Việc xuất khẩu hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ sang thị trường Đài Loan thành công sẽ là yếu tố giúp nâng cao uy tín của công ty, hơn nữa trong quá trình từng làm việc với đối tác Đài Loan, công ty sẽ học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm quản lý, tiếp cận với những thi hiếu của người tiêu dùng Đài Loan, là một trong những người tiêu dùng khó tính sẽ giúp công ty cải thiện được sản phẩm ngày càng cạnh tranh hơn. Tương lai thị trường đồ gỗ thủ công mỹ nghệ Đài Loan vẫn là một trong những thị trường quan trọng đối với xuất khẩu hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu đặt ra trong thời gian tới việc nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu thị trường Đài Loan phục vụ hoạt động xuất khẩu đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của công ty PROCOM” là rất cần thiết.
57 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu thị trường Đài Loan phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của công ty PROCOM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, mục tiêu kinh doanh sự đánh giá phân tích dựa trên điều kiện và nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Có hai phương pháp phân tích thị trường đó là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp định lượng là các phương pháp thống kê( phương pháp chọn mẫu, phương pháp hồi quy tương quan... ). Phương pháp này cho phép các doanh nghiệp xác định được lượng sản phẩm tiêu thụ, lượng khách hàng, doanh thu...
Kết quả phương pháp này giúp cho doanh nghiệp biết được cụ thể thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường và trên cơ sở đó đưa ra những mục tiêu kế hoạch cụ thể để đạt được một cách khoa học và hợp lý.
Phương pháp định tính: Đó là dựa trên những thông tin thị trường thu thập được về văn hoá, kinh tế, chính trị, khách hàng , cạnh tranh... để đưa ra kế hoạch chiến lược thị trường đạt được mục tiêu đó, khắc phục nhược điểm, phát huy cơ hội, lợi thế của thị trường.
Để thực hiện phân tích doanh nghiệp thường sử dụng các phương pháp như: Ma trận SWOT, phân tích danh mục vốn đầu tư... tuỳ điều kiện phân tích và mục tiêu đặt ra mà doanh nghiệp sử dụng phương pháp nào cho hợp lý. Song thường doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT vì phương pháp này đơn giản nhưng bao quát được các yếu tố trong và ngoài doanh nghiệp.
SWOT viết tắt từ 4 từ : thế mạnh (strenghts), điểm yếu(Weaknesess), cơ hội(opportunities), đe doạ( threats).
Là mô hình được dùng phổ biến trong thực tế để đánh giá hoạt động của một công ty, một ngành từ đó rút ra được những chiến lược hợp lý cho hoạt động của công ty hoặc ngành đó trong thời gian tới. Mô hình này bao gồm 2 mảng :
S- W, là các nhân tố bên trong, chủ quan nhân sự, tài chính, công nghệ, uy tín, tiếng tăm, mối quan hệ, văn hoá, truyền thống của tổ chức...
Còn O-T là nhân tố đến từ môi trường bên ngoài vì những nhân tố đó đến từ môi trường khách qua. Những khía cạnh liên quan đến các cơ hội và mối đe doạ có thể do sự biến động của nền kinh tế ( tăng trưởng hay suy thoái ) sự thay đổi trong chính sách của nhà nước, cán cân cạnh tranh thay dổi ... Nếu như vậy việc phân tích này được thực hiện một cách kỹ lưỡng và sáng suốt, các chiến lược cấp ngành đề ra có thể nắm bắt được các cơ hội và sẵn sàng đối phó với các đe doạ có thể xảy ra.
e. Dự báo thị trường
Dự báo thị trường nước ngoài là khâu cuối cùng của nghiên cứu thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, nó đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc hoạch định các chính sách kinh doanh trong tương lai. Để có được hình ảnh đầy đủ về thị trường trong tương lai của doanh nghiệp thì lý tưởng nhất có thể dự báo mọi khía cạnh của thị trường, từ các đặc trưng khái quát đến các đặc điểm chi tiết của nó. Tuy nhiên trong thực tế khó có thể dự báo được chính xác mọi động thái của thị trường do đó các doanh nghiệp thường chỉ tập trung dự báo những đặc trưng quan trọng nhất của thị trường như tổng mức nhu cầu thị trường, tổng mức nhập khẩu và cơ cấu sản phẩm sẽ có nhu cầu trong tương lai.
Về thời hạn dự báo cũng cần xem xét kỹ lưỡng. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới và thị trường thế giới đang có những biến động lớn thì các dự báo ngắn hạn có nhiều khả năng hiện thực hơn song điều đó không có nghĩa là xem nhẹ các dự báo trung hạn và dài hạn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chuẩn bị thâm nhập vào thị trường mới hay các lĩnh vực hoạt động mới. Đối với doanh nghiệp này thì vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu lại không phải là triển vọng trước mắt mà chính là triển vọng lâu dài về thị trường của nó
Dựa trên phân tích thị trường ta hiểu rõ về thực trạng của thị trường, trên cơ sở đó đưa ra các dự báo về thị trường. Có nhiều phương pháp dự báo sau đây ta sẽ xem xét một số phương pháp chủ yếu có thể áp dụng trong dự báo thị trường nước ngoài.
* Các phương pháp dự báo ngắn hạn thị trường nước ngoài
- Phương pháp chuyên gia ( phương pháp định tính) : Đây là phương pháp định tính để dự báo thị trường trên cơ sở trưng cầu ý kiến theo nguyên lý hội tụ :
Độ đặc đám đông các ý kiến đánh giá cá thể dưới dạng của các tham số làm ý kiến đại diện cho tập thể chuyên gia.
- Phương pháp thống kê ( phương pháp định lượng ) : các phương pháp thống kê để dự báo ngắn hạn thị trường bao gồm các phương pháp cấu trúc và lớp các phương pháp theo hành vi. Trong lớp các phương pháp theo cấu trúc thì phổ biến hơn cả là mô hình hồi quy tương quan bội phản ánh sự phụ thuộc của đối tượng dự báo, chẳng hạn nhu cầu của thị trường và các yếu tố giải thích như giá cả, thu nhập, quy mô thị trường, sở thích tiêu dùng ...
* Các phương pháp dự báo dài hạn thị trường nước ngoài
Mục tiêu của dự báo dài hạn là phác hoạ những xu thế tổng quát nhất của nhu cầu thị trường nước ngoài trong một thời gian dài mà không cần quan tâm đến biến động tạm thời của nó. Mặt khác các số liệu thống kê trong quá khứ thường có ít ý nghĩa trong việc phản ánh xu thế lâu dài trong tương lai. Đối với các sản phẩm mới thì thường không có sẵn các số liệu như vậy. Do đó phải có một cách tiếp cận khác. Một phương pháp có hiệu quả có thể sử dụng để dự báo dài hạn nhu cầu của thị trường nước ngoài là phương pháp tương tự dựa vào chu kỳ sống của sản phẩm. Chu kỳ sống theo thời gian của sản phẩm (được biểu hiện qua mức nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm đó) thể hiện một cách tổng hợp nhất tác động của các yếu tố ảnh hưởng thị trường đối với nhu cầu của sản phẩm đó vì thế thông qua chu kỳ sống của sản phẩm có thể nắm được một cách khái quát nhất sự vận động của nhu cầu qua các thời gian dài một cách tương đối chính xác. Tất nhiên độ chính xác của dự báo sẽ được quyết định bởi độ chính xác của việc mô tả chu kỳ sống của sản phẩm.
Tóm lại dù bằng phương pháp dự báo nào thì nội dung dự báo bao gồm các đặc trưng quan trọng nhất của thị trường:
+ Tổng mức nhu cầu thị trường và cơ cấu nhu cầu
+ Mức thu nhập
+ Cơ cấu sản phẩm trong tương lai
+ Biến động của thị trường trong tương lai ...
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN PHỤC VỤ CHO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY PROCOM
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Quá trình hình thành của công ty
Công ty cổ phần kinh doanh vật tư kỹ thuật được thành lập dựa trên sự cổ phần hóa công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại
Khi mới thành lập công ty có tên như sau:
- Tên công ty : công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại
- Tên giao dịch: PROCOM
- Trụ sở chính : số 20 lý thường kiệt, hà nội
- Số đăng ký kinh doanh : 200580
- Ngày thành lập :04/ 07/ 1994
- Cơ quan cấp đẳng ký kinh doanh: sở kế hoạch và đầu tư hà nội
- Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp:
Kinh doanh thương mại phục vụ chỏan xuất, xuất nhập khẩu , dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm, dịch vụ du lịch
Mở của hàng ăn uống
Tư vấn đầu tư phát triển thương mại và du lịch
Đại lý bán vé máy bay và các hàng hóa rượu, bia, thuốc lá
Sản xuất kinh doanh hàng cơ khí điện máy, vật liệu xây dựng và lắp ráp xe máy
Đại lý dầu ga
Kinh doanh các loại vật tư, nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng và xuất nhập khẩu
Kinh doanh than mỏ phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng
Sản xuất kinh doanh các loại hóa chất, nhựa và đồ nhựa
Kinh doanh trang thiết bị và phương tiện vận tải các loại
Kinh doanh lâm nông, hải sản
Kinh doanh máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng
Sản xuất kinh doanh hàng may mặc, vải sợi, vật tư,và phụ kiện cho ngành may mặc
Kinh doanh gạo
- Quy mô công ty:
- Vốn thành lập: 1.714.200.000
Trong đó vốn cố định: 1.444.900.000 đồng
Vốn lưu động: 269.700.000 đồng
Và công ty có 5 nhân viên
Đến năm 2006 theo công văn số 15/CV-TLĐ của công đoàn thương mại và du lịch Việt Nam và chuyển đổi công ty thành công ty cổ phần
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty như sau:
- Tên công ty: công ty cổ phần kinh doanh vật tư kỹ thuật
- Tên giao dịch: TECHNICAL AND MATERIAL TRADING JOIN STOCK COMPANY
-Tên viết tắt: TECCO.,JCS
- Trụ sở chính : Số 10 trần đoàn nghiệp, Phường Bùi Thị Xuân, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
- Ngày thành lập : 04/ 07/ 1994
- Quyết định thành lập DN ĐT theo số 1329 QĐ/UB của ủy ban nhân dân thành phố hà nội
- Cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: sở kế hoạch và đầu tư hà nội\
- Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
Sản xuất, buôn bán hóa chất, sơn, đồ gỗ mỹ nghệ, hàng thủ công mỹ nghệ, giấy( trừ hóa chất nhà nước cấm)
Dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm trong nước (không bao gồm giới thiệu, tuyển chọn, cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động);
lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch
( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaok, vũ trường);
Tư vấn đầu tư
đại lý vé máy bay;
buôn bán rượu, bia, thuốc lá (không bao gồm kinh doanh quán bar);
sản xuất, kinh doanh hàng cơ khí, điện máy, vật liệu xây dựng;
buôn bán, lắp ráp ô tô, xe máy;
đại lý kinh doanh xăng, dầu, ga;
kinh doanh than mỏ;
sản xuất, buôn bán các loại nhựa và đồ nhựa;
kinh doanh trang thiết bị và phương tiện vận tải;
sản xuất, buôn bán hàng may mặc, vải sợi, vật tư và phụ kiện cho ngành may mặc;
kinh doanh gạo
kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu;
kinh doanh các loại phân bón, các chất kích thích tăng trưởng cây trồng;
xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh ( không bao gồm xuất khẩu xăng và nhập khẩu thuốc lá ngoại)
Với tổng vốn kinh doanh và các quỹ: 2.000.307.644 đồng
- Với 40 nhân viên
- Diện tích nhà công ty đang sử dụng là 97m2
Quá trình phát triển của công ty
Với công ty ta có thể chia thành 2 giai đoạn đó là :
Giai đoạn 1: giai đoạn công ty kinh doanh trên danh nghĩa công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại
Giai đoạn 2: công ty cổ phần hóa và lấy tên công ty kinh doanh vật tư kỹ thuật
Có những đặc trưng sau
_ Giai đoạn 1:
Với giai đoạn 1 công ty mới thành lập và bước vào hoạt động đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh cũng như tổ chức vì công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ và cán bộ nhân viên trong công ty còn thiếu kinh nghiệm trong việc tìm hiểu và phát triển thị trường do chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường do vậy đã có những thời kỳ công ty làm ăn thua lỗ, nhưng với sự lãnh đạo của công ty cũng như sự cố gắng của nhân viên công ty đã hoạt động ngày càng có hiệu quả và thu được lợi nhuận tăng nhanh trong nhiêù năm qua, điển hình là số lượng nhân viên đã tăng lên tới 50 nhân viên. Doanh thu tăng lên rõ rệt với năm 1999 doanh thu là 87 tỷ đồng đến năm 2003 doanh thu là 101 tỷ và công ty đã có vốn điều lệ lên tới 2,63 tỷ đồng với nhiều bến bến, bãi nhà kho, máy phục vụ sản xuất và kinh doanh. Và lương của cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt. Ta có thể nhận thấy trong bản đăng ký kinh doanh của công ty được thay đổi từng thời điểm :
Khi mới bắt đầu hoạt động công ty chỉ đăng ký kinh doanh mặt hàng là kinh doanh thương mại phục vụ cho sản xuất, xuất nhập khẩu và dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm, dịch vụ du lịch
Chỉ sau 2 năm hoạt động đến tháng 9 năm 1996 công ty đã bổ xung thêm trong bản đăng ký kinh doanh của mình thêm nhiều hoạt động kinh doanh là mở cửa hàng ăn uống và tư vấn đầu tư phát triển thương mại và du lịch, đại lý vé máy bay và các hàng hóa rượi, bia, thuốc lá, sản xuất kinh doanh hàng cơ khí điện máy, vật liệu xây dựng và lắp ráp xe máy,
Năm 1998 bổ xung thêm ngành nghề kinh doanh là đại lý xăng dầu, ga, kinh doanh các loại vật tư, nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và xuất nhập khẩu.
Cho đến năm 2000, sau 6 năm hoạt động công ty đã kinh doanh tổng hợp tất cả các mặt hàng đã đăng ký trên và thu được hiệu quả kinh doanh tăng theo từng thời kỳ
Theo báo cáo như sau
năm
Doanh thu
(tỷ đồng )
nộp ngân sách
( tỷ đồng )
Lợi nhuận sau thuế
( tỷ đồng )
TN bình quân
(người/tháng)
( triệu đồng )
1999
87
2.5
0.4
0.600
2000
90
2.8
0.45
0.720
2001
99
3.1
0.61
0.850
2002
102.5
3.8
0.75
0.950
2003
89.6
3.15
0.62
1.100
_ Giai đoạn 2
Công ty đã bước vào ổn định và cùng với chủ trương của nhà nước là giao công ty cho người lao động để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
Ngày 07/02/2006 công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại cổ phần hóa với vốn điều lệ là 2,9 tỷ đồng và có 60 nhân viên.
Quá trình cổ phần hóa của công ty được thực hiện dưới sự chỉ đạo của các cơ quan có liên quan và công ty có các điều khoản sau:
Công ty cổ phần kinh doanh vật tư kỹ thuật được thành lập trên cơ sở tự nguyện góp vốn của các cổ đông theo luật doanh nghiệp đã được quy định.và theo quyết định số 597/QĐ-CĐTMDL ngày 07 tháng 11 năm 2006 của công đoàn thương mại và du lịch việt nam về việc phê duyệt phương án giao công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại cho tập thể người lao động trong công ty. Quyết định số 683/QĐ-CĐTMDL ngày 28/12/2006 của công đoàn thương mại và du lịch việt nam về việc sửa đổi, bổ sung quyết ddiinhj sô s597/QĐ-CĐTMDL ngyaf 07/11/2006 của công đoàn thương mại và du lịch việt nam phê duyệt phương án giao công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại cho tập thể người lao động trong công ty.
Công ty cổ phần kinh doanh vật tư kỹ thuật có mục tiêu là công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh, nhằm mục tiêu tối đa hóa các khoản lợi nhuận, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.Và từ đó đến nay công ty hoạt động kinh doanh liên tục đạt hiệu quả và thu được lợi nhuận cao.
2. cơ cấu, chức năng, nhiệm cụ của các phòng ban
a. cơ cấu tổ chức của công ty
Bộ máy của công ty được thực hiện theo mô hình kết hợp, với mô hình này các quyết định quản lý do các phòng ban nghiên cứu và đề xuất lên cấp trên. Sau khi được cấp trên thông qua được truyền xuống và cấp dưới thi hành.
Sơ đồ tổ chức bộ máy trong công ty trong giai đoạn đầu chưa cổ phần hóa như sau :
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ GĐ CÔNG TY
CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH
CHI NHÁNH
ĐÀ NẴNG
PHÒNG KINH
DOANH
1
PHÒNG KINH
DOANH
2
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ
PHÒNG
TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC MỚI CỦA CÔNG TY:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
CHI NHÁNH TP.HCM
PHÓ GĐ KINH DOANH
PHÒNG KINH
DOANH
XUẤT NHẬP
KHẨU
PHÒNG
TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ
PHÒNG KINH
DOANH
2
PHÒNG KINH
DOANH
1
TRƯỞNG PHÒNG
NHÂN
VIÊN KD HÀNG A
NHÂN
VIÊN KD HÀNG
B
NHÂN
VIÊN KD HÀNG
C
NHÂN
VIÊN KD HÀNG D
Sơ đồ của phòng kinh doanh công ty như sau:
b. Nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty:
* Chức năng của từng bộ phận trong công ty:
Giám đốc: là người có quyền cao nhất trong công ty, là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động trong công ty trên cơ sở chấp hành đúng đắn mọi chính sách, chế độ và chủ trương của nhà nước, là người ra quyết định cuối cùng cho cac hoạt động của công ty, giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ngoài ra để thực hiện chủ trương tinh giảm bộ máy quản lý, giám đốc trực tiếp phụ trách 4 bộ phận:
Kế toán tài vụ
Pkinh doanh xuất nhập khẩu
Chi nhánh thành phố HỒ CHÍ MINH
Phòng tổ chức hành chính
Giám đốc cũng là người có số cổ phần cao nhất công ty, là người đóng góp cổ phần nhiều nhất công ty, theo quy định của pháp luật.
Phó giám đốc kinh doanh : có nhiệm vụ theo dõi chỉ đạo và giám sát phòng kinh doanh thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh, chỉ đạo trực tiếp các phòng kinh doanh tực hiện theo đúng mục tiêu mà công ty đã đề ra, chịu trách nhiệm trước giám đốc hiệu quả hoạt động của các phòng kinh doanh. Đồng thời đặt ra mục tiêu kế hoạch thực hiện cụ thể cho cac phòng kinh doanh.
Giám đốc chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh : chịu trách nhiệm và chỉ đạo mọi hoạt động của chi nhánh của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, có trách nhiệm trước giám đốc công ty về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh mình phụ trách
Các phòng ban chức năng chịu sự điều hành trực tiếp của các phó giám đốc. Ngoài việc thực hiện các chức năng của mình các phòng ban phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm kiểm tra, đối chiếu các số liệu và giúp đỡ lẫn nhau nhằm hoàn thành tốt các công việc được giao.
chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau :
phòng kinh doanh số 1 và 2 : có nhiệm vụ tập trung kinh doanh các mặt hàng dựa trên cơ sở kế hoạch được giao và thực hiện các công việc được phân công. Ngoài ra phòng kinh doanh còn phải có trách nhiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh các mặt hàng. Vì công ty chưa có phong marketing và phòng nghiên cứu thị trường nên phòngkinh doanh vẫn phải đảm nhận công việc tìm kiếm thị trương và nghiên cứu thị trường nhằm hỗ trợ tốt các hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng kinh doanh 1 hiện có 9 người trong đó 6 người trình độ đại học, 2 người trình độ cao đẳng, và một người trình độ trung cấp. Đứng đầu phòng kinh doanh là trưởng phòng, phó phòng kinh doanh , và các nhân viên cấp dưới.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu : trước đây là một bộ phận trong phòng kinh doanh, do sự lớn mạnh của công ty và hoạt động xuất nhập khẩu của công ty yêu cầu cần có một phòng ban riêng nên tách từ phòngkinh doanh thành lập một phong mới đó là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ thực hịên các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty, thực hiện các yêu cầu giấy tờ thủ tục xuất nhập khẩu. thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có 10 nhân viên, đứng đầu là trưởng phòng, sau đó là phó phòng doanh. trưởng phòng có trách nhiệm quản lý, chịu trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quả làm việc của phòng mình, là người sẽ truyền đạt các kế hoạch trực tiếp của cấp trên cho từng nhân viên trong phòngmình quản lý, là người trực tiếp đưa ra các kế hoạch hoạt động cụ thể cho phòng ban mình phụ trách.
Các chi nhánh đại diện ở thành phố khác hoạt động thị trường trong nước có 3 nhiệm vụ chính sau:
Cung cấp các thông tin cần thiết cho công ty, đồng thời là nơi tìm kiếm thị trường, đối tác làm ăn mới cho công ty.
Kinh doanh thương mại các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho 3 khối kinh doanh của công ty
Kinh doanh thương mại tại địa điểm đặt chi nhánh
Chi nhánh đại diện tại các thành phố khác cũng tổ chức như một mô hình nhỏ của công ty, đứng đầu bao gồm giám đốc, sau là phó giám đốc và nhân viên kinh doanh, nhân viên hành chính, phó giám đốc có trách nhiệm giúp đỡ công việc cho giám đốc và là người trực tiếp truyền các chỉ thị của giám đốc và của công ty cho nhân viên cấp dưới
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ theo dõi, phụ trách các vấn đề:
tổ chức nhân sự
tiền lương cán bộ công nhân viên của công ty
các chế độ bảo hiểm, trợ cấp xã hội theo quy định
quản lý hồ sơ
bảo vệ cơ sở vật chất cho công ty( các kho hàng, máy móc thiết bị...)
phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp, tham mưu cho cấp trên các vấn đề tài chính như tạo vốn, sử dụng vốn, quản lý vốn( chủ yêú là quản lý lưu thông, thanh toán, các quan hệ tín dụng ), kế toán sổ sách, tính toán chi phí thu nhập lãi lỗ, báo cáo tài chính.......
Phòng tổ chức hành chính có 5 nhân viên, trong đó trình độ đại học 3, cao đẳng và trung cấp 2 nhân viên, đứng đầu là trưởng phòng.
Công ty kinh doanh cổ phần vật tư kỹ thuật có hoạt động kinh doanh không chỉ khu vực trong nước àm còn hoạt động kinh doanh cả với nước ngoài do vậy yêu cầu đối với đội ngũ nhân viên ngày càng lớn, đòi hỏi sự cố gắng và học hỏi của nhân viên trong công ty phải không ngừng nâng cao tri thức và kinh nghiệm của bản thân mình nhằm thực hiện tốt công việc của công ty giao cho mình.
3. những đặc điểm cơ cấu nhân viên trong công ty
Khi mới thành lập công ty chỉ có 5 nhân viên, sau 10 năm hoạt động công ty đã có hơn 100 nhân viên và có chi nhánh tại 3 vùng trong cả nước là hà nội, đà nẵng, thành phố hồ chí minh. Dù công ty còn gặp nhiều khó khăn nhưng trong nhiều năm liền các cán bộ nhân viên trong công ty đã không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn của mình để giúp cho công ty có thể đứng vững trên thị trường và cạnh tranh với các đối thủ trong nước và vươn ra thị trường nước ngòai.
Cơ cấu nhân viên như sau:
Năm số lượng nhân viên
05
30
2007 120
Khi mới thành lập công ty hoạt động với 5 nhân viên, sau nhiều năm hoạt động kinh doanh, số lượng đội ngũ công nhân viên đã tăng và số nhân viên có trình độ đại học đạt 80% trong công ty
Hiện tại công ty có 2 cổ đông sáng lập công ty và có 20 cổ đông khác giữ một số lượng không nhỏ cổ phần trong công ty, thể hiện sự tin tưởng của cổ dông đối với hoạt động của công ty.
Nhưng cũng có những khó khăn là công ty mới cổ phần hóa nên có nhiều cổ đông tuy trình độ năng lực có hạn nhưng giữ một phần không nhỏ cổ phần nên còn gây cản trở hoạt động của công ty. Do sự phát triển tuy là ổn định nhưng thu nhập của nhân viên chưa thực sự cao do đó chưa cá nhiều chính sách thu hút nhân tài, và chưa tạo được điều kiện thích hợp để giúp đỡ nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn như cử đi đào tạo, mà chủ yếu là mỗi nhân viên phải tự mình nâng cao trình độ của mỗi người.
4. Những đặc điểm về nguồn vốn trong công ty
Do những năm đầu thành lập nên công ty có số lượng vốn nhỏ, và hoạt động theo sự chỉ đạo của nhà nước nên nguồn vốn và cơ cấu vốn không có gì khác so với các công ty nhà nước
Khi mới thành lập công ty có số vốn là :
Tổng nguồn vốn thành lập là 1.714.200.000 đồng
trong đó vốn cố định là 1.444.900.000 đồng
vốn lưu động là 269.700.000 đồng
Sau 12 năm hoạt động đến năm 2006 công ty cổ phần hóa có số vốn như sau :
vốn điều lệ : 2,9 tỷ đồng
vốn khác : nguồn vốn kinh doanh và các quỹ : 2.000.307.644 đồng
II. Nghiên cứu thị trường Đài Loan phục vụ cho xuất khẩu của công ty PROCOM
1. Đặc điểm của thị trường Đài Loan
Thị trường Đài Loan rất đa dạng, có thể nhập khẩu rất nhiều hàng hóa của Việt Nam, nhất là hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Một số mặt hàng lợi thế của Việt Nam như: Gốm sứ, hoa quả, cà phê, chè, giấy, sản phẩm giấy, gỗ, sản phẩm gỗ, máy điện, thiết bị điện, cao su, sản phẩm cao su, hàng may mặc...
Nét nổi bật nhất ở thị trường này là có rất nhiều DN nhập khẩu phục vụ cho việc tái xuất sang nước thứ ba, nhất là các sản phẩm chế biến. Để thâm nhập được vào hệ thống này, một yêu cầu bắt buộc DN Việt Nam phải nhanh chóng nâng cao chất lượng hàng hóa, mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng,
Nhằm đẩy mạnh XK sang thị trường Đài Loan những năm sắp tới, DN Việt Nam phải tự đổi mới mình, nhất là các DN nhỏ và vừa. Đầu tiên, DN cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới cách quản lý làm ăn manh mún, không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Các DN chú trọng hơn nữa đến công tác xúc tiến thương mại, đánh giá đúng và hiểu rõ những đặc điểm của thị trường Đài Loan, từ đó định hướng đúng cho việc cung ứng hàng hóa phù hợp. Hàng năm Đài Loan tổ chức nhiều hội chợ triển lãm nhằm giới thiệu hàng hóa của các nước, vì vậy các DN nên tìm hiểu kỹ và tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành phù hợp với ngành nghề để vừa tiết kiệm, vừa có hiệu quả cao trong quảng bá hàng hóa. Để xây dựng được các mặt hàng XK có chất lượng và khối lượng cao tại thị trường Đài Loan, các DN cần nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa, tạo ra nhiều mẫu mã mới, đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của nhiều nước. DN Việt Nam cần trao đổi, học tập và lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp Đài Loan, từ đó cải tiến mẫu mã hàng hóa, đáp ứng các nhu cầu cụ thể của từng mặt hàng mà đối tác yêu cầu, trên cơ sở đó đẩy mạnh hàng hóa XK của Việt Nam.
DN Đài Loan luôn đánh giá cao các sản phẩm được chuẩn bị tốt ở khâu đóng gói cũng như tính thuận tiện của bao bì mỗi sản phẩm. Đây là những nhược điểm của hàng hóa Việt Nam, vì vậy các DN phải hết sức quan tâm đến đặc điểm này.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của Thương vụ Việt Nam ở Đài Loan trong thời gian tới. Hiện Thương vụ đang kết hợp với Vụ Châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Thương mại) và VCCI tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại nhằm tạo dựng tốt hình ảnh thương mại Việt Nam tại Đài loan. Trong chương trình xúc tiến thương mại, quan điểm của Thương vụ là nên có sự phối kết hợp thông qua chương trình xúc tiến trọng điểm quốc gia: ví dụ như để một đơn vị đứng ra làm đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư nhằm tạo ra và làm nổi bật hình ảnh Việt Nam trong cách đánh giá và nhìn nhận của giới doanh nhân Đài Loan, tránh tình trạng VCCI tổ chức xúc tiến đầu tư, còn Bộ Thương mại tổ chức xúc tiến thương mại. Nếu tổ chức thống nhất sẽ mang lại hiệu quả cao và thiết thực hơn. Dự kiến, từ nay đến năm 2010, kim ngạch XK của Việt Nam sang Đài Loan có khả năng đạt từ 2 đến 5 tỉ USD.
2. Tầm quan trọng phải nghiên cứu thị trường Đài Loan
Việc nghiên cứu thị trường là cần thiết đối với công ty vì để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, từ nội dung việc nghiên cứu nó đánh giá xem công ty có khả năng xuất khẩu được hay không và xuất khẩu những mặt hàng gì là trọng tâm và thông qua hệ thống phân phối như thế nào
Và vì sao phải nghiên cứu thị trường Đài loan mà không phải là thị trường khác :
+ Thị trường Đài loan là thị trường hiện tại của công ty, Đài Loan là một bạn hàng lâu năm và cũng là bạn hàng lớn của công ty
+ Đài loan là nước có lượng xuất khẩu gỗ lớn và nổi tiếng trên thế giới và là nước có thương hiệu hàng gỗ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng
+ Đài loan hiện đang là một nước phát triển nhanh của châu á, khi công ty thiết lập được mối quan hệ làm ăn thì hoạt động xuất khẩu của công ty có tính lau bền. Nhưng thị trường Đài Loan là một thị trường khó tính do vậy công ty phải xây dựng được uy tín và đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn của bạn hàng. Và khi đã xuất khẩu được sang thị trường Đài loan thì có thể dễ dàng xuất khẩu sang thị trường khác
3. Nội dung nghiên cứu thị trường Đài Loan
a. các vấn đề cần nghiên cứu
Công ty muốn nghiên cứu thị trường Đài loan phải nghiên cứu các nội dung sau :
Sự phát triển của thị trường:
Đài loan có một nền kinh tế tư bản năng nổ với sự chỉ đạo đáng kể của nhà nước trong lãnh vực đầu tư và ngoại thương, và nhà nước cũng có phần sở hữu trong một số ngân hàng và xí nghiệp kỹ nghệ lớn. GNP tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm suốt ba thập niên vừa qua. Tăng trưởng xuất khẩu thậm chí còn nhanh hơn và đã cung cấp lực đẩy cho công nghiệp. Nông nghiệp góp 4% GDP. Đài loan hiện xếp hạng thứ 13 trong số các quốc gia thương mại lớn. Các ngành công nghiệp cần nhiều lao động kiểu cổ đang từng bước được thay thế bởi những ngành công nghiệp cần nhiều vốn và công nghệ. Đài loan đã trở thành nhà đầu tư lớn ở Trung quốc, Thái lan, Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam. Thị trường lao động chặt chẽ đã cuốn hút nhiều lao động từ nước ngoài, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp.
+ Trước thập niên 60 Đài loan là nền kinh tế nông nghiệp
+ Sau thập niên 70 Đài loan nhờ vào những dự án tài trợ của nước ngoài và phát triển mạnh ngành công nghiệp nặng
+ Thập niên 80 đánh dấu thời kỳ tăng trưởng mạnh của ngành công nghệ xe hơi và công nghệ điện tử
Và điều quan trọng là Đài Loan có hơn 55% tuyển dụng trong ngành dịch vụ
Đặc điểm sản phẩm của thị trường
Các đặc điểm nổi bật của thị trường Đài Loan :
Đài Loan là một thị trường đầy tiềm năng đối với hơn 22.700.000 người. Trong đó thu nhập được ước tính khoảng 14.000USD/ tháng. Và hàng năm nhập khẩu hàng nghìn loại hàng hoá các loại. Điều này tạo nên một nhu cầu rất lớn trong tiêu dùng.
Và Đài Loan còn là một nước tái xuất lớn trên thế giới, Đài Loan từ rất lâu đã nổi tiếng trên thế giới về mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Nhưng thị trường Đài Loan cũng là thị trường cạnh tranh rất cao vì Đài Loan là một nước tái xuất nên có vô số nhà cung cấp lớn nhỏ hầu hết các quốc gia trên thế giới, vì vậy mức độ cạnh tranh rất gay gắt. Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và giá cả là hai yếu tố cơ bản nhất. Nhưng không thể tính đến các yếu tố khác như : nhãn hiệu hàng hoá, mẫu mã, kiểu dáng, bao bì sản phẩm... Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhiều khi nằm ở điểm yếu ở các yếu tố trên tuy không cơ bản nhưng cũng không dễ khắc phục
Hiện nay Đài Loan là một nước phát triển rất nhanh nên có tính thống nhất và ổn định của hệ thống kênh phân phối: Nếu như không dựa vào hệ thống kênh phân phối này thì không thể đưa hàng hoá vào thị trường này được. Và nếu như không hiểu hết về hệ thống phân phối tại Đài Loan thì doanh nghiệp không thể phát triển sản phẩm tại thị trường cũng như làm tăng kinh ngạch xuất khẩu.
Và Đài Loan còn có rất nhiều các hiệp hội kinh doanh có vai trò lớn trong việc hướng dẫn và phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp, và bảo vệ lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp Đài Loan.
Tính chuẩn và thống nhất của sản phẩm đưa vào thị trường Đài Loan: đối với thị trường Đài Loan các doanh nghiệp phải tạo được ngay ấn tượng và uy tín từ khi mới bắt đầu mối quan hệ hợp tác. Hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Đài Loan phải đúng quy chuẩn, đảm bảo đúng thời hạn và không phương hại tới lợi ích kinh tế của các công ty Đài Loan. Vì vậy cho thấy ta chỉ nên chủ lực lựa chọn đầu tư vào một số mặt hàng và ngành hàng cụ thể chứ không nên dàn trải
Thị hiếu người tiêu dùng Đài Loan: Muốn thành công trên thị trường Đài Loan thì phải tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng Đài Loan. Hàng hoá trên thị trường Đài Loan rất đa dạng về chủng loại, và phù hợp với mọi tầng lớp người tiêu dùng theo kiêu “ tiền nào của ấy” với những mặt hàng phục vụ người có thu nhập cao, thu nhập trung bình và thu nhập thấp.Tại thị trường Đài Loan, yếu tố giá cả có sức cạnh tranh hơn cả chất lượng, nhưng mẫu mã quyết định tất cả. Điều đó giải thích tại sao những sản phẩm xuất xứ từ một số nước có chất lượng kém hơn so với hàng hoá khác vẫn có chỗ đứng trên thị trường Đài Loan. Do vậy đa dạng hoá mặt hàng, và thường xuyên cải tiến mẫu mã là cách tốt nhất để giữ và phát triển thêm thị phần ở nước này. Người Đài Loan ưa sự thay đổi mẫu mã thường xuyên và rất coi trọng mẫu mã của sản phẩm, điều đó tạo nên áo lực lớn cho doanh nghiệp các nước xuất khẩu. Do vậy, các nhà cung cấp phải luôn đưa ra những sản phẩm với mẫu mã đổi mới và cải tiến liên tục.
Do có những mức thu nhập khác nhau nên sẽ có những tầng lớp khác nhau về nhu cầu hàng hoá.Và đối với mỗi cấp khác nhau thì yêu cầu sản phẩm phải có giá vừa phải, chất lượng mẫy mã tương đối và có thể chấp nhận được
- Đặc điểm kênh phân phối trên thị trường :
Thị trường Đài Loan là một thị trường phát triển có tính thống nhất và ổn định về hệ thống phân phối. Người dân Đài Loan vẫn có thói quen đi chợ hay mua đồ tại những cửa hàng có uy tín. Do vậy khi muốn thâm nhập vào thị trường Đài Loan doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ và lựa chọn được nhà phân phối có uy tín và đảm bảo được số lượng và quy cách hàng hoá đúng theo yêu cầu của họ.
- Các quy định về nhập khẩu sản phẩm vào thị trường đó
+ nhãn mác :Hầu hết các hàng hoá khi nhập khẩu vào Đài Loan đều phải tuân thủ theo quy định về nhãn mác của các cơ quan chuyên ngành trừ những mặt hàng hoá được hải quan miễn trừ theo quy định của quy chế hải quan cho phép. Các hàng hoá phải đính mác rõ ràng tại những nơi quy định để có thể nhận biết rõ rệt về nước sản xuất ra hàng hoá đó cũng như hàm lượng các chất làm ra sản phẩm đó.
+ Bao bì, đóng gói : Đối với một số mặt hàng như thực phẩm phải được đóng gói bao bì cẩn thận và theo yêu cầu của Đài Loan, nếu như có một sai sót nào trong việc đóng gói cũng như trong bao bì thì hàng hoá sẽ được gửi trả lại cho doanh nghiệp và các điều khoản này sẽ được ghi trong hợp đồng kinh tế.Và một điều chú ý đó là các biện pháp bảo vệ đối với thời tiết.
+ Nhãn hiệu, thương hiệu : Hàng hoá nhãn mác giả sẽ bị tịch thu và tiêu huỷ. Nhãn hiệu giả là nhãn hiệu giống, hầu như khó phân biệt so với nhãn hiệu đã đăng ký. Các nhãn mác hoặc sao chép, bắt chước một nhãn mác đã đăng ký bản quyền và lưu ký tại hải quan sẽ bị thu giữ, tịch thu hoặc tiêu huỷ. Hải quan sẽ bảo hộ các lô hàng mang thương hiệu đã lưu ký theo các quy định của Hải quan. Đối với nhãn mác đối với hàng nhập khẩu vào Đài Loan phải ghi tên xuất xứ tại một vị trí dễ thấy, và không được phai mờ tuỳ theo bản chất của hàng hoá cho phép, phải ghi bằng tiếng anh và tiếng trung.Và phải theo đúng quy định của pháp luật Đài Loan.
b. Các nguồn dữ liệu để phân tích
Có 2 nguồn dữ liệu mà chúng ta có thể sử dụng trong phân tích thị trường Đài loan đó là : nguồn dữ liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp
- Nguồn dữ liệu sơ cấp : công ty có thể thuê một công ty nghiên cứu thị trường nghiên cứu thị trường Đài Loan sau đó lấy dữ liệu cần thiết cho công ty, hoặc công ty trực tiếp nghiên cứu thị trường Đài Loan.Hiện tại có rất ít thông tin về thị trường Đài loan tại Việt Nam nhưng cố một viện khoa học đã nghiên cứu rất nhiều về mối quan hệ giữa thị trường Đài Loan và thị trường Việt Nam đó là viện nghiên cứu Đông Bắc Á. Các doanh nghiệp quan tâm đến thị trường Đài Loan có thể đến đó tham khảo các thông tin hay tìm hiểu về các công trình nghiên cứu của viện về thị trường Đài Loan để tham khảo.
- Nguồn dữ liệu thứ cấp : là những dữ liệu có thể lấy thôngqua các cuộc hội thảo về thị trường Đài Loan tại Việt Nam, trên internet,...Hiện nay có rất nhiều cuộc hội thảo nhằm rút những kinh nghiệm của Đài Loan để Việt Nam học hỏi như kinh nghiệm đổi mới ra nhập WTO trước đây, hay những cuộc hội thảo tạo điều kiện cho các công dân Việt Nam sang làm việc tại Đai Loan, hay có thể là hội thảo Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Đài loan....
c. Mục tiêu nghiên cứu thị trường Đài Loan
Nhìn vào thực trạng của công ty hiện nay ta có thể nhận thấy rằng thị trường xuất khẩu của công ty PROCOM chủ yếu là xuất khẩu đồ gỗ thủ công mỹ nghệ sang một số nước như Đài loan, Nhật Bản ...thông qua trung gian hay trực tiếp xuất khẩu, tuy nhiên lượng tiêu thụ còn kém.
Có thể nói rằng từ khi thành lập đến nay thị trường truyền thống của công ty là thị trường Đài loan. Ta nhận thấy thị trường Đài loan là một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng đối với công ty nhưng công ty vẫn chưa thể phát huy hết khả năng của mình. Do vậy công ty nhận thấy cần phải nghiên cứu rõ thị trường này để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển hơn nữa mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Đài Loan.
d. Dung lượng thị trường Đài Loan
- Môi trường kinh tế
GDP: tính theo sức mua tương đương (PPP) - 631,2 tỉ USD (2005)
GDP - tỉ lệ tăng trưởng thực: 4,6% (2006)[1]
GDP - bình quân đầu người (PPP) - 27.600 USD (2005.)
GDP - theo lĩnh vực: Nông nghiệp: 1.6%, công nghiệp: 29.3%, dịch vụ: 72.7% (2005)
Dân sô sống dưới mức ngèo: 0,9% (2005.)
Tỉ lệ lạm phát (theo giá tiêu dùng) : 2.3% (2005.)
Lực lượng lao động: 10,6 triệu (2005)
Lao động nghề: dịch vụ 58.2%, công nghiệp 35.8%, nông nghiệp 6% (2005.)
Tỉ lệ thất nghiệp: 4.2% (2005.)
Xuất khẩu: 170,5 tỉ USD (2004.)
Đài Loan là một nước có nền kinh tế phát triển đứng thứ 13 trên thế giới về công nghệ thông tin.Và là một nước tái xuất rất nhiều mặt hàng hoá trong đó mặt hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ là mặt hàng tái xuất lớn. Do luồng di chuyển hàng hoá và dịch vụ vào Đài Loan là rất lớn, đa dạng và đa chiều. Đài Loan nhập khẩu và xuất khẩu rất nhiều loại hàng hoá khác nhau trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau, mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu lại chiếm tỷ trọng khác nhau.
Bên cạnh việc Đài Loan là một nước xuất khẩu nhiều nhưng cũng là một nước nhập khẩu nhiều với xuất khẩu 170,5 tỷ USD ( năm 2004) , nhập khẩu 181,6 tỷ USD ( năm 2005)
Về nhập khẩu Đài Loan khuyến khích nhập khẩu các loại hàng hoá thiết yếu như là gạo, rau xanh..., nhằm phục vụ nhu cầu cho người tiêu dùng. Và với mức thu nhập chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội thì việc nhập khẩu các hàng hóa giá rẻ là một điều hết sức cần thiết đối với các loại hàng hoá tiêu dùng
* Môi trường chính trị luật pháp
Đài loan là một đảo nhở tách ra từ trung quốc nên có một số quốc gia trên thế giới vẫn chưa công nhận Đài Loan là một nước độc lập. Nhưng hệ thống pháp luật của Đài Loan vẫn có những đặc điểm chính sau:
Những cơ quan chính trong chính phủ gồm Phủ Tổng thống; Quốc hội (hội đồng hiến pháp); và năm cơ quan điều hành là Lập pháp (Quốc hội); Hành pháp (Nội các); Tư pháp (cơ quan luật pháp ở cấp cao nhất của nhà nước); Viện Giám sát (đặc trách giám sát Công vụ); và cơ quan Kiểm sát (đặc trách buộc tội, phê bình và kiểm toán.) Thủ tướng và phó thủ tướng cầm đầu nội các. Các thành viên trong nội các không do dân bầu mà được chỉ định.
Ngoài ra Đài Loan còn có cả một điều luật bảo về người tiêu dùng, trong đó có nêu rõ các quyền mà ngưòi tiêu dùng được hưởng, và những chế phạt cho những doanh nghiệp vi phạm lợi ích của người tiêu dùng- Bộ luật được ban hành năm 1994 và có hiệu lực thi hành bắt đầu từ tháng 3/1994.
* Môi trường văn hóa
Dân số của Đài Loan bao gồm: 22.700.000 người.
Ngôn ngữ: Tiếng phổ thông (chính thức), Minna (Người Phúc Kiến – Đài Loan), thổ ngữ Hakka.
Tôn giáo: Lão giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo.
Thành phần sắc tộc: Người Đài Loan (84%), người từ Hoa Lục (14%), thổ dân (2%)
Tuổi thọ: 80 tuổi (nữ), 74 tuổi (nam).
Giáo dục phổ cập: 94%.)
Với đặc điểm thành phần dân tộc và tôn giáo trên do vậy người Đài Loan có nhiều đặc điểm với người dân Việt Nam và Trung Quốc, đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi nắm bắt tâm lý người tiêu dùng. Do vậy người Đài Loan rất thích màu sắc và sự cầu kỳ trong hoa văn họa tiết. Có nghĩa là người Đài Loan rất coi trọng mẫu mã. Yêu cầu về chức năng sản phẩm nhưng thói quen sản phẩm được đánh giá là “mẫu mã đẹp và chất lượng tốt”. Đối với người Đài Loan họ có thể chấp nhận trả cao hơn rất nhiều lần cho một sản phẩm có mẫu mã đẹp mặc dù chất lượng không phải là hoàn hảo so với sản phẩm cùng loại. Người Đài Loan luôn cho rằng mẫu mã đẹp có thể làm tăng giá trị cho sản phẩm và thể hiện khiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng. Mẫu mã đẹp sẽ tương đương với việc đánh giá danh tiếng của sản phẩm. Bất kể đó là loại đắt hay rẻ tiền nhưng nó được điều tiết bởi sở thích và ý muốn trưng bày cho người khác xem và thưởng thức và thể hiện cái thẩm mỹ của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó người tiêu dùng Đài Loan còn rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Và quan niệm cũng có rất nhiều nhưng chất lượng thể hiện ở nguồn gốc sản phẩm, về các yêu cầu đảm bảo bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đã có rất nhiều hàng hoá của Việt Nam bị cấm xuất khẩu sang Đài Loan hay bị trả lại do đã có sự thiếu sót về thành phần các chất trong thực phẩm. Vì vậy khi thâm nhập vào thị trường Đài Loan cần hiểu rõ các điều kiện về hàng hoá và các yêu cầu của nó.
Ngoài ra còn phần đông người tiêu dùng có tâm lý “ tiền nào của ấy” . Vì vậy khi quyết định mua một sản phẩm nào đó thì ngoài yêú tố trên còn có yếu tố giá cả của sản phẩm. Giá cả sẽ quyết định đến họ sẽ mua sản phẩm đó như thế nào? Và tuỳ từng đối tượng khách hàng mà ta đặt giá sản phẩm cho phù hợp với thu nhập của tâng lớp người tiêu dùng.
CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT VỚI CÔNG TY PROCOM
1. Nghiên cứu và nắm vững hệ thống luật của Đài Loan
Mặc dù nhu cầu về thị truờng hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ ở Đài Loan rất lớn và đặc biệt Đài Loan là một thị trường tái xuất lớn trên thế giới về mặt hàng này nhưng tại Việt Nam công ty cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Và họ có rất nhiều chiến lược nghiên cứu thị trường nên có thể phát hiện ra nhu cầu trước và nhanh hơn công ty. Vì thế việc nghiên cứu, học hỏi đồng thời phát hiện điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là một nội dung cần thiết được đưa vào công tác nghiên cứu thị trường. Để tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể nghiên cứu dựa trên một số các tham số cơ bản sau :
Sản phẩm : Mặt hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ được sản xuất tại các hãng khác nhau sẽ có mẫu mã và chất lượng khác nhau và giá thành cũng sẽ khác nhau do nguyên liệu đầu vào thay đổi giữa các nguồn đầu, do nguyên vật liệu cũng khác nhau và mẫu mã cũng sẽ khác nhau. Trong việc nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, công ty cần tìm hiểu thêm mẫu mã, các ưu điểm của sản phẩm, từ đó có thể cập nhật mẫu mã mới cũng như có thể đưa ra các mẫu mã cạnh tranh hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Thị trường của các đối thủ cạnh tranh: thực chất nghiên cứu thị trường của đối thủ cạnh tranh là việc xác định thị phần của họ. Qua việc nghiên cứu này, các doanh nghiệp có thể xác định lượng tiêu thụ và mức gắn bó của họ với thị trường. Việc nghiên cứu thị trường mà các đơn vị có thể khai thác đòi hỏi phải được tiến hành lâu dài, kiên trì kết hợp với phương pháp quảng cáo để khơi dậy được tiềm năng của thị trường.
Giá cả của đối thủ cạnh tranh : với các mặt hàng mà nhu cầu thể hiện rõ ràng, giá cả trở thành một vấn đề quyết định tới cạnh tranh. Khi đó các doanh nghiệp không thể bỏ qua việc nghiên cứu đánh giá cả cùng với các dịch vụ sau bán hàng của các đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra một mức giá phù hợp với sản phẩm của mình .
2. Đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng của mặt hàng
Thị trường Đài Loan là một thị trường khó tính, để vào được thị trường đó, công ty không những phải nắm vững nhu cầu của thi trường, thị hiếu của người tiêu dùng và đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả mà điều quan trọng không kém là phải thông thạo hệ thống pháp luật của Đài Loan, nắm được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu. Hệ thống luật về yêu cầu đối với các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Do đó để tiếp cận với pháp luật công ty có thể tìm hiểu thông tin qua internet, sách báo, sự trợ giúp của các cơ quan ngoại giao, cơ quan nhà nước...Ngoài ra, công ty cũng nên sử dụng dịch vụ tư vấn, mô giới của các công ty có uy tín, sử dụng luật sư khi ký kết hợp đồng với các công ty Đài Loan
3. Lựa chọn mức giá tối ưu
Giá cả là một yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ trên thị trường Đài Loan. Trên thực tế ở Việt Nam, giá bán các đơn vị phụ thuộc nhiều vào giá bán của đối thủ cạnh tranh và luôn thay đổi. Trong kinh doanh, đành rằng giá cả là một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Song khi giá cả quá thấp cũng có thể đưa tới sự ngờ vực của họ về sản phẩm của các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng mây tre đan.
Mục tiêu của nghiên cứu giá cả trước hết phụ thuộc vào sản phẩm của công ty cũng như sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cùng mức giá các đối thủ đưa ra. Đối với mặt hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, đặc điểm chung của các sản phẩm là các hàng khảo giá hay hàng mua sắm, nghĩa là khi lựa chọn sản phẩm, các khách hàng sẽ đưa ra sự so sánh giữa các sản phẩm khác nhau để lựa chọn trên cơ sở những ưu điểm của sản phẩm và mức giá của những nhà xuất khẩu khác nhau. Một số sản phẩm có đặc điểm đồng nhất, khi đó giá cả trở lên quan trọng và doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu các mức giá khác nhau trên thị trường. Ngược lại một số sản phẩm là các hàng khảo giá không đồng nhất. Đối với các sản phẩm này, đặc tính ưu việt của hàng hoá sẽ quyết định tới giá cả và các doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách linh hoạt giá cả với các sản phẩm khác nhau của mình.
Việc xác định giá cả còn phụ thuộc vào điều kiện giao hàng trong trường hợp xuất khẩu trực tiếp, thông qua kênh trung gian. Nghĩa là giá bán cũng bao gồm cả việc bảo hiểm hoặc phí vận tải hàng hoá.
Nghiên cứu, xác định giá cả trong hoạt động xuất khẩu là một mục tiêu rất quan trọng và phải được tiến hành rất thường xuyên, nhất là đối với các sản phẩm đồng nhất với đối thủ cạnh tranh. Một điều cần chú ý nữa trong việc xác định giá cả là doanh nghiệp phải có đầy đủ thông tin cần thiết trước khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài.
4. Áp dụng các phương pháp kỹ thuật mới để đa dang hóa các mặt hàng
Thị hiếu của khách hàng về sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ rất đa dạng và có sự khác nhau giữa các thị trường. Đặc biệt là thị trường Đài Loan, người tiêu dùng khá coi trọng mẫu mã của sản phẩm. Trong khi đó, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam lại bị khách hàng nước ngoài coi là nghèo nàn về mẫu mã, nhiều doanh nghiệp phải gia công mẫu theo hợp đồng của nước ngoài. Do dó công ty cần trú trọng hơn đến việc thay đổi mẫu mã sản phẩm để đáp ứng hơn nữa thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường nước ngoài nói chung và trên thị trường Đài Loan nói riêng.
Bên cạnh đó muốn xây dựng được mặt hàng chiến lược phải dựa trên những thế mạnh đó là nguyên liệu, nguồn lao động và có thị trường. Qua nghiên cứu chiến lược kinh doanh cho mặt hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải xác định cho mình thế mạnh cả ở đầu vào và đầu ra.
- Về mặt nguyên liệu, nguồn lao động : Đối với hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ thì nguồn nguyên liệu đã có sẵn trong nước và nguồn lao động dồi dào. Cụ thể là một số tỉnh như Nam Định, Hà tây.... Tại những vùng này là cả một đội ngũ lao động lành nghề. Cũng ở vùng này sinh ra các nghệ nhân tài hoa với đôi tay vàng đã tạo ra những sản phẩm độc đáo nổi tiếng ở cả trong và ngoài nước.
Trên cơ sở những mặt hàng chính đã được xác định là việc nâng cao chất lượng hàng hoá và đa dạng hình thức mẫu mã để thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu thị trường Đài Loan. Thực ra đối với mặ hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ thì chất lượng và hình thức có tầm quan trọng tương đương nhau. Muốn tăng kinh ngạch xuất khẩu mặt hàng cần chú trọng đến cả hai. Chất lượng hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu. Thực tế cho thất hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung có mẫu mã đẹp và chất lượng hàng tốt, nhưng hàng hoá bị xuống cấp nhanh chóng khi thay đổi thời tiết khí hậu. Một vấn đề hết sức khó khăn là để đảm bảo chất lượng của hàng hoá thì cấn có một nguồn nguyên vật liệu ổn định, mà thị trường Việt Nam ngày càng khó khăn về nguyên vật liệu gỗ do đã khai thác bừa bãi nên không có quy hoạch cụ thể cho tương lai.Bên cạnh đó là quy trình xử lý nguyên vật liệu phải đảm bảo, phải xử lý thật kỹ từ khi còn là nguyên vật liệu thô.
Bên cạnh những việc nâng cao chất lượng là việc cải tiến mẫu mã hình thức. Đối với mặt hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ thì việc cải tiến mẫu mã không đòi hỏi tốn kém lại dễ thực hiện, chỉ cần thay đổi hoạ tiết hoa văn hay là thêm những màu sắc phong phú cho các sản phẩm. Từ đó tạo nên sức hấp dẫn với người tiêu dùng Đài Loan cũng như những công ty tái xuất khẩu tại Đài Loan.
5. Mở rộng nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiếm thị trường mới và giữ vững thị trường hiện có
Để xuất khẩu thành công sang thị trường Đài Loan là một điều không hề đơn giản. Bên cạnh đó là việc xuất khẩu bằng hình thức nào là một vấn đề cần được xem xét kỹ. Áp dụng những phương pháp kỹ thuật mới để tìm kiếm khách hàng. Doanh nghiệp phải nắm bắt được nhu cầu thị trường trên cả 3 mặt : nhu cầu đó xuất hiện ở đâu ? Nhu cầu đó xuất hiện khi nào ? Quy mô thị trường là bao nhiêu và quy mô có tồn tại bền vững hay không? Để xác định được tham số đó trên thị trường Đài Loan, công ty cần phải tập trung một số vấn đề :
- Trào lưu tiêu dùng xuất hiện trên thị trường Đài Loan của từng khu vực thị trường đồ gỗ thủ công mỹ nghệ , điều này rất quan trọng bởi lẽ trong các mặt hàng tiêu dùng thông thường, hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ thoả mãn nhu cầu cao cấp hơn và nhu cầu thưởng thức cái đẹp. Do đó, nhu cầu về mặt hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ phụ thuộc nhiều vào trào lưu đặc tính tiêu dùng của từng khu vực thị trường.
- Thu nhập của khách hàng: cũng bởi không phải mặt hàng tiêu dùng thiết yếu nên đối khi nhu cầu của hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ không tỏ ra bức thiết lắm đối với người tiêu dùng. Họ có thể rất thích nhưng không mua vì túi tiền hạn hẹp.
- Gia đình : một số sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ phục vụ cho nhu cầu cá nhân nhưng đa số các sản phẩm này có giá trị cao phục vụ nhu cầu gia đình như bàn ghế, tủ .... Nghiên cứu gia đình xác định được khung cảnh sống của gia đình, tầng lớp xã hội của gia đình đó, từ đó công ty có thể đánh giá được là các mặt hàng kinh doanh có phù hợp với các yếu tố trên hay không và như vậy có thể kết luận rằng thị trường có chấp nhận các sản phẩm của công ty hay không, nếu không thì làm thế nào cho phù hợp.
Công ty có thể làm rõ các vấn đề trên bằng cách thông qua các phương tiện như : Truyền hình, đài báo, internet...
KẾT LUẬN
Việc xuất khẩu hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ sang thị trường Đài Loan thành công sẽ là yếu tố giúp nâng cao uy tín của công ty, hơn nữa trong quá trình từng làm việc với đối tác Đài Loan, công ty sẽ học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm quản lý, tiếp cận với những thi hiếu của người tiêu dùng Đài Loan, là một trong những người tiêu dùng khó tính sẽ giúp công ty cải thiện được sản phẩm ngày càng cạnh tranh hơn. Tương lai thị trường đồ gỗ thủ công mỹ nghệ Đài Loan vẫn là một trong những thị trường quan trọng đối với xuất khẩu hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu đặt ra trong thời gian tới việc nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu thị trường Đài Loan phục vụ hoạt động xuất khẩu đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của công ty PROCOM” là rất cần thiết.
Dựa trên cơ sở lý luận chung về nghiên cứu thị trường và những hoạt động thực tiễn xuất khẩu của công ty. Qua đề tài này em trình bày những hiểu biết của mình về công ty. Đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của công ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ sang thị trường Đài Loan. Em hi vọng rằng ý kiến của mình sẽ đóng góp phần nào đó vào phương hướng xuất khẩu hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của công ty trong thời gian tới. Với kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn trong bài viết còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ởn TS. Mai Thế Cường – Giáo viên hướng dẫn thực tập và anh Hoàng Hà- Phòng kinh doanh của công ty, đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua, tạo điều kiện cho em hoàn thành thời gian thực tập.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Công ty cổ phần kinh doanh vật tư kỹ thuật, báo cáo kết quả kinh doanh
2.Công ty cổ phần kinh doanh vật tư kỹ thuật, giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty.
3. Công ty cổ phần kinh doanh vật tư kỹ thuật, hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4. Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyên lý marketing, NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.
5. PTS. Nguyễn Văn Cao, Marketing quốc tê, NXB Giáo Dục, Năm 1999
6. Đinh Xuân Toàn, Thương mại Việt Nam- Đài Loan, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, năm 2006
7.Trang web :
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: kinh tế châu á, 5/2006
http:// Moi.gov.vn, kinh tế Đài Loan có thể tăng trưởng 4,31% năm 2006
Việtbao.com.vn, kinh tế Đài Loan -thứ 4 23 tháng 7 năm 2003
Bayvut.com, tư liệu Đài Loan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11214.doc