Nước ta có rất nhiều ngân hàng khác nhau và mỗi một ngân hàng có những đặc điểm khác nhau. Song nhìn chung, rủi ro trong hoạt động các ngân hàng là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động chủ yếu của tất cả các NHTM Việt Nam. Điều quan trọng là mỗi ngân hàng cần tìm cho mình những biện pháp, cách thức phòng ngừa rủi ro tín dụng một cách hợp lý nhất để hạn chế tối ưu rủi ro có thể xẩy ra.
Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu tại phòng tín dụng chi nhánh của Ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) em đã phần nào hiểu rõ bản chất của hoạt động tín dụng , tầm quan trọng của tín dụng. Đặc biệt là rủi ro tín dụng và cách phòng ngừa như thế nào mà ngân hàng VPBank đã áp dụng vào hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của mình. Từ đó chỉ ra được những thành tựu đặt được cũng như những hạn chế trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của VPBank. Đồng thời, với đề tài này em cũng mong góp một phần kiến thức của mình vào họat động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng VPBank nói riêng, trong lĩnh vực ngân hàng nói chung.
61 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoài quốc doanh (VPBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động phục vụ khách hàng từ tháng 10/2007. Về dự án Thẻ: Đến nay VPBank đã phát hành 5 loại thẻ, mỗi loại thẻ đều hướng tới một nhóm khách hàng riêng biệt, bao gồm: Thẻ ghi nợ nội địa Autolink, thẻ VPBank Platinum EMV MasterCard debit và credit, Thẻ VPBank MC2 EMV MasterCard debit và credit. 4 loại thẻ quốc tế là các loại thẻ công nghệ chíp đầu tiên tại Việt Nam với độ bảo mật và tính an toàn cao..
Huy động vốn:
Đây là họat động được VPBank rất chú trọng với mục tiêu đảm bảo vốn cho vay, an toàn trong thanh khoản và tăng nhanh tài sản có, nần cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng. Do đó các năm vừa qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như khu vực liên ngân hàng đều được VPBank khai thác triệt để.
Bảng số liệu huy động vốn trong những năm gần đây:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của VPBank
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số dư
Số dư
Số dư
Nguồn vốn huy động
5.638.001
9.065.194
15.335.000
Phân theo kỳ hạn
Ngắn hạn
4.397.641
7.252.155
10.374.000
Trung hạn, dài hạn
1.240.360
1.813.039
4.961.000
Phân theo cơ cấu
Huy động thị trường I
3.209.771
5.678.458
12.941.000
Huy động thị trường II
2.398.230
3.368.736
2.414.000
Tính đến 30/06/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank đạt 10.799 tỷ đồng, tăng 1.692 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (bằng 119% số dư huy động đến 31/12/2006) và tăng 4.381 tỷ đồng so với cựng kỳ năm ngoái (bằng 168% đến 30/06/2006).
Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 15.355 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch cả năm 2007, tăng 6.290 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương đương tăng 69%). Trong đó, nguồn vốn huy động của TCKT và dân cư (thị trường I) đạt 12.941 tỷ đồng tăng 138% so với cuối năm 2006 (riêng số dư tiền gửi tiết kiệm là 7.906 tỷ đồng tăng 3.397 tỷ đồng so với cuối năm 2006). Nguồn vốn liên ngân hàng (thị trường II) cuối năm 2007 là 2.414 tỷ đồng, giảm 1.210 tỷ đồng so với cuối năm 2006. Tình hình huy động vốn của VPBank trong những năm gần đây luôn tăng theo chiều hướng tích cực. Điều này phản ánh uy tín cũng như tốc độ phát triển của VPBank trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Có thể nói nguồn vốn của VPBank vẫn tăng trưởng cao, đó là nhờ vào lãi xuất chính sách phù hợp, đa dạng hóa các sản phẩm huy động, cùng các chương trình khuyến mại với quà tặng hấp dẫn. Mặt khác VPBank không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, đồng thời nâng cao thương hiệu của mình trên thị trường.
Bảng 2: Tình hình cho vay của VPBank
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng dư nợ
3.014.209
5.031.190
7.295.000
Theo loại hình cho vay
Cho vay ngắn hạn
1.405.039
2.511.550
4.524.026
Cho vay trung, dài hạn
1.607.508
2.458.097
3.562.031
Cho vay khác
2.058
34.543
44.906
Theo tiền tệ
Cho vay bằng đống VN
2.906.417
4.760.502
7.250.316
Cho vay bằng ngoại tệ
107.792
270.688
458.433
Tình hình cho vay của VPBank trong năm 2007 càng mở rộng đối với các loại hình khác nhau so với năm 2005, 2006. Điều này cho thấy nguồn vốn của VPBank khá lớn, thể hiện tốc độ phát triển mạnh và tương đối ổn định của VPBank.
Hoạt động tín dụng: Trong điều kiện kinh tế mở cùng với sự gia nhập WTO của Việt Nam thì nhu cầu vốn đầu tư tăng cho nên hoạt động tín dụng của ngân hàng khá sôi nổi.
Trong thời gian từ 2004- 2006 hoạt động tín dụng của VPBank được giữ vững theo phương châm “bảo thủ” , không canh tranh bằng cách nới lỏng điều kiện tín dụng.Vì thế tín dụng đặt được hiệu quả khá cao và tăng gấp hơn hai lần mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn nghành ngân hàng.
Tính đến năm 2007 của CN VPBank trên toàn hệ thống vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tín dụng, nỗ lực tiếp thị đến khách hàng mới, duy trì chặt chẽ mối quan hệ với các khách hàng cũ. Vì vậy mà trước tình hình cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng, hoạt động tín dụng của VPBank vẫn đạt được những kết quả khả quan. Tổng dư nợ cho vay đến 30/06/2007 đạt 7.837 tỷ đồng, tăng 2.806 tỷ đồng so với cuối năm 2006 và tăng hơn gấp đôi dư nợ tín dụng của hệ thống cùng kỳ năm ngoái .
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.217 tỷ đồng, tăng 8.186 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương ứng tăng 163% so cuối năm 2006) và vượt 53% so với kế hoạch cả năm 2007, trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12.596 tỷ đồng chiếm 95 % tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 6.626 tỷ đồng chiếm 50% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng của hệ thống vẫn tiếp tục duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của toàn hàng đến cuối tháng 12/2007 là 0,49%.
Họat động thanh toán quốc tế:
VPBank không phải là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động thanh toán quốc tế. Song hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank trong những năm gần đây đặt được nhiều thành tựu đáng kể. Điều đó cho thấy, thanh toán quốc tế chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của VPBank. Hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế, VPBank đã và đang đề ra các chính sách, biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế phát triển hơn nữa trong những năm tới.
Bảng 3: Tình hình thanh toán quốc tế của VPBank 2005-2007
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Trị giá L/C nhập mở thời kỳ
38.255
61.049
110.538
Trị giá L/C xuất thông báo trong kỳ
6.243
5.655
6.487
Doanh số chuyển tiền TTR
44.685
80.078
137.269
Doanh số nhờ thu (xuất, nhập)
3.618
5.159
10.536
Tổng số phí thu được( triệu đồng)
4.015
6.122
9.024
Nhìn vào bảng tình hình thanh toán quốc tế của VPBank trong những năm gần đây ta thấy: hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank trong năm 2007 đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Lượng giao dịch Thanh toán quốc tế của VPBank đã tăng lên rất nhanh cả về doanh số và phạm vi hoạt động. Tháng 4/2007 VPBank đã được đại diện của The Bank of New York trao “Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong Thanh toán quốc tế” năm 2006, đây là năm thứ 3 liên tiếp VPBank được The Bank of New York công nhận về chất lượng giao dịch Thanh toán quốc tế. Trong tháng 9/2007, đại diện của Citibank đã trao cho VPBank giải thưởng “Ngân hàng hoạt động thanh toán xuất sắc” năm 2006.
Hoạt động hối kiều:
Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VPBank qua Western Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2007. Doanh số chi trả cả năm đạt gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006. Tổng số đại lý phụ đến cuối năm 2007 là 390 điểm, tăng 158 điểm so với năm 2006. Tổng số phí Western Union được hưởng năm 2007 đạt gần 500 ngàn USD tăng 68% so với năm 2006.
Họat động ngân quỹ:
Năm 2005- 2006 thị trường liên ngân hàng có sự tham gia của một số ngân hàng mới thành lập hoặc được nâng cấp từ các ngân hàng nông thôn do vậy các giao dịch diễn ra khá sôi nổi.Song có sự chuyển dịch một phần vốn vào thị trường chứng khoán.Nhưng vào năm 2007 thị trường liên ngân hàng có những diễn biến theo hướng hoàn toàn trái ngược nhau, cụ thể: Thời điểm đầu tháng, nguồn cung vốn hoàn toàn khan hiếm do tất cả các ngân hàng đều rút vốn nhằm mục đích đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định mới của NHNN; từ thời điểm giữa tháng, nguồn cung vốn trở nên dồi dào và mặt bằng lãi suất có sự điều chỉnh giảm, tuy nhiên vẫn cao hơn so với mức bình quân chung của 5 tháng đầu năm.
Kết quả hoạt động ngân quĩ trong năm 2007 cụ thể như sau: Doanh số mua bán ngoại tệ 6 tháng đầu năm của toàn hệ thống là 86 triệu USD, trong đó doanh số của riêng tháng 6 là 10 triệu USD. Đến 31/05/2007 tiền gửi tại các TCTD khác của VPBank là 516 tỷ đồng, tiền vay liên ngân hàng là 2.110 tỷ đồng. Do nguồn cung vốn trên thị trường liên ngân hàng khá dồi dào, mặt bằng lãi suất thấp nên hầu như không xuất hiện các cơ hội đầu tư khả thi vì vậy trong tháng 6 VPBank không phát sinh khoản đầu tư mới nào. Chứng từ có giá còn lại đến cuối tháng 6/2007 là 1.803 tỷ đồng và 20 triệu USD (tương đương 2.125 tỷ đồng).
Hoạt động trung tâm thẻ:
Sau khi chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa mang tên Autolink vào cuối năm 2006, trung tâm Thẻ đã ký hợp đồng với Diebold mua 1.000 máy ATM và triển khai ký kết thuê địa điểm lắp đạt ATM tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành có sự hiện diện của VPBank. Đến nay, đã có 170 máy ATM của VPBank được lắp đặt và đi vào hoạt động.
Tháng 7/2007 VPBank đã cho ra mắt sản phẩm thẻ VPBank Platinum EMV MasterCard dưới hai loại hình: thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Với sản phẩm thẻ này, VPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ chip theo huẩn EMV quốc tế.
Tháng 12/2007 VPBank tiếp tục cho ra đời dòng thẻ quốc tế thứ 2: thẻVPBank MC2 EMV MasterCard – thẻ dành riêng cho giới trẻ, cũng dưới 2 hình thức Credit card và debit card.
Hoạt động nhân sự và đào tạo:
Tính đến 31/12/2007 tổng số nhân viên của VPBank là 2.681 người tăng 1.356 người so với cuối năm 2006. Đội ngũ nhân viên của VPBank phần lớn là những người trẻ ( hơn 70% cán bộ nhân viên của VPBank có độ tuổi dưới 30 tuổi ) nhiệt tình và ham học hỏi, mong muốn gắn kết và phát triển cùng VPBank.
Trong năm 2007, tính trên phạm vi toàn hệ thống, phòng Nhân sự & Đào tạo đã tổ chức được 54 khóa đào tạo, với 2.108 lượt học viên và tổng chi phí đào tạo là 808.630.000 đồng. Trong đó, chủ yếu là đào tạo nhân viên tân tuyển do nhu cầu mở rộng mạng lưới và phát triển điểm giao dịch trong năm qua
Họat động của công ty quản lý và khai thác tài sản (AMC):
Năm 2007 công ty AMC tiếp tục triển khai các dự án bất động sản hiện tại, phối hợp với các chi nhánh của VPBank triển khai các văn phòng trụ sở cũng như hoàn thiện từng bước công tác chuẩn hoá mô hình tổ chức hoạt động của AMC. Các dự án đáng triển khai là Tòa nhà 362 phố Huế (đã lấp đầy khách hàng cho toà nhà và hướng dẫn các bên lắp đặt nội thất), Tòa nhà 141 Bà Triệu(đã hoàn tất quản lý tòa nhà và đưa vào vận hành sử dụng). Fideco Tower(Xây dựng xong tầng 20 phần thô, lễ cất nóc tầng cuối cùng đã được thực hiện tốt đẹp. Dự kiến tiến độ đưa vào sử dụng tầng 1 và tầng lửng vào đầu quý IV năm 2007. Hiện nay số khách hàng đăng ký đã chiếm trên 90% toà nhà, dự kiến đầu năm 2008 sẽ cho thuê lấp đầy tòa nhà), Dự án Bình Tân – Sakico ( đang tiến hành các thủ tục để lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã tiến hành sửa chữa, cải tạo xong khu xưởng - hiện tại đã ký kết 10 hợp đồng cho thuê, chiếm 80% tổng diện tích kho, dự kiến quý II/2007 sẽ lấp đầy 100% diện tích kho. AMC thống nhất với Lotte Group về việc thuê - mua 49 năm hoặc dài hơn theo quy định của TP HCM về quyền sử dụng đất Sakico của VPBank). Ngoài ra AMC đã phối với chi nhánh Cần Thơ triển khai xây dựng trụ sở chính của chi nhánh. AMC thực hiện việc giám sát quản lý lắp đặt hệ thống máy ATM của Trung tâm Thẻ trên toàn hệ thống.
Họat động của công ty chứng khoán:
Công ty chứng khoán VPBank (VPBS) kể từ khi đi vào hoạt động đến nay gặp nhiều khó khăn về địa điểm giao dịch. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán đang có sự điều chỉnh từ tháng 4 đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Trước những khó khăn như vậy, toàn bộ ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên VPBS đã nỗ lực hết mình và đến nay công ty đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Trong tháng 8/2007 Công ty chứng khoán VPBank đã chính thức nâng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng và đến tháng 12/2007 Công ty tiếp tục tăng vốn lên 500 tỷ đồng. Đến 31/12/2007 công ty đã mở trên 3.000 tài khoản khách hàng, doanh số mua bán chứng khoán lũy kế cả năm đạt khoảng 3,5 tỷ đồng, phí môi giới thu được khoảng 8,4 tỷ đồng. Công ty cũng đã ký kết được 24 hợp đồng tư vấn, phí tư vấn đã thu được gần 1,4 tỷ đồng.
Công tác xây dựng thương hiệu Trong năm 2007, VPBank đã thực hiện việc thay đổi đồng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu (biển hiệu, nội thất..) tại tất cả các điểm giao dịch trong hệ thống. Có thể nói đến nay hệ thống nhận diện mới đã phát huy hiệu quả rất lớn trong công tác xây dựng hình ảnh ngân hàng chuyên nghiệp cho VPBank. Năm 2007 VPBank đã thực hiện tài trợ cho một số chương trình truyền hình lớn chuyên về lĩnh vực tài chính ngân hàng: chương trình “Doanh nghiệp 24H” trên VTC, chương trình game show “Nhà đầu tư tài ba” của Đài truyền hình Việt Nam và một số chương trình thời sự quốc tế... Thương hiệu VPBank đến nay đã trở thành một trong những thương hiệu mạnh trong nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển khách hàng, mở rộng thị phần và nâng cao hiệu quả hoạt động của VPBank.
Các hoạt động khác
+ Các hoạt động đoàn thể
VPBank luôn khuyến khích duy trì và phát triển các hoạt động đoàn thể (Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, ...) để đảm bảo cân đối giữa đời sống vật chất và tinh thần cho CBNV. Các tổ chức này trong năm qua đã duy trì hoạt động đều đặn và nghiêm túc, thực sự phát huy hiệu quả trong vai trò hỗ trợ tốt cho các hoạt động nghiệp vụ. + Các hoạt động từ thiện Bên cạnh hoạt động kinh doanh, VPBank luôn quan tâm đến các hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động từ thiện. Trong năm 2007, cơn bão số 5 đã càn quét và gây thiệt hại cho nhân nhân các tỉnh miền Trung, cán bộ nhân viên VPBank đã quyên góp 100 triệu đồng để giúp đỡ đồng bào các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão. Hiện tại VPBank tiếp tục duy trì việc đỡ đầu các mẹ Việt Nam anh hùng (từ năm 1996 đến nay), với mức hỗ trợ 150.000đ/tháng. Năm 2007, VPBank đã chi gần 300 triệu đồng cho công tác xã hội, ủng hộ các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn.
- Kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
+ Tình hình nguồn vốn – sử dụng vốn
Tổng nguồn vốn của VPBank đến 31/12/2007 đạt 18.231 tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2006. Trong đó: Nguồn vốn chủ sở hữu đạt 2.299,8 tỷ đồng (vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng) tăng 149% so với cuối năm 2006; Vốn huy động từ TCKT và dân cư là 12.941 tỷ đồng, tăng 128% so với cuối năm 2006; Vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng là 2.414 tỷ đồng, giảm 29% so với cuối năm 2006; Vốn ủy thác đầu tư (dự án tài chính nông thôn ) là 124 tỷ đồng, tăng 220% so với cuối năm 2006.
Về sử dụng vốn: Đến 31/12/2007 tổng tài sản Có của VPBank là 18.231 tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2006. Trong đó: Số dư tiền mặt và tiền gửi tại NHNN là 1.491 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2006; Tiền gửi tại các TCTD khác là 541 tỷ đồng, giảm 51% so với cuối năm 2006; Tổng dư nợ cho vay của VPBank đối với nền kinh tế đạt 13.217 tỷ đồng, tăng 165% so với cuối năm 2006; Góp vốn, mua cổ phần vào các công ty khác là 563,7 tỷ đồng – tăng 582% so với cuối năm 2006 (tăng chủ yếu do chuyển vốn thành lập công ty chứng khoán – 500 tỷ đồng); Chứng khoán đầu tư là 178,5 tỷ đồng, giảm 43% so với cuối năm 2006; Tài sản cố định là 264,6 tỷ đồng, tăng 157% so với cuối năm 2006.
- Tỷ lệ an toàn vốn (đến 31/12/2007) Các tỷ lệ an toàn vốn được VPBank duy trì theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước: + Tỷ lệ an toàn vốn là 21% (mức qui định của NHNN tối thiểu là 8%). + Tỷ lệ về khả năng chi trả là 126% (mức qui định tối thiểu là 25%); + Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn là 18,7% (mức tối đa được phép là 40%).
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank từ năm 2005-2007
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Doanh thu
1.162
1.494
3.233
Chi phí
1.241
1.954
2.016
Lợi nhuận
76,209
156,8
313
Kết thúc năm tài chính 2007, VPBank đạt kết quả lợi nhuận trước thuế là hơn 313 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2006, trong đó lợi nhuận từ hoạt động của ngân hàng là 273 tỷ đồng, lợi nhuận từ công ty chứng khoán đạt 38,9 tỷ đồng, lợi nhuận từ công ty AMC đạt trên 2 tỷ đồng.
Trong năm 2007 VPBank phát sinh rất nhiều khoản chi phí lớn nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc phát triển lâu dài như: duy trì hoạt đông của Ban dự án Corebanking T24; duy trì hoạt động cảu Trung tâm Thẻ; đầu tư vào hệ thống ATM, phát triển mạng lưới chi nhánh,… Nếu không có các khoản đầu tư đó, lợi nhuận năm 2007 có thể đạt mức cao hơn. Tuy nhiên việc đầu tư vào các yếu tố hạ tầng công nghệ và mạng lưới là rất cần thiết, bảo đảm duy trì một vị thế cạnh tranh tốt cho VPBank trong tương lai.
3. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank
3.1.Hoạt động tín dụng của VPBank
Các sản phẩm tín dụng của VPBank
Đối với khách hàng cá nhân
VPBank là một ngân hàng bán lẻ trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Vì thế khách hàng cá nhân là đối tượng chính. Tuy nhiên, mỗi cá nhân có mục đích khác nhau nên hình thức vay vốn là khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng VPBank đưa ra nhiều hình thức tín dụng khác nhau như: cho vay hỗ trợ kinh doanh cá thể và tiêu dùng; cho vay trả góp mua nhà; cho vay hỗ trợ du học; cho vay trả góp mua ô tô, cho vay cầm cố cổ phiếu các NHTM . . . Mỗi một loại có các đặc điểm riêng biệt nhưng nhìn chung đều là những hình thức cho vay tín dụng để thực hiện mục tiêu của mình. VPBank luôn chú trọng hoàn thiện hệ thống khách hàng là đối tượng cá nhân, những người có mức sống cao, có khả năng thanh toán các khoản tín dụng này.
Đối với khách hàng doanh nghiệp
Đối tượng này chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. VPBank nhằm hỗ trợ đối tượng này trong hoạt động kinh doanh. VPBank đưa ra nhiều hình thức khách nhau nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu cho đối tượng này. Tuy nhiên vẫn có sự hạn chế lớn trong khả năng cấp tín dụng. Những hình thức tín dụng như cho vay từng lần, cho vay theo mức hạn tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn . . . VPBank vẫn đang tiếp tục tập trung phục vụ khách hàng của mình là các cá nhân có thu nhập cao và các doanh nghiệp vừa, nhỏ trong nước.
Tỷ trọng nợ tín dụng trên tổng tài sản
Bảng 5: Dư nợ và doanh số cho vay qua các năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Dư nợ
3295,408
5031
7295
Doanh số cho vay
3684
6594
9754
Tổng tài sản
6090,163
9872,547
12753,49
Tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản
54,11%
50,96%
57,2%
(Nguồn: Báo cáo thường niên, bản tin VPBank, phòng tổng hợp và quản lý chi nhánh)
Trong những năm gần đây, VPBank luôn đặt mức tăng trưởng tín dụng hơn 30%/năm. Qua bảng số liệu ta thấy hoạt động tín dụng của VPBank đã được mở rộng nhanh chóng doanh số cho vay và dư nợ tăng nhanh qua các năm.
Tín dụng luôn là hoạt động chủ yếu mang lại nguồn thu nhập chính cho VPBank. Tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản của VPBank luôn chiếm xấp xỉ 50%.
Đến năm 2007, doanh số cho vay và dư nợ tín dụng tăng nhanh cho thấy quy mô tín dụng của VPBank đã và đang được mở rộng nhanh chóng.
Cơ cấu tín dụng của VPBank
Bảng 6: Cơ cấu tín dụng
Cơ cấu
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng dư nợ (tỷ VNĐ)
3295,408
5031
7295
Theo thời hạn tín dụng
Ngắn hạn (% trên tổng dư nợ)
56%
57,5%
58,7%
Trung dài hạn (% trên tổng dư nợ)
44%
42,5%
41,3%
Theo loại tiền
USD (% trên tổng dư nợ)
3,5%
3,2%
3,3%
VNĐ (% trên tổng dư nợ)
96,5%
96,8%
96,7%
( Nguồn: Báo cáo thường niên, bản tin VPBank, phòng tổng hợp và quản lý chi nhánh)
Trong cơ cấu tín dụng của VPBank chúng ta có thể thấy tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tăng qua các năm và hiện chiếm hơn 50% tổng dư nợ của VPBank. Điều này thể hiện đúng định hướng của VPBank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu miền Bắc.
Phát triển tín dụng ngắn hạn cũng góp phần vào việc hạn chế rủi ro tín dụng (các khoản vay có thời hạn ngắn hạn sẽ ẩn chứa ít rủi ro hơn các khoản vay dài hạn). Dư nợ cho vay bừng đồng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ và giamt dần trong cơ cấu tín dụng của VPBank. Hầu hết các khoản vay đều cấp cho khách hàng bằng VNĐ. Do một số lý do sau:
Do tâm lý e ngại của người vay khi sử dụng vốn vay bằng ngoại tệ, nhất là trong hoàn cảnh đồng USD đang có xu hướng mất giá.
VPBank không chuyên về cho vay xuất nhật khẩu ngư các ngân hàng khác nên các hợp đồng tín dụng ngoại tệ thường rất ít.
Do bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng năm 1998-1999 của VPBank
Việc tỷ trọng cho vay bằng USD chiếm tỷ trọng ít trong cơ cấu tín dụng của VPBank dẫn tới việc tồn đọng vốn bằng USD nhưng nó lại hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tín dụng do giá thay đổi khiến người vay không có khả năng thanh toán.
3.2. Chính sách tín dụng của VPBank
VPBank là ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong hệ thống NHTM. Vì thế, đối tượng chủ yếu của VPBank là các cá nhân có thu nhập khá trở lên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Sở dĩ như vậy, những đối tượng này có khả năng thanh toán các khoản tín dụng, mặt khác ngày càng có nhu cầu vay vốn để đầu tư cho tiêu dùng như các cá nhân mua sắm ôtô . . . Dựa vào đặc trưng của mình, VPBank đưa ra các chính sách tín dụng nhằm hướng tới đối tượng mình phục vụ một cách hiệu quả nhất.
Rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng xấu, trong những năm gần đây ban lãnh đạo VPBank đã đề ra một phương châm cho hoạt động tín dụng đó là “Tiếp tục rộng rãi, cho vay bảo thủ”.
Điều này có nghĩa là VPBank kiên quyết thực hiện chặt chẽ quy trình nghiệp vụ tín dụng, không cạnh trạnh bằng việc nới lỏng các điều kiện tín dụng. Nhiên viên tín dụng ngân hàng VPBank luôn được hướng dẫn là phải tuân thủ mọi quy định, nguyên tắc đã đề ra.
Tín dụng luôn giữ một vị trí rất quan trọng ở tất cả các ngân hàng thương mại. Vì thế làm tăng mức tăng trưởng tín dụng luôn là mục tiêu hàng đầu không ngoài trừ VPBank. Bên cạnh thực hiện các chính sách tín dụng bảo thủ, các đơn vị VPBank luôn nỗ lực tiếp thị khách hàng. Nhờ tiếp thị và quảng cáo hợp lý VPBank đã nâng cao vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Chính sách tín dụng của VPBank nhằm hướng tới đối tượng khánh hàng mà mình hoạt động là chủ yếu.
3.3. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tại VPBank
3.3.1.Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của VPBank trong 3 năm gần đây
Bảng 7:
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Vốn điều lệ
309
750
2000
Tổng vốn huy động
5761,898
9107,253
15335,000
Tổng tài sản
6090,163
9872,547
12753,49
Lợi nhuận trước thuế
76,209
156,8
> 313
( Nguồn: Báo cáo thường niên, bản tin VPBank, phòng tổng hợp và quản lý chi nhánh)
Bảng trên cho thấy quy mô cũng như tình hình hoạt động của VPBank trong những năm gần đây. Năm 2005, vốn điều lệ của VPBank chỉ có 309 tỷ đồng thế nhưng đến năm 2007 con số này đã lên tới 2000 tỷ đồng, tức là gấp hơn 6 lần. Điều này cho thấy, quy mô hoạt động của VPBank mở rộng ra rất nhiều. Mặt khác, tổng vốn huy động của VPBank cũng được tăng lên rất nhiều
vào năm 2007 với 15335 tỷ đồng. Cho thấy, uy tín của VPBank được nâng lên rất nhiều trong thời gian qua. Sự phát triển trong hoạt động của VPBank còn thể hiện đặc biệt ở số lợi nhuận mang về hằng năm với con số khá ấn tượng.
3.3.2. Tình hình nợ quá hạn tại VPBank
Bảng 8: Nợ quá hạn qua các năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Dư nợ(tỷ VND)
1103
1525
1865
3295
5031
7295
Nợ quá hạn
210,8
200,8
9,327
37,6
29,18
16,049
Nợ quá hạn trên
tổng dư nợ
25,46%
13,17%
0,5%
1,32%
0,58%
0,22%
( Nguồn báo cáo thường niên, bản tin VPBank, phòng tổng hợp và quản lý VPBank)
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy nợ quá hạn của VPBank từ năm 2002 đến nay đã giảm xuống nhanh chóng về cả số tuyệt đối và số tương đối ( tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ).
Năm 2002, nợ quá hạn của VPBank là 210,8 tỷ đồng và chiếm tới hơn 25% trên tổng dư nợ thì đến năm 2004 con số này chỉ còn chiếm khoảng hơn 9 tỷ đồng và nợ quá hạn trên tổng dư nợ chỉ còn chiếm 0,5%. Đây là kết quả của việc VPBank đã thu hồi được hầu hết các khoản nợ xấu trong những năm trước đây và năm 2004 chính thức trở thành một ngân hàng lành mạnh về tài chính sau nhiều năm rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Đến năm 2007 vừa qua thì nợ quá hạn là 16,049 tỷ , con số này đã giảm so với hai năm trước. Điều này cho thấy sự tăng triển của VPBank trong năm qua là khá cao. VPBank đã giảm được tỷ lệ xấu hơn nhiều so với tỷ lệ xấu của nghành ngân hàng VIệt Nam.
3.3.3. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tại VPBank
Hiện nay, nguồn thu của VPBank chủ yếu từ các nghiệp vụ tín dụng truyền thống. VPBank chủ yếu cho vay các cá nhân có thu nhập cao, các doanh nghiệp vừa nhỏ mà thực lực tài chính không cao lắm. Những đối tượng này có khả năng thanh toán cao. Tuy nhiên, VPBank vẫn cho vay với mức dư nợ tới 35 - 40% vào một nhóm khách hàng đang báo động “đỏ” về chất lượng tín dụng. Hàng năm số nợ quá hạn tại VPBank vẫn còn khá cao, năm 2007 vừa qua số dư nợ thấp hơn năm ngoái chỉ có 16,049 tỷ đồng nhưng đây cũng không phải là con số nhỏ. Điều này cho thấy, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank chưa thực sự cao. Những rủi ro tín dụng rất dễ xảy ra nếu VPBank không có những biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả. Đa phần VPBank đều có tiêu chí xếp loại và phân loại nợ theo nhóm khách hàng để phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng. Nợ của khách hàng nhóm A được coi có rủi ro thấp nhất, còn nợ khách hàng nhóm C được coi là có khả năng mất vốn cao nhất. Với cách làm như vậy thì đánh giá rủi tín dụng cũng chưa thực sự cao.
Sở dĩ thực trạng hoạt động tín dụng tại VPBank chưa hiệu quả tối ưu do nhiều nguyên nhân khác nhau.Xét từ phía ngân hàng thì một số nhân viên không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay; chính sách và quy trình cho vay còn lỏng lẻo; chưa thực sự phân định rạch ròi giữa khâu thẩm định và khâu cho vay; công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, chính sách quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng vẫn còn hạn chế.
Theo Quyết định (QĐ) 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493, nợ của các NHTM được chia thành 5 nhóm: với nợ từ loại 3 đến 5 là nợ xấu; còn nợ nhóm 1 - nợ thông thường - trích dự phòng 0%; nợ nhóm 2 - nợ cần chú ý - trích dự phòng 5%. Đây là một bước tiến mới với cách phân nhóm nợ theo QĐ 493 đã tiến gần tới những chuẩn mực quốc tế, đó là các loại nợ với mức rủi ro khác nhau đã gắn liền với tỷ lệ trích dự phòng khác nhau, bước đầu tạo nên quĩ dự phòng đủ lớn để xử lý tổn thất. Cũng theo QĐ này, nợ xấu (nhóm 3,4,5) chiếm tỷ lệ khoảng từ 2 - 5%, một tỷ lệ chấp nhận được.
Hiện nay, VPBank đã bước đầu thống kê nợ xấu theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN và dư nợ cho vay nhóm khách hàng theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 457.
Liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thời gian gần đây, VPBank đã và đang thực hiện các biện pháp về việc nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống; tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tín dụng. Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2007, khi vốn tín dụng có xu hướng tăng trưởng ở mức cao hơn so với cùng kì năm trước và mục tiêu cả năm, có thể ảnh hưởng không thuận lợi đối với kiểm soát lạm phát trong năm nay và các năm tới; chất lượng tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực chưa cao; cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán có nguy cơ rủi ro cao, do thị trường chứng khoán biến động; việc thu thập thông tin từ thị trường để đánh giá, quản trị rủi ro còn bất cập.
Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank đã có những bước đáng ghi nhận, tiến bộ.
4.Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank
Rủi ro là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động đầu tư nói chung, trong đó có hoạt động cho vay của các ngân hàng. Trong nỗ lực nhằm thu được lợi nhuận, các ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro, nghĩa là không thể không cho vay, mà chỉ có thể tìm cách làm cho hoạt động này trở nên an toàn và hạn chế đến mức tối đa những tổn thất có thể có bằng cách đề ra cho mình một chiến lược quản lý rủi ro thích hợp.
Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro, đặc biệt và thường xuyên là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng.
Hiệu quả kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào năng lực quản lý rủi ro. Hoạt động tín dụng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất: từ 60 - 70% trong danh mục tài sản có. Vì vậy, quản lí rủi ro tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động tín dụng tại VPBank trong những năm gần đây đặt nhiều thành tựu đáng kể:
Những thành tựu đặt được trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank.
Tỷ lệ quá nợ của VPBank trong những năm gần đây ( từ năm 2005 đến nay) luôn ở mức thấp ( thường dưới 1% trên tổng dư nợ). Tỷ này không những nằm trong phạm NHTM quy định mà tỷ nợ này còn thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung của toàn nghành ngân hàng (7%). Điều này cho thấy, công tác quản lý rủi ro tại VPBank có hiệu quả khá cao.
Huy động vốn tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây và tăng trưởng tín dụng hàng năm tăng xấp xỉ 30%. Điều này cho thấy uy tín và thương hiệu của VPBank đã được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng, thể hiện một vị trí trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam.
Số dự phòng nợ khó đòi mà VPBank phải trích và sử dụng hàng năm là tương đối ít.
Lợi nhuận của VPBank tăng nhanh qua các năm, nếu như năm 2005 lợi nhuận của VPBank chỉ đặt là 76,209 tỷ thì con số nay lên tới hơn 313 tỷ đồng vào năm 2007 vừa qua tức là tăng gấp hơn 4 lần. Thu nhầp chính của VPBank vần là lãi suất từ các khoản tín dụng cho vay và việc lợi nhuận tăng lên theo các năm chứng tỏ sự thành công trong công tác quản lyư tín dụng cũng như hoạt động kinh doanh của VPBank.
Sở dĩ có được những thành tựu như trên không phải dễ dàng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau sau:
Từ những bài học đắt giá trong quá khứ, Ban lãnh đạo VPBank đã nhận ra và kiên quyết thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối ưu rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Sự nỗ lực của toàn bộ các phòng ban, các cấp của VPBank từ Ban lãnh đạo đến nhân viên.
VPBank đã đưa ra một quy trình nghiệp vụ tín dụng có tính đúng đắn, hợp lý và chặt chẽ cao.
Những mặt hạn chế trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank
Bên cạnh những mặt thành công, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của VPBank vẫn có những hạn chế sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn và số dự phòng phải sử dụng tuy thấp nhưng vẫn cao hơn so với kế hoạch mà bản thân ngân hàng đề ra hay nói cách khác là VPBank vẫn chưa hoàn thành kế hoạch đề ra. Con số mà VPBank đặt được chưa thực sự có ý nghĩa, chứng minh công tác quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank tuy có hiệu quả nhưng không phải là tối đa so với nguồn lực.
Quy trình nghiệp vụ mà VPBank đưa ra khá chặt chẽ tuy nhiên trong thực tế áp dụng hiệu quả vẫn chưa thực sự tối ưu. Do một số chi nhánh của VPBank hoạt động vẫn còn mang nhiều tính hình thức, chưa thực sự linh động. Mặt khác, một số nhân viên thực hiện công việc của mình còn chưa có trách nhiệm, tinh thần cao.
Hệ thống thông tin của VPBank còn chưa đáp ứng kịp thời với nhịp độ của công việc.
Những hạn chế trên hầu như xuất phát từ bên trong của VPBank. Để hoạt động quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả hơn nữa VPBank cần xem xét lại toàn bô hệ thống của mình, từ đó có được những biện pháp thích hợp nhất, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PVBANK.
1. Định hướng phát triển kinh doanh của VPBank trong những năm tới
Với mục tiêu phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ lớn nhất miền Bắc và trong nước, VPBank đã và đang thực hiện các định hướng và giai pháp như sau:
1.1. Định hướng chung
VPBank tiếp tục duy trì chiến lược ngân hàng bán lẻ, tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ gia đình và các cá nhân. Để xây dựng VPBank trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở khu vực phía Bắc và tiến tới là ngân hàng thuộc nhóm dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng TMCP trong cả nước theo định hướng chiến lược của HĐQT, trong năm 2008 VPBank sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Đẩy mạnh phát triển Thẻ cũng như hệ thống ATM trên toàn quốc, phấn đấu đến hết năm 2008 VPBank vươn lên thuộc top 5 ngân hàng có dịch vụ thẻ phát triển nhất tại Việt Nam; tập trung vào sản phẩm bán lẻ, cho vay tiêu dùng, các sản phẩm phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Triển khai tổ chức hoạt động ngân hàng theo sơ đồ khối đã được HĐQT phê duyệt trong năm 2007 (mô hình kinh doanh của ngân hàng hiện đại). - Khai thác các tính năng của phần mềm mới (T24) để phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại ( Internet Banking; SMS Banking và các sản phẩm dịch vụ khác) phục vụ khách hàng. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch để đảm bảo hoạt động an toàn, phát triển bền vững. - Hoàn thành việc bán thêm 5% cổ phần cho ngân hàng OCBC trong quý I/2008. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ OCBC để nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank. Đẩy mạnh việc hợp tác đào tạo tại Việt Nam và tại Singapor cho đội ngũ CBNV để tạo nguồn cán bộ lâu dài cho VPBank.- Xây dựng hình ảnh của VPBank gần gũi, thân thiện với công chúng, khách hàng trên toàn quốc. - Đưa cổ phiếu VPBank lên niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (hoặc Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh) vào thời điểm thích hợp trong quý I hoặc đầu quý II/2008/ - Các chỉ tiêu hoạt động năm 2008 như sau (tỷ đồng): Vốn điều lệ cuối năm: 3.000
Tổng tài sản: 30.000
Nguồn vốn huy động: 24.000
(Trong đó huy động từ thị trường I: 21.500)
Dư nợ tín dụng: 20.000
Tỷ lệ nợ xấu: <1%
Hoàn thành lắp đặt ATM(đã có+lắp mới): 302
Số lượng thẻ phát hành: 400.000
Lợi nhuận ròng trước thuế: 550
1.2. Đối với hoạt động tín dụng
Thứ nhất, cần phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện và khẩn trương ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD; phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lí luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lí rủi ro trong nội bộ các TCTD. Triển khai mạnh hơn nữa các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường tiền tệ như quyền chọn (option), hoán đổi (swap), kì hạn (forward), tương lai (future)...
Thứ hai, xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, nợ xấu, lành mạnh hóa tình hình tài chính, làm sạch bảng cân đối tiền tệ,đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa khối NHTM nhà nước để tăng năng lực cạnh tranh, giảm bớt yếu tố can thiệp trực tiếp của nhà nước, minh bạch hóa hệ thống tài chính theo chuẩn mực quốc
tế, từ đó tăng năng lực tự giám sát và quản lý rủi ro nội bộ.
Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện chiến lược, chính sách quản trị rủi ro (trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến rủi ro tín dụng) phù hợp. Thành lập bộ phận chuyên trách về quản lí rủi ro, độc lập với kinh doanh, tiến tới thực hiện quản lí rủi ro theo ngành dọc, giảm dần mức độ uỷ quyền theo hàng ngang. Nâng cao chất lượng các công cụ lượng hoá rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường mới, giúp các nhà lãnh đạo ngân hàng lượng hoá mức độ rủi ro, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết chính xác các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro để có giải pháp kịp thời và hữu hiệu.
Thứ tư, hoàn thiện quy trình cho vay, quy chế hoá mọi hoạt động trong ngân hàng, đảm bảo được các nguyên tắc hạn chế rủi ro (như nguyên tắc phân tách chức năng, nguyên tắc “hai tay bốn mắt”, nguyên tắc tuân thủ hạn mức...) ở mọi khâu trong ngân hàng. Thường xuyên xem xét lại quy trình theo định kì, đảm bảo mọi công việc được xử lí một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền. Tuân thủ Quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, ban hành theo Quyết định số 457; Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các TCTD, ban hành theo Quyết định số 493; 3 chỉ thị gần đây của NHNN về nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Thứ năm, thực hiện minh bạch và công khai hoá thông tin. Đây là tiền đề cơ bản để nâng cao chất lượng quản lí rủi ro. Việc minh bạch và công khai thông tin không chỉ được thực hiện giữa các NHTM với NHNN, trong nội bộ NHTM mà còn giữa NHTM với các nhà đầu tư, với công luận.
Thứ sáu, bảo hiểm có vị trí đặc biệt trong hệ thống quản lí rủi ro tín dụng của ngân hàng. Thứ bảy, một công cụ hiệu quả trong quản lí rủi ro tín dụng là các phái sinh tín dụng trong các nghiệp vụ tự phòng vệ. Phái sinh tín dụng là các công cụ phái sinh được sử dụng để quản lí rủi ro tín dụng. Chúng cho phép tách rủi ro tín dụng với các loại hình rủi ro khác vốn có trong mỗi công cụ cụ thể và chuyển rủi ro này từ người bán rủi ro (người mua sự bảo vệ tín dụng) đến người mua rủi ro (người bán sự bảo vệ tín dụng). Các phái sinh tín dụng chủ yếu có thể nêu lên là “total return swap”, “credit default swaps”, các giấy tờ phái sinh gắn với rủi ro tín dụng. Khả năng tách rủi ro tín dụng khỏi các tài sản Có và tài sản Nợ làm cho phái sinh tín dụng trở nên hấp dẫn trong sử dụng. Nhờ các công cụ này, các TCTD có thể tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro tín dụng, đảm bảo đa dạng hoá các rủi ro này.
Thứ tám, xây dựng một nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về quản lý nội bộ của ngân hàng, thỏa mãn yêu cầu phát triển của các giao dịch kinh doanh ngày càng đa dạng, yêu cầu quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản, có khả năng kết nối với các ngân hàng khác. Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên cơ sở đảm bảo phòng chống được rủi ro, bảo mật và hoạt động an toàn.
Thứ chín, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng với những tiêu chí như năng lực, trình độ, khả năng hội nhập, hiệu quả công tác và phẩm chất đạo đức tốt.
Thứ mười, từng bước xây dựng và định vị thương hiệu của ngân hàng, chú trọng phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới, tăng thu phí dịch vụ, giảm dần tỷ lệ thu từ các sản phẩm dịch vụ tín dụng truyền thống.
2. Giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank
2.1. Về mặt con người
Nâng cao năng lực điều hành của đội ngũ lãnh đạo
Yếu tố con người luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất chi phối mọi hoạt động, đặc biệt là người đứng đầu trong tổ chức. Ban lãnh đạo vạch ra các chính sách, đường lối cũng như định hướng để đưa tổ chức phát triển, để mọi nhân viên thực hiện. Nếu như người lãnh đạo thiếu năng lực hay thoái hóa đạo đức, …tổ chức khó mà đứng vững được. Các biện pháp đề ra thực hiện có hiệu quả hay không đều phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ cũng như tư cách đạo đức của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ ngân hàng. Vì thế, công tác tổ chức đào tạo và năng cao năng lực điều hành của lãnh đạo là vấn đề cần thiết.
VPBank tiếp tục nâng cao trình độ quản lý điều hành cho các cán bộ cấp cao.
Có thể cử đội ngũ lãnh đạo đi học các khóa học nâng cao về trình độ quản lý kinh doanh, cử đi học hỏi những kinh nghiệm của các NHTM khác, các tổ chức thành công trên thế giới. . . Đặc biệt, phải biết tận dụng các kinh nghiệm cũng như các phương pháp quản lý của đối tác chiến lược là tập đoàn OCBC – tập đoàn tài chính hàng đầu của Singapore. Từ đó vận dụng hợp lý vào mô hình hoạt động của mình thật hiệu quả.
Tín dụng luôn là một bộ phận không thể thiếu trong ngân hàng.Vì thế, nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng luôn là mục tiêu quan trọng của ngân hàng. Muốn đặt được, một trong những giải pháp không thể không có , các cán bộ lãnh đạo nên tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu giữa lãnh đạo với cán bộ nhân viên thuộc bộ phận tín dụng. Thông qua các buổi như vậy, một mặt có thể truyền thụ những kinh nghiệm của mình cho các cán bộ tín dụng. Mặt khác, để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng cũng như những phản ánh của các cán bộ về những khó khăn, yếu kếm và thuận lợi trong công tác tín dụng hiện nay của ngân hàng mình. Từ đó các lãnh đạo có thể điều chỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế hiện tại, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nhân viên thực hiện nhiệm vụ tôt nhất, đồng thời góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng trong ngân hàng.
Ban lãnh đạo cũng phải thường xuyên cập nhật các thông tin về quy định của Chính phủ, của NHTM và các ban nghành liên quan thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên tín dụng
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế kéo theo sự phát triển của các sản phẩm tín dụng kèm theo những rủi ro khó tránh khỏi. Điều này đỏi hỏi các cán bộ tín dụng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Hiện nay VPBank đã làm khá tốt công tác tổ chức và đào tạo cán bộ nhân viên tín dụng, đang tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa.
Tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ đi học thêm các lớp sau đại học trong và ngoài nước.
Cử các cán bộ nhân viên tín dụng đi học các khóa học ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng thời mời các cán bộ, các giáo sư. . .đến trao đổi, giảng dạy những kinh nghiệm và kiến thức bổ ích thuộc lĩnh vực tín dụng.
Thường xuyên cập nhật và tự tìm hiểu các văn bản luật phát quy định của nghành cũng như của nội bộ VPBank vè quy trình, quy chế tín dụng để đảm bảo hạn chế mức độ rủi ro tín dụng tối đa.
Tự nâng cao năng lực thẩm định khách hàng của bản thân mình thông qua kinh nghiệm làm tín dụng, năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện ngăng chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng. Từ đó hạn chế rủi ro tín dụng thấp nhất cho ngân hàng.
Ngân hàng thường xuyên có kế hoạch cho các cán bộ tín dụng các buổi hội thảo cùng nhau bàn luận, trao đổi, cập nhật những kinh nghiệm. . đưa cán bộ nhân viên đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm ở các ngân hàng bạn, thậm chí là ở một số nước tiên tiến để có cơ hội mở mang kiến thức, học tập phương pháp làn việc của họ.
Một cán bộ tín dụng giỏi không phải là một người có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng nghiệp vụ tốt mà còn phải là người có đạo đức phẩm chất nghề nghiệp tốt. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp luôn phải được nâng cao trong mỗi nhân viên. Yêu cầu cán bộ nhân viên tín dụng phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm trong công việc. Cán bộ phải chấp hành các quy định, quy chế tín dụng của ngân hàng đề ra. Khuyến kích nhân viên mạnh dạn phản ánh với các cán bộ cấp trên về những khó khăn trong quá trình công tác.Mặt khác, nói ra những quan điểm của mình trong công việc.
Hơn nữa, vấn đề đạo đức nghề nghiệp phải là chủ đề được bàn luận trong các buổi hội thảo và là một tiêu chí trong công tác tuyển dụng của bộ phận tín dụng.
Việc tổ chức cán bộ, chuyên môn từng vị trí, sắp xếp công việc cho phù hợp là quan trọng đối với mỗi ngân hàng. Mỗi cá nhân có ưu điểm riêng, sở trường khác nhau nên việc tận dụng điểm mạnh của mỗi cá nhân sẽ tạo sức mạnh về nguồn lực rất lớn. Cần phải xem xét phân công cán bộ cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng có cơ hội, thời gian tìm hiểu sâu về lĩnh vực mình phụ trách để từ đó phát huy sức mạnh. Như vậy hiểu biết của cán bộ mới sâu và việc tìm hiểu thông tin khách hàng cũng thhuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí đồng thời giảm thiểu rủi ro tín dụng hơn.
Chế độ ưu đãi nhân viên hiện đang là tiêu chí quan trọng không chỉ đối với nhân viên tín dụng mà còn đối với các việc tuyển dụng nữa. Cần phải có các chế độ: khen thưởng, kỷ luật rõ ràng để động viên kích lệ cán bộ tín dụng.
2.2. Nhóm giải pháp tổng thể
2.2.1.Về mặt chính sách tín dụng
VPBank cần tiếp tục phát huy thực hiện phương châm: “ tiếp thị rộng rãi, cho vay bảo thủ”. Chính phương châm này đã giúp ngân hàng hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng một cách hiệu quả trong thời gian qua.
Tùy nhiên do biến động của thị trường lớn nên VPBank phải thường xuyên điều chỉnh để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh trong từng thời kỳ.
VPBank tiếp tục xây dựng hệ thống chính sách tín dụng cụ thể hơn và bám sát từng thời kỳ. Chính sách tín dụng của VPBank vẫn cón nhiều lỏnh lẻo, vì thế để khắc phục vấn đề này cán phải:
- Thực hiện một chính sách tín dụng hợp lý, linh động theo từng thời kỳ: Để làm được điều náy cần phải chú trọng vào dự doán các xu hướng kinh tế, khoa học kỹ thuật của nền kinh tế trong nước cũng như toàn cầu.Nếu làm được điều này, chính sách tín dụng của VPBank sẽ nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, chiếm được vị trí dẫn đầu, mở rộng được thị phần. Hơn nưa sự dự báo này phải được nghiên cứu ở tầm vĩ mô, phải mang tính chiến lược, có như thế các chính sách tín dụng mới có thể đo lường được hết các rủi ro.
- Để phát huy được hết tác dụng thì nội dung của chính sách tíng dụng ngoài việc là những chỉ đạo mang tính bắt buộc mà còn phải thể hiện được ý chí, mong muốn của toàn thể cán bộ, nhân viên ngân hàng.Khi xây dựng chính sách tín dụng cần tranh thủ ý kiến đống góp, những kiến nghị của các cán bộ trực tiếp tham gia vào quy trình tín dụng để chính sách đưa ra mang tính thực tiễn cao, phù hợp, thuận lợi với điều kiện làm việc thực tế.
2.2.2.Giải phát về mặt công nghệ
- VPBank cần có chiến lược phát triển tổng thể công nghệ thông tin trên cơ sở hoạch định chiến lược phát triển chung của ngân hàng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng từ cung cấp sản phẩm dịch vụ, quản lý đầu tư, quản lý rủi ro, quản lý quan hệ khách hàng cho đến việc nghiên cứu và phát triển các dịch vụ sản phẩm mới.
- Chia sẻ thông tin đa chiều với các tổ chức liên quan, ứng dụng và cập nhật các công nghệ kỹ thuật mới, lắng nghe nhu cầu của khách hàng.
- Quản lý rủi ro trên cơ sở các thông tin được thu thập, sanglọc, xử lý và phân tích đánh giá.
2.2.3. Về mặt sản phẩm
Trong thời gian quan, VPBank luôn chú trọng phát triển các sản phẩm tín dụng mới nhằm đa dạng hóa sán phẩm để phục vụ nhu cầu của khách hàng, hạn chế rủi ro.
Mặc dù có nhiều sán phẩm đa dạng nhưng hiện nay, VPBank vẫn chưa thực sự xây dựng cho mình một sản phẩm tín dụng đặc trưng mà khi nhắc đến sản phẩm đó là người ta biết ngay đó là của VPBank. Ví dụ: nhắc đến cho vay xuất nhập khẩu, người ta nghĩ ngay đến Vietcombank . . .Với định hướng là ngân hàng bán lẻ hàng đầu, VPBank nên xây dựng cho mình sán phẩm hướng vào tiêu dùng cá nhân như cho vay mua ôtô, … và những sản phẩm như thế sẽ phát triển theo nền kinh tế của đất nước.
2.2.4.Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng
Thông tin khách hàng có vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý rủi ro tín dụng. Nhờ có đủ thông tin khách hàng mà nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến khoản vay cũng như theo dõi và quản lý chúng.
Nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin nội bộ
Nguồn thông tin nội bộ giúp cung cấp thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Đây là cơ sở giúp cán bộ nhân viên tín dụng đưa ra được những quyết định đúng đẵn. Biết được tầm quan trọng của thông tin nội bộ VPBank cần phải khai thác tốt hơn nữa hệ thống tin nội bộ. Hiện nay hệ thống này hoạt động cón kém hiệu quả, tốc độ phản ánh thông tin còn quá chậm, chưa theo kịp với sự thay đổi của môi trường kinh tế. Ban lãnh đạo VPBank cần có yêu cầu bằng văn bản đề nghị các chi nhánh phải thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động tín dụng của mình. Từ đó, có các biện háp thích hợp theo dõi và điều chỉnh các hoạt động của các chi nhánh.
Khai thác các nguồn thông tin từ bên ngoài
Thông tin từ bên ngoài cung cấp cho ngân hàng những hiểu biế thực tế về tình hình hoạt động, kinh doanh của khách hàng và đặc biệt là về tài sản đảm bảo của món vay.
Trước, trong và sau khi cho vay nhân viên tín dụng vẫn phải thường xuyên sử dụng các thông tin bên ngoài để kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay cũng như tình hình tài chính của khách hàng. Các thông tin này được lấy từ nhiều nơi khác nhau. Từ những thông tin này, ngân hàng có thể đánh giá được tư cách của người vay, khả năng lãnh đạo, tình hình kinh doanh cũng như tương lai phát triển của doanh nghiệp. Vì thế, VPBank cần phải tích cực hơn nữa trong việc khai thác các nguồn thông tin từ bên ngoài, thường xuyên trao đổi các thông tin tín dụng với NHTM để có được thông tin chính xác nhất.
2.3.Hoàn thiện mô hình đánh giá rủi ro tín dụng
Mô hình chấm điểm tín dụng hiên đang được áp dụng tại NHTM Hà Nội là do nước ngoài tư vấn nên không tránh khỏi những bất hợp lý trong quá trình thực hiện. Do đó, ngân hàng cần tập hợp tất cả các cán bộ tín dụng thu thập những thống kê tổng quan về các nghành nghề và tiến hành nghiên cứu, thảo luận. Trên cơ sở đó đưa ra các tiêu chí đánh giá nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
2.4.Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn cho khách hàng
Mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng là mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại. Hoạt động tín dụng của ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với hoạt động kinh doanh của khách hàng, thu nhập của ngân hàng chính là các khoản lãi được sinh ra từ các khoản vay. Việc có trả được lãi của ngân hàng hay không phụ thuộc vào việc kinh doanh của khách hàng, có nghĩa là nếu khách hàng mà gặp rủi ro trong kinh doanh thì khoản cho vay của ngân hàng cũng sẽ gặp rủi ro. Xuất phát từ đó mà ngân hàng cần thiết phải cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng.
KẾT LUẬN
Nước ta có rất nhiều ngân hàng khác nhau và mỗi một ngân hàng có những đặc điểm khác nhau. Song nhìn chung, rủi ro trong hoạt động các ngân hàng là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động chủ yếu của tất cả các NHTM Việt Nam. Điều quan trọng là mỗi ngân hàng cần tìm cho mình những biện pháp, cách thức phòng ngừa rủi ro tín dụng một cách hợp lý nhất để hạn chế tối ưu rủi ro có thể xẩy ra.
Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu tại phòng tín dụng chi nhánh của Ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) em đã phần nào hiểu rõ bản chất của hoạt động tín dụng , tầm quan trọng của tín dụng. Đặc biệt là rủi ro tín dụng và cách phòng ngừa như thế nào mà ngân hàng VPBank đã áp dụng vào hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của mình. Từ đó chỉ ra được những thành tựu đặt được cũng như những hạn chế trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của VPBank. Đồng thời, với đề tài này em cũng mong góp một phần kiến thức của mình vào họat động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng VPBank nói riêng, trong lĩnh vực ngân hàng nói chung.
TÀI LỆU THAM KHẢO
Giáo trình Ngân hàng thương mại – Chủ biên: PGS. TS. Phan Thị Thu Hà, Đại học kinh tế quốc dân.
Quản trị ngân hàng thương mại – Peter. S. Rose, Nhà xuất bản tài chính, 2004.
Số liệu do phòng tổng hợp của ngân hàng VPBank cung cấp.
Báo cáo thường niên VPBank năm 2005, 2006, 2007.
Website:
Website:
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11518.doc