Chuyên đề Những vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm và một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Thiên Phong

Trong điều kiện cạnh tranh gya gắt hiện nay việc điều tra, nghiên cứu thị trường có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Nó giúp cho Công ty có thể nắm được những gì thị trường cần, sức mua của thị trường cũng như tình hình cạnh tranh trên thị trường đó. Căn cứ vào đó Công ty mới có thể tổ chức sản xuất, tiêu thụ theo phương châm bán ra những thứ thị trường cần chứ không phải bán ra những gì mình có. Thời gian vừa qua, công tác điều tra, nghiên cứu thị trường hầu như chưa được quan tâm trong điều kiện sản xuất kinh doanh, hiện nay không thể coi nhẹ công tác này được nữa, Công ty cần có một phương hướng điều tra nghiên cứu hoàn chỉnh, trước hết công tác này phải trở thành hoạt động chính thức thường xuyên của Công ty. Điều tra nghiên cứu phải năm được các thông tin cần thiết về từng thị trường như tình hình kinh tế xã hội, thị hiếu tiêu dùng, mức độ thay đổi thị hiếu giữa các kỳ, sự cạnh tranh giữa các loại bàn ghế khác. Bên cạnh đó để đảm bảo chất lượng thông tin tổng hợp nhiều mặt, Công ty cần bố trí phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, các phương tiện lưu giữ, quản lý và xử lý thông tin gọn nhẹ, nhanh chóng chính xác. Công ty cũng cần quan hệ chặt chẽ với các cơ quan thông tin thị trường, dặt các loại sách báo tạp chí kinh tế.rất phong phú hiện nay để bổ sung các thông tin cần thiết mà nhân viên của Công ty chưa kịp hoặc chưa có khả năng thu thập được. Cùng với điều tra thị trường qua sách báo, tạp chí qua các số liệu hoặc thông tin của khách hàng Công ty cần tăng cường điều tra người tiêu dùng trên diện rộng, tổ chức các đợt trưng cầu ý kiến người tiêu dùng thông qua đặt hòm thư góp ý tại các đại lý, các cửa hàng bán lẻ, các ý kiến đóng góp có giá trị của người tiêu dùng có thể khuyến khích bằng hình thức tặng thưởng vật chất. Các ý kiến đóng góp của người tiêu dùng sẽ được tập hợp về phòng kinh doanh tổng hợp .hàng tháng, hàng quý các nhân viêc điều tra nghiên cứu thị trường phải lập được các báo cáo chi tiết, chính xác về từng thị trường hoặc từng mảng thị trường mà mình phụ trách để ban giám đốc có phương hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả. * Bổ sung thêm một số điều khoản trong hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay trong hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa được chặt chẽ cho công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty lâm vào tình trạng bị động Công ty cần bổ sung thêm các khoản. - Số lần xuất giao sản phẩm. - Số lượng bàn ghế mỗi lần trong điều khoản cần ghi rõ mỗi loại bàn ghế rõ ràng trong trường hợp Công ty đã bổ sung thêm các màu sắc sản phẩm khác cần ghi rõ số lượng màu trong mỗi kiểu. Qua đó Công ty có thể chủ động trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm tránh được tình trạng chờ đợi khách hàng để xuất giao sản phẩm hoặc không đủ sản phẩm xuất giao phải tổ chức sản xuất gấp rút. Tuy nhiên cũng cần tạo điều kiện cho khách hàng thay đổi lại các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng một phạm vi nhất định với điều kiện khác khách hàng phải báo trước một khoảng thời gian nào đó đủ để Công ty thực hiện các thay đổi đó, trường hợp có thiệt hại cho Công ty khách hàng phải cùng Công ty san sẻ gánh nặng.

doc42 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm và một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Thiên Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh mà chỉ dựa vào vốn tự có thì không thể đủ để tiến hành sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải vay vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Khi tiêu thụ sản phẩm có doanh thu các doanh nghiệp sẽ lập được quỹ trả nợ. Doanh nghiệp càng trả nợ được nhanh chóng thì càng giảm được số tiền lãi lại không phải chịu lãi suất vay quá hạn. Hơn nữa khi trả được nợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ an toàn, doanh nghiệp có thêm uy tín trong thanh toán do đó các mối quan hệ tiếp theo của doanh nghiệp với ngân hàng và các bạn hàng sẽ được thuận lợi hơn. Thông qua tiêu thụ sản phẩm, có được doanh thu doanh nghiệp mới có thể thực hiện các khoản thu nộp nghĩa vụ cho Nhà nước như các loại thuế, phí, lệ phí...đây là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước để từ đó Nhà nước có thể triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của mình làm cho đất nước ngày càng chuyển biến mạnh mẽ theo kịp với thời đại. Cũng từ công tác tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp có thể năm được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, tình hình cạnh tranh trên thị trường, vị trí của các đối thủ và vị trí của mình trên thị trường cũng như năm bắt được thị trường nào là chủ yếu, thị trường nào là thứ yếu, thị trường nào có tiềm năng cần khơi dậy...Từ đó mà hoạch định nên những kế hoạch đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Chẳng hạn như: đầu tư vào mở rộng mặt hàng nào cần nhanh chóng loại bỏ để chuyển sang hướng sản xuất kinh doanh mới. Qua tiêu thụ sản phẩm cũng là căn cứ để doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá về khối lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất ra một cách chính xác, cũng như đánh giá về trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tổ chức thanh toán...của đơn vị mình. Bởi vì tiêu thụ sản phẩm, có được doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp đã tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt quy cách mẫu mã phù hợp thị hiếu tiêu dùng, giá cả phải chăng...được thị trường chấp nhận. Ngoài ra trong điều kiện “mở cửa” nền kinh tế hiện nay cùng với việc nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN, tiêu thụ sản phẩm sẽ là chiếc cầu nối liên thị trường trong nước và thị trường quốc tế, thúc đẩy thương mại quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Hơn thế nữa việc tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài sẽ làm cân bằng dần cán cân thương mại của nước ta hiện nay vốn đang nghiêng hẳn vào tình trạng nhập siêu, điều hoà tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất trong nước ngày càng phát triển. Tóm lại, thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ đem lại kết quả vô cùng to lớn. Tuy nhiên tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm, nhiều hay ít không phải do ý muốn chủ quan của doanh nghiệp mà được việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra như thế nào còn chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau còn được nghiên cứu rõ. 1.3-/ Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm.C Có thể nhận thấy rằng tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố sau. 1.3.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp. Có thể thấy rõ đặc điểm sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ sản phẩm trong ngành công nghiệp do sản xuất sản phẩm đa dạng, dựa trên trình độ kỹ thuật cao, việc sản xuất rất ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và thời vụ cho nên tiêu thụ sản phẩm được nhanh chóng, thường xuyên và liên tục trong ngành nông nghiệp thì sản xuất theo thời vụ cho nên tiêu thụ cũng theo thời vụ, tập trung chủ yếu vào mùa thu hoạch sản phẩm. Khác với hai ngành trên, trong ngành xây dựng cơ bản, với các đặc trưng sản xuất đơn chiếc theo kiểu đặt hàng thời gian thì không kéo dài nên việc tiêu thụ cũng chỉ là những sản phẩm cá thể và tuỳ thuộc vào từng công trình cụ thể. 1.3.2. Nhu cầu. Nhu cầu thị trường là một trong những vấn đề quan trọng. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp phải đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm khác nhau trong mỗi loại sản phẩm đó lại phải chia ra nhiều chủng loại, kích cỡ, màu sắc, phẩm cấp mẫu mã khác nhau để đáp ứng các “cung bậc” nhu cầu cao thấp khác nhau. Khi đưa ra tiêu thụ không phải mặt hàng nào cũng như nhau mà có những mặt hàng tiêu thụ sản phẩm được nhiều do phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, giá cả hợp lý, chất lượng tốt, tìm đúng thị trường...Nhưng lại có những mặt hàng tiêu thụ được ít do không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ngược lại có những mặt hàng chất lượng tốt, giá cả phải chăng nhưng còn không được ưa chuộng nữa nên tiêu thụ gặp khó khăn....Do dó, trên cơ sở nắm vững nhu cầu thị trường doanh nghiệp đưa ra một kết cấu phù hợp thì sẽ đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm. Ngược lại đưa ra thị trường những sản phẩm không hợp lý, không đúng với tâm lý tiêu dùng thì hàng hoá sẽ bị ứ đọng. Điều này cho thấy mỗi doanh nghiệp cần phải bám sát thị trường để định ra cho mình một kết cấu, khối lượng hàng thích hợp, đánh đúng vào tâm lý người tiêu dùng, đồng thời không ngừng nghiên cứu và tìm tòi, cho ra đời những sản phẩm mới ưu việt hơn thay thế cho những sản phẩm đã bi lỗi thời lạc hậu. 1.3.3. Chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hay kìm hãm công tác tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm cũng là một vũ khí cạnh tranh sắc bén có thể dễ dàng đè bẹp các đối thủ. Chẳng vậy, trong các chương trình quảng cáo nhiều sản phẩm người ta đã đưa ra tiêu chuẩn “chất lượng như vàng”, “ chất lượng hàng đầu”, “ chất lượng tuyệt hảo”. Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút khách hàng làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo cho doanh nghiệp nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng. Ngược lại, chất lượng sản phẩm thấp thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp khó khăn, nếu chất lượng sản phẩm quá thấp thì ngay cả khi giá bán rất rẻ vẫn không được người tiêu dùng chấp nhận. Đặc biệt trong ngành công nghiệp, nông nghiệp thực phẩm chế biến thuỷ sản..chất lượng sản phẩm có ý nghĩa rất lớn. Sản phẩm của các ngành này nếu được khai thác chế biến kịp thời đảm bảo tính chất tươi sống sẽ tăng được số lượng sản phẩm cao, hạ thấp số lượng sản phẩm thấp từ đó có thể tiêu thụ dễ dàng và nâng cao doanh thu bán hàng. Ngược lại nếu bị ôi thiu, héo úa sẽ làm tăng số lượng cấp thấp gây khó khăn cho tiêu thụ, giảm doanh thu có khi phải loại bỏ cả lô hàng đó không tiêu thụ được. Việc đảm bảo chất lượng lâu dài với phương châm “trước sau như một” còn có ý nghĩa là lòng tin của khách hàng đối với khách hàng. Nó như là một dây vô hình thắt chặt khách hàng với doanh nghiệp làm cho công tác tiêu thụ diễn ra thuận lợi. 1.3.4. Giá cả sản phẩm. Giá cả sản phẩm tác động rất lớn tới quá trình tiêu thụ sản phẩm về nguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá và giá cả xoay quanh giá trị của hàng hoá. Với cơ chế thị trường hiện nay, giá cả được hình thành tự phát triển trên thị trường theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán do đó doanh nghiệp có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận doanh nghiệp sẽ dễ dang tiêu thụ sản phẩm của mình. Ngược lại nếu định giá quá cao, người tiêu dùng không chấp nhận thì doanh nghiệp chỉ có thể ngồi nhình sản phẩm chất đống trong kho của mình mà thôi. Mặt khác, nếu xí nghiệp quản lý kinh doanh tốt, làm cho giá thành sản phẩm thấp, doanh nghiệp có thể bán hàng với giá thấp hơn mặt bằng giá cả của sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đây là một lợi thế trong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được cả khách hàng của đối thủ cạnh tranh, từ đó dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường. Đối với thị trường sức mua có hạn, trình độ tiêu thụ ở mức thấp thì giá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm. Với mức giá chỉ thấp hơn một chút đã có thể tạo ra một sức tiêu thụ lớn nhưng với mức giá chỉ nhích hơn đã có thể làm sức tiêu thụ giảm đi rất nhiều. Điều này dễ dàng nhận thấy ở các thị trường nông thôn miền núi nơi có mức thu nhập hay nói rộng hơn là thị trường của các nước chậm phát triển. Điều chứng minh rõ nét nhất là sự chiếm lĩnh của hàng Trung Quốc trên thị trường nước ta hiện nay. Giá cả của Trung Quốc rẻ hơn mẫu mã lại đẹp đã chiếm được cảm tình của những người dân với thu nhập thấp. Tóm lại, công tác tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Tiêu thụ sản phẩm sản phẩm tốt sẽ mang lại hiệu quả vô cùng to lớn, ngược lại công tác tiêu thụ sản phẩm kém sẽ mang lại hiệu quả xấu, có thể dẫn doanh nghiệp tới bờ phá sản. Chỉ trên cơ sở coi trọng và nhận thức đúng đắn vấn đề tiêu thụ sản phẩm mới có thể tổ chức được công tác tiêu thụ sản phẩm một cách khoa học, hiệu quả. Những năm đầu của thế kỷ đổi mới này là những năm đầy thử thách giúp cho các doanh nghiệp thực sự khẳng định mình. Trong những năm này, bức tranh toàn cảnh về tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp nước ta nổi bật lên hai mảng đối lập. Đó là những mảng rực rỡ của các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh đang vươn lên mạnh mẽ. Bên cạnh đó là một mạng lưới của các doanh nghiệp làm ăn yếu kém, hàng hoá tồn đọng không bán được, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải giải thể. Mảng này chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh với nếp làm ăn cũ, nay không thể trụ nổi với nếp làm ăn mới. Tuy không phải là doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ nhưng ở đây là một doanh nghiệp khá vững vàng và tự tin trong bước đi của mình đó là Công ty TNHH Thiên Phong. Ta hãy tìm hiểu xem công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty này xem Công ty đã làm được gì, chưa làm được những gì xung quanh vấn đề tiêu thụ sản phẩm để từ đó có thể góp thêm tiếng nói của bản thân, giúp cho Công ty ngày càng ổn định và phát triển mạnh mẽ. Chương II Phân tích tình hình và đánh giá chung về công tác tiêu thụ sản phẩm Công ty TNHH Thiên Phong I-/ Đặc điểm chung của Công ty TNHH Thiên Phong. 1.1-/ Quá trình hình thành và phát triển. Ai đã đến thủ đô Hà Nội, nếu đi qua ngã tư Chùa Bộc - Thái Hà - Tây Sơn sẽ thấy ngay Công ty TNHH Thiên Phong nằm tại 97 Chùa Bộc. Đây là một vị trí đẹp để Công ty có thể phát triển đa dạng ngành nghề kinh doanh. Công ty TNHH Thiên Phong là một Công ty sản xuất bàn ghế với quy trình công nghệ gần như khép kín từ việc chế tạo đến việc lắp ráp hoàn chỉnh. Hàng năm trung bình Công ty sản xuất và tiêu thụ hơn 10.000 bộ bàn ghế các loại. Trong lịch sử phát triển của mình Công ty đã trải qua nhiều thời kỳ khó khăn, trước đây Công ty chỉ lấy những sản phẩm của nơi khác về tiêu thụ, nhưng bây giờ doanh nghiệp mở rộng quy mô về sản xuất. Thành lập từ năm 1990 sao gần 10 năm hoạt động doanh nghiệp cũng gặp những khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Nhưng được sự quan tâm của Nhà nước, bạn bè cho vay vốn sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đã thoát khỏi thời kỳ khó khăn. Hiện nay để phù hợp với cơ chế thị trường Công ty không chỉ có nhiệm vụ sản xuất bàn ghế và còn có những nhiệm vụ quyền hạn mới. Đó là: - Sản xuất và lắp ráp bàn ghế các loại. - Kinh doanh tổng hợp. Một Công ty sản xuất đồ dùng thuộc loại hình sản xuất hàng loạt. Hiện nay Công ty có 60 người, nhân viên phục vụ gián tiếp của Công ty là 10 người, số lao động trực tiếp là 30 người; 10 người chịu trách nhiệm Marketing. Đội ngũ cán bộ kinh tế, khoa học là 5 người. Quy mô vốn của Công ty năm 2006 là: tổng số vốn kinh doanh 1.949.002.041 đồng. Với diện tích mặt bằng hiện tại là 300m2, 3 phòng ban và 2 phân xưởng sản xuất Công ty đã gần như khép kín quy trình sản xuất bàn ghế. Hiện nay Công ty đang dự kiến một số dự án liên doanh với nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan....để mở rộng hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2-/ Đặc điểm tổ chức quản lý, quy trình công nghệ của Công ty TNHH Thiên Phong. 1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của Công ty. Cùng với quá trình phát triển, Công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của mình. Đến nay Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo hệ trực tuyến gồm 3 phòng ban, 2 phân xưởng: - Phòng kế toán. - Phân xưởng sản xuất. - Phòng kinh doanh - Tổng hợp. - Phân xưởng gia công. - Phòng bán hàng. Đứng đầu Công ty là Ban giám đốc. Tại các phòng ban đều có trưởng phòng và phó phòng phụ trách công tác hoạt động của phòng ban mình. Tại các phân xưởng có quản đốc và phó quản đốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành sản xuất trong phân xưởng. Bộ máy quản lý sản xuất của Công ty có thể biểu diễn bằng sử dụngơ đồ sau. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý sản xuất của Công ty TNHH Thiên Phong Ban giám đốc Phòng kế toán Phòng kinh doanh tổng hợp Phòng bán hàng Phân xưởng sản xuất Phân xưởng gia công II-/ Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Thiên Phong trong mấy năm qua. 2.1-/ Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở trong nước.T ở nước ta hiện nay nhu cầu về đồ dùng ngày càng cao ở các thành phố lớn nhịp độ bàn ghế không thể bán kịp với “nhịp độ khẩn trương” của cuộc sống nên nó không phải đồ dùng chủ yếu. Nhưng còn ở các vùng nông thôn miền núi thì sao? Nước ta là một trong những nước nghèo nhất thế giới, ở các vùng nông thôn và tỉnh lẻ điều đó lại càng thể hiện rõ. ở những vùng này đời sống còn thấp kém. Với đặc điểm nước ta hơn 75% là dân số sản xuất nông nghiệp cho thấy thị trường tiêu thụ bàn ghế nước ta là rất lớn. Đối với Công ty TNHH Thiên Phong thị trường hiện nay của Công ty là hầu hết các tỉnh phía Bắc trong đó thị trường chủ yếu là Hà Nội. Một số các thị trường hiện nay đang tiêu thụ mạnh là Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình... Đối tượng chính sử dụng bàn ghế là các Công ty và một số người dân. Do đó việc tiêu thụ sản phẩm mang tính chất thời vụ tập trung chủ yếu vào chuẩn bị khai trương Công ty thanh lý các đồ dùng đã cũ. Trước đây việc tiêu thụ sản phẩm chỉ bó hẹp trong phạm vi đối tượng là hộ gia đình, trong khi mà các Công ty chưa phát triển mạnh. Ngày nay việc tiêu thụ theo đơn đặt hàng của mọi đối tượng và được rộng rãi trên thị trường phục vụ tiêu dùng cho mọi tầng lớp dân cư. Khách hàng mua bàn ghế có thể đến mua hàng trực tiếp tại cửa hàng của Công ty với số lượng tuỳ ý. Mọi phương thức thanh toán đều được Công ty chấp thuận theo sự thoả thuận giữa Công ty với khách hàng đã được ghi trong hợp đồng. Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm với sự cạnh tranh của các loại sản phẩm trên thị trường hiện nay bàn ghế Thiên Phong cũng đã phần nào chiếm lĩnh được trên thị trường. Chúng ta xem xét việc tiêu thụ của Công ty TNHH Thiên Phong đã được kết quả gì và chưa được kết quả gì qua các năm. Ta xem tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các quý năm 2005 qua bảng sau: Biểu 1 - Tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các quý năm 2005 Tên sản phẩm ĐV Quý I Quý II Quý III Quý Iv Số lượng Giá bán (1000đ) Dthu tiêu thụ (1000đ) Số lượng Giá bán (1000đ) Dthu tiêu thụ (1000đ) Số lượng Giá bán (1000đ) Dthu tiêu thụ (1000đ) Số lượng Giá bán (1000đ) Dthu tiêu thụ (1000đ) 1. Bàn ghế hoàn chỉnh Bộ 20.000 1335000 2500 1628800 2300 1470500 3000 1954500 - Ghế xoay kiểu Đài Loan Cái 1300 650 845000 1100 600 660000 1300 625 812500 1700 645 1096500 - Bàn gỗ ép kiểu Malaysia Cái 700 750 490000 1400 692 968800 100 658 658000 1300 660 858000 2. Tủ kiểu Malaysia Cái 500 565 282500 548 565 309620 565 548 309620 579 585 338715 3. Tủ Thái Lan Cái 750 585 438750 759 600 455400 600 768 460800 645 752 485040 Cộng 2056250 2393820 2240920 2778255 Bảng trích từ số liệu Phòng Kế toán Tình hình tiêu thụ qua các quý của năm 2005 cho ta thấy số lượng bán ra qua các quý là khá cao, nhưng giá bán của các quý cũng chênh lệch khá nhiều về giá bán của bàn ghế hoàn chỉnh quý I ghế xoay kiểu Đài Loan là 650.000 đồng nhưng sang quý II thì giá bán lại giảm nhưng số lượng của quý II lại tăng hơn so với quý I. Về doanh thu qua các quý Quý I so với quý II . Quý II tăng 337.500 đồng còn Quý II so với quý III thì Quý III lại giảm 152.000 đồng. Quý III so với Quý IV: Quý IV tăng so với Quý III là 537.335 đồng. Nguyên nhân: do số lượng bán ra là không đồng đều vì số lượng của mỗi mặt hàng không đảm bảo được chất lượng sản phẩm mẫu mã của các sản phẩm đưa ra chưa đủ sức thuyết phục. Giá bán của sản phẩm còn cao so với các mặt hàng trên thị trường dẫn đến doanh thu của tiêu thụ sản phẩm không cao, việc tăng giảm giá cũng dẫn đến sự giảm sút đến số lượng tiêu thụ qua các quý. Về năm 2005 doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm là không cao cũng do nhiều nhân tố doanh thu cũng đạt được mức 9.469.245 đồng. Ta xem tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2006 có khá hơn không ở bảng 2. * Nhận xét về tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2006. Trong biểu này số lượng bàn ghế bằng 95,23% kế hoạch giảm 500 bàn ghế so với kế hoạch trong đó ghế xoay kiểu Đài Loan kế hoạch 6000, thực tế 6500 vượt 500 bộ đạt 108,33%, bàn gỗ ép kiểu Đài Loan kế hoạch năm 4500, thực tế 3500 giảm 1000 bộ bằng 77,77%. - Giá bình quân của một bộ bàn ghế xoay kiểu Đài Loan kế hoạch 792 đồng thực tế 800 đạt 101% giá bình quân bàn ghỗ ép kiểu Malaysia. Thực tế đạt 95,64% kế hoạch. Doanh thu các loại sản phẩm chỉ đạt 88,67% kế hoạch mức giảm so với kế hoạch 1.423.000 đồng. Riêng doanh thu sản phẩm bàn ghế hoàn chỉnh năm 2006 chỉ đạt 96,21% kế hoạch giảm 31.100 đồng do với kế hoạch. Qua kết quả trên cho thấy tình hình thực tế về công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có thể thấy Công ty đã lập khá cao kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhưng thực tế thực hiện lại giảm so với kế hoạch đặt ra làm cho kế hoạch không khả thi. Qua đó chứng tỏ rằng Công ty chưa thực sự coi trọng công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Xét về quá trình tiêu thụ sản phẩm thì việc không hoàn chỉnh kế hoạch tiêu thụ sản phẩm còn nhiều nguyên nhân như chất lượng sản phẩm, giá cả, thị trường... Biểu 2 - Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2006 Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng tiêu thụ Giá bình quân sản phẩm (1000đ) Doanh thu tiêu thụ (1000đ) Kế hoạch Thực tế So sánh (%) Kế hoạch Thực tế So sánh (%) Kế hoạch Thực tế So sánh (%) 1. Bàn ghế hoàn chỉnh Bộ 10.500 10.000 95,23 792 800 101 8.211.000 7.900.000 96,21 - Ghế xoay kiểu Đài Loan Cái 6.000 6.500 108,33 800 825 103,12 4.800.000 5.632.500 111,71 - Bàn gỗ ép kiểu Malaysia Cái 4.500 3.500 77,77 758 725 95,64 3.411.000 2.537.500 74,39 2. Tủ kiểu Malaysia Cái 3.000 2.600 86,66 785 600 76,43 2.355.000 1.560.000 66,24 3. Tủ Thái Lan Cái 4.000 3.300 82,5 500 510 102 2.000.000 1.638.000 84,15 Tổng 12.566.000 11.143.000 88,67 Bảng trích từ số liệu Phòng Kế toán Vì vậy Công ty phải tìm kiếm bạn hàng thị trường đang còn có nhiều hạn chế việc thay đổi mẫu mã phải thường xuyên thay đổi. Phải tham khảo trước khi sản xuất ra thị trường, như vậy thì mới không làm cho kế hoạch đạt kết quả cao như mong muốn về việc không đạt kế hoạch giá bán bình quân lại cao, một loạt các nhân tố ảnh hưởng theo. 2.1.3. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Trong năm 2007 kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được lập như sau (xem biểu 1). Trong biểu 1, cột “sản phẩm” được lập chi tiết cho 3 loại sản phẩm là bàn ghế hoàn chỉnh, tủ kiểu Malaysia, tủ kiểu Thái Lan. Các kiểu bàn ghế được lập kế hoạch tiêu thụ chi tiết gồm: ghế xoay kiểu Đài Loan, bàn ghế ép kiểu Malaysia. Hai cột số lượng “tiêu thụ 2006” và “ doanh thu tiêu thụ 2006” được tổng hợp từ các báo cáo tài chính năm 2006 của Công ty. Cột số lượng “kế hoạch 2007” được căn cứ vào đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký và kết quả dự đoán nhu cầu thị trường năm kế hoạch. Số lượng tiêu thụ các sản phẩm được dự kiến dựa vào nhu cầu thị trường và tình hình tiêu thụ các năm trước vì các sản phẩm này sản xuất chủ yếu để lắp ráp thành bộ bàn ghế hoàn chỉnh nhưng số lượng lại bán được nhiều hơn. Cột “đơn giá kế hoạch” là giá do Công ty dự kiến căn cứ vào đơn giá bán sản phẩm cuối năm 2006 và tình hình biến động giá trên thị trường. Cột “doanh thu dự kiến 2007” bằng cách nhân số sản phẩm ở cột “ kế hoạch 2007” với số tương ứng ở cột “đơn giá kế hoạch”. Lưu ý: cột “doanh thu tiêu thụ 2006” và “doanh thu dự kiến năm 2007” không phản ánh toàn bộ doanh thu mà Công ty đã đạt được trong năm 2006 cũng như dự kiến năm 2007 bởi vì ngoài việc tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra Công ty còn kinh doanh một số mặt hàng khác. Trong khuôn khổ bài này em không xem xét toàn bộ các vấn đề đó mà chỉ xem xét đánh giá việc Công ty tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra do đó hai cột nói trên chỉ phản ánh phần doanh thu tiêu thụ sản xuất ra. biểu 3 - kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2007 Tên sản phẩm Số lượng Giá trị (1000đ) Đơn vị Tiêu thụ năm 2006 Kế hoạch 2007 So sánh (%) Chia ra các quý Dthu tiêu thụ Đơn giá KH Dthu dự kiến So sánh (%) Quý I Quý II Quü III Quý IV 1. Bàn ghế hoàn chỉnh Bộ 10.000 12500 12,5 3500 2500 2500 4000 8353262 9750000 116,72 - Ghế xoay kiểu Đài Loan Cái 6500 7500 115,38 1000 2005 2005 2005 5673412 800 6000000 105,75 - Bàn gỗ ép kiểu Malaysia Cái 3500 5000 142,85 2500 500 500 2005 2679850 750 3750000 139,93 2. Tủ kiểu Malaysia Cái 2600 3000 153,84 300 700 500 1500 2322431 800 2400000 103,34 3. Tủ kiểu Thái Lan Cái 3300 4000 121,2 1700 800 700 800 2876263 500 2005000 69,53 Cộng 13551956 14150000 104,4 Bảng: Trích từ số liệu Phòng Kế Toán năm 2007 Một phần cơ bản trong tổng số doanh thu của Công ty trong các biểu bảng cũng như lý luận sau này “ doanh thu tiêu thụ sản phẩm cũng chỉ có ý nghĩa như vậy. Trên đây là kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cả năm 2007 của Công ty còn các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng quý được lập đơn giản hơn vì trong các kế hoạch này không có sự so sánh thực tế cùng quý năm 2006 như kế hoạch cả năm (xem biểu 2). Biểu 4 - kế hoạch tiêu thụ sản phẩm quý I năm 2007 Tên sản phẩm Đơn vị tính Kế hoạch Chia ra các tháng Giá bán BQ 1 SP (1000đ) Doanh thu dự kiến (1000đ) Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 9.875.000 1.Bàn ghế hoàn chỉnh Bộ 3.500 80 1.000 1.700 800 800.000 - Ghế xoay -Đài Loan Cái 1.000 535 560 670 750 187.500 - Bàn gỗ ép -Malaysia Cái 1.500 265 440 1.030 800 240.000 2. Tủ kiểu Malaysia Cái 300 100 150 50 500 850.000 3. Tủ kiểu Thái Lan Cái 17 450 550 70 2.077.500 * Nhận xét về công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Có thể nói phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sản phẩm của Công ty hiện nay là thích hợp với đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Kế hoạch được lập khá chi tiết theo thời gian (từng quý, tháng cũng như theo từng sản phẩm). Vấn đề đạt ra Công ty có thực sự coi trọng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hay không? Nếu như công tác lập kế hoạch được thực sự coi trọng thì với phương pháp lập kế hoạch này thì sẽ thuận lợi rất nhiều cho Công ty trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Ngược lại nếu Công ty lập kế hoạch không sát thực tế thì dù kế hoạch không được coi trọng số liệu đưa vào không sát thực tế thì dù kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có chi tiết đến đâu cũng khó khả thi điều này sẽ được đánh giá như sau: Xét về kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2007 của Công ty ta thấy doanh thu dự kiến của Công ty là 14.150.000 đồng tăng 5.980.044.000 đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng 10,44. * Nguyên nhân: do tất cả các sản phẩm đều được dự kiến tiêu thụ nhiều hơn, giá bán một số sản phẩm cũng được dự kiến tăng so với năm 2006 trong đó nguyên nhân chính là do dự kiến tăng tiêu thụ bàn ghế hoàn chỉnh. Trong năm 2007 doanh thu dự kiến tiêu thụ bàn ghế hoàn chỉnh là 9.750.000 đồng tăng 1.396.738.000 đồng so với năm 2006 tỷ lệ tăng là 11, 67. Nếu so sánh tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2007 thì mức tăng này đạt 14,0 (1.396.738.000/ 9.750.000.000) sơ dĩ có sự tăng lên như vậy là do. * Về mặt số lượng: Công ty dự kiến tăng số lượng tiêu thụ tất cả các mặt hàng ghế xoay kiểu Đài Loan, tăng từ 6.500 năm 2006 lên 7.500 năm 2007 (kế hoạch 2007). Bàn gỗ ép kiểu Malaysia 3500 năm 2006 lên 5000 năm 2007. Việc dự kiến tăng số lượng bàn ghế có thể do số lượng bàn ghế tiêu thụ trong các hợp đồng đã ký tăng lên so với 2007 nếu đúng vậy thì đây là một biểu hiện đáng mừng cho Công ty. Số lượng bàn ghế dự kiến tiêu thụ tăng lên cũng có thể do Công ty dự đoán nhu cầu tiêu dùng tăng lên, trường hợp này cần phải thận trọng. Nếu dự đoán sai sẽ làm cho kế hoạch mất tính khả thi. Về mặt kết cấu: về cơ bản Công ty vẫn dự kiến tập trung 2 kiểu bàn ghế, ghế xoay kiểu Đài Loan, bàn gỗ ép kiểu Malaysia. Nhưng kết cấu sản phẩm có sự thay đổi so với năm 2006 (xem biểu). Biểu 5 - so sánh kết cấu tiêu thụ bàn ghế kế hoạch 2007, thực tế 2006 Tên sản phẩm Thực tế 2006 Kế hoạch 2007 Số lượng (Bộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (Bộ) `Tỷ lệ (%) Bàn ghế hoàn chỉnh 10.000 100% 12.500 100% - Ghế xoay kiểu Đài Loan 6.500 65 7.500 60 - Bàn gỗ ép kiểu Malaysia 3.500 35 5.000 40 Về mặt giá cả: do năm 2006 giá bán đấu giá ghế có nhiều biến động, thời điểm đầu năm giá thấp, thời điểm giữa năm giá bán ghế cao. Mức chênh lệch giá giữa hai thời điểm đầu năm và cuối năm rất lớn, giá bán kế hoạch năm 2007 được lập căn cứ vào giá ở thời điểm cuối năm 2006. Tất yếu cao hơn mức giá bình quân cả năm 2006. Sự tác động của cả 3 nhân tố trên đã dẫn đến sự tăng lên của doanh thu dự kiến tiêu thụ bàn ghế năm 2007 so với doanh thu tiêu thụ bàn ghế thực tế 2006. Biểu 6 -tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2007 Tên sản phẩm Số lượng tiêu thụ Giá bình quân 1 SP (1000đ) Doanh thu tiêu thụ (1000đ) Đvị tính Kế hoạch Thực tế So sánh (%) Kế hoạch Thực tế So sánh (%) Kế hoạch Thực tế So sánh (%) 1. Bàn ghế hoàn chỉnh Bộ 12.500 12.257 98,05 828 845 102,05 9.750.000 9.756.554 100,06 - Ghế xoay kiểu Đài Loan Cái 7.500 8.000 106,6 800 835 104,37 6.000.000 6.680.000 111,33 - Bàn gỗ ép kiểu Malaysia Cái 5.000 4.257 85,14 750 722 96,26 3.750.000 3.073.554 81,96 2. Tủ kiểu Malaysia Cái 3.000 3.200 106,6 800 657 82,12 2.400.000 2.102.400 87,6 3. Tủ kiểu Thái Lan Cái 4.000 3.020 75,5 500 521 104,2 2.00.000 1.573.420 78,67 Cộng 14.150.000 13.432.374 94,92 Bảng trích từ số liệu Phòng Kế Toán * Kết quả tiêu thụ sản phẩm của năm 2006 lập khá chi tiết vì dự kiến quá cao so với thực tế nhưng so với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2007 liệu Công ty có hoàn thành kế hoạch hay không? Để có thể đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty cần thiết phải lập một biểu so sánh giữa thực tế kế hoạch tiêu thụ sản phẩm căn cứ vào biểu 1 mà lập được biểu 4. Trong biểu 4 số lượng bàn ghế kế hoạch 12.500. Nhưng thực tế chỉ tiêu thụ được 12.257 bàn ghế bằng 98,05% kế hoạch, giảm 243 bàn ghế so với kế hoạch trong đó ghế xoay kiểu Đài Loan kế hoạch 7500 vượt 500 bộ đạt 106, 66 kế hoạch. Bàn gỗ ép Malaysia chỉ tiêu thụ được 4.257 giảm 743% kế hoạch. Giá bình quân của một bộ ghế xoay kiểu Đài Loan kế hoạch 800 đồng nhưng thực tế 855 đồng đạt 104, 38 kế hoạch bình quân giá mỗi bộ bàn ghế là 200 đồng so với kế hoạch. Trong đó giá bình quân mỗi bộ bàn ghế thực tế bằng 102,37% kế hoạch, giá bình quân bàn ghế kiểu Đài Loan thực tế bằng 104,37, giá bình quân bàn ghế ép kiểu Malaysia thực tế bằng 96, 26 kế hoạch. Doanh thu tiêu thụ các loại sản phẩm chỉ đạt 94D,92% kế hoạch mức giảm so với kế hoạch 7.176.260 đồng. Riêng doanh thu sản phẩm bàn ghế hoàn chỉnh năm 2007 chỉ đạt 100,06% kế hoạch giảm 6.554.000 đồng so với kế hoạch. Qua kết quả trên cho ta thấy tình hình thực tế về công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có thể thấy Công ty lập cao kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhưng thực tế thực hiện lại giảm so với kế hoạch đặt ra, làm cho kế hoạch không khả thi. Qua đó chứng tỏ rằng Công ty chưa thực sự coi trọng công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Xét về quá trình tiêu thụ sản phẩm thì việc không hoàn chỉnh kế hoạch tiêu thụ sản phẩm còn do nhiều nguyên nhân, như chất lượng sản phẩm, giá cả thị hiếu tiêu dùng, cách tổ chức bán hàng của Công ty... Vì vậy Công ty phải tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường, việc thăm dò, nghiên cứu thị trường đang còn có hạn chế, việc thay đổi mẫu mã, kiểu dáng phải thường xuyên cho phù hợp với người tiêu dùng. Phải tham khảo thị trường trước khi sản xuất và dự kiến cũng phải gắn sát với thực tế nhu cầu có như vậy thì mới không làm cho kế hoạch không đạt hiệu quả cao như mong muốn. Về việc không đạt kế hoạch giá bán bình quân lại cao, kéo theo một loạt các nhân tố ảnh hưởng theo. Vì vậy khi mà lập kế hoạch cho một năm nào đó cần phải thực hiện các kế hoạch sau. * Để sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp phải lập kế hoạch cho Công ty. Nên làm như thế nào? để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, sản xuất ra bao nhiêu để đạt được hiệu quả cao, dự đoán phải đúng với nhu cầu của thị trường tránh sự sai lệch trong công tác điều tra làm cho việc chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Có như vậy thì mỗi doanh nghiệp phải lập cho mình một chiến lược riêng như kế hoạch nguyên vật liệu, kế hoạch tiền vốn cần bao nhiêu thì đáp ứng đủ, kế hoạch vật tư, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch sản lượng sản xuất, kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch vốn, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm...Tất cả các kế hoạch đó tập hợp thành kế hoạch sản xuất, kỹ thuật. Quản trị của doanh nghiệp trong cuốn chuyên để thực tập ta chỉ đi vào xem xét một mảng của tài chính doanh nghiệp đó là kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra của Công ty TNHH Thiên Phong. Thực chất của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là việc dự đoán trước số lượng sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, đơn giá bán sản phẩm kỳ kế hoạch, doanh thu tiêu thụ sản phẩm sẽ đạt được trong kỳ kế hoạch để có thể chủ động trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn cho quá trình tiêu thụ sản phẩm dễ dàng thuận lợi đều nhất thiết phải lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm một cách chính xác cụ thể. Thông qua kế hoạch đó doanh nghiệp mới có thể tổ chức kinh doanh nói chung và tổ chức tiêu thụ nói riêng đi đúng hướng đã định. Nếu công tác tiêu thụ sản phẩm không đạt kế hoạch chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sẽ bị động. Tiêu thụ sản phẩm không phù hợp với sản xuất hoặc kế hoạch tiêu thụ không chính xác và còn ảnh hưởng đến hàng loạt kế hoạch khác như kế hoạch vật tư, lao động tiền lương, vốn lưu động... Như vậy kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là điều cần thiết cho mọi doanh nghiệp sản xuất trước khi bước vào tổ chức sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên lập kế hoạch này như thế nào để đem lại hiệu quả cao còn tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp. 2.1.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài. Đối với sản phẩm của Công ty TNHH Thiên Phong việc cạnh tranh sản phẩm trong nước cũng rất khó khăn khi mà sản phẩm của nước ngoài đã nhiều ở thị trường nước ta. Việc tiêu thụ sản phẩm sản phẩm ở nước ngoài lại càng khó hơn, vì vậy mà mấy năm vừa qua Công ty cũng đã thử sức đưa vào thị trường nước ngoài một số loại bàn ghế truyền thống ở trong nước đưa ra nước ngoài. Nhìn chung việc tiêu thụ ở đấy rất hạn chế vì sản phẩm của Công ty không quen với nhu cầu thị hiếu của người nước ngoài, nên việc tiêu thụ chủ yếu là ở trong nước. Việc nghiên cứu thị trường nước ngoài là rất cần thiết đối với Công ty để mở rộng sản xuất được tốt hơn gần đây Công ty đã ký hợp đồng với các nước Đài Loan, Trung Quốc...để đưa sản phẩm của mình vào các nước đó. Việc Công ty làm sản phẩm theo kiểu các nước có thể sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Mong rằng việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở nước ngoài được tiến triển tốt đẹp. Đặc biệt Công ty phải chú ý nâng cao được uy tín của sản phẩm ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài. 2.2-/ Tác động của tiêu thụ đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.1. Những tác động tích cực. Nhìn chung công tác tiêu thụ của doanh nghiệp không được cao, trong cơ chế hiện nay sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải đi liền với nhau, vì thế trong những năm gần đây Công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác tiêu thụ. Công ty đã đề ra nhiều chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp đã định hướng những mục tiêu trong đầu tư, sử dụng các điều kiện sắn có của Công ty như nhân tài, vật lực. Kết quả tiêu thụ nó rất ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất kinh doanh, nếu kết quả tiêu thụ nhiều thì đòi hỏi sản xuất kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Việc tiêu thụ và sản xuất của Công ty qua mấy năm qua cũng cho ta thấy được phần nào nhu cầu của tiêu thụ là rất lớn và việc sản xuất cũng đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra biểu hiện là năm 2007 so với năm 2006 số lượng được tăng lên, giá bán của các loại sản phẩm cao hơn những năm trước. Doanh thu của năm 2006 là 11.143.000 đồng, sang năm 2007 tăng 14.150.000 đồng. Kết quả trên cho thấy: việc tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết nó quyết định đến sản xuất kinh doanh sản xuất là bao nhiêu? chất lượng như thế nào? mẫu mã giá cả... Nền kinh tế càng phát triển đã đòi hỏi về việc quản lý nền kinh tế quốc dân không ngừng tăng của các doanh nghiệp việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với doanh nghiệp là không hạn chế. Về tiêu thụ sản phẩm của năm 2007 là khá cao mà vì thế doanh nghiệp đã có những chiến lược sản xuất ổn định và cố gắng phát triển thêm cho những năm sắp tới. Việc giới thiệu sản phẩm của Công ty cũng được phát triển rộng khắp sản phẩm của Công ty cũng được phát triển rộng khắp, sản phẩm của Công ty cũng đã được nâng cao hơn so với năm trước. Doanh nghiệp cũng đã nắm bắt nhu cầu của thị trường nhà đề ra được nền sản xuất bao nhiêu để đáp ứng được nhu cầu của thị trường vì vậy mà những tác động tích cực như chất lượng giá cả mẫu mã là ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu thị trường để có kế hoạch sản xuất đạt kết quả cao. Tuy có những mặt tích cực trong kết quả sản xuất kinh doanh nhưng cũng có mặt tiêu cực trong tiêu thụ và sản xuất mấy năm qua. 2.2.2 Những mặt hạn chế. Nhìn chung Công ty đã có cố gắng sử dụng nhiều biện pháp kinh tế để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nhưng những biện pháp đó đã đem lại hiệu quả nhất định trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù vậy còn có nhiều hạn chế trong việc sử dụng các biện pháp trên của Công ty có thể thấy một số hạn chế. Chính sách giá của Công ty có những lúc không sử dụng hợp lý. Việc tăng quá và giảm giá ở một số mặt hàng là chưa hợp. Việc tăng giá chỉ khi mà hàng đó khâu chi phí cho sản phẩm đầy cao thì mới được tăng giá nhưng cũng phải phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Nếu không sản phẩm cuả Công ty không bán được đem đến việc ứ đọng. - Trong công tác quảng cáo giới thiệu sản phẩm, Công ty chưa thực sự hoạch định được một chiến lược quảng cáo thích hợp. Mọi hình thức quảng cáo của Công ty đều mang hình thức đơn lẻ, khập khiễng. Việc tham gia hội chợ triển lãm lẽ ra phải là cơ hội để Công ty tìm kiếm bạn hàng; mở rộng thị trường nhưng Công ty lại không thực hiện được, các thông tin thu được từ hội chợ triển lãm cũng ít ỏi, tản mạn, ít có giá trị. Bên cạnh đó việc điều tra nghiên cứu thị trường là một phần không kém phần quan trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm lại chưa được Công ty chú trọng đến việc thăm dò thị trường chỉ được thực hiện thông qua đợt thanh toán với các công nợ với khách hàng, không có sự giao lưu trực tiếp với khách hàng. Tại Công ty đội ngũ Marketing chưa năng động trong công tác nghiên cứu thị trường. Như vậy, Công ty cần khắc phục những tồn tại và thiếu sót để nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ của sản phẩm. Chương III Những giải pháp và kiến nghị chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Thiên Phong Qua 3 năm học ở trường lượng kiến thức tích luỹ còn ít ỏi về mọi vấn đề của các doanh nghiệp, việc đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thiên Phong còn nhiều hạn chế. Với cuốn chuyên đề này em chỉ di qua một số vấn đề về tiêu thụ sản phẩm ở Công ty. Với gần 10 năm tồn tại và phát triển Công ty mới có bề dày kinh nghiệm và sản xuất bàn ghế nhưng nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm mới chỉ trở thành nhiệm vụ của Công ty. Do đó trong công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty không thể tránh khỏi những tồn đọng và hạn chế nhất định. Những tồn đọng đó đã cản trở rất nhiều trong công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty dẫn đến việc Công ty không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Để có thể đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty tất yếu phải có sự tác động nỗ lực từ nhiều phía, kinh tế, kỹ thuật, quản lý, tài chính...với cá nhân sau một thời gian thực tập tại Công ty đã cố gắng nghiên cứu tìm hiểu quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cũng xuất phát từ quan điểm quản trị kinh doanh, tôi xin phép đề bạt một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Những giải pháp và kiến nghị này từ giác độ quản trị doanh nghiệp nhìn nhận quá trình đánh giá tiêu thụ sản phẩm nên chưa được toàn diện chúng cần được đặt trong sự kết hợp hài hoà mới có thể phát huy tác dụng mạnh mẽ. 3.1-/ Những giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. 3.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến mẫu mã sản phẩm. Để tăng thêm sức mạnh trong cạnh tranh việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến, đổi mới mẫu mã sản phẩm là điều không thể thiếu được, bàn ghế Thiên Phong hiện nay về độ bền thì hầu như không thua kém các sản phẩm khác. Nhưng về kiểu dáng, độ bền của sơn hình thức trang trí còn thua kém xa hàng ngoại. Nhưng với quy trình công nghệ và tình trnạng kỹ thuật như hiện nay Công ty không thể sản xuất ra được những sản phẩm mới hình thức mẫu mã như bàn ghế ngoại. Để cạnh tranh được với bàn ghế ngoại đòi hỏi Công ty phải có được một sự chuyển biến mạnh mẽ về kỹ thuật, đó là vấn đề lâu dài, không thể ngày một ngày hai. Trước mắt: trong điều kiện kỹ thuật lao động, tiền vốn. Hiện nay, để nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến mẫu mã sản phẩm Công ty áp dụng một số biện pháp: - Đa dạng hoá màu sắc của sản phẩm. Công ty có thể đa dạng hoá bằng các màu sắc theo các gam màu được ưa chuộng hiện nay như màu đen, xanh rêu, xanh tím. Để đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạng của thị trường. - Đa dạng hoá kiểu dáng. Về vấn đề này thuộc phạm vi của các nhà nghiên cứu của các nhà thiết kế. Mong rằng các nhà thiết kế của Công ty sớm ra đời các kiểu dáng mẫu mã đẹp. Chắc chắn sự phong phú về kiểu dáng sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm nhanh, đồng thời việc duy trì và không ngừng phát huy. 3.2.2. Hoàn thiện công tác Marketing. Trong kinh tế thị trường hiện nay không thể duy trì phương pháp bán hàng thụ động, ngồi chờ khách hàng đến mua, theo tôi Công ty có thể hoàn thiện thêm công tác Marketing. a, Năng động trong công tác bán hàng, giao dịch bán hàng. Trong kinh tế thị trường việc phục vụ khách hàng ân cần chu đáo là điều rất cần thiết. Nếu khách hàng mới, Công ty có thể giới thiệu trực tiếp sản phẩm với khách hàng phải thường xuyên đi thăm dò thị trường xem người dân nghĩ về sản phẩm của Công ty mình chất lượng như thế nào? mẫu mã có phù hợp không. Phải có đội ngũ cán bộ đi Marketing giới thiệu sản phẩm của Công ty mình. Công tác bán hàng phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì tiêu thụ sản phẩm mới đạt hiệu quả cao. b, Giảm giá bán hàng trong kỳ ngắn hạn. Hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất áp dụng phương thức giảm giá cho khách hàng mua khối lượng lớn. Đối với Công ty TNHH Thiên Phong lợi nhuận chưa cao nên việc giảm giá cho khách hàng thepo khối lượng sản phẩm là điều rất khó thực hiện. Hơn nữa, Công ty thực hiện vận chuyển miễn phí, giảm chi phí cho khách hàng mua khối lượng sản phẩm lớn, cũng có ý nghĩa như việc giảm giá cho khách hàng mua số lượng bàn ghế nhiều. Vì vậy nếu Công ty phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm thì có thể nghiên cứu, áp dụng việc giảm giá cho khách hàng mua khối lượng lớn theo tỷ lệ hợp lý, còn trước mắt tạm thời chưa giảm giá trong kỳ ngắn hạn. Tuy nhiên có thể định ra tỷ lệ giảm giá này cần phải dựa vào cơ sở tính toán cần tăng tiêu thụ bao nhiêu thì mức tăng doanh thu do tăng số lượng tiêu thụ bù đắp được mức giảm doanh thu do giảm giá bán. Muốn vậy cần làm tốt công tác điều tra, thăm dò thị trường để có thể dự đoán chính xác số bàn ghế cần tiêu thụ. 3.3.3. Xây dựng một chiến lược quảng cáo. Quảng cáo giới thiệu sản phẩm là một biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nhưng quảng cáo có muôn ngàn cách khác nhau và có thể đòi hỏi những khoản chi phí rất lớn, vấn đề quảng cáo làm sao có hiệu quả. Quảng cáo nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra nhiều lợi nhuận, nhưng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp thì không thể quảng cáo mạnh mẽ được. Vì thế đối với Công ty lợi nhuận đang còn thấp do đó Công ty không cần quảng cáo trên những phương tiện thông tin đại chúng đắt tiền như tivi đài phát thanh...để tiết kiệm được chi phí. Công ty có thể lựa chọn phương thức quảng cáo trên báo chí việc quảng cáo này cũng chỉ quảng cáo vào đợt Công ty giảm giá hoặc thay đổi tỷ lệ chiết khấu...hoặc thông qua các bài viết, hình ảnh giới thiệu về Công ty, địa chỉ hiện tại và phương thức làm ăn của Công ty. Tuy nhiên mỗi khi Công ty cải tiến, đổi mới mẫu mã sản phẩm lại cần quảng cáo rộng rãi bằng nhiều phương tiện thông tin, nhấn mạnh vào chi tiết dổi mới để thu hút sự chú ý của khách hàng. Hàng năm Công ty cũng có thể tham gia vào các đợt hội chợ, triển lãm trên phạm vi toàn quốc. Những đợt tham dự triển lãm này là cơ hội để Công ty thực hiện được nhiều mục đích: quảng cáo giới thiệu sản phẩm với khách hàng trong và ngoài nước, năm bắt thông tin về phía người tiêu dùng, cơ hội tiếp cận với lãnh đạo các đơn vị khác. Ngoài ra cùng với việc thực hiện các biện pháp trên đây theo tôi hàng tháng Công ty cần dựa trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán để phân tích đánh giá tình hình sản phẩm trong tháng, quý vừa qua. Qua đó để đánh giá những mặt làm được, để tiếp tục phát huy tốt các biện pháp đến đâu thì việc phân tích dánh giá sẽ được tốt hơn. 3.2-/ Những kiếnn nghị đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.N 3.1.1. Nâng cao trình độ năng lực trình độ tay nghề của công nhân sản xuất. Công nhân sản xuất là người trực tiếp vận hành máy móc thiết bị, cho nên ngay cả trong điều kiện sản xuất tự động hoá thì máy móc thiết bị vẫn chịu sự chi phối của người điều hành nó. Trong điều kiện sản xuất hiện nay của Công ty chủ yếu là công đoạn thủ công, trình độ tay nghề của công nhân sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của Công ty. Vì vậy cần thiết phải nâng cao năng lực trình độ tay nghề của công nhân sản xuất. Để thực hiện công việc này Công ty có thể áp dụng nhiều hình thức khác nhau. - Mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vu kỹ thuật ngắn hạn. Giảng viên có thể là các kỹ sư của Công ty hoặc cần thiết có thể thuê ngoài. - Tổ chức các hội thi tay nghề để công nhân tự phấn đấu, học hỏi nâng cao tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm sản xuất. Đứng về phía tài chính Công ty cần sử dụng tốt các đòn bẩy tiền lương, tiền thưởng, duy trì và thực hiện tốt hình thức trả lương theo sản phẩm, theo bậc thợ, công nhân có nỗ lực nâng cao tay nghề, có sáng kiến tăng năng suất lao động...cùng với tiền lương còn có hình thức khen thưởng thích đáng với những công nhân có tay nghề tốt, chịu khó học hỏi, cắt thưởng, phạt lương đối với công nhân có tay nghề yếu kém, không chịu phấn đấu vươn lên...làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó Công ty cũng cần cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân điều kiện về nhà xưởng, ánh sáng, độ thông gió, điều kiện vệ sinh công nghiệp...để công nhân có khả năng phát huy và nâng cao tay nghề. Ngoài ra, việc quan tâm đến dời sống của cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện giúp đỡ cho nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, cũng là việc làm cần thiết để công nhân có thể tạp trung vào sản xuất phấn đấu nâng cao tay nghề. 3.2.2. Phấn đấu hạ giá bán sản phẩm bằng cách tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thiện việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm. Để có thể bù đắp được mọi chi phí sản xuất kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có lãi, giá bán bao giờ cũng cao hơn giá thành sản phẩm. Muốn hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh mà không bị thua lỗ nhất thiết Công ty phải hạ giá thành sản phẩm để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Công ty có thể vận dụng một số ý kiến sau. a, Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu. Để sản xuất ra một bộ bàn ghế hoàn chỉnh Công ty chỉ sản xuất một số chi tiết chính, còn các chi tiết khác đều phải nhập vào. Vì vậy điều quan trọng để hạ thấp giá chi phí nguyên vật liệu. Đối với nguyên vật liệu chính của Công ty là Công ty đã tìm kiếm được nguồn vật tư ở trong nước còn như các loại vecni, các thảm da...đều nhập của các nước, còn đệm thì hầu hết nhập của các xí nghiệp cao su. Cùng với việc lựa chọn được nguồn nhập tối ưu, đảm bảo cung ứng vật tư đầy đủ kịp thờim, đúng chất lượng tránh việc dự trữ ứ đọng quá nhiều ứ đọng vốn. b, Tổ chức quản lý, phân công lao động khoa học, hợp lý. Trong công tác bố trí phân công lao động, Công ty cần sắp xếp lao động theo đúng trình độ chuyên môn, tay nghề cân đối giữa các phân xưởng để có thể phát huy tối đa năng suất lao động của từng người, nâng cao chất lượng giờ công, phát huy năng lực sở trường của từng người 3.2.3. Tổ chức tốt công tác điều tra, nghiên cứu thị trường. Trong điều kiện cạnh tranh gya gắt hiện nay việc điều tra, nghiên cứu thị trường có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Nó giúp cho Công ty có thể nắm được những gì thị trường cần, sức mua của thị trường cũng như tình hình cạnh tranh trên thị trường đó. Căn cứ vào đó Công ty mới có thể tổ chức sản xuất, tiêu thụ theo phương châm bán ra những thứ thị trường cần chứ không phải bán ra những gì mình có. Thời gian vừa qua, công tác điều tra, nghiên cứu thị trường hầu như chưa được quan tâm trong điều kiện sản xuất kinh doanh, hiện nay không thể coi nhẹ công tác này được nữa, Công ty cần có một phương hướng điều tra nghiên cứu hoàn chỉnh, trước hết công tác này phải trở thành hoạt động chính thức thường xuyên của Công ty. Điều tra nghiên cứu phải năm được các thông tin cần thiết về từng thị trường như tình hình kinh tế xã hội, thị hiếu tiêu dùng, mức độ thay đổi thị hiếu giữa các kỳ, sự cạnh tranh giữa các loại bàn ghế khác. Bên cạnh đó để đảm bảo chất lượng thông tin tổng hợp nhiều mặt, Công ty cần bố trí phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, các phương tiện lưu giữ, quản lý và xử lý thông tin gọn nhẹ, nhanh chóng chính xác. Công ty cũng cần quan hệ chặt chẽ với các cơ quan thông tin thị trường, dặt các loại sách báo tạp chí kinh tế...rất phong phú hiện nay để bổ sung các thông tin cần thiết mà nhân viên của Công ty chưa kịp hoặc chưa có khả năng thu thập được. Cùng với điều tra thị trường qua sách báo, tạp chí qua các số liệu hoặc thông tin của khách hàng Công ty cần tăng cường điều tra người tiêu dùng trên diện rộng, tổ chức các đợt trưng cầu ý kiến người tiêu dùng thông qua đặt hòm thư góp ý tại các đại lý, các cửa hàng bán lẻ, các ý kiến đóng góp có giá trị của người tiêu dùng có thể khuyến khích bằng hình thức tặng thưởng vật chất. Các ý kiến đóng góp của người tiêu dùng sẽ được tập hợp về phòng kinh doanh tổng hợp ...hàng tháng, hàng quý các nhân viêc điều tra nghiên cứu thị trường phải lập được các báo cáo chi tiết, chính xác về từng thị trường hoặc từng mảng thị trường mà mình phụ trách để ban giám đốc có phương hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả. * Bổ sung thêm một số điều khoản trong hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay trong hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa được chặt chẽ cho công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty lâm vào tình trạng bị động Công ty cần bổ sung thêm các khoản. - Số lần xuất giao sản phẩm. - Số lượng bàn ghế mỗi lần trong điều khoản cần ghi rõ mỗi loại bàn ghế rõ ràng trong trường hợp Công ty đã bổ sung thêm các màu sắc sản phẩm khác cần ghi rõ số lượng màu trong mỗi kiểu. Qua đó Công ty có thể chủ động trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm tránh được tình trạng chờ đợi khách hàng để xuất giao sản phẩm hoặc không đủ sản phẩm xuất giao phải tổ chức sản xuất gấp rút. Tuy nhiên cũng cần tạo điều kiện cho khách hàng thay đổi lại các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng một phạm vi nhất định với điều kiện khác khách hàng phải báo trước một khoảng thời gian nào đó đủ để Công ty thực hiện các thay đổi đó, trường hợp có thiệt hại cho Công ty khách hàng phải cùng Công ty san sẻ gánh nặng. Mấy lời kết luận “ Những vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm và một số kiến nghị, giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Thiên Phong” không phải là đề tài nghiên cứu mới mẻ đối với các thế hệ sinh viên tài chính doanh nghiệp sản xuất nhưng nó cũng không bao giờ là vấn đề lạc hậu đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên trong từng giai đoạn khác nhau, công tác tiêu thụ sản phẩm được đặt ở vị trí khác nhau, các ý kiến và biện pháp được vận dụng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cũng khác nhau. Trong cuốn chuyên đề này, vận dụng những kiến thức được học trong 3 năm ở nhà trường, tôi đã cố gắng trình bày những vấn đề cơ bản trong công tác tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất nói hung. Tôi cũng đã cố găngd tìm hiểu phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thiên Phong trong năm qua, từ đó mạnh dạn đề xuất một số ý kiến về các giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty. Mặc dù còn nhiều hạn chế song tôi hy vọng rằng sự đóng góp nhỏ bé này sẽ giúp ích phần nào cho Công ty đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm cải thiện một bước tình hình tiêu thụ sản phẩm hiện nay. Trong điều kiện hiện nay chắc chắn sẽ còn nảy sinh nhiều giải pháp mới mẻ, hữu ích hơn song nếu kết hợp mấy giải pháp cơ bản trình bày trên chắc chắn công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty có những tiến bộ đáng kể. Cuói cùng tôi xin chân thành cảm ơn thày giáo Nguyễn Xuân Thiên đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, cảm ơn các thày cô trong toàn trường đã cho tôi những kiến thức quý báu, xin cảm ơn ban lãnh đạo Công ty TNHH Thiên Phong đã giúp tôi hoàn thành cuốn chuyên đề này. Tài liệu tham khảo 1-/ Quản trị bán hàng - Jam M. Comer - NXB Thống kê, 2006. 2-/ Quản trị tài chính doanh nghiệp - Tập thể tác giả Trường Đại học Kinh tế quốc dân - NXB Thống kê, 2006. 3-/ Phân tích hoạt động kinh doanh - PTS. Phạm Thị Gái - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - NXB Giáo dục, 2005. 4-/ Marketing - chìa khoá vàng trong kinh doanh - Trần Xuân Kiên - NXB Thanh niên, 2006. mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0156.doc
Tài liệu liên quan