể hiện tính nhân văn, nhân ái và lương tâm trách nhiệm của cộng đồng đối với người nghèo, góp phần củng cố khối liên minh công nông và thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, nâng cao vị thế của NHCSXH, giúp Hội đồng quản trị NHCSXH và các nhà hoạch định chính sách có cơ sở nghiên cứu chính sách tín dụng hộ nghèo nói riêng và chính sách phát triển kinh tế nói chung. Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát thông qua việc điều hành của Hội đồng quản trị ở trung ương và Ban đại diện hội đồng quản trị các cấp ở địa phương, qua bình xét đối tượng được vay vốn của các tổ chức chính trị xã hội, từng bước mở rộng tính công khai, dân chủ trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Việc thành lập NHCSXH là một chủ trương sáng suốt, phù hợp với ý Đảng lòng dân. Do đó nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp. Kết quả hoạt động trong thời gian qua tuy chưa dài song đã gây được lòng tin và ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân, đặc biệt là nông dân nghèo rất phấn khởi và ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. *Những hạn chế Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế mà PGD NHCSXH cần khắc phục trong những năm sau để PGD NHCSXH huyện Giao Thủy có thể phát triển mạnh hơn nữa. - Việc tuyên truyền về hoạt động chưa được sâu rộng, cán bộ thiếu kinh nghiệm, các tổ trưởng tổ TK&VV trình độ còn hạn chế. Họ quen với phương pháp quản lý tiền tệ còn đơn giản tùy tiện. - Sự phối hợp với phòng tổ chức xã hội trong việc thẩm định dự án còn chậm đọng vốn lâu, thủ tục phê duyệt cồng kềnh. - Nhiều tổ chức tham gia cho vay hộ nghèo trên 1 địa phương , không tránh khỏi cho vay chồng chéo 1 hộ vay ở nhiều tổ chứ, nể nang thiên vị. - Các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn thường là trưởng, phó thôn, bí thư chi hộ, các ủy viên ban chấp hành các hội nông dân, PN, CCB thôn nên được thay đổi theo nhiệm kỳ công tác. Từ những kết quả đạt được và những khó khăn thách thức trước sự phát triển của nền kinh tế vì vậy để NHCSXH nói chung và chi nhánh huyện Giao Thủy nói riêng có thể phát triển thì trước mắt cần giải quyết những vấn đề sau - Việc huy động nguồn vốn trong cộng đồng người nghèo và các hình thức động viên sự đóng góp của cá nhân, các doanh nghiệp trên tinh thần nhân ái vì người nghèo rất hạn chế Trong nền kinh tế thị trường động cơ làm giàu không ngừng luôn hối thúc mỗi cá nhân và từng doanh nghiệp, vì thế sự đóng góp vốn cho người nghèo với tinh thần tương ái không vì lợi nhuận chỉ mang tính tượng trưng. Bản thân người nghèo, hộ nghèo không có những khoản thu nhập dôi dư, tiền gửi tiết kiệm đối với họ là điều quá xa lạ, bởi vì bản thân họ kiếm được đồng tiền, tạo ra nguồn thu nhập mới tăng lên là cả một quá trình vật lộn, bươn trải cả về vật chất lẫn tinh thần. Hơn nữa, nếu tạo được một chút thu nhập dôi dư thì có quá nhiều nhu cầu bức thiết đòi hỏi họ phải chi phí chính vì thế sự đóng góp của họ mang tính bắt buộc để có đủ điều kiện vay vốn là rất nhỏ nhoi. - Về mặt tổ chức do mới thành lập nên chưa có được sự tín nhiệm từ phía khách hàng như các NHTM khác thựch iện nghiệp vụ huy động vốn từ lâu, có uy tín với khách hàng nên người gửi tiền tín nhiệm. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN GIAO THUỶ 3.1. Định hướng của đảng và nhà nước về xoá đói giảm nghèo: Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, đất nước đang tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với sự phát triển về nền kinh tế, thì vấn đề xoá đói giảm nghèo luôn là một thách thức to lớn mà Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách đồng bộ, bằng nhiều giải pháp hành động kiên quyết, huy động sức mạnh tổng hợp toàn xã hội, nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và ổn định xã hội. * Tư tưởng Hồ Chí Minh về xoá đói giảm nghèo: Hồ Chí Minh coi đói nghèo như một thứ giặc cũng như giặc dốt, giặc ngoại xâm. Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá, giàu. Người giàu thì giàu thêm. * Định hướng của Đảng và Nhà nước ta về xoá đói giảm nghèo: Tại Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ V (khoá VII), Đảng ta đã đề ra chủ trương “….phải hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo…” Tư tưởng nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII và IX: Cùng với quan điểm đổi mới, tăng trưởng kinh tế phải tiến hành công cuộc xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng giới, giảm sự phân hoá giàu nghèo. Khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp, đi đôi với xoá đói giảm nghèo bền vững, chú trọng phát triển nông nghiệp nông thôn, vì 90% người nghèo sống ở vùng nông thôn. Xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước, xoá đói giảm nghèo là một cuộc cách mạng xã hội sâu sắc, là phong trào của quần chúng, nhất là địa phương, cơ sở. Hình thành được hệ thống chính sách và chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo. Tập trung nguồn lực để xoá nhanh các hộ đói, xã đặc biệt khó khăn, giảm mạnh các hộ nghèo, xã nghèo. Thực hiện xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo, đa dạng hoá các nguồn lực trong nước, phát huy nội lực tại chỗ và tranh thủ hợp tác, trợ giúp quốc tế, tạo thành phong trào sôi động trong cả nước, lấy ngày 17 tháng 10 hàng năm là “ Ngày vì người nghèo”. Chương trình xoá đói giảm nghèo hỗ trợ thông qua các chính sách và dự án sau: Các chính sách xoá đói giảm nghèo: - Chính sách hỗ trợ về y tế: Người quá nghèo được cấp thẻ hoặc người nghèo được cấp giấy chứng nhận khám chữa bệnh được miễn giảm một phần viện phí, được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh từ thiện nhân đạo…bảo hiểm y tế. - Chính sách hỗ trợ về giáo dục: Con hộ nghèo trong các trường phổ thông công lập được miễn giảm học phí và kinh phí đóng góp xây dựng trường sở. Đối với con hộ quá nghèo được cấp không vở viết và sách giáo khoa. - Chính sách an sinh xã hội: Hỗ trợ trực tiếp cho người bị rủi ro do thiên tai gây ra để ổn định cuộc sống. Hỗ trợ nhóm yếu thế như: người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật nặng ổn định cuộc sống, từng bước hoà nhập cộng đồng. - Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp: Hộ sản xuất nông nghiệp được xác định là hộ nghèo được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2002. - Chính sách trợ giúp hộ nghèo về nhà ở: Gia đình nghèo sống trong các ngôi nhà dột nát, ổ chuột xiêu vẹo… được Nhà nước hỗ trợ một khoản kinh phí để xây dựng lại nhà ở. Đối tượng đặc biệt quan tâm là hộ nghèo thuộc diện chính sách và dân tộc thiểu số. - Chính sách hỗ trợ công cụ lao động và đất sản xuất: Nhà nước hỗ trợ hộ nghèo chuộc lại đất sản xuất đang bị cầm cố và hỗ trợ một phần công cụ sản xuất phù hợp cho người ở nông thôn. - Hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn: Hỗ trợ các gai đình dân tộc đặc biệt khó khăn ổn định đời sống, hỗ trợ phát triển sản xuất, tiếp cận phương thức sản xuất mới, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Các dự án hỗ trợ trực tiếp xoá đói giảm nghèo: Nhóm dự án XĐGN chung: - Dự án tín dụng cho hộ nghèo vay để phát triển sản xuất kinh doanh. - Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. - Dự án xây dựng mô hình XĐGN ở các vùng đặc thù (bãi ngang ven biển, vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng ATK, vùng sâu đồng bằng sông Cửu long) Nhóm các dự án XĐGN cho các xã nghèo (có 25% hộ nghèo trở lên và chưa đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu) không thuộc chương trình 135: - Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã nghèo. - Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã nghèo. - Dự án ổn định dân cư và xây dựng kinh tế mới ở các xã nghèo. - Dự án định canh định cư ở các xã nghèo. - Dự án đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo và cán bộ các xã nghèo. Đảng và Nhà nước ta xác định: xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế của đất nước đã có sự tăng trưởng, phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và vùng nông thôn vẫn còn một bộ phận dân cư đang sống trong cảnh nghèo đói. Vì vậy thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo để có những giải pháp tác động trực tiếp đến người nghèo giúp họ có điều kiện vươn lên xóa đói giảm nghèo. Những giải pháp đó là: 3.1.1. Phát triển kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo bền vững: Nhà nước tập trung đầu tư cho phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế động lực để đạt tốc độ tăng trởng kinh tế cao. Vùng kinh tế động lực, các ngành kinh tế mũi nhọn, các địa phương giàu phải có trách nhiệm chia sẻ, hỗ trợ cho địa phương nghèo, tham gia tích cực vào thực hiện các chính sách dự án xoá đói giảm nghèo. Đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hoá, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người nghèo. 3.1.2. Tạo cơ hội và điều kiện để người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản: Bảo đảm cho các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, khuyến nông, lâm, ngư và hướng dẫn cách làm ăn, cho vay vốn, giáo dục, y tế, văn hoá… đến với người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, nâng cao dân trí. Trước hết, bằng các giải pháp phù hợp hỗ trợ cho người nghèo về xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh, kế hoạch hoá gia đình…, tăng tỷ lệ người nghèo được hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản và từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ. 3.1.3. Huy động bố trí nguồn lực tập trung đầu tư cho các địa bàn trọng điểm và các hoạt động ưu tiên: Các xã nghèo miền núi, vùng sâu, vùng xa, bãi ngang ven biển, bốn vùng được ưu tiên là miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Đầu tư cơ sở hạ tầng ở các vùng này là tập trung giải quyết trước các công trình phù hợp với nhu cầu thiết yếu của nhân dân để đảm bảo điều kiện phát triển kinh tế và ổn định đời sống như thuỷ lợi, trường học, trạm y tế,… Các hoạt động ưu tiên là cung cấp tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là đào tạo giảng viên và cán bộ cấp cơ sở, kể cả cán bộ tăng cường, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. 3.1.4. Phát huy nội lực đi đôi với củng cố và tăng cường hợp tác quốc tế: Động viên người nghèo, hộ nghèo tự vươn lên khắc phục khó khăn để thoát nghèo là chủ yếu, Nhà nước và cộng đồng đóng vai trò hỗ trợ và tập trung vào các vùng trọng điểm, khó khăn, đồng thời huy động các nguồn lực, thu hút và động viên sự tham gia, ủng hộ của các tầng lớp dân cư, của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo. Mở rộng hợp tác quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính để đẩy nhanh quá trình xoá đói giảm nghèo. 3.2. Định hướng của NHCSXH về tín dụng đối với hộ nghèo: 3.2.1. Bảo toàn và tăng trưởng nguồn vốn điều lệ: Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Như vậy, cũng như các tổ chức tín dụng khác, NHCSXH có vốn điều lệ được cấp khi thành lập là 5000 tỷ đồng và được cấp bổ sung hàng năm phù hợp với kế hoạch hoạt động hàng năm 3.2.2. Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước: Để từng bước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, Nhà nước cần phải dành một tỉ lệ nhất định trong các khoản chi ngân sách hàng năm để lập các quỹ tài trợ cho các chương trình dự án quốc gia như Quỹ giải quyết việc làm, Quỹ xoá đói giảm nghèo. Từ thực tiễn nước ta và kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới cho thấy: việc hỗ trợ vốn cho người nghèo dưới hình thức cấp phát của ngân sách sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế, nó tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại đối với người nghèo, số vốn đó không được sử dụng vào sản xuất mà chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trước mắt của họ mà thôi. 3.2.3. Nguồn hình thành từ các tổ chức tín dụng khác: Từ tình hình thực tiễn ở nước ta và vận dụng kinh nghiệm của các nước trên thế giới, chính sách tiền tệ có thể hướng vào việc xoá đói giảm nghèo thông qua việc đầu tư tín dụng cho hộ gia đình nghèo. Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng các công cụ điều tiết của mình như: lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, quy định mức góp vốn… cụ thể có thể áp dụng các giải pháp sau: - Hoạch định chính sách vĩ mô đảm bảo cho thị trường tài chính nông thôn ổn định và phát triển. Đây là nền tảng quan trọng cho NHCSXH hoạt động ổn định. - Tiếp tục duy trì chính sách tiền gửi 2% số dư nguồn vốn huy động tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định số 78/2002/NĐ - CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ và nghiên cứu để mở rộng chính sách này đối với tất cả các tổ chức tài chính, tín dụng hoạt động trên địa bàn Việt Nam, coi đó là nghĩa vụ thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. - Ngân hàng nhà nước cho Ngân hàng Chính sách xã hội vay chiết khấu, tái chiết khấu và bảo lãnh cho NHCSXH vay vốn của các tổ chức quốc tế và của nước ngoài khi cần thiết. 3.2.4. Nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước: Để khơi tăng được nguồn vốn này Ngân hàng Chính sách xã hội cần phải: - Thực hiện tốt việc cho vay hộ nghèo từ các nguồn vốn tài trợ theo các chương trình, dự án của nước ngoài đang thực hiện như: dự án IFAD, RIDP Tuyên Quang; dự án Phát triển vùng nước ngập mặn; KFW cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ; dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp… - Phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể hữu quan xây dung các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn có tính khả thi để thu hút nguồn tài trợ trong và ngoài nước. - Cùng với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, hiệp hội trong nước kêu gọi và ký kết các hiệp định vay vốn từ nước ngoài; chủ động xây dựng các chương trình, dự án để vận động, thu hút nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài, thông qua việc đầu tư vốn vào các chương trình, dự án thử nghiệm, tài trợ kỹ thuật, đào tạo nhân viên trong hệ thống NHCSXH. - Tiếp tục mở rộng và đa dạng hoá mối quan hệ, hợp tác trong và ngoài nước để có thể tiếp cận và xúc tiến việc vận động, tranh thủ các nguồn tài trợ ưu đãi của nước ngoài. Ngoài ra còn phải quan tâm đến việc khơi tăng các nguồn vốn như: nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường nhưng theo một tỷ lệ nhất định hợp lý nhằm đảm bảo an toàn thanh toán cho toàn hệ thống, bao gồm huy động từ tiết kiệm dân cư, các loại tiền gửi tiết kiệm của các hộ gia đình nghèo vay vốn ngân hàng dưới các hình thức tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm định kỳ, tiết kiệm tự nguyện. Chủ yếu thực hiện việc huy động qua kênh phát hành trái phiếu, kỳ phiếu và hoạt động từ nguồn vốn vay tiết kiệm Bưu điện và nguồn tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng Nhà Nước. 3.3 Giải pháp mở rông hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ: Để tiếp tục nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo,hoc sinh sinh viên và giảm thấp nợ quá hạn của NHCSXH cần có những giải pháp sau: - Cần phải làm tốt khâu bình xét cho vay từ cơ sở một cách công khai dân chủ để lựa chọn những hộ vay đúng đối tượng sử dụng vốn vay có hiệu quả. - Trước khi giải ngân vốn cho vay hộ nghèo, NHCSXH phải phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể, các ngành chức năng để hướng dẫn cách làm ăn, các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả sao cho phù hợp với điều kiện và năng lực quản lý của từng hộ nghèo, hướng dẫn việc sử dụng và quản lý vốn đúng mục đích và chặt chẽ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hộ có điều kiện thoát nghèo. Phối kết hợp với các ngành, các cấp, các đoàn thể có liên quan hỗ trợ về kỹ thuật và phương pháp sản xuất có hiệu quả cho hộ nghèo bằng các hình thức chủ yếu như cho họ tham quan, học hỏi rút kinh nghiệm sản xuất của những hộ nông dân sản xuất giỏi, kết hợp tập huấn kỹ thuật, hội thảo…tạo điều kiện để họ trao đổi và học hỏi kinh nghiệm sản xuất trong nội bộ hộ nghèo. - Trên cơ sở khảo sát tình hình kinh tế đời sống và năng lực sản xuất, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo NHCSXH sẽ phối kết hợp với các ban, ngành đoàn thể có liên quan lập dự án đầu tư có hiệu quả, phù hợp với điều kiện và năng lực của hộ nghèo tại địa phương, các dự án có hiệu quả kinh tế và ước lượng được những rủi ro để hạn chế những rủi ro và thiệt hại cho hộ nghèo. - Phải bám sát các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, giúp cho NHCSXH chủ động trong việc cung ứng vốn, góp phần đảm bảo cho việc thực hiện được chủ trương quy hoạch phát triển kinh tế tổng thể của huyện. Mặt khác, người nghèo khi được vay vốn ưu đãi của Nhà nước cần phải được tư vấn nâng cao kiến thức nuôi trồng và chăm sóc cây con một cách khoa học thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm của địa phương. - Tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của NHCSXH bằng nhiều hình thức: trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương như đài phát thanh, truyền hình, báo… thông qua các hội nghị giao ban, tập huấn và tờ rơi quảng cáo. - Tổ chức khai thác các loại nguồn vốn bằng hình thức mở rộng các dịch vụ ngân hàng. Chú trọng nguồn vốn huy động tại địa phương như: ngân sách địa phương, quỹ hoạt động của các hội đoàn thể, tiền nhàn rỗi của các tổ chức xã hội… để vận động. - Tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp chỉ đạo cho vay các chương trình đúng đối tượng, đảm bảo an toàn vốn vay. - Tiếp tục đề xuất với cấp uỷ chính quyền giúp đỡ, tạo điều kiện cấp đất để xây dựng trụ sở cho phòng giao dịch. Phấn đấu phòng giao dịch có kho đảm bảo an toàn tài sản, tạo khả năng chủ động chi trả tiền mặt kịp thời cho khách hàng. - Củng cố mối quan hệ với các tổ chức hội đoàn thể để phối hợp thực hiện tốt hợp đồng uỷ thác đã ký kết, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV trở thành mắt xích quan trọng của người dân và ngân hàng. Có chương trình phối hợp với hội đoàn thể tập huấn cho cán bộ phụ trách và tổ trưởng TVV. - Tăng cường công tác quản lý và giám sát việc sử dụng vốn của hộ vay phối hợp với các hội đoàn thể, tổ vay vốn với nhiều hình thức như kiểm tra tại chỗ, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chéo, kiểm tra đột xuất… nhằm có biện pháp xử lý kịp thời. - Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại, nâng cao nhận thức, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, đạo đức, tác phong cho đội ngũ cán bộ PGD, cho cán bộ thuộc các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác cho vay, thành viên Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn của NHCSXH có phân loại đối tượng trong đào tạo với phương châm cầm tay chỉ việc. - Thực hiện tốt giao dịch tại xã, thị trấn tại điểm giao dịch phải có sao kê công khai số dư nợ, tiết kiệm, nợ quá hạn của từng hộ vay. - Phải thường xuyên kiểm tra đối chiếu nợ, xem như kiểm kê lại tài sản của mình. Qua đợt kiểm kê đối chiếu nợ theo chỉ đạo của Tổng giám đốc, hàng loạt các chi nhánh mới phát hiện mình bị chiếm dụng vốn, đây là bài học kinh nghiệm quý báu mà chúng ta rút ra trong quá trình cho vay uỷ thác. Hoạt động của NHCSXH luôn gắn chặt với các hội, đoàn thể ở địa phương. Các hội, đoàn thể có vai trò rất quan trọng trong việc xét chọn cho vay và thu nợ của Ngân hàng. Vì vậy, cấp uỷ và chính quyền các cấp cần quan tâm chỉ đạo các ngành đoàn thể thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình theo hợp đồng uỷ thác đã ký giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương. Đồng thời, phải nhận thức rằng: Vốn của NHCSXH là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế tại địa phương, nếu phát huy tốt và có hiệu quả đầu tư vốn của NHCSXH thì sẽ tác động rất lớn đến hiệu quả XĐGN và giải quyết việc làm của địa phương. 3.4. Một số kiến nghị 3.4.1 Kiến nghị với các cấp,các nghành của huyện: Hộ nghèo thường gặp nhiều khó khăn nào là ốm đau, bệnh tật, con đông, không được học hành đến nơi đến chốn, nhà cửa tạm bợ, thiếu tư liệu sản xuất, trình độ sản xuất kinh doanh thấp kém. Vì thế, các cấp, các ngành và mỗi người dân phải coi công tác XĐGN là nhiệm vụ chính trị thường xuyên lâu dài và là trách nhiệm của toàn xã hội. Nhà nước chỉ tạo môi trường bằng cơ chế chính sách và hỗ trợ một phần vốn ưu đãi để tạo động lực phát triển cho các hộ nghèo tự vươn lên. Muốn làm tốt và nâng cao hiệu quả vốn tín dụng và các ngành phải cùng thực hiện hàng loạt và đồng bộ các giải pháp như sau: - Về y tế: Nên mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, tổ chức tốt khâu chăm sóc sức khoẻ sinh sản, và thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình cho người nghèo sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm chi phí cho gia đình và xã hội. - Về giáo dục: Miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường lớp đối với học sinh các cấp và học sinh nghèo, cấp học bổng cho các em nghèo, học giỏi hiếu học nhưng có hoàn cảnh khó khăn để tạo điều kiện cho con em hộ nghèo học hành đến nơi đến chốn, khi tốt nghiệp ra trường sẽ tự lo cho bản thân và phụ giúp kinh tế cho gia đình và bản thân. - Về nhà ở: Hỗ trợ về nhà ở cho các hộ nghèo đang sống trong những căn nhà tạm bợ mà không có khả năng xây dựng, giúp họ an tâm trong cuộc sống, bảo vệ sức khoẻ của mọi thành viên trong gia đình để họ tích cực sản xuất nâng cao thu nhập cải thiện đời sống từng bước vươn lên để hoà nhập vào cộng đồng. - Hỗ trợ về tư liệu sản xuất: Đối với những hộ có đất để sản xuất nhưng do hoàn cảnh khó khăn phải cầm cố, sang nhượng thì Nhà nước hỗ trợ vốn để chuộc lại đất tạo điều kiện cho họ phát triển kinh tế gia đình, giải quyết việc làm ổn định tăng thu nhập cho gia đình và xã hội. - Đào tạo và nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ tham gia công tác XĐGN: Bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho lực lượng cán bộ trực tiếp tham gia công tác XĐGN đặc biệt là các cán bộ và các ban, ngành ở cấp xã. Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với số cán bộ tham gia công tác này. 3.4.2 Kiến nghị đối với phía hộ vay vốn: Bên cạnh những giải pháp kể trên, để mở rộng hoạt động cho vay của NHCSXH thì bản thân người nghèo cũng phải tự vươn lên để thoát nghèo bằng chính sức lao động của mình với những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng quản lý của mình, mạnh dạn ứng dụng KHKT vào trong sản xuất chăn nuôi, cải tiến sinh hoạt, tập tục văn hoá tránh gây lãng phí trong sản xuất kinh doanh. Có như vậy đồng vốn mới phát huy hiệu quả, hộ nghèo có tích luỹ và cuộc sống được nâng lên một bước. Nâng cao ý thức trả nợ của hộ nghèo, quán triệt cho hộ nghèo nhận thức được rằng đây là nguồn vốn cho vay ưu đãi về mặt lãi suất, điều kiện vay vì thế khi đến hạn hộ nghèo phải hoàn trả đúng hạn tiền gốc và lãi cho Ngân hàng để tiếp tục đầu tư cho các hộ nghèo khác vay tiếp. Đối với những trường hợp hộ nghèo có khả năng nhưng cố tình không trả nợ thì cấp uỷ và chính quyền các cấp phải kiên quyết xử lý đến nơi, đến chốn để làm gương cho hộ khác. - Khi được vay những đồng vốn ưu đãi, nhất thiết người vay phải xác định cho được trách nhiệm của mình với địa phương và Nhà nước. - Khi các hộ nghèo tự nguyện tham gia vào các Tổ tiết kiệm và vay vốn, được tham gia sinh hoạt trong các tổ chức hội, đoàn thể thì phải phát huy vai trò của các tổ chức này có điều kiện giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống thông qua các chương trình của các cấp hội phát động. Ngoài ra, khi người nghèo tham gia vào các tổ chức hội, đoàn thể được tham gia sinh hoạt theo các chương trình lồng ghép của các cấp hội, có được một chỗ dựa chắc chắn về tinh thần, không cón mặc cảm xã hội, từ đó phải động viên họ tham gia ngày càng tích cực vào các phong trào của hội để nâng cao ý thức cộng đồng, góp phần ổn định xã hội. 3.4.3. Kiến nghị đối với Nhà nước Cần có một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định Hệ thống tài chính tín dụng nông thôn chỉ có thể phát triển bền vững trên môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Đặc biệt là các chỉ số kinh tế như tốc độ tăng GDP, tỷ lệ lạm phát hợp ly có thể kiểm soát được, tăng tỷ lệ tích tiết kiệm và đầu tư. Ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết cho sự bền vững về kinh tế. Cần có một môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi Nhà nước luôn có một chính sách tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển, có như vậy mới tạo cơ sở cho vốn tín dụng bền vững như: Có chính sách và giao cho Bộ Nông nghiệp và Nông thôn làm đầu mối phối hợp với các bộ ngành liên quan tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư; thúc đẩy tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp; chính sách tiếp thị, hướng dẫn sản xuất và chính sách bảo hộ xuất khẩu… Khu vực nông thôn cần được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển cho người dân nông thôn. Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy thị trường tài chính nông thôn phát triển, cần khuyến khích hỗ trợ, tạo cơ sở pháp ly cho các công ty tài chính ra đời phát triển dịch vụ tới mọi người dân, đặc biệt là bảo hiểm tín dụng. 3.4.4. Kiến nghị với UBND các cấp Đề nghị chính quyền các cấp quan tâm hơn nữa và phối hợp chặt chẽ với NHCSXH giám sát quá trình sử dụng vốn vay; củng cố và nâng cao vai trò của Ban XĐGN và các tổ chức tương hỗ, hình thành các Tổ vay vốn hoạt động thật sự để hỗ trợ NHCSXH tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ nghèo. Cần coi NHCSXH là Ngân hàng của chính tổ chức mình, thực sự chăm lo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để NHCSXH hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ được. 3.4.5. Kiến nghị đối với HĐQT–NHCSXH Đề nghị HĐQT kiến nghị với Chính phủ cấp đủ vốn điều lệ cho NHCSXH;tạo lập nguồn vốn có nguồn gốc từ Ngân sách để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách như phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành quan tâm hỗ trợ NHCSXH trong việc tìm kiếm các nguồn vốn dài hạn từ các tổ chức trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện giúp NHCSXH tiếp nhận các dự án tài trợ về vốn, kỹ thuật của các Tổ chức Tài chính quốc tế, tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ nước ngoài KẾT LUẬN Xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn,chương trình xoá đói giảm nghèo đóng vai trò quan trọng và là một đòi hỏi bức xúc trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước.Tín dụng đối với người nghèo là một trong những yếu tố vật chất thúc đẩy nhanh quá trình giảm đói nghèo. Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động của PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ, qua nghiên cứu, luận giải tính tất yếu còn tồn tại một bộ phận người dân sống trong cảnh nghèo đói, cần có chính sách hỗ trợ người nghèo mà trong đó hiệu quả tín dụng cho người nghèo là một vấn đề quan trọng. Thực hiện mục tiêu đề tài nghiên cứu, chuyên đề đã hoàn thành các nội dung sau: Phân tích những vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo.Khái quát những nguyên tắc, nội dung cơ bản của cơ chế tín dụng đối với người nghèo, nghiên cứu và đề xuất cơ chế tín dụng thích hợp đối với người nghèo. Phần thực trạng thông qua số liệu phân tích các năm (từ năm 2007 đến năm 2009) đã đưa ra được những nhận xét xác thực, phù hợp với thực tế hoạt động của NHCSXH. Việc thu thập, sưu tầm những thông tin, số liệu, các văn bản, chính sách đang có hiệu lực thi hành cũng như việc tập trung nghiên cứu được thực hiện nghiêm túc, đặc biệt về lí luận, từ đó đã đưa ra được những mặt mạnh, những mặt còn tồn tại hạn chế và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với người nghèo để từ đó đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo. Kết quả nghiên cứu sẽ là tư liệu có ích để NHCSXH xây dựng các cơ chế chính sách cho hoạt động của NHCSXH theo hướng ổn định và bền vững. Hoàn thành chuyên đề này em mong muốn đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào lĩnh vực nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đây là một vấn đề còn rất phức tạp, liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều các Bộ, ngành, đoàn thể... mà khả năng về nhận thức, lý luận và thực tế của bản thân còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy, những nội dung thể hiện trong bài viết chắc chắn còn phải bổ sung nên em rất mong muốn nhận được nhiều sự đóng góp quý báu của cơ quan, các đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này để có thể tiếp tục tu chỉnh và hoàn thiện. Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề,em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Th.S Nguyễn Thị Ngọc Diệp, các thầy cô giáo Khoa Ngân hàng - Tài chính, Giám đốc PGD và các anh chị của PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Cẩm nang chính sách và nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo - Ngân hàng Chính sách xã hội - 2004. 2- Hỏi và đáp về hoạt động tín dụng - Ngân hàng Chính sách xã hội - 2006. 3- Tài liệu tập huấn Tổ vay vốn - Ngân hàng Phục vụ người nghèo - 2000. 4- Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội - Ngân hàng Chính sách xã hội - 2003. 5- Tài liệu tập huấn Tổ vay vốn - Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định - 2004. 6- Tài liệu hội nghị tập huấn cơ chế Kế hoạch - Tín dụng - Ngân hàng Chính sách xã hội - 2004. 7- Báo cáo tổng kết 3 năm (2006-2008) thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác - Ngân hàng Chính sách xã hội - 2009. 8- Báo cáo kết quả 6 năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ - Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định - 2008. 9- Báo cáo kết quả hoạt động năm 2007 - Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định. 10- Báo cáo kết quả hoạt động năm 2009 - Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định. 11- Báo cáo kết quả hoạt động năm 2007 - Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Giao Thuỷ. 12- Báo cáo kết quả hoạt động năm 2008 - Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Giao Thuỷ. 13- Các văn bản pháp quy về xây dựng hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định - 2003. 14- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Giao Thuỷ đến năm 2015 - UBND huyện Giao Thuỷ - 2008. 15- Tài liệu nghiệp vụ Lao động Thương binh và xã hội Bộ Lao động Thương binh và xã hội - 2002. 16- Tài liệu tập huấn cán bộ xoá đói giảm nghèo cấp xã - Bộ Lao động Thương binh và xã hội - 2004. 17- Tạp chí Ngân hàng - Số 14 tháng 7/2006. 18- Thông tin Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Số 1 tháng 1/2005. 19- Thông tin Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Số 9 tháng 7/2006. 20- Thông tin Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Số 11 tháng 9/2006. 21-Thông tin Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Số 12 tháng 10/2006. 22- Các tài liệu khác. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHCSXH : ngân hàng chính sách xã hội PGD : phòng giao dịch QĐ-TTg : quyết định thủ tướng HĐQT : hội đồng quản trị UBND : ủy ban nhân dân TƯ : trung ương TDNN : tín dụng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NĐ – CP : Nghị định – chính phủ BC : Báo cáo BĐD – HĐQT : Ban đại diện Hội đồng quản trị DSCV : Doanh số cho vay DSTN : Doanh số thu nợ HĐQT : Hội đồng quản trị LĐ – TBXH : Lao động Thương binh Xã hội NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHN0&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn XĐGN : Xoá đói giảm nghèo MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25664.doc
Tài liệu liên quan