Trong sản xuất nông nghiệp người nông dân được Nhà nước giao quyền sử ụng ruộng đất lâu dài để sản xuất và trong quá trình sản xuất họ vẫn phải hợp tác với nhau đối với những khâu họ không làm được hoặc làm kém hiệu quả như khâu thuỷ lợi, điện, giống, kỹ thuật.
Huyện đã có chương trình củng cố quan hệ sản xuất cho những năm sau, hiện tại trên địa bàn huyện hầu hết các hợp tác xã đã thực hiện chuyển đổi. Toàn huyện có 55 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động theo luật hợp tác xã, nhìn chung các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sau chuyển đổi đã hạch toán, khấu hao được tìa sản cố định, các dịch vụ triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tư, thuỷ lợi, làm đất, điện đã tốt hơn, có hiệu quả hơn.
Phát huy những mặt mạnh trong phương thức hoạt động và quản lý của hợp tác xã nông nghiệp hiện nay, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp làm ăn khá, hướng sản xuất và điều hành,quản lý các dịch vụ tốt, tiếp tục đổi mới quản lý, mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động dịch vụ.
Khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác xã đa dạng ở nông thôn theo đúng quy định và luật hợp tác xã như hợp tãcã tín dụng, hợp tác xã vận tải, hợp tác xã thuỷ lợi, hợp tác làm đất
Trong đó coi trọng phát triển quỹ tín dụng nhân dân nhằm huy động vốn, phục vụ tại chỗ cho nhân dân vay, có vốn sản xuất kinh doanh. Tiếp tục xây dựng và củng cố các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, hương skhuyến khích góp cổ phần để huy động được nhiều vốn nhằm tạo cơ sở cho sản xuất thủ công bằng thiết bị tiến tiến phục vụ cho sản xuất theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Tiếp tục chuyển đổi nốt HTX Sở Thượng Yên Sở và thực hiện tốt luật HTX đã được quốc hội thông qua. Đổi mới HTX cả về quản lý và tổ chức. Đối với cán bộ HTX, cần xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ, để chỉ dạo HTX làm tốt các khâu dịch vụ cho nông dân. Quản lý phải không ngừng phát huy ứng dụng các tiến bộ hiện dại trên cơ sở kế thừa chọn lọc những cái cũ, không quan liêu bao cấp mà phải năng động, nhanh nhạy trong cơ chế mới.
89 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2138 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những biện pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu27: GTSX và thu nhập/ha DTDT cả năm
Loại cây trồng chính
1999
2000
2001
GTSL(Tr)
%
GTSL(Tr)
%
GTSL(Tr)
%
1. Cây lương thực
- Lúa
6,6
2,55
7,16
3,11
6,66
2,61
- Ngô
3,84
1,84
2,52
0,52
2,87
0,89
- Khoai
3,9
2,69
4,14
2,95
4,25
5,23
2. Rau đậu các loại
23,86
21
25,11
22,26
28,28
25,43
3. Cây công nghiệp
- Đậu tương
6,19
5,04
6,16
5,
6,23
5
- Lạc
2,72
0,46
4,17
2,18
5,67
3,69
4. Cây hàng năm khác
32,57
25
33,96
26,96
40,5
32,4
Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Trì.
Qua biểu trên ta thấy giá trị sản xuất và thu nhập trên 1 ha diệntích gieo trồng cây hàng năm káhc (mà chủ yếu là hoa cây cảnh) đạt cao nhất và tăng lên với tốc độ nhanh đặc biệt là năm 2001 so với năm 2000 là 32,4 triệu/ha thu nhập so với 26,69 triệu/ha thu nhập. Cây rau đậu các loại cho giá trị sản xuất và thu nhập /1ha cao thứ hai sau cây hàng năm khác. Thu nhập trên 1 ha cây rau đậu các loại năm 1999 là 21 triệu, tăng lên 22,26 triệu năm 2000 và 25,43 triệu năm 2001. Cây lương thực đạt giá trị sản xuất và thu nhập/ha DTDT thấp trong đó thấp nhất là cây ngô do năng suất, sản lượng cả năm cây lương thực thấp.
Hiệu quả kinh tế cây công nghiệp cao hơn cây lương thực trong đó GTSX va thu nhập/ha DTGT cây lạc tăng lên do áp dụng những giống lạc mới vào sản xuất. Cây đậu tương có hiệu quả kinh tế ổn định với khoảng 5 triệu thu nhaapj/ha DTGT các năm qua. Tuy nhiên do những điều kiện nhất định nên iện tích gieo trồng cây đậu tương vẫn giảm xuống.
Tính bình quân thu nhập/ ha diện tích huyện Thanh Trì khoản 6,1 triệu năm 1999, 7 triệu năm 2000 và 7,3 triệu năm 2001.
Như vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thanh Trì bước đầu đã có hiệu quả khi tăng dần tỷ trọng cây trồng có giá trị kinh tế cao, giảm tỷ trọng cây lương thực.
Lúa vụ mùa đạt giá trị sản lượng thấp hơn lúa xuân tính trên một ha diện tích gieo trồng bình quân các năm khoảng 6,5 triệu /ha so với lúa xuân ;à khoảng 6,78 triệu/ha. Thu nhập trên 1 ha diện tích gieo trồng lúa vụ mùa thấp hơn vụ xuân. Bình quân các năm vụ mùa đạt 2,4 triệu/ha, vụ xuân đạt 2,8 triệu/ha. Như vậy giá trị sản lượng và thu nhập trên 1 ha diện tích gieo trồng là tương đối thấp.
Rau cácloại vụ mùa có giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều so với vụ xuân. Bình quân các năm vụmùa giá trị sản xuất trên 1 ha diện tích gieo trông là 33 triệu, tương ứng với thu nhập khoảng gần 30 triệu. Trong khi đó vụ xuân giá trị sản lượng đạt 17,7 triệu/ha, tương ứng với mức thu nhập gần 14 triệu/ha. Như vậy giá trị kinh tế của rau cao hơn rất nhiều so với cây lúa.
Một số loại cây hàng năm như hoa cây cảnh, câylàm thức ăn gia súc cũng đạt giá trị kinh tế tương đối cao với mức thu nhập khoảng 20 triệu/ha.
Câylương thựcmàu gồm ngô, khoai đạt giá trị kinh tế thấp do năng suất rất thấp, đặc biệt ngô giá trị sản xuất chỉ đạt khoảng 3,84 triệu/ha với mức thu nhập gần 2 triệu/ha.
Tóm lại: cây rau cho giá trị kinh tế cao nhất và chiếm hầu hết giá trị sản lượng hành hoấ ngành trồng trọt của huyện. Do nằm trên địa bàn có thị trường tỉêu thụ lớn là thủ dô Hà Nội, sản xuất trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hoá của huyện Thanh Trì đặt ra yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng sản lượng rau nói chung và rau sạch nói riêng cho mục tiêu chiến lược lâu dài. Giảm tỷ trọng diện tích gieo trồng cây lương thực chuyển sang trồng rau, nuôi tôm, thả cá… có giá trị kinh tế cao.
4.3. Giá trị sản lượng hàng hoá.
Giá trị sảnlượng hàng hoá là một chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất trồng trọt nói chung và quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói riêng.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo quan diểm sản xuất hàng hoá phải tăng tỷ trọng giá trị sản lượng hàng hoá treen tổng giá trị sản lượng của ngành trồng trọt.
Biểu 28: GTSL hàng hoá cả năm
Giá trị sản lượng hàng hoá
1999
2000
2001
GTSL(Tr)
%
GTSL(Tr)
%
GTSL(Tr)
%
Cả năm
43287
100
37793
100
44295
100
- Vụ mùa
24301
56
20231
54
26016
58
- Vụ Xuân
11263
27
9258
24
12698
27
Cây khác trong năm
7723
17
8250
22
6581
15
Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Trì
Qua biểu trên ta thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thanh Trì đã dạt hiệu quả nhất định đó là giá trị sản lượng hàng hoá tăng nhanh qua 3 năm. Giá trị sản lượng hàng hoá chủ yếu tập trungở cây rau đậu các loại, cây hàng nămkhác (chủ yếu là hoa cây canh), một phần cây công nghiệp và rất nhỏ cây lương thực và năng suất rau vụ mùa rất cao. Do đó giáa trị sản lượng hàng hoá cây vụ mùa chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng lên do diện tích gieo trôngf lúâ vụ mùa giảm nhanh, diện tích trồng rau đậu các loại tăng nhanh… Vụ xuân về giá trị tuyệt đối, giá trị sản lượng hàng hoá tăng lên nhưng tốc độ tăng bình quân 3 năm không cao, do vụ xuân diện tích trồng lúa chiếm hầu hết, cây có giá trị sản lượng hàng hoá cao ít biến động về diện tích.
Giá trị sản lượng hàng hoá cây khác trong năm khá cao (hầu hết là các loại cây trái vụ, vụ đông xuân) tuy nhiên giá trị sản lượng và tỷ trọng có xu hướng giảm xuống.
5. Đánh giá chung.
5.1. Kết quả đạt được.
Cơ cấu đất nông nghiệp đã có sự chuyển đổi theo hướng giảm tỷ trọng đất trồng lúa, tăng tỷ trọng các loại đất cònlại. Do sản phẩm có thị trường tiêu thụ và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa, nên một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả đã được chuyển sang trồng rau, hoa và nuôi tôm, cá vì vậy đất chuyên màu và cây hàng năm khác, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản khác ngày càng tăng.
Diện tích đất 3 vụ lúa chỉ còn 40% so với năm 1995, đất 2 vụ lúa giảm 17,2%. Ngược lại diện tích đất trồng rau và diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên trong đó chủ yếu đất trồng rau có giá trị kinh tế cao ở vùng bãi.
Xu hướng biến động của đất nông nghiệp ở huyện Thanh Trì là tích cực, phản ánh quá trình chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp ven đô. Việc chuyển đổi từ chân ruộng trũng trồng lúa sang mô hình lúa cá đã được đảng bộ huyện Thanh Trì sớm nhận thức và đưa vào chương trình hành động là nmột trong các nội dung trọng tâm của chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vậtnuôi. Việc chuyển đổi sangđất trồng rau cũnglà dấu hiệutích cực của sử dụng đất nông nghiệp, chủ yếu ở các xã vùng bãi sông Hồng theo hướng sản xuất rau an toàn, rau sạch, rau có giá tị kinh tế cao.
Trong 5 năm qua đã chuyển đổi được 180 ha đất 2 vụlúa bấp bênh sang đất 1 vụ lúa 1 vụ cá.
Từ đó tỷ trọng diện tích gieo trồng cây lương thực gồmlúa, ngô, khoai giảm xuống qua các năm. diện tích gieo trồng cây rau đậu các loại có giá trị kinh tế cao tăng lên.
Giá trị sản xuất; năng suất cây trồng tăng lên các năm do các hộ nông dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đưa giống mới có năn suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất, chuyển đổi 100 ha trồng cây lưng thực sang trồng rau muống, đạt giá trị kinh tế cao; năm 2001 đưa lạc giống mới vào sản xuất dược 22,5 ha, giá trị thu nhập tăng gấp 2 lần so với diện tích trồng ngô.
5.2. Tồn tại và nguyên nhân.
- Tồn tại:
Cơcấu cây trồng chưa có sự chuyển dịchmạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hoá. Diện tích trồnglúa có giảm xuống qua các năm nhưng không nhiều. Diện tích trồng cây đem lại giá trị kinh tế cao có tăng lên nhưng tốc độ tăng còn chậm. Trong đó diện tích trồng một số loại cay còn có những biến động phức tạp.
Ngoại trừ rau các loại có năng suất cao đặc biệt là vào vụmùa, còn lại đa số các loại cây trồng trong đó đặc biệt là cây lương thực năng suất còn rất thấp so vơí các vùng khác trong cả nước. Trong những năm qua huyện đã áp dụng những giống mới vào sản xuất nhưng tỷ lệ áp chưa cao dẫn đến năng suất cả năm của cây trồng chưa tăng lên nhiều gây cản trở cho quá trình chuyển dịch.
Cơ cấu cây trồng chưa hướng vào sử dụng số lao động dồi dào trong nông thôn, chưa khai thác nhiều những cây trồng có giá trị kinh tế cao. Diện tích trồng cây ăn quả của huyện trong thời gian qua rất ít, chiếm tỷ lệ rất nhỏ và chủ yếu là cây vườn tạp. Trong những năm tới cần phải khai thác những điều kiện về khí hậu, thời tiết đất đai của huyện một cách triệt để trên cơ sở kết hợp hài hoà cácngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ và ngành nghề khác để khai thác lợi thế của từngngành, tăng diện tích trồng cây ăn quả trên cơ sở mô hình hoá - cây ăn quả - dịch vụ trên địa bàn huyện.
- Nguyên nhân: nguyên nhân của tình trạng trên mộtphần là do điều kiện khách quan về điều kiện tự nhiên như địa hình, đất đai, thời tiết ít thuận lợi đối với sản xuất một số loại cây trồng, sự thiếu vốn,thiếu thông tin và thị trường cũng là nguyên nhân cản trở quá trình chuyển dịch. Hàng năm một phần diện tích đất canh tác bị mất đi do quá trình đô thị hoá,làm đường, đắp de hơn nữa giá đất lên cao và đặc biệt là trong những thời kỳ sốt đất làm cho một số diện tích đất canh tác giảm, nhiều diện tích còn bỏ trống không được phép xây dựng, nhiều diện tích đất nông nghiệp xen lẫn khu dân cư gây cản trở cho quá trình chuyển dịch.
Thực hiện chính sách chuyển đổi ruộng đất còn gặp nhiều trở ngại cũng gây cản trở cho quá trình chuyển dịch. Ngoài ra do nằm bên một đô thịlớn, người lao động nông nghiệp dễ dàng bỏ ruông khi có công việc khác đem lại thu nhập cao hơn ở đô thị gây ra bê trễ việc đồng áng lúc mùa vụ cũng như trái vụ. Đây cũng là 1 cản trở đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Chương III: Phương hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu.
I Quan điểm chuyển dịch cơ cấu cây trồng
1. Quan điểm sản xuất hàng hoá.
Sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá đánh dấu một bước tiến bộ có ý nghĩa vô cùng trong lịch sử phát triển của xã hộiloài người.
Sản xuất hàng hoá được hiểu là những sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi mua bán trên thị trường. Sự phát triển không ngừng của sản xuất hàng hoá trên tất cả những lĩnh vực của hoạt động kinh tế là tất yếu káhc quan. Quá trình chiển dịch cơ cấu cây trồng từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá cũng là một yêu tố khách quan đối với việc phát triển một nền nông nghiệp hiện đại. Sẽ không thể có quá trình tái sản xuất mở rộng với nhịp độ phát triển nhanh đối với một nền nông nghiệp vàmột cơ cấu cây trồngmang nặng tính tự nhiên.
Kinh tế hàng hoá có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, nó thể hiện ở chỗ nó đòi hỏi mỗi người sản xuất không ngừng nâng cao hiệu quã kinh doanh bằng cách giảm hao phí lao động cá biệt sao cho phù hợp với lao động xã hội cần thiết , nhờ đó hiệu quả sản xuất xã hội được nâng cao. Trong nền kinh tế hàng hoá các quan hệ hành hoá tiền tệ biểu hiện tất cả cácquan hệ kinh tế và được thực hiện thông qua thị trường. Do đó phải lấy thị trường làm gốc, làm điểm xuất phátcho các dự án và đề ánpt nông nghiệp hàng hoá.
Phát triển sản xuất hàng hoá phải gắn liền với thị trường, gắn liền với ự trao đổi hàng hoá, sự điều tiết của Nhà nước. Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế đất nước sangnền kinh tế thị trường sựptcủa nông nghiệp nông thôn nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng cũng phải hướng theo sự phát triển đó, bởi vì trong nền kinh tế thị trường, thị trường luôn là yêu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế và đặc biệt nó sẽ ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng. Trong khi xã hội không ngừng phát triển, nhu cầu con người về nông sản phẩm theo đó cũng tănglên cả về số lượng và chất lượng, chủng loại… đó cũng chính là đòi hỏi của thị trường, buộc sản xuất phải đáp ứng những nhu cầu đó, điều này tất yếu dẫn đến yêu cầu phải đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ,muốn vậy không thể dừng lại ở cơ cấu kinh tế truyền thống mà đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu và tác động của thị trường.
Cây trồng là một trong những đối tượng chủ yếu của sản xuất nông nghiệp, muốn phát triển một nền sản xuất nhanh và vững chắc trước hết phải sử dụng một cáchhợp lý nhất các điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai,nước cây trồng và các nguồn lợi kinh tế xã hội như lao động, vật tư, kỹ thuật, tiền vốn… Việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý tạo điều kiện tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp nói chung, trồng trọt nói riêng. Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, do đó cần phải có chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp vơi từng vùng, từng địa phương. Nếu mỗi vùng, mỗi địa phương có một cơ cấu cây trồng thích hợp, kết hợp được giữa trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ một cách hợp lý, có hiệu quả nhất thì sẽ phát huy được thế mạnh của từng vùng, từng địa phương.
Trong điều kiện nước ta, việc xác dịnh cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá phải tiến hành nghiên cứu thị trường, làm tốt công tác tiếp thị để tránh thiệt hại do xác định nhu cầu thị trường không chính xác gây ra, có nghĩa là phải nhận thức đầy đủ quan hệ cung cầu để hành động phù hợp với các quy luật của nó. Đối với nước ta hiện nay sản xuất lương thực đã đáp ứng đủ nhu cầu ăn, có dự trữ và hàng năm xuất khẩu trên dưới 4 triệu tấn gạo.
2. Quan điểm khai thác sử dụng lợi thế so sánh.
Đặc trưng của thị trường là có sự cạnh tranh, vì thế để đảm bảo tháng lợi trong cạnh tranh kinh tế, cần phải biết sử dụng lợi thế so sánh. Điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới và áa nhiệt đới cho phép gieo trồng và thu hoạch nhiều vụ nhiều loại cây trồng và sản phẩm đa dạng phong ph.
Do vịu trí địa lý, điều kiện tự nhiên về đất đai và sự phân bố không đồng đều giữa các tiểu vùng sinh thái khác nhau trong từng địa phương, nên các địa phương cần bố trí cơ cấu cây trồng sao cho tận dụng tối đa những lợi thế của mình mà mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
3. Những quam điểm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.
Hiệu quả kinh tế – xã hội là mụctiêu cính, là đặc trưng cơ bản của mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải nhằm mục đích đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn nếu không việc chuyển đổi trở nên không có ý nghĩa. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế xã hội cần được xem xét trên quan điểm toàn diện. Do đó các chỉ tiêu phải được nghiên cứu đánh giá là: năng suất cây trồng, năng suất lao động, giá trị tăng thêm, lợi nhuận và các chỉ tiêu đánh giá nhịp độ phát triển của sản xuất nông nghiệp nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải vừa đảm bảo tăng hiệu quả kinh tế vừa giải quyết công ăn việc làm cho các tầng lớp dân cư trong nông thôn, phải tham gia xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị. Đồng thời cơ cấu cây trồng phải thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư ptlàm giàu cho bản thân và sự thinh vượng của đất nước.
II. Những căn cứ chủ yếu xây dựng phương hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện Thanh Trì.
1. Tiềm năng của huyện.
Những điều kiện và những tiềmnăng về tự nhiên, sinh thái, kinh tế xã hội của huyện là những lợi thế đồng thời là căn cứ hàng đầu để xây dựng phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong tương lai.
Tuy nhiên cần phải có một kế hoạch sản xuất sao cho sản phẩm ngày càng đáp ứng dược nhu cầu thị trường một cách tối ưu nhất, do vậy phải có biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm các loại cây trồng. Bên cạnh những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thì nông thôn Thanh Trì còn có nguồn lao động khá dồi dào. Cho đến nay đời sống nông dân trong huyện đã được nâng lên (TNBQ/đầu người/tháng là 200000 đ) tuy nhiên nằm trên địa bàn thủ đô có mức sống cao thì vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy người nông dân sẵn sàng thực hiện đổi mới, tiếp thu khoa học kỹ thuật để thay đổi tập quán làm ăn lạc hậu trước đây, nhằm xây dựng một nền nông nghiệp tiến bộ hơn. Đây là những yếu tố trực tiếp đòi hỏi các nhà khoa học và quản lý xác định một cơ cấu cây trồng hợp lý thích nghi với điều kiện ruộng đất của huyện.
2. Chiến lược phát triển kinh tế.
Chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của Dảng và Nhà nước đến năm 2005 và những nămtiếp theo sau, những cụ thể hoá về chiến lược phát triển kinh tế (của tỉnh) của Hà Nội trong tương lai là căn cứ quan trọng để xaay dựng phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong huyện.
Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, hộ nông dân là dơn vị kinh tế tự chủ đã tạo điều kiện giải phóng năng lực sản xuất trong nông thôn, dòi hỏi phải xác đđịnh có cấu cây trồng phù hợp hơn , linh động hơn.
3. Thị trường trong và ngoài huyện.
Phải có những thông tin đầy đủ về thị trường, xác lập những thị trường đầu vào đầu ra để làm căn cứ xây dựng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện.
Thị trường nông sản ngày càng mở rộng và sự phát triển đa dạng của ngành công nghiệp chế biến đòi hỏi việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong huyện phải đáp ứng được nhu cầu hàng hoá của thị trường và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
4. ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ.
Khoa học công nghệ là lực lượng vật chất trực tiếp, quan trọng trong quá trình cải tiến và phát triển sản xuất. Những thành quả về khoa học - công nghệ trong nước và thế giới, những khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất cũng là căn cứ quan trọng.
5. Những kinh nghiệm và mô hình mới.
Qua quá trình đổi mới, những mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp xuất hiện trong huyện và nhiều vùng trong cả nước là căn cứ cần thiết để xác lập và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Vấn đề cốt lõi là cần tổng kết, phân tích, đánh giá, chọn lọc, rút ra kinh nghiệm để ứng dụng có hiệu quả.
Huyện Thanh Trì trong những năm qua đã xuất hiện mô hình sản xuất mới mà tiêu biểu là mô hình chuyển đôỉ lúa - cá ở những chân ruộng chũng hai vụ lúa bấp bênh.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải tính đến khả năng ứng dụng những mô hình mới vào sản xuất trước mắt cũng như trong tương lai.
III. Phương hưởng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện.
Trên cơ sở những quan điểm chuyển dịch cơ cấu cây trồng và những căn cứ xây dựng phương hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thanh Trì như sau:
1. Phương hướng chung.
Phát huy những thành quả kinh tế - xã hội mà huyện đã đạt được trong những năm qua thì phương hướng chung về chuyển dịch cơ cấu cây tròng của huyện là phải phù hợp với cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện và phải tham gia tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn từ nay đến năm 2010. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vừa tôn trọng tính lịch sử đồng thời phải thực sự đổi mới theo hướng tiến bộ hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn. Đó là khuyến khích làm giàu, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và tạo lập sự công bằng xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ đó nên xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng và có những biện pháp kinh tế thích hợp. Chỉ có chuyển dịch cơ cấu cây trồng thì nông nghiệp của huyện mới đạt được sự tăng trưởng và phát triển nhất định góp phần tạo ra sự chuyển biến chung cho nền kinh tế. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp nói chung và phương hướng phát triển kinh tế ngành trồng trọt nói riêng thì trong tương lai sản xuất trồng trọt phải tăng hệ số sử dụng ruộng đất, thâm canh tăng năng suất và quan trọng hơn cả là phát triển mạnh công tác nghiên cứu công nghệ sinh học để tạo ra những loại cây trồng mới có giá trị cả về số lượng và chất lượng. Do đó việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là một tất yếu khách quan đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp.
2. Phương hướng cụ thể đến năm 2005 - 2010.
Phương hướng cụ thể chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện nằm trong phương hướng chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đó là tăng tỷ trọng ngành chăn nuối, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Trong đó có một phần đi từ việc chuyển đổi diện tích cấy lúa những nơi chũng, lúa hai vụ bấp sang mô hình lúa cá, nuôi tôm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển toàn diện đa dạng hoá sản phẩm, tăng tỷ suất hàng hoá và hình thành các vùng chuyên canh tập trung.
Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, coi nông nghiệp có vị trí quyết định để ổn định đời sống, tạo lập cơ sở vững chắc cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mục tiêu đến năm 2005 tỷ trọng của các ngành do huyện quản lý: công nghiệp xây dựng 39%, nông lâm thuỷ sản 45%, dịch vụ 16%.
Hàng năm từng vụ phải cấy trồng đảm bảo diện tích theo kế hoạch, lựa chọn giống lúa có năng suất cao, thích hợp với từng vùng để gieo cấy đại trà. Thực hiện quy vùng giống cây trồng tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, bảo vệ thực vật. Coi trọng các biện pháp thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, gieo cấy vào thời vụ tốt nhất để tăng năng suất lúa. Tích cực tìm kiếm cây trồng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ để đưa vào sản xuất.
Bảng 29: Dự kiến cơ cấu sản lượng cây trồng
Sản phẩm nông nghiệp
Đơn vị
2003
2004
2005
- Sản lượng lương thực quy thóc
Tấn
24.600
24.048
27.000
Trong đó: thóc
Tấn
21.800
21.500
21.400
- Rau các loại
Tấn
39.000
39.500
40.000
Tổng giá trị sản lượng
Triệu
103.415
409.092
115.240
Nguồn: Phòng kế hoạch huyện Thanh Trì
Qua biểu trên ta thấy, trong những năm tới sản lượng thóc có giảm xuống qua các năm nhưng sản lượng lương thực quy thóc tăng lên; như vậy đến năm 2005 cây lương thực màu phải được trú trọng sản xuất hơn để đáp ứng nhu cầu cho ngành chăn nuôi đang phát triển với tốc độ khá nhanh. Sản lượng ra các loại tăng nhanh và đều đặn mỗi năm 500 tấn. Giá trị sản lượng ngành trồng trọt theo giá cố định năm 1994 cũng tăng lên đáng kể.: gần 6 tỷ đồng mỗi năm.
Trong những năm tới cần nhanh chóng thay đổi giống ngô cũ năng suất thấp bằng giống ngô mới, ngô lai cho năng suất cao hơn trên toàn bộ diện tích gieo trồng ngô. Năng suất, sản lượng lương thực màu cao đáp ứng nhu cầu thức ăn cho ngành chăn nuôi, chế biến sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển một phần diện tích gieo trồng sang loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như rau, rau sạch, cây làm thuốc, hoa cây cảnh.
Thực hiện công thức luân canh thích hợp đối với từng loại ruộng đất khác nhau để có hệ thống sản xuất cao hơn. Để làm được việc này cần phải tiến hành nghiên cứu phân chia ruộng đất thành các tiểu vùng phân biệt với nhau bởi chất đất, điều kiện tự nhiên. Từ đó xem xét có thể áp dụng cây trồng phù hợp. Trong những năm tới, ngoài việc áp dụng những công thức luân canh truyền thống như hai vụ lúa một vụ màu để đảm bảo váan đề lương thực trong huyện, cũng cần phải đưa những công thức luân canh và mô hình mới có giá trị sản lượng cao vào sản xuất như hai vụ lúa một vụ rau, mô hình lúa cá...
3. Dự kiến cơ cấu ngành trồng trọt đến năm 2005.
Biểu 30: Dự kiến diện tích gieo trồng đến năm 2005
Loại cây
2003
2004
2005
DT (ha)
%
DT (ha)
%
DT (ha)
%
Tổng diện tích gieo trồng
7.506
100
7.408
100
7.007
- Diện tích lúa
5.250
69,9
5.150
69,5
5.100
72,8
- Diện tích rau các loại
1.450
19,3
1.450
19,6
1.500
21,4
- Diện tích trồng hoa
90
1,2
80
1,2
80
1,1
- Diện tích cây ăn quả
180
2,4
180
2,4
185
2,6
Nguồn: Phòng kế hoạch huyện Thanh Trì
Qua biểu trên ta thấy cơ cấu cây trồng theo diện tích gieo trồng từ năm 2003 đến năm 2005 đã có những thay đổi đáng kể so với cơ cấu diện tích năm 2001. Lúa và rau các loại là hai loại cây trồng chính trong đó diện tích gieo trồng và tỷ trọng diện tích cây lúa thấp đi nhiều so với năm 2001 và ngược lại đối với diện tích và tỷ trọng diện tích trồng rau. Các loại cây khác ít biến động tuy nhiên diện tích và tỷ trọng diện tích trồng cây ăn quả tăng leen bao gồm diện tích vườn tạp và diện tích cây ăn quả của mô hình cá - cây ăn quả. Mô hình cá - cây ăn quả là mô hình sản xuất mang tính chiến lược của huyện, đáp ứng nhu cầu, sở thích của người thủ đô trong tương lai. Dự kiến đến năm 2010 tổng diện tích của mô hình này là 700 ha trong đó 560 ha nuôi cá và 140 ha cây ăn quả. nằm chủ yếu trên các xã Đông Mỹ, Liên Ninh, Vĩnh Quỳnh, Tả Thanh Oai, Hữu Hoà, Ngọc Hồi.
Năm 2010 hình thành vùng rau chủ yếu là rau sạch tập trung với diện tích 250 - 300 ha vũng bãi. Chuyển đổi một số diện tích cao vùng bãi (50 ha) trồng màu hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả kết hợp với đào ao thả cá và kinh tế dịch vụ.
Thanh Trì có nhiều lợi thế để phát triển hoa các loại, trước mắt tiếp tục duy trì phát triển vùng hoa ở Vĩnh Tuy và phần nhỏ ổn định cây trên cơ sở tích cực chuyển đổi sang các giống hoa mới có giá trị kinh tế cao được thị trường ưu chuộng. Thực hiện cưo chế vừa khuyến khích vừa quản lý chặt chẽ quy hoạch sử dụng đất để duy trì vùng hoa Vĩnh Tuy phát triển mô hình nhà vườn. Tích cực hỗ trợ để đưa cây hoa phát triển trên vùng bãi một số xã theo mô hình vùng hoa Tứ Liên của Tây Hồ.
Thanh trì sẽ phát triển vùng lúa tập trung có chất lượng cao với diện tích khoảng 1.400 ha - 1.500 ha trên các xã Tây nam huyện. Diện tích trồng Ngô vũng bãi sẽ dần dần chuyển sang trồng một số loại cây cao ngắn ngày như lạc, cây dược liệu. Một số diện tích năng suất thấp bấp bênh của hoặc trồng cây màu hiệu quả thấp chuyển sang trồng cây TAGS phục vụ chăn nuôi bò sữa.
IV. Những giải pháp kinh tế chủ yếu.
1. Giải pháp về vốn.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải hướng tới một cơ cấu cây trồng hợp lý trong quá trình xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện. Xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn mà nước ta nói chung, từng địa phương nói riêng đang thực hiện. Trong đó sản xuất nông nghiệp cần được cơ giới hoá cao, tách một phần lao động thủ công trực tiếp sang lao động bằng máy móc, hơn nữa nó cần được đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Có nghĩa là phải có một phương pháp canh tác hiện đại và hiệu quả. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện nên nó cũng nằm trong xu hướng đó. Hơn nữa để đạt được hiệu quả cao của ngành trồng trọt thì cần phải gắn nó với thị trường và ngành công nghiệp chế biến. Từ đó thấy rằng để chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao góp phần nâng cao thu nhập và đời sống dân cư nông thôn thì đầu tư vốn là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Để có một cơ cấu cây trồng hợp lý cần phải và ổn định tương đối trong một giai đoạn nhất định thì cần phải đầu tư vốn rất nhiều từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện cơ giới hoá, điện khí hoá và thuỷ lợi hoá phục vụ trực tiếp cũng như gián tiếp cho cơ cấu cây trồng đó đến việc đầu tư thâm canh tăng năng suất, chuyển đổi giống cây trồng sang những giống mới có năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn đáp ứng yêu cẩu của thị trường cũng như ngành công nghiệp chế biến. Hơn nữa tính thời vụ của sản xuất trồng trọt đã chi phối nhiều đến việc sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư trong các khâu của quá trình sản xuất trồng trọt như làm đất, gieo trồng, tưới tiêu đặc biệt là vấn đề bảo quản và chế biến nông sản... Ngoài việc Nhà nước đầu tư máy móc thiết bị cho các cơ sở thuộc sở hữu Nhà nước, đầu tư một phần cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá hay tổ chức nghiên cứu lai tạo những giống mới... phần còn lại là của tư nhân đầu tư mua sắm, làm dịch vụ... Như vậy người nông cần đầu tư nhiều trong sản xuất nông nghiệp của riêng mình để thực hiện hay từ đó tạo ra quá trình chuển dịch cơ cấu trên toàn địa bàn. trong khi đó nông dân nước ta còn nghèo, vốn đầu tư tự so rất ít vì vậy những chính sách về vốn của Nhà nước đối với hộ nông dân là rất quan trọng.
Thanh Trì là một huyện của thủ đô nên không được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước như ở những vùng, địa phương khác. Nhìn chung cơ sở hạ tầng trong đó giao thông, thuỷ loại khá tốt; tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân trực tiếp sản xuất đạt tỷ lệ chưa cao trong khi đó chuyển dicj cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện phần nhiều đi từ sự chuyển đổi diện tích gieo trồng như thay việc sản xuất lúa bằng việc thực hiện những mô hình mới như nuôi tôm, thả cá hay cá - cây ăn quả, mà những mô hình này đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Mặt khác những đầu tư khác cho nông nghiệp như đầu tư cho giao thông, điện... rất khó tách bạch phần nào là đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nói chung và đầu tư cho quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói riêng. Hơn nữa, từ thực trạng của cơ cấu cây trồng trong những năm qua có thể thấy rằng ngoài xu hướng chung trên địa bàn, một số loại cây trồng còn có những biến động phức tạp về diện tích gieo trồng, năng suất sản phẩm... Điều đó có một phần do sự sản xuất tự phát của người nông dân mà nguyên nhân của nó là thiếu thông tin về thị trường, giống cây trồng năng suất thấp.
Từ đó đòi hỏi các cấp lãnh đạo huyện phải có quyết định hợp lý khuyến khích người nông dân vay vốn sản xuất, nghiên cứu thị trường và xúc tiến thị trường từ đó hướng dẫn người nông dân sản xuất. Ngoài ra cần tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống thuỷ lợi nói chung, cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng và xây mới bổ sung ở những nơi cần thiết.
Kế hoạch về số vốn đầu tư thực hiện cho việc xây dựng giao thông, đường làng ngõ xóm và thuỷ lợi huyện Thanh Trì trong những năm tới như sau:
Biểu 31: Danh mục kế hoạch các dự án đầu tư 2001 - 2005
Nguồn vốn sự nghiệp đầu tư
Đơn vị tính: Triệu đồng
Danh mục đầu tư
(theo loại công trình)
Tổng vốn đầu tư thực hiện
Tổng số
2001
2002
2003
2004
2005
Giao thông, đường làng ngõ xóm
8.300
1.500
1.600
1.700
1.700
1.800
Thuỷ lợi
16.800
3.000
3.200
3.400
3.500
3.700
Nguồn: Phòng kế hoạch huyện Thanh Trì
So sánh số vốn đầu tư theo kế hoạch này so với số vốn đầu tư đã thực hiện giai đoạn 1996 - 2000 riêng về thuỷ lợi như sau: năm 1996 là 2.500 triệu đồng, năm 1997 là 1.708 triệu đồng, năm 1998 là 2.330 triệu, năm 1999 là 2.798 triệu đồng và năm 2000 là 2.779 triệu đồng; Tổng số là 11.615 triệu đồng. sự tăng lên về vốn đầu tư cho thuỷ lợi trong thời gian qua và trong những năm tới là hoàn toàn hợp lý cho sự phát triển của nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói riêng.
2. Giải pháp về thị trường.
Trong nông nghiệp, sản xuất hàng hoá thì thị trường là nhân tố cực kỳ quan trọng. Nông sản hàng hoá cũng tuân theo những quy luật chung của thị trường nhưng nó cũng có những đặc điểm riêng của nó. Đó là những sản phẩm hàng hoá thiết yếu đối với nhu cầu của con người và đặc biệt hơn là nó mang tính thời vụ. Chính tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp đã làm cho việc gắn sản xuất với thị trường trở lên phức tạp.
Thị trường tiêu thụ nông sản ổn định là yếu tố cực kỳ quan trọng để phát triển nông nghiệp ổn định. Từ đó có thể xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý và ổn định tương đối trên mỗi địa bàn sản xuất và gán với thị trường của nó. Thành tựu cơ bản trong quá trình đổi mới là Nhà nước đã tháo gỡ những chướng ngại của sự phát triển thị trường tiêu thụ như xoá bỏ tình trạng cát cứ địa phương, phát triển mạng lưới giao thông...
Theo quan điểm chuyển dịch cơ cấu cây trồng thì quá trình chuyển dịch cơ cấu phải theo hướng sản xuất hàng hoá, có nghĩa là dẫn dần hình thành cơ cấu cây trồng và sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là để tiêu thụ trên thị trường chứ không phải tiêu dùng trong gia đình. Do đó việc sản xuất ra các loại hàng hoá gì, số lượng bao nhiêu, chất lượng thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ và khả năng tiêu thụ của thị trường, do sự chi phối của thị trường. Việc gắn quan hệ giữa thị trường với sản xuất, giữa sản xuất với thị trường là một vấn đề phức tạp đòi hổi người sản xuất phải nhận thức được và biết vận dụng tính quy luật, những cơ chế vận động của chúng để điều tiết theo hướng phục vụ lợi ích của mình.
Như vậy trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm tiến tới một cơ cấu cây trồng hợp lý nhất định theo hướng sản xuất hàng hoá thì phải xem nhân tố thị trường như là sự sống còn đối với sản xuất. Do đó cần phảu tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nghiên cứu, thăm dò thị trường để xác định với mỗi loại cây cần sản xuất với số lượng bao nhiêu, chất lượng thế nào trong một năm và trong một giai đoạn nhất định để điều tiết sản xuất. Đó là công việc của cơ quan lãnh đạo mỗi địa phương nhằm dự báo cho người sản xuất tránh tình trạng sản xuất tự phát, thiếu thông tin thị trường gây thiệt hại đối với người sản xuất.
Đối với sản xuất trồng trọt huyện Thanh Trì thì cây lúa và cây màu khác có giá trị kinh tế thấp, tỷ suất hàng hoá thấp; sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong huyện. Cây rau có thị trường tiêu thụ lớn và ổn định, sản xuất rau chủ yếu là để bán; vấn đề là phải tính toán sản lượng theo từng mùa vụ và năm đối với rau để sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Cây công nghiệp và cây hàng khác cần thiết phải tìm được thị trường tiêu thụ ổn định để sản lượng sản xuất, đồng thời đưa giống mới vào sản xuất để tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Như vậy tìm ra các giải pháp để có thị trường tiêu thụ ổn định và hữu hiệu sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách có hiệu quả. Để làm được việc đó, nhiệm vụ quan trọng trước hết thuộc về huyện, đồng thời không thể tách rời những định hướng của thủ đô, chủ trương chính sách của Nhà nước.
3. ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Nông nghiệp truyền thống dựa vào kỹ thuật cổ truyền mang tính thủ công và kinh nghiệm. Kỹ thuật đã tạo ra nhiều vùng nông nghiệp thâm canh truyền thống. Khi công nghiệp hiện đại ra đời và phát triển, nghiên cứu khoa học nông nghiệp được hình thành, từ đó kỹ thuật hiện đại đã dần dần được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp mang lại cho ngành nông nghiệp những khả năng to lớn, năng suất, sản lượng không ngừng gia tăng, nhiều cây trồng, vật nuôi mới được hình thành mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong nông nghiệp nhất là ngành trồng trọt đặt ra yêu cầu là sản xuất cây trồng phảu ngày một tăng, chất lượng sản phẩm thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng trong nớpc và xuất khẩu. Giảm ô nhiễm môi trường cũng là đòi hỏi cần thiết đối với ngành nông nghiệp và đặc biệt là trồng trọt hiện nay.
Việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ góp phần quan trọng vào sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng để đạt tới một cơ cấu cây trồng hợp lý. Sản xuất nông nghiệp nói chung, trồng trọt nói riêng vốn mang tính thời vụ do đó sản xuất phải có cơ cấu theo mùa vụ thích hợp; người nông dân có thể trồng dải vụ trong năm, tránh dồn dập vào lúc gieo trồng cũng như thu hoạch. Nó giúp nông dân hạn chế rủi ro thiên tai. Trong mỗi mùa vụ đối với loại cây trồng có tỷ suất hàng hoá thấp thì cần thiết áp dụng những biện pháp thâm canh tăng năng suất hay áp dụng những giống mới có năng suất cao để có thể chuyển đổi một phần diện tích cây trông đó sang loại cây trồng khác có tỷ suất hàng hoá và giá trị sản lượng cao cũng như hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra, việc áp dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào sản xuất còn góp phần thực hiện kế hoạch sản xuất đúng tiến độ sản xuất, tránh tồn đọng sản phẩm và hư hao sản phẩm do đó giảm được thiệt hại trong sản xuất, từ dó góp phần ổn định cơ cấu cây trồng.
Đối với huyện Thanh Trì, việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất có tác dụng trực tiếp mạnhmẽ đến quá trình phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, tạo ra sự phân công lao động mới, là yếu tố vật chất quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất trồng trọt.
Ưu thế của huyện Thanh Trì là ngành trồng trọt có thị trường tiêu thụ rộng lớn (thủ đô Hà Nội). Đây là thị trường tốt để huyện có thể sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Do đó ứng dụng những thành tựu mới của cách mạng sinh học, cách mạng giống sẽ có những cây trồng mới có năng suất cao và khả năng thích ứng rộng rãi. Qua thực trạng sản xuất trồng trọt của huyện trong những năm qua có thể thấy rằng ngoài cây rau là cây có tỷ suất hàng hoá cao, năng suất sản lượng và giá trị kinh tế cũng như hiệu quả sản xuất cao; còn lại hầu hết các cây trồng khác nha cây lương thực, cây công nghiệp đều cho năng suất và sản lượng thấp nên giá trị kinh tế không cao. Từ đó dặc ra yêu cầu cấp thiết phải thử nghiệm và đưa vào sản xuất những giống cây trồng mới có năng suất cao như lúa, ngô,khoai, lạc giống mới… Điều đó sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện theo hướng tích cực.
Với lợi thế về vị trí địa lý, huyện Thanh Trì là huyện ngoại thành Hà Nội, gần với nhiều cơ quan khoa học như cac trường đại học và trung học chuyên nghiệp, các viện và các trung tâm nghiên cứu. Mối liên kết với các cơ quan khoa học đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho huyện dưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất như tạo giống cây mới thích hợp với điều kiện của huyện, ứng dụng kỹ thuật canh tác, ứng dụngmáy móc vào các khâu làm đất, thu hoạch… của sản xuất trồng trọt tạo cho sản xuất trồng trọt kịp thời vụ, tăng năng suất và hạ giá thành.
4. Xây dựng cơ sở hạ tầng.
Phát triển sản xuất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì xây dựng cơ sở hạ tầng là việc làm quan trọng. Nó góp phần thúc dẩy quá trình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng phổ biến những biện pháp thâm canh, tạo khả năng tiếp cậntt một cách tốt hơn.
Cơ sở hạ tầng là một hệ thống bao gồm giao thông, thuỷ lợi, điện nước… trong dó cơ sở hạ tầng nông thôn góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Đối với ngành trồng trọt thì thuỷ lợi luôn là biện pháp hàng đầu để phát triển sản xuất. Thuỷ lợi gắn trực tiếp với sản xuất nông nghiệp bao gồm hệ thống trạm bơm và kênh mương thực hiện tưới tiêu, giữ nước.
Đối với huyện Thanh Trì, cơ sở hạ tầng nông thôn được xây dựng tương đối tốt, hầu hết đường làng, ngõ xóm… được bê tông hoá hoặc phối cấp, tỷ lệ số hộ được sử dụng điện sinhhoạt là 100%. Tuy nhiên hệ thống thuỷ lợi bao gồm kênh mương, trạm bơm đã có biểu hiện xuống cấp và hàng năm huyện vẫn phải đầu tư tu bổ. Nhiều km kênh mương chưa được kiên cố hoá nên hàng năm vẫn phải nạo vét gây khó khăn cho sản xuất.
Trong những năm tới huyện cần đầu tư hơn nữa cho cơ sở hạ tầng bao gồm thực hiện bê tông hoá tòn bộ hệ thống giao thông đường làng, ngõ xóm và trên các cánh đồng; xây dựng hệ thống kênh mương kiên cố hoá góp phần giảm diện tích hệ thống thuỷ lợi và ổn định nước tưới, tiêu. ổn định chế độ tưới tiêu nước là một trong những biện pháp ổn định sản xuất trồng trọt nói chung, cơ cấu trồng trọt nói riêng.
5. Giải pháp về chính sách kinh tế vĩ mô.
Chính sach kinh tế của Đảng và Nhà nước là giải pháp cực kỳ quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế quốc gia. Thực hiện một chính sách kinh tế có thể đem lại sự giải phóng hoặc kìm hãm năng lực phát triển kinh tế của đất nước. Những chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu đối với nông nghiệp gồm chính sách ruộng đất, chính sách đầu tư vốn, đảm bảo an toàn lương thực, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.
- Chính sách ruộng đất: những quan điểmmới về ruộng đất của Đảng và Nhà nước ta đã tạo động lực mới trong quá trình phát triển nông nghiệp. Cùng với việc thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, Đảng và Nhà nước đã có chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân.
Chính sách ruộng đất có vụi trí quan trọng trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Chính sách ruộng đất hợplý cho phép sử dụng hợp lý và đầy đủ, có hiệu quả ruộng đất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung cơ cấu cây trồng nói riêng theo hướng sản xuất hàng hoá.
Trong thời kỳ tập trung hoá vừa qua, chính sách sơ cứng theo chế độ công hữu hoá tư liệu sản xuất chủ yếu ở nông thôn trong đó có ruộng đất đã kìm hãm quá trình sử dụng đất đai nông nghiệp. Huyện Thanh Trì sau khi thực hiện giao đất nông nghiệp cho hộ nông dân theo tinh thần của Nghị quyết 64 và nghị định 02/CP của TTCP đã phát huy tác dụng nâng caohiệu quả sử dụng ruộng đất vì người nông dân được tự chủ trên phần ruông đất củamình đãlinh hoạt sử dụng sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Chính sách đầu tư vốn: Thực tiễn ở Thanh Trì cho thấy, nhờ có vốn ngân sách cấp kết hợp với vốn của nhân dân màmột số cơ sở vật chất hạ tầng dược xây dựng kiến cố. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn cần rất nhiều vốn. Do vậy chính sách về vốn đối với phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung ngành trồng trọt nói riêng là rất quan trọng.
Các giải pháp về vốn của huyện là:
+ Đưa chương trình khuyến nông của huyện, xã và tranh thủ chương trình khuyến nông của Trung ương để khuyến khích sản xuất.
+ Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, ngoài nguồn vốn được hỗ trợ, được vay ngân hàng với lãi suất thấp, huyện huy động nguồn vốn của nhân dân, kêu gọi các tổ chức, cá nhân ngoài dịa phương trong và ngoài nước tài trợ, đóng góp xây dựng quê nhà.
- Chính sách đảm bảo an toàn lương thực: vấn đề an toàn lương thực là chiến lược kinh tế, chính trị và xã hội của Đảng bvà Nhà nước. Thanh Trì là một huyện đồng bằng đất trũng, trong những năm qua sản xuất lương thực đạt năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế không cao,lương thực sản xuất ra chủ yếu tiêu dùng trong huyện. Tuy nhiên trong những năm qua sản xuất lương thực trong đó đặc biệt là lúa vẫn chiếm một ty trọng lớn trong ngành trông trọt. Diện tích lúa cả năm giảm ít.
Hiện nay chính sách về bảo đảm an toàn lương thực cần xem xét theo quan điểm mới: xét tren phạm vi cả nước, sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung cần có sự quy hoạch phân vùng sản xuất nhất định phù hợp với điều kiện và lợi thế của từng địa phương. Từ đó mà xác định vấn dề an toàn lương thực quốc gia chứ không nhất thiết mỗi vùng phải đảm bảo an toàn lương thực cho mình mà có thể sản xuất các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn, tỷ suất hàng hoá cao đem ra thị trường và mua lương thực về cho vùng mình. Do đó vận dụng một cách cứng nhắc chính sách an toàn lương thực có thể gây cản trở quá trình chuyẻen dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn. Từ đó việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thanh Trì theo hướng giảm diện tích gieo trồng cây lương thực tăng diện tích cây có giá trị kinh tế, tỷ suất hàng hoá cao như rau, cây công nghiệp… cũng chính là việc bảo đảm an toàn lương thực trên địa bàn.
- Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần: Nông nghiệp là ngành có sự thamgia của năm thành phần kinh tế như các ngành khác, mỗi thành phần kinh tế có những đặc điểm riêng mà từ đó ảnh hưởng tới quá trình cũng như khả năng, tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng khác nhau.
Việc thực hiện chiónh sách phát triển kinh tế nhiều thành phần cùng với quan hệ thị trường sẽ buộc các thành phần kinh tế thamgia sản xuất phải chủ động và linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao trong sản xuất.
Thực hiện chính sách trên ở huyện Thanh Trì trong những năm qua, thành phần kinh tế cá thể (hộ gia đình) vẫn là thành phần kinh tế chiếmphần lớn trong tỷ lệ sử dụng ruộng đất. Đây là thành phần kinh tế khá năng động, có khát vọng làmgiàu nhưng có đặc điểm là rụt rè đối với những cái mới. Do đó huyện cần thực hiện những chương trình thí điểm và khuyếnkhích, giúp đỡ đối với nông dân trong quá trình sản xuất.
- Chính sách thuế: thuế thu từ sản xuất nông nghiệp không nhiều, thậm chí chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên nó vẫn dược sử dụng như là một chính sách có tác dụng là đòn bẩy kinh tế đối với quá trình sản xuất.
Với một mức thuế cố định tính trên một đơn vị diện tích đất canh tác, người nông dân sẽ tính toán và thực hiện việc sản xuất trên phần đất củamình sao cho thu nhập từ nó vượt càng xa khoản thuế phải đóng càng tốt. Từ đó chính sách thuế sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nói chung, ngành trồng trọt và chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng trên địa bàn. Hơn nữa, thuế thu được từ mỗi địa phương lại được đầu tư trở lại cho nông nghiệp như xây dựng cơ sở hạ tầng…
6. Củng cố quan hệ sản xuất trong nông nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp người nông dân được Nhà nước giao quyền sử ụng ruộng đất lâu dài để sản xuất và trong quá trình sản xuất họ vẫn phải hợp tác với nhau đối với những khâu họ không làm được hoặc làm kém hiệu quả như khâu thuỷ lợi, điện, giống, kỹ thuật.
Huyện đã có chương trình củng cố quan hệ sản xuất cho những năm sau, hiện tại trên địa bàn huyện hầu hết các hợp tác xã đã thực hiện chuyển đổi. Toàn huyện có 55 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động theo luật hợp tác xã, nhìn chung các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sau chuyển đổi đã hạch toán, khấu hao được tìa sản cố định, các dịch vụ triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tư, thuỷ lợi, làm đất, điện… đã tốt hơn, có hiệu quả hơn.
Phát huy những mặt mạnh trong phương thức hoạt động và quản lý của hợp tác xã nông nghiệp hiện nay, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp làm ăn khá, hướng sản xuất và điều hành,quản lý các dịch vụ tốt, tiếp tục đổi mới quản lý, mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động dịch vụ.
Khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác xã đa dạng ở nông thôn theo đúng quy định và luật hợp tác xã như hợp tãcã tín dụng, hợp tác xã vận tải, hợp tác xã thuỷ lợi, hợp tác làm đất…
Trong đó coi trọng phát triển quỹ tín dụng nhân dân nhằm huy động vốn, phục vụ tại chỗ cho nhân dân vay, có vốn sản xuất kinh doanh. Tiếp tục xây dựng và củng cố các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, hương skhuyến khích góp cổ phần để huy động được nhiều vốn nhằm tạo cơ sở cho sản xuất thủ công bằng thiết bị tiến tiến phục vụ cho sản xuất theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Tiếp tục chuyển đổi nốt HTX Sở Thượng Yên Sở và thực hiện tốt luật HTX đã được quốc hội thông qua. Đổi mới HTX cả về quản lý và tổ chức. Đối với cán bộ HTX, cần xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ, để chỉ dạo HTX làm tốt các khâu dịch vụ cho nông dân. Quản lý phải không ngừng phát huy ứng dụng các tiến bộ hiện dại trên cơ sở kế thừa chọn lọc những cái cũ, không quan liêu bao cấp mà phải năng động, nhanh nhạy trong cơ chế mới.
7. Nâng cao trình độ văn hoá cho người nông dân.
Văn hoá là chìa khoá để tiếp thu khoa học kỹ thuật. Hiện tại, trình độ văn hoá của nông dân trong huyện tương đối cao, tuy nhiên trong quá trình sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trong quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thì vấn đề rất cần thiết phải nâng cao dân trí. Muốn nâng cao dân trí phải biết kết hợp nhiều biện pháp, cả giáo dục thông qua trường lớp lẫn việc giao dục thông qua phát thanh, truyền hình.
Thực hiện công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho người nông dân là rất quan trọng nhằm nâng cao chấtlượng toàn diện. Giáo dục thường xuyên, mở rộng các cơ sở dạy nghề hướng nghiệp, chú trọng hình thức đào tạo tại chỗ để đáp ứng yêu cầu của xã hội cả về nhân lực và trí tuệ cũng như kỹ thuật công nghệ.
Trong những năm tới huyện có chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ nông nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp của huyện theo hướng sau:
+ Quy hoạch đội ngũ cán bộ phát triển nông nghiệp: Trên cơ sở đó có các kế hoạch đào tạo theo các phương châm: Đào tạo dài ạhn ở các trường chính quy, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn dươi nhiều hình thức.
+ Bồi dưỡng cơ bản những kiến thức về kinh tế thị trường cho cán bộ nông nghiệp để giúp họ có điều kiện hướng dẫn nông dân tiếp cận thị trường để hình thành cơ cấu sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường.
Bên cạnh đó phải đào tạo,mở rộng hiểu biết cho dân cư nông thôn đặc biệt là người nông dân để họ nhận thức được vấn đề bồi dưỡng kiến thức cho bản thân họ là cần thiết. Đồng thời qua đó giúp cho cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp được thuận lợi và hiệu quả hơn.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy thanh trì là huyện có vị trí địa lí tương đối thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các khu vực khác , có thị trường tiêu thụ rộng lớn là thủ đô hà nội ,với lực lượng lao động dồi dào ;trong những năm qua nông nghiệp hyện Thanh trì đã có những biến đổi tích cực
Ngành trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng tương đới lớn , trong những năm qua cùng với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung thì cơ cấu cây trồng nói riêng cũng có những biến đổi tích cực:
-Cây lương thực trong đó chủ yếu là lúa vẫn là cây trồng chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và có xu hướng giảm xuống .Cây rau đậu các loại ngày càng trở thành cây trồng chính với giá trị kinh tế cao
-Nhìn chung trong những năm qua cơ cấu cây trồng huyện thanh trì đã biến động theo hướng tăng tỉ trọng giá trị sản lượng hàng hoá với các cây có giá trị hàng hoá lớn như rau đậu , hoa cây cảnh .
Tuy nhiên sự chuyển dịch trên chưa mạnh mẽ do còn nhiều cản trở trong quá trình chuyển dịch .Để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng hơn nữa cần có cuộc cách mạng về giống cây ,kĩ thuật canh tác . Đồng thời hỗ trợ những mô hình kinh tế mới phát triển mạnh
Kiến nghị
Để thực hiện được việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo quy hoạch đến năm 2005 và năm 2010,ngoài những giải pháp trên, huyện cần thực hiện tốt vấn đề sau:
-Có biện pháp thiết thực trong việc hỗ trợ nông dân tìm hiểu và nắm bắt thông tin thị trường
-Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình chuyển đổi ruộng đất để cho các hộ có điều kiện tập trung ruộng đát phát triển những mô hình kinh tế mới,đặc biệt là mô hình lúa - cá hoặc cá - cây ăn quả kết hợp dịch vụ
tài liệu tham khảo
1. giáo trình kinh tế nông nghiệp
(nhà xuất bản nông nghiệp năm 1996)
2. giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp
( nhà xuất bản thống kê (hà nội năm 2001))
3. giáo trình kinh tế nông thôn
( nhà xuất bản nông nghiệp năm 1995)
4. kinh tế các ngành sản xuất vật chất
( nhà xuất bản giáo dục năm 1996 )
5. báo cáo quy hoặch sử dụng đất huyện thanh trì thời kỳ 2001-2010
6. quy hoặch tổng hợp kinh tế huyện thanh trì thời kỳ 2001-2010
7. niên giám thống kê huyện thanh trì năm 2001
8. nguyên lý kinh tế nông nghiệp (khoa kinh tế nông nghiệp trường đại học tổng hợp manchester) nhà xuất bản nông nghiệp 1994
9. báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội –an ninh quốc phòng các năm(1999-2000-2001) của huyện thanh trì
10. Tạp chí
- Quản lý Nhà nước Số 5/2001
- Nông nghiệp và phát triển nông thôn 1/2001
- Kinh tế dự báo 6/2001
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29099.doc