Chính phủ xác định mục tiêu trong thời kỳ 2008-2010 là nền kinh tế phải phát triển mạnh, bền vững, đạt tốc độ tăng trưởng 8,5-9% . Để đạt được mục tiêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện năm nhóm giải pháp cơ bản:
Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục, tập trung rà soát lại các thị trường, bảo đảm môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh của các thành phần kinh tế bảo đảm sự phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới, không gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân.
Thứ hai, tổ chức chỉ đạo, điều hành, thực hiện tốt các mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ X đề ra. Đó là tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, bảo đảm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sớm đưa nước ta thóat khỏi tình trạng kém phát triển. Đồng thời, đảm bảo vững chắc an ninh, quốc phòng, thực hiện công bằng xã hội. Các bộ, ngành, địa phương phảI xây dựng các đề án, dự án cụ thể và chú trọng thu hút mạnh mẽ đầu tư của tầng lớp nhân dân và của các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện tốt các chính sách xã hội, văn hóa, giáo dục- đào tạo, xóa đói giảm nghèo, chăm lo cho đồng bào các dân tộc, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Tiến trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước đang được triển khai mạnh mẽ, do vậy phải có đề án và giải pháp cụ thể đào tạo nguồn nhân lực; cần có những biện pháp rất cụ thể giúp cho người nghèo được học nghề.
Thứ tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước.
Thứ năm, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham nhũng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng chống tham nhũng.
24 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1744 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những định hướng, chính sách và giải pháp cơ bản đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2008-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề cương sơ bộ
A. Lời mở đầu
B. Nội DUNG:
I. Cơ sở lí luận chung:
1. Tăng trưởng kinh tế:
1.1- Khái niệm tăng trưởng kinh tế:
1.2- Tại sao phải tăng trưởng kinh tế?
1.3- Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
2. Kế hoạch tăng trưởng kinh tế:
2.1- Khái niệm của kế hoạch tăng trưởng kinh tế:
2.2- Anh hưởng của kế hoạch tăng trưởng kinh tế đến phát triển kinh tế - xã hội:
II. Thực trạng của tăng trưởng kinh tế ở Viêt Nam trong thời kì đổi mới:
Việc thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kì 2001-2005:
1.1- Muc tiêu tổng quát:
1.2- Một số định hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu chủ yếu:
1.3- Những thành tựu:
1.3.1- Thành tựu qua các năm:
1.3.2- Thành tựu qua các khu vực kinh tế:
1,3- Những yếu kém, tồn tại:
1.4- Nguyên nhân của thành tựu và yếu kém:
1.4.1- Nguyên nhân của thành tựu:
1.4.2- Nguyên nhân của yếu kém:
2. Việc thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kì 2006-2010:
2.1- Mục tiêu tổng quát:
2.2- Một số định hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu chủ yếu:
2.3- Tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế qua 2 năm 2006, 2007:
2.3.1- Kế hoạch tăng trưởng kinh tế năm 2006:
2.3.2- Kế hoạch tăng trưởng kinh tế năm 2007:
2.4- Kế hoạch thực hiện tăng trưởng kinh tế năm 2008:
2.5- Khả năng thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 2006-2010:
III. Những định hướng tăng trưởng kinh tế, chính sách và giải pháp cơ bản đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008-2010:
1. Những định hướng và chính sách đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế:
2. Một số giải pháp cơ bản để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008- 2010:
C. KếT LUậN:
B. NộI DUNG:
I. Cơ sở lí luận chung:
1. Tăng trưởng kinh tế:
1.1- Khái niệm tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là “ cặp đôi” trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội.
- Tổng sản phẩm quốc vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố của mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) .
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ nước đó (dù nó thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định (thường là một năm) .
So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ta thấy:
GNP =GDP + thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài.
Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài = thu nhập chuyển về nước của công dân nước đó làm việc ở nước ngoài làm việc tại nước đó.
Tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng GDP hay GNP năm sau so với năm trước. Nếu gọi GDP0 là tổng sản phẩm quốc nội năm trước, GDP1 tổng sản phẩm quốc nội năm sau thì mức tăng kinh tế năm sau với năm trước là:
GDP1 – GDP0
GDP0
Hoặc tính theo mức độ GNP thì:
GNP1 – GNP0
GNP0
(GNP0 là tổng sản phẩm quốc dân năm trước, GNP1 là tổng sản phẩm quốc dân năm sau).
GNP và GDP là hai thước đo tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng kinh
tế của một nước biểu hiện bằng giá cả. Vì vậy, để tính đến yếu tố lạm phát người ta phân định GNP, GDP danh nghĩa và GNP, GDP thực tế. GNP, GDP danh nghĩa là GNP, GDP tính theo giá hiện hành của năm tính; còn GNP, GNP thực tế là GNP, GDP được tính theo giá cố định của một năm được chọn làm gốc. Với tư cách này, GNP, GDP thực tế loại trừ được ảnh hưởng của sự biến động giá cả (lạm phát) . Do đó, có mức tăng trưởng danh nghĩa và mức tăng trưởng thưc tế.
1.2- Tại sao phải tăng trưởng kinh tế?
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
- Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng.
- Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hóa… phát triển.
- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế thực tế và tỷ lệ thất nghiệp ở nước phát triển đã được lượng hóa dưới tên gọi quy luật Okum (hay quy luật 2,5% -1) . Quy luật này xác định, nếu GNP thực tế tăng 2,5% trong vòng một năm so với GNP tiềm năng của năm đó thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đI 1%.
- Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội.
- Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là muc tiêu thường xuyên của các quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tê mọi giá. Thực tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang hiệu quả kinh tế– xã hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt. Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn tình trạng nền kinh tế “quá nóng”, gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững. Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 – 30 năm ) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
1.3- Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
Việc xác định yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế có nhiều quan điểm và cách phân loại khác nhau. Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng, các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, tư bản và cách thức kết hợp các yếu tố với nhau. Theo quan điểm hiện đại, muốn có tăng trưởng kinh tế cao phải sử dụng có hiệu quả cac yếu tố cơ bản sau:
- Vốn: vốn hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra, tích lũy lại và những yếu tố tự nhiên… được sử dụng vào quá trình sản xuất. Nói một cách khái quát, vốn là toàn bộ tài sản được sử dụng để sản xuất, kinh doanh. Vốn tồn tại dưới hai hình thức: vốn tài chính và vốn hiện vật. Vốn tài chính là vốn tồn tại dưới hinh thức tiền tệ hay các loại chứng khoán, còn vốn hiện vật tồn tại dưới hình thức vật chất của quá trình sản xuất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên, vật liệu… Các nhà kinh tế học đã chỉ ra mối liên hệ giữa tăng GDP với tăng vốn đầu tư, Harốt Đôma (Harod Domar) đã nêu công thức tính hiệu xuất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng viết tắt là ICOR (International Capital Output Ration). Đó là tỷ lệ tăng đầu tư chia tỷ lệ tăng của GDP. Những nền kinh tế với các chỉ số ICOR thấp, thường không quá 3%, có nghĩa là phảI đầu tư 3% để tăng 1% GDP.
Một nền kinh tế tăng trưởng cao không chỉ dừng lại ở việc tăng khối lượng vốn đầu tư, mà còn phảI đặc biệt chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn, quản lý vốn chặt chẽ, đầu tư vốn hợp lý vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
- Con người: trong các yếu tố hợp thành quá trình lao động sản xuất, sức lao động là yếu tố quyết định, mang tính sáng tao, là nguồn lực không cạn kiệt. Có thể nói: “nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực” , là “tài nguyên của mọi tài nguyên” . Vì vậy, con người có sức khỏe, trí tuệ, tay nghề cao, có động lực và nhiệt tình, được tổ chức chặt chẽ là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững.
Để phát huy nhân tố con người, cần phảI xác định: đầu tư cho con người về thực chất là đầu tư cho sự phát triển. Nhà nước cần phảI có chiến lược phát triển con người, mà trước hết phải nâng cao về số lượng và chất lượng hệ thống giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, bồi dưỡng nhân tài… cùng với việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.
Nhân tố con người là sự biểu hiện và khẳng định vai trò của con người trên cả hai phương tiện: tính cá thể và tính xã hội (cộng đồng). Vì vậy, nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách thích hợp nhằm kết hợp sự nỗ lực của mỗi người với sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội để tạo ra đông lực, lợi thế cho sự tăng trưởng kinh tế.
- Khoa học và công nghệ: khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khoa học và công nghệ được coi là “chiếc đũa thần mầu nhiệm” để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất. Nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ đã làm cho chi phí về lao động, vốn, tài nguyên trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống, hay nói cách khác, hiệu quả sử dụng của các yếu tố này tăng lên.
Sự phát triển khoa học và công nghệ cho phép tăng trưởng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, làm xuất hiện những ngành kinh tế có hàm lượng khoa học cao như: công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học… đang là cơ hội và thách thức đối với các quốc gia hướng tới nền kinh tế tri thức. Như vậy, khoa học và công nghệ cũng là một yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng nhanh và bền vững.
- Cơ cấu kinh tế: mọi nền kinh tế đều tồn tại và vận động trong một cơ cấu nhât định. Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ hữu cơ. phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành, các thành phần, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế. Cũng giống như một cơ thể sống, nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng và phát triển khi giữa các mặt, các bộ phận, các yếu tố cấu thành nó có sự phù hợp với nhau cả về số lượng và chất lượng, cũng có nghiã là phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại để phát huy mọi tiềm năng, nội lực, lợi thế so sánh của toàn bộ nền kinh tế,phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ tiên tiến, gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế là yếu tố tạo tiền đề, cơ sở cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Thể chế chính trị và vai trò của nhà nước: ổn định về chính trị – xã hội là điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển nhanh và bền vững.
Thể chế chính trị tiến bộ có khả năng đinh hướng sự tăng trưởng kinh tế vào những mục tiêu mong muốn, khắc phục được những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo sâu sắc… Bởi vì, trên thực tế đã từng có sự tăng trưởng kinh tế không phát triển cùng chiều với tiến bộ xã hội. Chẳng hạn, quá trình tăng trưởng kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã làm xuất hiện những vấn đề xã hội mà bản thân nền kinh tế dù có tiếp tục tăng trưởng hơn nữa cũng không thể giải quyết được những vấn đề xã hội cơ bản.
Hệ thống chính trị mà đại diện là nhà nước có vai trò hoạch định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, cùng hệ thống chính sách đúng đắn sẽ hạn chế được tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, khuyến khích tích lũy, tiết kiệm, kích cầu… làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh đúng hướng.
Như đã nói ở trên tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố cần thiết và quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy đây là mục tiêu mà Đảng và nhà nước ta đang rât quan tâm.Vậy để tăng trưởng kinh tế một cách hiệu quả và đúng đắn Đảng và Nhà nước ta phải lập kế hoạch cho việc tăng trưởng kinh tế.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế là gì?
2.1-Khái niệm kế hoạch tăng trưởng kinh tế:
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế là một bộ phận của hệ thống kế hoạch hoá phát triển, nó xác định các mục tiêu gia tăng về quy mô sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế trong kỳ kế hoạch và các chính sách cần thiết để đảm bảo tăng trưởng trong mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố nguồn lực và các chỉ tiêu việc làm, ổn định giá cả.
Kế hoạch tăng trưởng phù hợp là kế hoạch tăng trưởng mà các chỉ tiêu lập ra dựa trên các giới hạn tối đa về khả năng nguồn lực
Kế hoạch tăng trưởng tối ưu là kế hoạch tăng trưởng trong đó các chỉ tiêu, mục tiêu tăng trưởng được thoả mãn đồng thời 2 điều kiện là bảo đảm mức cao nhất nhu cầu xã hội trong khuôn khổ sử dụng tối đa các giới hạn về nguồn lực.
2.2- Anh hưởng kế họach tăng trưởng kinh tế đến phát triển kinh tế – xã hội:
Trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế, kế hoạch tăng trưởng là bộ phận kế hoạch quan trọng nhất. Nó xác định các mục tiêu có liên quan quyết định sự phát triển đất nước. Các chỉ tiêu kế hoạch về mức và tốc độ tăng trưởng GDP, GNP là các con số phản ánh điều kiện vật chất, kinh tế cần thiết cho sự phát triển. Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người là dấu hiệu đánh giá về trình độ phát triển của đất nước. Các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng là cơ sở để xác định các kế hoạch mục tiêu khác như mục tiêu cải thiện đời sống, tăng thu nhập dân cư trong kế hoạc các ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng kinh tế trong kế hoạch cơ cấu ngành. Các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng còn được sử dụng là cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch biện pháp cũng như xây dựng các cân đối chủ yếu cho phát triển kinh tế của thời kỳ kế hoạch.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế nằm trong mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với chương trình giải quyết việc làm và mục tiêu chống lạm phát. Về mặt lý luân, nếu nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh thì sẽ giải quyết tốt việc làm cho người lao động, nhưng xu thế gia tăng lạm phát sẽ xảy ra và trên thực tế nếu nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh thì sẽ tạo nên một sự không bình thường trong các mắt xích khác của nền kinh tế, nhất là vấn đề lạm phát gia tăng. Vì vậy, thông thường việc đặt kế hoạch mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước thường phải gắn liền với thực trạng của nền kinh tế. Trên cơ sở đặt mục tiêu tăng trưởng, phải xác định các mục tiêu về việc làm và lạm phát, tìm ra các giải pháp, chính sách khống chế.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế có liên quan trực tiếp tới chương trình xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội gần như là hai đại lượng mang tính đánh đổi. Để giải quyết bài toán xoá đói giảm nghèo, phải đặt mục tiêu tăng trương nhanh, nhưng điều đó có thể làm cho sự phân hoá xã hội trở nên gay gắt hơn. Vấn đề là trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, đặt mục tiêu nào lên trước: Hiệu quả hay công bằng xã hội. Khi lập kế hoạch tăng trưởng kinh tế, điều cơ bản phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội để xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm sự dung hoà giữa hai đại lượng công bằng và tăng trưởng nhanh. Mặt khác, đi đôi với kế hoạch mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải có các kế hoạch khác đi kèm như kế hoạch phát triển xã hội, phân phối thu nhập nhằm giải quyết các hậu quả xã hội đặt ra trong kế hoạch tăng trưởng.
II. Thực trạng của tăng trưởng kinh tế ở Việt nam trong thời kỳ đổi mới:
1. Việc thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 -2005:
1.1- Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 là: Tăng trưởng dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.
1.2- Một số định hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu chủ yếu:
Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm cao hơn 5 năm trước và có bước chuẩn bị cho 5 năm tiếp theo
- Đưa GDP năm 2005 gấp 2 lần so với năm 1995. Nhịp độ tăng trưởng hàng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 5 năm 2001 – 2005 là 7,5%, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4.3%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,8%, dịch vụ tăng 6,2%.
- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,8%/năm
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 13%/năm
- Giá trị dịch vụ tăng 7,5%/năm.
1.3- Những thành tựu:
1.3.1- Thành tựu qua các năm:
Ngay từ năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm tình hình kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến và đạt tốc độ khá cao, năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2001, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,89%, mở đầu cho một giai đoạn tăng trưởng khá cao và ổn định
Năm 2002, đã tập trung chỉ đạo phát huy mạnh mẽ nội lực, tháo gỡ từng khó khăn trong sản xuất, kinh doanh... Nhờ đó, tình hình kinh tế, xã hội đã có những chuyển biến tích cực qua từng tháng, nhất là trong những tháng cuối năm, kết quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 7,08%
Năm 2003, nền kinh tế nước ta lại phải đương đầu với những khó khăn, thách thức hết sức gay gắt do hạn hán kéo dài và do dịch bệnh SARS, nhưng nhờ sự chỉ đạo nhanh nhạy, kịp thời, sự nỗ lực rất cao của các ngành, các cấp, nền kinh tế nước ta đã đạt được những kết quả rất khích lệ; tăng trưởng kinh tế đạt 7,34%
Năm 2004, tình hình kinh tế cũng có nhiều biến động phực tạp, nhưng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai nhiều biện pháp có hiệu quả với phương châm chỉ đạo là phấn đấu tháng sau, quý sau tốt hơn tháng trước, quý trước. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2004 đạt 7,79%
Năm 2005, là năm đánh dấu bước chuyển biến mới và toàn diện trong toàn nền kinh tế; các chủ trương, chính sách lớn đề ra tại Đại hội IX và tại các Hội nghị Trung ương khoá IX thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra động lực mới, đồng thời kích thích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,43%
Tính bình quân 5 năm 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,5%, trong đó nông, lâm, nghiệp và thuỷ sản đạt 3,8%; công nghiệp và xây dựng đạt 10,2%; các ngành dịch vụ đạt gần 7,0%
Qui mô tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế năm 2005 đạt gấp đôi năm 1995, tăng bình quân 7,2%/năm. Năm 2005, GDP theo giá hiện hành đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người trên 10 triệu đồng (tương đương 40 USD) cao hơn mức trung bình của nhóm nước có thu nhập thấp.
1.3.2- Thành tựu qua các khu vực kinh tế:
Khu vựcnông, lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân trong 5 năm khoảng 5,4%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là 4,8%, trong đó nông nghiệp tăng 4,1%; lâm nghiệp tăng 1,4%; thuỷ sản tăng 12,1%. Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân 3,8%/năm (mục tiêu đề ra là 4,3%)
Khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16%/năm, cao hơn 1,9% so với mục tiêu đề ra và cao hơn so với 5 năm trước, đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước tăng 11,5%; kinh tế ngoài nhà nước tăng 21,9%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,8%. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tăng bình quân 10,1%/năm. Năng lực sản xuất của nhiều ngành, nhiều sản phẩm tăng lên đáng kể, nhiều sản phẩm đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế và đóng góp lớn cho xuất khẩu. Mục tiêu sản xuất nhiều sản phẩm được hoàn thành trước thời hạn. Một số ngành công nghiệp đã phát triển nhanh như: khai thác và chế biến khí thiên nhiên, đóng tàu, chế tạo thiết bị đồng bộ, sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy, chế biến đồ gỗ... Tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị chế tạo trong nước ngày càng tăng. Cơ cấu sản phẩm và công nghệ chuyển dịch theo hướng tiến bộ, gắn sản xuất với thị trường. Quá trình nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới ngày càng được chú trọng và có xu hướng phát triển. Tỷ lệ công nghiệp chế tác, công nghiệp cơ khí chế tạo và tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm công nghiệp tăng lên
Khu vực dịch vụ có bước dịch chuyển tích cực, theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng 7,6%/năm, cao hơn kế hoạch đề ra. Giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ tăng gần 7,0%/năm (kế hoạch 6,2%); riêng năm 2005, giá trị tăng thêm tăng 8,5%, cao hơn mức tăng GDP.
1.3- Những yếu kém, tồn tại:
Tuy trong 5 năm 2001 – 2005 đã đạt được nhiều thành tựu lớn, rất quan trọng nhưng bên cạnh đó thì tăng trưởng kinh tế nước ta chưa thực sự vững chắc. Đóng góp vào tăng trưởng chủ yếu vẫn là yếu tố vốn và lao động, yếu tố khoa học và công nghệ tuy có tăng lên, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ.
Trong nông nghiệp, các phương thức canh tác tiên tiến chậm được áp dụng trên diện rộng, giống cây trồng, vật nuôi tốt còn thiếu, chưa đáp ứng đủ và kịp thời cho sản xuất. Năng suất nhiều cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn còn chậm, nhiều nơi còn mang tính tự phát, chưa bền vững. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn chưa được triển khai một cách có bài bản. Nhiều sản phẩm chủ yếu của nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chưa xây dựng được thương hiệu nên hiệu quả kinh tế còn thấp. Mặc dù giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng cao và vượt mục tiêu đề ra nhưng chi phí sản xuất cao, nên giá trị tăng thêm của toàn ngành không đạt mục tiêu, chỉ tăng 3,8% so với mục tiêu đề ra là 4,3%
Trong công nghiệp, tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng hiệu quả chung của toàn ngành chưa được cải thiện, sản phẩm, thương hiệu có sức cạnh tranh tiến bộ chậm; giá trị sản xuất ngành công nghiệp 5 năm 2001-2005 tăng 16%/năm. Tỷ trọng công nghiệp chế tác trong công nghiệp khoảng 60-70%, nhưng giá trị gia tăng thấp; đặc biệt là các ngành công nghiệp gia công như: may mặc, da giày, chế biến gỗ xuất khẩu... có giá trị sản xuất cao, nhưng phần lớn chi phí lại là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, giá trị tăng thêm rất thấp.
Công nghiệp hiện đại trong các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, tốc độ đổi mới công nghệ chậm. Đến nay, nước ta sử dụng phổ biến công nghệ trung bình; số ngành, lĩnh vực đạt trình độ công nghệ hiện đại còn ít. Sản xuất vật liệu, đặc biệt vật liệu mới để tạo tiền đề cho các ngành công nghiệp khác phát triển chưa hình thành.
Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp chế biến với phát triển các vùng nguyên liệu nông sản. Sự phát triển của công nghiệp ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa được chú trọng đúng mức; việc thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn còn lúng túng, chưa có hướng đi cụ thể, chưa đóng góp nhiều cho công cuộc xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Trong dịch vụ, tốc độ tăng trưởng tuy đạt vượt mức kế hoạch, nhưng còn thấp so với khả năng phát triển; tỷ trọng của ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm trong nước còn ở mức thấp; chất lượng và hiệu quả các hoạt động dịch vụ chưa cao; nhiều loại phí dịch vụ còn bất hợp lý và cao hơn nhiều nước trong khu vực. Năng lực tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp còn yếu. Các ngành dịch vụ có giá trị tăng thêm cao như dịch vụ tài chính, tiền tệ... gần đây có chuyển biến, nhưng nhìn chung phát triển chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Riêng dịch vụ giao dịch bất động sản thị trường thiếu ổn định. Việc tạo môi trường, khuyến khích, huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ngành du lịch chưa đáp ứng nhu cầu và khả năng phát triển ngành.
1.4- Nguyên nhân của thành tựu và yếu kém:
1.4.1- Nguyên nhân của thành tựu:
Thứ nhất, đó là kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bước đầu đã hoàn thiện và đồng bộ các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế, xã hôi. Nhiều chủ trương, chính sách về phát huy nội lực và thu hút ngoại lực để phát triển nông nghiệp và nông thôn, phát triển thị trường trong nước, ngoài nước... đã phát huy tác dụng tích cực
Thứ hai, kết quả đầu tư của nhiều năm qua cùng với sự huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, nhất là nguồn vốn trong dân đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, làm tăng năng lực sản xuất của nhiều ngành, có thêm nhiều công nghệ hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh.
1.4.2- Nguyên nhân của yếu kém:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của tranh của nền kinh tế còn kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.
Thứ hai, tư duy kinh tế chậm đổi mới. Một số vấn đề lý luận quan trọng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, độc lập, tự chủ về kinh tế... chưa được làm sáng tỏ, dẫn đến lúng túng, chậm trễ trong việc cụ thể hoá và thực hiện một số chủ trương lớn như sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng (dịch vụ bất động sản, tài chính, ngân hàng, du lich). Chưa tạo lập đồng bộ các loại thị trường theo nguyên tắc thị trường.
Thứ ba, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ bé; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém; các ngành công nghiệp bổ trợ chưa phát triển; trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao. Chính sách, biện pháp để khuyến khích huy động tốt nguồn lực trong nước và ngoài nước vào phát triển kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế.
2. Việc thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006 -2010:
2.1- Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2006 – 2010 là: đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Tiếp tục củng cố và mở rộng các quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Như vậy ta có mục tiêu quan trọng nhất của kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006 – 2010 là phải tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế để tạo tiền đề vật chất thực hiện các mục tiêu phát triển khác.
2.2- Một số nhiệm vụ và chỉ tiêu chủ yếu:
Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp 2,1 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng GDP bình quân trong 5 năm 2006 – 2010 đạt 7,5-8%, phấn đấu đạt trên 8%
Quy mô GDP đến năm 2010 đạt khoảng 1.690-1.760 nghìn tỷ đồng (theo giá hiện hành), tương đương 94-98 tỷ USD và GDP bình quân đầu người khoảng 1.050-1.100 USD
Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3-3,2%
Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng tăng 9,5-10,2%
Giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ tăng 7,7-8,2%.
2.3- Đánh giá thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế qua 2 năm 2006-2007:
2.3.1- Tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 2006:
Năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành viên thứ 150 của WTO và tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 2006. Và điều này sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng điêù đó cũng dẫn đến Việt Nam phải đối mặt nhiều vấn đề nghiêm trọng như cạnh tranh gay gắt ở một số ngành và dịch cúm gia cầm đang bùng phát.
Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá so sánh ước tính tăng 8,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch vụ tăng 8,29%. Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,16 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm phần trăm.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%, thấp hơn mức tăng 4% của năm 2005, chủ yếu do tốc độ tăng của ngành nông nghiệp và thuỷ sản chậm lại vì ảnh hưởng của thời tiết bất thường và dịch bệnh. Khu vực công nghiệp, xây dựng tăng trưởng thấp hơn mức tăng của năm 2005 do sản xuất công nghiệp giảm (dầu thô khai thác đạt 17 triệu tấn, thấp hơn mức 18,5 triệu tấn của năm 2005; công nghiệp chế biến và điện, nước, ga cũng giảm so với mức tăng trưởng của năm trước. Khu vực dịch vụ tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó một số ngành có tỷ trọng lớn duy trì được mức độ tăng cao như thương nghiệp; vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch; khách sạn, nhà hàng; tài chính ngân hàng, bảo hiểm.
2.3.2- Tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 2007:
Trong 9 tháng đầu năm 2007, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,16% so với 9 tháng năm 2006, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,02%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,15%; khu vực dịch vụ tăng 8,54%. Đối chiếu 9 tháng các năm trước thì khu vực I tăng trưởng không cao do sản xuất lương thực giảm và chăn nuôi của nhiều địa phương bị dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi thấp, nhưng khu vưc II và khu vực III tăng tương đối cao nên năm nay là năm có tốc độ tăng GDP 9 tháng cao nhất trong 10 năm gần đây. Đáng chú ý là, trong 9 tháng vừa qua, tốc độ tăng GDP quý sau luôn cao hơn quý trước: Quý I tăng 7,73%; quý II tăng 7,89%; quý III tăng 8,69%. Từ đó trên cơ sở tình hình 9 tháng đầu năm và dự báo khả năng phát triển của quý IV, có thể đánh giá rằng, các mục tiêu và nhiệm vụ do Quốc hội đề ra cho năm 2007 đã được thực hiện khá thuận lợi, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế đều đạt và vượt kế hoạch tăng trưởng đề ra.
Trong đó những thành tựu chủ yếu là: nền kinh tế nước ta trong năm 2007 đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua (8,5%), tạo khả năng hoàn thành nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 ngay trong năm 2008. Và ngành nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn vươn lên đạt được kế hoạch. Công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và tăng thêm tỷ trọng công nghiệp chế biến. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của GDP.
Mặc dù đạt mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng 8,5% trong năm 2007, nhưng chính phủ Việt Nam hiện đang đối mặt với thách thức lớn là làm thế nào để giữ cho nền kinh tế không tăng trưởng quá nóng.
Trả lời của chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) MarTin và giám đốc WB Ajay Chhibber về tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2007: Trong ba năm liên tiếp GDP của VN tăng trưởng 8%, điều đặc biệt là tăng cùng với sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung. Năm nay đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng tăng mức kỷ lục cả về vốn cam kết và thực hiện, cho thấy tớn hiệu tớch cực từ cải cỏch đang hấp dẫn cỏc nhà đầu tư.
Tuy vậy, VN đang đối mặt với thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai, nhưng do nhập siêu chủ yếu tập trung vào máy móc thiết bị nhằm chuẩn bị cho tăng trưởng, chẳng hạn nhập máy bay, thiết bị lọc dầu, sợi cho ngành dệt... cộng với ở đầu kia là nguồn ODA, FDI, tiền chuyển từ nước ngoài về... đều tăng nên thâm hụt thương mại chưa ở mức đáng lo ngại lắm.
Điều đáng chú ý là lạm phát đến 30/11 đã ở mức trên 10% tính cho cả năm, trong đó giá thực phẩm chiếm đến 43% chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI), một phần do giá thực phẩm quốc tế tăng, phần do lũ lụt trong nước kéo dài.
Ngoài ra giá sắt thép, bột mì ở thị trường quốc tế tăng mạnh là một nguyên nhân. Một tác động ngắn hạn nữa là giá dầu. Theo WB, VN đã có chính sách đúng khi không trợ cấp các nhà cung cấp sản phẩm chế biến dầu thô. Nhưng đó chưa phải đó là mọi yếu tố tác động đến lạm phát mà cũn phải tính đến chính sách tiền tệ. Lượng tiền lưu thông quá nhiều: tỉ lệ tăng tín dụng đạt 40%, so với tốc độ tăng GDP khoảng 8% thì con số đó là rất nhiều, cho dù các ngân hàng thương mại phải tăng tỉ lệ dự trữ nhưng lượng tiền lưu thông vẫn rất nhiều.
Dòng vốn đổ vào thị trường mạnh nhưng chưa có cơ quan điều tiết đủ năng lực, chính sách ngoại hối, ngoại tệ chưa phát huy tác dụng vì chính sách của Chính phủ trong thị trường tiền tệ và hối đoái không nhất quán.
Chính phủ mua vào nhiều USD và bơm tiền đồng ra thị trường có thể làm giảm giá đồng USD không chỉ ở mức 16.000 đồng/USD mà có thể là 12.000 đồng, 10.000 đồng... sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu hơn và tạo sức ép cho lạm phát.
Các tập đoàn kinh tế như Petro Vietnam, Vinashin... cú xu hướng thành lập tập đoàn tài chính nội bộ, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa tài chính và thương mại, cụ thể ẩn giấu tình huống không lành mạnh về lâu dài.
Kinh nghiệm khủng hoảng ở Chile năm 1998 cho thấy các tập đoàn kinh tế mạnh cho vay nội bộ từ nguồn vốn huy động của công chúng, khi mất chức năng đầu tư tiền hiệu quả sẽ có nguy cơ xáo trộn thị trường”.
Tuy FDI vào VN tăng trưởng rất mạnh nhưng chủ yếu dồn vào một số lĩnh vực nhất định, cũn lại nhiều lĩnh vực rất khó thu hút FDI như xóa đói giảm nghèo, phát triển khu vực nông thôn... vẫn cần thêm ODA khi VN chuyển đổi nền kinh tế của mình.
Theo bản báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) về khu vực Đông A và Thái Bình Dương ra ngày 15 tháng11 nhận định rằng: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2007 vẫn vững chắc chủ yếu là nhờ nguồn lực thu từ xuất nhập khẩu phi dâu khí, đầu tư và tiêu dùng tư nhân. Điều đó cho thấy tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa thực sự bền vững, vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước và phát triển chưa thật sự đi vào chiều sâu. Tuy vậy Việt Nam vẫn có tương lai sáng sủa nếu tiếp tục duy trì tốc độ cải cách kinh tế, nhưng nhất định phải giữ ổn định kinh tế vĩ mô.
2.4- Kế hoạch thực hiện tăng trưởng kinh tế 2008:
Năm 2008 có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, là năm bản lề của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010. Những thành tựu đạt được của kế hoạch tăng trưởng kinh tế của các năm trước, đặc biệt là của năm 2007 đã tạo nên nền tảng vững chắc cho việc tiếp tục thực hiện thành công kế hoạch tăng trưởng kinh tế năm 2008. Như vậy, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2008 là: tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đồng thời phải chú trọng đến chất lượng của tăng trưởng kinh tế.
Một số chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch tăng trưởng kinh tế năm 2008:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,5-9,0% so với năm 2007; GDP theo giá hiện hành dự kiến khoảng 1.337-1.347 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 83 tỷ USD; GDP bình quân theo đầu người khoảng 960 USD.
Trong chỉ đạo điều hành, phấn đấu đạt tốc độ tăng GDP là 9%. – Giá trị tăng thêm của ngành nông lâm ngư nghiệp tăng khoảng 3,5-4%; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,6-11%; ngành dịch vụ tăng khoảng 8,7-9,2%.
2.5- Khả năng thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 2006-2010:
Năm 2007, nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng mười năm qua (8,5%). Trong đó, lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của tổng sản phẩm trong nước (8,7%). Với đà tăng trưởng ấn tượng như vậy thì nhiều khả năng chúng ta sẽ hoàn thành một cách xuất sắc các mục tiêu của kế hoạch tăng trưởng 2008. Bao gồm: GDP tăng 8,5-9% so với năm 2007; trong đó phấn đấu đạt 9%; GDP theo giá hiện hành dự kiến tương đương 83 tỷ USD; GDP đầu người khoảng 960 USD.
Từ đó sẽ tạo một tiền đề vững chắc cho việc thực hiện không những thành công mà còn vượt các mục tiêu của kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006-2010 đã đề ra.
III. Những định hướng, chính sách và giải pháp cơ bản đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2008-2010:
1. Những định hướng và chính sách đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế:
Nhằm đẩy mạnh toàn diện công cuộc cải cách kinh tế với mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2008-2010 là 8,5%, trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới, cải cách khu vực tài chính, thị trường tài chính trên các phương diện sau:
(1). Thực hiện kiểm soát nợ công, phối hợp hài hoà giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ, đảm bảo ổn định về kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ. Tạo lập môi trường đầu tư - kinh doanh thông thoáng, cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Thực hiện cơ chế thị trường về giá có sự quản lý của Nhà nước, tiếp tục xoá bỏ độc quyền tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạch toán đầy đủ và minh bạch, gúp phần chống buôn lậu. Có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng cán bộ, lực lượng vũ trang, hộ nghèo, đối tượng chính sách để giảm thiểu tác động bất lợi khi giá thị trường tăng.
(2). Đẩy nhanh cải cách khu vực sự nghiệp công lập, nâng cao tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, thúc đẩy xã hội hoá, huy động nguồn lực cho phát triển các sư nghiệp xã hội. Mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài đối với các lĩnh vực sự nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả các kênh thu hút đầu tư mới phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
(3). Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục cải cách chính sách thuế đảm bảo động viên công bằng, minh bạch và ổn định. Đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế; hiện đại hoá công tác quản lý thuế, hạn chế thất thu thuế ở mức thấp nhất, nâng cao tính tự giác của đối tượng nộp thuế và hiệu lực của chính sách, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế.
(4). Đẩy nhanh tiến trình cải cách DNNN, gắn cổ phần hoá với niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK. Thực hiện cổ phần hóa và niêm yết một số doanh nghiệp, tổng công ty lớn của Nhà nước trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, điện lực... Tiếp tục cải cách khu vực ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, mở rộng sự tham gia của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài theo lộ trình đã cam kết. Mục tiêu đến năm 2010, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm bằng 4,5% GDP, tổng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế tăng 14 lần so với năm 2000.
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và cải thiện nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy sự tham gia năng động của khu vực tư nhân trong việc phát triển kinh tế. Hoàn thiện các tiêu chí giám sát trong đó có cơ chế cảnh báo sớm đối với doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.
(5). Hoàn thiện khung pháp lý, thể chế và chính sách, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để thị trường vốn, thị trường chứng khoán phát triển bền vững và lành mạnh, tạo điều kiện để doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên TTCK khu vực và quốc tế. Nghiên cứu kết nối thị trường chứng khoán Việt Nam với một số sàn giao dịch chứng khoán trong khu vực và cho phép thực hiện niêm yết chéo đối với một số cụng ty đủ điều kiện.
(6). Xây dựng khuôn khổ pháp lý với các công cụ để giám sát lành mạnh trên cơ sở xây dựng được hệ thống số liệu rõ ràng giúp cho việc đánh giá điều tiết hoạt động của thị trường dịch vụ tài chính. Hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan tới lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán... Tăng cường công tác quản lý, giám sát đối với thị trường dịch vụ tài chính, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường trong điều kiện hội nhập.
(7). Thực hiện tốt chiến lược vay và trả nợ nước ngoài theo hướng quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn , bảo đảm khả năng trả nợ, kiểm soát hữu hiệu các dòng vốn vào, ra tương ứng với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Tổ chức lại việc quản lý nợ nước ngoài bằng một cấu trúc mới hữu hiệu hơn để kiểm soát chặt chẽ vay vốn, bảo lãnh và kế hoạch trả nợ nước ngoài.
(8). Thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính. Tiếp tục bám sát quá trình triển khai các cam kết quốc tế về tài chính trong WTO, ASEAN, APEC về thuế, hải quan, dịch vụ tài chính đồng thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cần thiết để thực hiện có hiệu quả các cam kết, góp phần đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn tới, với chủ trương tiếp tục đẩy mạnh đổi mới nền kinh tế một cách toàn diện đáp ứng yêu cầu hội nhập, tôi tin tưởng rằng Việt Nam chúng tôi sẽ vượt qua những thách thức, tận dụng tối đa tiềm năng để đón bắt cơ hội tiếp tục sự nghiệp phát triển kinh tế củamình. ( Bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh tại Hội nghị Kinh tế đối ngoại “ Việt Nam : Ngôi sao đang lên ở Châu A” ).
2. Một số giải pháp cơ bản để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008-2010:
Chính phủ xác định mục tiêu trong thời kỳ 2008-2010 là nền kinh tế phải phát triển mạnh, bền vững, đạt tốc độ tăng trưởng 8,5-9% . Để đạt được mục tiêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện năm nhóm giải pháp cơ bản:
Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục, tập trung rà soát lại các thị trường, bảo đảm môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh của các thành phần kinh tế bảo đảm sự phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới, không gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân.
Thứ hai, tổ chức chỉ đạo, điều hành, thực hiện tốt các mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ X đề ra. Đó là tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, bảo đảm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sớm đưa nước ta thóat khỏi tình trạng kém phát triển. Đồng thời, đảm bảo vững chắc an ninh, quốc phòng, thực hiện công bằng xã hội. Các bộ, ngành, địa phương phảI xây dựng các đề án, dự án cụ thể và chú trọng thu hút mạnh mẽ đầu tư của tầng lớp nhân dân và của các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện tốt các chính sách xã hội, văn hóa, giáo dục- đào tạo, xóa đói giảm nghèo, chăm lo cho đồng bào các dân tộc, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Tiến trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước đang được triển khai mạnh mẽ, do vậy phải có đề án và giải pháp cụ thể đào tạo nguồn nhân lực; cần có những biện pháp rất cụ thể giúp cho người nghèo được học nghề.
Thứ tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước.
Thứ năm, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham nhũng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng chống tham nhũng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27948.doc