Chuyên đề Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại Xí nghiệp cơ điện vật tư

Có thể nói trong nền kinh tế thị trường việc trả lương và thu nhập cho người lao động là một vấn đề lớn, nó giữ một vai trò rất quan trọng trong mỗi người lao động. Giải quyết tốt vấn đề trả lương và thu nhập sẽ có tác dụng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn cả nền kinh tế quốc dân. Hiện nay chính phủ ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp vận dụng các hình thức trả lương khác nhau cho người lao động nhằm mục đích phát huy tốt nhất tiềm năng của nguồn lực lao động để làm giàu cho đất nước. Tuy nhiên việc trả lương cho người lao động như thế nào cho đúng, phù hợp với sức lao động mà họ bỏ ra là một vấn đề hết sức phức tạp và hết sức cần thiết. Một chính sách tiền lương đúng đắn sẽ là động lực rất lớn trong việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội của doanh nghiệp. Do vậy chế độ tiền lương doanh nghiệp nghiên cứu và lựa chọn để áp dụng phải thực sự thúc đẩy khuyến khích người lao động gắn bó với công việc, nâng cao hiệu suất, chất lượng trong thực hiện công việc và đạt hiệu quả cao trong lao động.

doc68 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại Xí nghiệp cơ điện vật tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c 100,0 1 Ban giám đốc 6,3 2 Phòng KT 27,0 3 Phòng TC-HC 30,3 4 Phòng TC-KT 10,4 5 Phòng KH-ĐT 7,0 6 Phòng KD 19,0 II Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương + Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang 100,0 7 Phân xưởng 1 9,4 8 Phân xưởng 2 9,0 9 Phân xưởng 3 9,1 10 Phân xưởng 4 9,5 11 Đội xây lắp 1 9,0 12 Đội xây lắp 2 8,0 13 Đội xây dựng 1 9,7 14 Đội xây dựng 2 8,3 15 Kho hàng 15,8 16 Cửa hàng kinh doanh 12,2 * Xác định quỹ tiền lương: - Quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định như sau: ∑Vkh = [Lđb x Ttt x (Hcb + Hpc) + Vvc] x 12 Trong đó: ∑Vkh: Quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương. Lđb: Lao động định biên. Ttt: Mức lương tối thiểu của xí nghiệp. Hcb: Hệ số lương cấp bậc bình quân. Hpc: Hệ số bình quân các khoản phụ cấp lương được tính trong đơn giá tiền lương. Vvc: Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lượng lao động này chưa tính trong mức lao động tổng hợp. Cụ thể quỹ tiền lương năm kế hoạch được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6: Bảng quỹ tiền lương năm kế hoạch. TT Chỉ tiêu Số lđ (ng`) Lương cơ bản (1.000đ) Các khoản phụ cấp (1.000đ) Tổng quỹ lương (1.000đ) Ngành điện Chức vụ Trách nhiệm Ca 3 1 TQL 730 3.419.228 1.706.108 25.415 17.873 42.513 5.211.137 2 Lương cnsx 548 2.574.582 1.283.790 9.672 11.143 3.879.187 3 Cnsx chính 403 1.882.519 937.759 8.220 2.828.498 4 Cn bổ trợ 145 692.063 346.031 1.452 11.143 1.850.689 5 N.viên Q.lý 164 760.800 380.395 25.415 7.223 26.351 1.200.184 6 N.viên K.tế 52 246.304 123.152 16.811 2.346 388.613 7 N.viên K.th 53 225.192 112.596 5.473 3.127 346.388 8 N.viên H.ch 29 122.238 61.114 972 972 2.635 187.931 9 N.viên C.trị 6 45.023 22.511 1.381 68.915 10 N.viên Y tế 2 7.348 3.674 11.022 11 N.viên B.vệ 18 9.279 45.140 389 23.716 159.524 12 N.viên XDCB 4 24.416 12.208 778 389 37.791 13 N.viên P.vụ 17 78.856 39.428 978 5.019 124.281 14 P.vụ C.cộng 6 26.594 13.297 583 40.474 15 N.viên nhà ăn 4 18.118 9.059 5.019 27.177 16 N.viên B.xá 7 34.144 17.072 395 56.630 17 C.tiêu khác 1 4.990 2.495 7.485 18 Học dài hạn 1 4.990 2.495 7.485 - Quỹ lương thực hiện theo kết quả sản xuất kinh doanh: trước khi tiến hành xác định quỹ tiền lương thực hiện xí nghiệp phải xác định các chỉ tiêu thực hiện được như tổng sản phẩm hàng hoá, tổng doanh thu, tổng chi phí không có lương và lợi nhuận. Nếu trong các chỉ tiêu này có yếu tố tăng hoặc giảm do các nguyên nhân khách quan mà xí nghiệp không tính đến, như vậy khi xây dựng đơn giá tiền lương thì phải loại trừ để điều chỉnh đơn giá tiền lương để xác định quỹ tiền lương thực hiện. Căn cứ vào đơn giá tiền lương và kết quả sản xuất kinh doanh xí nghiệp xác định quỹ tiền lương thực hiện như sau: Vth = Vđg + Vbs + Vtg Trong đó: Vth: Quỹ tiền lương thực hiện. Vđg: Quỹ tiền lương tính theo đơn giá tiền lương. Vđg = Đơn giá tiền lương x Tổng sản phẩm Vbs: Quỹ tiền lương bổ sung trả cho thời gian thực tế không tham gia sản xuất-kinh doanh được hưởng theo chế độ quy định khi xây dựng định mức lao động không tính đến những ngày nghỉ theo quy định. Vtg: Quỹ tiền lương trả cho giờ thực tế làm thêm nhưng không vượt quá quy định. Cụ thể là quỹ tiền lương thực hiện của xí nghiệp năm 2002 là: Bảng 7: Bảng quỹ tiền lương thực hiện. TT Chỉ tiêu trả tiền lương G.trị tổng s.lượng h.hoá (1.000đ) Tiền lương (1.000đ) 1 Tổng g.trị s.lượng h.hoá 21.578.000 2 Cáp điện các loại 9.719.000 3 Công tơ điện các loại 11.859.000 4 Quỹ lương thực hiện 4.747.159 5 Tiền lương công nhân sản xuất 2.581.751 6 Lương theo sản phẩm cáp 793.782 7 Lương theo sản phẩm công tơ 762.653 8 Lương t.g của c.nhân hưởng lương sp 510.836 9 Lương công nhân bổ trợ phục vụ 441.248 10 Lương làm thêm giờ 73.232 11 Lương cán bộ c.nhân làm gián tiếp 1.618.408 12 Lương trả theo ngày làm việc 1.533.644 13 Lương làm thêm giờ 84.764 14 Tiền thưởng 547.000 Nhận xét: Từ hai bảng tiền lương theo kế hoạch và tiền lương thực hiện ta thấy rằng tổng số tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất theo kế hoạch nhiều hơn tổng số tiền lương trả cho công nhân trực tiếp thực hiện 3. Xây dựng đơn giá tiền lương. Hiện nay xí nghiệp áp dụng hai phương pháp để xây dựng đơn giá tiền lương. Đó là đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm và đơn giá tiền lương tính trên doanh thu. Cụ thể là: - Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm: xí nghiệp căn cứ vào mức lao động của một đơn vị sản phẩm và tiền lương giờ để tính đơn giá tiền lương theo công thức sau: Lđg = Lgiờ x Tsp Trong đó: Lđg: Đơn giá tiền lương. Lgiờ: Tiền lương giờ trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân và mức lương tối thiểu của doanh nghiệp. Tsp: Mức lao động trong một đơn vị sản phẩm. Sau đây là bảng đơn giá tiền lương của một số sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp năm 2002: Bảng 8: Bảng đơn giá phục hồi sản phẩm. TT Tên sản phẩm Số lượng L giờ (đồng) Mức l.động trong 1 đ.vị sp Đơn giá tiền lương (đồng) 1 Bảo dưỡng trạm điện 1 trạm 3.032 10.000 30.320.000 2 Bảo dưỡng trạm biến thế 1 trạm 3.032 9.000 27.288.000 3 Bảo dưỡng máy biến áp 1 máy 2.959 2.100 6.213.900 4 Phục hồi công tơ 100 cái 3.032 59 178.000 5 Phục hồi cáp điện 1.000 m 2.959 100 295.900 - Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu: Đây là phương pháp mà xí nghiệp căn cứ vào doanh thu để xác định đơn giá tiền lương theo công thức sau: Lđg = ∑Vkh x 100 ∑Dkh Trong đó: Lđg: Đơn giá tiền lương. ∑Vkh: Quỹ tiền lương năm kế hoạch. ∑Dkh: Doanh thu kế hoạch. Xí nghiệp cơ điện vật tư là một xí nghiệp có nhiệm vụ chuyên sản xuất và sửa chữa các loại hộp công tơ và cáp điện cho nên việc áp dụng loại hình đơn giá tiền lương như trên là phù hợp nhất vì nó gồm có chi phí tiền lương và hiệu suất lao động, nó phản ánh khá chính xác chi phí về yếu tố sức lao động cho mỗi đơn vị trong sản xuất của xí nghiệp. Ví dụ: Tổng doanh thu kế hoạch của sản phẩm công tơ năm 2002 là 10.552.000.000đ, mà quỹ tiền lương kế hoạch để sản xuất sản phẩm công tơ là 2.110.400.000đ như vậy đơn giá tiền lương của sản phẩm công tơ sẽ là: Lđg = 2.110.400.000 x 100 = 20% 10.552.000.000 Và 20% là đơn giá tiền lương của phân số giữa quỹ tiền lương kế hoạch chia cho tổng doanh thu kế hoạch. Sau đây là bảng đơn giá tiền lương của một số sản phẩm xí nghiệp đã sản xuất năm 2002 được tính trên doanh thu: Bảng 9: Đơn giá một số sản phẩm. TT Tên sản phẩm D.thu từ sản phẩm (đồng) Đơn giá tiền lương (%) Tiền lương của sản phẩm (đồng) 1 Sản xuất hộp công tơ 40.000.000 20 8.000.000 2 Sản xuất cáp điện 25.000.000 20 5.000.000 3 Sản xuất hộp quạt gió 18.000.000 20 3.600.000 Như vậy xí nghiệp đã tận dụng được khả năng của mình trong quá trình tham gia sản xuất cho nên chủng loại các sản phẩm của xí nghiệp cũng được đa dạng và hình thức cũng phong phú hơn rất nhiều, mặt khác xí nghiệp cũng cần phải nhờ đến các bản hợp đồng sản xuất sản phẩm mà không thuộc các thiết kế sản phẩm thường xuyên của xí nghiệp đã tạo điều kiện để sản phẩm được đẹp đẽ và phong phú hơn, do vậy việc sử dụng đơn giá tiền lương trên doanh thu là thích hợp nhất cho xí nghiệp với phương trâm sản xuất như hiện tại, đồng thời đơn giá tiền lương mà xí nghiệp đang áp dụng cũng phản ánh được kết quả cuối cùng của việc sản xuất kinh doanh trong xí nghiệp (vì đòi hỏi phải đánh giá được hiệu quả cuối cùng của các hoạt động này). Qua đó có thể so sánh các doanh nghiệp khác khi muốn đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm cùng loại. 4. Các hình thức trả lương. 4.1 Lương thời gian: Hiện tại ở xí nghiệp cơ điện vật tư lương thời gian được áp dụng trả cho các cán bộ lãnh đạo xí nghiệp, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành và các nhân viên thuộc khối phòng ban, kho vật tư, cán bộ nhân viên quản lý phân xưởng và các công nhân bổ trợ trong xí nghiệp, tất cả các đối tượng được trả lương theo thời gian được gọi là khối gián tiếp. Như vậy lương thời gian của cán bộ công nhân khối gián tiếp được tính bằng công thức sau: Li = (Ltt x Hcbi) + Pqpi x Ti 22 Trong đó: Li: Lương thời gian của người lao động i. Hcbi: Hệ số lương cấp bậc của người lao động i. Pqpi: Phụ cấp của người lao động i. Ltt: Mức lương tối thiểu của xí nghiệp. Ti: Số ngày làm việc trong tháng của người lao động. Cụ thể sau đây là bảng lương thời gian của một số nhân viên phòng kế hoạch tháng 12 năm 2002. Bảng 10: Bảng lương thời gian nhân viên phòng kế hoạch. TT Họ và tên Chức danh H.số lương cấp bậc Ngày công Lương cấp bậc (đồng) Phụ cấp (đồng) Tổng lương (đồng) 1 Trần Văn Tiến TP 3,45 22 621.000 310.000 931.500 2 Lê Thị Hoàn PP 2,98 22 536.400 268.200 804.600 3 Hoàng Lê Loan TL 2,55 22 455.400 229.500 688.500 4 Nguyễn Duy Hưng NV 2,53 22 478.800 239.400 718.200 Ngoài chế độ trả lương theo thời gian xí nghiệp còn áp dụng để trả cho người lao động làm thêm giờ không vượt quá quy định của Nhà nước, chế độ trả lương làm thêm giờ này áp dụng cho khối lao động gián tiếp được tính bởi công thức: Ltgi = (Ltt x Hcbi) + Pqpi x K x Ti 176 Trong đó: Ltgi: Lương làm thêm giờ của người lao động i. K = 200%: Nếu người lao động làm vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết. 150%: Nếu người lao động làm vào ngày thường. Ti: Số giờ làm thêm của người lao động. Sau đây là bảng làm thêm giờ ngày chủ nhật của một số cán bộ công nhân viên phòng kế hoạch của xí nghiệp tháng 12 năm 2002. Bảng 11: Bảng lương làm thêm giờ phòng kế hoạch. TT Họ và tên Chức danh Hệ số lương Giờ công Mức lương cấp bậc (đồng) Phụ cấp (đồng) Tiền làm thêm (đồng) 1 Trần Văn Tiến TP 3,45 8 621.000 310.000 71.653 2 Lê Thị Hoàn PP 2,98 8 536.400 268.200 61.892 3 Hoàng Thị Loan TL 2,55 8 455.400 229.500 52.961 4 Nguyễn Duy Hưng NV 2,53 8 478.800 239.400 52.546 4.2 Lương sản phẩm: Hình thức trả lương này xí nghiệp áp dụng đối với các công nhân trực tiếp sản xuất làm ra các sản phẩm trong xí nghiệp ở các phân xưởng và được gọi là khối trực tiếp. Còn đối với trường hợp trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp, kể cả lương khoán cho cá nhân xí nghiệp phải căn cứ vào đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm và số lượng sản phẩm mà người lao động đã hoàn thành trong kỳ và cũng được gọi là khối trực tiếp. Đối với các trường hợp trên xí nghiệp đều áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm và công thức tính lương sản phẩm trong xí nghiệp như sau: Lspi = ∑qi x Lđgi Trong đó: Lspi: Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp cho người lao động i. qi: Số lượng sản phẩm i. Lđgi: Đơn giá một đơn vị sản phẩm loại i. Sau đây là bảng lương sản phẩm cá nhân trực tiếp do công nhân phân xưởng cơ khí chế tạo các sản phẩm riêng biệt để hoàn thành một hòm công tơ năm 2002: Bảng 12: Bảng lương sản phẩm cá nhân trực tiếp phân xưởng cơ khí chế tạo. TT Tên sản phẩm Số lượng Đơn giá 1 đ.vị (đồng) Tiền lương (đồng) 1 Hòm hộp quạt gió 15 chiếc 45.264 678.960 2 Răng 1 cái 115.000 115.000 3 ốp chống nóng 10 bộ 278.000 2.780.000 4 Thân hòm 10 chiếc 6.773 67.730 5 Trục lớn 60 chiếc 21.067 1.264.020 6 Trục nhỏ 40 chiếc 9.556 382.240 7 Trục chốt 10 chiếc 4.387 43.870 8 Bạc lót 10 chiếc 31.935 319.350 - Lương sản phẩm tập thể và lương khoán: Về cơ bản các sản phẩm của xí nghiệp không đòi hỏi nhiều lắm các công đoạn cần phải một tập thể công nhân cùng thực hiện, nhưng hình thức lương sản phẩm tập thể và lương khoán cũng rất quan trọng trong các hình thức trả lương của xí nghiệp. Thông thường xí nghiệp căn cứ vào định mức lao động cho từng loại sản phẩm và cấp bậc công việc bình quân của sản phẩm đó để xác định đơn giá tiền lương, xí nghiệp đã áp dụng công thức tính như sau: Lđgi = Lbqi x Ti Trong đó: Lđgi: Đơn giá tiền lương của sản phẩm. Lbqi: Lương giờ cấp bậc bình quân của công việc i. Ti: Định mức giờ của sản phẩm i. Sau khi đã xác định được đơn giá sản phẩm được giao và số lượng sản phẩm hoàn thành xí nghiệp tính tiền lương sản phẩm tập thể theo công thức sau: Lsp = Lđgi x Q Trong đó: Lsp: Tiền lương sản phẩm tập thể. Q: Số lượng sản phẩm i. Sau đây là bảng lương sản phẩm tập thể và lương khoán của một số sản phẩm do đội xây lắp thực hiện tháng 12 năm 2002: Bảng 13: Bảng lương sản phẩm tập thể đội xây lắp. TT Tên sản phẩm Đơn giá (đồng) Số lượng Tổng tiền lương (đồng) 1 Sửa chữa máy biến áp 110kv 3.186.000 2 máy 6.352.000 2 Sửa chữa máy biến áp 35kv 2.385.000 1 máy 2.385.000 3 Tháo lắp máy biến áp 110kv 2.548,8 100 máy 254.880 4 Tháo lắp máy biến áp 35kv 2.548,8 150 máy 382.320 Để trả lương cho từng người lao động tham gia vào quá trình sản xuất, xí nghiệp căn cứ vào tiền lương cấp bậc và thời gian làm việc của mỗi người công nhân và hệ số điều chỉnh để tính, hệ số điều chỉnh được tính như sau: Hđc = Lsp ∑Lgi x Ti Trong đó: Hđc: Hệ số điều chỉnh. Lsp: Tiền lương sản phẩm. Lgi: Lương giờ tính theo cấp bậc của người lao động i. Ti: Số giờ lao động i tham gia vào sản phẩm. Sau khi tính được hệ số điều chỉnh tiền lương của người lao động tham gia vào sản phẩm được tính như sau: Lspi = Lgi x Ti x Hđc Trong đó: Lspi: Lương của lao động i tham gia vào sản phẩm. Cụ thể là một công nhân sửa chữa máy biến áp 110kv có bậc thợ là 4/7, có tiền lương giờ là 2.647 đồng, đã tham gia vào công việc sửa chữa máy biến áp 110kv với số giờ tham gia là 100 giờ và công việc này có hệ số điều chỉnh là 1,05. Như vậy tiền lương của người công nhân này được là: 2.647 đồng x 100 giờ x 1,05 = 277.935 đồng Thông thường thì do tính chất công việc của xí nghiệp có sự trùng lặp, cho nên một người lao động trong một kỳ có thể tham gia sản xuất làm nhiều sản phẩm cho nên khi tính lương sản phẩm của người lao động xí nghiệp thường tính lương theo từng loại sản phẩm rồi sau đó cộng tổng lại. Sau đây là bảng lương sản phẩm của một số công nhân phân xưởng sản xuất cáp điện trần các loại tháng 12 năm 2002: Bảng 14: Bảng lương sản phẩm phân xưởng cáp điện trần. TT Họ và tên Bậc thợ Lương sp cá nhân Lương sp tập thể Tổng lương (đồng) SL SP (m) Đơn giá (đồng) Tiền lương (đồng) Giờ công Đơn giá giờ (đồng) Tiền lương (đồng) 1 Hoàng Thành 6/7 15 100.000 150.000 156 4.585 733.600 883.600 2 Lê Văn Trường 5/7 136 3.231 439.416 439.416 3 Trần Lê Phong 5/7 10 100.000 100.000 136 3.231 439.416 539.416 4 Trần Văn Hùng 5/7 152 3.231 491.112 491.112 Một số mức phụ cấp và mức thưởng trong xí nghiệp: - Các mức phụ cấp trong xí nghiệp: + Phụ cấp chức vụ: Trưởng phòng, quản đốc, chủ nhiệm chính trị và chủ nhiệm kho vật tư được phụ cấp bằng 0,5 lương tối thiểu. Phó trưởng phòng, phó quản đốc, phó chủ nhiệm chính trị, phó chủ nhiệm kho vật tư và chủ tịch hội phụ nữ được phụ cấp bằng 0,4 lương tối thiểu. Phó chủ tịch công đoàn và bí thư đoàn thanh niên trong xí nghiệp có phụ cấp bằng 0,3 lương tối thiểu. Phó bí thư đoàn thanh niên bằng 0,2 mức lương tối thiểu. + Phụ cấp trách nhiệm: Trưởng ban trực thuộc các phòng ban, bệnh xá trưởng và thủ quỹ trong xí nghiệp được phụ cấp bằng 0,2 lương tối thiểu. Tổ trưởng tổ sản xuất các phân xưởng trong xí nghiệp được hưởng mức phụ cấp bằng 0,1 mức lương tối thiểu. - Các mức khen thưởng trong xí nghiệp: Như trên đã nói thì trong cách phân phối tổng quỹ tiền lương trong xí nghiệp sẽ không có quỹ khen thưởng cho người lao động có thành tích cũng như quỹ dự phòng cho năm sau nhưng cứ hàng quý, hàng tháng và hàng năm xí nghiệp vẫn có được tiền thưởng cho các cán bộ công nhân viên có thành tích. Những người lao động có năng suất lao động đạt 150% trở lên so với định mức được giao, những người có ngày công lao động cao, những người có số lượng sản phẩm làm ra đạt 95% chất lượng quy định và những người có thành tích tốt trong việc nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp sẽ được đề cử để thưởng và xí nghiệp cơ điện vật tư sẽ xin trợ cấp từ tổng công ty điện lực Việt Nam để thưởng cho những người lao động có thành tích tốt trong lao động. Sau đây là các quy định tiền thưởng trong xí nghiệp: Bảng 15: Bảng quy định tiền thưởng. ét riêng để quyết định mức thưởng cao hơn và quản lý đạt chất lượng cao hơn thì phải những người có số lượng sản phẩm làm ra đ TT Nội dung xét thưởng Mức thưởng Ghi chú 1 Mang lại hiệu quả kinh tế từ 1.000.000đ ữ 9.000.000đ 100.000đ ữ 300.000đ Trong trường hợp mang lại hiệu quả kinh tế và quản lý đạt chất lượng cao hơn thì phải xét riêng để quyết định mức thưởng cao hơn 2 Mang lại hiệu quả kinh tế từ 10.000.000đ ữ 100.000.000đ 500.000đ ữ 5.000.000đ 3 Sáng kiến cải tiến về quản lý 500.000đ ữ 5.000.000đ 4 Lao động đạt năng suất cao 100.000đ ữ 500.000đ 5 Lao động có số ngày làm việc cao 100.000đ ữ 300.000đ 6 Chiến sỹ thi đua 150.000đ 7 Lao động giỏi 80.000đ Ngoài ra trong dịp tổng kết năm hay các ngày lễ hội truyền thống xí nghiệp thường xuyên được tổng công ty cấp kinh phí để thưởng cho các cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Cụ thể là lãnh đạo công ty được 800.000đ, trưởng-phó phòng, quản đốc-phó quản đốc, chủ nhiệm-phó chủ nhiệm được 500.000đ, trợ lý các phòng ban-trợ lý các phân xưởng được thưởng 350.000đ và các công nhân viên còn lại được thưởng 300.000đ. 5. Xác định thu nhập của người lao động. - Thu nhập và tiền lương của người lao động khối gián tiếp: Từ các hình thức trả lương và tiền phụ cấp cộng với tiền thưởng mà xí nghiệp đang áp dụng, hàng tháng người lao động thuộc khối gián tiếp được trả lương bao gồm các khoản tiền lương trả theo cấp bậc, tiền phụ cấp công việc và phụ cấp trách nhiệm (nếu có) và lương làm thêm giờ được tính như sau: Lgti = Li + Ltgi + Ptni Trong đó: Lgti: Lương của người lao động i thuộc khối gián tiếp. Li: Lương thời gian của người lao động i. Ltgi: Lương làm thêm giờ (nếu có) của người lao động i. Ptni: Phụ cấp (nếu có) của người lao động i. Ngoài ra hàng tháng tiền lương người lao động thuộc khối gián tiếp của xí nghiệp còn có các khoản tiền như bảo hiểm xã hội trả thay lương, tiền thưởng và tiền ăn ca. Từ tiền lương và các khoản tiền trên thu nhập của người lao động khối gián tiếp trong xí nghiệp được tính như sau: TNi = Lgti + Tci + Tti + Tbhi Trong đó: TNi: Thu nhập của người lao động i thuộc khối gián tiếp. Tci: Tiền ăn giữa ca (3.000đ/1 lao động). Tti: Tiền thưởng (nếu có). Tbhi: Tiền bảo hiểm xã hội trả thay lương của người lao động i (nếu có). Cụ thể để xác định thu nhập của người lao động khối gián tiếp, hàng tháng phòng tổ chức lao động tiền lương căn cứ vào bảng chấm công ở các phòng ban gửi về và các quyết định thưởng sau khi đã được phê duyệt của giám đốc công ty, các chứng từ để trả chế độ bảo hiểm và các khoản khác để lên bảng tổng hợp lương và thu nhập của người lao động khối gián tiếp trong xí nghiệp đệ trình lên giám đốc xí nghiệp ký duyệt sau đó chuyển về phòng tài chính trừ các khoản phải trả, phải nộp của người lao động và tiến hành trả tiền lương cho từng người. - Thu nhập và tiền lương của người lao động khối trực tiếp: Căn cứ vào các chế độ trả lương, các chế độ phụ cấp công việc, và các chế độ thưởng cũng như là các chế độ bảo hiểm xã hội trả thay lương và tiền ăn giữa ca, hàng tháng tiền lương và thu nhập của người lao động thuộc khối trực tiếp của xí nghiệp được tính như sau: Ltti = Lspi + Li + Ltgi + Ptni Trong đó: Ltti: Lương của người lao động i thuộc khối trực tiếp. Lspi: Lương sản phẩm của người lao động trực tiếp i. Li: Lương thời gian của người lao động trực tiếp i. Ltgi: Lương làm thêm giờ của người lao động trực tiếp (nếu có). Ptni: Phụ cấp (nếu có) của người lao động trực tiếp i. Từ công thức tính tiền lương của người lao động khối trực tiếp của xí nghiệp thì thu nhập hàng tháng của người lao động được tính như sau: TNi = Ltti + Tci + Tti + Tbhi Trong đó: TNi: Thu nhập của người lao động i thuộc khối gián tiếp. Tci: Tiền ăn ca (3.000đ) của người lao động khối trực tiếp. Tti: Tiền thưởng (nếu có) của người lao động i thuộc khối trực tiếp. Tbhi: Tiền bảo hiểm xã hội trả thay lương (nếu có). Cụ thể sau đây là bảng thu nhập của một số công nhân viên phân xưởng cơ khí chế tạo và bảng thu nhập của phòng kế hoạch của xí nghiệp tháng 12 năm 2002: Bảng 16: Bảng thu nhập của phân xưởng cơ khí chế tạo. Họ và tên Chức danh Hệ số lương, bậc thợ Lương thời gian (đồng) Lương sản phẩm (đồng) Lương làm thêm giờ (đồng) Phụ cấp (đồng) Ca 3 (đồng) Tiền ăn (đồng) BHXH (đồng) Tiền thưởng (đồng) Tổng thu nhập (đồng) Các khoản trừ (đồng) Thực lĩnh (đồng) Nguyễn Văn Hùng Quản đốc 3,82 928.855 72.000 81.000 200.000 1.281.855 152.300 1.129.555 Trần Văn Dũng TL. Kế hoạch 3,82 856.855 81.000 150.000 1.087.855 146.300 941.555 Nguyễn Thu Hương TL. Kỹ thuật 2,98 668.436 51.418 81.000 150.000 950.854 146.200 804.654 Vũ Ngọc Thảo Nhân viên 2,55 550.080 81.000 100.000 731.080 120.000 611.080 Nguyễn Thị Lệ Thợ tiện (TT) 6/7 47.147 553.808 14.000 81.000 80.000 775.955 126.400 649.555 Lê Thị Mai Thợ mài 5/7 38.707 441.920 81.000 80.000 641.627 126.200 515.427 Nguyễn Thị Vân Thợ nguội 2/7 38.630 260.960 81.000 80.000 460.590 96.000 364.590 Lê Thị Anh Thợ phay 6/7 47.147 290.700 81.000 115.577 80.000 614.424 130.200 484.224 Đoàn Thị Lan Thợ tiện 6/7 47.147 553.808 35.380 81.000 80.000 797.335 135.400 661.935 Ngày tháng năm 2002 Giám đốc xí nghiệp Ngày tháng năm 2002 Phòng tài chính Ngày tháng năm 2002 Phòng tổ chức lao động Bảng 18: Bảng thu nhập phòng kế hoạch. Họ và tên Chức danh Hệ số lương Lương thời gian Tiền làm thêm giờ Phụ cấp (đồng) BHXH (đồng) Thưởng (đồng) Tiền ăn ca Tổng thu nhập (đồng) Các khoản trừ (đồng) Thực lĩnh (đồng) Ngày công Lương (đồng) Giờ công Tiền (đồng) Số ngày Tiền (đồng) Trần Văn Tiến Trưởng phòng 3,45 27 845.895 8 57.323 72.000 200.000 27 81.000 1.256.218 150.000 1.106.218 Lê Thị Hoàn Phó phòng 2,98 27 725.136 8 49.514 57.600 150.000 27 81.000 1.063.250 166.000 897.250 Hoàng Thị Lan Trợ lý 2,55 27 571.984 8 42.369 100.000 27 81.000 795.353 126.000 669.353 Nguyễn Duy Hưng Nhân viên 2,53 27 546.480 8 42.036 80.000 27 81.000 749.516 126.350 623.166 Lê Ngọc Dũng Nhân viên 2,66 27 574.560 80.000 27 81.000 735.560 144.370 591.190 Vũ Ngọc Hải Nhân viên 2,53 20 420.369 68.660 80.000 20 60.000 629.029 126.350 502.679 Ngày tháng năm 2002 Giám đốc xí nghiệp Ngày tháng năm 2002 Phòng tài chính Ngày tháng năm 2002 Phòng tổ chức tiền lương Để xác định thu nhập của người lao động ở khối trực tiếp hàng tháng các phân xưởng phải tổng hợp toàn bộ các sản phẩm đã hoàn thành theo quy định của xí nghiệp được phép thanh toán và toàn bộ các bảng chấm công, kế hoạch các sản phẩm được giao, lệnh sản xuất, bảng giao việc các chứng từ kèm theo của các sản phẩm nhập kho... của xí nghiệp. Tổng hợp bảng thanh toán lương (thường gọi là bảng lương trung gian). Toàn bộ các chứng từ và bảng tổng hợp đề nghị thanh toán lương được chuyển về phòng tổ chức lao động. Phòng tổ chức lao động có trách nhiệm kiểm tra và lập bảng tổng hợp thanh toán lương, thu nhập cho các phân xưởng để trình lên giám đốc xí nghiệp ký duyệt sau đó chuyển về phòng tài chính để khấu trừ các khoản phân xưởng phải nộp, số tiền còn lại các phân xưởng sẽ có trách nhiệm phân chia cho từng người lao động theo kết quả công việc mà họ đã tham gia và các chế độ mà người đó được hưởng. Rồi lập thành bảng chi tiết cho từng người để gửi về phòng tổ chức lao động kiểm tra lần cuối rồi đệ trình lên giám đốc ký duyệt, sau đó chuyển về phòng tài chính khấu trừ các khoản mà người lao động phải nộp, phải trả và tiến hành phát lương cho từng người lao động đến từng phân xưởng trong xí nghiệp. Thời gian trả lương trong kỳ sản xuất kinh doanh và tổng hợp thu nhập của xí nghiệp: Hàng tháng người lao động trong xí nghiệp được nhận lương thành hai đợt, đợt một từ ngày 5 đến ngày 10 hàng tháng, đợt hai từ ngày 26 đến cuối tháng hàng tháng, và mỗi đợt mỗi người lao động sẽ được tạm ứng 50% tiền lương cấp bậc và tiền phụ cấp của mình. Sau khi cấp phát lương cho người lao động, phòng tổ chức lao động có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ lương và thu nhập của từng người trong xí nghiệp để tiến hành phân tích đánh giá tình hình về thu nhập bình quân của người lao động và chi quỹ tiền lương so với kế hoạch tiền lương, kế hoạch sản xuất và báo cáo lên lãnh đạo xí nghiệp. Sau đây là bảng tổng hợp thu nhập của toàn xí nghiệp tháng 12 năm 2002: Bảng 18: Bảng tổng hợp thu nhập. TT Khoản mục Tiền lương (đồng) 1 * Lao động khối trực tiếp sản xuất 256.679.000 2 Lương sản phẩm 149.471.750 3 Trả lương thời gian: nghỉ phép, hội họp, việc công, nghỉ lễ 48.281.000 4 Tiền thưởng 22.937.500 5 Tiền lương thêm giờ 4.112.500 6 Tiền ăn ca 25.080.000 7 Tiền phụ cấp trách nhiệm chức vụ 2.087.500 8 Tiền bảo hiểm xã hội 4.708.750 9 * Lao động khối gián tiếp 193.342.500 10 Tiền lương ngày công thực tế 157.891.250 11 Tiền lương làm thêm giờ 2.150.000 12 Tiền thưởng 10.180.000 13 Tiền ăn ca 18.720.000 14 Tiền phụ cấp chức vụ, trách nhiệm 1.651.250 15 Tiền bảo hiểm xã hội 2.750.000 16 Cộng 450.021.500 Kết thúc các quý và khoá sổ hàng năm phòng tổ chức lao động đều có tổng hợp về tình hình tiền lương để báo cáo lãnh đạo xí nghiệp mà trong đó trọng tâm là xác định quỹ tiền lương thực hiện theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập của người lao động, từ đó lãnh đạo xí nghiệp sẽ phân tích và đánh giá các mặt về tiền lương trong xí nghiệp để có phương hướng và biện pháp cho các năm tiếp theo. 6. Một vài nhận xét về tình hình tiền lương trong xí nghiệp cơ điện vật tư. Qua một thời gian thực tập tại xí nghiệp cơ điện vật tư với nhiệm vụ của đề tài là tìm hiểu một số vấn đề về tiền lương của xí nghiệp. Bản thân em có một số nhận xét về tình hình tiền lương tại xí nghiệp như sau: Xí nghiệp cơ điện vật tư là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam, có tư cách pháp nhân và hoạt động sản xuất kinh doanh với cơ chế độc lập. Tuy nhiên xí nghiệp cơ điện vật tư mới được sát nhập không lâu (3 năm) cho nên xí nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù quy mô của xí nghiệp khá lớn, có dây chuyền công nghệ đồng bộ, có quy trình công nghệ ổn định và tiềm năng về thiết bị máy móc hiện đại nhưng vẫn chưa được khai thác triệt để. Xí nghiệp có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo cơ bản rất tốt (tốt nghiệp đại học trở lên) có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn toàn có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường. Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì kể từ ngày được sát nhập hàng năm xí nghiệp luôn hoàn thành các khoản nộp ngân sách, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ công ty giao và thu nhập bình quân của người lao động là tương đối ổn định. Về lao động tiền lương: Xí nghiệp căn cứ vào đặc điểm công nghệ và tình hình nhiệm vụ cụ thể của mình để bố trí lao động nhằm phát huy tốt nhất năng lực lao động hiện có. Qua đó xí nghiệp sẽ xác định được số lao động định biên hàng năm để phục vụ cho việc xây dựng một số các chỉ tiêu kinh tế trong xí nghiệp. Xí nghiệp luôn coi trọng việc đào tạo, dạy nghề nâng cao trình độ cho lực lượng lao động của mình. Luôn tìm tòi nghiên cứu áp dụng các giải pháp tổ chức lao động khoa học và biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động. Xí nghiệp sử dụng lao động hợp, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiện tại, xí nghiệp xây dựng đơn giá tiền lương trên hai phương pháp: đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm và đơn giá tiền lương tính trên doanh thu, hai phương pháp này đều có ưu và nhược điểm và cũng tương đối phù hợp với xí nghiệp có đặc điểm sản xuất và đặc điểm công nghệ thuộc loại hình như xí nghiệp cơ điện vật tư, đây sẽ là một yếu tố để hạ giá thành sản phẩm, đơn giá tiền lương sản phẩm của xí nghiệp đều đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Qua việc xác định quỹ tiền lương của xí nghiệp ta thấy theo như quy chế tiền lương của xí nghiệp thì việc sử dụng và phân phối quỹ tiền lương là phù hợp và không vi phạm các quy chế của chính phủ, bởi vì xí nghiệp đã áp dụng đúng các quy chế tiền lương do Nhà nước ban hành, nhưng hiện tại thì việc sử dụng quỹ tiền lương của xí nghiệp là không hợp lý, vẫn còn những khoản trợ cấp của Nhà nước và ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị tự hạch toán kinh doanh. Mặc khác xí nghiệp thực hiện chế độ trả lương thời gian cho người lao động thuộc khối gián tiếp theo hệ số lương cấp bậc trong nghị định 26/CP với mức lương tối thiểu chung là 290.000đ. Do vậy mức lương và thu nhập của người lao động thuộc khối gián tiếp luôn ổn định và đảm bảo được mức lương tối thiểu. Việc trả lương theo các hình thức lương sản phẩm đối với người lao động thuộc khối trực tiếp là phù hợp, tác dụng là đã thúc đẩy người lao động tích cực làm việc. Tuy nhiên do vừa mới sát nhập cho nên việc sử dụng quỹ tiền lương cũng như việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn, việc thu nhập của người lao động tăng và việc sử dụng thời gian lao động là có hiệu quả có dấu hiệu rất đáng mừng cho xí nghiệp. Cách trả lương này gắn với thu nhập của người lao động làm được bao nhiêu thì được hưởng bấy nhiêu và cũng kích thích người lao động hơn trong lao động, đây là hình thức trả lương rất có lợi cho lao động khối trực tiếp. Xí nghiệp cũng luôn quan tâm và khuyến khích người lao động đến việc phát huy sáng tạo cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, tăng năng suất lao động tích cực hơn được thể hiện qua các hình thức khen thưởng mà xí nghiệp đang áp dụng. Hiện tại lực lượng lao động của xí nghiệp do trước đây là các cán bộ công nhân viên đều thuộc diện biên chế chính thức trong thời gian chuyển đổi cơ chế, luật lao động cho quyền các doanh nghiệp được ký hợp đồng lao động nhưng xí nghiệp thuộc diện chi nhánh của công ty điện lực cho nên chưa được quyền ký lại hợp đồng lao động với số cán bộ công nhân viên đã biên chế từ trước. Mặc dù hiện nay số cán bộ công nhân viên quản lý, bổ trợ, phục vụ chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng số lao động hiện có 382 người trên 730 người đây là tình trạng mất cân đối lao động. Do mất cân đối lao động dẫn đến việc để đảm bảo được một số lao động này thì định mức lao động phải gánh tỷ lệ phục vụ, bổ trợ và quản lý rất cao so với công nhân chính. Từ đó dẫn đến đơn giá tiền lương sản phẩm cao, giá thành tăng và làm giảm sức cạnh tranh của xí nghiệp trên thị trường. Nhưng với hình thức sử dụng và phân phối quỹ tiền lương như hiện tại của xí nghiệp thì thu nhập của người lao động khối gián tiếp là ổn định và thu nhập của khối trực tiếp sẽ phụ thuộc vào chính bản thân người lao động. Xí nghiệp đang áp dụng chế độ trả lương cho khối quản lý, bổ trợ, phục vụ căn cứ vào hệ số lương cấp bậc và mức tiền lương tối thiểu. Cách trả lương này ngoài những ưu điểm đã nói ở trên nó còn mang một số nhược điểm sau: + Còn mang tính bình quân: Bởi vì người làm những công việc đòi hỏi có độ phức tạp cao, trách nhiệm nặng nề chưa được đãi ngộ bằng tiền lương một cách rõ nét so với người làm công việc ít phức tạp và chịu trách nhiệm ít hơn. + Mặt khác những người có trình độ cao hơn, làm việc tích cực hơn, năng suất làm việc cao nhưng thời gian công tác ít hơn dẫn đến hệ số lương cấp bậc của họ sẽ thấp, sẽ ít lương hơn những người công tác đã nhiều năm ở một trình độ thấp hơn, làm việc kém hiệu quả hơn nhưng lại có mức lương cao hơn. + Trong khối lao động gián tiếp của xí nghiệp có một số lao động là công nhân bổ trợ thuộc các phân xưởng và một số là nhân viên phục vụ ở các phòng ban và phân xưởng, do vậy cách trả lương thời gian như vậy của xí nghiệp sẽ dẫn đến không khuyến khích được người lao động tích cực làm việc do không gắn họ với chế độ ăn lương theo sản phẩm. chương III Một vài giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương trong xí nghiệp cơ điện vật tư Có thể nói trong nền kinh tế hiện nay ở nước ta vấn đề về tiền lương và thu nhập của người lao động là một vấn đề lớn. Nó giữ một vai trò quan trọng giải quyết tốt vấn đề tiền lương và thu nhập sẽ có tác dụng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Do vậy trên cơ sở các chính sách về tiền lương đã được chính phủ ban hành các doanh nghiệp phải nghiên cứu và lựa chọn, vận dụng để giải quyết các vấn đề về tiền lương, về thu nhập đối với người lao động sao cho tiền lương và thu nhập phải thúc đẩy, khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả công việc mình làm. Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay của xí nghiệp em thấy bên cạnh việc xí nghiệp đã xác định được chế độ tiền lương trên cơ sở chính sách về tiền lương của chính phủ đã ban hành, được vận dụng vào xí nghiệp của mình bước đầu đã đem lại hiệu quả và duy trì được sự ổn định của xí nghiệp. Song bên cạnh đó để phát huy hơn nữa tác dụng của tiền lương giúp cho xí nghiệp ngày càng ổn định và phát triển đi lên một cách vững chắc, em xin đề nghị một vài ý kiến nhằm hoàn thiện thêm một số vấn đề về tiền lương ở xí nghiệp như sau: 1. Trả lương theo thời gian đối với đối tượng lao động không thể thực hiện trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán: Đối với các đối tượng lao động, cán bộ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành phục vụ ở xí nghiệp việc trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán là rất phức tạp không thể thực hiện được. Nhưng nếu trả lương theo thời gian đơn thuần theo hệ số mức lương cấp bậc với lương tối thiểu chung và ngày công thực tế thì vẫn còn những vấn đề tồn tại như đã nói ở trên. Để khắc phục những tồn tại đó ta nên áp dụng cách trả lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế, không phụ thuộc vào hệ số mức lương cấp bậc và được tính bởi công thức sau: Ti = Vt x nihi (i thuộc j) (1) ∑njhj Trong đó: Ti: Tiền lương của người lao động thứ i được nhận. ni: Ngày công thực tế trong kỳ của người thứ i. Vt: Quỹ tiền lương tương ứng hoàn thành công việc của bộ phận được trả lương theo hình thức này và được tính như sau: Vt = Vc - (Vsp - Vk) (2) Trong đó: Vc: Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán, lương sản phẩm, lương thời gian (hình thức này sẽ được xét sau). Vsp: Quỹ tiền lương của bộ phận làm lương sản phẩm. Vk: Quỹ tiền lương của bộ phận làm lương khoán. hi: Hệ số lương của người thứ i ứng với công việc được giao, mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi và mức độ hoàn thành công việc, hệ số hi do xí nghiệp xác định được tính theo công thức: hi = đ1i + đ2i x k (3) đ1 + đ2 Trong đó: k: Hệ số mức độ hoàn thành công việc được chia thành 3 mức sau: Hoàn thành tốt: k = 1,2 Hoàn thành: k = 1,0 Chưa hoàn thành: k = 0,7 đ1i: Số điểm mức độ phức tạp của công việc do người lao động i đảm nhận. đ2i: Số điểm trách nhiệm của công việc do người lao động i đảm nhận. Tuỳ thuộc vào công việc của từng người lao động để xác định tổng số điểm đ1i cộng đ2i. Trong đó đ1i và đ2i được chọn theo tỷ trọng nhất định trong tổng đ1i cộng đ2i tối đa là như sau: Tổng số điểm cao nhất của đ1i cộng đ2i = 100% thì tỷ trọng cao nhất của đ1i là 70% của đ1i cộng đ2i và tỷ trọng cao nhất của đ2i là 30% của đ1i cộng đ2i. Để xác định tỷ trọng đ1i và đ2i ta xây dựng bảng phân mức như sau: Bảng 19: Bảng điểm tỷ trọng độ phức tạp và trách nhiệm công việc. TT Công việc đòi hỏi cấp trình độ đ1i% đ2i% 1 Từ đại học trở lên 45 ữ 70 1 ữ 30 2 Cao đẳng và trung cấp 30 ữ 45 1 ữ 25 3 Sơ cấp 20 ữ 30 1 ữ 20 4 Không cần đào tạo 10 ữ 20 1 ữ 15 Đối với đ1i căn cứ vào tư duy, chủ động sáng tạo, mức độ hợp tác, thâm niên công việc đòi hỏi, để phân chia tỷ trọng điểm trong khung theo cấp trình độ, lập bảng điểm và đánh giá cho điểm. Ví dụ: lập bảng điểm đ1i như sau: Bảng 20: Bảng điểm mức độ phức tạp công việc. TT Chức danh đ1i Ghi chú 1 Từ đại học trở lên 2 1 giám đốc 70 3 2 phó giám đốc 60 4 1 kế toán trưởng 60 5 Chuyên viên, kỹ sư, kinh tế viên 6 5 người 55 7 7 người 50 8 2 người 45 9 Trung cấp, cao đẳng 10 Cán sự, kỹ thuật viên 11 10 người 40 12 5 người 35 13 Sơ cấp, nhân viên phục vụ 14 3 người 25 15 2 người 20 16 Không cần đào tạo 17 2 người 15 Đối với đ2i căn cứ vào tính quan trọng của công việc, trách nhiệm của quá trình thực hiện, trách nhiệm đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, với tài sản, tính mạng con người, quan hệ công tác để phân chia tỷ trọng trong khung theo trình độ. Ví dụ: lập bảng điểm đ2i như sau: Bảng 21: Bảng điểm trách nhiệm công việc. TT Chức danh đ1i Ghi chú 1 Từ đại học trở lên 2 1 giám đốc 30 3 2 phó giám đốc 30 4 1 kế toán trưởng 30 5 Chuyên viên, kỹ sư, kinh tế viên 6 5 người 25 7 7 người 22 8 2 người 22 9 Trung cấp cao đẳng 10 Cán sự, kỹ thuật viên 11 10 người 20 12 5 người 18 13 Sơ cấp, nhân viên phục vụ 14 3 người 15 15 2 người 14 16 Không cần đào tạo 17 2 người 10 (đ1i + đ2i) là tổng số điểm mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc đơn giản nhất trong xí nghiệp. Để tính được hệ số hi làm cơ sở trả lương theo cách trên ta có thể tiến hành theo các bước sau: - Thống kê chức danh công việc của tất cả các bộ phận mà ta định trả lương theo cách này. - Phân nhóm các chức danh công việc theo 4 cấp trình độ: từ đại học trở lên, cao đẳng và trung cấp, sơ cấp, và không cần đào tạo. - Theo bảng tỷ trọng điểm đã nêu ở trên xây dựng bảng điểm cụ thể để chấm điểm cho các chức danh công việc theo các cấp trình độ. - Chấm điểm và xác định hệ số cho từng chức danh công việc theo các cấp trình độ. Căn cứ vào hệ số k và 2 bảng điểm về đ1i và đ2i như đã nêu. Ta lập bảng hệ số h1 với (đ1 + đ2) = (15 + 10) = 25. Bảng 22: Bảng hệ số lương. TT Chức danh đ1i đ2i k 1 Từ đại học trở lên 2 1 giám đốc 70 30 1,2 4,8 3 2 phó giám đốc 60 30 1,2 4,32 4 1 kế toán trưởng 60 30 1,2 4,32 5 Chuyên viên, kỹ sư, kinh tế viên 6 5 người 55 25 1,2 3,84 7 7 người 50 22 1,2 3,456 8 2 người 45 22 1,0 2,68 9 Không cần đào tạo 10 2 người 15 2 1,2 1,2 Sau khi đã xác định hi cho từng người lao động ta áp dụng công thức (1) để tính tiền lương nhận được của từng người lao động. Giả sử hiện nay xí nghiệp cơ điện vật tư là doanh nghiệp hạng I, đối tượng được trả lương theo cách này là 20 người, thời gian làm việc là như nhau 22 ngày, quỹ tiền lương tương ứng với mức độ hoàn thành công việc trong tháng là Vt = 25.000.000đ. Như vậy lương được nhận của người lao động sẽ được tính như bảng sau: Bảng 23: Bảng lương tháng khối gián tiếp sau biện pháp trước biện pháp TT Chức danh Vt = ∑Tj 1 Từ đại học trở lên 2 1 giám đốc 1.741.344đ 1.741.344đ 3 2 phó giám đốc 1.567.210đ 3.134.420đ 4 1 kế toán trưởng 1.567.210đ 1.567.210đ 5 Chuyên viên, kỹ sư, kinh tế viên 6 5 người 1.394.075đ 6.965.375đ 7 7 người 1.253.768đ 8.776.376đ 8 2 người 972.250đ 1.944.500đ 9 Không cần đào tạo 10 2 người 435.336đ 870.675đ 11 Cộng ∑nj.hj = 1516,064 25.000.000đ Như vậy theo cách trả lương như hiện tại của xí nghiệp đang áp dụng thì lương tháng của mỗi cá nhân sẽ nhận được như sau: LT = HCB x (1 + HPC) x LTT x k Trong đó: LT: Lương tháng của người lao động i. HCB: Hệ số lương cấp bậc của người lao động i. HPC: Hệ số an toàn lao động (ngành điện) đang áp dụng là 0,5. LTT: Lương tối thiểu xí nghiệp thực hiện là 290.000đ. k: hệ số thưởng (k = 1,3). Sau đây là lương tháng của một bộ phận lao động thuộc khối gián tiếp tại xí nghiệp cơ điện vật tư: Bảng 24: Bảng lương tháng khối gián tiếp. TT Họ và tên Chức vụ Hệ số lương Lương tháng (đồng) Ghi chú 1 Phạm Kim Hồng GĐ 4,38 1.793.610 2 Đinh Xuân Thụ PGĐ 4,1 1.678.950 3 Hoàng Minh Khánh PGĐ 4,1 1.678.950 4 Vũ Ngọc Minh KTT 4,1 1.678.950 5 Trần Khánh Linh CV 3,54 1.449.630 6 Nguyễn Xuân Hoà CV 3,54 1.449.630 7 Nguyễn Thanh Xuân CV 3,26 1.334.970 8 Hà Minh Anh CV 3,26 1.334.970 9 Trần Văn Bốn CV 2,98 1.185.515 10 Phạm Văn Hằng TL 3,26 1.334.970 11 Mè Văn Đã TL 3,26 1.334.970 12 Đoàn Văn Mạnh TL 2,98 1.185.515 13 Đinh Minh Hoàng TL 3,26 1.334.970 14 Văn Đình Hải TL 2,74 1.122.030 15 Hoàng Minh An TL 2,5 1.023.750 16 Bùi Văn Xuân TL 2,5 1.023.750 17 Bùi Ngọc Minh TL 2,26 925.470 18 Nguyễn Văn Thắng TL 2,26 925.470 19 Nguyễn Thị Hồng NV 1,47 601.965 20 Nguyễn Hồng Minh NV 1,47 601.965 21 Tổng Cộng 25.000.000 Như vậy ta đã có được hai bảng lương trước và sau biện pháp. Cụ thể sau đây là bảng so sánh tăng giảm tiền lương trong một tháng của một số lao động thuộc khối gián tiếp. Bảng 25: Bảng so sánh tiền lương của khối gián tiếp trước và sau biện pháp. TT Chức danh Trước biện pháp (đồng) Sau biện pháp (đồng) Trước – Sau (± đồng) 1 Ban giám đốc 6.830.460 6.442.974 387.486 2 1 giám đốc 1.793.610 1.741.344 52.266 3 2 phó giám đốc 3.357.900 3.134.420 223.480 4 1 kế toán trưởng 1.678.950 1.567.210 111.740 5 Chuyên viên, kỹ sư, kinh tế viên 16.965.610 17.686.251 -720.641 6 5 người 6.754.715 6.965.375 -210.660 7 7 người 8.359.955 8.776.376 -416.421 8 2 người 1.850.940 1.944.500 -93.560 9 Không cần đào tạo 1.203.930 870.775 333.155 10 2 người 1.203.930 870.775 333.155 11 Cộng 25.000.000 25.000.000 0 Nhận xét: Qua 2 bảng lương ta thấy tình hình chia lương mới đánh giá chính xác hơn sức lao động mà người lao động đã bỏ ra, nó thực sự kích thích và thúc đẩy người lao động làm việc tích cực hơn, hiệu quả hơn. Khuyến khích được đội ngũ lao động trẻ được đào tạo cơ bản, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập đối với các đối tượng có cùng tính chất công việc như nhau, như vậy tiền lương sẽ được mang đúng nghĩa là hưởng theo năng lực và thành quả lao động. Hệ số khuyến khích k = 0,7; 1,0; 1,2 do hội đồng thi đua của đơn vị đánh giá thông qua các chỉ tiêu cụ thể như chất lương, tiến độ, hiệu quả công việc. Qua đó tăng thêm hiệu quả quản lý làm cho người lao động luôn có ý thức vươn lên để khẳng định mình và để tăng thêm thu nhập. 2. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp cho người lao động là công nhân bổ trợ và phục vụ ở các phân xưởng: Để khắc phục hạn chế của việc trả lương thời gian đơn giản đối với người lao động là công nhân bổ trợ ở các phân xưởng như hiện nay của xí nghiệp cơ điện vật tư đang làm, ta nên áp dụng trả lương theo sản phẩm gián tiếp đối với đối tượng lao động này (công nhân bổ trợ như sửa chữa cơ điện ở các phân xưởng), vì kết quả lao động của đối tượng này có ảnh hưởng đến kết quả lao động của công nhân chính. Đặc điểm của chế độ trả lương này là tiền lương của công nhân bổ trợ phụ thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính, do đó đơn giá tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp được tính như sau: ĐG = L M x Q Trong đó: ĐG: Đơn giá tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp. L: Lương cấp bậc của công nhân bổ trợ. M: Số lượng máy mà công nhân bổ trợ phải sửa chữa phục vụ trong một ca. Q: Mức sản lượng của công nhân chính trong một ca. Ví dụ: Công nhân sửa chữa cơ điện có bậc thợ là 5/7 mức lương ngày là 19.354đ, phục vụ cho 3 máy cùng loại, mức sản lượng của công nhân chính trên mỗi máy là 20 sản phẩm/ca, thời gian phục vụ mỗi máy trong ca xấp xỉ bằng nhau, như vậy đơn giá tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp sẽ là: ĐG = 19.354đ = 322,6đ 3 x 20 Trong đó sản lượng thực tế của mỗi máy trong một ca làm việc như sau: Máy 1: Công suất là 25 sản phẩm. Máy 2: Công suất là 24 sản phẩm. Máy 3: Công suất là 18 sản phẩm. Tổng sản lượng thực tế của 3 máy làm việc trong một ca là 67 sản phẩm. Như vậy tiền lương để trả cho công nhân bổ trợ làm việc trong một ca là: 67sản phẩm x 322,6đ = 21.614đ Nếu tính theo cách lấy sản lượng thực tế so với mức sản lượng của công nhân chính trong một ca làm việc, ta có: 67 x 100 = 111,67% 60 Và tiền lương của công nhân bổ trợ được nhận trong một ca là: 19.354đ x 111,67 = 21.613đ Qua ví dụ trên ta thấy trả lương theo cách này thì lương của công nhân bổ trợ mà ta xét như trên trong một ca làm việc sẽ tăng hơn so với cách trả lương thời gian giản đơn mà xí nghiệp đang áp dụng, cụ thể là: 21.614đ - 19.354đ = 2.260đ tăng 2.260đ cho mỗi người công nhân bổ trợ, như vậy sẽ thúc đẩy và khuyến khích, khích lệ tinh thần người lao động bổ trợ hơn. 3. Về đơn giá tiền lương: Hiện nay xí nghiệp cơ điện vật tư đang xác định đơn giá tiền lương theo hai phương pháp: Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu. Đối với phương pháp tính đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm, thì đơn giá phải phụ thuộc vào định mức lao động tổng hợp cho sản phẩm và cấp bậc công việc. Định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm được xác định như sau: Tsp = Tcn + Tpv + Tql Trong đó: Tsp: Mức lao động tổng hợp tính trên đơn vị sản phẩm. Tcn: Mức lao động công nghệ (mức lao động công nhân chính). Tpv: Mức lao động phục vụ, bổ trợ. Tql: Mức lao động quản lý. Đối với phương pháp tiền lương tính trên doanh thu thì đơn giá tiền lương phụ thuộc vào quỹ tiền lương kế hoạch và doanh thu kế hoạch. Hiện nay ở xí nghiệp cơ điện vật tư định mức lao động tổng hợp Tcn căn cứ vào quy trình công nghệ của sản phẩm qua thống kê và bấm giờ nhiều lần để xác định, do vậy Tcn là yếu tố ổn định và tương đối chính xác. Các yếu tố còn lại Tpv, Tql thường là phụ thuộc vào giác quan của xí nghiệp, cụ thể là với số lượng cán bộ nhân viên quản lý là 202 người, nhân viên phục vụ và công nhân bổ trợ là 180 người, công nhân chính là 348 người. Nếu để nuôi được toàn bộ số lao động trên thì kết cấu của định mức lao động tổng hợp của sản phẩm tính bình quân là như sau: Tpv = 180 x 100% = 51% Tcn 348 Và Tql = 202 x 100% = 38% Tcn + Tpv 348 + 180 Đây là tỷ lệ cao bởi vì ở các xí nghiệp khác có cùng loại hình sản xuất như xí nghiệp cơ điện vật tư thì tỷ lệ của các xí nghiệp khác sẽ là: Tpv = 40% và Tql = 20% Tcn Tcn + Tpv Phương pháp đơn giá tiền lương tính trên doanh thu nếu doanh thu kế hoạch ta coi không đổi thì đơn giá phụ thuộc vào quỹ tiền lương kế hoạch. Qua phân tích ở trên để đảm bảo thu nhập cho người lao động thì xí nghiệp cơ điện vật tư phải chấp nhận quân số định biên là 730 người, trong đó số lao động phục vụ bổ trợ và quản lý chiếm một tỷ lệ khá cao 382/730 = 52%. Tức là quỹ tiền lương kế hoạch phải gánh một lượng tiền lương trả cho người lao động phục vụ bổ trợ và quản lý khá lớn. Từ đó đơn giá tiền lương của xí nghiệp tính theo phương pháp này cũng cao (đơn giá loại này chủ yếu áp dụng đối với khách hàng kinh tế do đó làm tăng giá thành sản phẩm, như vậy khách hàng sẽ khó mà chấp nhận và dẫn đến giảm sức cạnh tranh của xí nghiệp. Tóm lại để giảm đơn giá tiền lương sản phẩm thì xí nghiệp cơ điện vật tư cần phải giảm bớt số lao động quản lý và phục vụ bổ trợ vào khoảng từ 120 đến 140 người, và hướng để giải quyết số lao động dôi dư này là: Giải quyết cho nghỉ chính sách đối với những người đủ điều kiện hoặc có nguyện vọng. Đào tạo lại để chuyển sang làm công nhân sản xuất chính. Tạo thêm việc làm khác để bố trí số lao động dôi dư này. Kết luận Có thể nói trong nền kinh tế thị trường việc trả lương và thu nhập cho người lao động là một vấn đề lớn, nó giữ một vai trò rất quan trọng trong mỗi người lao động. Giải quyết tốt vấn đề trả lương và thu nhập sẽ có tác dụng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn cả nền kinh tế quốc dân. Hiện nay chính phủ ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp vận dụng các hình thức trả lương khác nhau cho người lao động nhằm mục đích phát huy tốt nhất tiềm năng của nguồn lực lao động để làm giàu cho đất nước. Tuy nhiên việc trả lương cho người lao động như thế nào cho đúng, phù hợp với sức lao động mà họ bỏ ra là một vấn đề hết sức phức tạp và hết sức cần thiết. Một chính sách tiền lương đúng đắn sẽ là động lực rất lớn trong việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội của doanh nghiệp. Do vậy chế độ tiền lương doanh nghiệp nghiên cứu và lựa chọn để áp dụng phải thực sự thúc đẩy khuyến khích người lao động gắn bó với công việc, nâng cao hiệu suất, chất lượng trong thực hiện công việc và đạt hiệu quả cao trong lao động. Xí nghiệp cơ điện vật tư sau khi được sát nhập đã gần được 3 năm, hiện tại đã có những bước đi vững chắc trong công tác lao động tiền lương. Xí nghiệp đã xây dựng được cho mình cách phân phối tiền lương, và tiền thưởng về cơ bản là phù hợp, đã làm phát huy được tác dụng của tiền lương trong mấy năm qua kể từ ngày sát nhập. Đã gắn hiệu quả lao động với tiền lương, tiền thưởng và cũng phần nào thể hiện được công sức mà người lao động đã bỏ ra. Về cơ bản các chế độ tiền lương hiện tại của xí nghiệp là phù hợp với đặc điểm công nghệ và quy trình sản xuất kinh doanh. Do điều kiện xí nghiệp là một doanh nghiệp Nhà nước cho nên trong công tác tiền lương vẫn còn những vấn đề chưa hoàn thiện. Trong chuyên đề này bản thân em đã đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện thêm công tác tiền lương của xí nghiệp. Do thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế, tiếp xúc với thực tế chưa nhiều, chắc chắn rằng trong bản chuyên đề thực tập còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo của Xí nghiệp cơ điện vật tư và em xin chân thành cảm ơn các cô, chú trong các phòng ban chức năng của xí nghiệp đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành chương trình thực tập nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Tài liệu tham khảo Các văn bản quy định chế độ tiền lương mới tập I, II, III, IV của Bộ Lao Động – Thương binh và xã hội ban hành. Các văn bản quy định chế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng và các tiêu chuẩn khác của Công ty điện lực I. Tìm hiểu các quy định tiền lương, bảo hiểm xã hội và chế độ khác của người lao động. Bộ luật lao động. Các giáo trình giảng dạy của Viện Đại học Mở Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT086.doc
Tài liệu liên quan