Chuyên đề Nhận xét và các giải pháp về cấu trúc tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần Icovina

Với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế, để đứng vững trong môi trường kinh tế đó mỗi doanh nghiệp cần phát huy các giá trị của doanh nghiệp và tạo uy tín. Công tác quản trị cấu trúc tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng đó là công cụ khảo sát, nhận xét, đánh giá, giúp nhà quản trị dự đoán các kết quả tài chính trong tương lai. Chính vì vậy mà phân tích tài chính là một yêu cầu bức thiết đòi hỏi nọi doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển oanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Qua thời gian thực tập tại chi nhánh công ty cổ phần Icovina với nội dung đề tài em đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế hoạt động kinh doanh và đánh giá cấu trúc tài chính trong chi nhánh, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện cấu trúc tài chính hợp lý hơn. Mặc dù mới được thành lập và gặp không ít khó khăn nhưng nhìn chung hoạt động của chi nhánh đã có những bước phát triển đáng kể

doc50 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1886 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nhận xét và các giải pháp về cấu trúc tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần Icovina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
x 100 ( % ) ( P6 ) NVTX Nếu P6 lớn : NVCSH lớn, doanh nghiệp có tính tự chủ cao, các khoản nợ dài hạn trong doanh nghiệp không nhiều. Tính ổn định về nguồn tài trợ của doanh nghiệp là bền vững Nếu P6 nhỏ : NVCSH ít, nguồn vốn đang có trong doanh nghiệp chủ yếu là vốn vay dài hạn, tính ổn định về nguồn tài trợ cũng thấp V. Phân tích cân bằng tài chính 1. Khái quát chung về cân bằng tài chính ● Cân bằng tài chính là sự cân đối giữa các yếu tố tài sản với các yếu tố nguồn tài trợ + Những yếu tố mang tính chất dài hạn : Tiến hành so sánh giữa tài sản sử dụng ổn định với nguồn vốn ổn định + Những yếu tố mang tính chất ngắn hạn : Tiến hành so sánh giữa tài sản sử dụng tạm thời với nguồn vốn tạm thời + Cân bằng tài chính trong doanh nghiệp thể hiện ở ba nội dung sau : Cân bằng giữa NVTX với TSDH Cân bằng giữa NVTT với TSNH Cân băng giữa VLĐ ròng và nhu cầu VLĐ ròng 2. Phân tích cân bằng tài chính trong doanh nghiệp 2.1 VLĐ ròng và phân tích cân bằng tài chính _ VLĐ ròng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tại thời điểm lập bảng CĐKT VLĐ ròng = NVTX _ TSDH ( 1 ) VLĐ ròng = TSNH _ NNH ( 2 ) _ Chỉ tiêu ( 1 ) cho biết nguồn hình thành của VLĐ ròng, NVTX sau khi đã tài trợ đủ cho TSDH thì phần dôi ra đó chính là VLĐ ròng _ Chỉ tiêu ( 2 ) cho biết cách thức sử dụng VLĐ ròng được phân bổ vào các khoản ngắn hạn như khoản phải thu hàng tồn kho, các khoản có tính thanh khoản cao Dựa vào cách 1 khi phân tích VLĐ có các trường hợp cân bằng tài chính dài hạn sau : + Trưòng hợp 1 : VLĐ ròng âm ó NVTX < TSDH nguồn vốn thường xuyên không đủ tài trợ cho tài sản dài hạn, phần thiếu hụt được bù đắp một phần từ NVTT, cân bằng tài chính trong trường hợp này là không tốt bởi doanh nghiệp luôn chịu áp lực về thanh toán + Trường hợp 2 : VLĐ ròng = 0 ó tài sản dài hạn được đầu tư bằng nguồn vốn thường xuyên đạt cân bằng tài chính và tiến triển hơn so với trường hợp 1, nhưng trạng thái này không phải tốt nhất + Trường hợp 3 : VLĐ ròng > 0 ó NVTX > TSDH nguồn vốn thường xuyên không chỉ tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn sử dụng để tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, cân bằng tài chính trong trường hợp này được đánh giá là tốt và an toàn 2.2 Nhu cầu VLĐ ròng và phân tích cân bằng tài chính Nhu cầu VLĐ ròng dùng phản ánh nhu cầu tài chính trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhu cầu này phụ thuộc vào tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu và thời gian thanh toán các khoản phải trả trong ngắn hạn Nhu cầu Hàng tồn Các khoản phải thu Nợ ngắn hạn VLĐ = + _ ( không kể nợ Ròng kho ( ngắn hạn ) vay ngắn hạn ) Khi xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu VLĐ ròng với VLĐ ròng sẽ xuất hiện phần chênh lệch gọi là ngân quỹ ròng Ngân quỹ ròng = VLĐ ròng _ Nhu cầu VLĐ ròng Ngân quỹ ròng > 0 : VLĐ ròng > Nhu cầu VLĐ ròng, doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng tài chính vì doanh nghiệp không phải vay để bù dắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng. Mặt khác doanh nghiệp không gặp tình trạng khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tận dụng khoản nhàn rỗi để đầu tư Ngân quỹ ròng = 0 : VLĐ ròng = Nhu cầu VLĐ ròng, trong trường hợp này toàn bộ các khoản vốn bằng tiền và đầu tư ngắn hạn được hình thành từ các khoản vay ngắn hạn. Đây là dấu hiệu mất cân bằng tài chính Ngân quỹ ròng < 0 : VLĐ ròng < Nhu cầu VLĐ ròng điều này có nghĩa là VLĐ ròng không đủ để tài trợ cho Nhu cầu VLĐ doanh nghiệp buộc phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó. Đây là trường hợp mất an toàn và bất lợi đối với doanh nghiệp PHẦN II : PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ICOVINA TẠI ĐÀ NẴNG QUA HAI NĂM 2006 – 2007 Khái quát chung về chi nhánh công ty cổ phần Icovina tại Đà Nẵng I.Qúa trình hình thành và phát triển chi nhánh công ty cổ phần Icovina Tên công ty : Icovina joint stock company Địa chỉ : 189 Hoàng Hoa Thám, Q. Ba Đình , Hà Nội Tên chi nhánh trực thuộc: Chi nhánh công ty cổ phần Icovina Địa chỉ : Thôn Đà Sơn, Phường Hoà Khánh Nam Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng Công ty cổ phần Icovina tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Icovina thành lập năm 1998, thời gian này đơn vị tổ chức thi công sản xuất đá, vật liệu xây dựng. Thời gian sau công ty mở rộng thêm qui mô hoạt động và đa dạng hơn trên lĩnh vực xây dựng và thi công các công trình thuỷ lợi Do xu hướng vận động chung của nền kinh tế và theo yêu cầu cổ phần hoá các doanh nghiệp, nên theo quyết định số 0103009426 ngày 09/01/2004 của Sở kế hoạnh và đầu tư thành phố Hà Nội , Doanh nghiệp Icovina đã chính thức trở thành Công ty cổ phần Icovina trong đó có nhiều lĩnh vực thi công công trình mới phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nước Để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mỗi địa phương cần có cơ sở hạ tầng vững chắc, nhận thấy được nhu cầu bức thiết đó Công ty cổ phần Icovina đã mở rông phạm vi hoạt động của mình ra các địa phương khác và việc thành lập Chi nhánh công ty cổ phần Icovina tại Đà Nẵng, được Sở kế hoạch Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 3602000111 ngày 04/10/2004 đã đánh dấu cho sự phát triển về qui mô hoạt động cuả công ty. Chi nhánh công ty cổ phần Icovina là đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến đá xây dựng, bê tông thương phẩm Tuy là chi nhánh trực thuộc nhưng đơn vị tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh va hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân , có nghĩa vụ và quyền lợi dân sự. Mặc dù đi vào hoat động chưa lâu nhưng phương châm của chi nhánh không chỉ chú tâm vào cải tiến công nghệ, thiết bị thi công, mà còn quan tâm xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật quản lý giỏi, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có kỹ thuật chuyên sâu II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Chi nhánh công ty cổ phần Icovina 1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh - Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi - Chuyên sản xuất khai thác đá, đổ bê tông - Buôn bán và sản xuất vật liệu xây dựng - Cho thuê máy móc thiết bị phục vụ trong xây dựng 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại chi nhánh công ty cổ phần Icovina 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC P. G. ĐỐC P. G. ĐỐC SẢN XUẤT KINH DOANH BỘ PHẬN BỘ PHẬN BỘ PHẬN PHÒNG P. KẾ P. KINH VẬT TƯ MÁY THIẾT TỔNG HỢP KT _ KCS BỊ HC _ TH TOÁN DOANH BỘ PHẬN TRẠM TRẠM MỎ ĐÁ NGHIỀN TRỘN : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng 1.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban Giám đốc : là người điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước công ty về mọi hoạt động của chi nhánh. Là người đại diện cho toàn thể công nhân viên trong chi nhánh có quyền lựa chọn các phương án kinh doanh, điều hoà sắp xếp lao động, ký kết hợp đồng kinh tế Các phó giám đốc : Giúp việc cho giám đốc về từng mặt do giám đốc phân công giao trách nhiệm Bộ phận Vật tư tổng hợp : Quản lý hoạt động của trạm nghiền về việc thực hiện kế hoạch sản xuất, tổ chức kiểm tra theo dõi quá trình sữa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, mua vật tư phục vụ cho sữa chữa, bão dưỡng đảm bảo đúng chủng loại, giá cả. Tham mưu cho giám đốc ký các hợp đồng về bán đất, đá + Bộ phận mỏ đá : Phối hợp với đơn vị có trách nhiệm về nổ mìn, khai thác đá hộc, đá cấp phối,.. đảm bảo quy cách, số lượng theo kế hoạch đặt ra, tổ chức bốc đá lên xe vận chuyển về đến trạm nghiền của Chi nhánh + Bộ phận trạm nghiền : Quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của trạm nghiền từ khâu đầu vào đến đầu ra sản phẩm. Theo dõi giám sát quá trình thực hiện sản xuất nghiền đá, phối hợp với bộ phận máy móc thiết bị, phương tiện vận tải lập kế hoạch sữa chữa, bão dưỡng, thay thế kịp thời khi có sự cố hỏng hóc Bộ phận kỹ thuật KCS: Tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh về lĩnh vực khoa học kỹ thuật, cộng tác cải thiện sáng kiến kỹ thuật mẫu mã nâng cao chất lượng sản phẩm. Thường xuyên kiểm tra giám sát qúa trình sản xuất theo đúng qui trình, chịu trách nhiệm về chất lưọng sản phẩm đến chân công trình Bộ phận máy thiết bị phương tiện vận tải : Quản lý vận hành sữa chửa toàn bộ máy móc thiết bị, phương tiện vẩn tải của chi nhánh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện sữa chữa, thay thế vật tư, thiết bị phụ tùng…Lập kế hoạch mua sắm mới máy móc thiết bị, phương tiện vận tải khi thấy cấp thiết phục vụ cho sản xuất + Bộ phận trạm trộn: Đảm bảo tiến độ phục vụ công trình,năng suất, chất lượng sản phẩm, lập kế hoạch bảo dưỡng, duy tu, sữa chữa định kỳ đảm bảo cho máy hoạt đông liên tục, ghi nhật ký toàn bộ hoạt động của trạm,báo cáo kết quả sản xuất lên giám đốc Phòng Kinh doanh : Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài han, ngắn hạn, hỗ trợ phó giám đốc trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm mua nguyên vật liệu, lập kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu khi cần thiết. Nắm bắt xử lý thông tin kịp thời, tham mưu cho giám đốc về giá cả thị trường đối thủ cạnh tranh Phòng Hành chính tổng hợp: Tham mưu cho giám đốc về việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ luật đối với toàn thể CBCNV, hướng dẫn kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động chú trọng đặc biệt đến công tác an toàn lao động Phòng Tài Vụ : Hướng dẫn giám sát đơn vị tổ chức hoạch toán mở sổ ghi chép theo đúng chế độ tài chính kế toán hiện hành, giám sát việc thực hiện chi phí, theo dõi thu hồi vốn ở các lĩnh vực kinh doanh, tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý và sử dụng vốn III. Tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh công ty cổ phần Icovina 1 . Tổ chức bộ máy kế toán 1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ QUỸ KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN VẬT TƯ KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TRƯỞ : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng 1.2 Chức năng của từng bộ máy Kế toán trưởng : Là người đứng đầu phòng kế toán lãnh đạo bộ máy kế toán chi nhánh, tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính. Xây dựng tổ chức công tác hoạch toán và quản lý tài chính của chi nhánh , chịu trách nhiệm về mặt quản lý tài chính trước Nhà nước Kế toán tổng hợp : Kiểm tra kế toán chi tiết và các nghiệp vụ kinh tế, thu thập số liệu hạch toán vào các sổ sách có liên quan, lập các báo cáo về tài chính theo qui định của Nhà nước Kế toán vật tư : Theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ….Tổng hợp số liệu về tình hình hiện có, sự biến động của nguyên vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ. Đánh giá tình hình mua sắm và sử dụng vật tư trong quá trình sản xuất của chi nhánh Kế toán công nợ : Theo dõi các khoản vay vốn, công nợ để phản ánh kịp thời, đầy đủ, thực hiện các khoản thu chi theo lệnh của lãnh đạo Thủ quỹ : Thực hiện các khoản thu chi theo các chứng từ đã duyệt, theo dõi việc cấp phát tiền mặt theo số liệu kế toán, nộp tiền vào ngân hàng, ghi chép sổ quỹ và lập báo cáo sổ gửi hằng ngày 2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại chi nhánh + Tại chi nhánh hiện nay đang áp dụng hình thức Kế toán máy, phần mềm được sử dụng là Acsoft, được cài đặt trên máy tính như sau: Tất cả các phần hành kế toán được cài đặt trong ổ đĩa, khi kích hoạt chương trình kế toán Acsoft, giao diện đầu tiên sẽ xuất hiện, đó là màn hình kế toán ban đầu. Sau khi điền các thông tin cần thiết lên màn hình kế toán, chương trình sẽ hiện ra màn hình làm việc chính. Khi muốn nhập dữ liệu vào máy kế toán vào mục “ Nhập liệu” “ Chứng từ” sau đó kế toán tiến hành các công việc : nhập số liệu chứng từ, loại chứng từ, ngày tháng nhập chứng từ, và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh + Sau khi hoàn thành các phần việc trên, chương trình cài đặt trong máy sẽ hoạt động và có thể cung cấp cho người sử dụng các thông tin về tình hình tài chính của đơn vị như: thhông tin về tiền mặt, về các khoản phải thu, phải trả Cuối tháng các thông tin lưu trong máy sẽ được in ra ở sổ và kết chuyển doanh thu, chi phí sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh 2.1 Sơ đồ kế toán trên máy SỔ KẾ TOÁN _ Sổ tổng hợp _ Sổ chi tiết CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH _ Báo cáo tài chính _ Báo cáo kế toán quản trị Sss BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI 2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy + Hằng ngày, kế toán cắn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. + Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp ( Sổ cái hoặc Nhật ki - Sổ cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan Cuối tháng ( hoặc bất kì thời điểm cần thiết nào ), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ ( cộng sổ ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động hoá và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu sau khi đã in ra giấy _ Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo qui định + Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay B. Phân tích cấu trúc tài chính tại chi nhánh công ty cổ phần Icovina – Đà Nẵng Khi phân tích cấu trúc tài chính tại chi nhánh công ty cổ phần Icovina, ta dựa vào Bảng cân đối kế toán của chi nhánh ngày 31/12/2006, 31/12/2007 và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007 I. Phân tích cấu trúc tài sản Khi phân tích cấu trúc tài sản cho phép đánh giá đặc trưng về cấu trúc tài sản của chi nhánh, đánh giá tính hợp lý cho việc đầu tư vốn của công ty cho hoạt động kinh doanh của mình, đánh giá được tình hình phân bổ tài sản của chi nhánh. Khi phân tích cấu trúc tài sản tiến hành phân tích một số chỉ tiêu sau: - Tỷ trọng tiền - Tỷ trọng tài sản cố định - Tỷ trọng đầu tư tài chính - Tỷ trọng hàng tồn kho - Tỷ trọng phải thu khách hàng BẢNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN CỦA CHI NHÁNH ĐVT: Đồng STT Chỉ tiêu 2006 2007 1 Tiền 129.151.162 173.188.902 2 Đầu tư tài chính 0 0 3 Phải thu khách hàng 763.557.147 3.618.833.274 4 Tài sản cố định 4.747.840.891 8.326.006.303 5 Hàng tồn kho 297.662.891 342.130.205 6 Tổng tài sản 6.161.979.928 12.874.309.461 7 Tỷ trọng tiền ( 1/6 ) 2,096% 1,345% 8 Tỷ trọng đầu tư tài chính (2/6) 0 0 9 Tỷ trọng các khoản phải thu ( 3/6 ) 12,391% 28,109% 10 Tỷ trọng tài sản cố định ( 4/6 ) 77,051% 64,671% 11 Tỷ trọng hàng tồn kho ( 5/6) 4,831% 2,657% BẢNG PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỦA CHI NHÁNH ĐVT : Đồng Chỉ tiêu Giá trị Chênh lệch 2007/2006 2007 2006 Mức % A. TSLĐ và ĐTNH 4.338.303.158 1.301.655.204 3.036.647.954 233,291 I.Tiền 173.188.902 129.151.162 44.037.740 34,1 II. Đtư ngắn hạn 0 0 0 0 III. Các khoản phải thu 3.618.833.274 763.557.147 2.855.276.127 373,944 IV. Hàng tồn kho 342.130.205 297.602.891 44.527.314 14,962 V. Tài sản NH khác 204.150.777 111.344.004 92.806.773 83,351 B. TSCĐ và ĐTDH 8.536.006.303 4.860.324.724 3.675.681.579 75,626 I. Tài sản cố định 8.326.006.303 4.747.840.891 3.578.165.412 75,364 II. Đầu tư dài hạn 0 0 0 0 III. Tài sản DH khác 210.000.000 112.483.833 97.516.167 86,693 + Qua bảng phân tích cấu trúc tài sản tại chi nhánh cố một số điểm lưu ý sau: các khoản mục tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, và tài sản cố định năm 2007 đều tăng lên so với năm 2006, tuy nhiên khi tính tỷ trọng của một số khoản mục( tiền, tài sản cố định, hàng tồn kho) ta thấy tỷ trọng nó lại thấp hơn, điều này không quan trọng về mặt so sánh mà nó chỉ mang ý nghĩa xem xét tỷ trọng của từng khoản mục chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của chi nhánh. Để phân tích cụ thể hơn ta phải xét sự chênh lệch các khoản mục qua bảng phân tích sự biến động của tài sản, cụ thể như sau: Đối với TSLĐ và ĐTNH: + Khoản mục tiền của chi nhánh năm 2006 chiếm tỷ trọng 2,1% trong tổng qui mô tài sản, con số này tăng lên 34,098% tức là tăng thêm 44.037.740 đồng, lượng tiền tăng lên chứng tỏ khả năng thanh toán của chi nhánh có thể đáp ứng được nhu cầu chi tiêu và sản xuất kinh doanh trong đơn vị, tuy nhiên nếu tỷ trọng này quá cao sẽ gây ra lạm dụng vốn hay gian lận, chi nhánh cần có biện pháp để giảm thiểu lượng tiền nhàn rỗi + Các khoản phải thu : Tỷ trọng các khoản phải thu có xu hướng tăng lên vào năm 2006 tỷ trọng này là 12,391% nhưng năm 2007 con số này là 28, 109% tức là tăng 2.855.276.127 đồng. Tỷ trọng các khoản phải thu tăng lên cho thấy chính sách quản lý và thu hồi nợ chưa tốt, vốn của chi nhánh đang bị chiếm dụng trong thời gian dài, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn của đơn vị. Nhưng cũng có thể là chi nhánh đang thực hiện chính sách tài chính mở rộng để mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, chính vì điều này làm cho các khoản phải thu tăng lên. Đối với các khoản phải thu ban giám đốc cần đề ra nhiều biện pháp để quản trị khách hàng thanh toán các khoản nợ phải thu đúng kì hạn, để vòng quay vốn diễn ra nhanh hơn. +Tài sản ngắn hạn năm 2007 là 204.150.777 đồng , giá trị này tăng lên so với năm 2006 tức là tăng 92.806.773 đồng ( năm 2006 giá trị này là 111.344.004đồng) điều này chứng tỏ để cải thiện môi trường làm việc, và trang bị thêm may móc cho các phòng ban chi nhánh đã mua sắm thêm một số tài sản phục vụ cho hoạt động quản lý và điều hành + Tỷ trọng hàng tồn kho có tăng lên nhưng không đáng kể. Năm 2006 giá trị này là 297.602.891 đồng, năm 2007 là 342.130.205 tức là tăng 44.527.314 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 14,962%, hàng tồn kho tăng lên là do đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai thác đá, cát, sỏi nhưng chưa bán được hàng, lại cần nhập một số mặt hàng để phòng ngừa việc tăng giá và khan hiếm Đối với TSCĐ và ĐTDH + Tỷ trọng tài sản cố định chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của chi nhánh và có xu hướng tăng mạnh. Năm 2006 chiếm 70,051 % trong tổng tài sản ( giá tri tổng tài sản là 6161.979.928 ), năm 2007 chiếm 64,671% trong tổng tài sản ( giá trị tổng tài sản là 12.874.309.461) tức là tăng thêm 3.578.165.412 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 75, 364% .Tài sản cố định tăng lên chứng tỏ chi nhánh đã có những cố gắng trong việc mua sắm, sữa chữa tài sản cố định, qui mô hoạt động của chi nhánh được mở rộng và nhiều đơn vị đặt hàng và thuê máy móc thiết bị. Tuy nhiên việc TSCĐ tăng mạnh sẽ dẫn đến thời gian hoàn vốn của đơn vị là khá lâu ● Tóm lại : Từ việc phân tích cấu trúc tài sản và sự biến động của tài sản cho thấy tài sản của chi nhánh có xu hướng tăng lên chủ yếu là do sự gia tăng các khoản phải thu và tài sản cố định. Việc tăng tỷ trọng tài sản cố định chứng tỏ đây là dấu hiệu tốt, đơn vị đã có những đổi mới về công nghệ, áp dụng những thành tựu mới để nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó tỷ trọng các khoản phải thu tăng lên cao đây là dấu hiệu không tốt, vốn của chi nhánh đang bị chiếm dụng nhiều, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Để khắc phục chi nhánh cần đề ra các biện pháp quản lý và thu hồi nợ II. Phân tích cấu trúc nguồn vốn tại chi nhánh Phân tích cấu trúc nguồn vốn chính là phân tích tính tự chủ về mặt tài chính và tính ổn định của nguồn tài trợ để biết tình hình tài chính cũng như năng lực của chủ sở hữu trong việc tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình 2.1 Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính của chi nhánh Trích số liệu từ bảng CĐKT của chi nhánh qua 2 năm 2006 và 2007 BẢNG PHÂN TÍCH TÍNH TỰ CHỦ VỀ MẶT TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH ĐVT : Đồng Chỉ tiêu Giá tri 2007 2006 1. Nợ ngắn hạn 3.630.253.253 412.682.480 2. Nợ dài hạn 5.122.595.793 2.278.000.000 3. Nợ phải trả ( 3= 1+2 ) 8.482.849.046 2.690.682.480 4. Nguồn vốn chủ sở hữu 4.391.460.415 3.471.297.448 5. Tổng Nguồn Vốn 12.874.309.461 6.161.979.928 6. Tỷ suất nợ ( 6 = 3/5 ) 65, 89% 43,66% 7. Tỷ suất tự tài trợ ( 7 = 4/5 ) 34,11% 56.34% 8. Tỷ suất NPT/ NVCSH ( 8 = 3/4 ) 193,16% 77,51% 9. Tỷ trọng NNH/ NPT (9 = 1/3 ) 39,61% 15,34% 10. Tỷ trọng NDH/ NPT (10 = 2/3) 60,39% 84,66% + Qua bảng phân tích cho thấy vào cuối năm 2006 toàn bộ tài sản của đơn vị được tài trợ bởi 43,66% nợ phải trả và 56,34% nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó tỷ suất nợ dài hạn chiếm 84,66% và tỷ suất nợ ngắn hạn chiếm 15,34%, điều này chứng tỏ tính tự chủ về mặt tài chính của đơn vị năm này là cao, vốn sử dung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu + Tuy nhiên sang năm 2007 toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi 65,89% nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tài trợ có 34,11%. Điều này chứng tỏ tính tự chủ về mặt tài chính của đơn vị năm nay là chưa cao, vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay từ các đơn vị khác.Đặc biệt trong cơ cấu tỷ suất nợ thì nợ dài hạn qua hai năm luôn chiếm hơn 60% trong tổng cơ cấu nợ phải trả, cho thấy nguồn tài trợ của đơn vị chủ yếu là nợ dài hạn. Nguyên nhân là do công ty muôn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy cần mua và trang bị thêm một số tài sản cố định, vì vậy cần huy động một lượng vốn từ bên ngoài. Nhưng đây cũng là một điều thuận lợi cho chi nhánh vì đơn vị sẽ ít gặp áp lực trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn + Tỷ suất tự tài trợ năm 2007 là 34,11% và giảm hơn so với năm 2006 là 56,34% nguyên nhân là do để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu cho nên chi nhánh phải vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, kết quả tỷ suất tự tài trợ phụ thuộc vào vốn vay. Bên cạnh đó tỷ suất nợ phải trả / nguồn vốn chủ sở hữu quá cao cụ thể năm 2006 là 77,51% nhưng năm 2007 là 193,16% qua đó cho thấy đơn vị đang trong tình trạng thiếu vốn, đây là điều thiệt thòi cho chi nhánh trong việc thu hút nguồn tín dụng từ bên ngoài + Trong hệ số nợ của chi nhánh ta thấy Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng khá nhiều, năm 2006 tỷ trọng này là 84,66 %, vào năm 2007 tỷ trọng này đã giảm xuống còn 60,39% điều này chứng tỏ chi nhánh đã thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ. Đối với Nợ ngắn hạn tại chi nhánh có xu hướng tăng mạnh năm 2006 chỉ có 412.682.480 đồng nhưng đã tăng thêm 3.217.570.773 đồng tức là 3.630.253.253 đồng vào năm 2007, kết hợp với bảng phân tích cấu trúc tài sản chứng tỏ đơn vị đã mua TSCĐ bằng Nợ ngắn hạn. Điều này sẽ làm cho chi nhánh gặp khó khăn trong việc trả nợ trong tương lai. Ban giám đốc cần đề ra biện pháp không để chỉ tiêu Nợ ngắn hạn quá cao, mà nên để tỷ trọng Nợ dài hạn cao lúc đó việc sản xuất kinh doanh ít bị ảnh hưởng đến thời hạn trả nợ, đơn vị không phải lo trả Nợ ngắn hạn Qua phân tích tính tự chủ về mặt tài chính của đơn vị ta thấy tỷ suất nợ quá cao chứng tỏ tính tự chủ về mặt tài chính của chi nhánh là thấp, nguồn vốn mà doanh nghiệp có được chủ yếu được hình thành từ các khoản nợ dài hạn, mặc dù như vậy sẽ nâng cao được hiệu quả của đòn bẩy nợ nhưng đồng thời lại gia tăng mức độ rủi ro do các khoản nợ quá lớn và nếu đến hạn mà chưa có khả năng thanh toán thì các khoản nợ dài hạn sẽ trở thành các khoản nợ ngắn hạn. Đây là một áp lực lớn đối với chi nhánh, do đó trong thời gian tới đơn vị cần có biện pháp nhằm làm giảm bớt các khoản nợ phải trả, đồng thời cải thiện và mở rộng qui mô nguồn vốn chủ sở hữu để nâng cao tính tự chủ về tài chính của chi nhánh 2.2 Phân tích tính ổn định của nguôn tài trợ tại chi nhánh BẢNG PHÂN TÍCH TÍNH ỔN ĐỊNH NGUỒN TÀI TRỢ TẠI CHI NHÁNH ĐVT : Đồng Chỉ tiêu Giá trị 2007 2006 1. Nợ phải trả 8482.849.046 2690.682.480 2. Nguồn vốn CSH 4.391.460.415 3.471.297.448 3. Nguồn vôn TX 9514.056.208 5749.297.448 4. Nguồn vốn TT 3.360.253.253 412.682.480 5. Tổng Nguồn Vốn 12.874.309.461 6.161.979.928 6. Tỷ suất NVTX (6 = 3/5 ) 73,9% 93,3% 7. Tỷ suất NVTT ( 7 = 4/5 ) 26,1% 6,7% 8. Tỷ suất NVCSH/ NVTX 46,16% 60,37% + Qua bảng phân tích cho thấy năm 2006 tỷ suất NVTX là 93,3% và tỷ suất NVTT là 6,7% tỷ suất NVTX cao hơn rất nhiều so với tỷ suất NVTT, điều này chứng tỏ tính ổn định của nguồn tài trợ năm 2006 của chi nhánh là rất tốt. Bên cạnh đó tỷ suất NVCSH / NVTX đạt 60,73% cho thấy tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn thường xuyên là cao hơn nợ dài hạn + Năm 2007 tỷ suất NVTX đã giảm xuông còn 73,9%, ngược lại NVTT lại tăng lên 26,1% , tỷ lệ giảm của NVTX và tỷ lệ tăng NVTT năm 2007 so vơi năm 2006 là bằng nhau ( 19,4% ). Nhưng nhìn chung sự biến động trong năm 2007 là không lớn, tỷ suất NVTX vẫn chiếm một tỷ lệ áp đảo so với tỷ suất NVTT. Nguyên nhân là do NVTX luôn chiếm hơn 70% trong tổng giá trị và có một giá trị tương đối lớn trong cơ cấu nguồn vốn ( năm 2006 NVTX là 5.749.297.448 đồng so với tổng nguồn vốn là 6.161.979.928 đồng, năm 2007 NVTX là 9.514.056.208 đồng so với tông nguồn vốn là 12.874.309.461đồng ) + Tuy nhiên chúng ta thấy trong NVTX của đơn vị thì Nợ phải trả chiếm tỷ trọng chủ yếu, nguyên nhân là do năm 2006 giá trị tông tài sản là 6.161.979.928 đồng, nhưng sang năm 2007 tổng tài sản đã tăng lên 12.874.309.461đồng chính sự gia tăng rất lớn của tài sản đã làm cho đơn vị phải huy động một lượng vốn từ ngân hàng dẫn đến các khoản nợ phải trả của chi nhánh tăng lên rất nhiều. Nguồn tài trợ tại đơn vị hiện nay phần lớn là nợ dài hạn, tỷ suất Nợ dài hạn / Nợ phải trả chiếm hơn một nửa và có giá trị tương đối lớn trong cơ cấu Nợ phải trả + Tỷ suất NVCSH / NVTX cho biết NVCSH chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng NVTX. Nguồn vốn chủ sở hữu tại chi nhánh có xu hướng giảm dần năm 2006 tỷ suất này là 60,37% nhưng năm 2007 con số này chỉ còn 46,16%, điều này chứng tỏ nguồn vốn mà chi nhánh đang có chủ yếu là vốn vay, tính ổn định nguồn tài trợ là không bền vững Bằng các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ và tính ổn định của nguồn tài trợ cho thấy cấu trúc nguồn vốn của đơn vị chưa thực sự tốt, tỷ suất nợ quá cao chiếm trên 60% trong cơ cấu nguồn vốn, khả năng độc lập về tài chính của đơn vị còn kém, tỷ suất tự tài trợ của đơn vị chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận các khoản tín dụng từ bên ngoài của chi nhánh. Nhưng bên cạnh đó tính ổn định của nguồn tài trợ là tương đối tốt, chi nhánh luôn duy trì một tỷ suất NVTX trên 70%, tỷ suất NVCSH / NVTX có giảm nhưng tình hình đang dần được cải thiện. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cần phải xây dựng một cơ cấu nguồn vốn hợp lý hơn. Để cải thiện tính độc lập và tính ổn định của nguồn tài trợ tốt hơn đơn vị cần mở rộng qui mô của NVCSH, đồng thời duy trì một khoản nợ dài hạn thích hợp để đảm bảo chi phí sử dụng vốn là thấp, vừa nâng cao tính độc lập về tài chính, vừa mở ra những cơ hội về nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài III. Phân tích cân bằng tài chính Phân tích cân bằng tài chính là phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tài sản và các yếu tố nguồn tài trợ. Mục đích của phân tích cân bằng tài chính là là xem xét việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả hay không, khả năng thanh toán của doanh nghiệp ra sao, từ đó giúp các nhà quản trị lựa chọn chính sách tài trợ thích hợp Khi phân tích cân bằng tài chính ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu sau: 3.1 Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chinh BẢNG PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG TẠI CHI NHÁNH VÀ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH TRONG DÀI HẠN ĐVT : Đồng Chỉ tiêu Giá trị 2007 2006 1. Nguồn vốn CSH 4.391.460.415 3.471.297.448 2. Nguồn vốn TX 9.514.056.208 5.794.297.448 3. Tài sản dài hạn 8.536.006.303 4.860.324.724 4.Tôc độ tăng NVTX 64,197% - 5. Tốc độ tăng NVCSH 26,51% - 6. Tốc độ tăng TSDH 75,63% - 7. Vốn lưu động ròng ( 4 = 2 - 3 ) 978.049.905 933.972.724 8. Tỷ suất NVTX / TSDH (5 = 2/3 ) 1,11 lần 1,19 lần 9. Tỷ suất tự tài trợ TSDH 0,514 lần 0,714 lần Từ bảng phân tích cho thấy vốn lưu động ròng qua các năm có xu hướng tăng lên, năm 2006 VLĐ ròng là 933.972.724 đồng và tăng thêm một mức là 44.077.631 đồng tương ứng với mức tăng là 4,719% ( 44.077.631/933.972.724) x 100. Trong đó giá trị tài sản dài hạn tăng lên rất cao, năm 2006 chỉ đạt 4.860.324.724 đồng nhưng năm 2007 đạt 8.536.006.303 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 75,63%, điều này cho thấy trong những năm gần đây chi nhánh đã có chú trọng trong việc đầu tư mua sắm hay sữa chữa nâng cấp tài sản cố định, vì hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và hơn nữa mới được thành lập cho nên nhu cầu về trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh là yêu cầu cấp bách đối với đơn vị. Tuy nhiên VLĐ ròng của chi nhánh luôn dương chứng tỏ cân bằng tài chính trong dài hạn của đơn vị vẫn được đảm bảo , tỷ suất NVTX / TSDH qua hai năm là trên 1 lần đăc biệt là năm 2006 là 1,19 lần. Qua đó cho thấy NVTX luôn lớn hơn so với giá trị TSCĐ, điều này có nghĩa là toàn bộ tài sản cố định của đơn vị được tài trợ hoàn toàn từ NVTX và phần NVTX dư ra dùng để tài trợ thêm TSNH Cân bằng tài chính dài hạn được đánh giá là tốt và an toàn, nhưng bên cạnh đó, tỷ suất tự tài trợ của NVCSH đối với TSCĐ là tương đối thấp khi tỷ suất này có xu hướng giảm, năm 2006 là 0,714 lần và giảm còn 0,514 lần vào năm 2007, điều này chứng tỏ tính tự chủ và tính ổn định trong việc tài trợ TSCĐ của chi nhánh là chưa cao, nguồn tài trợ chủ yếu là nguồn nợ dài hạn và qua đó cho thấy sự thiếu hụt trong NVCSH. Nhưng tình hình này có thể được cải thiện khi mà hoạt đông của doanh nghiệp đã đi vào ổn định, tất cả TSCĐ đã được trang bị đủ và có chất lượng thì việc đầu tư TSCĐ sẽ tiến hành chậm lại, như vậy tỷ suất NVCSH tài trợ cho TSCĐ sẽ được cải thiện Qua quá trình phân tích tình hình cân bằng tài chính trong dài hạn của chi nhánh qua hai năm cho thấy đơn vị đạt trạng thái cân bằng tài chính trong dài hạn, NVTX không chỉ sử dụng để tài trợ cho TSDH mà còn được sử dụng để tài trợ cho một phần TSNH, nhưng vấn đề bây giờ là cần cải thiện cơ cấu NVTX tìm và duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa NVCSH và Nợ dài hạn, đăc biệt là cần mở rộng qui mô nguồn vốn chủ sở hữu 3.2 Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính Nhu cầu VLĐ ròng = HTK + Các khoản phải thu - Nợ NH (không kể nợ vay NH) BẢNG PHÂN TÍCH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG TẠI CHI NHÁNH VÀ CÂN BĂNG TÀI CHÍNH TRONG NGẮN HẠN ĐVT : Đồng Chỉ tiêu Giá trị Chênh lệch 2007 / 2006 2007 2006 Mức % 1. Hàng tồn kho 342.130.205 297.602.891 44.527.314 14,961 2. Các khoản phải thu 3.822.984.051 874.901.151 2.948.082.900 336,96 3. Nợ NH không kể nợ vay 1.958.753.726 412.682.480 1.546.071.246 374,64 4.Nhu cầu VLĐ ròng 2.206.360.530 759.821.562 1.446.538.968 190,38 5. Vốn lưu động ròng 978.049.905 933.972.724 44.077.181 4,72 6. Ngân quỹ ròng(6 = 5 - 4 ) (1.228.311.075) 174.151.162 (1.402.462.273) (805,31) Nhu cầu VLĐ ròng là một chỉ tiêu liên quan đến các nhu cầu dự trữ hàng tồn kho, các khoản phải thu và một phần tài sản được tài trợ bởi các khoản Nợ ngắn hạn. Qua bảng phân tích cho thấy nhu cầu VLĐ ròng của chi nhánh qua hai năm đã có biến động lớn. Đăc biệt vào cuối năm 2007 nhu cầu vốn lưu động ròng tăng lên rât nhanh so với năm 2006, vơi tỷ lệ tăng là 190,38% tương ứng với giá trị tăng thêm là 1.446.538.968 đồng. Nguyên nhân là do hàng tồn kho năm 2007 tăng lên một mức là 44.527.314đồng so với năm 2006, dẫn đến vốn bị ứ đọng, các khoản phải thu cũng tăng lên và tăng rất nhanh với mức tăng là 2.948.082.900 đồng làm cho một khoản vốn của đơn vị tạm thời bị khách hàng chiếm dụng, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh. Bên cạnh đó Nợ ngắn hạn của chi nhánh đang có xu hướng tăng lên, năm 2006 là 412.682.480 đồng và tăng lên một mức là 1.546.071.246 đồng tức là đạt 1.958.753.726 đồng mặc dù Nợ ngắn hạn có tăng lên nhưng so với các khoản phải thu thì giá trị tăng này vẫn không đáng kể, do vậy mà nhu cầu vốn lưu động ròng năm 2007 vẫn cao hơn năm 2006 Tuy nhiên để có thể đánh giá được chi nhánh có đạt cân bằng tài chính trong ngắn hạn hay không, ta cần phân tích mối quan hệ giữa nhu cầu vốn lưu động ròng và vốn lưu động ròng, đó chính là ngân quỹ ròng. Qua bảng phân tích cho thấy năm 2006 ngân quỹ ròng của chi nhánh là 174.151.162 đồng và mang giá trị dương. Điều này chứng tỏ vốn lưu động ròng đáp ứng đủ nhu cầu vôn lưu động ròng, đơn vị đang ở trong tình trạng cân bằng tài chính tốt và an toàn. Vì vậy chi nhánh sẽ hạn chế việc đi vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu VLĐ ròng, đơn vị sẽ không gặp khó khăn trong thanh toan các khoản Nợ ngắn hạn Nhưng vào năm 2007 ngân quỹ ròng tại đơn vị là ( 1.228.311.075 ) và mang giá trị âm, điều này chứng tỏ VLĐ ròng không đủ đáp ứng nhu cầu VLĐ ròng, chi nhánh phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt của nhu cầu VLĐ ròng và tài trợ một phần TSCĐ, đơn vị không đạt trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn, điều này hoàn toàn gây khó khăn cho chi nhánh trong khi tiếp cận các nguôn tài trợ từ bên ngoài trong tương lai. Để làm giảm nhu cầu VLĐ ròng chi nhánh cần giảm các khoản phải thu điều này buộc ban lãnh đạo chi nhánh phải đưa ra các biện pháp để quản lý và thu hồi các khoản nợ, đồng thời cũng giảm việc dự trữ hàng tồn kho. Chi nhánh hoạt đông trong lĩnh vực khai thác đá, cát sỏi nếu dự trữ quá nhiều sẽ làm tăng chi phí bảo quản, hơn nữa thuận lợi cua đơn vị là khai thác các nguồn lợi này tại chỗ cho nên khi có nhu cầu hay có đơn đặt hàng chúng ta tiến hành sản xuất, điều này sẽ hạn chế việc dự trữ hàng tồn kho quá nhiều PHẦN III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢP PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ICOVINA TẠI ĐÀ NẴNG I. Một số nhận xét về cấu trúc tài chính tại chi nhánh công ty cổ phần Icovina + Qua thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình thực tế tại chi nhánh công ty cổ phần Icovina, em xin trình bày một số ý kiến cuả mình đối với công ty 1. Những ưu điểm Đối với khoản mục tiền - Chi nhánh đã có mức dư tiền khá ổn định điều này giúp đơn vị dễ dàng trong việc thanh toán các khoản nợ, không chịu nhiều áp lực trong thanh toán, cũng cần nói thêm trong tình hình kinh tế đầy biến động và phức tạp như hiện nay, tỉ lệ lạm phát đang có xu hướng gia tăng làm cho đồng tiền mất giá. Chi nhánh không nên dự trữ quá nhiều tiền sẽ không đem lại hiệu quả cho việc sử dụng nguồn lực này, và tránh lượng tiền nhàn rỗi quá nhiều Đối với khoản mục tài sản cố định - Nhìn chung chi nhánh đã đầu tư vào TSCĐ với một số lượng lớn. Đây được đánh giá là tốt trong cách thức lãnh đạo của các nhà quản trị của chi nhánh, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ lợi, sản xuất đá, cát, sỏi, đổ bê tông và cho thuê phương tiện vận tải, máy móc do vậy cần có những phương tiện kỹ thuật hiện đại như: máy nghiền đá, trạm nghiền đá, trạm trộn bê tông, xe vận chuyển bê tông v.v .. có chất lượng tốt để đảm bảo tiến độ thi công của từng công trình cho đúng kế hoạch Đối với khoản mục nguồn vốn thường xuyên - Chi nhánh đã huy động phần lớn nguồn vốn là nguồn vốn thường xuyên, khoản này chiếm hơn một nửa trong tổng nguồn vốn, điều này cho phép ta có thể đánh giá tốt về cấu trúc nguồn vốn của chi nhánh, cấu trúc này có thể sẽ ổn định trong thời gian dài, nhin vào tỉ lệ này ta có thể thấy được qui mô của đơn vị có thể được mở rộng trong tương lai, đây là dấu hiệu tốt cho việc tìm kiếm nguồn tín dụng từ các nhà đầu tư bên ngoài Đối với khoản mục nợ dài hạn - Chi nhánh đã huy động được một nguồn vay nợ tương đối nhưng ưu tiên huy động nợ dài hạn nhiều, đây là một chính sách vay nợ trong lâu dài nhằm giảm bớt áp lực thanh toán trong ngắn hạn, đây cũng là sự khẳng định uy tín và vị thế của chi nhánh đối với các tổ chức cho vay. Để mở rộng qui mô và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nhghiệp nào cũng đều cần đến các khoản nợ này. Nhưng sử dụng hiệu quả hay không thì nó còn phụ thuộc vào khả năng quản lý của nhà điều hành, cũng như khả năng dự đoán, phân tích chính xác mức dư nợ hợp lý cho đơn vị mình 2. Những mặt hạn chế + Bên cạnh những mặt chuyển biến tích cực của đơn vị thì vẫn không tránh khỏi tồn tại những mặt hạn chế trong cấu trúc tài chính Đối với các khoản phải thu - Chi nhánh có tỷ lệ các khoản phải thu khá cao, trong đó khoản phải thu khách hàng chiếm 56,34 % ( 2006) và 91% ( 2007 ) trong tổng số các khoản phải thu, các số liệu phân tích cho thấy đơn vị còn có những hạn chế trong việc tiến hành thu hồi các khoản nợ. Việc thu hồi chậm các khoản nợ này có thể là do công tác quản lý nợ của chi nhánh chưa phù hợp, chưa có chính sách ưu đãi khánh hàng thanh toán - Việc tiến hành thu hồi nợ chậm sẽ làm cho chi nhánh bị chiếm dụng vốn kinh doanh. Điều này gây bất lợi cho chi nhánh trong quá trình phát triển. Từ đó chi nhánh buộc phải đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác để có thể linh hoạt đáp ứng nhu cấu thiếu vốn trong tức thời. Như vậy tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các đơn vị sẽ gia tăng, làm gia tăng sự rủi ro giữa các doanh nghiệp. Do vậy chi nhánh cần có chính sách thu hồi nợ nhanh chóng để làm giảm tình trạng bị chiếm dụng vốn Đối với nợ ngắn hạn - Khoản nợ ngắn hạn của chi nhánh có xu hướng tăng năm 2006 tỷ trọng này là 15,34% nhưng năm 2007 là 39,61% trong tổng Nợ phải trả, việc gia tăng này sẽ làm cho đơn vị gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ trong tương lai, việc sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng vì doanh nghiệp phải lo đến thời hạn trả các khoản nợ ngắn hạn này Nhu cầu vốn lưu động ròng - Hàng tồn kho và đặc biệt là các khoản phải thu tăng mạnh làm cho nhu cầu vốn lưu động ròng tăng trong khi đó vốn lưu động ròng lại không đủ để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng, dẫn đến ngân quỹ ròng âm, cân bằng tài chính trong ngắn hạn của đơn vị là không tốt Đầu tư tài chính - Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, mở cửa hội nhập quốc tế, thì thị truờng tài chính sẽ phát triển mạnh. Tuy nhiên đối với chi nhánh công ty cổ phần Icovina vẫn chưa chú trọng đến lĩnh vực này, cụ thể là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn cuả đơn vị bằng 0, việc đầu tư tài chính sẽ mang lại nguồn thu nhập khác cho đơn vị, vì vậy đơn vị nên chú trọng + Trong bước đầu của quá trình cổ phần hoá và cũng mới được thành lập chi nhánh sẽ gặp không ít khó khăn, tuy nhiên hình thức sở hữu cổ phần sẽ tạo cho đơn vị phát triển hơn về mọi mặt. Việc thiết lập môt cấu trúc tài chính hợp lý cũng là một vấn đề mà chi nhánh cần quan tâm để khắc phục khó khăn về tài chính cũng như đem lại sự nổ lực để nâng cao hiệu quả hoạt động II. Một số giải pháp về cấu trúc tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh Sau thời gian thực tập tìm hiểu về cấu trúc tài chính của chi nhánh công ty cổ phần Icovina, kết hợp với những kiến thức được tiếp thu ở nhà trường cùng với sự giúp đỡ của các cô chú tại chi nhánh, em đã nêu ra một số những ưu điểm và những mặt hạn chế của đơn vị, thông qua đó em cũng xin đề xuất một số ý kiến của mình nhằm bổ sung hoàn thiện cấu trúc tài chính mà theo em sẽ giúp cho đơn vị nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian dài Tiền - Đơn vị đã dự trữ một lượng tiền ở mức cần thiết cho nhu cầu vốn kinh doanh của đơn vị. Nhưng với lượng tiền như trên chi nhánh cũng cần có các biện pháp quản lý cho phù hợp, ngoài ra đối với tiền thì khả năng xảy ra gian lận và sai sót là rất lớn vì vậy đơn vị cần có những biện pháp tích cực để hạn chế gian lận và sai sót, đối với những khoản mà khách hàng thanh toán, đơn vị cần xác minh số tiền mà khách hàng đã thanh toán là bao nhiêu để tránh việc biển thủ - Tại chi nhánh phải duy trì được số dư tồn quĩ hợp lí để đảm bảo chi trả cho các nhu cầu về kinh doanh tránh việc tồn quĩ quá nhiều dẫn đến lượng tiền nhàn rỗi Khoản phải thu khách hàng - Khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của đơn vị, điều này thể hiện việc quản lý nợ phải thu của đơn vị chưa được tốt, vốn của chi nhánh đang bị chiếm dụng. Tình hình nợ kéo dài đặt ra cho công tác theo dõi khoản phải thu của khách hàng phải chi tiết và cụ thể. - Kế toán theo dõi khoản mục này phải tiến hành chia khoản mục này thành phải thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn. Nếu là khoản phải thu ngắn hạn thì đơn vị cần hối thúc khách hàng trả nợ, có thể đến tận nơi khách hàng thu tiền, gọi điện, hay nhờ ngân hàng thu nợ thay. Đối với các khoản phải thu dài hạn, đơn vị cần gửi thông báo cho khách hàng để họ biết thời hạn trả nợ - Đối với các khoản nợ quá hạn, đơn vị nên tạm ngừng việc cung cấp hàng hoá, tiến hành các thủ tục để thu hồi nợ - Khi quyết định có cho khách hàng nợ hay không cần xem xét uy tín của khách hàng trên thị trường và khả năng thanh toán của họ trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã kí kết. Khi kí kết hợp đồng kinh tế có thể yêu cầu khách hàng đặt cọc hay ứng trước một phần giá trị hợp đồng - Phải lập bảng báo cáo chi tiết các khoản phải thu khách hàng để kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu này, có thể lập bảng như sau BÁO CÁO KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG Chỉ tiêu Đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Cuối kỳ Nợkhó dòi Tổng cộng Nợ quá hạn Tăng Giảm Tổng cộng Nợ quá hạn 1. Công ty A 2. Công ty B - Việc lập bảng sẽ giúp đơn vị nắm bắt chi tiết từng khoản nợ và khả năng thanh toán của khách hàng. Việc thu hồi nợ sẽ có kết qủa hơn và cải thiện được cấu trúc tài sản của đơn vị Tài sản cố định - Trong hai năm vừa qua TSCĐ tại đơn vị tăng mạnh chứng tỏ đơn vị đã có sự đầu tư, tuy nhiên vì hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, khai thác đá, cát, sỏi và đổ bê tông nên việc trang bị máy móc rất tốn kém vì vậy bên cạnh việc sử dụng đơn vị cần có ý thức bảo quản TSCĐ, giữ gìn tài sản chung của chi nhánh. Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân trực tiếp sử dụng các phương tiện kỹ thuật của đơn vị nhằm đạt hiệu quả cao nhất . Thường xuyên theo dõi, kiểm tra TSCĐ tránh phá hoại Đầu tư tài chính - Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay với chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước cũng như việc hình thành thị trường chứng khoán đang diễn ra sôi nổi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư, có thể nói hoạt động tài chính đang diễn ra sôi động. Thế nhưng giá trị đầu tư tài chính tại đơn vị hầu như không có chứng tỏ hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, đầu tư bất động sản của đơn vị không tốt, hoạt đông của doanh nghiệp với các đơn vị bên ngoài là rất thấp. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cần có biện pháp thích hợp để gia tăng giá trị đầu tư tài chính, điều này rất thuận lợi làm tăng các mối quan hệ bên ngoài, sẽ có thêm khách hàng biết và tìm đến để hợp tác trong sản xuất kinh doanh Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ - Tỷ suất nợ của đơn vị ngày càng tăng làm cho tỷ suất tự tài trợ giảm xuống làm cho khả năng thanh toán cũng xấu đi, các khoản nợ vay ngắn hạn tăng lên rất nhiều, vì vậy đối với việc vay nợ chi nhánh nên vay bằng các khoản vay dài hạn để thời gian trả nợ được kéo dài, để đơn vị có thể sử dụng số tiền đó đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh không bị áp lực của thời hạn trả các khoản đến hạn - Đơn vị cũng cần có chính sách hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư bên ngoài, để hợp tác cùng các đơn vị khác trong quá trình hoạt động kinh doanh Tỷ suất NVTX và NVTT - NVTT của đơn vị có xu hướng tăng chứng tỏ các khoản nợ trong đơn vị là nhiều do vậy trong thời gian đển để cải thiện tình hình này, đơn vị cần gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu, đồng thời giảm các khoản nợ Cân bằng tài chính - Chi nhánh đạt cân bằng tài chính trong dài hạn nhưng lại mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Do vậy để duy trì cân bằng tài chính của đơn vị trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn thì đơn vị cần phải có những biện pháp thích hợp để phát triển vốn lưu động ròng trong đơn vị. Muốn tăng vốn lưu động cần giảm các khoản nợ đặt biệt là nợ ngắn hạn và gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu, phải có biện pháp để quản lý và thu hồi các khoản nợ như đốc thúc khách hàng trả tiền cho đơn vị đúng hạn, giảm thiểu các khoản nợ quá hạn và khó đòi để vòng quay khoản phải thu tăng lên làm cho vốn lưu động của đơn vị tăng lên KẾT LUẬN Với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế, để đứng vững trong môi trường kinh tế đó mỗi doanh nghiệp cần phát huy các giá trị của doanh nghiệp và tạo uy tín. Công tác quản trị cấu trúc tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng đó là công cụ khảo sát, nhận xét, đánh giá, giúp nhà quản trị dự đoán các kết quả tài chính trong tương lai. Chính vì vậy mà phân tích tài chính là một yêu cầu bức thiết đòi hỏi nọi doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển oanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Qua thời gian thực tập tại chi nhánh công ty cổ phần Icovina với nội dung đề tài em đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế hoạt động kinh doanh và đánh giá cấu trúc tài chính trong chi nhánh, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện cấu trúc tài chính hợp lý hơn. Mặc dù mới được thành lập và gặp không ít khó khăn nhưng nhìn chung hoạt động của chi nhánh đã có những bước phát triển đáng kể Khi thực hiện đề tài này do thời gian hạn chế và kiến thức chỉ dừng lại ở sách vở, do vậy không tránh khỏi thiếu những kinh nghiệm thực tế, đó chỉ là nhận thức ban đầu giữa lý luận và thực tiễn nên chưa phản ánh đầy đủ và còn nhiều hạn chế . Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, ban lãnh đạo chi nhánh Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Kế Toán, thầy Phan Thanh Hải và ban lãnh đạo chi nhánh công ty cổ phần Icovina đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này CN công ty cổ phần ICOVINA tại ĐN Mẫu số B01-DN Thôn Đà Sơn-P. Hoà khánh Nam-ĐN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của BT BTC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31/12/2006 và Ngày 31/12/2007 ĐVT: VNĐ TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Năm 2007 Năm 2006 A)Tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+140+150) I)Tiền và các khoản tương đương tiền 1) Tiền 2) Các khoản tương đương tiền II) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1) Đầu tư ngắn hạn 2) Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn III) Các khoản phải thu ngắn hạn 1) Phải thu khách hàng 2) Trả trước cho người bán 3) Phải thu nội bộ ngắn hạn 4) Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD 5) Các khoản phải thu khác 6) Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi IV) Hàng tồn kho 1) Hàng tồn kho 2) Dự phòng giảm giá HTK V) Tài sản ngắn hạn khác 1) Chi phí trả trước ngắn hạn 2) Thuế GTGT được khấu trừ 3) Thuế và các khoản phải thu nhà nước 4) Tài sản ngắn hạn khác B) Tài sản dài hạn (200=210+220+240+250+260) I) Các khoản phải thu dài hạn 1) Phải thu dài hạn của khách hàng 2) Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 3) Phải thu dài hạn nội bộ 4) Phải thu dài hạn khác 5) Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi II) Tài sản cố định 1) Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá -Gía trị hao mòn lũy kế 2) Tài sản cố định thuê tài chính -Nguyên giá -Gía trị hao mòn 3) Tài sản cố định vô hình -Nguyên giá -Gía trị hao mòn 4) Chi phí XDCB III) Bất động sản đầu tư -Nguyên giá -Gía trị hao mòn IV) Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1) Đầu tư vào công ty con 2) Đầu tư vào công liên kết liên doanh 3) Đầu tư dài hạn khác 4) Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính DH V) Tài sản dài hạn khác 1) Chi phí trả trước dài hạn 2) Tài sản dài thuế thu nhập hoãn lại 3) Tài sản dài hạn khác 100 110 111 112 120 121 129 130 131 132 133 134 135 139 140 141 149 150 151 152 154 158 200 210 211 212 213 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 240 241 242 250 251 252 258 259 260 261 262 268 V.01 V.02 V.02 V.03 V.04 V.06 V.07 V.08 V.09 V.10 V.11 V.12 V.13 V.21 V.21 4.338.303.158 173.188.902 173.188.902 0 0 0 0 3.618.833.274 3.289.443.344 211.948.900 200.000.000 0 187.673.529 - 270.232.499 342.130.205 342.130.205 0 204.150.777 24.992.381 179.158.396 0 0 8.536.006.303 0 0 0 0 0 0 8.326.006.303 1.845.876.106 2.476.043.656 -630.167.550 4.697.937.614 5.523.026.067 -825.088.453 0 0 0 1.782.192.583 0 0 0 0 0 0 0 0 210.000.000 0 0 210.000.000 1.301.655.204 129.151.162 129.151.162 0 0 0 0 763.557.147 430.241.600 213.504.000 0 0 119.811.547 0 297.662.891 297.662.891 0 111.344.004 0 111.344.004 0 0 4.860.324.724 0 0 0 0 0 0 4.747.840.891 1.696.227.902 1.815.665.277 -119.437.375 3.051.612.989 3.190.236.795 -138.623.806 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 112.483.833 112.483.833 0 0 TỔNG TÀI SẢN ( 270=100+200) 270 12.874.309.461 6.161.979.928 NGUỒN VỐN A) Nợ phải trả (300=310+330) I) Nợ ngắn hạn 1) Vay và nợ ngắn hạn 2) Phải trả người bán 3) Người mua trả tiền trước 4) Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 5) Phải trả người lao động 6) Chi phí phải trả 7) Phải trả nội bộ 8) Phải trả theo tiến độ HĐXD 9)Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 10) Dự phòng phải trả ngắn hạn II) Nợ dài hạn 1) Phải trả dài hạn người bán 2) Phải trả dài hạn nội bộ 3) Phải trả dài hạn khác 4) Vay và nợ dài hạn 5) Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 6) Dự phòng trợ cấp mất việc làm 7) Dự phòng phải trả dài hạn B) Nguồn vốn chủ sở hữu (400=410+430) I) Nguồn vốn chủ sở hữu 1) Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2) Thặng dư vốn cổ phần 3) Vốn khác của chủ sở hữu 4) Cổ phiếu quỹ (*) 5) Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6)Chênh lệch tỷ giá hối đoái 7) Quỹ đầu tư phát triển 8) Quỹ dự phòng tài chính 9) Quỹ khác thuộc vốn CSH 10) Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 11) Nguồn vốn đầu tư XDCB II) Nguồn kinh phí và quỹ 1) Quỹ khen thưởng phúc lợi 2) Nguồn kinh phí 3) Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ TỔNG NGUỒN VỐN (440=300+400) 300 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 330 331 332 333 334 335 336 337 400 410 411 412 413 414 415 416 417 418 419 420 421 430 431 432 433 440 V.15 V.16 V.17 V.18 V.19 V.20 V.21 V.22 8.482.849.046 3.360.253.253 1.401.499.527 760.000.293 988.091.326 29.789.380 0 0 180.000.000 0 872.727 0 5.122.595.793 0 0 0 5.122.595.793 0 0 0 4.391.460.415 4.391.460.415 4.815.783.777 0 0 0 0 0 0 0 0 -424.232.362 0 0 0 0 0 12.874.309.461 2.690.682.480 412.682.480 0 363.720.988 48.961.492 0 0 0 0 0 0 0 2.278.000.000 0 0 0 2.278.000.000 0 0 0 3.471.297.448 3.471.297.448 4.385.783.777 0 0 0 0 0 0 0 0 -914.486.329 0 0 0 0 0 6.161.979.928 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Bài giảng: Phân tích hoạt động kinh doanh của giảng viên Nguyễn Thị Hoài Thương - ĐH Duy Tân - Giáo trình: Phân tích hoạt động kinh doanh của Phạm Thị Gái – ĐH Kinh Tế Quốc Dân - Tham khảo khoá luận tốt nghiệp các năm trước NHẬT KÝ THỰC TẬP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18016.doc
Tài liệu liên quan