1. Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại là gì?
Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh
giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (sau đây gọi chung là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT).
Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh. Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu.
Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”.
2. Có những loại “rào cản kỹ thuật” nào?
Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO phân biệt 03 loại biện pháp kỹ thuật sau đây:
Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ).
Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được một tổ chức được công nhận chấp thuận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc.
Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hoá với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure)
3. Mục tiêu Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với thương mại là gì?
Việc thông qua Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT – Agreement on Technical Barriers to Trade) trong khuôn khổ WTO là nhằm thừa nhận sự cần thiết của các biện pháp kỹ thuật đồng thời kiểm soát các biện pháp này nhằm đảm bảo các nước thành viên sử dụng đúng mục đích và không trở thành công cụ bảo hộ.
Hiệp định đưa ra các nguyên tắc và điều kiện mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hay các
quy trình đánh giá hợp chuẩn, hợp quy của hàng hoá.
74 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA trong xuất khẩu hàng hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hoá có hiệu quả khi đạt mức lợi nhuận dương và tăng theo từng năm. Điều này thể hiện sức cạnh tranh của Công ty ở mức khá cao.
Quá trình hoạt động, Công ty SONA đã luôn thực hiện tốt các hợp đồng được ký kết, không xảy ra trường hợp khiếu nại. Điều này đã làm cho uy tín của Công ty với các khách hàng và bạn hàng ngày càng tăng cao.
Hoạt động nghiên cứu thị trường ngày càng được quan tâm hơn, trong thời gian qua công ty đã không ngừng có gắng phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.
Năng lực cạnh tranh của công ty ngày càng được nâng cao khi Công ty luôn cố gắng thúc đẩy đa dạng hoá sản phẩm, hoàn thiện nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu. Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, Công ty đã mở thêm một số mặt hàng xuất khẩu mới như: mật ong, đá xẻ, chè xanh.
2.3.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Những tồn tại:
Nguồn hàng của Công ty là thị trường trong nước, là các sản phẩm của nông sản Việt Nam. Công ty không phải là đơn vị trực tiếp sản xuất. Chính vì vậy không thể tác động tới chất lượng của sản phẩm mà phụ thuộc vào nhà cung cấp. Do các hàng nông sản của Việt Nam có chất lượng thường không ổn định, số lượng thay đổi theo vụ mùa và thời tiết nên sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
Công tác phát triển thị trường mặc dù đã được quan tâm, tuy nhiên hoạt động này chưa đi vào chuyên nghiệp. Công ty chưa có những chiến lược phát triển thị trường cụ thể.
Năng lực cạnh tranh của Công ty SONA chỉ ở mức trung bình, điều này được thể hiện rõ qua sự chênh lệnh giữa các tỷ suất lợi nhuận của Công ty so với Công ty Generalexim. Khả năng tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn kinh doanh của Công ty còn thấp. Do đó, trong thời gian tới Công ty cần phải có những biện pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh doanh và gia tăng lợi nhuận.
Hộp 2.1 Logistics vẫn thiếu và yếu
Chi phí logistics (gồm vận chuyển, bốc xếp hàng hóa, các dịch vụ hỗ trợ…) của Việt Nam chiếm đến 25% GDP (tổng thu nhập trong nước). Như vậy mỗi năm Việt Nam phải chi hơn 17,5 tỷ USD cho hoạt động của logistics. Đó là con số được đưa ra tại hội thảo quốc tế về “Quản lý rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng” diễn ra tại TP Hồ Chí Minh ngày 18-9 vừa qua.
Theo tiến sĩ Nguyễn Tuấn Hoa - Phó giám đốc Công ty Tư vấn Phát triển Duyên Hải, nếu so với một số nước khác thì chi phí logistics của Việt Nam là khá cao. Ở Trung Quốc chi phí này chỉ chiếm 21%, Hàn Quốc 16%, Nhật Bản 11% , Mỹ chỉ có 9,5%... Hiện nay Việt Nam không có cảng nước sâu nên không thể vận chuyển hàng hóa một cách trực tiếp mà phải thông qua khâu trung chuyển. Trong khi đó, chi phí cho mỗi container trung chuyển là 400USD, đưa chi phí trung chuyển lên đến 1,72 tỷ USD/năm.
Nguyên nhân:
− Nguyên nhân khách quan:
• Chi phí logistics ( bao gồm vận chuyển, bốc xếp hàng hoá, các dịch vụ hỗ trợ … ) của Việt Nam hiện nay khá cao, chiếm đến 25% GDP của cả nước. Đây chính là một gánh nặng cho các công ty xuất khẩu, làm gia tăng chi phí trong quá trình hoạt động. Kết quả tất yếu sẽ dẫn đến việc phải gia tăng giá của sản phẩm xuất khẩu, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam hiện nay rất kém. Hệ thống giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hoá dễ dẫn đến ách tắc, hệ thống kho tàng, bến bãi thiếu thốn, quy mô nhỏ gây hạn chế cho hoạt động lưu giữ hàng hoá. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có cảng biển đạt tiêu chuẩn quốc tế, không thể cho các tàu biển có tải trọng lớn cập bến. Hàng xuất khẩu của Việt Nam phải tiến hành trung chuyển tới càng lớn và làm đội chi phí.
• Việt Nam là nước còn mang nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Chính vì vậy, quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông sản xuất khẩu nói riêng còn tồn tại nhiều bất cập. Việc không có quy hoạch phát triển sản xuất theo vùng, quá trình sản xuất tự phát và sử dụng các công nghệ kỹ thuật lạc hậu là nguyên nhân của sự không ổn định về chất lượng và sự yếu kém về chất lượng sản phẩm. Do đó, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam nói chung và những công ty xuất khẩu nông sản nói riêng như SONA. Bên cạnh đó, các mặt hàng xuất khẩu khác của Công ty cũng là hàng hoá sản xuất tại thị trường nội địa của Việt Nam, có chất lượng không cao bằng sản phẩm của các quốc gia áp dụng công nghệ tốt hơn.
− Nguyên nhân chủ quan
• Công ty SONA chưa tiến hành cổ phần hoá, vẫn là một công ty đơn thuần trực thuộc nhà nước, chính vì vậy khó có thể phát huy được hết nguồn lực của mình. Đội ngũ nhân viên còn thiếu những nhân viên chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm. Mặt khác, do là một công ty nhà nước nên sự cạnh tranh trong công việc không cao, tạo nên sức ỳ trong sự phát triển của công ty.
• Công ty chưa có phòng nghiên cứu và phát triển thị trường riêng biệt. Do đó hoạt động này còn có những hạn chế nhất định.
• Nguồn vốn kinh doanh của Công ty chưa lớn để mở rộng thêm quy mô kinh doanh, phát triển thêm nhiều nguồn hàng mới.
• Các sản phẩm xuất khẩu của Công ty chủ yếu là hàng nông sản hoặc đã nguyên liệu. Đây là các mặt hàng có giá trị thấp, khả năng tạo lợi nhuận không cao. Trong thời gian tới, SONA cần phát triển thêm các mặt hàng mới có khả năng sinh lợi cao.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty SONA trong xuất khẩu hàng hoá
3.1 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hướng phát triển khách quan chi phối đến nền kinh tế của các quốc gia. Quá trình này sẽ thúc đẩy sự liên kết giữa các nền kinh tế, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội. Một sản phẩm sẽ không chỉ được sản xuất đơn thuần ở một quốc gia mà có thể tiến hành sản xuất từng bộ phận tại các quốc gia khác nhau để tận dụng lợi thế cạnh tranh. Qua đó, các nền kinh tế sẽ có sự gắn kết mật thiết, ngày càng chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế cũng sẽ xoá bỏ đi những rào cản đối với các nền kinh tế. Sẽ không còn những rào cản nhằm hạn chế các sản phẩm nước ngoài, sẽ không còn những biện pháp bảo hộ đối với hàng hoá trong nước. Thay vào đó, chúng ta sẽ có một thị trường chung thống nhất, đó chính là thị trường thế giới. Các quốc gia sẽ có thể dễ dàng tham gia vào thị trường này, tận dụng các lợi thế cạnh tranh của mình để thu lợi nhuận. Các sản phẩm, các nguồn lực sẽ có thể tự do di chuyển trên toàn thế giới trong một thị trường bình đẳng chung cho tất cả.
Không nằm ngoài xu hướng chung đó, Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế thế giới. Quá trình này mở ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp, công ty ở Việt Nam. Đó là sự tiếp cận với rất nhiều thị trường mớí, sự xoá bỏ của những rào cản xâm nhập đối với những thị trường này; là sự cạnh tranh bình đẳng không phân biệt đối xử đối với những quốc gia khác nhau. Thông qua hội nhập, Việt Nam có thể tận dụng những lợi thế cạnh tranh của quốc gia, tận dụng những nguồn lực to lớn của đất nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhằm đảm bảo xây dựng một quốc gia giàu đẹp, đảm bảo cuộc sống ngày càng được cải thiện cho người dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội do quá trình hội nhập đem lại thì cùng với nó là những thách thức vô cùng to lớn. Khi Việt Nam hội nhập, chính phủ sẽ phải mở cửa nền kinh tế cho hàng hoá nước ngoài, sẽ không còn các biện pháp bảo hộ cho các doanh nghiệp, công ty trong nước. Do đó, các doanh nghiệp và công ty của Việt Nam phải đối đầu với sự cạnh tranh rất khốc liệt của các công ty nước ngoài, phải đối đầu với sự đào thải khắc nghiệt của các quy luật thị trường. Xuất phát từ thực tế đó, các công ty, doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể tồn tại và phát triển.
3.2 Quy định của WTO tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam
Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải tuân thủ các quy định của WTO đã được thoả thuận trong quá trình đàm phán. Các quy định này sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế nói chung và tới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nói riêng. Các quy định này sẽ gây ra những tác động tích cực lấn tiêu cực, làm ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu.
♦ Quy định về thuế quan, thuế nội địa
Khi Việt Nam gia nhập WTO, các quốc gia sẽ áp dụng mức thuế nhập khẩu cho hàng hoá từ Việt Nam giống như mức thuế áp dụng cho các thành viên khác dựa trên biểu cam kết khi quốc gia đó gia nhập WTO (đãi ngộ tối huệ quốc). Điều này đồng nghĩa với việc thuế nhập khẩu hàng hoá sẽ giảm trên phần lớn các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ có thể giảm chi phí trong quá trình hoạt động và hạ giá thành của sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, các quốc gia thành viên của WTO sẽ không được phân biệt đối xử đối với hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam so với từ các quốc gia khác cũng như hàng hoá nội địa. Các mức thuế, phí, lệ phí sẽ được áp dụng như nhau đối với hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam, từ một quốc gia khác và hàng hoá nội địa. Các quy định này đã tạo nên cơ hội cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, xoá bỏ các bất lợi khác về thuế trước đây, làm gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại thị trường xuất khẩu.
♦ Quy định về các biện pháp phi thuế
Các nước thành viên của WTO không đuợc phép sử dụng các hàng rào phi thuế đối với hàng hoá xuất khẩu từ các nước thành viên khác như hạn ngạnh nhập khẩu, cấm nhập khẩu … Mọi chính sách, cơ chế, biện pháp quản lý thương mại của các nước nhập khẩu phải được thông báo công khai. Do đó, hàng xuât khẩu của Việt Nam sẽ xâm nhập dễ dàng vào các thị trường, làm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu.
♦ Quy định về rào cản kỹ thuật
WTO đưa ra Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) và Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS). Các hiệp định này cho phép các quốc gia thành viên áp đặt một hệ thống các quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật và một hệ thống các quy tắc vệ sinh dịch tễ mà hàng hoá nhập khẩu bắt buộc phải tuân thủ. Các quy định này được áp dụng chung đối với hàng hoá nhập khẩu và hàng nội địa.
Thực tế, mỗi quốc gia thành viên đều có quyền tự thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn riêng. Các tiêu chuẩn quốc tế chỉ mang tính khuyến nghị, làm mô hình, không bắt buộc phải áp dụng. Do đó có không ít các trường hợp những tiêu chuẩn và quy tắc về vệ sinh an toàn này trở thành rào cản khiến hàng hoá từ các nước xuất khẩu, đặc biệt là các nước đang phát triển không thể tiếp cận được thị trường. Các tiêu chuẩn kỹ thuật đó bao gồm:
• Tiêu chuẩn liên quan đến đặc tính tính của tính sản phẩm.
• Tiêu chuẩn liên quan đến quy trình và phương pháp sản xuất có ảnh hưởng đến đặc tính của sản phẩm.
• Tiêu chuẩn, quy tắc về thuật ngữ và ký hiệu đối với sản phẩm.
• Các yêu cầu về đóng gói và ghi nhãn mác.
Các quy định này sẽ làm gia tăng chi phí của các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là doanh nghiệp của các nước đang phát triển do phải đổi mới hệ thống công nghệ và tiêu chuẩn; tiến hành các thủ tục để xin những giấy chứng nhận cần thiết.
♦ Quy định về trợ cấp
Trong các cam kết gia nhập WTO, Việt Nam phải tiến hành xoá bỏ các hoạt động trợ cấp của mình nhằm đảm bảo công bằng trong thương mại. Cụ thể các trợ cấp đối với hàng hoá xuất khẩu bị xoá bỏ:
• Với sản phẩm nông sản: Việt Nam phải xoá bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu kể từ ngày gia nhập WTO, các hình thức xuất khẩu nông sản xuất khẩu khác sẽ vẫn được phép duy trì.
• Với sản phẩm phi nông nghiệp: Tiến hành bãi bỏ các loại hình trợ cấp trực tiép từ ngân sách nhà nước như: bù lỗ cho hoạt động xuất khẩu, thưởng theo kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất cho hợp đồng xuất khẩu… kể từ khi gia nhập WTO. Trợ cấp xuất khẩu gián tiếp dưới dạng ưu đãi đầu tư dành cho sản xuất hàng xuất khẩu sẽ không được cấp thêm từ khi Việt Nam gia nhập WTO.
Các quy định xoá bỏ trợ cấp sẽ khiến cho Việt Nam không thể trực tiếp tác động tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, Nhà nước cũng có thể tiến hành những biện pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và công ty xuất khẩu thông qua các hoạt động đầu tư nhằm nâng cao chất lượng giống, thuỷ lợi, công nghệ sản xuất, thu hoạch; xây dựng hệ thống bến bãi, kho chứa, đường giao thông. Nhà nước đầu tư xây dựng các cảng biển, các công trình phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.
3.3 Các giải pháp của Công ty SONA
3.3.1 Thu hút và sử dụng vốn hiệu quả
Các doanh nghiệp tại Việt Nam phần lớn đều có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn có nhiều hạn chế. Thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh là một khó khăn cho các doanh nghiệp, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, là rào cản đối với việc mở rộng quy mô, thực hiện các thay đổi cần thiết, làm suy giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, các công ty, doanh nghiệp cần phải có những giải pháp tốt trong quá trình thu hút vốn và sử dụng nguồn vốn thật hiệu quả để tận dụng tối đa các nguồn lực, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao khả năng trên thị trường.
Trước hết, Công ty SONA cần phải phân tích tài chính của một số năm trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và nhu cầu thực tế về vốn của giai đoạn trước. Dựa trên nhu cầu về vốn được lập, tiến hành xác định lượng vốn còn thiếu, so sánh chi phí phát sinh giữa các biện pháp huy động vốn có thể sử dụng trong tình hình của công ty để lựa chọn ra một phương án hiệu quả nhất.
Để đáp ứng vốn cho hoạt động kinh doanh và quá trình phát triển của công ty, SONA có thể huy động từ một số nguồn như :
− Huy động nguồn vốn từ đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty dưới các hình thức vay ngắn hạn hoặc dài hạn với lãi suất khuyến khích. Bên cạnh đó, có thể áp dụng mức thế chấp nhất định đối với nhân viên mới vào làm tại Công ty.
– Tiến hành cổ phẩn hoá công ty để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trên thị trường. Trong đó, Nhà nước vẫn nắm giữ 51% cổ phần để nắm quyền khống chế Công ty.
− Vay vốn kinh doanh từ ngân hàng: đây là nguồn vốn quan trọng nhưng không thể là nguồn vốn thường xuyên. Thông thường nguồn vốn ngân hàng thường được huy động trong các kế hoặch trung và dài hạn. Trong ngắn hạn và các tình huống phát sinh, khó có thể sử dụng nguồn vốn này do thủ tục tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, khi vay vốn ngân hàng trong khoảng thời gian dài sẽ giúp công ty giảm được chi phí so với các khoản vay ngắn hạn.
− Vốn chiếm dụng: thực chất đây chính là khoản tiền do người mua trả trước cho người bán. Khi sử dụng nguồn vốn này công ty sẽ không phải trả phí sử dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là nguồn vốn tạm thời và không mang tính ổn định.
Để có thể huy động tốt được nguồn vốn, Công ty SONA cần phải thực hiện tốt các công việc:
• Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với nhu cầu thực tế trong từng thời kỳ.
• Gây dựng lòng tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của công ty, thanh toán các khoản nợ đúng hạn.
• Sử dụng vốn hiệu quả, chứng minh kết quả sử dụng vốn thông qua các báo cáo tài chính.
Bên cạnh việc thực hiện tốt các biện pháp thu hút vốn, Công ty cần phải nâng cao hiệu quả sử vốn thông qua các biện pháp:
• Có chiến lược sử dụng nguồn vốn thích hợp với từng giai đoạn.
• Nâng cao chất lượng quản lý tài chính, minh bạch các chi tiêu tài chính của công ty.
• Giảm các chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh.
• Đẩy nhanh tốc độ xoay vòng vốn thông qua các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
• Tăng cường quản lý các nguồn thu của Công ty. Nghiên cứu khả năng thanh toán của các khách hàng. Đối với những khách hàng nhỏ hoặc lần đầu hợp tác, cần thanh toán giá trị hợp đồng ngay. Đối với những khách hàng thanh toán chậm, cần có những biện pháp thu hồi nợ thích hợp.
3.3.2 Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn
Chiến lược phát triển là điểm yếu của rất nhiều công ty Việt Nam, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ. Thường thì các công ty chỉ đặt ra mục tiêu hoạt động ngắn hạn mà thiếu tầm nhìn xa, định hướng lâu dài. Do đó, công ty thường gặp khó khăn khi có nhiều biến động xảy ra.
Để có thể xây dựng được chiến lược kinh doanh tốt, Công ty SONA cần thực hiện các biện pháp như:
• Xác định rõ vị thế của mình: công ty cần xác định được vị thế cạnh tranh, các nguồn lực, điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình hoạt động.
• Đánh giá đồi thủ cạnh tranh: xác định rõ một số đổi thủ cạnh tranh tiêu biểu, từ đó xây dựng phương án gia tăng năng lực cạnh tranh của công ty.
• Tham khảo kinh nghiệm phát triển từ một số công ty trong cùng lĩnh vực hoạt động có nhiều thành công.
• Lấy ý kiến chuyên gia, hoặc thuê một số công ty tư vấn có uy tín như: VINA HEAD HUNTER, Le & Associates, Công ty cổ phần chứng khoán FPT ( FPTS).
3.3.3 Phát triển nguồn nhân lực
Có thể nói rằng yếu tố con người chính là một yếu tố quyết định tới sự thành công, tới sự phát triển và hưng thịnh của bất cứ công ty nào. Đặc biệt trong nền kinh tế tri thức hiện nay, vai trò của con người ngày càng được đề cao hơn nữa trong quá trình sản xuất-kinh doanh. Giá trị của một công ty không chỉ được đánh giá thông qua những tài sản mà công ty sở hữu mà còn thông qua năng lực của đội ngũ nhân viên. Chính vì vậy, đầu tư cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và sử dụng hợp lý, hiệu quả lao động là sự đảm bảo cho quá trình phát triển ổn định và mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty nên xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm và phải có định hướng lâu dài và phải hoàn thành tốt những công việc sau:
− Cần phải sử dụng nhân viên đúng việc, đúng vị trí, phù hợp với trình độ chuyên môn. Công ty phải có chế độ khen thưởng rõ ràng để khích lệ nhân viên, bên cạnh đó cũng cần phải có những quy định chặt chẽ về trách nhiệm đối với công việc được giao.
− Nâng cao tính liên kết giữa các thành viên trong công việc, thúc đẩy các công việc theo nhóm.
− Tạo môi trường thân thiện trong công ty, thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, các chương trình giúp cho đội ngũ nhân viên có thể hiểu nhau hơn, tạo không khí thoải mái và thân thiện trong công việc.
– Công ty nên có các biện pháp khuyến khích khả năng sáng tạo của cán bộ nhân viên trong công việc. Có thể lập ra một quỹ khen thưởng để kịp thời động viên những cá nhân có ý kiến xuất sắc. Mặt khác, nên cho phép các nhân viên có thể mạnh dạn đưa ra ý kiến mới trong các cuộc họp công ty; có thể lập một hộp thư hay một đường dây nóng để đón nhận các ý kiến đóng góp này thường xuyên.
– Xác định được nhu cầu về nguồn nhân lực trong tương lai của Công ty, sao cho phù hợp với sự phát triển và quy mô kinh doanh. Từ đó thực hiện tốt khâu tuyển dụng để chọn ra những ứng viên thật sụ phù hợp và có tâm huyết. Đảm bảo cho Công ty không bị thiếu nhân viên, ảnh hưởng tới hoạt động của toàn Công ty.
– Xuất phát từ chiến lược phát triển nguồn nhân lực, Công ty cần xác định những nhân viên cần thiết, phù hợp để đưa đi đào tạo thêm, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên, góp phần tăng năng suất lao động. Sử dụng phương pháp đào tạo hợp lý như đào tạo tại chỗ, cử đi học, đào tạo ngắn hạn hay dài hạn. Kết hợp các phương pháp này để đạt được hiệu quả cao nhất mà không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty.
3.3.4 Xây dựng chương trình phát triển thị trường hợp lý
Thị trường là yếu tố then chốt, quyết định tới sự tồn tại phát triển của tất cả các công ty dù trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào. Trước hết, thị trường là đầu ra của sản phẩm, dịch vụ, là nơi tạo ra nguồn doanh thu, lợi nhuận cho công ty. Nếu không thể duy trì và ngày càng phát triển được thị trường kinh doanh, công ty sẽ không tiêu thụ được sản phẩm, không thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và đi đến phá sản. Mặt khác, thông qua sự phản hồi của thị trường, công ty sẽ nắm được các biến động, sự thay đổi của quan hệ cung cầu, giá cả, thái độ và mong muốn của khách hàng. Dựa trên những thông tin đó, công ty sẽ có những phản ích tích cực, đề ra những giải pháp kịp thời trước những biến động, tiến hành các thay đổi và xây dựng các chiến lược kinh doanh thích hợp với yêu cầu của thị trường. Chính vì vậy, công ty cần phải giữ vững và củng cố những thị trường sẵn có, duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác trước đây.
Đầu tiên, công ty cần tiến hành các biện pháp thu thập thông tin thị trường thông qua các nguồn:
• Hệ thống báo chí, phương tiện thông tin đại chúng.
• Thông tin từ các trung tâm xúc tiến thương mại, các hiệp hội ngành nghề.
• Thông tin của các công ty chuyên nghiên cứu và phân tích thị trường, những công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thông tin.
• Qua phản ánh của người tiêu dùng.
• Qua kết quả các cuộc khảo sát, đánh giá thị trường.
Để có thể thu thập được thông tin về thị trường thông qua những nguồn nêu trên, Công ty SONA có thể tiến hành các biện pháp:
• Thành lập một phòng nghiên cứu và phát triển thị trường chuyên nghiệp. Phòng sẽ có nhiệm vụ chuyên nghiên cứu, đánh giá các biến động của thị trường, dự báo xu hướng biến đổi và phát triển trong tương lai. Tiến hành tìm kiếm các đối tác, thị trường tiềm năng nước ngoài. Tìm kiếm các thông tin về thị hiếu tiêu dùng của các thị trường trọng tâm.
• Cử cán bộ đi công tác, khảo sát thị trường nước ngoài. Liên hệ với các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam và nước ngoài để yêu cầu hỗ trợ thông tin.
• Mua thông tin từ các công ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp.
Thông qua hệ thống thông tin thu thập được, cần phân tích, đánh giá những thông tin này, từ đó lập nên chiến lược phát triển thị trường của Công ty trong giai đoạn trung hạn (3-5 năm). Chiến lược được lập phải dựa trên các khả năng về tài chính, nhân lực và định hướng phát triển của công ty. Quá trình hình thành chiến lược có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia hoặc thuê các công ty tư vấn.
3.3.5 Đẩy mạnh hoạt động Marketing
Có thể nói rằng hoạt động Marketing, quảng bá hình ảnh là một yếu tố không nhỏ đóng góp trong sự thành công của một công ty. Có thể làm tốt được điều này thì mới có thể khiến cho thông tin về một công ty được lan truyền rộng rãi trong công chúng. tạo ra một mối liên hệ giữa công ty và hệ thống khách hàng. Thông qua marketing, những thông tin về dịch vụ, lợi ích mà công ty có thể đem lại cho khách hàng sẽ được phổ biến, làm cho khách hàng có thể nhận thức rõ công ty này có thể đem lại được những gì cho mình. Qua đó cũng tác động thay đổi thái độ của khách hàng đối với công ty và xây dựng được một thương hiệu đặc thù của công ty, khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh như thế nào. Hoạt động này có thể được thực hiện thông qua các phương thức phổ biến như sau :
• Thông qua trang web của công ty: hiện nay, Công ty SONA đã có trang web tại địa chỉ www.sona.com.vn . Trang web này đã được xây dựng bằng hai thứ tiếng là tiếng việt và tiếng anh để tiện cho khách hàng trong nước và các công ty đối tác nước ngoài có thể tiện tham khoả. Trên trang web của Công ty đã có đầy đủ thông tin về quá trình thành lập và các lĩnh vực hoạt động của Công ty. Tuy nhiên, trang web còn khá sơ sài và chỉ mang những thông tin chung chung. Công ty cần phải hoàn thiện hơn nữa và cung cấp cáo báo cáo tài chính để khẳng định hiệu quả kinh doanh, uy tín của công ty.
• Qua hệ thống quảng cáo của truyền hình, báo chi: tiến hành quảng cáo thông qua kênh truyền hình, báo chí là phương thức khá phổ biến. Phương pháp này có ưu điểm là số lượng người theo dõi đông đảo do đó có thể tạo nên ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, cách quảng cáo này có chi phí khá cao.
• Qua mạng: quảng cáo qua mạng vẫn còn là một phương thức khá mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, nó có đặc điểm là số lượng người truy cập nhiều, thông tin phát tán nhanh. Công ty nên quảng cáo tại những trang web chuyên ngành, cử nhân viên tham gia vào các diễn đàn về kinh tế và đăng tin quảng cáo, thảo luận.
• Thông qua các hội trợ triển lãm của ngành: phương thức này có lợi thế là giới thiệu trực tíêp các sản phẩm của công ty tới người tiêu dùng.
• Truyền miệng: đây là phương thức sử dụng tin đồn và những lời bình luận truyền miệng. Công ty có thể tiến hành phương thức này thông qua đội ngũ nhân viên, truyền tải thông tin về công ty qua hệ thống các mối quan hệ của mỗi cá nhân trong công ty.
• Đẩy mạnh sự giao thiệp với cộng đồng : tham gia hoặc tài trợ vào các chương trình dành cho cộng đồng là một trong những giải pháp mà nhiều công ty áp dụng. Một mặt, những hoạt động này sẽ giúp truyền bá hình ảnh của công ty tới công chúng, khẳng định thương hiệu của công ty tới các khách hàng và đối tác. Mặt khác, sẽ giúp cho nhiều cá nhân có năng lực biết đến công ty, tạo thuận lợi cho việc tuyển dụng, bổ sung nhân viên.
3.3.6 Tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ
Hiện nay, trong một lĩnh vực, có rất nhiều công ty trong và ngoài nước cùng hoạt động, cạnh tranh lẫn nhau. Những công ty này đưa ra các sản phẩm, dịch vụ có nhiều điểm tương đồng với nhau, vì vậy chúng có thể dễ dàng thay thế cho nhau. Nếu một công ty có khả năng tạo ra được sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ của mình so với công ty khác sẽ dễ dàng gây được sự chú ý với khách hàng và sẽ nắm được nhiều khả năng tiêu thụ sản phẩm hơn đối thủ. Do đó, luôn tạo ra sự khác biệt đối với công ty khác chính là một phương thức giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của một công ty.
Hộp 3.1: Chim gỗ Việt Nam bay sang Trung Đông
Một doanh nhân của Tp.HCM sang dự Hội chợ quốc tế Dubai (UAE), mang... thử hai container chim gỗ, nào ngờ ngay hôm khai mạc đã bán hết veo lại còn bị mắng: "Sao mà mang sang ít thế?".
Ông gọi điện về nhà chuẩn bị, và lên ngay máy bay về thành phố, chở thêm ba container bằng máy bay cargo sang, vì hội chợ chỉ diễn ra trong bảy ngày. Kết quả là trừ mọi chi phí ăn ở, đi lại... còn gần 200.000 USD lãi ròng!
Bên cạnh đó, Công ty SONA cần phải không ngừng tìm tòi, khám phá các sản phẩm mới, các sản phẩm đặc biệt đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Khi có thể cung cấp một sản phẩm mới có nhiều tiềm năng, công ty sẽ dễ dàng chiếm lĩnh được thị trường và thu được lợi nhuận cao do độc quyền trong thời gian đầu.
Trên đây là một đoạn trích của bài báo về một sản phẩm khá độc đáo. Một doanh nhân đã mang chim ưng gỗ sang các nước Trung Đông và thu được lợi nhuận cao. Doanh nhân này đã thành công do nhận thấy đây là một thị trường thiếu gỗ, chính vì vậy các đồ dùng sản xuất từ gỗ là những sản phẩm được ưa chuộng. Ngoài ra, chim ưng là con vật được các gia đình khá giả, giàu có ở khu vực này yêu thích nên sản phẩm này đã đáp ứng được tâm lý khách hàng.
3.4 Một số kiến nghị với chính phủ
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế nói riêng và của các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá nói riêng, Chính phủ cần phải có những chính sách, biện pháp hỗ trợ thích hợp để giúp đỡ các doanh nghiệp, đó là các biện pháp như:
♦ Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách
Việt Nam cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách hơn nữa, theo hướng phù hợp với các quy định mà Việt Nam đã ký và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Có thể hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách thì Việt Nam mới có thể tạo ra được một môi trường kinh doanh hấp dẫn, thông thoáng, minh bạch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
Hành chính phức tạp, rườm rà với những bất cập chính là sự cản trở việc xâm nhập của các công ty quốc tế, là sự quản trở quá trình hoạt động của các doanh nghiệp và công ty tại Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải làm tốt hơn nữa công việc cải cách, tinh giản bộ máy hành chính của mình để tạo ra sự bôi trơn, thúc đẩy quá trình phát triển của nền kinh tế trong nước và ngăn chặn tiêu cực.
Các chinh sách của Việt Nam cần ưu tiên hơn nữa tới sự phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực của quốc gia, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, tạo lập một môi trưòng thân thiện cho hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng.
♦ Tăng cường ổn định thị trường trong nước
Đối với các công ty thương mại, kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, thị trường trong nước chính là nơi cung cấp nguồn hàng cho hoạt động của công ty. Do đó, sự ổn định của thị trường trong nước chính là điều kiện đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các công ty xuất khẩu có thể tiến hành suôn sẽ. Điều này đòi hỏi cần phái có các tác động của Chính phủ nhằm kìm hãm các biến động phát sinh và giúp đỡ các công ty xuất khẩu vượt qua khó khăn khi thị trưòng có những thay đổi bất lợi.
♦ Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan quản lý của Chính phủ có tác động rất lớn tới hoạt động của cả nền kinh tế. Đây cũng chính là đội ngũ đề ra những chính sách, chiến lược phát triển cho nền kinh tế quốc gia. Chính vì vậy, Chính phủ cần phải có những chương trình đào tạo, bồi dưõng thích hợp để không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, nhằm đáp ứng được những yêu cầu do quá trình phát triển kinh tế đặt ra.
Bên cạnh đó, đạo đực, phẩm chất của các nhân viên nhà nước cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm. Tình trạng nhũng nhiếm, quan liêu, tham ô trong đội ngũ cán bộ quản lý sẽ tạo thành sức ỳ, là rào cản cho sự tiến bộ chung của nền kinh tế. Nếu để tồn tại nhiều cán bộ nhà nước bị suy thoái sẽ gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động của các doanh nghiệp. Thêm vào đó, sự tha hoá đạo đức còn dẫn đến những tổn thất, chi phí rất lớn cho các doanh nghiệp. Các chi phí phát sinh do tiêu cực này sẽ tạo nên sức nặng cho các doanh nghiệp, khiến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp suy giảm. Vì vậy, Chỉnh phủ cần tích cực tuyên truyền và giáo dục, nâng cao ý thức, phẩm chất cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và sử dụng nhiều chế tài để nâng cao tinh thẩn trách nhiệm đối với công việc.
♦ Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình, các công ty cần phải có một đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng tốt và tác phong chuyên nghiệp. Điều này đòi hỏi không chỉ quá trình đào tạo bồi dưõng nhân viên của các công ty mà cần phải có sự hỗ trợ của Chính phủ trong các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
Trước hết, chính phủ cần đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động đào tạo, đó là xây dựng thêm các trung tâm dạy nghề, hỗ trợ các trưòng đại học, các cơ sở đào tạo xây dụng thêm phòng học, mở rộng quy mô đào tạo thông qua trực tiếp đàu tư hoặc chính sách cho vay ưu đãi.
Hiện nay, các chưong trình đào tạo, giáo dục đang còn nhiều hạn chế, nhược điểm. Một vấn đề mà các doanh nghiệp, công ty gặp phải đó là sinh viên khi ra trưởng có kiến thức khá nhiều nhưng không phù hợp với công việc, với những yêu cầu đặt ra của các công ty. Do đó, các chương trình đào tạo cần có sự thay đổi phù hợp theo hướng khuyến khích sinh viên, học sinh thực hành và sáng tạo. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục cần đào tạo thêm các kỹ năng phát triển cá nhân, các kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên. Các kỹ năng này sẽ có tác động hỗ trợ cho cá nhân không chỉ trong công việc mà trong cả quá trinh phát triển.
♦ Hỗ trợ thông tin thị trường xuất khẩu
Một trong những điểm yếu của các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu của Việt Nam đó là thiếu thông tin về thị trường và khách hàng. Do đó, Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể chủ động hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Các cơ quan chuyên môn của chính phủ như các Đại sứ quán,các thương vụ, các trung tâm xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài sẽ cung cấp, hỗ trợ thông tin về thị trường, sản phẩm hàng hoá; định kỳ dự báo về tình hình cung cầu, giá cả thị trường giúp doanh nghiệp chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh; duy trì hoạt động các trang thông tin điện tử, trang chợ ảo công thương, kịp thời cập nhật cung cấp thông tin giới thiệu sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp nhập khẩu tại nước sở tại.
♦ Xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu
Trong thời gian tới, Chính phủ cần phải có một chiến lược cụ thể nhằm phát triển hệ thống hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu. Chính phủ trực tiếp hoặc kêu gọi sự đầu tư vào xây dựng, nâng cấp các cảng biển theo tiêu chuẩn quốc tế. Tiến hành cải thiện hệ thống kho chứa, các công cụ hỗ trợ vận chuyển, tháo dỡ hàng hoá. Đầu tư phát triển hệ thống giao thông tại các khu vực xung quanh các cảng biển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hoá.
Kết luận
Việt Nam đang ngày càng hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu trong nước khi có thể tiếp cận với những thị trường lớn hơn, có thể hợp tác với những đối tác mới. Tuy nhiên, sức ép cạnh tranh đối với các công ty Việt Nam cũng tăng lên khi đối thủ của chúng ta là rất nhiều công ty nước ngoài với quy mô lớn, phong cách chuyên nghiệp, sản phẩm có chất lượng cao. Để có thể tồn tại và phát triển, các công ty của Việt Nam cần phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá, Công ty SONA đã đạt được nhiều thành tựu trong giai đoạn qua, khẳng định được vị thế cạnh tranh của mình. Công ty không tự ngừng hoàn thiện thông qua đa dạng hoá sản phẩm, phát triển các thị trường tiềm năng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, khẳng định uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của Công ty ngày càng được nâng cao, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Công ty.
Trong thời gian tới, để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đáp ứng các yêu cầu của duy trì và phát triển hoạt động xuất khẩu, SONA cần có các chiến lược phát triển thích hợp. Công ty cần hoàn thiện hệ thống quản lý để có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong quá trình kinh doanh; chú ý phát triển, nâng cao năng lực, kỹ năng đội ngũ cán bộ nhân viên công ty và có chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với những yêu cầu đặt ra của quá trình phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, SONA cần phải không ngừng tìm kiếm, phát triển các thị trường mới; tìm kiếm những sản phẩm mới có tiềm năng cao. Công ty cần chú trọng tới những hoạt động marketing, quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu để có thể tìm kiếm các đối tác mới, nâng cao uy tín của công ty đối với các khách hàng.
Danh mục tài liệu tham khảo
− Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch và công tác năm 2005, 2006, 2007, 2008 Công ty SONA
− Báo cáo tài chính năm 2008 các công ty Generalaxim, Intimex Hồ Chí Minh
− Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (đồng chủ biên ), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động xã hội-2005
− Vũ Trọng Lâm, Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia 2006
− Số liệu phòng kế toán Công ty SONA
− Tư liệu văn phòng Công ty SONA
− Nguyễn Hữu Thắng, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, NXB Chính trị quốc gia 2008
− www.baocongthuong.com.vn
− www.generalexim.com.vn
− www.intimexhcm.com
− www.moi.gov.vn ( Trang web Bộ Công Thương )
− www.ncseif.gov.vn ( Trung tâm thông tin & dự báo )
− www.saga.vn ( Trang web giải pháp kinh tế )
− www.sona.com.vn
− www.vitinfo.com.vn ( Trang thông tin Việt Nam và Quốc tế)
Phụ lục
Phụ lục 1: Khối lượng hàng hoá XNK Công ty SONA giai đoạn 2005-5008
Năm 2005
1
KDT
Khô đậu tương
tấn
180
2
NBBN
Hàng Khac
tấn
67
3
NKGOSOI
Gỗ sồi
m3
67
4
NKHATNHUA
Hạt nhựa nguyên sinh
tấn
523
5
NKINOX
Inốc
tấn
34
6
NKKEM
Kẽm
tấn
100
7
NKTHEP
Thép
tấn
18,858
8
NKVONGBI
vòng bi
vòng
67,489
9
XKCAFE
Cà phê xuất khẩu
tấn
815
10
XKCAOSU
Cao su xuất khẩu
tấn
1,049
11
XKDA
Đá cục
Viên
1,433
12
XKHANGTD
Hàng tiêu dùng các loại
thùng
51,272
13
XKHATDIEU
Hạt điều
LB
207,200
14
XKKEMDR
Kem đánh răng các loại
thùng
2,802
Năm 2006
Stt
Mã vật t
Tên vật t
Đvt
Số lượng
1
NKHATNHUA
Hạt nhựa nguyên sinh
tấn
49.5
2
NKTHEP
Thép
tấn
25 539.826
3
XKCAOSU
Cao su
tấn
993.
4
XKCAPHE
Cà phê
tấn
20.969
5
XKHATDIEU
Hạt điều
LB
840 000.
6
XKHTD
Hàng tiêu dùng các loại
thùng
61 975.
7
XKKHANBONG
Khăn bông
chiếc
328 000.
8
XKMAY
May mặc xuất khẩu
chiếc
107 386.
9
XKTINHBOTKMI
Tinh bột khoai mì
tấn
1 667.
Năm 2007
Stt
Mã vật t
Tên vật t
Đvt
Số lượng
1
HBTL
Hàng bán bị trả lại
tấn
396.
2
NKGO
Gỗ
tấn
151.84
3
NKHATNHUA
Hạt nhựa nguyên sinh
tấn
112.95
4
NKINOX
Inox
tấn
110.958
5
NKTHEP
Thép
tấn
30 899.667
6
XKCAOSU
Cao su
tấn
1 727.4
7
XKCHE
chè xanh
tấn
84.75
8
XKDA
Đá muối trắng
m2
30 398.685
9
XKGO
gỗ
tấn
19.019
10
XKHATDIEU
Hạt điều
LB
905 800.
11
XKHTD
Hàng tiêu dùng các loại
thùng
48 902.
12
XKMATONG
Mật ong
tấn
94.25
13
XKMAY
May mặc xuất khẩu
chiếc
234 399.
14
XKTINHBOTKMI
Tinh bột khoai mì
tấn
513.
Năm 2008
Stt
Ma_vt
Ten_vt
Dvt
So_luong
Tong cong
1,204,440
1
NKHATNHUA
Hạt nhựa nguyên sinh
tấn
86
2
NKINOX
Inox
tấn
58
3
NKTHEP
Thép
tấn
8,724
4
THEPKHONGGI
Nhập khẩu thép không gỉ
tấn
43
5
XKCAOSU
Xuất khẩu cao su
tấn
257
6
XKDA
Xuất khẩu đá
m2
165,475
7
XKDIEU
hạt điều XK
kg
15,766
8
XKGO
Xuất khẩu gỗ
tấn
19
9
XKHATDIEU
Hạt điều
LB
974,600
10
XKHTD
Hàng tiêu dùng các loại
thùng
19,603
11
XKTHEP
thép
tấn
19,051
Phụ lục 2: Tìm hiểu các quy định rào về cản kỹ thuật của WTO
( Nguồn: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI )
1. Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại là gì?
Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh
giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (sau đây gọi chung là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT).
Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh... Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu.
Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”.
2. Có những loại “rào cản kỹ thuật” nào?
Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO phân biệt 03 loại biện pháp kỹ thuật sau đây:
Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ).
Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được một tổ chức được công nhận chấp thuận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc.
Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hoá với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure)
3. Mục tiêu Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với thương mại là gì?
Việc thông qua Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT – Agreement on Technical Barriers to Trade) trong khuôn khổ WTO là nhằm thừa nhận sự cần thiết của các biện pháp kỹ thuật đồng thời kiểm soát các biện pháp này nhằm đảm bảo các nước thành viên sử dụng đúng mục đích và không trở thành công cụ bảo hộ.
Hiệp định đưa ra các nguyên tắc và điều kiện mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hay các
quy trình đánh giá hợp chuẩn, hợp quy của hàng hoá.
4. Phân biệt các biện pháp TBT và các biện pháp SPS như thế nào?
Liên quan đến các yêu cầu về đặc tính sản phẩm, quy trình sản xuất, đóng gói… bên cạnh các “biện pháp kỹ thuật” (TBT), các nước còn duy trì nhóm các “biện pháp kiểm dịch động thực vật” (SPS). Trên thực tế, có nhiều
điểm giống nhau giữa hai nhóm biện pháp này.
Tuy nhiên, WTO có quy định riêng cho mỗi nhóm, tập trung ở hai Hiệp định khác nhau (với các nguyên tắc khác nhau).
Tiêu chí để phân biệt hai nhóm biện pháp này là mục tiêu áp dụng của chúng:
Các biện pháp SPS hướng tới mục tiêu cụ thể là bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm và ngăn chặn các dịch bệnh;
Các biện pháp TBT hướng tới nhiều mục tiêu chính sách khác nhau (an ninh quốc gia, môi trường, cạnh tranh lành mạnh…).
Việc phân biệt khi nào một yêu cầu là biện pháp kỹ thuật hay biện pháp vệ sinh dịch tễ là rất quan trọng đối với doanh nghiệp bởi mỗi loại biện pháp sẽ chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc và quy định khác nhau của WTO; trên cơ sở đó, doanh nghiệp biết bảo vệ quyền lợi của mình bằng phương pháp nào thì thích hợp.
5. WTO quy định nguyên tắc gì đối với các biện pháp TBT ?
Khi ban hành các quy định về kỹ thuật đối với hàng hoá, mỗi nước thành viên WTO đều phải đảm bảo rằng việc áp dụng các quy định này là:
Không phân biệt đối xử;
Tránh tạo ra rào cản không cần thiết đối với thương mại quốc tế (nếu có thể dùng các biện pháp khác ít hạn chế thương mại hơn);
Hài hoà hoá;
Có tính đến các tiêu chuẩn quốc tế chung;
Đảm bảo nguyên tắc tương đương và công nhận lẫn nhau (với các nước khác);
Minh bạch;
Đây là những công cụ quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để bước đầu nhận biết một biện pháp kỹ thuật có tuân thủ WTO hay không để từ đó có biện pháp khiếu nại, khiếu kiện hợp lý nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
6. Nước nhập khẩu là thành viên WTO có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam hay không?
Theo nguyên tắc không phân biệt đối xử được ghi nhận trong Hiệp định TBT thì nước nhập khẩu có nghĩa vụ: Không đặt ra các biện pháp kỹ thuật khác nhau cho hàng hoá tương tự đến từ các nước thành viên khác nhau của WTO (nguyên tắc tối huệ quốc).Không đặt ra các biện pháp kỹ thuật cho hàng hoá nước ngoài cao hơn biện pháp kỹ thuật áp dụng cho hàng hoá tương tự nội địa của mình (nguyên tắc đối xử quốc gia).
Như vậy, về cơ bản, một nước không được đặt ra các biện pháp kỹ thuật khác nhau cho hàng hoá tương tự nhau. Điều này có nghĩa hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu sang một nước thành viên WTO sẽ chỉ phải tuân thủ các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho hàng hoá tương tự trong nội địa nước đó và hàng hoá tương tự nhập khẩu từ tất cả các nguồn khác. Ngược lại, Việt Nam cũng không thể ban hành và áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu ở mức cao hơn hoặc thấp hơn mức áp dụng cho hàng hoá nội địa.
7. Làm thế nào để doanh nghiệp biết một biện pháp kỹ thuật “gây ra cản trở không cần thiết đối với thương mại”?
Theo Hiệp định TBT, các biện pháp kỹ thuật mà mỗi nước thành viên WTO áp dụng không được gây ra cản trở không cần thiết đối với thương mại. Nguyên tắc này được hiểu theo cách thức khác nhau tuỳ thuộc vào loại biện pháp kỹ thuật được áp dụng. Cụ thể:
Đối với các quy chuẩn kỹ thuật (bắt buộc):“Không gây ra cản trở không cần thiết đối với thương mại” được hiểu là:
Nhằm thực hiện một mục tiêu hợp pháp;
Không thắt chặt hoạt động thương mại ở trên mức cần thiết để đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách.
Đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật (không bắt buộc) Không có quy định rõ ràng để xác định vấn đề này. Tuy nhiên, hiện đang có xu hướng hiểu các điều kiện này tương tự như cách hiểu đối với các quy chuẩn kỹ thuật.
Đối với quy trình đánh giá sự phù hợp: “Không gây ra cản trở không cần thiết đối với thương mại” được hiểu là không chặt chẽ hơn mức cần thiết đủ để nước nhập khẩu có thể tin tưởng rằng sản phẩm liên quan phù hợp với các quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định.
Việc xác định một biện pháp kỹ thuật có gây ra “cản trở không cần thiết đến thương mại” hay không là rất phức tạp và cần sự hỗ trợ của các chuyên gia. Tuy nhiên, đây lại là điều có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp bởi nếu chứng minh được một yêu cầu kỹ thuật không đáp ứng được nguyên tắc này của WTO, doanh nghiệp có thể sẽ không phải tuân thủ các yêu cầu đó (nước áp dụng phải loại bỏ chúng theo các quy định của WTO).
Vì vậy nếu doanh nghiệp có được các thông tin liên quan, ví dụ biết rằng có biện pháp khác ít cản trở hơn mà vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát như biện pháp kỹ thuật
đang áp dụng, doanh nghiệp có thể khiếu nại trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc thông báo cho Chính phủ nước mình để có cách xử lý thích hợp, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.
8. Các biện pháp kỹ thuật có phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế liên quan không?
Theo Hiệp định TBT, đối với các quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations), nếu đã có những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế chung liên quan thì các nước thành viên WTO phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đó để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật nội địa của mình.
Quy định này tạo ra một sự thống nhất tương đối về quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hoá ở các nước khác nhau, vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu (ví dụ khi doanh nghiệp xuất cùng một mặt hàng đi nhiều nước).
Tuy nhiên, một nước có thể không sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế chung nếu các tiêu chuẩn này không hiệu quả và không thích hợp để đạt được mục tiêu quốc gia của mình (có thể vì lý do địa lý, khí hậu, công nghệ…). Trong trường hợp này, nếu quy chuẩn kỹ thuật dự kiến áp dụng có ảnh hưởng rõ rệt đến thương mại (so với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan), nước thành viên có nghĩa vụ:
Công bố dự thảo các quy chuẩn kỹ thuật;
Tạo cơ hội để các chủ thể liên quan được bình luận về dự thảo đó;
Cân nhắc các ý kiến bình luận trong quá trình hoàn thiện và thông qua các quy chuẩn kỹ thuật chính thức.
9. Tại sao WTO không tạo ra những biện pháp kỹ thuật thống nhất chung cho hàng hoá của tất cả các nước thành viên?
Các biện pháp kỹ thuật thể hiện những mục tiêu khác nhau của mỗi nước (bảo vệ lợi ích công cộng, cam kết xã hội, thúc đẩy thương mại…) và cũng phản ánh những đặc trưng khác nhau của mỗi nước (đặc biệt về điều kiện địa lý, trình độ phát triển, nhu cầu thương mại và tài chính…). Vì thế, cho đến nay các nước thành viên WTO chưa thể thống nhất về một bộ các biện pháp kỹ thuật chung cho bất kỳ loại hàng hoá nào.
Cũng vì lý do này mà Hiệp định TBT không phải là tập hợp các biện pháp kỹ thuật áp dụng trực tiếp cho từng loại hàng hoá mà chỉ đưa ra các nguyên tắc chung mà các nước phải tuân thủ khi thông qua và thực thi các biện pháp kỹ thuật đối với hàng hoá.
Tuy nhiên, Hiệp định TBT cũng nhấn mạnh yêu cầu “hài hòa hoá” các biện pháp kỹ thuật giữa các nước theo hướng: Khuyến khích các nước thành viên tham gia vào quá trình hài hoà hoá các tiêu chuẩn và sử dụng các tiêu chuẩn đã được chấp thuận chung làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật nội địa của mình; Khuyến khích các nước nhập khẩu thừa nhận kết quả kiểm định sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng tại nước xuất khẩu. Việc hài hoà hoá các biện pháp kỹ thuật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp và người sản xuất; người tiêu dùng cũng được lợi từ sự thống nhất này.
10. Làm thế nào để tiếp cận thông tin về các biện pháp kỹ thuật của các nước?
Hiệp định TBT quy định mỗi nước đều phải minh bạch hoá hệ thống các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho hàng hoá của mình thông qua các hình thức khác nhau. Đặc biệt, Hiệp định buộc mỗi nước thành viên phải thiết lập một “Điểm hỏi đáp về các rào cản kỹ thuật” để trả lời và cung cấp các văn bản có liên quan đến các biện pháp kỹ thuật cho các nước thành viên và các đối tượng liên quan (trong đó có doanh nghiệp).
Như vậy, nếu quan tâm đến các quy định về các biện pháp TBT áp dụng tại từng thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận và có được các thông tin này. Danh mục địa chỉ các Điểm hỏi đáp của 150 quốc gia thành viên WTO có thể tìm thấy tại trang web của WTO (www.wto.org) theo đường dẫn: Home > Trade topics > Goods > Technical barriers to Trade > National enquiry points.
11. Doanh nghiệp Việt Nam phải đối phó với các biện pháp kỹ thuật của các nước nhập khẩu như thế nào?
Đa số các biện pháp kỹ thuật ở các thị trường được áp dụng một cách ổn định, thường xuyên và liên tục (không phải biện pháp bất thường và không mang tính trừng phạt). Hàng hoá từ tất cả các nguồn đều phải đáp ứng các điều kiện này. Vì vậy, về nguyên tắc, không có biện pháp phòng tránh hay đối phó mà chỉ có biện pháp duy nhất là tuân thủ.
Việc tuân thủ các biện pháp này đôi khi đòi hỏi những thay đổi quan trọng không chỉ đối với hàng hoá thành phẩm xuất khẩu mà cả quá trình nuôi trồng, khai thác nguồn nguyên liệu, quy trình chế biến, đóng gói, vận chuyển sản phẩm. Đây là việc khó nhưng phải làm bởi nếu không đáp ứng các điều kiện kỹ thuật, hàng hoá “lỗi” có thể bị từ chối nhập khẩu. Nghiêm trọng hơn, trong một số trường hợp, nếu việc vi phạm xuất hiện quá nhiều và khó kiểm soát, nước nhập khẩu có thể tăng cường các biện pháp kiểm soát hoặc thậm chí cấm nhập khẩu hàng hoá tương tự từ tất cả các doanh nghiệp của nước xuất khẩu liên quan (dù một số doanh nghiệp không vi phạm).
12. Khi Việt Nam đã là thành viên WTO, có thay đổi gì đặc biệt trong vấn đề rào cản kỹ thuật không?
Ở thị trường trong nước, khi chưa gia nhập WTO Việt Nam cũng đã có các quy định thuộc nhóm “biện pháp kỹ thuật” (ví dụ Luật về tiêu chuẩn, Nghị định về ghi nhãn hàng hoá, Luật bảo vệ môi trường…). Khi Việt Nam gia nhập WTO, các quy định này tiếp tục được áp dụng. Điểm mới duy nhất là từ nay, việc ban hành hay áp dụng các biện pháp kỹ thuật tại Việt Nam bị ràng buộc bởi các nguyên tắc liên quan của WTO.
Tại các thị trường xuất khẩu, dù Việt Nam chưa hay đã là thành viên WTO thì hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu vẫn phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật mà nước nhập khẩu đặt ra. Tuy nhiên, khi Việt Nam đã có quy chế thành viên WTO, các doanh nghiệp Việt Nam có thêm các cơ hội để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong trường hợp các quy định liên quan của nước nhập khẩu vi phạm các nguyên tắc của WTO thông qua việc đề nghị Chính phủ can thiệp qua cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22148.doc