Chuyên đề Ngân hàng Thương mại và mối liên hệ giữa Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng TW

Nói tóm lại, muốn cho đất nước ngày càng phát triển và những chính sách của Đảng và Nhà nước đạt được hiệu quả mạnh mẽ, chúng ta phải chú trọng nâng cao hoạt động và hiệu quả của tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trong đời sống xã hội, kinh tế, chú trọng nâng cao hoạt động của ngành ngân hàng nói chung, NHTM và NHTW nói riêng không nằm ngoài mục đích phát triển nền kinh tế đất nước. Mặc dù trong những năm gần đây, vai trò to lớn của ngành ngân hàng cũng như những hiệu quả mà chúng mang lại cho nền kinh tế là không nhỏ, vẫn còn có một số những bất cập cần phải giải quyết. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu đề này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn ưu - nhược điểm của hai ngành ngân hàng cũng như mối liên hệ qua lại giữa chúng trong hệ thống chung của ngành ngân hàng. Từ đó rút ra được những kết luận, cũng như đưa ra được những sáng kiến mới hữu ích để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam, tạo bước đột phá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Ngân hàng Thương mại và mối liên hệ giữa Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng TW, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Mở đầu Sau 30 năm xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung, hơn 10 năm xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Đồng thời chúng ta cũng phải đối mặt với những vấn đề do nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng gây ra. Những thành tựu to lớn mà Đảng- Nhà nước- Nhân dân ta đã đạt được đều có sự đóng góp của nhiều nhân tố, trong đó ngành Ngân hàng có những đóng góp đáng kể. Chính vì vậy, nghiên cứu nắm bắt về vai trò chức năng của ngành Ngân hàng nói chung, Ngân hàng thương mại nói riêng cũng như đặt vai trò, chức năng của Ngân hàng Thương mại trong mối tương quan với Ngân hàng TW là sự cần thiết để có thể hiểu rõ thực trạng và đặt ra những giải pháp cụ thể cho quá trình phát triển của ngành Ngân hàng và quá trình đổi mới của đất nước. Em chọn đề tài: “Ngân hàng Thương mại và mối liên hệ giữa Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng TW” bởi lẽ đây là đề tài mang tính thực tiễn cao. Tuy vậy do thời gian có hạn và nhận thức con chưa thật thấu đáo nên bài làm không tránh khỏi những sai sót, nhược điểm. Em mong thầy cô thông cảm và góp ý cho em. Em xin chân thành cảm ơn ! B - Nội dung Để hiểu rõ hơn ngân hàng thương mại (NHTM) và mối liên hệ giữa ngân hàng thương mại(NHTM) với ngân hàng Trung ương(NHTW). Trước hết người ta phải hiểu rõ được chức năng của NHTM và sau đó ta mới tìm hiểu xem NHTM và NHTW liên hệ với nhau như thế nào ? I.Chức năng của NHTM. 1.Chức năng trung gian tín dụng: Hoạt động chính của NHTM là đi vay để cho vay, điều đó thể hiện rõ NHTM thực hiện chức năng trung gian tín dụng. Một mặt, NHTM huy động các khoản tiền nhàn rỗi ở mọi chủ thể trong xã hội từ các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân cơ quan nhà nước... Mặt khác, các NHTM dùng nguồn vốn đã huy động được để cho vay lại đối với những chủ thể có nhu cầu bổ sung vốn. Theo những cách thức đó NHTM là một trung gian về tín dụng gĩư những chủ thể dư thừa về vốn và những chủ thể có nhu cầu về sử dụng vốn. Những hoạt động trên của NHTM mang tính chất kinh doanh, bởi vì khi cho vay, NHTM đặt ra một mức lãi xuất cao hơn so với khi huy động vốn. Những hoạt động đó ngày càng được mở rộng nhiều, nó tiết kiệm được những chi phí về thông tin và giao dịch cho nền kinh tế. Như vậy, với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã hỗ trợ, khắc phục những hạn chế của cơ chế phân phối vốn trực tiếp, tạo ra một kênh điều chuyển vốn quan trọng. Kết quả của những hoạt động đó góp phần nâng cao hiệu quả trong việc điều chuyển vốn của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm cho người lao động. 2. Chức năng trung gian thanh toán: Trên cơ sở những hoạt động đi vay để cho vay, NHTM đã cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các khách hàng. Thay cho việc thanh toán trực tiếp, các doanh nghiệp, cá nhân ... có thể nhờ NHTM thực hiện những công việc này dựa trên những khoản tiền họ đã gửi ở ngân hàng, thông qua việc mang tiền của người phải trả chuyển cho người được hưởng bằng nhiều hình thức khác nhau với kỹ thuật ngày càng tiên tiến và thủ tục ngày một đơn giản. Những dịch vụ thanh toán của NHTM ngày được ưa chuộng vì nó đem lại sự thuận tiện, an toàn và tiết kiệm chi phí hơn cho những chủ thể trong nền kinh tế. Đối với NHTM, khi thực hiện chức năng thanh toán sẽ tạo điều kiện để mở rộng quan hệ khách hàng, không chỉ hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động huy động tiền gửi mà còn đối với cả hoạt động cho vay. Qua chức năng này, NHTM cũng đã góp phần giám sát kỷ luật tài chính, giữ gìn kỷ cương phép nước trong toàn xã hội. 3. Chức năng tạo tiền: Những hoạt động mà NHTM thực hiện làm hình thành nên một cơ chế tạo tiền trong toàn hệ thống ngân hàng. Ban đầu, với những khoản tiền dự trữ nhận được từ NHTW, NHTM sử dụng để cho vay, sau đó những khoản tiền này sẽ được quay lại NHTM một phần khi người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn. Quá trình huy động tiền gửi và cho vay của NHTM trên cơ sở lượng tiền do NHTW cung ứng sẽ được kéo dài và chỉ dừng lại khi nào toàn bộ lượng tiền do NHTW cung ứng ban đầu đã quay trở về hết NHTW dưới dạng tiền gửi dự trữ bắt buộc. Khi đó, các NHTM đã có một số dư rất lớn trên các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Đây chính là số tiền do các NHTM tạo ra, bởi vì những khách hàng gửi tiền có thể sử dụng nó để thanh toán, chi trả dưới hình thức thanh toán qua ngân hàng, mà không cần sử dụng tới tiền mặt do NHTW phát hành. Khối lượng tiền do các NHTM tạo ra có ý nghĩa kinh tế to lớn, nó mở ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quá trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền của xã hội bên cạnh lượng tiền do NHTW phát hành. Mặc dù khả năng tạo tiền của các NHTM phụ thuộc nhiều vào quyết định của các NHTM trong việc duy trì dự trữ dư thừa, quyết định sử dụng tiền dưới hình thức nào của các chủ thể sử dụng tiền, nhưng NHTM có thể kiểm soát và điều tiết nó khi quy định dự trữ bằt buộc. II.Mối liên hệ giữa NHTM và NHTW. Quyền lực và sự giúp đỡ của NHTW đối với NHTM. a) Quyền lực. NHTW là ngân hàng của các ngân hàng. Nó không có mục đích muốn tìm danh lợi. Chức năng, nhiệm vụ của nó là cung ứng và điều hoà khối lượng tiền tệ, điều khiển hệ thống tiền tệ và tín dụng, kiểm soát hệ thống ngân hàng, bảo vệ giá trị của đồng tiền trong nước. Nó là trung tâm tác động toàn bộ hoạt động tín dụng ký thác, tiết kiệm của các ngân hàng trung gian và các định chế tài chính. Vai trò tác động này vừa do uy quyền tự nhiên được đặt định cho nó, vừa do khả năng của nó sử dụng một cách linh hoạt những biện pháp có tính cách đòn bẩy kinh tế trong việc kiểm soát và điều hoà khối lượng tiền tệ và tín dụng. NHTM là ngân hàng thực hiện nhiều loại nghiệp vụ ngân hàng hơn hết trong số ngân hàng trung gian. Ngày nay, người ta không thể hình dung nổi một nền kinh tế thị trường mà vắng bóng các tổ chức tài chính trung gian tức là các tổ chức làm chức năng như chiếc “cầu nối” giữa người có vốn và người cần vốn. Công nghệ tài chính đã được sử dụng triệt để nhằm thu hút toàn bộ các nguồn vốn dự trữ với thời hạn và quy mô rất khác nhau phục vụ cho đời sống và sản xuất và đời sống. Các tổ chức tài chính trung gian hoạt động theo nguyên tắc phát hành các phiếu ghi nợ (sổ tiết kiệm, tín phiếu mở tài khoản ...) mua các chứng khoán khởi thuỷ (cổ phiếu, trái phiếu, vật cầm cố). Nhờ có quy mô hoạt động lớn, nên các tổ chức tài chính có thể phân tán được rủi ro, giảm chúng tới mức tối thiểu để thu được lợi nhuận cho mình và đảm bảo các thuân lợi đối với khách hàng. Như vậy, có thể vì hoạt động của các tổ chức tài chính giống như hoạt động của các tổ chức thương nghiệp trong chu trình sản xuất và tiêu dùng hàng hoá. Sự khác nhau là ở chỗ, hàng hoá mà các tổ chức tài chính kinh doanh là tiền và các giấy tờ có giá trị. Hoạt động này càng thể hiện rõ khi ta xem xét tới vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của các tổ chức tài chính. Vai trò này thể hiện ở hai mặt : Một mặt, do khả năng đa dạng hoá và quy mô lớn, do sự thành thạo trong nghề nghiệp, các trung gian tài chính lựa chọn lĩnh vực bỏ vốn chính xác hơn nhiều so với từng cá thể trong xã hội. Nghĩa là, nó chuyển một cách có hiệu quả nhất các nguồn vốn tích luỹ trong xã hội từ người cần cho vay tới người cần vay. Thứ hai là : sự cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính đã ép mức lãi suất xuống mức thấp nhất làm cho nguồn vốn thực tế bỏ vào đầu tư được tăng lên tới mức cao nhất. Trong thực tế, các tổ chức tài chính trung gian được hình thành ở rất nhiều dạng, những nội dung và hoạt động của chúng lại đan xen lẫn nhau rất khó phân biệt rõ ràng. Trong số các tổ chức tài chính trung gian, hệ thống các NHTM chiếm vị trí quan trọng nhất cả về quy mô tài sản và về thành phần các nghiệp vụ. Hoạt động của NHTM bao gồm 3 lĩnh vực nghiệp vụ: nghiệp vụ nợ (huy động vốn); nghiệp vụ có(cho vay) và nghiệp vụ môi giới trung gian (dịch vụ thanh toán, đại lý, tư vấn, thông tin, giữ hộ chứng từ và vật quý giá...) Theo các pháp lệnh về ngân hàng Việt Nam NHTM làm đủ các nghiệp vụ theo một nguyên tắc gọi là “ ngân hàng tổng hợp ”. Chính vì những vai trò quan trọng của NHTM nên NHTW của các nước đều được pháp luật cho phép có nhiều thẩm quyền đối với NHTM, điều đó nhằm mục đích thực thi chính sách tiền tệ, giữ vững hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của các thành phần kinh tế, đồng thời tạo thuận lợi cho NHTM hoạt động hữu hiệu, góp phần phát triển kinh tế đất nước. * NHTW có những quyền hạn sau đây đối với NHTM: 1 - Quyền bắt các ngân hàng này phải ký gửi tại NHTW một phần của tổng số tiền gửi mà họ nhận được từ mọi giới theo một tỷ lệ nhất định. Phần bắt buộc ký gửi đó là dự trữ bắt buộc. NHTW ấn định tỷ lệ đó khi tăng khi giảm tuỳ theo tình hình. 2 – Những quyền lực khác của NHTW đối với NHTM: + NHTW được giao quyền xét đơn xin thành lập các ngân hàng, chế tài các vụ vi phạm luật lệ ngân hàng. + NHTW có nhiệm vụ kiểm soát, thanh tra các ngân hàng trung gian, nhằm giúp cho hệ thống ngân hàng hoạt động trên căn bản thanh khiết, từ đó bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và quyền lợi chung của xã hội và nền kinh tế. + NHTW ấn định các lãi xuất, lệ phí hoa hồng áp dụng cho các ngân hàng trung gian, quy định các thể lệ điều hàng các nghiêp vụ,... b) Sự giúp đỡ của NHTW. NHTW cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian dưói nhiều hình thức như cho vay, mua bán, triết khấu, tái chiết khấu đối với giấy tờ có giá trị của NHTM... Cung cấp những tiện nghi ngân hàng cho các ngân hàng trung gian. Giúp các ngân hàng trung gian trong việc thanh toán những món nợ với nhau mà không phải di chuyển tiền bạc bằng cách thiết lập phòng giao hoán tại trụ sở của mình. Cũng tại đây, NHTW còn thành lập trung tâm rủi ro ngân hàng, trong đó có trung tâm séc không tiền bảo chứng. Trong quan hệ với NHTW, ngoài những thủ tục mang tính chất pháp lý, NHTM phải mở tài khoản taị NHTW và phải có một khoản tiền gửi taị NHTW để đảm bảo an toàn và thuận lợi cho hoạt động của mình. Tất cả các quyền hạn và sự giúp đỡ của NHTW đối với NHTM nêu trên đều có quy định tại pháp lệnh ngân hàng nhà nước. 2. NHTW và việc giúp đỡ mở rộng quy mô thực tế của hệ thống NHTM. Hệ thống NHTM quốc doanh nước ta tuy có mở những chi nhánh tới quận huyện, nhưng quy mô thực tế còn hạn hẹp vì những tiện nghi ngân hàng còn nghèo nàn về công cụ cũng như về hình thức; vì vậy dân cư và doanh nghiệp chưa tiếp cận và hướng dụng những tiện nghi đó một cách rộng rãi. Để thu hút và tập hợp được nguồn vốn từ dân cư, từ doanh nghiệp và chuyển các nguồn vốn đó cho các nhà đầu tư, NHTW cần giúp đỡ các ngân hàng trung gian mở rộng quy mô thực tế của hệ thống ngân hàng bằng cách cung ứng những tiện nghi ngân hàng cho mọi người có thể tiếp cận và sử dụng tiện nghi đó của ngân hàng. Với tư cách một trung gian tài chính, NHTM là một doanh nghiệp và chủ của nó đều nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Ngân hàng kiếm lợi nhuận bằng cách cho vay và đi vay. Để nhận tiền vào, ngân hàng đưa ra các điều kiện thuận lợi cho nhười gửi tiền. Tiếp đó, ngân hàng phải tìm ra những cách có lợi để đem cho vay những gì đã vay được. Ngân hàng dùng tài chuyên mon nghiệp vụ của mình để thu hút một danh sách vốn đầu tư đa dạng, mặc dù những người gửi tiền chỉ để ý là họ thu được một lãi xuất với các khoản gửi có kỳ hạn của mình hoặc gửi các thuận lợi về dùng séc.Kĩ năng điều hành một ngân hàng bao gồm khả năng phán đoán được bao nhiêu trong tổng tài sản cần phải giữ duới dạng các tài sản có khả năng hoán chuyển thành thanh toán , kể cả tiền mặt và có thể đem cho vay bao nhiêu dưới dạng ít khả năng thanh toán hơn, mà từ đó thu đựơc các lãi suất cao hơn. Nếu không có khâu trung gian này, thì những người gửi tiền sẽ không có cả thời gian lẫn trình độ chuyên môn để quyết địng cần phải cho vay hoặc đầu tư như thế nào. Đó chính là dịch vụ kinh tế mà ngân hàng cung ứng với tư cách là người trung gian. Ngoài việc cung ứng tiện nghi ngân hàng cho mọi người cần có thêm những phương tiện chuyển dịch và phân phối rủi ro cho hệ thống NHTM. Một hệ thống ngân hàng hoạt động hoàn hảo còn cung cấp một dịch vụ quan trọng khác: Đó là việc chuyển dịch và phân phối rủi ro. Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tế nhiều rủi ro hơn hết. Một hệ thống ngân hàng hoạt động tốt có thể làm giảm đến mức tối tiểu tất cả các khả năng rủi ro, ngoại trừ những “rủi ro vì tai hoạ”, như rủi ro vì “động đất”, những đợt suy thoái lớn về kinh tế trên thế giới,..... Thêm vào đó, NHTW có thể góp phần giảm thiểu rủi ro cho các NHTM bằng cách cung ứng những thông tin, cải thiện chất lượng thông tin, tính khả dụng của nó về những người đi vay. Một trong phương cách hành động là thiết lập trung tâm rủi ro, là nơi tập trung tất cả thông tin về người đi vay, về ngạch số đi vay , vật đảm bảo, tính sòng phẳng của những người ấy,...và cung cấp những thông tin đó cho cơ quan tín dụng. III.Thực trạng và nhận xét cá nhân. 1.Thực trạng về hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Long An đã từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động; mở rộng mạng lưới , nâng cao trình độ nghiệp vụ, đổi mới tác phong giao dịch của cán bộ; áp dụng lãi suất huy động linh hoạt, đưa ra các dịch vụ ngân hàng mơí. Nhằm thu hút tối đa mọi nguồn vốn trong xã hội vào ngân hàng để đầu tư cho các dự án phát triển sản xuất - kinh doanh. Trên địa bàn tỉnh Long An hiện có 5 chi nhánh NHTM quốc doanh, 1 chi nhánh NHTM cổ phần nông thôn và 20 QTĐND. Mạng lưới của mỗi ngân hàng đã rộng khắp ở những vị trí thuận lợi, thị phần của các Ngân hàng cũng dựa theo từng thế mạnh của mình, tạo nên môi trường cạnh tranh khá sôi nổi, đặc biệt là về mặt lãi xuất và các chính sách thu hút khách hàng. Thành tựu từ năm 1998 trở lại đây, đặc biệt là trong kế hoạch phát triển 4 năm 2000-2003 hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An, có thể nói nổi bật nhất là đã tạo lập được nguồn vốn ổn định và ngày càng tăng trưởng vững chắc, phục vụ kịp thời và hiệu quả cho các mặt hoạt động và kinh doanh. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng trong những năm gần đây luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn: tình hình kinh tế trong và ngoài nước trì trệ, ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế khu vực, mở rộng đầu tư tín dụng của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh của nhiều ngân hàng giảm sút, hoạt động của các ngân hàng thành viên trong hệ thống ngân hàng chưa được chặt chẽ. Tuy vậy với những cố gắng, nỗ lực trong những năm qua, hoạt động của ngân hàng nói chung, NHTW và NHTM nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 2.Nhận xét cá nhân. Xuất phát từ thực trạng hoạt động của NHTW – NHTM trong thời gian gần đây, em xin đưa ra một số giải pháp cụ thể: Sử dụng tích cực hơn nữa công cụ lãi xuất làm góp phần ổn định lạm phat, kích thích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua việc từng bước giảm lãi suất cho vay qua các thời kỳ. Hiệp hội ngân hàng phải thể hiện tích cực vai trò liên kết các ngân hàng nhằm tạo một mặt hàng lãi suất huy động, lãi suất cho vay tương đối phù hợp cho mỗi NHTM. Tăng cường quan hệ hợp tác ngân hàng với các nước trên thế giới. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra trên cơ sở hoàn thiện cơ chế an toàn hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực nghệp vụ thanh tra ngân hàng. C- Kết luận Nói tóm lại, muốn cho đất nước ngày càng phát triển và những chính sách của Đảng và Nhà nước đạt được hiệu quả mạnh mẽ, chúng ta phải chú trọng nâng cao hoạt động và hiệu quả của tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trong đời sống xã hội, kinh tế, chú trọng nâng cao hoạt động của ngành ngân hàng nói chung, NHTM và NHTW nói riêng không nằm ngoài mục đích phát triển nền kinh tế đất nước. Mặc dù trong những năm gần đây, vai trò to lớn của ngành ngân hàng cũng như những hiệu quả mà chúng mang lại cho nền kinh tế là không nhỏ, vẫn còn có một số những bất cập cần phải giải quyết. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu đề này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn ưu - nhược điểm của hai ngành ngân hàng cũng như mối liên hệ qua lại giữa chúng trong hệ thống chung của ngành ngân hàng. Từ đó rút ra được những kết luận, cũng như đưa ra được những sáng kiến mới hữu ích để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam, tạo bước đột phá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. tài liệu tham khảo Giáo trình Tài Chính – Trường ĐH Quản Lý và Kinh Doanh_Hà Nội. Thị trường tài chính tiền tệ 15/6/2004. Fredric S.Mishkin – tiền tệ ngân hàng – thị trường tài chính NXB Khoa học kỹ thuật – Hà Nội – 2003. Lê Văn Danh – Tiền và hoạt động ngân hàng – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội – 2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0838.doc
Tài liệu liên quan