Trong nền kinh tế thị trường phát triển sôi động như ở Việt Nam, công ty CP Thiết bị điện và Chiếu sáng Hồng Phúc đang dần khẳng định uy tín và thương hiệu của mình. Công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Đảng và Nhà nước về kinh doanh và về công tác tổ chức hạch toán kế toán.
Công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nói riêng của doanh nghiệp được thực hiện khá hoàn chỉnh, thay đổi linh hoạt trước những biến đổi của chế độ kế toán Việt Nam cũng như các văn bản pháp quy về kế toán.
Tuy nhiên, bộ máy kế toán của doanh nghiệp vẫn tồn tại những hạn chế vốn có của nó, bởi vì không phải hệ thống nào cũng thực sự hoàn chỉnh. Những hạn chế này luôn được ban lãnh đạo của công ty tìm hiểu và cố gắng đưa ra những phương hướng, biện pháp giải quyết nhanh nhất để hướng đơn vị đi theo một quỹ đạo ổn định là tối ưu hoá các nguồn lực
100 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2597 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP Thiết bị điện và Chiếu sáng Hồng Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gồm các tiểu khoản sau
6321
Giá vốn nhãn hàng AC
63211
Giá vốn hàng Công tắc AC – B12
63212
Giá vốn hàng Công tắc Series AC
63213
Giá vốn hàng ống và phụ kiện AC
63214
Giá vốn hàng đèn pha Công nghiệp AC
63215
Giá vốn hàng chấn lưu, tắc te AC
63216
Giá vốn hàng đèn AC phản quang
63217
Giá vốn hàng đèn AC Tán quang
63218
Giá vốn hàng đèn AC sân vườn
63219
Giá vốn hàng đèn AC Huỳnh quang
6322
Giá vốn nhãn hàng Comet
63221
Giá vốn hàng đèn Downlight Comet
63222
Giá vốn hàng đèn Huỳnh quang Comet
63223
Giá vốn hàng đèn Tán quang Comet
63224
Giá vốn hàng đèn Exit Comet
63225
Giá vốn hàng đèn Compac Comet
63226
Giá vốn hàng tắc te Comet
63227
Giá vốn hàng ống luồn Comet
63228
Giá vốn hàng tủ điện Comet
63229
Giá vốn hàng đèn hàng Át Comet
6323
Giá vốn nhãn hàng khác
63231
Giá vốn hàng quạt GNN
63232
Giá vốn hàng dây cáp Hàn
63233
Giá vốn hàng dây Seoul
63234
Giá vốn hàng Hager
63235
Giá vốn loại hình cung cấp dịch vụ lắp đặt
6324
Chi phí thu mua hàng hoá
TK 1561 “giá mua hàng hoá” không chi tiết theo từng loại hàng hoá vì giá vốn hàng bán của từng mặt hàng đã phản ánh giá mua rồi
TK 1562 “chi phí thu mua” không chi tiết thành các tiều khoản
Phương pháp ghi sổ kế toán:
Về phần hành giá vốn hàng bán do kế toán bán hàng đảm nhiệm, phương pháp ghi sổ giống như phần hành doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nên ở đây không phản ánh nữa
Hệ thống sổ chi tiết:
Về phần hành giá vốn hàng bán chủ yếu dùng hệ thống sổ chi tiết sau:
Sổ chi tiết các tài khoản 632 và các TK chi tiết của nó, bảng ghi nhớ những mặt hàng đã bán bị trả lại
CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN
VÀ CHIẾU SÁNG HỒNG PHÚC
SỔ CHI TIẾT GIÁ VỐN
Mặt hàng : Quạt thông gió đáy 30
Năm: 2007
Đơn vị: Nghìn đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Sô phát sinh
Số dư
Số hiệu
Ngày, tháng
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
31/12
HĐ546
Giá vốn Cty Minh Quang M&E
1561
2.000.000
31/12
HĐ556
Giá vốn Hoà Hiệp–Hoàng Quốc Việt
1561
100.000
31/12
HĐ345
Giá vốn Minh Khoa Bắc Giang
1561
1.500.000
31/12
HĐ444
Giá vốn Hồng Hạnh - Lào Cai
1561
100.000
…........
Cộng phát sinh
5.000.000
5.000.000
Số dư cuối kỳ
Ngày tháng năm
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi họ tên)
Hệ thống sổ tổng hợp:
Các số liệu về giá vốn hàng bán được tổng hợp trong báo cáo tổng hợp giá vốn hàng bán. Để phục vụ cho việc cung cấp các thông tin quản trị nhanh chóng, hiệu quả, báo cáo này sẽ được thực hiện hai lần một tháng vào các ngày 15 và 30. Báo cáo này được thực hiện tại phần mềm kế toán và trên Excell để thuận tiện cho việc cung cấp thông tin vì do tự kế toán bán hàng thiết kế. Hàng ngày, kế toán cập nhật các nghiệp vụ vào trong hệ thống kế toán máy, sau đó máy sẽ chạy chương trình được cài đặt sẵn và cập nhật vào các sổ kế toán liên quan: sổ nhật ký chung, sổ cái,. báo cáo giá vốn hàng bán lũy kế, giá vốn hàng bán theo từng mặt hàng
Đối giá vốn hàng bán tại các cửa hàng bán lẻ được ghi nhận như sau: hàng ngày kế toán cập nhật các thông tin cần thiết liên quan đến các giao dịch bán hàng tại cửa hàng của mình vào hệ thống máy vi tính. Cuối mỗi ngày các nhân viên bán hàng sẽ lập ra báo cáo tồn quầy. Báo cáo tồn quầy sẽ được lập cho mọi chủng loại hàng hoá đã bán ra trong ngày. Cuối mỗi tuần, trưởng bộ phận bán hàng ở mỗi cửa hàng sẽ lập báo cáo giá vốn cho từng mặt hàng đã bán ra trong kỳ cũng như các báo cáo về chất lượng hàng hoá tồn trong kho. Tất cả các dữ liệu liên quan đến các giao dịch sẽ được gửi về Ban dự án bán lẻ của công ty thông qua trang Web nội bộ bằng hệ thống email của từng cửa hàng theo nguyên tắc cập nhật thường xuyên. Ban dự án bán lẻ sẽ tổng hợp giá vốn hàng bán của từng mặt hàng đã bán ở các cửa hàng bán lẻ và bản chất lượng của các mặt hàng tồn theo kho. Ban này sẽ đưa ra kế hoạch về xử lý hàng hoá lỗi thời, kém phẩm chất, cũng như kế hoạch về nhu cầu thu mua hàng hoá cho tháng tới. Bản kế hoạch này chỉ mang tính tham mưu cho phòng Thị trường và phòng Kế hoạch. Cuối mỗi tuần, các thông tin trên sẽ được gửi lên phòng Thị trường và phòng Kế hoạch, phòng Kế toán để phục vụ mục đích quản trị và xử lý thông tin.
CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN
VÀ CHIẾU SÁNG HỒNG PHÚC
BÁO CÁO TỔNG HỢP GIÁ VỐN HÀNG BÁN
Ngày 31/12/2007
Chứng từ
Mặt hàng
Số lượng
(Cái)
Đơn giá
(Đồng)
Thành tiền
(Đồng)
Số hiệu
Ngày, tháng
14D
12/12
Tắc te Comet
9.000
45.500
409.500.000
14D
12/12
Quạt APB 25 B2
16.000
213.000
3.408.000.000
14D
12/12
Quạt ốp trần 25*25
1.000
235.000
235.000.000
…..
…..
……
…..
…..
…..
Tổng cộng
……
…..
…..
Ngày tháng năm
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi họ tên)
CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN
VÀ CHIẾU SÁNG HỒNG PHÚC
BÁO CÁO TỒN QUẦY
Ngày 10 tháng 12 năm 2007
Đơn vị: Đồng
Mặt hàng
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Tắc te Comet
50.000
45.500
227.500.000
Quạt APB 25 B2
800
213.000
170.400.000
Quạt ốp trần 25*25
2.000
235.000
470.000.000
…..
…..
…..
…..
…..
Ngày tháng năm
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi họ tên)
CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN
VÀ CHIẾU SÁNG HỒNG PHÚC
NHẬT KÝ CHUNG (Trích)
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Đơn vị: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Đã ghi Sổ Cái
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
12/12
14D
Giá vốn tắc te Comet
63226
1561
10
409.500.000
409.500.000
12/12
14D
Giá vốn quạt APB 25 B2
63231
1561
10
3.408.000.000
3.408.000.000
12/12
14D
Giá vốn quạt ốp trần 25*25
63231
1561
10
235.000.000
235.000.000
31/12
04
Giá vốn nhãn hàng AC
6321
1561
10
105.969.719
105.969.719
31/12
05
Chi phí thu mua
6324
1561
10
912.757.081
912.757.081
31/12
PKT
Hàng bán bị trả lại
1561
63231
10
2.330.000
2.330.000
………..
………..
…………
31/12
PKT
Kết chuyển Giá vốn 632à 911
911
632
10
23.063.491.540
23.063.491.540
Tổng phát sinh nợ:
Tổng phát sinh có:
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, ghi họ tên) (Ký, ghi họ tên)
CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN
VÀ CHIẾU SÁNG HỒNG PHÚC
SỔ CÁI TÀI KHOẢN (Trích)
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Đơn vị: Đồng
Số Dư đầu kỳ:
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Đã ghi NKC
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
12/12
14D
Giá vốn tắc te Comet
1561
10
409.500.000
12/12
14D
Giá vốn quạt APB 25 B2
1561
10
3.408.000.000
12/12
14D
Giá vốn quạt ốp trần 25*25
1561
10
235.000.000
31/12
04
Giá vốn nhãn hàng AC
1561
10
105.969.719
31/12
05
Chi phí thu mua
1562
10
912.757.081
31/12
PKT
Hàng bán bị trả lại
5311
10
2.330.000
………..
………..
…………
31/12
PKT
Kết chuyển giá vốn 632à 911
911
10
23.063.491.540
Tổng phát sinh nợ: 23.063.491.540
Tổng phát sinh có: 23.063.491.540
Số dư cuối kỳ :
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, ghi họ tên) (Ký, ghi họ tên)
Đơn vị không hạch toán chi phí bán hàng
Mọi chi phí liên quan đến chi phí bán hàng hay liên quan đến việc thay đổi quy cách mẫu mã, chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp đều hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chứng từ sử dụng
Bảng thanh toán lương
Bảng tính trích khấu hao tài sản cố định
Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán lẻ, điện nước, …
Phiếu xuất kho
Phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng
Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng đối với phần hành này là TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp”. Tài khoản này không sử dụng tiểu khoản
Phương pháp hạch toán
Việc tính lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, khấu hao TSCĐ, chi phí bằng tiền và chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho quản lý doanh nghiệp được tính ở phòng kế toán của công ty (bao gồm cả nhân viên tại các cửa hàng bán lẻ). Việc tính lương và trích bảo hiểm đều tuân thủ đúng với chế độ hiện hành. Lương tính theo ngày công làm việc, còn bảo hiểm tính 23% theo lương cơ bản, doanh nghiệp không hạch toán kinh phí công đoàn, vì không tồn tại các tổ chức công đoàn. Công ty kiểm soát giờ làm việc bằng máy chấm công. Máy này áp dụng cho toàn công ty, kể cả các cửa hàng bán lẻ. Kết quả mỗi ngày về giờ làm việc của nhân viên toàn công ty đều cập nhật thường xuyên về cho kế toán tổng hợp. Việc kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp được thực hiện cho toàn công ty vào cuối kỳ kế toán do chương trình kế toán máy thực hiện. Tại công ty chỉ sử dụng sổ Cái TK 642 và sổ chi tiết của tài khoản này với mẫu sổ như sau. Trình tự hạch toán được miêu tả ở sơ đồ sau:
TK 642
TK 156 TK 911
(1) (4)
TK 334
(2)
TK 111, 112, 331
(3)
TK 133
CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN
VÀ CHIẾU SÁNG HỒNG PHÚC
SỔ CÁI TÀI KHOẢN (Trích)
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Đơn vị: Đồng
Số Dư đầu kỳ:
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Đã ghi NKC
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
12/12
PC01
Chi thanh toán tiền mua nước uống
1111
10
40.500.000
12/12
UN 168
Thanh toán tiền điện
1121
10
8.000.000
12/12
PC 27
Chi thanh toán tiền tiếp khách
1111
10
5.000.000
31/12
NKC
Trích khấu hao TSCĐ T12/07
2141
10
105.969.719
31/12
NKC
Trích KPCĐ T12/07
3382
10
3.300.780
31/12
NKC
Trích BHXH, BHYT T12/07
338
10
18.609.760
31/12
NKC
Trả lương CBCNV T12/07
334
10
80.912.000
…..
……
…….
31/12
NKC
Kết chuyển CP QLDN 642à 911
911
10
912.757.081
Tổng phát sinh nợ: 912.757.081
Tổng phát sinh có: 912.757.081
Số dư cuối kỳ :
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, ghi họ tên) (Ký, ghi họ tên
Phương pháp ghi sổ kế toán
Việc hạch toán này do kế toán tổng hợp thực hiện. Trình tự ghi sổ kế toán của phần hành này tương tự như phần hành doanh thu đã trình bày ở trên.
Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí quản lý tài chính
Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
Tài khoản sử dụng
TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính. Tài khoản này được chi tiết thành ba tiểu khoản như sau
TK 5151: Lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được nhận. Tài khoản này chủ yếu được dùng để hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng nhận được
TK 5152 : Chiết khấu thanh toán. Tài khoản này được dùng để hạch toán chiết khấu thanh toán mà công ty được hưởng do thanh toán tiền hàng sớm.
TK 5153 : Doanh thu tài chính khác
Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
Trong năm tài chính 2007, doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp có lãi tiền gửi của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV và các khoản chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng của nhà cung cấp Khải Toàn – nhà phân phối chính. Căn cứ vào giấy báo Có và sổ phụ của ngân hàng về số lãi được hưởng và các chứng từ liên quan đến chiết khấu như hợp đồng… kế toán bán hàng cập nhật vào máy để lên sổ kế toán tổng hợp vào cuối kỳ là Nhật ký chung và sổ cái TK 515
CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN
VÀ CHIẾU SÁNG HỒNG PHÚC
SỔ CÁI TÀI KHOẢN (Trích)
Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài ch ính
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Đơn vị: Đồng
Số Dư đầu kỳ:
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Đã ghi NKC
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
31/12
GBC 767
Lãi tiền gửi ngân hàng
1561
10
1.000.000
12/10
HĐ 856
Chiết khấu thanh toán được hưởng
1561
10
1.002.423
31/12
PKT
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính 515à 911
911
10
2.002.423
Tổng phát sinh nợ: 2.002.423
Tổng phát sinh có: 2.002.423
Số dư cuối kỳ :
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, ghi họ tên) (Ký, ghi họ tên)
Chi phí tài chính
Tài khoản sử dụng
TK sử dụng là TK 6351 chi phí tài chính. Tài khoản này được chi tiết thành hai tiểu khoản
TK 6351: Chi phí tài chính. Tài khoản này được sử dụng hạch toán các nghiệp vụ như các khoản chiết khấu thanh toán cho các khách hàng thanh toán ngay….
TK 6352 : Chi phí lãi vay. Tài khoản này chủ yếu hạch toán lãi vay của ngân hàng BIDV
Phương pháp hạch toán
Trong năm tài chính 2007, chi phí tài chính của doanh nghiệp có lãi tiền vay của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV và các khoản chiết khấu thanh toán được hưởng của các khách hàng thanh toán ngay khi mua hàng. Căn cứ vào giấy báo Nợ và sổ phụ của ngân hàng về số lãi phải thanh toán và các chứng từ liên quan đến chiết khấu như hợp đồng… kế toán bán hàng cập nhật vào máy để lên sổ kế toán tổng hợp vào cuối kỳ là Nhật ký chung và sổ cái TK 635
CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN
VÀ CHIẾU SÁNG HỒNG PHÚC
SỔ CÁI TÀI KHOẢN (Trích)
Tài khoản 635 – Chi phí hoạt động tài chính
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Đơn vị: Đồng
Số Dư đầu kỳ:
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Đã ghi NKC
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
12/12
HĐ 654
Chiết khấu thanh toán cho khách
1561
10
29.255.732
12/08
HĐ 655
Chi phí lãi vay
1561
10
266.434.143
31/12
PKT
Kết chuyển chi phí quản lý tài chính 635à 911
911
10
295.689.875
Tổng phát sinh nợ: 295.689.875
Tổng phát sinh có: 295.689.875
Số dư cuối kỳ :
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, ghi họ tên) (Ký, ghi họ tên)
Hạch toán kết quả kinh doanh
Trình tự hạch toán
Việc xác định kết quả kinh doanh tại công ty được tiến hành vào cuối mỗi tháng do hệ thống kế toán máy tự thực hiện. Sau đó, kế toán tổng hợp lên bảng cân đối phát sinh các tài khoản cho toàn công ty trong một năm tài chính và gửi lên kế toán trưởng kiểm tra, xem xét.
Chứng từ sử dụng
Tất cả chứng từ liên quan đến doanh thu và chi phí ở tất cả các phần hành
Tài khoản sử dụng
TK 911:Xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản này không sử dụng tiểu khoản
TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối được chi tiết thành các tiểu khoản
TK 4211: Lợi nhuận năm trước
TK 4212: Lợi nhuận năm nay
CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN
VÀ CHIẾU SÁNG HỒNG PHÚC
SỔ CÁI TÀI KHOẢN (Trích)
Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Đơn vị: Đồng
Số Dư đầu kỳ:
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Đã ghi NKC
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
31/12
NKC
Kết chuyển chi phí QLDN 642à911
642
10
912.757.081
31/12
NKC
Kết chuyển chi phí tài chính 635à911
635
10
295.689.875
31/12
NKC
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính 515à911
515
10
2.002.423
31/12
NKC
Kết chuyển giá vốn 632 à911
632
10
23.063.491.540
31/12
NKC
Kết chuyển doanh thu 5111à 911
511
10
25.168.581.947
31/12
NKC
Kết chuyển 911à 421
421
10
908.645.867
Tổng phát sinh nợ: 26.079.230.237
Tổng phát sinh có: 26.079.230.237
Số dư cuối kỳ :
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, ghi họ tên) (Ký, ghi họ tên)
PHẦN III: NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG HỒNG PHÚC
Nhận xét chung về công tác hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Qua quá trình thực tập, em xin rút ra một vài nhận xét sau:
Sau 3 năm thành lập và phát triển, Công ty đã đạt được nhiều thành tích quan trọng để xây dựng lên doanh nghiệp có uy tín thương hiệu cao. Hoà chung vào chặng đường phát triển của cả nước, để tồn tại và lớn mạnh, công ty đã đưa ra chính sách tận dụng tối đa những thế mạnh của mình. Đó là nguồn nhân lực dồi dào có chất lượng cao, tác phong làm việc nghiêm túc, hiệu quả, nguồn cung cấp rẻ cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo… Mặc dù, trong bước đường hoạt động, doanh nghiệp đã gặp những khó khăn không nhỏ, nhưng công ty đã đưa ra các chính sách linh hoạt và hiệu quả, để tìm ra hướng đi phù hợp nhất với nguồn lực và giải quyết những vấn đề phát sinh ngoài dự kiến. Hơn thế nữa, hàng hoá của công ty đang được nhiều người tiêu dùng tin cậy, công ty đã từng bước cải thiện hiệu quả kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
Về mặt công tác quản lý kế toán, công ty đã áp dụng linh hoạt những quy định và chế độ kế toán của Nhà nước để thành lập một bộ máy kế toán hiệu quả như hiện nay.
Ưu điểm:
Thứ nhất: Về công tác kế toán:
Công tác kế toán nói chung cũng như công tác hạch toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng được tổ chức kế toán khá khoa học, đáp ứng được các nhu cầu quản trị của Ban giám đốc. Bộ máy kế toán đã có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng và phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty. Việc tổ chức công tác kế toán đã góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của công ty trên thị trường thông qua chất lượng hoạt động. Mặt khác, bộ máy kế toán của công ty hầu hết là những cán bộ giỏi, trình độ nghiệp vụ cao (kế toán trưởng cùng kế toán viên đều tốt nghiệp đại học), có kinh nghiệm từ hai năm trở lên. Do đó, công tác kế toán đã phản ánh đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp và phản ánh các thông tin kế toán kịp thời, góp phần thúc đẩy việc kinh doanh hàng hoá đạt hiệu quả cao. Bộ máy kế toán đã trở thành công cụ đắc lực nhất phục vụ cho việc đánh giá thực trạng tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại đó là công tác bán hàng hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhân viên kế toán và giữa các phòng ban đã giúp doanh nghiệp xử lý linh hoạt các thông tin phát sinh đột xuất, nằm ngoài tầm kiểm soát. Việc thu thập thông tin kế toán phục vụ cho quá trình ghi sổ và lập báo cáo kế toán vì thế cũng dễ dàng và nhanh hơn.
Thứ hai: Về hình thức sổ kế toán
Việc hạch toán tại công ty ngày càng trở nên phức tạp vì quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngày càng nhiều nên áp dụng kế toán máy là một lợi thế lớn của doanh nghiệp. Đặc biệt doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức kế toán Nhật ký chung - một loại hình hiệu quả cho các doanh nghiệp sử dụng kế toán máy. Đây là hình thức được thực hiện dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết cụ thể giữa phương pháp ghi sổ theo thứ tự thời gian và định khoản kế toán. Nên việc áp dụng phần mềm kế toán đã làm cho khối lượng công việc kế toán giảm nhẹ đi nhiều, hệ thống sổ sách được giảm bớt, các sai sót kế toán được giảm thiều, góp phần tiết kiệm được thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán.
Thứ ba: Về áp dụng phần mềm kế toán:
Việc áp dụng hệ thống máy vi tính vào công tác kế toán, từ đó phần mềm kế toán tự động chuyển vào sổ chi tiết, sổ tồng hợp và các báo cáo cuối kỳ cũng được tự động in ra làm cho công tác kế toán trở nên dễ dàng hơn nhiều. Việc sửa chữa sai sót kế toán cũng không còn phức tạp như kế toán tay, sổ sách kế toán giảm nhẹ, áp lực công việc kế toán không còn nặng nề như trước.
Thứ tư: Về hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ:
Hệ thống chứng từ được sử dụng tại công ty đã thể hiện tính khoa học và hợp lý cao. Các chứng từ được sử dụng khá đầy đủ trong quá trình hạch toán kế toán và theo đúng mẫu, quy cách mà Bộ tài chính quy định. Hầu hết các chứng từ đều hợp pháp, hợp lý, hợp lệ và có đầy đủ các yều tố cầu thành như: chữ ký của các bên liên quan: kế toán trưởng, thủ quỹ, người bán hàng, người mua hàng, ngày tháng năm lập, nội dung chứng từ…. Định kỳ, các chứng từ này đều được phân loại và lưu trữ cẩn thận để tạo căn cứ pháp lý cho quá trình cung cấp và kiểm tra, đối chiếu các thông tin kế toán. Các chứng từ bán hàng và tiêu thụ hàng hoá được chuyển đến các phòng ban liên quan kịp thời. Trong công tác hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh luôn luôn có sự đối chiếu, kiểm tra chứng từ, sổ sách giữa phòng kế hoạch – phòng lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, phòng kế toán – phòng lưu trữ thông tin và phòng thị trường – phòng quản lý công tác bán hàng. Do đó, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được hạch toán đầy đủ, kịp thời cung cấp thông tin nhanh và hiệu quả.
Về quá trình luân chuyển chứng từ, quá trình này đã đáp ứng được yêu cầu luân chuyển nhanh, đáp ứng kịp thời các mục đích quản trị, hạn chế được vấn đề chồng chéo. Quá trình này luôn có sự kiểm tra, đối chiếu giữa các chứng từ nên quá trình luân chuyển nói chung là khá nhanh và khoa học
Thứ năm: Về hệ thống sổ sách kế toán:
Các mẫu sổ sách được lập đầy đủ theo đúng quy định của Bộ tài chính về mẫu sổ, loại sổ….Để phục vụ hoạt động kinh doanh, công ty đã lập đầy đủ các loại sổ chi tiết theo từng đối tượng, có mẫu được thiết kế linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát các thông tin tài chính. Sổ chi tiết doanh thu, giá vốn đã theo dõi được từng doanh thu, giá vốn của từng mặt hàng, phù hợp với sự chi tiết tài khoản doanh thu, giá vốn và được tổng hợp doanh số cuối quý nên dễ kiểm soát lượng hàng tiêu thụ
Thứ sáu: Về hệ thống tài khoản kế toán:
Việc tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản của công ty đã đảm bảo tuân thủ những quy định hiện hành của chế độ kế toán và phù hợp với đặc thu của công ty. Hệ thống tài khoản công ty đang sử dụng trong quá trình hạch toán kế toán đã phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối đầy đủ và chính xác. Điều này giúp cho công ty có thể theo dõi dễ dàng và chính xác các nghiệp vụ trong quá trình hạch toán.
Thứ bảy: Về tổ chức bán hàng:
Việc bán hàng được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, có khả năng giao tiếp tốt đang ngày càng trẻ hoá kết hợp nhịp nhàng với những kỹ thuật viên của phòng dịch vụ với chuyên môn giỏi, sẵn sàng tư vấn cho khách hàng trong mọi hoàn cảnh. Việc quyết định giá bán và phương thức thanh toán được thực hiện bởi phòng thị trường nên đảm bảo cho việc định giá linh hoạt, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, công ty đã tổ chức một tổ kỹ thuật sẽ chịu trách nhiệm giao hàng và lắp đặt đến tận nơi khách hàng yêu cầu. Việc chiết khấu thanh toán được thực hiện bởi phòng thị trường tạo điều kiện khuyến khích cho khách hàng hoàn trả tiền hàng trong thời gian ngắn nhất
Thứ tám: Về tính giá vốn hàng hoá:
Doanh nghiệp tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân tháng. Phương pháp này thể hiện giá vốn hàng hoá của doanh nghiệp sẽ được tính và cập nhật theo từng tháng. Điều này làm cho giá vốn sẽ gần hơn với giá thị trường của mặt hàng đấy và việc kiểm soát giá theo tháng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đưa ra các bản kế hoạch phát triển sản phẩm hiệu quả và chính xác hơn. Như vậy, phương pháp tính giá này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các chính sách về giá linh hoạt hơn nếu có sự thay đổi về giá hàng hoá trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của lạm phát và sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ
Nhược điểm
Thứ nhất: Về chế độ kế toán:
Mặc dù năm 2006, công ty đã áp dụng Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 thay cho Quyết định số 1141. Tuy nhiên ngay sau đó, công ty phải thay đổi chế độ kế toán theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 14 tháng 9 năm 2006 về chế độ kế toán trong doanh nghiệp Nhỏ và Vừa. Mặc dù, chế độ này ban hành rất phù hợp với cơ chế hoạt động cuả bộ máy kế toán nhưng vì hệ thống tài khoản, các mẫu sổ sách và chứng từ giữa các Quyết định là khác nhau. Nên việc thay đổi các chế độ kế toán trong một thời gian ngắn sẽ là chướng ngại không nhỏ ảnh hưởng đến hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và các vấn đề về luân chuyển chứng từ của công ty. Việc thay đổi chế độ làm cho công việc hạch toán kế toán không ổn định và phức tạp hơn. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán.
Thứ hai: Về mặt chứng từ, sổ sách:
Một số các chứng từ chưa được hoàn thiện các yếu tố như: chữ ký người mua hàng, giám đốc ký và đóng dấu. Điều này thể hiện công tác kiểm tra kế toán đôi khi bị nới lỏng. Các sổ chi tiết của doanh thu và giá vốn mới chỉ theo dõi được doanh thu và giá vốn của từng mặt hàng mà chưa theo dõi được ở từng cửa hàng và tại công ty nên gây khó khăn cho công tác quản trị trong kế toán như các chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng hoá còn gặp nhiều hạn chế…. Sổ chi tiết của TK 642 mới chỉ phản ánh các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nói chung chứ chưa có sổ chi tiết của từng loại chi phí này, chưa chi tiết tại từng cửa hàng
Thứ ba: Về tài khoản sử dụng:
Tại công ty hiện nay, kế toán không trích lập các khoản dự phòng trong đó có dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Điều này sẽ tạo bất lợi cho công ty trong công tác hạch toán và quản lý hàng tồn kho, hạch toán giá vốn hàng bán vì hàng hoá tồn kho chiếm một tỷ lệ lớn trong tài sản ngắn hạn của công ty
Do đó, việc lập khoản dự phòng này sẽ phục vụ các mục đích sau đây:
Nó thể hiện đúng nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong công tác kế toán của một năm tài chính, từ đó tính ra con số chính xác hơn về kết quả kinh doanh trong một kỳ khi liên quan đến chi phí, thu nhập và thuế thu nhập doanh nghiệp
Nó là nguồn tài chính bù đắp nếu hàng tồn kho bất ngờ bị giảm giá trên thị trường
Nó dùng để xác định giá trị thuần, giá trị thực của hàng tồn kho tại một thời điểm kế toán nhất định
Để đáp ứng đặc điểm kinh doanh cũng như phù hợp với đặc điểm giá cả leo thang và lạm phát khó kiểm soát như hiện nay công ty nên lập các khoản dự phòng như dự phòng giảm giá hàng tồn kho để quản lý lượng hàng tồn kho lâu ngày. Mặc dù, công tác lập kế hoạch tiêu thụ của công ty khá tốt, luân chuyển hàng hoá khá nhanh, hiếm khi bị tồn đọng trong thời gian dài, nhưng để tránh rủi ro trong quá trình kinh doanh tại một thị trường sôi động như ở Việt Nam, công ty nên bổ sung tài khoản này.
Mặt khác, đối với TK 1562 ‘chi phí thu mua hàng hoá’ doanh nghiệp không phân bổ chi phí thu mua hàng hoá trong kỳ (tức là trong kỳ phát sinh chi phí thu mua là bao nhiêu thì cho hết vào trong giá vốn hàng bán). Điều này làm cho giá vốn hàng bán không chính xác. Bởi vì, lượng hàng mua vào và bán ra trong kỳ không giống nhau. Do đó doanh nghiệp cần phân bổ chi phí này một cách hợp lý và hiệu quả hơn
Thứ tư: Về hạch toán doanh thu:
Công ty chưa áp dụng hình thức chiết khấu thương mại. Đây là hình thức thu hút người mua hàng trên thị trường, khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn trong một lần mua hoặc mua một lượng hàng nhất định được thanh toán trong một khoảng thời gian do doanh nghiệp quy định sẽ được hưởng chiết khấu thương mại. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức này một cách hiệu quả sẽ làm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy doanh thu tăng cao.Mặt khác, chính sách quảng cáo, khuyến mại và chiết khấu thanh toán còn đơn lẻ, chưa đa dạng, độ linh hoạt đã có nhưng chưa cao. Hơn thế nữa, trong năm 2007 đã xuất hiện tình trạng hàng hoá bị trả lại. Đây là dấu hiệu ban đầu cho thấy khâu thu mua hàng hoá đang bị nới lỏng về việc kiểm tra chất lượng hàng hoá. Nếu tiếp tục thực trạng này sẽ làm cho chất lượng trong công tác bán hàng của doanh nghiệp sẽ giảm. Để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệpcần chú ý đến vấn đề này.
Việc hạch toán doanh thu đã hạch toán riêng doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ nhưng lại hạch toán loại doanh thu này như hạch toán việc bán một mặt hàng. Điều này là không chính xác bởi vì đây là hai loại hình hoạt động khác nhau. Mặc dù, doanh thu cung cấp dịch vụ chưa lớn nhưng cần có sự phân loại rõ ràng để Ban giám đốc quản trị doanh thu thực của từng loại hình kinh doanh cụ thể hiệu quả hơn để từ đó có các chính sách linh hoạt và phù hợp với vốn và đặc điểm của công ty. Mặt khác, công ty chỉ có một đội kỹ thuật để thực hiện loại hình hoạt động mà trên thị trường đây là mặt hàng có tiềm năng phát triển mạnh vì loại hàng hoá này có nhiều chủng loại. Nếu công ty vẫn duy trì một đội kỹ thuật này sẽ hạn chế doanh thu cung cấp dịch vụ vì sự tính toán lợi nhuận giữa doanh thu chi phí
Thứ năm: Về công tác thu hồi nợ:
Mặc dù, khách hàng lớn của công ty đa phần là khách hàng quen nhưng vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng là không nhỏ. Đó là do chính sách thu hồi nợ của công ty chưa được chú trọng đúng mức. Công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để tránh rủi ro về tình trạng nợ xấu. Hầu hết việc đòi nợ đều tiến hành vào cuối năm đối với những khoản nợ lớn. Điều này làm cho tỷ lệ nợ tồn đọng khá cao, việc chiếm dụng vốn lớn có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty. Mặt khác, công ty đang hạch toán thanh toán ngay giống như thanh toán chậm. Điều này làm cho công tác quản trị bán hàng và thu nợ gặp nhiều khó khăn vì không biết được khách hàng nào thanh toán sớm hay muộn, có tồn đọng hay không, thường được hưởng chiết khấu thanh toán là bao nhiêu, từ đó việc đưa ra các chính sách bán hàng chưa được sát với thực tế. Doanh nghiệp nên có chính sách phù hợp để khắc phục tình trạng này.
Thứ sáu: Về hạch toán giá vốn:
Mặc dù, hạch toán giá vốn trong doanh nghiệp là giá bình quân theo tháng cũng phần nào đáp ứng yêu cầu cập nhật giá cả hàng hoá trên thị trường nhưng nó cũng chưa phản ánh thật sự chính xác sự biến động giá cả khi nó thay đổi theo từng ngày. Do đó, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch xây dựng giá cả khi có sự thay đổi giá đột xuất nhất là khi sự biến động này không xảy ra vào ngày cuối tháng nhất là khi doanh nghiệp không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Thứ bảy: Về công tác quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp:
Kế toán tại công ty không phân cấp TK 642. Tức là, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đang hạch toán chung và không được tách biệt riêng. Tại một công ty khá phát triển, như công ty CP Thiết bị điện và Chiếu sáng Hồng Phúc chi phí bán hàng và chi phí quản lý phát sinh nhiều và phức tạp. Quy mô của các loại chi phí này dù lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng lớn đến việc xác định kết quả kinh doanh của công ty. Hơn thế nữa, doanh nghiệp đang hoạt động theo mô hình là một công ty thương mại. Do đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai chỉ tiêu về chi phí trọng yếu, phản ánh trình độ quản lý kinh doanh của các nhà quản lý. Vì vậy, nếu không phân cấp tài khoản này sẽ không tránh khỏi tình trạng không kiểm soát được mức chi phí hiệu quả cũng như không thể đánh giá được mức độ tiết kiệm chi phí của các bộ phận quản lý và bán hàng tại công ty. Đặc biệt, công ty cũng chưa phản ánh được mức chi phí bán hàng đã phát sinh tại các cửa hàng bán lẻ - trong điều kiện các cửa hàng này ở xa trụ sở chính. Nó dễ dẫn đến tình trạng khống chi phí làm cho hiệu quả kinh doanh giảm. Điều này sẽ làm cho vấn đề quản trị doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Việc phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp và doanh thu bán hàng nên được phân bổ theo những tiêu thức thích hợp. Đây là vấn đề mà công ty cần phải xem xét và đưa ra phương thức xử lý.
2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện việc hạch toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Phương hướng hoàn thiện
Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán nói chung cũng như hạch toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Hoàn thiện trên cơ sở tuân thủ đúng các chế độ kế toán đã ban hành cũng như các chuẩn mực kế toán Việt Nam và Luật kế toán Việt Nam. Trên cơ sở đó, luôn cập nhật nhanh nhất những thay đổi trong chế độ và chuẩn mực
Hoàn thiện trên cơ sở bộ máy kế toán được thiết kế luôn đáp ứng được nhu cầu tự hoàn thiện công tác hạch toán và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty nhằm giúp Ban giám đốc đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời
Hoàn thiện trên cơ sở đáp ứng thông tin kịp thời, hiệu quả phục vụ cho mục đích quản trị doanh nghiệp. Đồng thời phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí vì mục tiêu tối ưu hoá các nguồn lực hiện có.
Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại công ty CP Thiết bị điện và Chiếu sáng Hồng Phúc
Thứ nhất: Về chứng từ, sổ sách:
Để đảm bảo tính pháp lý của các chứng từ, doanh nghiệp cần hoàn thiện những khiếm khuyết như: hoàn thiện đầy đủ chữ ký của các bên liên quan cho các chứng từ : chữ ký kế toán trưởng…. Đơn vị nên đẩy mạnh công tác kiểm tra chứng từ giữa các phòng ban, các nhân viên để khỏi mất công hoàn thiện vào cuối kỳ, tiết kiệm được thời gian và công sức, thành lập các hình phạt nếu vi phạm. Doanh nghịêp cũng nên có hệ thống sổ chi tiết theo dõi doanh thu và giá vốn theo từng cửa hàng để thuận lợi cho công tác quản trị.
Thứ hai: Về tài khoản sử dụng:
Về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với những hàng hoá có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ và hợp pháp để chứng minh quyền sở hữu và quyền kiểm soát doanh nghiệp đối với chúng. Cuối niên độ kế toán vào ngày 31/12, tính ra mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập theo công thức sau
Mức dự
Lượng hàng tồn
9(
Giá
Giá
))
Phòng giảm
==
cuối niên độ
**
gốc
--
Hàng hoá trên
Giá HTK
kế toán
Hàng hoá
thị trường(31/12)
Khi bắt đầu lập dự phòng, hạch toán vào giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632:
Có TK 159: mức dự phòng cần lập
Sang kỳ sau, tính ra mức dự phòng cần lập so với mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập còn lại ở năm trước:
Nếu mức dự phòng năm trước lập thiếu thì bổ sung thêm
Nợ TK 632:
Có TK 159: mức dự phòng bổ sung
Nếu mức dự phòng năm trước đã lập nhưng không xảy ra thì hoàn nhập
Nợ TK 159: mức dự phòng hoàn nhập
Có TK 632:
Đối với TK 1562:
Doanh nghiệp nên phân bổ chi phí thu mua trong kỳ cho phù hợp, phản ánh chi phí một cách hợp lý nhất. Chi phí thu mua hàng hoá trong kỳ được phân bổ theo công thức sau:
Chi phí thu Chi phí thu mua đầu kỳ + chi phí thu mua Trị giá
Mua phân bổ phát sinh trong kỳ hàng
Cho hàng tiêu = * xuất
thụ trong kỳ Trị giá hàng tồn + trị giá hàng xuất tiêu thụ
cuối kỳ tiêu thụ trong kỳ trong kỳ
Ví dụ: Giả sử cuối tháng 12/2007, loại hàng bóng đèn compact S3U có tình hình thu mua như sau:
Chi phí thu mua đầu kỳ là 9.088.920đ
Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ là: 70.800.920 đ
Trị giá hàng tiêu thụ trong kỳ là:23.000.000.000
Trị giá hàng tồn cuối kỳ là: 5.940.000.000
Chi phí thu mua hàng phân bổ cho hàng bóng đèn compact S3U trong kỳ là:
(9.088.920 + 70.800.920) * 23.000.000.000
23.000.000.000 + 5.940.000.000
= 63.491.540 (đ)
Thứ ba: Về hạch toán doanh thu:
Công ty nên áp dụng hình thức chiết khấu thương mại: Hình thức này được hạch toán như sau:
Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại
Nợ TK 33311: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 131:
Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại nói trên sang TK 511
Nợ TK 511:
Có TK 521:
Doanh nghiệp cần chú ý tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng hoá khi mua vào vì đã xuất hiện tình trạng hàng hoá không đảm bảo chất lượng.Công ty cần thắt chặt hơn khâu này bằng cách thành lập ra một đội kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi nhập kho. Công ty mới chỉ có ban kiểm soát chất lượng hàng hoá trong kho trực thuộc phòng thị trường. Ban này có thể đươc giao trách nhiệm kiểm tra chất lượng khi nhập kho. Khi phát hiện ra hàng hoá kém chất lượng cần nhanh chóng quy trách nhiệm cho những người có liên quan về kiểm định chất lượng hàng và liên hệ với nhà cung cấp để đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp như trả hàng….
Doanh nghiệp cũng nên phân cấp tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thành các tiểu khoản theo loại hình hoạt động như sau
TK 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 5111: doanh thu bán hàng
511
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
5111
Doanh thu bán hàng
51111
Doanh thu bán nhãn hàng AC
511111
Doanh thu hàng Công tắc AC – B12
511112
Doanh thu hàng Công tắc Series AC
511113
Doanh thu hàng ống và phụ kiện AC
511114
Doanh thu hàng đèn pha Công nghiệp AC
511115
Doanh thu hàng chấn lưu, tắc te AC
511116
Doanh thu hàng đèn AC phản quang
511117
Doanh thu hàng đèn AC Tán quang
TK 5112: doanh thu cung cấp dịch vụ
Đối với giá vốn hàng bán, doanh nghiệp cũng nên phân cấp các tiểu khoản giống như các tiểu khoản của doanh thu
Bước đầu doanh nghiệp nên thành lập thêm một đội kỹ thuật nữa hoạt động trong miền Nam để tính hoạt động liên tục cao hơn khi nhận được đơn đặt hàng về loại hình dịch vụ và khai thác tốt hơn tiềm năng về loại hình này
Thứ tư: Về thu hồi nợ:
Công ty có thể áp dụng các chính sách sau:
Khi ký kết hợp đồng, doanh nghiệp nên kiểm tra lại tình hình tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng đặc biệt là đối với khách hàng mua với số lượng lớn. Nếu thấy khả năng thanh toán của khách hàng không cao hoặc dây dưa nợ, công ty có thể từ chối ký kết các hợp đồng có giá trị lớn, nhưng vẫn có thể bán hàng với khối lượng nhỏ cho các khách hàng này. Điều này có thể làm cho doanh nghiệp mất đi một khoản lợi nhỏ nhưng rủi ro lại thấp – phù hợp với một công ty mới phát triển như Hồng Phúc
Trong ký kết hợp đồng cần nêu rõ thời hạn và phương thức thanh toán, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán được hưởng (nếu có), các điều khoản yêu cầu về chịu trách nhiệm thanh toán và giao hàng giữa các bên phải rõ ràng và hợp pháp. Đặc biệt, phải có các điều khoản phạt về vi phạm thời hạn thanh toán, có yêu cầu thế chấp đối với những hợp đồng có giá trị lớn
Cần có các hình thức khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn như: các chương trình khuyến mại linh hoạt và mềm dẻo, sử dụng chiết khấu thanh toán một cách hiệu quả. Tỷ lệ chiết khấu hợp lý do công ty đưa ra sẽ phải nhỏ hơn hoặc bằng với lãi suất vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng trả tiền sớm tránh tồn đọng vốn của công ty. Nó hiệu quả hơn nếu công ty không thực hiện chính sách này nhưng phải vay vốn với lãi suất cao để mở rộng kinh doanh.
Doanh nghiệp nên thêm cột tỷ lệ chiết khấu thanh toán với từng khách hàng trong sổ chi tiết doanh thu và cuối tháng có một bảng liệt kê số tiền chiết khấu thanh toán chi tiết cho từng đối tượng khách hàng (như mẫu dưới đây)
Doanh nghiệp nên trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để hạn chế rủi ro về nợ xấu. Cuối niên độ, kế toán phải tính ra số dư nợ khó đòi để lập dự phòng. Các khoản nợ này phải có căn cứ rõ ràng như: tên, địa chỉ, số nợ còn lại, các bằng chứng do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh khả năng thanh toán thấp. Cuối mỗi năm tài chính, kế toán theo dõi các phải thu khó đòi để tính ra tỷ lệ trích lập và tính ra mức dự phòng cần trích cho niên độ tiếp theo.
Số dự phòng phải thu khó đòi = ∑ (khoản phải thu * tỷ lệ trích lập)
Trong đó, theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, tỷ lệ trích lập dự phòng phải thu khó đòi được tính như sau:
Từ 3 tháng - dưới 1 năm: tỷ lệ là 10%
Từ 1 năm – 3 năm : tỷ lệ là 20%
Trên 3 năm : tỷ lệ là 30%
Hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:
Khi bắt đầu trích lập dự phòng
Nợ TK 642:
Có TK 139 (chi tiết theo từng đối tượng) : mức dự phòng cần lập
Sang kỳ kế toán tiếp theo, kế toán so sánh số dự phòng của năm trước còn lại với mức cần lập dự phòng cho niên độ tới:
Nếu số dự phòng còn lại nhỏ hơn so với số cần lập thì bổ sung thêm số thiếu:
Nợ TK 642:
Có TK 139: số bổ sung
Nếu số dự phòng còn lại lớn hơn so với số cần lập thì hoàn nhập dự phòng
Nợ TK 139: số hoàn nhập
Nợ TK 642:
Khi thu hồi hay xoá sổ các khoản đã trích lập dự phòng, hạch toán như sau
Nợ TK 111, 112…: số tiền thu hồi
Nợ TK 139: trừ vào dự phòng
Nợ TK 642: số thiệt hại còn lại sau khi xoá sổ
Có TK 131: số nợ bị xoá
Đồng thời ghi Nợ TK 004 (chi tiết từng đối tượng): số đã xoá sổ
Nếu sau khi lập dự phòng mà thu hồi được toàn bộ số nợ phải thu thì hoàn nhập dự phòng
Nợ TK 139: số hoàn nhập
Nợ TK 642:
CÔNG TY CP THIẾT BỊ
VÀ CHIẾU SÁNG HỒNG PHÚC
SỔ CHI TIẾT PHẢI THU KHÁCH HÀNG (Trích)
Khách hàng: Công ty ACE
Năm: 2007
Đơn vị: Nghìn đồng
Chứng từ
Diễn giải
Chiết khấu được hưởng
TK đối ứng
Sô phát sinh
Số dư
Ngày
tháng
Số hiệu
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
1.635.951
31/12
HĐ546
Thu tiền hàng
111
1.500.000
31/12
HĐ556
Bán hàng
28.499
(2%)
511313331
1.295.400
129.540
31/12
HĐ345
Thu tiền hàng
111
275.000
31/12
HĐ444
Bán hàng cho
7.029
(3%)
511313331
213.000
21.300
………
…………
…………
Cộng phát sinh
3.180.340
3.735.946
Số dư cuối kỳ
1.080.345
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi họ tên)
Thứ năm: Về công tác hạch toán giá vốn:
Doanh nghiệp nên cập nhật thường xuyên các thông tin về giá cả hàng hoá thông qua một bộ phận nghiên cứu thị trường. Từ đó, so sánh giá thị trường của hàng hoá với giá gốc của hàng hoá, nếu thấy có sự tăng, giảm đột biến sẽ đưa ra các chính sách xử lý linh hoạt tuỳ theo tình hình cụ thể
Thứ sáu: Về công tác quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp:
TK 642 nên được phân cấp thành các tài khoản cấp 2 và cấp 3 như sau:
TK 6421: phản ánh chi phí bán hàng, được chi tiết theo các cửa hàng bán lẻ tại 64 tỉnh thành trong cả nước và ngay tại công ty ở ngoài Hà Nội.Ví dụ như:
TK 64211: Cửa hàng tại Hà Tây
TK 64212: Cửa hàng tại Hải Phòng
TK 64213: Cửa hàng tại Hồ Chí Minh
TK 64214: Cửa hàng tại Lai Châu
TK 64215: Cửa hàng tại Đà Nẵng
…………………………………………………………………………………
TK 6422: Phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp, được chi tiết theo các cửa hàng bán lẻ tại 64 tỉnh thành và ngay tại công ty ở ngoài Hà Nội.Ví dụ như:
TK 64221: Cửa hàng tại Hà Tây
TK 64222: Cửa hàng tại Hải Phòng
TK 64223: Cửa hàng tại Hồ Chí Minh
TK 64224: Cửa hàng tại Lai Châu
TK 64225: Cửa hàng tại Đà Nẵng
…………………………………………………………………………………
Doanh nghiệp nên có phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho mỗi cửa hàng theo tiêu thức thích hợp là doanh thu tiêu thụ thuần của mỗi cửa hàng. Cụ thể như sau:
Chi phí quản lý
Tổng chi phí QLDN
Doanh thu
Doanh nghiệp phân
=
*
thuần vềBH
bổ cho từng
Tổng doanh thu thuần
của từng cửa
cửa hàng
về bán hàng
hàng
Chi phí
Tổng chi phí bán hàng
Doanh thu
Bán hàng phân
=
*
thuần vềBH
bổ cho từng
Tổng doanh thu thuần
của từng cửa
cửa hàng
về bán hàng
hàng
Ví dụ : Cuối tháng 12/2007 chi phíQLDN phân bổ cho cửa hàng bán lẻ ở
Hà Tây như sau:
Chi phí
912.757.081
QLDN phân
=
*
800.391.020
=
29.026.767
bổ cho cửa hàng
25.168.581.947
ở Hà Tây
`
Tương tự các cửa hàng bán lẻ khác cũng có thể phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng và được thể hiện trên bảng phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng như ví dụ sau:
CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ
CHIẾU SÁNG HỒNG PHÚC
BẢNG PHÂN BỐ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Tháng 12 năm 2007
Đơn vị: Đồng
STT
Đơn vị
Doanh thu thuần
CQLDN
1
Cửa hàng ở Hà Tây
800.515.958
29.031.298
2
Cửa hàng ở Hải Phòng
1.100.456.897
39.908.876
3
Cửa hàng ở Đà Nẵng
942.551.576
34.182.324
Cộng
2.843.524.431
103.122.498
Ngày…tháng…năm
Kế toán trưởng
`
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Mở rộng phương thức tiêu thụ: Tiêu thụ hàng hoá là vấn đề vô cùng quan trọng đối với những doanh nghiệp đặc biệt đối với một doanh nghiệp thương mại như công ty Hồng Phúc. Vì đây là nguồn thu lớn nhất của doanh nghiệp. Đẩy mạnh quá trình tiêu thụ cũng có nghĩa là tăng tốc độ quay của vốn, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận thu được. Để thực hiện được điều này, công ty cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa chất lượng hàng hoá mua về và bán ra, đưa ra các chính sách thanh toán linh hoạt hơn…. Hiện nay ở công ty mới chỉ áp dụng chính sách bán hàng trực tiếp đơn lẻ mà chưa khai thác chính sách bán hàng gửỉ đại lý và bán trả góp. Vì vậy, để đa dạng hoá chính sách bán hàng doanh nghiệp nên bổ sung thêm các phương thức bán hàng này để góp phần đẩy nhanh tốc độ quay của vốn
Củng cố thị trường truyền thống, tăng cường quảng bá để mở rộng thị phần: Thị trường tiêu thụ trong hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu trọng yếu của mỗi doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm nhanh sẽ tạo điều kiện cho công ty tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó, mở rộng thị trường góp phần không nhỏ đưa công ty phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh trong kinh doanh. Để tìm kiếm thị trường mới, phòng thị trường nên đưa ra những bản kế hoạch điều tra về thị trường hiệu quả hơn nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, lạm phát leo thang và kinh tế Mỹ bị suy thoái nặng nề. Doanh nghiệp cũng nên đưa ra các chính sách khuyến mại linh hoạt và lập kế hoạch quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng
Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty: Đối với Hồng Phúc hiệu quả làm việc của nhân viên cũng là một nhân tố cần được cải thiện. Với đội ngũ cán bộ không thật sự đồng đều về kinh nghiệm chuyên môn, thiếu chủ động sáng tạo trong công việc, thiếu tác phong công nghiệp làm việc khoa học và đặc biệt làm việc nhóm thiếu hiệu quả, doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa về vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là vấn đề chiến lược mang tính chất lâu dài và quan trọng của đơn vị. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này cần có những bước đi đúng đắn, không nóng vội. Trước hết, công ty cần có chính sách tuyển dụng hiệu quả, dựa trên năng lực thực sự để chọn lựa những cá nhân giỏi về chuyên môn, sâu sắc trong kinh nghiệm. Đồng thời, đơn vị cũng cần có một chính sách phát triển nhân tài hợp lý như định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng về trình độ cho cán bộ, các buổi tập huấn, khoá học đào tạo tác phong công nghiệp, có chế độ đãi ngộ thực sự tốt để xây dựng một đội ngũ cán bộ lành nghề và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho nhân viên. Công ty cũng nên có những chính sách khuyến khích nhân tài như chế độ khen thưởng, thăng chức, phát huy tối đa sức sáng tạo của từng cá nhân. Bên cạnh đó, công ty cần có kế hoạch quản lý các phòng ban một cách khoa học và chặt chẽ để theo dõi chất lượng công việc của từng cá nhân
Phòng kế toán của công ty nên có những kế hoạch để hoàn thiện bộ máy và công tác kế toán như sau:
Thực hiện đúng các chế độ, chuẩn mực các quy định hiện hành về kế toán và quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Nắm bắt rõ bản chất của các văn bản pháp quy để thực hiện nghiêm túc và đúng mực các quy định đó, luôn cập nhật những thay đổi trong chính sách kế toán của Nhà nước và vận dụng hiệu quả vào trong guồng máy kế toán, luôn tự đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường phát triển sôi động như ở Việt Nam, công ty CP Thiết bị điện và Chiếu sáng Hồng Phúc đang dần khẳng định uy tín và thương hiệu của mình. Công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Đảng và Nhà nước về kinh doanh và về công tác tổ chức hạch toán kế toán.
Công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nói riêng của doanh nghiệp được thực hiện khá hoàn chỉnh, thay đổi linh hoạt trước những biến đổi của chế độ kế toán Việt Nam cũng như các văn bản pháp quy về kế toán.
Tuy nhiên, bộ máy kế toán của doanh nghiệp vẫn tồn tại những hạn chế vốn có của nó, bởi vì không phải hệ thống nào cũng thực sự hoàn chỉnh. Những hạn chế này luôn được ban lãnh đạo của công ty tìm hiểu và cố gắng đưa ra những phương hướng, biện pháp giải quyết nhanh nhất để hướng đơn vị đi theo một quỹ đạo ổn định là tối ưu hoá các nguồn lực
Qua tìm hiểu về công ty CP Thiết bị điện và Chiếu sáng Hồng Phúc, em đã được biết thêm kinh nghiệm thực tiễn quý báu về công tác hạch toán kế toán cũng như tìm hiểu thêm về những điểm ưu việt và những hạn chế tồn đọng trong bộ máy kế toán của công ty. Em đã đưa ra một số kiến nghị dựa trên đặc điểm kinh doanh và đặc điểm của bộ máy kế toán trong công ty cùng với hệ thống lý thuyết đã được học dựa trên chế độ kế toán Việt Nam và các văn bản pháp quy. Em rất mong được các thầy cô, các anh chị trong công ty và các bạn đọc xem xét và đóng góp ý kiến để phần kiến nghị của em được hoàn thiện và phù hợp hơn với đặc điểm kinh doanh của công ty – nơi em thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Trần Đức Vinh cùng các anh chị trong công ty CP Thiết bị điện và Chiếu sáng Hồng Phúc đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo chuyên đề thực tập này.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các báo cáo tài chính qua các nămcủa công ty CP Thiết bị điện và Chiếu sáng Hồng Phúc
Quy chế khen thưởng của công ty CP Thiết bị điện và Chiếu sáng Hồng Phúc
Chế độ kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
Giáo trình kế toán tài chính – ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Trang Web: Tapchiketoan.com.vn
Chế độ kế toán doanh nghiệp
Luật kế toán Việt Nam
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP Thiết bị điện và Chiếu sáng Hồng Phúc
Các hoá đơn, chứng từ, sổ sách của công ty CP Thiết bị điện và Chiếu sáng Hồng Phúc
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG HỒNG PHÚC 2
1.4.1 Bộ máy kế toán Công ty CP Thiết bị điện và Chiếu sáng Hồng Phúc 13
1.4.2 Hệ thống chứng từ kế toán 16
1.4.3 Hệ thống tài khoản kế toán 20
1.4.4 Hình thức sổ kế toán 25
1.4.4.1 Trình tự ghi sổ kế toán 25
1.4.4.2 Hệ thống sổ kế toán 28
1.4.5 Hệ thống báo cáo kế toán 30
DANH MỤC CÁC BÁO CÁO KẾ TOÁN TRONG CÔNG TY CP 31
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG HỒNG PHÚC 34
1. Hạch toán doanh thu 34
1.1. Đặc điểm ghi nhận doanh thu 34
1.2.1 Phương thức bán buôn: 34
1.2.2 Bán lẻ hàng hoá: 36
1.2.3. Doanh thu cung cấp dịch vụ: 36
1.6.1. TK sử dụng 49
1.6.2. Phương pháp ghi sổ kế toán 54
1.6.3. Hệ thống sổ chi tiết 56
1.6.4. Hệ thống sổ tổng hợp: 56
2. Hạch toán giá vốn hàng bán 63
2.1 Phương thức ghi nhận giá vốn hàng bán 63
2.2 Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán 63
2.3 Hạch toán chi tiết: 64
2.4 Hạch toán tổng hợp: 64
2.4.1. Tài khoản sử dụng 64
2.4.2. Phương pháp ghi sổ kế toán: 66
2.4.3. Hệ thống sổ chi tiết: 66
2.4.4. Hệ thống sổ tổng hợp: 67
3. Đơn vị không hạch toán chi phí bán hàng 72
4. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 72
4.1 Chứng từ sử dụng 72
4.2 Tài khoản sử dụng 72
4.3 Phương pháp hạch toán 72
4.5 Phương pháp ghi sổ kế toán 75
5. Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí quản lý tài chính 75
5.1 Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 75
5.2 Chi phí tài chính 77
6. Hạch toán kết quả kinh doanh 78
PHẦN III: NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG HỒNG PHÚC 81
1. Nhận xét chung về công tác hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 81
1.1 Ưu điểm: 81
1.2. Nhược điểm 85
2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện việc hạch toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 89
2.1. Phương hướng hoàn thiện 89
2.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại công ty CP Thiết bị điện và Chiếu sáng Hồng Phúc 90
3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 99
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12388.doc