Ngành thép Việt Nam đã có từ những năm 60 của thế kỷ XX (năm 1965), nhưng phải mãi đến 1975 cả nước mới sản xuất được sản phẩm thép cán, các năm tiếp theo từ 1975 – 1989 ngành thép chỉ phát triển ở mức cầm chừng. Nhưng cho đến năm 2000 ngành thép Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, đã có sự đầu tư mới cả về chiều sâu và chiều rộng, các dự án liên doanh ra đời. Và đến nay, do Nhà nước ta chủ trương đầu tư xây dựng chính sách hỗ trợ để thúc đẩy kinh tế phát triển và ổn định (8.5%) khiến cho nhu cầu thép trong nước tăng cao, và do đó rất hấp dẫn các nhà đầu tư mới tham gia kinh doanh, còn đối với các doanh nghiệp đã kinh doanh thép sẽ có nhiều cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng sản lượng và gia tăng thị phần để thu được lợi nhuận cao. Nhưng bên cạnh đó môi trường cạnh tranh cũng sẽ phức tạp và khốc liệt hơn.
Nếu so sánh với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài thì ngành thép Việt Nam còn quá nhỏ bé, công nghệ sản xuất còn chưa cao, năng suất sản xuất thấp (sản lượng sản xuất của cả nước vẫn chưa bằng sản lượng của một công ty sản xuất thép hàng đầu BaoShan của Trung Quốc). Nay Việt Nam đã gia nhập WTO thì thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước là làm sao phải đứng vững được trên thị trường trong nước và đánh bại được các sản phẩm nhập khẩu. Muốn vậy, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp cần phải nâng cao cho sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình (tận dụng những cơ hội có được khi ta đã gia nhập của WTO: cơ hội tiếp cận công nghệ mới, cách quản lý hiệu quả, tiếp cận những thị trường mới.).
61 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2697 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Thép Hoà Phát trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.2.4 Ban tổng giám đốc:
Gồm TGĐ và các phó TGĐ. TGĐ là người điều hành hoạt động hàng ngày và chịu trách nhiện trước HĐQT về việc thực hiện trách nhiệm và quyền hạn được giao.
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Lĩnh vực sản xuất và kinh đoanh của công ty là phôi thép, cán kéo thép, phế liệu thép, tôn lợp và buôn bán vật tư sản xuất. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng của người sử dụng, quy định khắt khe của các dự án xây dựng về tiêu chuẩn sản phẩm, Công ty thép Hoà Phát cung cấp cho thị trường các chủng loại thép cốt bê tông cán nóng, bao gồm:
Thép tròn cuộn: Đường kính φ6mm, φ8mm.
Thép vằn cuộn: Đường kính D8mm.
Thép thành vằn: Đường kính từ D10mm – D41mm.
Phù hợp với các tiêu chuẩn sản xuất:
Tiêu chuẩn Nhật Bản: JIS G3505, JIS G3112 – 1987.
Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6285 – 1997
Tiêu chuẩn Anh:BS 4449 -1988.
Tiêu chuẩn Mỹ: ASTM A615 – 95b
Sản phẩm Thép Hoà Phát được phân phối trên thị trưòng qua mạng lưới bán hàng rộng khắp, hệ thống kho trung chuyển đảm bảo việc giao nhận hàng nhanh chóng hiệu quả cùng các điều kiện thanh toán ưu đãi.
2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh thép của Tập đoàn Hòa Phát:
Sản phẩm thép của Tập đoàn Hoà Phát là các loại thép cốt bê tông cán nóng bao gồm thép cuộn đường kính ø 6mm, ø8mm, thép cuộn D8mm gai và thép thanh vần đường kính D10mm-D41mm.
Sản phẩm thép của Hoà Phát được sản xuất trên dây truyền thiét bị hiện đại của Italia với công suất thiết kế 250.000 tấn/năm (tối đa có thể đạt 300.000 tấn/năm ). Để chủ động được nguyên liệu đầu vào, hạn chế tình trạng phụ thuộc từ nước ngoài, Tập đoàn Hoà Phát đã đầu tư xay dựng nhà máy sàn xuất đạt 180.000 tấn phôi/năm, giúp Công ty chủ động dược 80% sản lượng phôi đầu vào cho việc sản xuất.
Sản lượng sản phẩm/ giá trị dịch vụ qua các năm
Bảng2.1: Doanh thu và tỷ trọng theo từng nhóm sản phẩm
Khoản mục
Năm 2005
Năm 2006
Giá trị
(triệu đồng)
tỷ trọng
(%)
Giá trị
(triệu đồng)
tỷ trọng
(%)
Thép cây
291.149
32,03
564.487
42,45
Thép cuộn
579.932
63,79
715.087
53,78
Sp khác
38.004
4,18
50.173
3,77
Tổng cộng
909.085
100
1.329.747
100
Nguồn:Báo cáo tài chính kiểm toán 2005, 2006 BCTC quý I/2007 có kiểm toán
Theo số liệu bảng 2.1 thì doanh thu chủ yếu của công ty là từ sản phẩm thép cuộn, năm 2005 là 579.932 tr chiếm 63,79% và 2006 là 715.087 chiếm 53,78%, và doanh thu từ các sản phẩm khác là không đáng kể chiếm 4,18% năm 2005 ,và giảm xuống còn 3,77% năm 2006. Tuy nhiên tỷ trọng doanh thu từ thép cuộn so với thép cây sang năm 2006 đã giảm nhưng sản phẩm thép cuộn vẫn giữ tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu.
Bảng 2.2: Lợi nhuận gộp theo từng nhóm sản phẩm
Khoản mục
Năm 2005
Năm 2006
Giá trị
(triệu đồng)
tỷ trọng
(%)
Giá trị
(triệu đồng)
tỷ trọng
(%)
Thép cây
-852
-5,57
58.532
47,55
Thép cuộn
13.608
88,87
55.635
45,20
Sản phẩm Khác
2.557
16,71
8.920
7,25
Tổng cộng
15.313
100
123.087
100
Nguồn:Báo cáo tài chính kiểm toán 2005, 2006 BCTC quý I/2007 có kiểm toán
Sản phẩm thép cây và thép cuộn vốn là hai sản phẩm chủ đạo của công ty, nhưng theo số liệu của bảng 2.2 thì sản phẩm thép cây năm 2005 của công ty đã bị thua lỗ do sản phẩm không tiêu thụ được, nhưng bù lại sản phẩm thép cuộn lại đem về khoản lợi thuận khá cao là 13.608 triệu đồng chiếm tỷ trọng lớn 88,87% trong tổng doanh thu. Sang năm 2006 thép cây đã bức phá đem về khoản doanh thu khá lớn cho công ty là 58.532 tr đồng chiếm tỷ trọng 47,55% tổng doanh thu vượt hơn cả doanh thu do thép cuộn đem lại.
Nguồn nguyên liệu chính để phục vụ hoạt động sản xuất phôi thép là phế liệu thép và gang luyện kim và hợp kim sắt.
stt
Nguyên vật liệu
Nguồn gốc
Mức độ ổn định
Giá NVL/
Giá bán(%)
Lợi nhuận
(%)
1
Phôi thép
TrungQuốc,Nga,Nhật, Malaysia
Khá
81,80
9,54
2
Phế liệu . thép và . Gang luyện kim
Mỹ,NamPhi,Nhật,Philipines,
Trung Đông,Úc và
thu gom trong nước
Khá
63,30
9,547,38
3
Hợp kim sắt
Việt NA, Trung Quốc
Tốt
1,83
0,21
Bảng 2.3: Nguồn cung cấp các nguyên liệu này như sau:
Nguồn: tập đoàn Hòa Phát
Đánh giá đầu vào của công ty, theo số liệu của bản 2.3 thấy nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy phôi của công ty chủ yếu là từ Trung Quốc và một phần thu gom từ các tỉnh trong nước.Nguồn cung này khá ổn định, đã đem về nguồn thu lợi nhuận cao cho công ty thép Hoà Phát. Và nguồn phôi thép cung cấp cho nhà máy Cán cũng chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, mức độ ổn định khá tốt, lợi nhuận đem về là 9,54%.
Ảnh hưởng của giá cả nguyên liệu tới doanh thu, lợi nhuận:
Tỷ trọng của chi phí nguyên liệu sản xuất trong tổng chi phí của công ty là khá lớn, do đó giá cả nguyên vật liệu đầu vào có ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động kimh doanh của công ty.
Nhận thức được điều này, công ty đã luôn cố gắng để có nguồn cung cấp vật liệu ổn định cũng như chủ động hoạt động sản xuất phôi phục vục
cho cán thép, hạn chế những tác động của biến động giá cả nguyên vật liệu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 2.4: Chi phí và doanh thu
STT
Yếu tố chi phí
Năm 2005
Năm 2006
Giá trị (VNĐ)
% Doanh thu
Giá trị (VNĐ)
% Doanh thu
1
Giá vốn hàng Bán
893.694.493.600
98,32
1.188.914.566.967
90,15
2
Chí phí bán hàng
1.397.295.451
0,15
2.798.610.837
0,21
3
CP quản lý DN
8.645.183.880
0,95
7.692.874.349
0,58
4
CP tài chính
20.637.047.572
2,27
41.744.090.183
3,17
Tổng cộng
924.374.020.503
101,69
1.241.150.142.336
94,11
Nguồn:Báo cáo tài chính kiểm toán 2005, 2006 BCTC quý I/2007 có kiểm toán
Trong năm 2006, tỉ lệ giá vốn /doanh thu của hợp đồng kinh doanh đã giảm đáng kể, ở mức 09,15% doanh thu. Chí phí bán hàng năm 2006 tăng lên so với năm 2005 nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm xuống. Tổng chi phí trong năm 2006 ở mức 94% doanh thu, là một mức chi phí chấp nhận được trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh.
Tình hình nghiên cứu và phát triẻn sản phẩm mới.
Hiện tại Công ty đang triển khai nghiên cứu tiền khả thi dự án sản xuất luyện từ quặng sắt Việt Nam, công xuất 100.000 tấn/năm bằng công nghệ Nhất Bản.
Hoạt động bán hàng và marketing
- Kênh phân phối của công ty:
H ình 2.2: Hệ thống kênh phân phối của công ty
- Hoạt động bán hàng và marketing
Được sự ủng hộ của Quý khách hàng cùng với nỗ lực kiện toàn sản xuất và hoàn thiện dịch vụ bán hàng. Thép Hoà Phát đã không ngừng vươn lên và hiện đã là một trong những thương hiệu thép uy tín nhất trên thị trường cả nước.
Nhằm quảng bá mạnh mẽ cho thương hiệu Thép Hoà Phát, tiệp cận tới đa số người tiêu dùng và các dự án xây dựng trong thời gian qua. Thép Hoà Phát đã thực hiện chương trình quảng cáo và quảng bá sản phẩm, xúc tiến bán hàng sản phẩm thép cốt bêtông cán nóng như:
+ Quảng cáo trên truyền hình: Hoà Phát tài trợ và quảng cáo chưonưg trình dưh báo thời tiết, chương trình Thể thao 24/7 trên VTV1 và VTV3 đài truyền hình Việt Nam
+ Lập các Pano và biển quảng cáo.
+ Tham gia các hội trợ: Trong những năm qua sản phẩm của công ty đã tham gia nhiều hội chợ triển lãm trong nước được khách Hàng đánh gia cao như hội chợ triển lãm trong nước được khách hàng đánh giá cao như hội chợ triển lãm ngành cơ khí và luyện kim tại /hà Nội, hội chợ thương mại Việt – Trung tại Lào Cai, Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao do báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức.
+ Thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá cho khách hàng vào ngày đầu xuân, khuyến mại giảm giá cho các đại lý cấp 1 có sản lượng tiêu thụ thép cây lớn….
Bảng 2.5: Các hợp đồng lớn đang được thực hiện hoặc đã được thựchiện
STT
SỐ HĐ
Giá trị HĐ (đồng)
Năm
1
Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Công nghiệp
331.200.000.000
2007
2
Công ty TNHH Kim khí Hoàng Phong
331.200.000.000
2007
3
Công ty TNHH Thương Mại Minh Phương
55.200.000.000
2007
4
Công ty TNHH Vật Tư và kết câu thép
33.120.000.000
2007
5
Công ty CP Thép An Bình
55.200.000.000
2007
6
Công ty TNHH Thương Mại Tấn Thạch
32.760.000.000
2007
7
Công ty TNHH Tổng công ty Hoà Bình Minh
109.200.000.000
2007
8
Công ty TNHH Thương mại Phấn Nụ
109.200.000.001
2007
Nguồn: tập đoàn Hòa Phát
Ngoài các hợp đồng trên công ty còn kí kết hợp đồng với nhiều nhà máy cung cấp phôi khác ở tròng nước như: Công ty TNHH Trang Hiển và Công ty TNHH An Khánh.
Kết quả đạt được của công ty thép Hòa Phát:
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thép Hoà Phát
(Đv:đồng)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
6 tháng Năm 2007
1
Tổng tài sản
701.304.129.835
709.305.526.505
6.144.373.564.043
2
DT thuần
909.007.956.804
1.318.882.867.875
2.386.912.530.614
3
LN từ hoạt động KD
15.276.545.346
70.995.724.863
298.716.277.040
4
LN khác
18.004.838.132
69.218.636
1.993.710.590
5
LN trước thuế
20.728.292.786
71.064.943.499
300.709.987.630
6
LN sau thuế
20.728.292.787
68.448.207.757
253.726.398.691
Nguồn:Báo cáo tài chính kiểm toán 2005, 2006 BCTC quý I/2007 có kiểm toán và BCTC 6 tháng 2007
Theo số liệu trong bảng trên thì tính cho đến 6 tháng năm 2007 doanh thu thuàn của công ty đã tăng lên nhiều từ 701.304.129.835 năm 2006 đến 6.144.373.564.043 6 tháng 2007. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng gần 20 lần từ 15.276.545.346 đến 298.716.277.040 6 tháng năm 2007, Lợi nhuận sau thuế tăng rất mạnh từ 2.728.292.786 đến 253.726.398.691 6 tháng đầu 20007. Như vậy, thể hiện rằng công ty đã kinh doanh có lãi, khả năng kinh doanh sinh lời rất tốt của công ty, hứa hẹn khả năng lớn mạnh hơn nữa trong tương lai, trở thành một tập đoàn Hòa Phát vững mạnh.
Đánh giá vị thế của công ty trong lĩnh vực kinh doanh thép
Thương hiệu Hòa Phát có bề dầy hình thành và phát triển, tạo dựng được niềm tin và sự tín nhiệm đối với khách hàng trong nhiều sản phẩm. Cùng với sự hợp tác các Công ty con tạo thành sức mạnh một thương hiệu Hòa Phát, vừa là thế mạnh vừa là nhân tố đóng góp lớn vào sự thành công trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn Hòa Phát trong những năm qua.
Mốt trong những điểm mạnh và cũng là nhân tố quan trọng mang lại sự thành công cho tập đoàn, đó là kinh nghiệm điều hành và sự đoàn kết của ban lãnh đạo cũng như tất cả các thành viên trong công ty, kinh nghiệm điều hành và sản xuất kinh doanh công nghiệp
Tập đoàn hòa phát hiện nay đang quản lý quỹ đất đai khá lớn. Hòa Phát hiện là chủ đầu tư của khu công nghiệp Phố Nối A thuộc tỉnh Hưng Yên với diện tích 390 ha có vị trí hết sức thuận lợi, hấp dẫn được nhiêu nhà đầu tư. Nhờ diện tích lớn vậy mà nhiều nhà máy của Hòa Phát được đặt gần nhau, tạo điếu kiện vận chuyển, thuận lợi cho sản xuất và giảm giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó Công ty đã được phê duyệt là chủ đầu tư của khu đô thị Phố Nối với diện tích 300 ha, được xác định là khu đô thị vệ tinh của Hà Nội và cùng nhiều diện tích có giá trị ở nhiều địa điểm thuận lợi và có chi phí thấp khác.
Sản phẩm Thép của Tập Đoàn Hoà Phát là các loại Thép cốt bê tông cán nóng gồm: thép cuộn ø6mm, ø8mm gai và thép thanh vằn đường kímh D10mm –D41mm, sản xuất trên dây truyền được chuyển giao bởi tập đoàn sản xuất hàng đầu thế giới Danieli, các thiết bị điện _ tự động hóa của nhà máy là sản phảm thế hệ mới của hãng Siemen, Beaumuler,…đạt độ ổn định và chính xác cao, quá trình sản xuất được tự động hoàn toàn liên tục.Tập đoàn đầu tư nhà máy Phôi thép được sản xuất trên dây truyền công nghệ tiên tiến, với công xuất đạt 180.000 tấn phôi/năm, giúp công ty chủ động được 80% sản lượng phôi đầu vào.
Công ty có mạng lưới khách hàng rộng rãi khắp các tỉnh thành, sản lượng tiêu thụ cao.
Với lợi thế trong việc chủ động nguyên liệu đàu vào, chi phí sản xuất và sự ổn định của quá trình sản xuất tạo nên sức cạnh tranh cho công ty. Năm 2006, công ty Thép Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất trong các doanh nghiệp kinh doanh thép tại Miền Bắc.
Trong những năm qua, Việt Nam luôn là nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và đô thị có tốc độ phát triển cao tại Châu Á và trên thế giới. Do đó mà nhu cầu về thép là rất lớn. Thị trường thép xây dưng dân dụng ở Việt Nam được đánh giá là rất lớn và có tiềm năng tăng trưởng cao, ít biến động và rủi ro thanh toán. Xác định thị trường mục tiêu là một chiến lược rất đúng đắn của Hoà Phát, đảm bảo sự thành công cho hoạt động của sản xuất và kinh doanh thép của tập đoàn.
2.2. Sức cạnh tranh của sản phẩm thép Hòa Phát
2.2.1.Phân tích các chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà Phát.
2.2.1.1 Các chỉ tiêu định lượng
a. Thị phần
Bảng 2.7: Thị phần của sản phẩm thép HP trên thị trường qua các năm
Năm
thị phần
2004
2005
2006
2007
thị phần
(%)
%
So
cùng kì
thị phần (%)
%
So cùng kì
thị phần (%)
%
So cùng kì
thị phần (%)
%
So cùng kì
M.Bắc
5.35
140
8.78
135
11.82
161.2
13.36
140.7
M.Trung
3.25
5.36
5.87
5.74
M.Nam
-
-
-
-
(Nguồn: bản tin nội bộ phòng kinh doanh)
Theo Bảng 2.7 thị phần của thép HP ở các tỉnh tăng qua các năm. Tuy nhiên mức tăng thị trường chưa được ổn định: năm 2004 thị phần của sản phẩm HP trên thị trường tăng 140% so với kỳ trước, nhưng đến năm 2005 tuy thị phần có tăng so với năm 2004 nhưng mức tăng không cao bằng năm trước là 135%. Điều này là do tình hình thị trường thép năm 2005 có nhiều biến động: sản phẩm thép Trung Quốc giá rẻ ồ ạt vào Việt Nam khiến cho sản phẩm thép HP có mức tăng thị phần bị giảm sút. Nhưng đến năm 2006 thị phần của thép HP lại tăng mạnh. Đến 2007 do tình trạng cung ngày càng vượt cầu, tuy thị phần thép HP vẫn tăng nhưng mức tăng đã thấp hơn so với năm trước.
> Thị phần của thép HP so với các đối thủ qua các năm được thể hiện qua Bảng 2.8:
Bảng 2.8: Thị phần của thép HP so với các đối thủ
(Đvt: %)
Tên DN
2004
2005
2006
2007
SSC
21
25
24.1
17.3
TISCO
13
14
16.1
17
POMINA
9.8
11
11.3
18
HP
3.5
4.4
5.6
8.6
T.Quốc
0.8
1.2
2.8
4.2
Ấn Độ
-
0.5
0.8
1.0
(Nguồn: bản tin nội bộ phòng kinh doanh)
Nếu so với các đối thủ cạnh tranh lớn đã có từ lâu như SSC, TISCO, POMINA thì thị phần thép HP còn khá khiêm tốn. Trong bảng sếp hạng top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thì SSC đứng hàng đầu, và HP xếp thứ hạng 20. Nhưng đây chưa phải là tất cả, tương lai còn dài, thị trường còn rộng lớn và thép HP sẽ ngày càng khẳng định sức cạnh tranh của mình.
Còn đối với sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ ta thấy: trước khi Việt Nam gia nhập WTO (2007), thị phần của thép nhập khẩu rất nhỏ bé, nhưng càng gần đây thị phần thép nhập khẩu đã càng gia tăng đáng kể. Bởi do, cánh cửa thị trường mở rộng hơn khiến cho lượng thép nhập khẩu ngày càng tăng, đặc biệt là thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Để lý giải điều này, ngoài lý do thị trường Việt Nam mở cửa thì còn lý do khác từ phía Chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách hỗ trợ xuất khẩu thép. Đây là chính sách bất bình đẳng trong thương mại quốc tế. Cụ thể, đối với thép thành phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ được thoải thu 8% VAT (600.000đồng/tấn), Chính phủ còn bỏ ra hơn 52 tỷ USD để hỗ trợ cho ngành công nghiệp thép (điều này phạm vào quy chế TMQT và làm ảnh hưởng xấu đến các quốc gia sản xuất thép khác). Chính phủ có các ưu đãi cho các Công ty thép Trung Quốc bao gồm: 13.7 tỷ USD dưới dạng vốn vay và tín dụng, khoảng 18.6 tỷ USD dưới dạng vốn cổ phần, đây là một phần của chính sách nhằm tăng năng lực sản xuất thép.
b. Mức sản lượng, doanh thu của HP so với các đối thủ.
Bảng 2.10: Số liệu so sánh sản lượng tiêu thụ của HP so với một số đối thủ (Đvt: tấn)
Tên
2005
2006
2007
TISCO
856.225
1.038.000
1.212.911
SSC
1.006.280
1.378.921
1.745.247
POMINA
333.998
404.620
1.537.599
HP
111.425
163.680
233.000
(Nguồn: bản tin nội bộ phòng kinh doanh)
Theo Bảng2.10 thì nếu so sánh với các đại gia trong ngành thép như: TISCO, SSC, POMINA là các công ty sản xuất thép hàng đầu của VN thì sản lượng tiêu thụ của công ty cổ phần Hoà Phát còn khá nhỏ bé, sản lượng tiêu thụ chỉ bằng khoảng 1/5 sản lượng của TISCO và bằng 1/6 POMINA. Với mức sản lượng tiêu thụ còn khá khiêm tốn này, HP cần phải nâng cao sức cạnh tranh hơn nữa cho sản phẩm thép của mình.
c. Mức giá sản phẩm thép HP so với các đối thủ cạnh tranh.
Bảng 2.11: sản phẩm thép HP so với các đối thủ cạnh tranh
(Đvt: đồng)
Tên cty
2005
2006
2007
Cây
cuộn
Cây
cuộn
Cây
cuộn
HP
7.268
7.125
7.857
7.571
10.095
10.048
Vinasteel
7.505
-
8.195
-
10.286
-
Nasteel vina
-
7.125
-
7.600
-
9.619
VPS
7.268
7.173
7.886
7.619
9.619
9.333
SSE
-
6.983
7.000
7.700
9.950
9.400
(Nguồn: bản tin nội bộ phòng kinh doanh)
Theo số liệu trên ta thấy: Năm 2005 thương hiệu HP còn khá mới mẻ nên sản lượng tiêu thụ của thép HP cũng còn chưa cao, để có thể nang cao sản lượng tiêu thụ HP đã áp dụng chính sách bán ssản phẩm với giá thành rẻ hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh đang mạnh và chiếm ưu thế trên thị trường như: TISCO,POMINA, SSC, VINASTEEL,VPS…Cụ thể: năm 2005 giá thép cây của HP rẻ hơn Vinasteel là 237đồng/kg, sang 2006 mức giá thép cây của Vinasteel đã tăng lên hơn 8nghìn/kg nhưng thép HP vân chưa vượt qua gưỡng 8nghìn/kg và thấp hơn thép cây Vina 338đồng/kg. Nhưng sang năm 2007 thép HP tăng giá đột biến lên gưỡng trên 10nghìn/kg nhưng vân thấp hơn thép Vina. So với các đối nhièu đối thủ khác như: SSE, VPS,…thì trong năm 2005,2006 giá thép HP thấp hơn và thập chí bằng nhưng sang 2007 giá thép HP đã vượt hơn hẳn giá thép của nhiều hãng. Như vậy, có thể nói, giá thép HP càng gần đây đã tăng càng mạnh , thể hiện rằng thương hiệu HP ngầy càng được khẳng định và sức cạnh tranh của thép HP đã ngày càng cao.
2.2.1.2 Các chỉ tiêu định tính.
a. Đánh giá chất lượng sản phẩm thép HP
Sản phẩm thép HP bao gồm các sản phẩm thép cuộn F6, F8, cây D10 đến D32 được sản xuất bằng công nghệ dây chuyền hiện đại được chuyển giao từ tập đoàn sản xuất thép hàng đầu thế giới Danieli 100% tự động hoá với công suất thiết kế cao, dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật (JIS) và tiêu chuẩn kỹ thuật Anh (GR) và tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam (SD), với những đặc tính về kỹ thuật như: độ bền, độ nóng chảy và độ uốn cao, đã tạo ra sản phẩm thép dân dụng và thép xây dựng HP có chất lượng cao được cấp giấy chứng nhận ISO 17025:2001 và nhiều năm liền được nhiều cá nhân, tổ chức trong nước tín dụng và tiêu dùng.
b. Đánh giá uy tín của Công ty.
Theo xu thế hội nhập thì sản phẩm của công ty sẽ đồng nhất về chất lượng, lúc đó uy tín của doanh nghiệp N sẽ là yếu tố để đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm.
Thương hiệu HP tuy mới được thành lập từ năm 2000 nhưng thương hiệu của HP đang ngày càng được khẳng định và được nhiều người tiêu dùng biết đến, tín nhiệm rộng rãi. Các hoạt động PR được thực hiện thường xuyên giúp cho thương hiệu HP ngày càng lớn mạnh.
Thương hiệu chính là yếu tố vô hình hết sức quan trọng tạo nên sự thành công cho tập đoàn HP.
Bảng 2.12: Các công trình dự án đã tín dụng lựa chọn sản phẩm của công ty
Tên dự án
Chủ đầu tư
Nguồn vốn
Nhà thầu
tổ hợp vp Liễu Giai - ĐàoTấn
Công ty Coralis (VN)
vốn tự có
Daewoo Motos
Đường.cao tốc HN–Lào Cai
Công ty phát triển đường cao tốc VN
VTEC
ADB
-
Cầu phù đổng
Ban Thăng Long
-
Obayashi
Khu cư dân Bỉm Sơn
Tổng công ty công trình giao thông Cenco 5
Ngân hàng NNPTNT chi nhánh Đà Nẵng
Công ty CTGT 501
Bệnh viện nhi TW
Bệnh viện nhi TW
Ngân sách
Công.ty Poslilama
(Nguồn: bản tin nội bộ phòng kinh doanh)
Ngoài ra còn nhiều dự án khác như là: khu đô thị Văn Phú Hà Đông, đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình, khu biệt thự nhà vườn Phoenix, …
Nếu so với các thương hiệu đã có từ rất lâu đời như Tổng Công ty Thép Việt Nam, thép Thái Nguyên thì thương hiệu HP còn khá mới mẻ. Nếu xét trên phạm vi rộng hơn, ra ngoài phạm vi quốc tế thì thương hiệu HP còn chưa được biết đến.
Như vậy, uy tín của thép HP cần phải được nâng cao hơn nữa và không ngừng phát triển trong các năm tiếp theo để có thể tồn tại và phát triển ở thị trường trong nước cũng như có thể vuơn ra thị trường nước ngoài.
c. Kênh phân phối.
Mạng lưới bán hàng của Công ty ngày càng được mở rộng, tập trung vào nhóm KH mục tiêu là KH dân dụng, các công trình, các dự án.
Công ty có một chi nhánh ở Đà Nẵng và một ở Thành phố Hồ Chí Minh cùng hệ thống kênh phân phối phân bổ khắp các tỉnh từ Bắc, Trung, Nam.
Bảng 2.13: Danh sách một số các đại lý cấp I như sau
Tên đại lý cấp I
Địa chỉ
Cty Indeco, Senco,…
Hà Nội
Cty H&T, Cty Hạ Long,…
Quảng Ninh
Cty Phấn Nụ
Thái Bình
Cty Phú Hùng
Thanh Hoá
Cty Hoà Phú
TP Vinh
Tổng cty Hoà Bình Minh
Lào Cai
Cty Tâm trà
Quảng Bình
…….
………….
Ngoài ra công ty còn có các đại lý khác như: Minh Phương, Tấn thạch, c&t,…
d. Đánh giá mức độ hài lòng của KH.
Sản phẩm thép HP không chỉ được tạo nên bởi mỗi chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9001 – 9002 và các tiêu chuẩn khác như JIF, Mỹ, Anh, mà bên cạnh đó còn có hệ thống phân phối rộng rãi trên cả nước phục vụ chu đáo KH, Công ty còn xây dựng các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến bán hàng rất phù hợp với từng đối tượng KH. Hàng tháng Công ty thực hiện chiết khấu cho KH theo sản lượng thép cây, theo sản lượng quy thành tiền được khấu trừ vào hoá đơn tháng sau cho từng đối tượng KH, cho từng khu vực thị trường. Hỗ trợ những KH ở khu vực tỉnh thành xa. Ngoài ra, các ngày lễ Công ty cũng thực hiện các chính sách thưởng ngày lễ, đặc biệt trong các ngày lễ Công ty vẫn thực phục vụ KH nếu KH có nhu cầu.
Chính những điều trên đã giúp cho sản phẩm của HP ngày càng được chú ý và ưu dùng. Khi sản phẩm thép HP đã có sức cạnh tranh và đứng vững trên thị trường trong nước, chắc hẳn một ngày không xa thép HP đã có thể xuất khẩu sang thị trường trước hết là thị trường Châu Á thuộc ASEAN, sau nữa tiến xa hơn là các nước ngoài khối ASEAN.
2.2.2. Các biện pháp mà công ty áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm thép Hoà Phát.
2.2.2.1 Nâng cao chất lượng:
Hòa Phát đầu tư sản xuất sản phẩm trên dây chuyền hiện đại thế hệ mới của các hãng hàng đầu thế giới: Siemens, Beaumuler, Schneider…ứng dụng các nguyên lý điều khiển tự động bao gồm: Điều khiển sức căng, momen,tốc độ ,PID,Dead-Bead…đạt độ ổn định và chính xác cao, quá trình sản xuất được tự động liên tục hoàn toàn từ lúc nạp phôi vào lò đến lúc đóng bó thành phẩm.
2.2.2.2 Giải pháp về gía cả:
Hoà Phát chủ trương theo đuổi chính sách giá thấp hơn thị trường, Sản phẩm của Hoà Phát có chất lượng tốt, tuy nhiên do thương hiệu của Hoà Phát còn mới nên để tăng thị phần tiêu thụ cho sản phẩm của mình, Hoà Pháp đã định giá sản phẩm thấp hơn tương đối so vaới các đối thủ có thương hiệu từ lâu, mục nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm thép của mình trên thị trường.
2.2.2.3 Cạnh tranh thông qua hệ thống phân phối, quảng cáo, PR và các dịch vụ hậu mãi.
Công ty xây dựng một mạng lưới cấp 1 rộng khắp các tỉnh trong nước, chủ yếu là các tỉnh niềm Bắc, và một số tỉnh niềm trung như Thanh hoá, Nghệ An, Quảng B
ình, và công ty có một chi nhánh ở Đà nẵng để cung cấp hàng cho các tỉnh niềm trung sâu hơn.
Công ty thiết lập một phòng PR làm công tác quần chúng và để quảng bá hình ảnh, thương hiệu, chất lượng, chủng loại,…cho thép Hoà Phát. Thêm vào đó công ty còn rất chú trọng đến các hoạt động quảng cáo, khuyếch trương hình ảnh công ty, công ty thành lập riêng ban PR chuyên thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu thép HP, tiếp cận tối đa số người tiêu dùng và các dự án xây dựng. Thực hiện các hoạt động tài trợ, quảng cáo trên các thông tin đại chúng như: Tài trợ và quảng cáo trên chương trình dự báo thời tiết, các chương trình thể thao 24/7 … Lập các pano và biển quảng cáo, tham gia tích cực các hội chợ như: hội chợ triển lãm ngành cơ khí và luyện kim tại Hà nội, hội chợ thương mại Lào Cai, hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, … Công ty thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mại như: khuyến mại giảm giá nhân dịp đầu năm, thưởng và chiết khấu cho KH có sản lượng cao, …
2.2.3. Đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm thép HP.
2.2.3.1 Ưu điểm:
♣ So với giá cả của các đối thủ cạnh tranh đã có thương hiệu lâu năm như thép Tisco,Vinasteel,…thì thép Hoà Phát có chất lượng không kém mà giá thành sản phẩm của thép Hoà Phát thấp hơn. Là do, HP có một vị trí hết sức thuận lơị, nhờ điều kiên này, phân lớn các nhà máy sản xuất của HP được xây dựng gần nhau, tạo đièu kiện cho việc di chuyển nguyên vật liệu và sản xuất, tao điếu kiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm giá thành sản phẩm, mặt khác giá thuê đát tương đối thấp cũng là yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí. Bên cạnh đó phần lớn các máy móc thiết bị của Hòa phát đã được khấu hao đáng kể . giúp cho HP giảm được giá thành sản xuất cũng như gia tăng lợi nhuận trong tương lai .Thêm vào đó ,trên cơ sở chính sách ưu đãi đầu tư của chinh phủ Việt Nam, rất nhiều nhà máy cũng như dự án của Hòa phát đươc hưởng các ưu đãi như miễn tiền thuê đất, miên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi.
♣ Sản phẩm Hoà Phát có chất lượng tốt, đạt các tiêu chuẩn quốc tế Iso 9001-9002 và tiêu chuẩn của Việt Nam TCVN ISO/TEC 17025:2001. Công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất là 250000 tấn/năm (tối đa có thể đạt 300000 tấn/năm). Ngoài ra, còn đam bảo quá trình kiểm soát được thành phân hóa học của từng mẻ thép do đó đa dạng hóa các mác thép. Hòa Phát là một trong số ít các công ty thép việt nam có thể sản xuất được phôi thép, chủ động nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất.
♣ Hoà Phát sản xuất được cả hai mặt hàng thép cây và thép cuộn, so với các đối thủ cạnh tranh khác như Vinasteel chỉ sản xuất thép cây, Công ty Nasteel Vina lại chỉ sản xuất thép cuộn, Như vậy sản phẩm thép Hoà Phát đã đáp ứng cao nhu cầu của cả thép xây dựng công trình và thép dân dụng.
♣ Với mạng lưới bán hàng được xây dựng và phát triển rộng rãi, có mặt tại hầu hết các tỉnh trong cả nước. Hoà Phát đáp ứng cao nhu cầu của thị trường thép xây dựnh và thép dân dụng.
♣ Thương hiệu của Hòa Phát ngày càng đươc khảng định và được tiêu dùng biết đến và tín nhiệm rộng rãi . Các hoạt đông PR được thực hiện thường xuyên giúp cho thương hiệu của tập đoàn ngay càng phát triển .
Như vậy, với việc tự sản suất và chủ động được nguồn phôi thép cho sản xuất, chi phí sản xuất và sự ổn định của quá trình sản xuất của Hòa Phát là rất cạnh tranh. Năm 2006 công ty cổ phần thép HP là một trong nhũng doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất trong các doanh nghiệp kinh doanh thép tại miên bắc .
Bên cạnh nhũng thuận lợi trên, trong năm 2006 HP cũng phải đối mặt vơi nhiều sự cạnh tranh gay gắt. Tuy nguồn phôi nguyên liệu, dù đã được chủ động nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu .Thêm vào đó nguồn thép giá rẻ từ Trung Quốc cũng la mối cạnh tranh lớn với công ty.
2.2.3.2 Những mặt còn tồn tại của công ty và nguyên nhân.
a. Những mặt còn tồn tại:
* Về chất lượng, chủng loại và sản lượng tiêu thụ của sản phẩm: Tuy thép Hoà Phát được sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế Nhật, Mỹ, Anh, thế nhưng so với sản phẩm của các đại gia lớn trong nước như: Tisco, Pomina, Vinasteel,..thì thép Hoà Phát chưa được đánh giá cao về chất lượng bằng. Mác thép tuy khá phong phú nhưng về chủng loại thép của công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát còn ít, mới chỉ sản xuất và kinh doanh hai mặt hàng là thép cây và thép cuộn, trong khi đó trên thị trường đã có nhiều đối thủ sản xuất được cả thép ống, thép lá, thép tấm,…Điều này đã làm giảm khả năng cung ứng cho nhu cầu trên thị trường. giảm khả năng cạnh tranh và do đó sản lượng tiêu thụ còn chưa cao (năm 2007 sản lượng tiêu thụ mới có 233.000 tấn/năm) chiếm thị phần còn khá khiêm tốn so với đối thủ cạnh tranh lớn là Pomina là 480.452 tấn/năm, VSC là 1.178.779 tấn/năm,…Sản thép Hoà Phát vẫn chưa được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, trong khi đó sản thép của các hãng như cuả tổng công ty thép Việt Nam, thép Pomina đã được xuất khẩu.
* Về giá cả: Thép Hoà Phát tuy có giá rẻ hơn một số doanh nghiệp trong nước như Tisco, Vina, nhưng so với thép Thái nguyên vẫn cao hơn và đặc biệt so với thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam còn khá cao (khoảng 1triệu/tấn đối với thép cây, khoảng 200-300 đối với thép cuộn).Việc giá thép cao hơn đã ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của thép Hoà Phát.
* Kênh phân phối: Hệ thống phân phôi của Hoà Phát mới chủ yếu tập trung ở miền Bắc, và một số tỉnh miền trung, còn ở miền nam thì vẫn chưa có, hơn nữa kênh phân phối của Hoà Phát mới chỉ có đại lý cấp một, chưa thiết lập mạng lưới kênh cấp hai hay các đại lý bán lẻ để tăng khả năng cung ứng cho thị trường nên giá thành thép Hoà Phát trên thị trường đã bị đẩy lên cao hơn giá xuất tại nhà máy 1,5 đến 2 triệu/tấn, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
* Thương hiệu: Công ty mới đi vào hoạt động sản xuất năm 2000 nên thương hiệu còn khá mới mẻ so với các đối thủ cạnh tranh khác đã có từ lâu nên trên thị trường còn nhiều khu vực, nhất là các các tỉnh cuối miền trung và miềm nam sản phẩm của Hoà Phát còn chưa được tín dùng.
b. Những nguyên nhân của các mặt tồn tại.
> Từ phía doanh nghiệp:
* Là doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh thép đi sau các “anh, chi” lớn như: Tisco, thép Thái Nguyên, Pomina,… nên thương hiệu của công ty còn khá mới, nhiều tỉnh thành phía trong còn chưa biết đến nhiều, thêm vào đó công nghệ dây chuyên tuy hiện đai nhưng công xuất sản xuất tối đa mới đạt 300.000 tấn/năm so với các đối thủ lớn thì còn khá khiêm tốn như với Tổng Công ty Thép Việt Nam công xuất đạt hơn 1triệu tấn/ năm. Năm 2007 Hoà Phát có các dự án mới công suất đạt 700.000 tấn/năm nhưng theo đó các đối thủ khác cũng có các dự án mới công suất lớn hơn nhiều như của Tổng công ty thép Việt Nam và tổng Tập đoàn Essar tại Bà Rịa - Vũng Tàu công suất 2 triệu tấn, Nhà máy thép liên doanh giữa Tập đoàn Thép Posco với Tập đoàn Vinashin công suất dự kiến 5 triệu tấn/năm...
* Nguồn nguyên liệu tuy đã chủ động nhưng chưa đáp ứng đủ :Đối với phôi thép mặc dù đã xây dựng được nhà máy sản xuất phôi cho quá trình sản xuất 180.000tấn/năm, chủ động đáp ứng được 80% phôi để sản xuất thép, nhưng phần còn lại và nguồn phế để sản xuất phôi chủ yếu lại phải nhập khẩu (do nguồn cung nguyên liệu trong nước rất hạn hẹp). Chính vì vậy khi giá cả nguyên liệu biến động về tỉ giá, lạm phát tăng đẩy giá lên cao thì có thể có những ảnh hưởng dây chuyền đến các hoạt động của công ty, khiến giá thành thành phẩm thép lên cao.
> Nguyên nhân từ phía nhà nước:
* Công ty có hai nhà máy sản xuất phôi và thép, đối với nhà máy phôi thì phải xây dựng lò luyện cao. Nhưng nếu xây dựng lò cao dựa vào quặng nhập thì phải nghĩ tới nguồn quặng nhập ở đâu? Các nước xuất quặng hiện nay là Australia, Brazil, Ấn Độ... đều ở xa VN. Nhập quặng muốn giá rẻ phải có tàu lớn, có cảng biển nước sâu có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn trên 7 vạn tấn, phải có cảng chuyên dụng... những điều kiện ấy, VN chưa sẵn sàng, Việt Nam chưa có cảng nước sâu, trang thiết bị bốc xếp lạc hậu,…Còn nếu tìm nguồn nguyên liệu từ trong nước thì VN gần như không có than mỡ để luyện than cốc cho luyện kim. Khu gang thép Thái Nguyên chỉ có mỏ than mỡ nhỏ, phải nhập thêm than cốc của Trung Quốc và gặp không ít khó khăn vì chất lượng than cốc NK.
Hơn nữa, Chính phủ lại bắt đầu siết chặt việc khai thác và xuất khẩu khoáng sản thô nên các doanh nghiệp trong nước càng lúng túng hơn trong việc tìm nguồn nguyên liệu và vẫn trông chờ vào việc nhập thép phế liệu để sản xuất phôi.
* Do tình trạng khan hiếm điện trong vài năm gần đây, nhà nước phải thắt chặt việc tiêu dùng điện nên thường xuyên cúp điện đã ảnh hhưởng đến quá trình sản xuất, công ty phải ngừng sản xuất trong những ca bị cúp điện và phải sản xuất bù vào chủ nhật. Do đó ảnh hưởng đến sản lượng của công ty, ảnh hưởng đến khả năng cung hàng cho thị trường.
* Các quy định, các chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường khá khắt khe nên công ty đã gặp phải những kho khăn khi nhập khẩu phế để sản xuất phôi. Điều này ảnh hưởng đến nguồn cung đầu vào của Hoà Phát như phải đóng thuế cao hơn, tốn nhiều thời gian trong khâu kiểm tra, thậm trí phải dừng chờ các cơ quan có thẩm quyền xử lý,...Từ đó, ảnh hưởng đến tiến trình sản xuất, đội gia thành lên.
Do các nguyên nhân trên, nên Hoà Phát đã chưa có hiệu quả cao trong việc định giá thấp hơn thị trường, giá thành thép của Hoà Phát vẫn cao gang với các sản phẩm khác trên thị trường, thậm trí đã cao hơn sản phẩm thép của SSC, thép Thái Nguyên,…
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM THÉP HOÀ PHÁT
3.1 Phương hướng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm
3.1.1 Cơ hội
Gia nhập WTO các doanh nghiệp có thể thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường, tiếp thu Khoa học - Kỹ thuật công nghệ cũng như trình độ quản lý tiên tiến trên thế giới, doanh nghiệp được hoạt động trong môi trường thông thoáng hơn, minh bạch hơn, có cơ hội được tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, cơ hội được đổi mới và phát triển doanh nghiệp,…
3.1.2. Thách thức
Bên cạnh các cơ hội khi tham gia vào WTO đã tạo ra cũng sẽ có nhiều các thách thức ập đến. Bởi: Sân chơi rộng lớn hơn, thông thoáng hơn sẽ tạo ra tính cạnh tranh phong phú hơn, môi trường kinh doanh sẽ khốc liệt hơn, đặt ra áp lực đối với doanh nghiệp phải giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, …
3.2. Định hướng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm thép HP.
♣ Để đáp ứng trước nhu cầu của thị trường và chủ trương cua nhà nước Hòa Phát sẽ tập trung vào ổn định và phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng thêm các nhà máy phôi thép để đảm bảo ổ định hơn nữa nguồn cuing cấp nguyên vật liệu, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Hòa Phát đã thực hiện các dự án Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát trong đó bao gồm 2 nhà máy, Một là nhà máy sản xuất thép thanh tôn trơn đóng cuộn và thép thanh gai vằn để sử dụng trong xây dựng, với công suất hàng năm là 320.000 tấn sản phẩm, môt nhà máy thép tấm phục vụ cho công nghiệp đóng tàu, công suất hàng năm 320.000 tấn sản phẩm. Dự kiến đây là một trong hai dự án đầu tư của Việt Nam sản xuất thép thành phẩm từ quặng sắt với công nghệ mới nhất.
Một thực tế đáng lo ngại là VN phải nhập khẩu tới 60% nghuyên liệu từ nước ngoài, trong đó tới 70% là nhập khẩu từ Trung Quốc nên mỗi khi thị trường thép thế giới có biến động sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến thị thép trong nước. Và thực tế là hiện nay giấ thép trong nước đã lên cao tới 16-17 triệu/tấn. Việc định hướng tìm nguồn nguyên liệu mới trong nước thay thế là hết sức cần thiết và cấp bách cho các doanh nghiệp thép VN nói chung cũng như HP nói riêng.
Với chủ trương này HP đã có thể chủ động tới 80% nguồn cung nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, do đó HP có thể giảm đến 20% giá thành so với giá phôi nhập khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thép HP trên thị trường. Sản phẩm thép HP đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng về chủng loại, yêu cầu về chất lượng. Công ty kết hợp đa dạng hoá chủng loại mác thép, cán thép theo các tiêu chuận quốc tế: tiêu chuẩn Nhật, mỹ, Anh.
Cty sử dụng công nghệ hiện đại, nâng cao công sất sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. HP sẽ đầu tư xây dựng các dự án luyện thép với công suất lên tới 700.000 tấn/năm với số vốn đầu tư giai đoạn đầu là 3.000 tỷ đồng.
♣ HP tìm hiểu và học hỏi các kinh nghiệp và công nghệ sản xuất cao của các nước. Trong khi các doanh nghiệp khác dè dụt trong việc bỏ tiền túi ra đầu tư cộng nghệ, phần lớn họ đều đang chờ vào sự chuyển giao công nghệ có tính ưu đãi, hợp tác hai bên cùng có lợi với các nhà đầu tư nước ngoài, thì HP đã rất mạnh dạn đầu tư cử chuyên gia sang Nhật tìm hiểu công nghệ.
♣ Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức trong năm tới.
Một số chỉ tiêu kế hoạch của tập đoàn trong 2 năm tới
_ Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ tiếp theo phụ thuộc vào đầu tư của các dự án
_ Cổ tức hàng năm tối thiểu đạt 20%
3.3 Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm thép HP
Chúng ta gia nhập WTO đã mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra cho chúng ta bao thách thức. Vấn dềđặt ra là chúng ta phải biết tận dụng những cơ hội này và hạn chế, khắc phục các thách thức. Gia nhập WTO VN chúng ta cũng cần có các chính sách, cơ chế phù hợp có hiệu quả nhằm tăng cường lợi thế và sức cạnh tranh cho các sản phẩm.
3.3.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp
3.3.1.1 Tăng vốn
Công ty cần thực hiện các biện pháp tăng vốn lên hơn 1200 tỷ đồng , Với việc tăng vốn này, sẽ nhằm bổ sung vốn kinh doanh phục vụ kế hoạch kinh doanh và đầu tư các dự án năm 2008 .
3.3.1.2. Thực hiện triển khai các dự án mở rộng sản xuất và nâng cao uy tín, thương hiệu của công ty trên thị trường, giảm được giá thành sản phẩm
Trên cơ sở tăng vốn công ty sẽ tập trung đầu tư cho các dự án mới có công suất thiết kế cao khoảng 1 triệu tấn/năm, trên dây chuyên công nghệ hiện đại từ nước ngoài, để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của các công tư có thương hiệu lâu ở Việt Nam cung như sản phẩm từ nước ngoài.
Công ty thực hiện:
+ Mở rộng khu công nghiệp Phố Nối:
_ Mục đích của dự án:
Làm cơ sở pháp lý để tiến hành xây dựng hạ tầng kỹ thuất và thu hút vốn đầu tư xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp.
Tạo điều kiện xây dựng Khu công nghiệp Phố Nối A - tỉnh Hưng Yên phát triển thuận lợi, nhanh chóng hình thành một khu công nghiệp hoàn chỉnh, hiện đại góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của công ty.
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mặt bằng xây dựng.
Nguồn vón đầu tư: để huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp có thể lấy từ các nguồn sau:
+ Vốn tự có của các chủ đầu tư.
+ Vốn vay ngân hàng, hoăc các tổ chức tín dụng khác
Phương án cơ cấu vốn đầu tư: Trên cơ sở xác định nguồn vốn đầu tư như trên và căn cứ vào thực khu công nghiệp Phố Nối A dự kiến phương án huy động nguồn vốn như sau:
Tổng vốn đầu tư : 80 tỷ
vốn tự có : 288 tỷ (60% vốn đầu tư)
Vốn vay ngân hàng:192 tỷ (40% vốn đầu tư)
Các chi tiêu tài chính: NPV: 38,317 tỷ đồng
IRR :31,10%>tỷ lệ chiết khấu chung
Thời gian thu hồi vốn: 4 năm 6 tháng
Kết luận: dự ấn có NPV> 0 và IR> tỷ lệ chiết khấu. Do vậy Dự án có tính khả thi cao.
+ Thực hiện và đẩy nhanh tốc độ kế hoạch lập Văn phòng đại diện tại CHDCND Lào, dự án khai thác một số mỏ kim loại tại Lào: với mục đích: Thăm dò, khảo sát khai thác qặng sắt và kim loại tại các tỉnh Bắc Lào: Hua Phan, Xieng Khoang, Udomxay, …..Từ đó sẽ đảm bảo cung nguyên liệu dồi dào và ổn định cho hai nhà máy của công ty, công ty sẽ chủ động hoàn toàn nguồn nguyên liệu và sẽ không bị phụ thuộc vào nguồn cung trên thế giới vốn rất nhậy cảm hay biến động làm ảnh hưởng đén việc sản xuất và giá thành củ sản phẩm, và do đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà Phát.
Tổng vốn đầu tư của dự án tại nước ngoại: 800.000 USD Mỹ.
Ngày 24/07/2007, Ủy Ban Kế hoạch và đầu tư nước cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào đã cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện cho Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.
+ Cùng kế hoạch lập Văn phòng đại diện tại Vương quốc Camphuchia, với mục tiêu của dự án là: Thăm dò, khảo sát khai thác qặng sắt và kim loại tại các tỉnh của Campuchia.
+ Việt Nam cũng là nước có trữ lượng khoáng sản lớn, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được nhà nước hay các doanh nghiệp nào đầu tư khai thác nguồn cung này từ trong nước. Vì vậy, để giảm giá thành nguyên vật liệu và để chủ động nguồn cung từ trong nước Hoà Phát nên đầu tư xây dựng các dự án khai thác như: Kinh môn là huyện nhiều trữ lượng khoáng sản công ty nên triển khai các dự án khu liên hợp thép ở kinh môn_ Hải Dương :
Dự án này sẽ sản xuất phôi thép công suất lên đến 700.000 tấn/năm, tại Hải Dương, với vốn đầu tư giai đoạn một khoảng 3.000 tỷ đồng.
Với dự án trên Hoà Phát cần đẩy nhanh tốc độ xây dựng hoàn thiện dự án để dự án sớm đi vào hoạt động. Dự kiến cuối năm 2008, khu liên hợp đi vào hoạt động. Với việc chủ động nguồn phôi thép này, Hòa Phát có khả năng giảm đến 20% giá thành so với giá phôi thép nhập khẩu, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Hòa Phát trên thị trường.
3.3.1.3 Hoà Phát cần phát triển mở rộng hơn nữa hệ thống phân phối cuả mình trên khắp các tỉnh, mở rộng hơn nữa các đại lý cấp một tại nhiều tỉnh của miền trung và tiến sâu hơn nữa có thể là cả niềm nam, mở rộng hơn cả về chiểu sâu của thống phân phối như là mở thêm các đại lý cấp 2, các đại lý bán lẻ,… để có thể giảm được sự chênh lệch giữa giá của công ty và giá của sản
phẩm thép Hoà Phát trên thị trường, từ đó nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng cao hơn nhu cầu của thị trường
3.3.2 Kiến nghị với nhà nước.
3.3.2.1 Nhà nước cần có những chính sách, cơ chế khai thác tài nguyên thiên nhiên để sản xuất và kinh doanh có hiệu quả nhất.
Nhà nước cần có sự điều tra nhu cầu phôi và thép trên thị trường để thấy được mức độ cần thiết, mức độ tiêu thụ cuả sản phẩm, từ đó có được các chính sách hợp lý. Như đối với ngành thép hiện nay, do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này đang rất cao, có thể nói thị trường thép ngày càng nóng bỏng, thậm chí cháy hàng, đẩy giá thành thép lên cao, trong khi đó nguồn nguyên liệu của cán thép chưa được khai thác hợp lý, chủ yếu vẫn là nhập khẩu từ nước ngoài. Trước thực trạng đó, Nhà nước cần có biện pháp khai thác và tận dụng nguồn nguyên liệu từ trong nước để các doanh nghiệp được chủ động nguồn cung, không bị ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc khi mà năm nay Chính phủ Trung Quốc đã tăng mức thuế xuất khẩu lên.
3.3.2.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước.
* Thời gian vừa qua chính sách thuế quan của nước ta chủ yếu mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp thương mại và chưa mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu, đặc biệt là đối với ngành sản xuất thép khi mà chúng ta có đến 60% nhập khẩu nguyên liệu, đánh thuế vào nguyên liệu sản xuất phôi cán thép là làm tăng giá thành nguyên liệu đầu vào, đồng nghĩa với việc làm tăng giá thành sản xuất thép thành phẩm, làm giảm sức cạnh tranh so với các nước khác, đặc biệt là thép nhập khẩu từ Trung Quốc vốn có giá thành rẻ hơn VN. Vì vậy Nhà nước cần giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu hơn nữa.
* Đối với chính sách cạnh tranh: Chính sách cạnh tranh là những chính sách nhằm bảo vệ và thúc đẩy cạnh tranh làm cho thị trường hoạt động có hiệu quả. Để thực hiện chính sách cạnh tranh cần phải thực hiện các biện pháp như là sử dụng biện pháp phi thuế quan. Khi VN chưa gia nhập WTO chúng ta có thể sử dụng biện pháp thuế quan, hạn ngạch để bảo vệ sản phẩm trong nước. Nhưng khi đã gia nhập và theo cam kết đến 2016 chúng ta phải dỡ bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan, thì lúc đó biện pháp phi thuế quan giữ vai trò quan trọng trong chính sách bảo hộ thương mại đối với chúng ta. Biện pháp phi thuế quan sẽ chuyển từ hành chính trực tiếp (giấy phép, hạng ngạch) sang kinh tế gián tiếp như: tiêu chuẩn kỹ thuật ISO 2000, ISO 9001, …để bảo vệ sức cạnh tranh cho sản phẩm thép trong nước sự nhẩy vào của thép nhập khẩu.
3.3.2.3 Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng.
Trong vài năm gần đây đất nước ta đã có sự đổi mới, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tuy nhiên vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế, tức là chưa đáp ứng đủ yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, chưa đủ nhu cầu của thị trường. Theo số liệu thống kê thì mạng lưới hệ thống thông tin liên lạc của ta còn khá lạc hậu so với thế giới (mà số người có di động là 1/100 dân, trên thế giới là 9; số người có máy tính là 0.8/100 dân, thế giới là 8; số ngừơi nối mạng là 0.3/100 dân, trên thế giới là 15). Như vậy, rõ ràng là ta tụt hậu so với thế giới rất nhiều, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng và cần thiết để thúc đẩy kinh tế nói chung và phát triển sản xuất của các ngành nói riêng. Và để làm được điều này, Nhà nước cần phải đầu tư phát triển mạnh ngành tin học, viễn thông, phổ cập tin học đến các vùng, các cấp, để các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và kinh doanh thép nói riêng có cơ hội tìm kiếm thông tin trên thị trường như: Thông tin về nguồn nguyên liệu, thông tin về nhu cầu thực trên thị trường, thông tin về sản phẩm từ nước ngoài,.. Để từ đó các doanh nghiệp có được nguồn thông tin đầy đủ chính xác, đưa ra được các chiến lược cạnh tranh hợp lý, gia tăng được sức cạnh tranh cho sản phẩm, và đem về hiệu quả kinh doanh cao.
3.3.2.4 Nhà nước cần có nhiều biện pháp hỗ trợ cho ngành thép nói riêng.
* Ban hành tiêu chuẩn về thép phế liệu cũng như văn bản pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất thép nhập khẩu phế liệu, Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng tiêu chuẩn cho thép phế liệu nhập khẩu dựa trên tiêu chuẩn quốc tế thông dụng như tiêu chuẩn của Nhật, Mỹ, Anh. Tránh những quy định cảm tính và phi thực tế làm ảnh hưởng đến khâu cung nguyên liệu, gây trẫm trễ cho quá trình sản xuất,như đã từng xảy ra trong những lần nhập khẩu thép phế liệu trước đây.
* Nhà nước không nên áp dụng quy chế kinh doanh thép xây dựng đã ban hành vào cuối tháng 8/2005 và các quy chế tương tự ở hiện tại cũng như trong tương lai. Thực tế là sau khi quy chế ban hành, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh và cả hiệp hội thép VN đều không đồng tình. Bởi lẽ, các quy định đối với quyền và trách nhiệm của các cá nhân hay tổ chức kinh doanh nêu trong quy chế đã trói buộc doanh nghiệp và doanh nghiệp không thể thực hiện được. Nhất là việc ấn định giá và chịu trách nhiệm về tính pháp lý đối với kinh doanh và gía bán thép xây dựng… Hiện nay, tính cạnh tranh trên thị trường thép là rất cao nên không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng độc quyền để nâng giá gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng được. Hơn nữa, việc giá phôi thế giới tăng đẩy giá thép trong nước tăng cao là không thể tránh khỏi. Mặt khác, giá thép còn phụ thuộc vào chi phí vận chuyển, đối với khu vực thị trường khác nhau thì chi phí vận chuyển cũng phải khác nên việc quy định giá nên để các doanh nghiệp tự chủ. Vì vậy việc quy định tính pháp lý đối với hoạt động kinh doanh, chất lượng đối với giá cả bán lẻ của nguồn cung ứng, nhà phân phối, tổng đại lý và đại lý bán lẻ nêu trong quy chế là không khả thi và trái với luật, vi phạm quyền tự chủ và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nhà nước nên để các doanh nghiệp tự chủ trong việc định giá sản phẩm.
* Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, VN cũng nên ban hành các chính sách dài hạn cho sự phát triển của ngành thép quốc nội nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho các nhà sản xuất thép. Đặc biệt trong chích sách cần lưu ý là không cho phép các tập đoàn thép nước ngoài nắm quyền kiểm soát các công ty thép trong nước, làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước.
* Nhà nước cần có các chính sách và biện pháp khai thác và phân bổ nguồn nguyên liệu cán thép, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nguồn cung trong nước ổn định, có trữ lượng lớn, tạo sự ổn định trong nguồn cung.
KẾT LUẬN
Ngành thép Việt Nam đã có từ những năm 60 của thế kỷ XX (năm 1965), nhưng phải mãi đến 1975 cả nước mới sản xuất được sản phẩm thép cán, các năm tiếp theo từ 1975 – 1989 ngành thép chỉ phát triển ở mức cầm chừng. Nhưng cho đến năm 2000 ngành thép Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, đã có sự đầu tư mới cả về chiều sâu và chiều rộng, các dự án liên doanh ra đời. Và đến nay, do Nhà nước ta chủ trương đầu tư xây dựng chính sách hỗ trợ để thúc đẩy kinh tế phát triển và ổn định (8.5%) khiến cho nhu cầu thép trong nước tăng cao, và do đó rất hấp dẫn các nhà đầu tư mới tham gia kinh doanh, còn đối với các doanh nghiệp đã kinh doanh thép sẽ có nhiều cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng sản lượng và gia tăng thị phần để thu được lợi nhuận cao. Nhưng bên cạnh đó môi trường cạnh tranh cũng sẽ phức tạp và khốc liệt hơn.
Nếu so sánh với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài thì ngành thép Việt Nam còn quá nhỏ bé, công nghệ sản xuất còn chưa cao, năng suất sản xuất thấp (sản lượng sản xuất của cả nước vẫn chưa bằng sản lượng của một công ty sản xuất thép hàng đầu BaoShan của Trung Quốc). Nay Việt Nam đã gia nhập WTO thì thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước là làm sao phải đứng vững được trên thị trường trong nước và đánh bại được các sản phẩm nhập khẩu. Muốn vậy, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp cần phải nâng cao cho sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình (tận dụng những cơ hội có được khi ta đã gia nhập của WTO: cơ hội tiếp cận công nghệ mới, cách quản lý hiệu quả, tiếp cận những thị trường mới...).
Đề tài “tăng cường sức cạnh tranh cho sản phẩm thép của công ty cổ phần thép HP đã hệ thống các lý luận về cạnh tranh, sức cạnh tranh cùng kết hợp với các số liệu thực tế để đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà Phát. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm thép Hoà Phát trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO.
Sinh viên
Lưu Thị Thanh Thuỷ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kinh doanh quốc tế 1 & 2
Chủ biên: GS. Nguyễn Thị Hường.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá.
NXB: Thống kê
Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong uá trình hội nhập kinh tế quốc tế- NXB Chính trị quốc gia 2003
Chủ biên: Chu Văn Cấp.
Khoá luận tốt nghiệp: “Nâng cao năng lực cạnh tranh thép của tổng cty thép khi VN xắp gia nhập WTO
Gvhd: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà Svth: Nguyễn Thu Hà–kdqt 45.
5. Bản tin của tập đoàn Hoà Phát.
6. Bản cáo bạch của tập đoàn Hoà Phát
Địa chỉ trang web:
/ Chống liên kết lũng đoạn thị trường
http:// www kinhte24h.com/ Hòa Phát chủ động nguồn phôi thép
www.bvom.com/news/vietnam/news
Phụ Lục
Lôgô:
Thông tin về công ty:
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát.
Tên viết tắt: Hoà Phát group.
Tên giao dịch quốc tế: Hoa Phat group joint stock company.
Trụ sở chính: 243 Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội.
Địa chỉ: Khu công nghiệp Phố Nối A, Yên M ỹ, Hưng Yên.
Điện thoại: (84-0321) 942884.
Fax: 04.6282016, 84-0321.942.613.
Web: www.Hoaphat.com.vn
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0503000008 do Sở kế hoạch và đầu tư Hưng Yên cấp lần đầu ngày 26/10/2001, thay đổi lần thứ 12 ngày 02/08/2007.
Vốn điều lệ: 1.320.000.000.000 đồng.
Một số tư liệu liên quan đến ngành thép
Tình hình sản xuất thép của Việt Nam qua các năm
(Đvt: tấn)
Sản Phẩm
2005
2006
2007
Phôi thép
875.000
1.400.000
1.800.000
Thép cuộn
938.000
936.000
1.026.000
Thép cây
2.073.000
2.289.000
2.508.000
(Nguồn: bản tin nội bộ phòng kinh doanh)
Biểu đồ so sánh giá thép Xây Dựng của VN và các nước trong khu vực 2003-2005
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26444.doc