Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường là cạnh tranh tự do trong một môi trường bình đẳng và minh bạch. Đấu thầu là một trong những phương thức giúp các nhà thầu có thể cạnh tranh với nhau được bình đẳng và công bằng nhất. Cạnh tranh công bằng sẽ góp phần làm cho các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và có tích lũy để phát triển doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, hoạt động đấu thầu tại Công ty cổ phần đầu tư đầu tư phát triển xây dựng và thương mại Sơn Hà đã có một số thành tích đáng kể làm cho năng lực của Công ty càng ngày càng tăng và ổn định, tạo cho Công ty có một chỗ đứng nhất định trong thị trường xây dựng trong nước. Tuy vậy Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn cần khắc phục.
Qua thời gian nghiên cứu công tác đấu thầu tại Công ty trong thời gian vừa qua em nhận thấy rằng năng lực đấu thầu là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến khả năng thắng thầu của Công ty. Mà các yếu tố tạo nên năng lực thầu của Công ty là nguồn nhân lực, máy móc thiết bị và tài chính để tạo nên được một năng lực đấu thầu mạnh. Trong quá trình tìm hiểu em đã cố gắng tìm hiểu và đưa ra được một số giải pháp hy vọng góp phần nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty trong thời gian tới.
76 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1911 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực đấu thầu của công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và thương mại Sơn Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TP TháI Nguyên đến thi xã Sông Công – BĐ tỉnh TháI Nguyên
1.375.557.425
2004
BĐ TháI Nguyên
6
Xây dựng tuyến cáp sợi quang thuộc vùng phục vụ của HOST Mỹ Hào – BĐ tỉnh Hưng Yên
1.953.354.600
2005
BĐ Hưng Yên
7
Lắp đặt tuyến cáp quang Sóc Sơn đI Bắc Phú, XG
1.057.826.456
2005
BĐ Hà Nội
8
Lắp đặt tuyến cáp quang Trung Giã - Bắc Sơn
1.325.566.323
2005
BĐ Hà Nội
9
Lắp đặt tuyến cáp quang từ TĐ HOST HảI Dương đI Nam Sách, Kinh Môn – BĐ TP HảI Dương
3.457.115.140
2006
BĐ HảI Dương
10
Xây dựng tuyến cáp sợi quang Mộc Châu – Sơn La, Bưu điện tỉnh Sơn La
2.653.344.684
2006
BĐ tỉnh Sơn La
11
Xây dựng tuyến cáp sợi quang từ Uông Bí đến Hạ Long – Bưu điện tỉnh Quảng Ninh
2.450.626.650
2006
BĐ Quảng Ninh
Xây lắp mạng ngoại vi phục vụ PTTB
1
Mở rộng mạng cáp nội bộ huyện Thạch Thất, Hà Tây
106.473.400
2001
BĐ Hà Tây
2
Mở rộng mạng cáp huyện Quốc Oai, Hà Tây
105.868.400
2001
BĐ Hà Tây
3
Ngầm hoá mạng cáp phụ các tuyến đường chính ngoài vùng BCC thuộc TĐ Hùng Vương
175.499.233
2001
BĐ Hà Nội
4
XD hệ thống cống bể đường vào nhà máy sợi Hà Nội thuộc TĐ Mai Động
267.390.600
2001
BĐ Hà Nội
5
Mở rộng mạng ngoại vi BĐHN, Tổng đài Nhân Chính
732.085.794
2001
BĐ Hà Nội
6
Mở rộng mạng cáp huyện Văn Lâm
155.465.468
2002
BĐ Hưng Yên
7
Sửa chữa mạng cáp huyện Văn Lâm (I)
70.353.381
2002
BĐ Hưng Yên
8
Sửa chữa mạng cáp huyện Văn Lâm (II)
166.504.262
2002
BĐ Hưng Yên
9
Sửa chữa mạng cáp huyện Văn Lâm (III)
89.071.058
2002
BĐ Hưng Yên
10
Sửa chữa mạng cáp huyện Mỹ Hào (I)
167.762.135
2002
BĐ Hưng Yên
11
Sửa chữa mạng cáp huyện Mỹ Hào (II)
104.619.290
2002
BĐ Hưng Yên
12
Mở rộng mạng cáp huyện Mỹ Hào
85.460.000
2002
BĐ Hưng Yên
13
Mở rộng mạng cáp TĐ Văn Lâm
62.109.600
2002
BĐ Hưng Yên
14
Mở rộng mạng cáp TĐ Bạch Sam
50.175.825
2002
BĐ Hưng Yên
15
Mở rộng mạng cáp gốc TĐ Đức Giang (KHĐT năm thứ 4 vùng BCC-NTTV)
102.664.301
2002
BĐ Hà Nội
16
Mở rộng mạng ngoại vi BĐHN (KHĐT năm thứ 3 vùng BCC-NTTV) TĐ Kim Anh thuộc BĐ Sóc Sơn
1.456.761.713
2002
BĐ Hà Nội
17
Mở rộng mạng cáp phụ quý 1/2002 các TĐ Sóc Sơn, Phủ Lỗ, Nội Bài thuộc BĐ Sóc Sơn
97.917.000
2003
BĐ Hà Nội
18
Mở rộng mạng ngoại vi BĐHN (KHĐT năm thứ 3 vùng BCC-NTTV) các TĐ Sóc Sơn, KCN Nội Bài thuộc BĐ Sóc Sơn
687.705.027
2003
BĐ Hà Nội
19
Mở rộng mạng ngoại vi BĐHN (KHĐT năm thứ 4 vùng BCC-NTTV) các trạm Đông Anh, Vân Hà
1.157.947.394
2003
BĐ Hà Nội
20
Mở rộng mạng ngoại vi BĐHN năm 2001-2002 TĐ Thuỵ Khê, Đôị Cấn 2, Giảng Võ
1.187.341.358
2003
BĐ Hà Nội
21
Xây dựng tuyến cống bể dọc đường Giang Văn Minh mới
287.177.280
2003
BĐ Hà Nội
22
Xây lắp tuyến cáp quang Đài Hoa Sen
493.271.000
2003
CTy VTQT
23
Mở rộng mạng cáp phụ quý 4/2002 TĐ Bắc Thăng Long thuộc BĐ Đông Anh
118.384.000
2003
BĐ Hà Nội
24
Mở rộng mạng cáp năm 2003 Dài VT Văn Giang
139.104.613
2003
BĐ Hưng Yên
25
Sửa chữa mạng nội hạt Đài VT Văn Lâm
216.573.217
2003
BĐ Hưng Yên
26
CảI tạo, sửa chữa mạng nội hạt Đài VT KhoáI Châu
199.486.198
2003
BĐ Hưng Yên
27
Mở rộng và phát triển mạng cáp nội hạt Đài VT KhoáI Châu
135.354.731
2003
BĐ Hưng Yên
28
Phát triển mạng cáp nội hạt Đài VT Văn Giang, Văn Lâm
119.002.033
2003
BĐ Hưng Yên
29
Mở rộng mạng cáp huyện Gia Lộc giai đoạn 2003
1.081.668.000
2003
BĐ HảI Dương
30
Mở rộng mạng cáp huyện Ninh Giang giai đoạn 2003
134.134.000
2003
BĐ HảI Dương
31
Mở rộng mạng cáp huyện Thanh Miện giai đoạn 2003
748.625.000
2003
BĐ HảI Dương
32
Mở rộng mạng cáp huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2003
677.326.000
2003
BĐ HảI Dương
33
Mở rộng mạng ngoại vi BĐHN (KHĐT năm thứ 4 vùng BCC-NTTV) các trạm Lộc Hà, Ngã Ba Dâu
1.227.091.281
2003
BĐ Hà Nội
34
Mở rộng mạng ngoại vi BĐHN (KHĐT năm thứ 4 vùng BCC-NTTV) các trạm Đại Mạch, Bắc Thăng Long
807.594.053
2003
BĐ Hà Nội
35
Mở rộng mạng ngoại vi BĐHN (KHĐT năm thứ 4 vùng BCC-NTTV đợt 2 GĐ 1) TĐ Đông Anh, Lộc Hà, Võng La
1.649.683.922
2003
BĐ Hà Nội
36
Mở rộng mạng ngoại vi các TĐ thuộc BĐ Sóc Sơn (KHĐT năm thứ 4 vùng BCC-NTTV đợt 2) TĐ Sóc Sơn
1.217.625.305
2004
BĐ Hà Nội
37
Xây dựng cống bể phục vụ kéo cáp quang thuộc dự án truyền dẫn cấp 3 (KHĐT năm thứ 4 vùng BCC-NTTV đợt 2) các TĐ Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Minh Phú
1016.249.758
2004
BĐ Hà Nội
38
Nâng cấp, hiện đại hoá mạng ngoại vi các TĐ thuộc BĐ Đông Anh, phần 6 trạm: Nam Hồng, Võng La, Bắc T. Long, Lộc Hà, Đông Anh, Vân Hà
305.949.640
2004
BĐ Hà Nội
39
CảI tạo, sửa chữa mạng ngoại vi trạm VT Tân Châu, KhoáI Châu - Đài VT KhoáI Châu
184.000.000
2004
BĐ Hưng Yên
40
CảI tạo, sửa chữa mạng ngoại vi trạm VT Đông Tảo, Bô Thời, Thuần Hưng - Đài VT KhoáI Châu
126.000.000
2004
BĐ Hưng Yên
41
CảI tạo, sửa chữa Đài VT Yên Mỹ (I)
315.000.000
2004
BĐ Hưng Yên
42
CảI tạo, sửa chữa Đài VT Yên Mỹ (II)
235.000.000
2004
BĐ Hưng Yên
43
Mở rộng mạng cáp Đài VT Văn Giang
422.000.000
2004
BĐ Hưng Yên
44
CảI tạo, sửa chữa Đài VT Văn Giang
151.000.000
2004
BĐ Hưng Yên
45
Mở rộng mạng cáp các trạm VT Đông tảo, Tân Châu Bô Thời - Đài VT KhoáI Châu
228.488.000
2004
BĐ Hưng Yên
46
Mở rộng mạng cáp Đài VT KhoáI Châu BĐ tỉnh Hưng Yên 2004
450.114.000
2004
BĐ Hưng Yên
47
Mở rộng mạng cáp Đài VT Yên Mỹ BĐ tỉnh Hưng Yên 2004 tuyến cáp: MDF Yên Mỹ – Máy Xay
282.924.000
2004
BĐ Hưng Yên
48
Mở rộng mạng ngoại vi TĐ Từ Hồ - Đài VT Yên Mỹ, tuyến Cầu Bình Phú – Yên Phú
192.745.000
2004
BĐ Hưng Yên
49
Mở rộng mạng ngoại vi Đài VT Yên Mỹ, tuyến Thổ Cốc – NT Liêu Xá, Trung Hưng – ngã 4 Đạo Khê
321.201.000
2004
BĐ Hưng Yên
50
Mở rộng mạng cáp các huyện Gia Lộc, Kim Thành, Kinh môn tỉnh HảI Dương
1.208.520.000
2004
BĐ HảI Dương
51
Mở rộng mạng ngoại vi BĐHN các TĐ thuộc HOST Đông Anh KHĐT năm thứ 4 đợt 2 GĐ 2 các TĐ Vân Hà, Võng La, Vân Trì, Vĩnh Ngọc, Việt Hùng
738.141.000
2004
BĐ Hà Nội
52
Mở rộng mạng ngoại vi BĐHN các TĐ thuộc HOST Đông Anh KHĐT năm thứ 4 đợt 2 GĐ 2 các TĐ: Đông Anh, Thuỵ Lâm Nam Hồng, Ngã ba Dâu
958.283.247
2004
BĐ Hà Nội
54
Mở rộng mạng cáp huyện Thạch Thất năm 2004 BĐ tỉnh Hà Tây
319.301.583
2004
BĐ Hà Tây
55
Mở rộng mạng cáp huyện Đan Phượng năm 2004 BĐ tỉnh Hà Tây
260.049.579
2004
BĐ Hà Tây
56
Mở rộng mạng ngoại vi BĐHN giai đoạn 2003-2005 (đợt 2) vùng Tây Nam, TĐ Ngọc Hồi
1.149.241.367
2004
BĐ Hà Nội
57
Mở rộng mạng ngoại vi BĐHN giai đoạn 2003-2005 (đợt 2) vùng Tây Nam, TĐ Xuân phương Trung Yên
981.812.572
2004
BĐ Hà Nội
58
Mở rộng mạng ngoại vi BĐHN giai đoạn 2003-2005 (đợt 2) vùng Tây Nam, TĐ Thượng Cát
1.737.596.116
2004
BĐ Hà Nội
59
Mở rộng mạng ngoại vi BĐHN giai đoạn 2003-2005 (đợt 2) vùng Tây Nam, TĐ Yên Hoà
852.881.326
2004
BĐ Hà Nội
60
Xây dựng cống bể và kéo cáp phục vụ PTTB khu vực TĐ Kim Anh
380.241.162
2004
BĐ Hà Nội
61
Xây dựng mạng ngoại vi KCN Phú Thuỵ thuộc CSND Phú Thuỵ - Đài ĐT Trâu Quỳ
387.510.563
2004
BĐ Hà Nội
62
Mở rộng mạng cáp phụ quý 2/2004 Đài ĐT Gia Lâm, TĐ Ngọc Thuỵ, Gia Lâm, Nguyễn Văn Cừ
208.319.290
2004
BĐ Hà Nội
63
Kéo cáp 600x2 ứng cứu PTTB từ TĐ Sóc Sơn đến khu vực Tân Minh, Bắc Phú, Cẩm Hà
496.551.112
2004
BĐ Hà Nội
64
Mở rộng mạng cáp phụ quý 1/2004 Đài ĐT Sóc Sơn, các TĐ Kim Anh, Phủ Lỗ
214.388.262
2004
BĐ Hà Nội
65
Sửa chữa, thay thế các cáp hỏng Đài ĐT Đông Anh
141.555.139
2004
BĐ Hà Nội
66
Xây dựng cống bể và kéo cáp bổ sung các TD Sóc Sơn, Phủ Lỗ, KCN Nội Bài thuộc đài ĐT Sóc Sơn
2.297.240.000
2004
BĐ Hà Nội
67
Xây dựng cống bể và kéo cáp bổ sung đài ĐT Đông Anh
1.201.576.193
2004
BĐ Hà Nội
68
Kéo cáp gốc PTTB Đài ĐT Sóc Sơn, các TĐ Kim Anh, Sóc Sơn, Khu CN Nội Bài
336.623.200
2004
BĐ Hà Nội
69
Mở rộng mạng ngoại vi BĐHN giai đoạn 2003-2005 (đợt 2) vùng Tây Nam, Mạng CB khu nhà ở CBCNV quận Cầu Giấy
1.512.870.109
2005
BĐ Hà Nội
70
Mở rộng tuyến cáp treo BĐ Thống Nhất thôn 4 Đài VT Hạ Longđợt 1 năm 2004
164.117.800
2005
BĐ Quảng Ninh
71
Mạng cáp và cống bể Trạm Thống Nhất, đài VT Hạ Long đợt 1 năm 2004
867.329.100
2005
BĐ Quảng Ninh
72
Bổ sung mạng cáp huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2003-2005
1.286.683.200
2005
BĐ Quảng Ninh
73
Mở rộng mạng cáp khu vực Mạo Khê, BĐ tỉnh Quảng Ninh 2005
513.817.700
2005
BĐ Quảng Ninh
74
CảI tạo mở rộng mạng cáp Đài VT KhoáI Châu, tuyến cáp: Trạm VT KhoáI Châu, Đông Kết, Thuần Hưng Đông Tảo
749.400.075
2005
BĐ hưng Yên
75
CảI tạo mở rộng mạng cáp Đài VT KhoáI Châu, tuyến cáp: Trạm VT Bô Thời Tân Châu, Đông Tảo đI ngã 3 Dạ Trạch
485.783.244
2005
BĐ hưng Yên
76
CảI tạo mở rộng mạng cáp Đài VT Kim Động
344.641.713
2005
BĐ hưng Yên
77
CảI tạo mở rộng mạng cáp Đài VT Yên Mỹ
945.066.799
2005
BĐ hưng Yên
78
CảI tạo sửa chữa mạng cáp Đài VT Kim Động
285.179.900
2005
BĐ hưng Yên
79
CảI tạo sửa chữa mạng cáp Đài VT KhoáI Châu
275.571.500
2005
BĐ hưng Yên
80
CảI tạo mở rộng hệ thống công bể cáp Đài VT Yên Mỹ, BĐ tỉnh Hưng Yên 2005
962.198.278
2005
BĐ hưng Yên
81
CảI tạo mở rộng hệ thống công bể cáp Đài VT KhoáI Châu (tuyến: BĐ Thuần Hưng, Thành Công) BĐ tỉnh Hưng Yên 2005
808.943.201
2005
BĐ hưng Yên
82
CảI tạo mở rộng hệ thống công bể cáp Đài VT KhoáI Châu (Tuyến: BĐ Thuần Hưng, Đại hưng) BĐ tỉnh Hưng Yên 2005
524.683.531
2005
BĐ hưng Yên
83
Mở rộng mạng ngoại vi BĐHN giai đoạn 2003-2005 (đợt 4) vùng BCC-NTTV (KHĐT năm thứ 4) TĐ Kim Anh, khu vực Thắng Hữu
412.397.200
2005
BĐ Hà Nội
84
Sửa chữa, thay thế các đoạn cáp hỏng TĐ Lạc Trung, Trần Khát Trân
103.974.239
2005
BĐ Hà Nội
85
Nâng cấp mạng cáp thi xã Phủ Lý, BĐ tỉnh Hà Nam 2005
238.262.217
2005
BĐ Hà Nam
86
Mở rộng mạng công bể TĐ trường ĐHNN1
523.949.923
2006
BĐ Hà Nội
87
Mở rộng mạng ngoại vi BĐ thành phố Hà Nội, giai đoan 2003-2005 (đợt 3) vùng tây nam – TĐ Ô Chợ Dừa, Hoàng Cầu B
363.454.734
2006
BĐ Hà Nội
88
Mở rộng mạng ngoại vi BĐ thành phố Hà Nội, giai đoan 2003-2005 (đợt 3) vùng tây nam – TĐ Đại Kim
555.416.612
2006
BĐ Hà Nội
89
Mở rộng mạng ngoại vi BĐ thành phố Hà Nội, giai đoan 2003-2005 (đợt 3) vùng tây nam – TĐ Phương Mai, Hồ 3 Mẫu
693.942.000
2006
BĐ Hà Nội
90
Mở rộng mạng ngoại vi BĐ thành phố Hà Nội, giai đoan 2003-2005 (đợt 4) vùng BCC-NTTV TĐ Nội Bài, khu vực Hương Gia – Xóm Đường
341.000.000
2006
BĐ Hà Nội
91
Mở rộng mạng ngoại vi BĐ thành phố Hà Nội, giai đoan 2003-2005 (đợt 4) vùng BCC-NTTV TĐ KCN Nội Bài, khu vực từ TĐ KCN Nội Bài đI Hiền Ninh
454.000.000
2006
BĐ Hà Nội
92
Mở rộng mạng cáp đài VT Yên Mỹ BĐ tỉnh Hưng Yên 2006, tuyến cáp: Trạm VT Từ Hồ Minh Châu
130.733.573
2006
BĐ Hưng Yên
93
Mở rộng mạng cáp đài VT Yên Mỹ BĐ tỉnh Hưng Yên 2006, tuyến cáp: Trạm VT Yên Mỹ
163.520.294
2006
BĐ Hưng Yên
94
Mở rộng mạng cáp đài VT KhoáI Châu BĐ tỉnh Hưng Yên 2006, tuyến cáp: Trạm VT Bô Thời Thuần Hưng, Đông Kết
216.240.202
2006
BĐ Hưng Yên
95
Mở rộng mạng cáp đài VT KhoáI Châu BĐ tỉnh Hưng Yên 2006, tuyến cáp: Trạm VT KhoáI Châu Đông Tảo
216.124.271
2006
BĐ Hưng Yên
96
CảI tạo mở rộng mạng cống bể Đài VT KhoáI Châu BĐ tỉnh Hưng Yên 2006 tuyến: Ngã 4 Bô Thời – Cao Quán
442.925.972
2006
BĐ Hưng Yên
97
CảI tạo mở rộng mạng cống bể Đài VT KhoáI Châu BĐ tỉnh Hưng Yên 2006 tuyến: BĐ Đông Tảo – Bình Minh
493.846.061
2006
BĐ Hưng Yên
98
CảI tạo mở rộng mạng cống bể Đài VT KhoáI Châu BĐ tỉnh Hưng Yên 2006 tuyến: BĐ Tân Dân – Xóm 3 – Xóm 12
611.983.436
2006
BĐ Hưng Yên
99
CảI tạo mở rộng các tuyến cột, cống bể Đài VT KhoáI Châu BĐ tỉnh Hưng Yên 2006 tuyến: Ngã 4 Bô Thời – Cao Quán
775.584.195
2006
BĐ Hưng Yên
100
CảI tạo mở rộng hệ thống cống bể Đài VT Yên Mỹ BĐ tỉnh Hưng Yên 2006 tuyến: Trạm VT Yên Mỹ, Minh Châu, Tân Việt
706.682.120
2006
BĐ Hưng Yên
101
CảI tạo mở rộng hệ thống cống bể Đài VT Yên Mỹ BĐ tỉnh Hưng Yên 2006 tuyến: Trạm VT Từ Hồ
352.340.104
2006
BĐ Hưng Yên
102
Mở rộng tyến cống bể trung tâm huyện Đồng Hỷ BĐ tỉnh TháI Nguyên 2005
941.681.000
2006
BĐ TháI Nguyên
103
Mở rộng tuyến cống bể huyện Kinh Môn, BĐ tỉnh HảI Dương
1.490.128.699
2006
BĐ HảI Dương
104
Mở rộng tuyến cống bể huyện Thanh Miện, BĐ tỉnh HảI Dương
416.344.127
2006
BĐ HảI Dương
105
Mở rộng tuyến cống bể khu đô thị mới Châu Sơn, BĐ tỉnh Hà Nam
495.000.000
2006
BĐ Hà Nam
106
Mở rộng mạng cáp các TĐ huyện Trực Ninh, BĐ tỉnh Nam Định
650.717.136
2006
BĐ Nam Định
107
Mở rộng mạng cống bể huyện Mỹ Đức
723.711.271
2006
BĐ Hà Tây
108
Mở rộng mạng cống bể huyện Phú Xuyên
1.140.196.943
2006
BĐ Hà Tây
109
Mở rộng mạng cống bể cáp khu du dịch Tuần Châu Quốc Oai
882.086.205
2006
BĐ Hà Tây
Những năm qua Công ty đã tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều gói thầu có giá trị lớn. Công tác đấu thầu có nhiều chuyển biến đem lại kết quả to lớn cho Công ty. Địa bàn hoạt động của Công ty đã được mở rộng, lúc đầu nó chỉ tham gia thầu những công trinh trong địa bàn Hà Nội nhưng bây giờ địa bàn hoạt động của nó đã được mở rộng ra nhiều tỉnh như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Hà Tây, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định , Thái Nguyên….Công ty đã xây dựng được các công trình mang tính chiến lược như Công trình mở rộng mạng ngoại vi của Bưu điện Hà nội , Các trạm bưu điện của các tỉnh Hưng Yên…
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SƠN HÀ.
1. Đánh giá năng lực thực hiện qua mô hình SWOT.
Trong sự cạnh tranh khắt khe ngày nay các doanh nghiệp nói chung, các công ty xây dựng nói riêng muốn tồn tại và phát triển buộc phải tìm cho mình một hướng đi đúng phù hợp với bản thân. Không có một mô hình, một lý thuyết, một con đường nào phù hợp với tất cả các công ty. Mỗi công ty đều xuất phát từ từ tiềm lực mà bản thân mình có, biết phát huy được thế mạnh của mình, khắc phục được những tồn tại bất cập của bản thân đồng thời phải biết tận dụng tốt những cơ hội và tránh được các mối đe dọa thì sẽ vươn lên được trên đấu trường cạnh tranh gay gắt này. Để đưa ra được những giải pháp hợp lý cho Công ty chúng ta sẽ đánh giá năng lực đấu thầu của Công ty qua việc xây dựng ma trận SWOT với sự phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức mà Công ty gặp phải hiện nay.
Ma trận SWOT là ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong mối quan hệ với cơ hội và thách thức hay chính là sự phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong mối quan hệ với cơ hội và thách thức hay chính là sự phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của một tổ chức nhằm đưa ra được chiến lược hoạt động cho tổ chức. Môi trường bên trong chính là nội bộ của Công ty hay năng lực hoạt động của Công ty, Môi trường bên ngoài là những yếu tố về kinh tế, chính trị, điều kiện tự nhiên hay những thay đổi của chính sách, … tạo ra những cơ hội cũng như thách thức cho Công ty. Nếu phân tích được một cách đúng đắn thì có thể nắm bắt được cơ hội và đối phó được với những thách thức có thể xảy ra.
1.1.Các cơ hôi của Công ty ( O)
Trong môi trường cạnh tranh ngày nay các cơ hội mà công ty cần phải tận dụng đó là:
Kinh tế Việt Nam trong vài năm gần đây tăng trưởng nhanh ( năm 2001 : 6,9 %, năm 2002 : 7,1%, năm 2003 : 7.3 %, năm 2004: 7,7%, năm 2005: 8.4%, năm 2006: là 8.2 % và năm 2007 : 8,5% ) cơ cáu kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng gắn với thị trường, phát huy thế mạnh của tùng nghành. Nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Tiềm năng thị trường xây dựng rất lớn, nhu cầu xây dựng nhà ngày càng tăng kể cả nhu cầu xây dựng trong nhân dân và các công trình lớn của đất nước. Ngoài ra hiện nay là thời đại CNTT thì nhu cầu xây dựng các trạm, các cột phát sóng, các đường dây gầm là rất lớn, hiện nay ở Việt Nam có mấy nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Viettel, mobilephone và Vinaphone. Mà nhu cầu tăng mạnh của nghành này là rất lớn. Một ví dụ là từ năm 2006 Viettel có 4 Triệu thuê bao nhưng cho tới cuối năm 2007 và đầu năm 2008 thì số lượng thuê bao của nó đã lên tới 14 triệu thuê bao. Mà đi đôi với việc tăng thêu bao thì 1 điều tất yếu là cơ sở vật chất hạ tầng của nó cũng phải tăng theo. đây chính là một thuận lợi cho Công ty.
Nhà nước đã ban hành quy chế đấu thầu riêng trong lĩnh vực xây dựng với những quy định ngày càng đầy đủ, chặt chẽ, có hiệu lực cao, đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng và minh bạch, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp xây dựng.
Khách hàng ngày càng tin tưởng vào năng lực và uy tín của Công ty.
Trụ sở Công ty ở Hà Nội rất thuận tiện cho việc nắm bắt thông tin và các cơ hội đầu tư lớn.
1.2. Các mối đe dọa với Công ty ( T )
Trên thị trường Xây dựng cạnh tranh giữa các nhà thầu trong nước và cả các nhà thầu quốc tế ngày càng khốc liệt. Các nhà thầu quốc tế luôn chiếm ưu thế hơn về mọi mặt và luôn giành được những công trình có giá trị lớn trong đó các nhà thầu Việt Nam chủ yếu làm các công trình nhỏ hoặc làm thầu phụ
Yêu cầu của chủ đầu tư ngày càng cao về các giải pháp kỹ thuật, tiến độ thi công, chất lượng công trình , …
Giá nguyên nhiên vật liệu ngày càng biến động gây ảnh hưởng lớn đến hoạt đấu thầu của Công ty ( Công ty tính giá dự thầu ).
Các Công ty xây dựng lớn giành chi phí lớn cho công tác tiếp thị quảng cáo, có chính sách ưu đãi tốt hơn cho người lao động do đó họ thu hút được đội ngũ lao động có trình độ cao.
1.3. Những điểm mạnh của Công ty ( S )
Công ty có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng phó phòng ban, cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt tình làm việc, đoàn kết tốt.
Tên tuổi của Công ty ngày càng được chủ đầu tư biết đến qua các công trình mà Công ty đã thực hiện.
Tình hình tài chính Công ty mạnh, doanh thu và lợi nhuận mỗi năm một tăng.
1.4.Những điểm yếu của Công ty ( W )
Trình độ văn hóa, tay nghề của công nhân chưa thật đồng đều.
Máy móc thiết bị sử dụng hết công suất nhiều khi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thi công của những công trình lớn.
Chưa có phương pháp Marketing tốt, chưa có con người đủ trình độ trong hoạt động marketing.
Chất lượng hồ sơ dự thầu chưa đạt tiêu chuẩn do sự phối hợp chưa thật hợp lý giữa các phòng ban.
Về tài chính: Việc huy động vốn cho các dự án chưa kịp thời dẫn đến chậm tiến độ thi công công trình.
MA TRẬN SWOT CỦA CÔNG TY
Những điểm mạnh ( S )
Thế mạnh về con người
Uy tín Công ty
Năng lực máy móc thiết bị
Kinh nghiệm
Năng lực tài chính
Những điểm yếu ( W )
Chất lượng hồ sơ dự thầu chưa tốt
Sự phối hợp giữa các bộ phận không đồng đều
Trình độ quản lý chưa cao
Tài chính huy động không kịp thời
Các cơ hội (O)
Tiềm năng thị trường xây dựng lớn
Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng
Vị trí địa thuận lợi
Khách hàng ngày càng nhớ đến Công Ty
S/O
Công ty biết vận dụng những điểm mạnh và biết chớp lấy co hội bằng cách tích cực đeo bám các dự án chuẩn bị xây dựng trong năm.
Công ty đã tập trung các biện pháp nghiên cứu tiếp thị, đáu thầu nâng cao hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh khi nhà Nước thay đổi cơ chế đấu thầu.
Giữ vững các thị trường chiến lược như ở Hà Nội, Hưng yên, Hà Tây, Hà Nam …
W/O
Công ty cố gắng nắm bắt cơ hội, chủ yếu tập trung vào những gói thầu có giá trị nhỏ, trung bình để bước đầu giành được những gói thầu và thu được lợi nhuận từ đó cải thiện được tình hình tài chính và các vấn đề khác.
Thực hiện chiến lược đầu tư.
Ngày càng đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh
Mối đe dọa ( T )
Đối thủ cạnh tranh gay gắt.
Yêu cầu của chủ đầu tư ngày càng cao
Giá cả thị trường biến động ( do lạm phát …)
S/T
- Công ty chủ yếu tập trung vào chiến lược Marketing để mở rộng thị trường và chiến lược liên kết trong đấu thầu nhằm nâng cao năng lực đấu thàu trước các đối thủ cạnh tranh gay gắt
W/T
Cơ hội trúng thầu thấp do Công ty chủ yếu tập trung vào chiến lược chỉnh đốn đơn giản để nâng dần năng lực của Công ty.
Công ty thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và chiến lược đầu tư phát triển công nghệ.
2. Đánh giá:
2.1. Về nguồn nhân lực:
Đội ngũ cán bộ tăng lên nhưng do lực lượng còn mỏng, kinh nghiệm thi công còn hạn chế nên công tác quản lý, giám sát kỹ thuật còn yếu , kiểm soát chất lượng công trình chưa tốt ảnh hưởng đến thi công công trình. Là một Công ty cổ phần còn nhỏ với số lượng nhân viên không nhiều, số lượng công nhân viên làm việc thường trực là 142 người, ngoài ra số lượng công nhân viên thi công công trình gồm 2 xí nghiệp và 7 đội thi công xây lắp. Số lượng các đội này không ổn định về số lượng công nhân. Do số lượng công nhân chưa nhiều nên để thi công nhiều công trình đồng thời thì sẽ rất khó khăn, làm ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành các công trình, làm chậm tiến độ thi công. Trong giai đoạn hiện nay, khối lượng xây dựng các dự án ngày càng tăng lên, yêu cầu kỹ thuật ngày càng phức tạp, do đó những cán bộ làm công tác dự thầu cần phải là những người có chuyên môn và nên hình thành riêng một bộ phận đấu thầu. Do Công ty chưa đủ nhân lực và điều kiện nên các cán bộ làm công tác đấu thầu của Công ty vẫn là những cán bộ phong kỹ thuật.
2.2. Về máy móc thiết bị.
Hàng năm Công ty vẫn đầu tư máy móc thiết bị mới nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ cho lượng công trình ngày càng tăng. Công ty đã cũng đã cố gắng khắc phục tình trạng này bằng cách thuê ngoài thêm máy móc thiết bị. Do đó nhiều lúc Công ty vẫn chậm tiến độ thi công và không đủ chủ động được trong kế hoạch thi công của mình.
2.3. Về tài chính.
Về vốn điều lệ của Công ty lúc thành lập là 12.800.000.000 đồng, đây không phải là một số vốn lớn đối với một Công ty xây dựng. cho tới hiện nay qua các năm hoạt động thì năm nào Công ty cũng làm ăn có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao góp phần tăng nguồn vốn kinh doanh và tài sản của Công ty. Năm 2007 doanh thu của Công ty là 52.000.000.000 đồng tăng 73% so với năm 2006 mang lại một mức lợi nhuận sau thuế là 3.456.259.241 đồng. Hiện tại Công ty đang bán cổ phần cho các cổ đông để nâng cao nguồn vốn kinh doanh và tăng hiệu quả kinh doanh. đó cũng là một biện pháp để nâng cao năng lực tài chính của Công ty.
3.Đánh giá năng lực thầu theo các chỉ tiêu phản ánh năng lực đấu thầu:
3.1. Năng lực tài chính:
Năng lực tài chính thể hiện ở qui mô và cơ cấu nguồn vốn của daonh nghiệp. Thể hiện cụ thể nhất là ở quy mô nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng huy động, khả năng thu hồi vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Năng lực tài chính là chỉ tiêu cơ bản quan trọng để đánh giá năng lực của nhà thầu bởi đặc điểm của xây lắp , khi công trình cần lượng vốn ngay từ đầu, thời gian thi công dài. Do đó nếu nhà thầu mà yếu kém về nguồn lực tài chính, khả năng huy động vốn không cao thì sẽ không đảm bảo được tiến độ thi công, chất lượng công trình, thanh toán lương cho công nhân viên , …. Trong trường hợp có sự cố xảy ra. Doanh nghiệp vào có sức mạnh về vốn còn cho phép mua săm mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm ngày càng nâng cao năng lực về mọi mặt cho doanh nghiệp .
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng và thương mại Sơn Hà có vốn điều lệ là 12.800.000.000 đ ( mười hai tỷ, tám trăm triệu đồng ) nhưng tới năm 2007 và tính đến cuối năm 2007 thì mức doanh thu của công ty đã đạt hơn 52 tỷ đồng, góp phần vào việc tăng nguồn vốn kinh doanh và mở rộng quy mô sản xuất.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
Cơ cấu vốn: Tài sản lưu động / Tổng tài sản
Tài sản cố định / Tổng tài sản
Ta có :
Tài sản lưu động / Tổng TS = 19.374.717.706 / 21.272.634.537 =0.91 (91%)
Tài sản cố định/Tổng TS = 1.519.610.065/21.272.634.537 = 0.071 ( 7.1%)
Chỉ tiêu Tài sản lưu động/ Tổng TS = 91% là cao chứng tỏ khả năng huy động vốn của Doanh nghiệp là tương đối tôt. Nhưng chỉ số Tài sản cố định / Tổng TS = 7.1 % chứng tỏ tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của Cty là hơi thấp, nhất là một công ty xây dựng. Điều này chứng tỏ rằng các máy móc và phương tiện kỹ thuật thi công chủ yếu là đi thuê mướn. điều này nó làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công, phụ thuộc nhiều vào người khác. Đó là một khó khăn cho Công ty.
Chỉ Tiêu khả năng thanh toán :
Tài sản Lưu động /Nợ phải trả = 19.374.717.706/10.703.051.619 = 1.81
Có chỉ số này lớn hơn 1 nên chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của công ty là khá tốt. Chính hệ số thanh toán của công ty khá cao nên tạo sự tin tưởng cho các chủ đầu tư.
3.2.Khả năng kỹ thuật.
Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để xét thầu, nhất là trong đấu thầu xây lắp. Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng các công trình , thể hiện rõ nét năng lực của nhà thầu xây lắp. Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:
Tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp thi công.
Mức độ đáp ứng của các thiết bị thi công : Số lượng, chất lượng, chủng loại, tiến độ huy động và hình thức sở hữu.
Mức độ đáp ứng yêu cầu về chất lượng vật liệu, vật tư nêu trong hồ sơ mời thầu.
Các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình:+ Có đủ các phương tiện đáp ứng cho việc kiểm tra+ Có các biện pháp cụ thể để kiểm tra.
Công ty qua thời gian hoạt động trong lĩnh vực xây lắp cáp, cột ăngten, xây lắp cáp gầm cho các bưu điện như bưu điện Hà Nội, Các mạng di động lớn như vinaphone, viettel , mobilephone. Nhận thấy rằng khi các chủ đầu thuê các nhà thầu thì ngoài vấn đề tài chính, quy mô công ty thì họ còn quan tâm đặc biệt đến vấn đề kỹ thuật. Vấn đề kỹ thuật nó ảnh hưởn tới chất lượng công trình, thời gian thực hiện. Có thể lấy một số công trình mà Công ty đã thực hiện trong những năm gần đây là: Mở rộng mạng ngoại vi BĐ thành phố Hà Nội giai đoạn 2003 – 2005 (đợt 3) tây nam – TĐ Đại Kim. Giá trị công trình thực hiện 693.942.000 đ. Giá trị công trình không lớn nhưng yêu cầu kỹ thuật mà chủ đầu tư là khá cao, nó là mạng nối giữa Bưu điện Hà Nội với các vùng ngoại thành.
3.3. Khả năng đáp ứng tiến độ thi công.
Tiến độ thi công công trình được đảm bảo đúng như dự tính cũng là một chỉ tiêu không nhỏ để đánh giá năng lực của nhà thầu. Đảm bảo tốt tiến độ thi công doanh nghiệp không những tiết kiệm được phần chi phí phát sinh mà còn tạo được uy tín với chủ đầu tư và củng cố được vị trí của daonh nghiệp trên đấu trường xây dựng. Để xác định đúng tiến độ thi công không phải là dễ vì nó phải tương xứng với biện pháp đã đặt ra, phù họp với các nguồn lực dự kiến, phải xác định được tất cả các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện dự án như rủi ro thiên tai, an toàn lao động, vấn đề an ninh trật tự địa phương nơi dự án thi công,….Do đó nếu nhà đàu tư nào đưa ra được các giải pháp đảm bảo tính hợp lý, đảm bảo tiến độ thi công sẽ chiếm được ưu thế cạnh tranh trong đấu thầu.
Trong thời gian thực hiện các công trình trúng thầu thì phần lớn là đã đáp ứng được thời gian tiến độ theo hợp đồng nhưng cũng có một số công trình còn không thực hiện đúng tiến độ gây tâm lý không tin tưởng đối với chủ đầu tư. Như công trình Mở rộng mạng cáp các trạm VT Đông tảo, Tân châu Bô thời - Đài VT Khoái Châu. Vói giá trị công trình thực hiện là 228.488.000 đ thực hiện trong thời gian thực hiện là 2 tháng nhưng do một số nguyên nhân đã làm cho công trình chậm hơn so với kế hoạch kéo dài tới tận hơn 3 tháng. Việc chậm trể tiến độ thi công đã gây ra cả tổn thất cho cả chủ đầu tư và cả nhà thầu. Chủ đầu tư thì không có công trình đáp ứng yêu cầu công việc của họ theo đúng kế hoạch. Còn đối với nhà thầu thì nó ảnh hưởng tới uy tín của Công ty, ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới chi phí gia tăng phát sinh. Vì vậy vậy đề tiến độ công trình cần phải được đăc biệt
Chú ý tới.
3.4. Giá
Giá dự thầu là giá do các nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ phần giảm giá ( nếu có ) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu.
Giá dự thầu của nhà thầu được xác định trong miền giá sàn của nhà thầu xây dựng cùng với giá trần của chủ đầu tư đối với các công trình đấu thầu . Điều đó có nghĩa là chủ đầu tư là người mua, họ luôn mong muốn mua được hàng hóa với giá rẻ nhất có thể, họ chỉ đồng ý mua với mức giá thấp hơn hoặc bằng với mức giá mà họ đưa ra (giá trần của chủ đầu tư). Còn nhà thầu là người bán hàng hóa và dịch vụ, nhà thầu chỉ chấp nhận bán với mức giá thấp nhất bằng với mức giá tại thời điểm hòa vốn (giá sàn của nhà thầu xây dựng).
3.5. Số dự án thắng thầu.
Từ năm 2004 đến năm 2006 Công ty đã tham gia đấu thầu 109 công trình nhưng số công trình thắng thầu là 73 công trình.
Tỷ lệ thắng thầu là 73/109 = 67% với tỷ lệ thắng thầu là 0.67 nhưng trong đó chủ yếu là các công trình có giá trị vừa và nhỏ.
4. Nguyên nhân hạn chế năng lực đấu thầu của Công ty.
4.1. Nguyên nhân khách quan
Công tác quản lý của nhà nước về đấu thầu trong đấu thầu xây dựng ngày càng hoàn thiện, phù hợp góp phần chông thất thoát tham nhũng tuy nhiên do nhiều quy định chưa hợp lý về trình tự, thủ tục nhất là trong việc phân cấp xử lý từng công việc cụ thể nên công tác đấu thầu còn nhiều bức xúc. Quy trình đấu thầu qua nhiều khâu nhiều bước, nặng về thủ tục, chưa rõ trách nhiệm trong nhiều trường hợp là nguyên nhân gây ra chậm tiến độ, mất cơ hội đầu tư, mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự cạnh tranh không lành mạnh của các nhà thầu đặc biệt là bỏ thầu giá thấp bằng cách mắc ngoặc, thậm chí thông đồng với chủ đầu tư, tư vấn để thắng thầu cũng là nguyên nhân gây nhiều thiệt hại cho công ty.
4.2 Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân xuất phát từ bản thân doanh nghiệp bao gôm một số nguyên nhân sau:
Khả năng về tài chính, nguồn vốn và khả năng huy động vốn chưa cao
Sự hạn chế về trình độ công nghệ của một số cán bộ trẻ, trình độ thi công, trình độ kỹ thuật của công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu thi công của các công trình lớn.
Máy móc thiết bị thiếu tính đồng bộ, công tác quản lý sử dụng máy ở nhiều công trình chưa hợp lý, hiệu quả.
Công tác tổ chức thi công chưa chặt chẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.
Công tác tìm kiếm thông tin còn kém kể cả trong khâu nắm bắt và xử lý thông tin trong quá trình làm hồ sơ dự thầu dẫn đến chất lượng hồ sơ dự thầu thấp.
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC
ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SƠN HÀ
I. Phương hướng hoạt động của Công ty trong năm 2008.
1. Phương hướng nhiệm vụ chung năm 2008.
Căn cứ phương án sản xuất kinh doanh đã được Giám đốc Công ty và các nhân viên trong Công ty thông qua ngày 20/12/2007, năm 2008 nhiệm vụ Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và thương mại Sơn Hà:
Nhanh chóng đưa Công ty theo mô hình Công ty cổ phần, ổn định tăng trưởng, hoàn thiện tổ chức, đổi mới hoàn thiện doanh nghiệp, đi vào hoạt động một cách có hiệu quả.
Tích cực phát triển đầu tư, da dạng ngành nghề, đưa hoạt động đầu tư trở thành hoạt động chính của Doanh nghiệp.
Đưa vào khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị, khấu hao nhanh để trang trải chi phí đầu tư những năm sau, giữ uy tín với các cơ quan tài chính, ngân hàng và khách hàng, tích lũy để tái đầu tư doanh nghiệp.
Giữ vững nhịp độ tăng trưởng của các lĩnh vực thi công cáp ngầm, thi công xây cột phát sóng cao trên 70 m, thi công các công trình cho các bưu điện …Duy trì tốc độ tăng trưởng của Công ty từ 15% - 18%, ổn định tư tưởng, tổ chức, không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, hoàn thành tốt nghĩa vụ với Nhà Nước. Xây dựng đơn vị vững mạnh có uy tín và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Các mục tiêu kế hoạch chủ yếu trong năm 2008:
Doanh thu: 88.000.000.000 đồng
Lợi nhuận : 7.800.000.000 đồng
Thu nhập bình quân: 3.500.00 đông
Tổng số lao động dài hạn : 200 người
Số lao động ngắn hạn : 170 người
2. Định hướng hoạt động đấu thầu :
Thu thập kịp thời các thông tin liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng bằng việc duy trì tốt các mối quan hệ quen biết và tăng thêm các mối quan hệ mới.
Luôn theo dõi sự thay đổi về giá cả thị trường để đưa ra được mức giá dự tính cạnh tranh đối với các công trình tham gia đấu thầu.
Nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty để nâng cao khả năng thắng thầu:
Tài chính: mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Đầu tư chiều sâu, đổi mới nâng cao năng lực thiết bị.
Thiết lập bộ phận đấu thầu tách ra khỏi phòng Kỹ thuật và tuyển dụng thêm những cán bộ chuyên làm công tác đấu thầu.
Nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công và các giải pháp thiết kế kỹ thuật nhằm tạo uy tín cho Công ty trên đấu trường xây dựng.
II. Các giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và thương mại Sơn Hà.
Để nâng cao năng lực đấu thầu hay chính là nâng cao khả năng thắng thầu, điều đó có ý nghĩa sống còn đối với các nhà thâuF trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà thầu trên thị trường xây dựng thì các nhà thầu cần chú ý làm sao để nâng cao được 4 loại tiêu chuẩn cơ bản mà các chủ đầu tư thường quan tâm đó là : Tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng, tiêu chuẩn về kinh nghiệm , tiêu chuẩn về tài chính, giá cả và tiêu chuẩn về tiến độ thi công. Nhà thầu nào đáp ứng được đủ 4 loại tiêu chuẩn này thì khả năng trúng thầu sẽ cao hơn . Do đó để nâng cao năng lực thầu, tức là khả năng thắng thầu của các nhà thầu cần không ngừng đổi mới cơ sở vật chất, kỹ thuật, các hoạt động của daonh nghiệp mình. Sau đây là một số giải pháp về các tiêu chuẩn đó:
1. Giải pháp về tính toán giá bỏ thầu:
Giá bỏ thầu một trong bốn loại tiêu chuẩn mà chủ đầu tư quan tâm. Nhà Thầu nào đưa ra được mức giá bỏ thầu thấp nhất thì có khả năng cạnh tranh cao và khả năng trúng trầu cao. Điều đó được thể hiện rõ qua mối quan hệ gữa giá bỏ thầu và xác suất trúng thầu.
Trên thị trường hiện nay, cạnh tranh bằng giá là phương thức cạnh tranh khá hiệu quả không chỉ trong hoạt động đấu thầu mà trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác. Việc lựa chọn mức giá dự thầu của Công ty cần linh hoạt hơn để tăng cường khả năng trúng thầu bằng cách Công ty có thể tăng, giảm giá dự toán các loại chi phí.
Giá dự thầu được tính theo công thức sau:
G = D + L G: Giá dự thầu tính tổng hợp cho toàn bộ đối tượng đấu thầu
D: Dự toán các loại chi phí cho thực hiện nhiệm vụ mà chủ đầu tư giao
L: Mức lợi nhuận mà nhà thầu dự kiến thu được
Qua công thức trên ta thấy giá dự thầu phụ thuộc vào hai nhân tố : Chi phí dự toán và lãi dự kiến của nhà thầu.
Chi phí dự toán bao gồm chi phí về vật liệu xây dựng , chi phí thi công, chi phí nhân lực , chi phí quản lý và một số chi phí hợp lệ khác mà nhà thầu phải chi trong quá trình thi công công trình. Nhà thầu dựa vào hai căn cứ cơ bản sau để dự toán các loại chi phí: - Hệ thống tiêu chuẩn định mức thống nhất, ví dụ chi phí sỏi, cát, xi măng, thép cho 1 m bê tông tiêu chuẩn. - Những dự tính có tính chất kinh nghiệm như dự báo sự biến động giá cả vật liệu xây dựng trong thời gian thi công, điều kiện tự nhiên, tác động của các biện pháp tổ chức thi công đến chi phí,… Do quan niệm về tính hợp lý của những chi phí trên của các nhà thầu, sự đánh giá mức ảnh hưởng các yếu tố kể trên của mỗi nhà thầu là khác nhau nên mức dự toán chi phí sẽ khác nhau.
Mức lợi nhuận mà các nhà thầu dự kiến thu được ( L ) chủ yếu phụ thuộc vào chủ quan của các nhà thầu. Trong một số trường hợp nhà thầu có thể chấp nhận không có lãi để thắng thầu. Qua đó có thể thấy rằng mức giá bỏ thầu phụ thuộc chủ yếu vào mức độ chính xác của việc tính dự toán chi phí. Theo đó ta có công thức: G = VL + NC + M + C + L + VAT G = T + C + L + VAT Trong đó: - VL: chi phí vật liệu - NC : Chi phí nhân công - M : chi phí máy thi công - L : lãi dự kiến - T : cộng chi phí trực tiếp T = VL + NC + M - C : Chi phí chung C = C1 + C2 - C1 : Chi phí quản lý công trường - C2: Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho từng hạng mục công trình xây dựng Giá thành xây lắp: ZXL = T + C = T + C1 + C2Suy ra ta có: G = T + C1 + C2 + L + VAT = ZXL + L + VAT Tùy theo từng công trình, tùy theo từng giai đoạn, tùy theo từng đối thủ cạnh tranh mà Công ty lựa chọn chiến lược giá cho phù hợp, có thể theo các phương án sau:
Phương án 1 : Công ty có thể sử dụng phương án này khi nhận thấy năng lực của đối thủ cạnh tranh không mạnh bằng bằng công ty hoặc khi Công ty dự kiến đạt điểm kỹ thuật hoặc tiến độ thi công cao nhất. Trong trường hợp này Công ty nên đưa ra mức giá bỏ thầu : T + C + VAT ≤ G ≤T + C + L + VAT Mức giá dự thầu có thể bằng hoặc thấp hơn giá dưk toán xây lắp và vẫn có thể đạt được tỷ lệ lãi cao.
Phương án 2 : Công ty có thể sử dụng phương án này đối với các đối thủ cạnh tranh có mức độ cạnh tranh cao. Trong trường hợp này Công ty có thể áp dụng chiến lược giá thấp bằng cách hạ bớt giá thành xây lắp vì giá thành xây lắp chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá trị công trình. Công ty nên tìm cách giảm bớt chi phí quản lý doanh nghiệp. Mức giá bỏ thầu nên đưa ra là : T + C1 + VAT ≤ G ≤ T + C + VAT Mức giá bỏ thầu mà công ty đưa ra có thể thấp hơn giá thành xây lắp nhưng vẫn phải bù đắp được giá thành xây lắp đã cắt giảm ( còn được gọi là giá thành công trường Z’XL = T + C1 )
Phương án 3 : Công ty có thể lựa chọn phươnh án này trong trường hợp Công ty chấp nhận thắng thầu bằng mọi giá. Công ty phải tự bù đắp hoàn toàn chi phí quản lý doanh nghiệp (C2 ) để bước đầu giải quyết khó khăn về công ăn việc làm cho lao động và năng lực máy móc bỏ không. T + C1 ≤ G ≤ T + C1 + VAT Khi lựa chọn phương án này Công ty phải cân nhắc kỹ thuật và phải dự kiến mức lãi lỗ mà Công ty phải gánh chịu. Trong tất cả các trường hợp trên Công ty vẫn phải lựa chọn mức giá bỏ thầu sao cho vừa có lãi, vừa thỏa mãn điều kiện thấp nhất để thắng thầu. Vì giá thành xây lắp chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá trị công trình nên muốn hạ giá bỏ thầu Công ty cần ưu tiên hạ giá thành xây lắp theo các hướng : - Tính toán hợp lý, giảm dần đến mức thấp nhất các chi phí thuộc khoản mục chi phí chung, đặc biệt giảm thiểu các chi phí thuộc quản lý doanh nghiệp. - Xác định đúng chi phí nguyên liệu, hạn chế đến mức nhỏ nhất có thể lượng hao hụt trong quá trình thi công.
- Giảm chi phí nhân công đến mức có thể bằng cách tăng năng suất, trình độ của lao động.
2. Giải pháp tăng năng lực của nhà thầu.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính.
Giải pháp cơ bản nhất nhằm nâng cao năng lực tài chính là đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và thu hồi vốn kịp thời. Hiện nay phần lớn các đơn vị xây dựng cơ bản đều nằm trong tình trạng thiếu vốn một cách nghiêm trọng. Điều này là mọt phần do bản thân các doanh nghiệp có quy mô vốn không lớn do đó cần đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, phần khác do thực tế trong nghành xây dựng tình trạng công nợ chồng chéo diễn ra khá phổ biến: như các chủ đầu tư nợ các nhà thầu, các nhà thầu nợ ngân hàng, Nhà nước không cấp đủ vốn cho các công trình theo dự kiến. Để khắc phục tình trạng này Công ty cần đẩy mạnh hoạt động thu hồi vốn bằng các biện pháp :
Huy động nguồn vôn tiết kiệm trong cán bộ công nhân viên trong và ngoài công ty dưới hình thức góp vốn cổ phần. Với cán bộ công nhân viên trong công ty vốn vay đó có thể chuyển thành vốn thanh toán mua nhà chung cư của dự án mà công ty đang xây dựng.
Tận dụng tối đa máy móc thiết bị tạm thời nhàn rỗi bằng cách cho các doanh nghiệp khác thuê sử dụng. Thu hồi vốn thông qua thanh lý tài sản, thiết bị tồn kho không sử dụng đến nữa.
Tăng cường liên doanh, liên kết để tranh thủ nguồn lực và công nghệ của bạn hàng.
Tạo niềm tin, hiết lập mối quan hệ với các đối tác kinh doanh như các đơn vị cung ứng vật tư, thiết bị, cung cấp nguyên vật liệu nhằm có được sự ưu đãi về giá và thời gian thanh toán.
Xây dựng quan hệ hợp tác gắn bó với các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
Công tác thanh quyết toán công trình cần tiến hành nhanh ngọn, chính xác.
2.2. Giải pháp nâng cao năng lực kỹ thuật.
Năng lực kỹ thuật của các nhà thầu trong lĩnh vực xây lắp thể hiện ở khả năng đáp ứng các yêu cầu, xu thế của công nghiệp hóa xây dựng và cơ giới hóa thi công. Đó là làm sao có thể nâng cao hàm lượng khoa học trong các sản phẩm xây dựng, giải quyết được vấn đề môi trường và trình độ hiện đại trong tổ chức xây dựng, như vậy muốn nâng cao năng lực kỹ thuật của công ty cần đổi mới nhiều mặt hoạt động của Công ty từ cơ sở vật chất kỹ thuật, lựa chọn vật liệu xây dựng, tính toán kết cấu đến các giải pháp hợp lý trong tổ chức thi công. Cụ thể :
Trang bị kịp thời, đầy đủ các loại máy móc thiết bị hiện đại.
Xác định đúng mức độ trang bị cơ giới, loại công việc cần sử dụng máy móc hoặc lao động thì tùy vào khả năng của công ty và loại việc chỉ thực hiện bằng lao động thủ công.
2.3. Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức.
Nâng cao năng lực tổ chức của Công ty thể hiện ở việc tổ chức quá trình xây dựng, tổ chức lao động đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đúng tiến độ và chất lượng. Năng lực tổ chức cũng thể hiện kinh nghiệm của công ty trên lĩnh vực xây lắp do đó công ty cần chú ý những vấn đề :
Chú ý rút kinh nghiệm từ thực tế của các công trình đã tham gia thầu và đã thi công .
Luôn có kế hoạch bố trí hợp lý các nguồn lực.
Sử dụng sơ đồ mạng Pert để lập tiến độ thi công.
Năng lực tổ chức của nhà thầu cũng thể hiện rất rõ trong việc giải trình các biện pháp thực hiện.
3. Hình thành bộ phận marketing để tìm kiếm thị trường và xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp.
Chiến lược tìm kiếm và thâm nhập thị trường là một trong các chiến lược quan trọng không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn nhằm xây dựng uy tín thế mạnh và hình ảnh của công ty ngày càng rộng khắp. Hiện nay Công ty chưa có bộ phận làm công tác marketing mà vẫn do các cán bộ phòng kế hoạch làm, tuy nhiên đội ngũ cán bộ không nhiều và không phải chuyên môn do đó hoạt động này chưa có hiệu quả.
Công ty muốn thực hiện công tác marketing một cách đồng bộ có hệ thống và đạt được hiệu quả thì Công ty phải thành lập được bộ phận chuyên trách với các công việc;
Tìm kiếm, nắm bắt thông tin đầy đủ về thị trường xây dựng để có được những cơ hội tốt tham gia đấu thầu.
Tìm kiếm thông tin về thị trường giá cả các loại nguyên vật liệu, thị trường sức lao động, thị trường vốn, …để phục vụ cho công tác lập giá dự thầu để đạt kết quả tốt.
Thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh xem tiềm lực và khả năng của họ khi tham gia đấu thầu.
Thu thập các thông tin về các chủ đầu tư để nắm bắt được yêu cầu của họ từ đó mới xây dựng được các biện pháp thích hợp.
Bộ phận chuyên làm công tác marketing phải là những người có chuyên môn, năng động và tích cực và bộ phận này phải xây dựng được những chính sách thích hợp.
4. Giải pháp mở rộng quan hệ liên kết, liên doanh trong tham gia đấu thầu.
Liên doanh, liên kết góp phần nâng cao năng lực của các nhà thầu bằng việc hợp lực giữa họ. Việc mở rộng quan hệ liên kết dưới nhiều hình thức thích hợp là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Nếu từng doanh nghiệp độc lập, năng lực về kinh tế kỹ thuật đều hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu của những công trình lớn. Trong khi đó nếu các nahf thầu liên doanh với nhau thì có thể tận dụng tối đa và phát huy được các mặt mạnh của mỗi nhà thầu do nguyên tắc cơ bản của liên kết là tự nguyện, bình đẳng va cùng có lợi. Muốn đẩy mạnh liên doanh, liên kết Công ty cần chú ý các điều kiện sau :
Phải đào tạo đội ngũ chuyên gia kinh tế kỹ thuật giỏi, có năng lực bản lĩnh, khả năng nhận biết và khả năng phán đoán để đưa ra các giải pháp thích hợp.
Công ty cần thu thập được thông tin một cách đầy đủ, chính xác về chủ đầu tư, công trình đấu thầu và các nhà thầu cùng tham dự.
Đánh giá đúng mục đích và những toan tính của các nhà thầu.
Để liên doanh, liên kết Công ty có thể thực hiện theo các giải pháp :
Tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đơn vị khác nhằm tạo ra sự tin tưởng, nền tảng để thực hiện liên doanh liên kết.
Thực hiện liên minh để giảm thiểu những rủi ro bằng các hình thức liên doanh tham dự đấu thầu, hình thành doanh nghiệp hoặc xin làm thầu phụ.
Khi liên doanh, liên kết doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của mình là cần làm tăng khả năng về vốn hay công nghệ, xác định những khó khăn và lợi nhuận nhằm lựa chọn đối tác phù hợp đảm bảo các bên cùng có lợi.
Khi quy mô Công ty chưa lớn thì đây là biện pháp thiết thực giúp Công ty nâng cao năng lực và khả năng thắng thầu.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.
1. Với Nhà nước.
Xét về nội dung, quy chế đấu thầu hiện tại của Việt Nam đã bao hàm đầy đủ các quy định cần có để đảm bảo đạt được mục tiêu của công tác đấu thầu nếu mọi quy định trong quy chế được thực hiện một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, các quy định nhằm bảo đảm cho việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong quy chế lại chưa được đề cập dẫn đến tình trạng vi phạm quy chế. Ngoài ra còn tồn tại các quy định khác liên quan đến thủ tục đầu tư nói chung vẫn quá rườm rà, phức tạp khó hiểu và khó thực hiện.
Cần xem xét lại : “Giá gói thầu” – “Phương pháp đánh giá hồ sơ thầu” và vấn đề “giá đánh giá thấp nhất” là trúng gói thầu.
Về “ giá gói thầu” cần được quy định rõ hơn cho phù hợp.
Về phương pháp đánh giá hồ sơ thầu xây lắp : Trong các đánh giá hồ sơ thầu xây lắp nếu quy định điểm kỹ thuật tối thiểu 70% trở lên sẽ được chọn thì thực tế sẽ có những nhà thầu không đủ năng lực cũng lọt vào danh sách. Tốt hơn là nên chọn nhà thầu vào danh sách ngắn bằng tổng hợp cả hai điểm kỹ thuật và giá như thông lệ quốc tế .
Về giá đánh giá thấp nhất và có giá đề nghị trúng thầu không vượt quá giá gói thầu thì sẽ được xem xét trúng thầu. Trong thực tế lại thực tế nảy sinh chuyện có quá nhiều gói thầu trúng thầu với giá thấp hơn nhiều so với giá dự án được duyệt. Thậm chí có gói thầu trúng thầu với giá chỉ bằng 28 -30% giá dự toán của chủ đầu tư. Có rất nhiêu lý do làm cho tình hình phổ biến xảy ra đối với các gói thầu có giá thắng thầu quá thấp là chất lượng công trình quá thấp và không đảm bảo đồng thời sẽ gây ra sự nghi ngờ về tính trung thực và tính minh bạch của hoạt động đấu thầu, gây ra sự hoang mang trong các nhà thầu xây dựng.
Qua việc xem xét những tồn tại trong quy chế đấu thầu thì nhà nước cần có quy
Chế hoặc bổ sung các điều khoản trong quyc hế đấu thầu hiện hành, quy định cụ thể về tiêu chuẩn và trách nhiệm của các tổ chức tư vấn dự án, tư vấn xét thầu, tổ chuyên gia xét thầu, giám sát thi công, nghiệm thu công trình,… vì có thể nói những vấn đề như phá giá trong đấu thầu, những tiêu cực đều có liên quan đến những người đứng ngoài cuộc đấu giá này.
Nhà nước cần đưa ra những biện pháp nhằm xóa bỏ những hiện tượng tiêu cực tồn tại trong đấu thầu như tình trạng móc ngoặc, thông đồng, … Đặc biệt, cần quy định thật rõ các chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư và đấu thầu.
Cần cải cách thủ tục hành chính trong khâu đấu thầu đặc biệt là thủ tục trình duyệt các cấp quản lý Nhà nước với vai trò là cấp quyết định đầu tư từ Thủ Tướng Chính Phủ, đến Bộ trưởng quản lý ngành, Bộ KHĐT, Hội đồng quản trị của các Công ty và Chủ tịch UBND các cấp ,…đã làm kéo dài thời gian thực hiện dự án. Để thực hiện cải cách hành chính trong khâu này cần xem xét vấn đề mang tính bản chất đó là đấu thầu là công việc của chủ đầu tư, do chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện trong quá trình quản lý dự án.
2. Với Công ty.
Để nâng cao năng lực đấu thầu Công ty cần thực hiện :
Nâng cao năng lực tài chính, khả năng huy động và thu hồi vốn. Có kế hoạch sử dụng nguồn một cách có hiệu quả.
Chú ý đến đầu tư năng lực máy móc thiết bị, tiếp thu công nghệ hiện đại của thế giới.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng lực lượng lao đọng với cơ cấu hợp lý và hiệu quả.
Quan tâm hơn nữa đến công tác marketing trong mọi lĩnh vực
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường là cạnh tranh tự do trong một môi trường bình đẳng và minh bạch. Đấu thầu là một trong những phương thức giúp các nhà thầu có thể cạnh tranh với nhau được bình đẳng và công bằng nhất. Cạnh tranh công bằng sẽ góp phần làm cho các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và có tích lũy để phát triển doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, hoạt động đấu thầu tại Công ty cổ phần đầu tư đầu tư phát triển xây dựng và thương mại Sơn Hà đã có một số thành tích đáng kể làm cho năng lực của Công ty càng ngày càng tăng và ổn định, tạo cho Công ty có một chỗ đứng nhất định trong thị trường xây dựng trong nước. Tuy vậy Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn cần khắc phục.
Qua thời gian nghiên cứu công tác đấu thầu tại Công ty trong thời gian vừa qua em nhận thấy rằng năng lực đấu thầu là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến khả năng thắng thầu của Công ty. Mà các yếu tố tạo nên năng lực thầu của Công ty là nguồn nhân lực, máy móc thiết bị và tài chính để tạo nên được một năng lực đấu thầu mạnh. Trong quá trình tìm hiểu em đã cố gắng tìm hiểu và đưa ra được một số giải pháp hy vọng góp phần nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty trong thời gian tới.
Do chưa có điều kiện đi vào hoạt động thực tế của Công ty, thời gian nghiên cứu còn có hạn và hạn chế về trình độ chuyên môn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự chỉ giúp của GS.TS Đoàn Thị Thu Hà và các anh (chị) trong Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và thương mại Sơn Hà để đề tài của em ngày càng hoàn thiện hơn.
Cuối cung em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của GS.TS Đoàn Thị Thu Hà cùng các anh các chị trong Công ty Sơn Hà đã giúp đỡ, cung cấp số liệu cho em hoàn thành đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước – PGS.TS Mai Văn Bưu ( CB ) – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội – 2001
Giáo trình Kinh tế phát triển – GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng ( CB ) - Nhà Xuất bản Lao động – Xã hội , Hà Nội – 2006.
Giáo trình Lập dự án đầu tư – PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt ( CB ) – Nhà Xuất Bản thống kê , Hà Nội – 2005
Giáo trình Chính sách kinh tế - Xã hội –PGS. TS Đoàn Thị Thu Hà và PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền ( CB ) – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà nội 2006
Tạp chí Xây dựng – số 8/2001 – Bàn giải pháp tăng cường cạnh tranh của ngành xây dựng – Ngọc Châu.
Tạp chí Xây dựng – số 4/2000 – một số vấn đề đấu thầu xây dựng – Nguyễn Văn Sinh.
Vài nét về công tác quản lý đấu thầu ở Việt Nam thời gian qua và hiện nay (Tác giả: ThS. Nguyễn Lê Phong) – trên trang web
Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 – 9 – 1999 của Chính Phủ về việc ban hành quy chế đấu thầu.
Nghị định 14/2000/NĐ- CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 88/NĐ-CP ngày 01/09/1999.
Bài Viết về : Tập trung nguồn lực để phát triển của HANdico (Lan Anh - Trí Dũng) – Trên trang web
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20731.doc