LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I – CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ
I – Cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp Y tế 3
1. Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính 3
2. Tính tất yếu của cơ chế tự chủ tài chính dành cho các bệnh viện 3
2.1 Đặc thù của thị trường Y tế. 3
2.1.1 Hoạt động y tế vừa có tính dịch vụ, vừa có tính sản xuất công nghiệp 3
2.1.2 Hàng hoá, dịch vụ y tế là một hàng hoá đặc biệt 4
2.1.3 Y tế là một hệ thống gồm nhiều phân hệ 5
2.2 Ý nghĩa của cơ chế tự chủ tài chính trong việc giải quyết các thất bại của thị trường Y tế. 6
2.2.1 Những thất bại của thị trường y tế 6
2.2.2 Sự tham gia của Chính phủ vào thị trường y tế 8
2.2.3 Ý nghĩa của cơ chế tự chủ tài chính trong việc giải quyết các thất bại của thị trường Y tế 9
3. Nội dung Nghị định 43/2006/NĐ-CP 11
3.1 Mục đích cơ chế tự chủ tài chính cho các bệnh viện 11
3.2 Những quy định chung 11
3.3 Điều kiện để một đơn vị y tế thực hiện NĐ 12
II – Khái niệm và vai trò quản lý bệnh viện trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính 12
1. Khái niệm và quan điểm hệ thống trong quản lý bệnh viện 12
1.1 Khái niệm quản lý bệnh viện 12
1.2 Nội dung quản lý bệnh viện 13
1.3 Quan điểm hệ thống trong quản lý bệnh viện 14
1.3.1 Khái niệm hệ thống 14
1.3.2 Những yếu tố cấu thành nên hệ thống 14
1.3.3 Nội dung 18
2. Tiêu chí đánh giá và các nhân tố quyết định đến năng lực quản lý bệnh viện 18
2.1 Tiêu chí đánh giá 18
2.2 Các nhân tố quyết định đến năng lực quản lý bệnh viện 19
2.2.1 Nguồn nhân lực của bệnh viện 19
2.2.2 Công tác quản lý tài chính 20
2.2.3 Chính sách của Bộ ban ngành liên quan 20
3. Những bất cập trong Nghị định 43/2006/NĐ – CP và vai trò của quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính 21
3.1 Những bất cập trong Nghị đinh 43/2006/NĐ – CP 21
3.2 Vai trò của quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính 22
III - Kinh nghiệm quản lý trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ ở một số BV ở thành phố Hải Phòng 23
1. Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp 23
2. Bệnh viện Phụ Sản 24
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG KHI ÁP DỤNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH 27
I- Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Đa khoa An Dương và quá trình thực hiện cơ chế tự chủ 27
1. Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Đa khoa An Dương 27
1.1 Vị trí địa lý 27
1.2 Cơ cấu tổ chức 27
1.2.1 Bộ máy tổ chức 27
1.2.2 Nhân lực 28
1.3 Cơ sở vật chất của Bệnh viện 29
2. Quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của BV 29
2.1. Quá trình chuẩn bị. 29
2.2. Quá trình triển khai áp dụng. 31
2.2.1 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ 31
2.2.2 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và dân sự 32
2.2.3 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính 33
II. Đánh giá kết quả hoạt động của bệnh viện sau khi thực hiện cơ chế tự chủ 33
1. Đánh giá chung 33
2. Đánh giá cụ thể 34
2.1 Về tình hình thực hiện nhiệm vụ nhà nước 34
2.2 Đánh giá tình hình triển khai nghị định 43/2006/NĐ-CP 35
2.3 Tình hình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của bệnh viện 36
3. Công tác quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính 37
3.1 Công tác lập kế hoạch 38
3.2 Công tác chuyên môn 40
3.3 Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, nghiên cứu khoa học 41
3.4 Công tác quản lý trang thiết bị y tế 42
3.5 Công tác chăm sóc điều dưỡng 42
3.6 Công tác tài chính kế toán 43
III. Thực trạng năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính 44
1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng và cán bộ trong công tác quản lý 44
1.1 Phòng kế hoạch tổng hợp 44
1.2 Phòng tổ chức hành chính quản trị 45
1.3 Phòng tài chính kế toán 46
1.4 Phòng điều dưỡng 47
1.5 Giám đốc trong vai trò quản lý bệnh viện 47
1.6 Các trưởng phòng trong công tác quản lý 48
1.7 Các trưởng khoa trong công tác quản lý 48
2. Nguồn nhân lực của bệnh viện 49
2.1 trình độ chuyên môn 50
2.2 Trình độ quản lý 52
3. Công tác quản lý tài chính 54
3.1 Các nguồn ngân sách 54
3.2 Kế hoạch thu chi 56
4. Chính sách của Bộ ban ngành liên quan 57
5. Đánh giá chung về năng lực quản lý của bệnh viện trong yêu cầu của cơ chế tự chủ 59
5.1 Ưu điểm 59
5.2 Nhược điểm 59
5.3 Nguyên nhân 59
CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ 61
I - Định hướng phát triển ngành Y tế ở Thành phố Hải Phòng và mục tiêu phát triển của BV 61
1. Định hướng phát triển ngành Y tế ở Thành phố Hải Phòng 61
2. Mục tiêu phát triển của bệnh viện 62
II - Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý Bệnh viện 63
1. Lập kế hoạch chiến lược 63
2. Lập và giám sát kế hoạch ngân sách 63
3. Ứng dụng công nghệ thông tin 65
4. Cải cách công tác quản lý bệnh viện 68
4.1 Công tác chuyên môn 68
4.2 Công tác đào tạo – Nghiên cứu khoa học 69
4.3 Công tác hợp tác quốc tế 69
4.4 Công tác vật tư, thiết bị y tế 69
4.5 Công tác tổ chức hành chính quản trị 69
4.6 Công tác tài chính kế toán 70
5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 70
III - Một số kiến nghị 71
KẾT LUẬN 73
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động tiền lương, chế độ chính sách, vật tư, tài sản, hành chính sự nghiệp chính xác kịp thời.Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán, chế độ thu chi của bệnh viện.
- Bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định.Tổng hợp tình hình, số liệu cụ thể để tổng hợp phân tích kết quả hoạt động của bệnh viện.
1.4 Phòng điều dưỡng
Phòng điều dưỡng là phòng nghiệp vụ chăm sóc. Có trách nhiệm tổ chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc người bệnh trong toàn bệnh viện. Phòng điều dưỡng có nhiệm vụ:
- Tổ chức, chỉ đạo công tác chăm sóc người bệnh trong toàn bệnh viện. Đôn đốc, kiểm tra y tá điều dưỡng và hộ lý thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, quy chế chuyên môn. Báo cáo ngay các những việc đột xuất, bất thường và đề xuất biện pháp để trình giám đốc bệnh viện giải quyết kịp thời.
- Lập chương trình và tổ chức huấn luyện để nâng cao kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng thực hành và giáo dục y đức cho y tá - điều dưỡng và hộ lý trong bệnh viện .Kiểm tra tay nghề y tá điều dưỡng trước khi tuyển dụng và là thành viên của Hội đồng tuyển dụng, Thi đua, Hội đồng kỷ luật và Hội đồng lương của bệnh viện.
- Tổ chức thực hiện công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn tại các buồng bệnh và phòng khám.Đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh định kỳ, sơ kết, tổng kết, báo cáo giám đốc và cơ quan cấp trên theo mẫu quy định.
1.5 Giám đốc trong vai trò quản lý bệnh viện
Giám đốc bệnh viện là người đứng đầu bệnh viện, chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động của bệnh viện. Giám đốc có vai trò quan trọng trong việc quyết định các hoạt động của bệnh viện theo mục tiêu đã đề ra.
Giám đốc bệnh viện phải điều hành toàn bộ mọi hoạt động trong bệnh viện thông qua việc quản lý các công tác:
+ Hành chính
+ Kế hoạch
+ Chuyên môn
+ Nhân lực
+ Kinh tế tài chính, vật tư trang thiết bị
+ Nghiên cứu khoa học
Giám đốc bệnh viện phải thiết kế một bộ máy quản lý, một hệ thống sử dụng hợp lý nhân lực, vật liệu, tài lực với cơ chế quản lý thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn, nâng cao chất lượng điều trị
Là chủ tài khoản trực tiếp quản lý việc sử dụng ngân sách của bệnh viện có hiệu quả, kiểm soát việc thu, chi theo đúng quy định của Nhà nước. Thường xuyên kiểm tra công tác tài chính kế toán để chống thất thu, chống tham ô, lãng phí.
Căn cứ vào kế hoạch của Ngành và nhiệm vụ của bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm để trình cấp trên duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch này.
Tổ chức chỉ đạo công tác khám chữa bệnh và thực hiện các quy chế chuyên môn của Bộ Y tế ban hành đặc biệt chú ý thực hiện quy định y đức đối với mỗi thành viên trong bệnh viện.
Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức và cá nhân nước ngoài theo thẩm quyền và quy định của Nhà nước.
1.6 Các trưởng phòng trong công tác quản lý
Trưởng các phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện về công tác của phòng mình. Căn cứ vào nhiệm vụ của phòng để lập kế hoạch thực hiện, thường xuyên cùng các khoa, phòng giám sát kiểm tra thực hiện quản lý các cán bộ trong phòng.
1.7 Các trưởng khoa trong công tác quản lý
Các trưởng khoa nói chung trong bệnh viện đều làm việc dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của khoa mình cũng như mọi quyết định của mình.
Trưởng khoa có các nhiệm vụ chung:
- Căn cứ kế hoạch chung của bệnh viện xây dựng kế hoạch hoạt động của từng khoa để trình giám đốc bệnh viện duyệt và tổ chức thực hiện nhằm mục đích phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh cho người bệnh.Tổ chức chỉ đạo mọi thành viên trong khoa thực hiện tốt nhiệm vụ của khoa và thực hiện đúng quy chế chuyên môn của Bộ ban hành.
- Tổ chức thực hiện công tác học tập, nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm công tác nhằm từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ cho mọi thành viên trong khoa.
- Sơ kết công tác để báo cáo giám đốc theo định kỳ, những diễn biến bất thường, đột xuất phải báo cáo ngay; các khoa khác nhau có thêm nhiệm vụ đặc thù riêng.
2. Nguồn nhân lực của bệnh viện
Bảng 4: Tổng số cán bộ viên chức (2006-2008)
Đơn vị: (người)
STT
Chức danh chuyên môn
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Bác sỹ
30
29
35
2
Nữ hộ sinh
12
13
14
3
Điều dưỡng
50
49
50
4
Kỹ thuật viên
10
09
11
5
Dược sỹ
06
06
08
6
Y sỹ
13
12
10
7
Đại học, cao đẳng khác
09
10
09
8
Trung học, CBVC khác
26
28
26
Tổng
156
156
163
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa An Dương)
Số lượng cán bộ viên chức trong bệnh viện hàng năm tương đối đồng đều, năm 2008 tăng do giải thể 02 Phòng khám khu vực.
Tuổi đời của các cán bộ viên chức trong bệnh viện từ 26 – 54 tuổi, trong đó số lượng CBVC tầm 30 – 45 tuổi chiếm 70% .
Qua đó ta thấy cơ cấu nhân sự của bệnh viện đa số là người lớn tuổi. Thuận lợi của bệnh viện là có đội ngũ CBVC giầu kinh nghiệm nhưng bên cạnh đó lại trở thành khó khăn cho bệnh viện khi tiếp cận với những kiến thức chuyên sâu và công nghệ mới, CBVC cần có những kiến thức như tin học, tiếng Anh trong khi đó điều kiện để đào tạo lại đội ngũ CBVC cũ rất khó. Bệnh viện cần từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ để có được những thế hệ kế cận cho công tác quản lý cũng như chuyên môn.
2.1 trình độ chuyên môn
Bảng 5: Tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên môn
STT
Cơ cấu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
A
Cơ cấu bộ phận
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ (%)
1
Lâm sàng
45,8
51,4
57,6
2
Cận Lâm sàng và Dược
14,9
16,5
17,1
3
Quản lý, hành chính
19,5
22,4
23,9
B
Cơ cấu chuyên môn
Tỷ số
Tỷ số
Tỷ số
1
Bác sỹ/ĐD,HS,KTV
27/62 = 1/2,2
27/55 = 1/2,0
30/69 = 1/2,3
2
Dược sỹ Đại học/ Bác sỹ
1/2,7
1/2,7
1/3
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa An Dương)
Tỷ lệ cơ cấu các bộ phận trong khối quản lý, hành chính và cận lâm sàng, Dược cơ bản đã đáp ứng so với tỷ lệ tối thiểu trong định mức biên chế.
Tỷ lệ cán bộ viên chức bộ phận lâm sàng thấp hơn so với mức tối thiểu 10%
Tỷ lệ BS/ĐD(1/2); Dược sỹ đại học/ Bác sỹ (1/2,7) rất thấp so với quy định của Bộ y tế. Khó khăn trong việc thiếu nguồn nhân lực chuyên môn là cản trở lớn nhất cho năng lực khám chữa bệnh và điều trị các căn bệnh phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên sâu của bệnh viện. So sánh với định mức biên chế tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên môn của Bộ y tế bệnh viện cần có kế hoạch tuyển dụng cán bộ để đạt được định mức do Bộ y tế quy định.
Bảng 6: Định mức biên chế tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên môn của bộ y tế
STT
Cơ cấu
Tỷ lệ
A
Cơ cấu bộ phận
1
Lâm sàng
60 – 65%
2
Cận lâm sàng và Dược
22 – 15%
3
Quản lý, hành chính
18 – 20%
B
Cơ cấu chuyên môn
1
Bác sĩ/ chức danh chuyên môn y tế khác (Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên)
1/3 – 3/3,5
2
Dược sĩ Đại học/ Bác sĩ
1/8 – 1/15
3
Dược sĩ Đại học/ Dược sĩ trung học
1/2 – 1/2,5
(Nguồn: Bộ y tế - Bộ nội vụ)
Bảng 7: Phân bố về giới
Năm
Tổng số
(người)
Nam
Nữ
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
2006
156
38
24,3
118
75,7
2007
156
35
22,4
121
77,6
2008
163
37
22,6
126
77,4
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa An Dương)
Tỷ lệ cán bộ viên chức nam rất thấp. Đối với quy mô của bệnh viện hạng III tuyến Huyện tỷ lệ cán bộ về giới cũng rất quan trọng. Với tình hình thực tế của bệnh viện các chính sách đãi ngộ dành cho các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh nở như nghỉ ốm, nghỉ thai sản ảnh hưởng một phần không nhỏ tới công tác chuyên môn của bệnh viện. Hơn nữa với đặc thù của ngành y tế là phục vụ người bệnh 24/24, do đó đòi hỏi sức khỏe cũng như chuyên môn nghiệp vụ. Trong đó bệnh viện vừa thiếu vừa yếu khi so sánh tỷ lệ CBVC/ giường bệnh. Đối với cơ sở khám chữa bệnh đa khoa hạng III tỷ lệ này là 1,10 – 1,20 người/ giường bệnh (Theo quy định Bộ y tế - Bộ nội vụ), thì bệnh viện chỉ đạt 1,01 người/giường bệnh.
2.2 Trình độ quản lý
Bảng 8: Trình độ chuyên môn của cán bộ viên chức (2006-2008)
Đơn vị: (người)
Năm
Bác sỹ
Điều dưỡng
Nữ hộ sinh
Kỹ thuật viên
Dược sỹ
Y sỹ
ĐH, CĐ khác
TH khác
Tổng
Đại học
Sau ĐH
Cử nhân
TH
Cử nhân
TH
Cử nhân
TH
Đại học
TH
2006
21
09
02
49
01
11
01
09
01
05
13
09
25
156
2007
19
10
03
46
01
12
01
08
01
05
12
10
28
156
2008
25
10
06
45
01
13
01
10
01
07
10
09
25
163
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa An Dương)
Tỷ lệ cán bộ viên chức có trình độ đại học và sau đại học hàng năm ít thay đổi cho thấy công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cán bộ chưa được quan tâm đúng mức. Ngày nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, số lượng các thành tựu khoa học phát minh càng tăng nhanh theo cấp số nhân. Tất cả sự tìm tòi phát minh đó rốt cuộc để phục vụ chất lượng cuộc sống con người ngày một tốt hơn. Do đó mà các phát minh sáng chế cho ngành Y học càng được ưu tiên. Để bắt kịp với thời đại trong điều kiện chúng ta chưa thể đầu tư nguồn lực cho phát minh sáng chế, chúng ta lựa chọn cho mình phương án “Đi tắt đón đầu”. Nhưng để có thể sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị hiện đại chúng ta phải trang bị cho mình lượng kiến thức không nhỏ. Do vậy phải chú ý tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn. Đây là việc rất quan trọng và thường xuyên.
Bảng 9: Trình độ khác
STT
Năm
Ngoại ngữ
Tin học
Quản lý nhà nước
Tổng
(người)
SL (người)
%
SL (người)
%
SL (người)
%
1
2006
24
15,3
26
16,6
18
11,5
156
2
2007
29
18,6
29
18,6
22
14,1
156
3
2008
36
22,0
31
19,0
22
13,0
163
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa An Dương)
Tỷ lệ cán bộ có trình độ quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ dù có tăng qua các năm nhưng vẫn còn tương đối thấp so với yêu cầu thực tế. Do đội ngũ CBVC chủ yếu là những người trung tuổi do vậy cần có kế hoạch cụ thể đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chương trình đào tạo ngắn hạn
Bảng 10: Thâm niên công tác
Đơn vị: (người)
Năm
< 5 Năm
5 – 15 Năm
15 – 25 Năm
> 25 Năm
Tổng
2006
27
34
36
59
156
2007
28
35
42
51
156
2008
34
43
44
42
163
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa An Dương)
Tỷ lệ cán bộ có thâm niên công tác theo từng giai đoạn từ năm thứ nhất đến năm thứ 25 là tương đối đồng đều trong 3 năm. Riêng cán bộ có thâm niên công tác từ 25 năm trở nên có khoảng cách, cách biệt là 11,9% giữa năm 2006 và 2008. Chứng tỏ đội ngũ cán bộ viên chức bệnh viện ngày càng được trẻ hoá.
3. Công tác quản lý tài chính
3.1 Các nguồn ngân sách
* Ngân sách nhà nước: Hàng năm Quốc hội, Chính phủ, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ tài chính quyết định cấp một khoản cho ngân sách y tế, trong đó phần quan trọng dành cho các bệnh viện. Tỷ lệ ngân sách này căn cứ vào sự tăng trưởng ngân sách nhà nước hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ tăng lên của Ngành y tế, của Bệnh viện vào kế hoạch hàng năm của ngành. Việc cấp phát ngân sách nhà nước cho Bệnh viện là căn cứ theo luật ngân sách, phải có kế hoạch năm, phải có định mức chi cho mỗi loại giường bệnh (bao nhiêu triệu/ giường bệnh/ năm…)
Ngân sách nhà nước cấp cho bệnh viện được tính theo định mức biên chế giường nội trú:
NSNN= 160(giường) * Kinh phí định mức(Theo quy định BYT – BTC )/giường
Hàng năm nguồn NSNN thường chiếm 5% kinh phí hoạt động của bệnh viện.
* Viện phí: Đây là nguồn thu rất cơ bản và về lâu dài là nguồn thu quyết định của ngân sách Bệnh viện thường chiếm 95% kinh phí hoạt động của bệnh viện.
Hiện tại Bệnh viện đang thực hiện việc thu một phần viện phí theo Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ và Thông tư liên Bộ 14/TTLB của Bộ y tế - Tài chính – LĐTBXH và Ban vật giá Chính phủ. Một phần viện phí là phần chi phí cho việc khám bệnh, chữa bệnh được tính theo dịch vụ đối với người bệnh ngoại trú và theo ngày giường điều trị đối với người bệnh nội trú. Một phần viện phí mới chỉ tính đối với tiền thuốc, dịch truyền, máu, hoá chất, xét nghiệm, phim XQ, vật tư tiêu hao thiết yếu và dịch vụ khám chữa bệnh. Chưa tính khấu hao tài sản cố định chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí hành chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị lớn…
Trong Nghị định và Thông tư nêu trên quy định rõ
- Các đối tượng nộp một phần viện phí (3 đối tượng)
- Các đối tượng được miễn nộp một phần viện phí (6 đối tượng)
- Các đối tượng có BHYT do BHYT thanh toán viện phí
- Các đối tượng được Nhà nước cấp tiền mua thẻ BHYT (12 đối tượng)
Trong thông tư trên đã quy định cách tính một phần viện phí và ban hành tạm thời khung giá các dịch vụ y tế.
- Khung giá khám bệnh và kiểm tra sức khoẻ.
- Khung giá một ngày giường bệnh và khung giá tối đa một ngày điều trị nội trú.
- Khung giá các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm.
Điều đáng nói ở đây là quy định thu viện phí được ban hành cách đây hơn 10 năm nhưng vẫn chưa được thay đổi và chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực tế, gây khó khăn cho công tác quản lý tài chính thu viện phí của Bệnh viện, mất cân đối thu chi. Cụ thể thu không đủ để đáp ứng cho chi. Các đầu vào như thuốc men ngày càng tăng, các máy móc thiết bị ngày một tân tiến và hiện đại đòi hỏi chi phí mua sắm và bảo dưỡng máy móc cũng tăng theo. Do đó, những nghị định ban hành đã gián tiếp gây khó khăn cho công tác quản lý của bệnh viện.
Bảng 11: Thực hiện kế hoạch viện phí (2006 – 10T2008)
Đơn vị: (1000 đồng)
STT
Tên khoa
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Thực hiện
Tỷ lệ
(%)
Thực hiện
Tỷ lệ
(%)
Thực hiện
Tỷ lệ
(%)
1
Khám bệnh
1.126.803
176,0
1.347.577
109,2
1.108.097
86,0
2
Ngoại
590.646
115,0
626.506
86,7
555.918
81,0
3
Phụ sản
782.731
127,0
893.425
97,5
870.121
113
4
Truyền nhiễm
166.683
91,0
184.853
98,4
291.653
111
5
Nội nhi
329.356
108,0
352.650
91,1
448.533
113
6
YHCT
307.025
107,0
467.604
128,2
462.563
125
7
PT. HSCC
263.834
115,0
347.022
102,8
228.497
87,0
Tổng
3.567.079
119,8
4.219.639
105,7
4.015.382
102,2
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa An Dương)
Qua thống kê tình hình thu viện phí cho thấy tổng thu viện phí hàng năm đều đạt kế hoạch đề ra. So sánh giữa năm 2007 và năm 2006 giảm 14,1%; hoàn thành kế hoạch 10 tháng năm 2008.
* Các nguồn khác: Ngoài Ngân sách Nhà nước và viện phí thu được Bệnh viện có mở thêm dịch vụ giặt là quần áo cho người bệnh, các khoản thu theo quy định như tiền điện, nước của người phục vụ người bện nặng và các dịch vụ khác nhưng nguồn thu không đáng kể.
3.2 Kế hoạch thu chi
* Nguồn thu
- Ngân sách nhà nước cấp: bao gồm kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp trên có thẩm quyền giao.
Ngân sách nhà nước cấp cho bệnh viện từ năm 2006 – 2008 theo biên chế giường bệnh là : 6.281.000.0000đ/ năm.
Với các khoản chi khác vượt mức ngân sách Nhà nước cấp bệnh viện lấy từ nguồn viện phí để bù đắp.
- Thu từ hoạt động sự nghiệp: Gồm phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật; thu từ hoạt động dịch vụ; thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có); Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng; Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu tặng, cho theo quy định pháp luật; Nguồn khác gồm: nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức đơn vị. Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định pháp luật.
Do nguồn thu kinh phí còn hạn chế nên chưa có sự đầu tư đồng bộ cho hệ thống máy tính cũng như phần mềm quản lý nên thủ tục thanh toán ra vào viện còn nhiều khâu gây khó khăn cho bệnh nhân.
* Nội dung chi
Chi thường xuyên gồm: Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí; Chi cho các hoạt động dịch vụ.
Chi không thường xuyên gồm: chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức; Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;…
Với nguồn thu còn hạn hẹp, nguồn ngân sách nhà nước cấp còn thấp trong khi chi phí cao do các đầu vào như thuốc men, trang thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Do vậy các khoản chi cũng cần phải thu hẹp. Vì thế Bệnh viện cần có những kế hoạch chi tiêu hợp lý đồng thời có những phương án đổi mới công tác khám chữa bệnh để thu hút bệnh nhân giảm tình trạng vượt tuyến để tăng thu cho Bệnh viện.
4. Chính sách của Bộ ban ngành liên quan
* Chính sách tài chính y tế
Cơ chế đảm bảo tài chính y tế cho y tế có liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau và có tác động quan trọng đến hoạt động của cả hệ hống y tế, trong đó có bệnh viện. Chính sách phục hồi chi phí khám chữa bệnh (thu viện phí và BHYT) ra đời một mặt có những tác động tích cực đến hoạt động của bệnh viện. Nguồn thu từ viện phí và BHYT đã và đang là nguồn kinh phí bổ sung quan trọng cho ngân sách hoạt động của bệnh viện. Mặt khác lại gây tác động tiêu cực như khó khăn trong việc xác định đối tượng thu - miễn; cơ chế miễn giảm phức tạp, tốn phí hành chính để thực hiện, mặc dù có nhiều biện pháp và hình thức đã được đưa ra để có thể thực hiện được sự miễn giảm cho đúng đối tượng. Khi thu phí, mối quan hệ thầy thuốc - người bệnh sẽ thay đổi vì người bệnh đòi hỏi sự phục vụ tốt hơn để nhìn thấy ngay lợi ích mà phải bỏ tiền chi trả. Mức viện phí qui định chưa tương xứng với dịch vụ y tế, do đó chưa tạo được sự song hành giữa thu phí và cải thiện chất lượng dịch vụ.
* Chính sách đa dạng hóa các loại hình dịch vụ
Đã cho phép thành lập nhiều hình thức phục vụ (bán công, dân lập, tư nhân). Tạo ra sức ép cạnh tranh của bệnh viện với các mô hình hoạt động y tế ngoài công lập.
* Một số chính sách khác
Nghị quyết về đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục – đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao giai đoạn 2006-2010 có ảnh hưởng tích cực tới việc đầu tư xin mua thêm trang thiết bị y tế cho bệnh viện.
Quyết định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế Nhà nước; Quyết định về việc ban hành Qui định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp có sử dụng kinh phí do ngân sách địa phương cấp. Những Quyết định này chi phối công tác quản lý tài chính do đó hạn chế khả năng điều phối tài chính bệnh viện.
Qua những nhận phân tích đánh giá trên tôi thấy nhiều chính sách của Bộ ban ngành tạo điều kiện cho bệnh viện trong công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho người dân, có điều kiện nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị cho bệnh viện thông qua chủ trương xã hội hóa y tế, tham gia đầy đủ các chủ trương của nhà nước. Bên cạnh đó một số quy định hạn chế hoạt động của bệnh viện như áp đặt định mức chi tiêu nội bộ làm giảm sự linh động, tính tự chủ của bệnh viện. Do tính chưa đồng bộ của các chính sách gây khó khăn cho bệnh viện trong công tác quản lý khi phải tuân thủ các chính sách có phần mâu thuẫn lẫn nhau như Nghị định 43 và cách thức thu viện phí phải tuân theo khung giá viện phí đã không còn phù hợp.
5. Đánh giá chung về năng lực quản lý của bệnh viện trong yêu cầu của cơ chế tự chủ
5.1 Ưu điểm
Bệnh viện có đội ngũ CBVC giầu kinh nghiệm chuyên môn già dặn về tuổi đời cũng như tuổi nghề không chỉ thế mà toàn thể CBVC bệnh viện rất tâm huyết với nghề. Khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu” là kim chỉ nam cho hoạt động của bệnh viện Đa khoa An Dương. Trong những năm gần đây để đảm bảo định mức biên chế tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên môn trong bệnh viện còn thiếu. Bệnh viện đã tổ chức thi tuyển chọn lọc thêm cán bộ đội ngũ CBVC đang dần được trẻ hóa. Song hành với kinh nghiệm quản lý cũng như chuyên môn của những CBVC lâu năm là khả năng tiếp nhận thông tin; tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh và nhạy của lớp trẻ mới vào.
5.2 Nhược điểm
Nhân lực lao động có lúc thiếu cục bộ; hoạt động của Hội đồng khoa học, Hội đồng thuốc và điều trị, Hội đồng người bệnh còn hạn chế và chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Tuy có kế hoạch tuyển dụng nhưng so với định mức biên chế tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên môn của Bộ y tế thì bệnh viện vẫn còn thiếu. Bên cạnh đó công tác tổ chức cán bộ chưa thực sự hiệu quả.
Hầu hết cán bộ quản lý đều do cán bộ chuyên môn kiêm nhiệm. Chưa có cán bộ được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý bệnh viện. Do vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót trong công tác quản lý bệnh viện.
5.3 Nguyên nhân
Công tác dự toán ngân sách chỉ mang tính hình thức, thiếu căn cứ khoa học ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực tài chính của bệnh viện.
Công tác lập kế hoạch giám sát chưa thực sự phát huy vai trò. Kế hoạch lập ra vẫn theo lối mòn của những năm trước mà chưa có công tác dự báo sáng tạo, sự vận dụng thực tế, lắng nghe ý kiến của các bộ phận chuyên môn.
Các chính sách của Bộ ban ngành liên quan còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chưa có tính đồng bộ các Văn bản quy phạm pháp luật đưa ra đôi khi còn gây mâu thuẫn, tính khả thi không cao, chưa phù hợp thực tế. Nhiều Văn bản đã lạc hậu nhưng vẫn chưa được chỉnh sửa.
Ban lãnh đạo của bệnh viện chưa thực sự mạnh dạn trong công tác tự chủ tài chính, chủ trương xã hội hóa y tế chưa được cụ thể hóa vào nội dung quản lý bệnh viện.
Là bệnh viện tuyến huyện lại có vị trí gần trung tâm thành phố, chính điều kiện địa lý này làm giảm sự cạnh tranh của bệnh viện Đa khoa An Dương với các bệnh viện trung tâm, gây khó khăn cho bệnh viện thực hiện tự chủ tài chính.
CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ
I - Định hướng phát triển ngành Y tế ở Thành phố Hải Phòng và mục tiêu phát triển của BV
1. Định hướng phát triển ngành Y tế ở Thành phố Hải Phòng
Con người là vốn quý nhất, vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển của KT-XH, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư cho phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ (Nghị quyết 46-NQ/TW). Vì vậy đầu tư cho sức khỏe con người chính là đầu tư cho phát triển KT – XH của thành phố Hải Phòng và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình và của mỗi người dân thành phố.
Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển KT – XH đất nước. Phát triển BHYT toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giầu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già; công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế.
Thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe để tạo nên cuộc sống lành mạnh ngày càng văn minh, bảo đảm môi trường lao động và học tập thuận lợi cho mọi đối tượng dân cư, chủ động tham gia chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cộng đồng của mọi người dân thành phố.
Phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc. Triển khai tích cực nghiên cứu ứng dụng và kế thừa, đồng thời hiện đại hóa các di sản y học cổ truyền dân tộc. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về y học cổ truyền, kể cả tiến hành hội nhập quốc tế trong khu vực và thế giới.
Thực hành đa dạng hóa các hình thức chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ y tế, trong đó y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và chỉ đạo, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, chống mọi biểu hiện thương mại hóa các dịch vụ y tế, làm thiệt hại đến sức khỏe người bệnh và tính chất nhân đạo của ngành y tế, định hướng xã hội chủ nghĩa của nhà nước trên con đường CNH – HĐH đất nước.
2. Mục tiêu phát triển của bệnh viện
* Định hướng đến năm 2020 nâng cấp bệnh viện là bệnh viện loại II nâng số giường bệnh lên 220 giường, phát triển hợp lý các khoa chuyên môn. Xây dựng thương hiệu cho bệnh viện thu hút những người có thu nhập cao. Thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế; phấn đấu bệnh viện có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (xử lý rác thải, nước thải và hệ thống nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường) và trang thiết bị hiện đại theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế. Phấn đấu đáp ứng ngày càng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, Nâng cao đời sống CBVC.
* Phương hướng nhiệm vụ năm 2009
Phát huy những kết quả đạt được năm 2008, Bệnh viện Đa khoa An Dương quyết tâm khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, ra sức thi đua lao động học tập, bám sát chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao (chỉ tiêu thu một phần viện phí); phấn đấu thực hiện có hiệu quả 100% các chỉ tiêu kế hoạch chuyên môn, viện phí góp phần làm tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện. Xây dựng Bệnh viện xuất sắc toàn diện, 100% các khoa, phòng đạt vững mạnh toàn diện. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho CBVC.
II - Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý Bệnh viện
1. Lập kế hoạch chiến lược
Lập kế hoạch chiến lược (KHCL) là một quá trình trong đó người lãnh đạo nhìn thấy được tương lai và triển khai những thủ tục và việc thực thi để cần thiết để đạt tới tương lai đó. Trong bản kế hoạch chiến lược người lập phải có cái nhìn bao quát không những chỉ là mục tiêu của bệnh viện mà phải có liên hệ môi trường bên ngoài để hiểu được lực lượng và xu hướng sẽ tác động đến việc hoàn thành kế hoạch đó. Công tác dự báo rất quan trọng khi lập kế hoạch chiến lược.
2. Lập và giám sát kế hoạch ngân sách
Đây là khâu yếu trong hoạt động quản lý của bệnh viện. Trong cơ chế tự chủ với những khó khăn của công tác quản lý tài chính bệnh viện cần phải lập và giám sát kế hoạch ngân sách, mục đích để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách một cách kiện toàn vì việc cân đối tài chính là khó khăn không những về chi phí đảm bảo đời sống CBVC mà ở cả việc đảm bảo cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.
Kế hoạch ngân sách (còn gọi là dự toán, bản dự trù ngân sách/ kinh phí) là bản kế hoạch về tài chính, là phác thảo những nguồn lực cần thiết phục vụ cho mọi hoạt động của bệnh viện.
Các cách lập kế hoạch ngân sách
* Lập kế hoạch ngân sách từ đầu
Lập kế hoạch ngân sách từ đầu là lập một bản ngân sách hoàn toàn mới, dựa trên bảng ngân sách bắt đầu “từ con số không”. Ngân sách mới được tính toán dựa trên các hoạt động và nguồn lực cần thiết cho hoạt động đó. Theo cách này, người ta dựa trên kế hoạch về các hoạt động trong năm và lập bản kế hoạch về nguồn lực cần thiết dựa trên ước tính mới về nguồn lực, không phụ thuộc vào ngân sách của năm trước. Cách lập ngân sách này có ưu điểm là phát huy được tính sáng tạo của người lập ngân sách và có khả năng phát huy được các ý tưởng mới trong lập và phân bổ ngân sách. Tuy nhiên, nếu người lập ngân sách không có kinh nghiệm, bản ngân sách lập từ đầu có thể sẽ không sát với thực tế hoặc kém hiệu quả.
* Lập kế hoạch ngân sách theo phương pháp gia tăng
Lập kế hoạch ngân sách gia tăng là cách lập ngân sách thuận tiện, được nhiều bệnh viện sử dụng. Khi lập kế hoạch ngân sách theo phương pháp gia tăng, người ta dựa vào bản ngân sách của những năm trước, ước tính những thay đổi trong kế hoạch năm tới và điều chỉnh dựa trên những thay đổi đó. Ví dụ, nếu kế hoạch dự kiến sẽ tăng 15% số bệnh nhân đến khám, người ta cũng sẽ điều chỉnh để tăng 15% chi mua thuốc. Ngoài ra, nếu số bệnh nhân dự kiến tăng đòi hỏi phải tăng thêm cán bộ, người ta sẽ dự kiến tăng cả chi lương và phụ cấp… Cách dự toán ngân sách gia tăng tốn ít thời gian và công sức hơn, dễ thực hiện hơn, nhưng lại dễ làm mất tính chủ động sáng tạo trong phân bổ nguồn lực của người lập ngân sách. Dự toán ngân sách gia tăng cũng dễ dẫn đến việc các năm sau theo con đường mòn về phân bổ nguồn lực do những năm trước tạo ra. Nếu ngân sách những năm trước được phân bổ không hiệu quả, dễ xảy ra tình trạng “Theo vết bánh xe lăn” kéo theo kém hiệu quả ở những năm tiếp theo.
* Lập dự toán ngân sách theo chi phí đầu tư
Theo cách này người ta lập ngân sách dựa theo chi phí đầu tư. Nếu chi phí đầu tư thay đổi đòi hỏi thay đổi ngân sách thường xuyên cho phù hợp. Ví dụ, nếu người ta dự tính sẽ xây dựng thêm lò đốt xử lý rác thải bệnh viện, cần có ngân sách chi cho thu gom rác và chi phí nhiên liệu kèm theo. Mặc dù lập ngân sách theo chi phí đầu tư có ưu điểm là có thể đảm bảo đủ chi tiêu thường xuyên cho các khoản đầu tư làm tăng hiệu quả sử dụng kinh phí đầu tư, cách làm này tiềm ẩn khả năng các nhà quản lý hướng tới các hoạt động gắn với đầu tư như xây dựng mới hoặc các hoạt động liên quan tới các dự án cụ thể. Thực tế lập ngân sách hiện nay ở Việt Nam cho thấy, quy mô giường bệnh được sử dụng như một chỉ số gián tiếp cho chi phí đầu tư khiến cách bệnh viện có xu hướng xin tăng số giường bệnh nhằm tăng kinh phí mặc dù điều đó không phải lúc nào cũng là giải pháp hiệu quả nhất.
Qua các phương pháp lập kế hoạch ngân sách trên tùy theo điều kiện các chi phí giá cả đầu vào tăng hay giảm, các chủ trương của chính quyền địa phương trong đầu tư cơ sở vật chất cho bệnh viện mà nhà quản lý áp dụng phương pháp lập kế hoạch ngân sách phù hợp, để mang lại hiệu quả cao nhất.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin
* Mục tiêu trước mắt:
Xây dựng phần mềm “Quản lý bệnh viện” đáp ứng được các yêu cầu quản lý nghiệp vụ của bệnh viện:
+ Quản lý bệnh nhân: Quản lý hồ sơ hành chính của bệnh nhân, quá trình điều trị và các xét nghiệm đối với bệnh nhân.
Yêu cầu:
- Chuẩn hoá thông tin về bệnh nhân.
- Hồ sơ bệnh nhân được lưu trữ một cách tập trung, nhưng cần được xử lý một cách phân tán.
- Phải lưu trữ được các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng.
- Lưu trữ lịch sử khám và chữa bệnh.
v.v...
+ Quản lý thuốc
- Quản lý danh mục các loại thuốc, tên thuốc.
- Quản lý giá thuốc, hạn sử dụng thuốc.
+ Quản lý tài chính
- Quản lý việc thanh toán viện phí của bệnh nhân.
- Quản lý thu, chi của bệnh viện.
+ Quản lý nhân sự của bệnh viện
- Quản lý hồ sơ nhân viên.
- Quản lý chuyên môn.
vv…
* Mục tiêu lâu dài:
Một là, tăng cường công tác quản lý hoạt động bệnh viện dựa trên cơ sở quản lý khoa học và hiệu quả của hệ thống quản lý áp dụng tin học (tin học hoá quản lý bệnh viện), tăng cường năng lực hoạt động của cán bộ dựa trên việc áp dụng kỹ thuật cao.
Hai là, giúp cho người quản lý nắm được các thông tin nhanh, chính xác, bất cứ lúc nào, tránh được quan liêu, hiệu chỉnh ngay được các sai sót và điều chỉnh hoạt động kịp thời. Thông qua các dữ liệu và thông tin, người quản lý có thể đưa ra được những kế hoạch phù hợp và giúp cho việc điều hành thực hiện kế hoạch một cách nhanh chóng.
Ba là, giúp đơn giản hoá các thủ tục hành chính, loại bỏ bớt các hoạt động trung gian, tạo điều kiện cho các dịch vụ khám chữa bệnh nhanh chóng, thuận tiện và kịp thời.
Bốn là, tăng cường chất lượng thông tin của bệnh viện và thống nhất dữ liệu cho hoạt động quản lý ngành thông qua Website riêng của bệnh viên.
* Các giai đoạn triển khai
Hiện nay bệnh viện đang đưa phần mềm quản lý bệnh viện vào ứng dụng theo chương trình của Sở Y tế thành phố Hải Phòng trong đó bệnh viện Đa khoa An Dương là bệnh viện Huyện đầu tiên được chọn thí điểm dự kiến sẽ áp dụng thực hiện năm 2010.
a. Đầu tư cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng CNTT đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống CNTT. Hạ tầng cơ sở CNTT không phải đơn thuần chỉ gồm các máy tính, thiết bị mạng... mà đó là hệ thống phức tạp, là tổ hợp của máy khách/máy chủ, môi trường truyền thông, thiết bị mạng, phần mềm điều khiển tạo thành cơ sở cho việc sử dụng, trao đổi thông tin trong toàn hệ thống.
Mạng máy tính bao gồm cả thiết bị phần cứng, các giải pháp công nghệ xây dựng mạng, nên việc xây dựng mạng đóng vai trò chủ đạo, quyết định của hạ tầng cơ sở CNTT.
Ngày nay, CNTT có nhiều bước tiến vượt lên cả về phần cứng cũng như phần mềm, cộng với yêu cầu đổi mới công tác quản lý hiện nay, việc nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện hệ thống thông tin của bệnh viện trong những năm sau này là hết sức cần thiết.
b.Xây dựng hệ thống mạng LAN của bệnh viện
Hệ thống mạng LAN trong bệnh viện chính là cơ sở hạ tầng của hệ thống thông tin và là một yếu tố quan trọng quyết định thành công việc ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ của các phần mềm quản lý bệnh viện đồng bộ. Vì vậy, cần được tư vấn và thiết kế mạng LAN trong bệnh viện thật tốt, sao cho đáp ứng được các yêu cầu hệ thống ứng dụng và dịch vụ trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Tùy theo địa hình phân tán của các điểm nút mạng cần phải lựa chọn công nghệ đường truyền sao cho đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật (vd: cáp quang; sợi trục hay công nghệ không dây ...)
Hệ thống mạng cần phải đáp ứng các yêu cầu về ứng dụng, đảm bảo cung cấp hạ tầng truyền thông cho việc truy cập cũng như cập nhật và tích hợp hệ thống dữ liệu trong bệnh viện và ra bên ngoài. Đây là tiền đề cho các bước phát triển hệ thống ứng dụng thống nhất trong một bệnh viện nói riêng và toàn ngành y tế nói chung trong các giai đoạn tiếp theo.
c. Đầu tư kết nối Internet, trao đổi thông tin.
Việc sử dụng dịch vụ Internet, dịch vụ kết nối và dịch vụ ứng dụng Internet trong hệ thống bệnh viện là rất cấp thiết, là một cửa ngõ lưu thông để cập nhật với khoa học công nghệ Y học thế giới, khuyến khích ưu tiên phát triển Internet bệnh viện là một chủ trương lớn của nghành Y tế.
4. Cải cách công tác quản lý bệnh viện
4.1 Công tác chuyên môn
Tiếp tục chỉ đạo Chi bộ, khoa, phòng tổ chức triển khai kế hoạch hàng năm. Tổ chức tốt công tác thường trực cấp cứu, tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị nội trú. Đồng thời cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực hiện các quy chế chuyên môn, y đức. Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử văn hóa nghề nghiệp cho CBVC; hoạt động của Hội đồng khoa học; Hội đồng thuốc và điều trị.
4.2 Công tác đào tạo – Nghiên cứu khoa học
Xây dựng kế hoạch hoạt động theo hướng sát thực; làm tốt công tác đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo theo các chuyên ngành, kết hợp mời tuyến trên về đào tạo chuyển giao công nghệ đối với một số chuyên khoa mũi nhọn Ngoại - Sản, chuyên khoa lẻ. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học.
4.3 Công tác hợp tác quốc tế
Tăng cường hợp tác Quốc tế với các tổ chức Phi Chính phủ, duy trì mối quan hệ hữu nghị hợp tác với Hội hô hấp Việt – Pháp. Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa y tế trên các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao kỹ thuật…
4.4 Công tác vật tư, thiết bị y tế
Lập kế hoạch chọn ưu tiên mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các trang thiết bị máy móc. Quan tâm thực hiện tốt công tác xã hội hóa y tế, liên doanh liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu công tác khám chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân kịp thời.
4.5 Công tác tổ chức hành chính quản trị
Triển khai làm tốt công tác đào tạo, quy hoạch, luân chuyển cán bộ, sắp xếp bố trí nhân lực lao động hợp lý phù hợp tình hình thực tế của bệnh viện. Bổ sung biên chế nhân lực lao động cho một số khoa, phòng đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, duy trì hiệu quả đường dây nóng; giải quyết kịp thời các đơn khiếu nại của nhân dân, gia đình người bệnh.
Quản lý hiệu quả nhân lực thời giờ làm việc, thực hiện tốt Quy chế dân chủ, Quy tắc ứng xử của CBVC trong bệnh viện. Giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động và thực hiện khoán quỹ lương.
Phát động phong trào thi đua lao động trong cán bộ viên chức phấn đấu hoàn thành kế hoạch Nhà nước. Quản lý tốt công văn đi, đến; thông tin liên lạc nội bộ, công tác trật tự trị an đảm bảo phục vụ tốt các hoạt động của đơn vị.
4.6 Công tác tài chính kế toán
Chỉ đạo xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch viện phí, chỉ tiêu thu các dịch vụ hàng năm. Tổ chức tốt công tác thu viện phí và dịch vụ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí các khoản chi tiêu ngân sách; rà soát cân đối xây dựng dự toán các nguồn thu, chi hàng năm. Duy trì bảo đảm đáp ứng nhu cầu chi các hoạt động thường xuyên của bệnh viện.
5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho CBVC nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi trong thực thi nhiệm vụ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh. Không ngừng rèn luyện trau dồi đạo đức nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp ứng xử đối với đồng nghiệp, người bệnh và gia đình người bệnh.
Quan tâm tạo điều kiện, động viên khích lệ cán bộ viên chức tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là các chuyên khoa sâu, ngoại ngữ, tin học, quản lý mang kiến thức về phục vụ hoạt động ở đơn vị.
Quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất; Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải thiện môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả trong đơn vị.
Muốn tăng chất lượng chăm sóc khám chữa bệnh, Giám đốc bệnh viện cần có kế hoạch đào tạo CBVC (ngắn hạn, dài hạn). Quan tâm đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ, cán bộ có kinh nghiệm nhiệt tình trong công tác mang lại hiệu quả cho đơn vị. Đồng thời cử cán bộ đi thăm quan học tập kỹ thuật mới và cao.
Cần tập trung xây dựng cơ chế trong công tác thi đua khen thưởng khích lệ động viên kịp thời những cán bộ có trình độ cao, tích cực làm việc với tinh thần trách nhiệm mang lại hiệu quả đích thực cho hoạt động của khoa phòng, bệnh viện.
Bệnh viện có biện pháp tích cực can thiệp vào các hiện tượng tiêu cực, biểu hiện lơ là, thất trách của nhân viên y tế; Động viên khen thưởng kịp thời những gương người tốt, việc tốt.
Đối với đội ngũ cán bộ viên chức, trước hết phải có lòng say mê nghề nghiệp, tinh thần tự giác, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác thể hiện thái độ quan tâm đến người bệnh, chủ động trong công việc được giao. Tích cực học tập, tự học nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên môn, quản lý bệnh viện.
Bênh cạnh đó bệnh viện cần có kế hoạch tuyển dụng thêm nguồn nhân lực cán bộ có trình độ chuyên sâu để đảm bảo định mức biên chế do Bộ y tế quy định.
III - Một số kiến nghị
Sở Y tế Hải Phòng và các sở ban ngành liên quan cần có kế hoạch quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn kỹ thuật, đào tạo chuyên ngành quản lý Nhà nước, hành chính văn phòng, tin học … cho CBVC bệnh viện; cử các cán bộ chuyên môn tham gia các khoá học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ. Thường xuyên mở các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm quản lý giữa các Bệnh viện trong thành phố và các vùng lân cận.
Đề nghị Thành phố quan tâm tạo điều kiện giành nguồn kinh phí đầu tư cho Quỹ phát triển của bệnh viện nâng cấp cơ sở vật chất cho cho bệnh viện, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày một tốt hơn.
Cần xây dựng định mức phân bổ NSNN hợp lý dựa trên các tiêu chí phản ánh nhu cầu của các bệnh viện, khả năng phục hồi chi phí, công suất sử dụng giường bệnh, tính đặc thù của bệnh viện.
Cần thay đổi chính sách viện phí theo hướng tính đúng, tính đủ trên cơ sở tính chi phí các loại dịch vụ bệnh viện. Cần thay đổi cơ chế và phương thức chi trả BHYT và tạo mối quan hệ minh bạch giữa cơ quan BHYT và đơn vị cung ứng dịch vụ y tế. Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý cung ứng và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả tại bệnh viện.
KẾT LUẬN
Hưởng ứng chủ trương xã hội hóa y tế, Nghị định 43/2006/ NĐ – CP ra đời quy định quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức, sắp xếp bộ máy hoạt động, sử dụng nguồn lao động và nguồn lực tài chính để phát huy mọi khả năng của đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trải qua 3 năm áp dụng cơ chế tự chủ tài chính, hoạt động của bệnh viện Đa khoa An Dương luôn không ngừng khắc phục những khó khăn ban đầu trong cơ chế tự chủ đã nỗ lực đáng kể công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn huyện và sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hoạt động ngành y tế Hải Phòng. Hiện nay bệnh viện đang hoạt động trong một môi trường KT – XH và môi trường chính sách, pháp lý đang thay đổi. Vì thế, còn nhiều vấn đề hệ thống trong bệnh viện cần cải cách, đổi mới cho phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của xã hội. Do vậy, nghiên cứu những chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành y tế nói chung và bệnh viện Đa khoa An Dương nói riêng là rất cần thiết. Tuy nhiên, hoạt động của khu vực bệnh viện rất nhạy cảm với những tác động của các chính sách về kinh tế. Mỗi chính sách ban hành sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khám chữa bệnh của nhân dân. Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng chính sách cần phải được cân nhắc để không làm ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của nhân dân.
Song song với việc xây dựng và bổ sung chính sách nhằm đổi mới có cấu quản lý bệnh viện, vấn đề đầu tư phát triển cho bệnh viện cần được xem xét và tăng cường nhằm đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng chuyên môn, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh theo yêu cầu ngày càng cao của nhân dân.
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
Qui hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp y tế Hải Phòng đến năm 2020.
Bộ Y tế, ngành Y tế Việt Nam vững bước vào thế kỉ XXI, NXB Y học, 2004.
GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng Quản lý Y tế - Tìm tòi học tập và trao đổi NXB HN, 2005.
Văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/N Đ-CP ngày 25/4/2006.
Báo cáo kết quả xây dựng chuẩn quốc gia về Y tế xã (2003 – 2005) Huyện An Dương - Thành phố Hải Phòng.
Quy chế chi tiêu nội bộ, Sở Y tế Hải Phòng, 2006.
Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa An Dương (2006 – 2008).
Website Cải cách hành chính nhà nước; Báo điện tử Vietnamnet.
Quản lý bệnh viện – chủ biên Lê Ngọc Trọng, Lê Hùng Lâm, Trần Thu Thủy
Khoa học tổ chức và quản lý một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB thống kê Hà Nội – 1999
Tổng quan về hệ thống bệnh viện Việt Nam, NXB y học – 2005
GĐ
Phạm Văn Minh
Phòng Kế hoạch tổng hợp
Phòng Điều dưỡng
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Tổ chức hành chính quản trị
Khoa Khám bệnh
Khoa Nội nhi
Khoa Truyền nhiễm
Khoa YHCT
Khoa
PT –
HSCC
Khoa Xét nghiệm
Khoa CĐ hình ảnh
Khoa Dược
Khoa CNK
PGĐ
Phan HồngQuảng
PGĐ
Nguyễn Quang Hợp
Sơ đồ bộ máy tổ chức
TYT KCN
Nomura
Khoa Phụ sản
Ngoại tổng hợp
Phụ lục 1
Phụ lục 2
DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ
PHỤC VỤ KHÁM CHỮA BỆNH
STT
Tên thiết bị - Ký hiệu
Số lượng
Nước sản xuất
Ngày sử dụng
Đơn vị sử dụng
1
Máy Theo dõi BN: Guardian
01
Hàn Quốc
01/12/01
K.PT-HSCC
2
Máy tạo oxy: Nidek
01
Mỹ
10/10/99
-
3
Máy thở: CROSSVENT 3
01
Mỹ
10/12/01
-
4
Đèn mổ treo trần: Martin ML 701
01
Đức
10/12/01
-
5
Dao mổ điện cao tần ERBI
01
Đức
09/12/01
-
6
Máy hút chạy điện: YB – DX 23
01
TQ
01/05/95
-
7
Máy hút: Gomco
01
Pháp
08/02/01
-
8
Đèn cực tím
03
Đức
-
9
Cân sơ sinh
01
VN
-
10
Đèn mổ 4 bóng
01
TQ
-
11
Máy gây mê bóp tay: Royal Medical HQ
01
Mỹ
-
12
No Nin
01
Mỹ
09/12/01
-
13
Bàn mổ vạn năng
01
TQ
10/02/99
-
14
Máy điện tim
01
Pháp
29/09/05
-
15
Máy sốc điện
01
Pháp
29/09/05
-
16
Máy hút ẩm
01
Pháp
29/09/05
-
17
Monitor điện tim theo dõi bệnh nhân
01
Pháp
29/09/05
-
18
Đèn gù tiểu phẫu
01
TQ
-
19
Máy điều hòa
01
Nhật
-
20
Máy chụp XQ: Shimezdu
01
Nhật
21/01/02
K.CĐHA
21
Máy siêu âm Scanner 250 – Plus
01
Nhật
18/08/2000
-
22
Máy điện tim : CARDISUNY δ 1000
01
Nhật
18/08/2000
-
23
Máy siêu âm xách tay
01
Nhật
23/04/02
-
24
Máy phân tích nước tiểu 10 TS: CLINTEK – 50
01
Mỹ
01/02/97
K. Xét nghiệm
25
Máy li tâm: MSE MISTRAL 1000
Ba Lan
20/04/02
-
26
Máy đếm TB máu 18 TS : ABX Micros
01
Pháp
12/10/01
-
27
Tủ sấy Memmet
02
Đức, TQ
28/12/05
-
28
Máy sinh hoá máu
01
12/10/01
-
29
Máy xét nghiệm sinh hóa bán tự động TK – 06
01
Mỹ
12/04/06
-
30
Máy li tâm điện tử nhỏ : Hettich EBALL
01
Đức
20/11/02
-
31
Máy in kết quả 18 thông số
01
Pháp
12/10/01
-
32
Máy soi CTC: Colposcope Tristar Wallash
01
Mỹ
08/2002
K. Phụ sản
33
Máy đốt CTC : Cogulardor Mod 70
01
Đức
24/10/01
-
34
Máy Monitor ring
01
Huntleigh
02/06/05
-
35
Máy hút chạy điện Vacumsol
01
TQ
15/10/01
-
36
Máy hút đạp chân
01
TQ
15/10/01
-
37
Đèn cực tím
01
-
38
lồng ấp
01
-
39
Máy xông họng : Medic – AID
01
Đức
13/11/01
K. Khám bệnh
40
Máy hút xoang : Vorteco AS – 100
01
21/02/03
-
41
Máy soi đáy mắt
01
-
42
Máy khí dụng : OMRONCX
01
Nhật
04/05/04
K. Nội nhi
43
Nồi luộc điện
01
-
44
Máy sấy Memmert
01
Đức
10/11/04
K. Ngoại
45
Máy hút chạy điện
01
TQ
26/03/02
-
46
Lò sưởi
01
TQ
-
47
Tủ sấy HERACUS
01
Đức
K. CNK
48
Nồi hấp quả bom
01
-
49
Nồi hấp BK 75
02
Liên Xô
-
50
Máy giặt to công nghiệp
01
-
51
Đèn hồng ngoại
03
K. YHCT
52
Máy điện châm
09
-
53
Máy phun hóa chất
02
Đội YTDP
54
Máy động cơ STIHL
02
-
55
Tủ bảo quản Vaxin
01
-
Phụ lục 3
SỞ Y TẾ HẢI PHÒNG
*****
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 43/NĐ – CP
NĂM 2008
STT
Tên đơn vị
Biên chế/ Lao động
Kinh phí NS giao tự chủ
Thu sự nghiệp
Kinh phí tiết kiệm
Số giao
Thực hiện
1
Bệnh viện Việt Tiệp
825
940
24.556
140.800
23.800
2
Bệnh viện phụ sản
481
553
10.433
53.810
4.882
3
Bệnh viện Kiến An
320
345
10.667
21.159
219
4
Bệnh viện trẻ em
368
368
15.652
8.275
222
5
Bệnh viện Lao và Phổi
232
227
14.026
7.070
550
6
Bệnh viện tâm thần
174
170
7.255
1.200
123
7
Bệnh viện YHCT
145
145
5.194
5.224
546
8
Bệnh viện Điều Dưỡng
45
45
1.822
250
41
9
Bệnh viện Mắt
36
36
1.316
3.580
67
10
Trung tâm YTDP
80
80
2.900
2.700
324
11
TT PC HIV/AIDS
30
30
942
247
38
12
Trung tâm cấp cứu 05
79
79
3.396
197
53
13
Trung tâm CSSKSS
45
44
1.516
322
20
14
TT kiểm nghiệm DP
17
17
718
90
13
15
Trung tâm Da Liễu
26
26
1.598
1.061
539
16
Hội đồng GĐYK
9
7
420
221
6
17
Ban bảo vệ SK
37
37
1.436
687
64
18
Trường CĐ Y tế
52
52
2.575
5.188
148
19
TTYT Kiến An
65
65
2.270
5.549
20
20
BV Cát Bà
49
51
2.350
993
89
21
BV Cát Hải
50
44
2.099
750
10
22
BV Đồ Sơn
51
51
1.955
1.750
17
23
BV Hồng Bàng
96
106
3.804
4.941
64
24
BV Lê Chân
127
108
3.508
7.697
199
25
BV Ngô Quyền
160
160
4.444
8.400
45
26
BV An Lão
129
129
3.616
10.159
33
27
BV Kiến Thụy
129
129
4.446
5.594
49
28
BV Tiên Lãng
162
162
5.219
9.065
49
29
BV Vĩnh Bảo
190
190
5.559
11.873
52
30
BV An Dương
177
177
6.201
5.020
80
31
BV Thủy Nguyên
241
234
6.069
10.489
243
32
BV Hải An
52
52
2.357
1.458
20
33
TTYT Dương Kinh
45
45
1.109
244
-
Tổng
4.724
4.904
161.465
336.063
32.625
Phụ lục 4
PHÂN LOẠI BỆNH VIỆN
(Theo quy định của Bộ y tế)
Chỉ số
BV Hạng I
(91 – 100) điểm
BV Hạng II
(75 – 90) điểm
BV Hạng III
(55 – 74) điểm
BV Hạng IV
(30 – 54) điểm
1. Vị trí chức năng nhiệm vụ (28 điểm)
- Chỉ đạo kỹ thuật và CSSKBĐ
Toàn quốc khu vực
Tỉnh
Vùng trong tỉnh
Huyện
Đào tạo cán bộ
Sau đại học
Trên đại học
Đào tạo Trung học
Đào tạo sơ học
Tham gia đào tạo
NCKH
Đề thi cấp Nhà nước, cấp Bộ, (cấp Viện)
Đề tài cấp tỉnh (cơ sở)
Đề tài cấp cơ sở
Đề tài cấp cơ sở
2. Chất lượng chuẩn đoán và chăm sóc (30 điểm)
- Phương pháp chuẩn đoán
Có trang thiết bị cao
Có trang thiết bị phù hợp
Cận lâm sàng chưa đầy đủ
Cận lâm sàng chưa đầy đủ
Thanh tiệt khuẩn tập trung
Có TTK toàn viện
Mới có TTK ở một số khoa có phương tiện hấp sấy
Mới có TTK ở một số khoa có phương tiện hấp sấy
Mới có TTK ở một số khoa có phương tiện hấp sấy
Chăm sóc toàn diện
Ở tất cả các khoa
Ở tất cả các khoa
CSTD ở một số khoa
CSTD ở một số khoa
3. Quy mô và công suất (25 điểm) Sử dụng giường bệnh
- Đối với bệnh viện
Trên 400 giường bệnh
300 đến 400 giường
100 đến 200 giường
Dưới100giường
- Đối với viện nghiên cứu
Từ 150 giường bệnh trở lên
100 đến 150 giường
Dưới 100 giường
Dưới 100 giường
- Công suất giường bệnh
≥ 80%
≥ 70%
60%
56%
4. Trình độ CBVC (17 điểm)
Các trưởng phó khoa phòng
30 – 50% trên Đại học
50 – 70% Đại học
10 – 30% trên Đại học
70 – 90% Đại học
80% Đại học
Dưới 80% là Đại học
Y tá trưởng Bệnh viện, Y tá trưởng khoa có trình độ trung học trở lên
85 – 100%
70 – 84%
50 – 59%
50 – 59%
Phụ lục 5: KHUNG GIÁ MỘT PHẦN VIỆN PHÍ
Ban hành tạm thời theo Thông tư Liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Vật giá Chính phủ số: 20/TTLB ngày 23 tháng 11 năm 1994.
PHẦN A: KHÁM BỆNH VÀ KIỂM TRA SỨC KHOẺ
Đơn vị: (đồng)
TT
Nội dung
Bệnh viện hạng 1
Bệnh viện hạng 2
Bệnh viện hạng 3
Bệnh viện hạng 4 và PKĐK khu vực
1
Khám lâm sàng chung/khám chuyên khoa
2.000-3000
1.500-3.000
1.000-2.000
500-1.000
2
Khám bệnh theo yêu cầu riêng (chọn thầy thuốc)
10.000-30.000
10.000-20.000
10.000-20.000
3
Khám, cấp giấy chứng thương, giám định Y khoa (không kể xét nghiệm, X quang)
15.000-35.000
15.000-30.000
10.000-20.000
4
Khám sức khoẻ toàn diện tuyển lao động, lái xe (không kể xét nghiệm X quang)
25.000-50.000
25.000-40.000
18.000-35.000
PHẦN B: KHUNG GIÁ THEO NGÀY ĐIỀU TRỊ ÁP DỤNGCHO NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ
Đơn vị: (đồng)
TT
Ngày điều trị
Khung giá một ngày điều trị
BV hạng 1
BV hạng 2
BV hạng 3
BV hạng 4
1
Một ngày điều trị hồi sức cấp cứu
50.000-120.000
30.000-86.000
15.000-30.000
10.000-20.000
2
Một ngày điều trị nội khoa
25.000-50.000
20.000-50.000
2.1
Loại 1 gồm: Các bệnh về máu, ung thư
2.2
Loại 2 gồm:
Nhi truyền nhiễm, hô hấp, lão khoa, tim mạch, tiêu hoá, tiết niệu, dị ứng, xương khớp, tâm thần, thần kinh, da liễu và những bệnh không mổ về ngoại, phụ sản, mắt, răng-hàm-mặt, tai-mũi-họng
15.000-40.000
15.000-40.000
10.000-20.000
2.000-10.000
2.3
Loại 3: Ngày điều trị Đông y
15.000-30.000
10.000-20.000
8.000-15.000
5.000-10.000
3
Một ngày điều trị ngoại khoa bỏng
3.1
Sau phẫu thuật loại 2 (*) đẻ thường - bỏng độ I, bỏng độ II dưới 30%, bỏng độ III, IV dưới 25%
25.000-60.000
20.000-50.000
15.000-30.000
10.000-20.000
3.2
Sau phẫu thuật loại II - bỏng độ II, trên 30%
30.000-70.000
20.000-60.000
15.000-40.000
10.000-25.000
3.3
Sau phẫu thuật loại I, bỏng độ III, IV trên 25%
30.000-80.000
80.000-40.000
20.000-60.000
3.4
Sau phẫu thuật đặc biệt
50.000-120.000
40.000-100.000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 67706 .doc