Chuyên đề Nguồn vốn cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội. Thực trạng và giải pháp"

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội có vị trí quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Là một trong Ngân hàng thương mại kinh doanh đa năng. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội có nhiệm vụ quan trọng là cho vay vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Thủ đô. Là một sinh viên thực tập tôi đã có điều kiện và thời gian tìm hiểu nghiên cứu hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Mặc dù kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế, nhưng tôi cho rằng công tác tìm kiếm các nguồn vốn cho vay trung và dài hạn là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Nếu thực hiện tốt công tác này Ngân hàng sẽ đảm bảo được nguồn vốn cho kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu về nguồn vốn trong xã hội để đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian thực tập bản thân còn có nhiều sai sót trong cả cách làm việc, phương pháp tiếp cận công việc, số liệu. nên luận văn chưa được hoàn thiện ở mặt này mặt khác. Vì vậy rất mong có ý kiến đóng góp của mọi người. Sự tin tưởng và hi vọng của bản thân về một Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trong tương lai: "Luôn luôn giữ hình ảnh mình là một Ngân hàng kiểu mẫu".

doc85 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nguồn vốn cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội. Thực trạng và giải pháp", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm 2000: 91,42%, Năm 2001: 94,04% tổng nguồn. Điều này cho thấy tỉ trọng nguồn vốn đi vay Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giảm dần trong các năm. Biểu đồ cơ cấu huy động vốn: Những số liệu trong Bảng 01 cho thấy sự cố gắng vượt bậc của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. Nguồn vốn chi nhánh tăng lên đáng kể trong các năm không những về con số tuyệt đối mà về giá trị tương đối, cơ cấu của nó cũng biến động theo hướng tích cực. Vậy để thấy rõ hơn về nó ta đi nghiên cứu xem vay Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam gồm những khoản mục gì từ đó để đánh giá rõ hơn về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 1.1. Vay Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là Ngân hàng trung ương của chi nhánh, là Ngân hàng mẹ nhằm tạo điều kiện để các Ngân hàng chi nhánh phát triển. Với sự kiểm soát và đốc thúc các chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh, thành phố hoạt động thì việc cho vay đối với các chi nhánh là nhiệm vụ của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đi vay Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chủ yếu là nguồn tài trợ uỷ thác đầu tư. Có thể xem Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam như là vai trò gián tiếp giữa nguồn ODA với việc đầu tư vào các dự án trong nước trên mặt pháp lý và giấy tờ, trong khi đó, Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội sẽ có vai trò thực hiện nhiệm vụ áp dụng là cung cấp vốn trực tiếp cho các dụ án. 1999 2000 2001 (Biểu đồ biểu diễn đi vay ngân hàng đầu tư phát triển Việt nam) Có thể chia nguồn đi vay của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam thành: Vay ngắn hạn: Đây là khoản mục tương đối ít khi đi vay Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Năm 1999 vay 4980 triệu đồng chiếm 1,17% trong khoản mục đi vay của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, năm 2000, chi nhánh Ngân hàng đã vay ngắn hạn Ngân hàng Trung ương 31355 triệu đồng, chiếm 12,6% tổng nguồn, đến năm 2001, đi vay 4150 triệu đồng, chiếm 1,86%. Vì sao Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội lại có tỷ trọng đi vay ngắn hạn Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ít như vậy ? Chúng ta có thể trả lời rằng do đặc thù kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội là một Ngân hàng thương mại đi vay để cho vay đầu tư. Vì thế mà sự cần thiết tạo ra nguồn trung dài hạn luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu. Nói như vậy không có nghĩa là hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội là không phát triển, là không hiệu quả. Mà trái lại đã là một Ngân hàng thương mại hiện đại thì bản thân nó có thể phát triển mọi cách thức. Vay trung và dài hạn: Vay trung và dài hạn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là khoản mục chủ yếu. Tuy nhiên trong những năm gần đây khoản mục này cũng giảm đáng kể: Năm 1999 là 259.712 triệu đồng chiếm 60,82% tổng nguồn vốn vay Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam thì đến năm 2000 chỉ là 71.029 triệu đồng và đến năm 2001 là 101.674 triệu đồng. Xu hướng đi vay trung và dài hạn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội không thể mất đi xong do nguồn vốn huy động được ở các nguồn khác (tự huy động ) tăng đáng kể nên nó càng ngày càng giảm. Vốn tài trợ uỷ thác: Đây là nguồn cơ bản xong nó luôn cân đối với việc cho vay của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. Đây là nguồn ODA được tài trợ và uỷ thác đầu tư vào các dự án. Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội sẽ là người nhận vốn đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế. Nguồn này thường được vay bằng USD và từ bảng 02 chúng ta thấy nguồn này giảm trong năm 1999 là 131.343 triệu đồng xong tỷ trọng hay về giá trị tuyệt đối lại có xu hướng tăng trong cơ cấu đi vay Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Nhìn lại một cách tổng quan ta thấy nguồn vốn đi vay Ngân hàng trung ương giảm cũng đồng nghĩa nguồn tự huy động tăng vì tổng nguồn tăng. Một phần nào nói lên được khả năng quản lý, tính chủ động và uy tín của chi nhánh ngày càng tăng lên trong công chúng. 1.2. Nguồn vốn tự huy động: Đây là nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. Bằng công tác quản lý và nỗ lực trong kinh doanh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã tăng nguồn vốn tự huy động của mình lên một cách rõ rệt. Có thể nói, đây là sự phát triển một cách vượt bậc để khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trong thời kỳ đổi mới này. Trong những năm gần đây chi nhánh đã thiết lập được mối quan hệ tốt với khách hàng. Đã tạo được niềm tin tuyệt đối. Mặt khác do những chính sách quản lý, kinh doanh phù hợp kể cả về chi phí, về lãi suất ... và đặc biệt là công tác tuyển mộ nhân viên đã tạo ra cho Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội một cơ sở vững chắc để kinh doanh. Để đánh giá rõ hơn về nguồn tự huy động, chúng ta sẽ đánh giá khoản mục huy động dân cư của chi nhánh để thấy được khả năng thực có và tiềm tàng của chi nhánh và một phần nào đó tự soi tập thể Ngân hàng vào các gương hiểu hiệu nhất đó là: Tính thông dụng và niềm tin trong dân cư. 1999 2000 2001 (Biểu đồ thể hiện huy động vốn trong khoản mục dân cư) Từ bảng cơ cấu các khoản mục trong huy động dân cư cho chúng ta thấy: Khoản mục này tăng đáng kể về số tuyệt đối trong những năm 1999 – 2001, phản ảnh khả năng huy động vốn từ dân cư của chi nhánh là cực kỳ hiệu quả nguyên nhân chủ yếu là do: Uy tín của chi nhánh Ngân hàng ngày nâng cao, chính sách lãi suất, chính sách khách hàng hấp dẫn được coi là vấn đề cốt yếu và ngày càng hoàn thiện. Thể hiện nguồn vốn huy động từ dân cư, năm 1999 là 1.045.187 triệu đồng, đến năm 2000 là 1.403.398 triệu đồng và tăng lên trong năm 2001 là 1.824.240 triệu đồng. Nguyên nhân nguồn huy động từ dân cư tăng lên là do Chi nhánh Hà Nội đã đa dạng hóa hình thức huy động như tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu. Với chính sách lãi suất linh hoạt (trả lãi trước, trả lãi sau); Các kỳ hạn thích hợp và thực hiện chính sách khách hàng hợp lý. Ngoài ra, trong những năm qua đặc biệt là năm 2000 chi nhánh Ngân hàng đã sử dụng hiểu hiệu công cụ kỳ phiếu, đến cuối năm 2000 dư có kỳ phiếu là 457.324 triệu chiếm 32,59% nguồn huy động dân cư chiếm 15,78% tổng nguồn. Nói tóm lại: Nguồn vốn huy động từ dân cư là nguồn vốn chủ yếu trong mảng tự huy động của chi nhánh. Một mặt nói lên khả năng tự huy động của chi nhánh Ngân hàng. Phần 2- tình hình nguồn vốn cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. 1. Vấn đề thứ nhất: Thực trạng về nguồn vốn cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. Chương I chúng ta đã phân tích nguồn vốn cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng được tạo ra: - Các dự án ở trung ương chuyển về - Huy động mới các nguồn trung và dài hạn có kỳ hạn tương hợp với các khoản cho vay. - Kết hợp các nguồn ngắn với nguồn trung và dài hạn để được một nguồn trong giới hạn an toàn thanh khoản, rủi ro lãi suất và một số rủi ro khác. Đây là những cách làm mà Ngân hàng đã có sự lựa chọn. Vì vậy nó phù hợp cho cả lý thuyết và thực tiễn. Bởi lẽ để có nguồn trung và dài hạn mới thì trước hết và hầu hết nó được tạo bởi nguồn mới cùng tính chất với nó. Thứ hai là được biến đổi về nó thông qua 1 nghiệp vụ không quá phức tạp là chuyển đổi kỳ hạn và sự kết hợp giữa chúng nếu thấy cần thiết. Nói tóm lại để tạo ra nguồn mới để cho vay thì Ngân hàng càng cần phải có những điều kiện phù hợp. 2. Vấn đề thứ hai: Trong quá trình hoạt động kinh doanh từ năm 1999 đến nay, chi nhánh nhận thấy chưa bao giờ chi nhánh thiếu vốn cho vay với các dự án xét khả năng về nguồn vốn của mình. Tuy nhiên, có những dự án không được phép vay vốn hay bị huỷ bỏ là do xét thấy dự án không hiệu quả hoặc không đủ điều kiện để vay vốn. Vì vậy thông qua phần 1 chúng ta chúng ta sẽ nhận định lại xem chi nhánh có cần thiết tìm kiếm một nguồn vốn cho vay trung và dài hạn hay không. 3. Vấn đề thứ ba: Trên cơ sở để chi nhánh mở rộng nguồn vốn vay trung và dài hạn như thế nào ? làm sao cho có hiệu quả nhất ? 1.1. Nguồn trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng và phát triển Hà Nội. Trong những năm trước đây do tình hình kinh tế nói chung và tình hình của mỗi một Ngân hàng thương mại nói riêng thì việc tự huy động được nguồn trung và dài hạn bị hạn chế. Trong những năm gần đây việc huy động tuy có chiều hướng khả thi hơn, xong còn gặp rất nhiều khó khăn. việc huy động được nguồn vốn trung và dài hạn trong dân cư là một vấn đề cần bàn. chúng ta phải nhìn vào thực tế, hiện nay tình hình vốn ứ đọng trong dân cư không phải là ít nhưng để huy động được những nguồn đó là những nguồn trung và dài hạn là cực kỳ khó khăn bởi: - Thanh toán qua Ngân hàng còn chưa phát triển nên người dân còn rất xa lạ với hoạt động của hệ thống Ngân hàng và các Ngân hàng thương mại cũng không tận dụng được nguồn thanh khoản khổng lồ này. - Các khoản tiền gửi trung và dài hạn phải là những khoản thu nhập bất thường. Thu nhập của người dân còn thấp nên tích luỹ cũng rất thấp. - Nền kinh tế còn chưa thực sự ổn định nguy cơ khủng hoảng kinh tế hoặc lạm phát … đang còn đe doạ. Vì vậy người dân vẫn chưa thực sự tin tưởng để gửi tiền vào Ngân hàng. Chính sách vĩ mô nhằm huy động tiền gửi còn chưa linh động. Mặt khác, hành lang pháp lý và công nghệ Ngân hàng còn bị hạn chế. Tuy nhiên cái cơ bản nhất là không có phương pháp hiệu quả hơn để nhằm thu hút, dẫn nhập nguồn vốn trung và dài hạn từ dân cư vào hệ thống Ngân hàng thưong mại. Không có những chính sách phù hợp để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại trực tiếp huy động.Vì vậy vấn đề giải quyết được nó không phải là một sớm một chiều. Hiện nay, Ngân hàng thương mại cùng với Ngân hàng Nhà nước cũng đang ra sức tìm kiếm một giải pháp tốt nhất để tạo ra một sức lôi cuốn mãnh liệt từ trong dân nhằm có một nguồn vốn trung và dài hạn để tiếp tục công cuộc cho vay đầu tư phục vụ công cuộc xây dựng đất nước. Lãi suất của đầu tư vào việc mua trái phiếu là được hưởng lãi suất cao. Cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn Lãi suất trái phiếu năm t = lãi suất tiết kiệm 12 tháng năm t + 1%/ năm Được dùng trái phiếu để cầm cố vay vốn của Ngân hàng. Đây là điều kiện rất thuận lợi của người dân. Bởi lẽ nguồn vốn mà người dân đầu tư vào trái phiếu không chỉ hưởng lãi suất mà nó còn được hưởng lợi ích của một nhà đầu tư. Có thể dùng nó để cầm cố tại Ngân hàng. Và đương nhiên họ có thể có lại một số vốn nhất định trong những khoảng thời gian họ cần dùng. Được thanh toán các trái phiếu trước thời hạn với lãi suất thấp hơn lãi suất trái phiếu nghĩa là Ngân hàng sẽ tiến hành mua lại các trái phiếu trước hạn theo thể thức chiết khấu với giá thoả thuận. Việc huy động trái phiếu được Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội xem như là một công cụ hữu hiệu để huy động nguồn vốn trung và dài hạn. Vì vậy Ngân hàng liên tục có đợt phát hành trái phiếu cả bằng VND và USD. Đây là hình thức đa dạng hoá sản phẩm giúp cho các nhà đầu tư có cơ hội lựa chọn phù hợp với khẳ năng và sở thích của mình. Vì vậy mà trong những năm qua (1999 – 2001) Ngân hàng đầu tư đã phát hành được rất nhiều đợt trái phiếu làm tăng tổng nguồn một cách đáng kể. Trong những năm qua trái phiếu kỳ hạn một năm không còn được Ngân hàng phát hành nữa mà thay vào đó phát hành trái phiếu 2 năm, 3 năm và 5 năm để nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Năm 1999 thì tổng doanh số phát hành là cao nhất với con số 135.788 triệu đồng (trong đó có cả VND và USD đã quy đổi). Đây thực sự là một nguồn vốn đầy tiềm năng đảm bảo khả năng cho vay các dự án của Ngân hàng trong điều kiện khan hiếm vốn. Đợt phát hành gần đây nhất là đợt 3 (16/10/2001) với việc phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm kể cả VND và USD. Doanh thu phát hành lên tới 87.425 triệu đồng. Sự thành công của các đợt phát hành trái phiếu là do: Lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất thị trường. Uy tín của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung và Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội nói riêng đã tạo niềm tin cho người gửi tiền vào Ngân hàng Những điều kiện chiết khấu, cầm cố …của trái phiếu đã là động lực thu hút rất lớn đối với nhà đầu tư. Nghiên cứu sâu sắc tâm lý người gửi từ đó đưa ra những cách thức phù hợp nhằm phát hành trái phiếu với cơ cấu kỳ hạn mà ngân hàng mong muốn. Đợt phát hành trái phiếu không nhằm đem lại nguồn vốn cho ngân hàng mà nó rút ra rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân Ngân hàng để từ đó có thể huy động các khoản tiết kiệm, các khoản tiền gửi thời hạn dài trong dân. Theo bản thân tôi những kinh nghiệm cần thiết đó là : + Lãi suất phải hấp dẫn đây có thể xem là điêù kiện tiên quyết để huy động được các nguồn vốn có kỳ hạn dài. Lãi suất phải thoả nguyện cả hai bên khách hàng và Ngân hàng. Lãi suất phải lớn hơn tương đối lợi tức đầu tư mà một khách hàng có thể đầu tư vào một dự án nào đó… + Thời hạn vừa phải : trong giai đoạn tới chỉ nên huy động các khoản tiền gửi hoặc các khoản tiết kiệm có kỳ hạn nhỏ hơn 3 năm để người dân làm quen dần với việc gửi tiền vào Ngân hàng. + Mặt khác ngày càng nâng cao uy tín của Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Phải tạo ra cho bản thân mình một hình ảnh kỳ vọng nhất đối với khách hàng bằng cách là đổi mới công nghệ Ngân hàng, khả năng marketing Ngân hàng và đặc biệt là đội ngũ cán bộ công nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng. 1.2. Biến động vốn trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. Phần trên chúng ta đã nghiên cứu tổng quan về thực trạng biến động nguồn vốn, cũng đã đề cập được sự biến động của nguồn vốn trung và dài hạn. Để thấy rõ hơn và nghiên cứu chi tiết của vấn đề ta sẽ đi sâu phân tích nguồn biến động vốn trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. Qua Bảng 04 ta thấy, nguồn vốn trung dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã tăng lên đáng kể. So với năm 1999, nguồn vốn trung và dài hạn là 254.771 triệu đồng, năm 2000 là 485.271 triệu đồng thì năm 2001 là 339.144 triệu đồng. Trong bối cảnh năm 2001, thị trường vốn trên địa bàn Hà Nội đang ở trong tình trạng khan hiếm thì sự tăng lên của nguồn vốn trung và dài hạn của Chi nhánh Ngân hàng đã là một kết quả thể hiện chiến lược huy động vốn của Chi nhánh rất thích hợp. Đi sâu vào nghiên cứu và phân tích các nguồn vốn tạo nên nguồn vốn trung và dài hạn tại Chi nhánh Hà Nội ta thấy: Trái phiếu : Đây có thể coi là một sản phẩm của Ngân hàng, là công cụ huy động vốn hiệu quả từ dân cư. Huy động vốn bằng trái phiếu được sự nhất trí của Ngân hàng Trung Ương hay nói cách khác kế hoạch của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam để ấn định chỉ tiêu cũng như mệnh giá, kỳ hạn, lãi suất của nó sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên việc huy động nguồn từ trái phiếu đã là một trong những thành công rất đáng tự hào của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. Với việc huy động trái phiếu bằng VND và USD trong những năm trở lại đây Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã vượt mức kế hoạch được giao. Với năm 2000 là năm nổi trội với việc phát hành trái phiếu hai đợt đã thu về 202.075 triệu đồng cho tổng nguồn. Đến năm 2001 thì con số này còn 87.244 triệu đồng. Xu hướng huy động nguồn bằng trái phiếu (VND) ngày càng giảm là do: - Một phần trong năm 2001 đến hạn thanh toán trái phiếu phát hành các năm trước, một phần do nhu cầu nguồn vốn trung dài hạn cần cho đầu tư là ngoại tệ và một phần kỳ hạn của trái phiếu là quá dài so với nhu cầu của người dân trong nước. Bởi thu nhập của người dân của nước ta còn thấp và vì vậy nhu cầu này chưa thể khẳng định rõ. Tuy nhiên để bù lại nó huy động vốn từ trái phiếu bằng USD lại tăng lên đáng kể. Năm 1999 là 92.582 triệu đồng thì đến năm 2000 là 338.920 triệu đồng và 2001 là 207.926 triệu đồng. Đây có thể coi là mức độ tăng trưởng cao phù hợp với tâm lý và hoàn cảnh của Ngân hàng. Nguyên nhân là do: Mua trái phiếu bằng USD thì lãi suất có thể cao hơn và hiện nay lượng ngoại tệ còn tồn tại tiềm ẩn trong dân chúng là nhiều, vả lại lượng kiều hối từ nước ngoài trong những năm gần đây là lớn. Mặt khác luật định về ngoại hối, kiều hối không còn khắt khe như ngày xưa… Nguồn ODA Ngân hàng Trung ương nhận được, sẽ tuỳ sự phát triển từng khu vực mà phân phối chúng cho phù hợp với tình hình phát triển chung của toàn xã hội. 1.3. Sự cân đối về huy động vốn và sử dụng vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. Vấn đề dặt ra cho mỗi Ngân hàng thương mại là sự cân đối giữa luồng tiền ra và luồng tiền vào. Sự phù hợp giữa nguồn vốn tự huy động và khả năng sử dụng nó sao cho hợp lý, hiệu quả nhất. Nếu như không cân đối, có nghĩa là huy động vốn nhiều hơn so với sử dụng vốn. Không có thể là đánh giá không hiệu quả ở toàn bộ hoạt động của nó. Nhưng về mặt này hoặc mặt khác thì đó là những trăn trở mà các Ngân hàng thương mại đang tìm kiếm khắc phục. Huy động đã là khó, huy động rồi xong để sử dụng nó cho phù hợp với nguồn huy động càng khó hơn. Bảng 04: Thực trạng huy động và sử dụng vốn trung và dài hạn. (bảng trang sau). Do mục đích nghiên cứu của đề tài nên vấn đề tín dụng ngắn hạn ở đây tôi không tiện đề cập ra. Tuy nhiên huy động và cho vay ở Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội cũng là những con số và thực trạng muốn nói. Bởi mối liên hệ giữa nguồn, sử dụng nguồn ngắn hạn và trung dài hạn là rất khăng khít luôn luôn phản ánh thông qua nhau. ở Ngân hàng đầu tư và phát triển thì vấn đề quan tâm hơn hết là kỳ hạn trung và dài hạn. Giả sử chúng ta xét, khi nguồn cho vay lớn hơn nguồn huy động của nguồn vốn trung và dài hạn thì điều gì sẽ xảy ra. Một sự hoán chuyển không phức tạp từ nguồn ngắn hạn sang nguồn trung và dài hạn là rất có thể đưọc. Trong những năm 1999 trở lại, đây do đặc điểm hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Hội nên sự hoán trong cả thời kỳ là ít xảy ra. Tuy nhiên tại những thời điểm cụ thể hoán chuyển có thể xảy ra xong chúng ta không cần quan tâm đến điều đó. Bảng 05: cân đối theo kỳ hạn trung và dài hạn Mục khoản 12/1999 12/2000 12/2001 I. Huy động vốn trung và dài hạn 1007936 1189183 1561251 Trung và dài hạn Tài trợ uỷ thác đầu tư 845621 162315 1042607 146476 1429908 131343 II. Sử dụng vốn trung và dài hạn 607615 570601 749521 Trung và dài hạn Tài trợ uỷ thác và đầu tư 445526 162189 424251 146350 618303 131218 Hệ số sử dụng 60,28% 47,98% 48,01% Phần dư 400321 618582 811730 Nguồn: Báo cáo số liệu ngân hàng năm 1999 đến 2001 Nhìn vào bảng cân đối ta thấy sự chênh lệch giữa nguồn huy động vốn và sử dụng vốn là do huy động vốn ngoài việc cho vay đầu tư còn tuỳ thuộc vào cơ chế huy động vốn. - Do khả năng huy động vốn trung và dài hạn tại chi nhánh là rất tốt. - Do các dự án đã ký hợp đồng mà cuối năm vẫn chưa tiến hành giải ngân mà chưa hoàn tất thủ tục. - Thu nợ của dự án chưa được chuyển về Trung ương đã làm tăng tổng nguồn trung dài hạn. - Các dự án mà chi nhánh tìm kiếm có dư nợ nhỏ nên hệ số số dư thấp. Nguồn tài trợ có thể xem là nguồn trung và hạn (1-3 năm ) còn uỷ thác đầu tư được xem từ 5-7 năm. Nhìn vào bảng 6 ta thấy nguồn tài trợ và uỷ thác đầu tư tương đối lớn. Nguồn vốn cho vay rất tương hợp với nguồn huy động,vì vậy ta có nhận xét : 1.4. Tính an toàn và khả năng sinh hồi vốn đầu tư của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Như chúng ta đã biết cho vay đầu tư hay đặc điểm Ngân hàng đầu tư và phát triển chủ yếu là nguồn vốn cho vay trung và dài hạn. Vì vậy mà rủi ro của các khoản vay đó trở nên cao và rất khó lường trước. Để đánh giá và tránh được những rủi ro xảy ra Ngân hàng phải có những biện pháp hết sức tinh tế, đồng thời phải biết kết hợp hài hoà giữa yếu tố chủ quan và khách quan khi cho vay các dự án. Do tính cấp thiết của đề tài là nguồn vốn cho vay trung và dài hạn cho nên ở đây tôi chỉ xét đến vấn đề thanh khoản của Ngân hàng. - Thanh khoản có thể hiểu là thời gian và chi phí để 1 tài sản có thể chuyển sang tiền mặt (tài sản lỏng hơn). - Khả năng thanh toán gắn liền với tính thanh khoản của Ngân hàng đó. Hình ảnh, uy tín của Ngân hàng một mặt phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thanh toán của Ngân hàng. Nếu mất khả năng này sẽ làm cho quá trình kinh doanh giảm hoặc có thể dẫn đến phá sản. Vì vậy trong quá trình kinh doanh của mình Ngân hàng phải có một lượng dự trữ nhất định tuỳ từng thời điểm và dựa vào tổng nguồn. Dự trữ này được gọi là dự trữ thanh toán. - Dự trữ thanh toán sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nhưng không vì thế mà Ngân hàng có thể bỏ qua nó hoặc thờ ơ với nó. Do đặc điểm của hoạt động Ngân hàng là đầy dẫy những rủi ro mà rủi ro cao thì lợi nhuận cao, lợi nhuận nhiều thì có nghĩa Ngân hàng chấp nhận rủi ro cho vay dài hạn, cho vay lớn. Và tính rủi ro sẽ có thể bất ngờ xảy ra bất kỳ lúc nào khi khách hàng đến rút tiền. - Khả năng thanh toán của Ngân hàng thể hiện ở chỗ người rút tiền có rút tiền được hay không. Dự trữ thanh toán tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội có thể coi đó là sự trữ thanh khoản. Và nó cực kỳ an toàn cho quá trình hoạt động và kinh doanh của Ngân hàng. Bảng 06: Dự trữ thanh toán tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 12/1999 12/2000 12/2001 Dự trữ thanh toán 181772 268850 470534 Tỷ lệ dự trữ thanh toán 8,4% 9,2% 11,8% Dự trữ thanh toán Tỷ lệ dự trữ thanh toán = Tổng nguồn vốn Dự trữ thanh toán của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội ngày càng tăng tương ứng tương đối với nguồn vồn của nó. Tỷ lệ tăng lên trong năm 1999 là 8,4% thì năm 2001 là 11,8% đây có thể xem là chiến lược đúng đắn của Ngân hàng. Chính vì vậy trong những năm qua tình hình an toàn về thanh toán tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội là rất tốt. Xét đến dự trữ thanh toán là chúng ta xét đến yếu tố chủ quan mà Ngân hàng làm. Đây cũng có thể là tình trạng an toàn và đảm bảo an toàn cần thiết. Tuy nhiên rủi ro trong hoạt động Ngân hàng là rất nhiều, nợ quá hạn cũng là rủi ro mà Ngân hàng phải gánh chịu. Điều này đã xảy ra và thực tế của nó đã làm cho lợi nhuận và quá trình hoạt động kinh doanh bị giảm sút. Không nằm ngoài cái riêng biệt, Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội cũng có tỷ lệ nợ quá hạn, tuy vậy tỷ lệ đó là rất thấp. Năm 1999 là 23.938 triệu đồng, năm 2000 là 25.923 triệu đồng và năm 2001 là 16.282 triệu đồng . Tỷ lệ nợ quá hạn giảm về số tương đối. Tình hình nợ quá hạn trong cho vay đầu tư và phát triển được đánh giá là chất lượng của hoạt động tín dụng trong việc nguồn vốn cho vay trung và dài hạn. Bảng 07: Tình hình nợ quá hạn cho vay đầu tư. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 I. Nợ quá hạn 23.938 25.923 16.280 II. Nợ quá hạn cho vay đầu tư 14.478 14.527 4.000 Tỷ lệ 60,4% 58,04% 24,57% 1999 2000 2001 (Nguồn số liệu ngân hàng đầu tư phát triển Hà nội từ 1999 đến 2001) Nợ quá hạn cho vay đầu tư trong bảng 07 đã cho chúng ta thấy năm 1999 là 60,48% trên tổng nợ quá hạn và ngày càng giảm dần năm 2000 là 56,04 % và đến năm 2001 chỉ còn bằng 24,57%. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đầu tư Tổng dư nợ đầu tư Nợ quá hạn = Cho vay đầu tư có kỳ hạn dài từ 3 năm trở lên vì thế hạch toán tỷ lệ nợ quá hạn Ngân hàng gánh chịu trong các năm qua ở khoản mục cho vay đầu tư và phát triển là rất ít. Bảng08: Bảng tỷ lệ nợ quá hạn và cho vay đầu tư Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Nợ quá hạn Tổng dư nợ trung và dài hạn 14478 607715 14527 570601 4000 749521 Tỷ lệ 2,38% 2,25% 0,53% (Bảng số liệu trích từ bảng báo cáo 1999 đến 2001) Tỷ lệ nợ quá hạn trong các năm là rất thấp nguyên nhân cho vay trung dài hạn. Ngân hàng đã tìm được những dự án có tính khả thi cao và khả năng mang lại hiệu quả lớn. Vì vậy khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng là rất khả quan. Ngân hàng đã có đội ngũ cán bộ với trình độ kỹ thuật nghiệp vụ là tương đối cao, tích cực và nỗ lực trong việc huy động, cho vay và thu hồi vốn. Công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội trong những năm qua là rất hiệu quả. Bảo đảm tính an toàn cho dự án và các hợp đồng cho vay. Khả năng quản lý, đôn thúc của các cấp lãnh đạo trong Ngân hàng cùng với việc thực hiện tốt các chính sách và hành lang pháp lý đã tạo cho chi nhánh có vị thế trong lòng tin công chúng. Đặc biệt là mối tin tưởng tương quan lẫn nhau giữa Ngân hàng và khách hàng tạo ra sự sòng phẳng trong vay – trả. Nói tóm lại để hoạt động kinh doanh có hiệu quả Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội cần phải phát huy hơn nữa những gì mình có và sẽ đạt được . Ngày càng phát triển nội lực của mình để cùng nhau đầu tư xây dựng và phát triển đất nước. 2. Vấn đề thứ hai: Tìm kiếm các nguồn cho vay vốn trung và dài hạn tại chi Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội có phải là vấn đề thực sự cần thiết không ? Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội nhận thấy trong những năm qua (1999-2001) chi nhánh đã cố gắng vượt bậc trong việc tìm kiếm nguồn vốn cho vay các dự án trung và dài hạn. Thông qua phần thực trạng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn ta cần thấy rõ hơn điều đó. Dư nợ của dự án đã tăng lên so với tổng dư nợ xong cần phát huy hơn nữa. 2.1. Nền kinh tế nước ta thực sự đang cần một nguồn vốn đầu tư phát triển lớn. Nền kinh tế thị trường đã thể hiện rõ bản chất các quy luật kinh tế, quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu. Lợi nhuận luôn là cái đích của các nhà đầu tư, các nhà sản xuất kinh doanh. Kinh tế nước ta đang từng ngày phát triển với mục tiêu lâu dài là công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy mà đầu tư cải tiến công nghệ, trang thiết bị là một nhu cầu không thể thiếu. Hàng loạt các cơ sở sản xuất kinh doanh với quy mô và cơ sở hạ tầng đồ sộ ra đời, họ đang cần có một sự hiện đại trong từng chi tiết, dây chuyền …Nhưng bản thân nhà đầu tư không thể kham nổi một khối lượng vốn đồ sộ đến vậy. Họ cần đến sự giúp đỡ của Chính phủ, của các nhà đầu tư khác có thể chấp nhận những rủi ro dự tính với họ để cùng có một cái đích đích thực đầu tư để phát triển. Ngân hàng là nơi họ thường xuyên gửi gắm, họ cần vốn và Ngân hàng sẵn sàng cung cấp vốn đầu tư cho họ nếu thấy khách hàng của mình có đủ điều kiện cần thiết. Nguồn vốn đầu tư luôn là cần thiết vì vậy Ngân hàng phải làm cách nào để có nguồn vốn đầy đủ để phục vụ công cuộc xây dựng phát triển đất nước một cách kịp thời và có hiệu quả nhất. 2.2. Cho vay đầu tư các dự án trung và dài hạn là lợi thế so sánh của các Ngân hàng đầu tư và phát triển. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung và Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội nói riêng là Ngân hàng có truyền thống về thẩm định và cho vay các dự án đầu tư phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và thi công xây lắp . Đây thực sự là lợi thế so sánh của Ngân hàng đầu tư và phát triển. Trên cơ sở những dự án thuộc lĩnh vực này, Ngân hàng có thể mở rộng sang một số lĩnh vực khác, như một số ngành công nghiệp nặng và công nghiệp chế biến. Điều này sẽ giúp Ngân hàng sử dụng hiệu quả nguồn vốn và gia tăng lợi nhuận. Tất cả các dự án này đòi hỏi nguồn vốn lớn và thời hạn thu hồi vốn phải được tính toán phù hợp. Các khoản vay này chủ yếu là để đầu tư theo chiều sâu hoặc mở rộng sản xuất. Thời gian hoàn trả vốn tối thiểu cho Ngân hàng được tính theo công thức : Tiền vay Ngân hàng Lợi nhuận + khấu hao bình quân Nếu Ngân hàng tính toán thời hạn hoàn trả vốn cho các doanh nghiệp theo các công thức này nghĩa là doanh nghiệp sẽ không có cơ hội tái đầu tư lợi nhuận ròng và khấu hao cho tới khi trả hết nợ gốc cho Ngân hàng. Điều này sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn và giảm khả năng tăng trưởng của nó. Mục đích khi kinh doanh tín dụng là đôi bên cùng có lợi : Ngân hàng có lợi nhuận thông qua lãi suất còn doanh nghiệp có vốn kinh doanh để đạt được lợi nhuận mong muốn đó là lợi tức của nhà đầu tư. Như vậy Ngân hàng không thể chỉ tính thời hạn thu hồi vốn có lợi cho bản thân mình. Nếu hạch toán thời hạn này không hợp lý doanh nghiệp sẽ không đảm bảo trả nợ đúng hạn: Nợ quá hạn, nợ treo ở Ngân hàng tăng lên. Vì thế tính toán thời hạn thu hồi vốn hợp lý là vấn đề quan trọng cho cả Ngân hàng và doanh nghiệp. Khi mở rộng các dự án cho vay trong các lĩnh vực chủ chốt với thời hạn thu hồi vốn dài thì vấn đề nguồn vốn cho vay với các dự án trung và dài hạn không còn là một vấn đề đơn giản như khi Ngân hàng chỉ cho vay với tỷ trọng rất nhỏ. Các dự án trung và dài hạn 2 – 3 năm Ngân hàng sẽ phải dự đoán được các rủi ro có thể xảy ra để có những biện pháp đề phòng. 2.3. Để mở rộng các dự án đầu tư phát triển, chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội phải quan tâm tới việc tìm kiếm các nguồn vốn cho vay trung và dài hạn. Tìm kiếm các nguồn cho vay trung và dài hạn luôn là vấn đề quan trọng và khó khăn với một Ngân hàng thương mại nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn và gia tăng lợi nhuận. Đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển thì vấn đề này khó khăn hơn khi chúng ta chưa tìm ra những giải pháp hữu hiệu để huy động được những nguồn vốn trung và dài hạn trong nước trong khi nhu cầu về tín dụng vẫn phải được đáp ứng. Điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải : Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay dài hạn từ nước ngoài, các nguồn vốn tài trợ ODA,... Sử dụng hiệu quả các nguồn ngắn hạn tiềm tàng tại Ngân hàng. Để tạo ra một nguồn vốn có chi phí hợp lý và đặc biệt là phải đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Với những lí do đó, việc tìm kiếm nguồn vốn cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển luôn là một vấn đề nghiên cứu kỹ lưỡng. Trong thời gian vừa qua, nguồn của chi nhánh Hà Nội còn phụ thuộc vào Ngân hàng mẹ. Tuy nhiên tới đây khi hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, chi nhánh sẽ phải linh hoạt, chủ động hơn trong kinh doanh, mở rộng việc cho vay với các dự án và khi đó chắc chắn chi nhánh sẽ phải tính tới việc tìm kiếm các nguồn cho vay trung và dài hạn sao cho có hiệu quả nhất. Tóm lại: Qua việc nghiên cứu thực trạng nguồn vốn cho vay đầu tư phát triển của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội ta thấy : Chủ yếu chi nhánh vẫn cho vay với các dự án theo sự tài trợ uỷ thác đầu tư của Ngân hàng trung ương rót xuống, tự tìm kiếm các dự án tuy đã có đáng kể xong cần phải cố gắng hơn nữa. Việc cho vay đầu tư phát triển là một lợi thế so sánh của Ngân hàng đầu tư và phát triển nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng, vì thế Ngân hàng cần phát huy thế mạnh này, tìm kiếm các dự án cho vay có hiệu quả. Chương III một số kiến nghị và giải pháp nhằm mở rộng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. Phần I: Các giải pháp cụ thể với công tác mở rộng nguồn cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. Qua thời gian thực tập ở chi nhánh với sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ ở phòng nguồn vốn kinh doanh và với sự tìm tòi của bản thân. Bằng kiến thức và lập luận của mình tôi xin đưa ra một số kiến nghị để xây dựng thêm cho quá trình hoạt động của Ngân hàng trên cơ sở nhằm mở rộng và hoàn thiện hơn nguồn vốn cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh. 1. Ngân hàng tiếp tục khẳng định vị trí và vai trò của mình để tiến hành phục vụ tốt hơn nhiệm vụ, kế hoạch đầu tư phát triển trên địa bàn thủ đô. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam có một vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngoài các hoạt động kinh doanh và dịch vụ như các Ngân hàng thương mại khác Ngân hàng đầu tư và phát triển còn thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành là phục vụ đầu tư phát triển theo kế hoạch của Nhà nước. Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội trong nhiều năm qua đã tiến hành cho vay đầu tư và phát triển trên địa bàn thủ đô Hà Nội, góp phần xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của thành phố. Cùng với những kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực cung cấp vốn tín dụng đầu tư và phát triển, Ngân hàng nên tận dụng lợi thế so sánh này dể mở rộng việc cho vay với các dự án đầu tư do Ngân hàng tự tìm kiếm. Ngân hàng xác định rõ đối tác trong kinh doanh là khối khách hàng truyền thống, khách hàng mới trong các ngành công nghiệp, xây lắp cùng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân của chính bản thân Ngân hàng, những nguồn lực trong xã hội. Với việc mở rộng đối tượng khách hàng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu sẽ có tác dụng tăng lợi nhuận của Ngân hàng đồng thời khẳng định uy tín của Ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh. Trong những năm qua, mặc dù hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại trải qua nhiều khủng hoảng với các vụ tham ô, lợi dụng … đã làm đổ bể uy tín của một số Ngân hàng …Tuy nhiên Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội vẫn đứng vững và ngày càng khẳng định được uy tín của mình, hoạt động lành mạnh trong kinh doanh. Vì thế một mặt chi nhánh phải tiếp tục nâng cao uy tín của mình mặt khác phải tận dụng lợi thế này để huy động các nguồn vốn trong công chúng và các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho kinh doanh. 2. Công tác tín dụng : Công tác tín dụng của Ngân hàng ảnh hưởng tới việc mở rộng nguồn, để thấy rõ vấn đề này ta cần xem xét mấy vấn đề sau : Tiếp tục mở rộng việc cho vay tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn. Ngân hàng nên chủ động tìm kiếm các dự án khả thi trước hết là nên khai thác nhóm khách hàng có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, nên tập trung vào một số ngành có triển vọng trong nền kinh tế. Theo như những phân tích trong phần thực trạng ta thấy nguồn vốn của chi nhánh còn chưa sử dụng hết, hơn nữa năng lực huy động của Ngân hàng là rất dồi dào. Khi nhu cầu tín dụng tăng lên sẽ tạo ra nhu cầu buộc Ngân hàng phải khai thác có hiệu quả các nguồn sẵn có và tìm kiếm những nguồn mới. Ngân hàng tiếp tục tạo mối quan hệ với khách hàng truyền thống và mở rộng thêm các khách hàng mới. Để tăng khối lượng tiền huy động từ các tổ chức kinh tế, Ngân hàng phải có một chính sách tín dụng cởi mở với các tổ chức có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng : Về lãi suất, hạn mức tín dụng, về thời hạn khoản nợ phải trả…Đối với các khoản cho vay theo món các chỉ tiêu trên phải được xem xét phù hợp với đặc thù của từng món cho vay. Đối với công tác thẩm định : Không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định các dự án, khả năng thu hồi vốn của cá dự án này. Đối với vấn đề thu hồi nợ: Thu hồi nợ theo đúng tiến độ mà Ngân hàng đã đề ra sẽ giúp Ngân hàng có thể dự tính đúng được các luồng tiền và Ngân hàng tại các thời điểm từ dó có kế hoạch tìm kiếm những nguồn tiền mới một cách phù hợp. Điều này đặc biệt đúng khi mà Ngân hàng sử dụng một phần nguồn ngắn hạn cho vay đầu tư phát triển. Nếu không thu nợ được theo đúng tiến độ nghĩa là khoản vay đó gặp rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản và Ngân hàng sẽ phải tìm kiếm các nguồn không định trước và rất có thể nguồn đó đắt đỏ dẫn đến tăng chi phí của Ngân hàng. Trong trường hợp Ngân hàng có nhiều các khoản nợ khó đòi được đánh giá là hoạt động kém hiệu quả, yếu kém và vì thế các khoản cho vay của Ngân hàng sẽ có chi phí cao dẫn đến uy tín giảm sút. Để đảm bảo thu hồi nợ, trước hết chi nhánh phải chú trọng xác định kỳ hạn nợ cho chính xác bảo đảm tôn trọng hoạt động kinh doanh của cá doanh nghiệp, sau đó phải có kế hoạch thu hồi nợ, đôn đốc các doanh nghiệp trả nợ đúng tiến độ. 3. Biện pháp mở rộng công tác huy động vốn cho vay trung và dài hạn. Chi nhánh thường xuyên xác định rằng tự chủ trong kinh doanh là vấn đề cần thiết nhất. 3.1. Đối với các nguồn ngắn hạn : Đây vẫn là nguồn dồi dào tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. Hiện nay trong những tháng đàu năm 2002 như chúng ta đã biết tình hình nền kinh tế nước ta đang khá phức tạp, với việc thị trường tài chính là khá nóng bỏng. Do nhu cầu đầu tư bất động sản tăng lên một cách bất ngờ và ồ ạt vì vậy mà các nguồn vốn từ dân cư đã đổ dồn vào đầu tư bất động sản, do vậy khách hàng đến gửi tiền vào Ngân hàng về nguôn trung và dài hạn là khá khan hiếm. Vì vậy nguồn vốn trung và dài hạn trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết. Vậy Ngân hàng lấy đâu ra nguồn huy động đó để cho vay trung và dài hạn. tận dụng lợi thế của mình là nguồn ngắn hạn dồi dào, bằng nghiệp vụ không quá phức tạp là chuyển đổi kỳ hạn Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội có thể có những nguồn trung và dài hạn để cho vay các dự án là cực kỳ an toàn và lành mạnh. Tại thời điểm đề tài nghiên cứu thì nguồn trung và dài hạn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đang khả quan. Vì vậy ngồn ngắn hạn không được đề cập nhiều. Xong trong những điều kiện cần thiết thì nguồn ngắn hạn có thể trở thành nguồn trung và dài hạn một cách hợp lí và đầy hiệu quả. 3.2 Đối với các nguồn trung hạn trong dân : Trong chương II chúng ta đã chỉ ra rằng để huy động các nguồn thời hạn dài trong dân là một vấn đề khó khăn không phải một sớm một chiều. Tuy nhiên cũng nên có những thí điểm để quen dần với việc đó, mặc dù nguồn có thể có số dư không đáng kể. Các khoản tiền gửi trung dài hạn phải có lãi suất cao hơn lãi suất ngắn hạn. và điều này Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã và đang thực hiện. 3.3. Chủ động lập kế hoạch tìm kiếm các nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức tài chính kinh tế và đề xuất với trung ương tìm kiếm các nguồn này cho chi nhánh. Với định hướng của Nhà nước ta là các nguồn vốn trong nước mang tính chất quyết định và các nguồn vốn nước ngoài là quan trọng có nghĩa là về mặt chiến lược Nhà nước cũng như các Ngân hàng thương mại phải có chính sách huy động nguồn vốn trong nước. Vì vậy với mục tiêu tìm kiếm các nguồn vốn cho đàu tư phát triển, chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội nên mở rộng tìm kiếm các nguồn từ nước ngoài. Theo tôi đối với các nguồn này Ngân hàng chỉ nên chú trọng đến các nguồn dài hạn còn đối với các nguồn trung hạn Ngân hàng nên tự lo lấy. Các nguồn này dùng để cho vay với các dự án dài hạn chi nhánh tự tìm kiếm. Đối tác nước ngoài thường là các Ngân hàng thương mại muốn chuyển vốn sang nước khác. Nguồn vốn này thực chất là nguồn có lãi suất thị trường, nhưng nó vẫn rẻ hơn lãi suất của các nguồn cùng kỳ hạn tại Việt Nam. Hơn nữa việc tìm kiếm trên cơ sở đã có các dự án đầu tư phát triển có hiệu quả nên nó cũng tránh được nguồn vốn vào trong nước trôi nổi và không được sử dụng có hiệu quả. Nguồn này có thời hạn thực sự và Ngân hàng có thể sử dụng cho các dự án dài hạn đầu tư sinh lợi. Với cách này chi nhánh nên có kế hoạch huy động các nguồn của mình gửi lên trung ương kèm theo kế hoạch sử dụng nguồn vốn. Nhu cầu này sẽ trở thành một bộ phận nhu cầu tìm kiếm nguồn của hệ thống Ngân hàng Trung ương. Trên cơ sở đó trung ương sẽ có kế hoạch tìm kiếm các nguồn vốn theo đúng kế hoạch, việc huy động này sẽ gắn liền với việc sử dụng một cách có hiệu quả. Nguồn trung ương điều chuyển cho chi nhánh theo yêu cầu có lãi suất thị trường, nên được hạch toán riêng để theo dõi hoạt động kinh doanh đầy đủ hơn. Như vậy, để có thể mở rông viêc huy động thông qua nguồn này chi nhánh phải đào tạo một số người có khả năng giỏi nghiệp vụ thông thạo ngoại ngữ để có khả năng đảm nhiệm được công việc này. Nâng cao chất lượng tín dụng là một trong những vấn đề quan trọng để có thể vay được những nguồn vốn có giá trị từ các định chế tài chính quốc tế. Khai thác mối quan hệ với các tổ chức tài chính tín dụng để tạo nguồn cũng là một giải pháp tìm kiếm nguồn trung và dài hạn của chi nhánh trong kế hoạch năm 2001. Chi nhánh có thể vay trực tiếp các nguồn thời hạn dài từ trung ương với lãi suất không ưu đãi thời hạn của nguồn này phụ thuộc vào dự án mà chi nhánh thực hiện. 3.4. Nguồn thu từ nợ Qua việc phân tình hình nợ quá hạn nguyên nhân của việc nợ quá hạn là : Do một số doanh nghiệp không chịu trả nợ, tuy nhiên số này không phải là nhiều. Một số doanh nghiệp do tình hình tài chính của họ thực sự khó khăn. với những doanh nghiệp kiểu này Ngân hàng phải phân tích tình hình để giúp đỡ họ nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Nguyên nhân thứ 2 thường thấy với các món vay đầu tư phát triển. Vì thế để thu nợ có hiệu quả tôi cho rằng nên thực hiện các giải pháp sau đây : Tiếp tục đưa việc thu hồi nợ xuống từng phòng tín dụng đôn đốc quản lý tình hình thu nợ. Lập kế hoạch thu nợ và đôn đốc các doanh nghiệp trả nợ đúng hạn. Xác định đúng thời hạn thu hồi vốn đầu tư của các dự án để điều chỉnh thời hạn thu hồi vốn của Ngân hàng phù hợp với thực tế. Giúp các Ngân hàng trả nợ đúng hạn không lấy vốn ngắn hạn trả nợ đọng cho đầu tư. Với những món vay do những điều kiện khách quan bất khả kháng, Ngân hàng phải xem xét và có kế hoạch giãn hạn nợ cho các dự án này. Vì vậy phải đưa công tác này là nhiệm vụ thường xuyên của Ngân hàng, giảm thiểu nợ khó đòi, phấn đấu không phát sinh nợ khó đòi với các món vay mới. Nguồn thu nợ không phải chuyển trả trung ương nên được hạch toán riêng để tạo nguồn cho vay. 3.5. Kết hợp các nguồn ngắn hạn ổn định và nguồn trung hạn được các nguồn cho vay đầu tư phát triển đảm bảo an toàn và tăng lợi nhuận. Trong thời điểm nghiên cứu của đề tài do nguồn cho vay đầu tư phát triển còn dồi dào vì thế việc kết hợp có thể không thực sự cần thiết. Xong xét thấy đây là giải pháp hiệu quả tạo nguồn cho vay trung và dài hạn vì vậy rất cần thiết xem xét đến nó. Để có được việc kết hợp đó ta phải thực hiện những bước sau: Xem xét dự án để chọn nguồn có thời hạn thích hợp và tính lãi suất cho các nguồn này. Chuyển nguồn ngắn hạn ổn định và tính lãi suất bình quân cho các nguồn này. Dự đoán sự thay đổi của lãi suất, từ đó dẫn đến sự thay đổi lãi suất nguồn mà chi nhánh sử dụng cho dự án. Chi nhánh có thể dự đoán lãi suất tăng hoặc giảm nhưng trong mọi trường hợp nên trích một phần chi phí tiết kiệm được từ việc sử dụng các nguồn ngắn hạn thay vì sử dụng toàn bộ các nguồn thời gian dài để lập một quỹ phòng chống rủi ro lãi suất. Mức trích lập tuỳ thuộc vào dự đoán của Ngân hàng về sự thay đổi của lãi suất và cách thức thu nợ. Nếu Ngân hàng cho rằng lãi suất thị trường tăng, nên xác định cách thức thu nợ hợp lý. Trong trường hợp dự đoán của Ngân hàng về lãi suất là đúng thì Ngân hàng giảm được những rủi ro nhờ quỹ phòng chống rủi ro lãi suất, trong trường hợp ngược lại chi nhánh vẫn được hưởng quỹ này . 4. Vấn đề nhân sự và cơ sở vật chất của Ngân hàng. 4.1. Nhân sự : Trong tất cả các vấn đề được nêu ra trên đây để nhằm mở rộng nguồn trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội, ta thấy nó đều đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ cao và nhạy bén với công việc. Vì thế, đối với đội ngũ nhân sự , Ngân hàng nên : Đào tạo nhân sự để họ có thể bắt nhịp với các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. Cử một số cán bộ chủ chốt qua các khoá đào tạo về nghiệp vụ chuyên sâu và phải dành thời gian thích đáng cho họ nghiên cứu và nắm bắt vấn đề. Thời gian học tập phải được lựa chọn để không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cả Ngân hàng. Phải có chế độ với những cán bộ này trong thời gian họ đi học cũng như sau này để họ có thể cống hiến những khả năng tốt nhất của mình cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đối tượng đào tạo tập trung vào những cán bộ tín dụng, những người làm việc trong lĩnh vực thẩm định các dự án, các cán bộ điều quản lí để họ trở thành các chuyên gia trong các lĩnh vực này. Có như vậy hiệu quả hoạt động Ngân hàng mới được nâng cao. Sắp xếp cơ cấu tổ chức hợp lý để có thể phát huy hết năng lực của cán bộ công nhân viên làm việc tại Ngân hàng tạo ra được những điều kiện tốt cho khách hàng. Đào tạo một đội ngũ giao dịch viên có trình độ. Các giao dịch viên là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và họ cũng là những yếu tố keó khách hàng về với chi nhánh. Tóm lại về vấn đề nhân sự đó là cả bộ mặt của Ngân hàng thể hiện tính chất công việc, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh tránh được rủi ro môi trường làm việc mà ở đây là sự gắn bó, thiện cảm… để cống hiến hết năng lực, bản chất tốt của mình cho công viêc. 4.2. Về cơ sở vật chất: Đây được coi là vấn đề cơ sở hạ tầng của Ngân hàng, tạo thuận lợi hay khó khăn để có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng khác. Ngày nay vấn đề công nghệ hoá ngành Ngân hàng đang dần dần được khẳng định rõ. Thể hiện xu hướng tiện ích, nhanh chóng, đảm bảo và đa dạng hoá của từng chi nhánh. Để từng bước tiến tới hiện đại hoá hoạt động Ngân hàng, đáp ứng mọi yêu cầu hiện tại cũng như trong tương lai chi nhánh phải áp dụng các công nghệ Ngân hàng mới và đổi mới cơ sở vật chất của chi nhánh. Phần II: các kiến nghị I. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước. Tiếp tục ổn định và thống nhất môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh. Lập chính sách lãi suất hợp lý: Lãi suất phải phản ánh được biến động thị trường để tạo điều kiện cho các Ngân hàng có cơ sở dự đoán sự thay đổi lãi suất trên thị trường. Môi trường hoạt động ổn định, không có những biến động đột biến mang tính chất áp đặt của thị trường. Từng bước xây dựng hành lang pháp lý, các văn bản thống nhất tạo điều kiện cho hoạt động của các Ngân hàng Thương mại. Kết hợp cùng với các Ngân hàng Thương mại và những cơ quan bộ phận hữu quan để tìm những biện pháp khơi thông nguồn vốn huy động trung và dài hạn trong nước. Chỉ đạo Ngân hàng Thương mại sử dụng có hiệu quả những nguồn vốn tài trợ hoặc đi vay từ nước ngoài. II- Với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Ngân hàng nên khuyến khích các chi nhánh của mình chủ động sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Giám sát chặt chẽ các hoạt dộng kinh doanh của các chi nhánh đồng thời cũng phải có những biện pháp khuyến khích tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của các chi nhánh. Có những biện pháp hữu hiệu để từng chi nhánh phát huy được lợi thế so sánh của Ngân hàng đầu tư và phát triển trong việc thẩm định và cho vay dự án trung và dài hạn, tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Vừa tăng lợi nhuận cho các chi nhánh đồng thời tăng lợi nhuận chung cho cả hệ thống Ngân hàng đâù tư và phát triển Việt Nam. Hoạt động kinh doanh phải gắn với lợi ích kinh tế đảm bảo công bằng cho các đơn vị. Cụ thể là chi nhánh nào kinh doanh tốt thì sẽ đươc hưởng nhiều lợi nhuận và các khoản tiền thưởng thích đáng, tránh tình trạng san bằng “bình quân chủ nghĩa”. Phần trên bản thân tôi đã trình bày những giải pháp trong hoạt động mở rộng nguồn vốn cho vay trung dài hạn. Do khả năng và kiến thức thực tế bị hạn chế vì vậy mà chưa hoàn thiện hết được tính cấp thiết của đề tài này. Kết luận Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội có vị trí quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Là một trong Ngân hàng thương mại kinh doanh đa năng. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội có nhiệm vụ quan trọng là cho vay vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Thủ đô. Là một sinh viên thực tập tôi đã có điều kiện và thời gian tìm hiểu nghiên cứu hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Mặc dù kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế, nhưng tôi cho rằng công tác tìm kiếm các nguồn vốn cho vay trung và dài hạn là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Nếu thực hiện tốt công tác này Ngân hàng sẽ đảm bảo được nguồn vốn cho kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu về nguồn vốn trong xã hội để đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian thực tập bản thân còn có nhiều sai sót trong cả cách làm việc, phương pháp tiếp cận công việc, số liệu... nên luận văn chưa được hoàn thiện ở mặt này mặt khác. Vì vậy rất mong có ý kiến đóng góp của mọi người. Sự tin tưởng và hi vọng của bản thân về một Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trong tương lai: "Luôn luôn giữ hình ảnh mình là một Ngân hàng kiểu mẫu". Tài liệu tham khảo 1. Frederic S.Mishkin, "tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính", Nhà xuất bản, Khoa học kỹ thuật, 1991. 2. Lê Văn Tư "Ngân hàng thương mại" 3. Tạp chí Ngân hàng năm 1992, 2000, 2001. 4. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm 1999, 2000, 2001 5. Các văn bản. 6. Tiền tệ và hoạt động ngân hàng - NXB Chính trị Quốc gia - 1996. Mục lục * * * Bảng 1: cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động (theo danh mục khách hàng) Đơn vị: Triệu đồng 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I. Vốn tự huy động 1.730.084 80,02% 2.650.105 91,42% 3.746.862 94.04% 1.Tiền gửi khách hàng 548.724 25,44% 1.100.104 37,91% 1.702.025 42,72% 2.Tiền gửi các tổ chức tín dụng - - - - - - 3.Huy động của dân cư 1.045.187 48,4% 1.403.398 48,40% 1.824.240 45,78% 4.Vay các tổ chức tín dụng khác 84.064 3,9% 87.894 3,03% 88.990 2,23% 5.Huy động khác 52.109 2,41% 58.709 2,05% 131.607 3,3% II.Vay Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam 427.007 19,8% 248.859 8,58% 237.414 5,96% Tổng nguồn 2.157.091 100% 2.898.964 100% 3.981.276 100% (Nguồn số liệu trích từ bảng báo cáo tài sản của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội từ 1999 đến 2001) Bảng 2: Cơ cấu các khoản mục trong nguồn đi vay ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Đơn vị: Triệu đồng Vay ngắn hạn đầu tư và phát triển Việt Nam 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Vay ngắn hạn 4.980 1,17% 34.355 12,6% 4.150 1,86% Vay trung hạn &dài hạn 259.712 60,82% 71.029 28,54% 101.674 42,82% Vốn tài trợ & uỷ thác đầu tư 162.315 38,01% 146.475 58,86% 131.343 55,32% Tổng cộng 427. 007 100% 248.859 100% 237.414 100% (Nguồn số liệu trích từ bảng báo cáo tài sản của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội từ 1999 đến 2001) Bảng 4: Biến động nguồn vốn trung và dài hạn Chỉ tiêu 1999 2000 2001 I. Bằng VND 1.Trái phiếu 128.877 202.075 87.244 2. Tái trợ từ Ngân hàng đầu tư và phát triển 125 125 125 Tổng nguồn trung và dài hạn huy động bằng VND 129.002 202.200 87.369 II. Bằng USD (đã qui đổi ra VN đồng) 1. Trái phiếu 92.582 338.920 207.926 2. Tài trợ của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 162.189 146.351 131.218 (Nguồn số liệu trích từ bảng báo cáo tài sản của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội từ 1999 đến 2001) Tổng nguồn trung và dài hạn đã qui đổi VND 254.771 485.271 339.144 Bảng 3: Cơ cấu các khoản mục trong nguồn huy động từ dân cư Đơn vị: Triệu đồng 12/1999 12/2000 12/2001 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng 1. Tiết kiệm 798.863 76,43% 626.899 44,67% 1.165.601 63,8% 2. Kỳ phếu 24.866 2,38% 457.324 32,89% 363.469 19,92% 3. Trái phiếu 221.458 21,19% 319.175 22,71% 295.170 16,18% Tổng cộng 1.045.187 100% 1.403.398 100% 1.824.240 100% (Nguồn số liệu trích từ bảng báo cáo tài sản của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội từ 1999 đến 2001)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0066.doc
Tài liệu liên quan