Chuyên đề Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá những năm tiếp theo

XKLĐ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước nói chung cũng như sự phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa nói riêng, không chỉ thông qua việc góp phần tạo việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước mà còn cả nguồn thu ngoại tệ do người lao động làm việc ở nước ngoài gửi về. Đồng thời thông qua việc XKLĐ thì nước ta có cơ hội tiếp cận với các nền kinh tế phát triển trên thế giới để quáng bá hình ảnh của Việt Nam, thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo tiền đề để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng khác ra thị trường thế giới. Thị trường ngày càng đòi hỏi và đối tác bao giờ cũng ngưỡng mộ, chào đón doanh nghiệp đi vào các yếu tố chất lượng. Đây chính là chìa khoá cho sự phát triển, thành công của các doanh nghiệp, các địa phương và của đất nước. Có thể các giải pháp đưa ra chưa đầy đủ nhưng mấy nhóm giải pháp trên đây nếu được mỗi doanh nghiệp, địa phương và nhà nước quan tâm tổ chức thực hiện tốt, chắc chắn sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp, các địa phương và nhà nước vượt qua thử thách để về đích năm 2009 và tiếp tục phát triển những năm tiếp theo.

doc64 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá những năm tiếp theo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ An; phía Tây giáp tỉnh Hùa Phăn của nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; phía Đông là vinh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển là 102Km. Thanh Hoá nằm ở cửa ngõ nối liền Bắc Bộ và Trung Bộ. Thanh Hoá có vị trí rất thuận lợi: có đường sắt, quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua, có cảng biển nước sâu Nghi Sơn đảm bảo cho tàu 10 ngàn tấn trở lên ra vào dễ dàng, là cửa ngõ thông thương với nước ngoài. Thanh Hóa là tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng: 2.1.1.1 Tài nguyên đất  Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha; đất chưa sử dụng 153.520 ha với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. 2.2.1.2 Tài nguyên rừng Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000 - 60.000 m3. Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, loài; có các loại gỗ quý hiếm như: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre. Ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ … Các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Thanh Hoá là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha .  2.2.1.3 Tài nguyên biển Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2,  với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào. Đây cũng là những trung tâm nghề cá của tỉnh. Ở vùng cửa lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối. Diện tích nước mặn ở vùng biển đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha nước mặn ven bờ thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể vỏ cứng như ngao,sò…  Vùng biển Thanh Hoá có trữ lượng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. 2.2.1.4 Tài nguyên khoáng sản Thanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng; có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước như: đá granit và marble (trữ lượng 2 -3 tỉ m3), đá vôi làm xi măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn), crôm (khoảng 21 triệu tấn), quặng sắt (2 triệu tấn), secpentin (15 triệu tấn), đôlômit (4,7 triệu tấn), ngoài ra còn có vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác. 2.2.2 Đặc điểm kinh tế Thanh Hóa là một tỉnh mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tính đến cuối năm 2008 thì số lao động làm việc trong ngành này là 1.357.133 người (chiếm 63% so với số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh). Thanh Hóa vẫn chưa khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng. Trong năm 2008 thì số lao động làm việc trong ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp chế biến nói riêng chiếm tỷ trọng thấp so với số lao động trong độ tuổi lao động của cả tỉnh (chiếm 19,5%) nhưng tỉnh cũng đã cố gắng thực hiện việc chuyển đổi kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong năm 2008 toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho 52.370 lao động, đạt 104,74% kế hoạch năm 2008 và tăng 9,6% so với năm 2007. Trong tổng số 52.370 lao động được phân bổ theo các ngành sau: Lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tạo việc làm cho 22.257 lao động, chiếm 42,49%; dịch vụ- du lịch- thương mại tạo việc làm cho 22.782 lao động, chiếm 43,50%; Nông- lâm- ngư nghiệp tạo việc làm cho 7.331 lao động, chiếm 14,01%. Góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 4,3% ( năm 2007 là 4,53%; năm 2006 là 4,79%) và giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn xuống còn 7,31% (năm 2007 là 7,52%; năm 2006 là 9,3%). Trong năm 2009 thì tỉnh cũng đặt ra những chỉ tiêu nhằm thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ bằng mục tiêu chuyển đổi số lao động đang làm việc trong các ngành này ( giảm tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp xuống còn 60%, tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ lên 21,5% và 18,5%). 2.2.3 Đặc điểm dân số và lao động tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hoá là một tỉnh có dân số đông, tuy nhiên dân số của Thanh Hoá chủ yếu tập trung ở nông thôn ( chiếm 90% dân số cả tỉnh), ở thành phố chỉ chiếm có 10%. Điều đó cho thấy sự mất cân đối nghiêm trọng trong việc phân bổ dân cư của tỉnh, và điều đó cũng làm cho sự phát triển kinh tế của tỉnh bị ảnh hưởng lớn. Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh chiếm tỷ lệ cao ( chiếm 64,37%), tuy nhiên thì đa phần lại tập trung ở nông thôn (chiếm 87% dân số trong độ tuổi lao động), thành thị chỉ chiếm 13%, điều đó giải thích tại sao Thanh Hoá có nền kinh tế chưa phát triển. Trong năm 2008 thì tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tăng cao hơn (33,5%) so với năm 2006 và 2007 (31,5% và 29%). Tuy nhiên tốc độ tăng vẫn chưa cao và lao động qua đào tạo nghề chiếm 22,8%. Điều đó cho thấy chất lượng lao động của tỉnh còn thấp, chưa đáp ứng được so với nhu cầu phát triển của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Trong những năm tiếp theo thì tỉnh cần có những biện pháp để đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động trong tỉnh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Trước tốc độ gia tăng dân số của tỉnh trong các năm trước thì dân số của tỉnh trong năm 2009 sẽ được dự đoán là 3.752.140 người, trong đó lao động trong độ tuổi lao động là 2.441.520 người (chiếm 65,07% dân số cả tỉnh) cao hơn so với tỷ lệ năm 2008 (năm 2008 tỷ lệ này là 64,37%). Như vậy bước sang năm 2009 thì tỉnh sẽ phải đối mặt với số người trong độ tuổi lao động cao hơn năm 2008, điều đó đặt ra cho các Ban, ngành những nhiệm vụ hết sức khó khăn nếu như muốn đạt được những mục tiêu về việc tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (mục tiêu năm 2009 là 36,5%), giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nâng cao tỷ lệ có việc làm ở nông thôn ( năm 2009 thì tỉnh đặt tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 4,2%, còn tỷ lệ có việc làm ở nông thôn được nâng cao lên 92,8%). Dân số- Lao động- Việc làm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010 Biểu số 5 STT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 Dự báo 2009 Dự báo 2010 1 Dân số T.đó: +Thành thị +Nông thôn Người Người Người 3.682.087 367.515 3.314.572 3.697.227 373.207 3.324.020 3.726.060 381.543 3.344.517 3.752.140 399.340 3.352.800 3.781.000 406.470 3.374.530 2 Lao động trong độ tuổi (Tỷ lệ so với dân số) T.đó:+Thành thị +Nông thôn Người % Người Người 2.308.245 (62,69) 265.448 2.042.796 2.350.327 (63,57) 282.039 2068.287 2.398.470 (64,37) 299.820 2.098.650 2.441.520 (65,07) 319.850 2.121.670 2.485.250 (65,70) 347.930 2.137.320 3 LĐ đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh Chia theo khu vực +Thành thị +Nông thôn Chia theo ngành: +Nông-Lâm-Ngư nghiệp (Tỷ lệ so với LĐĐLV) +Công nghiệp-Xây dựng (Tỷ lệ so với LĐĐLV) +Dịch vụ (Tỷ lệ so với LĐĐLV) Người Người Người Người % Người % Người % 2.048.508 208.948 1.839.560 1.413.470 69,00 297.034 14,50 338.004 16,50 2.104.356 214.637 1.889.719 1.388.875 66,05 355.637 16,90 359.844 17,05 2.154.218 220.385 1.933.833 1.357.133 63,00 420.075 19,50 377.010 17,50 2.200.990 226.230 1.974.760 1.320.592 60,00 473.215 21,50 407.183 18,50 2.240.100 231.750 2.008.350 1.232.050 55,00 560.030 25,00 448.020 20,00 4 LĐ đã qua đào tạo T.đó: LĐ qua đào tạo nghề % % 29,0 18,5 31,5 21,0 33,5 22,8 36,5 24,8 40,0 27,0 5 Lao động được tạo việc làm Chia theo ngành: +Công nghiệp-Xây dựng +Nông-Lâm-Ngư nghiệp +Dịch vụ Chia theo chương trình: +Các chương trình phát triển kinh tế-xã hội +Chương trình vay vốn hỗ trợ việc làm theo QĐ71/CP +Chương trình XKLĐ Người Người Người Người Người Người Người 45.657 19.533 7.798 18.326 29.970 7.507 8.181 47.750 20.157 7.315 20.278 31.515 7.525 8.710 52.370 22.257 7.331 22.782 34.334 8.557 9.479 53.000 23.000 7.500 22.500 34.000 9.000 10.000 55.000 24.000 8.000 23.000 34.000 10.000 11.000 6 Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị % 4,79 4,53 4,30 4,20 4,00 7 Tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn % 9,30 7,52 7,31 7,20 7,00 Nguồn: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa 2.2 Tổng quan về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá 2.2.1 Vị trí và chức năng Sở Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá; có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về: việc làm; dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội ( bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới; phòng chống tệ nạn xã hội ( gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở; thực hiện một số quyền hạn, nhiệm vụ theo phân cấp, uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, dồng thời chịu sự kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. 2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn - Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá ban hành các quyết định, chỉ thị về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình. - Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội địa phương. - Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội đối với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, đơn vị thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện. - Hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết, đánh giá và tổng hợp tình hình thực hiện các quy định của pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở; quản lý các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; - Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật; - Tổ chức nghiên cứu các ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ, cung cấp số liệu phục vụ công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ; - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, thương binh xã hội đối với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, Uỷ ban nhân dân huyện, xã; - Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật; - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật; - Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội sau khi đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá phê duyệt; - Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác về lao động, thương binh và xã hội theo quy định của Bộ Lao động - TBXH và Uỷ ban nhân dân tỉnh; - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá. 2.2.3 Tổ chức và biên chế 2.2.3.1. Lãnh đạo sở: - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. - Các phó Giám đốc Sở chịu trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công. - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc bổ nhiệm Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Lao động- Thương binh và Xã hội quy định và theo các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ. Việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở được thực hiện theo quy định của pháp luật. 2.2.3.2. Cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh Thanh Hoá, gồm: - Văn phòng sở; - Phòng Kế hoạch- Tài chính; - Ban Thanh tra; - Phòng việc làm và an toàn lao động - Phòng lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội - Phòng đào tạo nghề - Phòng người có công - Phòng bảo trợ xã hội - Phòng bảo trợ và chăm sóc trẻ em - Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội 2.3 Thực trạng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004-2008. 2.3.1 Những kết quả đạt được Trong năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Cuộc khủng hoảng đã gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, đặc biệt là công tác xuất khẩu lao động. Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng tới các nước nhập khẩu lao động, nền kinh tế của các nước đó bị suy thoái nên số lao động bị thất nghiệp tăng cao, quy mô của nền kinh tế bị thu hẹp nên nhu cầu về lao động nước ngoài bị giảm sút. Nếu có nhu cầu tuyển lao động thì các công ty trong nước sẽ ưu tiên cho lao động nước sở tại. Tuy nhiên, công tác xuất khẩu lao động của cả nước nói chung cũng như của tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã có nhiều cố gắng để khắc phục những khó khăn và cũng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong thời kỳ nền kinh tế bị suy thoái. Năm 2008 toàn tỉnh đã tuyển chọn, đào tạo 10.472 lao động và đưa được 9.479 lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó: đi Malaysia 2.128 lao động, các nước Trung Đông 1.950 lao động, Đài Loan 1.627 lao động, Hàn Quốc 575 lao động, Liên bang Nga 953 lao động, Thái Lan 916 lao động, Lào 370 lao động, Nhật Bản 85 lao động và các nước khác 875 lao động). - Năm 2008 thì nền kinh tế của Malaysia bị suy thoái đáng kể và chỉ tăng trưởng 4,6% nên tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, nhu cầu về lao động nước ngoài giảm sút đáng kể. Trong năm 2007 thì Thanh Hóa đã xuất khẩu được 4.320 lao động sang Malaysia và trở thành thị trường tiếp nhận nhiều nhất lao động của tỉnh đi xuất khẩu. Tuy nhiên, bước sang năm 2008 thì do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên Malaysia chỉ tiếp nhận được 2.128 lao động của tỉnh Thanh Hóa, giảm gần 50% so với năm 2007. Nhưng đây vẫn là thị trường tiếp nhận lao động Thanh Hóa nhiều nhất. - Trong năm 2008 thì Đài Loan đã trở thành nước tiếp nhận lao động Việt Nam nói chung cũng như Thanh Hóa nói riêng nhiều nhất. Đài Loan đã tiếp nhận 33.000 lao động Việt Nam trong năm 2008, trong đó lao động của Thanh Hóa là 1.627 người. So với năm 2007 thì trong năm 2008 số lao động làm việc ở Đài Loan của Thanh Hóa đã tăng nhiều hơn. Thu nhập của người lao động ở Đài Loan là vào khoảng 400-700 USD/tháng nên nó khá hấp dẫn đối với người lao động. Trong năm 2009 thì thị trường này hứa hẹn vẫn sẽ là một trong những thị trường hấp dẫn nhất đối với người lao động. - Năm 2008 thì Hàn Quốc là một trong những ít nước tiếp nhận lao động Thanh Hóa cao hơn năm 2007. Tuy số lượng lao động của tỉnh sang làm việc tại đây không nhiều (năm 2008 là 575 người) nhưng thu nhập của người lao động tại đây được xem là một trong những nước có thu nhập cao nhất. Trong năm 2009 thì chỉ tiêu nhập khẩu lao động của Hàn Quốc là 17.000 người và chủ yếu là tập trung vào ngành nông nghiệp. Lao động Việt Nam được đánh giá cao ở thị trường này ngoài lý do khá tương đồng về văn hóa thì các chủ sử dụng đánh giá cao sự thông minh, cần cù và hiền lành của lao động Việt Nam. Tuy nhiên, hiện lao động Việt Nam vẫn có những hạn chế, đó là tâm lý hay so sánh thu nhập giữa các công ty và họ rất thích “nhảy việc”. - Các nước Trung Đông là một thị trường mới mở của người lao động Việt Nam nói chung và của Thanh Hóa nói riêng. Tuy số lượng tiếp nhận lao động của khu vực này có giảm so với năm 2007 nhưng nó vẫn là một trong những thị trường tiếp nhận lao động Thanh Hóa nhiều nhất (năm 2008 là 1.950 lao động). Các lao động sang đây làm việc chủ yếu trong ngành xây dựng và dầu khí. Trong năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nên nhu cầu về lao động nước ngoài của các nước Trung Đông giảm mạnh, số lao động Việt Nam mất việc làm hoặc trở về nước trước thời hạn là khá đông. - Các thị trường khác như Nhật Bản, Úc, các nước Đông Âu, Czech...có xu hướng thắt chặt các thủ tục nhập cảnh vào nước họ, nên cánh cửa đưa lao động Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng càng trở nên khó khăn. Tuy nhiên ở các thị trường cần nhiều lao động phổ thông thì vẫn tiếp nhận lao động nước ngoài với số lượng lớn. Nên trong năm 2008 Thanh Hóa đã đưa được 3.114 lao động sang các nước khác, nhiều hơn so với năm 2007. Năm 2008 lao động của tỉnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài gửi về cho gia đình khoảng 45 triệu USD ( tương đương 720 tỷ VNĐ). Từ nguồn vốn này đã đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo thêm nhiều chỗ làm mới thu hút lao động vào làm việc. Xuất khẩu lao động đã góp phần quan trọng trong chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo của tỉnh. Các hộ nghèo có người thân đi XKLĐ đã thoát nghèo, nhiều hộ có kinh tế khá và có những hộ đã vươn lên làm giàu. 2.3.2 Nguyên nhân đạt được kết quả trên Đạt được kết quả trên là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, sự phối hợp thống nhất giữa các ngành, các đoàn thể. Ban chỉ đạo XKLĐ và chuyên gia tỉnh đã tập trung chỉ đạo một số công việc trọng tâm như: - Về hỗ trợ cho người đi XKLĐ vay vốn: Ngành Ngân hàng đã có nhiều cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có nhu cầu vay vốn được vay vốn kịp thời. Có văn bản hướng dẫn cụ thể về thủ tục, đơn giản về hồ sơ giúp người lao động dễ hiểu, dễ thực hiện. Ngân hàng chính sách xã hội cho người lao động vay đi XKLĐ 30.000.000 VNĐ không phải thế chấp, đã tạo điều kiện thuận lợi cho con gia đình chính sách, hộ nghèo được đi làm việc ở nhiều thị trường lao động ngoài nước. Trong năm 2008 Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho người lao động vay đi XKLĐ là 69.441 triệu đồng (với 3.987 người vay, trong đó 3.089 lao động thuộc hộ nghèo ). - Về làm hộ chiếu: Công an tỉnh đã chỉ đạo phòng Xuất nhập cảnh và công an các huyện, thị, thành phố tổ chức tiếp nhận, hướng dẫn người lao động về các thủ tục làm hộ chiếu, công khai các thủ tục, lệ phí để mọi người đều biết và giúp ngăn chặn các hiện tượng cò mồi trong việc làm hộ chiếu cho người đi XKLĐ. - Về khám sức khỏe: Ngành Y tế chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh có văn bản thông báo các chi phí khám sức khỏe cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và bố trí đủ cán bộ tổ chức khám sức khoẻ kịp thời theo yêu cầu của các doanh nghiệp XKLĐ. - Đối với việc giới thiệu, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp XKLĐ: Từ tháng 11 năm 2007 Thường trực Ban chỉ đạo XKLĐ và chuyên gia tỉnh đã uỷ quyền cho Ban chỉ đạo XKLĐ huyện, thị, thành phố thẩm định hồ sơ các doanh nghiệp về tuyển lao động trên địa bàn theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Đến nay có hơn 50 doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu trực tiếp phối hợp với các huyện, thị, thành phố hoặc với các Trung tâm Giới thiệu việc làm để tuyển lao động. Một số doanh nghiệp XKLĐ đã phối hợp với Ban chỉ đạo XKLĐ huyện, thị, thành phố và Ban XKLĐ xã, phường, thị trấn tổ chức đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động ngay tại cơ sở đào tạo của huyện, thị, thành phố để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học tập, giảm bớt được chi phí đi lại, ăn ở cho người lao động. 2.3.3 Những hạn chế trong công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Thanh Hoá Dân số tỉnh Thanh Hóa năm 2008 là 3.726.060 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 2.398.470 người. Tuy nhiên đến cuối năm 2008 thì số lao động có việc làm là 2.154.218 người, mà đa số là họ lại làm việc trong ngành nông - lâm – ngư nghiệp (1.357.133 người). Như vậy thì số lao động làm việc trong các ngành công nghiệp-xây dựng, dich vụ và đi xuất khẩu chỉ có 797.085 người. Qua số liệu trên thì có thể thấy Thanh Hóa là tỉnh có dân số và nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên tỉnh vẫn chưa sử dụng hết thế mạnh của mình. Trong các chính sách và chủ trương nhằm giải quyết việc làm của tỉnh thì công tác xuất khẩu lao động luôn được quan tâm và khuyến khích. Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động và chuyên gia của tỉnh, với mục tiêu thúc đẩy công tác xuất khẩu lao động ngày càng phát triển. Tuy nhiên so với nguồn lực của tỉnh, nguyện vọng của người dân và chỉ tiêu kế hoạch thì kết quả còn hạn chế. Do trình độ sử dụng Tiếng Anh, ngôn ngữ giao tiếp thông thường yếu kém nên làm cản trở tới lĩnh hội, triển khai và chuyển giao công việc, hạn chế quan hệ với chủ sử dụng lao động, với môi trường xung quanh…, một số lao động chưa sớm thích nghi với quan hệ lao động chủ thợ, ý thức chấp hành kỷ luật lao động chưa cao, trình độ tay nghề hạn chế, kỹ năng sống còn nhiều khoảng trống… Công tác tổ chức tuyên truyền chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác XKLĐ, nhất là ý thức chấp hành kỷ luật của người lao động. Có một số huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn chưa tập trung chỉ đạo công tác XKLĐ, chưa xác định là nhiệm vụ quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, là giải pháp tạo việc làm và giảm nghèo có hiệu quả cao. Trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ có một doanh nghiệp duy nhất của tỉnh tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động, đó là công ty cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên từ  năm 2000 đến 2004 công ty đưa đi xuất khẩu được 1.445 lao động, trong đó chi nhánh tại Hà Nội 616 người (năm 2005: 20 người, năm 2006: 32 người, năm 2007: 220 người, năm 2008: 160 người). Tài khoản của công ty luôn bị báo đỏ, vì thu không đủ chi. Riêng 2 năm gần đây (sau khi cổ phần hóa, có  giám đốc mới) năm 2007 lãi 500 triệu đồng, năm 2008 lãi 314 triệu đồng. Tiếng là một công ty xuất khẩu lao động và chuyên gia của tỉnh nhưng cơ quan chỉ có vài gian nhà cấp 4 đã xuống cấp, lại mượn của cơ quan khác, vì vậy luôn trong tình trạng bị báo động di chuyển. Từ năm 2007 đến nay công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước chiếm 70% vốn, tương đương với 3,5 tỷ đồng nhưng thực tế chỉ còn hơn 1 tỷ đồng, số còn lại thuộc diện nợ khó đòi và có nhiều khả năng không đòi được, các cổ đông nắm giữ 30% vốn tương đương với hơn 1,2 tỷ đồng. Như vậy, đến nay công ty còn vẻn vẹn hơn 2 tỷ đồng. . Nguyên nhân của tình trạng trên là do năng lực quản lý, điều hành và quan hệ của công ty còn hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty còn quá sơ sài và tạm bợ. Ngoài ra doanh nghiệp luôn gặp phải trở ngại vì “các giấy phép con”. Cấp tỉnh thì tạo điều kiện nhưng đến cấp huyện và xã thì gặp rất nhiều khó khăn. Đến làm việc, huyện đòi giấy của  cấp tỉnh, đến xã, xã đòi giấy của  cấp huyện... Có giấy phép tuyển chọn lao động của tỉnh rồi, đến huyện, nếu tuyển một lao động phải trả “hoa hồng” 1 triệu đồng/người cho cơ quan chức năng địa phương, nếu không có họ sẽ để cho các doanh nghiệp tỉnh ngoài vào làm ăn. Một khó khăn nữa của công ty là thị trường truyền thống Malaysia cũng đang bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế giới nên họ hạn chế nhập khẩu lao động, thị trường Đài Loan thì công ty không được đưa lao động sang từ năm 2005... Qua tình hình của công ty cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hóa thì có thể nhận thấy những khó khăn chung của các công ty đến để tuyển lao động đi xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đó là những rắc rối, phiền hà do các cơ quan cấp dưới tạo ra trong các thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động cũng như tuyển lao động. Ngoài ra thì trong ông tác xuất khẩu lao động tỉnh Thanh Hóa còn gặp những khó khăn sau: - Một số doanh nghiệp tuyển lao động chưa phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo XKLĐ các cấp để tập trung giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Một số doanh nghiệp XKLĐ tuy ển chọn, đào tạo hoàn chỉnh thủ tục và thu tiền của người lao động nhưng để lâu không đi được, việc giải quyết quyền lợi cho người lao động kéo dài gây ảnh hưởng không tốt trong nhân dân, làm hạn chế tiến độ đẩy mạnh công tác XKLĐ của tỉnh. - Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay có khoảng 60 doanh nghiệp cùng tham gia tuyển chọn lao động đi xuất khẩu đã gây nên tình trạng hỗn loạn, làm cho người lao động không có được những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về tình hình của các công ty cũng như các thông tin liên quan tới nước nhập khẩu lao động. - Cơ chế tài chính và quản lý lao động ở ngoài nước còn thể hiện tính bao cấp, chưa động viên khuyến khích doanh nghiệp trong hoạt động XKLĐ cũng như người lao động bảo vệ và chịu trách nhiệm về hành vi khi làm việc ở nước ngoài. - Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, còn thiếu những quy định, hướng dẫn cụ thể về đầu tư trong việc đào tạo nguồn lao động xuất khẩu, tìm kiếm và khai thác thị trường lao động ngoài nước, quy định về chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong XKLĐ chưa đủ mạnh để ngăn ngừa và hạn chế vi phạm. - Chất lượng nguồn lao động chưa cao, trình độ tay nghề và ngoại ngữ còn thấp nên sức cạnh tranh và thu nhập của người lao động bị hạn chế. Một bộ phận người lao động đi làm việc ở nước ngoài có tác phong kỷ luật, ý thức chấp hành pháp luật nước sở tại còn yếu, vi phạm hợp đồng, pháp luật còn xảy ra đã lam ảnh hưởng đến khả năng duy trì và phát triển thị trường lao động ở nước ngoài. - Công tác thông tin tuyên truyền về XKLĐ còn bị hạn chế, có nơi có lúc chưa tạo được sự đồng tình và ủng hộ của dư luận xã hội, còn những thông tin thiếu khách quan ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển của hoạt động XKLĐ. Bên cạnh đó hiện nay còn có một số tổ chức phản động dụ dỗ và lôi kéo người lao động chống phá chính sách XKLĐ. - Cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp ở tỉnh khác đến tuyển người đi xuất khẩu chưa tốt. Nhiều nơi các cơ quan còn hạch sách, thiếu sự phối hợp, hợp tác, gây khó khăn cho các công ty trong việc tuyển lao động trong tỉnh. - Công tác tổ chức quản lý xuất khẩu lao động chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan chức năng trong việc quản lý và triển khai hợp đồng lao động, việc làm thủ tục qua nhiều khâu trung gian chưa loại bỏ được các Công ty trung gian, môi giới nên người lao động mất nhiều thời gian và chi phí bất hợp lý. Tình trạng này dẫn đến một số nơi tuyển chọn không đúng đối tượng, thu tiền của người lao động cao hơn mức qui định của nhà nước, thậm chí có một số tổ chức kinh tế phần lớn là các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Trung tâm xúc tiến việc làm và cá nhân giả danh các công ty được phép xuất khẩu lao động để lừa đảo thu tiền bất chính của người lao động, hiện tượng này gây cho người lao động thiếu lòng tin, có ấn tượng trong dư luận xã hội và nhân dân. - Việc tìm kiếm và mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế, mặc dù có nhiều thị trường mở cửa để tiếp nhận lao động nước ngoài nhưng do sự rụt rè, lo sợ của các cấp có thẩm quyền và các doanh nghiệp nên người lao động khó khăn trong việc chọn thị trường phù hợp với mong muốn của mình. - Các cơ quan, doanh nghiệp chưa có các chính sách, giải pháp để tận dụng những kiến thức và kĩ năng công nghệ mà người lao động học được ở nước ngoài để áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. 2.2.4 Nguyên nhân tồn tại hạn chế - Do hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế thế giới nên thị trường lao động một số nước bị thu hẹp, hạn chế khả năng tiếp nhận thị trường lao động. - Các cơ quan tham mưu ở một số huyện thiếu nhiệt tình còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp XKLĐ. Chưa tập trung chỉ đạo các xã, phường, thị trấn phối hợp với doanh nghiệp tuyển lao động trên lao động, thậm chí chỉ giới thiệu doanh nghiệp đến các xã là hết trách nhiệm. Một số Ban XKLĐ cấp xã chưa quan tâm đến công tác XKLĐ, còn gây khó khăn, thậm chí còn đòi hỏi, thiếu phối hợp thường xuyên với các doanh nghiệp XKLĐ về tuyển lao động trên địa bàn. - Một số doanh nghiệp XKLĐ khi về địa phương tuyển lao động chưa thông báo cụ thể kế hoạch và các điều kiện tuyển chọn lao động ( như số lao động cần tuyển, làm công việc gì, ở nước nào, trình độ tay nghề, các quyền lợi nghĩa vụ, các khoản chi phí đóng góp của người lao động…) với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cũng như chính quyền các cấp theo quy định. Cán bộ nhiều doanh nghiệp XKLĐ chưa nhiệt tình bám sát địa bàn để phối hợp với các xã tư vấn tuyển lao động. Doanh nghiệp XKLĐ hầu hết chưa ký cam kết với người lao động về thời gian xuất cảnh như quy định của Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Có doanh nghiệp để lao động chờ quá lâu mà không thông báo rõ lý do cho người lao động biết. Khi người lao động không có nhu cầu đi XKLĐ nữa thì doanh nghiệp không hoàn trả kinh phí hoặc hoàn trả kinh phí không đầy đủ theo quy định. Một số doanh nghiệp chấp hành chế độ báo cáo kết quả với Ban chỉ đạo XKLĐ không kịp thời, thậm chí không báo cáo, ảnh hưởng rất lớn đến việc tổng hợp, chỉ đạo, quản lý nhà nước về XKLĐ của tỉnh. Trong năm qua số lao động đi làm việc ở Trung Đông bị về nước trước thời hạn nhiều hơn 200 người đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến phong trào đi xuất khẩu của tỉnh. - Hoạt động của Ban chỉ đạo XKLĐ ở các cấp chưa thường xuyên, chưa đồng bộ, sự phối hợp giữa các ngành thành viên của Ban chỉ đạo các cấp chưa chặt chẽ. Phần lớn các thành viên của Ban chỉ đạo XKLĐ được phân công chỉ đạo các huyện, thị, thành phố nhưng chưa sát sao đôn đốc, chỉ đạo địa bàn được phân công và chưa phản ánh kịp thời về Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện công tác XKLĐ. Đây là một hạn chế đã tồn tại từ lâu. - Lao động của tỉnh có nhu cầu đi XKLĐ phần lớn ở nông thôn nên còn nghèo, trình độ tay nghề chưa có, chủ yếu là lao động phổ thông, ngoại ngữ kém thậm chí không có, chưa tự giác học nghề, học ngoại ngữ để có đủ điều kiện đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tính kỷ luật, tác phong công nghiệp, quan niệm về chủ thợ kém… Phần thứ ba Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hóa những năm tiếp theo (2009-2010) 3.1 Mục tiêu, phương hướng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2010. Năm 2009, toàn tỉnh phấn đấu đưa được ít nhất 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 đưa được 10.000 lao động trở lên đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong bối cảnh tình hình thị trường lao động trong và ngoài nước vẫn tiếp tục khó khăn, các địa phương trong tỉnh cần phải theo dõi sát và phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp XKLĐ sát để xác định thị trường đưa người lao động đi nước nào đảm bảo việc làm ổn định, ít rủi ro. 3.2 Giải pháp thực hiện 3.2.1 Giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước về công tác xuất khẩu lao động. Thứ nhất là phải hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động như: các quy định về thủ tục, quy trình đăng ký hợp đồng, các chính sách như chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động, chính sách cho vay vốn,…nhằm đảm bảo tính đồng bộ và chặt chẽ của các văn bản, chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động. Nhà nước cần tạo lập một hệ thống các chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý và răn đe những trường hợp vi phạm pháp luật và quy định về xuất khẩu lao động. Nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng pháp luật của các nước tiếp nhận lao động của ta để có những văn bản hướng dẫn sao cho phù hợp. Thứ hai, các cấp uỷ Đảng và các cấp, các ban ngành ở địa phương cần có những biện pháp thông tin tuyên truyền một cách sâu rộng những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề xuất khẩu lao động tới từng người dân để họ nắm vững được pháp luật và hiểu rõ hơn về hoạt động này, tránh những vi phạm do thiếu hiểu biết gây ra. Nhà nước cũng cần phải có một hệ thống các kế hoạch và chủ trương cụ thể và đúng đắn cho công tác xuất khẩu lao động của nước ta trong thời gian tới. Riêng đối với Thanh Hoá việc xây dựng một kế hoạch cụ thể cho công tác xuất khẩu lao động của mình bao gồm: số lượng lao động xuất khẩu trong năm là bao nhiêu? Trong đó, số lao động đã qua đào tạo là bao nhiêu người? chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số? Nguồn lao động chủ yếu tập trung ở địa phương nào?…Thông qua kê hoạch này tiến hành đánh giá việc thực hiện kế hoạch cụ thể của từng tháng, từng quý, và từng năm để từ đó có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Nhà nước cũng cần xây dựng những chính sách giải quyết việc làm cho người lao động khi họ trở về nước để ổn định cuộc sống của bản thân họ và gia đình. Những đối tượng còn có nhu cầu tiếp tục đi xuất khẩu lao động thì cũng phải có những chính sách hỗ trợ cho họ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ có thể tiếp tục đi xuất khẩu lao động. Những chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, đối tượng nghèo, bộ đội xuất ngũ,…cũng phải được hoàn thiện hơn nữa đồng thời có những biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn, quỹ hỗ trợ đó sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Nhà nước cũng phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ và chỉ đạo đúng đắn cho công tác đào tạo nghề, đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài sao cho chất lượng lao động của ta ngày càng được nâng cao hơn nữa. Quy định các mức phí cần thiết để vừa đảm bảo lợi nhuận cho các cơ sở đào tạo vừa giảm thiểu chi phí một cách tối đa cho người lao động. Tăng cường hiệu quả hoạt động cho các trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh. Tăng cường hơn nữa các công tác kiểm tra, thanh tra cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành trong công tác này nhằm hạn chế những tiêu cực và nâng cao hiệu quả thực sự. Song song với đó, sẽ xây dựng một lộ trình sắp xếp phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định hướng, tiêu chí của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển, tăng cường năng lực cũng như trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác xuất khẩu lao động. Riêng đối với các ban ngành cụ thể như sau: Đầu tiên là đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý đối với hoạt động xuất khẩu lao động thì phải thực hiện tốt các kế hoạch chỉ đạo của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh từ đó xây dựng những kế hoạch trình tỉnh uỷ, chỉ đạo các cơ quan phụ trách chuyên môn các phòng chuyên trách cấp huyện thực hiện tốt kế hoạch đề ra; Sở cũng có trách nhiệm trực tiếp theo dõi tình hình biến động trên thị trường xuất khẩu lao động để có những biện pháp chỉ đạo mới thích hợp, chỉ đạo hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở sao cho đảm bảo nguồn lao động tuyển dụng cho công tác xuất khẩu lao động, quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh để đảm bảo tính hợp pháp của công tác xuất khẩu lao động, … Các Sở, ban, ngành có liên quan khác như các cơ quan Công An, Ngân Hàng, Sở Tài chính,… phải phối hợp hoạt động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh nhằm quản lý tốt các khâu, các bước trong quá trình quản lý hoạt động xuất khẩu lao động. Các tổ chức chính trị xã hội trong địa bàn tỉnh như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,…cũng cần phải phối hợp cùng với các cơ quan nhà nước một mặt nâng cao nhận thức và hiểu biết cho người lao động, một mặt nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động. Nâng cao và hoàn thiện các điều kiện cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động nhằm nâng cao tính pháp lý của họ và hạn chế tình trạng lừa đảo, lợi dụng người lao động. Qua hoạt động cũng cần thiết phải có những biện pháp khuyến khích, biểu dương đối với những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có biện pháp mạnh đối với những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả để đảm bảo lợi ích cho cả Nhà nước và cả người lao động. Chấn chỉnh, sắp xếp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, mở rộng và tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa nước ta với các nước bạn để tìm kiếm những thị trường mới nhiều tiềm năng. Cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết những tranh chấp về lao động trong nước và đặc biệt là ở nước ngoài sao cho phù hợp với luật pháp nước sở tại và luật pháp quốc tế đảm bảo tối thiểu thiệt hại cho người lao động của ta. Tăng cường hoạt động và tầm ảnh hưởng của các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài như các Đại Sứ quán Việt Nam tại các nước,…và những cơ quan đại diện quản lý người lao động ở trong nước như Cục quản lý lao động ngoài nước,… Ngoài ra, còn nhiều biện pháp khác nữa như sắp xếp lại đội ngũ doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh, đầu tư nhiều hơn nữa cho ngành giáo dục & đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cho lao động,… 3.2.2 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tập trung các biện pháp trước mắt là nâng cao số lượng và chất lượng cho lao động xuất khẩu, cụ thể: Tăng cường các hoạt động marketing để tìm kiếm và mở rộng thị trường. Doanh nghiệp phải xác định được những thị trường nào đang có nhu cầu cao về lao động những thị trường nào đã bão hoà, những thị trưòng nào có tiềm năng,… để từ đó có những biện pháp thúc đẩy hoặc hạn chế xuất khẩu lao động sang từng thị trường. Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ nguồn lao động của doanh nghiệp từ đó có những biện pháp thu hút ngưòi lao động tham gì vào quá trình tuyển mộ, tuyển chọn, nắm rõ những đặc điểm của lao động ở từng địa phương để có kế hoạch đào tạo cho phù hợp. Đặc biệt là các doanh nghiệp cần phải nắm rõ được những đối thủ cạnh tranh của mình ở trong nước cũng như ngoài nước để xem đối thủ nào mạnh, đối thủ nào yếu, đối thủ nào ngang sức để đối phó kịp thời. Doanh nghiệp cần phải xây dựng một kế hoạch xuất khẩu lao động theo đúng yêu cầu của thực tế và của bản thân doanh nghiệp. Bản kế hoạch này phải chỉ ra được rằng trong năm này, quý này, tháng này doanh nghiệp sẽ phải đưa được bao nhiêu lao động đi làm việc có thời hạn tại từng nước cụ thể? Bản kế hoạch này cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp cần phải tập trung phát triển những thị trường nào? Yêu cầu của các thị trường ấy ra sao từ đó đề ra các phương hướng tuyển chọn, đào tạo lao động một cách phù hợp nhất. Bản kế hoạch của doanh nghiệp cũng phải chỉ ra nguồn cung lao động chủ yếu của doanh nghiệp tập trung tại đâu? Yêu cầu đối với lao động trên thị trường đó như thế nào?.v.v… Để nâng cao chất lượng lao động doanh nghiệp phải sử dụng các biện pháp sau: Hoàn thiện quy trình tuyển chọn, đào tạo – giáo dục định hướng cho lao động trước khi đưa họ đi xuất khẩu đồng thời gắn kết trách nhiệm đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động của các cơ sở đào tạo với chính quyền địa phương cơ sở nơi lao động cư trú thông qua các hình thức tuyên truyền đường lối, chính sách và những điều lao động cần biết như: quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động. Nâng cao chất lượng đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động bằng cách sửa đổi, bổ sung thêm những nội dung thiết thực vào trong giáo trình đào tạo, có cơ chế ưu tiên đối với những lao động có tay nghề cao, đã qua dào tạo như cộng thêm điểm khi tuyển chọn,… Đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như hiểu biết cho đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng như cán bộ làm công tác tuyển mộ, tuyển chọn. Các doanh nghiệp cũng phải có những biện pháp nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động đặc biệt là các cán bộ quản lý trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ này không những phải giỏi về trình độ học vấn, trình độ quản lý, ngoại ngữ mà còn cần có những hiểu biết nhất định về pháp luật của nước ta cũng như các nước tiếp nhận lao động của doanh nghiệp và luật pháp quốc tế cũng như về mặt phẩm chất đạo đức, nhân cách. Doanh nghiệp cũng phải đầu tư vốn cho việc xây dựng các cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp mình để đảm bảo hiệu quả cho công tác tuyển chọn, tuyển mộ, đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động. Triển khai tốt hơn nữa mô hình liên kết trách nhiệm giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp xuất khẩu lao động nhằm giảm thiểu cho người lao động những chi phí không cần thiết như chi phí đi lại, môi giới,… đồng thời đảm bảo nguồn lao động có chất lượng cao cho doanh nghiệp. Công khai hoạt động tài chính của doanh nghiệp đặc bịêt là các khoản đóng góp của người lao động nhằm minh bạch hoá chế độ tài chính của doanh nghiệp, tránh hiện tượng lừa đảo, gian lận tài chính,…cũng là để Nhà nước và người lao động tin tưởng vào năng lực thực sự của doanh nghiệp. Phối hợp với các trung tâm dịch vụ việc làm trong việc tuyển chọn và đào tạo giáo dục lao động. Kết hợp với các cơ sở y tế, bệnh viện để tiến hành kiểm tra sức khoẻ cho người lao động. Doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn tuyển chọn lao động dựa trên các tiêu chí như: Về độ tuổi (điều kiện này có thể theo yêu cầu của bên nước ngoài); Về học vấn (nhằm đảm bảo khả năng nhận thức cũng như sự hiểu biết tối thiểu của người lao động) Về sức khoẻ (để đảm bảo cho người lao động có đầy đủ sức khoẻ để có thể làm việc theo yêu cầu của bên nước ngoài đồng thời đảm bảo cho người lao động không bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y,…) Về trình độ chuyên môn kỹ thuật (đảm bảo tay nghề và trình độ cho người lao động có thể thực hiện được công việc của mình ở bên nước ngoài); Về phẩm chất đạo đức, nhân cách, lối sống,…( đảm bảo ý thức chấp hành kỷ luật, tác phong công nghiệp, nội quy, …của nước sở tại); Về trình độ ngoại ngữ, khả năng nhận thức,..v..v. Tuỳ theo yêu cầu của từng thị trường mà dựa theo các tiêu chí đó doanh nghiệp xây dựng một bản tiêu chuẩn cụ thể và chi tiết hơn. Doanh nghiệp cũng phải thường xuyên báo cáo định kỳ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước hữu quan như Cục quản lý lao động ngoài nước, Sở Lao đông – Thương binh và Xã hội tỉnh,… để cùng quản lý chặt chẽ hoạt động tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động tránh tối đa những hiện tượng tiêu cực. Doanh nghiệp cũng phải có những chính sách hỗ trợ chi phí cho người lao động thuộc diện khó khăn, ưu tiên đối với các đối tượng thuộc diện chính sách, diện nghèo,…theo đúng quy định của pháp luật. Khi lao động làm việc ở nước ngoài doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, giám sát, quản lý việc thực hiện hợp đồng của lao động bằng nhiều cách khác nhau. Có thể liên hệ với bên chủ sử dụng lao động và trực tiếp với người lao động theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý đối với những thị trường có ít lao động. Với những thị trường có nhiều lao động, doanh nghiệp phải mở văn phòng đại diện và cử cán bộ có đủ năng lực sang nước đó để trực tiếp quản lý lao động. Trong trường hợp có tranh chấp hoặc biến cố xảy ra thì cán bộ phụ trách quản lý đó phải có trách nhiệm giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên là chủ sử dụng và đặc biệt là người lao động. Nếu tranh chấp hoặc sự cố xảy ra cán bộ quản lý phải báo cáo ngay với cơ quan chủ quản, Cục quản lý lao động ngoài nước và cơ quan đại diện phía Việt Nam ở nước sở tại để cùng phối hợp giải quyết. Doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thông những biện pháp trừng phạt đối với những người lao động vi phạm hợp đồng như đơn phương chấm dứt hợp đồng, tự động trở về nước, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp bên nước bạn,…như yêu cầu đặt tiền đặt cọc, quản lý chặt chẽ chế độ tiền lương cũng như việc chu chuyển tiền về nước của lao động,… để răn đe và ngăn chặn, hạn chế tối thiểu những thiệt hại do người lao động gây ra cho bản thân doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động nước ngoài. Doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm hơn nữa với lao động khi lao động trở về nước trong việc hoàn tất thủ tục cho người lao động cũng như thủ tục cho họ gia hạn hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng mới nếu họ có nhu cầu. Các doanh nghiệp cũng phải không ngừng đổi mới mình, đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Tạo lập uy tín và xây dựng cho mình một “thương hiệu” mạnh là một trong những mục tiêu phấn đấu hàng đầu của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiện nay bởi đó là cách thức tốt nhất để họ nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ trong và ngoài nước. 3.2.3 Giải pháp đối với người lao động. Điểm yếu nhất của lực lượng lao động tỉnh Thanh Hóa nói riêng và của cả nước nói chung đó là chất lượng lao động bởi vậy để nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động và hoàn thiện công tác quản lý hoạt động này biện pháp chủ yếu của người lao động là nâng cao chất lượng của bản thân mình. Biện pháp thứ nhất là phải nâng cao trình độ học vấn thông qua việc tích cực học tập rèn luyện trong các nhà trường. Hệ thống giáo dục là nơi không chỉ rèn luyện và trau dồi học vấn, kiến thức cho người lao động mà còn là nơi nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão cũng như nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho người lao động, do đó không chỉ Nhà nước cần quan tâm chú ý tới công tác này mà bản thân người lao động cũng cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến việc học tập rèn luyện của bản thân mình. Thứ hai là nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề thông qua việc tham gia vào các lớp đào tạo nghề. Việc này không phải là chờ các doanh nghiệp tới tuyển dụng hay Nhà nước ra chính sách thì người lao động mới bắt đầu đi học mà người lao động cần phải chủ động tham gia vào các khoá đào tạo nghề này để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân mình, chuẩn bị cho việc đăng ký tuyển mộ, tuyển chọn đi lao động xuất khẩu. Thứ ba là nâng cao trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp thông qua các lớp học tiếng nước ngoài và các chương trình đào tạo – giáo dục định hướng của các đơn vị xuất khẩu lao động tổ chức. Thứ tư là cần phải nhận thức một cách đúng đắn về hoạt động xuất khẩu lao động, tìm hiểu và nắm rõ những quy định của nhà nước về hoạt động này để xác định rõ ràng rằng mình đi lao động chứ không phải là đi du lịch từ đó có ý thức lao động và tuân thủ kỷ luật lao động. Nhận thức rõ hơn nữa những hậu quả mình sẽ phải trả giá nếu vi phạm hợp đồng hoặc pháp luật của Việt Nam và nước sở tại. Thứ năm là thường xuyên liên hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại và cơ quan đại diện hoặc người quản lý của doanh nghiệp xuất khẩu lao động của mình để khi cần thiết có thể giúp mình giải quyết những tranh chấp hoặc sự cố xảy ra. Khi ở nước ngoài, người lao động phải luôn luôn có ý thức làm việc và chấp hành quy định của chủ sử dụng lao động, Ngoài ra, người lao động phải luôn luôn chấp hành tốt pháp luật và quy định của nước sở tại về người lao động nước ngoài cũng như các công ước quốc tế, … Tìm hiểu kỹ về những thủ tục cần thiết để chuẩn bị tốt tránh tự gây ra cho mình những phiền phức không đáng có và để đảm bảo tính hợp pháp cho việc đi xuất khẩu lao động của mình. Khi trở về nước, người lao động phải thực hiện tốt những nghĩa vụ khai báo, làm thủ tục cần thiết với cơ quan Nhà nước để nhập cảnh trở về quê hương. Về với gia đình, người lao động cần phải tích cực tìm kiếm việc làm cho bản thân và sử dụng hợp lý khoản thu nhập mà bản thân dành dụm được trong thời gian lao động ở nước ngoài. Tích cực tìm kiếm việc làm để ổn định cuộc sống chứ không được có tư tưởng có tiền rồi không phải làm gì. KẾT LUẬN XKLĐ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước nói chung cũng như sự phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa nói riêng, không chỉ thông qua việc góp phần tạo việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước mà còn cả nguồn thu ngoại tệ do người lao động làm việc ở nước ngoài gửi về. Đồng thời thông qua việc XKLĐ thì nước ta có cơ hội tiếp cận với các nền kinh tế phát triển trên thế giới để quáng bá hình ảnh của Việt Nam, thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo tiền đề để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng khác ra thị trường thế giới. Thị trường ngày càng đòi hỏi và đối tác bao giờ cũng ngưỡng mộ, chào đón doanh nghiệp đi vào các yếu tố chất lượng. Đây chính là chìa khoá cho sự phát triển, thành công của các doanh nghiệp, các địa phương và của đất nước. Có thể các giải pháp đưa ra chưa đầy đủ nhưng mấy nhóm giải pháp trên đây nếu được mỗi doanh nghiệp, địa phương và nhà nước quan tâm tổ chức thực hiện tốt, chắc chắn sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp, các địa phương và nhà nước vượt qua thử thách để về đích năm 2009 và tiếp tục phát triển những năm tiếp theo. Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo PGS.TS Trần Xuân Cầu; PGS.TS Mai Quốc Chánh, 2008, Giáo Trình Kinh Tế Nguồn Nhân Lực, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. PGS.TS Cao Văn Sâm, 2008, Tạp Chí Lao Động Xã Hội Số 332: Cần Giải Quyết Tốt Các Vấn Đề Cơ Bản Trong XKLĐ, Tr 31-32 TS Nguyễn Quốc Luật, Công Đạt, Nguyễn Hải Nam ( Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước), 2007, Tạp Chí Lao Động Xã Hội Số 323, Tr 7-14 Sở Lao Động-Thương Binh Và Xã Hội Thanh Hoá, Báo Cáo Tổng Kết Công Tác Lao Động - Người Có Công Và Xã Hội Năm 2008 Và Kế Hoạch Nhiệm Vụ Năm 2009, Tháng 1/2009 Sở Lao Động-Thương Binh Và Xã Hội Thanh Hoá, Báo Cáo Công Tác Xuất Khẩu Lao Động Năm 2008, Phương Hướng Và Nhiệm Vụ Năm 2009, Tháng 1/2009 Bộ Luật Lao Động Của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Đã Được Sửa Đổi Bố Sung 2002, 2006 Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội, 2007, Hội Nghị Triển Khai Kế Hoạch Dạy Nghề, Việc Làm Và Xuất Khẩu Lao Động, Ngày 10/5/2007 Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước, 2000, Đề Án Ổn Định Và Phát Triển Thị Trường Lao Động Ngoài Nước Thời Kỳ 2001-2010 Hiệp Hội Xuất Khẩu Lao động Việt Nam, 2008, Bản Tin Số 25 Tháng 10/2008 Bộ Lao Động-Thương Binh Và Xã Hội, 2007, Hệ Thống Văn Bản Mới Về Người Lao Động Việt Nam Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng, NXB Lao Động-Xã Hội. Đường link:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21551.doc
Tài liệu liên quan