Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm như doanh thu, thị phần, chất lượng, thương hiệu.chuyên đề đã có thể phần nào cho thấy một cái nhìn rõ hơn về thực trạng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Tuy nhiên do khả năng nhận thức cũng như nguồn số liệu còn hạn chế, cách thức tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm khá phức tạp nên chuyên đề chưa thể hoàn toàn đi sâu phân tích nhận xét tường tận năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

doc115 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hàng hóa Việt Nam nói chung và các sản phẩm cà phê chế biến nói riêng có thể tìm được chỗ đứng và phát triển. Bảng 3.2: Dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2009-2010 Đơn vị: triệu USD Khu vực thị trường Năm 2009 Năm 2010 Kim ngạch Cơ cấu Kim ngạch Cơ cấu Tổng kim ngạch 72.320 100 83.860 100 - Châu Á: 33.500 46,3 39.400 47,0 Nhật bản 8.700 12,0 10.200 12,2 Trung Quốc 5.200 7,2 7.000 8,3 ASEAN 12.400 17,1 14.500 17,3 Hàn Quốc 1.750 2,4 2.400 2,9 Đài Loan 1.550 2,1 2.050 2,4 - Châu Âu : 13.500 18,7 15.500 18,5 EU 12.200 16,9 14.100 16,8 - Châu Mỹ 15.800 21,8 18.200 21,7 Hoa kỳ 13.800 19,1 16.000 19,1 - Châu Đại Dương 6.100 8,4 6.900 8,2 - Châu Phi Tây Nam Á 3.420 4,7 3.860 4,6 Nguồn: Đề án phát triển xuất khẩu-Bộ công thương Cơ cấu hàng hóa của Việt Nam vào Hoa Kỳ cũng đã có những biến đổi theo hướng đa dạng dần về chủng loại, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là hàng dệt may với kim ngạch 4,5 tỷ USD chiếm 54,5% tổng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, tiếp đến là các mặt hàng truyền thống như sản phẩm gỗ (1,23 tỷ USD), giày dép (1,03 tỷ USD ), thủy sản (692 tỷ USD), điện tử (350 tỷ USD)… Cũng theo Ủy ban Thương mại quốc tế của Hoa Kỳ (ITC) cho biết, Việt Nam đã vượt qua những đối thủ lớn như Philippines, Tây Ban Nha, Chilê, Colombia để lọt vào Top 30 nhà xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ năm 2007. Đây thực sự là một lợi thế lớn cho nền kinh tế của Việt Nam nói chung và cho các mặt hàng xuất khẩu nói riêng. - Tuy nhiên thị trường Hoa Kỳ có nhiều quy định pháp luật chặt chẽ và chi tiết trong buôn bán thương mại cũng như các quy định nghiêm ngặt về chất lượng, xuất xứ, nhãn hiệu, kĩ thuật…. Mỹ có hệ thống luật pháp chặt chẽ, chi tiết và phức tạp hàng đầu thế giới. Nhiều khi có sự khác biệt giữa luật pháp của Liên bang và luật pháp của các Tiểu bang. Luật pháp được xem là một vũ khí thương mại lợi hại của Mỹ. Nó liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Hoa Kỳ và được thực thi khá hiệu quả vì vậy hàng hóa nhập khẩu và bán trên thị trường Hoa Kỳ thường xuyên phải được đảm bảo và đôi khi các doanh nghiệp không nắm rõ hệ thống các quy định thường thấy khó khăn khi làm ăn trên thị trường này. Người ta nói rằng có hiểu biết về luật pháp xem như bạn đã đặt được một chân vào thị trường Mỹ. Đứng trên góc độ xâm nhập của các doanh nghiệp vào thị trường Mỹ, hệ thống luật pháp về kinh doanh của Mỹ có một số đặc điểm đáng chú ý sau đây: Khung luật cơ bản cho việc xuất khẩu sang Mỹ gồm luật thuế suất năm 1930, luật buôn bán năm 1974, hiệp định buôn bán 1979, luật tổng hợp về buôn bán và cạnh tranh năm 1988. Các luật này đặt ra nhằm điều tiết hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ; bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất khỏi hàng giả, hàng kém chất lượng; định hướng cho các hoạt động buôn bán; quy định về sự bảo trợ của Chính phủ với các chướng ngại kỹ thuật và các hình thức bán phá giá, trợ giá, các biện pháp trừng phạt thương mại. - Thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn có tính mở khá cao. Điều này thể hiện ở chỗ quy chế xuất nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phù hợp với nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới WTO. Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất các mặt hàng có hàm lượng lao động cao như dệt may, giày dép…Có thể thấy Hoa Kỳ là nước đi đầu trong quá trình quốc tế hóa kinh tế toàn cầu và thúc đẩy tự do hoá thương mại phát triển bởi vì việc mở rộng sản xuất hàng hoá và dịch vụ để xuất khẩu ra thị trường toàn cầu là một trong những yếu tố cơ bản cho sự tăng trưởng kinh tế Mỹ. - Thị trường Hoa Kỳ là thị trường có tính cạnh tranh lớn. Điều này không quá khó hiểu khi Hoa Kỳ là thị trường lớn, tiêm năng với tất cả các quốc gia. Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, trên thị trường Hoa Kỳ có vô số các nhà cung cấp tương ứng với vô vàn những đối thủ cạnh tranh kể cả các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn. Thương trường cũng chính là chiến trường đặc biệt với Hoa Kỳ, một thị trường khủng lồ như vậy. Chính vì thế trong cuộc tranh giành này thì ngoài sự cạnh tranh hết sức khắc nghiệt về giá và chất lượng thì còn phải chú ý tới cả những yếu tố khác như nhãn mác, bao bì, mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ…để có thể tìm kiếm và khẳng định được chỗ đứng trên thị trường Hoa Kỳ. - Thị trường Hoa Kỳ tồn tại nhiều hiệp hội kinh doanh. Ví dụ như các hiệp hội dệt may, thủy sản, cà phê… Các hiệp hội này có vai trò lớn trong việc hướng dẫn và phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích cộng đồng doanh nghiệp tại Hoa Kỳ. Bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần chủ động khai thác và có những mối quan hệ tốt với các hiệp hội của Hoa Kỳ để tận dụng những cơ hội và giảm thiểu những rủi ro hay những khó khăn khi phải đối đầu với các hiệp hội này. - Hệ thống tư vấn Hoa Kỳ có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó phải kể tới hệ thống tư vấn pháp luật, một đòi hỏi khách quan được quy định bởi đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên chi phí tư vấn tại Hoa Kỳ lại không hề nhỏ. Chính vì vậy bản thân các doanh nghiệp cần chủ động sử dụng có hiệu quả các công ty tư vấn của Việt Nam, mặt khác cần cải tiến xây dựng hệ thống tư vấn của mình ngang tầm quốc tế. - Hệ thống phân phối của Hoa Kỳ mang tính thống nhất và ổn định cao. Chính vì vậy các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cũng cần có cho mình một mạng lưới phân phố rộng khắp, ổn định và hợp lý. Đây cũng là một cơ hội nhưng cũng là một thách thức cho các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. 3.2.2. Quy định của Hoa Kỳ đối với hàng hóa nhập khẩu Hệ thống thuế quan và phi thuế quan Về hệ thống thuế quan thì Hoa Kỳ sử dụng biểu thuế quan hài hòa (Harmonized Tariff Schedule – HTS) được thông qua ngày 1/1/1989. hiệp hộiẹ thống này xây dựng trên cơ sở hệ thống mô tả hàng hóa và mã số hài hòa của hội đồng hợp tác Hải quan Quốc tế. Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là mức thuế được xác định bằng 1 tỷ lệ % trên giá trị hàng nhập khẩu. Mức thuế suất thông thường biến động từ dưới 1% đến gần 40%. Cá biệt có một số mặt hàng như hàng dệt may thì bị đánh với mức thuế suất cao hơn hay như một số mặt hàng nông sản, hàng chế biến nhập khẩu lại được đánh thuế theo số lượng chứ không theo giá trị. Đặc biệt có 1 số mặt hàng như đường thực phẩm thì lại đánh thuế theo hạn ngạch, nghĩa là mặt hàng này sẽ đánh thuế theo 2 mức, mức thuế trong hạn ngạch và mức thuế vượt hạn ngạch thông thường cao hơn. Về bản chất thì đây chính là một biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu mà chúng ta cần lưu ý. Tuy nhiên từ khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ được kí kết và có hiệu lực thì phần lớn các hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi trên cơ sở chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN). Theo quy định hiện hành, hàng hóa của các nước thuộc diện đối xử tối huệ quốc khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ chịu các mức thuế như nhau. Khi Hoa Kỳ giảm, loại bỏ hoặc thay đổi 1 laọi tuhế quan nào đó thì sự thay đổi đó sẽ mặc nhiên được áp dụng với tất cả các quốc gia được hưởng MFN. Mức thuế ưu đãi theo chế độ đĩa ngộ MFN thấp hơn rất nhiều so với mức thuế nhập khẩu không được hưởng chế độ ưu đãi này (mức chênh lệc trung bình vào khoảng 35-40%). Ngoài ra Hoa Kỳ dành 1 ưu đãi thuế quan đặc biệt với hàng hóa nhập khẩu có những bộ phận được sản xuất tại Hoa Kỳ. Thỏa thuận này được gọi là Hợp đồng phân chia sản phẩm. Theo đó thuế chỉ đánh vào phần giá trị gia tăng ở nước ngoài của sản phẩm, không đánh thuế đối với những phần được sản xuất ở Hoa Kỳ. Vì thế luật Hải quan quy định xuất xứ của sản phẩm hàng hóa phải rõ ràng, trung thực. Hệ thống phi thuế quan trong thương mại đôi khi cũng được gọi là các rào cản phi thuế quan, rào cản kĩ thuật, là một trong những biện pháp kĩ thuật nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước. - Các tiêu chuẩn quy định kĩ thuật: Các biện pháp này tập trung trong hiệp định hàng rào kĩ thuật trong thương mại do WTO soạn thảo. Cũng như nhiều nước khác, các quy định và tiêu chuẩn kĩ thuật được Hoa Kỳ áp dụng chủ yếu vì mục đích bảo vệ sức khỏe, bảo vệ sự an toàn của môi trường sinh thái. Nhữg mặt hàng chịu sự quản lý thường là những mặt hàng nhạy cảm với môi trường như thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dược phẩm, dụng cụ y tế, các phương tiện có đông cơ…việc áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật của Hoa Kỳ trong đó có tiêu chuẩn liên quan đến môi trường được nhiếu đối tác thương mại biết đến vì sự phức tạp và khắt khe. Các tiêu chuẩn thường rất chi tiết và khó đáp ứng (bao gồm cả quy điịnh về nhãn hiệu) cũng có thể được xây dựng ở cấp độ Tiểu bang. - Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng: Chương 4 của Luật về hiệp định thương mại năm 1979 của Hoa Kỳ quy định việc áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cho hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ được căn cứ theo hiệp định của GATT. Tuy vậy thì những quy định đó được Hoa Kỳ áp dụng làm phương tiện phân biệt đối xử với hàng hóa nhập khẩu. thí dụ hàng nhập khẩu có thể bị kiểm tra, thử nghiệm xem có phù hợp với tiêu chuẩn trong nước không và tiến hành ở những điều kiện khó khăn hơn so với điều kiện áp dụng cho hàng trong nước. Chế độ giấy chứng nhận hàng phù hợp tiêu chuẩn cũng được dùng để hạn chế hàng nhập khẩu hoặc phân biệt đối xử. Đây thực chất là hàng rào phi thuế quan để Hoa Kỳ bảo hộ hợp lệ cho sản xuất trong nước. Ngoài ra thì cũng phải kể tới 1 số biện pháp quản lý định lượng khác của Hoa Kỳ như cấm nhập khẩu, quy định về giấp phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu… * Cấm nhập khẩu Các sản phẩm sau đây bị cấm nhập khẩu. - Sản phẩm có xuất xứ Cuba, Iran, Irắc, CHDCNH Triều Tiên, Libya, Sudan trừ khi có yêu cầu của Bộ tài chính - Kim cương Angola. - Vũ khí, đạn dược. - Động vật hoang dã bị cấm săn bắt tại các nước khác; động vật có xuất xứ tại những nước được Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ xác nhận là có bệnh dịch; loài rùa Đại Tây Dương. * Giấy phép nhập khẩu Các sản phẩm sau đây phải có giấy phép nhập khẩu: - Cây trồng và sản phẩm giống cây trồng. - Động vật và sản phẩm động vật. - Các sản phẩm chịu hạn ngạch thuế quan (ví dụ: đường, sản phẩm sữa...). - Chất ức chế dùng trong dược phẩm. - Khí tự nhiên. - Cá và động vật sống ( kể cả các loài có nguy cơ tuyệt chủng. - Nước giải khát trưng cất. - Rượu vang và nước giải khát có mạch nha. - Nước trưng cất vì mục đích công nghiệp (bao gồm cả cồn nhiên liệu). - Vũ khí, đạn dược, chất nổ, thiết bị nguyên tử và nguyên liệu. * Hạn chế số lượng bằng hạn ngạch Theo phần 22 luật điều chỉnh Nông nghiệp năm 1933, Tổng thống Mỹ có quyền áp dụng phí nhập khẩu tới 50% hay áp dụng hạn chế số lượng nhằm làm giảm nhập khẩu tới mức 50% so với mức nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Các biện pháp này hiện nay chỉ áp dụng với các nước không phải thành viên WTO. Các quy định nghiêm ngặt về nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm của Hoa Kỳ…Hàng nông sản khi nhập khẩu vào Mỹ phải tuân theo những quy định của bộ nông nghiệp Mỹ, qua cơ quan giám định về vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi làm thủ tục hải quan. Các sản phẩm sau khi qua cơ quan giám định còn phải qua giám định của cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) - Quy định về xuất xứ hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ : Việc xuất xứ rất quan trọng vì hàng nhập khẩu ở những nước đang phát triển hoặc những nước đã ký hiệp định thương mại với Mỹ sẽ được hưởng thuế suất thấp hơn . Xuất xứ của mặt hàng được xác định theo nguyên tắc biến đổi phần lớn về giá trị , và được định nghĩa như sau: “Sản phẩm được xác định thuộc nước gốc là nước cuối cùng sản xuất ra sản phẩm với du lịch sản phẩm đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới” . Khi xuất khẩu vào Mỹ, muốn được hưởng thuế suất ưu đãi theo nước xuất xứ, luật Mỹ quy định trên sản phẩm phải ghi nhãn của nước xuất xứ và chỉ bắt buộc với sản phẩm hoàn chỉnh, khi nhập vào Mỹ có thể bán thẳng cho người tiêu dùng, đồng thời hàng hoá gốc từ Mỹ khi chuyển sang nước khác để gia công, sắp xếp lại và đóng gói khi nhập khẩu trở lại Mỹ sẽ không phải đóng thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu có nguồn gốc từ Mỹ . - Quy định vê nhãn hiệu nhập khẩu vào thị trường Mỹ : Mọi hàng hoá khi nhập khẩu vào Mỹ phải có nhãn mác rõ ràng, có xuất xứ ngoại quốc, không tẩy xoá… và phải được đăng ký tại Cục hải quan Mỹ, đựơc lưu giữ theo quy định, hàng hoá có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công. Xử lý vi phạm: hàng nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ theo quy định nếu không sẽ bị phạt mức 10% giá trị lô hàng và phải thực hiện thêm một số yêu cầu nữa. Hàng nhập khẩu không ghi tên nhãn mác sẽ bị tịch thu tại trạm hải quan Mỹ cho đến khi người nhập khẩu thu xếp tái xuất trở lại, nếu cố tình vi phạm sẽ bị phạt tiền 5000 USD hoặc bỏ tù dưới 1 năm . Các quy định về bình đẳng thương mại: chống độc quyền, chống bán phá giá, chống cạnh tranh không bình đẳng… Quy định chống bán phá giá những quy định biện pháp trừng phạt đối với một quốc gia, hay doanh nghiệp đã bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn giá thành của sản phẩm đó. Luật cũng cho phép Hoa Kỳ được đệ trình khiếu nại về hoạt động bán phá giá ở nước thứ ba. Nó sẽ được áp dụng khi giá bán sản phẩm ở Hoa Kỳ thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm nghĩa là giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn giá bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ ba thay thế phù hợp. Hoa Kỳ cũng có những quy định về những biện pháp mà nước nhập khẩu được phép áp dụng để chống lại nước xuất khẩu, khi họ đã có những hành động hỗ trợ các nhà sản xuất của mình về tiền vốn, thiết bị, hoặc trợ giá cho nhà sản xuất để sản phẩm đó được xuất khẩu với giá thấp hơn giá thành thực tế của nó. 3.2.3. Tiềm năng của thị trường Hoa Kỳ đối với cà phê chế biến của Việt Nam 3.2.3.1. Những thuận lợi - Hoa Kỳ có nhu cầu tiêu dùng cà phê lớn nhất thế giới. Các sản phẩm cà phê uống liền thực sự phù hợp với một nước công nghiệp hiện đại hàng đầu như Hoa Kỳ. Chỉ tính cho các sản phẩm cà phê chế biến thì nhu cầu tiêu thụ cà phê của Hoa Kỳ ngày càng tăng, cà phê trở thành thứ đồ uống thường xuyên hàng ngày của đa số người dân Mỹ. Năm 2002, đã lên tới 150 triệu người và đến năm 2003 số người uống cà phê thường xuyên hàng ngày tăng lên thành 77% dân số Mỹ (không kể trẻ em dưới 18 tuổi) tương đương với khoảng 161 triệu người, tăng 1,8 triệu người so với năm 2001. Nếu xét bình quân đầu người thì năm 2008 họ uống trung bình 3,2 cốc/ ngày so với năm 2007 là 3,1 cốc/ ngày và cao hơn hẳn so với năm 2005 chỉ có 2,5 cốc/ngày. Theo dự báo thì nhu cầu này còn tiếp tục tăng trong những năm tới. - Hệ thống thuế quan ưu đãi cho các sản phẩm cà phê xuất khẩu Việt Nam. Việc hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ được kí kết và có hiệu lực thì các hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nói chung và cà phê chế biến nói riêng đã được hưởng thuế suất ưu đãi trên cơ sở chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN). - Là sân chơi bình đẳng cho các sản phẩm xuất khẩu. Hoa Kỳ là nước có hệ thống pháp lí bảo vệ cạnh tranh, như luật chống độc quyền, chống bán phá giá, chống cạnh tranh không bình đẳng…Đây là cơ hội cho các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ khác. Tóm lại ta có thể thấy Hoa Kỳ là một thị trường lớn với nhu cầu tiêu dùng khủng lồ, đầy tiềm năng với nhiều những điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam tìm được chỗ đứng và phát triển. 3.2.3.2. Những khó khăn Bên cạnh những thuận lợi thì thị trường Hoa Kỳ cũng tiềm ẩn và chứa đựng nhiều những khó khăn và thách thức: - Quy định về pháp lý chặt chẽ của Hoa Kỳ. Hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ được đánh giá là chặt chẽ, chi tiết và phức tạp hàng đầu thế giới. Nhiều khi có sự khác biệt giữa luật pháp của Liên bang và luật pháp của các Tiểu bang, cũng như có sự khác biệt giữa bản thân các Tiểu bang. Luật pháp thực sự là một vũ khí thương mại lợi hại của Mỹ. Chính vì thế nó gây nên không ít những khó khăn cho các doanh nghiệp khi làm ăn trên thị trường Hoa Kỳ. Bởi vậy nhiều người đã nói rằng “nếu như có hiểu biết về luật pháp của Mỹ thì xem như bạn đã đặt được một chân vào thị trường Mỹ”. - Hệ thống các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh, chất lượng, nhãn mác, nguồn gốc sản phẩm…Đó là những hàng rào phi thuế quan, rào cản và biện pháp kĩ thuật nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước. Về bản chất thì đây chính là những biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu và phân biệt đối xử với hàng hóa nhập khẩu mà chúng ta cần lưu ý. - Môi trường cạnh tranh khốc nghiệt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ với sức mua lớn, nhu cầu phong phú đa dạng và tất yếu có vô số các nhà cung cấp tương ứng với vô vàn những đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo trong mọi tình huống thì mới có thể tìm được một chỗ đứng để tồn tại và phát triển được trên thị trường Hoa Kỳ. 3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ Xuất phát từ định hướng, mục tiêu phát triển của cà phê chế biến Việt Nam trong thời gian tới kết hợp với bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê, cũng như từ thực trạng về năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ chưa cao, bài viết xin đưa ra một số các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ như sau: 3.3.1. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp - Đảm bảo chất lượng cà phê nhân làm đầu vào cho quá trình chế biến. Đây thực sự là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên chất lượng của các sản phẩm cà phê chế biến sau này. Qua đó nó quyết định đến sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường. Chỉ có những sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn của người tiêu dùng thì mới có thể đứng vững, nâng cao khả năng cạnh tranh và vươn xa hơn ra thị trường thế giới. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi kiểm tra giám sát từ những hoạt động ban đầu này. Quá trình này đòi hỏi các công việc cụ thể sau: Nâng cao chất lượng bằng cách đầu tư cải tạo giống cây trồng, cũng như công nghệ sản xuất, chế biến tiên tiến hiện đại nhằm tăng năng suất hạn chế tổn thất sau thu hoạch, nâng cao năng lực và trình độ chế biến chất lượng cà phê phù hợp với nhu cầu ngày càng cao nhưng cũng đa dạng và ngày càng khó tính của thị trường Hoa Kỳ. Đi kèm với đó thì doanh nghiệp cần tích cực phổ biến kiến thức sản xuất, kĩ thuật chăm sóc các giống cây trồng…để thu được cà phê chất lượng cao bởi kĩ thuật chăm sóc là một phần vô cùn quan trọng, dù giống có tốt đến đâu chăng nữa mà người dân không biết trồng, chăm sóc thì cũng không thể đem lại hiệu quả và năng suất tốt. Tập trung tiến hành trồng, sản xuất trong các nông trường lớn. Việc chủ yếu trồng theo hộ gia đình đã mang lại cho chúng ta quá nhiều những nhược điểm. Bởi chính nhờ việc tổ chức sản xuất theo quy mô lớn tại các nông trường lớn chuyên canh không những đem lại những ưu thế về quy mô, năng suất… mà bản thân các doanh nghiệp cũng sẽ có được cho mình sự chủ động cũng như điều kiện áp dụng các kĩ thuật mới về giống cây trồng, phân bón, chăm sóc, thu hoạch…Điều này cũng đúng với việc tiến hành chế biến đóng gói sản phẩm trong các khu công nghiệp tập trung. Thực hiện tốt công tác tiêu chuẩn hoá và kiểm tra chất lượng cà phê nhân Việt Nam như tiêu chuẩn 4193, cũng như các tiêu chuẩn quốc tế như Vinacontrol, CFcontrol… Thường xuyên theo dõi kiểm tra giám sát mọi hoạt động từ khâu trồng trọt, bón phân cải tạo độ màu mỡ của đất, đảm bảo lượng nước tưới, thu hoạch sản xuất đến chế biến. Bản thân các doanh nghiệp cần chú trọng từ những khâu đầu tiên và coi đó là việc nên và cần thiết phải làm một cách thường xuyên để đảm bảo cũng như nâng cao được chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào. - Chủ động học hỏi kinh nghiệm, đổi mới kĩ thuật trang thiết bị sản xuất, chế biến. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất và tổ chức sản xuất theo quy mô công nghiệp, các trang trại, nông trường cà phê phải sản xuất theo quy mô lớn và ngay tại các khu sản xuất đó phải có dây chuyền sản xuất, chế biến công nghiệp. Tổ chức chuyển giao đến nông dân trồng cà phê những yêu cầu kỹ thuật đối với các khâu chăm sóc vườn cây, thu hái, chế biến; nên tổ chức nông dân cà phê dưới các hình thức nhóm hộ, câu lạc bộ, hợp tác xã dịch vụ để có điều kiện chuyển giao kỹ thuật hiệu quả...Cùng với việc đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máy mới thì các doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong việc đổi mới kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới tiên tiến để đa dạng hóa sản phẩm, không ngừng đổi mới mẫu mã nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và nhằm mục tiêu dài hạn hơn là phục vụ cho việc xuất khẩu. - Đi kèm với đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc công nghệ mới, kĩ thuật sản xuất chế biến hiện đại thì các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản lý, chất lượng nguồn nhân lực để phù hợp và vận hành tốt cả hệ thống. Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần thực sự chủ động, khôn ngoan, nhạy bén trong quản lý giúp doanh nghiệp của mình tận dụng được cơ hội, chiếm được thời cơ trong việc sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ trước các đối thủ cạnh tranh. Đây là yếu tố thuộc về chủ quan mà doanh nghiệp cần cải thiện, điều này đặc biệt quan trọng khi xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến vào thị trường Hoa Kỳ, môi trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt với vô vàn các đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ. - Chú trọng đầu ra cho sản phẩm, nghiên cứu thị trường kĩ lưỡng về thị trường Hoa Kỳ cả nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cà phê chế biến cũng như hệ thống luật pháp, các đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ… Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến doanh nghiệp, tìm kiếm và mở rộng thị trường. Đây là các hoạt động cần thiết nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm nhưng sản phẩm đó có đến được với tay người tiêu dùng hay không thì nó còn phụ thuộc nhiều vào công tác này. Trong cơ chế thị trường đầy biến động này thì việc tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, nó là sẽ điều kiện để mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển đồng thời tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc. Nhất là với Hoa Kỳ, đất nước với hệ thống luật pháp được đánh giá là chặt chẽ, chi tiết và phức tạp hàng đầu thế giới. Thêm vào đó là hệ thống các tiêu chuẩn về kĩ thuật, an toàn vệ sinh, chất lượng, nhãn mác, nguồn gốc sản phẩm…vô cùng khắt khe. - Đa dạng hóa kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Hiện nay thì mẫu mã và hình thức sản phẩm tuy khá đa dạng nhưng vẫn còn đơn giản chưa được thay đổi nhiều. Các doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong việc đầu tư để các sản phẩm thường xuyên có sự thay đổi đối với người tiêu dùng. Mặc dù đây chỉ là các yếu tố hình thức bên ngoài tuy nhiên nó lại có ảnh hưởng lớn thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng góp phần giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm. - Tập trung hơn nữa vào thị trường trong nước để từ đó tạo nên bàn đạp cho việc xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sang các thị trường nước ngoài. Việt Nam nên xây dựng và phát triển mạng lưới bán hàng toàn cầu. Cà phê Việt Nam không thể đủ uy tín để chinh phục thế giới một khi chưa chinh phục được chính người dân Việt Nam. Nghĩa là các doanh nghiệp trong nước cần mở rộng mạng lưới tiêu thụ cà phê chính tại Việt Nam. Tạo ra hệ thống liên kết trong kinh doanh cà phê trên thị trường nội địa là một trong những định hướng chiến lược kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần có trong thời gian. - Chú ý tới các dịch vụ sau bán hàng, nâng cao chất lượng các dịch vụ hậu mãi…đi kèm với việc quản lý thường xuyên đối với sản phẩm của mình cũng như các hình thức nhượng quyền trên thị trường thế giới để đảm bảo cho hình ảnh của cà phê Việt Nam luôn tốt đẹp trong mắt người tiêu dùng quốc tế… - Cần chú trọng nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu cũng như cần có các chính sách Marketing, quảng cáo hợp lý để khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm. Hiện tại thì các doanh nghiệp vẫn được người tiêu dùng biết đến với các lí do khác nhau như Vinacafe Biên Hòa có thế mạnh là gắn bó thị trường trong nước từ lâu, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, thâm nhập thị trường và có thể xem đây là nhà máy sản xuất cà phê hòa tan đầu tiên của Việt Nam. Nescafe của Nestle thì lại có ưu thế của một tập đoàn đa quốc gia. G7 của Trung Nguyên thì có thế mạnh, kinh nghiệm đã từng trải trong lĩnh vực cà phê rang xay và hệ thống quán nhượng quyền. Moment thì dựa vào Vinamilk với hệ thống chân rết phân phối rộng khắp cả nước. Tuy nhiên thì các doanh nghiệp cần có chính sách Marketing, quảng cáo hợp lý, cũng như các công tác bảo hộ thương hiệu, kiểm soát hệ thống quán nhượng quyền chặt chẽ hơn nữa để khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm không chỉ trên thị trường nội địa mà cả những thị trường lớn khác trên thế giới như Đức, Hoa Kỳ… 3.3.2. Các giải pháp từ phía người nông dân - Người nông dân cần chủ động học hỏi kinh nghiệm sản xuất, các bài học trong nước và trên thế giới về công tác tổ chức, kĩ thuật sản xuất chăm sóc, thu hoạch…nhằm đảm bảo chất lượng cà phê nhân làm đầu vào cho quá trình chế biến. Tích cực, chủ động trong việc tiếp cận các kĩ thuật sản xuất tiên tiến, các giống cây trồng chất lượng cao… Trong quá trình trồng cũng cần chú ý tới hệ sinh thái tổng hợp theo yêu cầu sinh lý của cây cà phê. Nên trồng cà phê có cây che bóng, bón phân cải tạo độ màu mỡ của đất, đặc biệt bón nhiều phân hữu cơ có thể thay thế phân hóa học, đảm bảo lượng nước tưới cần thiết… - Đảm bảo việc thu hoạch khi trái đã đủ độ chín cần thiết. Cà phê khi thu hoạch xong trước tiên cần loại bỏ tạp chất như cành, lá, đất, đá và các dị vật khác, bỏ quả khô, quả xanh, non ra khỏi khối quả chín vừa tầm chế biến. Trong khi phơi cần cào, đảo để cà phê khô đều, tuyệt đối không phơi cà phê trên nền đất tránh việc cà phê bị lẫn các tạp chất và không giữ được hương vị tự nhiên vốn có. Nếu sấy cần sử dụng các thiết bị sấy gián tiếp có lò đốt dùng nhiên liệu bằng than hay khí gas, dầu. Không nên sấy cà phê bằng nguồn khí nóng trực tiếp từ lò đốt bằng than, củi, dầu vì sẽ ảnh hưởng đến hương vị của cà phê. Chất lượng cà phê sấy tốt nhất khi dùng máy sấy trống quay. Chú ý sử dụng thiết bị sấy nhất thiết tuân thủ quá trình sấy phù hợp nguyên liệu sấy cà phê. Cà phê phơi hoặc sấy đạt yêu cầu khi độ ẩm trong hạt không quá 13%. Khi không có điều kiện đo thử, có thể xác định thời điểm ngừng phơi (sấy) bằng cách cắn thử vài hạt, nếu thấy khó cắn, hạt không vỡ nát thì cà phê có thể đưa vào cất giữ được. Người nông dân cần thực hiện tốt các quy trình kĩ thuật trong thu hoạch và sơ chế ban đầu bởi đó là một trong những khâu quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng cà phê chế biến sau này. 3.4. Kiến nghị và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ 3.4.1. Các kiến nghị về phía Chính phủ  - Chính phủ cần có định hướng hợp lý cho việc phát triển ngành cà phê và các sản phẩm chế biến sâu trong dài hạn theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê đã qua chế biến trên thị trường thế giới. Các sản phẩm cà phê chế biến sâu thì vẫn là quá ít nên không được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biết đến, trong khi xuất khẩu chế biến chế biến mang lại giá trị nhiều gấp bội so với việc xuất khẩu cà phê nhân. Chính vì vậy trong dài hạn Chính phủ cần có sự thay đổi trong nhìn nhận về hướng phát triển. Tập trung hơn vào cà phê chế biến vừa nâng cao giá trị gia tăng vừa giảm được sự lệ thuộc về công nghệ chế biến của Việt Nam vào nước ngoài. - Có những can thiệp cần thiết để bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam như đăng kí bản quyền sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở cải thiện chất lượng sản phẩm, Chính phủ cần phải tích cực xúc tiến việc xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng, từng bước khẳng định xuất xứ và uy tín của cà phê Việt Nam. Chính phủ cần hỗ trợ một Chương trình quốc gia phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam, khuyến khích thực thi Dự án xây dựng “Thánh địa cà phê Tây Nguyên”…Đây là những biện pháp cần làm ngay, được đông đảo các chuyên gia, các doanh nghiệp đồng lòng nhất trí. - Duy trì chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê thông qua tín dụng. Phối hợp với các Ngân hàng thương mại để cung cấp tín dụng cho người trồng cà phê, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thông qua việc giảm bớt các thủ tục vay vốn, các yêu cầu về tài sản thế chấp, cũng như các điều kiện khác. Cần phải nâng cao hơn nữa vai trò và hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển. Hàng năm Quỹ hỗ trợ phát triển cần dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê một khoản hỗ trợ nhất định trong Quỹ hỗ trợ xuất khẩu của mình. Trong cơ cấu hỗ trợ cho xuất khẩu thì mức hỗ trợ cho xuất khẩu cà phê cần được hỗ trợ khoảng 10%. Trong đó cần chia ra làm các loại hỗ trợ như thưởng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu. Đối với khoản vay tín dụng mà quỹ hỗ trợ xuất khẩu dành cho các doanh nghiệp thì lãi suất phải nhỏ hơn lãi suất tín dụng xuất khẩu của các ngân hàng thương mại khoảng 50% hoặc thấp hơn nữa. Trong đó Quỹ nên dành một khoản hỗ trợ nhất định đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ, nên dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ khoảng 30% trong tổng số hỗ trợ cho việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam, đặc biệt là hỗ trợ cho xuất khẩu cà phê chế biến vào thị trường Hoa Kỳ. - Có các chính sách hợp lí khuyến khích đầu tư, đổi mới trang thiết bị. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê là không đơn giản nên rất cần sự giúp đỡ về phía Chính phủ. Xây dựng đường giao thông từ nơi sản xuất đến nơi chế biến cà phê để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển. Mặt khác cần xây dựng các chợ giao dịch cà phê để tạo điều kiện cho người sản xuất dễ tiêu thụ sản phẩm của mình, còn doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê thuận lợi cho việc thu mua cà phê chế biến xuất khẩu. Xây dựng và hoàn thiện chính sách về chuyển giao công nghệ cho ngành cà phê, đặc biệt là với công nghệ chế biến như không đánh thuế đối với các doanh nghiệp khi họ nhập khẩu máy móc trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho chế biến cà phê xuất khẩu hay có chính sách chuyển giao những công nghệ tiên tiến và phù hợp với khả năng tài chính. - Chính phủ cần có những hành lang pháp lý rõ ràng minh bạch, hệ thống các văn bản luật và thủ tục hành chính không quá cầu kì phức tạp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu được thuận lợi. 3.4.2. Các kiến nghị về phía hiệp hội cà phê - Cũng giống như Chính Phủ, hiệp hội cà phê cần đưa ra các chính sách, định hướng hợp lí cho cho việc phát triển ngành cà phê và các sản phẩm chế biến sâu trong dài hạn. Chú trọng phát triển các sản phẩm chế biến sâu thu nhiều giá trị gia tăng, chủ động tham gia vào lĩnh vực phân phối, tiêu thụ cà phê thế giới chứ không chỉ tiếp tục chỉ là người cung cấp hàng thô. - Có các nghiên cứu về kĩ thuật hỗ trợ doanh nghiệp và người nông dân. Trong đó bao gồm cả về giống cây trồng, cũng như những kĩ thuật trồng trọt, thu hái tới các công nghệ sản xuất, chế biến tiên tiến hiện đại nhằm tăng năng suất hạn chế tổn thất sau thu hoạch, nâng cao năng lực và trình độ chế biến chất lượng cà phê phù hợp với nhu cầu ngày càng cao nhưng cũng đa dạng và ngày càng khó tính của thị trường Hoa Kỳ. - Nâng cao vai trò của hiệp hội để liên kết chặt chẽ hơn các doanh nghiệp kinh doanh cà phê của cả nước lại với nhau để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho ngành cà phê Việt Nam. Đồng thời cũng cần kịp thời có những kiến nghị kịp thời với Chính phủ để điều chỉnh cũng như hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê khi thị trường cà phê thế giới có nhiều biến động, cũng như khi ngành cà phê Việt Nam gặp khó khăn. - Tìm kiếm các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp thành viên, nên thành lập một quỹ của hiệp hội để hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi gặp khó khăn. Nguồn của quỹ là thông qua đóng góp của các thành viên hàng tháng hoặc hàng năm, theo tỷ lệ lợi nhuận mà họ đạt được hoặc theo doanh thu. Ngoài ra hiệp hội cũng cần phải tìm kiếm nguồn từ bên ngoài thông qua các tổ chức của các nước phát triển hoặc của Liên hợp quốc. Bên cạnh đó hiệp hội cũng có thể lấy nguồn này từ ngân sách Nhà nước hay qua việc bán thông tin cho các doanh nghiệp trong ngành (Với các doanh nghiệp thành viên thì cung cấp thông tin miễn phí). - Ngoài việc cung cấp thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh…cho các doanh nghiệp thành viên thì hiệp hội cũng cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đào tạo, quảng bá sản phẩm cũng như tư vấn hỗ trợ về kỹ thuật pháp lý cũng như thương mại xuất khẩu cho các doanh nghiệp khi kinh doanh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. - Tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hiệp hội. Để giúp đỡ được các doanh nghiệp thành viên thì bản thân hiệp hội cần có những con người giỏi về chuyên môn, năng động, tích cực…Cải thiện nâng cao chính chất lượng nguồn nhân lực của hiệp hội để hiệp hội thực sự là cầu nối giữa người nông dân - doanh nghiệp sản xuất chế biến - người tiêu dùng. KẾT LUẬN Trong những năm vừa qua, cà phê Việt Nam đã và đang có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, hiện đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu của cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung và vào thị trường Hoa Kỳ nói riêng vẫn không ngừng tăng lên. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại vấn đề bức xúc đáng phải quan tâm đó là lượng cà phê bột, đã qua chế biến hay các sản phẩm cà phê hòa tan có thể uống liền xuất khẩu vẫn thấp. Các sản phẩm cà phê của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ thì vẫn quá ít ỏi, chưa được nhiều người biết đến, năng lực cạnh tranh chưa cao. Trong khi Việt Nam có rất nhiều những ưu thế về cây cà phê của mình, Hoa Kỳ lại là một thị trường khổng lồ, với nhu cầu tiêu thụ cà phê vào cỡ lớn nhất thế giới và đồng thời hiện cũng đang là nước nhập khẩu cà phê nhân lớn nhất của Việt Nam. Như vậy, mặc dù Hoa Kỳ thực sự là một thị trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam có thể tìm được cơ hội phát triển nhưng để nâng cao được năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm cà phê Việt thì đòi hỏi sự cố gắng không chỉ của bản thân các doanh nghiệp mà còn phải bao gồm cả người nông dân lẫn sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và hiệp hội cà phê Việt Nam. Qua quá trình thực tập tìm hiểu và nghiên cứu, em viết chuyên đề này hi vọng đã có thể làm rõ hơn thực trạng về năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam nói chung và các sản phẩm cà phê chế biến nói riêng trên thị trường Hoa Kỳ và từ đó góp phần đưa ra một số những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường này. Qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm như doanh thu, thị phần, chất lượng, thương hiệu...chuyên đề đã có thể phần nào cho thấy một cái nhìn rõ hơn về thực trạng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Tuy nhiên do khả năng nhận thức cũng như nguồn số liệu còn hạn chế, cách thức tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm khá phức tạp nên chuyên đề chưa thể hoàn toàn đi sâu phân tích nhận xét tường tận năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Một lần nữa, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cán bộ trực tiếp hướng dẫn, Phó Vụ trưởng Hoàng Thị Tuyết Hoa cùng các chuyên viên tại Vụ kế hoạch của Bộ Công Thương đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Hoa đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên: Phạm Minh Đức : Tài liệu tham khảo Cẩm nang về thị trường xuất khẩu- NXB Lao động xã hội Hướng phát triển thị trường xuất khẩu Việt Nam tới 2010- NXB Thống kê Giáo trình kinh tế quốc tế - trường ĐH KTQD Giáo trình chiến lược kinh doanh- trường ĐH KTQD Báo cáo tổng kểt năm 2008 (chính thức) của Bộ Công thương Đề án phát triển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Báo cáo của Viện nghiên cứu thương mại - Bộ Công Thương Đề án phát triển xuất khẩu - Bộ công thương Niên giám thống kê-2007 Luận văn “ Nâng cao năng lực canh tranh xuất khẩu của cà phê Việt Nam đến 2020” – LV.PT46-13 Luận văn “ Giải pháp nâng cao giá trị gia ăng cà phê xuất khẩu của Việt Nam” – LV.PT45-13 Luận văn “Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU” – LV.KTQT46-02 Luận văn “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ” – LV.KTQT45-49 Một số website: www.moit.gov.vn Bộ Công thương www.vicofa.org.vn Hiệp hội cà phê Việt Nam www.gso.gov.vn Tổng cục thống kê www.vietrade.gov.vn www.vinanet.com.vn Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại BCT www.cafeviet.com www.agro.gov.vn Cục xúc tiến thương mại www.dddn.com.vn Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam www.ico.com Tổ chức cà phê thế giới www.agroviet.gov.vn Chuyên về hàng nông sản củ Việt Nam (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) www.vneconomy.com www.customs.gov.vn Tổng cục hải quan www.usvtc.org Hội đồng thương mại Việt Mỹ www.siphawail.com Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ Hiệp hội cà phê Hoa Kỳ - Cà phê Trung nguyên - Vinacafe Phụ lục số 1: Cà phê uống liền Cà phê uống liền/cà phê hòa tan (instant coffee) là một loại đồ uống bắt nguồn từ cà phê. Cà phê uống liền xuất hiện trên thị trường vào những năm 1950. Từ đó, cà phê uống liền đã phát triển nhanh chóng và trở thành loại cà phê phổ biến nhất, được uống bởi hàng triệu người trên toàn thế giới. Loại cà phê này rất tiện sử dụng, nhưng quy trình chế biến ra nó lại đòi hỏi những công nghệ hết sức phức tạp và đắt đỏ. Quy trình chế biến cà phê đi qua ba bước để khử nước trong cà phê, chuyển cà phê sang dạng những hạt nhỏ (granule). Ba bước đó là: Khử “giai đoạn đầu” (pre-stripping), khử những chất hoà tan được của cà phê (soluble coffee solids) và sấy khô. 1. Khử giai đoạn đầu (Pre-stripping) Trước khi khử những chất hoà tan, các hợp chất dễ bay hơi phải được loại bỏ. Thường thì việc này được thực hiện bằng cách cho hơi đi qua lớp cà phê đã được rang và xay. 2. Khử những chất hoà tan của cà phê (soluble coffee solids) Ở quá trình này, nước được sử dụng như một dung môi. Những chất hoà tan có thể được khử bằng ba cách: khử bằng bộ lọc (percolation batteries), khử bằng hệ thống “nước ngược” (counter-current system) và phương pháp hỗn hợp (slurry extraction). * Phương pháp khử bằng bộ lọc (percolation batteries) Cà phê được giữ trong một hệ thống ống. Sau đó nước nóng được cho qua hệ thống và khử những chất hoà tan có trong cà phê. Những chất này được tách khỏi hệ thống, còn cà phê sau khi đã tách chiết thì được thải ra ngoài. * Phương pháp khử bằng hệ thống “nước ngược” (counter-curren system): Cà phê được giữ trong một ống máng nghiêng, sau đó được đẩy lên trên nhờ hai đinh quay với tốc độ cao. Nước nóng sau đó được đưa vào phần trên của ống máng, làm những chất hoà tan trong cà phê bị khử và dung dịch thoát ra qua phần đáy ống máng Phương pháp này rất đắt tiền và không phù hợp với sản xuất quy mô nhỏ. * Phương pháp khử hỗn hợp (slurry extraction): Cà phê và nước được trộn lẫn với nhau trong một bể, sau đó được tách ra nhờ bơm li tâm. Đây cũng là một phương pháp rất tốn kém. 3. Sấy khô: Có hai phương pháp chính dùng để sấy khô: Sấy đông lạnh (freeze drying) và Sấy phun (spray drying). * Sấy đông lạnh (freeze drying): Ở phương pháp này, nước trong cà phê bốc hơi để lại một dung dịch có nồng độ cà phê cao. Sau đó dung dịch này được làm lạnh đến -40oC, tạo ra các tinh thể đá. Nhờ quá trình thăng hoa (chất rắn chuyển sang dạng hơi), đá được tách ra khỏi tinh thể. Phần hạt khô còn lại chính là cà phê uống liền. Mặc dù phương pháp này khá tốn thời gian, nhưng nó có khả năng giữ lại mùi vị của cà phê tốt hơn nhiều so với phương pháp sấy phun. * Phương pháp sấy phun (spray drying): Sau quá trình bốc hơi tự nhiên, dung dịch cà phê đậm đặc được phun từ một tháp cao vào buồng chứa không khí nóng. Sự lưu thông khí nóng trong buồng này tách nước ra khỏi dung dịch và để lại bột cà phê khô. Phương pháp này đơn giản hơn rất nhiều so với phương pháp sấy đông lạnh. Tuy nhiên nhiệt độ quá cao lại làm cho hương vị cà phê bị mất đi nhiều hơn. Nếu cà phê uống liền cần được khử caffein thì quá trình khử này phải diễn ra trước khi rang. Thế mạnh của cà phê uống liền là ở chỗ nó có thể bảo quản được lâu và rất dễ sử dụng. Bột cà phê đã được khử nước lại được hydrat hoá khi cho nước nóng vào, và nó được rất nhiều người đánh giá là “cà phê” ngon. Bất tiện lớn nhất của cà phê loại này là nó rất dễ bị hỏng nếu không được bảo quản ở một nơi khô ráo và được giữ tránh tiếp xúc với không khí. Phụ lục số 2: Mười thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam giai đoạn 2000-2006 Đơn vị: triệu USD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Japan 2575.2 Japan 2509.8 US 2452.8 US 3938.6 US 5024.8 US 5924.0 US 7828.7 2 China 1536.4 China 1417.4 Japan 2437.0 Japan 2908.6 Japan 3542.1 Japan 4340.3 Japan 5232.1 3 Australia 1272.5 US 1065.3 China 1518.3 China 1883.1 China 2899.1 China 3228.1 Australia 3651.3 4 Singapore 885.9 Singapore 1043.7 Australia 1328.3 Australia 1420.9 Australia 1884.7 Australia 2722.8 China 3030.0 5 Taiwan 756.6 Australia 1041.8 Singapore 961.1 Singapore 1024.7 Singapore 1485.3 Singapore 1917.0 Singapore 1630.6 6 US 732.8 Taiwan 806.0 Taiwan 817.7 Germany 854.7 Germany 1064.7 Germany 1085.5 Germany 1445.3 7 Germany 730.3 Germany 721.8 Germany 729.0 UK 754.8 UK 1010.3 Malaysia 1028.3 Malaysia 1214.6 8 UK 479.4 UK 511.6 UK 571.6 Taiwan 749.2 Taiwan 890.6 UK 1015.8 UK 1179.7 9 Philippines 478.4 France 467.5 Korea, Rep. 468.7 France 496.1 Malaysia 624.3 Taiwan 935.0 Taiwan 968.8 10 Malaysia 413.9 Korea, Rep. 406.1 Iraq 439.9 Netherlands 493.0 S. Korea 608.1 Thailand 863.0 Indonesia 958.0 Nguồn: www.usvtc.org Phụ lục số 3: Các sản phẩm cà phê chế biến của Trung Nguyên Các sản phẩm cà phê chế biến của Trung Nguyên được chia thành các loại sản phẩm như cà phê rang xay (bao gồm cả dòng cà phê cao cấp, trung cấp và phổ thông), cà phê hòa tan G7, cà phê 777: Thứ nhất, về sản phẩm cà phê bột rang xay: Dòng sản phẩm phổ thông: bao gồm một số loại như Sức sống (500g), I - Khát vọng (500g), S - Chinh phục (500g - 100g). Loại sản phẩm được chọn lựa và kết hợp theo một tỷ lệ phù hợp từ những hạt cà phê Arabica, Robusta, Catimor, Excelsa ngon nhất để tạo ra một hương vị thật khác biệt, mùi thơm nồng và bền, nước pha màu nâu đen sóng sánh. Dòng sản phẩm trung cấp: bao gồm một số loại cà phê chế phin rang xay như Passiona, cà phê sáng tạo, Gourmet Blend, House Blend. Passiona: Được chế biến từ những hạt cà phê tốt nhất Excelsa và Arabica, cà phê Passiona thích hợp cho những người mới uống cà phê, với thành phần caffeine thấp, hương thơm nhẹ nhàng và vị cà phê êm dịu. Cà phê sáng tạo: - Sáng tạo 1: (gói 250g) Sản phẩm cà phê được chế biến từ những hạt cà phê Culi Robusta ngon nhất, có hương thơm nhẹ, vị êm, ít đắng và nước pha màu nâu đen. - Sáng tạo 2: (gói 250g) Sự kết hợp của hai loại cà phê Robusta và Arabica đem đến cho bạn một hương thơm quyến rũ, vị dịu nhẹ. - Sáng tạo 3: (gói 250g) Những hạt cà phê Arabica sẻ đến từ vùng đất trồng cà phê nổi tiếng Buôn Ma Thuột, được chọn lựa kỹ lưỡng để tạo ra một sản phẩm cà phê có màu nâu nhạt, mùi rất thơm, thể chất nhẹ và có vị hơi chua. - Sáng tạo 4: (gói 250g) Hỗn hợp đặc biệt của những hạt cà phê Arabica, Robusta, Excelsa, Catimor được chế biến theo bí quyết Trung Nguyên đã cho ra đời một sản phẩm có hương vị rất đặc trưng, đầy lôi cuốn với mùi thơm lâu, vị êm. - Sáng tạo 5: (gói 250g) Một sản phẩm cà phê được chế biến từ những hạt cà phê Arabica hảo hạng của vùng núi cao Lâm Đồng, có hương thơm rất đặc trưng, vị êm nhẹ, ít đắng và nước pha màu nâu đen.  Gourmet Blend (250g & 500g) Với mùi hương đặc biệt quyến rũ Gourmet Blend đem tới cho bạn mùi vị cà phê đặc trưng từ những hạt cà phê tốt nhất Arabica, Robusta, Excelsa, Catimor từ các vùng trồng cà phê ngon nhất thế giới.500g) House Blend (250g & 500g) Được chế biến từ những hạt cà phê tốt nhất Arabica, Robusta, Excelsa, Catimor. Sản phẩm này có nước pha màu nâu đậm, sánh rất đặc trưng. Dòng sản phẩm cao cấp: bao gồm một số loại như Weasel, Diamond Collection, Legendee, Clasic Blend WEASEL (250g): Truyền thuyết về một loại cà phê do những con chồn hương sinh sống trong những nông trang cà phê rộng lớn, chúng chỉ tìm những quả cà phê chín mọng và thơm ngon nhất để ăn. Khi vào dạ dày, phần thịt của trái cà phê được tiêu hóa còn hạt cà phê được chúng đưa ra ngoài. Dưới tác động của các enzyme trong dạ dày chồn hương, hạt cà phê sẽ được hấp ủ và tạo nên một hương vị cà phê hết sức đặc trưng, khác biệt khi pha chế và thưởng thức. Trung Nguyên tiến hành thu mua và chọn lọc những hạt cà phê chồn thứ thiệt, nguyên gốc với chất lượng tốt nhất kết hợp với bí quyết pha chế đặc trưng Phương Đông đã cho ra đời một dòng sản phẩm cà phê Chồn quý hiếm, cao cấp, thơm ngon và đặc biệt nhất thế giới. DIAMOND COLLECTION (250g): Được chắt lọc từ những vùng nguyên liệu ngon nhất thế giới (Ethiopia, Jamaica, Kenya, Buôn Ma Thuột...) cùng với bí quyết chế biến độc đáo bậc nhất, bộ sản phẩm Diamond của Trung Nguyên với năm hương vị khác nhau sẽ mang đến cho bạn một bộ sưu tập độc đáo và nguồn năng lượng khơi nguồn những ý tưởng sáng tạo. LEGENDEE (250gr & 500gr): Được chế biến đặt biệt nhất thế giới. Legendee - cà phê chồn được sản xuất theo phương pháp ủ men sinh học của Trung Nguyên mang đến bạn một hương vị cà phê thơm ngon, độc đáo và hấp dẫn bậc nhất. Legendee - nguồn năng lượng kích thích trí não và khơi nguồn sáng tạo. CLASSIC BLEND (lon 425g): Dựa trên những nguyên tắc chọn lọc kỹ lưỡng, những hạt cà phê ngon nhất thế giới, cộng với bí quyết của Trung Nguyên để tạo ra một sản phẩm cà phê đặc biệt có hương thơm lâu và quyến rũ, nước pha màu nâu nhạt nhưng vị thật đậm đà. Thứ 2 về cà phê hòa tan G7: cà phê hòa tan G7 3 in 1: Chiết xuất trực tiếp từ những hạt cà phê xanh, sạch, thuần khiết từ vùng đất bazan huyền thoại Buôn Ma Thuột kết hợp bí quyết khác biệt của cà phê tươi và công nghệ sản xuất hiện đại nhất Việt Nam, Trung Nguyên đem đến cho bạn sản phẩm cà phê hòa tan G7 thơm ngon và đậm đà. Thích hợp khi uống đá. Về hình thức mẫu mã bao bì đóng gói cũng có sự đa dạng: bao gồm cả gói vuông (sachet) và loại gói dài (stick). Bản thân mỗi loại cũng có sự đa dạng. Loại gói vuông thì được đựng trong hộp giấy loại 10 gói, 20 gói; loại gói dài được đựng trong túi loại 22 hoặc 40 gói nhỏ. Loại gói nhỏ dài được đựng trong hộp giấy to loại 18 hoặc 24 gói nhỏ. cà phê hòa tan G7 đen (Hộp 15 Sachet): Khi không có thời gian cho ly cà phê Trung Nguyên thì ly cà phê hòa tan đen G7 với vị cà phê đậm và mạnh sẽ giúp bạn nhanh chóng có một ly cà phê đen thơm ngon, tiện lợi. cà phê hòa tan Cappuccino: Sau một thời gian nghiên cứu, Công ty Cà phê Trung Nguyên đã cho ra đời sản phẩm cà phê hòa tan G7 Cappuccino. G7 Cappuccino được chắt lọc tinh túy từ những hạt cà phê ngon nhất Buôn Ma Thuột kết hợp bột kem và các nguyên liệu cao cấp khác, cộng với bí quyết độc đáo của Trung Nguyên, mang đến những người đam mê cà phê một loại cà phê hòa tan Cappuccino được pha chế theo phong cách Ý. Những người đam mê cà phê Cappuccino nay đã có thêm một lựa chọn: Với G7 Cappuccino, không cần phải đến quán vẫn có ngay 1 tách cà phê hòa tan Cappuccino mọi lúc mọi nơi, rất tiện lợi. Có 3 hương vị để bạn lựa chọn: Hazelnut, Irish Cream và Mocha. - G7 Cappuccino – Hazelnut: Hương vị quyến rũ của hạt dẻ hòa quyện cùng những hạt cà phê thơm ngon nhất từ vùng đất Buôn Ma Thuột, G7 mang đến bạn tách cà phê hòa tan Cappuccino hương Hazelnut nhẹ nhàng, đầy cảm xúc. - G7 Cappuccino – Irish Cream: Mùi rượu Liqueur thoáng nhẹ, vị kem thơm ngọt ngào, hòa cùng tinh chất cà phê tươi từ vùng đất đỏ Bazan huyền thoại, G7 mang đến bạn tách cà phê hòa tan Cappuccino hương Irish Cream mê say và khám phá. - G7 Cappuccino – Mocha: Sự kết hợp hương vị socola đậm đà và tinh chất của những hạt cà phê thơm ngon nhất, cùng với bí quyết khác biệt của cà phê tươi, G7 mang đến bạn tách cà phê hòa tan Cappuccino hương Mocha nồng nàn, đầy cá tính. cà phê hòa tan G7 2 in 1: cà phê đen có đường G7 2 in 1 do Trung Nguyên sản xuất từ nguyên liệu cà phê tốt nhất trên dây chuyền sản xuất hiện đại nhất kết hợp bí quyết phương đông độc đáo tạo nên một loại cà phê đen thứ thiệt mạnh mẽ. Thứ 3 về cà phê 777: Từ hình tượng chiếc máy bay Boeing 777 với sự mạnh mẽ cùng khả năng chinh phục không trung, vượt qua những hành trình dài xuyên lục địa, Trung Nguyên đã cho ra đời một sản phẩm cà phê mang tên 777. Với hương thơm quyến rũ, khẩu vị đậm rất đặc trưng chỉ có ở 777, đó là sự kết hợp tinh tế từ những hạt cà phê thơm ngon bậc nhất đến từ vùng đất Buôn Ma Thuột cùng với bí quyết rang xay độc đáo của Chuyên gia cà phê số 1 – Trung Nguyên. Không chỉ là một ly cà phê thơm ngon, phù hợp với gu thưởng thức, mà 777 sẽ tiếp cho bạn một nguồn năng lượng đích thực giúp thúc đẩy khả năng suy nghĩ, nắm bắt được những cơ hội và gầy dựng cùng bạn những thành công trong cuộc sống. Lucky (hộp 250g và 500g): Hỗn hợp đặc biệt của những hạt cà phê Arabica và Robusta đã cho ra đời một sản phẩm có hương vị thật êm với màu nước pha nâu đậm. Dùng nóng hoặc chung với đá là cách thưởng thức của những người sành uống cà phê. Hero (100g & 500g): Đây là loại sản phẩm có hương vị êm dịu đậm vừa, thích hợp cho những người mới thưởng thức cà phê. Win: (100g & 500g): Sự kết hợp của hai loại hạt Arabica và Robusta sẽ đem đến cho bạn một hương vị đậm đà, ngon hơn khi dùng chung với sữa hoặc đá. Victory: (100g & 500g): Một sản phẩm cà phê được chế biến từ những hạt cà phê Arabica và Robusta mang hương vị nồng mạnh thơm ngon, thích hợp cho những người có gu uống cà phê đậm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21875.doc
Tài liệu liên quan