Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 872

- Tận dụng một cách tối đa các loại máy óc còn phù hợp và có thể sử dụng tốt, không nên vì đã khấu hao hết mà tìm cách thanh lý, như vậy sẽ tiết kiệm cho công ty một khoản chi phí cho đầu tư máy móc thiết bị. - Công ty có thể mua sắm các loại máy móc thiết bị thi công công trình đã qua sử dụng từ các doanh nghiệp xây dựng khác. Nhưng số máy móc này phải bảo đảm tính đồng bộ và sự phù hợp với công nghệ kỹ thuật hiện có của công ty và hoạt động có hiệu quả ở công ty. - Hoặc công ty mua các linh kiện, thiết bị mới về lắp ráp thay thế cho các thiết bị cũ sẵn có nhờ cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh từ đó góp phần nâng cao được năng lực máy móc thiết bị đang dùng cho công ty. - Công ty có thể thuê tài chính: Nghĩa là công ty sẽ đi thuê tài sản cố định (máy móc, thiết bị ) của các doanh nghiệp khác về hoạt động và công ty được quyền quản lý sử dụng, tính khấu hao, nhưng không có quyền sở hữu, khi hết hạn hợp đồng thuê tài chính công ty có thể mua lại số tài sản đó với giá nhỏ hơn giá trị tài sản ban đầu. - Cần phải có sự hiểu biết về máy móc thiết bị, có sự vận hành và sử dụng hợp lý, đúng mức, để có thể khai thác sử dụng hiệu quả số tài sản này được. Như vậy việc đầu tư máy móc thiết bị là rất cần thiết nhưng quan trọng hơn là công ty phải xác định đúng loại cần đầu tư và những máy móc thiết bị đó phải đảm bảo tính phù hợp với công ty.

doc60 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1792 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 872, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động tài chính. 23.824.154 86.764.030 88.549.087 3 Thu nhập khác 268.311.688 1.409.089.314 1.988.528.022 V Chi phí 1 Chi phí tài chính 937.355.000 6.630.745.694 8.245.410.044 2 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.289.441.842 4.572.461.732 5.713.243.063 3 Chi phí khác 268.311.688 5.234.323.219 6.284.215.015 VI Lợi nhuận 1 Lợi nhuận trước thuế 3.824.211.821 7.650.467.810 9.864.752.108 2 Lợi nhuận sau thuế 2.858.158.866 5.737.850.858 7.398.564.081 (Nguồn:Phòng kế toán – tài chính – Công ty CPXDCTGT 872 ) Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy, về mặt tài sản, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty đều tăng lên qua các năm với mức tăng của tài sản ngắn hạn năm 2008 so với 2007 là tăng 17,9%; năm 2009 tăng so với năm 2008 có 13,6%. Và tài sản dài hạn năm 2008 tăng 81,1%; năm 2009 tăng có 62,5%. Nhưng các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản của công ty, điều đó có ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Về nguồn vốn nhận thấy khoản nợ phải trả của công ty khá lớn, chiếm khoảng 94% tổng nguồn vốn năm 2007; 95,5% năm 2008; 94,3% năm 2009, với tỷ lệ nợ phải trả rất lớn như vậy, điều đó sẽ tạo một sự khó khăn không nhỏ cho công ty trong năm 2010 này và các năm tiếp theo. Trong khi các doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh tài sản ngắn hạn tăng trung bình trong ba năm 2007, 2008, 2009 với mức tăng là 17,8%. Tài sản dài hạn tăng trung bình trong ba năm từ 2007 tới 2009 là 78%. Các khoản nợ phải trả chiếm trung bình 85% trong tổng nguồn vốn. Như vậy với những con số cụ thể ở trên cho thấy năng lực tài chính của công ty CPXDCTGT 872 chưa được tốt lắm so với các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh, nhất là tỷ lệ các khoản nợ phải trả của công ty CPXDCTGT 872 chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng nguồn vốn so với các doanh nghiệp khác do vậy công ty cần xem xét lại cơ cấu tài chính của mình, và cần có các biện pháp nâng cao năng lực tài chính cho công ty, để có khả năng cạnh tranh được với các doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường xây dựng, có thể tăng khả năng thắng thầu cho công ty. Về doanh thu: Doanh thu đều tăng lên trong các năm, trong đó tốc độ tăng năm 2009 có xu hướng giảm dần so với tốc độ tăng của năm 2008. Cụ thể về doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng 55,9%; năm 2009 tăng 15,7%. Về daonh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh trong năm 2008 với tỷ lệ hơn 200% so với năm 2007 và tốc độ tăng bắt đầu có xu hướng giảm dần trong năm 2009 với tỷ lệ tăng chỉ còn có hơn 2%, tuy nhiên giá trị doanh thu của các năm đều tăng dần lên, cụ thể năm 2007 doanh thu từ hoạt động tài chính là 23.824.154 VNĐ, nhưng năm 2008 tăng lên tới con số 86.764.030 VNĐ, và năm 2009 tiếp tục tăng lên 86.764.030 VNĐ. Về chi phí và lợi nhuận: Các khoản chi phí cũng tăng dần theo các năm, trong đó chi phí tài chính chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí ngoài ra còn có chi phí cho hoạt động quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cũng không nhỏ, điều đó cho thấy công ty rất chú trọng vào việc đầu tư cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp, đó cũng là một trong những việc làm rất cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong thời buổi kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh như thế này. Và đồng thời lợi nhuận của công ty cũng tăng lên qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2009 so với năm 2008 có xu hướng giảm dần, cụ thể; năm 2008 lợi nhuận tăng với tỷ lệ 100%; năm 2009 tăng 29%. 2.2.3 Năng lực máy móc thiết bị. Trong đấu thầu, khi trúng thầu để tiến hành thi công các công trình thì máy móc thiết bị là một trong những điều kiện không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào, thậm chí có những doanh nghiệp công nghệ tốt cũng là những lợi thế để đưa doanh nghiệp mình phát triển nên tốp đầu so với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực kinh doanh, bởi vậy máy móc thiết bị công nghệ là một trong các yếu tố then chốt góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Với công ty CPXDCTGT 872 năng lực máy móc thiết bị được thể hiện trên bảng sau: Bảng 5: số những loại máy móc thiết bị của công ty CPXDCTGT 872 Đơn vị tính: chiếc STT Loại thiết bị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Máy xúc đào, lật 13 15 16 2 Máy ủi 15 15 15 3 Máy san 14 14 14 4 Máy lu, máy đầm 44 45 45 5 Máy rải 8 8 9 6 Trạm trộn bê tông ASPHALT 3 3 4 7 Trạm trộn bê tông xi măng 2 2 2 8 Cần cẩu 7 8 8 9 Thiết bị lao dầm 8 10 10 10 Búa đóng hạ cọc 5 5 6 11 Thiết bị thi công cọc khoan nhồi 5 6 7 12 Thiết bị thi công bê tông 43 43 43 13 Thiết bị vận tải 68 70 70 14 Thiết bị khác 196 208 210 15 Thiết bị thí nghiệm bê tông ASPHALT 75 75 75 16 Dụng cụ đo đạc, kiểm tra 106 136 153 17 Thiết bị thí nghiệm bê tông nền móng đường 112 123 123 18 Thiết bị thí nghiệm độ chặt nền đường 98 110 122 19 Thiết bị thí nghiệm bê tông xi măng 91 93 93 (Nguồn: Phòng vật tư thiết bị – Công ty CPXDCTGT 872 ) So với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực kinh doanh xét về số lượng và chủng loại máy móc thiết bị thì công ty CPXDCTGT 872 có số lượng lớn hơn, chủng loại cũng đa dạng hơn. Với gần 1 000 máy móc thiết bị các loại tăng đều trong 3 năm 2007 – 2009, công ty có thể đáp ứng được các đòi hỏi về máy móc thiết bị thi công của các công trình mà công ty thắng thầu. Đây là một trong những điểm mạnh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực, tuy nhiên việc nâng cao năng lực máy móc thiết bị của công ty có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động đấu thầu của công ty. Vì vậy công ty cần xác định đúng mức độ trang bị các loại máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu của mỗi công trình, bên cạnh đó có biện pháp quản lý, bảo quản, sửa chữa đại tu kịp thời để có thể nâng cao tuổi thọ của máy móc thiết bị. 2.2.4 Năng lực về nhân sự. Khi nói tới lao động làm việc trong lĩnh vực xây dựng, ta hiểu đó là những người làm việc tại các công ty, các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế thuộc ngành xây dựng. Có thể nói lao động trong ngành xây dựng là nguồn gốc sáng tạo ra các công trình giao thông, các công trình công nghiệp dân dụng, văn hóa xã hội; là một trong những nhân tố cấu thành nên các nguồn lực đầu vào của các doanh nghiệp, và là nhân tố quyết định nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như sự phát triển, hiệu quả, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, các công ty nói riêng. Không giống như các ngành kinh tế khác, lao động trong ngành xây dựng thường là không ổn định, số lao động này thay đổi theo thời vụ, thay đổi theo số lượng các công trình, đồng thời phải làm việc ngoài trời với các địa điểm khác nhau, không cố định. Có khi cần rất nhiều lao động như khi mà công ty trúng thầu nhiều công trình, nhưng bên cạnh đó có những lúc thì cần rất ít lao động như khi mà công ty nhận được ít công trình hoặc không nhận được công trình nào, khi đó thì một số lượng công nhân buộc phải nghỉ việc do không có việc để làm. Do vậy việc thực hiện chế độ trả lương thưởng hợp lý, xứng đáng cho người lao động xây dựng quả là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Riêng đối với hoạt động đấu thầu, lao động lại là một nhân tố quan trọng nhất quyết định công ty có trúng được gói thầu hay không, bởi chủ đầu tư luôn quan tâm tới tính khả thi của công trình, nếu như công ty trúng thầu, nhưng không có đội ngũ cán bộ công nhân người lao động đảm bảo công trình được thi công và hoàn thành đúng tiến độ thì liệu có chủ đầu tư nào dám mạo hiểm đầu tư vào cuộc chơi mà không biết thắng thua thế nào. Do vậy công ty CPXDCTGT 872 phải có đội ngũ lao động có năng lực được đào tạo cơ bản và có trình độ cao thì công ty mới có cơ hội thắng thầu được các công trình xây dựng, đặc biệt là những công trình có sự đòi hỏi cao về chất lượng, tiến độ thi công cũng như giá trị công trình lớn. Năng lực nhân sự của công ty CPXDCTGT 872 được thể hiện cụ thể trong bảng sau: Bảng 6: Năng lực nhân sự của Công ty CPXDCTGT 872 Đơn vị tính : người STT Ngành nghề 2007 2008 2009 I Cử nhân 12 15 15 1 Cử nhân tài chính kế toán 6 7 7 2 Cử nhân QTKD 6 8 8 II Kỹ sư 142 150 161 1 Xây dựng dân dụng và công nghiệp 63 66 71 2 Xây dựng mỏ, giao thông, thủy lợi 46 51 55 3 Ngành nghề khác 33 33 35 III Công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên 511 568 579 1 Công nhân xây dựng đường- cầu cống 293 308 310 2 Thợ sửa chữa cơ khí 50 50 52 3 Công nhân vận hành máy 208 210 217 IV Lao động khác 275 252 239 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động - Công ty CPXDCTGT 872 ) Nhận xét: Lao động trong công ty CPXDCTGT 872 là hoàn toàn hợp lý và tương đối ổn định. Công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu lao động của công ty ( Năm 2007: 56%, Năm 2008 57%, Năm 2009: 58%), đây là những lao động chính thức, trực tiếp tham gia thi công các công trình mà công ty đã thắng thầu, những công nhân này được đào tạo bài bản, qua trường lớp nên có tay nghề chuyên môn rất cao, và bên cạnh đó còn có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Trong đó công nhân xây dựng đường, cầu cống chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 29% - 31%. Đội ngũ kỹ sư chiếm khoảng 14% - 16% trong cơ cấu lao động của công ty, đây là những cán bộ nhân viên có trình độ học vấn cao, tư duy tốt, năng động, sáng tạo, có nhiều ý tưởng sáng kiến mới vận dụng vào hoạt động kinh doanh của công ty, chủ yếu là tốt nghiệp các trường đại học có uy tín trong nước như trường Đại học Giao Thông Vận Tải Hà Nội, Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Đại học Xây Dựng Hà Nội. . . Đội ngũ kỹ sư này có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là thiết kế công trình, giám sát quá trình thi công, tham gia vào hoạt động nghiên cứu phát triển của công ty, góp ý xây dựng chiến lược, kế hoạch cho công ty. Ngoài ra số kỹ sư trong công ty thì chiếm một tỷ lệ tương đối thấp so với các doang nghiệp cùng ngành, cụ thể số kỹ sư chiếm 15,1% trong cơ cấu lao động của công ty vào năm 2007; 15,2 % năm 2008; và 16,2% năm 2009. Trong khi đó công ty CPXDCTGT 873 một trong những đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành với công ty có tỷ lệ kỹ sư trong cơ cấu lao động của công ty CPXDCTGT 873 là 20,3% năm 2007; 20,5% năm 2008 và 21,4% năm 2009, như vậy về kỹ sư có tay nghề chuyên môn kỹ thuật của công ty còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn so với các đối thủ cạnh tranh do vậy công ty cần bổ sung đầu tư vào nguồn nhân lực hơn nữa để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình lên tốt hơn các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực kinh doanh, điều đó cũng tương đương với việc công ty sẽ có cơ hội thắng thầu cao hơn trong các đợt tham dự đấu thầu. Bên cạnh đó tỷ lệ cử nhân làm việc trong doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ tương đối thấp trong cơ cấu lao động của công ty, (chiếm 0,12% năm 2007; 0,15% năm 2008; 0,15% năm 2009), do tính chất ngành nghề kinh doanh của công ty thiên hướng về thi công xây dựng các công trình nên đòi hỏi trong cơ cấu lao động của công ty phân bổ tập trung cần chủ yếu là những kỹ sư có chuyện môn tay nghề, và công nhân kỹ thuật bậc ba. Tuy nhiên đội ngũ kỹ sư trong công ty cũng có một vai trò tương đối lớn, đảm nhiệm các công việc liên quan tới văn phòng, đồng thời cùng với đội ngũ cán bộ ban lãnh đạo trong công ty đưa ra những định hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh cho công ty nhằm đưa công ty phát triển tốt hơn trên mọi mặt. Vì vậy công ty cần chú trọng tới đội ngũ cử nhân này, đào tạo nâng cao chất lượng làm việc của đội ngũ này tốt hơn. 2.2.5 Năng lực lập dự toán dự thầu. Lập dự toán dự thầu là một trong những công việc khó đối với mọi người, nhất là những người có ít kinh nghiệm, bởi vì dự toán dự thầu là cơ sở để xác định giá gói thầu mà nhà thầu muốn bỏ thầu, xác định giá cả hợp lý, chuẩn xác, ít sai sót nhất thì mới có cơ hội trúng thầu được các công trình, sau khi trúng thầu công ty phải có kế hoạch cho việc tiến hành thi công đảm bảo được tiến độ, chất lượng công trình cũng như lợi nhuận tối thiểu mà công ty có thể chấp nhận được. Với công ty CPXDCTGT 872 công tác lập dự toán dự thầu được phối hợp giữa các phòng nhưng chủ yếu là phòng kế hoạch kinh doanh, phòng dự án KCS và phòng kế toán tài chính, lập kế hoạch sản xuất tổng thể, kế hoạch sản xuất thi công chi tiết của dự án, và phân tích rõ yêu cầu về vật tư, vật liệu, thiết bị thi công, lao động và tiền vốn, hạng mục công trình, khối lượng mời thầu. . ..trên đây là bảng dự toán kinh phí cụ thể của gói thầu Đ4 của công ty CPXDCTGT 872 thể hiện cụ thể năng lực lập dự toán dự thầu của công ty. Bảng 7: Dự toán kinh phí gói thầu Đ4: dự án đường Hồ Chí Minh – giai đoạn 1. Gói thầu Đ4 : Km 144 – Km154+772(Phố Châu – Bắc) năm 2009 STT Hạng mục công trình Đơn vị tính Khối lượng mời thầu Đơn giá dự thầu sau thuế 1 2 3 4 5 XÂY LẮP CHÍNH I Nền đường chính Đào hữu cơ + đào bùns 4,330,40 47,721,14 Đào đất cấp 3 127,930,60 26,260,27 Đắp đất K95 204,233,10 24,376,78 Đắp đất K98 22,335,20 25,043,04 Đào rãnh đất cấp 3 2,495,00 64,423,54 Trồng cỏ 59,643,40 9,779,92 Xây rãnh=đá hộc vữa XM 100# 1.396,00 179.399,08 II Nền, mặt đường ngang Đắp nền đường K95 15.088,60 24.376,78 Đào nền đường +dào khuôn đất cấp 3 355,70 55.833,74 Đá dăm 319,50 384.407,73 Cấp phối đá dăm 487,00 289.834,21 Đá dăm láng nhựa dày 15 cm 2.429,00 71.587,22 III Nền mặt đường chính Thi công lớp CP đá dăm loại 1 dày 18cm 74.931,50 52.170,16 Thi công lớp móng đá dăm loại 2 dày 18cm 74.450,50 52.062,24 Thảm BTN hạt vừa dày 7cm 74.450,50 76.853,73 Tưới nhựa dính bám 74.450,50 5.828,65 VI Cống ống cống D = 125 ống 307,00 805.642,44 ống cống D = 150 ống 300,00 1.005.610,63 ống cống D = 200 ống 195,00 1.535.422,66 Hộp 125 x 100 9,00 2.207.831,63 Bê tông 150# 2.497,84 590.082,85 Bê tông 100# 311,10 531.819,60 Đào đất 7.114,70 64.452,16 Đắp đất 8.262,50 31.219,99 Đá hộc xây vữa xi măng M100 453,54 503.473,15 Vữa xi măng M100 988,06 17.384,56 Đá dăm 562,69 233.039,14 Đất xét 96,57 62.678,59 V An toàn giao thông Biển tam giác Cái 47,00 423.999,57 Biển tròn Cái 24,00 503.999,57 Cột Km Cột 10,00 221.908,90 Cọc tiêu Cọc 1.178,00 61.686,57 Sơn vạch phân chia làn(P.quang) 4.357,00 23.143,39 Tôn lượn sóng 60,00 230.000,00 XÂY LẮP KHÁC 1 Lán trại = 1,9% x giá dự thầu sau thuế 1,90% 2 Huy động giải thể, đảm bảo giao thông = 1% x giá trị dự thầu sau thế 1% 3 Kho bãi chứa vật tư 200 220.000,00 4 Kho bãi để máy móc thi công 200 15.000,00 5 Đường công vụ tạm tính 2,5Km Bnền = 6m, Bmặt = 3,5m Đào nền đường thủ công(10%) 160 41.517,40 Đào nền đường bằng máy(90%) 1440 21.174,56 Đắp đất nền đường K95 bằng thủ công (10%) 230 31.291,99 Đắp đất nền đường Km 95 bằng máy (90%) 2070 24.376,61 Móng đường đá thải 8750 27.000,40 Mặt đường đá dăm 875 384.407,73 (Nguồn: phòng kế hoạch – kinh doanh – Công ty CPXDCTGT 872 ) Từ bảng trên ta thấy công tác lập dự toán dự thầu của công ty CPXDCTGT 872 rất cụ thể và chi tiết trong từng hạng mục công trình, từng thiết bị vật tư nhỏ, điều đó phần nào cho thấy kinh nghiệm trong ngành xây dựng, và sự cố gắng làm việc đồng thời trình độ của cán bộ công nhân viên công ty khá cao. 2.2.6 Năng lực quan hệ với chủ đầu tư. Với thời gian gần 40 năm trong ngành, công ty đã tạo lập cho mình một mối quan hệ tương đối rộng với các chủ đầu tư, trài dài từ bắc vào Nam, bên cạnh đó còn mở rộng sang các nước láng giềng khu vực Đông Nam Á, đặc biệt có những cơ quan rất nhiều lần công ty đã trúng thầu ký kết được các hợp đồng liên tiếp như Sở GTVT tỉnh Cao Bằng, Sở GTVT tỉnh Lai Châu, Sở GTVT tỉnh Điện Biên, Sở GTVT tỉnh Sơn La. Ngoài ra công ty còn quan hệ tốt với tổng công ty XDCT GT1, Tổng công ty XDCT GT8, bởi trong năm 2001 công ty đã liên tiếp trúng hai gói thầu ký kết hợp đồng với tổng công ty XDCT GT1, và trong năm 1998 công ty đã liên tiếp ký kết được 3 hợp đồng tiến hành thi công công trình với tổng công ty XDCT GT8. Bên cạnh đó công ty còn có quan hệ tương đối tốt đẹp với các ban QLDA, với ban lãnh đạo cấp tỉnh của các tỉnh thành trong cả nước như Tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Hải Phòng, Bắc Ninh, Sơn La, Lai Châu, . . . Như vậy ta thấy công ty CPXDCTGT 872 có một thế mạnh rất lớn đó là mối quan hệ với các nhà đầu tư rất tốt, điều đó cho thấy nếu khai thác mối quan hệ này thì trong tương lai công ty có khả năng trúng được nhiều gói thầu. 2.2.7 Năng lực Marketing và uy tín của công ty. Khi nói tới Marketing và uy tín của công ty, đây chính là con đường đưa nhà thầu đến gặp chủ đầu tư xây dựng công trình, cũng như các đối tác khác có liên quan. Marketing với nhiệm vụ tạo được ấn tượng sự nhận thức tốt của chủ đầu tư đối với công ty, về mặt này công ty CPXDCTGT 872 đã tham gia thi công xây dựng nhiều công trình thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như cơ sở hạ tầng, công nghiệp, dân dụng,. . .điều đó cho thấy sự đa dạng của sản phẩm đó là các công trình xây dựng của công ty. Bên cạnh đó công ty đã nhận được sự tín nhiệm của tổng công ty XDCTGT8 và của chủ đầu tư. Tuy nhiên trong chiến lược Marketing của công ty theo tính chất ngành nghề, công việc, vốn đầu tư cho một công trình tương đối lớn, hơn nữa công ty chính là người đi dự thầu cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực, nên việc quảng bá thương hiệu của công ty mình phần lớn dựa trên chất lượng và tiến độ thi công của các công trình mà công ty đã trúng thầu, chứ không đơn giản như các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác như thương mại, dịch vụ có các chương trình khuyến mại, quản cáo để đẩy mạnh uy tín của công ty mình lên. . .. 2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty. 2.3.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của công ty trong ba năm 2007, 2008, 2009 được thể hiện trên bảng sau: Đơn vị tính: % STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 Khả năng thanh toán hiện hành 1,98 2,07 3,19 2 Khă năng thanh toán nợ ngắn hạn 116,1 106,4 112,0 3 Khả năng thanh toán nhanh 125,3 119,4 131,3 4 Khả năng thanh toán nợ dài hạn 45,6 84,8 196,4 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty CPXDCTGT 872 ) Trên đây là số liệu về khả năng thanh toán của công ty CPXDCTGT 873 trong cùng ngành: - Khả năng thanh toán hiện hành 130% vào năm 2007; 143% năm 2008; 134% năm 2009. - Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 108% năm 2007; 117% năm 2008; 120% năm 2009. - Khả năng thanh toán nhanh 0,46%; 19% năm 2008; 0,37% năm 2009. - khả năng thanh toán nợ dài hạn 101% năm 2007; 100% năm 2008; 100% năm 2009. Ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty CPXDCTGT 872 có tỷ lệ tương đối thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành, cụ thể là công ty CPXDCTGT 873, điều đó cho thấy khả năng thanh toán tức thì của công ty còn kém, về chỉ tiêu này chưa có khả năng cạnh tranh mạnh được với các doanh nghiệp cùng ngành, đồng thời về chỉ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn so với công ty CPXDCTGT 873 tương đối đồng đều và không có sự chênh lệch các chỉ số không đáng kể. Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh của công ty CPXDCTGT 872 tương đối cao so với các doanh nghiệp cùng ngành, điều đó cho thấy nguồn phải thu của khách hàng của công ty CPXDCTGT 872 là khá lớn, đây cũng là một trong những khó khăn trở ngại mà công ty cần phải có sự khắc phục để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. 2.3.2 Tỷ suất sinh lời. Khi đánh giá tới tỷ suất sinh lời của công ty được dựa trên bảng số liệu các chỉ số về tỷ suất sinh lời sau: Đơn vị tính: % STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 Tỷ suất sinh lời/Doanh thu - Tỷ suất LNTT/Doanh thu - Tỷ suất LNST/Doanh thu 8,8 6,6 11,0 8,3 12,3 9,2 2 Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng tài sản - Tỷ suất LNTT/Tổng tài sản - Tỷ suất LNST/Tổng tài sản 2,5 1,9 4,1 3,1 4,5 3,3 (Nguồn:Phòng kế toán tài chính – Công ty CPXDCTGT 872 ) Để tiện cho việc đánh giá thì trên đây là số liệu cụ thể của một doanh nghiệp cùng ngành cụ thể là công ty CPXDCTGT 873: - Tỷ suất LNTT/Doanh thu 0,6% năm 2007; 0,54% năm 2008; 0,56% năm 2009. - Tỷ suất LNST/Doanh thu 0,45% năm 2007; 0,37% năm 2008; 0,38% năm 2009. - Tỷ suất LNTT/Tổng tài sản 0,73% năm 2007; 0,81% năm 2008; 0,76% năm 2009. - Tỷ suất LNST/Tổng tài sản 0,54% năm 2007; 0,55% năm 2008; 0,52% năm 2009. Ta thấy các chỉ số tỷ suất sinh lời của công ty CPXDCTGT 872 đều lớn hơn các chỉ số về tỷ suất sinh lời của công ty CPXDCTGT 873 trong cùng ngành, như vậy cho thấy khả năng sinh lời của công ty tương đối tốt, xét về các chỉ số này thì công ty có khả năng cạnh tranh tốt và đây cũng là một lợi thế để nâng cao khả năng thắng thầu cho công ty so với các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh. 2.3.3 Tỷ lệ thắng thầu. Tỷ lệ thắng thầu của công ty được đánh giá trên số công trình thắng thầu, và tổng số công trình tham gia dự thầu. Và trên đây ta có bảng số liệu tỷ lệ thắng thầu trong ba năm 2007, 2008, 2009. Đơn vị tính:% STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 Số công trình thắng thầu/ Tổng số công trình tham dự thầu 80 78 78,6 (Nguồn: Phòng dự án KCS – Công ty CPXDCTGT 872 ) So với các doanh nghiệp cùng ngành như công ty CPXDCTGT 873( tỷ lệ thắng thầu đạt 85% năm 2007; 84% năm 2008; 85% năm 2009) thì công ty CPXDCTGT 872 có tỷ lệ thắng thầu thấp hơn rất nhiều, điều đó cho thấy năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty vẫn chưa được tốt lắm so với các doanh nghiệp cùng ngành, vì vậy công ty cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. 2.4 Kết quả đấu thầu đạt được của công ty trong những năm qua. Trải qua một chặng đường dài, được nếm trải không ít những khó khăn gian khổ trong quá trình phát triển, công ty CPXDCTGT 872 đã thấm nhuần một số bài học kinh nghiệm là: tranh thủ cao sự chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ của Đảng ủy, Công đoàn, Lãnh đạo của Tổng công ty XDCTGT 8, của các cơ quan hữu quan. Tăng cường đoàn kết, động viên khơi dậy tinh thần và lòng quyết tâm của cổ đông và cán bộ công nhân viên công ty vì sự nghiệp phát triển chung của công ty. Củng cố, tăng cường hệ thống quy định, quy chế trong quản lý điều hành của công ty, đã đưa công tác quản lý ngày càng nề nếp, tính chuyên môn ngày càng cao. Với tinh thần đó công ty đã vượt qua rất nhiều khó khăn, và đã đạt được một số kết quả sản xuất kinh doanh thể hiện trên bảng sau. Bảng 8: Một số công trình mà công ty đã thắng thầu và thực hiện trong những năm gần đây. Đơn vị tính: triệu đồng STT Tính chất công trình Tổng giá trị Giá trị nhà thầu thực hiện Thời hạn hợp đồng Tên cơ quan kí hợp đồng Khởi công Hoàn thành 1 2 3 4 5 6 7 1 Cải tạo nâng cấp QL 5A, Km147 – Km148 5,000.000 5,000.000 05/1997 10/1997 Ban QLDA5 (PMU 5) 2 QL12 Lai Châu, Km165 – Km185 11,278.000 11,278.000 03/2000 12/2000 Sở GTVT Lai Châu 3 QL43 Mộc Châu – Pa Háng 9,500.000 9,500.000 03/1997 12/1997 Sở GTVT Sơn La 4 Nâng cấp QL18 đoạn Chí Linh – Biểu Nghi, Km35 – Km 41 10,690.000 10,690.000 10/1997 12/1998 Tổng công ty XDCT GT8 5 Nâng cấp mở rộng, làm mới dự ans1A -2 Tự Khoát, Thường Tín, Hà Tây 14,564.301 14,564.301 10/1998 12/1999 Tổng công ty XDCT GT8 6 Cải tạo, nâng cấp đường 258 Bắc Cạn, Km 19- Km39 12,000.000 12,000.000 01/1998 12/1999 Tổng công ty XDCT GT8 7 QL3- Bắc Kạn Dự án WBB2, Km125- KM136 & Km141- Km145 6.974,000 6.974,000 09/1999 07/2000 Ban QLDA1 (PMU 1) 8 Trục đường của ô phía tây Hải Dương 16,960.833 16,960.833 12/1997 12/2000 UBND thành phố Hải Dương 9 QL34- Cao Bằng, Km66- Km86 27,880.360 27,880.360 03/1999 03/2001 Sở GTVT Cao Bằng 10 QL39- Hưng Yên, Km21- Km31 7.000,000 7.000,000 12/1999 05/2001 Tổng công ty XDTM 11 QL34- Cao Bằng, Km56- Km66 9.770,844 9.770,844 01/2001 03/2002 Sở GTVT Cao Bằng 12 Đường Chu Văn An & đường Trần Hưng Đạo, Chí Linh, Hải Dương 6,000.000 6,000.000 07/2001 07/2002 Ban QLDA 18 (PMU 18) 13 QL4D Lai Châu, Km29- Km40 12,123.480 12,123.480 11/2001 10/2002 Sở GTVT Lai Châu 14 Đường từ bến phà Gia Lâm- Cầu Gia Thuận Hải Phòng, Km1+463- Km2+737,65 10,084.000 10,084.000 12/2001 07/2003 Sở Du lịch Hải Phòng 15 QL12 Lai Châu, Km104- Km115 23,660.681 23,660.681 07/2002 12/2003 Sở GTVT Lai Châu 16 Xây dựng cầu Kênh Tẻ & đường nối đến đường Bình Thuận 156,759.373 156,759.373 2001 2004 Tổng công ty XDCT GT1 17 Đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Thanh Hóa, Nghệ An, Km144- Km154+772 35,288.500 35,288.500 12/2001 04/2004 Ban QLDA đường Hồ Chí Minh 18 Gói thầuR10, Km272+500- Km283+000 QL2 Đoan Hùng, Thanh Thủy, Hà Giang 27,241.242 27,241.242 2003 2005 Ban QL các DA 18 19 QL279- Điện Biên Km277+59,8 – Km285+83,54 19,646.855 19,646.855 03/2006 03/2007 Sở GTVT Điện Biên 20 QL1 Trung Lương- Mỹ Thuận, Km2012- Km2019 29,895.000 29,895.000 04/2005 03/2006 Ban QLDA1 (PMU 1) 21 CT Mường Nhé- Pác Ma, tỉnh Điện Biên, gói thầu số 4: Km24- Km32 21.323,886 9.593,323 03/2007 04/2008 Sở GTVT Điện Biên 22 CT Mường Nhé- Chung Chải- Apa Chải, gói thầu số 1 Km0- Km10, tỉnh Điện Biên 25.719,996 15.430,198 05/2007 06/2008 Sở GTVT Điện Biên 23 CT Thủy Điện Huội Quảng- Bản Bát- Lai Châu, gói thầu số 2: Km5- Km11 23.315,000 16.320,00 11/2006 07/2008 Ban QLDA Thủy Điện 1 24 QL6 đoạn Sơn La- Tuần Giáo, gói thầu số 12: Km339–Km406 36.587,359 22.991,149 08/2007 09/2008 Ban QLDA 1 25 Xây dựng QL 4D tránh thị trấn Tam Đường, gói thầu số 1: Km26+650 – Km28+000, tỉnh Lai Châu 51.431,938 25.201,649 09/2006 06/2009 Sở GTVT Lai Châu 26 Xây dựng đường Mường Nhé- Pắc Ma, gói thầu số 2:Km50- Km56 42.749,615 41.749,615 01/2009 01/2010 Sở GTVT Lai Châu 27 CT: Khu tái định cư Chi Luông- Điện Biên, gói thầu số 4: Mặt đường, vỉa hè, thoát nước, Kè 43.199,776 19.406,614 01/2009 02/2010 Ban QLDA Di dân tái định cư Thủy Điện Sơn La 28 Dự án cải tạo, nâng cấp QL3, gói thầu số 1A: Đoạn Bờ Đậu- Cửa Khẩu Tà Lùng, Km82+100 –Km114+000 68.277,947 68.277,947 05/2008 05/2009 Ban QLDA6 29 Dự án cải tạo, nâng cấp QL12- Điện Biên, gói thầu số 9: Km191+000 – Km192+700 49.519,421 13.151,198 11/2008 11/2009 Sở GTVT Điện Biên (Nguồn:Phòng dự án KCS – Công ty CPXDCTGT 872 ) Trên đây là con số thống kê sơ bộ kết quả mà công ty CPXDCTGT 872 đã đạt được trong thời gian qua, con đường phía trước cũng còn rất nhiều khó khăn thử thách, song để đạt được kết quả như vậy đó cũng là sự cố gắng nỗ lực đóng góp rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty. 2.5 Những mặt còn hạn chế trong đấu thầu của công ty. Mặc dù trong công tác đấu thầu xây dựng của công ty CPXDCTGT 872 đã cố gắng tạo ra những thế mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, nhưng bên cạnh đó công ty không thể tránh khỏi một số mặt hạn chế làm giảm khả năng cạnh tranh đó. Và trên đây là một số hạn chế chủ yếu của công ty CPXDCTGT 872 trong đấu thầu. - Giá bỏ thầu nhiều khi chưa phù hợp, có khi là quá cao so với giá xét thầu của chủ đầu tư hoặc so với giá bỏ thầu của đối thủ cạnh tranh, nhưng cũng có khi là quá thấp nên dù có trúng thầu nhưng việc thực hiện thi công các công trình trúng thầu đó cũng không hiệu quả. Công ty chưa đề ra được một chính sách giá bỏ thầu linh hoạt dựa trên một kế hoạch chiến lược cạnh tranh đúng đắn. Điều này đã làm giảm năng lực cạnh tranh về giá của công ty. - Trong thi công ở một số khâu hầu hết các công trình vẫn còn chưa đảm bảo được chất lượng gây ra những chi phí không đáng có cho công ty trong quá trình tiến hành thi công các công trình cũng như trong việc bảo hành và ảnh hưởng không tốt tới uy tín của công ty. - Một số công trình sau khi đã trúng thầu nhưng chưa đảm bảo được tiến độ thi công, đặc biệt là tiến độ thi công từng hạng mục trong công trình. - Hoạt động Marketing kiếm tìm thị trường chưa được coi trọng xứng đáng với tầm quan trọng của nó. Trong đó đặc biệt là chưa có được sự chủ động trong công tác tiếp cận để tìm hiểu ý đồ mục đích đầu tư của Nhà nước và của các thành phần kinh tế. - Công tác tổ chức phối hợp cùng với chủ đầu tư để triển khai tiến hành thi công các công trình, các dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư còn rất chậm chạp. 2.6 Nguyên nhân của những hạn chế trên. Việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh chưa chi tiết, chưa cụ thể, các phòng nghiệp vụ chưa quản lý, chưa theo dõi được cụ thể tiến độ thi công và chất lượng thi công, công tác nghiệm thu thanh toán của dự án. Công tác quản lý khai thác thiết bị : chưa giám sát chặt chẽ việc sử dụng thiết bị ở các đơn vị, đồng thời việc nghiệm thu thanh toán tiền thuê thiết bị không giải quyết dứt điểm từng quý, từng năm. Việc lập dự toán giá dự thầu còn chưa sát với giá dự toán do chủ đầu tư lập, việc lựa chọn mức giá bỏ thầu còn thiếu linh hoạt, và điều này đã làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty. Do mấy năm về trước công ty sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, một số dự án vay ứng quá tiền công ty chưa thu hồi được, do đó thời gian gần đây công ty gặp nhiều khó khăn về vốn, thiếu vốn cho các dự án như : gói thầu số 12 – QL6(Sơn La) ; đường thủy điện Bản Chát – Huội Quảng ; các dự án 4 cầu, 10 cầu(tỉnh Long An). Việc nghiệm thu thanh toán tạ một số công trình còn rất chậm, việc điều chỉnh giá, duyệt khối lượng bổ sung ở một số dự án quá chậm trì trệ kéo dài như gói thầu Đ4 đường Hồ Chí Minh, công trình N2(Long An), công trình BT Kênh Tẻ. . ..Các khoản nợ đọng chậm trả kéo dài làm tăng lãi vay, đội giá thành công trình. Giá nguyên vật liệu biến động lớn, việc điều chỉnh giá của chủ đầu tư còn nhiều bất cập gây khó khăn cho thi công. Một số dự án khéo dài khó khăn về giải phóng mặt bằng như gói thầu số 12 – QL6, QL12 Điện Biên. . . Trong quá trình thi công công trình, việc phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm do làm ẩu chưa thực sự kịp thời và nghiêm túc điều đó dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng công trình, và uy tín của công ty. Khả năng nắm bắt thông tin về chủ đầu tư, thị trường, đối thủ cạnh tranh còn nhiều yếu kém. Bộ phận Marketing chưa phát huy được vai trò của mình, công tác Marketing còn do một vài cá nhân trong hội đồng quản trị thực hiện, chỉ dựa vào sự năng động của cá nhân chứ chưa theo một chương trình hay chiến lược cụ thể nào cả. Quan hệ giữa công ty và chủ đầu tư chưa thực sự khăng khít để có thể nâng cao khả năng trúng thầu. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 872. 3.1 Về giá dự thầu. Linh hoạt trong việc chọn mức giá bỏ thầu để tăng khả năng cạnh tranh, bởi đối với doanh nghiệp xây dựng giá dự thầu là vấn đề rất nhạy cảm, nó vừa là cơ sở để chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu, vừa là tiêu chí cơ bản để giúp cho nhà thầu có thể thắng thầu, vì khi các chủ đầu tư mua các công trình thông qua việc tổ chức đấu thầu họ đặc biệt quan tâm tới tiến độ thi công, chất lượng và giá cả của công trình, do vậy khi xem xét lựa chọn nhà thầu thì các chỉ tiêu tài chính và giá cả công trình được xem xét đầu tiên. Một công trình bảo đảm về tiến độ thi công và chất lượng, nhưng mức giá bỏ thầu quá cao, thì nó sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư. Vì vậy sẽ không được chủ đầu tư chấp thuận mua và hồ sơ dự thầu của đơn vị đó sẽ bị loại ngay sau khi mở thầu. Do đó chưa cần xem xét tính đến các tiêu chuẩn khác, nhà thầu nào có giá bỏ thầu thấp nhất thì nhà thầu đó có khả năng cạnh tranh cao và khả năng trúng thầu sẽ cao. Mối quan hệ giữa mức giá dự thầu và tỷ lệ thắng thầu có thể biểu diễn trong sơ đồ sau đây: Mức giá dự thầu Mối quan hệ giữa mức giá dự thầu và xác suất thắng thầu Xác suất thắng thầu Trong các phương thức cạnh tranh thì cạnh tranh về giá dự thầu là một trong những phương thức cạnh tranh rất hiệu quả trong đấu thầu. Hơn nữa việc lựa chọn mức giá bỏ thầu hiện nay ở công ty còn chưa được linh hoạt như: khi tính toán xong giá dự toán xây dựng thì công ty thường lấy đó làm giá dự thầu luôn và ít có sự điều chỉnh theo tình hình cạnh tranh trên thị trường. Do vậy mà công ty phải linh hoạt hơn trong việc xác định giá dự thầu, để có được mức giá dự thầu hợp lý, bảo đảm không vượt quá giá trần do chủ đầu tư đưa ra, đồng thời bảo đảm thấp hơn giá dự thầu của đối thủ cạnh tranh đưa ra nhưng không bị thua lỗ, để tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao khả năng trúng thầu của công ty khi tham gia đấu thầu các công trình. Để có được mức giá dự thầu thấp nhất một cách hợp lý nhất thì đòi hỏi công ty ngoài việc đi thực tế khảo sát công trình mà công ty mình sắp tham gia đấu thầu còn cần phải thực hiện một số biện pháp giảm chi phí sau: - Lựa chọn được giá dự thầu hợp lý là công việc khó nhất trong việc quyết định đưa ra giá dự thầu. Vậy muốn có được một giá dự thầu hợp lý cho mỗi cuộc đấu thầu cần có sự cố gắng nỗ lực làm việc của toàn thể các phòng ban, đặc biệt là phòng kế hoạch kinh doanh và phòng dự án KCS, như vậy công ty mới đưa ra được chính xác nhất các biểu đơn giá chi tiết cụ thể từ dó có thể tổng hợp trình duyệt lên đơn giá dự thầu. - Bố trí sắp xếp và sử dụng hợp lý bộ máy quản lý của công ty, tạo được sự năng động và sáng tạo trong cách làm việc, và tránh được sự trì trệ dẫn đến lãng phí những nguồn lực không đáng có. - Nghiên cứu các biện pháp nhằm cải tiến nâng cao năng suất lao động từ đó góp phần làm giảm chi phí trực tiếp và đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. Đồng thời cũng có những hình thức khen thưởng một cách hợp lý nhằm động viên, khích lệ tinh thần sáng tạo trong toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty, tạo điều kiện để mọi người tham gia hăng hái, nhiệt tình và lao động hăng say mang lại hiệu quả cao hơn. - Thường xuyên bảo dưỡng, tu bổ máy móc định kỳ hàng tháng, hàng quý không để xảy ra trường hợp máy móc bị hư hỏng nặng dẫn đến không thể khắc phục được bởi vì những linh kiện để thay thế những hư hỏng của máy móc trên thị trường là khan hiếm và rất đắt. - Phải tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu trong khi thi công các công trình. Bên cạnh đó phải không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật trong công ty tạo sự hiểu biết đồng đều trong toàn thể cán bộ công ty. 3.2 Về huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn để mua các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng không chỉ có vốn mà phải có đủ vốn, có nhiều vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Trong ngành xây dựng do chu kỳ sản xuất sản phẩm là các công trình xây dựng thường phải kéo dài và nhu cầu về vốn là rất lớn. Hơn nữa trước khi tiến hành thi công các công trình nhà thầu phải nộp trước một khoản bảo lãnh thực hiện hợp đồng và phải ứng trước vốn để mua các yếu tố sản xuất cho thi công là rất lớn, vì vậy mà gây khó khăn cho công ty nhất là khi tham gia đấu thầu và thực hiện thi công nhiều công trình cùng một lúc. Trên thực tế có rất nhiều công trình khi đưa vào bàn giao rồi nhưng cũng chưa được chủ đầu tư thanh toán ngay. Thậm chí có nhiều công trình công ty đã hoàn thành và đã bàn giao cho chủ đầu tư, nhưng vẫn chưa nhận được thanh toán kịp thời gây ra tình trạng ứ đọng vốn ở các công trình này. Nên việc thu hồi vốn để phục vụ cho các công trình tiếp theo sẽ gặp nhiều khó khăn. Và việc thiếu vốn lưu động làm chậm nguồn vốn cung ứng cho quá trình thi công nhiều khi bị gián đoạn một số công trình dẫn đến tình trạng kéo dài tiến độ thi công của các công trình, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty, làm giảm khả năng thắng thầu của công ty ở những cuộc đấu thầu sau. Đứng trước tình hình trên công ty cần phải có những biện pháp tăng cường huy động vốn và thu hồi vốn, và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Để làm được điều này công ty cần phải: - Công ty phải tạo lập nhiều mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng trong và ngoài nước để có thể đảm bảo được nguồn cung ứng vốn một cách nhanh chóng và đầy đủ, đặc biệt là trong công tác bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Điều này có thể là yếu tố làm cho năng lực cạnh tranh của công ty được đảm bảo trước các đối thủ cạnh tranh khác. - Bên cạnh việc vay vốn ở các ngân hàng, công ty có thể huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty thông qua việc thành lập các quỹ tín dụng để giảm lượng tiền đi vay trong ngân hàng, đồng thời giảm gánh nặng về nợ và lãi suất cho công ty. - Ngoài ra để nguồn vốn đi vay được sử dụng hợp lí nhất, công ty cần tiết kiệm một cách triệt để trong cả quá trình tiến hành thi công để tránh gây lãng phí những khoản chi phí không đáng có đồng thời nâng cao được chất lượng của công trình. - Cần phải thi công nhanh chóng, dứt điểm, đảm bảo được tiến độ và kịp thời thu hồi vốn để có thể nhanh chóng quay vòng vốn cho các công trình, các hợp đồng khác, nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn do nhiều nguyên nhân khác nhau trong thi công công trình xây dựng. - Tăng cường mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác để tranh thủ sự hỗ trợ về vốn lưu động, nâng cao năng lực kinh tế kỹ thuật nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu cho công ty. Đồng thời qua đó công ty cũng học hỏi thêm được rất nhiều kinh nghiệm đặc biệt là kinh nghiệm về quản lý vốn, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Đây là việc làm có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động kinh doanh của công ty trong điều kiện còn thiếu vốn. - Xây dựng một khung quy chế cụ thể kiên quyết với những đơn vị, chủ công trình không tích cực thu hồi vốn. Thực hiện phương châm lấy thu bù chi thu hồi vốn rồi mới chi tiếp và ấn định chỉ tiêu vay vốn cho từng công trình, từng hạng mục công trình, đồng thời thực hiện báo nợ sổ sách so sánh hàng tháng trong nội bộ công ty để không bị thất thoát vốn. - Tranh thủ sử dụng hợp lý nguồn vốn của khách hàng. Và duy trì các mối quan hệ làm ăn lâu dài với những nhà cung ứng nguyên vật liệu để có được các điều kiện thuận lợi cho thanh toán, phù hợp với điều kiện thi công công trình nhằm bảo đảm được đúng thời gian cung ứng vật tư đối với tiến độ thi công. - Tranh thủ sự giúp đỡ của Tổng công ty XDCTGT 8 - Tổng công ty có thể bảo lãnh trong vay vốn ngân hàng để có đủ nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. 3.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn và các kiến thức về đấu thầu, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên trong công ty để nâng cao chất lượng của công tác lập hồ sơ dự thầu, thực hiện kế hoạch hóa nguồn nhân lực. Bên cạnh đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu thì công ty cần có một chiến lược kế hoạc hóa nguồn nhân lực cụ thể nhằm mục tiêu thích ứng với cường độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và nhu cầu tăng trưởng, phát triển của công ty trong tương lai. Việc kế hoạch hóa nguồn nhân lực giúp cho công ty nắm được thực chất đội ngũ cán bộ người lao động về trình độ chuyên môn, trình độ học vấn và những tiềm năng cần được khai thác để nâng cao tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Qua việc kế hoạch hóa nguồn nhân lực sẽ giúp cho công ty dự kiến được số người cần được bổ sung do yêu cầu của quá trình sản xuất thi công công trình và số lượng cần được thay thế do các nguyên nhân xã hội để đảm bảo được yêu cầu sản xuất kinh doanh. Công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực cần phân tích sử dụng nguồn nhân lực hiện có, dự đoán nhu cầu nguồn nhân lực, dự đoán cung nguồn nhân lực, cân đối giữa cung và cầu nguồn nhân lực, xây dựng các giải pháp thực hiện. Thực hiện tốt giải pháp đào tạo kiến thức và kế hoạch hóa nguồn nhân lực sẽ giúp cho công ty nâng cao được hiệu quả trong công tác đấu thầu nói riêng và trong hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nói chung. 3.4 Công nghệ và biện pháp tổ chức thi công. Đây là một yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới việc tính toán giá dự thầu, vì vậy mà trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty, biện pháp tổ chức thi công công trình và lựa chọn công nghệ cũng là một vấn đề cần được chú trọng. Với mục tiêu bảo đảm hoàn thành công trình đúng tiến độ và hạn chế được tối đa những chi phí không đáng có thì biện pháp tổ chức thi công cần phải được xem xét một cách cẩn thận để có thể đáp ứng được cùng lúc những mục tiêu đó. Sau đây là một số giải pháp đối với công nghệ và biện pháp tổ chức thi công của công ty: - Cần nhanh chóng hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn nữa trong công tác lên kế hoạch tổ chức thi công công trình và cần có sự phối hợp giữa người lập biện pháp tổ chức thi công với người trực tiếp thực thi những biện pháp đó để có thể nhanh chóng nắm bắt, kết hợp ý tưởng, đẩy nhanh tiến độ thi công được. - Cần kết hợp hài hoà giữa những công nghệ được lựa chọn với những biện pháp thi công, tránh để rơi vào tình trạng thiếu đồng bộ, có sự sai lệch giữa việc chỉ đạo và quá trình thực hiện làm chậm tiến độ thi công các công trình. - Hơn nữa cần phải bảo đảm đúng quy cách và yêu cầu tối thiểu mà bên chủ đầu tư đã đưa ra. 3.5 Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị. Không ngừng đầu tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật, chất lượng công trình và đẩy nhanh tiến độ thi công. Bởi khi tham gia đấu thầu công ty phải trình bày năng lực về máy móc thiết bị để tiến hành thi công công trình của mình để chủ đầu tư có thể đánh giá và giao thầu. Vì vậy nếu công ty có năng lực máy móc, kỹ thuật mạnh thì cơ hội trúng thầu càng cao. Hơn nữa, chủ đầu tư ngày càng đòi hỏi cao về tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng và tiến độ thi công của công trình. Đây là một trong những tiêu chí được quan tâm hàng đầu của chủ đầu tư khi xét thầu. Do đó buộc công ty cần phải không ngừng đầu tư về máy móc thiết bị, nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật máy móc thiết bị của công ty, để có thể đáp ứng đúng yêu cầu chủ đầu tư, và tăng khả năng cạnh tranh của công ty với các công ty khác trong cùng lĩnh vực. Máy móc thiết bị là tài sản cố định của công ty. Nên khi quyết định đầu tư vào tài sản cố định công ty cần dựa vào kế hoạch hàng năm của công ty để vẫn có thể bảo đảm cơ cấu về nguồn vốn của công ty đồng thời chỉ nên đầu tư mua sắm những loại máy móc thiết bị, công nghệ cần thiết nhất, không nên đầu tư lan dải gây tốn kém và không khai thác, sử dụng hiệu quả được. Công ty có thể đầu tư vào máy móc, thiết bị thi công công trình theo một số phương án sau: - Tận dụng một cách tối đa các loại máy óc còn phù hợp và có thể sử dụng tốt, không nên vì đã khấu hao hết mà tìm cách thanh lý, như vậy sẽ tiết kiệm cho công ty một khoản chi phí cho đầu tư máy móc thiết bị. - Công ty có thể mua sắm các loại máy móc thiết bị thi công công trình đã qua sử dụng từ các doanh nghiệp xây dựng khác. Nhưng số máy móc này phải bảo đảm tính đồng bộ và sự phù hợp với công nghệ kỹ thuật hiện có của công ty và hoạt động có hiệu quả ở công ty. - Hoặc công ty mua các linh kiện, thiết bị mới về lắp ráp thay thế cho các thiết bị cũ sẵn có nhờ cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh từ đó góp phần nâng cao được năng lực máy móc thiết bị đang dùng cho công ty. - Công ty có thể thuê tài chính: Nghĩa là công ty sẽ đi thuê tài sản cố định (máy móc, thiết bị …) của các doanh nghiệp khác về hoạt động và công ty được quyền quản lý sử dụng, tính khấu hao, nhưng không có quyền sở hữu, khi hết hạn hợp đồng thuê tài chính công ty có thể mua lại số tài sản đó với giá nhỏ hơn giá trị tài sản ban đầu. - Cần phải có sự hiểu biết về máy móc thiết bị, có sự vận hành và sử dụng hợp lý, đúng mức, để có thể khai thác sử dụng hiệu quả số tài sản này được. Như vậy việc đầu tư máy móc thiết bị là rất cần thiết nhưng quan trọng hơn là công ty phải xác định đúng loại cần đầu tư và những máy móc thiết bị đó phải đảm bảo tính phù hợp với công ty. 3.6 Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình và giám sát thi công công trình. Công tác quản lý chất lượng ngày nay ở các doanh nghiệp không chỉ có đơn thuần là kiểm tra chất lượng công trình mà công tác này tác động trực tiếp đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay chất lượng công trình đang là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với mỗi công trình xây dựng. Đi đôi cùng với việc hoàn thành công trình đúng tiến độ thi công, đúng thời hạn hợp đồng là một yêu cầu chặt chẽ của chủ đầu tư về chất lượng công trình và tiến độ thi công, vì vậy công ty cần phải có những biện pháp tăng cường công tác giám sát trong cả quá trình thi công để công trình xây dựng được đảm bảo về chất lượng cũng như tiến độ thi công. Việc giám sát thi công công trình đòi hỏi phải có tinh thần tích cực thường xuyên đi thực tế nắm vững về chi phí, tiến độ thi công cũng như chất lượng đạt được của công trình, cần có những khả năng suy đoán mọi việc một cách linh hoạt nhanh chóng để đưa ra được những giải pháp hợp lý khi có bất kỳ tình huống gì đó xảy ra trong quá trình thi công công trình. Công tác kiểm tra chất lượng cần bắt đầu từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến khi nào nghiệm thu bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Trong lĩnh vực xây dựng người ta quan tâm nhất đến chất lượng của công trình được bảo đảm theo đúng thiết kế, đúng định mức tiêu chuẩn của công trình. Quản lý chất lượng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị trong các công trình xây dựng do công ty thi công thì nguyên vật liệu chiếm khoảng 70% giá thành của công trình. Vì vậy chất lượng công trình trước tiên phụ thuộc vào chất lượng của nguyên vật liệu và chất lượng của các thiết bị máy móc được cung ứng do đó nguyên vật liệu, máy móc thiết bị hàng tháng, hàng quý phải được kiểm tra, bảo dưỡng, tu bổ. Hơn nữa cần tổ chức giám sát ngay từ những buổi đầu bắt đầu thi công công trình, cho tới khi hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư. Giám sát là để mọi việc được diễn ra theo đúng kế hoạch và tiến độ , đồng thời cũng là biện pháp triệt để tránh lãng phí các nguồn lực, vì thế giám sát là một công việc cần thiết không thể thiếu. Đồng thời giám sát cần được thực hiện một cách nghiêm túc và đạt hiệu quả trên tất cả các mặt. Phát huy được tinh thần tự giác nhưng bên cạnh đó cũng cần giám sát lẫn nhau để phát hiện nhanh chóng những sai phạm để kịp thời xử lý. 3.7 Tập trung mở rộng thị trường và nâng cao uy tín của công ty. Công ty hiện nay đã có một thị trường rộng khắp trải dài ba miền bắc trung nam với những đối tác làm ăn lâu năm và đáng tin cậy. Đã từng có thời gian dài hoạt động hợp tác với nước bạn Lào nên công ty có rất nhiều thuận lợi khi có mong muốn mở rộng thị trường sang các nước Đông Nam Á. Đó là một kế hoạch chiến lược lâu dài và cũng là một cơ hội để công ty thêm lần nữa có thể khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Tuy nhiên để mở rộng thị trường của công ty mình được đó là một công việc đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, điều đó đồng nghĩa cả với nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao uy tín cho công ty, tăng lợi nhuận … Và sau đây là một số biện pháp có thể phần nào giúp công ty thúc đẩy tiến trình mở rộng thị trường: - Cần tạo lập được sự phát triển vững chắc từ bên trong công ty. Vì công ty có phát triển vững mạnh thì mới có thể mở rộng làm ăn ra bên ngoài được. - Cần tiếp cận thêm nhiều đối tác làm ăn mới, đồng thời tranh thủ niềm tin và những thuận lợi có được ngay từ buổi ban đầu, đặt quan hệ và duy trì tốt mối qun hệ đó. - Cần đẩy mạnh các hoạt động đầu tư trên nhiều phương diện khác nhau, không ngừng tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao uy tín cho công ty. KẾT LUẬN Trong kinh tế thị trường sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để tồn tại, đứng vững và không ngừng vươn lên trên thị trường thì đó là kết quả của cả quá trình phấn đấu nỗ lực cố gắng không ngừng của bất kỳ doanh nào trong lĩnh vực xây dựng, là một quá trình tijmd tòi sáng tạo, tìm ra được hướng đi phù hợp đúng đắn nhất với công ty mình, vì vậy bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia đấu thầu các công trình xây dựng cũng đều phải hiểu và đáp ứng đầy đủ và có hiệu quả các tiêu chí mà chủ đầu tư đưa ra. Cũng như bao doanh nghiệp khác trên thị trường xây dựng, công ty CPXDCTGT 872 tuy đã tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng với thời gian tương đối dài so với một số doanh nghiệp khác, công ty đã đạt được những kết quả đáng mừng, tuy nhiên để có thể tồn tại và phát triển trong tương lai thì làm thế nào để có thể nâng cao năng lực canh tranh trong đấu thầu của công ty, để có thể trúng được nhiều gói thầu thì đó là việc làm hết sức cần thiết. Dựa vào nguồn kiến thức đã học tập và nghiên cứu trên nhà trường, áp dụng vào thực tiễn của công ty. Đề tài " Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty Cổ Phần xây dựng công trình giao thông 872" tôi đã trình bày một cách rất cơ bản các vấn đề lý luận về đấu thầu cũng như tình hình kết quả đấu thầu của công ty CPXDCTGT 872 hiện nay. Qua đó tôi có đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty CPXDCTGT 872 trong thời gian tới. Việc công ty áp dụng đồng bộ những giải pháp trên tôi hy vọng sẽ giúp cho công ty ngày càng tạo được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Và theo tôi đó là cơ sở vững chắc cho sự phát triển vươn lên của công ty trong thời gian tới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Khoa KHQL- ĐHKTQD - Giáo trình Khoa Học Quản Lý Tập 1,2 –Chủ biên: TS.Đoàn Thị Thu Hà, TS.Nguyễn thị Ngọc Huyền – NXB khoa học và kỹ thuật - 2002. 2. Khoa KHQL- ĐHKTQD - Giáo trình Hiệu quả và Quản lý cácDự án Nhà nước- Chủ biên: PGS.TS.Mai Văn Bưu -Nxb khoa học và kỹ thuật - 2002. 3.PTS.Nguyễn Năng Phúc - Giáo trình kinh tế và kinh doanh xây dựng - NXB Đại học kinh tế quốc dân - 1999. 4. Các báo cáo kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính và một số tài liệu khác của công ty CPXDCTGT 872 - 2009. 5. Điều lệ tổ chức và hoạt động công ty CPXDCTGT 872 - 2009 6. Hồ sơ đăng ký dự thầu công ty CPXDCTGT 872 - 2008 7. Những quy định pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng và quy chế đấu thầu - NXB tài chính – 1999. 8. PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS Từ Quang Phương - Giáo trình Kinh tế đầu tư NXB Đại học kinh tế quốc dân. 9. TS Nguyễn Hữu Thắng – Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thế hội nhập kinh tế quốc tế - NXB chính trị - 2008 10. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế - số 7 tháng 7 năm 2009 – bài Tăng cường năng lực của doanh nghiệp để hấp thụ hiệu quả công nghệ từ đầu tư trực tiếp nước ngoài – Tác giả: Nguyễn Quang Hồng. 11. Tạp chí Ngân hàng – số 9 tháng 5 năm 2009 – bài Doanh nghiệp với quyết định lựa chọn nguồn vốn dài hạn – Tác giả Thạc sĩ: Phạm Thị Vân Huyền. 12. Tạp chí Ngân hàng – số 11 tháng 6 năm 2009 – bài Định hướng xây dựng thương hiệu trong ngân hàng tại Việt Nam – Viện chiến lược ngân hàng. 13. Tài liệu trên Internet.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26783.doc
Tài liệu liên quan