- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và thực hiện hệ thống XHTD nội bộ tại các NH. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy định. là một trong những nhiệm vụ cấp bách mà NHNN cần nhanh chóng thực hiện nhằm đưa hoạt động của các NH ngày thêm phù hợp tiến gần chuẩn mực chung của quốc tế. Trong những năm gần đây NHNN đã có những nỗ lực nhất định trong việc ban hành và hoàn thiện các văn bản mang tính pháp lý như quy định về cho vay bất động sản, cho vay đầu tư chứng khoán, quy định đối với hoạt động NH, nhằm nâng cao năng lực hoạt động của NH như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hệ số nguồn vốn huy động so với vốn điều lệ đã có những tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế đồng thời làm cho hoạt động ngành NH ngày thêm năng động và hiệu quả. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của NH chưa đc ban hành một cách đồng bộ, các hướng dẫn chưa thật sự rõ rang và vẫn còn các điều khoản có thể gây hiểu nhầm, thiếu nhất quán.
- Hoàn thiện, thúc đẩy hoạt động của trung tâm Thông tin tín dụng: Một số phần nhập số liệu trong hệ thống XHTD của BIDV hiện nay phải lấy thông tin cừ CIC nhưng hạn chế lớn nhất của trung tâm Thông tin tín dụng này là chất lượng thông tin không chính xác, lỗi thời. Sự thiếu chính xác của CIC thường thể hiện ở các thông tin sau: số lượng các tổ chức tín dụng mà KH đang có quan hệ, dư nợ phát sinh quá hạn, số lần cơ cấu nợ, Nguyên nhân của những sai sót này là do CIC còn rất thụ động trông chờ vào nguồn thông tin mà các NHTM cung cấp. Do vây, để nâng cao chất lượng thông tin tại CIC, NHNN cần có những quy định cụ thể:
- Quy định bắt buộc các tổ chức tín dụng phải cung cấp thông tin KH định kỳ hàng tháng hàng quý cho CIC. Đồng thời nên có những quy định cụ thể về các hình thức xử phạt đối với việc cung cấp thông tin giả, chậm trễ trong việc cung cấp thông tin.
- Thông tin về KH vay vốn phải được thu thập toàn diện, đầy đủ và không giới hạn bất kì mức vay nào
- CIC cần tiến hành phân chia và quản lý thông tin KH theo vùng, miền, khu vực cũng như ngành nghề để dễ tra cứu, tránh được sự nhầm lẫn, chồng chéo đối với KH có tên, má số thuế khá giống nhau.
78 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các tổ chức kinh tế trong công tác đánh giá và phân loại nợ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00
2.960
Môi trường nhân sự nội bộ của DN
3.70%
Tốt
80.000
2.960
Tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của DN trong giai đoạn từ 2 đến 5 năm tới
3.70%
Có tầm nhìn và chiến lược kinh doanh, tuy nhiên tính khả thi trong 1 số trường hợp còn hạn chế
60.000
2.220
Quan hệ với ngân hàng
Các nhân tố bên ngoài
Triển vọng ngành
3.00%
Ổn định
60.000
1.800
Khả năng gia nhập thị trường của các Dn mới theo đánh giá của CBTD
2.80%
Bình thường
60.000
1.680
Khả năng sản phẩm của DN bị thay thế bởi các “sản phẩm thay thế”
2.80%
Bình thường
60.000
1.680
Tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào (khối lượng và giá cả)
2.80%
Tương đối ổn định hoặc có biến động nhưng ít ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của DN
60.000
1.680
Các chính sách bảo hộ/ ưu đãi của Nhà nước
2.80%
Không có chính sách bảo hộ/ ưu đãi, hoặc có nhưng DN không thể tận dụng để các chính sách này phát huy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
60.000
1.680
Ảnh hưởng của các chính sách của các nước – thị trường xuất khẩu chính của DN
3.00%
Thuận lợi
80.000
2.400
Mức dộ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của DN vào các điều kiện tự nhiên
2.80%
Có phụ thuộc nhưng ảnh hưởng không đáng kể
80.000
2.240
Các đặc điểm hoạt động khác
Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp (nguồn nguyên liệu đầu vào)
3.00%
Bình thường
60.000
1.800
Sự phụ thuộc vào một số ít người tiêu dùng( sản phẩm đầu ra)
2.40%
Bình thường
60.000
1.440
Tốc độ tăng truởng của DN trong 3 năm gần đây
2.70%
20.00%
80.000
2.160
Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế của DN trong 3 năm gần đây
2.70%
10%
100.000
2.700
Số năm hoạt động của DN trong ngành
3.00%
2 năm
40.000
1.200
Phạm vi hoạt động của DN (phạm vi tiêu thụ sản phẩm)
3.00%
Toàn quốc, có hoạt động xuất khẩu
100.000
3.000
Uy tín của DN đối với người tiêu dùng
2.70%
Người tiêu dùng biết đến ở mức bình thường
60.000
1.620
Mức độ bảo hiểm của tài sản
2.70%
50%
80.000
2.160
Ảnh hưởng của sự biến động nhân sự đến hoạt động kinh doanh của DN trong 2 năm gần đây
2.40%
Có biến động, không ảnh hưởng đối với hoạt động kinh doanh của DN, hoặc ít/ không có biến động
60.000
1.440
Khả năng tiếp cận các nguồn vốn
2.40%
Có thể tiếp cận nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên quy mô hoạt động còn hạn chế
80.000
1.920
Triển vọng phát triển của DN theo đánh giá của CBTD
3.00%
Phát triển ở mức độ trung bình và tương đối vững chắc trong vòng 3-5 năm tới
80.000
2.400
Tổng điểm của thông tin phi tài chính
72.70
TỔNG SỐ ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP
Tỷ trọng
Điểm số
Điểm số * Tỷ trọng
Điểm cho thông tin tài chính:
30.00%
92.80
27.84
Điểm cho thông tin phi tài chính:
65.00%
72.70
47.26
Tổng cộng:
75.10
Xếp loại doanh nghiêp:
Loại BB. Độ rủi ro: Trung bình
Nhóm nợ:
Nợ nhóm 2
2.3.2.1. Kết quả xếp hạng của Công ty xây dựng Công trình giao thông 829
( ví dụ về khách hàng đã có quan hệ tín dụng với BIDV)
THÔNG TIN TỔNG HỢP VỀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP
Kỳ báo cáo: Kỳ báo cáo thời điểm 28/02/2007
Tên doanh nghiệp: Công ty xây dựng Công trình giao thông 829
Mã khách hàng(CIF):134772
Tổng dư nợ: 18,878.00 Triệu VNĐ
Mã số thuế: 01001087691
Tình trạng NQH: KH đang có dư nợ - không có nợ quá hạn
Thời hạn vay: KH có vay nợ vay ngắn, trung và dài hạn
Ngành hoạt động: Xây dựng
Loại hình DN: DN Nhà nước
Lĩnh vực hoạt động:
Điểm quy mô: 25.00
Quy mô doanh nghiệp: Lớn
Kiểm toán báo cáo tài chính: Có
Thời điểm báo cáo tài chính: 31/12/2009
1. THÔNG TIN TÀI CHÍNH
CÁC CHỈ TIÊU
Tỷ trọng
Giá trị
Điểm số
Điểm số * Tỷ trọng
Chỉ tiêu thanh khoản
25.00%
1. Khả năng thanh toán hiện hành
8.00%
0.966
80.000
6.400
2. Khả năng thanh toán nhanh
12.00%
0.436
60.000
7.200
3. Khả năng thanh toán tức thời
5.00%
0.215
100.000
5.000
Chỉ tiêu hoạt động
25.00%
4. Vòng quay vốn lưu động
7.00%
0.979
60.000
4.200
5. Vòng quay hàng tồn kho
7.00%
1.750
40.000
2.800
6. Vòng quay các khoản phải thu
6.00%
5.650
100.000
6.000
7. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
5.00%
13.427
100.000
5.000
Chỉ tiêu cân nợ
25.00%
8. Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản
10.00%
93.736
40.000
4.000
9. Nợ dài hạn/VCSH
15.00%
171.225
80.000
12.000
Chỉ tiêu thu nhập
25.00%
10. Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần
6.00%
3.727
80.000
4.800
11. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần
6.00%
-0.782
20.000
1.200
12. Lợi nhuận sau thuế/ VCSH bình quân
4.00%
7.504
40.000
1.600
13. Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình ruân
4.00%
0.551
20.000
0.800
14. EBIT/ Chi phí lãi vay
5.00%
0.551
20.000
1.000
Tổng điểm của thông tin tài chính
62.00
2. Thông tin phi tài chính
Các chỉ tiêu
Tỷ trọng
Giá trị
Điểm số
Điểm số * Tỷ trọng
Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ
Khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn
2.40%
3 lần
100.000
2.400
Nguồn trả nợ của KH theo đánh giá của CBTD
3.60%
Nguồn trả nợ đáng tin cậy, DN hoàn toàn có khả năng trả nợ đúng hạn
100.000
3.600
Trình độ quản lý và môi trường nội bộ
Lý lịch tư pháp của người đứng đầu DN
2.80%
Lý lịch tư pháp tốt, chưa từng có tiền án tiền sự theo thông tin mà CBTD có
100.000
2.800
Kinh nghiệm chuyên môn của người trực tiếp quản lý DN
2.80%
11 năm
100.000
2.800
Trình độ học vấn của người quản lý DN
2.52%
Trên Đại học
100.000
2.520
Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý DN theo đánh giá của CBTD
4.20%
Tương đối tốt
80.000
3.360
Quan hệ của Ban lãnh đạo với các cơ quan hữu quan
4.48%
Quan hệ bình thường
60.000
2.688
Tính năng động và độ nhạy bén của ban lãnh đạo DN với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của CBTD
2.80%
Khá năng động, phản ứng nhanh trước các thay đổi của thị trường
80.000
2.240
Môi trường kiểm soát nội bộ của DN theo đánh giá của CBTD
2.80%
Tương đối tốt: có các cơ chế kiểm soát và quy trình hoạt động được văn bản hóa, tuy nhiện việc thực thi trong thực tế chưa được đánh giá là chặt chẽ
80.000
2.240
Môi trường nhân sự nội bộ của DN
2.80%
Rất tốt
100.000
2.800
Tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của DN trong giai đoạn từ 2 đến 5 năm tới
2.80%
Có tầm nhìn và chiến lược kinh doanh tương đối rõ rang và có tính khả thi cao trong thực tế
100.000
2.800
Quan hệ với ngân hàng
Lịch sử trả nợ của KH(bao gồm cả gốc và lĩa) trong 12 tháng qua
3.70%
Luôn trả nợ đúng hạn
100.000
3.700
Số lần cơ cấu lại (bao gồm cả gốc và lĩa) trong 12 tháng vừa qua
3.33%
0 lần
100.000
3.330
Tỷ trọng nợ (nợ gốc) cơ cấu lại trên tổng dư nợ tại thời điểm đánh giá
3.33%
0%
100.000
3.330
Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại
3.33%
Không có nợ quá hạn
100.000
3.330
Lịch sử quan hệ đối với các cam kết ngoại bảng (thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết thanh toán khác..)
3.33%
BIDV chưa lần nào phải thực hiện thay các nghĩa vụ cho KH trong 24 tháng qua; hoặc KH không có giao dịch ngoại bảng
100.000
3.330
Tình hình cung cấp thông tin của KH theo yêu cầu của BIDV trong 12 tháng qua
3.33%
Thông tin luôn được cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn và đảm bảo chính xác theo yêu cầu của BIDV. Rất tích cực hợp tác trong việc cung cấp thông tin
100.000
3.330
Tỷ trọng doanh thu chuyển qua BIDV trong tổng doanh thu (trong 12 tháng qua) so với tủ trọng tài trợ vốn của BIDV trong tổng số vốn được tài trợ của DN
3.33%
100%
100.000
3.330
Mức độ sử dụng dịch vụ (tiền gửi và các dịch vụ khác) của BIDV
3.33%
KH chỉ sử dụng các dịch vụ của BIDV
100.000
3.330
Thời gian quan hệ tín dụng với BIDV
3.33%
12 năm
100.000
3.330
Tình trạng nợ quá hạn tại các NH khác trong 12 tháng qua
3.33%
Không có nợ quá hạn/ Không có dư nợ vay tại các NH
100.000
3.330
Định hướng quan hệ tín dụng với KH theo quan điểm của CBTD
3.33%
Phát triển
100.000
3.330
Các nhân tố bên ngoài
Triển vọng ngành
3.00%
Tương đối phát triển
80.000
2.400
Khả năng gia nhập thị trường của các DN bị thay thế bởi các “sản phẩm thay thế”
2.00%
Bình thường
60.000
1.200
Tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào (khối lượng và giá cả)
2.00%
Tương đối ổn định hoặc có biến động nhưng ít ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của DN
60.000
1.200
Các chính sách bảo hộ/ ưu đãi của Nhà nước
1.50%
Có chính sách bảo hộ/ khuyến khích/ ưu đãi và DN tận dụng các chính sách trong hoạt động kinh doanh của DN, tuy nhiên hiệu quả mới ở mức thấp
80.000
1.200
Mức dộ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của DN vào các điều kiện tự nhiên
1.50%
Có phụ thuộc nhưng ảnh hưởng không đáng kể
80.000
1.200
Các đặc điểm hoạt động khác
Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp (nguồn nguyên liệu đầu vào)
1.90%
Dễ dàng tìm kiếm các nhà cung cấp trên thị trường
100.000
1.900
Sự phụ thuộc vào một số ít người tiêu dùng( sản phẩm đầu ra)
1.71%
Bình thường
60.000
1.026
Tốc độ tăng truởng của DN trong 3 năm gần đây
1.52%
77%
100.000
1.520
Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế của DN trong 3 năm gần đây
1.52%
88.70%
100.000
1.520
Số năm hoạt động của DN trong ngành
2.28%
16 năm
100.000
2.280
Phạm vi hoạt động của DN (phạm vi tiêu thụ sản phẩm)
1.52%
Toàn quốc
100.000
1.520
Uy tín của DN đối với người tiêu dùng
2.28%
Người tiêu dùng biết đến ở mức độ bình thường
60.000
1.368
Mức độ bảo hiểm của tài sản
1.52%
5%
20.000
0.304
Ảnh hưởng của sự biến động nhân sự đến hoạt động kinh doanh của DN trong 2 năm gần đây
1.71%
Có biến động, ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động kinh doanh của DN
100.000
1.710
Khả năng tiếp cận các nguồn vốn
1.52%
Có thể tiếp cận nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên quy mô huy động còn hạn chế
80.000
1.216
Triển vọng phát triển của DN theo đánh giá của CBTD
1.52%
Phát triển ở mức độ trung bình và tương đối vững chắc trong 3 – 5 năm tới
80.000
1.216
Tổng điểm của thông tin phi tài chính
90.03
TỔNG SỐ ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP
Tỷ trọng
Điểm số
Điểm số * Tỷ trọng
Điểm cho thông tin tài chính:
35.00%
62.00
21.70
Điểm cho thông tin phi tài chính:
65.00%
90.03
58.52
Tổng cộng:
80.22
Xếp loại doanh nghiêp:
Loại A. Độ rủi ro: Thấp
Nhóm nợ:
Nợ nhóm 1
Nhìn chung, CBTD khi phân tích đánh giá đã tuân thủ theo đúng quy trình nghiệp vụ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những hạn chế. Để đánh giá đầy đư hơn về chuyên môn, uy tns của ban lãnh đạo cần phải tiến hành kiểm tra tại công ty. Nhưng CBTD chưa đánh giá cụ thể nội dung phân tíc ngành, chưa đánh giá được xu thế phát triển,tốc độ tăng trưởng trong những năm qua và trong tương lai, công nghệ đang sử dụng trong ngành và vị thế của công ty.
2.4. Đánh giá công tác áp dụng xếp hạng tín dụng nội bộ các doanh nghiệp tại BIDV Hà Nội
2.4.1 Những thành công đạt được
2.4.1.1. Trong công tác đánh giá và phân loại nợ
Áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp BIDV Hà Nội thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
BIDV là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng để thực hiện phân loại nợ theo điều 7 của quyết định 493/2005/QĐ – NHNN. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ra đời giúp BIDV Hà Nội thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định mới.
Trước đây, BIDV Hà Nội thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 6 quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, nghĩa là việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo thời gian quá hạn của khoản nợ và căn cứ vào các loại nợ để trích lập dự phòng rủi ro.
Sau khi áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng, BIDV Hà Nội đã căn cứ vào kết quả xếp hạng khi sử dụng hệ thống để tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng, cụ thể như sau:
Đối với khách hàng là DN, tổ chức tín dụng có tổng dư nợ quy đổi tại thời điểm phân loại tín dụng lớn hơn hoặc bằng 5 tỷ đồng, căn cứ vào kết quả xếp hạng của hệ thống, các khoản nợ của các khách hàng sẽ được phân loại vào các nhóm nợ sau:
Xếp hạng theo hệ thống XHTD nội bộ
Nhóm nợ
AAA
Nợ nhóm 1
AA
A
BBB
Nợ nhóm 2
BB
B
Nợ nhóm 3
CCC
CC
Nợ nhóm 4
C
D
Nợ nhóm 5
Trên cơ sợ việc phân loại nợ, BIDV Hà Nội tiến hành trích lập dự phòng rủi ro theo các mức sau:
Nợ nhóm 1: 0%
Nợ nhóm 2: 5%
Nợ nhóm 3: 20%
Nợ nhóm 4: 50%
Nợ nhóm 5: 100%
Đối với khách hàng cá nhân, và những khách hàng có dư nợ tại BIDV dưới 5 tỷ, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro vẫn được thực hiện theo điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tức là phân loại nợ dựa vào thời gian quá hạn của khoản nợ đó.
Cụ thể, tại BIDV Hà Nội, dựa vào kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng, có các nhóm nợ sau:
Bảng: các nhóm nợ năm 2008 tại BIDV Hà Nội
Nhóm nợ
Năm 2008
Năm 2009
Dư nợ (tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Dư nợ (tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Nợ nhóm 1
2987.4
83.47
3630.6
84.59
Nợ nhóm 2
554.6
15.5
593.2
13.82
Nợ nhóm 3
30.8
0.9
48.5
1.13
Nợ nhóm 4
3.15
0.09
4.7
0.11
Nợ nhóm 5
1.4
0.04
15.02
0.35
( Nguồn: báo cáo phân loại nợ của BIDV Hà Nội )
Phân loại nợ theo điều 7 quyết định 493/2005/QĐ – NHNN dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp cho việc phân loại nợ chính xác hơn do có sự kết hợp giữa những chỉ tiêu định tính và những chỉ tiêu định lượng. Việc phân loại khách hàng phải căn cứ trên kết quả đánh giá của một thời kỳ dài về các khía cạnh hoạt động của DN đó và quan hệ của họ với ngân hàng, trong khi đó việc phân loại nợ dựa theo điều 6 của quyết định 493 thì chỉ đơn thuần dựa vào dữ liệu tại thời điểm đánh giá. Việc phân loại nợ chính xác hơn sẽ làm cho việc trích lập dự phòng rủi ro chính xác hơn, giúp ích cho ngân hàng trong quá trình quản lý, cũng như đề ra các chiến lược phát triển hợp lý.
2.4.1.2. Hỗ trợ quá trình ra quyết định vay vốn
Việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã hỗ trợ rất nhiều cho quá trình thẩm định và ra quyết định vay vốn tại BIDV Hà Nội. Trước khi áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, việc đánh giá phân tích và ra quyết định tín dụng phụ thuộc rất lờn vào ý chí chủ quan của CBTD. Việc đánh giá khách hàng chủ yêu dựa trên các chỉ tiêu tài chính như: thu nhập, thanh khoản, cân nợ… Nhưng để đánh giá khách hàng một cách toàn diện cũng như khả năng trả nợ thì như thế là không đủ. Theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, các chỉ tiêu phi tài chính cũng cần phải được tính đến khi đánh giá khách hàng. Trong quá trình đánh giá, CBTD cũng không có sự so sánh tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cùng ngành hoặc doanh nghiệp thuộc các ngành khác, vì vậy có thể nhận định sai vị thế của doanh nghiệp trong ngành và tình hình tài chính của doanh nghiệp
Nhưng, kể từ khi áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong công tác cho vay, những sai sót đó đã được giảm đi đáng kể . Phương pháp được sử dụng trong hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV gồm phương pháp chấm điểm, phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê. Việc áp dụng các phương pháp này làm cho ý kiếm chủ quan của CBTD ít tác động hơn tới việc ra quyết định tín dụng đối với khách hàng. CBTD khi phân tích phải sử dụng các số liệu trong khoảng thời gian khá dài, thường là 3 năm. Và tròn quá trình phân tích cần phải so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu của toàn ngành, so sánh với các chỉ tiêu của doanh nghiệp khác. Do đó, kết quả chấm điểm của khách hàng phản ánh khá toàn diện về năng lực tài chính của khách hàng cũng như khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khong chỉ hỗ trợ cho quyết định vay vốn mà còn giúp ích trong công tác giám sát khoản vay sau khi giải ngân. Việc xếp hạng tín dụng được thực hiện định kỳ 3 tháng một lần, tất cả các khách hàng đều được xếp hạng lại kể cả những khách hàng đã được xếp hạng trước đây. Do đó, CBTD có thể kịp thời phát hiện ra những biến động bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra những phán quyết kịp thời. Ví dụ như nếu ban đầu khách hàng được xếp loại tốt, khả năng trả nợ đầy đủ, nhưng sau một thời gian hạng của khách hàng lại bị đẩy xuống thì ngay lập tức CBTD phải có các biện pháp như dừng giải ngân, trực tiếp xuống cơ sở để theo dõi và giám sát khách hàng nhằm đảm bảo thu hồi nợ và tránh rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
2.4.1.3. Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả.
Công tác xếp hạng tín dụng theo hệ thống XHTD giúp cho NH có cơ sở đánh giá khách khàng một cách tống nhất và hệ thống trong suốt quá trình từ tìm hiểu về khách hàng, xem xét dự án, đánh giá phân tích, thẩm định và ra quyết định tín dụng. Việc định kỳ đánh giá khách hàng giúp NH có thể cập nhật một cách nhanh chóng tình hình khách hàng, đánh giá được sự ảnh hưởng của những thay đổi đó đến hoạt động của doanh nghiệp. KHông chỉ có thế, căn cứ vào kết quả xêp hạng, CBTD sẽ quyết định đưa ra các chính sách phù ợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau phù hợp với quy định chung của Chi nhánh. Cụ thể, BIDV Hà Nội dã quy định năm nhóm khách hàng như sau:
1.Chính sách đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA và AA:
Chính sách tín dụng: NH đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu về tín dụng, bảo lãnh, cho thuê tài chính các loại trên cơ sở phải đảm bảo tỷ lệ giới hạn an toàn ( về dư nợ, số dư bảo lãnh cao nhất đối với một khách hàng…) thông qua các sản phẩm tind dụng, bảo lãnh của NH.
Chính sách đảm bảo tiền vay: NH sẽ xem xét, quyết định cho vay, cho thuê tài chính, bảo lãnh đối với nhóm khách hàng này được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và không có tài sản đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, của NHNN; tỷ lệ dư nợ vay, số dư bảo lãnh không có tài sản đảm bảo. Trong phạm vi quy định của pháp luật, của NHNN, khách hàng nhóm này được NH xem xét cho vay, bảo lãnh tối đa đến 100% dư nợ vay, số dư bảo lãnh không có tài sản đảm bảo.
2. Chính sách đối với khách hàng có mức xếp hạng A và BBB
-Chính sách tín dụng: NH đáp ứng kịp thời nhu cầu về tín dụng, bảo - Chính sách đảm bảo tiền vay: NH sẽ xem xét, quyết định cho vay, cho thuê tài chính, bảo lãnh đối với nhóm khách hàng này được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và không có tài sản đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, của NHNN; tỷ lệ dư nợ vay, số dư bảo lãnh không có tài sản đảm bảo. Trong phạm vi quy định của pháp luật, của NHNN, khách hàng nhóm này được NH xem xét cho vay, bảo lãnh tối đa đến 50% dư nợ vay, số dư bảo lãnh không có tài sản đảm bảo.
3. Chính sách đối với khách hàng có mức xếp hạng BB và B.
- Chính sách tín dụng: NH đáp ứng nhu cầu phù hợp về tín dụng, bảo lãnh các loại, trên cơ sở phải đảm bảo tỷ lệ giới hạn an toàn thông qua các sản phẩm tín dụng, bảo lãnh của NH theo đúng quy định của BIDV và của pháp luật, của NHNN. Trong quá trính sử dụng sản phẩm dịch vụ, nếu có những biểu hiện bất thường trong hoạt động như giảm sút doanh thu, lợi nhuận… hoặc do biến động về thị trường… thì NH sẽ xem xét việc bỏ sung các điều kiện về đảm bảo tiền vay, lãi suất, phí… Đồng thời, NH sẽ xem xét việc hạn chế cấp tín dụng, bảo lãnh, hoặc dừng có thời hạn từ 3 đến 6 tháng việc cấp tín dụng, bảo lãnh.
- Chính sách đảm bảo tiền vay: 100% dư nợ cho va phải được bảo đảm bằng tài sản.
4. Chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng CCC và CC.
Chính sách tín dụng: NH dành các sản phẩm, dịch vụ NH nhằm đáp ứng hoạt động của KH đạt mục tiêu sớm thu hồi được nợ vay của NH. Trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ, nếu có những biểu hiện bất thường trong hoạt động thì NH sẽ xem xét việc bổ sung tăng các điều kiện về đảm bảo tiền vay, lãi suất, phí. Đồng thời, BIDV sẽ xem xét hạn chế cấp tín dụng, bảo lãnh haowcj dừng việc cấp tí dụng, bảo lãnh.
Chính sách đảm bảo tiền vay: 100% dư nợ cho vay mới, bảo lãnh phải được bảo đảm bằng tài sản.
5. Chính sách khách hàng đối với các khách hàng có mức xếp hạng C và D.
Chính sách tín dụng: Tăng cường các biện pháp xử lý nợ nhằm thu hồi được nợ vay, không cho vay mới, bảo lãnh đối với nhóm khách hàng này. Đồng thời, đặt nhóm khách hàng này trong diện kiểm soát đặc biệt, tăng cường các hoạt động đôn đốc, thực hiện các biện pháp xử lý nợ nhằm thu hồi được nợ vay.
Chính sách đảm bảo tiên vay: thường xuyên rà soát tào sản bảo đảm, định giá lại và yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, hoàn thiện các thủ tục cần thiết để xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định để thu hồi nợ.
2.4.2. Hạn chế
2.4.2.1. Nguồn thông tin được sử dụng để xếp hạng
Nguồn thông tin chi nhánh sử dụng để đánh giá chủ yếu từ ba báo cáo tài chính là bảng cân đối kế toán, bảo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tuy nhiên, hiện nay đa số các doanh nghiệp chỉ được tính điểm và xếp hạng dựa vào số liệu của hai báo cáo là bảng cân đối kế toán và bào cáo hoạt động kinh doanh, các số liệu từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ hầu như không dùng đến và trở nên quá dư thừa. Bởi vì, đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, vai trò của báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn rất mờ nhạt, thêm vào đó là các báo cáo tài chính của các DN Việt Nam thường không được kiểm toán, tính trung thực thấp, do đó nguồn thông tin từ các báo cáo tài chính mà DN cung cấp cho NH có độ tin cậy chưa cao.
Bên cạnh nguồn thông tin cho DN tự cung cấp cho NH, thì nguồn thông tin được NH sử dụng trong việc xếp hạng là nguồn thông tin từ CIC. Tuy nhiên, nguồn thông tin này còn rất nhiều hạn chế, hầu như các CBTD không tiếp cận được nguồn thông tin từ CIC hay nhiều NH khi cung cấp thông tin cho CIC thường đưa ra những thông tin không chính xác do sợ mất độc quyền nắm giữ thông tin về khách hàng. Hơn nữa, phần lớn thông tin chỉ tập trung vào thông tin về doanh nghiệp, trong khi đó thông tin về các doanh nghiệp trong cùng ngành chưa có nhiều và chưa được cập nhật thường xuyên. Do nguồn thông tin đầu vào đã tồn tại nhiều hạn chế nên ảnh hưởng đến tính chính xác xủa kết quả xếp hạng.
Hơn nữa, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV được xây dựng trên cơ sở có sự giám sát của Công ty kiểm toán quốc tế Ernst $ Young trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán mang tính quốc tế. Tuy nhiện, chế độ kế toán – thống kê của Việt Nam hiện nay còn có nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ theo quy định nên đã tạo ra sự khập khiễng giữa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và nguồn thông tin đầu vào cung cấp bởi doanh nghiệp. Điều này đã làm cho số liệu phân tích không được chính xác, dẫn đến kết quả xếp hạng không phản ánh đúng thực tế tình hình của DN.
2.4.2.2. Quy trình xếp hạng
Việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng hiện nay tại chi nhánh cũng còn một số hạn chế. Nhiều trường hợp, các CBTD vẫn căn cứ vào quy trình cho vay trước đây để xét cấp tín dụng cho khách hàng, còn việc thực hiện xếp hạng khách hàng chỉ để hoàn tất thủ tục theo quy định. Điều này không những không phát huy được vai trò của hệ thống xếp hạng tín dụng mà còn gây phản tác dụng là kéo dài thời gian cấp tín dụng.
Theo quy định của BIDV, BIDV không thực hiện xếp hạng cho các khách hàng mới thành lập không có báo cáo tài chính hặc báo cáo tài chính không có số dư đầu lỳ hay khách hàng có dư nợ ngoại bảng tại thời điểm đánh giá. Tuy nhiên trong thực tế, BIDV Hà Nội vẫn có những trường hợp khách hàng thuộc phạm vi xếp hạng nhưng như các DN có dư nợ từ 5 tỷ đồng trở xuống, tổ chức tín dụng và khách hàng là cá nhân, trong khi tổng dư nợ, tính chất các khoản vay của các đối tượng khách hàng này hoàn toàn đư khả năng chi phối đến uy tín và hiệu quả hoạt động của NH.
Trong quá trình xếp hạng, nhiều CBTD vẫn còn chấm điểm chưa chặt chẽ với một số chỉ tiêu phi tài chính hoặc có sự mâu thuẫn giữa các chỉ tiêu phi tài chính với nhau cũng như mâu thuẫn giữa các chỉ tiêu phi tài chính với tính hình tài chính của khách hàng hoặc mâu thuẫn quá lớn giữa kỳ này với kỳ trước. Cụ thể như sau: Nhiều khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, điểm tài chính rất thấp nhưng cẫn được chấm điểm cao tuyệt đối một số chỉ tiêu phi tài chính nhằm nâng hạng của khách hàng một cách bất hợp lý. Các chỉ tiêu phi tài chính đánh giá ở mức điểm cao nhưng chưa có tài liệu chứng minh cụ thể ( ví dụ như môi trường kiểm soát nội bộ của DN, tình hình cung cấp thông tin của khách hàng được chấm điểm tuyệt đối trong khi khách hàng vẫn chưa cung cấp báo cáo tài chính). Một số chỉ tiêu phi tài chính được chấm điểm tăng so với đầu kỳ trước khi tình hình tài chính và khả năng trả nợ của DN không có gì thay đổi hoặc có chiều hướng xấu đi.
Công tác rà soát, theo dõi kết quả xếp hạng tại chi nhánh còn hạn chế. Tại BIDV Hà Nội, nhiều trường hợp CBTD không thực hiện việc cập nhật thông tin khách hàng không chính xác nên đưa ra kết quả xếp hạng không phản ánh đúng thực trạng tín dụng của khách hàng,. Ngoài ra, việc ghi nhậ theo dõi giá trị tài sản đảm bảo của chi nhánh còn chưa chính xác.
2.4.2.3. Trình độ của cán bộ tín dụng
Với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV hiện nay, nhân tố con người vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Phần lớn CBTD của BIDV Hà Nội đều ở độ tuổi tương đối trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thực tế. Hơn nữa, việc triển khai hệ thống mới cũng chưa phải là dài nên một số CBTD vẫn chưa có được những hiểu biết sâu sắc cũng như kinh nghiệm trong việc vận hành hệ thống. Hầu hết CBTD vẫn chưa được trang bị kiến thức về xếp hạng tín dụng một cách đầy đủ, toàn diện, do đó kết quả xếp hạng tín dụng không chính xác do phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan của người đánh giá. Tại BIDV Hà Nội, có trường hợp kết quả xếp hạng tín dụng bị sai sót là do CBTD nhập báo cáo từ khách hàng không chính xác, chọn ngành nghề hoạt động không phù hợp, không thực hiện xếp hạng với những khách hàng thuộc đối tượng phải xếp hạng.
Ngoài hạn chế về kinh nghiệm thực tế, nhiều CBTD hiện nay còn chưa có tác phong làm việc chuyên nghiệp, CBTD coi trách nhiệm cung cấp thông tin là nghĩa vụ bắt buộc của khách hàng, còn bản than học ít khi có thói quen giám sát khách hàng một cách thường xuyên liên tục. Điều này dẫn tới một thực tế là khi cần lấy thông tin, khách hàng sẽ trực tiếp đến NH để đưa thông tin thay vì CBTD tới các cơ sở để thu thập và xác minh thông tin. Do đó, nguồn thông tin từ khách hàng đôi khi là không chính xác. Thu thập thông tin được coi là bước quan trọng nhất trong quy trình xếp hạng, một khi trách nhiệm của CBTD trong khâu này không cao thì rất khó có thể phát huy hiệu quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tới hoạt động tín dụng.
2.4.3. Nguyên nhân
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM oqr Việt Nam hiện nay còn khá mới mẻ. BIDV là NH đầu tiên ở Việt nam chính thức triển khái hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong công tác cho vay, do đó chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai. Mặc dù có sự tư vấn của công ty Kiểm toán ERrnst & Young nhưng hầu hết các nhà tư vấn đều dựa trên kinh nghiệm của một số hệ thống xếp hạng tín dụng quốc tế, do vậy một số chỉ tiêu đưa ra còn chưa phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho quá trình phân tích.
Thời gian triển khai hệ thống mới là 3 năm, cũng chưa phải là một khoảng thời gian dài, do đó sẽ không thể tránh được những thiếu sót. Hơn nữa, theo quyết định 493, các NHTM phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình trước tháng 5/2008 nhưng lại không có hướng dẫn cụ thể nào cho vấn đề này vì thế không có một tiêu chuẩn chính thức nào để đánh giá hiệu quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hầu hét việc hoàn thiện chỉ dựa trên kinh nghiệm trong quá trình thực hiện do đó không tránh khỏi những hạn chế nhất định
Một nguyên nhân nữa là hạn chế trong hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Theo quy định được ghi rõ tại Quyết định số 57/2002/ QĐ của NHNN, nhiệm vụ chính của CIC là thí điểm phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và lưu trữ nguồn cơ sở dữ liệu về DN cho các tổ chức tín dụng thành viên cùng khai thác nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn thông tin từ CIC vẫn chưa phục vụ nhiều cho công tác xếp hạng tín dụng. Theo quy đinh, các tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp thông tin lên CIC bao gồm các thông tin về hồ sơ pháp lý của khách hàng; thông tin tài chính của khách hàng…, nhưng nhiều TCTD thành viên vẫn chưa cung cấp đầy đủ thông tin hoặc cung cấp những thông tin sai lệch do lo ngại việc mất khách hàng hoặc ảnh hưởng tới uy tín của NH.Điều này càng làm hạn chế nhiệm vụ quan trọng của CIC và gây khó khăn cho các NH khi muốn tìm hiểu thông tin về các khách hàng đi vay
Bên cạnh đó, các quy định về thực hiện chế độ kế toán của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Hiện nay, chuẩn mực kế toán của Việt nam vẫn còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, thông tin tài chính trong báo cáo chưa được thuyết minh rõ rang, gây khó khăn cho việc phân tích tín dụng. Về chế độ kiểm toán, chỉ có các báo cáo tài chính năm mới cần kiểm toán còn các báo cáo quý thì không cần, trong khi việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng được tiến hành theo quý, do vậy độ tin cậy và chính xác của các báo cáo này là khó kiểm định được.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan.
Hầu hết các thông tin phục vụ cho công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng hiện nay là do CBTD tự tìm hiểu và thu thập chứ không phải lấy thông tin từ việc lưu trữ tại NH. Nguyên nhân là do hệ thống tổng hợp và lưu trữ thông tin tại Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế. Hầu hết thông tin được lưu trữ dưới dạng sổ sách và giấy tờ, nên việc thu thập nguồn thông tin này mất rất nhiều thời gian và công sức. Cũng do việc lưu trữ bằng phương pháp thủ công nên việc tập trung nguồn thông tin về khách hàng cũng như các kết quả xếp hạng này về đầu mối chung là BIDV hết sức khó khăn.
Cho tới nay, NH cũng chưa tổ chức được những buổi đào tạo thực sự có hiệu quả để tăng thêm hiểu biết cho CBTD, giúp họ hiểu được các thuật ngữ được sủ dụng cũng như cách cho điểm để tạo được sự nhất quán cao trong đánh giá xếp loại khách hàng. Chính vì vậy, trong quá trình chấm điểm và xếp hạng không tránh khỏi những nhận định không chính xác đặc biệt là đối với những chỉ tiêu phi tài chính đòi hỏi phải có kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hầu hết đánh giá dựa chủ yếu vào suy nghĩ chủ quan của mình hơn là dựa trên những phân tích cẩn thận tình hình. Chính vì thế mà kết quả chấm điểm và xếp hạng chưa thực sự phản ánh hoàn toàn chính xác năng lực năng lực tài chính của khách hàng đi vay qua đó phản ánh đầy đủ về mức độ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HÀ NỘI.
3.1. Định hướng phát triển
3.1.1. Định hướng chung:
Mục tiêu phát triển của BIDV từ nay cho đến năm 2015: “ phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam thành tập đoàn tài chính hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành nghề, ngang tầm với các NH, các định chế tài chính trong khu vực và trên thế giới”. BIDV hướng tới xây dựng mô hình tập đoàn Ngân hàng – Tài chính với hai trụ cột chính là ngân hàng và bảo hiểm, tập trung tăng cường quy mô hoạt động, năng lức của các đơn vị thành viên, tăng vốn điều lệ cho công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…
Để thực hiện mục tiêu trên, BIDV chủ trương thực hiện các giải pháp sau:
Nâng cao năng lực tài chính đưa NH hoạt động theo chuẩn mực quốc tế, kinh doanh có hiệu quả. Đến năm 2010, các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và hiệu quả kinh doanh được phản ánh theo các chỉ tiêu phù hợp với thông lệ quốc tế và đạt mức chung của các NH tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Tiếp tục đổi mới tổ chức, quản trị điều hành và hoạt động theo luật pháp và thông lệ quốc tế. Cơ bản hoàn thành sắp xếp lại cơ cấu bộ máy tổ chức theo thông lệ quốc tế của một ngân hàng hiện đại, nâng cao năng lực quản trị điều hành và hoạch định chính sách; phát triển hệ thống thông tin quản lý tập trung dựa trên một nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và quản lý rủi ro độc lập.
Nâng cao khả năng cạnh tranh về mọi mặt đáp ứng tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng, xác định rõ chiến lược khách hàng và thị trường; nâng cao năng lực tài chính, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao dựa trên nền công nghệ hiện đại và linh hoạt với mạng lưới phân phối rộng khắp nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nền kinh tế; chú trọng thu hút và giữ chân nhân tài nhắm đáp ứng nhu cầu hội nhập.
Triển khai thành công chương trình cổ phần hóa và cận hành ngân hàng cổ phần theo thông lệ quốc tế.
Xây dựng lộ trình cho các chương trình hành động để chủ động kịp thời hội nhập quốc tế thành công.
Lộ trình phát triển hội nhập của BIDV:
Giai đoạn từ 2009-2010: tập trung phát triển mạnh các lĩnh vực chiến lược, xây dựng và phát triển thương hiệu NH mạnh trong khu vực, cơ bản hoàn thành đầu tư công nghệ thông tin hiện đại nhất, đáp ứng các chuẩn mực hoạt động theo tiêu chuẩn Basel 1 và từng bước chuẩn bị điều kiện để áp dụng Basel 2.
Giai đoạn từ 2011-2015: tiếp tục phát triển thương hiệu, mở rộng sự hiện diện của BIDV trong khu vực và trên trường quốc tế; trở thành Ngân hàng hoạt động theo chuẩn mực quốc tế, đáp ứng theo yêu cầu của Basel 2.
3.1.2. Định hướng phát triển của BIDV Hà Nội đến năm 2015
Định hướng chung của BIDV Hà Nội trong những năm tới là: tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của CN, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, coi trọng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Xây dựng chi nhánh HN là một trong những chi nhánh đi đầu trong hệ thống chi nhánh của BIDV với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, tận tâm.
Các định hướng phát triển của chi nhánh:
Đảm bảo kiểm soát mức độ tăng trưởng tín dụng hàng năm của chi nhánh ở mức hợp lý : 20-30 %/năm
Xác định các danh mục ngành nghề ưu tiên cấp tín dụng, trong đó đặc biệt ưu tiên lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bênh, nước sạch, các hàng hóa đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế như điện, vật liệu xây dựng, xăng dầu…
Chi nhánh ưu tiên cấp tín dụng cho những khách hàng có xếp loại tín dụng tốt, các DN tư nhân, các DN tạo tăng trưởng GDP đồng thời xác định xác định các lĩnh vực hạn chế cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng có điều kiện.
Tập trung quyết liệt giải quyết nợ xấu và ngoại bảng; thực hiện phân loại nợ chính xác, trích lập dự phòng rủi ro.
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ tại BIDV Hà Nội
3.2.1. Cải thiện chất lượng và tăng tính phong phú của nguồn thông tin sử dụng để xếp hạng tín dụng.
NH cần phải xác định lại sự cần thiệt hoặc bỏ hẳn mục nhập liệu từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cần xác định rõ có cần thiết phải sử dụng nguồn thông tin này hay không, nếu có thì sử dụng như thế nào; các chỉ tiêu nào cần hoặc không cần, và khi đó các chỉ tiêu của hệ thống sẽ xây dựng cơ cấu thế nào, tỷ trọng điểm của các chỉ tiêu mới thế nào để phản ánh đúng thực chất của hoạt động tài chính của DN. Trên thực tế, hệ thống báo cáo tài chính của đa số các DN Việt Nam ít quan tâm đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thường bỏ qua báo cáo này. Do vậy, trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải sử dụng báo cáo này để nhập liệu thì có thể bỏ qua hẳn, không sử dụng nguồn số liệu này để nhập liệu cho hệ thống xếp hạng để hạn chế tính hình thức. Ngoài ra, CN nên có chính sách ưu đãi đối với những tổ chức mà báo cáo có kiểm toán, để khuyến khích các DN cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy cho NH. Các chính sách ưu đãi như ưu đãi về thời hạn và lãi suất cấp tín dụng trong lần sau.
Bên cạnh nguồn thông tin do bản thân khách hàng cung cấp, CN nên khuyến khích các cán bộ tích cực thu thập thông tin từ các nguồn khác, đặc biệt là nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng – CIC của NHNN. Hiện nay CIC đã thu thập được hơn 800 nghìn hồ sơ khách hàng có quan hệ tín dụng với ccs tổ chức tín dụng, tỏng đó 85 nghìn hồ sơ KH là DN, với dư nợ khoảng 400 nghìn tỷ. tuy nhiên chất lượng thông tin còn hạn chế chưa đảm bảo tính chính xác kịp thời mà chỉ mang tính chất tham khảo. ngoài ra CN nên khuyến khích cán bộ thực hiện việc xếp hạng thu thập nguồn thông tin tứ bản thân hệ thống thông tin của BIDV các Chi nhánh khác.
3.2.2. Hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng.
Trong quy trình XHTD, công tác thu thập, xử lý rà soát thông tin có vai trò rất quan trọng, có thể quyết định tính chính xác của mức xếp hạng khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và thực hiện chính sách KH của NH. Do đó thông tin tín dụng đóng vai trò quan trọng, CN cần tiến hành các biện pháp hoàn thiện công tác thu thập, xử lý thông tin như:
Khuyến khích khách hàng cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác bằng các chính sách ưu đãi
Tiến hành chuyên môn hóa quá trình thu thập thông tin: CN có thể giao cho một cán bộ tín dụng các KH thuộc một lĩnh vực ngành nghề hoặc cùng mục đích vay vốn.
Xây dựng một bộ phận chuyên thu thập, xử lý thông tin từ khách hàng và cá nguồn bên ngoài như từ CIC
Xây dựng mạng lưới thông tin thống nhất tại CN, thống nhất với hội sở chính cũng như các CN khác để có thể tiếp cận được nguồn thông tin đa dạng hơn
Bên cạnh việc thu thập xử lý thông tin CN cần tăng cường công tác cập nhật thông tin, để từ đó cập nhật được hệ thống XHTD của mình, CN cần tiến hành định kỳ đánh giá và rút kinh nghiệm về hoạt động XHTD của mình. CN có thể tiến hành rút ngắn tần suất cập nhật thông tin về khách hàng. Hiện tại, BIDV quy định cứ sau một năm tài chính số liệu của KH mới được cập nhật nên tình hình tài chính của KH sau một năm hoạt động mới được phản ánh, do đó kết quả xếp hạng chưa lường được những rủi ro tài chính xảy ra tại các thời điểm hoạt động trong năm của KH, nhất là KH doanh nghiệp hoạt động trong bối cảnh kinh tế thị trường hội nhập thường xuyên thay đổi biến động. vì vậy để nâng cao tính chính xác, hiệu quả trong việc phân loại xếp hạng của KH để có những chính sách KH phù hợp. tuy nhiên để làm được điều này CN không thể không tính toán đến các vấn đề nhân lực của mình và mức độ hợp tác cung cấp thông tin của khách hàng.
Chi nhánh cần thường xuyên tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy trình XHTD, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy trình. Để có thể thực hiện như vậy, chi nhánh cần quy định rõ nội dung, trách nhiệm của các cán bộ trong từng khâu quy định của quy trình XHTD.
Khi thực hiện xếp hạng, chi nhánh cần có giải pháp mở rộng đối tượng khách hàng được xếp hạng trong thực tế. Cụ thể là trong thực tế, CN thường không thực hiện xếp hạng khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó do không nắm bắt được đầy đủ các quy định của BIDV, CN không thực hiện xếp hạng các KH có dư nợ dưới 5 tỷ đồng. Do đó, để hệ thống XHTD nội bộ thực sự phản ánh hoạt động tín dụng của NH, BIDV Hà Nội cần thực hiện nhập số liệu và tiến hành xếp hạng dối với tất cả các KH đặc biệt cần chú trọng đưa hệ thống XHTD cá nhân vào thực tế.
3.2.3. Nâng cao trình độ của cán bộ xếp hạng tín dụng
Hệ thống XHTD mới được xây dựng và áp dụng nên NH cần nâng cao nhận thức của CBTD về tầm quan trọng của hệ thống XHTD thông qua các văn bản hướng dẫn, các quy trình kiểm tra, các chế độ khen thưởng…
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng các CBTD thực hiện việc XHTD nói riêng, CN cần chú trọng vào nguồn nhân lực ngay từ khâu tuyển dụng, cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng. trong quá trình hoạt động, NH cần chú trọng hoạt động đào tạo thông qua việc thường xuyên tổ chức các các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức và phương pháp nhận xét đánh giá khác hàng cho các nhân viên mới. Hướng dẫn các thao tác xử lý khi vận hành hệ thống. Song song với việc tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, NH tiến hành soạn thảo, ban hành tài liệu hướng dẫn việc khai thác, sử dụng hệ thống.
Chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy trình xếp hạng của CBTD nhằm giảm thiểu các rủi ro phát sinh từ phía CBTD. Việc kiểm tra này cần được tiền hành thường xuyên trong cả quá trình trước trong và sau khi cho vay. Bên cạnh đó, NH cần áp dụng chế độ thưởng phạt nghiêm minh để gắn trách nhiệm của CBTD với công tác xếp hạng.
3.2.4. Giảm thiểu tính chủ quan trong hệ thống chỉ tiêu sử dụng để xếp hạng
Chi nhánh cần ban hành thêm tài liệu hướng dẫn về việc đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính, đồng thời góp ý với hội sở chính xây dựng thang điểm chi tiết hơn cho các chỉ tiêu phi tài chính. Bên cạnh đó, CN có thể nghiên cứu, góp ý với HSC để có thể điều chỉnh hoặc bỏ sung một số chỉ tiêu phi tài chính. Để nâng cao độ tin cậy của thông tin, CN cần tăng cường phỏng vấn, tiếp xúc trực tiếp với KH. Việc tiếp xúc trực tiếp với KH có thể thực hiện dưới dạng gặp gỡ trực tiếp công nhân viên của DN, tới tham quan cơ sở sản xuất… CN có thể ra quy định về số lần gặp gỡ tiếp xúc với KH để CBTD thực hiện.
3.3. Kiến nghị
3.3.1.Kiến nghị với BIDV Việt Nam
Theo chủ trương của BIDV, BIDV không thực hiện XHTD đối với những khách hàng mới thành lập, những KH có kết quả kinh doanh yếu kém… Trong thực tế, tại NH, có những đối tượng là những đơn vị đầy tiềm năng, thông tin phi tài chính tốt, tuy nhiên thông tin tài chính lại chưa đầy đủ hoặc chưa có; những khách hàng được thành lập để thực hiện dự án, KH do ban lãnh đạo tiếp thị về, hoặc KH là các đơn vị thực hiện các chủ trương chính sách thuộc sự quản lý của UBND Tỉnh, Thành, KH là tổ chức nước ngoài… đối với những đối tượng này hệ thống XHTD hiện nay của BIDV không thể thực hiện việc xếp hạng được. Do đó để đảm bảo tính toàn diện và hiệu quả về lâu dài, hệ thống XHTD nội bộ nên bổ sung thêm các chỉ tiêu cần thiết hoặc loại bỏ đi các chỉ tiêu không thể thực hiện được nhằm phục vụ cho đánh giá, xếp hạng cho các đối tượng nêu trên nhất là khách hàng mới đặt quan hệ lần đầu, các KH mới thành lập..
BIDV cần xác định lại sự cần thiết của nguồn thông tin từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong việc xếp hạng KH.
BIDV nên ban hành tài liệu chi tiết đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính cho toàn hệ thống. Xây dựng thang điểm chi tiết hơn đối với các chỉ tiêu phi tài chính. Bên cạnh đó, BIDV có thể tiến hành bổ sung các chỉ tiêu phi tài chính mới trên cơ sở tiến hành điều tra khảo sát trên diện rộng, lựa chọn, sang lọc các yếu tố phi tài chính có tác động mạnh đến các tổ chức kinh tế để làm cơ sở xác định các tiêu chí phi tài chính.
Các chỉ tiêu trong hệ thống XHTD của BIDV chủ yếu đánh giá tình trạng của KH trong quá khứ và hiện tại, NH cần nghiên cứu bổ sung thêm các chỉ tiêu có tính chất đánh giá tiềm năng trong tương lai của KH để hoàn thiện chức năng dự báo của hệ thống XHTD.
Một điểm cần lưu ý nữa đối với hệ thống XHTD xủa BIDV đó là vấn đề đánh giá KH trong mối quan hệ gắn kết với tài sản đảm bảo cho khoản nợ tín dụng. Hiện nay, hệ thống XHTD của BIDV hoàn toàn không đề cập đến các chỉ tiêu lien quan đến phần giá trị tài sản đảm bảo cho khoản nợ trong khi đối với phần đông khách hàng của BIDV hiện nay khi thiết lập giao dịch đều phải thỏa mãn điều kiện tài sản đảm bảo do BIDV yêu cầu. Do đó, NH cần bổ sung một số chỉ tiêu về TSĐB trong hệ thống xếp hạng TD.
Hệ thống các yếu tố phi tài chính của hệ thống XHTD cũng chưa làm nổi bật vai trò của các yếu tố thị trường. do đó, để đảm bảo hệ thống XHTD của NH phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng được tính toàn diện về mọi mặt khi đánh giá rủi ro tín dụng KH, NH cần phải xem xét, bổ sung thêm các chỉ tiêu có lien quan đến tính rủi ro thị trường của từng đối tượng khách hàng.
BIDV cần chú trọng xây dựng hệ thống thông tin tín dụng thống nhất toàn hệ thống để các CN có thể tiếp cận, hưởng lợi từ nguồn thông tin từ cả hệ thống.
Đồng thời BIDV cần tiến hành lập mạng lưới chia sẻ thông tin với các NH khác để tích lũy được nguồn thông tin dồi dào, phong phú hơn.
Trong công tác nhập số liệu còn tồn tại hạn chế đó là hệ thống XHTD của NH không cho phép việc nhập số liệu dưới dạng ngoại tệ và không nhập các số liệu mà nguồn cung cấp các số liệu đó không theo phương pháp chuẩn mực kế toán VN. Do vậy, đối với KH có hệ thống báo cáo tài chính theo phương pháp kế toán Mỹ hoặc hạch toán bằng ngoại tệ thì chắc chắn nguồn số liệu đó phải qua một bước gián tiếp chuyển đổi hoặc chấp nhận có sự sai sót về số liệu. Điều này gây khó khăn cho việc xếp hạng đúng khách hàng. Do đó, để hệ thống XHTD của mình có khả năng bao quát phản ánh đúng hạng của KH, NH cần phải lưu tâm đến việc xây dựng một công cụ chấm điểm cho phép chấp nhận được các đơn vị có giá trị khác VNĐ, đồng thời phải có phân hệ mới cho phép đánh giá thông tin tài chính của KH từ nguồn số liệu được lập bằng các phương pháp kế toàn phổ biến khác.
BIDV cần sớm khắc phục sự gượng ép khi nhập thông tin. Mặc dù đã xây dựng khá đầy đủ các chỉ số tuy nhiên khi vận hành hệ thống có những chỉ tiêu khách hàng không thể đáp ứng được nhưng hệ thống yêu cầu phải nhập mới tính được. Trong trường hợp này hệ thống không thể cho ra kết quả đầy đủ chính xác và thường xuyên báo lỗi khi nhập dữ liệu. Do vậy, để kiện toàn hệ thống XHTD, NH cần có phương hướng khắc phục như xây dựng thêm một số lựa chọn ban đầu trước khi nhập các thông tin chính cho KH.
Do các DN vừa và nhỏ có rất nhiều điểm khác biệt so với các DN lớn, việc áp dụng quy trình xếp hạng DN lớn đối với DN nhỏ nhiều trường hợp trở nên dư thừa và không cần thiết. Do đó, BIDV nên xây dựng quy trình xếp hạng DN vừa và nhỏ tách biệt với quy trình xếp hạng của DN lớn.
BIDV cần tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ trong toàn hệ thống về việc thực hiện hệ thống XHTD, mở hội thảo nâng cao nhận thức, trao đổi kiến thức cho các CBTD tại các chi nhánh, tiếp thu góp ý của các CN về hệ thống XHTD.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và thực hiện hệ thống XHTD nội bộ tại các NH. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy định.. là một trong những nhiệm vụ cấp bách mà NHNN cần nhanh chóng thực hiện nhằm đưa hoạt động của các NH ngày thêm phù hợp tiến gần chuẩn mực chung của quốc tế. Trong những năm gần đây NHNN đã có những nỗ lực nhất định trong việc ban hành và hoàn thiện các văn bản mang tính pháp lý như quy định về cho vay bất động sản, cho vay đầu tư chứng khoán, quy định đối với hoạt động NH,… nhằm nâng cao năng lực hoạt động của NH như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hệ số nguồn vốn huy động so với vốn điều lệ… đã có những tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế đồng thời làm cho hoạt động ngành NH ngày thêm năng động và hiệu quả. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của NH chưa đc ban hành một cách đồng bộ, các hướng dẫn chưa thật sự rõ rang và vẫn còn các điều khoản có thể gây hiểu nhầm, thiếu nhất quán.
Hoàn thiện, thúc đẩy hoạt động của trung tâm Thông tin tín dụng: Một số phần nhập số liệu trong hệ thống XHTD của BIDV hiện nay phải lấy thông tin cừ CIC nhưng hạn chế lớn nhất của trung tâm Thông tin tín dụng này là chất lượng thông tin không chính xác, lỗi thời. Sự thiếu chính xác của CIC thường thể hiện ở các thông tin sau: số lượng các tổ chức tín dụng mà KH đang có quan hệ, dư nợ phát sinh quá hạn, số lần cơ cấu nợ, … Nguyên nhân của những sai sót này là do CIC còn rất thụ động trông chờ vào nguồn thông tin mà các NHTM cung cấp. Do vây, để nâng cao chất lượng thông tin tại CIC, NHNN cần có những quy định cụ thể:
Quy định bắt buộc các tổ chức tín dụng phải cung cấp thông tin KH định kỳ hàng tháng hàng quý cho CIC. Đồng thời nên có những quy định cụ thể về các hình thức xử phạt đối với việc cung cấp thông tin giả, chậm trễ trong việc cung cấp thông tin.
Thông tin về KH vay vốn phải được thu thập toàn diện, đầy đủ và không giới hạn bất kì mức vay nào
CIC cần tiến hành phân chia và quản lý thông tin KH theo vùng, miền, khu vực cũng như ngành nghề để dễ tra cứu, tránh được sự nhầm lẫn, chồng chéo đối với KH có tên, má số thuế khá giống nhau.
Cần phối hợp, chia sẻ, cập nhật thông tin với các cơ quan thuế, cơ quan thống kê. Bên cạnh đó, cần xây dựng đội ngũ chuyên viên có chất lượng để thực hiện thu thập, xử lý, cập nhật thông tin.
Liên kết hợp tác với các định chế tài chính nước ngoài nhằm mở rộng công tác thu thập thông tin, cập nhật thông tin lien quan đến các KH có vốn đầu tư nước ngoài tại VN.
NHNN cần khuyến khích các tổ chức tín dụng liên kết với nhau, thành lập trung tâm thông tin tín dụng độc lập với CIC, tạo nguồn thông tin đa dạng phục vụ cho công việc xếp hạng.
3.3.3. Kiến nghị với các đơn vị liên quan
Kiến nghị với bộ tài chính:
Phát triển các công ty kiểm toán độc lập tại VN nhằm tăng tính chính xác, minh bạch trong nguồn thông tin được sử dụng để xếp hạng.
Cần hoàn thiện chế độ kế toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Hiệu quả của hệ thống XHTD của BIDV phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của chế độ, chuẩn lực kế toán do Bộ tài chính ban hành cũng như mức độ tuân thủ pháp luật về kế toán kiểm toán của DN. Nguồn thông tin tài chính để chấm điểm KH chủ yếu được căn cứ vào báo cáo tài chính của KH. Tuy nhiên, mức độ tuân thủ chế độ kế toán, độ chính xác trung thực của số liệu… khách hàng lại chịu sự tác động từ các chính sách, các quy định do các cơ quan quản lý chi phối. Do đó, để kết quả chấm điểm của hệ thống XHTD có cơ sở hoàn thiện hơn nữa thì hệ thống kế toán cần phải được các cơ quan quản lý ban hành quy định chế độ kế toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế, các quy định về kế toán thống kê cần phải có tính thống nhất, công bằng và ổn định trong một khoảng thời gian nhất định.
Kiến nghị với tổng cục thống kê: Tổng cục thống kê nên kết hợp với các bộ ngành có lien quan để xây dựng hệ thống chỉ tiêu tài chính trung bình của các ngành trong từng giai đoạn phát triển để tạo hệ thống chỉ tiêu tham khảo cho hệ thống XHTD của ngân hàng.
KẾT LUẬN
Hệ thống xếp hạng tín dụng đã góp phần hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, việc xây dựng một hệ thống thật sự hoàn chỉnh là một điều khó khăn bới vì nó liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Mặt khác, lại chưa có một tiêu chuẩn thống nhất để đánh giá hiệu quả của việc xếp hạng tín dụng trong toàn ngành ngân hàng. Vì vậy trong phạm vi chuyên đề “Nâng cao hiệu quả việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các tổ chức kinh tế trong công tác đánh giá và phân loại nợ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Chi nhánh Hà Nội”. em đã giái quyết những vấn đề sau:
Tìm hiểu thực tế công tác xếp hạng tín dụng đối với các tổ chức kinh tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Nội, những kết quả đạt được đặc biệt là trong công tác đánh giá và phân loại nợ và những hạn chế còn tồn tại.
Từ đó, đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV nói chung và việc áp dụng tại BIDV Hà Nội nói riêng.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy giáo – TS. Lê Việt Thủy cùng các anh chị trong Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25878.doc