Mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp xây dựng trong cơ chế thị trường là phải trúng thầu. Để đạt được điều đó buộc các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện năng lực của mình và phải biết khai thác triệt để những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu. Bên cạnh đó, còn phải biết tận dụng và sử lý kịp thời các cơ hội tránh những nguy cơ từ đó đưa ra những phương án có hiệu quả nhất, tiết kiệm tối đa nguồn lực nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, tiến độ thi công và chất lượng công trình.
88 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tận dụng tối đa.
b. Về nhân sự.
Yếu tố lao động có vai trò hết sức quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của Công ty nói chung và khả năng trúng thầu của Công ty nói riêng. Bởi vì,con ngưòi là yếu tố trung tâm mọi hoạt động đều do con người thực hiện.
Vài năm trở lại đây, Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá đã rất chú trọng phát triển về mặt nhân sự- lòng cốt của Công ty.Vì vậy mà hiện nay nguồn nhân lực của Công ty rất mạnh về mặt;
+ Bộ máy lãnh đạo gồm những người có trình độ năng lực cao.
+ Ngưòi lao động hầu hết có trình độ chuyên môn kỹ thuật, đã được đào tạo nghiêm túc qua trường lớp.
+ Nhiều cán bộ, công nhân đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm.
+ Các cán bộ trong ban dự án là những người nhanh nhậy, có trình độ chuyên môn, trình độ tin học cao.
Bên cạnh những điểm mạnh như vậy thì về mặt nhân sự cũng có những điểm yếu nhất định như sau:
+ Khả năng cân đối giữa mức sử dụng công nhân ở mức tối đa và tối thiểu còn kém.
+ Nhiều cán bộ ở hầu hết các phòng ban, các xí nghiệp thiếu kiến thức về kinh tế- tài chính-pháp luật.
Mặc dù có những điểm yếu như vậy nhưng nhìn chung thì yếu tố nhân sự vẫn được coi là điểm mạnh của Công ty.
c. Về tài chính và kế toán:
Yếu tố về tài chính có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động của Công ty.Các vấn đề về tài chính có tác động trực tiếp đến khả năng sử dụng linh hoạt và mạnh rạn các kỹ thuật, chiến thuật trong đấu thầu xây lắp của Công ty. Về lĩnh vực này, Công ty đánh giá là có một số điểm mạnh và diểm yếu như sau:
Những điểm mạnh:
+ Khả năng huy động vốn: Do trước đây Công ty thuộc loạ hình doanh nghiệp Nhà nứơc nên được Nhà nước cấp vốn cho. Mặt khác, hiện nay Công ty mới cổ phần hoá nên sẽ huy động vốn từ các cổ đông của Công ty, và vay tín dụng ngân hàng.
+ Vốn lưu động: Vốn lưu động của Công ty khá lớn so với các công ty khác, nếu biết sử dụng và phát huy nó sẽ đá ứng mọi yêu cầu của đấu thầu xây lắp và thực hiện hợp đồng.
+ Nguồn vốn của Công ty: Công ty có thể huy động vốn trong nội bộ từ các đơn vị trực thuộc phục vụ cho đấu thầu xây dựng công trình khi Công ty gặp khó khăn về vốn mà không muốn vay nợ thêm.
Những điểm yếu:
+ Hệ số nợ phải trả là tương đối cao dễ mang lại ruỉ ro cho công ty.
+ Khả năng phân tích tài chính còn yếu.
+ Sự linh hoạt của cơ cấu vốn đầu tư.
d. Về Marketing.
Marketing chính là con đường đưa nhà thầu- Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá đến “gặp” chủ đầu tư xây dựng công trình, cũng như các đối tác khác có liên quan. Lĩnh vực Marketing có nhiệm vụ tạo ra ấn tượng, sự nhận thức tốt của kế hoạch (các chủ đầu tư) đối với Công ty. Về mặt này Công ty có những điểm mạnh và điểm yếu như sau:
Những điểm mạnh:
+ Mức đa dạng của sản phẩm (công trình xây dựng): Công ty tham gia thi công xây lắp nhiều loại công trình thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như công nghiệp, dân dụng, cơ sở hạ tầng…
+ Sự tín nhiệm và thiện chí của chủ đầu tư.
Những điểm yếu:
+ Chưa có biện pháp làm Marketing một cách hiệu quả.
+ Hoạt động quảng cáo và khuyến mãi.
+ Khả năng thu thông tin cần thiết về thi trường.
+ Chiến lược giá và tính linh hoạt trong việc tính giá.
e. Về tổ chức quản lý chung.
Vấn đề tổ chức quản lý của Công ty có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động, mọi cá nhân trong Công ty. Nó có thể là nhược điểm gây cản trở việc hoạch định các chiến lược cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp, hoặc là ưu điểm để thúc đẩy các hoạt động đó.
Những ưu điểm:
+ Trình độ của ban lãnh đạo và sự quan tâm của lãnh đao Công ty đến hoạt động đấu thầu xây lắp.
+ Cơ cấu tổ chức tương đối linh hoạt.
+ Mối quan hệ tốt của Công ty với các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý Nhà nước.
Những điểm yếu:
+ Hệ thống kế hoạch hoá chiến lược của Công ty còn yếu đặc biệt chưa có sự dự báo, lập kế hoạch chiến lược cho công tác tham gia đấu thầu và thực hiện đấu thầu.
+ Vẫn còn ảnh hưởng của phong cách làm ăn thời bao cấp kẻ làm người chơi, ảnh hưởng xấu tới việc xây dựng bầu không khí tâm lý hài hoà và nề nếp tổ chức trong Công ty.
2.2. Phân tích cơ hội và nguy cơ của Công ty.
Việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Công ty ở trên chỉ là đánh giá mang tính chất chủ quan, nội tại của Công ty, nó chưa cho phép chúng ta đánh giá một cách đầy dủ về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty. Để đưa ra được đánh giá đầy đủ hơn, chúng ta cần phân tích tác động của môi trường kinh doanh tới hoạt động đấu thầu xây lắp của Công ty. Những tác động này có thể gây ảnh hưởng xấu cho thấy nguy cơ, hoặc cũng có thể là ảnh hưởng tốt mang lại cơ hội cho Công ty.
Nhu cầu đầu tư của nền kinhh tế vào xây dựng Cơ sở hạ tầng: đường xá, cầu cống, bến cảng, các dự án cấp nước đô thị và khu công nghiệp, nhu cầu xây dựng các nhà máy sản xuất công nghiệp, các khu đô thị mới, các công trình điện đang được dự báo vẫn tăng trong các năm tới do chính sách đầu tư của Nhà nước là củng cố xây dựng Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và tăng lượng khách du lịch đến Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để Công ty tập trung năng lực đấu thầu các công trình này.
Về phía các đối thủ cạnh tranh, Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá có những đối thủ rất mạnh như: Công ty xây dựng 492 Bộ Quốc Phòng, Công ty xây dựng số 1- Hà Nội, Công ty xây dựng Bạch Đằng…
Về phía các nhà cung cấp nguyên vật liệu, việc giảm giá nguyên vật liệu bất ổn trên thị trường buộc các nhà cung cấp phải thay giá bán. Điều này cũng gây không ít khó khăn cản trở cho Công ty trong công tác lập dự toán giá dự thầu, làm giảm khả năng trúng thầu về mặt giá cả, trong đảm bảo tiến độ thi công và cả trong bảo đảm kinh doanh có lãi vì nhiều khi giá nguyên vật liệu biến động khá lớn buộc Công ty phải tạm dừng thi công hoặc chấp nhận thi công trong tình trạng bị lỗ. Đông thời giá nguyên vật liệu mỗi khu vực xây dưng công trình lại khác nhau nên việc tính toán giá dự thầu rất khó chính xác và hợp lý dẫn tới giá bỏ thầu nhiều khi quá cao.
Về phía các chủ đầu tư, các công trình mà Công ty tham gia đấu thầu nhứng năm gần đây cho thấy những yêu cầu của chủ đầu tư về chất lượng công trình ngày càng cao, điều kiện kỹ thuật ngày càng phức tạp,… gây ra những nguy cơ không đáp ứng nổi của Công ty.
Đây là một số tác động quan trọng từ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp tới khả năng trúng thầu trong đấu thầu xây lắp của Công ty. Cụ thể được thể hiện trong bảng sau đây:
Bảng 8: Cơ hội và nguy cơ ở hiện tại và tương lai của Công ty.
Cơ hội
Nguy cơ
1.Nhu cầu của đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công nghiêp tăng.
2.Tổng vốn đầu tư của Xã HộI lớn.
Các đối thủ cạnh tranh mạnh.
Yêu cầu cao của chủ đầu tư.
Giá nguyên vật liệu không ổn định.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
2.3. Ma trận SWOT của Công ty xây dựng- thương mại và dich vụ văn hoá.
Sử dụng ma trận SWOT nhằm tạo ra các phối hợp logic giữa các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của Công ty. Mục đích của sự phối hợp này là để đề ra các biện pháp đúng đắn nhằm phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, tận dụng cơ hội, tránh và đối phó với những nguy cơ
Trong mỗi ô phối hợp không chỉ xét đến các yếu tố ghi trong ô mà phải xét đến cả các yếu tố khác.
Việc phân tích ma trận SWOT sẽ giúp cho Công ty đưa ra các đối sách hợp lý hơn trong việc nâng cao khả năng trúng thầu trong đấu thầu xây lắp.
Bảng 9: Ma trận cơ hội và nguy cơ SWOT.
MA TRẬN
SWOT
Cơ hội (O)
1. Vốn đầu tư cho xây lắp khá nhiều
2. Nhu cầu đầu tư cho CSHT công trình công nghiệp tăng.
Nguy cơ (T)
1. Đối thủ cạnh tranh.
2. Yêu cầu cao của chủ đầu tư.
3. Giá nguyên vật liệu thay đổi.
Điểm mạnh (S)
1. Chất lượng công trình.
2. Nhân sự.
S/O
Chất lượng công trình.
Nhân sự.
Nhu cầu đầu tư xây dựng CSHT công trình công nghiệp.
S/T
Chất lượng công trình.
Đối thủ cạnh tranh mạnh.
Yêu cầu cao của chủ đầu tư.
Điểm yếu (W)
1. Marketing.
2.Chiến lược giá cả và sự linh hoạt của giá.
W/O
Marketing yếu.
Nhu cầu đầu tư CSHT, công trình công nghiệp tăng.
W/T
Chiến lược giá cả và sự linh hoạt của giá.
Đối thủ cạnh mạnh.
Giá nguyên vật iệu thay đổi.
3.Kết quả đấu thầu của Công ty những năm gần đây.
Qua quá trình phát triển hơn 20 năm, Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá đã có rất nhiều công trình ở trên hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống phục vụ cho hoạt động kinh tế- xã hội của đất nước.
Dưới đây là một số công trình mà Công ty đã hoàn thiện:
Bảng 10: Một số công trình lớn Công ty đã trúng thầu.
Tên công trình
Địa điêm
Giá trị hợp đồng(tỷ đồng)
Năm thi công
Trụ sở viện kiểm sát SaPa Lao Cai
Lao Cai
16
2000-2002
Đại học Hàng hải
Hải Phòng
12
1998-2000
Xây trường THCS Phù Chẩn
Bắc Ninh
3
2000
Trường PTTH Phú Lương
Thái Nguyên
1,7
2001
Hệ thống cấp nước sạch
Thuận thành-BN
6
2001
Nhà điều hành sản xuất gạch Vĩnh yên
Vĩnh Yên
1
2001
Trường THPT thị xã Hà Giang
Hà Giang
3
2004
Khai thác nước sạch
Xã Quỳnh phú-BN
5
2002-2003
Quảng trường Thành phố Thái Nguyên
Thái Nguyên
13
2001-2003
Trường mầm non Hoa Hồng HN
Hà Nội
11,3
2006
Nhà lớp học và bếp ăn Trường THCS Quảng An-Tây Hồ-HN
Hà Nội
13,9
2005
Đường nội bộ BQL Lăng Bác Hồ
Hà Nội
5,6
1996-1998
Đường nội thị Thi xã Hoà Bình
Hoà Bình
8
1997
Đường 21 B
Hà Nam
12
1998
Đường huyện Kim Bôi
Hoà Bình
16
1998-2001
Đường 38 đoạn Hoành Bồ
Quảng Ninh
25
1998-2001
Đài phát thanh truyền hìnhTỉnh Sơn La
Sơn La
1,8
2002
Trung tâm văn hoá –Hà Giang
Hà Giang
4
2001
Bảo tàng Tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên
2,3
1997-1998
Nguồn: Năng lực thi công của Công ty.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1.Những thành tích Công ty đã đạt được trong những năm vừa qua.
Công ty đã tham gia đấu thầu và thắng thầu một số công trình lớn,có công trình mang tầm cỡ quốc gia. Công tác đấu thầu của Công ty đã được chấn chỉnh và hoàn thiện từng bước, đem lại hiệu quả rõ rệt, chiếm lĩnh thị trường phía Bắc và từng bước chiếm lĩnh thị trường miền Nam ( Công ty có chi nhánh trong đó). Trong những năm qua Công ty đã hoàn thiện và nâng cao từng bước công tác đấu thầu thông qua việc nắm bắt thông tin, lựa chọn đối tác để hợp tác liên doanh, lập phương án giá và đã tạo được sự hợp tác gắn bó giữa các đơn vị thành viên trong Công ty, tạo sức mạnh tổng hợp và tăng cơ hội thắng thầu. Năm 2003, Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh công tác tiếp thị, đặc biệt là các dự án được coi là trọng điểm, tăng cường liên doanh liên kết với các đơn vị khác dể tạo sức mạnh cạnh tranh nhằm giành được các công trình lớn. Điển hình là các công trình sau: Đã trúng thầu hệ thống cấp nước sạch ở Thuận Thành BN trị giá 6 tỷ đồng; Trụ sở viện kiểm soát Lào Cai với giá trị trúng thầu là 16 tỷ đồng; Đường 38 đoạn Hoành Bồ với giá trị trúng thầu là 25 tỷ đồng; Quảng trường thành phố Thái Nguyên với giá trị trúng thầu là 13 tỷ đồng; Đường huyện Kim Bôi với giá trị trúng thầu là 16 tỷ đồng… Nhờ vậy bộ phận thiết kế của Công ty đã có cơ hội khẳng định mình thông qua hàng chục bộ hồ sơ thiết kế có chất lượng cao cả về mặt kỹ thuật và kinh tế. Qua việc trúng thầu các công trình lớn thì Công ty càng rút ra những kinh nghiệm quý giá trong việc nâng cao khả năng trúng thầu của mình. Mặt khác, đây cũng là những cơ hội tốt để Công ty có thể tham gia dự thầu các dự án lớn có vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao tín của Công ty trên thị trường.
Đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện công tác đấu thầu ngày càng được trưởng thành, thông qua quá trình triển khai thực hiện cũng như quản lý, nhiều cán bộ có liên quan trong công tác đấu thầu đã tiếp thu được nhiều kiến thức kinh nghiệm đấu thầu trong nước. Với sự chỉ huy, lãnh đạo của cấp trên trong Công ty tới các chi nhánh, các xí nghiệp thành viên và đã quán triệt đến từng cán bộ công nhân viên, tạo nên tinh thần đoàn kết, hợp tác, thi đua khắc phục khó khăn, lao động năng suất và sáng tạo. Hàng năm, Công ty đã tuyển dụng rất nhiều cán bộ có trình độ đại học nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ trong Công ty. Công ty đặc biệt quan tâm đến công nhân kỹ thuật các ngành để bổ sung cho một số lĩnh vực như lắp máy, thicông điện nước, gia công cơ khí và công nhân vận hành một số thiết bị yêu cầu tay nghề cao như công nhân vận hành cẩu , thợ hàn áp lực… Và Công ty cũng hết sức cố gắng để giành được các công trình nhằm giải quyết công ăn việc làm cho công nhân, không để xảy ra tình trạng lúc có nhiều việc lúc lại chơi, giúp thu nhập của công nhân ngày càng tăng và ổn định. Trong quản lý, đã áp dụng mềm dẻo nhiều phương thức quản lýl linh hoạt, có hiệu quả kinh tế. Tuỳ theo từng loại hình mà quản lý chặt hoặc khoán gọn hay quản lý từng phần nhằm đạt hiêuj quả kinh tế cao nhất.
Công ty đã vận dụng các hình thức và phương thức đấu thầu thích hợp. Căn cứ tình hình thực tế của từng dự án, việc vận dụng lựa chọn nhà thầu cũng như phương thức đấu thầu một cách hợp lý đã được Bộ, ngành và địa phương quan tâm thực hiện, từ đó tạo ra cơ hội bình đẳng cho các nhà thầu.
Công ty đã nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn tự có của mình có tác động tích cực đến quá trình đấu thầu.Vì nó giúp cho Công ty thực hiên nhiệm vụ kinh doanh trong điều kiện giới hạn vốn. Và nó đã tạo niềm tin nơi chủ đầu tư về khả năng quản lý chặt chẽ đồng vốn được giao. Cuối cùng, việc hoạt động kinh doanh có hiệu quả là điều kiện tiên quyết mà nhà thầu có thể huy động được các nguồn vốn từ bên ngoài cho quá trình kinh doanh của mình.
Công ty đã chủ trương tiết kiệm đầu tư nhằm huy động vốn trả nợ vay cho các năm trước, do vậy công tác đầu tư chỉ ở mức bổ sung các thiết bị còn thiếu do dây chuyền sản xuất và duy trì lực lượng thiét bị có mũi nhọn chuyên ngành về nền móng và xây dựng nhà cao tầng có sẵn.Bên cạnh đó, đầu tư thêm một số thiết bi chuyên dụng loại nhỏ và vừa, đáp ứng nhu cầu tiến độ thi công và đa dạng hoá ngành nghề cho các đơn vị cơ giới và xây lắp. Công ty đã trang bị thêm một số thiết bị như máy đào, xúc loại vừa và nhỏ, ô tô tải các loại , máy lu, đầm, cần trục. Thông qua đấu thầu, mức tiết kiệm đạt dược khá cao bình quân chung khoảng 5-10% so với mức ước tính ban đầu.
Chất lượng và tiến độ thực hiện các dự án không ngừng được nâng cao, nhiều dự án trong quá trình thực hiên đã luôn bám sát theo hợp đồng, từ đó chất lượng cũng như tiến độ luôn được theo dõi và giám sát chặt chẽ, bảo đảm yêu cầu của chủ đầu tư về chi phí- chất lượng- thời gian.
2. Những hạn chế trong công tác đấu thầu và nguyên nhân của nó
Công ty xây dựng- thương mại và dich vụ văn hoá là một công ty mạnh trong lĩnh vực xây dựng và tu bổ cá di tích văn hoá, từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay Công ty đã đạt được những thành tựu to lớn cho Đất nước và làm lợi cho chính mình hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Công ty vẫn tồn tại những vấn đề khó khăn cần giải quyết.Cụ thể:
Tiến độ của hoàn thành công trình còn chậm có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công trình. Do các công trình chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết, thiên tai, bão lũ, nếu tiến độ thi công chậm thì công trình dễ gặp phải thời tiết xấu ảnh hưởng tới chất lượng công trình, chưa đáp ứng tối đa yêu cầu của chủ dầu tư làm giảm uy tín của Công ty và gây ấn tượng không tốt cho phía chủ đầu tư.
Giá bỏ thầu nhiều khi chưa phù hợp: Quá trình bóc tách giá dự thầu còn bị động, chưa theo giá dự thầu nên có khi đưa ra mức giá chưa hợp lý nên dẫn đến trượt thầu. Các chi phí cho công tác quản lý, thiết kế, đấu thầu…chưa thật hợp lý. Việc xây lắp các công trình vẫn còn tình trạng công nhân lấy cắp nguyên vật liệu, hoặc mua nguyên vật liệu không đúng với yêu cầu của chủ đầu tư, thực hiện thi công chưa đúng với bản thiết kế…Điều đó sẽ làm tăng chi phí đầu tư và giá thành của công trình.
Hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu công trình rất đa dạng và phức tạp, nhiều nhà thầu đều muốn đấu thầu một công trình nhưng chỉ nhà thầu nào có giá dự thầu nhỏ và hợp lý mới được chọn, việc giảm bớt được chi phí trong những khâu không cần thiết sẽ làm giảm đáng kể giá dự thầu, do đó Công ty có nhiều khả năng trúng thầu hơn. Thực tế Công ty đã làm tăng chi phí do không áp dụng đúng tiêu chuẩn về chất lượng và tiết kiệm trong công việc. Có khi giá đưa ra lại thấp nên mặc dù trúng thầu nhưng khi thực hiện hợp đồng lại không có hiệu quả. Công ty chưa đề ra một chính sách giá bỏ thầu linh hoạt dựa trên một chiến lược cạnh tranh đúng đắn.
- Công tác Marketing tìm kiếm thị trường tuy gần đây đã được quan tâm hơn nhưng vẫn chưa được coi trọng xứng đáng vớí vi trí quan trọng của nó. Nhất là công tác tiếp cận tìm hiểu ý định đầu tư của Nhà nước và các thành phần kinh tế vẫn còn hết sức bị động.
Việc tổ chức phối hợp cùng với các chủ đầu tư để triển khai các dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư còn chậm.
Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng mọi măt đối với người lao động chưa thực hiện nghiêm túc dẫn đến chất lượng đội ngũ lao động chưa cao, bị động trong công tác sắp xếp cán bộ chủ trì, kỹ thuật, công tác tiếp thị còn hạn chế, khả năng tìm kiếm thị trường về các dự án còn ít.
- Nguồn vốn của Công ty còn hạn chế, thiết bị thi công chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của các dự án lớn nên thường chỉ có thể làm thầu phụ cho các Tổng công ty lớn trong nước hoặc các công ty nước ngoài.
Nguyên nhân của những hạn chế trên.
Nguyên nhân khách quan.
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường còn là bước đầu với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp còn khá mới, các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình vừa thực hiện vừa rút kinh nghiệm vừa học hỏi, do đó khả năng trúng thầu các dự án lớn còn thấp. Đối với một số nghành chủ quản thường ưu tiên cho các đơn vị trực thuộc của Bộ ngành đó nên trong trường hợp này khả năng thắng thầu của Công ty là rất hạn chế. Bên cạnh đó hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu vẫn còn, từ dó xảy ra đấu thầu giả hay nói cách khác đấu thầu chỉ là hình thức. Nhất là khi đấu thầu hạn chế các nhà thầu thường thoả thuận ngầm để một nhà thầu thắng (hiện tượng quân xanh quân đỏ) . Hoặc do những bí mật không cần thiết đã tạo điều kiện để xảy ra tiêu cực như tiêu chuẩn xét thầu thường lồng những ý đồ chủ quan hướng đến cho nhà thầu nào mà chủ đầu tư đã có ý định chọn. Những nhà thầu khác cầm chắc thất bại trong cuộc chơi không công bằng này, bên ngoài khó mà nhận ra được sự móc ngoặc với bên mời thầu là chiến thuật đưa giá dự thầu thấp để nắm chắc khả năng trúng thầu, sau đó khi thực hiện hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu cùng thống nhất bổ sung khối lượng phát sinh hoặc thay đổi một phần thiết kế. Có những gói thầu giá trị khối lượng phát sinh lên đến chục tỷ đồng.
Từ năm 1997 đến nay, cuộc khủng hoảng Tài chính- Tiền tệ Châu Á gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong khu vực. Công ty cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực đó. Do khó khăn về kinh tế nên tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản giảm mạnh dẫn đến tình hình cạnh tranh trong đấu thầu ngày càng khốc liệt hơn. Sự bất ổn kinh tế trên thế giới và khu vực khiến cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không ổn định, đặc biệt là những dự án lớn. Từ đó kéo theo sự giảm sút trong hoạt động đấu thầu, hơn nữa các nhà thầu trong nước thường bị các chủ đầu tư nước ngoài đánh giá thấp về năng lực kinh tế kỹ thuật dẫn đến các nhà thầu và cơ quan chuyên môn của Việt Nam bị thua ngay trên sân nhà.
Hệ thống văn bản pháp quy về đầu tư xây dựng, về đấu thầu đangtrong giai đoạn sửa đổi. Các văn bản pháp quy điều chỉnh công tác đấu thầu thiếu đồng bộ dẫn đến nhiều bó buộc cho doanh nghiệp trong đấu thầu. Bên cạnh đó chính sách huy động vốn thanh quyết toán công trình của Nhà nước còn bất lợi cho doanh nghiệp nhiều. Nhà nước nợ doanh nghiệp thì không được tính lãi trong khi doanh nghiệp phải vay vốn để hoạt động phải trả lãi suất.
- Nguyên nhân chủ quan.
Công tác quản lý điều hành kế hoạch chưa có biện pháp cụ thể và cơ chế hữu hiệu để thu hút sử dụng lực lượng lao động tay nghề cao, đặc biệt với các công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao.
Khả năng nắm bắt thông tin về thị trường, chủ đầu tư, đối thủ cạnh tranh còn yếu. Công ty đã có bộ phận Marketig riêng nhưng chưa phát huy vai trò của mình. Công tác Marketing còn do vài cá nhân trong Ban Giám Đốc và các Giám Đốc đơn vị thực hiện. Cách làm này không theo một chương trình hay một chiến lược cụ thể nào cả mà chỉ dựa vào sự năng động của cá nhân. Quan hệ giữa Công ty và chủ đầu tư chưa thực sự khăng khít để giúp Công ty dễ dàng lọt vào “ Danh sách ngắn” để tham gia dự thầu.
Tính phù hợp, khả thi của phương án so với các nhà thầu khác. Việc đưa ra các biện pháp thi công tổng thể và chi tiết được thực hiện bởi các chuyên gia kỹ thuật, các kỹ sư xây dựng. Trong mỗi dự án, chủ đầu tư đều cung cấp bản vẽ và thiết kế kỹ thuật cho các nhà thầu, ngoài ra các nhà thầu còn được tổ chức đi thăm hiện trường. Thông thường mỗi nhà thầu sẽ đưa ra đề xuất kỹ thuật dựa trên thế mạnh của mình và chỉ ra những đề xuất kỹ thuật thuộc lĩnh vực của mình có ưu thế mới đạt hiệu quả.
Do trong quá trình xây dựng chịu ảnh hưởng thời tiết và sử dụng nhiều lao động bên ngoài, lao động mùa vụ tay nghề kém sẽ gây ra thiếu an toàn lao động và dẫn đến khó khăn trong việc bảo đảm chất lượng công trình.
Công tác cải tiến kỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù có cải tiến nâng cao kỹ thuật nhưng chưa đồng bộ và thiếu trọng điểm và thường phải đi thuê ngoài hoặc nhận từ Tổng công ty. Vẫn còn sử dụng máy móc đã cũ để thi công dẫn đến chất lượng kém hiệu quả, tiến độ thi công không cao.
Công ty vẫn trong tình trạng thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động. Để có dược nguồn vốn này, Công ty chủ yếu dựa và các tổ chức tín dụng mới đảm bảo tiến độ cấp vốn cho công trình. Tuy nhiên, khi hoàn thiện công trình, các chủ đầu tư cố kéo dài thời gian thanh toán số tiền còn lại hoặc không có khả năng trả hết số vốn đầu tư làm cho Công ty thực sự gặp khó khăn về vốn và làm tăng khoản nợ ngân hàng và các khoản nợ khác. Điển hình là năm 2001 Công ty đã vay ngân hàng 20 tỷ với mức lãi suất là 0.8% thì trong một năm Công ty sẽ phải trả lãi suất ngân hàng bằng số lượng trả cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty . Vấn đề thiếu vốn sản xuất cũng ảnh hưởng đến chi phí cho vấn đề thiết kế, làm chi phí này giảm sút nên chưa có tác dụng kích thích cán bộ làm thiết kế nỗ lực trong công việc.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TRÚNG THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG- THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VĂN HOÁ.
Thị trường cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa cácdoanh nghiệp xây dựng trong và ngoài nước. Mỗi doanh nghiệp xây dựng dần củng cố sức mạnh và lợi thế của mình để tồn tại và phát triển dựa trên những công trình mà họ đã trúng thầu. Do đó để nâng cao khả năng này, các nhà thầu phải có những biện pháp hữu hiệu, khả thi để các chủ đầu tư chấp nhận công trình cho đơn vị mình thực hiện.
Qua thời gian thực tập tại Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá, dựa vào thực trạng và những hạn chế mà em đã phân tích ở trên, em có thể đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng trúng thầu của Công ty.
I. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÔNG TY.
1. Đầu tư máy móc có trọng điểm, hiện đại hoá máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng công trình và đẩy nhanh tiến độ thi công.
Trong quá trình tham gia đấu thầu, Công ty cần phải giới thiệu về năng lực của mình trong đó máy móc thiết bị được bên A (chủ đầu tư) rất quan tâm và đánh giá khá cao khi lựa chọn bên B (nhà thầu). Mặt khác, cũng do sự đòi hỏi của thực tế về chất lượng công trình, tiến độ thi công nên bắt buộc Công ty phải có năng lực về máy móc thiết bị thật hiện đại và phù hợp để có thể cạnh tranh được với các nhà thầu khác.
Phương thức thực hiện.
Với chủng loại máy móc thiết bị của Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá có một số máy như: máy đầm, trộn bê tông, hàn, ép…đã cũ công suất thấp. Chính vì thế Công ty cần phải đầu tư vào việc mua sắm một số máy móc thiết bị cần thiết để nâng cao công suất làm việc.Công ty có thể mua sắm thiết bị để lắp ráp và thay thế cho các thiết bị sẵn có nhờ cải tiến kỹ thuật để từ đó giúp việc cải tiến nâng cao năng lực trang thiết bị đang dùg hiện nay.
Ví dụ: Đối vớí các loại máy móc thiết bị như: máy trộn vữa, máy trộn bê tông…Công ty chỉ cần mua các linh kiện thay thế các thiết bị cũ để sửa chữa và tận dụng nó đến công suất tối đa.
Điều kiện thực hiện.
Công ty cần phải có kế hoạch về chi phí cho việc mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Công ty nên đầu tư có trọng điểm vào loại máy móc sử dụng phù hợp với năng lực và trình độ của Công ty cũng như của cán bộ kỹ thuật. Có như vậy mới phát huy được hết tác dụng của nó.
Công ty cần phải có kế hoạch chi phí cho việc mua sắm máy móc thiết Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong Công ty để đầu tư vào máy móc cơ sở vật chất kỹ thuật.
Hiệu quả của giải pháp
Máy móc thiết bị là một trong 3 yếu tố không thể thiếu quyết định đến khả năng trúng thầu của Công ty trong tham gia đấu thầu. Công ty nên áp dụng phương án trên vì như vậy Công ty sẽ giảm được số vốn đầu tư vào trang thiết bị, tạo cho Công ty có thêm năng lực và sự tự tin trong thi công, đem lại hiệu quả cao cho quá trình sản xuất kinh doanh.
2. Hoàn thiện phương pháp lập giá dự toán thầu, xây dựng chính sách đặt giá cạnh tranh linh hoạt.
Đây là phần có tính chất định lượng quyết định đơn vị trúng thầu nên yêu cầu xác định giá bỏ thầu đối với Công ty rất quan trọng. Công ty sau khi nhận được hồ sơ mời thầu thì căn cứ vào các định mức Nhà nước kết hợp với việc sử dụng vật tư tối thiểu mà Công ty đúc kết được sau hơn 20 năm thi công các công trình xây dựng. Kết hợp với việc khai thác các nguồn vật tư trên thị trường với giá rẻ nhất tại thời điểm lập hồ sơ dự thầu mà vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng vật tư của chủ đầu tư nêu trong hồ sơ mời thầu nhằm giảm giá thành công trình. Bên cạnh đó tận dụng các loại ván khuôn định hình sẵn có trong Công ty, hạn chế các chi phí khác đẻ có giá thấp hợp lý nhất.
Cách lập giá cụ thể như sau:
Ví dụ: 1m Xây tường 220 VXM 50#, cao £4m.
Theo đơn giá Xây dựng 24 của UBND Thành phố Hà Nội.
1. Chi phí vật liệu: 656.064
2.Chi phí nhân công: 25.553
3. Chi phí máy: 3.811
685.428
4. Chi phí chung 58%NC 14.821
700.249
5. Thu nhập chịu thuế tính trước 5,5% 38.514
738.763
6. Thuế GTGT 5% 36.197
Giá XL 774.960
Theo Công ty lập:
Chi phí vật liệu: 643.323
Chi phí nhân công: 25.553
Chi phí máy: 3.811
Chi phí trực tiếp: 672.596
Chi phí chung: (58% chi phí nhân công) 14.821
687.417
Thu nhập trước thuế: 37.808
(5,5% chi phí trực tiếp và chi phí chung)
Giá thành: 725.225
Thuế GTGT: Giá thành x 5%: 36.261
Đơn giá bỏ thầu: 751.486
Giá Công ty 751.486
= = 0,96
Giá 24 774.960
Như vậy với 1m tường xây thì giá của Công ty đã gảm được 4% so với giá của Nhà nước. Với cách lập như vậy mỗi công trình tham gia dự thầu Công ty có thể giảm giá từ 12- 15% so với giá trần.
+ Cùng với việc phân tích giá dự toán công trình, Công ty căn cứ vào thang điểm dự kiến của chủ đầu tư và khả năng khác của các đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giá thích hợp nhất theo các phương án sau:
Khi các đối thủ cạnh tranh không mạnh bằng Công ty hoặc khi Công ty dự kiến đạt số điểm về tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất thì Công ty đưa ra mức giá bỏ thầu:
Giá bỏ thầu £ Zxl +C + TL+VAT
Zxl: Giá thành xây lắp trước thuế.
C : Chi phí chung
TL: Thu nhập chịu thuế tính trước.
VAT: Thuế VAT đầu vào.
Ở phương án này Công ty lựa chọn giá bỏ thầu bằng giá dự toán công trình Gxl và đạt được tỷ lệ lãi cao theo định mức quy định tại công thông tư hướng dẫn của Bộ xây dựng số 01/1999 TT- BXD ngày 16/1/1999. Trong phương án này Công ty cũng có thể đưa ra mức giá thấp hơn bằng cách giảm TL xuống bé hơn 5%.
Trong trường hợp đối thủ cạnh tranh mạnh và cường độ cạnh tranh cao, Công ty đưa ra giá thấp bằng cách cắt bỏ hoặc giảm bớt chi phí quản lý công trình chỉ cần đủ chi phí với mục tiêu tạo công ăn việc làm. Khai thác năng lực máy móc thiết bị, Công ty đưa ra mức giá dự thầu.
Giá bỏ thầu £ Zxl + C + VAT
- Trong trường hợp Công ty phải chấp nhận thắng thầu bằng mọi giá, mọi hình thức, kể cả việc không tính hoặc có tính không để số thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Giá bỏ thầu £ Zxl + VAT
Phương án này khi lựa chọn phải cân nhắc thật kỹ và phải dự kiến mức lỗ mà Công ty phải gánh chịu. Trong trường hợp Công ty gặp khó khăn gay gắt về công ăn việc làm kéo dài và năng lực máy móc thiết bị để không khai thác được.
+ Việc đưa ra giá bỏ thầu cạnh tranh không chỉ phụ thuộc vào phương pháp lập giá, chiến lược bỏ giá cơ bản phụ thuộc rất nhiều vào việc tiết kiệm chi phí xây dựng công trình, nâng cao hiệu suất lao động, công suất máy móc thiết bị. Công ty nên áp dụng chế độ thưởng, phạt nghiêm minh cho cán bộ công nhân viên, các tổ đội tiết kiệm hoặc lãng phí nguyên vật liệu. Từ đó nâng cao trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên trong khi mua, vận chuyển, cất giữ và sử dụng vật liệu.
Biện pháp nâng cao năng suất của người lao động: Sử dụng lao động hợp lý đúng ngành nghề chuyên môn được đào tạo. Bố trí thợ lành nghề kèm cặp giúp đỡ thợ trẻ để nâng cao năng suất lao động. Thực hiện khoán công việc đến cấp tổ hoặc cá nhân đồng thời Công ty phải có những biện pháp khuyến khích vật chất như thưởng vượt mức, cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn lao động trong công việc.
Biện pháp nâng cao máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị được khai thác nư thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, giảm được chi phí khi sử dụng là phụ thuộc ở đội ngũ thợ điều khiển, bảo dưỡng và cán bộ quản lý xe máy của Công ty.
Biện pháp giảm chi phí chung: tiếp tục nghiên cứu cải tiến quản lý bộ máy gọn gàng, hiệu suất lao động cao, tiết kiệm chi phí nhiên liệu năng lượng và công cụ dụng cụ.
3. Đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm nâng cao khả năng trúng thầu.
Trong nền kinh tế thị trường Marketing có vai trò rất quan trọng, nó là công cụ đặc biệt giúp cho các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Ở Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá công tác Marketing chưa được tổ chức thực hiện một cách bài bản dựa trên nguyên lý của môn khoa học này. Phòng kế hoạch- kỹ thuật của Công ty là một bộ phận đảm nhiệm các nhiệm vụ Marketing mà chưa được trang bị những kiến thức cần thiết cho công tác marketing của mình. Đây thực sự là một thiếu sót lớn trong công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thực tế hiện nay ở nước ta công tác Marketing của các doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp xây dựng nói riêng vẫn còn yếu. Chính vì vậy cần nâng cao công tác Marketing của các doanh nghiệp là rất cần thiết. Nó là một trong những yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Phương thức thực hiện.
Công ty cần thu thạp và xử lý các thông tin sau:
Tiến hành nghiên cứu về chủ đầu tư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hay qua các mối quan hệ của Công ty để có cơ hội tham gia dự thầu.
Thu thập các thông tin về đối thủ cạnh tranh, đánh giá các mặt mạnh/yếu và phán đoán được các chiến lược cạnh tranh để đề ra định hướng cạnh tranh phù hợp.
Nghiên cứu, tìm hiểu về thông tin cung ứng, về sự biến động của giá cả nguyên vật liệu, lao động, tình hình máy móc thiết bị xây dựng, dự kiến khả năng mua sắm hay đi thuê có chiến lược cạnh tranh thầu bằng giá hợp lý.
Trên cơ sở những thông tin đã thu thập được, Công ty nên xử lý và chuyển cho các bộ phận có liên quan để lập ra các chiến lược như:
a. Chiến lược phân đoạn thị trường:
Công ty nên chia thị trường xây dựng ra thành nhiều thị trường nhỏ có tính đồng nhất cao về mặt nào đó để có giải pháp thâm nhập thị trường thích hợp:
+ Phân đoạn theo tính chất công trình:Thị trường xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp.
+ Phân đoạn theo khu vực địa lý: thị trường miền Bắc, Trung , Nam. Công ty nên trọng điểm vào thị trường miền Bắc vì Công ty đã có ưu thế, uy tín trên thị trường.
b. Chiến lược cạnh tranh.
Để có thắng lợi trong các cuộc đấu thầu thì Công ty cần phải linh hoạt trong việc đề ra chiến lược riêng cho mỗi lần tham dự đối với mỗi chiến lược có thể áp dụng:
Chiến lược dựa vào lợi thế tương đối: Công ty cần phải phát huy hết những thế mạnh của mình để tạo ra các ưu thế so với đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược bỏ giá dự thầu thấp: Nhiều khi Công ty nên áp dụng chiến lược này để có thể trúng thầu nhiều công trình tạo công ăn việc làm cho công nhân hơn là thu được lợi nhuận cao.
Chiến lược chuyên môn hoá và đa dạng hoá ngành nghề: Công ty áp dụng chiến lược này sẽ tạo cơ hội tham gia dự thầu nhiều hơn và trúng thầu cũng cao hơn.
Điều kiện thực hiện giải pháp.
Tổ chức ra bộ phận chuyên môn về lĩnh vực này.
Có đội ngũ cán bộ làm Marketing có trình độ, năng lực và lòng nhiệt tình cao.
Phải tạo điều kiện cho bộ phận Marketing làm việc có hiệu quả cao nhất, tạo điều kiện về phương tiện kinh phí và thời gian cho họ.
Công ty cần tuyển thêm nhân viên làm về bộ phận này tạo sức mạnh mới cho bộ phận làm việc có hiệu quả hơn.
Hiệu quả thực hiện giải pháp.
Nếu công tác nghiên cứu thị trường làm tốt sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong đấu thầu và trong sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thông qua hoạt động này, Công ty có thể thu thập được nhiều thông tin có lợi như xác định rõ hơn về vị trí và sức mạnh của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh, tạo uy tín trên thị trường.
Tăng cường hoạt động Marketing sẽ nắm bắt kịp thời, nhanh nhạy về thị hiếu khách hàng, giá cả nguyên vật liệu trên thị trường.
Công ty sẽ xác định cho mình những lĩnh vực có thế mạnh và sẽ đầu tư vào đó có trọng điểm, tránh tràn lan, đem lại nhiều cơ hội trúng thầu.
4. Nâng cao công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Con người là yếu tố trung tâm, không có con người thì dù việc dễ đến đâu cũng không thể thực hiện được, con người là yếu tố quan trọng để giải quyết mọi vấn đề. Chính vì vậy, nâng cao công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý cán bộ công nhân viên trong Công ty là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.
Phương thức thực hiện:
Tạo điều kiện cho một số cán bộ, trọng tâm là cán bộ phòng dự án đi học các lớp đào tạo hay bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ tuỳ thuộc vào trình độ vốn có của cán bộ để lựa chọn chương trình và cách thức đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp.
+ Hiện nay Công ty cũng như một số công ty xây dựng có quy mô lớn có một số máy móc thiết bị hiện đại nhưng có sự cách biệt rất lớn so với các công ty xây dựng nước ngoài về mặt trình độ và kinh nghiệm xử lý những kỹ thuật phức tạp. Công ty nên cố gắng tạo điều kiện cho một số cán bộ giỏi đi học ở nước ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên và chủ đầu tư.
+ Khuyến khích các cán bộ có trình độ đại học tiép tục nghiên cứu để đạt trình độ cao hơn hay rộng hơn. Về chuyên ngành trong các ngành khác có tính hỗ trợ trong công việc tham gia đấu thầu: quản lý kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ, vi tính.
+ Đào tạo những cán bộ chưa đạt trình độ đại học về chuyên môn để tránh những sai lầm trong công việc.
Sắp xếp thời gian hợp lý để mời giáo viên, giáo sư tiến sĩ ở các trường đại học để nâng cao trình độ cho cán bộ của Công ty ở những lĩnh vực cần thiết.
Tăng cường hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ của Công ty, trong từng phong ban, đặc biệt là phòng dự án sau mỗi lần trúng thầu và hoàn thành dự án. Đối với mỗi lần duyệt thầu, Công ty cần phải tổ chức ngay buổi họp mặt để phân tích các nguyên nhân, kiểm điểm những sai sót để sửa chữa, tìm hiểu những thế mạnh của nhà thắng thầu để học tập và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao khả năng trúng thầu ở lần sau.
+ Ngoài việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các cán bộ thực hiện công tác đấu thầu, Công ty cũng cần thường xuyên kiểm tra để phân cấp trình độ tay nghề của những công nhân chủ chốt nhằm có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hợp lý. Như vậy, chất lượng công trình ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của các chủ đầu tư.
Khi lựa chọn phương thức chương trình đào tạo, Công ty phải thực hiện đúng:
+ Xác định đúng đối tượng đào tạo.
+ Đào tạo lý luận kết hợp thực hành.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và đào tạo lại với nâng cao khả năng tự bồi dưỡng.
+ Đào tạo liên tục theo định kỳ.
Điều kiện thực hiện giải pháp.
Do tầm quan trọng mang tính quyết định của con người mà giải pháp trên không dễ gì thực hiện trong quá trình thực thi, có không ít những phát sinh buộc Công ty đồng thời giải quyết những tồn tại của giải pháp, tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất, diều kiện cần và đủ để giải pháp có hiệu quả là:
Tài chính: Chi phí đào tạo, bồi dưỡng là một khoản không nhỏ. Do đó Công ty phải có khẳ năng về mặt tài chính tạo điều kiện cho giải pháp thực hiện liên tục và có hiệu quả.
Thời gian: Do tính chất sản xuất và đặc điểm riêng của ngành xây dựng, nguồn lực (con người, tổ chức, nguyên liệu..) không tập trung vào một chỗ mà luôn luôn thay đổi chuyển dịch theo hợp đồng công việc nên Công ty gặp khó khăn trong bố trí đào tạo. Chính vì vậy, phòng kế hoạch của Công ty phải lập kế hoạch mang tính luân phiên chu kỳ cho từng cán bộ và phải tận dụng toàn bộ thời gian nhàn rỗi vào mùa mưa khi công trường không thể thực hiện.
Ví dụ:
Để đào tạo 1 cán bộ kỹ thuật, 4 công nhân thi công.
Đối với cán bộ kỹ thuật thì gửi đi học, còn công nhân thì huấn luyện tại chỗ.
+ Chi phí đào tạo cán bộ:
Đào tạo 1 kỹ sư xây dựng lên thạc sỹ.
Chi phí đào tạo: 10.000.000 đồng./người/năm
Thời gian đào tạo: 2 năm.
Cán bộ được cử đi học được hưởng 80% mức lương, mức lương là 1.200.000đ/tháng.
+ Mức lương cán bộ dược hưởng trong 2 năm đi học là:
x 24 x 80% = 23.040.000
+ Chi phí bằng tiền cho cán bộ đi học là:
10.000.000 x 2 = 20.000.000
+ Giá trị sản xuất kinh doanh của Công ty giảm do cán bộ đó không làm cho Công ty 2 năm:
1.200.000 x 24 = 28800000
Tổng chi phí= 23.040.000 + 20.000.000 + 28.800.000= 71.840.000 đ (1)
Chi phí đào tạo công nhân: đào tạo 4 công nhân theo hình thức huấn luỵên tại chỗ.
Chi phí huấn luyện; 10.000đ/người/ngày.
Thời gian huấn luyện: 2 ngày/năm
+ Mức lương của công nhân được huấn luyện được hưởng 25000đ/ngày.
25000 x 4 = 100.000 đ
+ Chi phí huấn luyện cho 4 công nhân là:
10.000 x 4 x 2 = 320.000
Tổng chi phí = 100.0000 + 80.000 + 320.000= 500.000đ (2)
Tổng chi phí để nâng cao trình độ cho 2 cán bộ và 4 công nhân là:
(1)+(2)= 71.840.000+ 500.000= 72.340.000 đ.
Ta có thể tổng hợp thành bảng như sau:
Lĩnh vực đào tạo
Đối tượng
Số lượng
Hình thức
Chi phí
Thạc sỹ xây dựng
Cán bộ kỹ thuật làm hồ sơ dự thầu và thi công.
2 người
Gửi đi học
71.840.000
Nâng cao trình độ thi công cho công nhân
Công nhân
4 người
Tự đào tạo
500.000
Tổng chi phí
72.340.000
Nếu như không đào tạo sẽ bị thiệt 1 khoản như sau:
Ví dụ: Chi phí trực tiếp cho 1m3 tường xây = 382.547,5 đ
Trong công trình tại tỉnh Bắc Ninh, do làm sai yêu cầu kỹ thuật buộc công ty phải phá đi 200m3 tường xây lại thiệt hại là:
200 x 382547,5= 76.509.500 đ
Như vậy do không có kinh nghiệm thi công, các cán bộ và công nhân thi công 200m3 tường này đã gây thiệt hại cho Công ty.Ta cần xác định hiệu quả của biện pháp đào tạo cán bộ và công nhân thông qua chênh lệch giữa chi phí đào tạo và thiệt hại của Công ty;
72.340.000- 76.509.500= - 4.169.500 đ
Thông qua việc đào tạo bồi dưỡng này công ty sẽ có được những cán bộ có năng lực trình độ cao hơn, Công ty sẽ giảm bớt thiệt hại, lãng phí và từ đó nâng cao khả năng trúng thầu.
Hiệu quả của giải pháp
Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ chuyên trách công tác đấu thầu sẽ giải quyết những vướng mắc trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, hạn chế sai sót ngay từ đầu, nâng cao chất lượng rút ngắn thời gian lập hồ sơ. Từ đó tiết kiệm chi phí đấu thầu tạo tâm lý thoái mái, tự tin trong tham gia đấu thầu.
Dựa vào trình độ kinh nghiệm cao về nghiệp vụ, các cán bộ lập đơn giá dự thầu biết cách: Điều hoà chiến lược về giá cả nguyên vật liệu giữa thị trường và địa phương nơi có dự án, tối thiểu hoá chi phí dự án bằng cách nâng cao tiến độ thi công để giảm thời gian thực hiện dự án nhằm đưa ra mức dự thầu hợp lý nhất so với đối thủ cạnh tranh.
Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của công nhân thi công và liên tục sẽ nâng cao chất lượng công trình, tăng uy tín của Công ty trên thị trường xây dựng, góp phần nâng cao khả năng thắng thầu.
5. Nâng cao năng lực tài chính, tăng cường hoạt động tạo vốn cho tham gia đấu thầu và thực hiện đấu thầu.
Năng lực tài chính của Công ty không chỉ thể hiện ở nguồn vốn, lượng tài sản mà Công ty có, nó còn được đo lường bởi trình độ và chất lượng của công tác quản trị tài chính của Công ty, vì vậy Công ty cần phải biết lựa chọn, huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với chi phí thấp nhất.
Như đã trình bày ở trên, năng lực tài chính của Công ty hạn chế ở cả hai phương diện huy động vốn và thu hồi vốn. Tình trạng thiếu vốn ở các doanh nghiệp xây dựng và cả ở cả chủ đầu tư trong nước cũng như ngoài nước đang là vấn đề bức xúc của nền kinh tế. Nếu không có biện pháp huy động kịp thời, hiệu quả thì Công ty sẽ gặp phải khó khăn trong sản xuất, có thể dẫn đến chậm tiến độ thi công công trình, kéo dài thời gian sản xuất, từ đó làm giảmt hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và giảm năng lực cạnh tranh trong công tác đấu thầu nói riêng. Đối với những công trình mà khả năng tài chính cho phép ứng vốn trước để thi công công trình thì khả năng trúng thầu rất cao.
Các biện pháp:
Mở rộng, thâm nhập vào các thị trường có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là thị trường mới có thể giúp Công ty thu được lợi nhuận cao và có thể học hỏi được kinh nghiệm về tổ chức quản lý nhân sự, quản lý thi công, quản lý vốn cũng như tiếp cận được với các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khu vực và trên thế giới. Nhưng phải rất chú trọng đến chi phí và chất lượng công trình.
Tiến hành thi công nhanh, thi công dứt điểm các công trình đã ký kết, rút ngắn thời gian xây dựng, có như vậy mới thu hồi nhanh vốn đầu tư, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng nhanh quay vòng vốn.
Tạo vốn bằng cách liên doanh liên kết, tạo điều kiện hỗ trợ về vốn lưu động, đồng thời học hỏi kinh nghiệm quản lý của các đối tác nhất là các đối tac nước ngoài.
Tích cực xây dựng các mối quan hệ bền vững, tôt đẹp với các tổ chức tài chính để tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức này trong việc vây vốn, đứng ra nhận bảo lãnh dự thầu. Khai thác tối da nguồn vốn tín dụng.
Công ty cần có kế hoạch khai thác năng lực máy móc thiết bị nhàn rỗi của mình bằng các hình thức cho thuê, coi đây là một giải pháp để tạo ra lợi nhuận cho Công ty. Đồng thời Công ty cần thanh lý vật tư, thiết bị tồn kho, tài sản sử dụng không hiệu quả nhằm giảm tối đa lượng vốn lưu động ứ đọng trong sản xuất. Tăng cường liên doanh, liên kết với các đơn vị khác nhằm sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị của Công ty , tăng vòng quay vốn và thu lợi nhuận cao.
Lập hồ sơ kế hoạch về vốn dài hạn, ngắn hạn nhằm đáp ứng yêu cầu đầu tư thiết bị, năng lực sản xuất, năng lực tài chính trong quá trình làm hồ sơ dự thầu.
Điều kiện thực hiện giải pháp.
Cán bộ quản lý của Công ty phải vững vàng về trình độ quản lý tài chính, thường xuyên trau rồi kiến thức về tài chính.
Cán bộ quản lý tài chính phải có mối quan hệ rộng với giới tài chính, có năng lực ngoại giao tốt.
Có tư tưởng khoáng đạt, kỹ năng kỹ xảo trong phân tích tài chính và có một tầm nhìn chiến lược.
Hiệu quả của giải pháp.
Việc áp dụng giải pháp cho phép Côngty có thể huy động vốn từ các nguồn khác nhau khi tham gia dự thầu. Do đó, làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty, Công ty có thể cùng lúc tham gia nhiều công trình khác nhau hoặc có thể tham gia vào những gói thầu lớn hơn và những gói thầu quốc tế tại Việt Nam.
Việc huy động vốn của chính những người trong Công ty sẽ tạo ra sức gắn kết của họ với công việc nhiều hơn.
Giảm bớt thời gian thu hồi vốn kém theo nó là giảm những chi phí trong quá trình thi công như: thuê văn phòng, địa điểm. quản lý…
II. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC
1. Tăng cường quản lý nhà nước về đấu thầu ở nước ta.
Hiện nay trong công tác đấu thầu vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tác dụng tích cực của nó. Thựctế cho thấy phương thức đấu thầu nhiều khi diễn ra chỉ về mặt hình thức vì các doanh nghiệp tham gia và thắng thầu thường nằm trong dự tính trước của các chủ đầu tư. Sự cạnh tranh quá gay gắt trong ngành xây dựng đã dẫn đến sự móc ngoặc giữa các nhà thầu, hay sự vi phạm các nguyên tắc đấu thầu như: công khai, bí mật…gây lên thiẹt hại cho Nhà nước và các nhà thầu khác, chất lượng công trình không đảm bảo. Chính vì thế Nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ quy chế đấu thầu, để tạo ra một sân chơi lành mạnh và công bằng giảm thiểu những tiêu cực. Nhà nước phải có các biện pháp nghiêm minh với những đối tượng có biểu hiện vi phạm quy chế đấu thầu bằng các biện pháp gián tiếp và trực tiếp.
2. Nhà nước cần xây dựng hoàn thiện sửa đổi và ban hành các quy chế văn bản liên quan đến đấu thầu.
Trong thời gian vừa qua Nhà nước đã có khá nhiều văn bản, nghị định, quy định chung về chế độ đấu thầu trong xây dựng cơ bản như: NĐ52/1999/CP về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, NĐ88/1999/NĐ-CP về quy chế đấu thầu, NĐ12/2000/NĐ- CP, NĐ14/2000/NĐ- CP, NĐ 66/2003/NĐ-CP. Tuy nhiên một số điều trong nghị định vẫn còn chưa hợp lý, còn nói chung chung làm chi các nhà thầu và chủ đầu tư kháo áp dụng.
Trong thời gian tới Nhà nước cần ban hành sửa đổi những quy chế đấu thầu cho công tác này đu vào nề nếp, coi như phương thức áp dụng chủ yếu trong xây dựng và trong lĩnh vực khác của nền kinh tế.
3. Thành lập các hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng.
Hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt vốn, thiết bị để họ đổi mới công nghệ, theo kịp được những thay đổi nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khu vực và trên thế giới.
Thành lập các tổ chức tư vấn giúp cho các doanh nghiệp xây dựng đạt được các chứng nhận về chất lượng của tổ chức quốc tế hiện nay như ISO…
KẾT LUẬN
Mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp xây dựng trong cơ chế thị trường là phải trúng thầu. Để đạt được điều đó buộc các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện năng lực của mình và phải biết khai thác triệt để những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu. Bên cạnh đó, còn phải biết tận dụng và sử lý kịp thời các cơ hội tránh những nguy cơ từ đó đưa ra những phương án có hiệu quả nhất, tiết kiệm tối đa nguồn lực nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, tiến độ thi công và chất lượng công trình.
Sau một thời gian thực tập, nghiên cứu và đi sâu tìm hiểu thực tế công tác đấu thầu ở Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá, em có thể khẳng định đây là một công ty có nhiều triển vọng và chắc chắn sẽ lớn mạnh trong tương lai.Trong sự thành công đó công tác đấu thầu đóng vai trò quan trọng, là nhân tố châm ngòi cho sự tăng trưởng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong quá khứ và hiện tại, công tác đấu thầu đã đem lại cho Công ty những thành tựu rực rỡ, tuy nhiên nó vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Qua thời gian học tập ở trường và thực tập tại Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá em đã tích luỹ được những kinh nghiệm thực tế quý báu về công tác đấu thầu xây dựng. Với đề tài: “Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá” chính là sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn của hoạt động đấu thầu xây dựng. Và em đã phần nào nêu được khái quát những vấn đề chung về thực trạng của công tác đấu thầu, những thành tựu, những vấn đề còn tồn tại và những nguyên nhân của những tồn tại đó.Từ đó em cũng xin đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao khả năng trúng thầu của Công ty với mong muốn những ý kiến đóng góp đó sẽ giúp cho công tác đấu thầu của Công ty đạt hiệu quả cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn đến cô giáo: Ths Nguyễn Thị Hoài Dung, cùng các cô chú trong công ty cổ phần xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá đã giúp đỡ chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian thực tập ở Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục tài liệu tham khảo
Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo NĐ số 43 CP ngày 16/7/1996.
NĐ số 93/CP của chính phủ ngày 23/8/1997 về việc sửa đổi, bổ sung 1 số điều của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo NĐ số 43- CP ngày 16/7/1996.
Quy chế đấu thấu ban hành kèm theo NĐ 88/1999/NĐ- CP ngày 01/9/1999.
NĐ số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của chính phủ về việc sửa đổi bổ sung 1 số quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP.
Tạp chí xây dựng các số năm 2004, 2005, 2006.
Giáo trình quản lý xây dựng- Trường ĐHKTQD.
Tiết kiệm vốn nhờ đấu thầu- báo đầu tư 10/2002.
Giáo trình quản trị chiến lược- Trường ĐHKTQD
MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu, sơ đồ
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của công ty trước giai đoạn cổ phần hoá. 7
Bảng 2: kết quả hoạt động kinh doanh sau giai đoạn cổ phần hóa: 8
Sơ đồ 1: Danh sách các đơn vị thành viên của Công ty: Error! Bookmark not defined.
Sơ đồ 2:Bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. 17
Bảng 3: Năng lực máy móc thiết bị của Công ty. 18
Bảng 4: Năng lực nhân sự của Công ty. 22
Biểu đồ1:Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm 2003-2005. 22
Bảng 5: Năng lực tài chính của Công ty. 25
Biểu đồ 2: thể hiện Tổng sản lượng của Công ty qua các năm từ 2003-2005. 27
Bảng 6: Tổng kết Tài sản và Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2003-2005. 28
Sơ đồ 3: Mối quan hệ giữa mức giá và xác suất trúng thầu. 30
Sơ đồ4: Trình tự đấu thầu trong nước. 39
Bảng 7: Các điểm mạnh, điểm yếu của Công ty. 48
Bảng 8: Cơ hội và nguy cơ ở hiện tại và tương lai của Công ty. 53
Bảng 9: Ma trận cơ hội và nguy cơ SWOT. 54
Bảng 10: Một số công trình lớn Công ty đã trúng thầu. 55
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31929.doc