Chuyên đề thực tập " giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở tổng công ty chè Việt Nam" gồm 88 trang, và 13 bảng và được chia làm 3 phần ngoài lời mở đầu và kết luận.
Phần thứ nhất: Những luận cứ khoa học về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Tổng công ty
Phần thứ hai: Phân tích thực trạng sản xuất – kinh doanh và xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam trong thời gian qua.
Phần thứ ba: Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam trong thời gian tới.
Để đảm bảo chất lượng và thời hạn hoàn thành chuyên đề em đã cố gắng thực hiện tốt các công tác như: Thu thập, tìm kiếm, sưu tầm, phân tích đánh giá tài liệu số liệu, đọc tài liệu, ghi bút ký, viết bản thảo và tiến hành ghi chính thức.
Theo sự nhận xét chủ quan của bản thân em thì chuyên đề này, đặc biệt là các giải pháp đề xuất không chỉ có tác dụng là tài liệu tham khảo đối với Tổng công ty và những người quan tâm đến sự phát triển của Tổng công ty mà còn có tác dụng cụ thể hoá những lý luận đã học.
91 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc quản lý chăm sóc kém, bón phân bừa bãi làm cho năng suất chè thấp, chất lượng xấu.
Chè phát triển không đều thậm chí ngay tại các vườn của một xí nghiệp, hiện tượng bông lỏng, khoán trắng trong quản lý đã xảy ra sau khi giao khoán, khả năng canh tác của người lao động tại một số nơi còn kém.
Về giống:
Hiện nay chỉ có 3 giống chè chủ lực là chè Shan ở vùng cao, chè Trung du và PH1 ở vùng trung du, chất lượng của 3 giống chè này đều chưa cao. Theo kinh nghiệm của các nhà sản xuất chè trên thế giới, thì cơ cấu giống chè phục vụ cho một nhà máy phải trên 10 loại, mỗi loại chiếm không quá 15% sản lượng.
Về chế biến:
Phần lớn các cơ sở chế biến có công nghệ và thiết bị cũ kĩ lạc hậu từ 2-3 thế hệ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Việc đầu tư hiện đại hoá chưa đồng bộ, việc kiểm tra chất lượng mới chỉ tập trung vào các mặt phát hiện ra khuyết tật hơn là có giải pháp làm đúng ngay từ đầu.
Về nguồn vốn:
Nguồn vốn của Tổng công ty không phải là lớn, vốn đầu tư cho mở rộng thị trường còn hạn chế dẫn đến thu mua gặp nhiều khó khăn, giá chè lại phụ thuộc rất lớn vào thời vụ thu hoạch và chất lượng chè.
Về cơ cấu tổ chức:
Cán bộ kinh doanh chưa chủ động trong công việc, còn thiếu các cán bộ kinh doanh nhất là khâu đối ngoại giao dịch.
Mối quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên:
Chưa vững trắc, bộ máy quản lý kồng kềnh phức tạp dẫn đến khó khăn cho Tổng công ty trong việc quản lý điều hành.
Khâu trình duyệt phức tạp làm chậm dự án đầu tư.
3.1.2. Nguyên nhân chủ quan của những tồn tại trong xuất khẩu.
Hoạt động nghiên cứu thị trường mới chỉ dừng lại ở việc tính toán doanh thu, lợi nhuận, vòng quay của vốn... mà không chỉ ra được thị trường nào cần đầu tư sâu hơn, loại chè nào sẽ được ưa chuộng trong tương lai ở thị trường nào? từ đó đưa ra các giải pháp dài hạn... Tổng công ty chưa có định hướng chiến lược thực hiện kế hoạch lâu dài trong xuất khẩu chè, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Iraq là rất cao gần 80%, như vậy cũng đồng nghĩa là rủi ro rất cao nếu mất thị trường này. Chưa có mạng lưới thu thập thông tin thị trường hiệu quả do đó còn bị động trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường.
3.2. Nguyên nhân khách quan.
Không có sự quản lý đồng bộ của các nghành các cấp về sản xuất, chế biến xuất khẩu mà cụ thể là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ thương mại, dẫn đến tình trạng nguồn hàng cho xuất khẩu không ổn định.
Về chế độ chính sách: Chính sách thuế chưa hợp lý: đối với các cơ sở quốc doanh các khoản phải nộp là 33% tổng sản lượng khoán, đối với các hộ nông dân ngoài việc phải nộp thuế nông nghiệp, còn phải đống góp cho quản lý, bảo vệ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng. Cây chè và người làm chè phải đóng góp như thế là quá nặng. Chính sách vay vốn đầu tư của cây chè là thấp nhất so với các cây trồng khác. Các doanh nghiệp sản xuất chè phải gánh chịu nhiều chi phí mang tính công ích, xã hội cho cả vùng như cầu cống, bệnh viện, nhà trẻ... làm cho giá thành sản phẩm lên cao.
Ngoài ra mặt hàng chè còn có tính thời vụ cao nên việc thu mua bảo quản gặp nhiều khó khăn.
Tình hình mất ổn định về kinh tế, chính trị ở các nước trên thế giới cũng như khu vực, là khó khăn lớn cho hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường của Tổng công ty.
Cạnh tranh gay gắt và khủng hoảng thừa làm giá chè giảm mạnh ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu của Tổng công ty.
Phần thứ ba: Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam trong thời gian tới.
I. Định hướng phát triển chè Việt Nam trong thời gian tới (2001 – 2010)
1. Phát triển với điều kiện thích hợp.
Đất đai, khí hậu ở nhiều vùng chè rất thích hợp để trồng chè với chất lượng cao như: Thái Nguyên, Mộc Châu, Lâm Đồng (trong 35 tỉnh trồng chè có 1.300 xã nằm ở vùng nghèo). Mặt khác, những vùng trồng chè ở miền Bắc lại không có các loại cây trồng khác có thể cạnh tranh với cây chè.
Nông dân ta có kinh nghiệm về trồng chè, nếu được cung cấp giống tốt có đầy đủ điều kiện về vật tư và được hướng dẫn kỹ thuật canh tác tiên tiến thì năng suất và chất lượng chè có thể được nâng cao hơn nhiều.
Thị trường nội địa còn khả năng mở rộng. Hiện nay, mức tiêu thụ của người Việt Nam còn thấp so với nhiều nước, tiêu thụ nội địa dự đoán sẽ tăng lên do dân số tăng lên và tiêu thụ trung bình tính trên đầu người có triển vọng tăng lên do lợi ích của việc uống chè ngày càng biểu hiện rõ.
Xuất khẩu chè có nhiều triển vọng phát triển. Mặc dù, thị trường quốc tế về chè bị cạnh tranh gay gắt, song qua thực tế vài năm gần đây cho thấy nếu chất lượng chè tốt và giá cả hợp lý thì Việt Nam vẫn có thể mở rộng thị trường. Đối với chè đen chế biến theo công nghệ OTD xuất sang các nước Trung Cận Đông và một ít chè chế biến theo công nghệ CTC sang thị trường Mỹ và Châu Âu. Đối với chè xanh, thị trường Châu á như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Pakistan… là những thị trường đầy tiềm năng đối với Việt Nam.
Từ việc phân tích các điều kiện phát triển, Tổng công ty đẫ đưa ra các chỉ tiêu thực hiện trong giai đoạn tới được trình bày trong bảng sau.
Bảng 13. Các chỉ tiêu kế hoạch thực hiện sản xuất của Tổng công ty
(2001 – 2005)
Chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
2003
2004
2005
I. Giá trị TSL
Tr đ
453.564
549.564
617.338
675.637
794.391
- Ngành công nghiệp
Tr đ
294.118
372.614
522.553
468.565
508.615
- Ngành nông nghiệp
Tr đ
74.375
81.950
89.785
97.072
100.770
- Ngành XDCB
Tr đ
85.000
95.000
105.000
110.000
185.000
II. Sp sản xuất ra
1. Chè toàn bộ
Tấn
25.568
29.504
32.404
35.296
37.638
- chè đen
Tấn
22.968
26.724
29.354
31.946
34.138
- chè xanh
Tấn
1.500
1.500
1.650
1.800
1.800
- chè nội tiêu
Tấn
1.100
1.280
1.400
1.550
1.700
2. Chè búp tươi tự sản xuất
Tấn
45.907
49.375
53.422
58.766
62.871
3. Nguyên liệu thu mua
Tấn
- chè búp tươi
Tấn
49.190
58.615
63.815
68.165
72.165
- chè búp khô
Tấn
2.156
2.860
3.455
3.750
4.300
4. Sản lượng chè xuất khẩu
Tấn
34.900
39.270
42.770
46.635
50.910
5. Tổng diện tích chè
ha
6.159,25
6.679,25
7.264,25
7.742,35
8.022,25
2. Xác định nhu cầu và khả năng tiêu thụ.
Về nội tiêu: Bình quân đầu người tiêu thụ 260 gr/năm (1997), dự kiến mức tiêu thụ bình quân đầu người sẽ tăng 5 – 6%/năm (theo tài liệu của FAO và ADB thì mức tiêu thụ chè trung bình của thế giới ở mức 4 – 5%/năm trong một vài năm tới). Như vậy, tổng mức nội tiêu sẽ tăng từ 20.000 tấn/năm (1997) lên 24.000 tấn năm 2000, 35.000 tấn năm 2005 và năm 2010 sẽ tiêu thụ khoảng 45.000 tấn.
Về xuất khẩu: Nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới rất lớn trong khi đó xuất khẩu chè của Việt Nam chỉ đạt khoảng 2% của thế giới. Xuất khẩu có thể đạt 78.000 tấn vào năm 2005 và 110.000 tấn vào năm 2010.
Từ việc xác định nhu cầu và khả năng tiêu thụ Tổng công ty đã xây dựng kế hoạch thị trường trong giai đoạn tới như sau.
Bảng 14. Kế hoạch thị trường của Tổng công ty (2001 – 2005)
Đơn vị: Tấn
Các thị trường
2001
2002
2003
2004
2005
1. Iraq
22.000
24.000
25.000
26.000
27.000
2. Nga và SNG
1.000
1.500
2.000
2.700
3.500
3. Pakistan
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
4. Nhật
1.000
1.100
1.200
1.300
1.450
5. BaLan
400
500
550
600
650
6. Syria
100
150
200
250
300
7. Singapo
100
150
200
250
300
8. Đài Loan
100
150
250
350
450
9. Anh
100
150
200
250
300
10. Pháp
500
550
600
650
700
11. Li băng
200
250
300
350
400
12. Các nước khác
500
700
900
1.200
2.000
Tổng
27.000
30.700
33.400
36.350
40.000
Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam năm 2001.
3. Mục tiêu chung.
Xây dựng ngành chè Việt Nam thành ngành sản xuất đa dạng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, tận dụng các loại cây thuốc đồ uống để tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Đáp ứng nhu cầu chè nội tiêu cả nước.
Xuất khẩu ngày càng tăng, giữ vững và ổn định thị trường với số lượng lớn tăng kim ngạch xuất khẩu lên 115 triệu USD/năm.
Phát triển chè ở những nơi có điều kiện, ưu tiên phát triển chè ở Trung du miền núi phía Bắc, từ năm 2000 đến năm 2005 xây dựng thêm ba vườn chè chuyên canh tập trung với năng suất và chất lượng cao tại: Mộc Châu – Sơn La, Phong Thổ – Lai Châu, Than Uyên – Lao Cai.
Nâng cao đời sống và giải quyết việc làm cho khoảng 1 triệu lao động.
Bảng 15. Mục tiêu phát triển chè đến năm 2010.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2000
Năm 2010
1. Tổng sản phẩm (chè khô)
Tấn
65
100
Trong đó: - chè xuất khẩu
Tấn
30
50
- chè nội tiêu
Tấn
35
50
2. Tổng giá trị sản phẩm chè
Tỷ đồng
1.730
2.839
3. Kim ngạch xuất nhập khẩu
Tr USD
80
165
a. Xuất khẩu
Tr USD
60
115
Trong đó: - chè xuất khẩu
Tr USD
50
95
- các loại hàng hoá khác
Tr USD
10
20
b. Nhập khẩu
Tr USD
20
50
4. Diện tích tổng số
1.000 ha
75
90
Trong đó: - diện tích kinh doanh
1.000 ha
65,7
77,7
- diện tích trồng mới
1.000 ha
9,3
12,3
5. Năng suất chè bình quân
tấn/ha
4,5
6,5
II. Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam.
1. Giải pháp về thị trường.
1.1. Lý luận và thực tiễn của giải pháp.
Chè Việt Nam đã có mặt trên thị trường thế giới từ nhiều thập kỷ nay, và đứng vào một trong mười nước dẫn đầu về sản lượng chè xuất khẩu. Trong hơn 30 nước nhập khẩu chè của ta, đã có những thị trường trở thành bạn hàng quen thuộc, có những thị trường mới mở rộng. Do vậy, củng cố và tìm kiếm thị trường xuất khẩu chè là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược phát triển ngành chè nói chung và Tổng công ty nói riêng.
Thị trường tiêu thụ là yếu tố quyết định đến toàn bộ kế hoạch sản xuất – kinh doanh và triển vọng phát triển của Tổng công ty. Trên thực tế Tổng công ty đã mở nhiều đợt nghiên cứu về thị trường tiêu thụ chè, từ đó đề ra những định hướng xuất khẩu chè như ở bảng sau:
Bảng 16. Mức tiêu thụ chè trung bình ở từng khu vực thị trường.
Khu vực thị trường
ĐVT
Mức tiêu thụ trung bình năm
Trung Cận Đông
Tấn
25.000 – 30.000
Châu Âu
Tấn
10.000 – 15.000
Châu á
Tấn
10.000 – 15.000
Châu Mỹ và Châu Phi
Tấn
5.000 – 8.000
Khu vực thị trường Trung Cận Đông, là vùng sử dụng chè nhiều nhất. ở đây, chè được coi là “quốc thuỷ” do khu vực đạo hồi cấm uống nước có cồn ở nơi công cộng và khu vực này cũng ít uống cà phê. Với khu vực thị trường này, Tổng công ty sẽ tiếp tục phát triển ở mức sản lượng 25.000 – 30.000 tấn/năm. Thị trường Iraq, Tổng công ty đã xuất sang thị trường này năm cao nhất là 19.201,452 tấn (2000) chủ yếu là các loại chè trung bình, giá xuất khẩu từ 1.200 – 1.400 USD/tấn. Thị trường Iran, đây là thị trường mới mở chỉ nhập các loại chè đen cao cấp với số lượng từ 3.000 – 3.500 tấn/năm, giá ở mức 1.400 – 1.500 USD/tấn. Với thị trường Li bi và Jodani, Tổng công ty đã và đang xuất khẩu chè tốt với bao bì thành phẩm từ 100 – 500 – 1.000 gr/hộp carton, với mức giá 1.800 – 1.900 USD/tấn.
Khu vực thị trường Châu Âu, chủ yếu là Đông Âu, đã nhập chè của ta hơn 40 năm nay với các loại chè đen, có năm tới 12.000 tấn với giá 1.200 – 1.400 USD/tấn, chè xanh từ 2.000 – 3.000 tấn với giá từ 1.200 – 1.450 USD/tấn. Các loại chè xuất khẩu ở dạng bao gói 200 – 500 gr/hộp với giá 2.100 – 2.150/tấn. Tây Âu, đặc biệt là Anh có năm nhập 2.000 tấn kể cả loại cấp thấp như Dust, Faning và loại trung bình, với mức giá từ 650 – 1.450 USD/tấn. Tổng công ty tập trung duy trì, phát triển mức xuất khẩu sang Châu Âu từ 10.000 – 15.000 tấn/năm
Khu vực thị trường Châu á như Pakistan, Algieri, Singapo, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc nhập chè xanh, năm cao tới 4.000 tấn mức giá từ 780 – 4.560 USD/tấn. Mục tiêu duy trì ở mức 10.000 – 15.000 tấn/năm.
Thị trường Châu Mỹ và Châu Phi trong những năm tới sẽ cố gắng duy trì ở mức 5.000 – 8.000 tấn/năm. Riêng thị trường Mỹ, tiêu thụ các loại chè cao cấp với bao bì đẹp giá từ 3.000 – 6.000 USD/tấn, chè đen các loại từ 1.150 – 1.550 USD/tấn.
Nhiệm vụ chủ yếu của Tổng công ty là xuất khẩu với mục tiêu phấn đấu có thể xuất 50% tổng lượng chè xuất khẩu của cả nước. Tổng công ty phải tiếp tục giữ vững thị trường hiện có, mở rộng các thị trường mới theo hướng tiếp tục phát triển thị trường Trung Cận Đông, đây là thị trương rất lớn, đầy tiềm năng, củng cố và mở rộng thị trường Châu Âu và Châu á, tiếp tục tìm kiếm các cơ hội mới ở thị trường Châu Mỹ và Châu Phi.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, Tổng công ty chưa chú trọng trong các khâu của hoạt động nghiên cứu thi trường do đã quen với việc xuất khẩu theo kế hoạch của Bộ giao hoặc xuất khẩu uỷ thác ra nước ngoài trong thời gian trước đây.
1.2. Nội dung của giải pháp.
Để hoàn thành nhiệm vụ và đạt được các mục tiêu đề ra, Tổng công ty cần thực hiện các giải pháp về mặt thị trường như sau:
Đẩy mạnh công tác tiếp thị qua khảo sát thị trường, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua Internet… để giới thiệu chè Việt Nam trên thế giới, để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, phân tích đánh giá quan hệ cung cầu về đồ uống nói chung và chè nói riêng để có chiến lược định hướng sản xuất cho thích hợp.
Thúc đẩy nâng cao chất lượng chè, lấy tiêu chuẩn ISO 9000 làm công cụ quản lý chất lượng sản phẩm chè, kiểm tra chặt chẽ chất lượng trước khi nhập kho và quá trình bảo đảm trong kho, có chế độ khuyến khích đối với đơn vị giao hàng đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Hiện tại, Tổng công ty có 5 phòng kinh doanh do vậy nhiều khi bị chồng chéo chức năng, kìm hãm nhau trong phát triển. Trong tương lai cần thành lập một phòng Marketing thống nhất gồm 1 trưởng phòng phụ trách điều hành chung và ra quyết định cuối cùng, 1 phó phòng phụ trách xuất khẩu,1 phòng phụ trách mảng nội tiêu và các nhân viên làm công tác Marketing đối với từng mảng thị trường. Hoặc tổ chức trung tâm xúc tiến thương mại, trung tâm có nhiệm vụ: tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu sản phẩm chè của Tổng công ty và các đơn vị làm chè trong cả nước, tạo điều kiện cho khách hàng trong và ngoài nước tiếp cận với sản phẩm chè, phổ biến các công nghệ sản xuất mới, các thông tin cần thiết cho người làm chè. Qua trung tâm, các đơn vị sản xuất chè sẽ từng bước tiếp cận với hệ thống thương mại điện tử, đưa các thành tưu khoa học và kinh tế vào ngành chè…
Trực tiếp tổ chức sản xuất các sản phẩm chè truyền thống, các sản phẩm đã được người tiêu dùng tín nhiệm và đưa ra các sản phẩm mới có chất lượng cao, thuận tiện khi sử dụng để hướng dẫn tiêu dùng.
Nâng cao trình độ cán bộ nghiệp vụ, đảm bảo thành thạo về chuyên môn, tận tình trong công tác, lịch sự văn minh trong giao tiếp.
1.2. Về mặt hiệu quả:
Nếu như các giải pháp này được thực hiện tốt thì hiệu quả mang lại sẽ rất lớn.
Về sản lượng chè xuất khẩu sẽ tăng từ 24.000 tấn năm 2000 lên 30.700 tấn vào năm 2002 và 40.000 tấn vào năm 2005. Như vậy là đạt mục tiêu thậm trí còn có thể cao hơn nữa
Kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng từ 37.838 ng.USD lên 61.092 Ng.USD vào năm 2005 và 115.000 Ng.USD vào năm 2010.
Lợi nhuận thu được bình quân hàng năm tăng khoảng 512 Ng.USD.
1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.
Tổng công ty cần xây dựng đội ngũ cán bộ , nhân viên làm công tác thị trường với đầy đủ yêu cầu về trình độ và tích lũy kinh nghiệm. Xây dựng mạng lưới thông tin thị trường để cập nhật những thông tin mới, có khả năng xử lý hiệu quả các thông tin nhận được, giúp cho việc ra các quyết định có liên quan đến hoạt động xuất khẩu kịp thời và hiệu quả.
Thống nhất các tiêu chuẩn trong quản lý chất lượng sản phẩm của Tổng công ty và các đợn vị tham gia sản xuất, chế biến chè xuất khẩu.
Thống nhất quản lý, cung cấp đầy đủ nguồn vốn cho các hoạt động nghiên cứu, mở rộng thị trường, các đơn vị thành viên cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quyết định của Tổng công ty, tránh tình trạng các đơn vị hạch toán độc lập gây khó dễ cho Tổng công ty trong việc yêu cầu thực hiện các quyết định chung.
2. Giải pháp về chất lượng sản phẩm
2.1. Lý luận và thực tiễn của giải pháp.
Chất lượng cuộc sống của con người ngày một đòi hỏi cao hơn, tinh tế hơn. Các sản phẩm từ cây chè - đồ uống cho con người không nằm ngoài yêu cầu đó. Nghĩa là, phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và tình tế.
Đứng trong “top ten” thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè dù đó là niềm tự hào, nhưng nó không cho phép chúng ta thoả mãn. Chất lượng chính là cái đích tiếp theo cần đạt tới. Điều này rất cần và nhất thiết phải làm như vậy. Bởi đó là lẽ sống của một ngành kinh tế – kỹ thuật có bề dày lịch sử và giàu tiềm năng. Thời kỳ chạy theo số lượng đã qua rồi, sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nếu số lượng không đi đôi với chất lượng, nếu chất lượng kém.
Trên thực tế, chất lượng và uy tín chè Việt Nam vẫn thuộc “loại II” Vì sao vậy? Theo đánh giá của các chuyên gia chất lượng và uy tín chè xuất khẩu phụ thuộc vào 4 yếu tố: giống, kỹ thuật canh tác, năng suất, công nghiệp chế biến thì Tổng công ty yếu cả bốn.
Hiện nay, các đơn vị trong Tổng công ty trồng nhiều giống chè địa phương trồng lâu đời chiếm khoảng 90% diện tích. Gần đây, Tổng công ty có nhập một số giống chè Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản như giống Bát Tiên, Văn Xương, Yabuki… có chất lượng cao, tuy nhiên diện tích trồng còn nhỏ chỉ chiếm dưới 10%. Sản xuất đại trà chủ yếu dùng giống địa phương, giống mới và giống đã qua chọn lọc còn quá ít. Điều này ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng chè xuất khẩu. Không nói đến chỉ tiêu cảm quan hay phân tích các yếu tố vi lượng, chỉ xét về hình thức thì kích thước lá, búp chè của ta không đồng đều dẫn đến có khách hàng tưởng ta trộn lẫn nhiều loại chè với nhau.
Cũng theo các chuyên gia, năng suất phải đạt từ 4 tấn/ha trở lên người trồng chè mới có lãi. Nhưng theo thống kê chính thức của Tổng công ty cho thấy 75% số tỉnh trồng chè năng suất đạt dưới 4 tấn/ha, năng suất bình quân cả nước đạt 3,68 tấn/ha. Nếu lấy giá bình quân 1 kg năm 1998: 2.259đ * 3,68 tấn thì người trồng chè chỉ thu về 8.313.120 đồng/ha. Trong khi mức đầu tư chuẩn cho một ha chè phải là 15 triệu đồng. Do đó, người trồng chè phải cắt giảm đầu tư cho vườn chè. Qua khảo sát của Tổng công ty , người trồng chè chỉ đầu tư 6-7 triệu đồng/ha (bằn 40% yêu cầu), ở những vùng nghèo tỷ lệ này còn thấp hơn, dẫn đến cái vòng luẩn quẩn: đầu tư thấp – năng suất thấp – chất lượng thấp – thu nhập thấp.
Sự lạc hậu của công nghệ chế biến chè là một chuyện đã lâu của ngành chè hiện chưa đến hồi kết thúc. Công nghệ chế biến chè đen nhập khẩu từ Liên Xô cũ vào những năm 1957-1977, tuy đàn còn hoạt động nhưng đã bộc lộ nhiều nhược điểm ở các khâu như: lên men, sấy, hút bụi, phân loại…Thiết bị nhập từ ấn Độ thiếu đồng bộ nên hoạt động thiếu hiệu quả, chỉ có dây truyền ở Long Phú là đàn hoạt động tốt. Ngoài các nhà máy chế biến công nghiệp với công suất lớn, còn nhiều cơ sở nhỏ cũng tham gia sản xuất chế biến chè đen xuất khẩu, nhưng thiếu thiết bị và không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, làm giảm chất lượng và uy tín của chè Việt Nam xuất khẩu.
2.2. Nội dung của giải pháp.
Để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu Tổng công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
Bảo đảm cho người trồng chè đạt mức thu bình quân 15 triệu đồng/ha, về vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp bao gồm: Trồng mới, chăm sóc chè (2000-2010) là 2.170 tỷ đồng, nhu cầu cho vốn đầu tư cho công nghiệp gồm thiết bị nhà xưởng… là2.628 tỷ đồng. Đây là số vốn rất lớn cần tạo ra từ các chính sách thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, trong đó việc huy động vốn trong nước là quan trọng như: vốn của dân, vốn từ các chương trình 327, 773… Mặt khác, cần có sự hỗ trợ của nhà nước về chế độ chính sách như: cho vay vốn trồng mới chè trong 15 năm, trong đó 7 năm ân hạn, trả vốn và lãi từ năm thứ 8 với lãi suất 0,5%/tháng, cho vay vốn xây dựng cải tạo nhà máy chế biến chè trong 10 năm, trong đó 3 năm đầu ân hạn, trả vốn và lãi từ năm thứ tư với lãi suất 0,81%/tháng. Nhà nước nên miễn thuế sử dụng đất 5 năm cho các diện tích chè phục hồi và trồng mới trên đất dốc.
Nhanh chóng đưa các giống mới có năng suất và chất lượng tốt vào các vườn chè như: giống PH1, 1A, 777, BT95, YA94 và các giống mới của Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản vào các vùng đất tốt, đưa các giống BT95, NT95, VX95, OL93, KX94… vào các diện tích trồng mới. ở các vùng có độ cao từ 500m trở lên, trồng các loại chè đặc sản như: chè Shan Tuyết, BT95, LDP1-2. Viện nghiên cứu chè tổ chức các đầu mối để phát triển các vườn ươm giống ở từng vùng, từng doanh nghiệp.
Về kỹ thuật canh tác: Xu thế mới đối với việc trồng chè đó là tăng mật độ cây chè trên một ha để sớm che phủ đất (chống cỏ dại). Đã đến lúc phải đưa nhanh công nghệ sinh học vào vườn chè, phòng trừ sâu bệnh theo đúng hướng dẫn, bón phân phù hợp với từng loại đất theo quy định quy trình, chú trọng phân vi sinh hữu cơ để bảo vệ môi trường và để đảm bảo năng suất và chất lượng chè, cần lưu ý rằng sâu bệnh có thể làm giảm sản lượng từ 10-12%. Cần sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp IPM không để lại dư độc chất trong sản phẩm.
Làm tốt các khâu trong quy trình sản xuất: Trồng chè – thu hái – chế biến – sàng lọc.
áp dụng phương pháp quản lý chất lượng đồng bộ, phương châm làm đúng ngay từ đầu, lấy tiêu chuẩn ISO 9000 làm công cụ để quản lý chất lượng.
Chỉ đạo chặt chẽ việc cải tạo các vườn chè ở từng khu vực có đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau để đưa giống mới thích hợp vào sản xuất. Những người trồng chè cần được trang bị kiến thức, để căm sóc đất chè không bị bạc màu mà lại giàu về dinh dưỡng và chủ động về thuỷ lợi.
Đầu tư thiết bị hái chè để giảm 2/3 sức lao động, tăng năng suất, thay thế 3 máy lên men của Liên Xô cũ bằng của Nhật và ấn Độ, đầu tư thay hai máy sấy của Nhật. Trang bị thêm máy hút bụi, lọc tách sơ cẫng, loại bỏ tạp chất sắt, trang bị thiết bị bẻ chè kiểu Nhật cho phòng sàng.
Tuyệt đối không thu mua và chế biến chè búp tươi còn dư lượng thuốc trừ sâu, chè bị ôi ngốt, dập nát.
Thu mua và chế biến mặt hàng chè OP và P dài hơn và theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam , tỷ lệ 3 mặt hàng (OP, FBOP, P) không quá 60%, thuỷ phần nhập kho không quá 7%, không nhập kho chè bị lẫn loại. Nội chất không có chie tiêu nào dưới 2,5 điểm.
2.3. Về mặt hiệu quả:
Khi những giải pháp này được thực hiện chắc chắn sẽ nâng cao được chất lượng chè thành phẩm. Đưa tổng diện tích vườn ươm đạt 120 ha đủ cung cấp giống cho trồng mới 5.000 ha/năm. Sản lượng tiêu thụ của Tổng công ty tăng lên khoảng 3.000 tấn chè thành phẩm. Giá chè tăng khoảng 21,9% (tương đương 0,24 USD/kg). Dẫn đến doanh thu tăng mỗi năm là 4.040.000 USD tương đương với 60.525.000.000 đồng. Lợi nhuận sẽ tăng mỗi năm là 840 triệu đồng, thị phần xuất khẩu tăng từ 2,3% năm 2001 lên 4 – 5% vào năm 2005.
Bí quyết chất lượng là: Kỷ luật chế biến nghiêm túc, kiểm soát chất lượng càng chặt chẽ thì rủi ro trên thị trường quốc tế cũng như nội địa càng thấp. Chỉ có chất lượng tốt ta mới giữ vững và mở rộng được thị trường, kiếm được khách hàng ổn định lâu dài.
2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.
Huy động đầy đủ nguồn vốn đầu tư cho canh tác và phát triển cây chè từ nhiều nguồn khác nhau.
Kiểm tra thường xuyên và hướng dẫn kịp thời các biện pháp, kỹ thuật canh tác cho người trồng chè.
Viện nghiên cứu chè làm trọng tâm trong việc nghiên cứu, phát triển, cung cấp các giống chè mới có năng suất và chất lượng cao cho người trồng chè.
Kiểm tra chặt chẽ, thống nhất quản lý chất lượng ở tất cả các đơn vị tham gia sản xuất chế biến chè xuất khẩu.
Chuẩn bị vốn cho đầu tư đổi mới các thiết bị, công nghệ cần thiết.
Tăng cường nhận thức cho các thành viên trong Tổng công ty về vai trò của chất lượng đối với sự phát triển lâu dài của Tổng công ty.
3. Đa dạng hoá sản phẩm.
3.1. Lý luận và thực tiễn của giải pháp.
Muốn tăng trưởng vững chắc cả về giá trị xuất khẩu cũng như mở rộng thị trường, thì một trong những giải pháp quan trọng là đa dạng hoá sản phẩm chè, chứ không thể dựa vào các mặt hàng truyền thống vốn rất nghèo nàn.
Hiện nay, việc tạo ra sản phẩm mới làm được quá ít, trong khi có sản phẩm mới thì mới có khả năng đa dạng hoá mặt hàng, đa dạng hoá thị trường. Do đó, vấn đề đặt ra là phải cải tiến các mặt hàng truyền thống, tổ chức nghiên cứu hệ thống và đầu tư thích ứng cho sự phát triển các mặt hàng mới, cải tiến mẫu mã, công nghệ bao bì có đẳng cấp quốc tế. Cần chú ý là với đồ uống, việc tạo ra sản phẩm tương tự ở đây được hiểu là sản phẩm mới, phải có chất lượng tương đương nào đó. Khi xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu đối với mẫu mã và bao bì phải thích ứng với môi trường hiện đại, điều này có nghĩa là bao bì hoặc có thể sử dụng lại sau khi dùng, hoặc chúng không làm hại tới môi trường sau khi đã thành chất thải, bao bì dễ sử dụng, mẫu mã có tính hướng dẫn tiêu dùng. Các sản phẩm mới cũng bao gồm các sản phẩm cao cấp và sản phẩm tiện cho hệ thống phân phối.
Để thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm Tổng công ty đã trình Chính phủ xây dựng khu công nghiệp liên hiệp tại Kim Anh (Hà Nội) và hiện bước đầu kế hoạch đang triển khai vào đầu năm 2002 bao gồm:
Chế tạo phụ tùng và thiết bị chế biến chè với công suất 300 tấn/năm, nhằm phục vụ cho các nhà máy chè hiện có và tiến tới không phải nhập thiết bị đơn giản từ nước ngoài.
Trung tâm tinh chế - đấu trộn – sản xuất bao bì - đóng gói chè thành phẩm, công suất tinh chế - đấu trộn 5.000 tấn/năm, chè bao gói thành phẩm 3.000 tấn/năm, sản xuất bao bì chè công suất 5.000 tấn/năm, cho ra các loại sản phẩm chè đa dạng, chè đen và chè xanh đấu trộn theo nhu cầu mẫu mã từng thị trường, chè bao gói từ 200 – 1.000 gr, các loại chè Sen, Nhài, Hương tổng hợp, Ngâu, Tùng Hạc, Thanh Long, Hương hoa quả đến các loại chè hữu cơ, chè thực phẩm, chè Thảo mộc và chữa bệnh…
Mở rộng và trang bị thêm thiết bị cho nhà máy chè túi lọc công suất 300 tấn/năm tại Hà Nội.
Xây dựng nhà máy chè đóng gói công suất 300 tấn/năm và trung tâm đấu trộn chè tại Thành phố Hồ Chí Minh, công suất 300 tấn/năm.
Đầu tư mở rộng các xưởng chế biến phân hữu cơ vi sinh, phân lân… với tổng công suất 4 vạn tấn/năm dùng cho chè và các loại cây khác.
Tổ chức hệ thống cơ khí chè để có thể tiến hành hợp tác với nước ngoài và các nhà máy cơ khí trong nước làm nhiệm vụ chế tạo, lắp ráp thiết bị, phụ tùng thay thế, phù hợp với sự phát triển và hiện đại hoá của ngành chè
Phát triển lĩnh vực xây lắp và vật tư kỹ thuật để đảm bảo việc xây dựng các nhà máy của ngành chè, đủ khả năng để tổ chức thi công các công trình yêu cầu kỹ thuật cao. Mở rộng mạng lưới xây dựng ra cả nước để có doanh thu 30 tỷ/năm. Công ty có thể đảm nhiệm thêm các nhiệm vụ khác như: Cải tạo đất, cải tạo mạng lưới giao thông, cải tạo các nhà máy trong và ngoài ngành chè.
Tổng công ty đã mở nhiều đợt nghiên cứu thị trường và rút ra được nhu cầu về các loại chè của một số thị trường chính được trình bày ở bảng sau:
Bảng 17. Loại chè ở một số thị trường chính.
Tên nước
Loại chè
1. Iraq
Loại chè trung bình
2. Iran
Loại chè cao cấp
3. Đài Loan
Chè đen cấp thấp, chè xanh đặc sản và chè ướp hương
4. Anh
Chè đen ORTHODOX và chè cấp thấp như Dust, Faning
5. Nga
Chè đen chủng loại ORTHODOX và CTC
6. Nhật Bản
Chè xanh dẹt công nghệ Nhật và chè đen
7. Trung Quốc
Chè xanh các loại
Qua bảng trên ta có thể thấy được các loại chè mà một số thị trường chính yêu cầu. Nhưng chúng ta sẽ không dừng ở đó và sẽ tiếp tục nghiên cứu, cung cấp các loại sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng ở nhiều thị trường khác nhau bằng việc đa dạng hoá sản phẩm.
3.2. Nội dung của giải pháp.
Muốn đa dạng hoá sản phẩm phải giải quyết hai vấn đề cơ bản là giống và kỹ thuật chế biến.
Trước hết, phải cung cấp cho vùng nguyên liệu các giống cây chè mới, có hương vị mới, đồng thời có năng suất cao, chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đẻ tạo ra nguồn chè nguyên liệu ổn định và có khả năng chế biến đa dạng sản phẩm. Vừa qua, một số đơn vị đã đầu tư trồng giống chè Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, bước đầu đã mở ra những triển vọng tốt, từ các giống chè này có thể chế biến ra nhiều loại chè xuất khẩu cao cấp.
Kỹ thuật chế biến đóng vai trò quyết định để đa dạng hoá sản phẩm. Trong đó, đòi hỏi phải có đội ngũ kĩ thuật giỏi và tâm huyết với nghề, có khả năng sáng tạo, để tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đồng thời tạo ra những sản phẩm mới có tính khai phá thị trường. Nghệ thuật chế biến chè không chỉ đảm bảo các yêu cầu chất lượng sản phẩm về mặt cảm quan, màu sắc, hương vị, hình dáng, thành phần, thuỷ phần… Mà cả tính toán giá thành phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chè nguyên liệu ở mỗi vùng có những đặc trưng riêng, ví dụ như cũng là chè Bạch Mao nhưng chè Hà Giang có mùi vị khác chè Lâm Đồng; Chè Thái Nguyên có hình dáng, mùi vị đặc trưng…Vì vậy phải có qui trình sản xuất khác nhau. Giỏi về kĩ thuật là phải nắm vững toàn diện về tổ chức sản xuất, kể cả nắm rõ giá và đặc tính nguyên liệu từng vùng, cho đến cách phân loại sơ chế nguyên liệu, xây dựng thành từng công đoạn để tìm ra giải pháp sản xuất hợp lí nhất. ở từng xí nghiệp chế biến, nguyên liệu phải được phân loại rất kĩ thành nhiều loại để tận dụng tối đa nguyên liệu, từ đó thành công hay không là do khâu xử lý pha chế, đấu trộn các loại để đáp ứng yêu cầu của từng thị trường, tạo ra nhiều cấp sản phẩm khác nhau, từ cấp thấp đến cấp cao, với các loại chè ướp hương của các loại hoa thiên nhiên (lài,sen…) ở nồng độ khác nhau 20%,30%…làm đa dạng mặt hàng, mỗi loại có giá bán khác nhau, phục vụ nhiều đối tượng khác nhau. Đây là điểm then chốt để nâng cao hiệu quả kinh tế. Có thể nói, sự sáng tạo là yếu tố quyết định thành công trong làm chè xuất khẩu, bên cạnh đó còn phải biết lắng nghe khách hàng. Việc đa dạng hoá sản phẩm cũng đòi hỏi người quản lí đồng thời vừa phải có trình độ tổ chức sản xuất tốt, vừa phải nắm vững kĩ thuật mới để có thể linh hoạt nắm bắt yêu cầu và có quyết định kịp thời khi đàm phán với khách hàng.
3.3. Về mặt hiệu quả kinh tế:
Nếu giải pháp đa dạng hoá sản phẩm được áp dụng thì đến 2005 doanh thu của tổng công ty sẽ tăng lên từ 1.800 tỉ đồng đến 2.000 tỉ đồng, trong đó 70% doanh thu từ chè. Tổng công ty sẽ có một cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hợp lí, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng ở nhiều thị trường khác nhau, mặt hàng chè của Tổng công ty sẽ có mặt ở trên 40 nước trên thế giới và sản lượng xuất khẩu đạt 45.000 tấn vào năm 2005.
3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.
Tổng công ty mà cụ thể là Viện nghiên cứu chè cần tích cực nghiên cứu phát triển và nhập khẩu các giống chè mới thích hợp để thực hiện đa dạng hóa sản phẩm.
Có đội ngũ kỹ thuật giỏi và tâm huyết để thực hiện tốt các kỹ thuật chế biến. Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao.
4. Giải pháp về hiện đại hoá thiết bị và công nghệ chế biến chè.
4.1. Lý luận và thực tiễn của giải pháp.
Hiện trạng, trong số 174 cơ sở chế biến công nghiệp của cả nước, Tổng công ty chè quản lí 65 cơ sở với tổng công xuất 1.690 tấn tươi/ngày.
Công nghệ chế biến chè xuất khẩu theo công nghệ OTHODOX và CTC. Ngoài một số dây truyền hiện đại mới nhập đồng bộ của ấn Độ là đang hoạt động tốt còn lại phần lớn các dây truyền thiết bị khác đã cũ và lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ, tuy vẫn đang còn hoạt động nhưng đã bộc lộ nhiều nhược điểm ở các khâu: lên men, sấy, hút bụi phòng sàng…nên ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.
Chế biến chè xanh chủ yếu theo phương pháp cổ truyền và một phần theo công nghệ Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Các máy móc thíêt bị vừa và nhỏ hoạt động bình thường, nhưng nhìn chung chất lượng sản phẩm sản xuất ra không cao.
Do đó việc hiện đại hoá thiết bị và công nghệ chế biến chè là một tất yếu khách quan, một nhu cầu bức thiết của công nghiệp thực phẩm nói chung và của nghành chè nói riêng trên con đường hoà nhập với thị trường thế giới và nâng cao sức cạnh tranh.
Vài năm gần đây, nhất là trong các năm 2000-2001 nhiều loại sản phảm mới từ mọi miền đất nước đã liên tiếp xuất hiện, đặc biệt là các sản phẩm chất lượng cao như: Shan Trúc Thanh, các loại chè nhài của công ty Cát Thịnh, chè Mĩ Lâm, sông Lô, Rồng Vàng, một số loại chè Mộc Châu mới, chè Cổ Loa, Bắc Sơn. Đặc biệt là các loại chè nhúng hương hoa quả của Tổng công ty chè Việt Nam khá đa dạng như: Dâu, Ngâu, Sói, Đào, Soài… Trong tổng sản phẩm xuất khẩu năm 2001 với 29.770,659 tấn, phần lớn đã qua xử lý công nghiệp chế biến với các loại hình khác nhau, trong đó có nhiều loại công nghệ tiên tiến trên thế giới hiện nay.
Chiến lược phát triển chè ở Việt Nam đến những năm 2010 đã chỉ rõ những đường nét căn bản của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá công nghiệp chế biến trong ngành chè. Nếu làm một phép so sánh, thì đến đầu năm 1999 cả nước có 75 cơ sở chế biến (Tổng công ty quản lý 28 cơ sở) với tổng công suất 1191 tấn búp tươi (chiếm 60% tổng sản lượng búp tươi), thì đến năm 2001 cả nước có 174 cơ sở chế biến có công suất 5 tấn/ngày, tổmg công suất 1690 tấn búp tươi/ngày (chiếm 75% tổng sản lượng búp tươi). Như vậy trung bình mỗi năm, cả nước đã tăng được hơn 160 tấn/ngày, tương đương với khoảng 5.000 tấn nguyên liệu.
4.2. Nội dung của giải pháp.
Vấn đề đặt ra là hiện đại hoá thiết bị như thế nào?
Giải pháp chung về đầu tư thiết bị cần thiết là: Bổ xung dàn héo tự nhiên, hiện đại hoá bộ phận ép của máy vò, thay đổi động cơ làm giảm vòng quay của máy vò, hiện đại hoá phòng lên men, trang bị hệ thống lên men liên tục và làm mát lá chè theo kiểu Nhật, thay bộ phận phun ẩm bằng phun sương. Mặt khác, hiện đại hoá khâu hút bụi để đảm bảo vệ sinh công nghiệp, thay lò nhiệt đốt than băng đốt dầu để tăng chất lượng chè. Xây dựng kho bảo quản chè bán thành phẩm để đảm bảo không tăng độ ẩm.
Kế hoạch 10 năm (1999-2010) là xây dựng thêm 180 nhà máy, công suất 12 tấn/ngày, thiết bị tiêu chuẩn, trong đó 137 nhà máy đảm bảo chế biến 34.000 ha trồng mới và 43 nhà máy đảm bảo chế biến số sản phẩm tăng lên từ các diện tích cũ.
Đối với vùng sâu vùng xa, mô hình xưởng chế biến công suất 2-6 tấn/ ngày, thiết bị hiện đại ( như xưởng chè Bắc Sơn thiết bị Đài Loan công suất 4 tấn/ngày) là thích hợp.
ở những địa bàn quá phúc tạp, nên trang bị các máy sao, vò cỡ nhỏ 50-200 kg/ngày để phục vụ nội tiêu và cung cấp cho các nhà máy đấu trộn, tinh chế…
Về xử lý những xưởng chế biến thủ công mi ni: Đây là vấn đề mà công luận đã lên tiếng nhiều với những quan điểm đôi khi hoàn toàn trái ngược nhau. Công bằng mà nói thì nên xem xét vấn đề này trên hai khía cạnh. Xét về góc độ chất lượng, thì đây là những cơ sở sản xuất thoát khỏi sự kiểm soát về tiêu chuẩn và chất lượng, vì sản phẩm không tuân thủ một loại tiêu chuẩn nào. Về quan điểm kinh tế thi trường thì cạnh tranh là tất yếu khách quan, không thể dùng biện pháp hành chính để xoá bỏ những cơ sở này được. Vấn đề là cần xử lý từ gốc, một mặt khi cấp đăng kí kinh doanh, các cơ quan chức năng cần xem xét đầy đủ các tiêu chuẩn để cho phép loại hình này hoạt động, trong các tiêu chuẩn thiết bị, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm… Mặt khác, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng địa phương, các tổ chức tiêu chuẩn và ngành chè trong việc kiểm tra giám sát hoạt động của các xưởng không đủ tiêu chuẩn hoạt động. Mặt quan trọng khác là ngành chè cần tổ chức bình tuyển, chọn mẫu, thiết kế chế tạo các dây truyền thiết bị quy mô nhỏ trang bị đến hộ, liên hộ, tích cực giảm giá thành, nâng cao chất lượng chế tạo phụ tùng thiết bị lẻ để người làm chè, nhất là các doanh nhân có ý chế biến chè quy mô nhỏ, có thiết bị thích hợp thay thế các xưởng, lò chế biến mi ni này.
Một giải pháp khác để hiện đại hoá công nghệ và thiết bị đó chính là con đường liên doanh liên kết và chuyển giao công nghệ, với các hình thức này chúng ta sẽ có được công nghệ tiến hiện đại, thích hợp với điều kiện hiện nay của Tổng công ty.
Trong chương trình chế tạo công nghệ thiết bị chè, Tổng công ty cần lựa chọn thiết bị công nghệ phù hợp với đặc thù của Việt Nam trong số thiết bị hiện có như Nga, ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Cải tạo một số thiết bị đang sử dụng và tiến tới sản xuất các máy lên men liên tục để trang bị cho các nhà máy chè. Đồng bộ hoá và thống nhất trong khâu sàng phân loại để tạo men liên tục, để tạo ra mặt đồng đều giữa các nhà máy. Hiện đại hoá toàn bộ khâu hái chè nhằm tạo hương thơm cho chè thành phẩm. Lắp đặt thiết bị hút ẩm cho chè thành phẩm để chè vào thùng đạt mức thuỷ phần 5%.
4.3. Về mặt hiệu quả:
Nếu các giải về hiện đại hoá thiết bị và công nghệ được áp dụng thì lợi ích đầu tiên đó là chất lượng sản phẩm được cải thiện rõ rệt.
Chè loại 1: từ 2,3% lên 20%.
Chè loại 2: từ 44,8% lên 60%.
Chè loại 3: từ 48,2% xuống 19%.
Chè loại 4: từ 4,7% xuống 1%.
Từ đó nâng giá bán của chè xuất khẩu lên ngang mức giá trung bình của thé giới 2,018 USD/kg, chứ không như hiện nay chỉ bằng 70-80% giá trung bình của thế giới. Sản phẩm chè của Tổng công ty sẽ có mặt ở những thị trường đòi hỏi chất lượng cao như Anh, Iran, Nhật Bản… Với hệ thống máy móc thiết bị đồng bộ sễ giảm được chi phí nguyên nhiên liệu từ 10-15%, kim ngạch xuất khẩu đạt 115 triệu USD vào năm 2010.
4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.
Đầu tư đầy đủ cho các chương trình nghiên cứu, chế tạo công nghệ thiết bị chè.
Tổng công ty phải có năng lực trong việc đánh giá tính đồng bộ, hiệu quả và sự phù hợp của các thiết bị công nghệ ngoại nhập hiện nay.
Cung cấp đầy đủ vốn đầu tư cho xây dựng các nhà máy mới và nhập các dây truyền thiết bị đồng bộ.
Giữ mối quan hệ tốt trong liên doanh, liên kết để phát triển các hoạt động liên doanh, liên kết mới sau này. Thực hiện tốt các công tác trước và sau khi liên doanh.
5. Giải pháp về chính sách Marketing xuất khẩu.
5.1. Lý luận và thực tiễn của giải pháp.
Cùng với chính sách đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận, sản lượng xuất khẩu liên tục tăng qua các năm đạt mức 29.770,659 tấn vào năm 2001 kim nghạch xuất khẩuđạt 37.838.981,43 USD, đặc biệt trong tình hình nhiều thị trường truyền thống bị đổ vỡ. Tuy nhiên sự phát triển của hoạt động xuất khẩu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của TCT.
Bên cạnh những nguyên nhân gắn liền với yếu tố môi trường quốc tế và môi trường vĩ mô trong nước, một nguyên nhân quan trọng của tình hình trên thuộc về hiệu quả của hoạt động Marketing xuất khẩu của Tổng công ty.
Thực tế, Tổng công ty đã thực hiện nhiều hoạt động thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, những hoạt động này chủ yếu tập trung vào việc xúc tiến xuất khẩu. Hơn nữa các hoạt động này nhiều khi rời rạc, thiếu tính hệ thống và chưa tuân theo các nguyên tác và qui trình Marketing hiện đại. Đó là định hướng thị trường, thoả mãn khách hàng, phối hợp với các chiến lược Marketing và đảm bảo hiệu qủa kinh tế.
Chính vì vậy, rất cần thiết phải đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách marketing xuất khẩu của Tổng công ty. Trong xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng tăng, việc thực hiện chính sách Marketing xuất khẩu chắc chắn là một con đường tất yếu, một công cụ quan trọng giúp cho Tổng công ty mở rộng hoạt động xuất khẩu và nâng cao hiệu quả.
Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing và quản lí xuất khẩu,Tổng công ty cần phải tập trung vào công tác nghiên cứu thị trường và xác lập Marketing hỗn hợp cho sản phẩm xuất khẩu trên các thị trường mục tiêu.
5.2. Nội dung của giải pháp
5.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường xuất khẩu
Nâng cao hiệu quả của việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu vẫn là phương pháp phổ biến nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Đây là phương pháp đỡ tốn kém nhất và phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp xuất khẩu mới tham gia vào thị trường thế giới. Tất nhiên, mức độ tin cậy của phương pháp này không cao như phương pháp nghiên cứu hiện trường.
Điều quan trọng là Tổng công ty phải biết tìm kiếm các nguồn tin thứ cấp và khai thác triệt để các nguồn tin đó.
Hoàn thiện quá trình lựa chọn thị trường xuất khẩu.
Cho đến nay, Tổng công ty vẫn đang áp dụng Marketing xuất khẩu một cách không có kế hoạch và từng phần. Tổng công ty gần như lựa chọn theo cách phản ứng lại với thị trường. Trong tương lai, Tổng công ty phải cố gắng chuyển từ tiếp cận lựa chọn thị trường một cách “phản ứng hay bị động” sang tiếp cận “tích cực” tức là có định hướng Marketing.
Một vấn đề quan trọng khác của việc tuyển chọn thị trường xuất khẩu là quyết định liên quan đến số lượng thị trường mà Tổng công ty sẽ thâm nhập. Vấn đề cuối cùng liên quan đến thị trường xuất khẩu là xác định và lựa chọn các thị trường mục tiêu cho hiện tại và tương lai.
Trước hết, tiếp tục thực hiện các chính sách đa phương hoá, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khối EU, Bắc Mỹ, Ôxtralia và khôi phục lại các thị trường truyền thống ở khu vực Đông Âu, Nga và các nước SNG. Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN và Châu á.
5.2.2. Đổi mới phương thức thâm nhập thị trường: từ xuất khẩu gián tiếp sang xuất khẩu trực tiếp.
Trong thời gian tới, cùng với việc tích luỹ kinh nghiệm xuất khẩu và nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực của cán bộ làm Marketing xuất khẩu, Tổng công ty cần phải thực hiện xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Hơn nữa, thay vì xuất khẩu bị động như hiện nay, cũng cần phải thực hiện xuất khẩu theo định hướng Marketing, tức là xuất phát từ nhu cầu và thị trường, mong muốn của người tiêu dùng nước ngoài, xây dựng chính sách Marketing hỗn hợp thích nghi tốt nhất với điều kiện và đặc điểm của thị trường quốc gia.
Đối với Tổng công ty, hiện nay khả năng bán trực tiếp cho khách hàng cuối cùng là rất khó. Chúng ta chưa có đủ khả năng thiết lập mạng phân phối riêng hay tiến hành liên doanh tại nước ngoài. Do đó, những năm trước mắt, hình thức sử dụng trung gian phân phối dường như là giải pháp hợp lý nhất.
5.2.3. Hoàn thiện các chính sách Marketing hỗn hợp trên thị trường xuất khẩu.
Chính sách sản phẩm xuất khẩu.
Vấn đề đầu tiên, quan trọng nhất là sản phẩm xuất khẩu phải thích nghi và đáp ứng được nhu cầu thị trường nước ngoài về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, bao gói của sản phẩm. Chỉ có những sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao mới có thể đứng vững trên thị trường.
Vấn đề thứ hai trong chính sách sản phẩm là Tổng công ty cần thực hiện giải pháp đa dạng hoá sản phẩm nhằm nâng có khả năng đáp ứng các cấp độ nhu cầu khác nhau của khách hàng mục tiêu, tận dụng năng lực hiện có và phân tán rủi ro.
Vấn đề thứ ba là phát triển sản phẩm mới nhằm tăng cường khả năng nắm bắt cơ hội thị trường mới và giảm thiểu rủi ro gắn liền với những thay đổi thị trường.
Vấn đề thứ tư, đối với sản phẩm xuất khẩu hoặc có chất lượng cao cố găng sử dụng nhãn hiệu của Tổng công ty kết hợp với nhãn hiệu của nhà phân phối (nhập khẩu). Trong trường hợp cho phép cố gắng sử dụng nhãn hiệu thống nhất Vinatea.
Chiến lược giá cả.
Hiện nay, Tổng công ty áp dụng giá xuất khẩu FOB trên cơ sở thoả thuận với khách hàng nước ngoài. Để tránh tình trạng bị ép giá, cần thiết phải có một khung giá cho từng mặt hàng chè xuất khẩu trên cơ sở nghiên cứu và phân tích chi phí, giá cả thị trường quốc tế và chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Theo vị thế cạnh tranh hiện nay, Tổng công ty có thể cải tiến mức giá bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, nhờ đó tạo ra mối quan hệ giá cả - chất lượng cao hơn, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm chè.
Trong tương lai sẽ phấn đấu xuất khẩu trực tiếp, bán theo giá CIF.
Đẩy mạnh truyền tin và xúc tiến hỗn hợp.
Trong chính sách xúc tiến hỗn hợp cần đặc biệt quan tâm đến quảng cáo và tuyên truyền, việc tham gia hội chợ quốc tế là rất có ích. Vấn đề quan trọng là phải xác định sản phẩm, mặt hàng tham gia trong mối quan hệ với khả năng cung ứng về lượng và về chất của chúng ta.
Khi kết thúc hội chợ, cần phải dành thời gian thích đáng dể củng cố các quan hệ thiết lập hoặc tiếp tục giới thiệu chào bán sản phẩm.
5.3. Về mặt hiệu quả:
Nếu các giải pháp trong chính sách Marketing được áp dụng sẽ có thể mở rộng được thị trường xuất khẩu với trên 40 nước, giảm tỷ trọng sản lượng xuất khẩu sang Iraq còn 40 42%, xây dựng được một cơ cấu sản phẩm chè xuất khẩu hợp lí đa dạng từ đó phân tán được rủi ro và bước đầu thiết lập được những thị trường ổn định lâu dài và đưa giá xuất khẩu chè ngang bằng với giá trung bình của thế giới 1.075 USD/tấn, sản phẩm chè của Tổng công ty được người tiêu dùng thế giới công nhận thông qua việc xây dựng được bộ nhãn hiệu riêng và có thể cạnh tranh với các nước khác.
5.4. Điều kiện thực hiện
Cần nâng cao nhận thức của các cán bộ nhân viên trong Tổng công ty về vai trò của hoạt động Marketing, hiệu quả của hoạt động Marketing sẽ quyết định đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
Đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác thị trường với các kỹ năng Marketing cần thiết.
Xây dựng chính sách Marketing phù hợp với từng hoàn cảnh và điều kiện thị trường cụ thể.
Có phương thức thâm nhập khác nhau đối với các thị trường khác nhau.
Kết luận
Chuyên đề thực tập " giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở tổng công ty chè Việt Nam" gồm 88 trang, và 13 bảng và được chia làm 3 phần ngoài lời mở đầu và kết luận.
Phần thứ nhất: Những luận cứ khoa học về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Tổng công ty
Phần thứ hai: Phân tích thực trạng sản xuất – kinh doanh và xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam trong thời gian qua.
Phần thứ ba: Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam trong thời gian tới.
Để đảm bảo chất lượng và thời hạn hoàn thành chuyên đề em đã cố gắng thực hiện tốt các công tác như: Thu thập, tìm kiếm, sưu tầm, phân tích đánh giá tài liệu số liệu, đọc tài liệu, ghi bút ký, viết bản thảo và tiến hành ghi chính thức.
Theo sự nhận xét chủ quan của bản thân em thì chuyên đề này, đặc biệt là các giải pháp đề xuất không chỉ có tác dụng là tài liệu tham khảo đối với Tổng công ty và những người quan tâm đến sự phát triển của Tổng công ty mà còn có tác dụng cụ thể hoá những lý luận đã học.
Tuy nhiên., sự nhận xét trên đây còn mang tính chủ quan nên chuyên đề này chắc chắn sẽ còn những sai sót nhất định. Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cô chú, anh chị trong Tổng công ty của các thầy cô và đặc biệt của thầy giáo hướng dẫn và của các bạn, để một mặt nâng cao chất lượng chuyên đề, mặt khác để nâng cao hoàn thiện kiến thức hiểu biết của bản thân em.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Tổng công ty đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp cho em những tài liệu cần thiết và đặc biệt là thầy giáo trực tiếp hướng dẫn em: PGS – TS. Phạm Hữu Huy đã tận tình, chỉ bảo,giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Giáo trình kinh tế quốc tế, GS-TS Tô Xuân Dân, Trường ĐHKTQD.
Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, PGS-Nhà giáo ưu tú Vũ Hữu Tửu, NXB Giáo Dục 1998.
Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, PGS-Nhà Giáo ưu tú Đinh Xuân Trình, NXB Giáo Dục 1998.
Xu hướng tiêu thụ mới trên thị trường chè và tiến bộ kỹ thuật về công nghệ chè, Trần Tông Mậu, Hội thảo về chè Bắc Kinh.
Cây chè Việt Nam, Đỗ Ngọc Quỹ –Nguyễn Kim Phong, NXB Nông nghiệp 1997.
Các báo và tạp chí các năm 1998, 1999, 2000, 2001.
Các tài liệu báo cáo của Tổng công ty chè Việt Nam.
Nghị định 57/1998/NĐ-CP của Chính phủ.
Mục lục
Trang
Lời nói đầu
1
Phần thứ nhất: những luận cứ khoa học về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty
2
I. Quan điểm về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm
2
1. Xuất khẩu là gì?
2
2. Thế nào là thúc đẩy xuất khẩu
2
II. Mục đích của xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm
3
III. ý nghĩa của xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu
4
1. ý nghĩa của xuất khẩu đối với nền kinh tế thế giới
4
2. ý nghĩa của xuất khẩu đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
5
3. ý nghĩa của xuất khẩu đối với doanh nghiệp
7
4. ý nghĩa của đẩy mạnh xuất khẩu
8
IV. Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu
8
1. Các nhân tố về kinh tế
8
2. Các nhân tố về khoa học và công nghệ
9
3. Các nhân tố về chính trị, xã hội quân sự
10
4. Sự hình thành các liên minh, liên kết về kinh tế, chính trị và quân sự
10
V. Nội dung chủ yếu của hoạt động xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu
11
1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường
11
2. Công tác tạo nguồn cho hoạt động xuất khẩu
13
3. Xây dựng kế hoạch và lập phương án giao dịch
14
4. Giao dịch đàm phán trước ký kết
14
5. Ký kết hợp đồng
15
6. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
17
7. Đánh giá hiệu quả thực hiện
20
Phần thứ hai: Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của tổng Công ty chè Việt Nam trong thời gian qua 1999 - 2001
22
I. Nguồn gốc của cây chè và vai trò của nó với đời sống nhân dân
22
II. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty chè Việt Nam
23
1. Quá trình hình thành Tổng Công ty chè Việt Nam
23
2. Quá trình phát triển của Tổng Công ty chè Việt Nam
25
III. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có liên quan và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty chè Việt Nam
26
1. Thị trường
26
2. Mặt hàng và số lượng đáp ứng nhu cầu sản phẩm
28
3. Chất lượng sản phẩm
29
4. Nguyên nhân chủ yếu mà doanh nghiệp đang sử dụng
30
5. Công nghệ và thiết bị máy móc
30
6. Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp và đội ngũ lao động
31
IV. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trong một số năm gần đây
33
1. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 1999
33
2. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2000
39
3. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2001
45
V. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty
50
1. Tổng quan thị trường chè thế giới
50
2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty chè Việt Nam
54
VI. Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của Tổng Công ty chè Việt Nam trong một số năm gần đây
61
1. Những ưu điểm
61
2. Những tồn tại
63
3. Nguyên nhân của những tồn tại
64
Phần thứ ba: Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở tổng Công ty chè Việt Nam trong thời gian tới
66
I. Định hướng phát triển chè Việt Nam trong thời gian tới (2001 - 2010)
66
1. Phát triển với điều kiện thích hợp
66
2. Xác định nhu cầu và khả năng tiêu thụ
67
3. Mục tiêu chung
68
II. Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng Công ty chè Việt Nam
69
1. Giải pháp về thị trường
69
2. Giải pháp về chất lượng sản phẩm
72
3. Đa dạng hoá sản phẩm
76
4. Giải pháp về hiện đại hoá thiết bị và công nghệ chế biến chè
79
5. Giải pháp về chính sách Marketing xuất khẩu
83
Kết luận
87
Danh mục tài liệu tham khảo
88
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34261.doc