Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp phải thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất mới có thể thu hút và lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp. Doanh nghiệp không những phải thỏa mãn tốt những nhu cầu của khách hàng, mà còn biết nắm bắt và đón đầu những nhu cầu đó để thỏa mãn kịp thời. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán thể hiện một thông điệp rõ ràng từ phía doanh nghiệp, rằng doanh nghiệp luôn quan tâm tới lợi ích của khách hàng lên trên hết và luôn tìm cách nâng cao lợi ích của khách hàng ngay cả khi đã bán xong sản phẩm. Công ty có thể thực hiện các dịch vụ sau bán như:
- Tiến hành lắp đặt máy móc, dây chuyền thiết bị cho các khách hàng của công ty khi thắng thầu.
- Hướng dẫn vận hành, sử dụng máy móc, thiết bị cho các công ty, các mỏ. Cử nhân viên của công ty đến tận các mỏ để theo dõi và hướng dẫn việc sử dụng máy móc.
- Nhập khẩu thiết bị, phụ tùng thay thế khi xảy ra sự cố với máy móc công ty cung cấp.
- Kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ.
- Tư vấn cho các khách hàng về thiết bị, phụ tùng thay thế.
- Tổ chức dịch vụ tư vấn các giải pháp kỹ thuật liên quan đến máy móc thiết bị ngành than.
90 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2053 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao khả năng thắng thầu trong hoạt động dự thầu cung cấp máy móc thiết bị tại Công ty cổ phần Du lich và Thương mại- TKV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chi phí và mức lợi nhuận dự kiến có được, mà còn phải tìm hiểu và dự đoán mức giá mà các đối thủ cạnh tranh có thể đưa ra để có hướng xác định giá một cách tối ưu nhất. Vì Công ty còn làm đại lý phân phối cho một số hãng nước ngoài, như làm đại lý phân phối lốp cho hãng Michelin của Pháp, do đó đôi khi công ty có thể đưa ra mức giá thấp hơn một chút để sau bán thêm phụ kiện là lốp và lấy phần lời này bù vào. Trong một số trường hợp Công ty chấp nhận đưa ra mức giá thấp hơn và chấp nhận mức lợi nhuận thấp để nâng cao khả năng thắng thầu nhằm thiết lập quan hệ làm ăn hay mở rộng thị trường.
B4: Gửi hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu
Sau khi hoàn thành hồ sơ dự thầu, Công ty sẽ gửi hồ sơ tới đúng địa điểm và theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu. Cần hết sức lưu ý đến thời điểm đóng thầu, hồ sơ được gửi đi sau thời điểm đóng thầu bị coi là không hợp lệ và bị loại, trong trường hợp này toàn bộ công sức và chi phí đầu tư vào việc hoàn thiện hồ sơ dự thầu coi như vô ích. Khi Chủ đầu tư tiến hành mở thầu, Công ty thường cử người đại diện đến tham dự, chứng kiến quá trình mở công khai các gói thầu của những nhà thầu tham dự, việc tham dự này nhằm mục đích thu thập thông tin, xem có những nhà thầu nào tham gia, cũng như quy trình tiến hành mở thầu có đảm bảo công bằng và minh bạch hay không, để tránh những thiệt hại về lợi ích không đáng có cho Công ty trong trường hợp không có mặt người đại diện của Công ty. Khi tham dự buổi mở thầu, đại diện của Công ty, thường là một trong những cán bộ phụ trách việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu, sẽ có mặt và ghi lại những thông tin về các nhà thầu khác được công bố tại buổi mở thầu. Những thông tin này sẽ được mang về phân tích để đánh giá khả năng thắng thầu của Công ty, nếu khả năng thắng thầu cao, Công ty sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp vận động hành lang để tăng khả năng thắng thầu. Mặt khác, những thông tin thu được này sẽ được sử dụng khi thương thảo hợp đồng với Chủ đầu tư nếu Công ty thắng thầu, cũng như được lưu lại để làm tư liệu tham khảo cho những gói thầu Công ty tham gia sau này. Sau đây là bảng so sánh giá giữa một số nhà thầu trong gói thầu cung cấp quạt gió cho Công ty than Hà Lầm:
STT
Tiêu chí
Nhà Thầu
Cty Đầu tư TMại và Dvụ
Cty Du lịch Thương mại
Cty TNHH Thành Hoàng
Cty CP TBị điện TKV
1
Hiệu lực hồ sơ
60 ngày
60 ngày
60 ngày
60 ngày
2
Thiết bị dự thầu
02 Quạt gió FBDCZ-6, mỗi chiếc kèm 02 khởi động mềm phòng nổ QJR-200A
02 Quạt gió BD-II-6N017, mỗi chiếc kèm 01 khởi động mềm phòng nổ QJR-400/1140(600)
02 Quạt gió BD-II-6N017, mỗi chiếc kèm 01 khởi động mềm phòng nổ QJR-6-400
02 Quạt gió BD-II-6N017, mỗi chiếc kèm 01 khởi động mềm phòng nổ YCQJR-110
3
Hãng, nước, năm sản xuất
Cty HHạn Safe Hồ Bắc Trung Quốc
Sản xuất : 2006-2007
Tập đoàn điện khí Bình An – Trung Quốc
Sản xuất : 2006-2007
Tập đoàn điện khí Bình An – Trung Quốc
Sản xuất : 2006-2007
Tập đoàn điện khí Bình An – Trung Quốc
Sản xuất : 2006-2007
4
Giá bỏ thầu, đã gồm các loại thuế, phí, VAT (USD)
85.926
94.110
99.750
95.550
5
Thời gian giao hàng
30 ngày
59 ngày
50 ngày
150 ngày
6
Bảo hành
12 tháng
12 tháng
12 tháng
12 tháng
B5:Thương thảo, ký kết hợp đồng
Nếu Công ty trúng thầu, bên mời thầu sẽ gửi thông báo bằng văn bản đến. Lúc này Công ty tiến hành thu xếp với ngân hàng để vay vốn và lấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Tiếp đó, Công ty tiến hành thương thảo và ký kết hợp đồng với bên mời thầu dựa trên cơ sở hồ sơ dự thầu và các điều khoản thỏa thuận đã đạt được. Sau khi ký hợp đồng với bên mời thầu, Công ty ký các hợp đồng với nhà cung cấp nhằm đảm bảo máy móc thiết bị được giao đúng tiến độ.
B6:Triển khai và thực hiện hợp đồng
Sau khi nhận hàng từ nhà cung cấp,Công ty tiến hành bàn giao cho bên mời thầu theo đúng tiến độ cam kết. Công ty cử chuyên gia xuống tận cơ sở của bên mời thầu để hướng dẫn lắp đặt, vận hành máy móc thiết bị đồng thời cấp chứng chỉ bảo hành bảo trì cho bên mời thầu. Sau khi hoàn thành các công việc, Công ty ký các biên bản cần thiết như biên bản bàn giao, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.
2.4.2 Kết quả hoạt động đấu thầu của công ty thời gian qua
Là một Công ty có kinh nghệm trong hoạt động cung cấp máy móc thiết bị phục vụ ngành than ngay từ khi còn trực thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Công ty đã xây dựng được nhiều mối quan hệ hợp tác làm ăn tốt đẹp với các đối tác nước ngoài và tạo được nguồn cung máy móc thiết bị ổn định từ các nhà cung cấp truyền thống của mình, điều này đã tạo ra rất nhiều thuận lợi trong công tác đầu thầu cung cấp máy móc thiết bị của Công ty. Năm 2004, Công ty chính thức trở thành công ty cổ phần kinh doanh hạch toán độc lập. Tuy gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực quyết tâm của Ban lãnh đạo Công ty cùng tinh thần đoàn kết một lòng, xây dựng Công ty ngày càng trở nên lớn mạnh, trong những năm qua Công ty đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh nói chung, và công tác đấu thầu cung cấp máy móc thiết bị nói riêng. Sau đây là kết quả hoạt động đấu thầu trong vòng 4 năm (từ năm 2004 đến năm 2007) của Công ty.
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động đấu thầu giai đoạn 2004-2007 tại Công ty
Đơn vị : USD
Thời gian
Số gói thầu đã tham gia
Số gói thầu đã trúng
Tổng giá trị các gói thầu đã trúng
2004
20
11
5.853.225,00
2005
13
6
186.342,10
2006
23
14
7.322.735,90
2007
26
17
32.519.268,25
(Nguồn Phòng xuất nhập khẩu)
Từ biểu đồ có thể nhận thấy từ năm 2004 đến năm 2005 số lượng gói trúng thầu giảm hơn 45% ( từ 11 gói xuống còn 6 gói) do năm 2005 Công ty chỉ tham dự 6 gói thầu, nếu xét về tỷ lệ trúng thầu thì tỷ lệ trúng thầu năm 2005 chỉ thấp hơn năm 2004 một ít. Năm 2004 là 55% và năm 2005 là 46,15%.
Tuy số gói thầu đã trúng không nhiều nhưng luôn có sự tăng trưởng, năm 2007 số gói thầu đã trúng là 17 gói thầu tăng 18% so với năm 2006. Mặt khác, do mặt hàng công ty kinh doanh là máy móc thiết bị nên giá trị gói thầu trúng là khá cao. Xét về tổng giá trị các gói thầu đã trúng, tình hình tăng trưởng của hoạt động đấu thầu hết sức khả quan, năm 2007 tổng giá trị số gói thầu đã trúng là 32.519.268,25 USD và 436 triệu đồng tương ứng 52,3 tỷ đồng tăng trưởng 344% so với năm 2006. Đây là tốc độ tăng trưởng cực kì cao.
Năm 2005, cả số gói thầu đã trúng và tổng giá trị các gói thầu đã trúng đều rất thấp. Đây là do cuối năm 2004, công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần. Do đó, khi tham gia dự thầu, công ty không còn được dự thầu dưới danh nghĩa tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam. Mặt khác công ty cũng không còn là công ty Nhà nước nên không còn được hưởng những ưu đãi của một công ty nhà nước. Tuy nhiên trong những năm tiếp theo đó hoạt động đấu thầu của công ty đã có sự tăng trưởng trở lại.
Bảng 2.4 : Tỷ lệ trúng thầu giai đoạn 2004-2007
Năm
2004
2005
2006
2007
Số gói thầu tham gia
20
13
23
26
Số gói thầu đã trúng
11
6
14
17
Tỷ lệ trúng thầu
55%
46,15%
60,86%
65,38%
( Nguồn Phòng xuất nhập khẩu)
Trong hoạt động kinh doanh cung cấp máy móc thiết bị phục vụ cho các ngành công nghiệp nói chung, ngành than noí riêng, chủng loại máy móc thiết bị rất đa dạng, thêm vào đó, mỗi loại lại có những đặc tính kỹ thuật phức tạp riêng. Do đó, một doanh nghiệp chỉ có thể chuyên về cung cấp một số loại thiết bị nhất định mà họ có ưu thế về chuyên môn cũng như nguồn hàng. Đây cũng là một trong những lý do giải thích cho số lượng gói trúng thầu có sự tăng giảm nhất dịnh qua các năm.
Sau đây là danh mục cụ thể các gói thầu đã trúng qua từng năm trong giai đoạn 2004- 2007
Bảng 2.5 : Danh mục các thiết bị trúng thầu năm 2004
Stt
Loại thiết bị cung cấp
Giá trị gói thầu(USD)
Thời gian thực hiện
Chủ đầu tư
1
Máy thử mỏi Instron Fast Track 8801
118.429,00
6/2004
Viện Cơ khí và Năng lượng Mỏ
2
Động cơ Cummin
106.200,00
6/2004
Công ty than Hà Tu
3
Xe cẩu tự hành bánh lốp, sức nâng 50 tấn TADANO TG500E
279.900,00
8/2004
Công ty Chế tạo máy TVN
4
Xe gạt bánh xích Komastu D85EX-15
189.000,00
8/2004
Công ty CP Than Tây Nam Đá Mài
5
Đầu tàu điện ắc quy phòng nổ CDTX-8J
Công ty Xây dựng Mỏ
6
Máy nén khí di động phòng nổ VFY-6/7-KB
63.120,00
9/2004
Công ty Xây dựng Mỏ
7
Máy xúc thủy lực gầu ngược bánh xích Komatsu PC1800-6, dung tích gầu 12m3
1.379.190,00
10/2004
Công ty than Cao Sơn
8
Máy khoan xoay cầu thủy lực bánh xích Ingersoll-Rand Model DML
707.649,00
10/2004
Công ty than Cao Sơn
9
Xe gạt bánh xích Komatsu D155A-2,công suất 320HP
269.368,00
10/2004
Công ty than Cao Sơn
10
Xe ôto vận tải Komatsu HD785-5 tải trọng 91 tấn
2.523.000,00
10/2004
Công ty than Cao Sơn
11
Xe malốc Komatsu 3.5 tấn và 5.0 tấn
84.209,00
10/2004
Công ty CN Ôtô TVN
Bảng 2.6: Danh mục các gói thầu đã trúng năm 2005
Stt
Loại thiết bị cung cấp
Giá trị gói thầu(USD)
Thời gian thực hiện
Chủ đầu tư
1
Xe gạt bánh xích Komatsu D155A-2, công suất 320HP
524.000
5/2005
Công ty than Cao Sơn
2
Máy xúc thủy lực gầu ngược bánh lốp Hitachi ZX 180W
144.800
7/2005
Công ty than Vàng Danh
3
05 Máy gạt PD165Y, công suất 120-130W
344.500
9/2005
Công ty than Hà Tu
4
Máy xúc lật thủy lực Kawasaki 70ZIV- 2
102.900
9/2005
Công ty than Thống Nhất
5
Máy xúc Kobelco SK330-6
150.500
11/2005
Công ty than Uông Bí
6
Máy khoan Tamrock Crawler 1F/E50
596.717,40
11/2005
Công ty than Mạo Khê
Bảng 2.7: Danh mục các gói thầu đã trúng năm 2006
Stt
Loại thiết bị cung cấp
Giá trị gói thầu(USD)
Thời gian thực hiện
Chủ đầu tư
1
Máy xúc thủy lực gầu ngược bánh xích Hitachi ZX330
146.800,00
11/2006
Công ty than Vàng Danh
2
Thiết bị tháo lắp lốp và máy vá lốp
321.800,00
2/2006
Công ty than Núi Béo
3
Máy xúc gầu ngược bánh lốp Doóan Daewoo Solar 210-W
109.500,00
4/2006
Công ty Xây dựng Mỏ
4
Máy xúc lật bánh lốp Kawasaki 70ZIV-V
106.000,00
4/2006
Công ty than Vàng Danh
5
Máy khoan Tamrock Crawler 1F/E50
304.629,00
4/2006
Công ty than Quang Hanh
6
Máy khoan Tamrock Crawler 1F/E50
294.500,00
4/2006
Công ty than Mông Dương
7
Máy xúc lật bánh lốp Kawasaki 80ZIV-2
622.500,00
5/2006
Công ty Đông Bắc
8
Máy xúc Komatsu PC450-7 (6,7cm3)
2.139.000,00
5/2006
Công ty Đông Bắc
9
Máy xúc Komatsu PC450-7 (2,1cm3)
603.960,00
5/2006
Công ty Đông Bắc
10
Máy xúc Komatsu PC450-7 (2,1cm3)
603.960,00
8/2006
Công ty Đông Bắc
11
Bộ thiết bị tháo lắp lốp chuyên dụng
237.890,00
8/2006
Công ty than Cọc Sáu
12
Xe gạt bánh xích Komastu D155A-2 công suất 320HP
586.097,00
12/2006
Công ty CP than Cao Sơn- TKV
13
Cẩu bánh lốp TADANO FAUN tải trọng 110 tấn
969.900,00
11/2006
Công ty Tuyển than Cửa Ông
14
Máy khoan Atlas Copco ROC F6
880.159,90
12/2006
Tổng Công ty Đông Bắc
Bảng 2.8: Danh mục các gói thầu đã trúng năm 2007
Stt
Loại thiết bị cung cấp
Giá trị gói thầu(USD)
Thời gian thực hiện
Chủ đầu tư
1
5 Xe ôtô Komastu HD465-7
2.229.056,00
1/2007
Công ty than Cọc Sáu
2
Xe cẩu tự hành bánh lốp TADANO TL 300E
277.940,00
2/2007
Công ty than Hà Lầm-TKV
3
Máy xúc TLGN bánh xích Komastu PC 750-7 và gầu dự phòng
437.190,00
2/2007
Công ty CP than Cao Sơn-TKV
4
Băng tải treo DTS100/63/2x132KW
297.412,25
3/2007
Công ty than Nam Mẫu
5
Máy xúc TLGN bánh xích Komastu PC750-7 và gầu dự phòng
471.190,00
4/2007
Công ty CP than Cọc Sáu- TKV
6
02 Xe gạt bánh xích Komatsu D155A-2
586.095,00
4/2007
Công ty CP than CọcSáu- TKV
7
10 Xe ôtô Komastu HD 465-7R
4.445.060,00
4/2007
Công ty CP than Cọc Sáu- TKV
8
3 Bộ tháo lắp lốp Komastu + ITM
446.700,00
4/2007
Công ty CP than Cọc Sáu- TKV
9
20 Xe ôtô Komastu HD465-7
8.891.400,00
4/2007
Tổng Công ty Đông Bắc
10
3 Máy xúc TLGN Komastu PC750-7+ gầu
1.409.620,00
4/2007
Tổng Công ty Đông Bắc
11
2 Xe gạt bánh xích Komatsu D155A-2
586.095,00
4/2007
Tổng Công ty Đông Bắc
12
10 Xe ôtô Komastu HD465-7R
4.445.700,00
6/2007
Công ty CP than Hà Tu
13
1 Xe cần cẩu TADANO GT-550EX
433.900
6/2007
Công ty CP than Cao Sơn
14
Thầu ủy thác nhập khẩu dự án nhà máy Nhiệt điện Na Dương
86.536.000,00
2007
Tổng Công ty Than Việt Nam
15
Thầu ủy thác nhập khẩu dự án nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn
65.421.073,00
2007
Tổng Công ty Than Việt Nam
16
Thầu ủy thác nhập khẩu dự án nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả
265.006.726,00
2007
Tổng Công ty Than Việt Nam
2.4.3 Chủng loại và chất lượng máy móc thiết bị mà Công ty thường cung cấp:
Công ty chủ yếu chuyên về cung cấp một số loại máy móc thiết bị và đã tạo dựng được uy tín nhất định trong lĩnh vực này. Sau đây là những mặt hàng mà Công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh và đã có sự tín nhiệm của khách hàng như:
- Các loại máy móc phục vụ công tác sản xuất của ngành than: các loại phụ tùng cho thiết bị khai thác mỏ sản xuất, động cơ dùng cho các loại xe máy chuyên dùng khai thác mỏ, các sản phẩm lốp xe chuyên dùng
- Các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư chuyên dùng tháo lắp, bảo dưỡng và sửa vá các loại lốp xe chuyên dùng (kể cả lốp xe tải trung xa và xe du lịch).
- Các sản phẩm băng tải công nghiệp…
Các loại máy móc thiết bị mà Công ty cung cấp đều là những sản phẩm của các nhà sản xuất nổi tiếng và có uy tín trên thế giới như Caterpillar (Mỹ); Komatsu, Kawasaki, Yokohama (Nhật Bản); Volvo (Thụy Điển); Ingersoll-Rand (Máy khoan Mỹ); Tamrock (Máy khoan Thụy Điển); Cummins (Động cơ Mỹ), Michelin (Pháp)… Đây là những nhà sản xuất có thương hiệu mạnh, được coi là sự đảm bảo về chất lượng của sản phẩm một cách tốt nhất.
2.4. Ưu điểm và hạn chế trong hoạt động dự thầu của Công ty:
2.4.1 Ưu điểm
Thứ nhất công ty là một công ty con thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, nên Công ty có lợi thế về tiếp cận thông tin đấu thầu cung cấp thiết bị liên quan đến ngành than, và cơ hội tiếp cận với các gói thầu trong nội bộ ngành lớn hơn so với các công ty tư nhân.Do đó công ty sẽ có thời gian chuẩn bị kỹ hơn cho các gói thầu. Đồng thời công ty cũng có cơ hội thắng thầu cao hơn do có quan hệ với các đơn vị mời thầu và các quan chức liên quan.
Thứ hai công ty cổ phần du lịch và thương mại –TKV là công ty cổ phần nhưng được sự hỗ trợ lớn từ nguồn vốn của Nhà nước, tiềm lực tài chính lớn. Vốn điều lệ của Công ty là 10.465.000.000 đồng, trong đó vốn của Nhà nước chiếm tỷ lệ 67,86% . Công ty lại có quan hệ tốt với ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Với tiềm lực tài chính như vậy, công ty tạo dựng được sự tin tưởng của bên mời thâù về khả năng đảm bảo thực hiện gói thầu và cũng có lợi thế về vốn để đảm bảo tìm kiếm nguồn hàng chất lượng tốt, giá thành hợp lý.
Thứ ba, trước khi tách ra thành công ty cổ phần kinh doanh hạch toán độc lập, Công ty trực thuộc Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam, đã từng được chỉ định riêng của Tổng Công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Than - Khoáng sản Than Việt Nam) cung cấp và kinh doanh những mặt hàng để phục vụ công tác sản xuất của ngành như các loại phụ tùng cho thiết bị khai thác mỏ sản xuất bởi các hãng : Komatsu, Volvo, Hitachi, Kobelco, Kawasaki…; Cung cấp động cơ Cummins dùng cho các loại xe máy chuyên dùng khai thác mỏ, cung cấp các sản phẩm lốp xe chuyên dùng (Off - The - Road Types) do các hãng Michelin (Pháp) và Yokohama (Nhật Bản) sản xuất (kể cả các sản phẩm lốp xe công nghiệp dùng ở cảng biển, cảng hàng không và công trình xây dựng); Cung cấp các thiết bị, dụng cụ, vật tư chuyên dùng: tháo lắp, bảo dưỡng và sửa vá các loại lốp xe chuyên dùng (kể cả lốp xe tải trung xa và xe du lịch) do hãng Rema TipTop (Đức) và Schrader (Pháp) sản xuất; Cung cấp các sản phẩm băng tải công nghiệp do các hãng Yokohama (Nhật Bản); Bridgestone (Nhật Bản); Taeryuk (Hàn Quốc) sản xuất. Do đó Công ty có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp máy móc thiết bị phục vụ ngành công nghiệp than và khoáng sản nên có sự am hiểu về đặc tính kỹ thuật của máy móc sử dụng trong ngành, tạo nên lợi thế trong việc cung cấp các máy móc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của bên mời thầu một cách tốt nhất. Những cán bộ chuyên phụ trách việc lập hồ sơ dự thầu chỉ cần đọc hồ sơ mời thầu là có thể định hình ngay loại thiết bị máy móc và những yêu cầu về kỹ thuật có thể làm hài lòng chủ đầu tư.
Thứ tư, ngoài việc cung cấp máy móc thiết bị, Công ty còn thực hiện các dịch vụ sau bán như vận chuyển về tận nơi, hướng dẫn lắp đặt và vận hành, bảo hành và sửa chữa khi máy móc có sự cố. Nhờ vậy làm hài lòng khách hàng, gây dựng được uy tín cho công ty. Một phần nữa đây cũng là một ưu thế của công ty để gia tăng khả năng được bên mời thầu lựa chọn thực hiện gói thầu.
Thứ năm, công ty có đội ngũ nhân lực trẻ, năng động và nhiệt huyết, tận tụy với công việc. Đây là một ưu thế rất lớn của Công ty, do đặc thù của công việc thường xuyên phải đi công tác xa và đi lại nhiều rất cần sự nhiệt tình với công việc và sức trẻ, sức khỏe của đội ngũ nhân viên trẻ. Ngoài ra nhờ có sự năng động, sáng tạo, đội ngũ nhân viên trẻ còn tìm kiếm được nguồn hàng mới chất lượng tốt, giá cả hợp lý, tạo nên khả năng thắng thầu cao hơn khi công ty tham gia dự thầu.
2.4.2 Nhược điểm
Đầu tiên do xuất phát điểm của công ty là một doanh nghiệp nhà nước, chưa hoàn toàn thoát khỏi phong cách làm việc thời bao cấp. Nên công ty chưa thực sự chủ động tích cực khai thác các lợi thế của công nghệ thông tin để tìm kiếm các gói thầu, tăng số lượng gói thầu tham gia của Công ty mà vẫn tìm cơ hội dự thầu theo cách truyền thống, dựa vào báo chí và các thông báo mời thầu được gửi tới. Do vậy, công ty ít có cơ hội tham gia đấu thầu các gói thầu ngoài ngành than và khoáng sản.
Thứ nữa là bộ máy quản lý chưa được tinh giảm, còn cồng kềnh làm tăng chi phí quản lý và hoạt động, do đó là giảm hiệu suất lợi nhuận. Đội ngũ nhân viên tham gia hoạt động đấu thầu chưa được qua đào tạo một cách bài bản chuyên sâu theo đúng chuyên ngành, thường từ các ngành khác chuyển sang. Do đó mà việc lập hồ sơ dự thầu còn chưa chuyên nghiệp, thời gian hoàn thành hồ sơ dự thầu khá lâu.
Thứ ba, đội ngũ nhân viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đấu thầu. Do đó còn gặp nhiều sai sót trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, tham gia đấu thầu cũng như thực hịên gói thầu. Ngoài ra nhân viên trẻ mới tham gia vào đấu thầu chưa thiết lập được các mối quan hệ. Đặc biệt với một hoạt động như đấu thầu không có quan hệ thì không thu thập được các thông tin, không được ưu ái khi chọn nhà thầu, không có được những ưu thế khi dự thầu như những người trong ngành lâu năm.
Thứ tư vốn lưu động của công ty không thật sự lớn, nên công ty chỉ mới tham dự những gói thầu nhỏ dưới 1triệu USD, chưa có khả năng tham dự nhiều gói thầu cùng lúc và lại càng không có khả năng tham gia đấu thầu ở nước ngoài. Tuy ít xảy ra nhưng nếu có nhiều gói thầu tương đối lơn cùng lúc thì công ty rõ ràng phải đánh mất cơ hội của mình.
Thứ năm, công ty chủ yêú thắng trong các gói thầu hạn chế trong nội bộ ngành than khoáng sản, với các gói thầu ngoài ngành mà công ty tham gia xác suất trúng thầu là không cao. Công ty ít có quan hệ giao dịch với những đối tác mới,cả nhà cung cấp và khách hàng đều là những đối tác truyền thống. Do vậy khó có thể có được những bước phát triển đột phá trong hoạt động đấu thầu.
2.5. Một số nguyên nhân dẫn đến trượt thầu trong đấu thầu cung cấp máy móc thiết bị của Công ty
Khi đã cân nhắc tham gia một gói thầu, nghĩa là Công ty đã có sự chuẩn bị. Nhưng không phải lúc nào kết quả cũng đạt được như mục tiêu đã đề ra. Hoạt động kinh doanh chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, những yếu tố bất ngờ mà không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể kiểm soát được. Sau đây là một số nguyên nhân có thể làm cho Công ty không thắng thầu:
+ Nguyên nhân chủ quan:
Giá dự thầu là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả thắng thầu của một nhà thầu. Giá dự thầu được xây dựng trên cơ sở bản mô tả hàng hóa trong hồ sơ mời thầu, đơn giá và các quy định hiện hành của Nhà nước. Về cơ bản chủ đầu tư sẽ chọn nhà thầu có giá bỏ thầu thấp nhất trong số những nhà thầu đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng của gói thầu và nhà thầu phải thuyết minh được khả năng thực hiện dự án với giá dự thầu đã tính toán. Nhưng với đặc tính của một doanh nghiệp nhà nước mới bắt đầu cổ phần hóa trong vòng vài năm trở lại đây, bộ máy quản lý của Công ty vẫn còn cồng kềnh, nhiều cấp, chưa có sự cải tổ hợp lý dẫn đến chi phí quản lý cao. Vì vậy mà mức giá dự thầu thường cao hơn so với các công ty tư nhân. Mặc khác do những biến động về giá cả trên thị trường cũng như những chi phí phát sinh bất ngờ không lường trước được thường dẫn đến giá cả tăng cao.
Đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu là những người trẻ, tuy nhiệt tình và năng động, nhưng thiếu kinh nghiệm xử lý các tình huống bất ngờ phát sinh trong quá trình tham gia đấu thầu. Do đó không tránh khỏi việc mắc phải những sai sót nhất định trong lập hồ sơ dự thầu, tiến hành dự thầu, thực hiện gói thầu. Đáng lưu ý nhất là đội ngũ nhân viên tham gia đấu thầu chưa có nhiều quan hệ, lại rất dễ mắc phải các sai sót trong cư xử với người khác, nên không tranh thủ được cảm tình của bên dự thầu, cơ quan chức năng và cả các đối thủ cùng tham gia dự thầu.
Công ty chưa có bộ phận marketing chuyên nghiên cứu và phân tích thông tin thị trường cũng như chưa có những hoạt động quảng cáo về Công ty. Do vậy công ty chưa kiếm được nhiều cơ hội dự thầu, chủ yếu chỉ mới tham gia được các gói thầu của các công ty trong ngành chưa tìm kiếm thêm được cơ hội bên ngoài. Nhiệm vụ tìm kiếm thông tin và tìm hiểu thị trường vẫn do các cán bộ phụ trách việc tham gia đấu thầu đảm nhiệm do đó hiệu quả làm việc chưa cao. Cũng do chưa có bộ phận marketting nên uy tín và hình ảnh của Công ty chưa được quảng bá một cách rộng rãi.
+ Nguyên nhân khách quan:
Các hành vi tiêu cực trong đấu thầu vẫn tồn tại và phát triển, điển hình là hiện tượng thông thầu. Mặc dù Luật đấu thầu ra đời với mục đích tạo ra những căn cứ làm cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu thầu cũng như nhằm hạn chế các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra. Tuy vậy, các hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu vẫn diễn ra hết sức mạnh mẽ. Sở dĩ như vậy, một phần là vì trong Luật Đấu thầu, chưa quy định cụ thể các chế tài xử phạt đối với các hình thức vi phạm pháp luật trong đấu thầu. Chế tài không đủ nghiêm khắc sẽ không răn đe được những kẻ ham lợi.
Quy chế đấu thầu chưa thống nhất, liên tục sửa đổi và bổ sung nên khó áp dụng và hiệu quả pháp lý chưa cao. Việc thay đổi liên tục trong quy chế đấu thầu gây ra nhiều bất cập. Do vậy rất khó cho công ty trong tham gia dự thầu từ khâu lập hồ sơ dự thầu cho đến tham gia đấu thầu và thực hiện gói thầu, làm thế nào để lập được bộ hồ sơ dự thầu đúng tiêu chuẩn, nội dung xét đấu thầu như thế nào để thực hiện đấu thầu tốt nhất, có nhiều cơ hội trúng thầu nhất trong khi quy chế đấu thầu liên tục được sửa đổi. Nếu công ty không kịp thời cập nhật thì có thể sẽ phải làm lại hồ sơ dự thầu hoặc không trúng thầu.
Các thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa còn phức tạp, rườm rà: hiện tượng các nhân viên hải quan nhũng nhiễu, gây khó khăn trong việc thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp nhằm nhận được đút lót vẫn xảy ra phổ biến. Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính mặc dù đang được cải thiện nhưng vẫn còn phức tạp gây mất thời gian cho các doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
Phụ thuộc vào tiến độ sản xuất và giao hàng từ phía nhà cung cấp: Công ty là doanh nghiệp thương mại, chỉ đóng vai trò trung gian. Muốn có hàng để cung cấp cho bên mời thầu, Công ty phải tiến hành mua từ các nhà cung cấp, nhà sản xuất nước ngoài. Do đặc điểm của loại hình máy móc thiết bị phục vụ công nghiệp thường sản xuất với số lượng ít, và chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng nên nhiều khi Công ty không thể giao hàng ngay mà phải chờ nhà sản xuất hoàn thiện sản phẩm. Bên cạnh đó, hàng phải vận chuyển trong một thời gian dài mới có thể đến được Việt Nam, những yếu tố bất ngờ có thể phát sinh nằm ngoài tầm kiểm soát của Công ty.
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu cung cấp máy móc, thiết bị tại Công ty cổ phẩn Du lịch và Thương mại – TKV
3.1. Định hướng phát triển của ngành than trong thời gian tới:
Bộ Công nghiệp đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt chiến lược phát triển ngành than giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2025. Theo đó, chiến lược xác định phát triển ngành than trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, bao gồm: thăm dò, khai thác, sàng tuyển, vận chuyển, chế biến, phân phối và xuất nhập khẩu nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu than cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường.
- Về lĩnh vực thăm dò than, chiến lược xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 thăm dò đánh giá xong phần tài nguyên than nằm dưới mức 300m đến đáy tầng than ở bể than Quảng Ninh, đồng thời thăm dò tỉ mỉ một phần bể than Đồng bằng sông Hồng.Đến năm 2015, thăm dò đánh giá xong phần tài nguyên bể than Đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2010, gia tăng trữ lượng than xác minh để có thể huy động vào khai thác khoảng 46-51 triệu tấn than nguyên khai, đến năm 2010 khoảng 50-55 triệu tấn, đến 2020 khoảng 57-62 triệu tấn và đến năm 2025 khoảng 63-68 triệu tấn. Phấn đấu đến năm 2015 giảm tổn thất chung của toàn ngành xuống dưới 30% và đến năm 2025 xuống dưới 25%.
- Về khai thác than, sẽ khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên than trong nước để sử dụng lâu dài, phấn đấu sản lượng than sạch đạt 40-43 triệu tấn vào năm 2010, 48-51 triệu tấn vào năm 2015, 55-58 triệu tấn vào năm 2020, 58-61 triệu tấn vào năm 2025, nâng sản lượng than sạch lên khoảng 200 triệu tấn vào năm 2050.
- Về xuất khẩu than hợp lý trên cơ sở giảm dần và tiến đến không xuất khẩu; đến năm 2010 giảm xuất khẩu xuống còn 12 triệu tấn, năm 2015 giảm còn 5 triệu tấn, sau 2015 giảm dần và tiến tới không xuất khẩu.
- Về thị trường than, phấn đấu đến năm 2010 thiết lập được hệ thống cơ chế, chính sách hình thành thị trường than cạnh tranh, hội nhập với khu vực và thế giới, tạo sự công bằng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh than, không phân biệt thành phần kinh tế.
3.2. Mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới (2008- 2010)
3.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng và phát triển toàn diện công ty thành một công ty cổ phần đồng bộ các dịch vụ như: ăn, nghỉ, điều dưỡng, vận chuyển, vui chơi, giải trí… tạo được sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ. Tăng trưởng hàng năm từ 15 – 20%. Năm 2010 trở thành một công ty cổ phần du lịch có uy tín trong và ngoài nước và là một doanh nghiệp du lịch mạnh, đứng trong top ten của làng du lịch Việt Nam, góp phần đưa ngành kinh doanh du lịch là một trong những ngành mũi nhọn của tập đoàn kinh tế đa ngành than Việt Nam, nâng vị thế của Tập đoàn than Việt Nam trên trường quốc tế.
3.2.2 Mục tiêu cụ thể:
* Mục tiêu kinh doanh du lịch lữ hành và khách sạn
Tiếp tục đẩy mạnh, phát triển du lịch quốc tế dựa trên nền tảng những gì đã làm được và đạt được trong những năm qua. Đồng thời phải nâng lên một bước kể cả chất và lượng, đẩy du lịch phát triển thành ngành mũi nhọn, kinh doanh tăng trưởng cao. Cụ thể là phải đạt được 3 yêu cầu cơ bản sau:
- Có một đội ngũ cán bộ thị trường, hướng dẫn, điều hành, marketing giỏi và thành thạo cả chuyên môn và ngoại ngữ, đảm đương được cả 3 nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ khách du lịch quốc tế vào Việt nam, khách du lịch Việt Nam tham quan khảo sát học tập ở nước ngoài và khách du lịch nội địa.
- Phát triển, xây dựng, củng cố toàn diện với tất cả các loại hình sản phẩm du lịch cho mọi tầng lớp xã hội kể cả trong nước và quốc tế.
- Phát triển đồng bộ đủ mạnh để cạnh tranh với các công ty du lịch trên địa bàn, khu vực, trên phạm vi cả nước kể cả các công ty du lịch quốc tế 100% vốn nước ngoài và các công ty liên doanh về kinh doanh du lịch quốc tế và kinh doanh du lịch nội địa.
- Mở rộng cổ phần hoá các khách sạn theo mô hình công ty mẹ, công ty con.
- Xây dựng mới và tham gia liên doanh, góp vốn cổ phần một số khách sạn và điểm du lịch trong và ngoài ngành than.
- Xây dựng khách sạn phối hợp lữ hành ở Hạ Long, kết hợp đa dạng hoá dịch vụ du lịch mỏ, địa chất, đảo biển thành một trung tâm dịch vụ ăn, nghỉ, hội họp, du lịch sinh thái, lịch sử, văn hoá.
- Dự kiến năm 2010 đạt khoảng 26.000 lượt khách du lịch. Trong đó:
+ Đi nước ngoài : 4.000 lượt khách
+ Nội địa : 20.000 lượt khách
+ Nước ngoài vào Việt Nam : 2.000 lượt khách.
+ Cở sở dịch vụ ăn, nghỉ tại Đăk Nông, Lâm Đồng dự kiến vào năm 2010 có khoảng 180- 200 phòng nghỉ, trong đó trên 50% đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế, hệ số sử dụng phòng đạt trên 65%.
* Mục tiêu kinh doanh thương mại
- Giữ vững thị trường trong ngành, đồng thời phát triển kinh doanh ngoài ngành. Đáp ứng cung cấp nhiên liệu vật tư cho khai thác quặng bôxit tại tỉnh Đak Nông, Lâm Đồng và các địa bàn khác. Mở rộng thêm kinh doanh hàng hoá phục vụ du lịch như hàng lưu niệm, thủ công, mỹ nghệ và hàng tiêu dùng.
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thương mại trên cơ sở phát huy năng lực và uy tín của đội ngũ thương mại, đảm bảo kinh doanh hiệu quả, bảo toàn vốn để hỗ trợ cho phát triển du lịch trong lúc nguồn lực du lịch công ty chưa đủ mạnh..
- Dự kiến doanh thu năm 2010 trên 650 tỷ đồng, giá trị sản xuất đạt trên 50 tỷ đồng.
* Mục tiêu kinh doanh khác:
Khai thác thế mạnh của Tập đoàn đồng thời liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để đầu tư vào cơ sở vật chât phục vụ sản xuất kinh ngày càng hiệu quả hơn.
TT
Các chỉ tiêu
2008
2009
2010
1.
Doanh thu
466,44
552,44
669,21
- Du lịch
42,86
51,73
64,86
- Thương mại
419,86
496,92
600,48
- Khác
3,72
3,79
3,87
2.
Giá trị sản xuất
42,57
48,02
58,25
- Du lịch
9,35
9,81
11,17
- Thương mại
29,50
34,42
43,21
- Khác
3,72
3,79
3,87
3.
Lợi nhuận
2,50
3,50
5,00
4.
Thu nhập B/q
3,64
4,00
4,60
5.
Lao động B/q
300
310
310
6.
Nộp ngân sach
23,13
27,38
33,16
Bảng 3.1: Dự kiến các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2008- 2010:
( Nguồn Phòng kế hoạch đầu tư)
3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu tại Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại – TKV
Thực tế từ trước đến nay, có hai phương pháp cơ bản và bao trùm để thắng thầu:
* Phương pháp tiêu cực bao gồm nhiều giải pháp đa dạng, đa chiều nhưng có thể phân loại thành hai nhóm chính:
- Nhờ mối quan hệ thân quen: ví dụ Nhà thầu là bà con họ hàng thân thiết với người có thẩm quyền quyết định của Chủ dự án, hoặc họ thân quen với cấp trên của Chủ đầu tư, hoặc họ quen với những người có tiếng nói mà chủ đầu tư khó có thể từ chối vì nhiều nguyên nhân (không muốn mất ghế…).
- Nhờ mua chuộc: chi phần trăm cho người có thẩm quyền quyết định, mua tổ chấm thầu, mua người mở thầu…
Với cơ chế luật pháp ngày càng chặt chẽ như hiện nay, nếu muốn đều xuôi đuôi lọt, đảm bảo an toàn người ta phải tìm cách hợp thức hóa mọi thủ tục đấu thầu để người ngoài nhìn vào thấy hoạt động rất quang minh chính đại, và phòng hợp có thanh tra kiểm tra, các cơ quan kiểm tra đó cũng không thể phát hiện được. Có nhiều cách để thực hiện các hành vi đó (làm hồ sơ chân gỗ, các mẹo vặt khi bán Hồ sơ thầu để giới hạn nhà thầu mua theo đúng ý đồ, các mẹo khi mở thầu để luôn có giá thấp nhất, các mẹo làm hồ sơ dự thầu và chấm thầu để người nhà luôn trúng, các mẹo đặt ra các tiêu chí đánh giá trong HSMT để chỉ người nhà mới lọt cửa…)
* Phương pháp tích cực cũng bao gồm nhiều giải pháp đa dạng, đa chiều nhưng có thể phân loại
- Tìm hiểu kỹ đối thủ: dân gian có câu “ biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, để từ đó đưa ra các giải pháp dài hạn và ngắn hạn thích hợp như đầu tư con người, đầu tư công nghệ mới, maketting... Ví dụ trong đấu thầu xây dựng, Vinaconex 9 chuyên làm ván khuôn trượt cho silo ống khói, công ty Phan Vũ đầu tư mạnh vào công nghệ cọc bêtông ly tâm…nên họ thường có rất ít đối thủ và luôn thắng thầu dự án lớn. Do đó, sau khi đã nghiên cứu kỹ đối thủ và phân tích năng lực của mình, nếu Công ty không nắm chắc phần thắng trong đấu thầu, tốt nhất là không nên tham thầu để giảm thiểu những chi phí không đáng có.
- Giải pháp chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa trong công tác đấu thầu: cách làm hồ sơ thầu, các mẹo thuật để luôn đạt điểm cao nhất về kỹ thuật mặc dù thực tế khi thi công không được như vậy, các mẹo thuật để ước lượng giá bỏ thầu của nhà thầu đối thủ, các mẹo thuật để bỏ giá thầu hợp lý và thấp nhất nhưng không lỗ…Thực tế diễn ra như vậy, nhưng ai cũng biết một điều rằng, một phương pháp đúng đắn và tích cực mới là nền tảng cho sự phát triển ổn định, bền vững và lâu dài. Do đó, hướng phát triển của Công ty sẽ hướng theo sự phát triển bền vững. Để nâng cao khả năng thắng thầu, Công ty cần khắc phục những điểm yếu của mình và tăng cường năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh khai thác và phát huy những ưu điểm của mình. Sau đây là một số biện pháp Công ty có thể thực hiện nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong hoạt động dự thầu cung cấp máy móc, thiết bị:
3.3.1. Hoàn thiện công tác lập hồ sơ dự thầu
Để nâng cao hiệu quả trong công tác lập hồ sơ dự thầu, Công ty nên thực hiện những biện pháp sau:
- Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong hồ sơ dự thầu. Một sự chuẩn bị tốt cần phải có thời gian và các thông tin, tài liệu cần thiết. Do đó, Công ty phải luôn chủ động để kịp thời nắm bắt thông tin về các cuộc đấu thầu để có nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị tham gia dự thầu. Thời gian để hoàn thiện một hồ sơ dự thầu là từ khi thông báo mời thầu được đăng tin cho đến thời điểm đóng thầu, khoảng thời gian này không dài, trong khi đó khối lượng công việc cần tiến hành để hoàn thiện hồ sơ dự thầu là rất nhiều và phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ phận trong Công ty. Hiện tại, một hoặc một số nhân viên thuộc phòng xuất nhập khẩu sẽ đảm đương toàn bộ công việc từ khâu tìm kiếm thông tin cho đến khâu hoàn thiện hồ sơ tham dự đấu thầu. Thay vào đó, Công ty nên tiến hành chuyên môn hóa công tác tham gia đầu thầu. Phân chia công việc thành nhiều phần và giao cho từng bộ phận chuyên trách. Ví dụ, việc chuẩn bị hồ sơ liên quan đến yếu tố kỹ thuật sẽ do những người nắm vững chuyên môn về máy móc thiết bị đảm nhiệm, trong khi đó việc chuẩn bị các tài liệu có liên quan đế mặt tài chính nên để bộ phận kế toán thực hiện.
- Công ty cần tổ chức các buổi họp tổng kết định kỳ để rút ra những bài học, kinh nghiệm trong công tác đầu thầu để tránh lặp lại những sai lầm không đáng có, nâng cao hiệu quả đấu thầu.
3.3.2. Nâng cao tiềm lực tài chính
Một nguồn tài chính dồi dào sẽ tạo ra sức mạnh, làm tăng tỷ lệ thành công của Công ty. Bởi lẽ, khi Công ty có nguồn vốn lớn, là một chỉ tiêu làm tăng độ tin cậy của đối tác đối với về khả năng thanh toán của Công ty, mặt khác, Công ty có thể tham gia nhiều gói thầu trong cùng một thời gian với hy vọng kiếm được lợi nhuận cao hơn. Bên cạnh đó, với nguồn lực tài chính dồi dào, Công ty có thể đưa ra những ưu đãi tài chính như phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán... đối với khách hàng, đó cũng là một trong những lợi ích mà khách hàng sẽ cân nhắc khi quyết định có lựa chọn Công ty hay không.
Để nâng cao tiềm lực tài chính Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
Sử dụng đồng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Muốn có vốn lớn, trước hết phải biết sử dụng vốn một cách hiệu quả, nếu không biết cách sử dụng và lãng phí vốn thì nguồn vốn dù lớn đến đâu cũng sẽ nhanh chóng mất đi. Để sử dụng vốn một cách có hiệu quả, trước tiên phải lập kế hoạch sử dụng vốn, phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý và theo dõi quá trình sử dụng vốn và xử lý ngay những trường hợp sử dụng không đúng mục đích nhằm tránh thất thoát vốn.
Tăng cường thu hồi vốn: trong hoạt động thương mại, các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau là chuyện phổ biến và cần thiết. Bởi lẽ, muốn bán được nhiều hàng, cần phải cho bán chịu. Tuy vậy, phải duy trì một tỷ lệ nợ hợp lý, nếu Công ty cho nợ quá nhiều nguồn vốn bị ứ đọng, sẽ không có tiền để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Cần tăng cường thu hồi vốn để đẩy nhanh vòng quay của vốn, có như vậy Công ty mới có thể tăng doanh thu.
Tăng cường huy động vốn: trong trường hợp cần nguồn vốn lớn mà khả năng của Công ty không cho phép, Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn khác nhau như: bán cổ phiếu, vay tiền từ cán bộ công nhân viên…
Xây dựng và mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các tổ chức tín dụng nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức này trong việc vay vốn, đứng ra bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.. nhằm khai thác tối đa nguồn vốn tín dụng một cách hiệu quả nhất.
3.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên
Để nâng cao hiệu quả công việc, phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp và làm việc với thái độ tích cực, say mê. Muốn vậy, Công ty phải xây dựng chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hợp lý.
Về chính sách bồi dưỡng và đào tạo nhân viên: để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc, thích ứng và ứng dụng những kiến thức cũng như kỹ năng mới phục vụ cho công việc, Công ty phải luôn tạo điều kiện cho các nhân viên có điều kiện được học tập, tham dự các buổi tập huấn, các buổi hội thảo chuyên đề liên quan đến công việc nhằm tăng cường hiệu quả hoàn thành công việc được giao của nhân viên. Công ty cần dành ra một phần ngân quỹ để dành cho việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên, bởi vì trong nền kinh tế tri thức ngày nay, việc học là lâu dài và cần thiết không những để đáp ứng nhu cầu công việc mà còn để nâng cao hiệu quả công việc.
Về chính sách nguồn nhân lực: Công ty cần có những chính sách khuyến khích tinh thần làm việc cho công nhân viên, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho công nhân viên. Các biện pháp đòn bẩy kinh tế và phi kinh tế luôn luôn hữu hiệu. Cần xây dựng một chế độ lương thưởng hợp lý, khen thưởng thích đáng đối với những nhân viên có đóng góp tích cực cho Công ty, cũng như quy chế phạt thích đáng với những trường hợp làm việc không nghiêm túc và gây tổn thất cho Công ty. Thêm nữa, một chính sách rõ ràng về cơ hội thăng tiến nghề nghiệp sẽ tạo động lực và mục tiêu cho nhân viên làm việc một cách có hiệu quả hơn. Trong hoạt động đấu thầu nói riêng, cần phân chia trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân đối với mỗi gói thầu thông qua các kế hoạch khoán chỉ tiếu, khen thưởng nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đất nước ta đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu, vì vậy ngoại ngữ đóng vai trò rất quan trọng, là nhân tố phục vụ đắc lực trong công việc. Công ty cần khuyến khích nhân viên học thêm ngoại ngữ để giao dịch với khách hàng nước ngoài hiệu quả hơn.
Trình độ quản lý của cán bộ quản lý có vai trò quan trọng trong việc phân công và phối hợp giữa các bộ phận, giữa các nhân viên để hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách hài hòa, đạt hiệu quả cao. Mặt khác, cán bộ quản lý là người phê duyệt quyết định có tham gia đấu thầu hay không, do đó để có những quyết định chính xác, đúng đắn cán bộ quản lý phải là người có năng lực, có trình độ, có trực giác kinh doanh nhạy bén. Việc đầu tư bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý cũng là một việc rất quan trọng mà Công ty cần có sự quan tâm thích đáng.
3.3.4. Xây dựng chính sách marketing thích hợp, mở rộng thị trường, tăng cường và quảng bá về hình ảnh, uy tín của Công ty.
Hiện nay Công ty chưa có một bộ phận marketing chuyên trách việc nghiên cứu điều tra thị trường, tìm kiếm thông tin, cũng như xây dựng các chính sách marketing nhằm quảng bá và xây dựng thương hiệu cho Công ty. Do đó mặc dù hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu cung cấp máy móc thiết bị ngành than đã lâu nhưng Công ty chưa chú trọng xây dựng thương hiệu cho mình, và việc tìm kiếm, phân tích thông tin về thị trường, về sản phẩm, về đối thủ chưa mang lại hiệu quả cao cho hoạt động đấu thầu. Vì vậy, Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng một bộ phận marketing phụ trách các hoạt động liên quan đến việc marketing cho Công ty. Từ việc xây dựng và thực hiện các chính sách marketing cho Công ty, đến việc tìm kiếm phân tích các thông tin phục vụ cho công tác đầu thầu, chăm sóc khách hàng, củng cố quan hệ với các đối tác…
- Tìm kiếm các đối tác mới, tạy.o nguồn hàng chất lượng cao, giá cả hợp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
- Xây dựng uy tín của công ty, tạo sự tin tưởng cho khách hàng, đảm bảo khả năng huy động vốn và năng lực tài chính của công ty.
3.3.5. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm công ty cung cấp là yếu tố cực kì quan trọng trong đấu thầu cung cấp máy móc thiết bị, quyết định đến năng lực cạnh tranh của công ty khi tham dự đấu thầu.
Chất lượng sản phẩm mà Công ty cung cấp phụ thuộc vào năng lực và kỹ thuật của nhà sản xuất. Mặt khác chất lượng hàng hoá mà công ty cung cấp còn phụ thuộc vào việc nhân viên công ty có tìm hiểu được thông tin, có được các nguồn hàng tốt, phong phú và có giám sát được chất lượng máy móc thiết bị khi tiến hành nhập hàng. Do đó, muốn nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty cần:
Không ngừng cập nhật thông tin về các kỹ thuật mới về máy móc thiết bị phục vụ ngành than trên thế giới.
Tìm hiểu và nghiên cứu các nhà sản xuất có uy tín, kỹ thuật hiện đại trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng mối quan hệ với các nhà sản xuất để khi cần có thể huy động nguồn hàng một cách nhanh nhất.
Nâng cao năng lực của nhân viên công ty nhằm kiểm tra, giám định chính xác các đặc tính kỹ thuật của máy móc, thiết bị, đảm bảo chất lượng hàng hoá.
Bảo dưỡng, bảo quản tốt thiết bị, máy móc trong quá trình lưu kho chờ tiêu thụ.
3.3.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của Công ty.
Hoạt động đấu thầu mặc dù đã rất quen thuộc ở Việt Nam nhưng chỉ mới diễn ra theo hình thức truyền thống. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận với một phương thức đấu thầu hiện đại hơn (dù đã xuất hiện từ lâu trên thế giới), đó là đấu thầu qua mạng. Tuy mới được triển khai nhưng hoạt động đấu thầu qua mạng đã tỏ ra có hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Đấu thầu qua mạng tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp có thể tham gia vào các cuộc đấu thầu quốc tế, mở rộng thị trường, tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn. Hiện nay một số website chuyên về đấu thầu đã được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệ ip có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận với hình thức đấu thầu qua mạng. Ví dụ trang web , cung cấp thông tin đấu thầu, xét duyệt, chọn lựa nhà thầu, kết quả trúng thầu, tài liệu và hồ sơ thầu, mua sắm công qua mạng, vừa được Liên hiệp các Hội KH&KT VN kết hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, cổng Phát triển toàn cầu DG cho ra mắt ngày 7/8/2007 tại Hà Nội, trang web với các nội dung như kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, tổ chức và cá nhân vi phạm bị xử lý...Theo dự án đấu thầu qua mạng ở Việt Nam thì dự án này sẽ được triển khai qua ba giai đoạn. Giai đoạn 1: đảm bảo hệ thống đăng tải thông báo mời thầu tập trung, dịch vụ đăng ký và mở thầu trực tuyến, chữ ký số, đào tạo và tập huấn về đấu thầu qua mạng (với giá trị ước tính khỏang 22 triệu USD). Giai đoạn 2: thực hiện thêm chức năng thanh toán điện tử, bảo đảm điện tử và giai đoạn 3 sẽ thực hiện việc nâng cấp các kho dữ liệu điện tử, mở rộng diện dịch vụ. Như vậy trong tương lai đấu thầu qua mạng sẽ là một xu thế tất yếu. Bởi lẽ, nó không những tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình tham gia đấu thầu, mà còn góp phần giảm thiểu tham nhũng, tạo ra công bằng cho mọi doanh nghiệp và tăng tính minh bạch trong đấu thầu. Do đó, Công ty cần chủ động nắm bắt xu thế này và có sự chuẩn bị về nhân lực và trình độ để tiếp cận phương thức mới đầy hiệu quả này. Cụ thể:
Công ty cần triển khai nghiên cứu cách thức tham gia đấu thầu qua mạng như thế nào, cách thức tìm kiếm thông tin, gửi hồ sơ dự thầu…để thích ứng và nắm bắt những kỹ thuật cần thiết khi tham gia đấu thầu qua mạng. Bên cạnh đó, các cán bộ phụ trách công tác đấu thầu cần tự nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động đấu thầu qua mạng đang diễn ra trên thế giới như thế nào để kịp thời trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Công ty cần đầu tư phát triển website của mình, đây là một kênh quảng cáo cho hình ảnh Công ty rất hữu ích với chi phí rất thấp. Hiện nay, website của Công ty chỉ mới ở mức cung cấp một số thông tin cơ bản về Công ty, trong đó cũng không đề cập đến hoạt động dự thầu cung cấp máy móc thiết bị của Công ty, một bộ phận tạo ra một phần doanh thu không nhỏ.
Công ty cũng cần đầu tư những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc như nâng cấp, thay mới những trang thiết bị đã cũ, lạc hậu, thay mới những máy tính đã lỗi thời có tốc độ xử lý thông tin chậm…
3.3.7. Nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp phải thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất mới có thể thu hút và lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp. Doanh nghiệp không những phải thỏa mãn tốt những nhu cầu của khách hàng, mà còn biết nắm bắt và đón đầu những nhu cầu đó để thỏa mãn kịp thời. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán thể hiện một thông điệp rõ ràng từ phía doanh nghiệp, rằng doanh nghiệp luôn quan tâm tới lợi ích của khách hàng lên trên hết và luôn tìm cách nâng cao lợi ích của khách hàng ngay cả khi đã bán xong sản phẩm. Công ty có thể thực hiện các dịch vụ sau bán như:
- Tiến hành lắp đặt máy móc, dây chuyền thiết bị cho các khách hàng của công ty khi thắng thầu.
- Hướng dẫn vận hành, sử dụng máy móc, thiết bị cho các công ty, các mỏ. Cử nhân viên của công ty đến tận các mỏ để theo dõi và hướng dẫn việc sử dụng máy móc.
- Nhập khẩu thiết bị, phụ tùng thay thế khi xảy ra sự cố với máy móc công ty cung cấp.
- Kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ.
- Tư vấn cho các khách hàng về thiết bị, phụ tùng thay thế.
- Tổ chức dịch vụ tư vấn các giải pháp kỹ thuật liên quan đến máy móc thiết bị ngành than.
3.3.8. Củng cố và nâng cao các mối quan hệ kinh tế
Công ty không thể kinh doanh một mình trên thị trường, mà chịu ảnh hưởng và tác động lẫn nhau với các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế: các đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp, các tổ chức tín dụng, các cơ quan pháp luật, khách hàng…Vì vậy, Công ty phải không ngừng củng cố và thiết lập mở rộng các mối quan hệ kinh tế để hoạt động kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi hơn. Các mối quan hệ kinh tế rất cần thiết và là một trong những yếu tố tạo nên thành công của một doanh nghiệp. Giả sử, trong trường hợp Công ty đang thiếu vốn để nhập khẩu một lô máy móc thiết bị, với mối quan hệ lâu năm của Công ty với một tổ chức tín dụng nào đó, tổ chức này sẵn sàng tạo mọi điều kiện để Công ty thực hiện giao dịch kinh doanh một cách thuận lợi nhất. Cũng như vậy, trong quá trình kinh doanh, Công ty không tránh khỏi những thủ tục hành chính liên quan tới luật pháp, nếu có những mối thân quen, các cán bộ chính quyền sẽ bớt hạch sách nhũng nhiễu và tạo điều kiện để Công ty làm thủ tục một cách nhanh chóng nhất.
3.4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước
Luật Đấu thầu đã đi vào hoạt động hơn hai năm và đã góp phần tạo ra những hiệu quả nhất định đó là tăng cường tính côngkhai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, tăng cường sự phân cấp trong thực hiện, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, khắc phục các tồn tại hiện hữu lạm dụng các hình thức đấu thầu kém cnạh tranh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Nhà nước trong hoạt động đầu tư cũng như khắc phục những tình trạng quy định chồng chéo về đấu thầu. Tuy vậy trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong đấu thầu cần được Chính phủ quan tâm và giải quyết
Năng lực của các cơ quan quản lý và Chủ đầu tư còn yếu kém là do chưa thực sự nắm vững những quy định trong Luật, thiếu kiến thức chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm.
Sự lạm dụng hình thức đấu thầu hạn chế, hoặc đưa ra những yêu cầu nhằm hạn chế sự tham dự của các nhà thầu vẫn đang diễn ra ở nhiều địa phương do công tác chỉ đạo giám sát của các cấp có thẩm quyền của địa phương chưa chặt chẽ. Bên cạnh đó, việc giám sát thực hiện hợp đồng sau đấu thầu vẫn còn nhiều bất cập.
Để tăng cường hiệu quả đấu thầu nhằm quản lý tốt hơn nữa nguồn vốn đầu tư dành cho đầu tư phát triển của Nhà nước, cần thực hiện những biện pháp sau:
Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu.
Tăng cường công tác hướng dẫn thực hiện Luật đấu thầu và các Nghị định.
Tổ chức tốt việc kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu thầu nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật và có các biện pháp xử lý thích đáng.
Tăng cường tính công khai hóa, minh bạch trong công tác đấu thầu: công khai về các thông tin liên quan đến hoạt động đấu thầu.
Tăng cường việc chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền để đảm bảo hoạt động đấu thầu diễn ra theo đúng các quy định của pháp luật.
Cần kiểm tra, theo dõi năng lực chuyên môn, sự độc lập về tài chính của các nhà thầu để đảm bảo thực hiện được các gói thầu.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian thực tập ở Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại- TKV em nhận thấy Công ty là một điển hình thành công trong mô hình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Từ khi thực hiện kinh doanh hạch toán độc lập với Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam, với sự lãnh đạo đúng đắn của Ban lãnh đạo Công ty cùng sự đoàn kết đồng lòng của toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên, Công ty luôn làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước,đóng góp một phần vào ngân sách Nhà nước.
Trong thời gian thực tập tại Công ty em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, các anh chị trong Công ty,đặc biệt là chú Nguyễn Ngọc Cơ và các anh chị trong phòng xuất nhập khẩu II. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các cán bộ công nhân viên trong Công ty và cô giáo Ths.Nguyễn Thị Liên Hương đã hướng dẫn em hoàn thành bản báo cáo này.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ những nội dung tôi viết trong bài báo cáo này hoàn toàn dựa trên nghiên cứu và tìm hiểu của tôi, không hề có sự sao chép từ bất kỳ cuốn sách hay tài liệu tham khảo nào khác. Những số liệu trong bài viết đều bám sát tình hình thực tế hoạt động của Công ty và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2008
Sinh viên
Mai Thị Thu Thủy
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật Đấu thầu, Nxb Chính trị quốc gia
Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, Nxb Thống kê.
Các website về đấu thầu:
dauthau.mpi.com.vn
mot.gov.vn
vi. wekipedia.og
vinanet.com.vn
và các website khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11515.doc