Chuyên đề Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long về cung cấp dịch vụ logistics trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO

Tập đoàn này được thành lập vào năm 1955 với tên gọi ban đầu là International Trevel Consultants Inc. Trụ sở đặt tại Tokyo - Nhật Bản với tổng vốn đầu tư là 4301 tỷ Yên. Các loại hình dịch vụ mà tập đoàn này cung cấp là: - Đại lý cước hàng không, đường biển. - Làm thủ tục hải quan. - Vận tải. - Giao nhận. - Kinh doanh và cho thuê bất động sản. - Bảo hiểm. - Kho vận. Năm 1959 tập đoàn này đổi tên thành YUSEN Air & Sea Service. Chỉ trong vòng 25 năm từ 1955 đến 1980, vốn của tập đoàn này đã lên đến 290 tỷ Yên và thành lập các chi nhánh tại Mỹ (năm 1968), tại Hồng Kông (năm 1973), tại Singapore (năm 1979). Trong vòng những năm 80 và 90 của thế kỉ trước tập đoàn này đã đạt được con số tăng trưởng cao. Vốn đầu tư lên đến 1343 tỷ Yên (năm 1987). Các văn phòng và chi nhánh của tập đoàn có mặt tại hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển như: Trung Quốc, Đức, Anh, Hàn Quốc, Thụy Điển, Canada, Pháp và Australia. Song song với việc mở rộng hệ thống chi nhánh, hệ thống kho bãi của tập đoàn nay có mặt ở Đài Loan, Trung Quốc, Italia. Đặc biệt, năm 1996 tập đoàn này đã thành lập văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Cũng năm đó vốn đầu tư của tập đoàn này lên đến 1788 tỷ Yên. Năm 2000 vốn đầu tư là 4301 tỷ Yên. Giai đoạn 1997-2004, tập đoàn đã xây dựng thêm được hệ thống kho bãi và trung tâm tiếp vận tại Canada, Los Angeles (Mỹ) và Frankfurt (Đức). Năm 2003 văn phòng đại diện của YUSEN đã có mặt tại Hà Nội. Cho đến hết năm 2005, tập đoàn này đã xây dựng được hệ thống gồm 208 công ty, chi nhánh và văn phòng dại diện tại 31 quốc gia trên thế giới. Công ty TNHH YUSEN Air & Sea Service (Việt Nam) có trụ sở tại quận Tân Bình - thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Hà Nội tại khu công nghiệp Nội Bài. Chi nhánh Hải Phòng tại khu công nghiệp An Dương. Ngoài ra công ty còn thành lập văn phòng tại khu công nghiệp Biên Hoà 2.

doc69 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2070 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long về cung cấp dịch vụ logistics trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p và hiệu quả trong việc chuyên chở các loại hàng hóa rời, có khối lượng lớn và giá trị thấp. Mặt khác, trong phương thức vận tải biển thì giá thành rất thấp, vào loại thấp nhất trong các phương thức vận tải. Bảng 2.1: Khối lượng hàng hóa giao nhận theo phương thức vận tải ĐVT: Tấn Chỉ tiêu Năm 2002 2003 2004 2005 2006 GNĐB Số tuyệt đối 115.675 120.052 126.167 122.670 130.654 Tốc độ tăng(%) - 3,5 4,8 -2,9 6,1 GNHK Số tuyệt đối 10.638 10.330 12.921 14.996 23.108 Tốc độ tăng(%) - -3 20 13,8 35,1 (Nguồn: Báo cáo kế toán của Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long) Khối lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển khá ổn định, tốc độ tăng không đáng kể, đạt cao nhất là năm 2006 là 130.654 tấn. Năm 2005 khối lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển có giảm, đây là tình hình hoạt động chung của Công ty năm 2005. Những năm gần đây, tỉ trọng giao nhận bằng đường biển có phần giảm xuống. Nguyên nhân không phải do Công ty không khai thác tốt mảng hoạt động giao nhận vận tải biển mà do Công ty đã phát triển được hoạt động giao nhận bằng phương thức hàng không. Tỉ trọng hàng hóa giao nhận của phương thức này trong những năm gần đây tăng khá. Công ty đã mở rộng được phạm vi kinh doanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng trong giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế. Bảng 2.2: Kết quả giao nhận theo từng phương thức vận tải ĐVT: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 2003 2004 2005 2006 1.Doanh thu (T) 4.270 4.728 5.001 5.271 7.310 GNĐB Số tuyệt đối 3.305 3.760 4.026 4.287 6.115 Tốc độ tăng (%) - 12,1 6,6 6,08 30 GNHK Số tuyệt đối 965 968 975 984 1.195 Tốc độ tăng (%) - 0,3 0,7 0,9 17,7 2. Lợi nhuận (P) 379 387 525 805 1.341 GNĐB Số tuyệt đối 294 301 432 700 1.164 Tốc độ tăng (%) - 2,3 30,3 38,3 40 GNHK Số tuyệt đối 85 86 93 105 177 Tốc độ tăng (%) - 1,1 7,5 11,4 40,7 3.Tỉ suất (P/T) % 8,87 8,18 10,49 15,27 18,34 GNĐB 8,89 8,01 10,73 16,32 19,03 GNHK 8,8 8,88 9,54 10,67 14,81 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long) Doanh thu từ hoạt động giao nhận đường biển cũng tăng đều qua các năm, đặc biệt năm 2005 mặc dù khối lượng giảm chỉ đạt 122.670 tấn hàng hoá, tốc độ tăng không bằng năm 2004 song doanh thu và lợi nhuận đều cao hơn, đặc biệt tỉ suất lợi nhuận/doanh thu cao hơn rất nhiều. Trong hoạt động giao nhận nói chung và giao nhận biển nói riêng, Công ty đã áp dụng rất nhiều biện pháp để giảm chi phí hoạt động, nhờ đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh như: giảm chi phí làm hàng, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các hãng tàu nhờ đó mà giành được giá ưu đãi trong thời điểm nhiều hàng… Hình 2.1: Khối lượng hàng hóa giao nhận của phương thức hàng không ĐVT: Tấn (Nguồn: Báo cáo kế toán của Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long) Giao nhận hàng không cũng là mảng hoạt động chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong hoạt động kinh doanh của Công ty cả về khối lượng hàng hóa giao nhận lẫn doanh thu và lợi nhuận. Năm 2004 Công ty bắt đầu đẩy mạnh kế hoạch mở rộng thị trường giao nhận hàng không và bước đầu có quan hệ với các hãng giao nhận hàng không trên thế giới như: Translink, Sinotransport Co, Piomeer Express…Đây đều là các hãng hàng không lớn, có uy tín trên thị trường giao nhận. 2. Tình hình hoạt động giao nhận với vai trò đại lý Bảng 2.3: Số lượng hãng giao nhận quốc tế kí hợp đồng đại lý với Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long Loại hình đại lý Năm 2004 2005 2006 Đại lý hàng hải 55 60 64 Đại lý hàng không 16 20 25 Tổng 71 80 89 Tốc độ tăng (%) - 11,25 10,1 ( Nguồn: Tài liệu lưu trữ về hợp đồng đại lý) Số lượng hãng giao nhận quốc tế có mối quan hệ với Công ty là gần 90 hãng. Đa số các hãng này có quan hệ với Công ty lâu đời và một số hãng do chính Công ty thiết lập mối quan hệ trong thời gian hoạt động. Trong hệ thống các đại lý của Công ty thì những đại lý như: IFB, SAIMA, SANKYU, ABX…là những hãng có mối quan hệ truyền thống, lượng hàng chỉ định của những hãng này thường chiếm tỉ trọng cao hơn so với các đại lý khác của Công ty. Các đại lý nay có mặt hầu hết ở các nước trên thế giới và mỗi đại lý lại có văn phòng đại diện và chi nhánh ở các nước khác nhau. Chính điều này đã tạo cho hoạt động của Công ty có thể diễn ra ở mọi nơi trên thế giới, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. 3.Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế Đại lý giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế là hoạt động kinh doanh chính của Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long. Hoạt động này đem lại thu nhập chủ yếu cho Công ty, chiếm khoảng 70-75% doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tăng qua các năm hoạt động, đặc biệt là lợi nhuận có tốc độ tăng rất nhanh, nhanh hơn nhiều so với doanh thu. Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu (T) Thực hiện 4270 4728 5001 5271 7310 So với năm trước Mức tăng tuyệt đối - 458 273 270 2039 Tốc độ tăng (%) - 9,68 5,45 5,12 27,89 Lợi nhuận (P) Thực hiện 379 387 525 805 1341 So với năm trước Mức tăng tuyệt đối - 8 138 280 536 Tốc độ tăng (%) - 2,06 26,28 34,78 39,97 Tỉ suất P/T (%) 8,87 8,18 10,49 15,27 18,34 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long) III - Những cơ hội và thách thức khi Công ty cung cấp dịch vụ logistics trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO Dịch vụ logistics là chuỗi các hoạt động thương mại từ vận tải, kho bãi, thủ tục xuất nhập cảng, phân phối, lưu thông hàng hoá ở Việt Nam, chiếm khoảng từ 15 - 20% GDP. Một số liệu cho thấy tầm quan trọng của ngành dịch vụ đầy tiềm năng này. Năm 2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam khoảng 73 tỷ USD. Theo dự báo của thứ trưởng Bộ Thương mại - Lương Văn Tự, nếu tính tỷ trọng dịch vụ logistics chiếm trong kim ngạch xuất nhập khẩu - thường vào khoảng 15% - thì kim ngạch logistics sẽ đạt 30 tỷ USD. Trong mười năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt tới 200 tỷ USD/năm và do đó tiềm năng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam là rất lớn. Hầu hết các tập đoàn logistics lớn trên thế giới đã có mặt tại nước ta và theo cam kết gia nhập WTO, các công ty logistics 100% vốn nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam trong thời gian tới. Trong bối cảnh đó, dịch vụ logistics ở Việt Nam sẽ đứng trước những cơ hội và thách thức. Đó cũng chính là những cơ hội và thách thức đối với Công ty TNHH Thăng Long trong thời gian tới. Vì vậy, Công ty cần tận dụng các cơ hội và có chiến lược phát triển đúng hướng để nâng cao sức cạnh tranh với các công ty cùng ngành trong nước và các công ty nước ngoài. 1 .Những cơ hội Outsourcing – cơ hội giúp ngành logistics Việt Nam phát triển Trong một bài báo gần đây trên tạp chí Global Logistics and Supply Chain Strategies, tác giả Robert J.Bowman đã nhận xét rất lý thú rằng, chưa bao giờ mà thị trường dịch vụ logistics lại sinh sôi, nảy nở mạnh mẽ như hiện nay bởi một yếu tố vo cùng quan trọng, đó chính là xu hướng outsourcing (thuê ngoài). Nếu quan sát thì phần lớn các tập đoàn lớn trên thế giới đều đã outsource các hoạt động logistics hoặc chuỗi cung ứng ra bên ngoài cho một nhà cung cấp dịch vụ thứ ba hoặc thứ tư. Những cái tên mà chúng ta có thể kể đến là Dell, Walmart, Nortel, Gap, Nike…Chính xu hướng ấy đã giúp thị trường logistics thế giới tăng trưởng ở mức hai con số. Điều này cũng đã rất phổ biến tại Việt Nam do sự hiện diện của nhiều tập đoàn đa quốc gia. Song nếu quan sát kỹ thì toàn bộ các hoạt động thuê ngoài của các tập đoàn đa quốc gia ở Việt Nam đều giành cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ ba của nước ngoài. Nike thì sử dụng APL Logistics và Maersk Logistics, Adidas sử dụng Maersk Logistics, Kmart sử dụng APL Logistics, Nortel sử dụng Kuehne – Nagel…Điều này cho thấy chưa có xu hướng này thể hiện ở các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực logistics. Chúng ta có thể thấy việc các doanh nghiệp Việt Nam thuê các công ty quảng cáo nước ngoài xây dựng chiến lược và thực hiện các hoạt động quảng cáo và marketing ở Việt Nam nhưng chúng ta lại chưa thấy các doanh nghiệp Việt Nam thuê các công ty Việt Nam hay nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics trọn gói ở Việt Nam. Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân nhưng một nguyên nhân quan trọng có lẽ chính là việc thiếu một cầu nối giữa nhà sử dụng dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ logistics mà ở đây vai trò của Nhà nước và Hiệp hội vô cùng quan trọng. Nếu coi VIFFAS (Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam) là đại diện cho những nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam thì vai trò của VIFFAS là quá nhạt nhoà và thiếu sự năng động cần thiết. Điều này góp phần làm giảm tiếng nói và hình ảnh của chính cộng đồng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Một điểm sáng gần đây là việc tập đoàn VDA đã chính thức kí kết đối tác chiến lược với tập đoàn Vinalines trong hoạt động logistics và vận tải hỗ trợ cho sự phát triển của VDA. Đây là tín hiệu đáng mừng và là cơ hội để thị trường dịch vụ logistics của Việt Nam phát triển. Liên kết và cổ phần hoá - động lực cho sự phát triển Thị trường logistics Việt Nam đang ở trong giai đoạn cực kì phân tán và manh mún. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam chỉ thuần tuý hoạt động trong một số phạm vi hẹp và truyền thống như vận tải, giao nhận, kho bãi mà thiếu một tư duy chiều sâu. Đã đến lúc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cần ngồi lại với nhau, cùng hợp tác và chia sẻ nguồn lực xây dựng chuỗi dịch vụ trọn gói. Điều này giúp họ có khả năng cạnh tranh tốt hơn và đặc biệt là có thể đầu tư chiều sâu vào logistics cả về con người và hệ thống thông tin. Đây là hai thế mạnh rất nổi bật của các nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài. Cùng với xu hướng cổ phần hoá mạnh mẽ, các doanh nghiệp nhà nước đã tạo đà cho khả năng hợp tác liên kết chiến lược trở lên rất khả thi. Gần đây đã có nhiều công ty đi theo mô hình này mà cụ thể là giữa các công ty dịch vụ cảng, kho bãi và vận chuyển. Song việc liên kết hợp tác không chỉ là việc 1+1 mà là cả một quá trình tích hợp điểm mạnh và loại bỏ điểm yếu, quá trình ấy đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện việc tái lập đến tận gốc rễ quy trình kinh doanh cố hữu của mình và hơn hết họ cần một đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp đảm bảo việc tích hợp thành công. Tiêu chuẩn hoá - nền tảng cho sự phát triển bền vững Thiếu một quy chuẩn thống nhất là điều đang tồn tại rất rõ trong ngành dịch vụ logistics Việt Nam. Cho đến nay bản thân khái niệm logistics mới chỉ được đề cập đến trong bộ luật Thương mại như là một văn bản chính thức thừa nhận sự hiện diện của ngành này. Bản thân điều này cũng đòi hỏi một quá trình dài bởi logistics chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam mấy năm gần đây. Nói thế không có nghĩa chúng ta không xây dựng được bộ tiêu chuẩn cho ngành logistics để giúp nâng cao sự minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và đặc biệt khuyến khích cho sự phát triển của ngành. Cơ hội cải tiến và đổi mới ngành logistics của Việt Nam là rất lớn và mạnh mẽ. Nếu như thập niên 90 chúng ta chứng kiến phong trào tin học hoá rộng rãi thì cũng đã đến lúc chúng ta cần một phong trào như thế cho logistics ở Việt Nam. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì càng có nhiều cơ hội để phát triển của logistics Việt Nam. Điều đó được thể hiện qua năm nội dung sau: Thứ nhất, chính sách hội nhập. Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thông qua những cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế và tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ đưa Việt Nam thành một quốc gia mở cửa về thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Thứ hai, lợi thế về khu vực. Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc tế, nằm ở khu vực chiến lược trong cùng Đông Nam Á. Bờ biển dài trên 2.000km, có nhiều cảng nước sâu, các sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia và mạng lưới giao thông là tiền đề khả quan để phát triển logistics. Thứ ba, vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là nguồn vốn ODA nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho Việt Nam ngày càng tăng. Thứ tư, lĩnh vực dịch vụ đang được quan tâm phát triển, hoạt động logistics đã bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý Nhà nước cũng như của các doanh ngiệp trong và ngoài nước Thứ năm, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, biểu hiện rõ nhất là từ tháng 7-2005 chúng ta đã bắt đầu thực hiện thông quan điện tử thí điểm ở một số địa phương, đến năm 2007 sẽ áp dụng trên toàn quốc. Đây chính là một trong những điều kiện tiên quyết để ngành công nghiệp logistics Việt Nam phát triển, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Những thách thức Tại Việt Nam, thị trường logistics là một mảng thị truờng khá mới mẻ, mặc dù logistics đã phổ biến trên thế giới hàng trăm năm nay. Theo tính toán cho thấy, chi tiêu hàng năm của một quốc gia cho mảng logistics là rât lớn. Các nước Châu Âu và Mỹ là những nước có nhiều kinh ngiệm về chuỗi quản lý logistics thì chi tiêu cho logistics cũng chiếm gần 10% GDP. Còn các nước đang phát triển như Trung Quốc, chi tiêu cho logistics cũng đã chiếm tới 19%. Phải nói thẳng thắn rằng ở Việt Nam, ngành logistics chưa được coi trọng tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế. Các doanh nghiệp vận tải Việt Nam thì chỉ mới dừng lại ở một trong rất nhiều chuỗi logistics là hình thức giao nhận vận tải, cho thuê kho bãi và vận chuyển nội địa. Tầm cỡ của các công ty Việt Nam trong lĩnh vực này là rất yếu và thiếu chuyên nghiệp. Nguyên nhân sâu xa của những vấn đề này là: Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp sinh sau đẻ muộn so với rất nhiều công ty nước ngoài có lịch sử phát triển kinh doanh từ rất lâu đời như Strenker Logistics, Maersk Logistics… Tầm bao phủ hoạt động của các công ty Việt Nam chỉ trong phạm vi nội địa hoặc một vài nước trong khu vực, trong khi tầm bao phủ của các công ty nước ngoài là cấp độ toàn cầu. Đây là một cản trở rất lớn khi các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hang, vì ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá, các công ty lớn thường có xu hướng sourcing (khai thác nguồn hàng và dịch vụ) từ nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới như: Nike, Adidas, Nokia…Chúng ta có thể tính đến vai trò của các đại lý mà các công ty Việt Nam thiết lập ở các quốc gia khác, nhưng mối quan hệ này rất lỏng lẻo và không đồng nhất. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tập trung vào khai thác những mảng nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng mà chúng ta thấy phổ biến là hình thức giao nhận vận tải (Freight Fowarding). Đây là hình thức khá đơn giản, các công ty giao nhận đóng vai trò là người buôn cước sỉ sau đó bán lại cho người mua lẻ. Thông qua các hãng vận tải biển cũng như hàng không, hàng sau khi được gom thành những container đầy sẽ được vận chuyển đến quốc gia của người nhận. Tại đó các đại lý mà các công ty Việt Nam có đối tác sẽ làm thủ tục hải quan và giao hàng cho người nhận tại kho. Như vậy hình thức này chỉ là một phần nhỏ trong chuỗi giá trị gia tăng logistics. Trong chuỗi logistics hiện đại mà các công ty logistics lớn đang cung cấp cho khách hàng của mình thì nó bao gồm rất nhiều dịch vụ đa dạng với giá trị gia tăng cao mà chúng ta có thể liệt kê: Dịch vụ giao tận nhà/Door to Door. Gom hàng nhanh tại kho/Consolidation Docking. Quản lý đơn hàng/PO Management. Dịch vụ kho bãi giá trị gia tăng/Value Added Warehousing. Gom hàng từ nhiều quốc gia đến một cảng trung chuyển thường là Singapore, Hong Kong, Kaosiung - Cao Hùng/Multi – Country Consolidation. Dịch vụ kiểm soát chất lượng hàng hoá/QA - QI Program. Dịch vụ container treo (dành cho hàng may mặc)/Hanger Pack Service. Quản lý dữ liệu và cung cấp dữ liệu đầu cuối cho khách hàng/Data Management/EDI clearing house. Dịch vụ quét và in mã vạch/Barcode scanning and Label Production. Dịch vụ xây dựng bộ tiêu chuẩn cho hoạt động logistics. Dịch vụ NVOOC/NVOOC Operation. Dịch vụ theo dõi kiểm hàng thông qua mạng Internet/System Track and Trace/Web base Visisbility. Dịch vụ nhà cung cấp logistics thứ tư (FPL). Đây là mô hình dịch vụ logistics rất mới giúp cho các hang logistics gia tăng dịch vụ trị giá gia tăng của mình. Trong quan hệ thương mại quốc tế, phần lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB, FCA nghĩa là chỉ cần bán hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng theo quy định là hết trách nhiệm. Như vậy quyền định đoạt về vận tải đều do người mua chỉ định và dĩ nhiên người mua sẽ chỉ định một công ty nước họ để thực hiện điều này. Và các công ty logistics Việt Nam sẽ là người ngoài cuộc. Bất cập này không phải dễ dàng giải quyết vì phần lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam đều gia công hoặc xuất hàng cho những khách hàng lớn - người mà đã có những hợp đồng dài hạn và toàn cầu với các công ty logistics. Ví dụ như công ty giày NIKE, đây là công ty có rất nhiều hợp đồng làm ăn với các doanh nghiệp Việt Nam nhưng riêng về khâu vận tải và logistics thì các doanh nghiệp Việt Nam không thể tham gia vào quá trình thương thảo. Rõ ràng một ông lớn như NIKE thì việc kí được hợp đồng gia công với họ đã là quá tốt đối với các doanh nghiệp giày da của Việt Nam rồi chứ đừng nói đến việc đàm phán về vận tải và logistics. Trên thực tế hai công ty đang cung cấp dịch vụ logistics cho NIKE là Maersk Logistics và APL Logistics. Nhưng đối với các nhà nhập khẩu Việt Nam thì sao? Nếu nhìn vào cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam thì chúng ta thấy rõ là Việt Nam luôn nhập siêu. Và đây chính là thị trường khá tốt cho các công ty logistics Việt Nam. Trên thực tế thì mảng nhập khẩu cũng là thế mạnh của các công ty Việt Nam. Nếu như trước đây các nhà nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu mua hàng theo điều kiện CIF, CIP thì nay các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam đang dần chuyển sang hình thức mua FOB, điều này tạo ra cơ hội cho các công ty logistics Việt Nam khai thác. Tuy nhiên một phần khá lớn trong miếng bánh này vẫn nằm trong tay các hãng logistics nước ngoài do có nhiều công ty nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam mà cũng chính họ là người nhập khẩu hàng nhiều nhất. Hơn thế nữa phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa có nhiều ý thức trong việc đầu tư vào quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng. Điều này cho thấy rõ ở chỗ hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không có phòng quản lý logistics hoặc chuỗi cung ứng mà phòng này thường được hiểu là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều này tạo ra rào cản đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chào các dịch vụ logistics giá trị gia tăng. Chúng ta dang đối mặt với hệ thống hạ tầng giao thông vận tải còn rất thiếu và yếu. Điều này làm cho các chi phí logistics của Việt Nam cao hơn hẳn các nước khác. Bản thân các công ty logistics sẽ tốn nhiều chi phí đầu tư, làm giảm lợi nhuận của họ cũng như khả năng mở rộng dịch vụ. Về hạ tầng thông tin, đây chính là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù các doanh nghiệp logistics đã có nhiều ý thức trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của mình nhưng những điều này vẫn còn kém xa so với trình độ quốc tế. Nếu chỉ xét về khía cạnh xây dựng website thì phần lớn website của Việt Nam chỉ dơn thuần giới thiệu về mình,về dịch vụ của mình mà thiếu hẳn các tiện ích mà khách hàng cần như công cụ Track & Trace (theo dõi đơn hàng, theo dõi lịch trình tàu), booking, theo dõi chứng từ. Chúng ta nên biết khả năng nhìn thấy và kiểm soát đơn hàng là một yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi họ lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics cho mình. Để làm được điều này đòi hỏi phải có giải pháp đầu tư tổng thể và chi tiết, có định hướng dài hạn. Hơn thế nữa việc đầu tư xây dựng hệ thống IT cũng giúp chính các doanh nghiệp hiệu quả và năng suất. Cụ thể trong lĩnh vực logistics các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng hệ thống phần mềm WMS (Warehouse Management System). Đây là hệ thống phần mềm quản lý kho giúp quản lý một cách hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao năng suất hơn rất nhiều. Cho đến nay, tính liên kết của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu, các công ty hầu như hoạt động độc lập. Trong xu hướng outsourcing, mỗi doanh nghiệp cần tập trung vào thế mạnh của mình và sẽ thuê ngoài các dịch vụ không phải là thế mạnh, như vậy thì tính liên kết là cần thiết hơn bao giờ hết. Đã đến lúc chúng ta cần ngồi lại và hợp tác để có thể đưa ra thị trường một chuỗi các dịch vụ logistics tổng thể cho khách hàng. Một công ty giao nhận có thể liên kết với một công ty về kho bãi, về vận tải, môi giới, hàng không tạo thành một chuỗi liên kết chặt chẽ. Vấn đề thương hiệu: Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có được thương hiệu mạnh tầm cỡ khu vực chứ chưa nói gì đến tầm cỡ thế giới. Về vấn đề này cần có sự hỗ trợ chặt chẽ và nhiệt tình từ phía nhà nước thì mới có thể làm được. Chúng ta cần có những thương hiệu đầu ngành làm đầu kéo cho ngành logistics phát triển đúng hướng. Nhân lực: Chúng ta đang thiếu một đội ngũ chuyên viên trong ngành logistics chuyên nghiệp và được đào tạo bài bản. Bản thân các trường đại học lớn cũng chưa hề có khoa dạy về nghề này. Hơn bao giờ hết sự thành công bắt đầu từ con người. Được biết nhiều năm qua, ngành dịch vụ logistics đã được Chính phủ bảo hộ thông qua các biện pháp ngăn chặn các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước. Nhưng nay sau khi gia nhập WTO, các biện pháp bảo hộ buộc phải chấm dứt. Trong tình hình như vậy, các doanh nghiệp phải tự mình tạo ra khả năng cạnh tranh cao. Rõ ràng ngành logistics đang đứng trước viễn cảnh không mấy sáng sủa khi phải đối đầu trực tiếp với các tập đoàn hàng đầu thế giới. Các doanh nghiệp dịch vụ logistics sẽ đối mặt với áp lực cạnh tranh căng thẳng, bởi chúng ta đã cam kết cho nước ngoài thiết lập ngay các doanh nghiệp liên doanh với tỷ lệ góp vốn từ 49% đến 51% để thực hiện kinh doanh các dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi. Ba năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài được tăng lên và họ có thể thành lập công ty 100% vốn sáu năm đến bảy năm. Hiện tại chúng ta chưa có doanh nghiệp nào tham gia cung ứng dịch vụ tại nước ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp logistics trong nước đa phần thuộc loại vừa và nhỏ, vì vậy cơ hội thắng thầu đều thuộc về các doanh nghiệp lớn chuyên ngành logistics có mạng lưới cung cấp dịch vụ toàn cầu. Cơ hội xuất khẩu dịch vụ là rất hạn chế xét về nhiều mặt. Cạnh tranh cung ứng dịch vụ logistics sẽ xảy ra ngay trên sân nhà mà cơ hội giành chiến thắng của chúng ta là rất thấp, nếu ngay từ bây giờ không có một chiến lược cho ngành này. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY THNN TIẾP VẬN THĂNG LONG VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM GIA NHẬP WTO I-Giải pháp vĩ mô 1. Phát triển ngành vận tải đường biển mũi nhọn Như đã phân tích ở chương một, vận tải là một khâu quan trọng trong logistics (chiếm 3/4 chi phí logistics) trong đó vận tải đường biển có một vai trò lớn, lượng hàng XNK vận chuyển bằng đường biển chiếm tới 90-92%. Phát triển giao thông vận tải biển đảm bảo đồng bộ giữa hệ thống cảng biển, đội tàu và dịch vụ hàng hải nâng cao trình độ quản lý tạo sức mạnh tổng hợp… sẽ tạo một cơ sở tốt cho việc phát triển dịch vụ logistics. Đội tàu vận tải biển: xây dựng, phát triển được đội tàu quốc gia có trang bị công nghệ hiện đại, cơ cấu hợp lý, tăng cường các tàu chuyên dùng, tàu chở dầu, tàu hàng rời, tàu container, tàu RO-RO…có trọng tải lớn. Tuổi tàu bình quân của đội tàu 7-10. Trong đó: - Đội tàu container: phát triển tàu container có trọng tải thích hợp để hoạt động trong khu vực Châu Á nhằm hoà nhập với tiêu chuẩn kỹ thuật kinh doanh của ASEAN với mục tiêu vận chuyển 35-40% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đầu tư tàu có trọng tải 450 TEU-600 TEU- 800 TEU phù hợp với việc cung cấp tàu, luồng tàu, công nghệ khai thác. Đến 2010, cảng container chuyên dùng của Việt Nam đầu tư đã đi vào hoạt động, công nghệ khai thác điều hành và tham gia các tổ chức chuyên vận tải container đã có kình nghiệm và hiệu quả, chuyển sang đầu tư tàu container cỡ lớn trên 2000 TEU để tham gia vận chuyển trên các tuyến đi Châu Âu, Châu Mỹ. - Đội tàu chở dầu: gồm đội tàu chở dầu thô, tàu chở dầu sản phẩm, đội tàu chở hàng rời, đội tàu ven biển, các tuyến vận tải ven biển của Việt Nam sẽ được tập trung phát triển các tàu có trọng tải từ 300-5000 DWT, tàu vận chuyển có hiệu quả kinh tế nhất là loại có trọng tải từ 3000-5000 DWT, năm 2010 là 820.000 DWT. Hệ thống cảng biển: - Tập trung củng cố và nâng cấp hệ thống cảng biển hiện có, đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị xếp dỡ, đặc biệt là các thiết bị xếp dỡ container để phù hợp với xu hướng container hoá của quốc tế. - Xây dựng một vài cảng nước sâu tại các vùng kinh tế trọng điểm để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. - Phát triển một hệ thống cảng có đủ khả năng thông qua khối lượng hàng hoá gần 200 triệu tấn/ năm. - Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ thông tin, quản lý điều hành. - Xây dựng cảng chuyển tàu tại vị trí phù hợp Về an toàn hàng hải và dịch vụ hàng hải: Đầu tư xây dựng hiện đại hoá hệ thống đài thông tin duyên hải, hệ thống báo hiệu hàng hải, hệ thống tìm kiếm cứu nạn trên biển, hệ thống chống dầu tràn trên cảng biển… Phát triển nguồn nhân lực hàng hải: Xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý tinh thông nghiệp vụ, nắm chắc pháp luật, hiểu sâu các điều ước quốc tế về hàng hải. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kỹ thuật được thực hiện bằng nhiều biện pháp: đào tạo mới và đào tạo lại tại các cơ sở đào tạo của ngành, tạo các trường trung học và đại học trong và ngoài nước. 2.Phát triển khoa học công nghệ trong ngành giao thông vận tải nói chung và trong logistics nói riêng Những nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) Ngành Giao thông Vận tải (GTVT) trong thời gian tới cần hướng vào mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH – HĐH) Ngành GTVT, nhằm tạo nên một tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng nhanh đi trước một bước, làm tiền đề cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tế xã hội cũng như chính là cơ sở cho sự phát triển của dịch vụ logistics tại Việt Nam. Trong những năm qua, công tác thiết kế khoa học kỹ thuật (KHKT) của Ngành GTVT đã gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, thích nghi với cơ chế thị trường, hoà đồng với các sản xuất kinh doanh và đã đạt được nhiều thành tựu trong các mặt: lập quy hoạch định hướng phát triển Ngành, quản lý chất lượng sản phẩm, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm mới trong lĩnh vực vận tải, công nghiệp và xây dựng công trình, góp phần quan trọng bảo đảm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, kế hoạch của Ngành trong đó có lĩnh vực giao nhận kho vận. Do nước ta đang ở giai đoạn phát triển kinh tế khác so với các nước phát triển (có thể nói là ở giai đoạn thấp hơn) nên việc định hướng phát triển KHCN Ngành GTVT cũng như trong ngành giao nhận kho vận (là tên gọi phổ biến hiện nay của logistics tại Việt Nam) phải dung đắn và phù hợp mới có thể đẩy mạnh được sự phát triển của các ngành này. Chúng ta phải tiến hành từng bước, không nôn nóng thì mới có thể phát triển bền vững và theo kịp được sự phát triển của logistics toàn cầu: - Tổ chức nghiên cứu đón trước các công nghệ mũi nhọn, đồng thời với việc đánh giá lựa chọn công nghệ phục vụ sản xuất trước mắt. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại để không ngừng nâng cao trình độ KHCN của các cán bộ, công nhân kỹ thuật ở mọi lĩnh vực khảo sát thiết kế, thi công, xây dựng quy trình công nghệ cùng với tác phong công nghiệp trong công tác sản xuất và nghiên cứu triển khai. - Coi trọng và tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu KHCN trong nước, tổ chức triển khai các kết quả nghiên cứu đề tài, các phương án hợp lý hoá sản xuất. Tổng kết kinh nghiệm việc ứng dụng công nghệ mới để phổ biến áp dụng cho toàn Ngành. Xây dựng cơ chế tạo vốn, tăng mức đầu tư cho khoa học từ ngân sách Nhà nước, từ nguồn thu của các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ quỹ phát triển KHCN và các dự án liên doanh liên kết xây dựng công trình lớn. - Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế, coi đây là một biện pháp quan trọng, có hiệu lực để xây dựng, phát triển KHCN trên cơ sở tận dụng tri thức kỹ thuật hiện đại của các nước. Tiếp thu, kế thừa một cách có chọn lọc thành tựu khoa học GTVT trên cơ sở khả năng tiếp thu ứng dụng và các điều kiện cụ thể của ngành như tiền vốn, trình độ cán bộ, năng lực thí nghiệm, công tác thi công, duy tu sửa chữa cùng các thuận lợi có liên quan. 3. Ban hành các nghị định, thông tư , chỉ thị có liên quan tới dịch vụ giao nhận kho vận đảm bảo tính khả thi Do yêu cầu của sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu, càng ngày chúng ta càng ban hành nhiều luật chuyên ngành như luật Thương mại, luật Doanh nghiệp, luật Hải quan, luật Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Để thi hành các luật đó trong lĩnh vực này, trước khi ban hành những văn bản hướng dẫn thi hành, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự trao đổi với Hiệp hội cũng như các Hiệp hội ngành nghế khác có liên quan để bảo đảm tính khả thi sau khi ban hành, nếu không khó lòng đạt được mục đích chung của chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Ví dụ việc ban hành Thông tư 744/TCT/NV5 của Tổng cục Thuế ngày 8/3/2001 về đánh thuế 5% đối với các công ty dịch vụ vận tải nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam thông qua đại lý ở Việt Nam đã không thực hiện được vì các chuyên gia soạn thảo chưa có điều kiện nắm bắt đầy đủ nội dung dịch vụ này. II - Giải pháp từ phía Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long 1. Phát triển các dịch vụ logistics mũi nhọn của Công ty 1.1. Đầu tư phát triển dịch vụ cho thuê kho bãi Công ty đã xây dựng Trung tâm tiếp vận Thăng Long (Dragon Logistics) vào năm 2002 nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng tăng và của các công ty hoạt động tại Khu Công nghiệp (KCN) Thăng Long và trên địa bàn Hà Nội. Trung tâm có kèm chức năng kho ngoại quan này do Công ty KCN Thăng Long và Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long cùng góp vốn xây dựng. Khu nhà kho rộng 5.000 m2 và một bão container rộng 7.000 m2. Hai khu này đi vào hoạt động để đáp ứng nhu cầu phân phối giao nhận của khách hàng. Trong tương lai sẽ mở rộng thêm 5 ha, trong đó diện tích khu kho chứa hàng sẽ là 10.000 m2. Trung tâm tiếp vận Thăng Long sẽ cung cấp các dịch vụ ưu đãi, đặc biệt là cho các khách hàng đang hoạt động trong KCN Thăng Long. Dragon Logistics sẽ hoạt động như một kho lưu giữ nguyên vật liệu và thành phẩm cho khách hàng trong KCN nhằm tiết kiệm diện tích kho bãi cho từng công ty. Khi hình thành kho ngoại quan, khách hàng có thể làm thủ tục hải quan ngay trong Dragon Logistics. Như vậy, hàng hoá khi nhập vào kho chưa phải làm thủ tục nhập khẩu và tính thuế. Chỉ khi nào hàng hoá xuất ra khỏi kho đưa vào nhà máy thì mới bắt đầu làm thủ tục này. Kho ngoại quan là kho lưu giữ hàng hoá sau đây: - Hàng hoá đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu. - Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật. Hàng hoá xuất nhập khẩu phải lưu kho ngoại quan để làm những thủ tục cần thiết như: - Tập kết hàng hoá xuất nhập khẩu thành lô, chuyến theo hợp đồng xuất nhập khẩu. - Lưu kho, lưu bãi để chờ xuất hoặc nhập khẩu. - Thực hiện kiểm tra, kiểm soát hàng hoá của Hải quan. - Kiểm định chất lượng hàng hoá. - Kiểm tra y tế. - Làm đồng bộ, đóng gói, phân loại. - Môi giới bán hàng. Với chức năng là lưu giữ, bảo quản hàng hoá, kho ngoại quan phải có thiết kế, trang thiết bị phù hợp với dặc điểm bảo quản của từng loại hàng hoá nhằm bảo đảm giữ nguyên chất lượng, trạng thái ban đầu của hàng hoá hoặc hạn chế những thiệt hại do việc vận chuyển xếp dỡ hàng hoá gây ra. Ngày nay, khối lượng trao đổi, buôn bán hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với nước ngoài ngày càng tăng nhanh, đòi hỏi phải có sự mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng phục vụ của kho ngoại quan là một yêu cầu cấp bách, nhằm nâng cao năng lực xếp dỡ lưu chuyển hàng hoá của các cảng. Muốn vậy, Công ty phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ kinh doanh kho vận, giao nhận, kiểm tra hàng hoá, nghiệp vụ về giao dịch ngoại thương, có sự hiểu biết về luật pháp trong nước và quốc tế. Đồng thời, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết kế xây dựng đường sá, kho bãi…với những trang thiết bị, phương tiện xếp dỡ, phân loại, đóng gói, bảo quản hiện đại phù hợp với đặc điểm của từng mặt hàng hoặc nhóm mặt hàng. Mặt khác phải xây dựng nội quy kho khoa học theo hướng kinh doanh và phục vụ tốt khách hàng. Đặc biệt kho ngoại quan là nơi diễn ra sự kiểm tra và quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hoá, Công ty phải phối hợp với các cơ quan hữu trách, thực hiện tốt quy định của Nhà nước. 1.2. Phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức (VTĐPT) 1.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đa phương thức Để nâng cao chất lượng dịch vụ VTĐPT ngoài các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đảm bảo cho Công ty cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất, giá thành dịch vụ thấp nhất, hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn và độ tin cậy của dịch vụ được đảm bảo thì Công ty cần có sự nhận thức đầy đủ về VTĐPT và phải phát triển kết cầu hạ tầng đầy đủ, đồng bộ. Bên cạnh đó Công ty còn phải xem xét đến các yếu tố sau: - Đơn giản hóa các thủ tục có liên quan tới vận tải và giao nhận hàng hóa. - Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng VTĐPT. - Phối hợp chặt chẽ giữa các phương thức vận tải. 1.2.2. Tăng cường liên hiệp các vận tải đa phương thức Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, không cần phải tất cả các phương thức vận tải tham gia phục vụ chuyên chở hàng hóa trong buôn bán quốc tế phải mạnh mới thực hiện quyền chuyên chở hàng hóa, mà trong quá trình mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, phải coi trọng việc tăng cường liên kết các công ty vận tải trong nước và quốc tế để cho thị trường vận tải được thông suốt. Việc liên kết các công ty vận tải giúp cho việc khai thác phương tiện vận tải đi về nhiều chiều trên các đại dương theo những tuyến đường phù hợp và ổn định thông qua các công ty vận tải hoặc trung tâm giao nhận – vận chuyển dặt ở một số nước. Việc liên kết VTĐPT giúp cho người kinh doanh VTĐPT thâu tóm được tất cả mọi khâu của quá trình đưa hàng xuất nhập khẩu từ nơi sản xuất đến cơ sở của người mua. 1.2.3. Đẩy mạnh đào tạo cán bộ công nhân viên Giáo dục và rèn luyện con nguời luôn là biện pháp quan trọng hàng đầu trong mọi lĩnh vực. Nó xuất phát từ nguyên tắc coi trọng con người. Người làm VTĐPT vừa là nhà giao nhận vừa là nhà tổ chức, nhà kiến trúc sư vận tải. Họ phải lựa chọn phương tiện, người vận tải thích hợp…để có hiệu quả kinh tế nhất. Điều đó đòi hỏi người làm vận tải phải có kiến thức sâu rộng về địa lý, thông hiểu luật lệ trong nước và quốc tế, nắm vững nghiệp vụ ngoại thương và phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện thông tin điện tử. Bên cạnh đó, sự hiểu biết các lĩnh vực liên quan cũng là một vấn đề cần thiết như: hàng hải, ngân hàng, bảo hiểm…Do đó một giải pháp Công ty cần hết sức quan tâm, chú trọng đó là bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân viên. Để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, Công ty cần áp dụng các biện pháp sau: - Tổ chức các khóa học theo hướng chuyên sâu kết hợp với khả năng kinh nghiệm nhiều phần việc liên quan. - Thường xuyên tổ chức các lớp học tiếng Anh và vi tính để đảm bảo cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới. - Tổ chức các khóa học về nghiệp vụ ngoại thương, pháp luật…theo hình thức ngắn hạn và dài hạn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trước mắt và lâu dài. - Cử các cán bộ nghiệp vụ đi học ở nước ngoài qua các liên doanh, các Hiệp hội mà Công ty tham gia để nâng cao trình độ, thu thập thêm kinh nghiệm. Đây cũng là cơ hội để các cán bộ của Công ty có điều kiện cọ sát với thị trường quốc tế, tìm nguồn dịch vụ, tìm mối chắp nối giao dịch, ký kết các hợp đồng mới. Qua kinh nghiệm thực tế, chắc chắn các cán bộ của Công ty sẽ đưa ra được các biện pháp khắc phục kịp thời. 2. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và khai thác Tổ chức và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, ứng dụng các phần mềm tin học cho phép Công ty phát hiện ra các điểm yếu trong toàn bộ chu trình lưu chuyển của hàng hóa, kiểm soát chặt chẽ luồng lưu chuyển của hàng hóa, loại bỏ được thời gian lưu kho ở các điểm chuyển tải. Cho nên ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và khai thác dịch vụ vận tải giao nhận sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi và nâng cao được hiệu quả cho việc điều hành hệ thống logistics của Công ty. 3. Hợp tác với các đối tác ở các nước phát triển Logistics là một lĩnh vực mới mẻ đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải của Việt Nam nói riêng, vì vậy việc ứng dụng còn rất sơ sài và đơn lẻ cho nên chưa phát huy được hiệu quả của logistics.Do vậy, trước mắt Công ty cần mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết với các công ty, các tập đoàn logistics nước ngoài để có thể tận dụng và học hỏi công nghệ hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến, vốn và thị trường nước ngoài. Từ đó giúp cho Công ty nhanh chóng tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm tạo điều kiện có thể phát triển logistics một cách hoàn toàn độc lập, không phải chỉ ở thị trường trong nước mà vươn ra thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới trong thời gian không xa. 4. Tăng cường hoạt động Marketing nhằm thu hút khách hàng Thời gian qua, hoạt động marketing trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận Việt Nam chưa được các doanh nghiệp quan tâm và phát triển thích đáng. Vì vậy cũng phần nào hạn chế việc thu hút của doanh nghiệp. Để phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty, thu hút được khách hàng thì việc tăng cường hoạt động marketing phải được xem là hoạt động ưu tiên hàng đầu đối với Công ty hiện nay. Do đó trước mắt Công ty cần tiến hành những công việc sau: Xác định khách hàng - Thực hiện nghiên cứu thị trường, giá cả, xác định tuyến vận tải mạnh, yếu của Công ty. - Khai thác và tập hợp thông tin về các nhà xuất nhập khẩu để thực hiện khai thác. - Thường xuyên liên lạc, thăm hỏi khách hàng, khắc phục các điểm chưa phù hợp để phục vụ khách hàng tốt hơn. Gặp gỡ khách hàng để xác định những yêu cầu về dịch vụ - Dàn xếp những cuộc tiếp xúc với khách hàng để tìm ra những yêu cầu của họ như cước phí, thời gian vận chuyển, cảng đến và những yêu cầu đặc biệt về dịch vụ khách hàng cũng như về chứng từ. - Xem lại các yêu cầu của khách hàng có phù hợp với dịch vụ của Công ty hay không và chuẩn bị những đề xuất chào bán dịch vụ bao gồm các thông tin về nơi nhận hàng, cảng đích, điều khoản mua bán, cước phí, các phụ phí, ngày có hiệu lực, loại hình vận chuyển, tuyến đường, thời gian vận chuyển. Chào giá Đàm phán với khách hàng khi có sự phản hồi. Xin ý kiến của chủ tàu khi chủ hàng có đề nghị giá thấp. Chính sách về dịch vụ của Công ty: - Khách hàng là nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công trong kinh doanh của Công ty. - Không ngừng thoả mãn yêu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ với giá cạnh tranh bằng cách: Thao tác nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác và an toàn. Làm đúng ngay từ đầu. Giao hàng đúng hẹn. - Đối với khách hàng là nhà sản xuất (chủ hàng): tiếp cận, theo dõi, khuyến khích dựa trên chính sách của các hãng tàu. - Đối với khách hàng là các hãng tàu: bám sát từ khâu nước ngoài và dành nhiều chính sách ưu đãi. KẾT LUẬN Logistics không chỉ là ngành đem lại nguồn lợi khổng lồ mà còn có vai trò to lớn, liên quan mật thiết tới sự cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp. Đối với nền kinh tế quốc dân, logistics đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông, phân phối. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ riêng họat động logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của hầu hết các nước tại Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á Thái Binh Dương.Vì vậy nếu nâng cao hiệu quả họat động logistics sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của đất nước. Đối với doanh nghiệp, logistics đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết bài tóan đầu vào và đầu ra một cách có hiệu quả. Logistics có thể thay đổi nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…logistics còn giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện đối với các doanh nghiệp Việt Nam, chi phí cho giao nhận kho vận còn chiếm tới 20% giá thành sản phẩm; trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển chỉ vào khoảng 8 - 12%. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp nước ngoài vốn đã rất mạnh. Phân phối giống như mạch máu của nền kinh tế. Nắm được hệ thống phân phối chính là nắm được phần thắng trong tay. Và logistics là một mắt xích quan trọng trong hệ thống phân phối ấy. Chính vì vậy ngành logistics cần được quan tâm một cách thích đáng bởi thời hạn mở cửa ngành logistics trong lộ trình gia nhập WTO đang đến gần, và thua ngay trên sân nhà sẽ không chỉ dừng lại ở nguy cơ nữa mà có thể sẽ trở thành sự thật. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Logistics - Những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Thống kê – Thành phố Hồ Chí Minh 2003 Giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế, Nhà xuất bản GTVT – Hà Nội 2002 Giáo trình vận tải và giao nhận trong Ngoại thương, Nhà xuất bản GTVT – Hà Nội 2003 Vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển bằng container, Nhà xuất bản GTVT – Hà Nội 2001 Luật Thương mại 2005 Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long Báo cáo kế toán của Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long Tài liệu lưu trữ về hợp đồng đại lý của Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long Các trang web: www.doanhnghiep24h.com.vn www.youtemplates.com www.logisticsworld.com www.vneconomy.vn www.vnexpress.net www.e-globallogistics.com www.dddn.com.vn www.gtvt.org PHỤ LỤC MỘT SỐ HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN THẾ GIỚI 1. Tập đoàn Strenker (Đức) Strenker được thành lập vào năm 1872 với chức năng là một công ty vận tải đất liền (đường bộ và đường sắt). Từ đó, Schenker dần chuyển sang thành lập hệ thống vận chuyển hàng hải vào năm 1880. Ngày nay, Schenker dưới sự quản lý 100% của DB (hệ thống đường sắt Đức) là một trong những nhà cung cấp dịch vụ logistics thống nhất hàng đầu trên thế giới. Schenker cung cấp cho khách hàng các dịch vụ hỗ trợ hoạt động trên đất liền, vận tải hàng không và vận tải biển khắp thế giới cũng như các dịch vụ logistics phụ thuộc khác. Hiện nay Schenker đang hoạt động tại 1.100 văn phòng chi nhánh trên khắp thế giới, có hơn 42.700 nhân viên và doanh thu hàng năm lên đến khoảng 7,6 tỷ Euro. Các văn phòng chính của Schenker đặt tại Essen, Đức. Công ty điều hành kinh doanh qua 3 bộ phận (đường bộ, đường hàng không và đường biển), là những bộ phận hoạt động trong những thị trường tương ứng và cung cấp các giải pháp thống nhất, đáp ứng nhu cầu của môi trường kinh doanh đầy phức tạp ngày nay. Văn phòng đại diện của Schenker tại Việt Nam được thành lập vào năm 1991 và hiện có 3 văn phòng với hơn 60 nhân viên tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Schenker hoạt động tại Việt Nam qua đại lý là công ty Gemadept cung cấp đầy đủ các dịch vụ (được nêu dưới đây) và đã tạo nên một tên tuổi vững mạnh như là một trong những nhà cung cấp logistics hàng đầu của Việt Nam, phục vụ nhiều công ty lớn nhất trên thế giới. Hoạt động kinh doanh chính tại Việt Nam là xuất khẩu hàng hoá như thiết bị nội thất, đồ gốm, quần áo, giày dép và hàng sơn mài đi khắp nơi trên thế giới. Schenker Việt Nam cũng hoạt động trong một vài lĩnh vực khác. Từ dịch vụ dọn nhà đến việc hoàn thiện nhiều dự án công nghiệp lớn, Schenker Việt Nam sử dụng tất cả các nguồn và kinh nghiệm toàn cầu của mình để cung cấp những dịch vụ ở mức độ rất cao và chuyên nghiệp các khía cạnh của lĩnh vực logistics rộng lớn. Schenker Việt Nam cung cấp các dịch vụ sau: - Vận tải biển - Vận tải hàng không - Dịch vụ dự án - Dịch vụ di dời - Hội chợ và triển lãm - Nhà kho - Cung cáp dây chuyền logistics - Dịch vụ phân phối 2. Tập đoàn APM (Đan Mạch) - Công ty Maersk Logistics Việt Nam Công ty Maersk Logistics thuộc tập đoàn A.P.Moller. Tập đoàn này được ông Arnold Peter Moller sáng lập vào năm 1904. Tập đoàn A.P.Moller có trụ sở chính tại Esplanaden, thủ đô Copenhagen của Đan Mạch. Tập đoàn hiện có 60.000 nhân viên trên toàn thế giới và có văn phòng tại hơn 100 quốc gia. Tập đoàn sở hữu một đội tàu lớn khoảng hơn 250 con tàu có tổng trọng tải khoảng 12.000.000 MT bao gồm: tàu chở container, tàu dầu, tàu chuyên dụng chở ô tô, tàu cung cấp, các loại tàu đặc biệt và tàu chuyên dụng phục vụ cho các giàn khoan. Bên cạnh đội tàu, A.P.Moller còn tham gia thăm dò và khai thác dầu mỏ và khí đốt, hoạt động trong các lĩnh vực khác như: đóng tàu hàng không, công nghiệp, kinh doanh siêu thị và công nghệ thông tin. Hiện nay công ty Maersk Logistics có khoảng 6.000 nhân viên đang làm việc tại trên 200 văn phòng ở 70 quốc gia trên thế giới. Maersk Logistics bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 1995 duới tên cũ là Mercantile Danmark A/S. Năm 2000, sau khi tập đoàn A.P.Moller mua tại Sea - Land bao gồm cả Sea - Land Logistics, văn phòng đại diện (VPĐD) Mercantile Danmark A/S sát nhập với Sea - Land Logistics Việt Nam và được đổi tên thành văn phòng đại diện Maersk Logistics Singapore Pte Ltd tại Việt Nam. Hiện nay công ty có các văn phòng tại: (1) VPĐD Maersk Logistics Singapore Pte Ltd tại thành phố Hồ Chí Minh với đại lý là Công ty Vận tải biển Sài Gòn (Saigon Shipping Company). Đây là văn phòng chính của công ty tại Việt Nam. (2) VPĐD Maersk Logistics Singapore Pte Ltd tại Hà Nội với đại lý là Công ty Vận tải biển Sài Gòn (Saigon Shipping Company). (3) VPĐD Maersk Logistics Singapore Pte Ltd tại Đà Nẵng với đại lý là công ty VICONSHIP. Hiện nay, công ty Maersk Logistics là một trong những công ty logistics hàng đầu tại Việt Nam, là một trong số ít các công ty có khả năng cung cấp đầy đủ mọi dịch vụ logistics cho khách hàng (full range of logistics services). Maersk Logistics Việt Nam cũng như các văn phòng Maersk Logistics khác trên thế giới, có đầy đủ 5 nhiệm vụ: (1) Là một mũi nhọn về khả năng đổi mới và nâng cao tính cạnh tranh trong lĩnh vực logistics. (2) Là một nhân tố trên thị trường và được biết như một công ty có tiếng về quy mô hoạt động, chất lượng các dịch vụ cũng như uy tín. (3) Cung cấp cho khách hàng các giải pháp nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. (4) Đem đến cho đội ngũ nhân viên những cơ hội làm việc độc đáo, năng động và sáng tạo. (5) Quan tâm và đầu tư liên tục trong mọi lĩnh vực hoạt động. Maersk Logistics Việt Nam hiện có khả năng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ sau đây: - Quản trị dây chuyền cung ứng (Supply Chain Management). - Giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế (Forwarding and Groupage). - Dịch vụ về kho bãi và phân phối hàng hoá (Warehouse and Distribution). - Giao nhận hàng hoá vận tải bằng đường hàng không (Airfreight). - Các dịch vụ khác (Local Services). 3. Tập đoàn LOGITEM (Nhật Bản) LOGITEM là tên tiếng Anh viết tắt của Logistics Systems. Tập đoàn LOGITEM Nhật Bản được thành lập vào năm 1944 với tên gọi Công ty cổ phần vận tải OSAKI. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Công ty đã phát triển mạnh thông qua các nghiệp vụ vận tải để phục hưng Tokyo, vận tải thương nghiệp trong thời kì phát triển cao độ của nền kinh tế Nhật Bản. Năm 1988, Công ty đổi tên thành LOGITEM Nhật Bản và năm 1944 Công ty bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán Nhật Bản. Để đẩy mạnh hoạt động quốc tế, cho đến nay tập đoàn LOGITEM Nhật bản đã thành lập các công ty con và có các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng với hơn 620 nhân viên, 295 xe tải và xe chuyên vận chuyển hàng hoá. Công ty LOGITEM 1 hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hành khách, có trụ sở tại Thái Hà, Hà Nội. Công ty LOGITEM 2 hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá, có trụ sở tại Long Biên - Hà Nội. LOGITEM hoạt động theo mô hình khép kín tất cả các dịch vụ hậu cần để đưa được hàng hoá từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng, bao gồm cả gom hàng, vận tải, thủ tục xuất nhập khẩu, bảo quản hàng, dịch vụ kho nội địa, kho ngoại quan… 4. Tập đoàn YUSEN Air and Sea Service Tập đoàn này được thành lập vào năm 1955 với tên gọi ban đầu là International Trevel Consultants Inc. Trụ sở đặt tại Tokyo - Nhật Bản với tổng vốn đầu tư là 4301 tỷ Yên. Các loại hình dịch vụ mà tập đoàn này cung cấp là: - Đại lý cước hàng không, đường biển. - Làm thủ tục hải quan. - Vận tải. - Giao nhận. - Kinh doanh và cho thuê bất động sản. - Bảo hiểm. - Kho vận. Năm 1959 tập đoàn này đổi tên thành YUSEN Air & Sea Service. Chỉ trong vòng 25 năm từ 1955 đến 1980, vốn của tập đoàn này đã lên đến 290 tỷ Yên và thành lập các chi nhánh tại Mỹ (năm 1968), tại Hồng Kông (năm 1973), tại Singapore (năm 1979). Trong vòng những năm 80 và 90 của thế kỉ trước tập đoàn này đã đạt được con số tăng trưởng cao. Vốn đầu tư lên đến 1343 tỷ Yên (năm 1987). Các văn phòng và chi nhánh của tập đoàn có mặt tại hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển như: Trung Quốc, Đức, Anh, Hàn Quốc, Thụy Điển, Canada, Pháp và Australia. Song song với việc mở rộng hệ thống chi nhánh, hệ thống kho bãi của tập đoàn nay có mặt ở Đài Loan, Trung Quốc, Italia. Đặc biệt, năm 1996 tập đoàn này đã thành lập văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Cũng năm đó vốn đầu tư của tập đoàn này lên đến 1788 tỷ Yên. Năm 2000 vốn đầu tư là 4301 tỷ Yên. Giai đoạn 1997-2004, tập đoàn đã xây dựng thêm được hệ thống kho bãi và trung tâm tiếp vận tại Canada, Los Angeles (Mỹ) và Frankfurt (Đức). Năm 2003 văn phòng đại diện của YUSEN đã có mặt tại Hà Nội. Cho đến hết năm 2005, tập đoàn này đã xây dựng được hệ thống gồm 208 công ty, chi nhánh và văn phòng dại diện tại 31 quốc gia trên thế giới. Công ty TNHH YUSEN Air & Sea Service (Việt Nam) có trụ sở tại quận Tân Bình - thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Hà Nội tại khu công nghiệp Nội Bài. Chi nhánh Hải Phòng tại khu công nghiệp An Dương. Ngoài ra công ty còn thành lập văn phòng tại khu công nghiệp Biên Hoà 2. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 1. Sơ đồ 1.1: Cân đối chi phí trong marketing và logistics 2. Bảng 2.1: Khối lượng hàng hoá giao nhận theo phương thức vận tải 3. Bảng 2.2: Kết quả giao nhận theo từng phương thức vận tải 4. Hình 2.1: Khối lượng hàng hoá giao nhận của phương thức hàng không 5. Bảng 2.3: Số lượng hãng giao nhận quốc tế kí hợp đồng đại lý với Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long 6. Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11516.doc
Tài liệu liên quan