LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự dịch chuyển này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Tuy vậy, điều đó cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.
Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính. Tuy vậy, trong khả năng hạn hẹp của mình, em chỉ xin phép được trình bày một phần nhỏ nhưng cũng chiếm vai trò khá quan trọng trong hoạt động phân tích tài chính. Đó là phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Việc thường xuyên phân tích khả năng thanh toán sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tình hình thanh toán của doanh nghiệp mình, lường trước được những rủi ro xảy đến trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần điện tử Giảng Võ, em quyết định lựa chọn đề tài:
“NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ GIẢNG VÕ” làm chuyên đề tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Nội dung đề tài là tập trung nghiên cứu khả năng thanh toán của doanh nghiệp để thấy rõ thực trạng, tình hình thanh toán của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện tình hình tài chính và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp. Các số liệu trên báo cáo tài chính và các thông tin có được từ việc phỏng vấn trực tiếp các nhân viên ở phòng kế toán để xác định xu hướng phát triển, mức độ biến động của các số liệu cũng như các chỉ tiêu, và từ đó đưa ra nhận xét. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích tỷ số, phương pháp liên hệ,
4. Phạm vi nghiên cứu.
Công ty Cổ phần điện tử Giảng Võ là một doanh nghiệp hoạt động với nhiều ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, đề tài của em chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình tài chính mà cụ thể ở đây là khả năng thanh toán của toàn công ty chứ không đi sâu phân tích tài chính từng lĩnh vực hoạt động.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Mục tiêu nghiên cứu 7
3. Phương pháp nghiên cứu 7
4. Phạm vi nghiên cứu 7
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP 8
I. Doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 8
1. Khái niệm 8
2. Hoạt động của doanh nghiệp 13
II. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp 15
1. Sự cần thiết trong việc phân tích khả năng thanh toán 15
1.1. Khái niệm 15
1.2. Sự cần thiết trong việc phân tích khả năng thanh toán 16
2. Nội dung khả năng thanh toán 17
3. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 18
3.1. Phân tích tình hình thanh toán 18
3.2. Phân tích khả năng thanh toán 18
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp 21
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ GIẢNG VÕ 23
I. Giới thiệu sơ lược công ty 23
1. Tên công ty 23
2. Vốn điều lệ và cơ cấu sở hữu cổ phần của các cổ đông 23
3. Lịch sử hình thành và phát triển 23
4. Ngành nghề kinh doanh của công ty 25
5. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 26
5.1. Mô hình quản lý của công ty 26
5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và các đơn vị trực thuộc 28
6. Thuận lợi và khó khăn từ khi cổ phần đến nay 30
6.1. Những thuận lợi 30
6.2. Những khó khăn 31
7. Những thông tin về tài chính của công ty 31
7.1. Bảng cân đối kế toán 32
7.2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 36
II. Thực trạng tình hình thanh toán và khả năng thanh toán và khả năng thanh toán của công ty 37
1. Phân tích tình hình thanh toán 38
1.1. Phân tích khoản phải thu 38
1.2.Phân tích khoản phải trả 40
2. Phân tích khả năng thanh toán 43
2.1. Khả năng thanh toán trong ngắn hạn 43
2.2. Khả năng thanh toán trong dài hạn 46
III. Đánh giá khả năng thanh toán tại công ty 47
1. Những kết quả đạt được 47
2. Hạn chế 48
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP 51
1. Quản trị khoản phải thu 51
2. Quản trị tiền mặt 52
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty cổ phần điện tử Giảng Võ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thanh toán nhanh.
Khả năng thanh toán nhanh =
Hay:
Khả năng thanh toán nhanh =
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: Tiền mặt, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ (tồn kho) là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn so với tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán. Do vậy, tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho) và được xác định bằng cách lấy tài sản lưu động trừ phần dự trữ (tồn kho) chia cho nợ ngắn hạn hay nói cách khác, hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền.
Khả năng thanh toán bằng tiền =
Ngoài hệ số khả năng thanh toán nhanh, để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn nữa, ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán bằng tiền. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàng thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn.
Tỷ số: Dự trữ (tồn kho) / Vốn lưu động ròng
Tỷ số này cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm vốn lưu động ròng. Nó được tính bằng cách chia dự trữ (tồn kho) cho vốn lưu động ròng.
- Khả năng thanh toán trong dài hạn.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.
Khả năng thanh toán lãi vay =
Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn có thể đối với người cấp tín dụng.
Tỷ số: Nợ / Vốn chủ sở hữu.
Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác họ chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay. Tỷ số này nói lên cứ một đồng nợ vay hiện đang được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.
Nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Tỷ lệ thanh toán với NSNN =
Hàng năm doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Ngân sách Nhà nước về các khoản nộp như : Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế phải nộp khác… Việc phân tích tình hình thanh toán với Ngân sách Nhà nước sẽ giúp ta đánh giá được tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước. Để đánh giá, ta sử dụng tỷ lệ thanh toán với ngân sách Nhà nước.
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Đối với mỗi doanh nghiệp, để quản lý khả năng thanh toán một cách có hiệu quả, không những phải kiểm soát chính mình mà còn phải hiểu rõ những nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
Thứ nhất: Năng lực của bản thân doanh nghiệp: Trong nhiều trường hợp, phía người mua trả chậm (doanh nghiệp vay nợ) có những sai sót chủ quan, thậm chí cố ý không hoàn trả món nợ; các khoản nợ này thuộc nhóm rủi ro đạo đức. Một số công ty trong ngành xây dựng trúng thầu công trình với giá bỏ thầu quá thấp, bị thua lỗ và không thể trả nợ đúng hạn, thậm chí có nguy cơ phá sản. Nhiều doanh nghiệp không dự đoán đúng thị trường, mức bán hàng và doanh số; quyết định mua một khối lượng hàng hoá, dịch vụ quá lớn, thanh toán trả chậm; nhưng không thể bán được hàng, hoặc các nguyên nhân khác làm ứ đọng hàng hoá, dẫn tới việc không thể thanh toán các khoản nợ phải trả. Nhiều doanh nghiệp chưa có khả năng kiểm soát luồng tiền (cash flows) của doanh nghiệp, mất cân đối về luồng tiền, dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Thứ hai: Sự biến động của thị trường và các rủi ro trong kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt làm cho doanh nghiệp không có khả năng thích ứng kịp thời, kinh doanh khó khăn dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế hiện nay, cần đặc biệt chú ý đến những biến động trong ngoại thương, chẳng hạn như sự biến động của tỷ giá xăng dầu, vật liệu xây dựng, nguyên liệu, v.v...
Thứ ba: Thiếu vốn do đầu tư dàn trải. Theo số liệu thống kê, ở nước ta, tình trạng đầu tư dàn trải thể hiện ngay trong kế hoạch hàng năm: năm 2004 có 12.355 dự án, năm 2005 có 13.134 dự án và năm 2006 có 14.791 dự án. Số vốn bố trí cho một dự án, nhất là dự án nhóm B và nhóm C hàng năm rất nhỏ, không đủ và không khớp giữa kế hoạch đầu tư và kế hoạch vốn. Do bố trí quá nhiều dự án, công trình xây dựng không tương xứng với nguồn vốn đầu tư cho nên thi công kéo dài, khối lượng đầu tư dở dang nhiều.
Thứ tư: Rủi ro về cơ cấu tài trợ: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp không cân đối, mức độ rủi ro tài trợ cao, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, chi phí sử dụng vốn cao hơn mức trung bình của ngành. Nguyên nhân này thường có vai trò tiềm tàng nhưng rất nguy hiểm vì sau một thời gian rủi ro sẽ bộc lộ và doanh nghiệp không có khả năng cân bằng về tài chính.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ GIẢNG VÕ.
I. Giới thiệu sơ lược về công ty.
1. Tên công ty.
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ GIẢNG VÕ.
Tên tiếng Anh: GIANG VO JOINT STOCK ELECTRONIC COMPANY.
· Tên viết tắt: GVECO.
Trụ sở chính: Số 168 Phố Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, TP Hà Nội.
· Điện thoại: (84 – 4 ) 8345552
· Fax: (84 – 4 ) 8343952
· Email: GVECO@FPT.VN
2. Vốn điều lệ và cơ cấu sở hữu cổ phần của các cổ đông.
· Vốn điều lệ.
Vốn điều lệ của doanh nghiệp: 36.000.000.000 đồng (Ba mươi sáu tỷ đồng).
Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng.
Tổng số cổ phần: 360.000 cổ phần.
CP nhà nước nắm giữ: 234.745 cổ phần = 23.474.500.000 đồng.
CP bãn ưu đãi cho CBCNV: 27.790 cổ phần = 2.779.000.000 đồng.
CP bán cho người LĐ theo mệnh giá: 92.465 cổ phần = 9.246.500.000 đồng.
CP bán ra ngoài DN: 5.000 cổ phần = 500.000.000 đồng.
Loại cổ phiếu phát hành: Cổ phiếu phổ thông.
Hình thức cổ phiều: Chứng chỉ ghi sổ.
3. Lịch sử hình thành và phát triển.
Xí nghiệp sửa chữa máy thu thanh thu hình được thành lập ngày 28/07/1978 theo quyết định số 3163, sau đổi tên là công ty Điện Tử Giảng Võ tại quyết định số 3195/QĐ – UB ngày 02/07/1990, là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Thương binh và Xã hội Hà Nội (nay là sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội).
Khi thành lập Xí nghiệp, nhiệm vụ chính là dạy nghề cho nữ thương binh Miền Nam, nhưng do sau này đất nước hoàn toàn thống nhất, số nữ thương binh Miền Nam trở về quê nên nhiệm vụ chính của Xí nghiệp là dạy nghề và tạo việc làm cho đối tượng nữ là quân nhân phục viên, xuất ngũ và con liệt sĩ. Sau đó, Xí nghiệp mở tiếp các khoá dạy nghề và tạo việc làm cho đối tượng là thương bệnh binh và người tàn tật, là cở sở sản xuất, kinh doanh của đối tượng chính sách được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với cơ sở sản xuất kinh doanh của thương bệnh binh và người tàn tật.
Trong nhiều năm qua, Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính là dạy nghề và tạo việc làm phù hợp với sức khoẻ cho các đối tượng chính sách là thương bệnh binh, người tàn tật và con liệt sĩ để có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống hàng ngày. Đồng thời cán bộ công nhân viên công ty cũng không ngừng nỗ lực phấn đấu, xây dựng công ty ngày càng phát triển cả về quy mô, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, doanh thu năm sau cao hơn năm trước và là một trong những doanh nghiệp điện tử có uy tín trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Do sự phát triển của công ty, một số đối tượng chính sách đã nghỉ chế độ, thuyên chuyển công tác, thôi việc vì lý do sức khoẻ nên hiện tại chỉ còn Xí nghiệp Điện Tử 15 trực thuộc Công ty điện tử Giảng Võ là cơ sở sản xuất kinh doanh của đối tượng chính sách thương bệnh binh và người tàn tật. Đồng thời công ty cũng ưu tiên bố trí những công việc phù hợp với sức khoẻ, có việc làm thường xuyên, có thu nhập cao hơn so với các đơn vị khác trong công ty, đảm bảo đời sống cho các đối tượng chính sách.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, và những yêu cầu cấp bách nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty, theo quyết định số 1785/QĐ – UB ngày 31/03/2004 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, doanh nghiệp Nhà nước Công ty Điện tử Giảng Võ đã được thực hiện cổ phần hoá và trở thành Công ty Cổ phần Điện tử Giảng Võ như ngày nay.
4. Ngành nghề kinh doanh của công ty.
In bao bì, mác nhãn kim loại và các dịch vụ liên quan đến in kim loại.
Sản xuất và mua bán hộp, can, ca, và các đồ chứa bằng kim loại.
Sản xuất và mua bán bao bì giấy.
Sản xuất và mua bán thiết bị gia đình, đồ gia dụng dùng điện.
Sản xuất và mua bán thiết bị văn phòng, máy tính và các hoạt động liên quan đến máy tính.
Sản xuất và mua bán các sản phẩm từ bọt Polyxetylen.
Sản xuất và mua bán máy thu thanh thu hình, thiết bị ghi và phát lại âm thanh hoặc hình ảnh và các sản phẩm liên quan.
Sản xuất các sản phẩm từ gỗ.
Dịch vụ sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình.
Đại lý môi giới, đấu giá hàng hoá.
Mua bán nguyên nhiên vật liệu phi nông nghiệp phế liệu và đồ phế thải.
Mua bán máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế.
Mua bán hoá chất sử dụng trong nông nghiệp như phân bón, chế phẩm vi sinh, thức ăn cho vật nuôi, gia súc.
Mua bán nông, lâm sản nguyên liệu, động vật sống, lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc là.
Nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc cho thuê.
Cho thuê máy móc thiết bị khác.
Giáo dục, dạy nghề Điện tử, Điện lạnh, Tin học…
Xây dựng các công trình dân dụng và các công trình kỹ thuật.
Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng.
Dịch vụ quảng cáo.
5. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
5.1. Mô hình quản lý của công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG
Phòng tổ chức- Hành chính
Phòng tài vụ
Phòng kế hoạch
Kinh doanh, Xuất nhập khẩu
Phòng đầu tư và XDCB
Phòng quản lý chất lượng và công nghệ
Trung tâm dạy nghề điện tử, điện lạnh 168
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
Xí nghiệp điện tử 15
Xí nghiệp thương mại và dịch vụ bảo hành
Xí nghiệp xây lắp môi trường
Phân xưởng điện tử
Phân xưởng lốp bao bì
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện tại
Liên Bang Nga
5.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và các đơn vị trực thuộc.
Ý Chức năng của các phòng ban.
ô Phòng tổ chức hành chính:
Chức năng: Tham mưu, giúp đỡ lãnh đạo Công ty về công tác tổ chức bộ máy, tổ chức lao động, công tác hành chính quản trị toàn công ty, công tác dân quân tự vệ, an ninh quốc phòng.
ô Phòng tài vụ:
Chức năng: Tham mưu và giúp đỡ giám đốc công ty trong việc tổ chức và thực hiện nghiệp vụ hạch toán, kế toán, tạo và quản lý nguồn vốn của Công ty.
ô Phòng kế hoạch, kinh doanh, xuất nhập khẩu.
Chức năng kinh doanh: Thực hiện công tác kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của công ty.
Chức năng kế hoạch: Giúp việc cho ban giám đốc công ty trong việc triển khai, kiểm tra công tác sản xuất, kinh doanh.
ô Phòng quản lý chất lượng và công nghệ.
Chức năng: Tham mưu giúp lãnh đạo công ty về công tác kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm .
ô Trung tâm dạy nghề điện tử điện lạnh 168.
Chức năng: Tham mưu và giúp ban Lãnh đạo công ty về công tác dạy nghề ngắn hạn.
ô Phòng Đầu tư và Xây dựng cơ bản.
Trước mắt chưa thành lập, công tác xây dựng cơ bản chủ yếu là sửa chữa và quản lý tài liệu gộp vào nhiệm vụ của Phòng Tổ chức Hành chính. Khi các dự án đầu tư triển khai sẽ tuyển dụng cán bộ có chuyên ngành
để thành lập Phòng Đầu tư và Xây dựng cơ bản.
Ý Chức năng của các đơn vị trực thuộc.
ô Xí nghiệp điện tử 15.
Là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty. Thực hiện chức năng: Kinh doanh các sản phẩm điện tử, điện lạnh. Quản lý, điều hành hoạt động của trung tâm dược số 8 Ngọc Khánh. Trông giữ xe đạp, xe máy của CBCNV trong công ty và của khách hàng, phối hợp với Sở Y Tế Hà Nội quản lý, phát hiện thuốc giả, thuốc lậu, thuốc ngoài luồng và dược sĩ tại các quầy thuốc. Ký hợp đồng, xuất hoá đơn chứng từ thu, chi có liên quan đến việc cho thuê mặt bằng tổ chức lắp ráp các sản phẩm đầu VIDEO, TIVI các loại 21”.
ô Xí nghiệp Thương mại và dịch vụ bảo hành.
Là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty. Thực hiện chức năng: Tổ chức thực hiện phân phối, bán các sản phẩm do công ty sản xuất. Được chủ động kinh doanh tìm nguồn hàng, làm đại lý bán hàng điện - điện tử điện lạnh cho các hãng nước ngoài, các công ty liên doanh với nước ngoài. Tổ chức điều hàng hệ thống bảo hành các sản phẩm do công ty sản xuất cũng như của các hãng nước ngoài, các công ty liên doanh với nước ngoài (sau khi ký hợp đồng bảo hành ). Kinh doanh các mặt hàng khác theo nhiệm vụ do công ty giao.
ô Xí nghiệp xây lắp môi trường: Là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty.
- Chức năng: Tham mưu và giúp cho Ban lãnh đạo công ty trong công tác xây dựng, lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường.
ô Phân xưởng điện tử.
Tổ chức thực hiện việc sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử - điện lạnh do công ty giao và phân xưởng tự khai thác, tìm kiếm. Thực hiện dạy thực hành cho các lớp học nghề.
ô Phân xưởng lốp bao bì.
Tổ chức thực hiện việc sản xuất các loại xốp chèn và các sản phẩm nhựa do công ty giao và phân xưởng tự khai thác, tìm kiếm.
ô Chi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Phân phối các sản phẩm điện tử, điện lạnh do công ty lắp ráp hoặc uỷ thác phân phối.
ô Văn phòng đại diện tại CHLB Nga.
Có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường xuất khẩu, khai thác nguồn vật tư, linh kiện và hàng hoá phục vụ cho sản xuất, kinh doanh trong nước.
6. Những thuận lợi và khó khăn từ khi cổ phần đến nay.
6.1. Những thuận lợi.
Có vị trí kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển thương mại và dịch vụ.
Có hệ thống bán hàng và bảo hành sản phẩm rộng khắp cả nước thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty lắp ráp và các sản phẩm kinh doanh thương mại khác.
Có đội ngũ công nhân lắp ráp, sửa chữa lâu năm, có kinh nghiệm.
Có mối quan hệ về đối tác và bạn hàng rất tốt với công ty liên doanh VINAX nên có cơ sở tổ chức sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm bao bì xốp, bao bì carton, các sản phẩm nhựa cho thiết bị vệ sinh trong tương lai. Có quan hệ ban hàng tốt với Công ty Điện lực I trong việc tiêu thụ các sản phẩm điện động lực, điện dân dụng.
Với các dự án khả thi và phương án kinh doanh khả thi cho phép công ty có thể huy động vốn vay thương mại hoặc vay ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển hoặc tín dụng thương mại để đầu tư thực hiện các dự án khả thi phát triển công ty, từ mối quan hệ tốt với Ngân hàng NN & PTNT Đông Hà Nội và Chi nhánh Bà Triệu nên công ty đã vay được các khoản tín dụng nhập khẩu từ 2-4 triệu USD cho mỗi lô hàng, rất thuận lợi cho kinh doanh thương mại cổ phần.
Tình hình tài chính của công ty sau khi cổ phần đã lành mạnh.
6.2. Những khó khăn.
Lĩnh vực kinh doanh điện, điện tử, điện lạnh chịu áp lực về cạnh tranh rất mạnh, đặc biệt là các sản phẩm từ các nước ASEAN tràn vào với chất lượng cao, giá rẻ do thuế nhập khẩu giảm. Các sản phẩm của các Công ty Điện tử trong nước như: SAMSUNG, LG, TCL, JVC, SONY, BELCO, HANEL cũng tràn ngập thị trường.
Dây truyền lắp ráp điện tử của Công ty không lắp ráp được các linh kiện điện tử vi mạch có yêu cầu công nghệ cao, do vậy phải nhập cả vi mạch dẫn đến giá thành cao.
Tình hình kinh doanh vẫn thiếu vốn lưu động, nhưng vốn cố định lại tăng lên gấp nhiều lần so với trước khi cổ phần do việc phải tính thêm giá trị lợi thế về địa lý làm cho chi phí sản xuất tăng cao.
Cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ có chuyên môn cao còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh và quản lý.
Mặt bằng sản xuất trong nội thành nên không có điều kiện mở rộng sản xuất sang các lĩnh vực khác.
7. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua.
7.1. Bảng 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2005, 2006.
Đơn vị tính: Đồng.
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết minh
Năm 2006
Năm 2005
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn
( 100= 110+120+130+140+150 )
100
66.632.046.142
48.559.281.974
I. Tiền và các TS tương đương tiền
110
1.151.940.217
2.512.468.867
1.Tiền
111
1
1.150.693.261
2.511.221.911
2. Các khoản tương đương tiền
112
1
1.246.956
1.246.956
II. Các khoản đầu tư ngắn hạn
120
-
-
1. Đầu tư ngắn hạn
121
11
-
-
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán
đầu tư ngắn hạn
129
-
-
III. Các khoản phải thu
130
43.718.401.717
25.877.920.411
1. Phải thu của khách hàng
131
2
35.770.366.869
18.470.452.706
2. Trả trước cho người bán
132
3.859.625.081
563.283.317
3. Thuế GTGT được khấu trừ
133
87.628.446
87.628.446
4. Phải thu nội bộ
134
2
92.731.438
3.651.114.883
5. Các khoản phải thu khác
138
2
4.273.190.116
3.105.441.059
6. Dự phòng khoản phải thu khó đòi
139
2
365.140.233
-
IV. Hàng tồn kho
140
20.804.051.406
19.556.429.286
1. Hàng tồn kho
141
3
20.804.051.406
19.556.429.286
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
149
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
957.652.802
612.463.410
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
2. Các khoản thuế phải thu
152
4
893.328.496
548.139.104
3. Tài sản ngắn hạn khác
158
64.324.306
64.324.306
B. Tài sản dài hạn
( 200= 210+220+240+250+260 )
200
34.279.018.594
24.291.115.526
I. Các khoản phải thu dài hạn
210
-
-
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
211
5
-
-
2. Phải thu nội bộ dài hạn
212
-
-
3. Phải thu dài hạn khác
213
-
-
4. Dự phòng khoản phải thu khó đòi
219
-
-
II. Tài sản cố định
220
33.718.925.435
23.869.687.229
1. Tài sản cố định hữu hình
221
6
21.613.879.326
11.497.604.628
Nguyên giá
222
35.396.779.726
24.054.668.683
Giá trị hao mòn luỹ kế
223
13.782.900.400
12.557.064.055
2. Tài sản cố định thuê tài chính
224
7
-
-
Nguyên giá
225
-
-
Giá trị hao mòn luỹ kế
226
-
-
3. Tài sản cố định vô hình
227
8
11.955.046.109
12.372.082.601
Nguyên giá
228
14.022.397.620
14.022.397.620
Giá trị hao mòn luỹ kế
229
2.067.351.511
1.650.315.019
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
9
150.000.000
-
III. Bất động sản đầu tư
240
10
-
-
Nguyên giá
241
-
-
Giá trị hao mòn luỹ kế
242
-
-
IV. Các khoản đầu tư TC dài hạn
250
11
V. Tài sản dài hạn khác
260
560.093.159
421.428.297
1. Chi phí trả trước dài hạn
261
12
560.093.159
421.428.297
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
262
13
-
-
3. Tài sản dài hạn khác
268
-
-
TỔNG TÀI SẢN ( 270=100+200 )
270
100.911.064.736
72.850.397.500
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả (300=310+320)
300
65.196.547.395
37.081.898.036
I . Nợ ngắn hạn
310
52.349.085.327
36.918.250.036
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
14
16.440.365.359
12.515.197.700
2. Phải trả người bán
312
15
24.930.471.343
8.959.595.242
3. Người mua trả tiền trước
313
15
1.197.139.453
1.329.748.291
4. Thuế và các khoản phải nộp NN
314
16
2.522.312.804
3.816.070.375
5. Phải trả công nhân viên
315
9.464.180
61.445.421
6. Chi phí phải trả
316
17
5.248.621.536
5.194.223.875
7. Phải trả nội bộ
317
705.010.632
3.968.085.540
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác
319
18
1.295.700.020
1.073.883.592
II. Nợ dài hạn
320
12.847.462.068
163.648.000
B. Vốn chủ sở hữu (400= 410+420)
400
35.714.517.341
35.768.499.464
I. Vốn chủ sở hữu
410
35.714.517.341
35.768.499.464
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
21
36.000.000.000
36.000.000.000
2. Lợi nhuận chưa phân phối
419
(287.282.659)
(231.500.536)
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
420
1.800.000
-
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
421
1.800.000
-
2. Nguồn kinh phí
422
22
-
-
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
423
-
-
TỔNG NGUỒN VỐN
430
100.911.064.736
72.850.397.500
Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần điện tử Giảng Võ.
Tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp qua 2 năm:
- Tình hình biến động về tài sản: Qua bảng cân đối kế toán trên, ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm 2006 tăng so với đầu năm là 28.060.667.236 đồng, tức là tăng 38,52%. Trong đó:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Vào thời điểm đầu năm, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có giá trị là 48.559.281.974 đồng, đến thời điểm cuối năm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên 66.632.046.142 đồng. Như vậy, so với đầu năm thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đã tăng lên 18.072.764.168 đồng, tức là tăng 37,2%. Nguyên nhân của sự biến động này là do các khoản phải thu tăng mạnh, tăng 17.840.481.306 đồng (tăng 68,94%) so với đầu năm, hàng tồn kho tăng 1.247.622.120 đồng, và tài sản ngắn hạn khác cũng tăng 345.189.392 đồng. Trong khi đó, vốn bằng tiền lại giảm 1.360.528.650 đồng. Có thể thấy rằng, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ có tăng mạnh nhưng chủ yếu lại bị tồn đọng một lượng lớn trong khoản mục các khoản phải thu và hàng tồn kho. Bên cạnh đó, khoản mục có tính thanh khoản cao như tiền lại giảm, làm giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Như vậy, đây không phải là những chuyển biến tích cực về tài sản lưu động trong năm vừa qua, lượng vốn của doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng vẫn rất lớn và có xu hướng tăng nhanh, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn đầu năm tăng so với cuối năm là 9.987.903.068 đồng, tức là tăng 41,12%. Trong đó tài sản cố định tăng 9.849.238.206 đồng, tương ứng là tăng 41,23% so với đầu năm; chi phí trả trước dài hạn cũng tăng lên 138.664.862 đồng. Như vậy trong năm 2006, cơ sở vật chất của doanh nghiệp đã được tăng cường, quy mô về năng lực sản xuất đã được mở rộng, sự gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp.
- Tình hình biến động về nguồn vốn của doanh nghiệp: Nguồn vốn của doanh nghiệp vào cuối năm 2006 cũng tăng so với đầu năm là 28.060.667.236 đồng, tức tăng 38,52%, trong đó:
Nguồn vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu ta nhận thấy nguồn vốn chủ sở hữu vào thời điểm cuối năm giảm là 53.982.123 đồng, tức giảm 0,15% so với đầu năm.
Nợ phải trả: Từ bảng phân tích trên ta thấy tài sản của doanh nghiệp nhận được nguồn tài trợ chủ yếu từ nợ phải trả, và giá trị nợ phải trả cuối năm cũng tăng so với đầu năm là 28.114.649.359 đồng, tức là tăng 75,82%. Nguyên nhân của sự biến động này là do:
Nguồn vốn nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng, cụ thể là nợ ngắn hạn tăng 3.925.167.659 đồng (tăng 31,36%) và nợ dài hạn tăng 12.683.814.068 đồng (tăng 7750,67%). Như vậy nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp tăng về giá trị về cả giá trị và tỷ trọng, nguyên nhân ở đây là do thời kỳ này doanh nghiệp đang mở rộng quy mô hoạt động và lượng vốn tự có lại không đủ trang trải thì việc vay vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp có đủ lượng vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp vay quá nhiều thì rủi ro sẽ cao, doanh nghiệp có thể mất khả năng chi trả.
Nguồn vốn đi chiếm dụng tăng 15.473.749.204 đồng, tức là tăng 75,72% so với đầu năm, trong đó có khoản phải trả người bán, và các khoản phải trả phải nộp khác tăng. Điều này chứng tỏ năm 2006, doanh nghiệp chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để bổ sung vốn kinh doanh.
7.2. Bảng 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2005, 2006.
Đơn vị tính: Đồng.
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết minh
Năm 2006
Năm 2005
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
24
145.583.223.175
32.923.072.425
2. Các khoản giảm trừ
3
24
1.003.275.150
64.800.000
3. Doanh thu thuần về BH và c/c DV (10=01-03)
10
24
144.579.948.025
32.858.272.425
4. Giá vốn hàng bán
11
25
133.146.592.301
30.871.745.567
5. Lợi nhuận gộp về BH và c/c DV (20=10-11)
20
11.433.355.724
1.986.526.858
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
24
491.816.605
87.913.679
7. Chi phí tài chính
22
26
2.430.364.817
302.601.622
Trong đó: Chi phí lãi vay
23
553.446.115
302.601.622
8. Chi phí bán hàng
24
4.051.290.219
933.470.226
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
5.043.924.967
1.073.922.558
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
{ 30 = 20 + (21-22) - (24-25 ) }
30
399.592.326
(235.553.869)
11. Thu nhập khác
31
4.050.000
12. Chi phí khác
32
455.374.449
-
13. Lợi nhuận khác ( 40 = 31 - 32 )
40
(455.374.449)
4.050.000
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( 50 = 30 + 40 )
50
(55.782.123)
(231.503.869)
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp
51
28
-
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51)
60
28
(55.782.123)
(231.503.869)
Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần điện tử Giảng Võ.
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2005 và 2006:
Doanh thu:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh, tăng 111.721.675.600 đồng trong năm 2006, tức là tăng 340,01% so với năm 2005. Nguyên nhân là do công ty mở rộng quy mô sản xuất và cung cấp dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, thúc đẩy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 112.660.150.750 đồng, bên cạnh đó các khoản giảm trừ doanh thu cũng tăng nhưng tốc độ tăng của các khoản giảm trừ doanh thu không nhanh bằng tốc độ tăng của doanh thu bán hàng.
Chi phí:
Chi phí bán hàng trong năm 2006 tăng 3.117.819.993 đồng (tăng tới 334%) , nguyên nhân chủ yếu là dùng để chi trả tiền điện, nước cho các đơn vị sản xuất, chi phí sửa chữa trang thiết bị, chi phí bốc xếp, vận chuyển sản phẩm do nhà xưởng của công ty được di chuyển ra ngoại thành để lấy mặt bằng xưởng cũ làm văn phòng và kinh doanh. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 3.970.002.409 đồng (tăng 369,67%) trong 2 năm qua, chủ yếu là do doanh nghiệp tăng chi phí cho công tác đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, tăng chi phí quảng cáo, thiết kế trang web.
Lợi nhuận:
Qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng 631.604.015 đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính đều tăng mạnh. Tuy vậy, do tăng đột biến của chi phí khác làm cho lợi nhuận khác của công ty trong năm 2006 giảm, từ đó làm tổng lợi nhuận kế toán trước thuể của công ty lại âm. Có thể nói, trong hai năm 2005 và 2006, doanh nghiệp kinh doanh chưa hiệu quả, không thu được lợi nhuận do doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn để xây dựng và mở rộng cơ sở sản xuất với mục tiêu lâu dài là đạt lợi nhuận cao trong những năm tiếp theo.
II. Thực trạng về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty.
1. Phân tích tình hình thanh toán.
1.1. Phân tích khoản phải thu.
1.1.1. Phân tích tình hình biến động các khoản phải thu.
Bảng 3: Bảng phân tích tình hình biến động các khoản phải thu.
Đơn vị tính: Đồng.
Khoản mục
Năm 2006
Năm 2005
Tỷ tổng
trọng TS(%)
Tỷ
so với
trọng KPT(%)
Chênh
lệch
2006
2005
2006
2005
Tuyệt đối
%
Các khoản phải thu
43.718.401.717
25.877.920.411
43,32
35,52
100
100
17.840.481.306
68,94
1. Phải thu của khách hàng
35.770.366.869
18.470.452.706
35,45
25,35
81,82
71,38
17.299.914.163
93,66
2. Trả trước cho người bán
3.859.625.081
563.283.317
3,82
0,77
8,83
2,18
3.296.341.764
585,2
3. Thuế GTGT được khấu trừ
87.628.446
87.628.446
0,09
0,12
0,20
0,34
0
0
4. Phải thu nội bộ
92.731.438
3.651.114.883
0,09
5,01
0,21
14,11
-3.558.383.445
-97,46
5. Các khoản phải thu khác
4.273.190.116
3.105.441.059
4,23
4,26
9,77
12
1.167.749.057
37,6
6. Dự phòng khoản phải thu khó đòi
365.140.233
0,36
0,84
365.140.233
-
Tổng tài sản
100.911.064.736
72.850.397.500
100
100
28.060.667.236
38,52
Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần điện tử Giảng Võ.
Dựa vào bảng trên, ta thấy trong năm 2006, các khoản phải thu tăng 17.840.481.306 đồng, tức là tăng 68,94% so với năm 2005. Trong đó hầu như các khoản mục đều tăng, chỉ trừ khoản mục phải thu nội bộ là giảm 97,46%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường, tạo quan hệ với nhà cung cấp nên khoản trả trước cho người bán tăng lên tới 585,2%, đây là khoản chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng ngày càng tăng trong các khoản phải thu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tỷ trọng các khoản phải thu trong năm 2005 là 35,52% và sang tới năm 2006, tỷ trọng này lại tăng đạt 43,32% trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Tóm lại, trong quá trình phân tích hai năm qua, ta nhận thấy cả về mặt giá trị của khoản phải thu lẫn về tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản thì đều có chiều hướng tăng cao. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng khá lớn, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thấp.
1.1.2. Phân tích các tỷ số liên quan đến khoản phải thu.
Để nghiên cứu các khoản phải thu ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét các tỷ số liên quan đến khoản phải thu.
Bảng 4: Bảng phân tích các tỷ số khoản phải thu.
Đơn vị tính: Đồng.
Khoản mục
Năm 2006
Năm 2005
Chênh
lệch
Tuyệt đối
%
Tổng các khoản phải thu
43.718.401.717
25.877.920.411
17.840.481.306
68,94
Tổng tài sản lưu động
66.632.046.142
48.559.281.974
18.072.764.168
37,22
Khoản phải thu/ Tổng TSLĐ (%)
65,61
53,29
12,32
Phải thu của khách hàng
35.770.366.869
18.470.452.706
17.299.914.163
93,66
Phải trả cho người bán
24.930.471.343
8.959.595.242
15.970.876.101
178,25
Phải thu của khách hàng/ Phải trả người bán (%)
143,48
206,15
-62,67
Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần điện tử Giảng Võ.
Qua bảng số liệu, ta thấy khoản phải thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 68,94%, đồng thời tỷ lệ khoản phải thu so với tài sản lưu động tăng 12,32% do tốc độ tăng của khoản phải thu tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản lưu động. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng thu hồi nợ và vốn tồn đọng của doanh nghiệp thấp, do đó, trong những năm kế tiếp doanh nghiệp cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để thu hồi nợ
Bên cạnh đó, ta cũng thấy trong năm 2006, khoản phải thu của khách hàng tăng 93,66%, khoản phải trả cho người bán tăng 178,25% và nó có xu hướng ngày càng tăng với tốc độ nhanh. Điều này chứng tỏ lượng vốn doanh nghiệp bị đơn vị khác chiếm dụng là khá lớn. Vì thế, để có đủ lượng vốn cho hoạt động kinh doanh, công ty cũng phải chiếm dụng vốn của các đơn vị khác.
Tuy vậy, tỷ lệ khoản phải thu của khách hàng so với khoản phải trả người bán lại giảm 62,67%, do tốc độ tăng của khoản mục phải trả người bán nhanh hơn tốc độ tăng của khoản mục phải thu của khách hàng.
1.2. Phân tích khoản phải trả.
1.2.1. Phân tích tình hình biến động khoản phải trả.
Bảng 5: Bảng phân tích tình hình biến động các khoản phải trả.
Đơn vị tính: Đồng.
Khoản mục
Năm 2006
Năm 2005
Tỷ tổng
trọng TS(%)
Tỷ trọng tổng
so với KPT(%)
Chênh
lệch
2006
2005
Tuyệt đối
%
Nợ ngắn hạn
52.349.085.327
36.918.250.036
51,88
50,68
100
100
15.430.835.291
41,80
1. Vay và nợ ngắn hạn
16.440.365.359
12.515.197.700
16,29
17,18
31,41
33,90
3.925.167.659
31,36
2. Phải trả người bán
24.930.471.343
8.959.595.242
24,71
12,30
47,62
24,27
15.970.876.101
178,25
3. Người mua trả tiền trước
1.197.139.453
1.329.748.291
1,19
1,83
2,29
3,60
-132.608.838
-9,97
4. Thuế và các khoản phải nộp NN
2.522.312.804
3.816.070.375
2,50
5,24
4,82
10,34
-1.293.757.571
-33,90
5. Phải trả công nhân viên
9.464.180
61.445.421
0,01
0,08
0,02
0,17
-51.981.241
-84,60
6. Chi phí phải trả
5.248.621.536
5.194.223.875
5,20
7,13
10,03
14,07
54.397.661
1,05
7. Phải trả nội bộ
705.010.632
396.808.554
0,70
0,54
1,35
1,07
308.202.078
77,67
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác
1.295.700.020
1.073.883.592
1,28
1,47
2,48
2,91
221.816.428
20,66
Tổng tài sản
100.911.064.736
72.850.397.500
100
100
28.060.667.236
38,52
Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần điện tử Giảng Võ.
Quan sát bảng phân tích khoản phải trả, ta thấy từ năm 2005 đến 2006, khoản phải trả tăng 15.430.835.291 đồng, tức là tăng 41,8% , nguyên nhân chủ yếu là do tăng các khoản vay và nợ ngắn hạn, các khoản phải trả, phải nộp khác, đặc biệt tăng mạnh khoản phải trả người bán : 15.970.876.101 đồng, tăng 178,25% so với năm 2005; vì thế, mặc dù có khá nhiều các khoản mục phải trả giảm như người mua trả tiền trước, thuế phải nộp, phải trả công nhân viên và phải trả nội bộ… nhưng tốc độ giảm này không nhanh bằng tốc độ tăng của các khoản mục còn lại.
Nhìn chung, khoản phải trả của công ty cũng tăng trong hai năm gần đây, nguyên nhân chủ yếu là lượng vốn tự có của công ty còn hạn chế, nên để cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra bình thường, công ty phải đi vay vốn, hoặc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để đáp ứng lượng vốn thiếu hụt này. Do đó, trong những năm tới, doanh nghiệp phải giảm bớt lượng vốn vay vì nếu vay ngày càng nhiều thì rủi ro trong kinh doanh sẽ ngày càng cao.
1.2.2. Phân tích các tỷ số liên quan đến khoản phải trả.
Bảng 6: Bảng phân tích tỷ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản lưu động.
Đơn vị tính: Đồng.
Khoản mục
Năm 2006
Năm 2005
Chênh lệch (%)
Tổng các khoản phải trả
52.349.085.327
36.918.250.036
41,80
Tổng tài sản lưu động
66.632.046.142
48.559.281.974
37,22
Tỷ số khoản phải trả / TSLĐ (%)
78,56
76,03
2,54
Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần điện tử Giảng Võ.
Tỷ số khoản phải trả trên tài sản lưu động tăng nhẹ từ 76,03% năm 2005 lên 78,56% vào năm 2006 điều này càng làm khẳng định thêm rằng lượng vốn do doanh nghiệp chiếm dụng của các đơn vị khác ngày càng tăng.
Qua quá trình phân tích khoản phải thu và khoản phải trả, ta thấy khoản phải trả của doanh nghiệp nhiều hơn khoản phải thu. Năm 2005, khoản phải thu chiếm 53,29% tổng tài sản lưu động, trong khi đó khoản phải trả chiếm 76,03% . Đến năm 2006, khoản phải thu chiếm 65,61% và khoản phải trả chiếm 78,56% tổng tài sản lưu động. Những dấu hiệu trên chứng tỏ doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro ngày càng lớn, vì thế doanh nghiệp cần thận trọng trong phương án kinh doanh vì những khoản nợ phải trả sẽ trở thành nợ quá hạn nếu như phương án kinh doanh không thành công, cũng như những khoản phải thu này nếu doanh nghiệp không thu hồi được nhanh sẽ có nguy cơ trở thành nợ khó đòi. Những điều này sẽ trở thành sự bất lợi lớn cho hoạt động của doanh nghiệp.
2. Phân tích khả năng thanh toán.
2.1. Khả năng thanh toán trong ngắn hạn.
2.1.1. Vốn lưu động ròng.
Bảng 7: Bảng phân tích vốn lưu động ròng.
Đơn vị tính: Đồng.
Khoản mục
Năm 2006
Năm 2005
Chênh lệch (%)
TSLĐ và ĐTNH
66.632.046.142
48.559.281.974
37,22
Nợ ngắn hạn
52.349.085.327
36.918.250.036
41,80
Vốn lưu động ròng
14.282.960.815
11.641.031.938
22,69
Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần điện tử Giảng Võ.
Vốn lưu động ròng trong hai năm tăng từ 11.641.031.938 đồng năm 2005 lên 14.282.960.815 đồng trong năm 2006, giúp cho tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn lâu dài tăng lên, góp phần làm giảm sức ép lên tài sản ngắn hạn.
2.1.2. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành.
Bảng 8: Bảng phân tích khả năng thanh toán hiện hành.
Đơn vị tính: Đồng.
Khoản mục
Năm 2006
Năm 2005
Chênh lệch
TSLĐ và ĐTNH
66.632.046.142
48.559.281.974
37,22%
Nợ ngắn hạn
52.349.085.327
36.918.250.036
41,8%
Hệ số thanh toán hiện hành
1,27
1,31
-0,04
Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần điện tử Giảng Võ.
Hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp giảm từ 1,31 lần trong năm 2005 xuống còn 1,27 lần, tức là giảm 0,04 lần so với năm 2006. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của khoản nợ ngắn hạn nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản lưu động, cụ thể là trong năm 2006, tốc độ tăng của tài sản lưu động là 37,22% còn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 41,8% . Như vậy dựa trên kết quả thì cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,27 đồng tài sản lưu động bảo đảm, điều này chứng tỏ doanh nghiệp không đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động, số tài sản lưu động dư thừa không tạo nên doanh thu này sẽ giảm, và như vậy góp phần làm cho doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn. Đồng thời, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng giảm tạo điều kiện cho mức độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên.
2.1.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Bảng 9: Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh.
Đơn vị tính: Đồng.
Khoản mục
Năm 2006
Năm 2005
Chênh lệch
Tiền mặt
1.151.940.217
2.512.468.867
-54,15%
Khoản phải thu
43.718.401.717
25.877.920.411
68,94%
Nợ ngắn hạn
52.349.085.327
36.918.250.036
41,80%
Hệ số thanh toán nhanh
0,86
0,77
0,09
Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần điện tử Giảng Võ.
Khả năng thanh toán nhanh có xu hướng tăng, cụ thể là trong năm 2005, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0,77 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo; năm 2006, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0,86 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo. Tuy vậy, với số liệu này, ta thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là chưa cao, tài sản thanh khoản chưa đủ để đáp ứng được nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tiền và khoản phải thu chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Do đó trong những năm tới, doanh nghiệp cần phải nâng dần hệ số này lên.
2.1.4. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền.
Bảng 10: Bảng phân tích khả năng thanh toán bằng tiền.
Đơn vị tính: Đồng.
Khoản mục
Năm 2006
Năm 2005
Chênh lệch
Tiền
1.150.693.261
2.511.221.911
-54,18%
Nợ ngắn hạn
52.349.085.327
36.918.250.036
41,80%
Hệ số thanh toán bằng tiền
0,02
0,07
-0.05
Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần điện tử Giảng Võ.
Qua kết quả tính toán, ta thấy, hệ số khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp rất thấp và có xu hướng giảm, cụ thể là năm 2005 có 0,07 lần và sang đến năm 2006 chỉ còn có 0,02 lần. Như vậy, trong những năm tới, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp khắc phục bằng cách nâng mức dự trữ tiền mặt lên đến mức cho phép và giảm phần nợ phải trả ngắn hạn đến giới hạn cần thiết để có thể đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán.
Tóm lại, qua quá trình phân tích 3 hệ số: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán bằng tiền, ta thấy khả năng thanh toán hiện hành và khă năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp giảm, trong khi đó khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp lại tăng. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi sự tăng lên rất lớn của các khoản phải thu. Mà thực chất, khoản phải thu tăng sẽ làm giảm khả năng thanh toán nên nó phản ánh không chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chính vì thế khả năng thanh toán bằng tiền phản ánh chính xác hơn về tình hình thanh toán của doanh nghiệp do hệ số này được thể hiện thông qua lượng tiền mặt hiện có ở doanh nghiệp. Vì thế qua quá trình phân tích, ta có thể khẳng định rằng khả năng thanh toán của công ty trong 2 năm qua có xu hướng giảm.
2.2. Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn.
2.2.1. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.
Bảng 11: Bảng phân tích khả năng trả lãi nợ vay.
Đơn vị tính: Đồng.
Khoản mục
Năm 2006
Năm 2005
Chênh lệch
Lợi nhuận trước thuế
-55.782.123
-231.503.869
-75,90%
Lãi vay
553.446.115
302.601.622
82,90%
Hệ số khả năng trả nợ lãi vay
-0,10
-0,77
0,66
Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần điện tử Giảng Võ.
Trong năm 2006, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là - 0,1 lần, có tăng so với năm 2005, khi hệ số này chỉ có - 0,77; tức là so với năm trước, thì hệ số này đã tăng 0,66 lần. Tuy vậy, do công ty không thu được lợi nhuận và bị lỗ trong 2 năm qua nên công ty vẫn không đủ khả năng thanh toán lãi vay. Vì thế, trong những năm tiếp theo, công ty cần có những hướng điều chỉnh tích cực hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh doanh.
2.2.2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu.
Bảng 12: Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu.
Đơn vị tính: Đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2005
Chênh lệch
Nợ phải trả
65.196.547.395
37.081.898.036
75,82%
Nguồn vốn chủ sở hữu
35.714.517.341
35.768.499.464
-0,15%
Nợ/ Vốn CSH
1,83
1,04
0,79
Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần điện tử Giẳng Võ.
Năm 2006, do công ty không thu được lợi nhuận, thậm chí lỗ nên lợi nhuận chưa phân phối của công ty vẫn giữ ở mức âm so với năm 2005, làm cho nguồn vốn chủ sở hữu giảm. Đồng thời, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 1,83 lần, trong khi đó, ở năm 2005, tỷ số này là 1,04 lần; tức là đã tăng 0,79 lần qua hai năm.Có thể nói, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khá cao và có xu hướng tăng, điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nợ là chủ yếu và hạn chế sử dụng vốn chủ sở hữu, đồng thời tỷ số này còn cho ta thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngày càng giảm. Như vậy trong các năm tới, doanh nghiệp cần phải giảm chỉ số này xuống bằng cách giảm bớt các khoản phải trả.
III. Đánh giá khả năng thanh toán tại Công ty cổ phần điện tử Giảng Võ.
1. Những kết quả đạt được.
Mặc dù tình hình thanh toán của doanh nghiệp trong hai năm 2005 và 2006 không được tốt, nhưng doanh nghiệp cũng đã thấy rõ được điều đó và có những điều chỉnh thích hợp. Điều đó cũng đã mang lại một số kết quả nhất định:
Vốn lưu động ròng đã được doanh nghiệp điều chỉnh một cách hợp lý hơn, tăng từ hơn 11 tỷ đồng lên 14 tỷ đồng, giúp cho nguồn vốn lâu dài tài trợ cho tài sản ngắn hạn được tăng lên, góp phần không nhỏ trong việc làm giảm sức ép lên tài sản ngắn hạn.
Đồng thời công ty cũng đã nâng dần khả năng thanh toán nhanh của mình lên, năm 2006 tăng gấp 0,09 lần so với năm 2005 nhằm mục tiêu phấn đấu trong những năm tới sẽ đạt được yêu cầu tài sản thanh khoản đủ để đáp ứng được nợ ngắn hạn, nâng cao được khả năng thanh toán của công ty.
Bên cạnh đó, trong hai năm gần đây, công ty cũng đã có những điều chỉnh tích cực, như thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thay đổi mẫu mã, mặt hàng cho phù hợp với nhu cầu trên thị trường, có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và khách hàng, tìm được nguồn nguyên liệu rẻ có thể thay thế được nguyên liệu cũ,… từ đó làm tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; làm tăng lợi nhuận trước thuế; thúc đẩy khả năng thanh toán lãi vay tăng lên, năm 2006 tăng gấp 0,66 lần so với năm 2005.
2. Hạn chế.
Tuy vậy, những hạn chế trong khả năng thanh toán của công ty là không nhỏ. Nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Khoản phải thu chiếm tỷ trọng ít hơn các khoản phải trả. Năm 2005, khoản phải thu chiếm 53,29% tổng tài sản lưu động, trong khi đó khoản phải trả chiếm 76,03% . Đến năm 2006, khoản phải thu chiếm 65,61% và khoản phải trả chiếm 78,56% tổng tài sản lưu động. Dấu hiệu đó chứng tỏ doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro ngày càng lớn.
Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn khá nhiều vì thế tỷ trọng khoản phải thu trên tổng tài sản lưu động có chiều hướng tăng, năm 2006 là 65,61% trong khi năm 2005 chỉ có 53,29%, do đó doanh nghiệp cần phải tích cực đề ra các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ.
Các khoản phải trả cũng tăng 41,8% trong 2 năm 2005 và 2006, nguyên nhân chủ yếu là do công ty đi vay vốn và chiếm dụng vốn của đơn vị khác, điều đó càng chứng tỏ nhu cầu thanh toán của công ty ngày càng lớn.
Khả năng thanh toán của công ty giảm, khả năng thanh toán hiện hành trong 2 năm giảm từ 1,31 lần xuống còn 1,27 lần; trong đó đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền tụt xuống rất thấp, cụ thể năm 2005 là 0,07 lần và sang đến năm 2006 chỉ có 0,02 lần.
Mặc dù công ty đã có những biện pháp thay đổi tích cực để tăng khả năng thanh toán lãi vay nhưng do lợi nhuận trước thuế vẫn âm, công ty vẫn bị lỗ nên hệ số khả năng thanh toán lãi vay vẫn rất thấp và ở mức âm: năm 2005 là - 0,77 và năm 2006 là - 0,1.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2006 là 1,83 lần, trong khi năm 2005 là 1,04, tức là qua 2 năm, tỷ số này đã tăng 0,79 lần. Điều đó chứng tỏ mức độ đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng giảm. Những điều này sẽ trở thành sự bất lợi lớn cho hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, trong những năm tới, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp khắc phục hợp lý để có thể đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán.
Nguyên nhân của tất cả những hạn chế trên là do trong 2 năm qua, doanh nghiệp mới bước vào giai đoạn cổ phần hóa, bắt đầu xây dựng kế hoạch kinh doanh mới, di chuyển nhà xưởng, mở rộng quy mô sản xuất, đào tạo nhân lực, nâng cao chuyên môn cho cán bộ nhân viên nên đã sử dụng một lượng kinh phí lớn. Đồng thời, do thời gian này, công ty tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường, tạo quan hệ với các nhà cung cấp và khách hàng nên lượng vốn của công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng cũng khá lớn.
Có thể nói, qua quá trình tìm hiểu, phân tích, và đánh giá về khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong hai năm gần đây, và cũng là hai năm đầu tiên kể từ khi doanh nghiệp bước sang giai đoạn mới_giai đoạn cổ phần hoá, em nhận thấy rằng tình hình thanh toán của doanh nghiệp không khả quan lắm. Các hệ số và các tỷ số trên đã chứng tỏ rằng doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả và nếu trong các năm tiếp theo, doanh nghiệp không có hướng điều chỉnh đúng thì doanh nghiệp sẽ có thể gặp nhiều rủi ro hơn nữa trong kinh doanh.
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP.
Việc đầu tiên mà doanh nghiệp phải thực hiện trong những năm tiếp theo để giảm thiểu rủi ro trong thanh toán là phải có những biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính. Để đạt được điều đó thì công ty cần phải cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền. Việc quan trọng nhất là công ty phải quản trị tốt tiền mặt và khoản phải thu. Việc quản trị tốt các khoản mục này một mặt sẽ giúp cho công ty giảm lượng vốn bị ứ đọng và nguồn vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này một cách hiệu quả cao hơn vào sản xuất hoặc dùng để đáp ứng một cách kịp thời việc thanh toán, tránh tình trạng thanh toán chậm trễ làm mất lòng tin với các nhà cung cấp và các nhà cho vay.
Quản trị khoản phải thu.
Muốn quản trị tốt các khoản phải thu, công ty phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng này liên quan đến mức độ, chất lượng và độ rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố như: Tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu… Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Vì thế, khi công ty quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, giữa lợi nhuận mà công ty có thể thu được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp.
Ngoài ra công ty cần chú ý đến các mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp, cần quan tâm đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Công ty cũng cần thực hiện tốt việc phân loại khách hàng để với mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ được hưởng những chính sách tín dụng thương mại khác nhau.
Để có thể giảm bớt các khoản phải thu, công ty có thể áp dụng một số biện pháp như: khi ký hợp đồng với khách hàng, công ty nên đưa vào một số ràng buộc trong điều khoản thanh toán hoặc một số ưu đãi nếu khách hàng trả tiền sớm. Như vậy vừa giúp khách hàng sớm thanh toán nợ cho công ty lại vừa là hình thức khuyến mãi giúp giữ chân khách hàng lại với công ty.
Bên cạnh đó, công ty phải thực hiện các biện pháp kiên quyết trong thu hồi các khoản phải thu như gửi giấy báo nợ hoặc sử dụng các biện pháp giải quyết tại tòa án theo luật định.
Việc theo dõi các khoản phải thu thường xuyên sẽ xác định được đúng thực trạng của chúng và đánh giá chính xác được tính hữu hiệu của các chính sách tài chính. Từ đó nhận diện được những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập được những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt.
Quản trị tiền mặt.
Doanh nghiệp cần đẩy mạnh tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách đem lại cho khách hàng những khoản lợi để khuyến khích họ trả nợ. Bên cạnh đó, áp dụng những chính sách chiết khấu đối với những khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì nợ càng được thanh toán tốt thì tiền đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh càng nhanh.
Doanh nghiệp cũng cần hoạch định ngân sách tiền mặt, thiết lập mức quỹ tồn tiền mặt. Doanh nghiệp có thể đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho tới khi tiền được huy động vào kinh doanh.
KẾT LUẬN
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt tới của doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề về khả năng thanh toán là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Việc phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản lý nhìn thấy trước được những rủi ro đang tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của mình, chuẩn đoán một cách đúng đắn nguy cơ trước mắt mà doanh nghiệp sẽ phải đối diện, từ đó có những điều chỉnh kịp thời làm lành mạnh khả năng thanh toán cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Qua một thời gian thực tập và phân tích về khả năng thanh toán của Công ty cổ phần Điện Tử Giảng Võ, nhìn chung em thấy nguồn vốn của công ty chưa được sử dụng một cách hiệu quả, các khoản phải thu và khoản phải trả đều cao, làm cho doanh nghiệp rất khó khăn trong vấn đề thanh toán và sử dụng vốn hiệu quả. Do đó trong các năm kế tiếp, công ty nên chú trọng để khắc phục những yếu kém nhằm nâng cao chất lượng, uy tín của công ty, giúp công ty đứng vững và phát triển trong tương lai.
Một lần nữa em xin cảm ơn cô Lê Hương Lan đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và làm chuyên đề; xin cảm ơn các cô bác, anh chị tại phòng Kế toán công ty Cổ phần Điện Tử Giảng Võ đã cung cấp tư liệu và thông tin để giúp em hoàn thành chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – PGS. TS. Lưu Thị Hương,NXB Thống kê.
2. Quản trị tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS.Vũ Duy Hào, NXB Tài chính.
3. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh – T.S. Phạm Văn Dược, NXB Thống kê.
4. Phân tích kinh tế doanh nghiệp – T.S. Nguyễn Năng Phúc, NXB Tài chính.
5. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp – PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH132.docx