Chuyên đề Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới và phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng

Hiện nay ở Thái Bình có 1 hợp tác xã chăn nuôi - tiêu thụ lợn hướng nạc của xã Đông Kinh, thành lập mới xuất phát từ yêu cầu sản xuất của hộ xã viên cùng góp vốn, góp sức, nhằm giúp đỡ nhau về khâu con giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm. Kết quả chăn nuôi lợn của hộ có sự hỗ trợ của hợp tác xã về cung ứng thức ăn tiêu thụ sản phẩm bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với từng hộ làm riêng rẽ. Khó khăn đối với sự phát triển của hợp tác xã mới là phải có sáng lập viên, có năng lực, trình độ, nhiệt tình đứng ra xây dựng hợp tác xã. Hợp tác xã đứng ra đăng ký kinh doanh phải nộp thuế, hợp tác xã mới thành lập là do nhu cầu phát triển sản xuất mới của hộ xã viên, hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi là căn cứ vào các khâu công việc mà từng hộ không làm được hoặc không hiệu quả trong nội dung hợp tác của quá trình sản xuất cây lúa chính là chính. Vì vậy song song với việc chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp, khuyến khích thành lập các hợp tác xã chuyên cây, chuyên con, hợp tác xã ngành nghề để tạo công ăn việc làm tăng thu nhập tạo hiệu quả kinh tế cao cho hộ xã viên. 2.4.1.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp. - Mối quan hệ sở hữu: từ năm 1993 hợp tác xã nông nghiệp đã giao ổn định ruộng đất cho hộ xã viên theo nghị định 64 CP, thực hiện chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp theo luật hợp tác xã, tài sản phúc lợi chuyển cho UBND xã quản lý, sử dụng, nên tài sản hợp tác xã còn là hệ thống công trình thuỷ lợi (trạm bơm điện, máy bơm dầu, hệ thống kênh mương) nhưng phần lớn số hợp tác xã trạm bơm điện là của nhà nước nên tài sản của hợp tác xã còn rất ít, tài sản trực tiếp sản xuất có 372 triệu đồng, tài sản quản lý có 63,9 triệu đồng.

doc60 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới và phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng việc quản lý và hoạt động dịch vụ hộ xã viên, do đã có đổi mới mạnh mẽ về các mối quan hệ: Thứ nhất là đã thay đổi cơ bản quan hệ sở hữu. Đó là sở hữu cá nhân xã viên về mặt vốn góp. Ai vào hợp tác xã phải làm đơn, phải góp vốn nên ý thức trách nhiệm rõ hơn. Thứ hai là, về quan hệ quản lý, bộ máy quản lý gọn nhẹ, trình độ quản lý của cán bộ, tay nghề của xã viên có khá hơn. Cán bộ quản lý hợp tác xã hoạt động có ý thức trách nhiệm và chủ động hơn (ít phụ thuộc vào chính quyền xã so với loại hình hợp tác xã chuyển đổi), v.v... nên hiệu quả quản lý khá hơn. Thứ ba là, về quan hệ phân phói, đã phân phối theo vốn góp, tạo ra động lực khuyến khích xã viên góp thêm nhiều vốn cho hoạt động hợp tác xã. ở các tỉnh Nam bộ, nhiều hợp tác xã thành lập mới, đã thu hút nhân dân không có đất sản xuất vào làm dịch vụ, tạo việc làm và thu nhập cho họ. Qua đó cho thấy biện pháp giải quyết đối với nông dân không có hoặc thiếu đất sản xuất không nhất thiết phải bằng biện pháp ruộng đất mà có thể bằng biện pháp tổ chức hợp tác xã để thu hút các hộ này tham gia hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nét mới của các hợp tác xã ở nhiều tỉnh Nam bộ là nơi sản xuất hàng hoá phát triển, nên đã lấy khâu tiêu thụ sản phẩm làm mục tiêu để tổ chức dân tộc, khác với các hợp tác xã ở miền Bắc là nơi sản xuất hàng hoá ít phát triển, đã tập trung tổ chức các dịch vụ đầu vào trước, sau đó mới tổ chức các dịch vụ đầu ra. Tuy nhiên do mới thành lập, tiềm năng và khả năng của hợp tác xã còn nhiều hạn chế, hoạt động còn chưa ổn định. Một số hợp tác xã ở các tỉnh Nam bộ khi thành lập được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp nhà nước (công ty lương thực, công ty vật tư...) dưới dạng liên kết cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm; nhưng một số nơi do không duy trì được mối liên kết này đã dẫn đến hợp tác xã gặp nhiều khó khăn, cá biệt có hợp tác xã phải ngừng hoạt động. ở cả 2 dạng hợp tác xã nêu trên đều có nhược điểm chung là hầu hết các hợp tác xã không làm được chức năng tổ chức sản xuất, không vận động hướng dẫn được nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn và không thực hiện được chức năng phát triển cộng đồng vì số nông dân tham gia hợp tác xã rất ít chỉ từ 1-5% tổng số hộ trên địa bàn, như vậy hợp tác xã có ít vai trò đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế hộ trong vùng. Lấy một ví dụ ở tỉnh Hà Tây ta có: Biểu 14: Tiến độ thực hiện chuyển đổi, đăng ký kinh doanh theo luật của các hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Hà Tây (Tính đến ngày 01/01/2001) TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng I. Tổng số HTX NN của tỉnh (cả HTX và HTX mới thành lập) HTX 515 II. Tổng số HTX cũ đã tiến hành chuyển đổi HTX 507 III. Số HTX đã được cấp ĐKKD HTX 451 Trong đó 3.1. Số HTX thành lập từ HTX cũ chuyển đổi HTX 450 3.2 Số HTX thành lập mới HTX 01 IV. Số HTX cũ chưa tiến hành chuyển đổi HTX 07 Trong đó: 4.1 Số HTX có khả năng chuyển đổi HTX 7 4.2 Số HTX không có khả năng chuyển đổi và dự kiến giải thể 0 Để biết 1 Tổng số hộ nông dân của tỉnh hộ 2 Tổng số hộ có tham gia HTX NN của tỉnh hộ 98% 3 Số HTX cũ đã giải thể trong thời gian từ 01/01/2000 đến 01/01/2001 HTX 0 2.3. Hợp tác xã chưa chuyển đổi: Hiện nay cả nước còn 1585 hợp tác xã chưa chuyển đổi theo luật hợp tác xã, trong đó, ở các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc là 986 hợp tác xã, Đồng bằng sông Hồng 324 hợp tác xã. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là: - Một số địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo chuyển đổi hợp tác xã. - Do hợp tác xã chưa giải thể được mối quan hệ về tài sản, vốn, quỹ trong hợp tác xã. - Một số địa phương không làm thủ tục để hợp tác xã chuyển đổi, mặc dù hợp tác xã có đủ điều kiện, với lý do thời hạn chuyển đổi hợp tác xã đã kết thúc. - Do tác động của hợp tác xã chuyển đổi mang tính hình thức, không khác gì khi chưa chuyển đổi và các hợp tác xã đã chuyển đổi cũng chưa được áp dụng các chính sách mới như Nghị định 15/CP, nên một số hợp tác xã không thấy bức xúc phải chuyển đổi. - Một số hợp tác xã thực tế đã đổi mới từ năm 1988 và đã nhiều lần củng cố tổ chức, quản lý; hiện nay hợp tác xã thấy vẫn hoạt động tốt đáp ứng nhu cầu xã viên, nhưng hợp tác xã chưa có nhu cầu giao dịch nên chưa tiến hành đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, ở các địa phương, đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc còn có những hợp tác xã tồn tại trên danh nghĩa, chỉ có tên nhưng không hoạt động, bộ máy quản lý hợp tác xã dưới dạng trưởng thôn, trưởng bản kiêm nhiệm, nhưng đến nay chưa được xử lý dứt điểm đã cản trở quá trình xây dựng các loại hình kinh tế hợp tác kiểu mới. 2.4. Một số ví dụ về hợp tác xã ở Đồng bằng sông Hồng. 2.4.1. Các hợp tác xã ở tỉnh Thái Bình. - Tính đến nay ở Thái Bình có 215 hợp tác xã đã chuyển đổi còn 102 hợp tác xã đang hoàn thành hồ sơ và các thủ tục để chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã, có 2 hợp tác xã ở Thái Thuỵ đang thành lập mới. - ở Thái Bình nhu cầu phát triển kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn còn thấp, nhưng vẫn duy trì hình thức hợp tác xã nông nghiệp từ năm 1959 khi có phong trào hợp tác xã đến nay, vì Thái bình là một tỉnh nông nghiệp. Trình độ thâm canh cây lúa cao, một số khâu công việc trong quy trình sản xuất lúa cần có nhu cầu hợp tác xã vì nhiều khâu dịch vụ như tưới tiêu nước, bảo vệ thực vật, khoa học kỹ thuật, cung ứng giống cây trồng, con vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật... những khâu dịch vụ này hộ xã viên làm không có hiệu quả bằng hợp tác xã, vì hệ thống kênh mương dẫn nước, tiêu nước đã được hoàn chỉnh theo vùng sản xuất, khâu bảo vệ thực vật cần phải có điều tra, phát hiện, hướng dẫn, phòng trừ sâu bệnh, và đánh chuột, việc này không thể một hộ làm được mà cần phải có sự thống nhất về thời gian, biện pháp... xã viên cần áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, cần có hợp tác xã tổ chức tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền cho mọi người để cùng thực hiện đồng bộ trên một vùng sản xuất tập trung mới đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất. - Phân loại hợp tác xã: hàng năm các huyện thị đều tiến hành phân loại hợp tác xã; khá, trung bình và yếu kém, để hạn chế những yếu kém tồn tại trong hợp tác xã; phát huy vai trò hoạt động của hợp tác xã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ xã viên, chỉ tiêu phân loại của Thái Bình như sau: - Hợp tác xã loại khá phải làm được nhiều khâu dịch vụ (từ 6 khâu trở lên: tưới tiêu, bảo vệ thực vật, thú y, khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tư nông nghiệp, chế biến và tiêu thụ sản phẩm). Doanh thu hợp tác xã từ 500 triệu trở lên và có lãi để phân phối. - Hợp tác xã loại trung bình: làm được 5 khâu dịch vụ (trừ chế biến tiêu thụ sản phẩm); doanh thu từ 350 triệu đến 500 triệu, đảm bảo tính toán và có một phần lãi. - Hợp tác xã yếu kém: chỉ làm được 4 khâu dịch vụ doanh thu đạt dưới 350 triệu. Tiết kiệm một phần chi phí các khâu dịch vụ không không tiết kiệm được chi phí (bị lỗ). 2.4.1.1. - Đối với các hợp tác xã đã chuyển đổi: - Đến ngày 13/6/2001 toàn tỉnh có 274/317 hợp tác xã đã chuyển đổi theo luật hợp tác xã, đạt tỷ lệ 86,43%. Kết quả chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp cụ thể ở tưng huyện thị xã như sau: + Thị xã: Đến ngày 01/06/2001 có 10/10 hợp tác xã nông nghiệp đã 0 chuyển đổi xong đạt tỷ lệ 100%. + Quỳnh Phụ: Đến ngày 12/6/2001 có 46/46 hợp tác xã thực hiện chuyển đổi xong đạt tỷ lệ 100%. + Tiền Hải: có 34/37 hợp tác xã đạt tỷ lệ 91,9%, những hợp tác xã chưa chuyển đổi là: Nam Hưng, Nam Thịnh, Đông Quý. + Đông Hưng: có 41/45 hợp tác xã đạt tỷ lệ 91%, những hợp tác xã chưa chuyển đổi là: Đông Thọ, Nguyên Xá, Hồng Việt, Đô Lương. + Thái Thuỵ: có 55/62 hợp tác xã đạt tỷ lệ 88,7% những hợp tác xã chưa chuyển đổi là: Thuỵ Việt, Thái Dương, Thái Thọ, Thanh Bằng, Hà Bích, Tuy Trình, Vạn Đồn. + Hưng Hà: Có 31/35 hợp tác xã đạt tỷ lệ 88,6% những hợp tác xã chưa chuyển đổi là: Thái Thịnh, Tân Lễ, Bình Lăng, Văn Long. + Kiến Xương có 29/40 hợp tác xã đạt tỷ lệ 72,5%, những hợp tác xã chưa chuyển đổi là: Vũ Bình, Quang Lịch, Quang Minh, Hoà Bình, Vũ Lễ, Bình Minh, Lê Lợi, Thượng Hiền, Nam Cao, Trà Giang, Đình Phùng. + Vũ Thư có 28/42 hợp tác xã đạt tỷ lệ 66,7%, những hợp tác xã chưa chuyển đổi là: Hồng Xuân, Tam Tỉnh, Đồng Đại, Thanh Hương, Hiệp Hoà, Phú Lộc, Minh Hùng, Minh Khai, Hách Thuận, Vũ Thuận, Tự Tân, Đức Long, Vũ Việt, Vũ Vân. Các hợp tác xã đến nay chưa thực hiện chuyển đổi phần lớn là do các hợp tác xã này triển khai chậm; một số hợp tác xã chưa chuyển đổi được là do dân đề nghị giải quyết xong việc thanh tra (thu hồi sau thanh tra) mới chuyển đổi, một số hợp tác xã cán bộ hợp tác xã đang phải giải trình trước cơ quan điều tra hoặc sổ kế toán, chứng tư cơ quan điều tra đang giữ (hợp tác xã Thuỵ Việt huyện Thái Thuỵ, hợp tác xã Hồng Việt huyện Đông Hưng); một số hợp tác xã chờ giải quyết xong việc điều chỉnh đất đai theo quyết định 948 của UBND tỉnh mới chuyển đổi hợp tác xã (hợp tác xã Tân Lễ huyện Hưng Hà, hợp tác xã Vạn Đồn huyện Thái Thuỵ). * Về kết quả thực hiện ở các hợp tác xã nông nghiệp Thái Bình. a) Nội dung hoạt động: Các hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi đề xác định thực hiện làm tốt 4 khâu dịch vụ là: dịch vụ thuỷ nông, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ thú y. Một số hợp tác xã còn làm thêm một số dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụ điện sáng, dịch vụ cung ứng giống cây trồng... Định mức KHKT các khâu dịch vụ được các hợp tác xã tính đúng, tính đủ các khoản chi loại bỏ các khoản chi bất hợp lý trước đây, do đó định mức KHKT của các hợp tác xã thường thấp hơn so với thu quỹ trên đầu sào trước đây từ 1-5 kg/sào đồng thời các hợp tác xã đã xây dựng nội quy quản lý điều hành của từng khâu dịch vụ quy định rõ trách nhiệm của người làm dịch vụ, trách nhiệm của từng hộ xã viên nên được nông dân đồng tình ủng hộ. Dịch vụ thú y đa số các hợp tác xã đều tính mức thu bình quân trên đầu con gia súc đảm bảo sự công bằng giữa các hộ chăn nuôi. b) Đăng ký xã viên: Do làm tốt công tác tổ chức tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức thông qua hoạt động của các tổ chức quần chúng từ xã viên đến xóm để nông dân thông suốt tư tưởng, nhận thức đúng mục đích của việc chuyển đổi, những ưu việt của hợp tác xã nên hầu hết số hộ nông dân đăng ký vào hợp tác xã. Tất cả các hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển đổi đều xác định xã viên là hộ gia đình. c) Vốn góp trong hợp tác xã Các hợp tác xã trong tỉnh không xác định xã viên góp vốn thêm mà chỉ những người tham gia lập quản trị, ban kiểm soát, cán bộ chuyên môn của hợp tác xã và những người trực tiếp lao động trong các tổ dịch vụ phải góp vốn trách nhiệm, mức góp vốn trách nhiệm ở các hợp tác xã từ 100.000đ đến 1 triệu đồng tuỳ từng chức danh. Hợp tác xã nông nghiệp Thuỵ Thanh huyện Thái thuỵ mức góp vốn trách nhiệm của chủ nhiệm hợp tác xã là 5.000.000đ, phó chủ nhiệm, cán bộ kiểm soát, kế toán trưởng mỗi người góp 4.000.000đ, thấp nhất là thủ quỹ hợp tác xã góp 1.500.000đ. d) Xử lý tài sản, vốn quỹ, công nợ của hợp tác xã: Các hợp tác xã tiến hành kiểm kê tài sản, vốn quỹ công nợ của hợp tác xã và đề ra các phương án xử lý công nợ để trình đại hội xã viên, những tài sản phúc lợi và công nợ của những tài sản này tiến hành bàn giao cho UBND xã, những tài sản không cần dùng để thanh lý để thu hồi vốn, các khoản xã viên nợ hợp tác xã được đưa ra bàn bạc công khai ở xóm, đối với những hộ quá khó khăn, hộ thuộc đối tượng chính sách một số hợp tác xã đã tiến hành giảm nợ. Những đối tượng nợ hợp tác xã nhưng không có ruộng nay đã chết hoặc chuyển đi nơi khác được đại hội xã viên cho xoá nợ còn lại được chuyển cho hợp tác xã mới tiếp tục thu hồi. e) Tổ chức bộ máy: - Các hợp tác xã tiến hành đại hội đại biểu xã viên bầu ban quản trị, ban kiểm soát. Ban quản trị hợp tác xã có từ 1-3 người tuỳ theo quy mô và nội dung hoạt động của hợp tác xã. Ban kiểm soát của hợp tác xã chỉ có 1 người gọi là cán bộ kiểm soát. - Bộ phận chuyên môn của hợp tác xã gồm 1-2 kế toán, 1 thủ kho kiêm thủ quỹ do ban quản trị chọn, cử. - Các đội tổ dịch vụ: các hợp tác xã thành lập các tổ dịch vụ chuyên khâu như: tổ thuỷ nông, tổ bảo vệ thực vật, tổ thú y, tổ khoa học kỹ thuật... thành các tổ dịch vụ do ban quản trị hợp tác xã tuyển chọn dựa trên tiêu chuẩn do nội quy hợp tác xã đã quy định. - T ổ dịch vụ thuỷ nông thường do chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm hợp tác xã phụ trách có tổ trưởng, mỗi trạm bơm của hợp tác xã bố trí 1 người vận hành bảo quản máy, mỗi xóm bố trí 1-2 người làm công tác dẫn giữ nước và bảo vệ đồng điền. Người làm dịch vụ thuỷ nông đều được phân công nhận khoán từng xứ đồng cụ thể. 2.4.1.2. Đối với những hợp tác xã chưa chuyển đổi: Những hợp tác xã chưa chuyển đổi hiện nay vướng mắc khó khăn: tuyên truyền hướng dẫn chủ trương của Đảng, Nhà nước, về chuyển đổi hợp tác xã, chưa toàn diện, chưa sâu sát, nông dân chưa hiểu chuyển đổi hợp tác xã đem lại hiệu quả gì cho xã viên (sự khác nhau giữa hợp tác xã cũ và hợp tác xã chuyển đổi như thế nào?). Công nợ của hợp tác xã khó thanh toán (các khoản phải trả về xây dựng các công trình thuộc cơ sở hạ tầng như: trạm bơm điện, hệ thống kênh mương...) - Xã viên nợ hợp tác xã từ năm 1996 đến nay, chưa được giải quyết cụ thể. Chủ trương của tỉnh: cùng với việc giải quyết các công nợ hợp tác xã thực hiện chuyển đổi phấn đấu hoàn thành việc chuyển đổi hợp tác xã vào cuối quý II/2001. 2.4.1.3. Đối với hợp tác xã thành lập mới: Hiện nay ở Thái Bình có 1 hợp tác xã chăn nuôi - tiêu thụ lợn hướng nạc của xã Đông Kinh, thành lập mới xuất phát từ yêu cầu sản xuất của hộ xã viên cùng góp vốn, góp sức, nhằm giúp đỡ nhau về khâu con giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm. Kết quả chăn nuôi lợn của hộ có sự hỗ trợ của hợp tác xã về cung ứng thức ăn tiêu thụ sản phẩm bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với từng hộ làm riêng rẽ. Khó khăn đối với sự phát triển của hợp tác xã mới là phải có sáng lập viên, có năng lực, trình độ, nhiệt tình đứng ra xây dựng hợp tác xã. Hợp tác xã đứng ra đăng ký kinh doanh phải nộp thuế, hợp tác xã mới thành lập là do nhu cầu phát triển sản xuất mới của hộ xã viên, hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi là căn cứ vào các khâu công việc mà từng hộ không làm được hoặc không hiệu quả trong nội dung hợp tác của quá trình sản xuất cây lúa chính là chính. Vì vậy song song với việc chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp, khuyến khích thành lập các hợp tác xã chuyên cây, chuyên con, hợp tác xã ngành nghề để tạo công ăn việc làm tăng thu nhập tạo hiệu quả kinh tế cao cho hộ xã viên. 2.4.1.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp. - Mối quan hệ sở hữu: từ năm 1993 hợp tác xã nông nghiệp đã giao ổn định ruộng đất cho hộ xã viên theo nghị định 64 CP, thực hiện chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp theo luật hợp tác xã, tài sản phúc lợi chuyển cho UBND xã quản lý, sử dụng, nên tài sản hợp tác xã còn là hệ thống công trình thuỷ lợi (trạm bơm điện, máy bơm dầu, hệ thống kênh mương) nhưng phần lớn số hợp tác xã trạm bơm điện là của nhà nước nên tài sản của hợp tác xã còn rất ít, tài sản trực tiếp sản xuất có 372 triệu đồng, tài sản quản lý có 63,9 triệu đồng. - Về công nợ: Nợ phải thu bình quân 1 hợp tác xã là 198 triệu đồng trong đó xã viên nợ sản phẩm bình quân là 142 triệu đồng, phải thu khác là 56 triệu đồng. Các khoản phải trả bình quân 1 hợp tác xã là 161 triệu đồng trong đó nợ ngân hàng là 53,6 triệu đồng, nợ các đơn vị khác là 63,7 triệu đồng, nợ xã viên là 43,7 triệu đồng. - Quan hệ quản lý: Hợp tác xã nông nghiệp hiện nay chỉ làm được một số khâu dịch vụ phục vụ sản xuất như tưới tiêu nước, khoa học kỹ thuật, bảo vệ thực vật, thú y, một số ít hợp tác xã làm được một số dịch vụ khác như cung ứng vật tư, điện sáng... ở thời điểm hiện nay hợp tác xã mới chỉ làm được một số khâu dịch vụ trực tiếp cho cây lúa của hộ xã viên nên mối quan hệ giữa hợp tác xã và hộ xã viên dựa trên cơ sở tự nguyện dân chủ bình đẳng cùng có lợi, nên mọi hoạt động của hợp tác xã là phải trên cơ sở được bàn bạc thống nhất với hộ xã viên. Quan hệ giữa hợp tác xã với lao động làm dịch vụ là cán bộ hợp tác xã là quan hệ trực tiếp giữa người điều hành công việc và người thực thi nhiệm vụ được giao, nên kết quả hoạt động của hợp tác xã đối với các khâu dịch vụ phục vụ kinh tế hộ là thể hiện trách nhiệm của cán bộ và người làm dịch vụ đối với hộ xã viên. - Về cơ cấu tổ chức bộ máy: Do quy mô hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp hạn chế nên cán bộ quản lý có từ 4-7 người là tuỳ theo diện tích của hợp tác xã. Hợp tác xã có quy mô dưới 200 ha thường chỉ có chủ nhiệm, kế toán trưởng, thủ kho kiêm thủ quỹ và một cán bộ kiểm soát. Đối với hợp tác xã có quy mô từ 250 ha trở lên thì có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, kế toán trưởng, kế toán viên, thủ kho kiêm thủ quỹ, cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ kiểm soát, hình thành các tổ dịch vụ như dịch vụ thuỷ nông có từ 7-16 người trong đó 1 tổ trưởng tổ khoa học kỹ thuật và bảo vệ thực vật có từ 2-4 người, tổ chăn nuôi thú y có từ 3-5 người hoạt động theo hình thức dịch vụ sản xuất trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật lấy thu bù chi không tính lãi. - Quan hệ phân phối: Những năm qua hợp tác xã hoạt động dịch vụ sản xuất trên quỹ hợp tác xã tính phân bổ trên diện tích bình quân 1 sào 6-8 kg thóc/năm. Một số nơi thu trên đất gián thu. Quỹ hợp tác xã thu được 60% đầu tư cho sản xuất, 40% cho chi phí quản lý, hợp tác xã không có phân phối. Một số hợp tác xã làm dịch vụ cung ứng vật tư cung ứng cho xã viên bằng giá mua cộng chi phí vận chuyển thành giá bán không tính lãi. 14 hợp tác xã chuyển đổi theo luật hợp tác xã thực hiện chế độ phân phối là tổng thu trừ chi phí vận chuyển, trả công lao động kể cả công cán bộ quản lý hợp tác xã phần còn lại để 50% trích quỹ hợp tác xã, trong đó quỹ phát triển sản xuất 20%; quỹ dự phòng bảo hiểm 15%, quỹ công ích và khen thưởng 15%. Chia cho người tham gia các khâu dịch vụ là 30% còn lại 20% là vốn hợp tác xã và trả lãi theo mức vốn góp trách nhiệm của cán bộ và người làm dịch vụ. - Công tác đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ: * Về đào tạo: Trong những năm qua việc đào tạo cán bộ hợp tác xã rất hạn chế vì nhà nước chưa quan tâm cấp kinh phí đào tạo cán bộ hợp tác xã; cán bộ hợp tác xã cũng không hăng hái đi học tập, để làm cán bộ hợp tác xã nông nghiệp lâu dài vì chính sách đãi ngộ của nhà nước đối với cán bộ hợp tác xã chưa có. * Về bồi dưỡng: Nhà nước cũng chưa quan tâm, chưa cấp kinh phí cho các trường, các đơn vị có chức năng tập huấn bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã nông nghiệp. Những năm gần đây UBND các huyện, thị cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở một số lớp tập huấn theo chuyên đề với thời gian ngắn nên chất lượng chưa cao. Để phát triển phong trào hợp tác xã theo chủ trương của Đảng đã nêu ra, đề nghị Nhà nước cấp kinh phí cho trường kinh tế kỹ thuật, trường trung cấp nông nghiệp để đào tạo cán bộ hợp tác xã hàng năm tỉnh cấp kinh phí cho cá đơn vị có chức năng bồi dưỡng cán bộ, tập huấn về khoa học kỹ thuật, công nghệ và quản lý kinh tế và cơ chế chính sách đối với hợp tác xã nông nghiệp; cùng với chính sách đào tạo đề nghị nhà nước cho cán bộ hợp tác xã được đóng bảo hiểm xã hội như cán bộ xã phường thị trấn vì nhiệm vụ của hợp tác xã lấy mục tiêu phục vụ kinh tế hộ là chính, s ong song với phát triển kinh tế hộ thì kinh tế hợp tác phát triển. Nội dung hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp mang dáng dấp là một doanh nghiệp công ích vì vậy có sự đầu tư quan tâm của nhà nước hợp tác xã nông nghiệp không phải lấy mục đích là lợi nhuận như các hợp tác xã khác cùng với chế độ đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ hợp tác xã nông nghiệp đề nghị nhà nước có chính sách khuyến khích tất cả các xã viên hợp tác xã nông nghiệp ai có nhu cầu khả năng đều được đóng bảo hiểm trong đó quỹ hợp tác xã hỗ trợ xã viên một phần. Hiện nay hoạt động của các hợp tác xã rất khó khăn, nguyên nhân nợ đọng kéo dài là do một số nông dân có hoàn cảnh gia đình khó khăn, một số ít hộ có tư tưởng chây ì, trong khi đó công tác tuyên truyền vận động, giáo dục còn hạn chế, nông dân thiếu tự giác, chính quyền và hợp tác xã chưa có biện pháp cứng rắng để giải quyết dứt điểm, biện pháp chủ yếu để giải quyết nợ đọng là công tác giáo dục vận động kết hợp với biện pháp cứng rắn, kiên quyết đối với những hộ cố tình không trả nợ. - Hiện nay ở Thái Bình có hợp tác xã nông nghiệp Bình Định Kiến Xương, Kim Chung - Hưng Hà đã làm dịch vụ huy động vốn và do xã viên vay vốn, 2 hợp tác xã này trong 4 năm kết quả hoạt động khá tốt: Hợp tác xã dùng vốn tự có cho xã viên vay, giúp hộ xã viên có vốn, có vật tư để phục vụ sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho hộ có vốn dư thừa cho hợp tác xã vay vốn với thủ tục, đơn giản, gọn nhẹ, lãi suất bằng lãi suất của quỹ tín dụng nhân dân. - Sản phẩm của xã viên hợp tác xã nông nghiệp hiện nay sản xuất ra hợp tác xã không tiêu thụ được vì thị trường tiêu thụ không có, khả năng tiếp thị của cán bộ hợp tác xã hạn chế, chủ yếu trông chờ vào cơ quan nhà nước. - Những hợp tác xã được công nhận là khá giỏi điển hình được biểu hiện bằng những chỉ tiêu sau: ngoài các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất như tưới tiêu nước, bảo vệ thực vật, thú y, khoa học kỹ thuật, hợp tác xã còn phải làm cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, huy động vốn và một số dịch vụ khác. Hoạt động các khâu dịch vụ phải đạt hiệu quả kinh tế cao, được xã viên đồng tình ủng hộ, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm phải có lãi; vốn quỹ của hợp tác xã phải được bảo toàn và phát triển. Những hợp tác xã khá giỏi nguyên nhân chính là cán bộ hợp tác xã có trình độ quản lý kinh tế có khoa học kỹ thuật và khả năng tiếp thị. Mô hình này chưa được nhân rộng vì thiếu yếu tố cơ bản là đội ngũ cán bộ hợp tác xã có năng lực, nhiệt tình đóng góp xây dựng cho phong trào hợp tác xã. Những năm gần đây nhà nước quan tâm đầu tư phát triển các công trình kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình khoa học công nghệ, công tác khuyến nông, khuyến ngư làm tốt nên đã đưa năng suất cây trồng, vật nuôi tăng trưởng cao: năng suất lúa đạt trên 12 tấn/ha/năm; hiện nay chương trình cứng hoá kênh mương, giảm chi phí tưới nước, tu sửa, nạo vét kênh mương, tiết kiệm đất để đưa vào sản xuất. 2.4.2. Hợp tác xã nông nghiệp ở Ninh Bình. Biểu 15: Bộ máy quản lý của các hợp tác xã đã chuyển đổi tính đến 1/1/2001 Danh sách cán bộ Số người Trình độ văn hoá Số người đã qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ/tháng 1 người Thù lao bình quân 1 tháng (1000đ/người) * Cộng chung các hợp tác xã có báo cáo trong đó: 1. Chủ nhiệm 253 179 74 3 163,48 2. Thành viên BQT khác 433 383 50 148,25 3. Trưởng kiểm soát 222 169 26 136,00 4. Kế toán trưởng 253 131 122 151,88 5. Kế toán viên khác 153 136 17 107,20 65. Đội, tổ trưởng 1.290 74 1.188 28 97,75 7.Các cán bộ chuyên môn đội, tổ dịch vụ 1.354 4 1.325 25 85,87 8. Cán bộ khác Nguồn: Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình - 2001 Biểu 16: Hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển đổi tính đến 1/1/2001 Chỉ tiêu Số hợp tác xã có tham gia (HTX) Mức độ đáp ứng so với nhu cầu của xã viên (%) Doanh thu (1000đ) Lỗ lãi (1000đ) Lãi Lỗ 1. Dịch vụ thuỷ lợi 251 91,62 26.861.000 6.392 2. Dịch vụ bảo vệ thực vật 225 82,80 1.577.000 7.008 3. Dịch vụ thú y 117 51,75 150.000 1.282 600 4. Dịch vụ cung ứng giống 170 68,62 9.206.000 8.663 5. Dịch vụ khuyến nông 149 86,66 266.000 1.785 6. Dịch vụ cung ứng vật tư, phân bón 120 61,50 9.415.500 3.750 7. Dịch vụ làm đất 82 60,60 1.926.469 5.362 8. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm 0 0 0 0 9. Chế biến 0 0 0 0 10. Dịch vụ khác (tín dụng...) 175 59,00 7.364.000 16.266 Cộng chung báo cáo dịch vụ Bình quân 1 hợp tác xã Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình - 2001 2.4.3. Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Nam Định Biểu 17: Tiến độ thực hiện chuyển đổi ĐKKD theo luật hợp tác xã của các hợp tác xã nông nghiệp Danh mục HTX đã chuyển đổi HTX mới thành lập HTX chưa chuyển đổi Tỏng cộng Tổng số Trong đó đã cấp ĐKKD Tổng số Trong đó đã cấp ĐKKD Tổng số Trong đó đã cấp ĐKKD Tổng cộng HTX NN 311 290 0 0 2 0 313 Nguồn: Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định 2001 Biểu 18: Hoạt động dịch vụ năm 2000 của hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển đổi Đơn vị: 1.000.000đ STT Loại Lãi Lỗ 1 Số hợp tác xã khảo sát hoặc có báo cáo 299 299 2 Dịch vụ làm đất 183 6,8 3 Dịch vụ thuỷ lợi 1644,2 141 4 Dịch vụ bảo vệ thực vật 563,2 28,6 5 Dịch vụ thú y 62,5 39,5 6 Dịch vụ cung ứng giống 91,7 1 7 Dịch vụ khuyến nông 506,4 26,1 8 Dịch vụ cung ứng vật tư 958,2 9,4 Phân bón 0 Thuốc bảo vệ thực vật 0 Thuốc thú y 0 Khác 0 9 Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm 1,3 0 10 Dịch vụ điện 1756,8 139 11 Dịch vụ tín dụng 190,9 0 12 Dịch vụ khác 683,8 24,4 2.4.4. Hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Hà Tây: Biểu 18: Hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển đổi Thứ tự Chỉ tiêu Số HTX có tham gia (HTX) 487 HTX Mức độ đáp ứng so với nhu cầu của xã viên (%) Doanh thu (1000đ) của 3999 HTX NN Lỗ lãi Lãi Lỗ 1 Dịch vụ thuỷ lợi 94% 460 95 52.385.846 3.186.585 154.746 2 Dịch vụ bảo vệ thực vật 72% 349 60 3.509.540,2 333.047,6 19.297 3 Dịch vụ thú y 9% 45 288.472 47.462 21.324 4 Dịch vụ cung ứng giống 64% 312 70 7.230.970 621.627 4.178 5 dịch vụ khuyến nông 45% 220 60 820.303,94 206.985 13.718,16 6 Dịch vụ cung ứng vật tư phân bón 26% 126 30 21.969.705 301.174 7 Dịch vụ làm đất 27% 130 50 8.268.712 541.627 36.663 8 Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm điện 48% 236 1 18.320.375 1.622.463 23.813 9 Chế biến 10 Dịch vụ khác (tín dụng...) 24% 119 28.399.211 2.702.049 52.145 Cộng chung các loại dịch vụ 1997 141.175.135,14 9.563.019,6 325.884,16 Bình quân 1 hợp tác xã 4 353.822,39 23.850,7 Nguồn: Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây 2001 IV. Nhìn nhận và đánh giá chung 1. Tồn tại Đối với các hợp tác xã nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng qua thời gian vừa qua (kể cả 3 loại hình hợp tác xã) vẫn còn một số tồn tại khá rõ nét sau: - Vốn góp cổ phần ít, việc chỉ đạo của ban quản trị để thực hiện phương án kinh doanh cũng còn khó khăn, quy mô, doanh số sản xuất kinh doanh dịch vụ còn rất nhỏ bé, hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ xã viên, hộ nông dân mới chỉ dừng lại ở khâu dịch vụ đầu vào, một số khâu thiết yếu. - Chất lượng dịch vụ nhiều hợp tác xã còn thấp, nhiều hợp tác xã do năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ nên khó có thể hoạt động được dịch vụ tiêu thụ nông sản và dịch vụ tín dụng trong nội bộ hợp tác xã. 2. Nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng ở đây tôi xin đơn cử một vài nguyên nhân chính sau: - Tài sản hợp tác xã còn quá ít, cơ chế quản lý sử dụng tài sản do hợp tác xã cũ chuyển giao có nhiều lúng túng, có nguy cơ xuống cấp. - Tài sản của xã viên hợp tác xã cũ nay giao cho một nhóm người kinh doanh, dẫn đến thắc mắc với số người không còn là xã viên hợp tác xã mới. - Hợp tác xã gặp khó khăn khi thu hồi phí dịch vụ nhất là thuỷ lợi với các nông dân không phải xã viên hợp tác xã. - Giá dịch vụ đối với xã viên hợp tác xã và nông dân trên địa bàn không có sự khác biệt, nhiều nông dân thấy hợp tác xã không có lợi, nên không tham gia hợp tác xã... CHương III: Phương hướng và giải pháp I. Phương hướng: 1. Quan điểm chung: 1.1. Tiếp tục quán triệt đường lối đổi mới của Đảng về phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã là một thành phần quan trọng của nền kinh tế theo định hướng XHCN như đã được nêu trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Như vậy phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, là nhu cầu tất yếu, khách quan không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn đạt được các mục tiêu về chính trị xã hội. Thực vật, trong nông thôn, nông nghiệp nước ta, trình độ phát triển kinh tế hộ còn thấp, sản xuất tự cung, tự cấp còn phổ biến, đời sống dân cư ở nhiều vùng còn khó khăn, thiếu thốn; đặc biệt ở một số nơi miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ nghèo đói còn ở mức cao 20 tới 25%, cá biệt có nơi chiếm 35%. Tình trạng chênh lệch mức sống của người giàu và người nghèo ngày một lớn. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển chậm, nhất là y tế, giáo dục. Để giải quyết vấn đề nông thôn, công bằng xã hội, chỉ có thể bằng con đường hướng dần, nông dân phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã và thông qua đó, nhà nước có sự hỗ trợ thúc đẩy phát triển. 1.2. Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã phải gắn với quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng phù hợp với tiến trình hội nhập vào nên kinh tế thế giới và khu vực. Trước mắt hợp tác xã phải góp phần thiết thực, có hiệu quả vào xoá đói giảm nghèo. 1.3. Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp phải tiến hành từng bước linh hoạt, với những mô hình, tổ chức hoạt động phong phú, đa dạng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng vùng, từng địa phương và phải đảm bảo các nguyên tắc của hợp tác xã. Với đặc điểm của nền nông nghiệp hiện nay, sự hợp tác giữa những người sản xuất nhỏ dưới nhiều hình thức đa dạng là một nhu cầu và là xu thế tất yếu. Kinh tế hợp tác ở nước ta cần phát triển mạnh từ thấp lên cao, dưới nhiều hình thức đa dạng, nhiều cấp độ. Các hình thức kinh tế hợp tác khác nhau đều được sự giúp đỡ hướng dẫn và có chính sách khuyến khích của nhà nước cũng như địa phương. Tuyệt đối không được nóng vội, áp đặt, rập khuôn máy móc chạy theo phong trào, đồng thời, cũng chống tư tưởng ỷ lại, chờ đợi, buông lỏng để dân tự lo, tự làm. 1.4. Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp nhà nước và quan hệ với các thành phần kinh tế khác. Hợp tác xã phải làm được rõ chức năng, nhiệm vụ về kinh tế xã hội, được tạo mọi điều kiện đầy đủ về cơ chế chính sách để có điều kiện vươn lên và làm ăn có hiệu quả. 1.5. Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất, tích cực của Nhà nước và tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hợp tác xã. 2. Phương hướng phát triển hợp tác xã nông nghiệp. 2.1. Phát triển các tổ kinh tế hợp tác, bao gồm từ tổ hợp tác giản đơn, từng khâu từng việc (tổ vần công, đổi công) tổ chức lỏng, đến tổ hợp tác có tổ chức chặt chẽ, có tài sản, vốn, quỹ dùng chung ở tất cả các vùng và ở cả những nơi hợp tác xã đang hoạt động để đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu phát triển kinh tế hộ. Khuyến khích, phát triển, hỗ trợ tổ chức hợp tác mở rộng quy mô hợp tác xã, quy mô góp vốn, mở rộng phạm vi hoạt động đào tạo cán bộ để khi có đủ điều kiện thành lập hợp tác xã mới. 2.2. Tiếp tục đổi mới củng cố hợp tác xã hiện có: - Đối với hợp tác xã đã chuyển đổi theo luật hợp tác xã: hỗ trợ hướng dẫn các hợp tác xã giải quyết các tồn tại như xử lý, công nợ, tài sản... xác định các hình thức sở hữu trong hợp tác xã, đồng thời, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của xã viên, theo các mô hình đa dạng, khuyến khích các hợp tác xã chuyển dịch cơ cấu nghề, phát triển thành các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp. - Đối với hợp tác xã chưa chuyển đổi: Dạng hợp tác xã vì lý do khách quan mà chưa chuyển đổi được, chính quyền địa phương hỗ trợ, hướng dẫn giải quyết dứt điểm để hợp tác xã tiến hành chuyển đổi đăng ký theo luật. - Đối với hợp tác xã không đủ điều kiện chuyển đổi thì xem xét cho giải thể, không để tồn tại hợp tác xã hình thức, không tác dụng đối với phát triển kinh tế hộ, mặt khác, làm cản trở việc hình thành tổ hợp tác và hợp tác xã mới. Chính quyền địa phương giúp đỡ hợp tác xã xúc tiến công việc giải thể hợp tác xã; đồng thời hướng dẫn và giúp đỡ nông dân hình thành tổ chức kinh tế khác phù hợp. 2.3. Xây dựng hợp tác xã mới: khuyến khích xây dựng hợp tác xã mới trên nhu cầu của nông dân và đảm bảo đủ điều kiện thành lập hợp tác xã theo luật định. Định hướng chung phát triển hợp tác xã mới trên cơ sở tổ hựp tác có tổ chức, có góp vốn, có cơ sở vật chất dùng chung, hoạt động ổn định và có hiệu quả, có đủ điều kiện đảm bảo nguyên tắc hợp tác xã; tránh nóng vội, áp đặt, vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong việc đưa lên hợp tác xã. Hỗ trợ hợp tác xã thành lập mới, như tạo nguồn vốn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sự giúp đỡ hướng dẫn của các doanh nghiệp nhà nước để tăng sức cạnh tranh của hợp tác xã. 2.4 Giải quyết những tồn đọng của hợp tác xã cũ chuyển đổi: tháo gỡ khó khăn vướng mắc hiện nay của các hợp tác xã. - Tập trung giải quyết dứt điểm nợ tồn đọng kéo dài trong hợp tác xã (hợp tác xã nợ nhà nước, nợ ngân hàng và các doanh nghiệp khác, nợ xã viên; xã viên nợ hợp tác xã) - Giải quyết rõ ràng, rành mạch các quan hệ về tài sản giữa hợp tác xã cũ chuyển giao cho chính quyền như: trụ sở văn phòng, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trạm xá, hệ thống truyền thanh v.v... - Bổ sung hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã bao gồm luật hợp tác xã, các nghị định của Chính phủ về chính sách đất đai, tín dụng thuế, đào tạo cán bộ hợp tác xã, bảo hiểm xã hội v.v... Quá trình chuyển đổi và xây dựng mới hợp tác xã phải xuất phát từ điều kiện cụ thể như sau: + Đồng bằng sông Hồng, Khu 4 cũ, Duyên hải miền Trung: nơi hợp tác xã đã hình thành và hoạt động dịch vụ có nề nếp từ nhiều năm nay, có cơ sở vật chất kỹ thuật lớn, có vốn, quỹ, thì tiếp tục đổi mới, nội dung phương thức hoạt động để phát huy cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, làm dịch vụ cho xã viên, tổ chức chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản, mở rộng nhiều ngành nghề mới. Phát triển mô hình hợp tác xã đa dạng, kể cả thành lập các hợp tác xã mới trong lòng hợp tác xã cũ, nhất là các loại hình dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, bảo quản chế biến nông sản và ngành nghề nông thôn. 2.5. Mô hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Theo phương hướng trên, nội dung củng cố và xây dựng tổ kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong thời gian tới theo các mô hình cụ thể là: - Mô hình tổ hợp tác. Tổ kinh tế hợp tác có cấp độ khác nhau, tuỳ theo điều kiện từng nơi, nhu cầu của nông dân mà hình thành hình thức hợp tác. + Tổ vần công đổi công: là hình thức hợp tác ở cấp độ thấp giữa những người lao động, hộ gia đình cùng thực hiện một công việc trong thời gian ngắn nhất như vần công, đổi công trong khâu làm đất, thu hoạch, chăm sóc... Đây là hình thức hợp tác lỏng, không cố định, không có tổ chức khi cần thì hợp tác và kết thúc sau khi hoàn thành công việc. + Tổ hợp tác có tổ chức, có người điều hành; hình thức hợp tác ở cấp độ cao hơn, với sự tham gia của nhiều lao động, nhiều hộ gia đình hợp tác với nhau để thực hiện một việc, một khâu, hay nhiều việc, nhiều khâu, trong quá trình sản xuất của mỗi hộ. Hoạt động của tổ này tương đối cố định, có sự phân công và điều hành, trách nhiệm của mỗi tổ viên và tổ trưởng, như tổ hợp tác vay vốn; hoặc vay vốn với hướng dẫn kỹ thuật, mua vật tư, bán sản phẩm v.v... + Tổ hợp tác có tổ chức điều hành, có góp vốn, tài sản dùng chung. Đây là hình thức hợp tác bậc cao; tổ chức và hoạt động như một đơn vị kinh tế, có bộ máy điều hành, có quy chế hoạt động, có cơ sở vật chất dùng chung. Hoạt động của tổ không chỉ tổ chức các hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ thành viên mà còn tổ chức kinh doanh ra bên ngoài. - Mô hình hợp tác xã: + Hợp tác xã ở cấp độ thấp: tổ chức và hướng dẫn được xã viên thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện được một số dịch vụ đầu vào và hoạt động giúp đỡ nhau mang tính cộng đồng. Theo mô hình này, hợp tác xã cần đạt được: * Tổ chức xã viên, nông dân thực hiện quá trình sản xuất vì lợi ích chung của kinh tế mỗi hộ gia đình và của cộng đồng. Đây là bước đầu tiên và hết sức quan trọng thông qua công tác tuyên truyền, vận động để nông dân hiểu rõ lợi ích của việc hợp tác mà không gò ép. Thực hiện tốt vấn đề trên thực chất là làm tốt việc tổ chức sản xuất, hướng dẫn nông dân, xã viên cùng nhau hợp tác làm cây gì, c on nuôi gì? Có hiệu quả, xác định cơ cấu hợp lý v.v... phải thực hiện trước khi thông qua sự hợp tác bàn bạc, thống nhất của xã viên, vấn đề này tư nhân không thể làm được mà chỉ có hợp tác xã. * Tổ chức dịch vụ đầu vào sản xuất kinh tế hộ: tuỳ theo điều kiện cụ thể từng nơi, từng hợp tác xã như: cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn, khả năng của cán bộ... nhu cầu của xã viên mà hợp tác xã tổ chức ít hay nhiều hoạt động dịch vụ như: dịch vụ tưới tiêu, vật tư, làm đất, thú y, giống cây trồng, vật nuôi, dịch vụ vốn v.v... * Thực hiện những hoạt động mang tính cộng đồng xã hội - Mô hình hợp tác xã với hoạt động dịch vụ "đầu vào, đầu ra" cho kinh tế hộ. Đây là hợp tác xã có hình thức tổ chức hoạt động ở cấp độ cao hơn trên cơ sở hướng dẫn sản xuất, phát triển kinh tế hộ xã viên, xây dựng cơ cấu sản xuất chung của hợp tác xã, hợp tác xã tổ chức đáp ứng các dịch vụ, đầu vào theo yêu cầu của hộ xã viên, hợp tác xã còn tổ chức tìm thị trường, tiêu thụ nông sản phẩm cho xã viên. Do hoạt động của hợp tác xã mở rộng nên hợp tác xã có thể hình thành các tổ, đội dịch vụ như: tổ dịch vụ làm đất, tổ dịch vụ vật tư, tổ dịch vụ tín dụng, tổ khoa học - kỹ thuật, tổ tiêu thụ sản phẩm v.v... - Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp: đây là mô hình hợp tác xã đa chức năng. Ngoài việc hợp tác xã tổ chức, thực hiện tốt những hoạt động của 2 loại hình hợp tác xã trên còn tổ chức sản xuất kinh doanh tập thể như chế biến nông, lâm, hải sản; sản xuất tiểu thủ công nghiệp; dịch vụ đời sống xã viên và cộng đồng dân cư. Những hoạt động trên của hợp tác xã không chỉ ở địa bàn hợp tác xã mà còn có thể ở ngoài địa bàn (xã khác, huyện khác, thậm chí ngoài tỉnh). 3. Mục tiêu - Tạo chuyển biến căn bản về chất kinh tế hợp tác và hợp tác xã, tăng cường được sở hữu, quản lý và phân phối đối với hợp tác xã, tạo tiền đề cho bước phát triển về sau mạnh hơn, tốt hơn để kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. - Từ nay đến năm 2005, phấn đấu phát triển rộng khắp các hình thức tổ hợp tác ở tất cả các vùng. - Tới năm 2005, củng cố các hợp tác xã đã có trở thành các đơn vị hoạt động có hiệu quả, tích cực tổ chức hợp tác xã ở những nơi có nhu cầu. Bảo đảm 100% hợp tác xã tổ chức được khâu tổ chức sản xuất và đáp ứng nhu cầu dịch vụ đầu vào cho kinh tế hộ, cũng như sự chăm lo kinh tế, xã hội xã viên hợp tác xã và cộng đồng nông thôn: 50% số hợp tác xã tổ chức thêm được khâu tiêu thụ sản phẩm; và 20% hợp tác xã sản xuất - kinh doanh, dịch vụ tổng hợp có hiệu quả. II. Các giải pháp 1. Nhiệm vụ cụ thể đối với các loại hình hợp tác xã. a) Đối với các hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển đổi. - Tổ chức thực hiện tốt phương án kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã. Trước mắt nên chọn những dịch vụ thiết yếu theo yêu cầu của hộ xã viên, phù hợp với khả năng của hợp tác xã bảo đảm hoạt động có hiệu quả, từng bước mở rộng đối tượng và phạm vi hoạt động. - Giải quyết vốn cho các hoạt động của hợp tác xã, hoàn chỉnh việc sử dụng vốn quỹ theo đúng quy định của chính phủ. Tích cực thu hồi nợ để bổ xung vốn; khẩn trương thu đủ vốn góp của xã viên mà đại hội xã viên đã đề ra, chấm dứt tình trạng vốn góp chỉ ghi trên sổ sách, nhanh chóng hoàn thành thủ tục kinh doanh để có đủ tư cách pháp nhân vay vốn ngân hàng; huy đọng vốn góp thêm của những xã viên có đủ điều kiện theo cơ chế thoả thuận, thực hiện tốt việc quản lý sử dụng vốn để bảo toàn và sinh lãi tối thiểu bằng lãi suất ngân hàng... b) Đối với các hợp tác xã chưa chuyển đổi: - Đối với hợp tác xã trung bình và khá có khả năng chuyển đổi cần thực hiện quy trình cụ thể như quy định tại Nghị định 16 CP của Chính phủ. - Đối với hợp tác xã yếu kém, hầu như không còn hoạt động, có nhiều nợ nần, xã viên muốn giải thể. Các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương kịp thời chỉ đạo xử lý dứt điểm các vụ việc tiêu cực của hợp tác xã cũ, thành lập ban trù bị để làm rõ, xử lý và bàn giao các tài sản và công nợ còn lại cho chính quyền xã, khoanh nợ nhà nước và nợ ngân hàng, quốc doanh để chờ xử lý và làm các thủ tục giải thể khác theo luật. - Đối với hợp tác xã đã tự giải thể và không để lại nợ nần, tranh chấp lớn về tài sản, nay chính thức xoá tên khỏi danh sách hợp tác xã và xúc tiến công tác tuyên tuyền vận động để xây dựng hình thức hợp tác phù hợp. c) Đối với hợp tác xã thành lập mới. - Chỉ đạo việc thực hiện tốt phương án sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ của hợp tác xã để đảm bảo thắng lợi ngay từ những năm đầu, tạo lòng tin cho xã viên và có sức mạnh hấp dẫn những hộ chưa tham gia hợp tác xã. - Điều chỉnh điểm chưa thực hiện đúng theo luật về mặt tổ chức; mở rộng việc kết nạp xã viên mới vào hợp tác xã; tiếp tục thu cổ phần của xã viên còn thiếu, làm rõ trách nhiệm tài chính của hợp tác xã mới đối với vón quỹ của hợp tác xã cũ, ở những nơi thành lập hợp tác xã trên cơ sở đình chỉ hoạt động của hợp tác xã cũ, nhất là xác định tỷ lệ trích nộp khấu hao tài sản cố định đảm bảo công bằng hợp lý. 2. Các giải pháp chung. 2.1. Thúc đẩy phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hoá làm cơ sở hình thành và phát triển kinh tế hợp tác xã. Tiếp tục thực hiện các chính sách nhất quán hỗ trợ kinh tế hộ phát triển sản xuất hàng hoá. Hoàn thiện việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất, hướng dẫn và hỗ trợ nông dân chuyển đổi đất, phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ, tăng cường công tác tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, phát triển thị trường, tạo mọi điều kiện cho kinh tế hộ phát triển gồm cả kinh tế trang trại gia đình. Hỗ trợ nông dân mở rộng quy mô sản xuất theo hướng nâng cao giá trị làm ra trên 1 đơn vị đầu tư, nhất là chăn nuôi, ngành nghề, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. 2.2. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp nhà nước với các hợp tác xã Trong điều kiện hiện nay kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của ngành nông nghiệp; chủ yếu thông qua việc phát triển các hệ thống thuỷ lợi, giao thông, cung cấp điện, cung cấp tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, tổ chức cung ứng vật tư, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác xã phải đóng vai trò là cầu nối giữa kinh tế hộ, tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời giúp các doanh nghiệp nhà nước mở rộng phạm vi hoạt động phục vụ trực tiếp đến nông dân trên cơ sở 2 bên cùng có lợi. Các công ty thuỷ nông, trung tâm khuyến nông, chi cục bảo vệ thực vật và thú y ở các tỉnh cần giúp đỡ các hợp tác xã đào tạo cán bộ kỹ thuật và tổ chức chính sách hoạt động có hiệu quả. 2.3. Hoàn thiện các hệ thống sản xuất và tổ chức thực hiện chính sách đối với hợp tác xã nông nghiệp - Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét đơn giản hoá thủ tục, giúp các hợp tác xã nhanh chóng có được đăng ký để triển khai sản xuất kinh doanh với tư cách pháp nhân đầy đủ. - Đề nghị các bộ liên quan ban hành các thông tư hướng dẫn Nghị định 15 CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã một cách đầy đủ hơn. Nhiều hợp tác xã đề nghị được miễn thuế, tiền thuê đất làm trụ sở và nhà kho hợp tác xã, miễn thuế doanh nghiệp đối với dịch vụ cung ứng vật tư cho xã viên. Hợp tác xã không phải nộp thuế giá trị gia tăng khi tiêu thụ sản phẩm cho xã viên làm ra. - Đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý công nợ, bố trí ngân sách để đào tạo cán bộ, xem xét điều chỉnh và tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối với hợp tác xã nông nghiệp. - Đề nghị Chính phủ xem xét nợ cho các hợp tác xã nông nghiệp về khoản vay để xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là công trình điện và các công trình phúc lợi công cộng, cộng đồng đã được giao cho UBND xã quản lý các khoản nợ không thể trả được. - Đề nghị ban tổ chức cán bộ chính phủ ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định 02/CP, làm rõ cơ quan quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp. - Đề nghị ngành ngân hàng sớm hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 67/1999/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã vay vốn sản xuất kinh doanh. 2.4. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ - Xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ hợp tác xã đáp ứng yêu cầu phát triển mới, chú ý đào tạo bồi dưỡng các chủ nhiệm hợp tác xã có đủ năng lực, hiểu biết về sản xuất và kinh doanh nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường, đào tạo cán bộ kế toán và cán bộ chuyên môn để làm các hoạt động dịch vụ hợp tác xã. - Phân cấp rõ ràng công tác đào tạo cán bộ hợp tác xã giữa Trung ương và địa phương. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ yếu chịu trách nhiệm giúp đỡ các tỉnh. - Đào tạo giáo viên và một số cán bộ quản lý chủ chốt về hợp tác xã. Các địa phương đào tạo cán bộ cho hợp tác xã. - Khuyến khích các tổ chức trong nước và quốc tế tham gia đào tạo cán bộ hợp tác xã nông nghiệp. 2.5. Tiếp tục tổng kết và xây dựng mô hình, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến luật hợp tác xã và các chủ trương chính sách của Đảng, nhằm thay đổi nhận thức về hợp tác xã nông nghiệp cho cả cán bộ và nông dân. Điều này rất cần thiết và quan trọng vì có nắm rõ và hiểu biết về hợp tác xã nông nghiệp thì mới biết được sự cần thiết phải có hợp tác xã nông nghiệp và những lợi ích mà hợp tác xã nông nghiệp này đem lại cho mỗi xã hội hợp tác xã, nông dân trên địa bàn hợp tác xã và từ đây có thể đóng góp những ý kiến giúp nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn mô hình hợp tác xã nông nghiệp. 2.6. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp đặc biệt là công nghệ sinh học để tìm ra những giống cây trồng và vật nuôi có chất lượng và năng suất cao. 2.7. Tăng cường bộ máy và công tác chỉ đạo hợp tác xã nông nghiệp - Tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo, quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp. Chính quyền các cấp có trách nhiệm tổ chức tạo mọi điều kiện giú nông dân chuyển đổi, xây dựng mới và giải thể các hợp tác xã, đồng thời kiểm tra giám sát hợp tác xã nông nghiệp trong việc thực hiện luật. - Đối với các cơ quan thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Việc chỉ đạo hướng dẫn nông dân tổ chức và quản lý hợp tác xã cũng như các tổ chức hợp tác đa dạng khác phải làm nhiệm vụ thường xuyên của các cấp từ Trung ương tới cơ sở. Các hợp tác xã phải là lực lượng chủ yếu để thực hiện các công trình dự án của ngành cơ sở. - Tăng cường vai trò chỉ đạo của các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quần chúng như: Các hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, khuyến khích các hợp tác xã tham gia liên minh hợp tác xã để có thể phát huy sức mạnh và đem lại lợi ích cho các hợp tác xã. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các hợp tác xã nông nghiệp để có thể nhanh chóng đưa các chủ trương vào các hợp tác xã và định hướng cho các hợp tác xã hoạt động theo đúng chủ trương tiêu chí. IV. Kết luận Đất nước ta đang trong công cuộc đổi mới chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo con đường XHCN. Vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng chiến lược trong công cuộc phát triển. ở đây tập trung nhiều ngành công nghiệp quan trọng của đất nước. Với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội thuận lợi nên vùng này có nền nông nghiệp phát triển. Nó cung cấp một nguồn lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, thời gian qua do quá tập trung vào phát triển ngành công nghiệp mà sự đầu tư vào nông nghiệp có phần giảm sút chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Vì vậy, để có thể thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều chính sách giúp cho hợp tác xã nông nghiệp đổi mới phù hợp với tình hình kinh tế thị trường hiện nay. - Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng phát triển và quá trình đổi mới hợp tác xã ở vùng Đồng bằng sông Hồng cùng với một số mô hình hợp tác xã sau khi chuyển đổi và thành lập mới ở Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nội. Chuyên đề đã rút ra được những thành công và không thành công trong quá trình thực hiện luật của hợp tác xã. Qua đây có thể có một số kiến nghị sau: - Coi trọng chuyển đổi và phát triển hợp tác xã nông nghiệp không nên vì chạy theo thành tích mà chuyển đổi một cách bừa bãi trái với luật hợp tác xã. - Tập trung xử lý các hợp tác xã không còn khả năng hoạt động nên cho sớm giải thể theo nguyện vọng, để thành lập những hợp tác xã mới. - Rà soát số hợp tác xã đã nhận đăng ký kinh doanh để giúp đỡ các hợp tác xã nông nghiệp đã làm sai này phải sửa đổi theo đúng luật. Đối với các hợp tác xã đã làm thủ tục nhưng chưa nhận đăng ký kinh doanh cần phải giúp đỡ và hướng dẫn nhanh các thủ tục. - Tuyên truyền rộng rãi đường lối chính sách của Đảng, luật hợp tác xã để mọi người dân hiểu được tác dụng của nó đối với hợp tác xã, lợi ích từ hợp tác xã đem lại cho họ. - Tổ chức tham gia trao đổi kinh nghiệm giữa các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng mối quan hệ hợp tác, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau. - Tổ chức ở cấp tỉnh các cuộc toạ đàm, đối thoại giữa cán bộ hợp tác xã đã chuyển đổi với cán bộ thuộc các ngành như: ngân hàng, tài chính, nông nghiệp, thương nghiệp để cùng tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cụ thể ở từng địa phương. Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo phân tích thống kê 30 năm hợp tác xã nông nghiệp (1958-1988). 2. Báo cáo tình hình biến động hợp tác xã nông nghiệp từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và kiến nghị những giải pháp trong thời gian tới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Báo cáo sau 3 năm thực hiện luật hợp tác xã nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng. 4. Báo cáo sau 5 năm thực hiện luật hợp tác xã nông nghiệp của cả nước. 5. Chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước về tiếp tục đổi mới về phát triển nông nghiệp và nông thôn. 6. Đổi mới tổ chức quản lý các hợp tác xã nông nghiệp và nông thôn. Nhà xuất bản Hà Nội 1999. 7. Luật hợp tác xã và các nghị định của Chính phủ quy định việc thi hành trong nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP.HCM 1997. 8. Báo cáo của Liên minh hợp tác xã trong nông nghiệp cả nước. 9. Báo cáo của Ban kinh tế Trung ương về hợp tác xã nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng. 10. Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần thứ năm (khoá VII) về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn tháng 6/1993. 11. Phát triển đổi mới quản lý hợp tác xã theo luật hợp tác xã của PGS.PTS Nguyễn Văn Bích. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 7/1997. 12. Số liệu thống kê nông nghiệp 30 năm (1956-1990). Nhà xuất bản Thống kê năm 1991. 13. PGS.TS Lê Đình Thắng: Tình hình tổ chức, hoạt động các hợp tác xã kiểu mới và một số kiến nghị về các biện pháp đối với hợp tác xã. Tạp chí Kinh tế và Phát triển. 14. Luận án Tiến sĩ kinh tế Hoàng Văn Phấn: Những giải pháp kinh tế chủ yếu đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản ở Đồng bằng sông Hồng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC551.doc
Tài liệu liên quan