Chuyên đề Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Thủy sản là một ngành có nhiều ưu thế phát triển, hiện nay nhu cầu thủy sản trên thế giới tiếp tục gia tăng dưới ảnh hưởng của hai nhân tố: Một là, sự gia tăng dân số trên thế giới; hai là, thủy sản có khả năng thay thế khá hoàn hảo các loại gia cầm. Xu hướng hai đã trở thành xu hướng chung của thế giới từ những thập niên cuối thế kỷ 20, đặc biệt là tại Châu Âu như Anh, Bỉ, Pháp. . Ngày nay xu hướng này càng được củng cố vững chắc hơn do mức an toàn vệ sinh thực phẩm của thủy sản cao hơn các loại thực phẩm khác ( 50% thủy sản đánh bắt từ môi trường tự nhiên), trong khi đó dịch bệnh gia súc gia cầm có chiều hướng gia tăng như dịch bò điên, long mong lở mồm, dịch cúm gà Doanh nghiệp ưu điểm của các loại thực phẩm này, nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thị trường thế giới đã tăng mạnh và tạo lên làn sóng chuyển từ tiêu dùng thịt gia cầm sang tiêu dùng thuỷ sản. Vì vậy thủy sản đang trở thành ngành đóng vai trò quan trọng và góp phần lớn vào thu nhập của các quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Là một nước đi sau Việt Nam đã và đang tận dụng những cơ hội “Đi tắt đón đầu” để rút ngắn thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Việt Nam có khả năng đầu tư công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trong khai thác xa bờ, công nghiệp sinh học phục nuôi trồng thủy sản, nhầt là nuôi cá biển và nuôi giáp xác, công nghệ chế biến xuất khẩu .

doc71 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính. Quá trình phát triển kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản diễn ra đồng thời với quá trình mở rộng các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản. Cách đay 18 năm, Việt nam hầu như chưa xuất khẩu cá, nhưng đến nay xuất khẩu cá đã chiếm vị trí thứ hai sau tôm. Các sản phẩm cá được xuất khẩu hiện nay bao gồm: + Theo môi trường sống có cá biển, cá nước lợ, cá nước ngọt dưới dạng. + Theo sản phẩm chế biến có cá tươi, cá đông lạnh, cá khô + Theo qui cách sản phẩm có cá nguyên con, cá philê, cá khúc… Nhìn chung các sản phẩm xuất khẩu được đa dạng hoá theo loài, dạng và qui cách sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam theo mặt hàng có sự biến đổi lớn trong thời gian gần 2 thập kỷ vừa qua. Nếu như năm 1998kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hầu hết là cá đông lạnh, trong đó Tôm chiếm 64%, cá hầu như chưa có thì đến 2003 mặc dù xuất khẩu tôm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng đã giảm đi rõ rệt. Tỷ lệ tôm xuất khẩu còn 43,8% Năm 2001 và 48,1% năm 2003, trong khi đó xuất khẩu cá tăng từ 11,4% năm 2001 lên 21,7% năm 2002. Do vụ kiện bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ làm tỷ trọng xuất khẩu tôm giảm mạnh. Tuy nhiên, trong khó khăn ta lại gặt hái được thành công mới về cơ cấu xuất khẩu, tỷ trọng cá xuất khẩu có xu hướng tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm 2004. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác cũng tăng lên đáng kể từ 15,3% năm 1998 lên 22,9% năm 2003. Bảng 3: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản theo mặt hàng chủ yếu. Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 6 tháng/ 2004 Bạch tuộc đông lạnh 2,6 3,4 1,8 2,0 2,8 2,0 3,0 Cá đông lạnh 11,4 12,1 12,8 15,8 21,7 20,6 14,6 Cá khô 2,1 1,5 1,3 2,3 2,2 1,0 2,3 Mực đông lạnh 8,7 8,0 5,5 4,6 4,7 3,1 4,0 Mực khô 5,0 5,8 14,3 8,7 5,4 2,3 2,5 Tôm đông lạnh 54,9 51,3 44,2 43,8 46,9 48,1 29,8 Các mặt hang khác 15,3 17,9 20,1 22,8 16,3 22,9 43,8 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 nguồn: Bộ thuỷ sản Tôm: Là mặt hàng có giá trị hàng đầu trong xuất khẩu thế giới và nhu cầu tăng mạnh. Hiện nay tôm là sản phẩm chủ lực , chiếm khoảng 45% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản nước ta. Tôm Việt Nam ngày càng có vị trí trên thế giới. Trước 1990, kim ngạch xuất khẩu Tôm luôn chiếm 70% giá trị xuất khẩu thuỷ sản hàng năm. Cùng với thời gian, hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam có sự tăng mạnh về cơ cấu các mặt hàng khác, từ năm 2000 trở lại đây tỷ trọng xuất khẩu tôm chỉ còn chiếm tương đối trên dưới 50% tổng kim ngạch. Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn tiếp tục tăng mạnh và đến năm 2003 đã lần đầu tiên vượt qua mức 1 tỷ USD, bằng khoảng 49% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước và chiếm 10% gía trị xuất khẩu Tôm trên toàn cầu( bao gồm cả tôm nước ấm và Tôm nước lạnh). Với kết quả đó, Việt Nam đã nằm trong 5 nước xuất khẩu Tôm nhiều nhất thế giới. Đây là niềm tự hào của chúng ta, là yếu tố xác định vị thế của mặt hàng xuất khẩu tôm lớn với tiếng nói có trọng lượng cao trên thị trường. Sản lượng xuất khẩu tôm đông lạnh của ta năm 2003 là 125 nghìn tấn, quy đổi theo tỷ lệ là 1,6 thì lượng nguyên liệu sử dụng cho xuất khẩu tôm đông lạnh là 200 nghìn tấn. Phần 100 nghì tấn tôm nguyên liệu còn lại, chủ yếu là tôm có giá trị thấp hơn, được dung làm tôm khô và tôm hộp. Gần nửa giá trị xuất khẩu thuỷ sản thu được từ bán tôm đông lạnh của Việt Nam thu được từ thị trường Mỹ. Điều có nghĩa là non một phần tư tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản thu được từ bán tôm đông lạnh cho thị trường này.Nguyên nhân cơ bản là do thị trường tôm của Mỹ đang tăng trưởng rất nhanh, vượt qua cả thị trường đứng đầu trong nhiều năm trước đây là Nhật Bản. Sự tập trung cao độ vào xuất khẩu tôm, nhất là vào thị trường Mỹ, tiềm ẩn một nguy cơ rủi ro lớn cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Một thị trường tôm nói chung và thị trường tôm Mỹ nói riêng có biến động suy giảm thì vịêc hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu thuỷ sản của nước ta sẽ không tránh khỏi thách thức. Do đó đa dạng hoá đối tượng mặt hang và đa dạng hoá thị trường tiêu thụ là những đòi hỏi cấp bách thường xuyên đối với sản xuất thuỷ sản của Việt Nam mà không chỉ là vấn đề đặt ra khi xuất hiện các rào cản, những thách thức. Cá đông lạnh: tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cá đông lạnh trong tổng xuất khẩu có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Bên cạnh các loại cá xuất khẩu lâu năm như: cá mú, cá chim, cá hồng, cá lưỡi trâu, cá lạc, cá thu. Việt Nam còn xuất khẩu cá tra, cá basa, cá bống tượng, cá ngừ. Họ cá ngừ, cá thu, có sản lượng và giá trị xuất khẩu cao nhất trong các loại cá biển. Các sản phẩm cá ngừ hiện nay đang chiếm vị trí thứ 2 về giá trị ngoại thương thuỷ sản thế giới, chỉ sau tôm. Năm 1998, ước tính Vịêt Nam xuất khẩu khoảng gần 3000 tấn cá ngừ tươi sang Nhật Bản, chủ yếu là cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng, song còn chiếm tỉ trọng nhỏ trên thị trường này. Nhuyễn thể Sự tăng trưởng của xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu ngày càng thể hiện rõ nét. Trong cả năm 1999 kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu (gồm cả mực khô) của Việt Nam đạt xấp xỉ 162 triệu USD, tăng 25% so với năm 1998, đưa tỷ trọng của nhóm mặt hàng này lên tới 17% tổng kim ngạch thuỷ sản. 3. Đánh giá tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội 3.1. Khái quát về Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội 3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội (tên giao dịch quốc tế là Seaprodex Hà Nội- viết tắt của từ Sea product import and export company), trước kia tiền thân là chi nhánh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội được thành lập ngày 5-7-1980 theo Quyết định 544/TSHN của Bộ thuỷ sản. Sau 17 năm xây dựng phát triển của chi nhánh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội gắn liền với lịch sử biến đổi của đất nước, có rất nhiều khó khăn nhưng cũng có thuận lợi rất cơ bản giúp cho chi nhánh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội tồn tại như một thực thể khách quan không thể phủ nhận trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Và đến nay chi nhánh xuất nhập khẩu thuỷ sản đã trở thành một doanh nghiệp lớn của nhà nước và đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội theo Quyết định số 126/TS - QĐ ngày 16 tháng 04 năm 1992 và số 251/ TS – QĐTC ngày 31 tháng 03 năm 1993 của Bộ Thuỷ sản. công ty có vốn điều lệ 40 tỷ VNĐ và hiện nay tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 153.5 tỷ VNĐ 3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội. * Chức năng của Công ty. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp đẩy mạnh xuất nhập khẩu thuỷ sản phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, kinh doanh có lãi nhằm phát triển toàn ngành thuỷ sản. Thông qua xuất khẩu để thu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ tùng vật tư, chuyển giao công nghệ mới tiên tiến, hiện đại nhằm trang bị kỹ thuật công nghệ cho ngành thuỷ sản. Thông qua xuất khẩu thuỷ sản mà chúng ta có thể phát huy được lợi thế so sánh của nước ta. Đồng thời có thể tạo được công ăn việc làm cho nhiều người dân lao động, nâng cao đời sống vật chất cho ngư dân miền biển. Ngoài ra Công ty cũng thực hiện nhập các mặt hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng khác theo yêu cầu của thị trường trong nước. Đồng thời Công ty còn tăng thu ngân sách cho Nhà Nước thông qua việc nộp thuế cho nhà nước ta và làm tròn nghĩa vụ của một doanh nghiệp đối với xã hội. * Nhiệm vụ của Công ty. Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà Nước được phép thực hiện chế độ tự chủ về tài chính có tư cách pháp nhân và đăng ký kinh doanh có trụ sở tại 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Công ty có nhiệm vụ hoạt động dịch vụ phục vụ khai thác, chế biến, bảo quản, vận chuyển xuất nhập khẩu thuỷ sản. Đồng thời tăng cường mở rộng hoạt động với các tổ chức kinh doanh trong và ngoài Ngành Thuỷ Sản, đẩy mạnh hợp tác với nước ngoài trên lĩnh vực kinh doanh thuỷ sản nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu góp phần phát triển Ngành Thuỷ Sản Việt Nam, có các ngành nghề kinh doanh là: + Khai thác thu mua và chế biến hải sản + Xuất nhập khẩu thuỷ sản. + Cung ứng vật tư cho ngành thuỷ sản. + Xuất nhập khẩu tổng hợp. - Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức. Công ty hạch toán độc lập, có con dấu riêng và hoạt động theo đúng pháp luật. 3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội ngoài trụ sở văn phòng công ty đặt tại 20 Láng Hạ Hà Nội còn có 3 đơn vị thành viên là: xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản Hà Nội, xí nghiệp giao nhận thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng, và xí nghiệp chế biến thuỷ sản Xuân thuỷ. * Về lãnh đạo Công ty. - Giám đốc công ty. Là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt đông sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như chịu trách nhiệm với Seaprodex Việt Nam và Bộ Thuỷ sản về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời giám đốc là người xác định phương hướng và bước đi chiến lược của những đơn vị trên từng thời kỳ. Trên cơ sở tham khảo ý kiến tham mưu của các bộ phận. Giám đốc phụ trách 2 phòng: kinh tế tài chính và Tổ chức bảo vệ thanh tra. Ngoài ra giám đốc còn phụ trách hoạt động đầu tư liên doanh với nước ngoài. - Phó giám đốc: có 3 phó giám đốc công chịu trách nhiệm các phần việc sau: + Một phó giám đốc phụ trách khối sản xuất, chế biến, và kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản, nông sản thực phẩm. cụ thể phụ trách là: phòng xuất nhập khẩu thuỷ sản và cửa hàng thuỷ đặc sản và 3 xí nghiệp ( xí nghiệp giao nhận thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng, xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản Hà Nội), xí nghiệp chế biến thuỷ sản Xuân Thuỷ). + Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh vật tư (phòng kinh doanh vật tư). + Một phó giám đốc phụ trách phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp và phòng hành chính pháp chế. -Kế toán trưởng: đồng thời là trưởng phòng kinh tế tài chính, là người trợ giúp giám đốc khi ra quyết định cũng như tham gia công tác quản lý về tài chính. Nhưng nhiệm vụ của kế toán trưởng không chỉ giới hạn ở phạm vi khối văn phòng mà là quản lý toàn bộ hoạt động về kinh tế tài chính của toàn bộ Công ty. * Văn phòng công ty: gồm 4 bộ phận kinh doanh và 3 phòng quản lý: - Các phòng kinh doanh: + Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản: chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản là chủ yếu. + Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản tổng hợp: chuyên kinh doanh vật tư, hàng hoá phục vụ cho công nghiệp thuỷ sản, các mặt hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. + Phòng kinh doanh vật tư: bộ phận này chuyên nhập máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu phục vụ ngành thuỷ sản và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của một số ngành khác. + Cửa hàng thuỷ đặc sản: Các phòng kinh doanh này tự chủ về bộ máy kinh doanh sử dụng lao động và chi trả lương, thưởng. Thu nhập cho các bộ phận công nhân viên dựa theo quy định khoán của Công ty trên cơ sở kết quả kinh doanh của phòng. +Phòng kinh tế tài chính: Là phòng rất quan trọng tham gia tích cực vào hoạt động quản lý tài chính của Công ty thông qua việc giám sát thực hiện các phương án kinh doanh từ khi bắt đầu cho đến quyết toán, lên báo cáo. Đây cũng là bộ phận sẽ tổng hợp kết quả kinh doanh toàn Công ty để báo cáo với Nhà Nước và cấp trên. + Phòng hành chính pháp chế: là phòng có nhiệm vụ tham mưu và giúp đỡ giám đốc về công việc hành chính và thực hiện các công việc sự vụ. + Phòng tổ chức và thanh tra: là phòng có nhiệm vụ tham mưu và giúp đỡ giám đốc Công ty về biên chế Công ty và thực hiện các công việc sự vụ. Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà nội. Giám đốc công ty Phó giám đốc c.ty Phó giám đốc c.ty Phó giám đốc c.ty Cửa hàng kinh doanh thuỷ đặc sản XN chế biến thuỷ sản Xuân thuỷ XN chế biến thuỷ đặc sản Hà Nội XN giao nhận thuỷ sản XK Hải Phòng Phòng kinh doanh XNH thuỷ sản Phòng kinh doanh XNK tổng hợp Phòng hành chính pháp chế Phòng kinh doanh vật tư Liên doanh đầu tư nước ngoài Phòng ban tổ chức bảo vệ thanh tra Phòng ban kinh tế tài chính Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà nội. (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính). 3.2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty Bảng 4: Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty Seaprodex Hà nội giai đoạn 2000-2005 Năm Sản lượng (tấn) Doanh số xuất khẩu Giá trị (1000$) Tốc độ tăng (%) 2000 3154 16712 - 2001 2978 12352 -26,1 2002 2564 15700 27,1 2003 3086 18167 15,7 2004 3427 21048 15,9 2005 3914 23578 12 (Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản). Từ năm 2000-2002, giá trị và sản lượng xuất khẩu của công ty có chiều hướng giảm đi chút ít. Tuy nhiên trong những năm gần đây, kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty luôn đạt kết quả cao. Giá trị và sản lượng xuất khẩu của công ty luông tăng từ năm 2002 đến nay: năm 2002 giá trị xuất khẩu của công ty đạt 15,700 triệu USD, đến năm 2005 giá trị xuất khẩu đạt 23,578 triệu USD tăng 50,2%, năm 2006 giá trị xuất khẩu công ty đạt 25,846 triệu USD, tăng 9,6% so với năm 2005. 3.2.1. Các loại sản phẩm xuất khẩu. Bảng 5:Cơ cấu một số mặt hàng chủ yếu của Công ty. Năm Tôm đông Mực đông Các mặt hàng khác Lượng (kg) Tỷ lệ (%) Lượng (kg) Tỷ lệ (%) Lượng (kg) Tỷ lệ (%) 2000 1780953 59,32 636793 20,19 736254 20,49 2001 1479470 49,68 800486 26,88 568044 23,44 2002 1173030 45,72 706382 27,55 685357 26,73 2003 1244892 40,34 918085 29,75 923023 29,91 2004 1326934 38,72 1051061 30,67 1049005 30,61 2005 1184767 30,27 1310799 33,49 1418434 36,24 (Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Thuỷ sản) Ghi chú: Tỷ lệ (%) ở Bảng số 5 là tỷ lệ của mặt hàng xuất khẩu đó trên tổng số những mặt hàng xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty gồm có: - Tôm: là mặt hàng truyền thống, năm 1995 chiếm khoảng 70-80% tổng số hàng thuỷ sản xuất khẩu, thường dưới dạng nguyên liệu hoặc chế biến ướp đông, luộc chín, phơi khô. Tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ trọng tôm xuất khẩu của công ty có chiều hướng giảm :năm 2000 tỷ lệ tôm đạt 59,32%, đến năm 2005 tỷ lệ giảm xuống con 30,27% trong tổng số hàng thuỷ sản xuất khẩu của công ty. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng tôm hiện nay trên thị trường được đánh giá không cao, chủ yếu dưới dạng sơ chế. Tuy vậy công ty đã xuất được một số hàng tôm cao cấp như tôm đông rời IQR, surimi nhưng khối lượng còn ít. - Mực: mực xuất khẩu của công ty là một tiềm năng lớn. Trong những năm gần đây, tỷ trọng Mực xuất khẩu tăng nhanh đáng kể: năm 2000 tỷ trọng mực xuất khẩu đạt 20,19% tổng số hàng xuất khẩu, cho đến năm 2005 tỷ lệ này đạt 33,49%, tăng 13,30%. Mực được chế biến chủ yếu là dưới dạng mực khô và mực phi lê nguyên con hoặc cắt khoanh. Mực có nhiều loại như mực nang, mực ống, mực sim và mỗi loại được phân tách ra các kích cỡ khác nhau. - Các mặt hàng khác: ngoài tôm và Mực là các mặt hàng xuất khẩu chính, công ty còn một số loại mặt hàng khác như các loại cá dưới dạng nguyên con đã được làm sạch hoặc làm phi lê, hay các loại cá đã được chế biến dưới dạng đồ hộp nhưng sản lượng xuất khẩu ra nước ngoài không đáng kể mà chủ yếu tiêu thụ trong nước. Ngoài ra Công ty cũng sản xuất một số loại sản phẩm khác như chẹ đông, cua, sò, con ruốc. Qua số liệu trên ta có thể thấy rằng cơ cấu mặt hàng của Công ty đã thay đổi đáng kể, sản phẩm đông lạnh không còn đóng vai trò là chủ yếu, những năm gần đây tỷ trọng mặt hàng mực ngày càng tăng trong khi mặt hàng tôm lại giảm, đồng thời một số mặt hàng khác cũng ngày càng phát triển. Tất cả những điều này cho thấy các mặt hàng của Công ty đã phong phú hơn. Tạo điều kiện cho việc thâm nhập vào các thị trường mới và củng cố vị trí của Công ty trên thị trường thế giới. Tuy nhiên để thực hiện được vấn đề về sản phẩm không phải đơn giản chút nào, nhất là trong giai đoạn hiện nay nước ta càng ngày càng gặp khó khăn trong vấn đề xuất hàng hoá sang các nước phát triển, và Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội cũng nằm trong vòng xoáy chung đó. Sự kiện cáo về chất lượng sản phẩm, dư lượng chất kháng sinh trong sản phẩm, về tình trạng phá giá sản phẩm cua một số nước phát triển đối với nước ta đã gây một sự thiệt hại lớn đối với thuỷ sản Việt Nam. Đó là tình trạng xuất khẩu bị ngừng trệ, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song tình trạng này vẫn đang tiếp diễn gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Từ những nhận định ở trên ta có thể thấy rằng, Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội cần phải nghiên cứu tìm hiểu thị trường một cách kỹ lưỡng, để đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu không những ngoài nước, mà cần phải khai thác triệt để tiềm năng thị trường nội địa. Hiện nay công ty đang chuyển dần cơ cấu sản phẩm, xuất khẩu từ sản phẩm đông lạnh sang mặt hàng thuỷ sản tươi và tươi nguyên con, điều này sẽ tạo cho Công ty thu được doanh số lớn hơn nhiều. Vấn đề chú trọng đối với mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản hiện nay đó là khâu chất lượng sản phẩm, sự yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng của các nước nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới đòi hỏi một kỹ năng chăm sóc mặt hàng này rất cao. Từ đó đặt ra vấn đề về trình độ kỹ thuật nuôi trồng thuỷ hải sản. Công ty đã có chủ trương và đang thực hiện thành công việc tổ chức các cán bộ đi thực tế và hướng dẫn công nghệ nuôi thuỷ sản cho người dân để tạo được một vùng nguyên liệu có chất lượng tốt, ổn định cung cấp cho việc chế biến sản phẩm xuất khẩu hoặc bán ra thị trường của Công ty. 3.2.2. Tình hình xuất khẩu theo một số thị trường chính của Công ty. Bảng 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội. ( đơn vị: %) Thị trường 2002 2003 2004 2005 2006 1- Nhật Bản 54,6 50,5 42,6 38,1 33,5 2- Hồng Kông 21,2 23,1 25,5 26,2 28,5 3- Châu Âu 6,8 7,4 8,8 9,3 10,7 4- Mỹ 7.5 7,9 9,6 11,8 13,0 5- Các thị trường khác 9,9 11,1 13,5 14,6 14,3 6- Tổng 100 100 100 100 100 ( Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội) Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây có sự thay đổi đáng kể. Cơ cấu thị trương xuất khẩu của công ty đang ngày càng đa dạng hơn. Để cụ thể hơn, dưới đây ta sẽ đánh giá tình hình xuất khẩu thuỷ sản theo một số thị trường chính của Công ty. + Thị trường Nhật Bản. Thị trường Nhật Bản là nơi có mức thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Tại Nhật, thuỷ sản là nguồn cung cấp protein chính, bình quân hàng năm mức tiêu dùng thuỷ sản đầu người đạt 72 kg/người/năm-là mức tiêu dùng thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Điều này cho ta thấy rằng đối với các ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung và Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội nói riêng thì đây là một thị trường lớn, quan trọng và đầy sức hấp dẫn. Trước kia, khối lượng xuất khẩu hàng năm của Công ty sang thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty,song những năm gần đây khối lượng xuất khẩu của Công ty chỉ chiếm khoảng 30-40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty(năm 2005 là 38,1%, năm 2006 là 33,5%). Mặc dù tỷ tròng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong những năm gần đây co xu hướng giảm, song Công ty vẫn coi đây là thị trường truyền thống và giữ vị trí số một trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. + Thị trường Hồng Kông Tại Châu á, ngoài thị trường lớn là Nhật Bản còn phải kể đến thị trường Hồng Kông, thị trường này nhập khẩu thuỷ sản không chỉ để tiêu dùng trong nước mà còn dùng để tái xuất sang các nước khác. Đặc biệt lượng tôm nhập khẩu của Hồng Kông đang đứng thứ 5 trên thế giới và đứng thứ 2 Châu á. Nhu cầu thuỷ sản của thị trường này tuy không nhiều so với Nhật Bản nhưng cũng là đáng kể đối với Công ty nếu công ty muốn mở rộng thị phần nâng cao sản lượng xuất khẩu thuỷ sản, tiến tới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản ở thị trường này tăng do người dân ở Hồng Kông cũng có thói quen tiêu dùng thực phẩm giống như người Nhật, vì vậy lượng tiêu thụ tương đối cao, nếu tính trên đầu người là xấp xỉ 50kg/người/năm. Thị trường Hồng Kông xuất khẩu đứng thứ hai của Công ty, thường chiếm khoảng 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đến năm 2006 khối lượng xuất khẩu sang thị trường này đã đạt 28,5%. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản lớn được hình thành một phần là do nhu cầu tiêu thụ trong nước, còn phần lớn là phục vụ cho công nghiệp chế biến thuỷ sản của họ. Hồng Kông có nền công nghiệp chế biến thuỷ sản khá phát triển, có sự đầu tư áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào ngành này. Vì vậy, họ có nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản dưới dạng nguyên liệu, sơ chế để tái chế, tái xuất. Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu này cũng để đảm bảo sử dụng hết công suất chế biến của các nhà máy chế biến bởi trữ lượng khai thác có hạn. Hơn nữa các sản phẩm thuỷ sản có nguồn gốc từ Hồng Kông rất có uy tín trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng. Thêm vào đó thị trường này cũng gần Việt Nam nên chi phí vận chuyển bốc dỡ đỡ tốn kém và các điều kiện thuế quan và phi thuế quan cũng dễ dàng đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu. + Thị trường Mỹ và EU Đây là hai thị trường mới mà Công ty đang hướng tới. Tuy chỉ chiếm dưới 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty nhưng đây cũng là hai thị trường mà Công ty đang hướng tới tăng tỷ trọng trong những năm tới. + Các thị trường tiềm năng khác. Ngoài những thị trường quan trọng trên, công ty con xuất sang một số thị trường khác như Singapor, Trung Quốc, đây có thể nói là những thị trường tiềm năng mà ngành thuỷ sản của Việt nam nói chung và của công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội nói riêng cần có những biện pháp, những chính sách cụ thể nhằm phát huy cao nhất nguồn lực của mình để đạt kết quả cao trong kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản ở những thị trường đầy tiềm năng này. Việc Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ choc thương mại thế giới WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm thuỷ sản của Công ty tiếp cận với thị trường thế giới mạnh mẽ và thuận lợi hơn trước rất nhiều. Nhưng bên cạnh đó là những khó khăn không dễ gì giải quyết, đó là tình hình cạnh tranh trên thị trường này vô cùng lớn và phức tạp, điều này được thể hiện rõ nét qua vụ kiện cá tra và cá basa của Mỹ đối với sản phẩm thuỷ sản Việt Nam, vụ kiện bán phá giá tôm của Việt Nam trên thị trường Mỹ,các vụ kiện về hàng thuỷ sản Việt nam có chứa dư lượng chất kháng sinh vượt quá quy định.... Điều này gây khó khăn lớn đối với Công ty khi thâm nhập vào những thị trường mới. Vì vậy Công ty cần phải có kế hoạch vừa đảm bảo giữ được thị phần ở những thị trường truyền thống, lại vừa nâng cao sản lượng xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường tiềm năng trong môi trường cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác có công nghệ chế biến cao và có nhiều lợi thế hơn. 3.3. Đánh giá tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty Qua hơn 20 năm hoạt động, Công ty đã thể hiện một sự cố gắng nỗ lực không ngừng để duy trì và phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế mở lại mới thoát khỏi khủng hoảng, lạm phát không ít những doanh nghiệp lớn nhỏ gặp phải những khó khăn lúng túng, sản xuất kinh doanh thua lỗ hoặc kém hiệu quả, thậm chí dẫn đến phá sản thì Công ty SEAPRODEX Hà Nội vẫn đứng vững và phát triển. Đây là thành quả vô cùng quý giá, là phần thưởng vô cùng cao quý cho sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên SEAPRODEX Hà Nội. Nắm bắt xu thế thời cuộc là phải vươn ra ngoài, phải chiếm lĩnh thị trường thì mới có khả năng phát triển, Công ty đã từng bước khẳng định vị trí của mình với các nhà cung cấp trong nước và các bạn hàng nước ngoài. Trong công tác thị trường, hiện nay các sản phảm của công ty đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới. 3.3.1. Những mặt đã đạt được Công ty đã và đang thực hiện thành công chủ trương đa dạng hoá mặt hàng, chủng loại sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các bạn hàng nước ngoài. Ngay tại các thị trường truyền thống như Nhật Bản, công ty đã duy trì và ngày càng củng cố thị phần thị trường của mình bằng các biện pháp thích hợp như cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn hoá sản phẩm...., tăng cường các mặt hàng mới, giá trị gia tăng đóng gói nhỏ để thâm nhập vào các siêu thị nên đã thu hút được sự chú ý của khách hàng. Bên cạnh đó, để có khả năng thâm nhập vào các thị trường khó tính, đòi hỏi rất cao về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, SEAPRODEX Việt Nam trong đó có SEAPRODEX Hà Nội, với chính sách tăng cường chất lượng để có lợi thế cạnh tranh đã kiên trì đường lối không ngừng củng cố, nâng cao uy tín và truyền thống chất lượng của mình. SEAPRODEX là một doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đã đăng ký nhãn hiệu tại Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới ở Geneve. Sau nhiều năm không ngừng đổi mới công nghệ, cùng với SEAPRODEX Việt Nam, SEAPRODEX Hà Nội đã được nhiều giải thưởng quốc tế về uy tín và truyền thống chất lượng. Hiện tại, công ty đang nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý chất lượng theo HACCP. Đây là một bước đi đón đầu xu thế đổi mới về hệ thống an toàn chất lượng của thế giới. Chính sách phân phối của công ty trong thời gian qua đã có đóng góp lớn vào công tác thâm nhập và mở rộng thị trường của công ty. Vì không phải qua bất kỳ một tổ chức trung gian nào mà trực tiếp tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng với các khách hàng nước ngoài nên so với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản khác, công ty giảm bớt được chi phí trung gian, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, do trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên công ty thu thập được các thông tin cần thiết về chủng loại, giá cả sản phẩm, mẫu mã hàng hoá từ đó có các biện pháp khắc phục để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng Chúng ta có thể thấy rằng hoạt động thâm nhập và mở rộng thị trường của công ty SEAPRODEX Hà Nội trong những năm qua đạt được không ít thành công do những nỗ lực của bản thân công ty có thể kể đến như Được tiếp cận trực tiếp với thị trường, đặc biệt là đối với thị trường nước ngoài, SEAPRODEX Hà Nội đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thương mại quốc tế, tạo được lòng tin và uy tín đối với khách hàng, đặc biệt công ty thường xuyên tìm hiểu về thị hiếu nhu cầu của từng thị trường để sớm phát hiện những thiếu sót, kịp thời khắc phục và có các biện pháp thoả mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến thành công của SEAPRODEX Hà Nội là yếu tố con người. SEAPRODEX Hà Nội có một đội ngũ cán bộ công nhân viên tận tuỵ với công việc, năng động, sáng tạop, luôn chú trọng đến hiệu quả. 3.3.2. Những mặt chưa đạt được Bên cạnh những kết quả đã đạt được cũng còn rất nhiều hạn chế công ty cần khắc phục để có thể thâm nhập và mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của công ty. Đó là: Hiện tại chất lượng thuỷ sản xuất khẩu của công ty cũng như của Việt Nam nhìn chung còn thấp. Nguyên nhân là do ngư dân thiếu các phương tiện đánh bắt xa bờ. Mặt khác ở khâu chế biến, bảo quản, kỹ thuật bảo quản còn thấp nên sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài chủ yếu dưới dạng sơ chế. Điều này làm giảm giá trị thuỷ sản xuất khẩu rất nhiều. Những người mua nước ngoài có điều kiện ép giá bất lợi cho công ty. Công ty cần nhanh chóng nghiên cứu và đưa vào áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng thuỷ sản xuất khẩu để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với việc vận hành kênh phân phối xuất khẩu hiện hành, công ty SEAPRODEX Hà Nội chỉ đóng vai trò là một hãng buôn xuất khẩu đứng trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Kiểu phân phối này tuy có ưu điểm là hạn chế được các trung gian môi giới, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty nhưng nó cũng có một nhược điểm lớn là làm cho công ty rơi vào thế bị động, phụ thuộc vào các xí nghiệp chế biến. Công ty chỉ có thể hoạt động nếu các đơn vị này cung cấp hàng cho công ty. Hiện tại các xí nghiệp này chưa có khả năng xuất khẩu trực tiếp nên công ty vẫn giữ vai trò quan trọng trong kênh phân phối. Tuy nhiên trong tương lai nếu các xí nghiệp này lớn mạnh và có khả năng xuất khẩu trực tiếp thì sẽ là một khó khăn lớn đối với công ty. Hiện tại, hoạt động khuyếch trương quảng cáo, Marketing của công ty được thực hiện chưa có hiệu quả. Công tác tiếp thị mới được tiến hành ở mức độ thấp, công ty chủ động tạo ra mặt hàng mới để chào hàng với khách hàng nước ngoài, số mặt hàng được coi là mới, có giá trị gia tăng chủ yếu lại do khách hàng đưa ra. Do khả năng tài chính của công ty SEAPRODEX Hà Nội có hạn (khi xét trên thị trường quốc tế) nên SEAPRODEX Hà Nội chỉ có thể điều khiển được kênh phân phối trong nước. Một khi sản phẩm đã xuất cho người mua nước ngoài thì công ty không còn khả năng kiểm soát và điều chỉnh nữa. Vì thế, công ty chỉ có thể tiếp xúc với khách hàng nước ngoài chứ không thể tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng nước ngoài nên hình ảnh về sản phẩm cũng như của công ty trên thị trường quốc tế còn rất mờ nhạt. Mặc dù công ty SEAPRODEX Hà Nội đã rất cố gắng điều chỉnh cơ cấu thị trường theo hướng phát triển sang Châu Âu, Bắc Mỹ nhưng đến nay thị trường Nhật Bản vẫn là chủ yếu chiếm 30-40% tổng giá trị xuất khẩu của công ty, thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ chỉ dưới 10%. Trong công tác thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế tuy đã rất tích cực và chủ động nhưng công ty vẫn còn đang bị lúng túng, bị động đối phó với tình trạng thị trường ngày càng thu hẹp, chưa có chiến lược phát triển thị trường một cách vững chắc. Nguyên nhân: Hiện tại, mặc dù đã rất cố gắng trong công tác thu thập thông tin thị trường nhưng công ty vẫn rất thiếu thông tin về thị trường, giá cả, thị hiếu khách hàng. Các thông tin thu lượm được thường phân tán, độ tin cậy thấp, không kịp thời, không góp phần thiết thực cho công tác hoạch định chính sách, xác định giá cả, triển khai mặt hàng. Trình độ cán bộ chuyên môn chưa thật đồng đều, đặc biệt còn rất yếu về ngoại ngữ. Cán bộ trẻ làm công tác xuất khẩu còn ít được tôi luyện trong môi tường kinh doanh, ít được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên, một cách chính quy. Cán bộ nghiệp vụ thật giỏi chưa nhiều. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 1. Mục tiêu và phương hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Ngành thủy sản đã đặt ra mục tiêu xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 như sau: Không ngừng tăng phần đóng góp ngành thủy sản vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước bằng việc tăng cường xuất khẩu, gia tăng thu nhập ngoại tệ và nâng cao vị thế của thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế, giải quyết nhiều công ăn việc làm nâng cao thu nhập, mức sống của các cộng đồng dân cư. Tăng mức cung cấp sản phẩm thủy sản cho các thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân có thể tiếp cận và tiêu dùng sản phẩm thủy sản dễ dàng. Phát huy lợi thế so sánh của ngành, ngành thủy sản cần tập trung: - Cần chế biến xuất khẩu với sản xuất nguyên liệu, tạo cơ sở vững chắc cho hàng hóa quy mô lớn, giảm giá thành nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. - Giữ vững và phát triển thị trường tại các khu vực chính trên thế giới, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 3 tỷ USD vào năm 2005 và 4 tỷ USD vào năm 2010, hướng tới đạt 5 tỷ vào năm 2020. - Phát huy lợi thế kinh tế biển bằng cách khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, phấn đấu đưa tỷ trọng ngành thủy sản trong GDP lên 2,5-3% và bảo đảm tốc độ tăng sản lượng bình quân của ngành 4,5-5% năm. - Không tăng sản lượng khai thác nhiều trong giai đoạn 2005-2010 giữ mức tăng từ 1,2-1,4 triệu tấn. Tăng nhanh sản lượng nuôi trồng thủy sản từ 10-13%/năm. - Số lao động trực tiếp và phục vụ nghề cá tăng trung bình 2,65%/năm, đạt chỉ tiêu 3,9 triệu lao động vào năm 2005 và 4,4 triệu lao động vào năm 2010. Trong đó lao động nuôi trồng thủy sản và lao động chế biến thủy sản tăng gấp 2 lần. Phương hướng trong những năm tới - Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thủy sản Kim ngạch xuất khẩu sẽ dự kiến tăng 2,4 triệu tấn lên 2,55 triệu tấn (trong đó khai thác đánh bắt khoảng 1,4 triệu tấn, nuôi trồng 1,15 triệu tấn) - Tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hướng xuất khẩu mạnh vào các thị trường truyền thống như Nhật Bản, EU và các thị trường mới như Bắc Mỹ, Trung Quốc nhưng thời gian tới ta tập trung vào Nhật Bản, Bắc Mỹ và EU. Bởi vì Việt Nam đã được EU đưa vào danh sách các nước được xuất khẩu thủy sản và nhuyễn thể vào EU. - Phát triển thêm nhiều mặt hàng thủy sản mới cho xuất khẩu, chú trọng đến hàng thủy sản chế biến chất lượng cao. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu trong thời gian tới của Việt Nam sẽ có xu hướng phù hợp tương đối với cơ cấu thủy sản của thế giới. Tăng hơn nữa thủy sản xuất khẩu đồ hộp và tăng cường xuất khẩu các mặt hàng thủy sản cao cấp ở dạng sống cũng hứa hẹn nhiều tiềm năng. - Phấn đấu tăng giá xuất khẩu trong điều kiện đảm bảo cạnh tranh. Việt Nam có thể cải thiện giá xuất khẩu thủy sản từ mức thấp hiện nay và nâng mức giá trung bình xuất khẩu hàng thủy sản lên ít ra cũng bằng 75%-85% mức giá xuất khẩu cùng loại sản phẩm của các nước trong khu vực nhưng bảo đảm sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh chiến lược giá cần đi liền với giải pháp khác nhau về sản xuất, chế biến và có quan hệ mật thiết với dạng sản phẩm xuất khẩu, nhu cầu thị trường nhập khẩu. 2. Các giải pháp: 2.1. Các giải phápđối với doanh nghiệp nói chung. - Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá thuỷ sản bao gồm cả nuôi trồng thuỷ sản, khai thác đánh bắt thuỷ sản và chế biến thuỷ sản. Đây là biện pháp rất cơ bản để thúc đẩy phát triển thị trường sản phẩm thuỷ sản. Song muốn đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng hoá thuỷ sản thì cần phải quy hạch phát triển ngành thuỷ sản theo hướng sản xuất tập trung, chuyên môn hoá phù hợp với từng vùng, từng địa phương trong cả nước, nhằm khai thác tốt nhất diện tích đất đai, mặt nước, lao động và khoa học công nghệ. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất và chế biến thuỷ sản theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm tạo ra được khối lượng lớn sản phẩm hàng hoá với cơ cấu phong thú về chủng loại sản phẩm sản xuất và chế biến đáp ưng nhu câu của thị trường. - Trong chiến lược hướng về xuất khẩu của Đảng và Nhà nước, thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực, trong đó chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng tiềm năng để có thể cung cấp cho thị trường những sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường thế giới, hợp khẩu vị của người dân. Khi lựa chọn công nghệ chế biến, các doanh nghiệp cần chú ý thị trường thế giới đang có nhu cầu các sản phẩm chế biến đạt tiêu chuẩn về sinh thực phẩm cao. Trong thời gian tới cần gắn khâu chế biến với việc nâng cao chất lượng nguyên liệu hình thành các vùng chuyên canh có khả năng cung cấp một lượng thủy sản nguyên liệu lớn với chất lượng ổn định. Trong khâu bảo quản sau thu hoạch, cần chú ý đến kỹ thuật bảo quản để hạn chế tỷ lệ phế phẩm, kiểm soát các yếu tố độc hại, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong khâu chế biến. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam phải tuân thủ các quy định, yêu cầu của luật kiểm dịch (quaran-tine law) và luật vệ sinh thực phẩm (food santitation law) của các nước.Ngoài ra,các nước nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam lại nắm rất vững quy luật chặt chẽ quyền lợi của người tiêu dùng. Do sơ suất nhiều nhà sản xuất đã phải trả giá đắt cho các vụ kiện cáo của người tiêu dùng. Vì vậy các nhà xuất khẩu thành công trên thị trường thế giới khẳng định rằng mua bảo hiểm về thương mại đối với hàng hóa tại các công ty bảo hiểm về thương mại đối với hàng hóa tại các công ty bảo hiểm có tiếng là biện pháp tốt nhất. Để tiếp cận tốt hơn với thị trường thế giới về lâu dài, các doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại các nước để thâm nhập thị trường tốt hơn. Bên cạnh đó nên cộng tác với văn phòng tư vấn hoặc luật sư tại nước sở tại để có những thông tin về những thay đổi thủ tục hải quan một trong những thủ tục phức tạp nhất, thậm chí cả về xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Nghiên cứu thuế nhập khẩu đối với hàng thủy sản phải được quan tâm thường xuyên phải xem xét chi tiết cụ thể từng mặt hàng. Thuế suất có thể thay đổi từng năm, thuế suất được giảm nhiều khi hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị gia tăng lớn. - Một số lưu ý nữa là hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường thế giới phải dán nhãn, cung cấp các thông tin tối thiểu là: tên sản phẩm, hạn dùng, tên và địa chỉ của công ty nhập khẩu, các phụ gia đã sử dụng, phương pháp bảo quản, phải ghi rõ sản phẩm đã nấu chín hay còn sống. - Một trong những kênh phân phối hiệu quả là thông qua thị trường bán lẻ và những thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến để họ phân phối đến các cửa hàng lớn. Cửa hàng bán lẻ và các cơ sở phục vụ ăn uống hoặc phân phối trực tiếp đến các công ty chế biến thực phẩm. Các doanh nghiệp có thể liên kết với một công ty nào đó của nước sở tại, có thể là một công ty liên doanh, công ty chế biến hay nhà phân phối thuộc hiệp hội nhập khẩu của nước đó. Để thực hiện công đoạn này, các doanh nghiệp cũng cần tận dụng các triển lãm, các hội nghị để xây dựng các mối làm ăn, trao đổi kinh nghiệm thâm nhập thị trường. Trong đó cần phải biết cụ thể những bộ phận trong hệ thống phân phối thủy sản. Đặc biệt là vai trò của từng bộ phận, mạng lưới nhà hàng. - Mặt khác, cần nắm thông tin về đối thủ cạnh tranh. Hàng thủy sản của Việt Nam xuất sang các nước đang chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ, các đối thủ có nhiều điều kiện tương đồng về điện kiện sản xuất. Nắm vững thông tin về đối thủ không chỉ dừng ở việc xem xét các mặt hàng xuất khẩu mà xem xét cách thức họ đưa hàng vòa như thế nào. Đồng thời đã đến lúc các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần tính đến khả năng giới thiệu sản phẩm trên mạng và tiếp cận với thương mại điện tử, ngoài ra nắm thông tin về hàng thủy sản từ nước Nhật thông qua Internet. - Nâng cao nguyên liệu chế biến: Một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản đó chính là chất lượng nguyên liệu chế biến. Hiện nay, chất lượng nguyên liệu chế biến chưa cao do công tác bảo quản sau thu hoạch còn kém, công nghệ chế biến nguyên liệu chưa đạt yêu cầu. Do vậy chất lượng nguyên liệu chưa cao vạ tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng còn thấp ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản. Hiện nay nhóm hàng đông lạnh sơ chế chiếm trên 70% giá trị xuất khẩu. Mặt hàng có giá trị và hiệu quả thấp các nước thường mua để tái chế ra những thành phẩm có giá trị và hiệu quả cao hơn nhiều. Do đó từ nay đến năm 2010 tỷ trọng giá trị xuất khẩu khối các mặt hàng đông lạnh giảm xuống dưới 60%, các mặt hàng có giá trị gia tăng lên trên 30%, đồng thời phảI mở rộng, đa dạng hoá các mặt hàng, gắn liền với chế biến kinh doanh các mặt hang tiêu thụ trong nước. Để đảm bảo kết quả trên thì trước hết phải nâng cao được nguyên liệu chế biến. Phải có biện pháp bảo quản, thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn chất lượng trong quá trình vận chuyển, giam thất thu sau thu hoạch. Chất lượng mà cụ thể là hương vị của sản phẩm như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nguyên liệu đầu vào. Hiện nay nguồn nguyên liệu cho thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu từ khai thác ngoài khơi và một phần từ nuôi trồng. Hơn nữa ta lại có khí hậu nóng ẩm nên nguyên liệu dễ bị hư hang. Vì vậy, đầu tư vào công nghệ bảo quản sau thu hoạch là cực kỳ quan trọng. Nếu chỉ chú trọng đầu tư vào công nghệ chế biến mà quên đi đặc điểm của ngành thuỷ sản Việt Nam thì sẽ làm giảm đáng kể chất lượng thuỷ sản. Bảo quản sau thu hoạch không chỉ đảm bảo chất lượng cho hàng thuỷ sản xuất khẩu mà còn tiết kiệm dược chi phí do tận dụng được tối đa nguyên liệu đầu vào. - Xây dung, phát triển và bảo vệ thương hiệu thuỷ sản: trong vài năm gần đây, vấn đề thương hiệu đã được nhắc khá nhiều ở nước ta và được xem như là vấn đề cần thiết của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với khách hàng, một thương hiệu uy tín luôn mang lại niềm tin và sự lựa chọn của khách hàng. Do vậy, vấn đề xây dung và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp là một biện pháp cần thiết để các doanh nghiệp phát triển xuất khẩu sản phẩm. Cần nâng cao nhận thức trong doanh nghiệp về sự cần thiết và tác dụng của việc thành lập thương hiệu. Việc nhận thức về thương hiệu phải được phản ánh đầy đủ trong mọi khâu, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ việc lựa chọn nguyên liệu, xử lý nguyên liệu, đến khâu sản xuất, bao gói, đưa sản phẩm đến ngươi tiêu ding và các sản phẩm hậu mãi. Các doanh nghiệp cần dành chi phí thích hợp cho việc xây dung và phát triiển thương hiệu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tạo dung được thương hiệu phả đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển sản phẩm,…nhằm tạo những sản phẩm có chất lượng với mức giá hợp lý, đồng thời các doanh nghiệp phải đầu tư cho hoạt động quảng cáo sản phẩm, tiếp thị sản phẩm đến người tiêu ding. Viêc xây dung và phát triển thương hiệu là một vấn đề mà Việt Nam cần chú trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình. Hoạt đọng xây dung và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp là một hoạt động mang tinh đồng bộ, lâu dài và tốn kém. Do đó, đẻ thưc hiện một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải xem xét hoạt động này như là một bộ phận quan trọng, thậm chí cần phải xây dựng thành một chiến lược phát triển thương hiệu trong chiến lược Mảketing. Tạo dung thương hiệu cho doanh nghiệp đã khó, nhưng bảo vệ giữ gìn và phát triển thương hiệu một cách lâu dài còn khó khăn hơn nhiều. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần đề cao chữ “tín” trong kinh doanh trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển mạng lưới bán hàng. - Tăng cường năng cường năng lực công nghệ chế biến: trong tình hình canh tranh ngày càng gay gắt, yêu cầu về chất lượng ngày càng được chú trọng, các đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Trên thị trương thế giới hiện nay yêu cầu về chất lương đươc đặt lên hàng đầu. Vậy làm thế nào để đáp ứng yêu cầu khắt khe trong điều kiện trình độ công nghệ kém phát triển? Tăng cường năng lực công nghệ chế biến chính là biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới. Hiện nay chất lượng sản phẩm thuỷ sản luôn là vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Đầu tư vào công nghệ chế biến là một vấn đề chiến lược nhằm nâng cao giá trị hàng thuỷ sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế. 2.2. Một số kiến nghị đối với nhà nước. 1.2 Đẩy mạnh hoạt động xóc tiến hàng thuỷ sản Việt Nam. Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại, đáp ứng thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp. Ngoài những nỗ lực của bản thân doanh nghiệp trong việc duy trì, mở rộng thị trường, Nhà nước cần có chính sách cụ thể cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các thị trường mới. Nhà nước nên cho phép Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam được mở văn phòng đại diện tại các nước để tăng cường công tác tiếp thị cho sản phẩm thuỷ sản nước ta. Đồng thời, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam với tư cách là người đại diện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cũng cần cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp và giúp đỡ giải quyết những vấn đề phát sinh trong các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu thuỷ sản. Ngoài ra, Hiệp hội cần tiến hành nghiên cứu thị trường thuỷ sản thế giơi, nghiên cứu và đề xuất việc tham gia các hội chợ, tổ chức các chiến dịch quảng cáo hàng thuỷ sản Việt Nam ở các nước. Phối hợp với các nhà nhập khẩu và phân phối ở thị trường tiềm năng để quảng cáo khuếch trương hàng thuỷ sản Việt Nam hay trợ giúp và đào tạo kỹ thuật cho cán bộ thị trường của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu. 1.3. T ích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Việt Nam đã gia nhập Hiệp hôi nghề cá các nước Đông Nam Á, APEC đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hội nhập với khu vực và thế giới, mở ra nhiều khả năng to lớn cho Việt Nam học hỏi kinh nghiệm của các nước có ngành thuỷ sản phát triển, hạn chế được những tranh chấp có thể xẩy ra giữa các nước trong vùng. Việc Việt Nam tham gia vào các tổ chức thế giới như AFTA, APEC, WTO,... chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội mới để Việt Nam tranh thủ nguồn vốn đầu tư, đổi mới công nghệ đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật để phát huy tốt nhất nội lực của đất nước, mở ra thị trường rộng lớn hơn cho hàng thuỷ sản nước, từ đó mà nâng cao kim ngạch xuất khẩu cũng như hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 1.5. Chỉ đạo đẩy nhanh quá trình cổ phần, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Sức ì của các doanh nghiệp quốc doanh đã làm chậm đáng kể bước tiến của ngành thuỷ sản xuất khẩu khi mà có đến 80% doanh nghiệp chế biến thuỷ sản là doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp này thường thụ động, quản lý kém, kìm hãm sự cạnh tranh. Ngược lại hẳn là khối doanh nghiệp tư nhân, họ hết sức linh hoạt, năng động và có khả năng cao trong xuất khẩu thuỷ sản. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát huy tính năng động trong đa dạng hoá sản phẩm và tìm kiếm thị trường, Nhà nước cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá trong ngành thuỷ sản. Tiếp tục hoàn thành cổ phần hoá các doanh nghiệp thuỷ sản thuộc Bộ và tổ chức 3 Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - con. Tập hợp và phối hợp với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố để nghiên cứu thử nghiệm mô hình tổ chức tập đoàn các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản. Đồng thời, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, đầu tư vào sản xuất thuỷ sản, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo nhiều việc làm, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống các ngư dân. Phát huy mô hình quản lý cộng đồng gắn với việc nâng cao vai trò của các tổ chức Hội, Hiệp hội, hợp tác xã trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, kinh doanh thuỷ sản. 1.6. Đẩy mạnh cải cách hành chính. Thủ tục hành chính luôn là yếu tố cản trở sự phát triển chung của ngành. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều cải cách đáng kể trong thủ tục hành chính. Tuy nhiên, để thực sự có bước đột phá trong thời gian tới, cải cách hành chính cần tạo ra được chuyển biến thực sự trong chỉ đạo điều hành của Bộ, trong quản lý Nhà nước về thuỷ sản từ Trung ương đến địa phương với 5 ưu tiên sau đây: Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện, năng lực kiểm tra thực thi chính sách và luật pháp. Chuyển biến rõ rệt trong quản lý Ngành theo quy hoạch, theo tính thống nhất các khâu sản xuất với điều kiện sản xuất hàng hoá trình độ cao. Cải tiến thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, giản tiện và nhanh gọn. Từ Bộ đến cơ quan quản lý Nhà nước về thuỷ sản ở địa phương, quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và cán bộ phải có chuyển biến rõ rệt. Có việc thì phải có người làm, có bộ máy đảm nhận. Trách nhiệm phải có địa chỉ, không đùn đẩy, chồng chéo theo tinh thần phân cấp mạnh cho địa phương. Lồng ghép các chương trình hành động của Chính phủ về phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với kế hoạch thực hiện cải cách hành chính của Ngành. PHẦN KẾT LUẬN Thủy sản là một ngành có nhiều ưu thế phát triển, hiện nay nhu cầu thủy sản trên thế giới tiếp tục gia tăng dưới ảnh hưởng của hai nhân tố: Một là, sự gia tăng dân số trên thế giới; hai là, thủy sản có khả năng thay thế khá hoàn hảo các loại gia cầm. Xu hướng hai đã trở thành xu hướng chung của thế giới từ những thập niên cuối thế kỷ 20, đặc biệt là tại Châu Âu như Anh, Bỉ, Pháp.. . Ngày nay xu hướng này càng được củng cố vững chắc hơn do mức an toàn vệ sinh thực phẩm của thủy sản cao hơn các loại thực phẩm khác ( 50% thủy sản đánh bắt từ môi trường tự nhiên), trong khi đó dịch bệnh gia súc gia cầm có chiều hướng gia tăng như dịch bò điên, long mong lở mồm, dịch cúm gà… Doanh nghiệp ưu điểm của các loại thực phẩm này, nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thị trường thế giới đã tăng mạnh và tạo lên làn sóng chuyển từ tiêu dùng thịt gia cầm sang tiêu dùng thuỷ sản. Vì vậy thủy sản đang trở thành ngành đóng vai trò quan trọng và góp phần lớn vào thu nhập của các quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Là một nước đi sau Việt Nam đã và đang tận dụng những cơ hội “Đi tắt đón đầu” để rút ngắn thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Việt Nam có khả năng đầu tư công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trong khai thác xa bờ, công nghiệp sinh học phục nuôi trồng thủy sản, nhầt là nuôi cá biển và nuôi giáp xác, công nghệ chế biến xuất khẩu …. Cùng với cơ hội tiếp cận công nghệ mới, Việt Nam cũng rút ra được các bài học kinh nghiệm quản lý từ những nước thành công và thất bại trong chế biếnvà xuất khẩu hàng thủy sản, cũng như tiếp cận các phương thức quản lý kinh doanh hiện đại trên thế giới. Ngành thủy sản hiện nay ở Việt Nam đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng lại gặp phải nhiều khó khăn về rào cản kỹ thuật của một số thị trường như Mỹ, Nhật Bản và EU với các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, mẫu mã, tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Tuy vậy em tin rằng với sự cố gắng vươn lên cùng với những chính sách hỗ trợ của nhà nước thì ngành thuỷ sản Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa và sẽ dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường thế giới. Trên đây là bài viết của em về những giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, em đã cố gắng hoàn thành tốt bài viết này song do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót mong các thầy cô góp ý để bài viết của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Vũ Đình Thắng tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài viết này . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế thuỷ sản(ĐHKTQD) PGS.TS. Vũ Đình Thắng GVC.KS. Nguyễn Viết Trung 2. Thị trường xuất khẩu thủy sản : PGS.TS Nguyễn Văn Nam 3. Thủy sản Việt Nam phát triển và hội nhập NXB Chính trị quốc gia 4. Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản 2001 ( Tổng cục thống kê ) 5.Thương mại quốc tế (ĐHKTQD) PGS.TS : Nguyễn Duy Bột 6. Nông nghiệp nông thôn Việt Nam và chương trình đẩy mạnh xuất khẩu nông sản 7. Tạp chí kinh tế phát triển 8. Tạp chí nông nghiệpvà phát triển nông thôn 9. Tạp chí thuỷ sản 10. Thông tin thương mại thuỷ sản 11. Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ thuỷ sản 12. Báo cáo tổng kết hàng năm của Viện chính sách và chiến lược PTNN & NT 13. Báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty XNK thuỷ sản Hà Nội 14. Trang web của Bộ thuỷ sản MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32095.doc
Tài liệu liên quan